Tơ lòng đã dứt dây đàn Tiểu Lân
Ðoạn trường tân thanh - Kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là
một truyện thơ nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, gồm 3.254 câu thơ. Hàng trăm
năm qua, Truyện Kiều đã sống chan hòa trong đời sống của toàn
dân tộc. Không riêng gì Văn học Việt Nam, mà trong Văn học thế giới cũng hiếm
có tác phẩm nào chinh phục được rộng rãi tình cảm của đông đảo người đọc, từ
già đến trẻ, từ người có học đến quần chúng bình dân trước đây phần lớn bị thất
học, như Truyện Kiều. Sở dĩ như thế là vì ngoài nội dung phong phú và sâu
sắc của nó, Truyện Kiều còn là một tác phẩm chứa đựng tinh hoa của
ngôn ngữ dân tộc. Ở TRUYỆN KIỀU, NGÔN NGỮ BÁC HỌC VÀ NGÔN NGỮ BÌNH DÂN đã
kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau và phát huy cao độ những mặt tích cực của
nó. Một trong những thành công khác về mặt nghệ thuật của Truyện Kiều là
sự tài tình của nhà thơ trong cách sử dụng điển cố, điển tích. Hơn 100 điển
tích được cập nhật trong chuyên mục này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về tác phẩm Truyện
Kiều cũng như ngòi bút tài hoa của nhà thơ Nguyễn Du.
(Theo Ðiển tích Truyện Kiều, NXB Ðồng Tháp)
Ban Biên Tập
Tơ lòng đã dứt dây đàn Tiểu Lân
Kiều nghe lời
chiêu an của Tổng đốc Hồ Tôn Hiến nên khuyên Từ Hải hàng triều đình. Từ thương
Kiều nên nghe lời Kiều "thế công Từ mới chuyển ra thế hàng".
Nhưng đó là quỷ kế phản bội thâm độc của Hồ Tôn Hiến, Từ lầm bị giết chết. Bày
tiệc hạ công, Hồ Tôn Hiến bắt Kiều hầu rượu, hầu đàn. Hắn ngây ngất trước tài sắc
của Kiều, lại vớ vẩn hỏi Kiều về việc vợ chồng:
Dạy rằng: "Hương lửa ba sinh
Dây loan xin nối cầm lành cho ai?"
Thưa rằng: "Chút phận lạc loài
Trong nghĩ nghĩ đã có người thác oan
Còn chi nữa cánh hoa tàn
Tơ lòng đã đứt dây đàn Tiểu Lân
Rộng thương còn mảnh hồng quần
Hơi tàn được thấy gốc phần là may"
(câu 2581 đến 2588)
Dây loan xin nối cầm lành cho ai?"
Thưa rằng: "Chút phận lạc loài
Trong nghĩ nghĩ đã có người thác oan
Còn chi nữa cánh hoa tàn
Tơ lòng đã đứt dây đàn Tiểu Lân
Rộng thương còn mảnh hồng quần
Hơi tàn được thấy gốc phần là may"
(câu 2581 đến 2588)
"Tơ lòng
đã dứt dây đàn Tiểu Lân", Tiểu Lân là vợ của vua nước Bắc Tề thời Nam Bắc
triều. Nàng có sắc đẹp và có tài đánh đàn, được nhà vua rất yêu chuộng. Bắc Tề
suy vong, nhà vua chết. Tướng Ðường Ðại vương cảm mê nhan sắc và tài đánh đàn
nên cưỡng bách nàng làm vợ. Hắn bảo nàng đánh đàn cho hắn thưởng thức.
Tiểu Lân buồn bã cầm
đàn lên đánh, nhưng dây đàn bật đứt. Ðường Ðại vương có ý không bằng lòng, hỏi
tại sao dây đàn đứt? Tiểu Lân cảm xúc bằng hai câu thơ để trả lời:
Dục tri tâm đoạn tuyệt
Ứng khá tất thượng huyền
Ứng khá tất thượng huyền
Nghĩa là:
Muốn biết lòng đứt thế nào
Cứ xem dây đàn trên gối
Cứ xem dây đàn trên gối
Dây đàn trên gối
(đầu gối) tức là dây đàn đứt.
Hồ Tôn Hiến là một
quan Tổng đốc được mang danh trọng thần của triều đình, nhưng cũng là một tên
gian trá, đê mạt. Hắn nhu nhược, không dám xuất binh đối chiến với đối phương,
lại còn cửa sau lo lót lễ vật quý phẩm, khuyến dụ lòng non yếu của Kiều, để mượn
tay Kiều thuyết phục, chiêu an Từ Hải. Hành động này cũng có thể cho là được vì
thu phục được một kẻ địch trở về hàng, không phải hao tổn xương máu và quân
lính, đạt được mục đích "bất chiến tự nhiên thành". Nhưng xấu hổ, đê
tiện thay, là khi Từ Hải bỏ võ khí về với triều đình, thì Hồ Tôn Hiến lại âm
mưu, bố trí phục binh bắn chết, thực là một hành động khó tha thứ!
Con người của một
trọng thần đê mạt đó, trong tiệc hạ công, còn bày tỏ đểu giả, bắt Kiều đánh đàn
hầu rượu, lại tẩn mẩn tán tỉnh hỏi Kiều sẽ tái giá với ai (dây loan xin nối cầm
lành cho ai?)
Dùng thủ đoạn đê mạt
giết chồng người. Chồng người chết, rồi còn hỏi người cho biết người định lấy
ai làm chồng? Nói xa xôi, hay là thâm tâm hắn gợi ý Kiều, lấy hắn làm chồng? Thực
là lố bịch, hèn hạ. Nhưng Kiều đã nhẹ nhàng cho hắn biết; chồng nàng vừa chết
oan, thân phận lạc loài đang có tang chồng, và nàng như cánh hoa tàn, tơ lòng
đã đứt như sợi dây đàn của nàng Tiểu Lân ngày xưa đã đứt, thì còn mơ tưởng đến
việc lấy chồng gì nữa. Hồ Tôn Hiến phải chăng là một tên Ðường Ðại vương? Vua Bắc
Tề ngày xưa chết phải chăng là một Từ Hải ngày nay bị thảm sát? Kiều dùng điển
rất sát.
"Trong
mình nghĩ đã có người thác oan", lời tuy vắn tắt nhưng ý rất thâm trầm để
kết tội ác của Hồ Tôn Hiến: một con người lừa bịp, hiếu sát, dối trá, thâm độc,
nhu nhược, đớn hèn. Ðã xét kỹ, nghĩ kỹ mới biết mình lầm lạc để chồng bị thác
oan vì tâm địa trá của một tên Tổng đốc trọng thần. Thế mà tên Tổng đốc trọng
thần này còn hỏi người vợ đối phương goá bụa này đương cảnh tang khó về việc muốn
lấy ai làm chồng, phải chăng một kẻ cực kỳ vô liêm sĩ!
Và, câu chua cay
nhất đối với Hồ Tôn Hiến, là Kiều đã hạ lời cầu xin "rộng thương còn mảnh
hồng quần". Tục xưa ở Trung Hoa, phụ nữ sang trọng mặc váy (quần) màu hồng
(hồng quần) nói chung chỉ người phụ nữ. Kiều yêu cầu Hồ Tôn Hiến rộng lòng
thương một phụ nữ (như nàng) yếu đuối còn sống sót mà cho nàng về quê hương
"hơi tàn được thấy gốc phần là may", mới nghe qua thực đơn giản,
nhưng đối với những người có tính trào lộng hẳn cho là có ngụ ý mỉa mai chua
chát, bật cười.
"Mảnh" là
miếng, tấm, có vẻ mỏng mảnh (mảnh tiên kể hết xa gần; mảnh trăng đã gác non
đoài), hoặc một phần của vật gì hay do vật ấy vỡ ra, gây ra (mảnh hương
nguyền, mảnh hương còn đó phím đàn còn đây); nghĩa bóng chỉ vật mỏng mảnh, hay
không có giá trị gì (vẽ chi một mảnh hồng nhan: chỉ thân hèn mọn của
người con gái không đáng giá gì; mảnh hồng quần: chỉ thân người đàn bà yếu
đuối khổ sở).
Sao Kiều - hay tác
giả - không dùng "chút phận hồng quần" hay "còn phận hồng quần" mà
lại dùng từ "mảnh" tức là "miếng, tấm" để người có thể hiểu...
vừa nghĩa bóng và nghĩa đen, nhất là nghĩa đen? Hay tác giả Truyện Kiều dùng lối
chơi chữ - để người ta có cảm nghĩ: nếu Hồ Tôn Hiến không thương cho, thì đến
cái "mảnh hồng quần" (miếng quần đỏ) của Kiều cũng không còn. Thật
là một cái tát rát đau thấm thía!
Thực ra, người đọc
"Truyện Kiều" đã biết qua nhân vật Hồ Tôn Hiến, một vị Tổng đốc trọng
thần nhưng chắc không được mấy người ưa, nếu không nói là thù ghét. Hành động của
hắn hết sức bỉ tiện khiến mọi người đều khinh miệt. Thương và ghét, bạn và thù,
nhân dân nhận thức, đánh giá phân minh. Với một bút pháp điêu luyện, tác giả
"Truyện Kiều" đứng về phía nhân dân với một truyền thống đạo đức của
con người, để xây dựng nhân vật điển hình của tác phẩm một cách trung thực, biểu
hiện được cái chính và cái tà giữa hai nhân vật đối lập và đối chiến: Từ Hải, Hồ
Tôn Hiến
Ðể giới thiệu nhân
vật Từ Hải xuất hiện, tác giả dùng những lời rất trang trọng:
Lầu thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao
Ðường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài
Ðội trời đạp đất ở đời.....
(câu 2165 đến 2171)
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao
Ðường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài
Ðội trời đạp đất ở đời.....
(câu 2165 đến 2171)
Tác giả tả hình
dáng oai phong lẫm liệt và tài ba lỗi lạc của một nhân vật khác thường tất làm
những việc phi thường - khiến người nghe phải bồn chồn, nôn nóng chờ mong muốn
biết con người anh hùng đó là ai? Bấy giờ tác giả mới báo cho biết:
Họ Từ tên Hải vốn người Việt đông
(câu 2172)
(câu 2172)
Thực là tuyệt.
Và, khi Từ Hải vì
chủ quan, quá tin Hồ Tôn Hiến- một vị trọng thần- nên không ngờ Hồ "lễ
nghi dàn trước, bác đồng phục sau" rồi "ba bề phát súng, bốn bên
kéo cờ", thì:
"Hùm thiêng
sa cơ", Từ Hải tuy kiêu dũng anh hùng ở vào lúc này cũng không trở tay kịp.
Nhưng Từ không lẩn tránh, không chạy trốn, không van xin, vẫn xông pha dày dạn,
giữa trận mạc dầu tay không võ khí, mình đầy thương tích, cuối cùng chết đứng.
Tử sinh liều giữa trận tiền
Dạn dày cho biết gan liền tướng quân
Khí thiêng khi đã về thần
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng
Trơ như đá, vững như đồng
Ai lay chẳng chuyển ai rung chẳng rời
(câu 2517 đến 2522)
Dạn dày cho biết gan liền tướng quân
Khí thiêng khi đã về thần
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng
Trơ như đá, vững như đồng
Ai lay chẳng chuyển ai rung chẳng rời
(câu 2517 đến 2522)
Thực là khí phách
hào hùng
Ngược lại, khi Hồ
Tôn Hiến xuất hiện, thì:
Có quan Tổng đốc trọng thần
Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài
(câu 2451 và 2452)
Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài
(câu 2451 và 2452)
Dùng tiếng "kinh
luân gồm tài", tác giả "Truyện Kiều" còn giữ thái độ dễ dãi ở bước
đầu đối với một Tổng đốc được coi là một "trọng thần" của triều
đình... và thêm hai câu để nói đến cái uy thế của Hồ được nhà vua trọng vọng:
Ðẩy xe vâng chỉ đặc sai
Tiện nghi bát tiễn việc ngoài đổng nhung
Tiện nghi bát tiễn việc ngoài đổng nhung
Nhưng với chức Tổng
đốc trọng thần, Ðổng nhung (tức như Nguyên soái) này khi xuất binh thì thì như
vậy, nhưng khi xuất chiến thì thế nào? Hồ Tôn Hiến có dám xuất chiến thư hùng với
Từ Hải đâu. Chờ Từ Hải chết rồi, bấy giờ Hồ mới dám:
Quan quân truy sát đuổi dài
ẦM ầm sát khí ngất trời ai đang
Trong hào ngoài luỹ tan hoang...
(câu 2523 đến 2525)
ẦM ầm sát khí ngất trời ai đang
Trong hào ngoài luỹ tan hoang...
(câu 2523 đến 2525)
Từ Hải chết. Chủ
tướng bị hại rồi, quân bấy giờ chẳng khác nào như rắn mất đầu, thì làm gì quân
Hồ Tôn Hiến lại chẳng "truy kích đuổi dài" được. Trước chỉ
sợ có Từ Hải là người "côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài", một
anh hùng có chí lớn, nay Từ đã chết chỉ còn quân lính thì còn sợ gì nữa mà
không đuổi dài, giết cho tận tuyệt. Vả lại, giữa lúc quân tướng của Từ Hải sửa
soạn ra nghinh tiếp quan quân của Hồ Tôn Hiến đếu chiêu phủ, mà đội quân này lại
trở mặt xông vào chém giết trong khi bất ý còn ai đối phó kịp, thì làm sao chả "ầm
ầm sát khí ngất trời ai đang"? Rồi vâng lịnh quan Tổng đốc, đội quân này
thừa thắng xông lên đập phá tan hoang cả hào luỹ là những công trình phòng ngự
của tướng quật khởi, thì ra đánh vào chỗ không người, toàn gỗ đá nên làm sao lại
chả ra oai, hung hăng mạnh bạo?
Chỉ trong ba câu
thơ cực tả cái thắng lợi trên chiến trường của Hồ Tôn Hiến như vậy vốn có ngụ ý
mỉa mai, khinh bỉ một cách kín đáo.
Như vậy, với tính
chính trực cũng như bút pháp điêu luyện trung thực có vẻ biếm nhẻ của tác giả
"Truyện Kiều" tất không thể dung tha một con người như Hồ Tôn Hiến chỉ
mang cái lốt vỏ trọng thần mà tâm địa hết sức bỉ tiện.. mà chuyển hoá từ Hán chỉ
người phụ nữ yếu đuối (mảnh hồng quần) ra từ Nôm thành miếng quần đỏ (mảnh quần
hồng) của nàng Kiều, nếu Hồ Tôn Hiến không chấp thuận lời yêu cầu của nàng xin
cho về quê hương. Mà hắn đành đoạn không chấp nhận thực.
Rồi:
Hạ công chén đã quá say
Hồ công đến lúc rạng ngày nhớ ra
Nghĩ mình phương diện quốc gia
Quan trên ngắm xuống người ta trông vào
Phải tuần trăng gió hay sao?
Sự này biết tính thế nào được đây?
(câu 2589 đến 2954)
Hồ công đến lúc rạng ngày nhớ ra
Nghĩ mình phương diện quốc gia
Quan trên ngắm xuống người ta trông vào
Phải tuần trăng gió hay sao?
Sự này biết tính thế nào được đây?
(câu 2589 đến 2954)
Thế rồi để thực hiện
một hành động man trá, lừa dối quan trên, che lấp dư luận, hắn một lần nữa biến
Kiều thành một nạn nhân trực tiếp của hắn bằng cách gán Kiều cho tên thổ quan..
để nàng tự chấm dấu cuối cùng cuộc đời đầy đau khổ của mình trên dòng sóng cuộn
Tiền Ðường! Ðiều này khiến nhà thơ Tản Ðà khi "Vịnh Kiều" bằng một
bài thơ luật Ðường vừa mạ trách Hồ Tôn Hiến vừa thương tiếc Kiều qua hai câu luận:
Tổng đốc ví thương người bạc phận
Tiền Ðường chưa chắc mả hồng nhan
Tiền Ðường chưa chắc mả hồng nhan
"Dây đàn
Tiểu Lân", phải chăng chủ ý của Kiều vừa biểu lộ lòng tiết liệt của mình vừa
tố cáo tội ác, đểu giả của Hồ Tôn Hiến.
(Theo Ðiển tích Truyện Kiều, NXB Ðồng Tháp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét