Kim Trọng tỏ tình và cuộc xử án tại phủ đường
Trong quyển Về những thủ pháp nghệ thuật trong Văn chương
Truyện Kiều năm 2002, chúng tôi đã viết một chương về Đối thoại và độc
thoại nội tâm trong Truyện Kiều. Theo đó, trong Truyện Kiều có 106 lần thoại
(73+33) với 1.393 dòng thơ (1.181+212) gồm 73 cuộc thoại với 1.181 dòng thơ và
33 lần độc thoại nội tâm với 212 dòng.
Nay chúng tôi xin thử xem cụ thể cuộc thoại thứ 4 và thứ 28 của
73 cuộc thoại trong Truyện Kiều, dưới góc nhìn của lý thuyết hội thoại ngày
nay, để xem nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du khéo léo và tinh tế đến mức nào.
I. KIM TRỌNG LẦN ĐẦU TỎ TÌNH VỚI THÚY KIỀU
Kim Trọng và Thúy Kiều vốn từng nghe đến tên nhau, biết nhau
nhưng chưa một lần gặp mặt thì Hội Đạp thanh đã giúp hai người gặp gỡ nhưng vẫn
chưa nói với nhau được một lời. Nàng thì e lệ nép vào dưới hoa còn
chàng thì chỉ được chàng Vương ra tiếp quen mặt ra chào, trong cảnh hai
người Tình trong như đã... mặt ngoài còn e. Nhờ cành kim thoa, Kim Trọng gặp
được Kiều, dẫn đến cuộc thoại giữa hai người mà ta xét đến sau đây: Kim Trọng
lần đầu tỏ tình với Thúy Kiều. Nay ta hãy xét lần tỏ tình này dưới góc
nhìn của Lý thuyết hội thoại vào cuối thế kỷ 20.
Đây là cuộc thoại thứ tư trong truyện cũng là cuộc thoại đầu
tiên giữa hai người (AB song thoại) với vị thế ngang nhau tuy chưa từng
giao tiếp một cách chính thức nhưng không còn xa lạ gì. Sau buổi đầu hội ngộ ở
Hội Đạp thanh, Kiều về đã tự hỏi Người đâu gặp gỡ làm chi, còn Kim Trọng
thì đã tương tư đến mỏi mòn rồi đến nhà Kiều và tìm cách dọn đến trọ ở gần nhà
nàng. Như vậy không chỉ chàng muốn mà cả nàng cũng đang mơ tiến dần đến thân
tình qua cuộc thoại này.
Mỗi cuộc thoại đều có một đích riêng, dù là cuộc họp hay cuộc
thoại có tính chất thân mật hay chuyện phiếm - có khi cái đích chỉ là nói xấu một
ai đó… Thế thì mục đích cuộc thoại này chính là bước tiến mới trong quan hệ giữa
hai người. Với Kim Trọng thì đích đã rõ ràng: làm quen, tiếp cận và tỏ tình với
người mà mình thầm yêu trộm nhớ bấy lâu đã chồn. Cái đích này Kiều không
phải không từng chờ đợi nên nhận ra ngay và chấp nhận để cuộc thoại diễn ra
suôn sẻ. Nhưng diễn tiến và kết thúc cuộc thoại ra sao ta hãy cùng xem.
Trong bài này, chữ số trong ngoặc là số câu thơ đã dùng trong
cả cuộc thoại.
1. Kim Trọng (A) vốn có tình ý đã lâu, lại là một đấng nam
nhi nên chàng mở thoại là điều dĩ nhiên, nhưng chỉ là xa đưa ướm
lòng:
0305. - “Thoa này bắt được hư không,
“Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về?” (2)
Chỉ bằng hai câu ngắn gọn có vẻ ngập ngừng nhưng đầy ý tứ,
chàng không nói nhiều lại dùng điển tích Châu về Hợp Phố rất khiêm tốn
để tỏ tình. Không nói nhiều khi mở thoại bởi không biết Kiều có tiếp nhận
không, chàng khéo léo “buộc” Kiều phải cùng giao tiếp. (Anh bắt được chiếc
thoa, làm sao trả lại đây?).
2. Và quả thật chàng đã nghe được 3 câu hồi đáp của Kiều B
(AB):
0307. Tiếng Kiều, nghe lọt bên kia:
- “Ơn lòng quân tử sá gì của rơi.
0309. “Chiếc thoa là của mấy mươi,
Kiều cảm ơn và bày tỏ lòng mình qua câu cảm thán ở cuối Mà
lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao! cũng là chấp nhận để cuộc thoại chính
thức bắt đầu (Cám ơn anh, chiếc thoa đáng giá có là bao, tấm lòng mới là quý).
3. Sau A là B nay lại đến A theo qui tắc điều hành luân phiên
lượt lời, vai nghe và nói được luân phiên cho nhau, thời gian tham thoại tương
đương (Kim mở thoại 2 câu, Kiều đáp 3 câu) chứng tỏ tình e ấp của “cái buổi ban
đầu lưu luyến ấy”. Cũng là quy tắc lịch sự trong giao tiếp vốn đã sẵn có ở cả
hai người, Kim đón ngay lấy lượt lời đã thuộc về mình và tranh thủ tỏ tình
luôn, lại còn nói tới 6 câu A (ABA). Không những thế, chàng còn khéo léo yêu cầu
Kiều dừng chân một chút để chàng về nhà lấy tặng vật.
0311. Sinh rằng: - “Lân lý ra vào,
“Gần đây nào phải người nào xa xôi.
0313. “Được rày nhờ chút thơm rơi,
“Kể đà thiểu não lòng người bấy nay!
0315. “Bấy lâu mới được một ngày,
“Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là”. (11)
(Có xa xôi gì, nhờ chiếc thoa mà lòng tơ tưởng bao lâu…, nay
xin dừng chân một chút).
Trong lý thuyết hội thoại có quy tắc chi phối liên hệ liên cá
nhân - phép lịch sự đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của
cuộc thoại, trong đó mỗi cá nhân phải tự điều chỉnh sao cho phù hợp để phép lịch
sự không bị vi phạm, làm xuất hiện những hành động đe doạ thể diện mà
các nhà ngữ dụng học gọi là FTA (Face threatening Acts). Trong giao tiếp, người
ta cư xử y như mong muốn của họ về nhu cầu thể diện sẽ được tôn trọng,
nên người nói phải lựa lời để giảm khả năng đe doạ thể diện âm
tính hay đe doạ thể diện dương tính tức là tôn trọng, không áp đặt
hay thể hiện mối quan hệ thân hữu. Kim Trọng mong Kiều dừng chân (Bắt người ta
phải chờ) là đe doạ thể diện âm tính nên phải khéo léo giảm nhẹ bằng
những từ gạn chút và gọi là, vì vậy bằng cách này, Kim Trọng tỏ
ra đúng là một con người phong nhã hào hoa.
Chúng ta có thể thông cảm cho cái dáng điệu cuống cuồng của
Kim khi Vội về thêm lấy của nhà rồi tiếp lời ngay chẳng để Kiều có
câu nào đáp lại, bởi chàng chắc rằng Kiều ngập ngừng, e dè nán lại theo yêu cầu
của chàng đã là một sự hồi đáp phi ngôn ngữ. Những ý nghĩ này ở góc độ
hội thoại, ta có thể nhận ra dù không thấy đề cập đến chứng tỏ rằng dù chưa hề
biết rằng lý thuyết hội thoại phải gần hai trăm năm sau mới ra đời, Nguyễn Du
đã bằng trực giác nghệ thuật của mình mà ý thức được khá rõ ràng.
4. Và đây là lượt lời tiếp thứ tư của Kim Trọng trong 8 câu
(2+3+6+8):
0323. Rằng: - “Từ ngẫu nhĩ gặp nhau,
“Thầm trông trộm nhớ bấy lâu đã chồn.
0325. “Xương mai tính đã rũ mòn,
“Lần lừa ai biết hãy còn hôm nay.
0327. “Tháng tròn như gửi cung mây,
“Trần trần một phận ấp cây đã liều.
0329. “Tiện đây xin một hai điều,
Lẽ ra sau ABA thì đến B nhưng Kim Trọng đã tranh thủ nói luôn
A (ABAA). Nam nhi phải thế chứ! Bằng hai lượt lời liên tiếp khá dài
chứng tỏ Kim Trọng đã quyết tâm tỏ tình sau một thời gian dài thầm yêu trộm
nhớ dù có phải vi phạm quy tắc luân phiên lượt lời. Lượt lời trên gồm 4 khổ
thơ với 4 ý rõ ràng, mỗi ý 2 câu:
- từ khi được gặp luôn thầm trông trộm nhớ
- buồn khổ đến gầy mòn nay may được gặp lại
- nhưng một tháng dài dằng dặc đã qua, đành chỉ biết đợi và
chờ
- nay được gặp thì xin xét cho tấm lòng này.
5. Sau hai lượt lời liên tiếp của Kim Trọng, Kiều vẫn lắng
nghe, e dè và:
0331. Ngần ngừ nàng mới thưa rằng:
- “Thói nhà băng tuyết, chất hằng phỉ phong.
0333. “Dầu khi lá thắm chỉ hồng,
“Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.
0335. “Nặng lòng xót liễu vì hoa,
“Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa!”. (24)
Nàng e thẹn nên chỉ nói được 5 câu, B (ABAAB) mà hoàn toàn đủ
ý:
- Phỉ phong là thứ rau ăn củ ở Trung Quốc mà người
nghèo ăn cả lá giống như cây su hào ở ta, Kiều dùng từ này để khiêm tốn nhận
mình vốn quê mùa, mộc mạc.
- chuyện vợ chồng phải do cha mẹ định.
- chàng có yêu thì thiếp còn nhỏ dại chưa biết trả lời ra
sao, vì hoa ở đây là yêu hoa, vì là yêu thương, nể nang,
quý trọng trong vì nể, nể vì.
6. Kim Trọng liền tranh thủ tiếp nối cuộc thoại bằng một lượt
lời dài tới 10 câu.
0337. Sinh rằng: - “Rày gió mai mưa,
“Ngày xuân đã dễ tình cờ mấy khi.
0339. “Dầu chăng xét tấm tình si,
“Thiệt đây, mà có ích gì đến ai?
0341. “Chút chi gắn bó một hai,
“Cho đành rồi sẽ liệu bài mối manh.
0343. “Khuôn thiêng dầu phụ tấc thành,
“Cũng liều bỏ quá xuân xanh một đời.
0345. “Lượng xuân dầu quyết hẹp hòi,
“Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru!”. (34)
10 câu trong lượt lời thứ sáu, A (ABAABA) nhưng cũng trình bày
đủ 5 ý:
- Chả mấy khi ta được gặp nhau
- nếu nàng không xét đến tấm tình si thì thiệt cho “qua” mà
cũng chẳng có ích gì cho nàng cả.
- nếu trời không xét đến tấm lòng thành này thì “qua” sẽ liều
một đời tuổi trẻ cũng chẳng tiếc gì.
- ta cứ tạm gắn bó trước rồi sẽ nói chuyện mai mối sau.
- nếu nàng hẹp hòi quyết không chịu mở lượng dung lấy tình
yêu thì công đeo đuổi há chẳng uổng lắm ru.
Kim Trọng tán tỉnh khéo lắm. Vấp phải sự từ chối đầy ý tứ của
Kiều, chàng đã tận dùng lượt lời của mình để bày tỏ nỗi lòng và thuyết phục
nàng: “Thiệt đây mà có ích gì đến ai?”. Tham thoại của chàng dài chứng tỏ chàng
đã phải suy nghĩ nhiều, chàng hiểu tâm lý của nàng, nếu không tận dụng để thuyết
phục bằng được thì sẽ bỏ lỡ thời cơ nghìn năm một thuở. Kiều tuy tỏ ý
chối từ nhưng vẫn lịch sự nán lại nghe và thấy lòng êm dịu, bởi hình ảnh của
“người đâu gặp gỡ” đã từng làm nàng trăn trở băn khoăn.
7. Chàng đã tỏ tình, nay đến lượt Kiều, nàng không thể không
hồi đáp, vả lại nàng cũng muốn quan hệ giữa hai người thêm khăng khít nhưng
cũng không cần nói nhiều mà chỉ 4 câu - B (ABAABAB):
0347. Lặng nghe lời nói như ru.
Chiều xuân dễ khiến nét thu ngại ngùng.
0349. Rằng: - “Trong buổi mới lạ lùng,
“Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang.
0351. “Đã lòng quân tử đa mang,
“Một lời vâng tạc đá vàng thuỷ chung”. (38)
0353. Được lời như cởi tấm lòng,
Giở kim thoa với khăn hồng trao tay.
8. Sau 7 lượt lời và đã trao cành thoa lượm được với khăn hồng
thì lượt lời thứ 8 này chỉ có 2 câu kết thúc cuộc thoại, 2 câu này có thể là A
(hay B nói, hay có lẽ cả hai cùng nói hay nghĩ) và sau đó hai bên cùng trao tặng
vật:
0355. Rằng: - “Trăm năm cũng từ đây,
“Của tin gọi một chút này làm ghi”. (40)
0357. Sẵn tay bả quạt hoa quỳ,
Với cành thoa ấy tức thì đổi trao.
Trong nguyên lý cộng tác, mỗi người phải hướng đúng mục đích
của cuộc thoại với những phương châm về lượng (không nói thừa hoặc
thiếu), về chất (không nói điều mình tin là sai hoặc không có bằng
chứng chính xác), về quan hệ (đóng góp những điều có liên quan) và về cách
thức thì cả hai nhân vật của chúng ta đều đã vận dụng tốt những phương
châm này, đặc biệt về cách thức (lời nói phải mạch lạc ngắn gọn,
tránh tối nghĩa mơ hồ, có thể gây ra hiểu lầm). Ngoài ra, nguyên lý lịch sự lại
càng được quan tâm vì cả hai đều là những người được đào tạo trong môi trường
văn hoá theo mẫu hình nơi cửa Khổng sân Trình.
Cuộc thoại đã được hoàn thành tốt đẹp với 8 lượt lời và 40
câu, trong đó Kim Trọng là người mở thoại nói 4 lần với 26 câu, Thuý Kiều nói 3
lần với 12 câu còn lượt lời thứ 8 có 2 câu có lẽ là của cả 2 người để kết thúc
cuộc thoại.
Đối thoại thường gồm hai yếu tố đặc trưng: trao lời và
đáp lời có sự tương tác qua lại bởi vì giao tiếp luôn luôn có mục đích. Tuỳ
năng lực sử dụng ngôn ngữ của mỗi người và điều kiện giao tiếp cụ thể mà sự
tương tác của ngôn ngữ đối thoại có cường độ mạnh yếu và có phạm vi ảnh hưởng về
không gian rộng hẹp, thời gian ngắn dài, số lượng đối tượng nhiều ít khác nhau,
vì thế lời nói có tác động khôn lường. Xem lại cuộc tỏ tình này, ta thấy người
chủ động là Kim Trọng nên chàng là người mở thoại và nói nhiều hơn (26/40 câu),
đến lượt lời của Thuý Kiều… thì cuộc thoại tiến dần đến chỗ kết để cuối cùng là
hai bên hứa hẹn và trao nhau kỷ vật.
Kiều hiểu để yêu Kim Trọng nhưng cũng hiểu lòng mình nên cuộc
thoại diễn ra suôn sẻ. Phân tích và khảo sát diễn tiến của cuộc giao tiếp này,
ta hiểu thêm tâm lý và tính cách của hai người nhưng qua đó lại thấy thêm sự
tài tình trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà thơ.
Thúy Kiều tham gia rất nhiều cuộc thoại 44 lần với 77 lượt lời
trong Truyện Kiều, nhưng không phải lúc nào cũng tham gia bằng hành động ngôn
ngữ và tham thoại nào cũng dài, mà lúc có lúc không, khi dài khi ngắn. Nàng có
những cách đối thoại khác nhau trong từng cuộc thoại, chứng tỏ nàng là một người
thông minh tinh tế luôn biết cách tham gia hội thoại với đúng tâm lý và tính
cách của mình. Qua chỉ 1 trong 44 cuộc thoại của Thúy Kiều này, những phẩm chất
của nàng được bộc lộ và ta thấy được thêm sự thống nhất trong bút pháp Nguyễn
Du và dù hàng trăm năm sau, lý thuyết hội thoại mới ra đời, Đại thi hào của
chúng ta vẫn luôn “đồng hành được với thời đại chúng ta” mà không hề lạc hậu.
II. CUỘC XỬ ÁN TẠI PHỦ ĐƯỜNG LÂM TRI
Sau khi Thúc Sinh chuộc được Kiều ra khỏi lầu xanh Tú Bà,
trong cảnh nhà “sum họp trúc mai” mới được nửa năm thì cha từ quê trở lại, bắt
hai người phải chia tay. Chàng thà chết chứ không chịu, Thúc Ông đành kiện đến
cửa quan. Dẫn đến việc xử kiện ở phủ đường là cuộc thoại mà ta xét đến ở đây.
1. Cuộc thoại thứ 28 này bắt đầu bằng việc mở thoại của quan
phủ (A) với 6 câu đầu phê phán và mắng Thúc Sinh cùng Thuý Kiều:
1409. Trông lên mặt sắt đen sì,
Lập nghiêm trước đã ra uy nặng lời:
1411. - “Gã kia dại nết chơi bời,
“Mà con người thế là người đong đưa!
1413. “Tuồng chi hoa thải hương thừa,
“Mượn màu son phấn đánh lừa con đen.
1415. “Suy trong tình trạng bên nguyên,
“Bề nào thì cũng chưa yên bề nào.
Sáu câu mà mỗi người chịu 3 câu: Thúc Sinh nhận câu đầu (dại
nết chơi bời) và 2 câu 5-6 (Hoàn cảnh gia đình - chưa có người nối dõi tông đường),
Thuý Kiều là câu thứ hai (là người đong đưa) và 2 câu 3-4 (hoa thải hương thừa…).
Sau đó là 4 câu gồm 2 câu luận tội:
1417. “Phép công chiếu án luận vào,
“Có hai đường ấy, muốn sao mặc mình.
và 2 câu là nghị án cụ thể (Đánh đòn hoặc trả về lầu xanh):
1419. “Một là cứ phép gia hình,
“Hai là lại cứ lầu xanh phó về”. (10)
Kể ra Nguyễn Du thật đã khéo khi diễn tả lời định tội của
quan phủ thật đúng lớp lang: Lượt lời A này gồm 10 dòng nhưng rất phân minh và
cụ thể rõ ràng (3+3+2+2).
2. Đến đây kết thúc lượt lời của quan phủ (A), lượt lời là một
hình thức hoạt động xã hội bị chi phối bởi một hệ thống những quy ước đối với
việc giành lời, giữ lời và nhường lời mà mọi thành viên
trong xã hội đều biết. Nay đến lượt lời của Thuý Kiều B (AB), 4 câu (10+4),
nàng chấp nhận chịu đòn:
1421. Nàng rằng: - “Đã quyết một bề
“Nhện này vương lấy tơ kia mấy lần!
1423. “Đục trong thân cũng là thân,
“Yếu thơ vâng chịu trước sân lôi đình”. (14)
(Vâng, ý con đã quyết, xin lãnh nhận chịu đòn).
3. Hết A đến B nay lại đến A (ABA), quan phủ chỉ nêu một mệnh
lệnh đanh thép và gọn gàng chỉ bằng một dòng thơ:
1425. Dạy rằng: “Cứ phép ra hình!”. (15)
Thế là Ba cây chập lại một cành mẫu đơn, và Kiều thì:
1427. Phận đành chi dám kêu oan,
Đào hoen quẹn má, liễu tan tác mày.
1429. Một sân lầm cát đã đầy,
Gương lờ nước thuỷ, mai gầy vóc sương.
1431. Nghĩ tình chàng Thúc mà thương,
Nẻo xa trông thấy lòng càng xót xa.
Thúy Kiều bị một trận đòn thật là thê thảm nhưng không dám
kêu oan, khiến Thúc Sinh càng thêm xót xa, bi lụy.
4. Thúc Sinh (C) nhìn Kiều đau đớn mà thương xót nhưng không
nói được lời nào, đành dùng đến biện pháp khóc than, vốn là sở trường của
chàng, đây là lượt lời thứ tư C trong (ABAC):
1433. Khóc rằng: - “Oan khốc vì ta,
“Có nghe lời trước chớ đà luỵ sau.
1435. “Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu,
“Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai?”. (19)
1437. Phủ đường nghe thoảng vào tai,
Động lòng lại gạn đến lời riêng tây.
1439. Sụt sùi, chàng mới thưa ngay,
Đầu đuôi kể lại sự ngày cầu thân.
Quan phủ vốn nhân từ, động lòng thương xót nên hỏi lại giúp
Thúc Sinh có dịp kể lại câu chuyện từ đầu.
5. Chính lời than khóc này lại có tác dụng hơn cả một lời cầu
xin, và quan phủ phải hỏi lại xem sự thể ra sao, tuy không được diễn ra thành lời
(Câu hỏi ẩn), nhưng là cơ hội cho Thúc Sinh Đầu đuôi kể lại sự ngày cầu
thân bằng lượt lời thứ năm C trong (ABACC):
1441. - “Nàng đà tính hết xa gần,
“Từ xưa nàng đã biết thân có rày.
1443. “Tại tôi hấng lấy một tay,
“Để nàng cho đến nỗi này vì tôi.” {23)
1445. Nghe lời nói cũng thương lời,
Dẹp uy, mới dạy cho bài giải vi.
Quan phủ thương lời bèn tìm cách giải giúp.
Hội thoại có 4 phương châm của nguyên tắc hợp tác là:
Phương châm về chất: không nói điều mình tin là sai hay thiếu
bằng chứng.
Phương châm về lượng: phải góp tin đúng với mục đích của cuộc
thoại và lượng tin đưa ra không lớn hơn yêu cầu của nó.
Phương châm về cách thức là nói điều dễ hiểu tránh tối nghĩa,
mập mờ, nói ngắn gọn và có trật tự.
Trong cuộc thoại này, Thúc Sinh đã không nói đúng vào đề mà lại
than khóc là vi phạm về lượng, đưa vào lượng tin lớn hơn yêu cầu: Kiều vốn là
con người biết lý lẽ, biết tính hết xa gần, nhưng Thúc Sinh tự trách mình đã
không biết nghe lời, lại tranh thủ nói thêm dù chưa được phép. Thúc Sinh đã vi
phạm nghiêm trọng quy tắc hội thoại, nhưng chàng có lý do vì đã được quan phủ
thương tới.
6. Viên quan phủ vốn tốt bụng, có tinh thần hợp tác, suy ra
Kiều tuy trăng hoa song cũng biết điều phải trái thị phi, mới thương lời mà dạy bài
giải vi.
1447. Rằng: - “Như hẳn có thế thì,
“Trăng hoa, song cũng thị phi biết điều”. (25)
Khổ thơ trên đây có 6 hư từ và hư từ thì trên đây mới
thật là độc đáo. Nó nằm ở vần ở cuối câu lục (vị trí vần) và chuyển tải một nội
dung phong phú nhằm lột tả tính cách của viên quan phủ. Chữ thì với
chức năng của hư từ thường nhấn mạnh vào bộ phận từ ngữ đứng sau nó và những từ
đứng sau nên phải được đọc liền mạch với từ này (thì sao). Theo cách đọc
thông thường của thơ lục bát thì đến chữ thứ 6 của câu lục (thì) có một thời
gian dừng nên về mặt lôgic ngữ pháp ở đây chữ thì đặt ở cuối câu lục
có cái gì không thuận. Và chính cái không thuận ấy lại rất hợp với tình cảnh
lúng túng của viên quan. Sau khi nói một câu tưởng như không có gì mới (như hẳn
có thế thì), quan phủ đã phải dừng lại ở một vài chữ cầu kỳ (Trăng hoa, song
cũng thị phi...) như muốn cố tô điểm cho lời nói của mình để tỏ ra mình là
một khách văn chương. Ông phải dừng lại để chọn lời cho hợp với lời phán của một
vị quan toà. Về mặt ngữ pháp, câu thơ được tạo nên bởi từ thì cuối
câu lục có cái gì như phi lôgic lại diễn tả được cái lôgic khách quan về tính
cách của viên quan hay chữ này. Đấy là chưa kể trong câu lục này 4 chữ trong số
6 chữ đều là hư từ, đó là cái tài sử dụng hư từ cùa Nguyễn Du.
Như vậy trong Truyện Kiều, hư từ ở vị trí vần của câu thơ đều
được sử dụng rất chính xác, đạt đến độ tự nhiên, hài hòa, không những góp phần
làm cho câu thơ Truyện Kiều mềm mại, uyển chuyển, mà còn làm tăng thêm khả năng
diễn đạt tinh tế cả về sắc thái tình cảm lẫn tính cách của nhân vật, và đây là
một thí dụ điển hình.
7. Lượt lời thứ sáu trên của quan phủ A trong (ABACCA) này có
được nhờ những lời than khóc của Thúc Sinh và chàng lại phải trả lời viên quan
bằng lượt lời thứ bảy C trong (ABACCAC):
1449. Sinh rằng: - “Chút phận bọt bèo,
“Theo đòi vả cũng ít nhiều bút nghiên”. (27)
Nghĩa là Kiều cũng biết “thơ phú như ai”.
8. Biết Kiều có học sách thánh hiền, viên quan bèn ra đề một
bài thơ “Vịnh cái gông” cho nàng bằng lượt lời thứ 8: A (ABACCACA):
1451. Cười rằng: - “Đã thế thì nên,
“Mộc già, hãy thử một thiên trình nghề!” (29)
1453. Nàng vâng cất bút tay đề,
Mộc già: cái gông, gông làm bằng gỗ để gông cổ tội nhân, già
chữ Hán là cái gông, cái kẹp để kẹp tay phạm nhân mà tra hỏi.
Thúy Kiều trình bài thơ mà Nguyễn Du không nêu nhưng trong
Kim Vân Kiều Truyện là bài Vịnh cái gông theo điệu khúc Hoàng Oanh nhi. Quan phủ
xem xong khúc hát trên, tỏ vẻ tươi cười bảo rằng: - Bài này so với khúc cũ còn
hay hơn nhiều. Thực là giai nhân sánh với quân tử, cho phép vĩnh viễn kết làm vợ
chồng.
9. Theo lý thuyết hội thoại, hành động ngôn từ là những điều
người ta làm thông qua ngôn ngữ là xin lỗi, than phiền, chỉ dẫn… Trong lý thuyết
hội thoại hành động ngôn từ được thực hiện bằng những hành động liên
quan: hành động tại lời, hành động ngoài lời và hành động sau lời.
Khi bạn nói: Sao hôm nay lạnh thế nhỉ? thì hành động tại lời là nhận
xét về thời tiết hôm nay, nhưng hành động ngoài lời có thể là yêu cầu ai đó
khép cửa lại còn hành động sau lời sau đó cửa đã được đóng lại. Vận dụng vào đoạn
thoại trên với câu nói của quan phủ trên đây, ta thấy hành động tại lời là ra đề
một bài thơ để Kiều đề vịnh, hành động ngoài lời là cứ làm thơ đi nếu hay thì
quan sẽ tìm cách gỡ tội và hành động sau lời là khi đọc bài thơ quá hay của Kiều,
viên quan đã tha tội cho nàng và tác hợp cho hai người để kết thúc cuộc thoại bằng
lượt lời thứ 9 của viên quan phủ A trong (ABACCACAA), 10 (10+4+1+4+4+2+2+10):
1455. Khen rằng: - “Giá đáng Thịnh Đường,
“Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân.
1457. “Thực là tài tử giai nhân,
“Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn!
1459. “Thôi đừng rước dữ cưu hờn,
“Làm chi lỡ nhịp cho đàn ngang cung.
1461. “Đã đưa đến trước cửa công,
“Ngoài thì là lý, song trong là tình.
1463. “Dâu con trong đạo gia đình,
Lượt lời cuối này có 10 câu với 5 ý rõ ràng (5 ý, mỗi ý 2
câu), từng bước, từng bước chứng tỏ tài kể chuyện của Nguyễn Du thật điêu luyện.
Hai câu đầu khen tài sắc của Kiều, hai câu tiếp khen cả hai vợ chồng, hai câu
sau khuyên Thúc Ông đừng chuốc lấy điều chẳng lành cho mình (rước dữ), mà mang
lấy nỗi oán hận (cưu hờn). Đến hai câu phán quyết theo lý và tình rồi đến hai
câu kết luận Thúc Ông phải dẹp nỗi bất bình và quan phủ đích thân đứng ra tổ chức
lễ thành hôn thật “hoành tráng” cho Thuý Kiều:
1465. Kíp truyền sắm sửa lễ công,
Kiệu hoa cất gió, đuốc hồng ruổi sao.
1467. Bày hàng cổ xuý xôn xao,
Song song đưa tới trướng đào sánh đôi.
Thật ra theo lý thuyết hội thoại, hành động ngôn từ chủ
yếu liên quan đến hành động ngoài lời vì nói chung người ta thường tìm
cách truyền đạt được nhiều hơn cái người ta nói. Trong ba hành động liên quan
trên thì hành động ngoài lời được nghiên cứu nhiều nhất với những kiểu
hành động ngoài lời như bày tỏ, cầu khiến, hứa hẹn, tuyên bố, biểu hiện… Thực
ra, trong những lời than khóc của Thúc Sinh ở trên thì hành động ngoài lời cũng
chủ yếu là kêu xin còn hành động sau lời là làm cho quan phủ phải động
lòng mà hỏi thêm ở lượt lời thứ sáu.
Những nhân vật tham gia cuộc thoại trên đây chỉ có ba người
nhưng đúng ra đây là một đa thoại trong đó Thúc Ông không nói một câu nào. Cuộc
thoại với 9 lượt lời trong 39 dòng thơ đã diễn ra hoàn hảo, nhất là đối với
Thúc Sinh và đặc biệt hơn cả là với Thuý Kiều.
Ngoài ra trong quyển Thế giới nghệ thuật Truyện Kiều,
chúng tôi còn xét đến cuộc thoại thứ 54 khi Kiều xử án Hoạn Thư và bè lũ qua 62
dòng thơ với 14 lượt lời. Qua ba cuộc thoại này, ta thấy được rõ hơn bản chất
và tính cách của các nhân vật: Từ Kim Trọng là người tình hào hoa phong nhã
nhưng quyết tỏ tình bằng được, Thúy Kiều khiêm tốn, thông minh tinh tế, con nhà
gia giáo luôn giữ nếp nhà, đến viên quan phủ Lâm Tri hay chữ xử án hết sức độc
đáo, có lý có tình, rồi Thúc Sinh tuy hay bi lụy nhưng cũng biết “Khóc than kể
lại sự ngày cầu thân” để dùng hành động ngoài lời cứu vãn cuộc hôn
nhân. Còn tại phiên tòa thừa thiên hành đạo mà Thúy Kiều xử án, ta lại thấy một
nàng Kiều ân oán phân minh, đối xử ân tình, một Hoạn Thư gian ngoan sắc sảo,
Thúc Sinh ích kỷ hèn nhát, Giác Duyên hiền lành chân thực, còn bọn buôn người
thì đê tiện xấu xa. Quả Nguyễn Du đã biết tập trung vào một số thời điểm then
chốt, để thể hiện tính cách và tâm lý nhân vật, đó cũng là một trong những đặc
điểm nghệ thuật kể chuyện của Đại thi hào trong Truyện Kiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét