Luận về “Hiểu” và “Biết”
“Bây giờ toàn những người chỉ biết mà không hiểu” hay “Người
Việt Nam không hiểu cái gì sâu cả, chỉ toàn biết sơ sơ”… những nhận xét như vậy
đã trở thành một điệp khúc của những người than thở về sự xuống cấp của văn hóa
Việt Nam nói riêng và văn hóa thời đại Internet nói chung. Điệp khúc ấy khiến
tôi phải dừng lại và suy nghĩ, đâu là mối quan hệ giữa “Hiểu” và “Biết”?
Ý nghĩ đầu tiên khi bước chân vào dòng suy nghĩ này đó là câu
thành ngữ của người Trung Hoa: “Họa hổ, họa bì, nan họa cốt/ Tri nhân, tri
diện, bất tri tâm” (Có nghĩa là: “Vẽ hổ, vẽ da, khó vẽ xương/ Biết người, biết
mặt, không biết lòng”. Từ “Biết” tiếng Hán là “tri”. Người Á Đông rất coi trọng
sự “biết”. Có một sự khác biệt lớn về cấp độ nhận thức giữa “kiến thức” (những
điều trông thấy) và “tri thức” (những điều đã đạt đến độ biết). Tức là “kiến thức”
chỉ nằm ở cấp độ vẽ da con hổ mà thôi, còn cấp độ của “tri thức” là cấp độ của
việc nhận thức điều gì đó cả trong lẫn ngoài. Điều này không có nghĩa rằng
chúng ta có nhiều kiến thức thì sẽ có tri thức, bởi lần mò, sờ mó khắp bộ
lông con hổ, bạn có thể thấu suốt được bên trong của nó.
“Biết” tiếng Anh là “know”. Dấu vết đầu tiên của từ “know” có
thể thấy trong từ “cnawlece” tương đương với “acknowledgment of a
superior, honor, worship”, có nghĩa là “kính ngưỡng một lực lượng siêu nhiên,
tôn vinh, thờ phụng”. Tiếng Anh thời Trung Cổ có từ “knoulechen”, sau này chuyển
thành “acknowledge” với ý nghĩa “nhận ra” hay “giao hòa”. Qúa trình tìm hiểu
từ nguyên của từ “know” này thật sự khiến tôi thích thú, bởi những gì tôi nhận
thức về sự “biết” lại rất gần với ý nghĩa cổ xưa. Đứng trước một sự việc,
khi chúng ta không ở trong nó thì chúng ta không thể biết về nó. Tiếp xúc với một
sự vật nếu không có sự giao hòa về mặt năng lượng với sự vật thì không thể gọi
là “biết” sự vật ấy. Đây chính là nguyên lý mà các cao thủ võ lâm trong
truyện kiếm hiệp vẫn nhắc tới, khi người và kiếm hợp nhất. Bái Hỏa giáo do
Zarathustra sáng lập, tôn giáo cổ xưa nhất của loài người có hình thức chiêm
nghiệm ngọn lửa và chỉ thực sự biết về lửa khi người và lửa hợp nhất. Một cách
gần gũi hơn, Đức Phật chỉ biết về Niết Bàn khi nhập vào Niết Bàn, Jesus chỉ biết
được Thượng Đế khi hòa làm một với Thượng Đế.
Rõ ràng, dù ở từ “tri” của tiếng Hán hay “know” của tiếng
Anh, ta đều thấy sự khẳng định rằng chúng ta không thể biết được một điều gì đó
nếu chưa từng thấy và trải qua điều đó.
“Hiểu” có tiếng Hán là “thông”
và tiếng Anh là “understand”. Tiếng Anh Cổ là “understandan” với ý nghĩa “bao hàm và nắm bắt ý tưởng”. Từ “thông” trong tiếng Hán cũng có cách hiểu là đào sâu một vấn đề nào đó để thấu suốt nó. Nói một cách ngắn gọn, “hiểu” chính là nắm bắt được bản chất của vấn đề.
và tiếng Anh là “understand”. Tiếng Anh Cổ là “understandan” với ý nghĩa “bao hàm và nắm bắt ý tưởng”. Từ “thông” trong tiếng Hán cũng có cách hiểu là đào sâu một vấn đề nào đó để thấu suốt nó. Nói một cách ngắn gọn, “hiểu” chính là nắm bắt được bản chất của vấn đề.
Không biết từ bao giờ người Việt có lối nghĩ rằng việc “hiểu”
quan trọng hơn việc “biết”, có thể là từ khi xứ ta được tiếp xúc với lối tư duy
logic và cho rằng logic là cách duy nhất để đạt được sự hiểu biết. Nhiều người
đã đồng nhất sự “hiểu” với tính logic, nhưng logic chỉ là một phương pháp tư
duy để dẫn đến việc hiểu. Bên cạnh quá trình tư duy logic, những nhà khoa học
vĩ đại còn mơ hồ nói đến một sự “hiểu” trong trạng thái vô thức, hay người ta vẫn
gọi một cách chung chung là “trực giác”. Vì lý do nào đó, tự nhiên, trong khoảnh
khắc, một người hiểu được vấn đề mà trước đó họ phải mất rất nhiều công sức để
tư duy mà không thể tìm ra.
Vậy thì đâu là sự tương tác giữa “Hiểu” và “Biết”? Làm sao một
người có thể “hiểu” vấn đề nếu không từng thấy và biết ở bề mặt của một vấn đề
nào đó? Và làm sao người ta có thể đạt đến mức độ “giao hòa” của sự “biết” nếu
không qua quá trình tìm tòi đến mức thông hiểu bản chất của vấn đề. Có vẻ như
“hiểu” là chiếc cầu giúp chúng ta bắc từ trạng thái bên ngoài của sự vật, sự việc
để vào đến cốt lõi và hơn cả thế, trải qua quá trình hợp nhất với điều ta đang
khám phá. “Biết” có nhiều cấp độ, và “hiểu” giúp ta gia tăng cấp độ, mở rộng
đường biên của sự biết.
Trang Tử trong chương Thu Thủy của Nam Hoa Kinh có một đoạn
luận rất hay về tương quan giữa hiểu biết của con người và vũ trụ: Sự hiểu biết
của con người chẳng qua chỉ như một giọt nước giữa đại dương mênh mông, nhưng
tham vọng của con người lại chính là hiểu biết về đại dương đó. Bởi thế, từ Cổ
chí Kim, bất luận Đông Tây, các học giả vẫn mải miết đi tìm bản chất của thực tại,
các quy luật vận hành vũ trụ, hay theo ngôn ngữ của phương Đông là Đạo. Và cho
dù có nhiều học thuyết đến đâu thì không một học thuyết nào có thể thỏa mãn
nhân loại. Đó là một quá trình nhận thấy, biết, hiểu, biết sâu hơn, nhận ra
thêm một điều gì đó, rồi lại hiểu và biết sâu hơn nữa… Và có lẽ ở mức độ biết
cao nhất, sâu nhất, rộng nhất, đó là nhập làm một với vũ trụ, giống như giọt nước
sẽ có tri thức về đại dương khi trở thành một phần của đại dương ấy.
Phải chăng, đây chính là ý Lão Tử ngầm gửi gắm trong câu “Khi chưa tu Đạo thì thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông; mới tu Đạo thì núi không còn là núi, sông không còn là sông; đến khi đắc Đạo thì núi vẫn là núi, sông vẫn là sông”. Tuy nhiên, tôi vẫn không dám chắc rằng đó là giới hạn cuối cùng, bởi lẽ tôi chưa đạt đến mức độ biết đó, và giống như một Thiền Sư nhà Trần đã viết:
Phải chăng, đây chính là ý Lão Tử ngầm gửi gắm trong câu “Khi chưa tu Đạo thì thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông; mới tu Đạo thì núi không còn là núi, sông không còn là sông; đến khi đắc Đạo thì núi vẫn là núi, sông vẫn là sông”. Tuy nhiên, tôi vẫn không dám chắc rằng đó là giới hạn cuối cùng, bởi lẽ tôi chưa đạt đến mức độ biết đó, và giống như một Thiền Sư nhà Trần đã viết:
“Li tịch phương ngôn tịch diệt khứ,
Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh.”
Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh.”
Quảng Nghiêm Thiền Sư
(Dịch nghĩa: “Chưa đến cõi chết thì không bàn về việc chết/ Sống
mà không phụ thuộc vào sự sống thì mới được giảng về sự không sống)
Quay trở lại vấn đề “Hiểu” và “Biết”, sự mênh mông của tri thức
có lẽ là điều không còn gì phải bàn cãi. Tôi tin rằng, cho đến bây giờ, không một
khoa học gia, một triết gia nào còn dám vỗ ngực rằng mình hiểu bản chất của một
hạt cát chứ đừng nói rằng hiểu được vũ trụ. Bởi cứ mỗi lần nhận thấy điều gì đó
trong quá trình tìm tòi, họ lại giật mình nhận ra rằng hóa ra những điều mình
biết trước đây là sai lầm hoặc thiếu sót. Sự nhận ra này trở nên nhanh
chóng hơn ở thời đại ngày nay, khi thông tin nhiều hơn, thế giới vận hành mạnh
mẽ hơn… Chỉ cần khi mới chạm được đến sự biết nào đó thì lập tức các dữ kiện mới
xuất hiện và phá bỏ cách hiểu trước đó.
Cái duy nhất con người có thể chắc chắn biết được đó là chúng
ta không hiểu biết gì nhiều lắm về vũ trụ, về thế giới, về xã hội và về chính bản
thân chúng ta. Mọi thứ chúng ta tưởng là chúng ta biết có thể rằng chúng
ta còn chưa từng nhìn thấy, chưa từng trải nghiệm, và chắc chắn rằng chúng ta
không thể có sự hiểu hay hòa nhập với nó. Bằng một cách nói quen thuộc mà tôi
hay sử dụng, thì đó là ảo tưởng về sự “Biết”, bởi chúng ta chỉ tiếp xúc với
sự vật, sự việc bằng các khái niệm trừu tượng trong từ điển hay những quyển
sách diễn giải dài ngoằn của các nhà lý thuyết.
Lý thuyết không phải tất cả, lý thuyết chỉ là một quá trình diễn ngôn về sự hiểu và sự biết của một nhà lập thuyết. Sự biết ấy có giới hạn và đến một lúc nào đó, khi bị đặt sang một không gian khác, tình huống khác, lý thuyết ấy không còn đúng nữa. Tóm lại, lý thuyết có thể chỉ là một sự đúc rút kinh nghiệm ở cấp độ cao, sâu và rộng.
Mà vấn đề
là không có cao cực cao, sâu cực sâu, rộng cực rộng, vì không có giới hạn cho
điều này. Chúng ta đọc được những lý thuyết ấy, nắm bắt được phần nào các
khái niệm, và chúng ta tưởng rằng chúng ta đã biết. Đúng là chúng ta đã biết,
nhưng chúng ta chỉ biết cái mường tượng, cái ảo ảnh được vẽ ra trong đầu dựa
trên lý thuyết ấy.
Lý thuyết không phải tất cả, lý thuyết chỉ là một quá trình diễn ngôn về sự hiểu và sự biết của một nhà lập thuyết. Sự biết ấy có giới hạn và đến một lúc nào đó, khi bị đặt sang một không gian khác, tình huống khác, lý thuyết ấy không còn đúng nữa. Tóm lại, lý thuyết có thể chỉ là một sự đúc rút kinh nghiệm ở cấp độ cao, sâu và rộng.
Có một nguyên tắc quan trọng trong con đường khám phá, đó là
phải bỏ lại những sự “Biết” và sự “Hiểu” trong quá khứ của mình. Nếu không
bỏ lại, chúng ta không thể phá vỡ các giới hạn của nhận thức, không thể mở rộng
đường biên, Điều này tương đồng trong phép tu Vô Ngã. Mọi thứ ta thấy đều chỉ
là ảo tưởng, khi vứt bỏ ảo tưởng này, ảo tưởng khác lại xuất hiện. Quá trình vứt
bỏ liên tục, quá trình đi sâu hơn nữa, vươn cao hơn nữa, trải rộng hơn nữa là
quá trình để chúng ta đạt tới sự hiểu biết thật sự.
Đây chỉ là những hiểu biết của tôi về sự Hiểu và sự Biết. Có
thể ngày mai, ngày kia hay một thời gian ngắn nữa, những điều tôi đã nhận thức ở
đây không còn đúng nữa và tôi sẽ lại phá vỡ những giới hạn này để hiểu biết hơn
về chính sự Hiểu Biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét