Không một giây nào trên toàn thế giới là không có hàng ngàn hàng
triệu giai điệu Romance vang lên cùng lúc. Bởi thế cho nên, trong cuộc đời của
mỗi con người, dù ở bất cứ nơi đâu, từ người giàu sang đến kẻ cơ hàn, ai ai
cũng đã từng nghe những tác phẩm âm nhạc Romance, nhưng lại có rất ít người biết
chữ Romnce là gì? Trong số những người biết Romance, khi được hỏi có người trả
lời đó là tác phẩm âm nhạc lãng mạn hay trữ tình, có người bảo đó là ca khúc về
tình yêu… Những câu trả lời như thế đúng nhưng chưa đủ, chất lãng mạn, chất trữ
tình và tình yêu lứa đôi mới chỉ là một khía cạnh nhỏ trong cả một nghệ thuật
Romance vô cùng đa dạng và phong phú.
Thuật ngữ Romance, theo từ điển ngôn ngữ của các nước có nền âm nhạc nổi tiếng thế giới, đều có chung nghĩa đó là trữ tình với không khí lãng mạn, tình cảm lãng mạn, tình yêu lãng mạn. Về cách viêt, Tiếng Anh, Tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha đều viết là Romance, Tiếng Đức viết là Romanze, Tiếng Ý là Romanza, Tiếng Nga là Pоманс, Tiếng Việt phiên âm lại là Rômăngx. Còn theo từ điển Grove Music, Romance có hàm ý lãng mạn và thơ mộng.
Vậy Romance là gì? Theo các sách dạy về âm nhạc dành cho sinh viên nhạc viện, Romance là một thể loại âm nhạc hoà tấu thính phòng, viết cho giọng hát, có phần đệm của nhạc khí. Như vậy, Romance đầu tiên phải là tác phẩm âm nhạc thuộc thể loại hoà tấu thính phòng, chứ không phải là các thể loại khác như nhạc nhẹ, nhạc Roc, Pop, nhạc không lời… Sau đó Romance được viết cho thanh nhạc và khí nhạc.
Những tác phẩm âm nhạc Romance thường có khuôn khổ vừa phải, ban đầu có cả thanh nhạc và khí nhạc, về sau có một số tác phẩm chỉ có khí nhạc mà không có thanh nhạc, thậm chí là hẳn một chương trong một tác phẩm âm nhạc lớn. Với đặc điểm như vậy, nên Romance có chiều dài lịch sử hình thành, phát triển và biến đổi cũng vô cùng phức tạp và phong phú.
Khởi nguồn của âm nhạc Romance xuất phát ở Tây Ban Nha từ đầu thế kỉ thứ 16, với tên gọi ban đầu là Romanceco với hình thức Ballat mang tính kể chuyện, nghĩa là những ca khúc đơn giản có tính chất dân gian và được hát bằng tiếng Tây Ban Nha, phần đệm nhạc khí chủ yếu do cây Guitar đảm nhận. Những tác phẩm âm nhạc Romance đơn giản mang ý nghĩa “Bài ca thế tục” ấy đã dễ dàng đi vào lòng quần chúng nhân dân lao động, nó khác hẳn với những ca khúc tôn giáo với nhiều bè phức tạp bằng Tiếng Latin vốn chỉ dành riêng cho giới quí tộc.
Đến thế kỉ thứ 18, thể loại âm nhạc Romance được phổ biến ở các nước Châu Âu với những ca khúc trữ tình chủ yếu viết về tình yêu đôi lứa, giai điệu mềm mại, êm ái, du dương như Anh hung đánh thức cô ta lúc rạng đông của Varlamop, Tôi trang điểm suốt đêm của Aliabiep. Ở Pháp trong những năm đầu của thế kỉ, Romance thậm chí chỉ đơn giản là giọng hát mà không cần bè đệm đàn, nên còn gọi là Chanson. Về sau, phần viết cho nhạc khí là yêu cầu bắt buộc. Hình thức âm nhạc thường đơn giản, hay gặp hai đoạn đơn hoặc 3 đoạn đơn, hiếm khi gặp hình thức phức tạp hơn như Rondo chẳng hạn. Nửa sau của thế kỷ 18, trong sự nghiệp sáng tạo của các nhạc sĩ trường phái Đức như Agrikola và Bach, trường phái Pháp như Méhul, Berton và Dalayrac, Romance như thể loại tổng hợp giữa thơ ca và âm nhạc. Sang thế kỷ 19, Romance được khẳng định là loại ca khúc nghệ thuật hàn lâm, bắt buộc phải có phần đệm của nhạc khí. Vai trò phần đệm của nhạc khí trong Romance là rất quan trọng, nó góp phần diễn tả hình tượng rõ hơn của giai điệu, tạo màu sắc cho giai điệu, ví dụ như Chim sơn ca của Glinka với phần đệm hoạ lại tiếng chim hót, hay Người thợ xây và dòng suối, Con cá Phôren của Sube với phần đệm như hoạ lại tiếng róc rách của nước chảy. Ở thời kỳ này, trong sáng tạo nghệ thuật của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc lãng mạn thì Romance trở thành một trong những thể loại hàng đầu biểu hiện một cách đặc sắc những trào lưu của thời đại, đó là xu thế hướng nội nhằm biểu hiện những chiều sâu tinh tế nhất của tâm hồn con người đồng thời kết hợp và phát huy những tinh hoa quý báu nhất của dân ca. Từ đây, giá trị nghệ thuật của Romance không ngừng được nâng cao đặc biệt trong sự nghiệp sáng tạo của các nhạc sĩ trường phái Đức và Áo như Schubert, Schuman, Bramhs, Wolf, trường phái Pháp như Berlioz, Gounod, Bizet, Massenet, trường phái Nga như Glinka, Tchaikovsky, Rachmaninov. Các nhạc sĩ đã làm phong phú cho thể loại Romance cả về nội dung cũng như sáng tạo nghệ thuật. Ngoài những tác phẩm đậm chất trữ tình đặc trưng cho thể loại này còn có những tác phẩm mang tính chất vui nhộn, chất anh hùng ca, hoặc mô tả sự suy nghĩ trầm ngâm như Những lớp mây mỏng dần của Rimxky Cooxacốp, hoặc mang những tình cảm đau thương như Tôi đã khóc đắng cay trong giấc mộng của Schuman, hoặc ôn lại những kỷ niệm xa xưa hay tình yêu thiên nhiên như Hòn đảo nhỏ của Rakhaninov. Nửa sau thế kỷ 19, cùng với các tác phẩm Romance kinh điển mẫu mực mang nội dung trữ tình, đã xuất hiện các bản Romance mang tính chất dân dã dành cho ca hát đại chúng có phong cách gần gũi với ca khúc thường nhật. Hai khía cạnh này của Romance không tách biệt và đôi khi được kết hợp nhuần nhuyễn trong sáng tạo của các nhạc sĩ như Alyabev, Varlamov mà vẫn không mất đi ý nghĩa nghệ thuật cao của loại hình này. Điều đáng chú ý là lịch sử phát triển Romance liên quan mật thiết đến lịch sử phát triển thơ ca. Cụ thể là các bản tình ca bất hủ của Schuman với Heine, Glinka với Puskin và Tchaikovsky với Tolstoi. Có thể nói, giai điệu của Romance gắn chặt với âm điệu của thơ ca, đồng thời giai điệu còn tạo sự tương phản giữa các hình tượng, đôi khi sử dụng sự phát triển căng thẳng của các motyp trong phần giữa như Tôi nhớ lại phút giây kỳ diệu của Glinka phổ thơ Puskin.
Trong sự phát triển của nghệ thật Romance thế kỷ 19, các nhạc sĩ đặc biệt chú trọng đến tính chất hát nói. Các bản Romance của Tchaikovsky và Rachmaninov đôi khi gần gũi với thể loại Aria trong Opera với sự phát triển kịch tính giao hưởng mang quy mô lớn. Một hướng đi khác của thể loại này ở chỗ, các nhạc sĩ thường tập hợp các bản Romance thành tổ khúc thanh nhạc lớn, trong đó bao hàm các ý tưởng và chủ đề âm nhạc vô cùng đa dạng thường mang tính chất tương phản rõ rệt - những điều khó có thể đạt được nếu chỉ sáng tác trong phạm vi một bản Romance. Từ đây đã hình thành nên thể loại Tổ khúc thanh nhạc gắn liền với tên tuổi những nhạc sĩ tiên phong - Beethoven (Đến với người yêu dấu phương xa 1816), Schubert (Cô thợ xay xinh đẹp 1923. con đường mùa đông 1827) và nhiều nhạc sĩ khác. Từ giữa thế kỷ 19, Romance đã được mở rộng thành phần biểu diễn đánh dấu sự ra đời của các tổ khúc Romance cho vài giọng ca hoặc cho một giọng ca với bè đệm gồm nhiều loại nhạc cụ. Điều này làm cho tổ khúc thanh nhạc gần gũi với Kantate và các tác phẩm giao hưởng hợp xướng. Tổ khúc kiểu mới này đã trở thành tinh hoa âm nhạc thế kỷ 20 trong sự nghiệp sáng tạo của Bulez, Britten, Prokofiev, Schostakovich, Sviridov và nhiều nhạc sĩ khác.
Sang thế kỷ 20, ngay từ những thập kỷ đầu tiên, nghệ thuật Romance đã tạo nên bức tranh phát triển phức tạp. Song song với việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của thế kỷ 19, các nhạc sĩ luôn cố gắng tìm tòi những phương thức sáng tạo mới. Mỗi tác phẩm là một cách xử lý riêng biệt không lặp lại trong sự kết hợp giữa âm nhạc và thơ ca. Từ đây hình thành nên loại hình mới của Romance có tên gọi "thơ với âm nhạc" đặc biệt rõ nét trong sáng tạo của Debussy (năm bài thơ của Baudelaire) và prokofiev (Năm bài thơ của Achmatov). Dựa trên thẩm mỹ âm nhạc mới, các nhạc sĩ cố gắng để cho Romance gần gũi đến mức tối đa với ngữ điệu tự nhiên của ngôn ngữ. Chính vì vậy nên họ thường tìm đến các thể thơ tự do, thậm chí cả văn xuôi (những bài ca Bilitis của Debussy, Con vịt xấu xí của Prokofiev). Nhưng có lẽ bước đột phá táo bạo nhất theo phong cách hát nói phải kể đến tổ khúc Pierrot Lunaire Lunaire của Schonberg được sáng tác vào năm 1912. Mặt khác, nghệ thuật Romance thế kỷ 20 đặc biệt đề cao vai trò của bè đệm. Bè piano chưa bao giờ mang tính chất độc lập với hình tượng sắc nét như trong các tác phẩm của Debussy và Rachmaninov, chính vì vậy nên các tác phẩm kiển này còn mang tên gọi Ramance - Prelude. Một khía cạnh quan trọng khác, đó là Romance mang ảnh hưởng của dân ca như trong các tác phẩm của Stavinsky, Ravel và De Falla. Mặc dù nghệ thuật Romance thế kỷ 20 đạt được nhiều nhiều thành tựu mới nhưng cũng không biện hộ được cho một số khía cạnh làm mất đi tính chất đại chúng vốn đặc trưng cho thể loại này.
Romance đã, đang và sẽ mãi mãi là một thể loại âm nhạc không thể thiếu trong đời
sống âm nhạc của nhân loại. Ai đó có thể chưa thật rõ về khái niệm Romance,
nhưng chắc chắn nghệ thuật Romance hàng ngày vẫn tự nhiên thấm ngấm vào tâm hồn
của mỗi con người, làm cho cuộc sống trở nên lãng mạn và có ý nghĩa. Nhưng sẽ
thật là tuyệt vời nếu như mỗi chúng ta bỏ ra một chút thời gian và công sức để
nghiên cứu xem nghệ thuật Romance trong âm nhạc là gì.
Thuật ngữ Romance, theo từ điển ngôn ngữ của các nước có nền âm nhạc nổi tiếng thế giới, đều có chung nghĩa đó là trữ tình với không khí lãng mạn, tình cảm lãng mạn, tình yêu lãng mạn. Về cách viêt, Tiếng Anh, Tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha đều viết là Romance, Tiếng Đức viết là Romanze, Tiếng Ý là Romanza, Tiếng Nga là Pоманс, Tiếng Việt phiên âm lại là Rômăngx. Còn theo từ điển Grove Music, Romance có hàm ý lãng mạn và thơ mộng.
Vậy Romance là gì? Theo các sách dạy về âm nhạc dành cho sinh viên nhạc viện, Romance là một thể loại âm nhạc hoà tấu thính phòng, viết cho giọng hát, có phần đệm của nhạc khí. Như vậy, Romance đầu tiên phải là tác phẩm âm nhạc thuộc thể loại hoà tấu thính phòng, chứ không phải là các thể loại khác như nhạc nhẹ, nhạc Roc, Pop, nhạc không lời… Sau đó Romance được viết cho thanh nhạc và khí nhạc.
Những tác phẩm âm nhạc Romance thường có khuôn khổ vừa phải, ban đầu có cả thanh nhạc và khí nhạc, về sau có một số tác phẩm chỉ có khí nhạc mà không có thanh nhạc, thậm chí là hẳn một chương trong một tác phẩm âm nhạc lớn. Với đặc điểm như vậy, nên Romance có chiều dài lịch sử hình thành, phát triển và biến đổi cũng vô cùng phức tạp và phong phú.
Khởi nguồn của âm nhạc Romance xuất phát ở Tây Ban Nha từ đầu thế kỉ thứ 16, với tên gọi ban đầu là Romanceco với hình thức Ballat mang tính kể chuyện, nghĩa là những ca khúc đơn giản có tính chất dân gian và được hát bằng tiếng Tây Ban Nha, phần đệm nhạc khí chủ yếu do cây Guitar đảm nhận. Những tác phẩm âm nhạc Romance đơn giản mang ý nghĩa “Bài ca thế tục” ấy đã dễ dàng đi vào lòng quần chúng nhân dân lao động, nó khác hẳn với những ca khúc tôn giáo với nhiều bè phức tạp bằng Tiếng Latin vốn chỉ dành riêng cho giới quí tộc.
Đến thế kỉ thứ 18, thể loại âm nhạc Romance được phổ biến ở các nước Châu Âu với những ca khúc trữ tình chủ yếu viết về tình yêu đôi lứa, giai điệu mềm mại, êm ái, du dương như Anh hung đánh thức cô ta lúc rạng đông của Varlamop, Tôi trang điểm suốt đêm của Aliabiep. Ở Pháp trong những năm đầu của thế kỉ, Romance thậm chí chỉ đơn giản là giọng hát mà không cần bè đệm đàn, nên còn gọi là Chanson. Về sau, phần viết cho nhạc khí là yêu cầu bắt buộc. Hình thức âm nhạc thường đơn giản, hay gặp hai đoạn đơn hoặc 3 đoạn đơn, hiếm khi gặp hình thức phức tạp hơn như Rondo chẳng hạn. Nửa sau của thế kỷ 18, trong sự nghiệp sáng tạo của các nhạc sĩ trường phái Đức như Agrikola và Bach, trường phái Pháp như Méhul, Berton và Dalayrac, Romance như thể loại tổng hợp giữa thơ ca và âm nhạc. Sang thế kỷ 19, Romance được khẳng định là loại ca khúc nghệ thuật hàn lâm, bắt buộc phải có phần đệm của nhạc khí. Vai trò phần đệm của nhạc khí trong Romance là rất quan trọng, nó góp phần diễn tả hình tượng rõ hơn của giai điệu, tạo màu sắc cho giai điệu, ví dụ như Chim sơn ca của Glinka với phần đệm hoạ lại tiếng chim hót, hay Người thợ xây và dòng suối, Con cá Phôren của Sube với phần đệm như hoạ lại tiếng róc rách của nước chảy. Ở thời kỳ này, trong sáng tạo nghệ thuật của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc lãng mạn thì Romance trở thành một trong những thể loại hàng đầu biểu hiện một cách đặc sắc những trào lưu của thời đại, đó là xu thế hướng nội nhằm biểu hiện những chiều sâu tinh tế nhất của tâm hồn con người đồng thời kết hợp và phát huy những tinh hoa quý báu nhất của dân ca. Từ đây, giá trị nghệ thuật của Romance không ngừng được nâng cao đặc biệt trong sự nghiệp sáng tạo của các nhạc sĩ trường phái Đức và Áo như Schubert, Schuman, Bramhs, Wolf, trường phái Pháp như Berlioz, Gounod, Bizet, Massenet, trường phái Nga như Glinka, Tchaikovsky, Rachmaninov. Các nhạc sĩ đã làm phong phú cho thể loại Romance cả về nội dung cũng như sáng tạo nghệ thuật. Ngoài những tác phẩm đậm chất trữ tình đặc trưng cho thể loại này còn có những tác phẩm mang tính chất vui nhộn, chất anh hùng ca, hoặc mô tả sự suy nghĩ trầm ngâm như Những lớp mây mỏng dần của Rimxky Cooxacốp, hoặc mang những tình cảm đau thương như Tôi đã khóc đắng cay trong giấc mộng của Schuman, hoặc ôn lại những kỷ niệm xa xưa hay tình yêu thiên nhiên như Hòn đảo nhỏ của Rakhaninov. Nửa sau thế kỷ 19, cùng với các tác phẩm Romance kinh điển mẫu mực mang nội dung trữ tình, đã xuất hiện các bản Romance mang tính chất dân dã dành cho ca hát đại chúng có phong cách gần gũi với ca khúc thường nhật. Hai khía cạnh này của Romance không tách biệt và đôi khi được kết hợp nhuần nhuyễn trong sáng tạo của các nhạc sĩ như Alyabev, Varlamov mà vẫn không mất đi ý nghĩa nghệ thuật cao của loại hình này. Điều đáng chú ý là lịch sử phát triển Romance liên quan mật thiết đến lịch sử phát triển thơ ca. Cụ thể là các bản tình ca bất hủ của Schuman với Heine, Glinka với Puskin và Tchaikovsky với Tolstoi. Có thể nói, giai điệu của Romance gắn chặt với âm điệu của thơ ca, đồng thời giai điệu còn tạo sự tương phản giữa các hình tượng, đôi khi sử dụng sự phát triển căng thẳng của các motyp trong phần giữa như Tôi nhớ lại phút giây kỳ diệu của Glinka phổ thơ Puskin.
Trong sự phát triển của nghệ thật Romance thế kỷ 19, các nhạc sĩ đặc biệt chú trọng đến tính chất hát nói. Các bản Romance của Tchaikovsky và Rachmaninov đôi khi gần gũi với thể loại Aria trong Opera với sự phát triển kịch tính giao hưởng mang quy mô lớn. Một hướng đi khác của thể loại này ở chỗ, các nhạc sĩ thường tập hợp các bản Romance thành tổ khúc thanh nhạc lớn, trong đó bao hàm các ý tưởng và chủ đề âm nhạc vô cùng đa dạng thường mang tính chất tương phản rõ rệt - những điều khó có thể đạt được nếu chỉ sáng tác trong phạm vi một bản Romance. Từ đây đã hình thành nên thể loại Tổ khúc thanh nhạc gắn liền với tên tuổi những nhạc sĩ tiên phong - Beethoven (Đến với người yêu dấu phương xa 1816), Schubert (Cô thợ xay xinh đẹp 1923. con đường mùa đông 1827) và nhiều nhạc sĩ khác. Từ giữa thế kỷ 19, Romance đã được mở rộng thành phần biểu diễn đánh dấu sự ra đời của các tổ khúc Romance cho vài giọng ca hoặc cho một giọng ca với bè đệm gồm nhiều loại nhạc cụ. Điều này làm cho tổ khúc thanh nhạc gần gũi với Kantate và các tác phẩm giao hưởng hợp xướng. Tổ khúc kiểu mới này đã trở thành tinh hoa âm nhạc thế kỷ 20 trong sự nghiệp sáng tạo của Bulez, Britten, Prokofiev, Schostakovich, Sviridov và nhiều nhạc sĩ khác.
Sang thế kỷ 20, ngay từ những thập kỷ đầu tiên, nghệ thuật Romance đã tạo nên bức tranh phát triển phức tạp. Song song với việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của thế kỷ 19, các nhạc sĩ luôn cố gắng tìm tòi những phương thức sáng tạo mới. Mỗi tác phẩm là một cách xử lý riêng biệt không lặp lại trong sự kết hợp giữa âm nhạc và thơ ca. Từ đây hình thành nên loại hình mới của Romance có tên gọi "thơ với âm nhạc" đặc biệt rõ nét trong sáng tạo của Debussy (năm bài thơ của Baudelaire) và prokofiev (Năm bài thơ của Achmatov). Dựa trên thẩm mỹ âm nhạc mới, các nhạc sĩ cố gắng để cho Romance gần gũi đến mức tối đa với ngữ điệu tự nhiên của ngôn ngữ. Chính vì vậy nên họ thường tìm đến các thể thơ tự do, thậm chí cả văn xuôi (những bài ca Bilitis của Debussy, Con vịt xấu xí của Prokofiev). Nhưng có lẽ bước đột phá táo bạo nhất theo phong cách hát nói phải kể đến tổ khúc Pierrot Lunaire Lunaire của Schonberg được sáng tác vào năm 1912. Mặt khác, nghệ thuật Romance thế kỷ 20 đặc biệt đề cao vai trò của bè đệm. Bè piano chưa bao giờ mang tính chất độc lập với hình tượng sắc nét như trong các tác phẩm của Debussy và Rachmaninov, chính vì vậy nên các tác phẩm kiển này còn mang tên gọi Ramance - Prelude. Một khía cạnh quan trọng khác, đó là Romance mang ảnh hưởng của dân ca như trong các tác phẩm của Stavinsky, Ravel và De Falla. Mặc dù nghệ thuật Romance thế kỷ 20 đạt được nhiều nhiều thành tựu mới nhưng cũng không biện hộ được cho một số khía cạnh làm mất đi tính chất đại chúng vốn đặc trưng cho thể loại này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét