Là một người làm thơ từng có tác phẩm dự vào chung khảo cuộc
thi thơ tứ tuyệt mở rộng của tạp chí Kiến thức ngày nay nên tác giả Khánh Liên
thường góp mặt với tạp chí Văn nghệ Ninh Thuận (VNNT) ở mảng văn xuôi trữ tình
bao gồm truyện ngắn, hồi ức, tùy bút, một vài cảm nhận… Đọc hầu hết những tác phẩm
của Khánh Liên trên tạp chí VNNT có thể nhận ra một giọng điệu nhất quán, xuyên
suốt mà chúng tôi tạm gọi là giọng điệu trữ tình. Giọng điệu ấy cứ như một nguồn
mạch lan tỏa, dạt dào, tắm gội câu chữ, điểm nhìn, nhân vật, cấu trúc, hình ảnh,
những thủ pháp nghệ thuật… trong những sáng tác văn xuôi của cây bút nữ trẻ
trung, đầy triển vọng này.
Từ góc độ loại thể, phương thức sáng tác văn học, người ta
thường sắp xếp những tác phẩm văn chương thành ba “loại” lớn: tự sự, trữ tình
và kịch. Tuy nhiên, đi vào thực tế sáng tác của văn học hiện đại, nhiều nhà
nghiên cứu nhận ra khái niệm thể loại tác phẩm ngày nay đang là một khái niệm
“mở”, một hệ thống “mở” cho phép nhiều hình thức trung gian, đan xen, kết hợp
“giữa văn vần và văn xuôi, giữa tự sự và trữ tình, giữa truyện và thơ; hoặc giữa
văn chương với các lĩnh vực khác, chẳng hạn giữa văn chương và lịch sử, giữa
văn chương và nghiên cứu, giữa văn chương và âm nhạc, giữa văn chương và nghệ
thuật sân khấu” [1].
Do vậy, tìm hiểu quá trình hiện đại hóa của văn xuôi Việt Nam
từ nửa đầu thế kỷ XX trở đi “không thể không nói tới đóng góp của loại hình văn
xuôi trữ tình, được khơi nguồn từ Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ
Tốn...” [2] , “được tiếp nối và bổ sung với Nguyên Ngọc, Anh Đức, Nguyễn Thành
Long, Đỗ Chu, Lý Biên Cương, Nguyễn Thị Như Trang, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Ngọc Thuần,
Nguyễn Ngọc Tư...” [3]. Xoay quanh mảng văn xuôi trữ tình này, nhiều người đã mạnh
dạn đưa ra một số khái niệm liên quan như tình huống tâm trạng, chất thơ trong
văn xuôi, kiểu nhân vật tâm trạng, cấu trúc gần với tứ thơ, giọng điệu trữ
tình, truyện ngắn trữ tình…Có điều, Từ điển văn học, bộ cũ và cả bộ mới, có vẻ
như còn đang băn khoăn, e dè chưa vội cập nhật những mục từ này. Chẳng trách,
J.W. Goethe (1749-1832), nhà thơ Đức vĩ đại từng nói: “Mọi lý thuyết đều là màu
xám chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi”!
Theo tôi, có thể đọc, khám phá những tác phẩm của Khánh Liên
đăng trên VNNT từ góc độ văn xuôi trữ tình Việt Nam hiện đại. Từ góc độ này,
chúng ta cũng sẽ vận dụng những kinh nghiệm, thành quả và một số khái niệm lý luận văn học tương hợp của những người đi trước để khảo sát, cảm nhận một trường
hợp cụ thể, tiêu biểu của văn xuôi Tỉnh nhà.
Nói đến Khánh Liên trước tiên là nói đến một cây bút truyện
ngắn bởi so với những thể loại khác, cây bút này tỏ ra mặn duyên với truyện ngắn
hơn cả. Từ số VNNT đầu tiên có đăng truyện ngắn của cây bút nữ này, số 58, cho
đến nay đang là số 74, tác giả cũng đã kịp đóng góp cho Tạp chí Tỉnh nhà tròn 12 truyện ngắn! Những truyện ngắn của chị đăng khá đều đặn trên tạp chí của Hội
bởi trước khi vào làng văn nghệ địa phương bản thân chị cũng đã có lưng vốn văn
xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng khá là dồi dào. Những truyện ngắn tiêu biểu,
đặc sắc của cây bút nữ này phần lớn là những truyện ngắn trữ tình. Dĩ nhiên, ở
đây chúng tôi không có tham vọng đưa ra “định nghĩa” khái niệm “truyện ngắn trữ
tình”, điều mà những bậc thầy của chúng tôi cũng chưa có điều kiện để làm trong
những Từ điển thuật ngữ văn học và Từ điển văn học. Mong muốn của riêng tôi chỉ
là góp phần nhận diện về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của tác giả Khánh
Liên.
Đọc lướt qua những tên truyện, theo thứ tự xuất hiện trên tạp
chí VNNT, chúng ta có thể bước đầu hình dung hướng xây dựng, triển khai câu
chuyện của tác giả: Sông của một người (SCMN, 58), Hạt mưa (HM, 59), Buổi trưa
mùa hè (BTMH, 60), Giọt nến (GN, 61), Người tình Phan Rang (NTPR, 63), Xe buýt
số 27 (XBS27, 65), Người trăng NT, 66), Ga xuân (GX, 67), Mùa bướm (MB,
69), Bí mật của Noạng (BMCN, 71), Con mèo (CM, 72), và Người dưng (ND, 74) [4].
Có vẻ như Khánh Liên rất quan tâm đến bối cảnh của truyện thể hiện qua lối đặt
tên truyện ở những số tạp chí: 58, 59, 60, 65, 67, 69. Khái niệm “bối cảnh” được
hiểu như cái “nôi” không gian, thời gian câu chuyện diễn ra. Tuy vậy, trong từng
truyện ngắn cụ thể, có khi tác giả tô đậm không gian (58, 59, 65, 67), có khi
tác giả nêu bật thời gian (60, 69). Hướng đặt tên truyện thứ hai của cây bút nữ
này là “nhấn” vào nhân vật của truyện (63, 66, 71, 72, 74). Và tự nhiên là nhan
đề của truyện cũng có sự kết hợp giữa nhân vật và bối cảnh (58, 63, 66). Riêng
tên truyện Giọt nến đến từ những cám cảnh về số phận của nhân vật chính, một đứa
trẻ sớm bị bỏ rơi sau chùa, luôn tự thấy mình “giống một giọt nến rơi, lăn dài,
lăn dài, muốn ngó lại cây nến cũ mà không ngó được” thì suy cho cùng đây cũng
chính là cách nói hình ảnh về hoàn cảnh sống đặc thù của nhân vật truyện…
Liên hệ giữa những tên truyện của Khánh Liên với tứ thơ thấy
có nhiều nét gần gũi kì lạ. Tôi thích dựa vào tên truyện để tìm hiểu cấu trúc
tác phẩm và nhiều khi nhận thấy cấu trúc truyện ngắn của Khánh Liên rất gần với
cấu tứ một bài thơ nếu chúng ta hiểu tứ thơ như là hình tượng trung tâm thu hút
mọi cảm xúc, ý tưởng, hình ảnh…của cả thi phẩm. Trong văn xuôi nói chung, truyện
ngắn nói riêng, hình tượng nghệ thuật bao gồm hình tượng không gian, hình tượng
thời gian và hình tượng nhân vật [5]. Không gian, thời gian chủ đạo ở một số
truyện ngắn của Liên phần lớn là không/thời gian trữ tình, không/thời gian tâm
trạng bởi luôn gắn với tâm trạng của nhân vật trữ tình. Khái niệm “nhân vật trữ
tình” vốn là khái niệm của nhân vật trong thơ nên khi dùng vào truyện ngắn, người
ta thường thay bằng khái niệm “nhân vật tâm trạng”, “con người nội tâm”, “con
người tình cảm” v.v… Đây là kiểu nhân vật/con người xuất hiện phổ biến trong
truyện ngắn của cây bút trữ tình này.
Do vậy, thế giới truyện ngắn của Khánh Liên ngập tràn những kiểu nhân vật tâm trạng, những con người thiên về suy tư, cảm xúc. Kê theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ trẻ đến già thấy có nào là những đứa trẻ, những thiếu nữ ngây thơ, hồn nhiên; những chàng trai, cô gái trẻ tuổi, lãng mạn dù họ có là nông dân, học sinh, sinh viên, giáo viên, nhân viên nhà ga, họa sĩ, nhạc công, nhà thơ, gái điếm, gái bao hay chỉ là một kẻ tu hành tự nguyện hoặc sự bất đắc dĩ…Thậm chí, một số nhân vật già tuổi, thường là những người làm cha, làm mẹ, chúng ta vẫn thấy họ xử sự nghiêng về tình cảm, cảm xúc nhiều hơn bao gồm các sắc thái như thương yêu, lo lắng, giận hờn ẩn hiện đằng sau vẻ ngoài đôi khi lạnh lùng, thô bạo!
Do vậy, thế giới truyện ngắn của Khánh Liên ngập tràn những kiểu nhân vật tâm trạng, những con người thiên về suy tư, cảm xúc. Kê theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ trẻ đến già thấy có nào là những đứa trẻ, những thiếu nữ ngây thơ, hồn nhiên; những chàng trai, cô gái trẻ tuổi, lãng mạn dù họ có là nông dân, học sinh, sinh viên, giáo viên, nhân viên nhà ga, họa sĩ, nhạc công, nhà thơ, gái điếm, gái bao hay chỉ là một kẻ tu hành tự nguyện hoặc sự bất đắc dĩ…Thậm chí, một số nhân vật già tuổi, thường là những người làm cha, làm mẹ, chúng ta vẫn thấy họ xử sự nghiêng về tình cảm, cảm xúc nhiều hơn bao gồm các sắc thái như thương yêu, lo lắng, giận hờn ẩn hiện đằng sau vẻ ngoài đôi khi lạnh lùng, thô bạo!
Họ, hầu hết là những con người hướng nội, thích chìm đắm vào
tâm trạng, ưa lang thang trong những “miền nhớ” (tên một tạp bút của Khánh
Liên), những vùng kí ức, hồi ức của chính mình. Miêu tả kiểu nhân vật này, nhà
văn thường sử dụng kiểu trần thuật từ điểm nhìn nhân vật, gồm cả trần thuật bằng
kí ức nội tâm lẫn trần thuật “nhập vai”, trần thuật từ nhiều điểm nhìn, nhiều
góc độ. Nhân vật này, phần lớn là nhân vật xưng ‘tôi” (SCMN, HM, NTPR, XBS27,
NT, GX, MB, CM) hoặc được người kể chuyện gọi bằng tên riêng hay một số
danh từ chỉ người như anh, chị tôi, cô bé, cô bạn, anh bạn, nàng… Nhân vật của
tác giả thích suy tư, nhớ nhung, cảm xúc về bản thân, về những người thân yêu,
về đồng loại, về những hình ảnh dung dị, gần gũi quanh mình. Từ trong những suy
cảm ấy, từng hình ảnh bình thường, quen thuộc lại hiện lên thấm đẫm chất thơ,
chan chứa tình người trở thành không gian tâm trạng ánh nhiều sắc màu nhân văn.
Này đây là hình ảnh một ngôi chùa núi qua ánh nhìn của một cô bé: “Chùa sơn màu
đỏ như chiếc lá thu vắt ngang con sông. Chiếc lá thu ấy nhìn về ngôi làng dân tộc.
Chiều chiều, tiếng chuông chùa ngân lên chảy vào đôi tai những người dân tộc hiền
lành rồi theo dòng nước trôi xuống làng tôi lọt vào tai một người.
Có một cô thiếu nữ nằm trên giường nghe tiếng chuông chùa bình yên mà rơi nước mắt” (SCMN). Còn đây là câu thoại về một giọt mưa của hai chị em, hai “hạt mưa” lạc loài: “Làm sao có thể hiểu nỗi buồn của một giọt mưa rơi trong cái ao nhỏ khi khao khát của nó là được tan trong biển cả” (HM ). Và thêm hình ảnh “má” đi qua cây cầu trong giấc mơ của “nhỏ”: “ Nằm ngủ mơ trên giường nhỏ cũng biết má sẽ đi qua cây cầu, cái nón nhọn nhọn trăng trắng bay ngược lên vì gió. Quai nón màu nâu đẫm mướt mồ hôi níu ngược cái cổ gầy. Lưng má cong cong hớt hải đi qua chiếc cầu cũng cong cong như một vầng trăng chưa lớn. Sông chưa tỉnh giấc. Mấy bụi cỏ ven đường chưa tỉnh giấc. Sương còn bám trên thành cầu” (GN). Tôi “cố tình” chọn những đoạn văn về những nhân vật nữ không phải vì tò mò về “một nửa nhân loại” khác mình mà cái chính là để cảm nhận sâu hơn cái nhìn, thái độ của người trong cuộc. Có một nhà phê bình/nghiên cứu văn học khả kính từng nói rằng một trong những thước đo quan trọng về cảm hứng nhân văn/ nhân đạo của một tác phẩm văn chương chính ở thái độ của nhà văn đối với người phụ nữ…
Có một cô thiếu nữ nằm trên giường nghe tiếng chuông chùa bình yên mà rơi nước mắt” (SCMN). Còn đây là câu thoại về một giọt mưa của hai chị em, hai “hạt mưa” lạc loài: “Làm sao có thể hiểu nỗi buồn của một giọt mưa rơi trong cái ao nhỏ khi khao khát của nó là được tan trong biển cả” (HM ). Và thêm hình ảnh “má” đi qua cây cầu trong giấc mơ của “nhỏ”: “ Nằm ngủ mơ trên giường nhỏ cũng biết má sẽ đi qua cây cầu, cái nón nhọn nhọn trăng trắng bay ngược lên vì gió. Quai nón màu nâu đẫm mướt mồ hôi níu ngược cái cổ gầy. Lưng má cong cong hớt hải đi qua chiếc cầu cũng cong cong như một vầng trăng chưa lớn. Sông chưa tỉnh giấc. Mấy bụi cỏ ven đường chưa tỉnh giấc. Sương còn bám trên thành cầu” (GN). Tôi “cố tình” chọn những đoạn văn về những nhân vật nữ không phải vì tò mò về “một nửa nhân loại” khác mình mà cái chính là để cảm nhận sâu hơn cái nhìn, thái độ của người trong cuộc. Có một nhà phê bình/nghiên cứu văn học khả kính từng nói rằng một trong những thước đo quan trọng về cảm hứng nhân văn/ nhân đạo của một tác phẩm văn chương chính ở thái độ của nhà văn đối với người phụ nữ…
Có điều thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Khánh Liên
không chỉ có người phụ nữ mà là thế giới con người nói chung trải dài từ phố thị
đến làng quê, từ miền xuôi lên miền ngược. Đó là những con người bình thường,
giản dị với những công việc bình thường, muôn vẻ quanh ta. Những nhân vật quyền
uy, nổi tiếng, giàu có, đồng tính…rất hay gặp trong văn xuôi Việt Nam đương đại
dường như nằm ngoài thế giới truyện ngắn của chị. Chị chỉ miêu tả, tự sự, biểu
hiện về những con người nằm trong tầm ngắm, tầm nhìn của một cô giáo tỉnh lẻ từng
có thời gian công tác tại một xã miền núi xa xôi, hẻo lánh. Vậy mà, nhân vật của
chị cũng đâu thiếu những nghịch cảnh, éo le, bất hạnh của đời người, phận người?
Họ có thể là những nạn nhân của những quan niệm xã hội lạc hậu, mê tín (NT, MB,
GN), của những tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy (BTMH), của những thủ đoạn lừa
đảo ở chốn phồn hoa (HM)… Nhiều người trong số họ phải sống trong dằn vặt, ám ảnh,
căm hận của một kẻ thất tình (SCMN, HM, GX, CM, ND).
Tuy vậy, những con người ấy vẫn không rơi vào tuyệt vọng, buông xuôi, tàn nhẫn mà vẫn cố gắng “vượt lên chính mình”, vượt lên hoàn cảnh để vẫn tiếp tục tin yêu, xót thương, vị tha với con người và cuộc đời. Có thể xem đây vừa là chất trữ tình, vừa là chiều sâu nhân văn toát lên từ thế giới nhân vật của nhà văn nữ Khánh Liên.
Tôi mạnh dạn gọi Khánh Liên là nhà văn nữ, là một trong những cây bút nữ trẻ trung, triển vọng của Tỉnh nhà bởi trong số 12 truyện ngắn tạp chí VNNT đã đăng tải, theo tôi, có khá nhiều truyện rất đáng đọc, đặc biệt là hai truyện ngắn xuất hiện gần đây: Con mèo và Người dưng. Hai truyện ngắn này mở ra, hai khía cạnh mới, hai hướng đi trong mảng truyện ngắn trữ tình của Khánh Liên. Đó là trữ tình triết lí và trữ tình nhập vai. Những khía cạnh này vốn đã manh nha nụ mầm từ lâu song phải đến hai truyện vừa nêu, những nụ mầm kia mới thành hoa thơm trái ngọt…
Tuy vậy, những con người ấy vẫn không rơi vào tuyệt vọng, buông xuôi, tàn nhẫn mà vẫn cố gắng “vượt lên chính mình”, vượt lên hoàn cảnh để vẫn tiếp tục tin yêu, xót thương, vị tha với con người và cuộc đời. Có thể xem đây vừa là chất trữ tình, vừa là chiều sâu nhân văn toát lên từ thế giới nhân vật của nhà văn nữ Khánh Liên.
Tôi mạnh dạn gọi Khánh Liên là nhà văn nữ, là một trong những cây bút nữ trẻ trung, triển vọng của Tỉnh nhà bởi trong số 12 truyện ngắn tạp chí VNNT đã đăng tải, theo tôi, có khá nhiều truyện rất đáng đọc, đặc biệt là hai truyện ngắn xuất hiện gần đây: Con mèo và Người dưng. Hai truyện ngắn này mở ra, hai khía cạnh mới, hai hướng đi trong mảng truyện ngắn trữ tình của Khánh Liên. Đó là trữ tình triết lí và trữ tình nhập vai. Những khía cạnh này vốn đã manh nha nụ mầm từ lâu song phải đến hai truyện vừa nêu, những nụ mầm kia mới thành hoa thơm trái ngọt…
[1]: Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học- Vấn
đề và suy nghĩ, NXB GD-1999, tr. 81.
[2], [3]: Bích Thu, Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Lưu
Quang Vũ, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 9/2008, tr. 28.
[4]: Số trong ngoặc đơn là số của tạp chí Văn nghệ Ninh Thuận.
[5]: Xin đọc Ng Văn Hạnh- Huỳnh Như Phương, sđd, tr.
177-192.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét