Mẹ ơi - Một bài thơ hay trong
MẸ ƠI
Thềm rêu thầm giữ dấu chân
Vách thầm giữ bóng
Chăn thầm giữ hơi
Chiều, con mắt lệ đầy vơi
Giọt dài giọt vắn
Mẹ ơi, khóc thầm…
Vách thầm giữ bóng
Chăn thầm giữ hơi
Chiều, con mắt lệ đầy vơi
Giọt dài giọt vắn
Mẹ ơi, khóc thầm…
Xưa hai đôi đũa một mâm
Giờ hai đôi đũa …con cầm một đôi
Còn một đôi đũa mồ côi
Nghẹn ngào con nuốt cho trôi chén buồn!.Nguyễn Ngọc Hưng
(Đăng trên báo Đà Nẵng ngày 18/3/2016)
Giờ hai đôi đũa …con cầm một đôi
Còn một đôi đũa mồ côi
Nghẹn ngào con nuốt cho trôi chén buồn!.Nguyễn Ngọc Hưng
(Đăng trên báo Đà Nẵng ngày 18/3/2016)
Vẫn nghe đâu đây lời hát “Rủi mai này mẹ hiền có mất
đi/ Như đóa hoa không mặt trời/ Như trẻ thơ không nụ cười/ Ngỡ đời mình không lớn
khôn thêm/ Như bầu trời thiếu ánh sao đêm” (Phạm Thế Mỹ). Ca từ trên làm xao động
lòng người về dự cảm “rủi mai này mẹ hiền có mất đi”. Còn cảm xúc mẹ hiền đã mất
thì sao? Hãy tìm đến thơ Nguyễn Ngọc Hưng.
Nguyễn Ngọc Hưng là nhà thơ đương đại có cuộc đời
đầy bi kịch. Ở tuổi đời 23, anh đã bị buộc chân vào giường bệnh bởi căn bệnh hiểm
nghèo. Chỉ mấy năm sau thời điểm này mẹ anh qua đời. Nỗi đau mất mẹ là cảm xúc
mãnh liệt tạo nên hồn cốt cho chùm thơ viết về mẹ của Nguyễn Ngọc Hưng mà tiêu
biểu là bài “Mẹ ơi” (Đăng trên báo Đà Nẵng ngày 18/3/2016).
Làm thơ, Nguyễn Ngọc Hưng dùng nhiều thể loại.
Nhưng viết về mẹ, anh thường sử dụng thể thơ truyền thống: thơ lục bát. Thơ lục
bát mang hơi thở của ca dao và âm điệu của lời ru. Có bà mẹ nào mà không từng
ru con bằng câu thơ lục bát? Chọn thể thơ này để viết về mẹ, có phải nhà thơ
muốn suốt đời giữ mãi lời ru của mẹ, nguồn sữa nuôi dưỡng tâm hồn mình? Bài “Mẹ
ơi” được viết theo thể thơ lục bát cách tân, có chỗ ngắt dòng, vắt câu theo dụng
ý nghệ thuật của tác giả.
Mẹ mất rồi, đó là thực tế không thay đổi được.
Thương nhớ mẹ không nguôi cũng là điều hiển nhiên khi không còn mẹ nữa. Nhớ mẹ
thì phải đi “tìm mẹ”. Có nhiều hướng tìm. Riêng ở bài thơ này, nhà thơ đã tìm mẹ
ở:
“Thềm rêu thầm giữ dấu chân
Vách thầm giữ bóng
Chăn thầm giữ hơi”
Vách thầm giữ bóng
Chăn thầm giữ hơi”
Ban ngày tìm “dấu chân” mẹ ở “thềm rêu”. Đêm đến tìm “bóng”mẹ ở
“vách” nhà. Đông về tìm “hơi” mẹ ở “chăn”. Không đâu xa cả, chỉ quanh quẩn đây
thôi, rất gần đây thôi. Nhưng đó lại là nơi gieo neo, trơn trợt (thềm rêu), nơi
ghi dấu mẹ khó mỏi nhọc nhằn (vách nhà in bóng mẹ trong những đêm thức trắng
canh giấc cho con) và trong những đêm đông lạnh lẽo (chăn đắp). Và dù mẹ hiện
ra trong tình huống nào thì cũng “thầm” thôi. Mẹ là thế mà! Cứ âm thầm lặng lẽ
hy sinh vì con. Dù nhọc nhằn, khó khổ đến đâu, dù gieo neo, gian nan đến mấy
cũng “thầm”, không một lời than vãn như trong một bài thơ khác Nguyễn Ngọc Hưng
có viết: “Cho con rạng rỡ trăng rằm/ Quản gì lặng lẽ… tối tăm vạc cò” (Mùa vu
lan nhớ mẹ). Từ “thầm” được nhắc lại ba lần trong cặp lục bát mở đầu là lời khẳng
định đức hy sinh thầm lặng của mẹ. Công ơn trời bể đó con nguyện “giữ” mãi
trong lòng. Từ “giữ” được lặp lại ba lần ở ba dòng thơ không phải để nói về “thềm
rêu”, “vách”, “chăn” mà là để nói về con đó. Làm con phải khắc cốt ghi tâm ơn đức
của đấng sinh thành.
Trở lại với từ “thầm”, cũng có thể hiểu đó là nỗi
“thương thầm”, “nhớ thầm” của con đối với mẹ. Mẹ ra đi bỏ con lại một mình
không người thân thích, lấy ai con tâm sự nỗi niềm thương nhớ này mà không “thầm”cơ
chứ. Lặng thầm, âm ỉ, dồn nén mãi đến lúc nhớ thương cũng vỡ òa:
“Chiều, con mắt lệ đầy vơi
Giọt dài giọt vắn
Mẹ ơi, khóc thầm…”
Giọt dài giọt vắn
Mẹ ơi, khóc thầm…”
“Mắt lệ đầy vơi”, “giọt dài giọt vắn”, “khóc thầm”, ngòi bút của
Nguyễn Ngọc Hưng không phải viết mà là vẽ. Vẽ lên một bức tranh tâm trạng đầy
nước mắt bằng ngôn từ. Nên đọc thơ mà như “nhìn thấy” được nỗi lòng của người
con mất mẹ: tột cùng thương nhớ, tột cùng xót đau! Nỗi niềm ấy lại “cộng hưởng”
bởi cái hắt hiu của buổi “chiều” nữa nên buồn lại càng buồn hơn, đau xót lại
càng xót đau hơn.
Đã thương nhớ thầm thì cũng “khóc thầm” thôi.
Khóc mà không thoát thành tiếng nên nó cứ “rung” lên trong lòng con thê thiết lắm.
Từng cơn… từng cơn nức nở kéo dài… kéo dài mãi không dứt. Dấu chấm lửng (…) đặt
cuối dòng thơ đã nói lên điều này. Chính ngay trong cơn nức nở ấy, từ nơi sâu
thẳm nhất lòng con bật thốt “Mẹ ơi”. Tiếng “Mẹ ơi” bật lên như một phản xạ tự
nhiên khi lòng con chất ngất nỗi buồn đau thương nhớ mẹ. Mẹ là sự sống của con.
Mất mẹ là con mất tất cả, mất những gì thiêng liêng nhất đời con. Có phải con
muốn nói với mẹ mình như thế trong giây phút này không? “Mẹ ơi”, với con, còn
có tiếng gọi nào thiết tha, trìu mến, thiêng liêng hơn tiếng gọi này! Vậy nên,
khi viết về mẹ, nhiều nhà thơ cũng thường nhắc “Mẹ ơi”. Nhà thơ Bùi Nguyễn Trường
Kiên viết về người mẹ quá cố của mình “Hàng ngàn lần “Mẹ ơi!”… ta gọi khẽ”,
nhà thơ Đặng Minh Mai cũng thế “Đêm đông thương mẹ… khóc òa… mẹ ơi”.Và “Mẹ ơi”
đã trở thành tiêu đề cho bài thơ này có phải vì nó mang ý nghĩa ấy?
Nỗi nhớ thương mẹ còn được bộc lộ rất xúc động qua những
dòng thơ cuối:
“Xưa hai đôi đũa một mâm
Giờ hai đôi đũa…con cầm một đôi
Còn một đôi đũa mồ côi
Nghẹn ngào con nuốt cho trôi chén buồn!”
Giờ hai đôi đũa…con cầm một đôi
Còn một đôi đũa mồ côi
Nghẹn ngào con nuốt cho trôi chén buồn!”
Một hiện tượng thường thấy ở người Việt Nam ta là đến bữa cơm thường
nhật gia đình, họ không quên đặt chén đũa cho người đã khuất xem như “người ấy”
vẫn “còn” cùng gia đình dùng bữa. Hiện tượng này phản ánh một nét văn hóa trong
đời sống tâm linh đáng trân quý. Trân quý ở tấm lòng của người sống đối với người
đã khuất. Người con trong bài thơ này cũng thế. Gia đình chỉ có hai mẹ con nên
“Xưa hai đôi đũa một mâm” đầm ấm vui vầy. Nhưng “Giờ hai đôi đũa… con cầm một
đôi”.
Câu thơ bị ngắt làm đôi bởi dấu chấm lửng (…) đặt giữa. Dấu chấm lửng đó có phải là khoảng lặng… đợi chờ. Lúc xưa, chẳng phải khi dùng bữa mẹ là người cầm đũa trước con. Giờ con vẫn “chờ” mẹ như thế. Nhưng chờ mà vô vọng nên con đành phải “cầm một đôi”. Và cũng trong lúc này đây, con ngậm ngùi nhận ra rằng mình đã mồ côi. Vì thế “Còn một đôi đũa” trên mâm, trong mắt con, đã trở thành “đôi đũa mồ côi”. Đôi đũa ấy như mũi kim chọc vào tim con khiến “Nghẹn ngào con nuốt cho trôi chén buồn”. “Chén buồn” là hình ảnh thơ được liên tưởng từ “chén cơm”. Buồn đau vốn là cái vô hình nhưng qua “chén buồn”, nỗi buồn đau bỗng trở nên đậm đặc có thể nắm bắt được, “nuốt” được. Vậy ra, dùng bữa, con không nuốt cơm mà là “nuốt” buồn đau vào dạ. Lòng con vốn đã chất chứa buồn đau, giờ phải “nuốt” thêm nó vào nữa thì… ăm ắp…! Cuộc đời con còn bao nhiêu bữa cơm, còn bao nhiêu “chén buồn” nữa con phải nuốt? Con không đếm được mà chỉ biết một điều rằng mất mẹ con buồn đau, thương nhớ suốt đời.
Câu thơ bị ngắt làm đôi bởi dấu chấm lửng (…) đặt giữa. Dấu chấm lửng đó có phải là khoảng lặng… đợi chờ. Lúc xưa, chẳng phải khi dùng bữa mẹ là người cầm đũa trước con. Giờ con vẫn “chờ” mẹ như thế. Nhưng chờ mà vô vọng nên con đành phải “cầm một đôi”. Và cũng trong lúc này đây, con ngậm ngùi nhận ra rằng mình đã mồ côi. Vì thế “Còn một đôi đũa” trên mâm, trong mắt con, đã trở thành “đôi đũa mồ côi”. Đôi đũa ấy như mũi kim chọc vào tim con khiến “Nghẹn ngào con nuốt cho trôi chén buồn”. “Chén buồn” là hình ảnh thơ được liên tưởng từ “chén cơm”. Buồn đau vốn là cái vô hình nhưng qua “chén buồn”, nỗi buồn đau bỗng trở nên đậm đặc có thể nắm bắt được, “nuốt” được. Vậy ra, dùng bữa, con không nuốt cơm mà là “nuốt” buồn đau vào dạ. Lòng con vốn đã chất chứa buồn đau, giờ phải “nuốt” thêm nó vào nữa thì… ăm ắp…! Cuộc đời con còn bao nhiêu bữa cơm, còn bao nhiêu “chén buồn” nữa con phải nuốt? Con không đếm được mà chỉ biết một điều rằng mất mẹ con buồn đau, thương nhớ suốt đời.
Dùng hình ảnh bữa cơm để bộc lộ nỗi nhớ thương mẹ
là cách thường thấy trong thơ viết về mẹ. Nhà thơ Đặng Minh Mai “Bữa cơm trống
chỗ ngồi của mẹ/ Bát canh cua lặng lẽ con phần/ Nhìn lên di ảnh tần ngần…”.
Nguyễn Ngọc Hưng cũng nói đến bữa cơm nhưng anh không dùng nhiều hình ảnh như
thế mà chỉ có “một đôi đũa mồ côi”. Tự thân của hình ảnh thơ này đã cất tiếng
nói: mẹ mất rồi con phải mồ côi. Mà “mồ côi tội lắm ai ơi” (Trần Long Ẩn). Càng
tội hơn đối với tình cảnh mẹ mất mà con thì nằm một chỗ. Hình ảnh “đôi đũa mồ
côi” không chỉ chọc vào tim người con mà còn lấy đi nước mắt bao người khác.
Nhà thơ còn khéo léo đặt hình ảnh “đôi đũa mồ côi” trong thế đôi lập: xưa/ giờ
; hai (đôi)/ một (đôi) nên “đôi đũa mồ côi” càng “mồ côi” thêm gấp bội phần.
Viết về mẹ, Đỗ Trung Quân cũng có nhiều câu thơ
hay “Ai mất mẹ?/ Sao lòng ta hoảng sợ/ Tiếng khóc kia bao lâu nữa/ Của mình”.
Vì sao nhà thơ Đỗ Trung Quân phải “hoảng sợ” khi “Ai mất mẹ”? Bài thơ “Mẹ ơi” của
Nguyễn Ngọc Hưng là câu trả lời. Mất mẹ đau xót lắm. Nỗi đau ấy đi suốt cả đời con.
Vì thế bài thơ chỉ có tám câu lục bát mà chỗ nào cũng đong đầy nước mắt: “mắt lệ
đầy vơi”, “giọt dài giọt vắn”, “khóc thầm”, “nghẹn ngào”, “chén buồn”. Mẹ mất
đã gần ba mươi năm rồi còn gì, vậy mà trong lòng nhà thơ vẫn còn đấy nỗi đau. Vẫn
còn đấy tiếng “khóc thầm” âm âm mãi, vẫn còn nuốt “chén buồn” mỗi bữa cơm. Và
tiếng “Mẹ ơi” vẫn cứ vang vọng như tiếng xé… lòng. Bài thơ “Mẹ ơi” là nén nhang
lòng nhà thơ thắp vọng mẹ mình. Hương khói từ nén nhang này lan tỏa… lan tỏa…
chạm vào lòng người đọc khiến họ không cầm được nước mắt. Nhất là đối với những
ai đã cài lên ngực mình đóa hoa hồng trắng thì càng phải cám ơn “Mẹ ơi” đã nói
hộ lòng mình.
“Thơ viết về mẹ thì nhiều, cảm xúc về mẹ ai chẳng
sâu đậm nhưng để có thơ hay về mẹ thì rất hiếm” (Báo Đà Nẵng). Đúng vậy, cảm
xúc sâu đậm tạo nên hồn cốt bài thơ nhưng để lay động lòng người thì phải có
cái tài của người viết. Bài “Mẹ ơi” của Nguyễn Ngọc Hưng đã thực sự “đánh thức,
lay động bao nỗi lòng người đọc vì bài thơ “không dễ dãi, sáo mòn, lục bát tươi
mới, tinh tế và đầy cảm xúc” (Báo Đà Nẵng). “Mẹ ơi” của Nguyễn Ngọc Hưng quả là
bài thơ hay trong “cõi thơ” viết về mẹ!.
TP. HCM 23/3/2016
Tuệ Mỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét