Trong rất nhiều vẻ đẹp của dòng Hương, có một nét đẹp góp phần làm nên chiều sâu thăm thẳm của dòng sông khi màn đêm dần buông, đó là hình ảnh
những chiếc hoa đăng được thả trên dòng sông mang theo bao lời cầu nguyện, đó là sắc màu rực rỡ của những chiếc thuyền hoa trong các ngày đại lễ. Dòng sông lúc này mở ra trong tâm hồn chúng ta
một đời sống khác, hiền hòa, bí ẩn và cũng đầy niềm tin, tình yêu thương. Trong
những truyền thuyết hình thành tên gọi sông Hương, một loài cỏ hoa đã đi vào lịch sử của dòng sông, đó là Thạch xương bồ:
“Ơi con sông xanh màu lục
diệp.
Thạch xương bồ vương hương trong rong.
Ai đã uốn những đường cong tuyệt đẹp.
Trên lối về ...
Trong rất nhiều vẻ đẹp của dòng Hương, có một nét đẹp góp phần làm nên chiều sâu thăm thẳm của dòng sông khi màn đêm dần buông, đó là hình ảnh
những chiếc hoa đăng được thả trên dòng sông mang theo bao lời cầu nguyện, đó là sắc màu rực rỡ của những chiếc thuyền hoa trong các ngày đại lễ. Dòng sông lúc này mở ra trong tâm hồn chúng ta
một đời sống khác, hiền hòa, bí ẩn và cũng đầy niềm tin, tình yêu thương.
Trong những truyền thuyết hình thành tên gọi sông Hương, một loài cỏ hoa đã đi vào lịch sử của dòng sông, đó là Thạch xương bồ:
Trong những truyền thuyết hình thành tên gọi sông Hương, một loài cỏ hoa đã đi vào lịch sử của dòng sông, đó là Thạch xương bồ:
“Ơi con sông xanh màu lục diệp.
Thạch xương bồ vương hương trong rong.
Thạch xương bồ vương hương trong rong.
Ai đã uốn những đường cong
tuyệt đẹp.
Trên lối về châu Hóa nét thong dong”...
Những xúc cảm của nhà thơ Xuân Hoàng đến nay vẫn
làm bao người thổn thức khi nghĩ về nguồn cội của dòng sông Hương.
Bắt nguồn từ đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, qua
bao thác ghềnh, và người xưa đã chọn chữ “Hương” để đặt tên cho dòng sông. Một
chữ hương xuất phát từ hương thơm của một loài hoa cỏ mềm. Gắn với vẻ đẹp của
loài hoa Thạch xương bồ trong truyền thuyết, sông Hương trong đời cũng có những vẻ đẹp của hoa thực. Đó là dòng sông hoa trong các kỳ lễ hội.
Một vùng sông nước sáng bừng trong không khí lễ hội. Huyền thoại sông Hương – chương trình trọng tâm của Festival Huế các năm 2008 và 2010 đã đem đến cho người xem một cảm xúc mới. Cảm xúc lịch sử đan xen cùng các yếu tố tâm linh huyền thoại. Dòng sông Hương đang kể với chúng ta về lịch sử những tên đất tên làng mà sông đi qua, những tên gọi thân thương gắn liền với những địa danh, cảnh quan của vùng đất Huế như Nguyệt Biều, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ cùng với truyền thuyết “bà mụ trời” – một truyền thuyết gắn liền với việc xây dựng kinh thành Phú Xuân Huế.
Một vùng sông nước sáng bừng trong không khí lễ hội. Huyền thoại sông Hương – chương trình trọng tâm của Festival Huế các năm 2008 và 2010 đã đem đến cho người xem một cảm xúc mới. Cảm xúc lịch sử đan xen cùng các yếu tố tâm linh huyền thoại. Dòng sông Hương đang kể với chúng ta về lịch sử những tên đất tên làng mà sông đi qua, những tên gọi thân thương gắn liền với những địa danh, cảnh quan của vùng đất Huế như Nguyệt Biều, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ cùng với truyền thuyết “bà mụ trời” – một truyền thuyết gắn liền với việc xây dựng kinh thành Phú Xuân Huế.
Sông Hương nở hoa. Đó là bảy đóa sen – một tác
phẩm nghệ thuật sắp đặt mang đến cho dòng Hương vẻ đẹp gần gũi, bình dị.
Đối với người Việt Nam, hoa sen là loài hoa thân quen và gần gũi. Giữa cảnh trời
nước trong xanh, bảy đóa sen như bảy nốt nhạc du dương trên sông Hương, hướng
con người đến với một vẻ đẹp thiện. Nhìn từ xa, khúc sông này như một bức tranh
khổ lớn, bức tranh được vẽ bằng màu xanh của bầu trời, màu xanh của sóng nước
và màu hồng của hoa sen. Bảy đóa sen đang hòa mình cùng với dòng chảy sông
Hương dưới chân mình, như là sự hiện thân của cái đẹp, của sự an nhiên, tự tại.
Đêm thắp sáng bảy đóa sen trên sông Hương là một đêm lung linh của dòng sông.
Hình ảnh những vị cao tăng, các em thiếu nhi Gia đình Phật tử, những sinh viên
Học viện Âm nhạc Huế cùng hòa lên những lời kinh cầu, những giai điệu của âm nhạc
đưa con người đến với cõi thiện, đến với những an lạc, hiền hòa trong đời sống.
Bảy đóa sen lung linh tỏa sáng, tạo cho Huế, cho dòng Hương giang một chiều sâu
không gian tâm linh thiêng liêng, đem lại cho lòng người một cảm giác bình an,
sâu lắng.
Rồi sông Hương cũng thật rộn ràng với lễ hội
thuyền hoa nhân mùa vui Phật đản Phật lịch 2554 (năm 2010). 50 chiếc thuyền hoa
được trang trí theo nhiều chủ đề về cuộc đời Đức Phật đã tập kết về bến Bia Quốc
Học. Trong tiếng chuông trống Bát nhã ngân vang, hòa trong sự mầu nhiệm của
sông Hương mùa Phật đản, 50 chiếc thuyền hoa nối đuôi nhau diễu hành từ bến Bia
Quốc Học, thẳng lên chùa Thiên Mụ, quay về Đập Đá và tập kết vòng tròn trước bến
Nghinh Lương Đình để phóng hoa đăng.
Rồi mùa Phật đản Phật lịch 2555 (năm 2011) về, sông Hương lại mang vẻ đẹp mới. Bảy đóa sen vàng xuất hiện thật hiền hòa trên dòng sông. Như là một lời hẹn, bây giờ mỗi mùa Phật đản về, người dân Huế lại chờ mong những đóa sen xuất hiện trên dòng sông. Hòa thượng Thích Quang Nhuận trụ trì chùa Hiếu Quang cho biết: Trong kinh Phật, hoa sen có bốn màu: hồng, vàng, xanh, trắng. Mỗi năm chúng tôi sẽ làm một màu hoa sen. Đây là công trình, là tâm nguyện của toàn thể Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế và bà con Phật tử.
Rồi mùa Phật đản Phật lịch 2555 (năm 2011) về, sông Hương lại mang vẻ đẹp mới. Bảy đóa sen vàng xuất hiện thật hiền hòa trên dòng sông. Như là một lời hẹn, bây giờ mỗi mùa Phật đản về, người dân Huế lại chờ mong những đóa sen xuất hiện trên dòng sông. Hòa thượng Thích Quang Nhuận trụ trì chùa Hiếu Quang cho biết: Trong kinh Phật, hoa sen có bốn màu: hồng, vàng, xanh, trắng. Mỗi năm chúng tôi sẽ làm một màu hoa sen. Đây là công trình, là tâm nguyện của toàn thể Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế và bà con Phật tử.
Thuyền hoa trên sông Hương là một vẻ đẹp khác của
dòng sông hoa. Như đã thành thông lệ mỗi mùa Phật đản về, Huế
thường tổ chức lễ hội thuyền hoa trên sông Hương. Trong màn đêm của
dòng sông, những chiếc thuyền hoa được trang trí lộng lẫy nối đuôi
nhau rẽ nước. Dòng sông như rộng hơn, sâu thẳm hơn và mang một vẻ đẹp vừa lung
linh, vừa huyền bí. Và có điều thật lạ lùng rằng người ta không cảm thấy sợ cái
màn đêm huyền bí ấy mà như khám phá thêm một vẻ đẹp của sông Hương mênh mông.
Vắt ngang qua dòng sông, về đêm, cầu Trường Tiền cũng mang một vẻ đẹp khác hẳn ban ngày. Cây cầu thân thiết với người dân xứ Huế hàng trăm năm qua, nay khoác lên mình màu áo mới về đêm cũng khơi dậy một sức sống mới. Dòng nước dưới chân cầu đêm nay cũng đang mở hội vui. Sông Hương vốn ẩn chứa biết bao điều huyền bí nay được tỏa sáng bởi ánh sáng diệu kỳ của các thuyền hoa. Hàng nghìn chiếc hoa đăng đã được thả xuống dòng sông, ánh nến lung linh mang theo những thông điệp của con người về một thế giới hòa bình, an lạc.
Vắt ngang qua dòng sông, về đêm, cầu Trường Tiền cũng mang một vẻ đẹp khác hẳn ban ngày. Cây cầu thân thiết với người dân xứ Huế hàng trăm năm qua, nay khoác lên mình màu áo mới về đêm cũng khơi dậy một sức sống mới. Dòng nước dưới chân cầu đêm nay cũng đang mở hội vui. Sông Hương vốn ẩn chứa biết bao điều huyền bí nay được tỏa sáng bởi ánh sáng diệu kỳ của các thuyền hoa. Hàng nghìn chiếc hoa đăng đã được thả xuống dòng sông, ánh nến lung linh mang theo những thông điệp của con người về một thế giới hòa bình, an lạc.
Dòng sông Hương cũng là dòng sông đăng. Người
Huế đã thả những chiếc hoa đăng trên sông với bao lời cầu nguyện. Mỗi
chiếc hoa đăng là một lời cầu nguyện. Cả dòng sông nhấp nhánh như hàng ngàn vì
sao sa trên mặt nước. Có người đã ví von “Hoa đăng trẩy hội trên giòng Hương
giang”. Thả đăng trên sông Hương, xin đừng hiểu đó như là một cuộc chơi tiêu
khiển thả đèn trên sông, mà đây là một tục lệ mang tính chất văn hóa Huế, tâm hồn
Huế. Người Huế có tục lệ phóng sanh phóng đăng trên sông Hương như một lời khấn
nguyện cùng với đất trời từ nay làm lành tránh dữ. Mỗi cánh hoa đăng trên sông
là một lời khấn nguyện dành cho người thân, cho gia đình, cho một ai đó đã khuất.
Tất cả là dành cho người khác chứ không dành cho người thả. Vẻ đẹp của tâm hồn
Huế sâu nặng là như thế. Trong mọi việc làm, ý nghĩ về người khác luôn là một ý
nghĩ hướng thiện và cầu mong bình an.
Sông Hương - dòng sông hoa. Có đến Huế vào những
dịp lễ hội thuyền hoa trên sông Hương bạn sẽ khám phá thêm một vẻ đẹp của dòng sông. Loài hoa thạch xương bồ xưa
kia đã cho dòng sông hương thơm của nguồn cội, thì dòng sông của thuyền hoa
ngày nay đưa con người đi sâu vào khám phá những vẻ đẹp của dòng Hương. Vẻ đẹp ấy
cũng là vẻ đẹp từ tấm lòng mà người Huế đặt trọn vào dòng sông.
Diệu Hà
Nguồn: Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 147
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét