Sa vào lầu xanh, Kiều bị mụ Tú Bà cưỡng bách tiếp khách. Không còn cách nào
thoát được, Kiều đành:
Lầu xanh
mới rủ trướng đào
Càng treo giá ngọc càng cao phẩm người
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh
(câu 1227 đến 1232)
Càng treo giá ngọc càng cao phẩm người
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh
(câu 1227 đến 1232)
Về đời vua Ðại Tông (763- 766) nhà Ðường, có huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây có
nhà nho tên Tiết Trịnh làm quan ở Thành đô, tỉnh Tứ Xuyên, sinh một gái tên
Tiết Ðào. Nàng học giỏi, tư chất thông minh, vừa lên sáu đã biết làm thơ. Lời
thơ tuy có phần diễm lệ, nhưng ý tứ thiếu vẻ trang nhã, thanh đạm.
Năm Tiết Ðào lên tám, một hôm vào mùa Thu, Tiết Ðào đứng chơi bên cạnh cha, gần
một cây ngô đồng. Cây đã già nhưng cành lá sum sê, đứng sừng sững trước nhà,
trông như sát từng mây. Tiết Trịnh ngắm cảnh, buột miệng ngâm:
Ðình trừ nhứt cổ đồng
Tủng cán nhập vân trung
Tủng cán nhập vân trung
Nghĩa:
Trước sân cây đồng già
Chót vót vào mây xa
Chót vót vào mây xa
Tiết Ðào liền ngâm tiếp:
Chi nghênh nam bắc điểu
Diệp tống vãng lai phong
Diệp tống vãng lai phong
Tạm dịch:
Nghe lời thơ có ý lả lơi, Tiết Trịnh thở dài nghĩ: "Nghiệp chướng đã vướng vào mình
rồi. Cứ như lời thơ này, con gái ta về sau ắt là một đứa lãng mạn, bất
hạnh"
Mấy năm sau, Tiết Trịnh bị bạo bệnh qua đời. Vì làm quan thanh liêm nên sau khi
chết, đời sống gia đình họ Tiết rất chật vật. Tiết Ðào bấy giờ đã khôn lớn phải
xin gia nhập phường ca kỹ, ngày ngày đàn hát ngâm thơ đón kẻ tao nhân mặc
khách, lấy tiền nuôi mẹ già.
Ở chốn
ca lâu, mang tấm thân ngà ngọc, tài học uyên thâm ra để mua vui cho những kẻ có
tiền, Tiết Ðào lấy làm buồn rầu, thường sáng tác những bài hát phổ vào nhạc
điệu để dạy đoàn ca nữ múa hát hay chính nàng nhịp phách ca ngâm. Những bài hát
của nàng được truyền tụng trong phường, nên nàng được nhiều người trọng vọng,
thường gọi là Tiết tú tài. Những văn nhân tài tử bốn phương nghe danh, đổ đến
để cùng nàng đề xướng thơ hoạ, mong được Tiết Ðào lưu ý đến mình. Nhưng mắt
xanh chẳng lọt vào ai, nàng vẫn làm nghề ca kỹ.
Nhờ danh tiếng, Tiết Ðào kiếm được chút vốn liếng bèn dựng một ngôi nhà bên cầu
Vạn Lý. Nàng lại chế ra một thứ giấy ngũ sắc có vẻ cây tùng, cây bá, cây liễu,
hoa sen rất đẹp, đặt tên là "Hoa tiên tùng giang". Giấy này dùng để
viết thư thơ, vì do Tiết Ðào sáng chế nên về sau gọi là "Hoa tiên Tiết
Ðào".
Vạn lý Kiều biên nữ Hiệu thư
Tỳ bà hoa hạ bế môn cư
Tảo mi tài tử tri ba thiểu
Quản lĩnh đông phong tổng bất như
Tỳ bà hoa hạ bế môn cư
Tảo mi tài tử tri ba thiểu
Quản lĩnh đông phong tổng bất như
Nghĩa:
Nàng Hiệu thư lang ở bến sông
Tỳ bà tươi thắm rũ bên sông
Ngày xuân cửa đóng hoa ngăn gió
Bao kẻ tôi mày đã uổng công
(Bản dịch của Bùi Khánh Ðản)
Tỳ bà tươi thắm rũ bên sông
Ngày xuân cửa đóng hoa ngăn gió
Bao kẻ tôi mày đã uổng công
(Bản dịch của Bùi Khánh Ðản)
Ðến đời vua Hiến Tông (806- 820) có quan Tả thập di tên Nguyên Chẩn, một danh
nho đương thời, vâng chiếu chỉ thanh tra đất Thục, nghe danh Tiết Ðào mong gặp
mặt nên nhờ bạn giới thiệu. Ðôi bên gặp nhau đối ẩm, xướng họa thơ văn xem
chừng tương đắc. Thế là từ đấy cả hai quyến luyến không rời.
Nhưng rồi vì công vụ, Nguyên Chẩn phải trở về Trường An (kinh đô nhà Ðường)
phục mạng. Kẻ lên ngựa chẳng yên lòng dứt áo, người ở lại ngậm ngùi ôm nặng nỗi
nhớ nhung. Lại một điều chẳng may, tướng trấn thủ Tây Xuyên là Lưu Tích tạo
phản, đốt phá Thành đô, Nguyên Chẩn nóng lòng sốt ruột, nhờ người đi vào đất
Thục tìm nàng Tiết Ðào. Nhưng lần nào cũng hoàn toàn thất vọng vì đường bị
nghẽn, tin tức vắng bặt. Nguyên Chẩn buồn bã thương nhớ giai nhân. Tuy quan san
cách trở, thời gian qua mau, nhưng mối tình kỳ ngộ sâu xa đối với Tiết Ðào, vẫn
canh cánh bên lòng.
Riêng về Tiết Ðào, từ ngày chia tay cùng ý trung nhân thì vẫn mỏi mắt đón chờ
tin tức, nhưng vẫn vắng bặt bóng chim tăm cá. Ngày tháng trôi qua, tuổi càng
chồng chất, nghĩ buồn thương cho thân phận vô duyên nên lui về ở đầm Bạch Hoa,
cất am, mặc áo cà sa, lần chuỗi bồ đề... Thực là "nhứt phiến tài tình thiên cổ luỵ"!
"Lá gió cành chim" xuất
xứ ở hai câu thơ của nàng Tiết Ðào. Tác giả "Truyện Kiều" đúc ý tứ
của hai câu thơ đó là từ tổ "lá
gió cành chim" để chỉ cảnh gái ở thanh lâu tiếp khách bốn
phương.
"Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm
Trường Khanh", Tống Ngọc là người nước Sở đời Xuân Thu, Trường
Khanh là tên tự của Tư Mã Tương Như đời nhà Hán. Cả hai nhà đều văn hay chữ
tốt, người đẹp trai nhưng rất đa tình. Mượn hai nhân vật này có ý nói: sớm
chiều, Kiều đều phải tiếp khách mà toàn là khách phong lưu tài tử (như Tống
Ngọc, Trường Khanh), chớ không phải là kẻ tầm thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét