"Làm sao thôi mưa bay"
Tự khúc của một tâm hồn nhạy cảm
thuần khiết đáng yêu
- Đôi dòng về tác giả:Bút danh: Ca Dao
Sinh Quán: Làng Đại Mỹ, Xã Ninh Thân, Thị Xã Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa.
Hiện công tác giáo dục tại Thành Phố Nha Trang.
- Bìa:
- Bạt:
“Làm Sao Thôi Mưa Bay”,
TỰ KHÚC CỦA MỘT TÂM HỒN
NHẠY CẢM THUẦN KHIẾT ĐÁNG YÊU!
Thơ thường đòi hỏi tính ẩn dụ và trừu tượng trong niềm xúc cảm ngẫu nhiên cao độ đôi lúc vượt lên trên (và ra ngoài) hiện thực đời sống; trong lúc Văn thì dường như là ngược lại. Do vậy, để “giải nghĩa” cho một câu thơ, không phải là điều dễ dàng: Nó không theo một logic bình thường, mà có đường dẫn riêng khá khúc khuỷu, thác ghềnh, cho sự hình thành cảm xúc, mà người đọc cần phải trải nghiệm, thực chứng bằng mối rung cảm tương tự. Cũng có nhiều lúc Thơ chỉ có thể “cảm” mà không thể “giải” rành rọt theo trình tự tiệm tiến!
Tập thơ “Làm Sao Thôi Mưa Bay” là một tập hợp những xúc cảm mong manh, sương khói, và long lanh như những giọt sương của những rung động yêu thương như vậy! Nhà thơ đã có ước mong (và tự hỏi) - “làm sao mưa thôi bay”, nhưng câu hỏi không có dấu hỏi, có lẽ chẳng có ai, ngay cả nhà thơ, có thể trả lời được!
Những cảm xúc trong trẻo dễ vỡ ấy của nhiều trang thơ Ca Dao cho thấy rõ một điều: Nhà thơ rất nhạy cảm với sự chuyển động của nhịp sống chung quanh, dầu rất khẽ khàng, rất mơ hồ như “Lang Thang Gót Gió”:
“Nửa vạt tối, nửa góc chiều mê mải
Nửa hoàng hôn, nửa mảng lạnh bên đời
Mây tất tả nửa phiến trời xa ngái
Gió hùa theo góc nhớ gót chơi vơi…”
Bài thơ “Trôi Cùng Sợi Khói” tràn đầy ngẫu hứng mới lạ mà chỉ “cảm” được trong phút giây “trôi cùng sợi khói” quyến rũ mong manh kia mà thôi:
“Mênh mang biển trời vàng nắng
Chao nghiêng sợi khói lạc chiều
Không trung xanh màu tĩnh lặng
Chút buồn tơ khói leo kheo
Khói vương hồn thơm bông cải
Khói buồn giăng mắc tuổi thơ
Khói treo phiến sầu hoang dại
Mái chiều thở khói bơ vơ (…)”
Với nắng, gió, mây, khói (…) là vậy, còn với âm thanh, sắc màu của đời sống thì sao?. Hãy cùng lắng nghe “Nửa Giọt Tỳ Bà”:
“Tỳ bà
nửa giọt đàn rơi
Tịch tang như giếng sầu khơi giấc hồng
Tỳ bà
nửa giọt hư không
Tình tang... quạnh buốt lối mong trăng thề
Tỳ bà
nửa giọt đam mê
Cung thương lã xuống bộn bề mưa bay
Tỳ bà
nửa giọt hương say
Nốt thăng, giáng đọng hiên ngày buồn tênh
Tỳ bà
nửa khúc chênh vênh
Đường tơ khúc rẽ mông mênh sợi buồn
Tỳ bà
tỳ bà ơi
Giọt sầu tuôn ...” Độ xúc cảm nhạy bén, bùng vỡ, thuần khiết của “nửa giọt tỳ bà” chỉ có được với một tâm hồn rộng mở, yên tịnh, trong sát na “chợt ngộ” với những âm thanh nhiệm mầu quanh đời! Chỉ có “nửa giọt”, cũng đã khiến cho muôn giọt “sầu tuôn” trên “hiên ngày buồn tênh” của một kiếp nhân sinh vô thường!
Với thể thơ truyền thống song thất lục bát đằm thắm, réo rắt, được Ca Dao sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo, trong “Biệt Khúc Hồ Cầm” để giải bày cảm - xúc - truyền - thống, đã đem lại sự đồng cảm cao độ cho người đọc:
(…) ”Trăng suông rụng tay trơn níu bóng
Vàng khuya giăng khắp nẻo từ ly
Miên man nỗi nhớ ướt mi
Chiều gieo sắc biếc giọt ly tao đầy
Bìa nắng héo hao gầy vóc liễu
Vét hương trầm gửi ngọn thu phong
Buồn tênh nửa gói mơ nồng
Lỗi mùa thu ước, lỗi đồng trăng xưa
Trải im lặng song thưa úa giấc
Sợi thu vàng hồn đá xanh rêu
Bóng tà đổ giọt chuông chiều
Trăng thề khép mắt đìu hiu vạc sầu
Hồ cầm cung bậc chìm sâu...”
Tôi nghĩ: tập thơ “Làm Sao Mưa Thôi Bay” có thể chỉ là những khúc tự tình, những trang tự bạch (dù tiếng lòng có khắc khoải nhưng tiếng thơ vẫn) nhẹ như sương khói. Tôi cũng lại có suy nghĩ như Ralt Waldo Emerson rằng “ai viết cho bản thân chính là viết cho một quần chúng vĩnh viễn” (Celuit quit ecrit pour lui - même, ecrit pour un public eternel) - bởi vì Ca Dao đã trải lòng, bằng trái tim cô đơn nhạy cảm, ghi lại một cách say mê và chân thực mọi sợi tơ rung đang dâng tràn trong tâm hồn, để hiến dâng và sẻ chia, để hợp thành bản tình ca chung cho “một quần chúng vĩnh viễn” đang hiện hữu như nhà thơ!
Chính vì thế, người đọc sẽ dễ “bắt gặp” những cảm giác, (hay cảnh ngộ) này cũng không chỉ của riêng ai:
“về bên sóng phố ta ngồi
lặng thầm với nửa đơn côi lạc bờ
vòng theo chiếc lá bơ vơ
vàng gieo sợi mỏng cung tơ phiếm lìa
vén tà trăng vỡ song khuya
hồng hoang đọng vẫn bên rìa cỏ may
lao xao mép cửa gió lay
hồn đêm còn vọng bờ mây cuối trời
Ơi thu
mộng đã tan rồi...”
(Tần Ngần Thu) Qua “Làm Sao Thôi Mưa Bay” cái “Góc Khuất” trong tâm hồn nhà thơ dần được soi tỏ qua nhiều giai điệu: Nó vừa có vẻ dịu vợi hoang đường, vừa mênh mang bàng bạc, như những lần ngẩn ngơ, lặng lẽ ”nhặt nắng/làm sợi buộc tình sót lại/chút hương chiều/lặng lẽ giục mùa đi… (Nhặt Nắng)”:
“Nắng reo ngoài khe cửa
Rơi nửa giọt non vàng
Đưa nỗi buồn theo gió
Về miền xa mênh mang
Lang thang qua vỉa phố
Biển chiều tím buồn tênh
Lao xao sầu lá đổ
Trên triền đá chông vênh
Chải niềm riêng tóc rối
Buông xuống nỗi nhọc nhằn
Giấu mảng sầu bên gối
Hiên lòng tơ nhện giăng..”
Rất nhiều trang thơ Ca Dao trong “Làm Sao Thôi Mưa Bay” đã luôn ngầm thổ lộ nỗi niềm khó nói giống như lời thầm thì tra vấn “làm sao thôi mưa bay” mà người đọc chỉ có thể “cảm”, chẳng giúp được gì:
“Làm sao chiều thôi mưa bay
Nguôi ngoai phiến hờn sóng dậy
Làm sao đầy trên đôi tay
Bình yên nụ hồng xưa ấy?
Làm sao chiều thôi mưa bay...”
Tôi cũng là một người đọc chỉ biết “cảm”, như vậy!.
Tôi nghĩ: Ca Dao đã rất thành công ở điểm này…
TỰ KHÚC CỦA MỘT TÂM HỒN
NHẠY CẢM THUẦN KHIẾT ĐÁNG YÊU!
Thơ thường đòi hỏi tính ẩn dụ và trừu tượng trong niềm xúc cảm ngẫu nhiên cao độ đôi lúc vượt lên trên (và ra ngoài) hiện thực đời sống; trong lúc Văn thì dường như là ngược lại. Do vậy, để “giải nghĩa” cho một câu thơ, không phải là điều dễ dàng: Nó không theo một logic bình thường, mà có đường dẫn riêng khá khúc khuỷu, thác ghềnh, cho sự hình thành cảm xúc, mà người đọc cần phải trải nghiệm, thực chứng bằng mối rung cảm tương tự. Cũng có nhiều lúc Thơ chỉ có thể “cảm” mà không thể “giải” rành rọt theo trình tự tiệm tiến!
Tập thơ “Làm Sao Thôi Mưa Bay” là một tập hợp những xúc cảm mong manh, sương khói, và long lanh như những giọt sương của những rung động yêu thương như vậy! Nhà thơ đã có ước mong (và tự hỏi) - “làm sao mưa thôi bay”, nhưng câu hỏi không có dấu hỏi, có lẽ chẳng có ai, ngay cả nhà thơ, có thể trả lời được!
Những cảm xúc trong trẻo dễ vỡ ấy của nhiều trang thơ Ca Dao cho thấy rõ một điều: Nhà thơ rất nhạy cảm với sự chuyển động của nhịp sống chung quanh, dầu rất khẽ khàng, rất mơ hồ như “Lang Thang Gót Gió”:
“Nửa vạt tối, nửa góc chiều mê mải
Nửa hoàng hôn, nửa mảng lạnh bên đời
Mây tất tả nửa phiến trời xa ngái
Gió hùa theo góc nhớ gót chơi vơi…”
Bài thơ “Trôi Cùng Sợi Khói” tràn đầy ngẫu hứng mới lạ mà chỉ “cảm” được trong phút giây “trôi cùng sợi khói” quyến rũ mong manh kia mà thôi:
“Mênh mang biển trời vàng nắng
Chao nghiêng sợi khói lạc chiều
Không trung xanh màu tĩnh lặng
Chút buồn tơ khói leo kheo
Khói vương hồn thơm bông cải
Khói buồn giăng mắc tuổi thơ
Khói treo phiến sầu hoang dại
Mái chiều thở khói bơ vơ (…)”
Với nắng, gió, mây, khói (…) là vậy, còn với âm thanh, sắc màu của đời sống thì sao?. Hãy cùng lắng nghe “Nửa Giọt Tỳ Bà”:
“Tỳ bà
nửa giọt đàn rơi
Tịch tang như giếng sầu khơi giấc hồng
Tỳ bà
nửa giọt hư không
Tình tang... quạnh buốt lối mong trăng thề
Tỳ bà
nửa giọt đam mê
Cung thương lã xuống bộn bề mưa bay
Tỳ bà
nửa giọt hương say
Nốt thăng, giáng đọng hiên ngày buồn tênh
Tỳ bà
nửa khúc chênh vênh
Đường tơ khúc rẽ mông mênh sợi buồn
Tỳ bà
tỳ bà ơi
Giọt sầu tuôn ...” Độ xúc cảm nhạy bén, bùng vỡ, thuần khiết của “nửa giọt tỳ bà” chỉ có được với một tâm hồn rộng mở, yên tịnh, trong sát na “chợt ngộ” với những âm thanh nhiệm mầu quanh đời! Chỉ có “nửa giọt”, cũng đã khiến cho muôn giọt “sầu tuôn” trên “hiên ngày buồn tênh” của một kiếp nhân sinh vô thường!
Với thể thơ truyền thống song thất lục bát đằm thắm, réo rắt, được Ca Dao sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo, trong “Biệt Khúc Hồ Cầm” để giải bày cảm - xúc - truyền - thống, đã đem lại sự đồng cảm cao độ cho người đọc:
(…) ”Trăng suông rụng tay trơn níu bóng
Vàng khuya giăng khắp nẻo từ ly
Miên man nỗi nhớ ướt mi
Chiều gieo sắc biếc giọt ly tao đầy
Bìa nắng héo hao gầy vóc liễu
Vét hương trầm gửi ngọn thu phong
Buồn tênh nửa gói mơ nồng
Lỗi mùa thu ước, lỗi đồng trăng xưa
Trải im lặng song thưa úa giấc
Sợi thu vàng hồn đá xanh rêu
Bóng tà đổ giọt chuông chiều
Trăng thề khép mắt đìu hiu vạc sầu
Hồ cầm cung bậc chìm sâu...”
Tôi nghĩ: tập thơ “Làm Sao Mưa Thôi Bay” có thể chỉ là những khúc tự tình, những trang tự bạch (dù tiếng lòng có khắc khoải nhưng tiếng thơ vẫn) nhẹ như sương khói. Tôi cũng lại có suy nghĩ như Ralt Waldo Emerson rằng “ai viết cho bản thân chính là viết cho một quần chúng vĩnh viễn” (Celuit quit ecrit pour lui - même, ecrit pour un public eternel) - bởi vì Ca Dao đã trải lòng, bằng trái tim cô đơn nhạy cảm, ghi lại một cách say mê và chân thực mọi sợi tơ rung đang dâng tràn trong tâm hồn, để hiến dâng và sẻ chia, để hợp thành bản tình ca chung cho “một quần chúng vĩnh viễn” đang hiện hữu như nhà thơ!
Chính vì thế, người đọc sẽ dễ “bắt gặp” những cảm giác, (hay cảnh ngộ) này cũng không chỉ của riêng ai:
“về bên sóng phố ta ngồi
lặng thầm với nửa đơn côi lạc bờ
vòng theo chiếc lá bơ vơ
vàng gieo sợi mỏng cung tơ phiếm lìa
vén tà trăng vỡ song khuya
hồng hoang đọng vẫn bên rìa cỏ may
lao xao mép cửa gió lay
hồn đêm còn vọng bờ mây cuối trời
Ơi thu
mộng đã tan rồi...”
(Tần Ngần Thu) Qua “Làm Sao Thôi Mưa Bay” cái “Góc Khuất” trong tâm hồn nhà thơ dần được soi tỏ qua nhiều giai điệu: Nó vừa có vẻ dịu vợi hoang đường, vừa mênh mang bàng bạc, như những lần ngẩn ngơ, lặng lẽ ”nhặt nắng/làm sợi buộc tình sót lại/chút hương chiều/lặng lẽ giục mùa đi… (Nhặt Nắng)”:
“Nắng reo ngoài khe cửa
Rơi nửa giọt non vàng
Đưa nỗi buồn theo gió
Về miền xa mênh mang
Lang thang qua vỉa phố
Biển chiều tím buồn tênh
Lao xao sầu lá đổ
Trên triền đá chông vênh
Chải niềm riêng tóc rối
Buông xuống nỗi nhọc nhằn
Giấu mảng sầu bên gối
Hiên lòng tơ nhện giăng..”
Rất nhiều trang thơ Ca Dao trong “Làm Sao Thôi Mưa Bay” đã luôn ngầm thổ lộ nỗi niềm khó nói giống như lời thầm thì tra vấn “làm sao thôi mưa bay” mà người đọc chỉ có thể “cảm”, chẳng giúp được gì:
“Làm sao chiều thôi mưa bay
Nguôi ngoai phiến hờn sóng dậy
Làm sao đầy trên đôi tay
Bình yên nụ hồng xưa ấy?
Làm sao chiều thôi mưa bay...”
Tôi cũng là một người đọc chỉ biết “cảm”, như vậy!.
Tôi nghĩ: Ca Dao đã rất thành công ở điểm này…
Quê nhà, tháng 6 năm 2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét