Thúc Sinh mưu chuộc được Kiều ra khỏi lầu xanh để cả hai cùng sống âu yếm chung
nhau. Thúc ông- cha của Thúc Sinh- đến nổi giận, bắt buộc Sinh bỏ Kiều, nhưng
vô hiệu. Thúc ông phải thưa đến quan Phủ nhờ giải quyết. Quan nghe Kiều có tài
làm thơ, nên:
Cười
rằng: "Ðã thế thì nên
Mộc già hãy thử một phen trình nghề"
Nàng vâng cất bút tay đề
Tiên hoa trình trước án phê xem tường
Khen rằng "Giá đáng Thịnh Ðường
Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân
(Câu 1451 đến 1456)
Mộc già hãy thử một phen trình nghề"
Nàng vâng cất bút tay đề
Tiên hoa trình trước án phê xem tường
Khen rằng "Giá đáng Thịnh Ðường
Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân
(Câu 1451 đến 1456)
Kiều bị bắt đóng gông cây (mộc già), nhân đó quan Phủ lấy làm đầu đề "mộc già" để làm thơ
theo thể Ðường luật. Quan xem xong khen, cho giá trị ngang với thơ thời Thịnh
Ðường, tức là thơ trong thời kỳ hay nhất của Trung Hoa.
Thơ của Trung Hoa phát đạt rất sớm và sống lâu đời.
Nhưng từ nhà Ðường (618- 907) về sau, thơ bị làm một môn văn khoa cử. Những
người làm thơ trong thời này phần nhiều phải theo đầu đề của người khác
ra. "Cái nạn
không vui mà cười, không đau mà khóc đã làm cho thơ mất hẳn bản tính đi
rồi". Vả lại, tác giả trong những đời ấy, một phần trọng về cổ
điển, họ chỉ tìm những điển tích cân đối sắp cho thành câu; một phần trọng về
niêm luật, họ phải gò bó tiếng bằng tiếng trắc, và những chữ hạ vần để khỏi
trái với khuôn phép, gọi là thất niêm thất luật. Hai nguyên do tai hại này làm
cho phần tính tình của nội dung bị mất đi phân nửa.
Còn trước đời Ðường, cố nhiên thơ cũng đã thịnh hành- trước kia không kể- từ
đời nhà Châu (1134- 247 trước DL) đến đời nhà Hán (206 trước 219 sau DL), nhà
Tấn (265- 419) và đời Lục triều cũng gọi là Nam Bắc triều (420- 587), ngoài bộ
Kinh Thi, đời nào cũng có thi gia nổi tiếng. Nhưng trong những đời này, thơ còn
ở thời kỳ phôi thai và thời kỳ chỉnh đốn, phần tính tình tuy rất dồi dào, nhưng
phần cách điệu còn sơ sài. Số thơ được có âm hưởng du dương chỉ một số ít.
Vì thế, muốn tìm những thơ hoàn toàn, xứng đáng với tiếng mỹ thuật, chỉ có thơ
đời Ðường. Vì thơ trong đời này chưa bị ghép vào số văn khoa cử. Người làm thơ
chỉ làm trong lúc cao hứng, không phải do sự ép uổng, không phải cái nạn câu
nệ, gò bó như các nhà thơ đời sau, nên phần tính tình của nội dung thơ chưa
mất. Hơn nữa, nhờ về sự chải chuốt dần dần trong hai ngàn năm trước đó, thơ của
đời này, về chữ và số câu đã có trật tự, cách điệu rất tinh vi, chớ không lộn
xộn như của những đời trước.
Vì thế, ở Trung Hoa, trong khi bàn đến chuyện thơ, người ta chỉ nói nhiều về
thơ Ðường, ít khi bàn đến thơ đời Hán, Tấn, Tống, Minh.... Và cũng như trên
đường giao lưu về văn hoá giữa Việt Nam và Trung Hoa, thơ Ðường vẫn được những
nhà Nho ta vui vẻ say sưa tiếp nhận, để sáng tạo thêm cho nguồn thơ càng phong
phú.
Nghiên cứu về văn học Trung Hoa, có người như Dương Sĩ Hoàng đời nhà Nguyên,
chia thơ Ðường làm bốn thời kỳ:
- Sơ Ðường (618- 712)
- Thịnh Ðường (713- 765)
- Trung Ðường (766- 846)
- Vãn Ðường (847- 907)
- Sơ Ðường (618- 712)
- Thịnh Ðường (713- 765)
- Trung Ðường (766- 846)
- Vãn Ðường (847- 907)
Vương Sĩ Trinh đời nhà Thanh thì chia làm ba thời kỳ:
- Sơ Ðường (618- 712) gồm có những nhà thơ nổi tiếng: Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương, Thẩm Thuyên Kỳ, Tống Chi Vấn, Hạ Tri Chương, Trương Nhược Hư, Lưu Hy Di và cuối thời này thì có Trần Tử Ngang, Trương Cửu Linh
- Thịnh Ðường (713- 824) có Lý Bạch, Ðỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn, Trường Tịch, Lưu Vũ Tích, Cao Thích, Vương Xương Linh, Sầm THAM, VƯƠNG CHI HOÁN, VƯƠNG HÀN, MẠNH HẠO NHIÊN, VƯƠNG DUY, VI ỨNG Vật, Liễu Tôn Nguyên, Mạnh Giao, Lý Hạ, Giả Ðảo, Thôi Hộ, Thường Kiển, Nhung Dục, Trương Kế, Thôi Hạ (Hiệu)
- VÃN ĐƯỜNG (825- 907) CÓ §Ỗ MỤC, LÝ THƯƠNG ẨN, Ôn Ðình Quân, Trương Hựu, Trịnh Cốc
- Sơ Ðường (618- 712) gồm có những nhà thơ nổi tiếng: Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương, Thẩm Thuyên Kỳ, Tống Chi Vấn, Hạ Tri Chương, Trương Nhược Hư, Lưu Hy Di và cuối thời này thì có Trần Tử Ngang, Trương Cửu Linh
- Thịnh Ðường (713- 824) có Lý Bạch, Ðỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn, Trường Tịch, Lưu Vũ Tích, Cao Thích, Vương Xương Linh, Sầm THAM, VƯƠNG CHI HOÁN, VƯƠNG HÀN, MẠNH HẠO NHIÊN, VƯƠNG DUY, VI ỨNG Vật, Liễu Tôn Nguyên, Mạnh Giao, Lý Hạ, Giả Ðảo, Thôi Hộ, Thường Kiển, Nhung Dục, Trương Kế, Thôi Hạ (Hiệu)
- VÃN ĐƯỜNG (825- 907) CÓ §Ỗ MỤC, LÝ THƯƠNG ẨN, Ôn Ðình Quân, Trương Hựu, Trịnh Cốc
Dầu chia làm bốn hay chia làm ba cũng chẳng qua chỉ nói về đại cương, không thể
lấy gì làm mực nhất định cho sự phân biệt, nên không thể bảo thuyết nào đúng
hay sai. Có điều có thể nhận thấy một cách rõ rệt là: thơ thời Sơ Ðường phần
nhiều hay về khí cốt, nhưng lối dùng chữ đặt câu chưa được chải chuốt lắm. Thơ
thời Vãn Ðường giỏi về từ, lời rất đẹp, ý tứ rất sâu sắc nhưng lại thiếu phần
hùng hồn, có khi còn mắc phải tính uỷ mị nữa. Như vậy, chỉ có thơ thời Thịnh,
tức ở vào giữa của hai thời kỳ trên, nên chẳng những không có cái nhược điểm
của hai thời kỳ đầu và cuối, mà còn gồm cả cái hay của hai thời kỳ này nữa.
Ðó là nói chỉ một đời nhà Ðường. Nếu đem so sánh với các đời khác, thì dầu cho
Sơ Ðường hay Vãn Ðường cũng còn đứng trên các tác phẩm đời sau rất nhiều. Huống
chi nói riêng về thơ thời Thịnh Ðường.
Triều Nguyễn nước ta, vua Dực Tông (Tự Ðức) có hai câu thơ để khen bốn tay cự
phách trên đàn thơ văn:
Văn như Siêu, Quát Vô Tiền Hán
Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Ðường
Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Ðường
Nghĩa là văn của Nguyễn văn Siêu và Cao Bá Quát thì đoạt được cả văn của đời
Tiền Hán; thơ của Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương thì lấn được thơ của
thời Thịnh Ðường ở Trung Hoa.
Quan Phủ khen thơ của Kiều "giá
đáng Thịnh Ðường" tức ý nói thơ của Kiều tuyệt hay, đến nỗi
làm ông xúc động, thương cảm cho số phận của Kiều. Do đó, ông mới đứng làm chủ
hôn cho Kiều và Thúc Sinh thành chồng vợ. Cha của Thúc Sinh đầu đơn thưa Kiều,
rốt cuộc đành chịu xuôi theo; và sau đó ông lại đối với Kiều:
Thương
vì hạnh trọng vì tài
Thưa ông thôi cũng dẹp lời phong ba
Thưa ông thôi cũng dẹp lời phong ba
Kết quả của một bài thơ. Một tác dụng mạnh mẽ của văn chương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét