Cũng đoạn lời của Kiều khuyên Kim Trọng, có câu:
Mây
mưa đánh đổ đá vàng
Quá chiều nên đã chán chường yến oanh
Trong khi chắp cánh liền cành
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên
(câu 513 đến 516)
Quá chiều nên đã chán chường yến oanh
Trong khi chắp cánh liền cành
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên
(câu 513 đến 516)
"Chắp cánh liền
cành" nguyên Hán văn là "Tỷ dực điểu" và "Liêm lý chi" (chim
chắp cánh cùng bay; cây kết liền cành nhau cùng sống)
Sách "Nhĩ nhã"
chép": chim Kiêm giống chim le le, lông màu xanh, chỉ có một cánh và một
mắt, ở phương Nam. Mỗi khi muốn bay thì hai con cùng chắp cánh nhau mới bay
được. Chim này gọi là "Tỷ
dực điểu"
Cây liền cành là cành của hai cây giao nhau.
Nguyên đời Xuân Thu, vua nước Tống tên Yển vốn hiếu sắc, dâm bạo. Một hôm du
ngoạn đến gò Phong phụ, thấy một thiếu phụ rất đẹp đương hái dâu. Vua càng động
lòng tà dục, dọ hỏi biết nàng người họ Tức, vợ của nho sĩ Hàn Phùng. Vua trở về
triều, đòi Hàn Phùng đến, bảo nạp nàng họ Tức vào cung. Hàn sợ uy quyền, hẹn về
bảo vợ. Hàn về thuật lại cho vợ nghe và khóc hỏi có bằng lòng không? Nàng tỏ ý
mình bằng 4 câu thơ:
Núi Nam có con chim
Núi Bắc giăng lưới bắt
Chim mặc sức bay cao
Lưới kia đành vứt mất
Núi Bắc giăng lưới bắt
Chim mặc sức bay cao
Lưới kia đành vứt mất
Vợ chồng Hàn định bỏ trốn.
Tên Vua Tống dâm bạo say mê sắc đẹp của nàng, không bỏ qua ý định, truyền quân
lính đến nhà Hàn Phùng, quyết cướp lấy người ngọc. Vợ chồng Hàn chưa kịp trốn,
thì vợ bị bắt. Thấy chúng lôi kéo đưa vợ lên xe đi, Hàn lòng như dao cắt, biết
không phương giải cứu, kiếp này khó hợp, đau quá cắn lưỡi tự tử.
Vua Tống đưa nàng Tức lên đài Thanh Lăng, cưỡng bách bảo:
- Ta đây là vua một nước, có đủ uy quyền sinh sát trong tay. Muốn phúc ta cho phúc, muốn hoạ ta cho hoạ. Phương phi chồng nàng đã chết, nàng còn ở với ai. Nếu bằng lòng thờ quả nhân, cùng ta tay bắt mặt kề thì sẽ được phong làm Hoàng hậu.
- Ta đây là vua một nước, có đủ uy quyền sinh sát trong tay. Muốn phúc ta cho phúc, muốn hoạ ta cho hoạ. Phương phi chồng nàng đã chết, nàng còn ở với ai. Nếu bằng lòng thờ quả nhân, cùng ta tay bắt mặt kề thì sẽ được phong làm Hoàng hậu.
Nàng Tức nổi giận, tỏ ý mình bằng 4 câu thơ:
Chim có trống mái
Chẳng theo phượng hoàng
Thiếp là thứ dân
Chẳng theo Tống vương
Chẳng theo phượng hoàng
Thiếp là thứ dân
Chẳng theo Tống vương
Vua Tống
điên tiết, bảo:
- Nàng đã bị bắt đến đây rồi, dẫu không muốn thờ ta cũng không thể được.
Nàng Tức thấy thế cùng, nói:
- Ðể thiếp tắm gội thay áo, lạy linh hồn chồng cũ rồi sẽ xin hầu đại vương
- Nàng đã bị bắt đến đây rồi, dẫu không muốn thờ ta cũng không thể được.
Nàng Tức thấy thế cùng, nói:
- Ðể thiếp tắm gội thay áo, lạy linh hồn chồng cũ rồi sẽ xin hầu đại vương
Vua Tống cả mừng, bằng lòng cho
Tắm gội thay áo xong, nàng ngửa mặt trông lên trên không, chắp tay xá hai xá,
rồi từ trên lầu cao đâm đầu xuống. Vua Tống hoảng hốt, vội níu lại nhưng không
kịp, trông nàng đã tắt thở. Khám trong mình nàng có một bức thư yêu cầu sau khi
nàng chết, xin cho chôn chung một mộ với chồng, dưới suối vàng sẽ đội ơn sâu.
Vua Tống cả giận, cho người chôn riêng làm hai mộ cách xa nhau. Ðược ba hôm,
bỗng một đêm có hai cây Văn tử mọc ở cạnh hai ngôi mộ. Chỉ trong tuần nhựt, cây
ấy dài hơn ba thước, những cành quấn quít lấy nhau như một. Thỉnh thoảng có một
đôi chim uyên ương đậu ở trên cành, giao đầu kêu nhau một giọng bi ai. Người
trong địa phương thương cảm, cho đó là oan hồn của vợ chồng Hàn Phùng hoá sinh,
và gọi cây ấy là cây Tương tư.
An đắc tại thiên tỷ dực điểu
Tại địa vị liên lý chi
Tại địa vị liên lý chi
Bà Ðoàn thị
Ðiểm diễn Nôm:
Thiếp
xin thề kiếp sau này
Như chim liền cánh như cây liền cành
Như chim liền cánh như cây liền cành
Trong "Trường
hận ca" của Bạch Cư Dị đời nhà Ðường, đoạn thuật
lại lời thề giữa đêm Thất tịch của Ðường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi điện
Trường Sinh, có câu:
Tại thiên nguyện tác tỷ dực
điểu
Tại địa nguyên vị liên lý chi
Tại địa nguyên vị liên lý chi
Gã Hạc và
Trinh Nguyên dịch:
Trên trời nguyện hoá chim liền
cánh
Dưới đất làm cây nhánh dính liền
Dưới đất làm cây nhánh dính liền
"Chắp cánh liền cành"
chỉ tình vợ chồng gắn bó chung thuỷ, không bao giờ rời xa nhau
Trong
khi chắp cánh liền cành
Mà lòng rẻ rúng đã đành một bên
Mà lòng rẻ rúng đã đành một bên
Ý CỦA KIỀU CHO RẰNG: KHI
CHƯA THÀNH CHỒNG VỢ MÀ chiều theo ý muốn của Kim Trọng như thế, đến khi thành
chồng vợ yêu nhau thì ở bên cạnh đã sẵn lòng rẻ rúng, khinh thường nhau, mất
tình đằm thắm mặn nồng
Trước
đã có phân tích về đoạn Kim Trọng vừa mới mở lời thăm dò, rào đón "sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng"
thì Kiều liền khuyên ngăn ngay. Và, Kim Trọng lại chuyển sang yêu cầu được
thưởng thức tài đánh đàn của Kiều... Như vậy, theo đạo Nho, dùng nhạc để kiềm
chế được dục tình chăng? (Ðã nói ở điển tích "Nước non luống những lắng tai
Chung Kỳ"). Nhưng sau khi nghe xong bốn khúc đàn thì
chàng Kim lại:
Sóng
tình dường đã xiêu xiêu
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi
Như vậy tình hình xấu đã không
mất đi hay bớt được mà lại càng căng thẳng hơn theo nhiệt độ tình ái tăng cao;
và như vậy nhạc đã mất tác dụng. Kiều phải dùng lý luận khuyên nữa, gồm có 22
câu, từ câu 501
...
Ðừng lấy làm chơi
Rẽ cho thưa hết một lời đã nao!
Rẽ cho thưa hết một lời đã nao!
đến câu 522
Vội
chi ép liễu hoa nài
Còn thân ắt lại đền bồi có khi
Còn thân ắt lại đền bồi có khi
Lý luận đanh thép nhưng vẫn không mất tình cảm, nên Kim Trọng:
Cũng theo đạo Nho, nhạc và lễ phải đi đôi. Khổng Tử cho rằng: "Nhạc là làm cho hợp đồng, lễ làm cho
tương kính nhau. Dùng nhạc quá thì thành lưu đãng, dùng lễ quá thì phân ly cách
biệt, mất tình thân ái. Thích hợp tính tình, trang sức dung mạo là việc của lễ
nhạc vậy" (Nhạc giả vi đồng, lễ giả vi dị. Ðồng tắc thương
thân, dị tắc tương kính. Nhạc thắng tắc lưu, lễ thắng tắc ly. Hợp tính sức mạo
giả, lễ nhạc chi sự dã- Nhạc ký, XIX). Và, "nhạc là động ở trong, lễ là động ở ngoài. Cái cùng cực
của nhạc là hoà, cái cùng cực của lễ là thuận" (Nhạc dã giả,
động ư nội giả dã; lễ dã giả, động ư ngoại giả dã. Nhạc cực hoà, lễ cực thuận -
Nhạc ký, XIX).
Tuy nhạc và lễ, mỗi việc có một tác dụng, một chủ đích. Nhạc cốt ở sự điều hoà,
khiến tâm tính được tao nhã; lễ cốt ở sự cung kính để giữ được trật tự phân
minh. Hai mặt này phải được dung hoà, phối hợp nhau mới di dưỡng được tính
tình, di dịch được phong tục. Cũng như nói cái cùng cực của nhạc là hoà, cái
cùng cực của lễ là thuận; hoà là điều hoà tính tình; thuận là thuận hợp nghĩa
lý. Nếu trong lòng mà tính tình điều hoà và ở ngoài, hành vi có thuận hợp nghĩa
lý, thì theo đạo Nho- cái tà tâm vọng niệm không thể thâm nhập được lòng người.
Do đó các bậc thánh nhân dạy người, cốt lấy lễ nhạc làm trọng. Nói tóm lại,
nhạc và lễ có chủ đích chung là sửa đổi tâm tính cho ngay chính, bồi dưỡng tình
cảm cho thực hậu.
Như vậy, bốn khúc đàn tuyệt diệu của Kiều, và lý luận đanh thép với vẻ đoan
chính của Kiều chính là nhạc và lễ phù hợp, có tác động lẫn nhau. Tác giả
"Truyện Kiều" cho Kiều đêm khuya sang chỗ ở Kim Trọng để cùng nhau
tâm sự... trước khiến người đọc phải giật mình, cho tác giả quá dễ dãi. Hẳn
chàng Kim nghĩ về con người của Kiều cũng dễ dãi như thế. Nhưng rồi rốt cuộc
lại không phải thế. ở sự việc này, tác giả Truyện Kiều dùng hình tượng nghệ
thuật để diễn đạt về mặt "lễ nhạc" trong phần Hình nhi hạ học của đạo
Nho cũng nên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét