Ðoạn Kiều khuyên Kim Trọng, khi chàng nầy "xem trong âu yếm có chiều lả lơi"
có câu:
Ðã cho
vào bực bố Kinh
Ðạo tùng phu lấy chữ trinh làm đầu
Ra tuồng trên Bộc trong dâu
Thì con người ấy ai cầu làm chi
(câu 505 đến 508)
Ðạo tùng phu lấy chữ trinh làm đầu
Ra tuồng trên Bộc trong dâu
Thì con người ấy ai cầu làm chi
(câu 505 đến 508)
Và, sau 15 năm lưu lạc "ong
qua bướm lại", Kiều được sum họp gia đình. Kim Trọng xin Kiều
được cùng nàng kết duyên chồng vợ để bù lại mối tình xưa đã thề nguyền bị dang
dở. Kiều từ chối, có câu:
Thiếp từ ngộ biến đến
giờ
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa
Bấy chầy gió táp mưa sa
Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn
Còn chi là cái hồng nhan
Ðã xong thân thế còn toan nỗi nào?
Nghĩ mình chẳng hổ mình sao
Dám đem trần cấu dự vào bố kinh!(câu 3097 đến 3104)
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa
Bấy chầy gió táp mưa sa
Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn
Còn chi là cái hồng nhan
Ðã xong thân thế còn toan nỗi nào?
Nghĩ mình chẳng hổ mình sao
Dám đem trần cấu dự vào bố kinh!(câu 3097 đến 3104)
"Bố Kinh"
do chữ "bố quần kinh
thoa" là quần bằng vải và cái thoa cài đầu bằng gai, chỉ người
vợ hiền.
Ðời Hậu Hán (25- 219) ở đất Giang Nam có một hàn sĩ tên Lương Hồng. Nhà nghèo.
Lương ở túp lều tranh vách đất, Lương chăm học, trọng liêm sỉ, giữ khí tiết.
Ðức hạnh của Lương được người kính trọng, nổi tiếng khắp nơi.
Có nhà hào phú mến tài đức của Lương, một hôm đem tặng Lương hai bao trà hái ở
núi Vũ Di, một ngọn núi chuyên mọc giống trà ngon nhứt ở Trung Hoa. Mặc dù
người tặng hết sức nài nỉ nhưng Lương vẫn một mực từ chối.
Lần thứ hai, nhà hào phú lại đến viếng. Lần này tỏ ra là người giữ lễ đãi sĩ
trọng hiền hơn, nên buộc ngựa từ ngoài xa, đi giày cỏ vào nhà. Gặp giữa lúc
Lương đương ngồi trong nhà đọc sách, nhà hào phú không dám kinh động, đứng
ngoài từ giờ Ngọ đến giờ Mùi, chờ Lương đọc sách xong bấy giờ mới vào nhà. Ðoạn
kính cẩn biếu Lương, cũng một gói trà nữa. Lương Hồng niềm nở đón tiếp nhưng
vẫn từ chối nhận trà. Lương nói:
- Tôi nhà nghèo được Ngài đến thăm là quý, lựa còn phải tặng trà. Vả, chỗ thanh khí yêu nhau vì tình, trọng nhau vì đức, nếu đem lễ vật tặng nhau e rằng làm cách tình thân nhau mà thôi. Vậy, xin ngài vui lòng giữ lại vật tặng.
- Tôi nhà nghèo được Ngài đến thăm là quý, lựa còn phải tặng trà. Vả, chỗ thanh khí yêu nhau vì tình, trọng nhau vì đức, nếu đem lễ vật tặng nhau e rằng làm cách tình thân nhau mà thôi. Vậy, xin ngài vui lòng giữ lại vật tặng.
Nhà hào phú không biết làm cách nào cho Lương Hồng nhận lấy, lòng càng kính
phục, đành phải đem trà về. Thực ra, vì mến tài trọng đức của Lương, nhà phú
hào mượn tiếng biếu trà nhưng đã cho vàng nén để vào trong, bí mật giúp đỡ.
Ở cùng
địa phương có họ Mạnh vốn dòng danh giá lại giàu có nhứt vùng. Gia đình chỉ có
một người con gái trên Mạnh Quang, tính nết đoan trang đương độ kén chồng.
Nhiều nơi dạm hỏi, nhưng đều bị từ chối. Nàng lại cho biết, chỉ có người hiền
đức như Lương Hồng mới xứng đáng là chồng.
Thấy nhà họ Mạnh đạo đức, Lương Hồng thuận cùng Mạnh Quang gá nghĩa vợ chồng.
Khi làm lễ thành hôn, nàng Mạnh Quang mặc xiêm y lộng lẫy, trang sức toàn vàng
ngọc cốt làm tăng vẻ đẹp để làm vừa ý chồng. Lương Hồng thấy vợ như thế, lấy
làm không bằng lòng nhưng không nói gì. Chỉ đến bảy ngày đêm mà chàng chưa chịu
làm lễ giao bôi hợp cẩn.
Minh Quang lấy làm lạ, xét lại cử chỉ, lời nói của mình không có vẻ gì là khinh
bạc, thất lễ với chồng mà vẫn giữ nề nếp luôn luôn khép nép, kính cẩn. Nghĩ
mãi, bấy giờ nàng mới hiểu vì nàng trang sức lộng lẫy mà chồng không hài lòng
chăng? Nàng liền thay đổi cách trang phục, mặc quần áo bằng bô vải, cài thoa
gai hầu chồng. Thấy vợ như thế, Lương Hồng vui vẻ nói:
- Ðây mới chính là vợ của ta. Hồng này không màng danh lợi, không ham tiền của
bạc vàng. Hồng chỉ muốn cùng vợ cày lấy ruộng, trồng lấy lúa, dệt lấy vải, sinh
sống trong cảnh nghèo mà lúc nào cũng giữ trọn khí tiết, đức hạnh, vợ lúc nào
cũng kính trọng chồng, và chồng lúc nào cũng nể yêu vợ.
Mạnh Quang nghe chồng nói rất lấy làm vui. Ðối với chồng, nàng rất mực cung
kính. Mỗi bữa cơm dọn ăn, nàng nâng mâm cơm ngang mày để tỏ lòng trọng chồng.
Cổ ngữ Trung Hoa, nhân đó có câu: "Cử án tề mi, Lương Hồng đắc Mạnh Quang chi hiền" (nâng
mâm ngang mày, Lương Hồng được vợ hiền Mạnh Quang). Trên cửa phòng của nhà trai
buổi tân hôn, người ta thường dán câu liễn đỏ 4 chữ "Cử án tề mi" để chúc
chàng có vợ hiền đức như nàng Mạnh Quang. Cũng như dùng chữ "Bố Kinh" (quần bố
thoa gai) chỉ người vợ hiền đức, thì đối với Kiều, nàng cho là phải lấy chữ
trinh làm đầu đối với chồng; nhưng vì 15 năm lưu lạc "ong qua bướm lại"
nàng đâu còn là vợ hiền nữa mà chiều theo ý chàng Kim Trọng để làm vợ chàng cho
phải hổ thẹn cho nàng và cả chàng. Bởi thế, ra tuồng "trên Bộc trong dâu" thì
ai cầu đến hạng người này.
"Trên Bộc trong dâu"
do chữ "Tang giang Bộc
thượng" tức là bãi trồng dâu bên sông Bộc. "Hậu Hán thư địa dư chí" cho
rằng: đất nước Vệ có bãi trồng dâu bên sông Bộc là nơi kín đáo nên trai gái
thường đến đấy tư tình. Nguyên đời Xuân Thu, trai và gái ở nước Trịnh và nước
Vệ thường hẹn nhau đến nơi đó để trao đổi tâm sự ân ái. Kinh Thi có câu: "Ký ngã vu tang trung"
(hẹn ta ở trong bãi dâu). "Trên
Bộc trong dâu" đã trở nên thành ngữ, chỉ thói dâm ô, phóng
đãng của trai gái.
Truyện Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Ðình Chiểu, đoạn Kiều Nguyệt Nga trả lời Bùi
Kiệm khi tên này ve vãn, có câu:
Phải
tuồng Trịnh, Vệ chi đâu
Mà toan trên Bộc dưới dâu với tình
Mà toan trên Bộc dưới dâu với tình
Kiều đã khuyên Kim Trọng "Ðã
cho vào bực Bố kinh" (vợ hiền) thì đâu thể "ra tuồng trên Bộc trong dâu",
mà "con người (như thế) ấy cầu làm chi" thực là một lời khuyên khéo
léo; vừa nói mình, vừa nói người; mà cũng vừa khuyên vừa mắng yêu rất... bóng
bẩy, văn vẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét