Mắt xanh chẳng để ai vào có không
Kiều ở lầu xanh ở Châu Thai, Từ Hải nghe danh tiếng Kiều, tìm đến. Từ bấy giờ
còn là một khách giang hồ có chí lớn, nhưng chưa lập thành sự nghiệp. Buổi sơ
ngộ, nói với Kiều, có câu:
Từ
rằng: "Tâm phúc tương cờ
Phải người trăng gió vật vờ hay sao?
Bấy lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
Một đời được mấy anh hùng
Bỏ khi cá chậu chim lồng mà chơi!"
(câu 2179 đến 2184)
Phải người trăng gió vật vờ hay sao?
Bấy lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
Một đời được mấy anh hùng
Bỏ khi cá chậu chim lồng mà chơi!"
(câu 2179 đến 2184)
"Mắt
xanh chẳng để ai vào có không", "mắt xanh"
do chữ "thanh nhãn", tức ở giữa mắt là tròng đen (hoặc trong xanh,
xanh đậm), hai bên là tròng trắng.
Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn (265- 419) là người rất thích rượu và đàn. Làm
quan rồi cáo bệnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàm, Sơn Ðào,
Hướng Tú và Vương Nhương, thường gọi là "Trúc lâm" thất hiền"
(bảy người hiền trong rừng trúc).
Có một giai thoại khá lý thú về ông.
Ðược biết trong Bộ binh có người bếp nấu rượu rất ngon, trữ 300 hũ được liệt
vào hạng mỹ tửu, ông liền xin vào làm một chức nhỏ ở đây để được thưởng thức!
Có lần ông say luôn 60 ngày, vua Tấn muốn nói chuyện với ông mà không được.
Người ta cho ông là "cuồng tuý".
Ông là người chán đời, thích thú tiêu dao. Thơ của ông phần nhiều tả tình, hoặc
than cho thói đời đen bạc, hoặc chán cho thế sự thăng trầm, ngao ngán cảnh phú
quý như phù vân... Thơ có nhiều tình ý, chỉ hơi tối nghĩa và thường có giọng
dạy đời. Bài thơ nào, phần nhiều đều biểu hiện tâm sự đớn đau, lo lắng:
Dạ trung bất năng mị,
Khởi toạ đàn minh cầm....
Bồi hồi hà sở kiến
Ưu tư độc thương tâm
Khởi toạ đàn minh cầm....
Bồi hồi hà sở kiến
Ưu tư độc thương tâm
Nghĩa:
Ðêm thao thức chẳng ngủ
Ngồi dậy gảy minh cầm.....
Bồi hồi thấy gì đấy?
Lo nghĩ thêm thương tâm
Ngồi dậy gảy minh cầm.....
Bồi hồi thấy gì đấy?
Lo nghĩ thêm thương tâm
Hoặc như:
Nhất nhật phục nhất tịch
Nhất tịch phục nhất triêu
Nhan sắc cải bình thường
Tinh thần tự tổn liệu
Nhất tịch phục nhất triêu
Nhan sắc cải bình thường
Tinh thần tự tổn liệu
Nghĩa:
Một ngày lại một đêm
Một đêm lại một sớm
Nhan sắc đã đổi thay
Tinh thần lại suy kém
Một đêm lại một sớm
Nhan sắc đã đổi thay
Tinh thần lại suy kém
Tư tưởng của ông có lúc kỳ dị. Trong bài văn xuôi "Ðại nhân tiên sinh truyện",
ông ví con người trong vũ trụ như con rận ở trong quần.
Ông phản đối Nho giáo. Ông bảo: "Không
có vua thì vạn vật ổn định; không có bề tôi thì mọi vật được trị; không có kẻ
sang thì kẻ hèn không oán; không có kẻ giàu thì kẻ nghèo không tranh của. Ai
nấy đều đủ ăn tất không ai phải cần gì nữa".... Nhưng cũng lạ
là vua Tấn vẫn để ông ở yên. Chắc cho ông là một kẻ ngông. Vả lại, thuyết của
ông không mấy người hưởng ứng, không có sức mạnh nên nhà vua bỏ qua.
Nguyễn Tịch lại còn có một thái độ lạ lùng. Khi tiếp khách, nếu khách thuộc
hạng người ông thích, ông vừa lòng thì nhìn thẳng để lộ tròng mắt xanh; trái
lại tiếp người ông không ưa thích thì ông nhìn ngang (lườm) để lộ lòng mắt
trắng. Thái độ đãi nhân tiếp vật như thế kể cũng không hay ho gì. Nhưng dần về
sau, người ta dùng chữ "mắt xanh" để chỉ sự bằng lòng, vừa ý. Cũng
như câu hỏi của Từ Hải "mắt
xanh chẳng để ai vào có không" tức là nàng chưa
tiếp ai bằng mắt xanh, có nghĩa là nàng chưa thấy ai là người vừa ý vừa lòng
phải không?
Mở màn cuộc gặp gỡ, thì:
Từ
rằng: "Tâm phúc tương cờ
Phải người trăng gió vật vờ hay sao?"
Phải người trăng gió vật vờ hay sao?"
"TÂM PHÚC TƯƠNG CỜ" LÀ
LẤY LÒNG DẠ HẸN NHAU. Ý NÓI LẤY tấm lòng thành thực mà đối xử với
nhau. Nếu giả dối thì đừng giao du. Mà giao du nhau thì phải giao du bằng tất
cả tấm lòng chân thực, thành khẩn. Từ còn cho Kiều biết chàng đâu phải hạng
người trăng gió lông bông lang bang (vật vờ), hay chơi bời lăng nhăng "chơi hoa cho biết mùi hoa".
Từ Hải tỏ thái độ dứt khoát của mình. Và, cũng có thể cho rằng Từ vừa nói thái
độ của mình mà đồng thời nhắn gởi ai kia (tức Kiều, cô gái ở lầu xanh) cũng
phải có thái độ như mình, nghĩa là phải chân thật, thành khẩn, không thể
có "mặc người mưa
Sở mây Tần; riêng mình nào biết có xuân là gì!".
Từ Hải vừa bước vào lầu xanh, vừa gặp Kiều là đã dùng thế bao vây Kiều, quăng
dây trói chặt ngang Kiều.
Trói chặt rồi, Từ lại khéo từ từ mở. Từ mở một cách rất dịu dàng, êm ái, thấm
thía:
Bấy
lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
Bấy lâu nghe tiếng người đẹp- đã từng "Sớm
đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh" nhưng phải chăng nàng
chưa chọn được ai là người vừa ý "mắt
xanh chẳng để ai vào". Từ không phải trách Kiều, khinh Kiều là
khách bán hoa mà là đề cao Kiều. Sở dĩ nàng phải kéo lê chuỗi ngày trong cảnh
lầu xanh đó chẳng qua là chưa có một ai được nàng để ý, xứng đáng với nàng. Mà
người được nàng để ý vừa lòng, xứng đáng đó phải là kẻ anh hùng. Nhưng một đời
có được mấy kẻ anh hùng? Khó tìm lắm. Vì phần nhiều là hạng tầm thường, chí khí
nhỏ bé như cá trong chậu, chim trong lồng, bọn giá áo túi cơm.
Cả một thời Tam Quốc (220- 280) sau thời Hán Mạt có hàng mấy chục sứ quân binh
hùng tướng mạnh, cát cứ mỗi nơi, vậy mà Tào Tháo trong một cuộc đối ẩm với Lưu
Bị, họ Tào vừa chỉ mình vừa chỉ họ Lưu, cho rằng: "Chỉ có ta (Tào Tháo) và sứ quân
(Lưu Bị) là anh hùng trong thiên hạ mà thôi!"
Ở đây,
qua lời nói của Từ Hải có vẻ tự cao trong việc nhận xét không phải là không có
anh hùng, nhưng ít có mà thôi. Vậy trong số ít này có ai?
Hỏi tức trả lời.
Cái khí phách anh hùng đã biểu lộ qua thái độ, qua lời nói. Người anh hùng muốn
cái gì cũng phải trắng, đen rõ rệt, phải có thái độ dứt khoát, không ưa sự giả
dối, khuất lấp, màu mè. Nói thực, nói thẳng, nói ngay.
Tác giả Truyện Kiều xây dựng nhân vật Từ Hải, hễ là một anh hùng thì dầu ở hoàn
cảnh, trường hợp nào, ngay cả vào lầu xanh chơi cũng biểu lộ tư cách, thái độ,
lời nói... anh hùng... Và, ngay khi chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh cũng tỏ thái độ
đứng đắn và khi chết cũng chết đứng. Từ có vẻ tự hào, khen Kiều:
Khen
cho có mắt tinh đời
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già
(câu 2201 và 2202)
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già
(câu 2201 và 2202)
Khen người biết ta là anh hùng tức là ta tự coi ta là anh hùng rồi. Và, khi
người biết ta là anh hùng ở giữa trần ai này thì người biết đó hẳn có mắt tinh
đời, có một xét đoán già dặn, đánh giá đúng mức.
Khen Kiều có đôi mắt xanh thì Từ đối với Kiều đâu phải bằng đôi mắt trắng, cho
nên:
Hai
bên ý hợp tâm đầu
Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân
(câu 2205 và 2206)
Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân
(câu 2205 và 2206)
Và:
Trai
anh hùng gái thuyền quyên
Phỉ nguyền bói phượng đẹp duyên cưỡi rồng
(câu 2211 và 2212)
Phỉ nguyền bói phượng đẹp duyên cưỡi rồng
(câu 2211 và 2212)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét