Tôi từng đọc câu thơ của tác giả trẻ Kai Hoàng: “tôi viễn xứ
nhận ra điều có lẽ/ tim mỗi người đều chứa một dòng sông”, chắc hẳn vì trong
tim mỗi người đều chứa dòng sông cho riêng mình nên thi ca đã tạc dựng ngôi đền
đầy linh thiêng và bí ẩn. Chính dòng sông đời người chuyên chở biết bao buồn
vui, trắc trở, gian truân, gập ghềnh của số phận nên mỗi khi có dịp dừng lại
nơi bến đợi, lòng người không khỏi xuyến xao, bồi hồi. Cầm trên tay thi phẩm
“gió từ sông thổi lên” (NXB Hội nhà văn tháng 04.2017) của tác giả Nguyễn Giúp
ta sẽ càng thấy rõ hơn một dòng sông thi ca biến đổi không ngừng, luân phiên
tuôn trào, để rồi thắp lên trong tâm khảm thi sĩ cái tình cái nghĩa trọn vẹn của
sông quê, bồi đắp nên một chân dung thơ mới trên vùng đất “ba sông”, phía Bắc xứ
Quảng. Nhà thơ Nguyễn Giúp sinh năm 1961, tại Ái Nghĩa, Đại Lộc, nơi có dòng
sông Vu Gia ngày đêm chuyên chở cõi mộng thi ca bao đời nay trên miền đất “chưa
mưa đà thẳm”. Và trong khoảng thời gian gần đây, nhiều người làm thơ trên vùng
đất này đang có xu hướng cách tân thơ, hoàn toàn rũ bỏ vần điệu, hòa nhập vào
không gian thơ đương đại, và tôi nghĩ Nguyễn Giúp là đại diện tiêu biểu cho
phong cách thơ tự do xứ Quảng hiện nay. Trong bài thơ “nhà ngoại tôi trăng
lên”, tác giả viết: “Cớ sao em không đi bên đời tôi cho hết thảy như cha mẹ tôi
với nhau/ Cớ sao em không ra sông nhìn nước chảy/ Cớ sao em không bội thực tình
yêu của tôi dành cho em/ Cớ sao em qua cầu cho tôi bạt xứ”, đó là những câu thơ
táo bạo thể hiện “tình yêu” một cách quyết liệt, bằng cách sử dụng điệp từ “cớ
sao”, tác giả muốn nói, muốn trách, muốn hờn, muốn giận... dẫu có cay đắng, xót
xa nhưng khát khao yêu thương chưa bao giờ cạn vơi.
Thi ca nhập vào sông như nhập vào chính phận người, có chảy qua mới có sự lắng đọng, có gian truân mới có phút giây yên ả, có dâng hiến mới có lòng vị tha. Dòng sông trong thơ của Nguyễn Giúp là một dòng sông đặc biệt, dòng sông chứa đựng cái quê nhà tưởng chừng đã cũ nhưng hơi thở, huyết mạch, niềm tin thì luôn luôn mới: “Đêm trôi/ Sông thổn thức/ Phía những con thuyền không về/ Nguyên rằm lừng lựng mắt em đen một dải mong manh/ Ngân hà về đâu hỡi những hoa đăng/ Về đâu hỡi những cơn mơ hoang tịch diệt/ Sớm mai sông nguyên sơ/ Lòng xóa được khúc sâu?” (trích bài thơ “hoa đăng”).
Thi ca nhập vào sông như nhập vào chính phận người, có chảy qua mới có sự lắng đọng, có gian truân mới có phút giây yên ả, có dâng hiến mới có lòng vị tha. Dòng sông trong thơ của Nguyễn Giúp là một dòng sông đặc biệt, dòng sông chứa đựng cái quê nhà tưởng chừng đã cũ nhưng hơi thở, huyết mạch, niềm tin thì luôn luôn mới: “Đêm trôi/ Sông thổn thức/ Phía những con thuyền không về/ Nguyên rằm lừng lựng mắt em đen một dải mong manh/ Ngân hà về đâu hỡi những hoa đăng/ Về đâu hỡi những cơn mơ hoang tịch diệt/ Sớm mai sông nguyên sơ/ Lòng xóa được khúc sâu?” (trích bài thơ “hoa đăng”).
Tôi gặp tác giả “gió từ sông thổi lên” trong một đêm rằm
tháng tư, tôi cảm nhận anh là một con người tĩnh lặng, luôn luôn nhẹ nhàng, ít
nói, kể cả khi trong không khí rộn ràng của mùa trẩy hội. Vâng, bản chất của
thi sĩ là sáng tạo và đơn độc, có lẽ khi đắm chìm vào trang viết, năng lượng của
anh mới thực sự khai phóng và chuyển hóa. Tập thơ đầy tay với 46 thi phẩm này
chính là kết tinh của giọt phù sa neo đậu tâm khảm, làm cho trái tim tác giả thổn
thức chấp bút? Nhà thơ Nguyễn Giúp ký tặng tôi tập thơ, anh nói khi hoàn thành
bản thảo chừng 100 trang in là được rồi, và trong 100 trang in có phần lặng lẽ,
nhẹ nhàng, không vồn vã, không ồn ào cũng đủ đưa độc giả khám phá một chân dung
thơ Nguyễn Giúp đầy trách nhiệm và bản lĩnh qua mỗi trang viết. Nhà thơ Nguyễn
Vân Thiên từng nhận xét: “Thơ Nguyễn Giúp mở rộng nhiều đề tài khác nhau, cũng
lấy chất liệu từ cuộc sống đời thường gần gũi quanh anh. Nhưng, hiện thực trong
thơ Nguyễn Giúp có cái - gì - đó tưởng như là cái diễn ra trước mắt có thể sờ -
nghe - ngửi - nếm được, lại lung linh mờ mờ ảo ảo như trong chiêm- bao -
giữa - ban - ngày.
Anh thường viết theo thể thơ tự do, không vần, nhưng anh đã tạo cho riêng mình một nhịp giọng thơ rất riêng. Nói theo thuật ngữ âm nhạc thì thơ Nguyễn Giúp: khúc thức rất tự do, phóng khoáng nhưng vẫn giữ được luật cân phương rất tự nhiên. Thơ anh thường có cấu tứ khá lạ và độc đáo nên mỗi bài thơ của anh có thể xem là một tác phẩm độc lập có đời sống riêng...”. Tôi nghĩ, đây là nhận xét rất đúng, bao quát được không gian và giọng điệu của thơ Nguyễn Giúp. Qua một chặng đường thơ, tôi nghĩ, thi phẩm này là thành quả rất xứng đáng của tác giả, để lưu giữ một cách sâu sắc và có hệ thống những giá trị của công cuộc lao động nghệ thuật. Nguyễn Giúp là một tác giả được rất nhiều bằng hữu độc giả yêu quý, và anh làm thơ cũng rất nhiều, tôi nghĩ, trong thi phẩm “gió từ sông thổi lên” chưa thể đưa độc giả khám phá hết “đời thơ” của anh. Chắc chắn, còn rất nhiều bản thảo được tác giả “giấu đi”, chưa cho xuất bản. Cũng chính vì lẽ ấy, tôi càng trân trọng và nâng niu hơn thi phẩm “gió từ sông thổi lên”, như một cách bày tỏ niềm ngưỡng vọng và trân quý một người thầy giáo luôn luôn hết mình với trang thơ, với văn học nghệ thuật. Thi phẩm cũng sẽ đưa người đọc khám phá những câu thơ đi dọc những dòng sông, đi dọc quê mẹ và gói trọn ân tình của một người con quê xứ:
Anh thường viết theo thể thơ tự do, không vần, nhưng anh đã tạo cho riêng mình một nhịp giọng thơ rất riêng. Nói theo thuật ngữ âm nhạc thì thơ Nguyễn Giúp: khúc thức rất tự do, phóng khoáng nhưng vẫn giữ được luật cân phương rất tự nhiên. Thơ anh thường có cấu tứ khá lạ và độc đáo nên mỗi bài thơ của anh có thể xem là một tác phẩm độc lập có đời sống riêng...”. Tôi nghĩ, đây là nhận xét rất đúng, bao quát được không gian và giọng điệu của thơ Nguyễn Giúp. Qua một chặng đường thơ, tôi nghĩ, thi phẩm này là thành quả rất xứng đáng của tác giả, để lưu giữ một cách sâu sắc và có hệ thống những giá trị của công cuộc lao động nghệ thuật. Nguyễn Giúp là một tác giả được rất nhiều bằng hữu độc giả yêu quý, và anh làm thơ cũng rất nhiều, tôi nghĩ, trong thi phẩm “gió từ sông thổi lên” chưa thể đưa độc giả khám phá hết “đời thơ” của anh. Chắc chắn, còn rất nhiều bản thảo được tác giả “giấu đi”, chưa cho xuất bản. Cũng chính vì lẽ ấy, tôi càng trân trọng và nâng niu hơn thi phẩm “gió từ sông thổi lên”, như một cách bày tỏ niềm ngưỡng vọng và trân quý một người thầy giáo luôn luôn hết mình với trang thơ, với văn học nghệ thuật. Thi phẩm cũng sẽ đưa người đọc khám phá những câu thơ đi dọc những dòng sông, đi dọc quê mẹ và gói trọn ân tình của một người con quê xứ:
- Tháng Hai, lễ hội Bà Bô Bô trống giục thuyền đua/ Sông
đôi bờ vẫy gió/ Lam lũ khuôn mặt người nhơn hậu/ Thuyền xuôi Cửa Đợi... (Khúc
Thu Bồn)
- Quay xuống mà cạn sông/ Chắp hai tay lên ngực lạy với
lòng Quảng Nam/ U u trăm năm ngàn năm cỏ dựng/ Anh hùng cọ núi xương khô... (Tôi và Sông)
- Chí lớn bọc lá gừng lá nghệ mà vạn dặm mai sau/ Những
Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ, Phan Khôi.../ Và máu trổ hoa thời những người đàn bà
đánh giặc/ Gò Nổi, một lát cắt tối ưu toàn cục.. (Gò Nổi)
- Nhiều đêm nằm mơ sông Hàn gợn chút trăng non dát vàng
ghế đá/ Câu thơ chảy tràn/ Nhà thơ sao băng/ (...) Em nói gì với Đà Nẵng hôm
nay/ Về hành trình bay có năm ngọn núi/ Về những cây cầu hướng tới đại dương/ Về
Mỹ Khê sóng xanh cát mịn/ Về tuổi em hai mươi? (Ngày góc phố bắt đầu).
Trong 46 bài thơ thì chỉ có duy nhất một bài thơ được viết
theo thể ngũ ngôn, còn lại hoàn toàn là thơ tự do nên sẽ gây chút khó khăn cho
độc giả khi tiếp cận tác phẩm, đọc xong cũng không dễ hiểu, dễ nhớ. Tuy nhiên,
đây là một tập thơ, theo tôi, rất đáng đọc, bởi vì toàn bộ thi phẩm ẩn chứa một
khát khao, một hành trình mới đưa độc giả khám phá một chân dung thơ, phác họa
một “phù điêu sông” rất độc đáo và thú vị. Với những ký ức đan xen, mảng màu
pha trộn, giọng thơ khi chậm rãi lúc cuồn cuộn, câu thơ vắt dòng xoáy sâu vào
tâm thức độc giả. “Gió từ sông thổi lên” đã thổi vào hồn tôi một dòng sông đầy
bao dung và trắc ẩn.
Phan Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét