Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Phát triển ngôn ngữ tiếng Việt qua góc nhìn âm nhạc

Phát triển ngôn ngữ tiếng Việt 
qua góc nhìn âm nhạc
Bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, câu nói “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” không còn giá trị bởi tốc độ phát triển ngôn ngữ thế hệ mới. Đọc báo ngày thường du nhập quá nhiều từ ngữ nước ngoài, viết tắt không chú giải, từ lóng… Đặc biệt báo mạng, các bloog, facebook, Nick name, tuổi teen còn ngụy tạo ngôn ngữ riêng, người ngoài không đọc nổi.
Chỉ qua mấy dòng vừa viết ra đã vay mượn nhiều từ nước ngoài, đây là quy luật vận động ngôn ngữ trước bước tiến hội nhập xã hội thời đại mới. Trong các công trình nghiên cứu thường sử dụng từ ngữ nước ngoài, một số thuộc về chuyên môn, số khác lấy từ ngữ các nhà báo. Phải công nhận ngay khi có chữ quốc ngữ, các nhà báo những người tiên phong phát triển ngôn ngữ nhanh, góp nhiều từ dân tộc khái niệm mới cả tiếng ngoại lai. Vào năm 1865, tờ Gia Định báo phát hành số đầu tiên, tiếp các báo tư nhân  nhiều nhà báo viết về nội dung xã hội nghệ thật phát triển ngôn ngữ mới như các từ:  Tài tử, Ca ra bộ, Cải lương… đưa vào cả từ Pháp vay mượn Ca ra bo, opera, comedi… các đường phố tràn ngập tên tiếng pháp: Rạp hát Modera cunera, có gánh cải lương lấy tên Vergue Sa Dec… Ngôn ngữ Việt khi mở ra thế giới phương Tây pha trộn, vay mượn nhiều từ nước ngoài. Ngày nay, đọc báo nhan nhản từ tiếng Anh, nếu thời thuộc Pháp đọc báo thường gặp từ Pháp Việt, bây giờ Anh Việt. Người Hà Nội xưa quen giao tiếp, nói tiếng Việt lại đá một câu tiếng Pháp, còn biểu hiện hành động văn hóa Pháp: Nhún vai, mỉm cười… Tôi không quên ấn tựơng nhìn ông Nguyễn Cao Kỳ khi nói chuyện kiểu cách: Nhún vai, giơ tay… thấm nhuần sâu sắc hành động văn hóa Pháp. Ngày nay, giới trẻ sử dụng nhiều vốn từ Anh nhưng chưa ngấm hành động con người văn hóa Mỹ. Vì sao giới trẻ xính tiếng Anh bởi họ tiếp xúc thường xuyên, các báo xính sử dụng từ Anh… Nguyên nhân từ ngữ Việt viết quá dài, còn nhiều từ chưa thể bao quát hết ý nghĩa buộc phải vay mượn sử dụng gọn hơn, nhiều  từ tiếng Việt không thể thay thế. Nhưng khốn khổ cho mỗi lần đọc báo hay gặp từ ngữ Anh, nhiều độc giả bỏ qua, gặp chữ viết tắt, tiếng lóng đành “bắc thang lên hỏi ông trời”. Đến đây phần giải nghĩa từ ngữ Anh gồm một số từ phổ biến trong âm nhạc như Điva, Tophits, nhạc DJ, nhạc Đance…
Các nhà báo xính sử dụng từ Diva trong các bài viết âm nhạc, thậm chí còn khởi xướng bình chọn phong tặng danh hiệu một số ca sĩ xếp hạng Diva. Ý nghĩa tích cực là tôn vinh ca sĩ dòng ca nhạc đại chúng, tuy vậy lại người nhận, người từ chối. Vì sao nảy sinh hiện tượng tôn vinh bị khước từ? Có  lẽ ca sĩ hiểu tính hai mặt của danh từ này, hay cho mình ở thứ bậc cao hơn thuộc dòng âm nhạc khác? Riêng các ca sĩ phương Tây, họ bị sok khi ai gọi mình là Diva vì  những biến nghĩa hai mặt của từ.
Nguồn gốc từ diva theo các nhà nghiên cứu lúc đầu tiếng Ý, diva là “Nữ thần”. Danh từ này dành phong tặng các nữ, nam ca sĩ opera hàng đầu giọng hát: Soprano, terno. Khoảng năm 1883, tiếng anh sử dụng khái niệm diva, sang những năm đầu thế kỷ XX trở thành phổ biến dành tặng những ca sĩ hàng đầu dòng nhạc đại chúng. Sau này, khái niệm diva phong tặng cho bất cứ ai tài giỏi trong thể thao, nhảy múa… Đến những năm đầu thế kỷ XX, chữ diva nhiều biến nghĩa: “Người đàn bà khinh ghét, con điếm (tiếng lóng dân chơi Anh). Hiện nay tại xã hội Mỹ, châu Âu những năm đầu thế kỷ mới, chữ diva thường bị hiểu theo nghĩa xấu xa về thái độ ứng xử, tính ganh ghét đố kỵ tài năng, ích kỷ nhỏ nhen trong giới ca sỹ diễn viên. Là nghệ sĩ thế kỷ XXI, ai nhận danh hiệu “Diva” thật thảm họa, phải chăng Mỹ Linh sợ quá! không dám nhận danh hiệu người đàn bà Điva.
Những thuật ngữ đĩa nhạc theo nhà nghiên cứu sản xuất đĩa nhạc, các từ khóa: CD, VCD, DVD, DVD Digitan… Thường hiểu đơn giản đĩa CD-đĩa nhạc không hình, viết đầy đủ: Audio CD. Đĩa VCD là loại đĩa nhạc hình ảnh, ghi là: VCD - Video compact. Đĩa DVD là Digitai Video Disc, loại đĩa nén nhiều bản nhạc, hình ảnh độ nét cao.
Top hit, những bản nhạc nhiều người nghe, nhiều người yêu thích…Top hit còn nghĩa bước ngoạt bất ngờ, điểm nhấn của bài hát, hay một Abum… Nghĩa là theo ngữ cảnh khi nói, vận dụng cách hiểu. Như thế chỉ viết một từ gồm hai chữ chứa đựng đa nghĩa, sử dụng tiếng Việt tốn nhiều từ. Đây là điều báo chí hay nhiều văn bản, cả công trình nghiên cứu ngày nay vận dụng nhiều từ vay mượn tiếng Anh như phải bảo tồn nghệ thuật cổ dưới dạng logictic, hoặc xây dựng cầu cảng theo logictic…
Nhạc Dance: Nhạc nhảy điện tử sterio, xuất hiện vào năm 1970 tại các câu lạc bộ, vũ trường châu Âu, do các DJ điểu khiển âm thanh điện tử. Nhạc Dance là nhạc vũ trường âm thanh điện tử sterio, thay thế các ban nhạc sống âm thanh mo no. Tuy nhiên nhạc Dance-nhạc nhảy nhiều thể loại.  
Cover, Phối khí, dàn dựng lại, ghi âm lai một bài hát, dàn nhạc trước đó đã ghi âm  coi là bản gốc, nay Cover làm lại. Cover nghĩa là trình diễn theo cách làm mới tác phẩm ban đầu… Theo nghĩa này, cover nhiều cấp độ khác nhau, cover phối khí lại tác phẩm thay đổi màu sắc hòa thanh, nhưng giữ nguyên nhịp điệu tiết tấu, biểu diễn gần nguyên tác. Ngược lại cover thay đổi hoàn toàn hòa thanh phối khí, nhịp điệu tác phẩm từ giai điệu dân ca  chuyển sang pop hay rock, hip hop, trình diễn múa nhảy hiện đạị. Nghĩa cover làm lại tác phẩm âm nhạc, không như bản gốc, đây là phiên bản. Nghệ thuật ca nhạc thế giới xuất hiện nhiều phiên bản cover, nổi tiếng hơn tác phẩm ban đầu.
Nhạc DJ, là nhạc gì? Năm 2006, tôi mở sàn nhảy cổ điển tại tầng II khu nhà Triển lãm Giảng Võ - Hà Nội. Ngày ấy thuê một DJ hạng bét, giá dao động từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng. DJ hạng hai từ 12-15 triệu đồng/ tháng, hạng nhất: 18-20 triệu đồng, khi đó một vũ công dẫn khách nhảy 03 ca/ngày, lương cả tháng 0-3 triệu đồng. Nhưng vũ công ăn khoản bo khách hàng, một lần dẫn nhảy khách bo từ 20 ngàn đến 50-100 ngàn đồng. Một số cô, bà nhìn ngon mắt bo vũ công xe SH, tiền mua nhà đất.
Nhạc DJ chỉ là DJ, sau hậu trường chẳng ai biết, chẳng ai bo. Nên người phụ trách nhạc DJ trả lương quá cao, bởi không có anh ta miễn nhảy. Phải nói ngày xưa hầu hết các sàn nhảy đánh “nhạc sống” tạo không khí vui hơn, vào những năm cuối thế kỷ XX, công nghệ ghi âm phát triển cao, các gã “Đi Giây” lại lựa chọn, kết nối, chỉnh sửa những bản nhạc nhảy thành kỹ nghệ âm thanh đỉnh cao, giết chết ban “nhạc sống”. Các vũ trường thay thế nhạc công bằng người “Đi Giây”. Đây là thuật ngữ dân làm sàn gọi để chỉ những người phụ trách âm thanh, ánh sáng ca nhảy. Những người chơi nhạc vũ trường, các ban nhạc nhảy ra đời vào năm 1930, kéo dài thịnh hành thống trị suốt đến những năm 1970 thế kỷ XX, khi công nghệ ghi âm phát triển họ bị rơi ra ngoài quỹ đạo sàn nhảy vũ trường. Dù công nghệ DJ đến muộn ở nước ta sau năm 1980, nhưng hiện nay nó thống trị các vũ trường, nhiều người gọi là một thể loại nhạc DJ. Nhạc DJ, nói về lịch sử nó xuất hiện cùng thời với các ban nhạc vũ trường, nhưng thường thấy ở đài phát thanh chưa tiến vào các sàn nhảy. 
Bây giờ do cách gọi quen thành thể loại nhạc DJ, cách gọi và giải thích này không đúng? Bởi những “người DJ”, không phải nhạc sĩ sáng tác nhạc, không tạo ra một hình thức thể loại âm nhạc riêng. Họ là người có công chọn cắt, chỉnh sửa, hòa trộn nâng cao chất lượng kỹ thuật âm thanh những bản nhạc nhảy, còn nguyên tác vẫn là của nhạc sĩ. Nên gọi nhạc DJ là nhạc vũ trường, không có nhạc DJ, chỉ có “người DJ” theo cách gọi dân làm sàn.
Mới lướt qua một số thuật ngữ tiếng anh sử dụng vào âm nhạc biểu hiện phong phú, đa nghĩa, đòi hỏi người thưởng thức ca nhạc thế kỷ XXI mất nhiều công tra cứu từ khóa tiếng Anh. Thời nay nhờ Google muốn gì được ấy, giảm bới thư viện sách tra cứu mất nhiều thời gian, bằng không hãy học Anh ngữ.   
Ảnh từ Google
Hà Nội 25-10-2014
Tuấn Giang
Theo https://vanchuongviet.org/



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những ồn ào hòa tấu khúc mưa rơi

Những ồn ào hòa tấu khúc mưa rơi Nhà thơ Phạm Ánh Sao còn có bút danh Triều Vân, sinh trưởng ở Hải Dương, học Đại học Văn hoá Hà Nội và kh...