Thân cây ngắt bớt lá cành
(Đọc chùm thơ của Nguyễn Khoa Điềm
trên Nghệ thuật mới số
13+14
Đọc chùm thơ mới của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa gửi báo
“Nghệ Thuật Mới”, tôi dẫu không tìm thấy bài thơ nào hay một cách toàn vẹn,
nhưng vẫn gặp những ý tưởng sắc bén, vạm vỡ, nghe được giọng nói mới với những
âm sắc mới, nhận ra vóc dáng của một nhà thơ từng tạo dấu ấn một thời. Các thi ảnh
trong đó lúc đậm lúc nhạt và thường chuyển động ngập ngừng, có khi bị chặn lại
bởi những suy lý. Một số bài thơ, tác giả cố ý bỏ lửng hoặc làm loãng cảm xúc
trong một tâm thế còn ngổn ngang sự kiện và những mối quan tâm thế cuộc. Tôi
khó đoán định được chân dung một nhà thơ, mà hơn 40 năm trước đã viết những câu
thơ căng đầy vóc dáng của thế hệ thơ trẻ chống Mỹ: Đất là nơi anh đến trường/
Nước là nơi em tắm/ Đất Nước là nơi ta hò hẹn/ Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc
khăn trong nỗi nhớ thầm (Đất nước). Nhà thơ ấy giờ đây như thân cây được
ngắt bớt lá cành để chống chọi dông bão, trơ ra những vết cắt, vết ngắt, đang đứng
lặng phơi nắng phơi trăng, để có thể nghe rõ hơn từng âm lặng của gió, của chim
chóc xiết qua mình nó: Ngày mai say tỉnh đều ra đất, Còn lại vầng trăng lặng
lẽ soi (Mừng thu). Vầng trăng lặng lẽ đã thấu tỏ mọi đường, càng
soi xét kỹ hơn những tấn trò đời luôn lẫn lộn đỏ - đen, thiện - ác, bi
hài: Bây giờ người ta nói về ông/ Là nói về một người khác, một cõi khác/
Đang lẩn quất, đang lăng xăng, đang cao rao, đang xì xụp/ Bằng tiền, bằng danh,
bằng đất cát (Nguyễn Du). Có lúc nhà thơ cất tiếng hỏi Quán Thế Âm Bồ
Tát: Hỡi Bồ Tát/ Điều gì còn lại/ Tuyệt vời trên thế gian? (Trước tượng
Quán Thế Âm).
Câu hỏi được cất lên từ tâm thế trĩu nặng, u uẩn, hoài nghi của một người đã không ít lần khát khao được chạm tay vào cái đẹp dù mong manh ở phía chân trời. Trong khi ở những bài thơ khác, ông lý giải những điều tuyệt vời ấy trong cuộc sống đời thường vặt vãnh, xấu xí, hẩm hiu nhưng là nguồn cội ân tình, như một nghịch lý: Phiên chợ hẻm lại bốc mùi quen thuộc/ Của rau dưa khắm khú mỗi ngày/ Ủ ê từng gian bếp cũ/ Dần dà nuôi lớn đời ta (Chợ hẻm); và, có lúc nhà thơ như muốn được giãi bầy trước những điều thị phi ở đời: Than ôi!/ Tôi chỉ muốn được quyền bày tỏ/ Bằng chính cổ họng mình/ Khi còn được thở (Comments). Dù cố gắng thay đổi cách sử dụng từ ngữ, câu thơ, hình ảnh, cố gắng tìm đến những khám phá bất ngờ về nội dung, Nguyễn Khoa Điềm vẫn trung thành với cách tư duy, cách cảm của thế hệ ông. Nhà thơ có ý thức lánh xa những lối cấu tứ cũ, những phổ từ quen thuộc, nhằm tạo nên âm hưởng mới cho thơ mình. Em ở gian nhà nhỏ/ Mảnh vườn xưa, thế thôi/ Phù sa trôi vạn dặm/ Bây giờ tôi đến đây (Đường xa). Có thể ví cái “khe núi hẹp” mà ông đã len qua trong chùm thơ này, là đưa thơ ca gần với cách nói chân chất của cuộc đời thường, giảm thiểu tối đa những nhịp điệu du dương, quen thuộc, có thể làm hạn chế sự lan tỏa của các thi ảnh: Tôi chỉ yêu những mùa bình thường/ Cây mọc lên trong gió, mưa và nắng (Mùa bình thường). Có lúc nhà thơ như tìm cách “nói ngược” một vấn đề không còn mới, nhằm thể hiện suy tưởng của mình: Tôi chỉ muốn chổng chân/ Trồng một cây chuối rừng (Cây chuối rừng). Nguyễn Khoa Điềm đã mong mỏi thiết lập một không gian khác biệt với từ trường thơ của ông vốn đã định hình từ những thập niên trước. Đó là khát vọng, chí khí vươn dậy của một thi sĩ đang khao khát đổi mới. Ông như đang “tư duy lại” nghệ thuật thơ ca của mình, nhận ra những thay đổi của ý thức hệ và quan niệm thẩm mỹ mới trong những quy luật biện chứng và tất yếu của sáng tạo.
Câu hỏi được cất lên từ tâm thế trĩu nặng, u uẩn, hoài nghi của một người đã không ít lần khát khao được chạm tay vào cái đẹp dù mong manh ở phía chân trời. Trong khi ở những bài thơ khác, ông lý giải những điều tuyệt vời ấy trong cuộc sống đời thường vặt vãnh, xấu xí, hẩm hiu nhưng là nguồn cội ân tình, như một nghịch lý: Phiên chợ hẻm lại bốc mùi quen thuộc/ Của rau dưa khắm khú mỗi ngày/ Ủ ê từng gian bếp cũ/ Dần dà nuôi lớn đời ta (Chợ hẻm); và, có lúc nhà thơ như muốn được giãi bầy trước những điều thị phi ở đời: Than ôi!/ Tôi chỉ muốn được quyền bày tỏ/ Bằng chính cổ họng mình/ Khi còn được thở (Comments). Dù cố gắng thay đổi cách sử dụng từ ngữ, câu thơ, hình ảnh, cố gắng tìm đến những khám phá bất ngờ về nội dung, Nguyễn Khoa Điềm vẫn trung thành với cách tư duy, cách cảm của thế hệ ông. Nhà thơ có ý thức lánh xa những lối cấu tứ cũ, những phổ từ quen thuộc, nhằm tạo nên âm hưởng mới cho thơ mình. Em ở gian nhà nhỏ/ Mảnh vườn xưa, thế thôi/ Phù sa trôi vạn dặm/ Bây giờ tôi đến đây (Đường xa). Có thể ví cái “khe núi hẹp” mà ông đã len qua trong chùm thơ này, là đưa thơ ca gần với cách nói chân chất của cuộc đời thường, giảm thiểu tối đa những nhịp điệu du dương, quen thuộc, có thể làm hạn chế sự lan tỏa của các thi ảnh: Tôi chỉ yêu những mùa bình thường/ Cây mọc lên trong gió, mưa và nắng (Mùa bình thường). Có lúc nhà thơ như tìm cách “nói ngược” một vấn đề không còn mới, nhằm thể hiện suy tưởng của mình: Tôi chỉ muốn chổng chân/ Trồng một cây chuối rừng (Cây chuối rừng). Nguyễn Khoa Điềm đã mong mỏi thiết lập một không gian khác biệt với từ trường thơ của ông vốn đã định hình từ những thập niên trước. Đó là khát vọng, chí khí vươn dậy của một thi sĩ đang khao khát đổi mới. Ông như đang “tư duy lại” nghệ thuật thơ ca của mình, nhận ra những thay đổi của ý thức hệ và quan niệm thẩm mỹ mới trong những quy luật biện chứng và tất yếu của sáng tạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét