Mỗi lần nhìn cánh phượng hồng nở rực trong nắng hè, chợt nhớ đến những câu thơ của Nguyễn An Bình đã đăng trên tạp chí Văn học ở miền Nam, mà tôi đã đọc cách đây 40 năm:
"Hẹn nhau đã mấy mùa ngâu
Thương người năm cũ mất nhau lâu rồi
Phượng xưa lại nở hoa đời
Trăm năm còn lại bóng người thiên thu".
Lương Mành chàng trai của làng An Bình (Bình An) ở Cần Thơ - miền đất một màu xanh sắc lá, sông nước mênh mông, đất ấm tình người đã chọn địa danh quê hương mình làm bút danh khi làm thơ: Nguyễn An Bình.
"Hẹn nhau đã mấy mùa ngâu
Thương người năm cũ mất nhau lâu rồi
Phượng xưa lại nở hoa đời
Trăm năm còn lại bóng người thiên thu".
Lương Mành chàng trai của làng An Bình (Bình An) ở Cần Thơ - miền đất một màu xanh sắc lá, sông nước mênh mông, đất ấm tình người đã chọn địa danh quê hương mình làm bút danh khi làm thơ: Nguyễn An Bình.
Năm mới 16 tuổi, Nguyễn An Bình đã cho ra đời thi phẩm "Đường tim" (1970). Đến hôm nay, Nguyễn An Bình đã xuất bản và phát hành được 7 tập thơ, gồm: Ngọn thủy triều (1971), Nửa trời tương tư (1972), Hai phương trời nhớ (1972), Hoa học trò (1972), Trên đỉnh mùa xuân (1973), Còn một chút mưa bay (2013), Mười năm bóng ngựa qua thềm cũ (2016). Bên cạnh, thơ của anh còn có trong 4 tập in chung cùng nhiều tác giả, gồm: Mưa hồng, Những cánh phượng hồng, Mờ bóng thiên thu và Hoa xưa.
Nhìn gia tài sáng tác của Nguyễn An Bình, chúng ta nhận thấy anh là người yêu và gắn bó với thơ ca. Nguyễn An Bình chinh phục người yêu thơ bằng những câu thơ bình dị, giàu cảm xúc. Văn là người. Thơ hình thành từ cuộc sống, từ vốn sống của tác giả. Qua thơ Nguyễn An Bình chúng ta nhận thấy: Những năm tháng hoa niên, Nguyễn An Bình viết nhiều về thơ tình tuổi học trò, một thời tuổi ngọc:
"Có một thời con tim rộn rã
Cây điệp già ôm mối tình si
Em tóc ngắn nhuộm vàng hoa nắng
Cánh phượng hồng mang tuổi thơ đi.
Người yêu ơi ngày xưa xa quá
Có một thời áo trắng tinh khôi
Mang nỗi buồn len sâu tóc rối
Bước thiên thu tình đã qua đời."
(Trích bài thơ: "Có một thời như thế")
Trong chúng ta, ai cũng có "một thời mưa nhớ, thư tình lén trao trong lớp học, tan trường về trông vời áo tiểu thư...". Chính vì vậy, qua thơ chúng ta đồng cảm với Nguyễn An Bình. Và, nhớ về một thời chưa xa đáng yêu trong cuộc đời:
"Mưa trốn nắng trong hiên đời cũ kỷ
Nắng trốn mưa sao cứ mãi đi tìm?
Tôi thơ dại trong cơn mơ mộng mị
Thấy đường gần đi mãi bỗng xa thêm.
Tôi tần ngần trước cây me đầu ngõ
Vị chát chua hái chùm quả đầu mùa
Em cau mặt trong tiếng cười thơ trẻ
Tôi giật mình xao động tiếng gà trưa.
Gói ô mai giấu hoài trong chiếc cặp
Ai thèm ăn mà tôi lén để dành?
Mưa nặng hạt sợ người ta ướt áo
Sợ bùn vương làm bẩn gót chân son.
Hạ đỏ qua rồi thu vàng lại tới
Mưa vô tình xóa mất dấu chân ai
Chùm phượng vĩ lẻ loi trong tiếc nuối
Nở muộn màng trong nắng nhớ chiều phai.
Em mất hút bên bờ xa bến lạ
Mưa quê người có ướt áo em tôi?
Gói ô mai... vẫn còn... chưa kịp gởi
Lòng dặn lòng... còn một chút mưa bay".
(Còn một chút mưa bay) Đi qua tuổi thanh xuân, qua bao con dốc trong cuộc đời, khi ngoảnh lại Nguyễn An Bình hoài cảm về một thời chưa xa:
Mười năm mộng trổ thành mây khói
Nhớ áo hoàng(quỳnh) hoa chợt ngẩn ngơ
Nhớ tóc hoàng kim chiều đông muộn
Cùng nhánh sông xưa khuất bến bờ
Mười năm nước cuộn bao dòng nhớ
Quán trọ trần gian lạnh buốt hồn
Giấu mãi đời trong (trọn đời) từng hạt bụi
Một mình còn lại mảnh trăng suông
Mười năm tình đã phai màu tóc
Nắng ngậm ngùi trên ngón tay thơm
Tôi lặng nhìn hàng cây trốn gió
Thì thầm chiếc lá nhớ nụ hôn
Mười năm bóng ngựa qua thềm cũ
Bạn đã xa tình cũng rất xa
Cuối năm uống rượu tìm hơi ấm
Mắt chợt cay theo khói quê nhà".
("Mười năm bóng ngựa qua thềm cũ")
Đời người như dòng sông, có dòng sông chia đôi nỗi nhớ. Ngày trở về, Nguyễn An Bình thảng thốt gọi dòng sông, gọi người xưa về bến xưa trong nỗi niềm thương nhớ:
"Về đâu sông ơi
Sao đi mải miết
Đưa người xa người
Tháng năm biền biệt.
Về đâu sông ơi
Ngược, xuôi trôi mãi
Lạc mất tình tôi
Đầu bờ cuối bãi.
Đời như dâu bể
Sông ơi hãy đưa
Một lần thôi nhé
Ai về bến xưa.
Về đâu sông ơi
Sông ơi
Về đâu?..."
(Trích: "Về đâu, sông ơi...")
Thời gian trôi. Dòng sông trôi. Đi qua bao mùa nhớ. Qua bao con dốc nắng mưa trong cuộc đời. Có lúc, chúng ta bắt gặp lại chính mình trong thơ Nguyễn An Bình, với bao nỗi hoài vọng về một thời chưa xa "ngẩn ngơ nhớ áo hoàng hoa". Và, nghe trong hồn "sầu trăm năm nhớ một thời yêu nhau".
Nhìn gia tài sáng tác của Nguyễn An Bình, chúng ta nhận thấy anh là người yêu và gắn bó với thơ ca. Nguyễn An Bình chinh phục người yêu thơ bằng những câu thơ bình dị, giàu cảm xúc. Văn là người. Thơ hình thành từ cuộc sống, từ vốn sống của tác giả. Qua thơ Nguyễn An Bình chúng ta nhận thấy: Những năm tháng hoa niên, Nguyễn An Bình viết nhiều về thơ tình tuổi học trò, một thời tuổi ngọc:
"Có một thời con tim rộn rã
Cây điệp già ôm mối tình si
Em tóc ngắn nhuộm vàng hoa nắng
Cánh phượng hồng mang tuổi thơ đi.
Người yêu ơi ngày xưa xa quá
Có một thời áo trắng tinh khôi
Mang nỗi buồn len sâu tóc rối
Bước thiên thu tình đã qua đời."
(Trích bài thơ: "Có một thời như thế")
Trong chúng ta, ai cũng có "một thời mưa nhớ, thư tình lén trao trong lớp học, tan trường về trông vời áo tiểu thư...". Chính vì vậy, qua thơ chúng ta đồng cảm với Nguyễn An Bình. Và, nhớ về một thời chưa xa đáng yêu trong cuộc đời:
"Mưa trốn nắng trong hiên đời cũ kỷ
Nắng trốn mưa sao cứ mãi đi tìm?
Tôi thơ dại trong cơn mơ mộng mị
Thấy đường gần đi mãi bỗng xa thêm.
Tôi tần ngần trước cây me đầu ngõ
Vị chát chua hái chùm quả đầu mùa
Em cau mặt trong tiếng cười thơ trẻ
Tôi giật mình xao động tiếng gà trưa.
Gói ô mai giấu hoài trong chiếc cặp
Ai thèm ăn mà tôi lén để dành?
Mưa nặng hạt sợ người ta ướt áo
Sợ bùn vương làm bẩn gót chân son.
Hạ đỏ qua rồi thu vàng lại tới
Mưa vô tình xóa mất dấu chân ai
Chùm phượng vĩ lẻ loi trong tiếc nuối
Nở muộn màng trong nắng nhớ chiều phai.
Em mất hút bên bờ xa bến lạ
Mưa quê người có ướt áo em tôi?
Gói ô mai... vẫn còn... chưa kịp gởi
Lòng dặn lòng... còn một chút mưa bay".
(Còn một chút mưa bay) Đi qua tuổi thanh xuân, qua bao con dốc trong cuộc đời, khi ngoảnh lại Nguyễn An Bình hoài cảm về một thời chưa xa:
Mười năm mộng trổ thành mây khói
Nhớ áo hoàng(quỳnh) hoa chợt ngẩn ngơ
Nhớ tóc hoàng kim chiều đông muộn
Cùng nhánh sông xưa khuất bến bờ
Mười năm nước cuộn bao dòng nhớ
Quán trọ trần gian lạnh buốt hồn
Giấu mãi đời trong (trọn đời) từng hạt bụi
Một mình còn lại mảnh trăng suông
Mười năm tình đã phai màu tóc
Nắng ngậm ngùi trên ngón tay thơm
Tôi lặng nhìn hàng cây trốn gió
Thì thầm chiếc lá nhớ nụ hôn
Mười năm bóng ngựa qua thềm cũ
Bạn đã xa tình cũng rất xa
Cuối năm uống rượu tìm hơi ấm
Mắt chợt cay theo khói quê nhà".
("Mười năm bóng ngựa qua thềm cũ")
Đời người như dòng sông, có dòng sông chia đôi nỗi nhớ. Ngày trở về, Nguyễn An Bình thảng thốt gọi dòng sông, gọi người xưa về bến xưa trong nỗi niềm thương nhớ:
"Về đâu sông ơi
Sao đi mải miết
Đưa người xa người
Tháng năm biền biệt.
Về đâu sông ơi
Ngược, xuôi trôi mãi
Lạc mất tình tôi
Đầu bờ cuối bãi.
Đời như dâu bể
Sông ơi hãy đưa
Một lần thôi nhé
Ai về bến xưa.
Về đâu sông ơi
Sông ơi
Về đâu?..."
(Trích: "Về đâu, sông ơi...")
Thời gian trôi. Dòng sông trôi. Đi qua bao mùa nhớ. Qua bao con dốc nắng mưa trong cuộc đời. Có lúc, chúng ta bắt gặp lại chính mình trong thơ Nguyễn An Bình, với bao nỗi hoài vọng về một thời chưa xa "ngẩn ngơ nhớ áo hoàng hoa". Và, nghe trong hồn "sầu trăm năm nhớ một thời yêu nhau".
Phố biển La Gi mùa phượng 2016
Lê Ngọc Trác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét