Đây là chủ đề tác phẩm của văn hay thơ mà tác giả muốn nhấn mạnh
vào cuộc đời đang sống xưa nay. Có thể đó là ý niệm cho một thứ triết lý, bởi
triết học là tình yêu của trí tuệ - philosophy is the love of wisdom: là ‘trái
phá’, là khám phá bừng dậy từ sự khôn ngoan, mẫn cán mà ra - philosophy is the
discovery of wisdom. Nhưng nghĩa lý của nó là gì để lãnh hội, tiếp thu hay khéo
xử (to be wise); tất thảy đều tùy vào những gì mà con người nghĩ về nó hoặc
nhìn về nó. Còn cho rằng u mê, đần độn, không thông minh, không thận trọng trước
vấn đề thì hoàn toàn ngu xuẩn, không tinh tế; đó là lý do thích hợp để ngưng
nghĩ những gì thuộc lý trí, xúc cảm hay cảm thức. Mà nghịch lý không phù hợp để
nhìn thấy, cảm nhận hoặc tư duy về ý nghĩa của những gì thuộc triết học. Chúng
ta nghĩ đến là chúng ta tìm thấy ở đó một kiến thức khôn khéo (wisdom) trên những
chặn đường đi qua hoặc sắp đến (không có nghĩa ‘đi một đàng học một sàn khôn’ /
some less travelled than others).Nói rộng ra; ‘đi’ là nhận thức khôn ngoan để
nhìn thấy những gì khác hơn và cũng không cho đó là một trải nghiêm đúng của hướng
đi mà tưởng như đây là một nhận thức khôn ngoan như nhau chả hơn, kém hoặc cho
đó là con đường dẫn tới một sự hợp lý của chân lý; để rồi cho đây là vấn đề giảo
nghiệm và nhiệm vụ thuộc triết học. Theo những tư tưởng gia thì họ cho đó là sự
khởi đầu trên bất cứ dặm trường dấn thân, là một tư duy sâu lắng, là một nhận
thức đáng để tâm cao hơn hết –examining that problem is one of
philosophy’s task! Và; nếu cho đó là cái đích đạt tới thì vấn đề hết sức rõ
ràng và quan tâm; từ đó khởi hành vào những chặn đường khác khéo léo hơn là cam
go. Cho nên chi chủ đề của tác phẩm giới thiệu một chọn lựa để minh định và chú
ý đến sự chuyển vần đa dạng của đề tài, có thể đó là một kích thích mở màn khai
vị cho thêm phần triết lý –can whet the appetite for more philosophy.Và; tất cả
định kiến về nó là những gì chúng ta đã tìm thấy trong bước đì vào đời có nghĩa
lý của nó. Tình yêu không còn ở lãnh vực của thương yêu mà nó ở trong phạm trù
triết học của bi thảm, nghĩa là nhận ở đó một sự thử thách giữa con người và cuộc
đời ‘tình chỉ đẹp khi còn dang dở’; cái đẹp của tình yêu là thế. Trong bi
thương nào cũng có nước mắt dù là nước mắt không lệ, nhưng; nó có một phần của
điều kiện khôn ngoan và khéo léo để xử thế, bởi; bên cạnh cuộc đời là chông gai
là những trái phá nỗ chậm. Ngoại trừ; người ta áp đặt vào đó một thứ ‘cảnh
báo’, một sự chẳng-đặng-đừng ‘caveat-emptor’: nghĩ khác của ‘đi’ có thể làm cho
đối tượng tình yêu trở nên hờn dỗi, vậy thì; nhẹ bước vào những thứ triết lý
khác của nó, ngoại trừ người ta cố đặc vào đó một thứ tuyệt đối hợp lý; gần
như một tuyệt đối thuần chất vô điều kiện (absolutness).
Do đó; không có điều gì coi như tuyệt đối cả/
there’s no such thing as absolutes. Và; cũng không có nghĩa gì cho là sai trái
vì thiết nghĩ rằng mọi thứ bày tỏ như là một tuyệt đối cuối cùng, nếu như chúng
ta có thái độ lơ là, chểnh mảng, cầm giữ một lý thuyết tương đối để minh định
điều có thực; mà là một luân lý tuyệt đối. Giải cái khâu ‘Absolute’ là có cái
chất buộc phải theo dạng thức triết học, một sự lý không thể vơ đũa cả nắm –are
not iniversally binding. Thành ra phải dựa vào vai trò khách thể để nói lên thế
chủ động của chủ thể dựng nên tiêu đề với một hàm ý của nội tại phản vào đời
như một lý lẽ sống thực. Bởi; tu từ ‘tuyệt đối / absolute’ là làm cho ra lẽ, thực
sự nó ở chốn thâm sâu cùng cốc có nhiều nghĩa bí ẩn khó hiểu một cách rốt ráo
mà trong đó chứa một mô thức cơ bản tối hậu thuộc về tinh thần là hậu cứ cho một
hiện hữu tại thế, một tự quyết độc quyền của tất cả những gì đưa ra hoặc có một
sự tương quan đồng thể; mà những gì chúng ta có thể tìm thấy sự khác biệt của
nó tùy vào mỗi thể loại qua thị giác siêu hình của hợp chất mà chúng ta hướng tới.
So sánh dưới cái phép nhị nguyên (dualist): là trong đó chứa vật-thể (material)
và phi-vật-thể (immaterial) ở chủ đề nêu ra, nhưng; không thể lô-gíc-hóa để giảm
những gì đặc dưới cụm từ ‘tuyệt đối’ của ảo tưởng trừu tượng. Từ đó người ta có
thể tìm thấy nghĩa lý tươi sáng của tình yêu trong cuộc đời đang sống và trái
phá là hình ảnh phi vật thể để cấu thành tình yêu. Vị chi; tình yêu đi theo với
sự phá vỡ của những gì mà con người muốn khám phá là những gì luôn bị vây
quanh. Cuộc đời là một trực diện để đương đầu. Chẳng qua chỉ là mô thức lý thuyết
hoặc cho đó là của những hạng người quá lý tưởng, bởi; người ta quá lý tưởng vấn
đề (tình yêu) hoặc là quá phi thực vật thể là cần thiết (tình yêu). Cuối cùng;
chủ thuyết của những gì thuộc triết học là những thứ tìm ra lẽ để giải bày cho
hiện tượng khác biệt bởi những gì đơn chiếc chính là tâm trạng của người ‘độc
thân vui tính / monist / manos (Gk.)’. Do đó; phòng không gối chiếc của những
con người cô độc (monists) gần như thương tổn cho một tâm lý giữa đời để
rồi ôm chầm vào những lý thuyết khác biệt để che chở sự quạnh hiu, lẻ bóng. Tư
duy cố hữu tuyệt đối như Trí tuệ là đỉnh cao và tuyệt đối như là Thượng đế; đó
là những gì họ nghĩ tới trong sự khám phá cho một tình yêu và trái phá là một
thách đố của vấn đề.
Tuyệt đối là khái niệm mơ hồ, một ý tưởng không rành mạch; mọi
thứ con người cho là… nó xông lên một cái gì đáng giá (tuyệt đối), vì; nó không
phải là thẩm định xác thực, và; từ chỗ đó không có gì là trọng đại cả mà có thể
đặc dưới cái điều có thể mà thôi. Không có chi ngạc nhiên; tuyệt đối thuộc chủ
nghĩa duy tâm, mặc nhiên cho là đúng, đây là điều thường có như Trí tuệ/ Mind
là trạng huống bao quanh trong tinh thần thực thể và có tính chất đặc trưng cho
những gì chúng ta nghĩ tới, phản ảnh trung thực gọi là Tuyệt đối. Đôi khi người
ta cho Thượng đế là Tuyệt đối. Hợp tình, hợp lý và thích nghi để hiểu ý niệm của
‘Tuyệt đối’ là một sự nhứt-thể trong khi đó những gì thuộc về triết học thì có
giá trị hơn hoặc cụ thể để hiểu rộng hơn là Thượng đế tuyệt đối. Lôi cuốn hấp dẫn
nhất trong những gì lý luận đối với người cho là tuyệt đối thì việc đó
không có chứng tích lịch sử, nhưng; chứng tích của hiện hữu. Tất cả hiện
hữu là tuyệt đối –All exist in the Absolute, là những gì chúng ta nghĩ tới như
một hiện tại trào dâng vào đó.Vì vậy; tuyệt đối của Tình yêu và Trái phá là cụm
từ hiện hữu giữa đời như đã mô tả…
Rõ ràng triết học là hành động bắt đầu để làm tốt cho vấn đề;
những gì liên đới giữa thực tế và hành động, những gì thuộc luân lý hoặc trạng
thái tâm lý trong nhiệm vụ đối đầu, những gì tự nhiên của hành động bên trong
hoặc hành động thay lời nói. Có thể trạng huống đó là thái độ xử lý trước hoàn
cảnh đối đầu cho một dữ kiện. Cho nên cường độ và hành động quấn vào nhau nhưng
thực chất muốn nói lên tuyệt đối ở chính nó, thời đó là hành động giả định; nó
không ăn nhập gì giữa tình yêu và trái phá, bởi; một đôi khi ‘đời’ nhìn tình
yêu là tuyệt đối. Trái phá là hình ảnh tượng trưng, nhưng; tác giả ghép vào như
một khẳng định giữa tình yêu và trái phá ngầm cho một tuyệt đối cố hữu. Khi đã
yêu/ fall in love thì thực chất của tình yêu lại khác. Trong đó ‘trái phá’ như
chiếc dây thòng lọng và tình yêu như trái cấm là hai trạng thái đối nghịch mà
con người trở nên đối tượng khách thể: dấn thân để đi vào tuyệt đối hữu thể của
tình yêu và trái phá. Đấy là lý lẽ nguyên vẹn có tính chất triết học cụ thể.
Cho nên chi nhìn tình yêu là nhìn vào cái đẹp thẩm mỹ (aesthetics) hơn là nhìn
hiện trạng bi đát của cuộc tình. Trong khi đó từ ‘đẹp / beautiful’ là tiếng thốt
của bày tỏ hoặc là cảm nghĩ về; một thể loại thuộc triết học là vấn đề phát hiện
dâng lên. Nếu như nói rằng: ‘X là đẹp’ thời ngụ ý X là người đẹp trong một cảm
thức nhận ra; thời tất cho rằng X là một vóc dáng cân xứng với chiều kích
(cuboid) hay là một vóc dáng có tầm cở (lớn lao/ large) hoặc người ta có thể
khái quát rằng X đẹp gây ra từ cảm thức thừa nhận qua cái nhìn dục năng
(libido); điều chắc chắn nó nằm trong cảm giác thẩm mỹ, sự lý đó sẽ bao hàm vào
cái đẹp văn hóa và lịch sử một phần. Dựa vào khuynh hướng triết học có thể phản
đề cho một lý luận khác hoặc vượt ngoài cảm nhận của thẩm mỹ và vẻ đẹp. Triết học
là mở rộng tư duy để đi tới toàn mỹ của lý tưởng.
Quan niệm Hy Lạp coi ngang nhau giữa cái đẹp và cái có được
(tốt đẹp) - The Greeks equated beauty with the good. Mặc khác; nhấn mạnh vào
nhan sắc tự nhiên muôn thuở, có lẽ; sự lý này cho ta đồng ý với Plato rằng cái
đẹp là một cái gì vượt ngoài cảm nhận (suprasensible) của ý nghĩ, một thể thức
hoàn hảo đều qui vào vẻ đẹp nhận thức, đó là một phản ảnh duy nhất và đơn thuần
(mere reflections). Trái phá thì khác với cái đẹp tư duy, ngầm cho đó là phản
kháng nội tại của hiện hữu cuộc đời; một tóm lược lạ đời giữa hữu thể của vẻ đẹp
và tha thể của trái phá là dưới dạng thức cực kỳ tinh tường, bén nhạy là nhắc đến
chủ thể cảm kích về phẩm cách cái đẹp và đối tượng cảm kích bừng dậy của ‘trái
phá’. Cả hai không thể xa rời nhau mà kết cấu để thành cụm từ ắt có và đủ của
toán học như một định nghĩa. Từ chỗ đó để lại trong ta một tri giác nhận biết.
Thí dụ: tiềm năng trong những tác phẩm nghệ thuật đã đem lại nhận thức thẩm mỹ.
Một lý do khác cho thấy rằng thẩm mỹ là một nhận thức qua kinh nghiệm của trí
tuệ. –mental power experience. Là một vận chuyển có thẩm mỹ và không thẩm mỹ
cũng như vận chuyển có phản kháng và không phản kháng là tư duy đi tới khám phá
của sự bùng nỗ. ‘Nhưng là gì nếu con người có con mắt để nhìn cho một nhan sắc
thực sự: tinh anh, trong sáng và không chế hay ‘phịa’, không rào cản với ô nhiễm
của chết chóc và những gì của màu sắc, phù phiếm của cuộc đời con người/
But what if man had eyes to see the true beauty: pure and clear and unalloyed,
not clogged with the pollutions of mortality and all colours and vanities of
human life’ (Plato ‘Symposium’ P. 211). Và ở đó chỉ là điạ hạt bao la dành cho
thẩm mỹ: một hình thức văn hóa về cái đẹp là chủ đề khác cho những gì có thể thấy
ở nơi âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc và ca hát. Để rồi có một định
nghĩa cho chủ đề mà họ muốn đưa ra là xác định cụ thể thế nào là tình yêu và
trái phá; tuy khác nhau nhưng cùng một tri thức phát tiết giữa hạnh phúc và đau
khổ. Mỗi thứ nó có một sự phản kháng siêu hình: là cơn dấy động của con người
đang đối đầu trước thân phận và trước một hiện hữu sống thực. Trái phá có nghĩa
là chối bỏ những tập truyền đã án ngữ tình yêu. Không chỉ một mà cả hai đều chối
bỏ đơn độc mà là một phủ nhận nguyên chất và giản đơn/ Pour l’un et l’autre,
il ne s’agit pas seulement d’une negation pure et simple. (L’Homme Révolté de
A. Camus). Lập trường này có khi coi như ‘bất-khả lãnh-giải/ no comment’ là ở
chỗ đó, vì; đó là tình yêu và trái phá, là dạng thức của phản kháng siêu hình.
Nhưng thực ra cái sự yêu đương là chính ở nơi con người là gông cùm đi vào đời
cho một tương lai, đó là bước đi chông gai là thực trạng cuộc đời đang sống của
cái thế giới vô thức trước vẻ đẹp con người, để rồi con người đi tới khám phá
trong một lối rẽ khôn ngoan hơn. Mỗi khi nhìn vào thẩm mỹ là minh định ở chính
mình một tham vọng vô hình, lôi cuốn vào thời gian mà thời gian là sở hữu chủ của
tình yêu. Trái phá là lời cảnh báo thận trọng, nghĩa là đừng lụy vào mà ăn phải
trái cấm. Trái cấm chính là trái phá của tình yêu. Cho nên chi phân tích cho cạn
cùng giữa tình yêu và trái phá là trong một gặp gỡ của hai cõi ‘sắc’ và ‘vô sắc’
sự này gọi chung là thể-chất-của-tình-yêu.
Ở đây hiện ra một bản chất nguyên vẹn như cuộc đời đang sống cũng là bản chất tại thế bắt phải theo đuổi như một định hệ.Tuyệt đối là một vận chuyển ở trong tương đối. Chính tất cả tương đối của thế giới này là ngợi ca cái đẹp thẩm mỹ. Đấy là thể chất dung thông để trở thành hóa thân từ muôn kiếp luân hồi: trong luân hồi có thể là nghiệp báo (karma) có thể là giải thoát (enlightenment). Cho nên hình thái của tình yêu đôi khi mất đi nhưng trong sự mất đi để trở về trong nguyên vẹn tình yêu, một hình thức ước thệ nguyện của cái trinh nguyên có trước và về sau, đấy là hoài niệm cho một tuyệt đối vĩnh cửu nơi từng bản chất; nó đến rồi đi là chuyện thường tình của nhân sinh. Trái phá không còn tác động giữa lúc này mà đó là lời an ủi thống thiết nhất tợ như Zarathustra thốt lên như thế đó/ Thus Spoke Zarathustra. Bởi; tình yêu hay trái phá bắt nguồn từ nỗi đau, ‘sinh phải nhầm thời’ đều là sinh ra của bi thảm/ Birth of Tragedy. ‘Nỗi’; nó thuộc về định hệ đã an bài cho con người mà trong định hệ kèm vào đó một sự ra đi như lý do hiện hữu, là chấp nhận sống thực; tuyệt đối của định hệ là duy nhất không thể ‘sửa sai’ tuyệt đối. Sở dĩ như vậy là đặc vị trí tha nhân vào vị trí không-dĩ, có nghĩa là không còn mình là mình nữa mà là thảm kịch bi đát của tình yêu và trái phá. Con người là cái gì trong vũ trụ loài người? Có có không không rồi không không có có bao đời nay chưa tìm ra lý giải nguồn cơn tự sự sinh ra từ đâu thật là bất khả lĩnh giải đối với con người, chỉ còn lại ở đó một suy tư tôi/ cogito là hiện hữu giữa tình yêu và trái phá, là xác minh cô đơn ở chính mình để ‘tôi không còn cô độc’ (TTT) là một thiết lập chung nơi con người để đi tới chối bỏ. Từ chỗ đó sanh ra dấy động trong tình yêu đưa tới phản kháng của nội tại. Cho nên chi tôi yêu vậy thì tôi hiện hữu; thời khác chi Descartes hay Plato hay Camus đã một đôi lần thốt thế đấy. Tất cả tiếng vọng đó là phản kháng siêu hình là cơn biến động giữa hữu thể và tha thể, là con người đứng trước thập tự giá cho một định nghĩa giá trị làm người. Lý luận một cách mãnh liệt rằng: trái phá đồng nghĩa với phản kháng có nghĩa là chối bỏ một hiện hữu đang bị tha hóa, một hiện hữu biến chất, một hiện hữu hóa chất làm mất tình yêu chân chính trong lúc mọi thứ quả quyết tuyệt đối đánh đổ cả những gì thuộc thẩm mỹ nhân gian. Trong nỗi đoạn trường đó hiện hình qua nhiều kiểu thức khác nhau: một Doestoesky trong tình cảnh ‘Anh em nhà họ Karamazov’ cho một bi đát khác trong ‘Hồi ký viết dưới hầm’ đó là nỗi khao khát tuyệt vọng của tình yêu. Nguyễn Du cũng khao khát tình yêu mới dựng nên Đoạn Trường Tân Thanh là tiếng thốt cuối đời của kẻ thất sủng. Một tuyệt vọng của Kafka trong Hóa Thân, Phán Xét là nỗi uất nghẹn. Một Khuất Nguyên trong Ai Sính Đô và Hoài Sa là nỗi khắc khoải bi thương của oan khiêng. Tất cả là những cuộc tình bi thảm mà đời đã chối bỏ cho một thứ tình yêu lý tưởng, xã hội dung nạp để đem lại thảm kịch mà con người phải gánh chịu như định hệ đã sắp xếp. Hoằng pháp để cho tình yêu vượt thoát qua tiếng thốt là âm vang của trái phá là một thức tỉnh cho Heidegger, cho Nietzsche, cho Kierkegăard, cho Kant không đẩy lùi cái ảo tưởng vô vọng đó, bởi; còn luẩn quẩn trong vòng sinh diệt mà quên cái nỗi bi ai.
Ở đây hiện ra một bản chất nguyên vẹn như cuộc đời đang sống cũng là bản chất tại thế bắt phải theo đuổi như một định hệ.Tuyệt đối là một vận chuyển ở trong tương đối. Chính tất cả tương đối của thế giới này là ngợi ca cái đẹp thẩm mỹ. Đấy là thể chất dung thông để trở thành hóa thân từ muôn kiếp luân hồi: trong luân hồi có thể là nghiệp báo (karma) có thể là giải thoát (enlightenment). Cho nên hình thái của tình yêu đôi khi mất đi nhưng trong sự mất đi để trở về trong nguyên vẹn tình yêu, một hình thức ước thệ nguyện của cái trinh nguyên có trước và về sau, đấy là hoài niệm cho một tuyệt đối vĩnh cửu nơi từng bản chất; nó đến rồi đi là chuyện thường tình của nhân sinh. Trái phá không còn tác động giữa lúc này mà đó là lời an ủi thống thiết nhất tợ như Zarathustra thốt lên như thế đó/ Thus Spoke Zarathustra. Bởi; tình yêu hay trái phá bắt nguồn từ nỗi đau, ‘sinh phải nhầm thời’ đều là sinh ra của bi thảm/ Birth of Tragedy. ‘Nỗi’; nó thuộc về định hệ đã an bài cho con người mà trong định hệ kèm vào đó một sự ra đi như lý do hiện hữu, là chấp nhận sống thực; tuyệt đối của định hệ là duy nhất không thể ‘sửa sai’ tuyệt đối. Sở dĩ như vậy là đặc vị trí tha nhân vào vị trí không-dĩ, có nghĩa là không còn mình là mình nữa mà là thảm kịch bi đát của tình yêu và trái phá. Con người là cái gì trong vũ trụ loài người? Có có không không rồi không không có có bao đời nay chưa tìm ra lý giải nguồn cơn tự sự sinh ra từ đâu thật là bất khả lĩnh giải đối với con người, chỉ còn lại ở đó một suy tư tôi/ cogito là hiện hữu giữa tình yêu và trái phá, là xác minh cô đơn ở chính mình để ‘tôi không còn cô độc’ (TTT) là một thiết lập chung nơi con người để đi tới chối bỏ. Từ chỗ đó sanh ra dấy động trong tình yêu đưa tới phản kháng của nội tại. Cho nên chi tôi yêu vậy thì tôi hiện hữu; thời khác chi Descartes hay Plato hay Camus đã một đôi lần thốt thế đấy. Tất cả tiếng vọng đó là phản kháng siêu hình là cơn biến động giữa hữu thể và tha thể, là con người đứng trước thập tự giá cho một định nghĩa giá trị làm người. Lý luận một cách mãnh liệt rằng: trái phá đồng nghĩa với phản kháng có nghĩa là chối bỏ một hiện hữu đang bị tha hóa, một hiện hữu biến chất, một hiện hữu hóa chất làm mất tình yêu chân chính trong lúc mọi thứ quả quyết tuyệt đối đánh đổ cả những gì thuộc thẩm mỹ nhân gian. Trong nỗi đoạn trường đó hiện hình qua nhiều kiểu thức khác nhau: một Doestoesky trong tình cảnh ‘Anh em nhà họ Karamazov’ cho một bi đát khác trong ‘Hồi ký viết dưới hầm’ đó là nỗi khao khát tuyệt vọng của tình yêu. Nguyễn Du cũng khao khát tình yêu mới dựng nên Đoạn Trường Tân Thanh là tiếng thốt cuối đời của kẻ thất sủng. Một tuyệt vọng của Kafka trong Hóa Thân, Phán Xét là nỗi uất nghẹn. Một Khuất Nguyên trong Ai Sính Đô và Hoài Sa là nỗi khắc khoải bi thương của oan khiêng. Tất cả là những cuộc tình bi thảm mà đời đã chối bỏ cho một thứ tình yêu lý tưởng, xã hội dung nạp để đem lại thảm kịch mà con người phải gánh chịu như định hệ đã sắp xếp. Hoằng pháp để cho tình yêu vượt thoát qua tiếng thốt là âm vang của trái phá là một thức tỉnh cho Heidegger, cho Nietzsche, cho Kierkegăard, cho Kant không đẩy lùi cái ảo tưởng vô vọng đó, bởi; còn luẩn quẩn trong vòng sinh diệt mà quên cái nỗi bi ai.
Nói tóm lại; tình yêu và trái phá chỉ cấp cho chúng ta
khái niệm làm người mà thôi, từ luận cứ đó để hiểu thêm rằng mọi thứ ở đời là
phi lý chớ chẳng đem lại một hợp lý nào hơn. Trong trường hợp này thiếu đi cái
giá trị tối thượng của tình yêu mà sản sinh ra bao thứ hồ đồ, lên án, chà đạp,
bôi bác nghĩa tình; không lấy tình yêu làm cứu cánh mà lấy tình yêu làm phương
tiện để chối bỏ. Sự đó là một hiện hữu thực thể giữa hai đối tượng ‘tình yêu’
và ‘trái phá’; cả hai nằm trong vòng quay của nhân sinh, là hiện hữu tại thế.
Cho nên chi tình yêu là: ‘to be or not to be’ đó là vấn đề. Sự lý nêu ra gần
như vớ vẩn (toying) của đời sống hay không có đời sống mà chỉ quan tâm tới cái
đẹp hiển nhiên; nhưng đứng trên lập trường triết học có thể đó là một đòi hỏi
chung chung. Có lẽ; người ta đòi hỏi như một yêu sách phải có cho những gì cần
thiết hơn là lương tâm đòi hỏi sự thực, bởi; coi đó là sự kiện xẩy ra ngoài ý
muốn. Đời cần sự có mặt của hiện hữu như sự đã rồi và hầu như tất cả đưa tới
cái sự mù tăm, rối bời chưa nhận ra thực hư của tình yêu và nhiệm vụ của trái
phá đối xử với đời có nghĩa lý hay không nghĩa lý.
TRANH VẼ: ‘Mùa hè Da đỏ/ Indian Summer’ * Khổ 12”x16”. Trên
giấy cứng. Acrylics+House paint. Vcl#1522018.
* Mùa hè da đỏ: Vào tháng hai/ ba Tây lịch ở Bắc Mỹ. Mùa gió
khô (Chinook-wind) thổi tung bụi tuyết khó thấy đường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét