Cũng đoạn miêu tả con người và khí phách hào hùng tài ba của Từ Hải, có câu:
Ðội
trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt đông
Giang hồ quen thói vẫy vùng
Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo
(Câu 2171 đến 2174)
Họ Từ tên Hải vốn người Việt đông
Giang hồ quen thói vẫy vùng
Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo
(Câu 2171 đến 2174)
Và, đoạn Kiều khuyên Từ Hải ra hàng triều đình, có câu:
Ngẫm
từ việc dấy binh đao
Ðống xương vô định đã cao bằng đầu
Làm chi để tiếng về sau
Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào!
(câu 2493 đến 2496)
Ðống xương vô định đã cao bằng đầu
Làm chi để tiếng về sau
Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào!
(câu 2493 đến 2496)
"Gươm đàn nửa gánh non sông một
chèo" và "Nghìn
năm ai có khen đâu Hoàng Sào" vốn một điển tích.
Nguyên Hoàng Sào có hai câu thơ:
Bán khiên cung kiếm bằng thiên
túng
Nhất trạo giang sơn tận địa duy
(Nửa vai cung kiếm tận trời cao
Một chèo non sông xông pha khắp cõi)
Nhất trạo giang sơn tận địa duy
(Nửa vai cung kiếm tận trời cao
Một chèo non sông xông pha khắp cõi)
Hoàng Sào là một lãnh tụ nông dân quật khởi gần cuối đời nhà Ðường (618- 907)
Nguyên nhà Ðường từ vua Ðại Tông (763- 765) đến Hy Tông (874- 888) thì thế nước
càng suy. Phiên Trấn hoành bạo ở ngoài, hoạn quan chuyên chính bên trong. Phiên
Trấn thì nắm quyền thưởng phạt, sinh sát nhân dân trong tay; hoạn quan thì
thiện tiện phế lập vua chúa.
Chính cuộc đã nguy như thế làm cho mối loạn trong dân gian càng gia tăng. Những
bần cố nông phải bỏ trốn, phiêu bạt. Một số ít có ruộng đất bị kiêm tính cũng
bỏ quê quán mà thành lưu vong, hoặc làm điền nô ở các trang viên, hoặc tụ họp
làm trộm cướp.
Tài chánh kiệt quệ, kho tàng nhà nước trống rỗng, triều đình phải đánh thuế
nặng. Vừa tai nạn binh đao lại xảy ra lụt ngập rồi hạn hán luôn năm làm cho
nhân dân càng cực kỳ khốn khổ.
Hoàng Sào tự Cự Thiên, người ở Tào Châu vốn con của một nhà bán muối, nhưng rất
thông minh, văn võ đều giỏi, chỉ có vẻ ngoài quá thô xấu. Năm Càn Phủ thứ ba
(876), đời vua Hy Tông, Hoàng Sào đi thi đỗ được võ cử Trạng nguyên. Nhưng vua
thấy hình dung xấu xí của Hoàng Sào nên không dùng, đuổi Sào đi.
Hoàng Sào ra khỏi triều môn trở về, giữa đường ghé quán nghỉ, lòng đầy căm tức.
Sào nghĩ thầm:
- Khi đăng bảng mở khoa thi thì nói chọn người có tài văn chương hay võ nghệ, chớ không thấy nói chọn người mặt mày đẹp đẽ. Nếu ta dè hôn quân lấy diện mạo chọn người thì ta có đi thi làm chi cho uổng công.
- Khi đăng bảng mở khoa thi thì nói chọn người có tài văn chương hay võ nghệ, chớ không thấy nói chọn người mặt mày đẹp đẽ. Nếu ta dè hôn quân lấy diện mạo chọn người thì ta có đi thi làm chi cho uổng công.
Tức khí quá, Hoàng Sào lấy bút mực, viết một bài thơ trên vách quán rồi bỏ ra
đi:
Lược thao như mỗ đáng phong
hầu
Mắt thịt hôn quân dễ biết đâu
Nếu được đôi ba ngàn tử đệ
Ðoạt thâu thiên hạ bốn trăm châu
(Tào châu Hoàng Sào tự Cự Thiên Ðế)
Mắt thịt hôn quân dễ biết đâu
Nếu được đôi ba ngàn tử đệ
Ðoạt thâu thiên hạ bốn trăm châu
(Tào châu Hoàng Sào tự Cự Thiên Ðế)
Quân tuần hành đến quán trông thấy bài thơ, liền chép lấy dâng lên vua. Nhà vua
tức giận, truyền hoạ đồ hình Hoàng Sào và ra lệnh tập nã. Hoàng Sào hay tin,
không dám đi đường lớn nữa, phải lặn lội trong rừng núi thẳng lên Thái Hành
Sơn, chiêu binh mãi mã. Hơn một năm, Hoàng Sào chiêu mộ được trăm muôn binh,
thêm một số tướng tá văn võ giỏi, thế lực rất mạnh. Sào tự xưng là Xung thiên
đại tướng quân, đem hơn 10 vạn quân đoạt được nhiều Châu, và vượt qua sông
Dương Tử, xuống đánh chiếm miền Giang Nam, ra phía đông đến Chiết Giang, lại
đánh Phúc Châu, Kiến Ninh rồi thẳng đường XUỐNG CHIẾM LẤY QUẢNG
CHÂU. Ở NHỮNG NƠI ĐÂY, HOÀNG SÀO GIẾT HẠI RẤT NHIỀU DÂN thành thị
cùng 20 vạn người ngoại quốc buôn bán gồm những giáo đồ Hồi, Cơ đốc, Bái hoả,
người Do Thái và người Arập.
Sau vì miền Nam có bệnh dịch, Hoàng Sào tiến quân lên Bắc. Năm 880 vây hãm Ðông
Ðô rồi chiếm lấy Trường An, đánh phá và giết chóc những người quý tộc, quan lại
và phú hào, số không kể xiết. Vua Hy Tông bấy giờ phải bỏ hoàng thành, chạy vào
đất Thục. Hoàng Sào tự xưng là Ðại Tề Hoàng đế. Thật là thoả chí bình sinh.
Hoàng Sào trước muốn thoả lòng căm hận và muốn cứu muôn dân thoát cảnh lầm
than, nhưng đến khi thực hành thì lại chẳng cứu muôn dân mà ngược lại, gây thảm
hoạ tang tóc cho muôn dân. Tướng tài Châu Ôn là bộ hạ của Hoàng Sào bất mãn đầu
hàng triều đình. Trong số hơn 50 vạn quân của Sào cũng chán ghét Sào, dần dần
bỏ trốn theo Châu Ôn. Còn vua Hy Tông sau khi bỏ chạy vào Tứ Xuyên, nhờ người
Tây Ðột Quyết (một giống dân ở phía bắc sa mạc châu á) là Lý Khắc Dụng đem quân
cứu viện. Nhà Ðường được trung hưng.
Năm 884, Hoàng Sào bị Lý Khắc Dụng đánh bại, rồi bị một tên bộ hạ ám sát tại
Biện Châu. Có sách chép là Hoàng Sào đánh trận bị thương nặng, trở về tư dinh
đâm cổ tự tử.
Mượn ý hai câu thơ của Hoàng Sào, thêm chữ "đàn" tác giả gói lại làm
một "gươm
đàn nửa gánh non sông một chèo" để nói về Từ Hải,
con người thích thú giang hồ, thích tự do phóng khoáng, vẫy vùng. Ðời chỉ cần
một thanh gươm, một cây đàn với một mái chèo. Và, Từ Hải không chỉ là một nhà
võ mà còn là một nghệ sĩ, một tài tử phong lưu. Từ không phải là một phàm phu
tục tử, chỉ là một hạng võ biền mà ngoài việc múa kiếm, Từ còn biết đánh đàn.
Cũng do đó, Từ mới tìm đến Kiều là người nổi danh tài sắc...
Riêng về điển tích, Hoàng Sào trước là một anh hùng, nhưng sự nghiệp không bền
vì hiếu sát, làm mất lòng dân và tướng sĩ, từ anh hùng trở thành giặc loạn, nên
Kiều khuyên Từ "nghìn
năm ai có khen đâu Hoàng Sào!".
Muốn cho Từ Hải hàng triều đình, Kiều hết sức lý luận, mượn đống xương "Vô
Ðịnh", nhất là tướng giặc Hoàng Sào để dẫn chứng làm mạnh lập luận của
mình (đây là tác dụng của cách sử dụng điển cố), nhưng ở đoạn này, ta thấy Kiều
dùng cách so sánh một cách quá đáng với con người Từ Hải. Trước kia, khi buổi
sơ ngộ, Kiều đã tha thiết đề cao Từ:
Và, Kiều được Từ coi là kẻ tri kỷ. Vì Kiều biết được chí khí của một anh hùng
chưa tạo được thời cơ để dựng nghiệp lớn; và như vậy Kiều, vô hình trung chấp
nhận cuộc quật khởi của Từ. Thế khi "huyện thành đạp đổ năm toà cõi Nam" và "triều đình riêng một góc trời/
gồm hai văn võ rạch đôi san hà", thì bây giờ Kiều cho
Từ là một tướng giặc giết chóc, tàn sát gây nhiều tội ác! Sao Kiều có tư tưởng
bất nhất? Tác giả Truyện Kiều có dụng ý chăng? Dụng ý này phải chăng vì tư
tưởng bị hạn chế, hay làm một việc khởi dẫn khéo léo để Kiều có những ray rứt,
hối hận mới trầm mình dưới sông Tiền Ðường sau nầy?
Tuy nhiên, đoạn kế tiếp, tác giả chuyển vội quá:
Nghe
lời nàng nói mặn mà
Thế công Từ mới chuyển ra thế hàng
(câu 2499 và 2500)
Thế công Từ mới chuyển ra thế hàng
(câu 2499 và 2500)
"Mặn mà" làm
sao được khi kẻ được gọi là tri kỷ kia so sánh Từ như một Hoàng Sào? Người đọc
hẳn thấy có chỗ quá gượng gạo. Phải chăng văn chương phản ánh trung thực tâm
trạng của tác giả "hàng
thần lơ láo phận mình ra đâu!"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét