Kiều đã bán mình và đã thất thân với Mã Giám Sinh, Mã đưa Kiều về lầu xanh,
giao cho mụ Tú Bà... Mụ buộc Kiều lạy mụ và Mã Giám Sinh để nhận Kiều làm con
nuôi. Kiều bấy giờ mới biết Tú Bà là vợ của gã họ Mã nên nàng trần tình có ý
bác bẻ lại và tự nhận là vợ lẽ:
Nàng
rằng: Phải bước lưu ly
Phận hèn vâng đã cam bề tiểu tinh
Ðiều đâu lấy yến làm oanh
Ngây thơ chẳng biết là danh phận gì
Ðủ điều nạp thái vu quy
Ðã khi chung chạ lại khi đứng ngồi
Giờ ra thay bậc đổi ngôi
Dám xin gởi lại một lời cho minh
Mụ nghe nàng nói hay tình
Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên
(câu 953 đến 962)
Phận hèn vâng đã cam bề tiểu tinh
Ðiều đâu lấy yến làm oanh
Ngây thơ chẳng biết là danh phận gì
Ðủ điều nạp thái vu quy
Ðã khi chung chạ lại khi đứng ngồi
Giờ ra thay bậc đổi ngôi
Dám xin gởi lại một lời cho minh
Mụ nghe nàng nói hay tình
Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên
(câu 953 đến 962)
"Tiểu tinh"
nghĩa đen là sao nhỏ, nghĩa bóng chỉ phận lẽ mọn tức người vợ lẽ. "Tiểu tinh" nguyên
lấy chữ "thơ Tiểu tinh"
trong Kinh thi. Thơ "Tiểu
tinh" gồm có hai chương. Bài thơ mượn lời người vợ lẽ mọn
để diễn đạt tư tưởng an phận thủ thường, cam chịu định mạng. Ban ngày, người vợ
lẽ không dám đến gần tiếp xúc đấng phu quân, sợ vợ cả bắt gặp. Phải đợi đến đêm
sao mọc, nàng mới dám đến lén lút với chồng, để rồi lại vội vàng lén lút trở về
phòng mình, khi đằng đông sao sắp lặn, tức là trước khi trời sáng.
Lời lẽ trong thơ "Tiểu
tinh" tuy có so sánh thân phận khổ đau, buồn tủi của người vợ
lẽ với thân phận hạnh phúc, ấm áp của người vợ cả, nhưng không tỏ ý ghen tuông,
chỉ có cam chịu với số kiếp. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã chẳng cực tả cái thảm cảnh
này có vẻ hằn học:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười hoạ hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Thân này ví biết dường nầy nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong!
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười hoạ hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Thân này ví biết dường nầy nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong!
"Chém cha", thực đanh thép biểu lộ vừa tủi thân, vừa căm hờn.
Ở ĐÂY,
KIỀU ĐÀNH CHẤP NHẬN NHƯ THẾ MỘT CÁCH DỄ DÀNG. Ở chế độ phong kiến,
lấy lẽ làm lẽ là một lẽ thường. Vả lại, trước hoàn cảnh này, Kiều không còn
cách phản ứng mạnh mẽ nào hơn. An phận tuỳ duyên, giả thử Kiều có "biết dường nầy nhỉ"
tất cũng phải chịu. Vậy mà, khi nghe Kiều tỏ bày sự việc và cam phận "tiểu tinh" thì
mụ Tú Bà còn nổi tam bành.
"Tam bành"
là gì?
Ðạo gia cho rằng: cái Thần (tinh thần) của con người ở vào ba nơi. Một ở óc,
hai ở tim, ba ở dạ dày. Theo sách"Chủ
nhân huyền ảo" thì cái Thần ấy có thể làm hại người.
Ba nơi chư thần đó, Ðạo gia gọi là Tam Thi. Theo sách"Thái Thượng Tam Thi trung
kinh", thì thượng thi tên Bành Cứ vốn ở đầu con người,
trung thi tên Bành Chất ở bụng; hạ thi tên Bành Kiêu ở chân. Ba thần này gọi là
thần Tam Bành hay xúi giục người làm bậy. Người thường tin rằng những sự nóng
nảy, giận dữ đều do thần Tam Bành xúi giục, gây ra để cho con người dễ làm bậy.
"Tam bành" từ
riêng biến thành từ chung để trở nên một thành ngữ, chỉ sự nổi giận đùng đùng,
làm ác, hành hung của mụ Tú Bà, mặc dầu Kiều bằng lòng xin làm vợ lẽ. Nhưng
thực tế, không phải mụ ghen tuông mà là tức giận vì Kiều đã mất trinh do tên họ
Mã đã "nước trước bẻ
hoa", như vậy mụ phải mất một số tiền lớn đối với khách
hàng "vương tôn
công tử" vốn thích tìm hoa chưa bị ai đi "nước trước". Cho nên
mụ rống lên:
Màu hồ
đã mất đi rồi
Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma!
Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma!
Rồi mụ dùng những lời xỉa xói, đanh đá dồn dập đổ trút tội lỗi lên đầu Kiều:
Lão
kia có giở bài bây
Chẳng văng vào mặt mà mầy lại nghe
Cớ sao chịu tốt một bề
Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao!
(câu 973 đến 976)
Chẳng văng vào mặt mà mầy lại nghe
Cớ sao chịu tốt một bề
Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao!
(câu 973 đến 976)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét