Trong tất cả thứ nghệ thuật của Kafka là lực thu hút độc giả
mạnh nhất. Đoạn cuối trong tác phẩm của ông thường rỗng, hoặc cái vắng bóng
trong phần cuối của câu chuyện như gợi cho ta thấy một sự giải thích có tính
hàm chứa sự việc; tuy nhiên điều đó chưa hẳn là một phát hiện rõ ràng trong ngữ
ngôn, nhưng trước đó lời văn tuồng như biện minh hơn là lý giải; đòi hỏi điều này
là việc đọc lại từ những quan điểm khác nhau. Đôi khi có thể do từ sự
nghi ngờ của diễn dịch, đó là sự xuất hiện cần thiết cho hai thể cách đọc khác
nhau. Ấy là những gì mà tác giả mong muốn và xem như hoài vọng. Nhưng đây không
phải là điều để nói lên sai trái của tác giả mà cốt để lý giải những gì qua từng
chi tiết trong tác phẩm của Kafka. Dấu hiệu đó thường hay xẩy ra một cách thông
thường, và; dẫu sao cũng do từ diễn dịch mà ra, người nghệ sĩ có thể tái phục
cách diễn tả chỉ trong một động lực nào đó: không có lời lẽ nào hơn để rút lại
lời nói - there is no word for word rendering. Tuy nhiên; điều đó không còn là
khó khăn để nhận biết mà đó chỉ là biểu tượng của một tác phẩm. Biểu tượng
luôn luôn tỏ ra một cái gì siêu lý của con người, tạo ra ở chính nó để nói lên
cái hiện thực nhiều hơn là ý thức. Cái đáng chú ý ở đây; nghĩa là hết sức an
tâm để cầm giữ sự cớ của nó chớ không có tính khiêu khích, khởi từ trong tác phẩm
không đem lại một định kiến nào hơn và cũng không tìm kiếm một ẩn giấu nào khác
trong tác phẩm của ông. Đối với Kafka đặc biệt ông đã hài hòa cái phép tắc
của ông mỗi khi xử dụng ngôn từ để đưa tới kịch tính xuyên qua một ngoại giới của
nó và ngay cả tiểu thuyết cũng vượt ra khỏi những thể thức thông thường như đã
có trước đây.
Cái thoáng nhìn đầu tiên và bất chợt của độc giả là họ đã tìm
thấy một cái gì phiêu lưu rối bời mà đó là những gì đạt tới của một trạng huống
rúng động và vai trò cố chấp trong việc theo đuổi của vấn đề mà chính nó không
bao giờ diễn tả một cách rõ ràng. Nhưng Kafka không biết những gì đã xảy ra.
Ông không còn nghi ngờ hay thèm khát một điều gì để phòng thủ cho chính ông,
nhưng ông cũng không biết tại sao phải làm thế. Những nhà biện lý cho đó là trường
hợp khó khăn cho Franz Kafka. Chính giữa lúc nầy ông không còn chểnh mảng chuyện
tình yêu, ẩm thực hay đọc đi đọc lại nhiều lần bài viết của mình. Thế rồi từ đó
Kafka như người bị phán xét công việc đã làm. Nhưng phiên tòa vẫn chìm trong
bóng tối, ông không còn biết gì thêm hơn. Kafka phỏng chừng như bị kết tội; mà
kết tội gì. Cuối cùng ông nhận ra mình là con người kỳ lạ và khó hiểu. Ở lúc nầy
ông đâm ra nghi ngờ mọi thứ và chấp nhận mọi thứ để được sống. Về sau bất cứ mảy
may gì xảy ra đều được chính quyền để mắt đến ông. Hầu như người ta vuốt ve, lịch
sự để đẩy ông vào trong thế bí của kẻ ngu xuẩn cùng cực, đặc đầu ông lên đá, xé
toạt họng ông ra. Và; trước khi hấp hối người ta còn kết án ông bằng một
câu nói chua cay: ’đồ chó má!’.
Như vậy cho ta thấy rằng khó mà nói lên được thế nào là hiện
tượng trong một câu chuyện kể của một ai, gần như đây là chuyện hiển nhiên vừa
mới xảy ra một cách tự nhiên. Nhưng tự nhiên ở đây là một mức độ khó hiểu, cũng
có một số tác phẩm thường tình chỉ dành cho một số độc giả đọc vô tư không cần
lý luận. Với Kafka thì lại khác, dù vai trò dựng lên tự nhiên hay hư cấu là việc
thường tình đối với ông. Bởi những kỳ cục đó nhưng rõ ràng là tương nghịch, nhiều
cái lạ lùng, phiêu lưu trong từng nhân vật, nhiều ghi nhận cho thấy là chuyện kể
rất tự nhiên: cân xứng qua từng vai trò đưa tới những ngã rẽ khác nhau và từ đó
chúng ta cảm thấy khác lạ giữa cuộc đời của con người và một cái gì có tính
chân thật với những gì mà người ta tiếp cận được; đó chính là loại người dễ chấp
nhận. Trạng huống nầy hình như rất tự nhiên đối với Kafka. Đúng thế; một nhận
thức đích thực rõ nét trong ’Vụ Án/ The Trial’ của Kafka. Người ta cho đó là
hình ảnh của con người. Chắc chắn là thế. Hẳn nhiên truyện được thể hiện qua
hai bề mặt giản đơn và đầy phức tạp. Thiết tưởng đây là một ý nghĩa đặc biệt của
tiểu thuyết và có ít nhiều cá tính của Kafka. Chắc chắn là chuẩn mực, là một
trong những tác giả nói lên được khuynh hướng ngay cả bản thân chúng ta cũng thế;
điều mà ông đã tự thú. Kafka sống thực và ông đã kết tội ông. Kafka học tập
ngay từ những trang viết đầu tiên của tiểu thuyết, ông viết ra như kẻ bị truy nã
khắp nơi trên thế giới và nếu thực sự ông muốn chụp lên đầu chiếc mũ đó, tuy
nhiên ông không quá ngạc nhiên –he nonetheless does so without surprise. Thật
như thế! Kafka sẽ không bao giờ tỏ ra đầy đủ để kinh ngạc ở cái thiếu hụt của
kinh ngạc –he will never show sufficient astonishment at this lack of
astonishment. Đọc những gì của Kafka thì thấy được lòng hoài vọng và sự ngu ngơ
trong tác phẩm của ông - Hope and The Absurd in the Work of Franz Kafka. Tương
phản đó là dấu hiệu ngu ngơ trong tác phẩm đã được thừa nhận. Một trí tuệ dự
phóng cũng là một tinh thần bi thảm cứng nhắc và; đó là những gì có thể hành động
duy nhất bởi cái nghĩa lý của tương nghịch cố hữu mà điều đó được đối chiếu
trên một màu sắc đầy sức mạnh để được bày tỏ, tránh những gì thường xẩy ra như
cử chỉ tỏ thẳng vào cái tham vọng vô bờ bến đó.
Vì vậy; trong tác phẩm ’Lâu Đài/ The Castle’ có lẽ là một
lý thuyết trong hành động, nhưng cái sự cớ đó chính là việc đầu tiên của tất cả
cá tính phiêu lưu của một tinh thần cố tìm kiếm và theo đuổi cái gọi là ban ơn,
khoan hồng. Trong cái phần cơ bản tối nghĩa nầy đặc Kafka vào một sự bí ẩn. Đây
là một thế lung lay vĩnh cửu giữa tự nhiên và phi tự nhiên, giữa cá tính và vũ
trụ tính, giữa thảm kịch và đời sống, giữa ngu ngơ và cô đơn là tất cả đã tìm
thấy trong tác phẩm của Franz Kafka và cho thấy được hai bề mặt: âm vang của nó
và nghĩa lý của nó. Đấy là những tương nghịch của hữu lý và vô lý điều đó phải
được nói đến, cái tương nghịch phải được nói thẳng để hiểu cái ngu xuẩn trong
tác phẩm.
Đây là thuật ngữ (lexicon) là điều rất khó để vẽ lên hay nói
đến. Ở Kafka có hai thế giới một dành cho đời sống hằng ngày, trái lại; với mặt
khác thì luôn luôn có một khao khát siêu nhiên *. Với lẽ đó cho chúng ta mục
kích được những gì ở đây là một chuỗi dài vô tận qua khám phá của Nietzsche ghi
lại: ’Vấn đề lớn lao nhất là nằm trong đường phố/Great problems are in the
street’. Nietzsche muốn nói gì? Ấy là con người phản kháng.
* Cái điều xứng đáng là báo cho biết rằng những tác phẩm của
F. Kafka có thể hoàn toàn hợp pháp để làm sáng tỏ trong một cảm thức phê phán
xã hội (chẳng hạn trong cuốn Vụ Án/ Trail) Vả lại; điều đó có thể được là không
có một nhu cầu nào để chọn lựa. Cả hai lý giải đó là tốt đẹp. Ở một hạn kỳ vô
lý, trong khi đó chúng ta nhận thấy; phản kháng chống lại con người cũng đồng
nghĩa chống lại Thượng đế: cuộc cách mạng vĩ đại là luôn luôn thuộc về siêu
hình trừu tượng. It is worth noting that the works of Kafka can quite as
legitimately be interpreted in the sense of a social criticism (for instance in
The Trail) It is probable, moreover; that there is no need to choose. Both
interpretations are good. In absurd terms, as we have seen, revolt against men
is also directed against God: great revolutions are always metaphysical.
Cơ bản của cái gọi là ngu xuẩn được coi như là một điều không
chấp nạp dành cho con người cao thượng. Hai sự trùng hợp ngẫu nhiên trong truyện
của Kafka là việc tự nhiên khi ông đưa ra. Cả hai điều đó như là giới thiệu một
cái gì bên trong, nhớ cho; trong cách ngăn buồn cười đó chính là cách ly khỏi
tinh thần thừa thải và thú vui qua mau của thể xác. Cái sự ngu xuẩn đó sẽ có thể
tác hại đến tinh thần và thể xác mà hai trạng huống đó là một cái gì vượt trội
đưa tới xáo trộn tư duy. Cho nên chi Kafka biểu lộ được cái gì là bi thảm qua từng
ngày và ngu xuẩn qua từng lý luận. Hãy coi bi thảm Hy Lạp là những bài học đáng
qúy. Bi thảm là định mệnh an bài như tự nó làm cho ta cảm thấy tốt hơn là cái bề
ngoài giả dối của bộ mặt luân lý đạo đức và an nhiên tự tại. Định mệnh của
Oedipus là cả một dự báo trước; nó thuộc một cái gì siêu nhiên, chính sự cớ đó
mà Kafka sẽ bị qui tội sát nhân và tội loạn dâm. Tất cả thảm kịch đó là một cố
gắng bày tỏ một hệ thống luân lý đạo đức mà; đi từ miễn trừ nầy đến miễn trừ
khác, sẽ là vòng hoa của những anh hùng bạc số. Đơn giản rằng điều đó chỉ báo
cho chúng ta biết là không có mệnh hệ chung ở đây để phải hãi hùng lo sợ bởi vì
tất cả không có gì là chắc chắn cả. Nhưng nếu dữ kiện đó cần thiết là chứng
minh được đến với chúng ta trong khuôn thước của đời sống: xã hội, tâm trạng,
tình cảm gia đình thì rồi kinh hãi đó tất sẽ được thánh hóa. Trong phản kháng
điều đó sẽ làm cho con người sửng sốt và rồi Kafka phải thốt: ‘Không thể được/ That
is not possible’ đó là yếu tố đưa tới tuyệt vọng, chắc chắn rằng ‘điều đó’ có
thể là/ there is an element of desperate certainty that ‘that’can be. Ấy là những
gì bi thảm của Hy Lạp hay ít ra cũng là một khía cạnh nào đó hay một diện mạo
khác. bởi cái phương pháp nghịch lý đó may ra cho chúng ta hiểu một cách sâu rộng
về Kafka. Luơng tâm nhân loại đôi khi cũng có khuynh hướng chán nản, buông
xuôi; nhãn hiệu đó như định mệnh; chỉ có điều đè bẹp nó ra mà thôi. Song le;
con người thời đại lấy lòng tin yêu, vẽ vang mà hiểu đôi điều cho chính bản
thân Kafka, trong khi ông không đủ lực để thừa nhận những gì ông đã làm. Có thể
nói nhiều hơn trên cái tương nghịch đó, bao quanh cái đặc mệnh bi thảm Hy Lạp
và tất cả những gì sẽ thánh hóa trong huyền thoại như trường hợp Ulysses của nửa
đoạn đường phiêu lưu gặp trắc trở và rồi họ tự cứu lấy họ. Điều đó không phải dễ
để trở về nơi linh điạ Ithaca.
Lấy gì để hồi cố trường hợp đó và đồng lõa một cách bí ẩn để
nối vào nhau giữa luân lý đạo đức và bi thảm hằng ngày.Tại sao ở đây Samsa, người
hùng trong ‘Hóa Thân/ Metamorphosis’là một kẻ thương doanh. Tại sao ở đây chỉ có
cái điều làm cho ông ta trở nên rối loạn ngu ngơ (disturbs) trong cái cuộc phiêu
lưu lạ kỳ biến mình thành lũ sâu bọ. Ấy là nguyên nhân gây ra một khuấy nhiễu nhỏ nhặt - ‘slight
annoyance’.
Tất cả nghệ thuật của Franz Kafka là những gì cá biệt của
riêng ông. Trọng tâm trong tác phẩm ‘Lâu Đài/ The Castle’ của Kafka chi tiết về
cuộc đời hằng ngày (every-day life) là nổi bậc hơn hết và vẫn là tiểu thuyết lạ
lùng đưa tới một kết thúc trống rỗng và cứ thế mà tiếp nối cho tới khi chấm hết,
một thứ phiêu lưu cần thiết cho một linh hồn cần chinh phục cái tha thiết ân cần
của nó; ấy là một sự thay mặt cho Kafka. Trong tập truyện ‘Vụ Án/ The Trail’ vai
trò người hùng với tên gọi Schmidt hoặc đó là Franz Kafka. Nhưng tên thường gọi
vẫn là Joseph K. Ông không phải là Kafka và cũng không hẳn là Kafka. Ông là một
người Âu châu bình thường. Giống như mọi người khác trên thế giới này. Nhưng thực
thể ông là K. ai là X. của xác thịt nầy và ai sẽ quân bình dòng máu nầy mỗi khi
nói tới Kafka.
Nếu như Kafka muốn bày tỏ cái ngu ngơ thì ông phải xử dụng một
thể thức kiên cố; bởi trong cuộc đời đang sống vốn có những vô lý hoặc ngu ngơ.
Thì ra đó là câu chuyện dựng nên bằng một thể loại trang trí lạ lùng. Nhưng
trong đó như một chiếm cứ trọn gói rõ ràng để nói lên mực độ ngu xuẩn có hiệu lực
níu kéo cả một thứ luân lý đạo đức thừa thải. Thế giới của Kafka là chân thực
không thể tả hết cái vũ trụ này mà vũ trụ đó con người được phép chọn cho chính
nó một nỗi thống khổ, hành hạ qua một cách thức câu cá trong bồn tắm, cái xa
hoa đó biết rằng không bao giờ đạt tới. Cho nên chúng ta phải thừa nhận rằng
tác phẩm của Kafka đã chứa cái chất ngu ngơ của con người nằm trong đó.
Vì thế; thế giới đó không thể có như chúng ta đã thấy; Kafka
tiếp tục giới thiệu niềm hy vọng trong một thể thức khác lạ. Trong hai tác phẩm
‘Vụ Án/ The Trail’ và ‘Lâu Đài/ The Castle’ hoàn toàn không cùng một thể; mà mỗi
cuốn có những cái tương hợp bổ sung cho nhau. Vụ Án đưa ra vấn đề còn Lâu Đài
chắc chắn có mực độ, giải quyết. Thứ nhất là miêu tả để phù hợp cái phương pháp
gần khoa học (quasiscientific) và không kết thúc. Thứ hai là làm sao có một mực
độ chuẩn (a certain degree). Vụ Án là thăm dò, Lâu Đài là hình ảnh trị liệu.
Nhưng phương thức nầy đề ra ở đây là không phải để chửa trị; mà ở đây chỉ đưa
người bệnh trở lại một cuộc đời bình thường. Lãnh điạ Quan sát viên (Land
Surveyor) K. không thể là hình ảnh khác, một hình ảnh khát vọng hơn là đau khổ.
Có rất nhiều người vây quanh để rồi tấn công ông, điều đó cố
tránh xa và làm đau đớn không tên để gọi; nếu sự đau đớn đó được mô phỏng trong
trường hợp như một sắc diện đặc ân. Kafka rơi dần vào trạng thái tương thức giữa
đời đang sống và giữa đời đang chết.
Từ ngữ hoài vọng dùng ở đây không có chi là buồn cười cả.
Trái lại; nó quá nhiều thê thảm, một điều kiện cách để cho Kafka miêu tả, một
kiểu thức cứng nhắc xem như không hợp lý và quá nhiều công kích; hoài vọng ấy sẽ
đến - the word ‘hope’ used here is not ridiculous. On the contrary, the more
tragic the condition described by Kafka, the firmer and more aggressive that
hope becomes. Trong ‘Vụ Án’ đã nói lên sự thật ngu xuẩn, nhiều chuyển động khác
và nhiều điều trái phép và hình như làm say mê để như thử ’nhảy phóc’ vào
một vấn đề gì trong tập truyện ‘Lâu-Đài’. Nhưng chúng ta tìm ra ở đây một lần nữa
cái trạng thái tinh anh có tính tương nghịch trong một tư duy hiện hữu như một
bày tỏ; mà Kierkeggard đã có lần nói: ‘Hoài vọng thế gian phải giết chết; chỉ
có thể cứu được với một hoài vọng trung thực’ (tấm lòng trong trắng)/ Earthly
hope must be killed; only then can one be saved by true hope’ (purity of
heart). Để hiểu một cách thấu suốt; điều đó có thể diễn dịch ‘Người ta phải viết
ra rằng: ‘Vụ Án là đảm nhận như một cam kết Lâu Đài’.
Hầu như những gì người ta nói về Kafka thật ra đã xác định cụ
thể tác phẩm của ông như tiếng khóc ai oán (desperate cry) và không mong đợi để
lại gì hơn cho nhân loại. Nhưng đây là một hồi cố xét lại. Có hoài vọng và vọng
hoài - there is hope and hope. Bởi nó chẳng là gì khác biệt cả. Trái lại tư duy
của A. Malraux luôn luôn đem lại lợi ích. Nhưng một trong hai trường hợp nêu
trên của Kafka là hoài vọng và là tuyệt vọng. Ở đây không phải là trò chơi bi
thảm, mà nó là hiện hữu - it is not the tragic game it was to be. Có nghĩa rằng
cuộc đời của tác giả sống còn cho đến hôm nay.
Có điều lạ; trong bất cứ tác phẩm nào của Kafka đều có một tư
duy gần gũi với Kierkegăard hoặc của Chestov đều có một ít hiện sinh của những
nhà văn và triết gia mà cả ba đều có định hướng tới cái ngu ngơ thường tình và
có một hậu quả xẩy ra sau đó, có thể đây là một đoạn đường dài đưa tới một tiếng
khóc khủng khiếp của hoài vọng (!).
Họ chấp nhận Thượng đế như món hàng tiêu thụ; khiêm ái với
thượng đế để hoài mong được chiếu cố. Vì ngu ngơ của hiện hữu được bảo vệ, tự
tin đối với họ mà chỉ có một ít sự thực dành cho cõi như-nhiên mà thôi. Đương
nhiên trong cuộc đời đang sống thường vin vào Thượng đế để cầu xin; như thể có
hiệu năng cho tất cả của cầu xin. Và; chính nhờ vào lòng kiên trì, chịu đựng với
những gì của Kierkeggard, Chestov và Kafka được đời nhắc nhở đến hành trình của
họ như một biện minh đặc biệt cho một quyền lực được nâng cao một cách vững chắc.
(Chỉ có vai trò không hoài vọng trong ‘Lâu-Đài’ là nàng Amalia. Nàng là một với
người Lãnh Điạ Quan Sát Viên hầu như là những kẻ phản đối mãnh liệt nhất / The
only character without hope in The Castle is Amalia. She is the one with whom
the Land Surveyor is most violently contrasted).
Kafka từ chối thượng đế luân lý cao cả, hiển lộ, đạo đức, tin
theo; những thứ đó đã buông lỏng trong đôi tay của Kafka. Ngu ngơ được thừa nhận,
chấp nhận và rồi chính con người đã khước từ nó, nhưng rồi chúng ta biết những
gì sẽ ngưng lại hiện hữu của ngu ngơ. Trong giới hạn của điều kiện con người,
hoài niệm gì lớn lao hơn hoài niệm dành cho một cuộc vượt thoát trong điều kiện
đó? Tư duy hiện hữu là điều mong đợi. Nhưng ở đây không phải là cơ hội để thay
đổi tư duy. Thế giới ngày nay mọi thứ được ban cho và không cần phải giải
thích, một cái gì vốn đã phì nhiêu đầy đủ giá trị của nó hoặc những gì thuộc trừu
tượng siêu hình đều mang ý niệm trống rỗng; đúng nghĩa của nó. Trong bất cứ trường
hợp nào, hoàn cảnh nào chúng ta thấy được những gì trong tập quán tư duy của
Kafka đều chứa đựng trong hầu hết tác phẩm của ông: thật vậy; có thể là khả
năng hiểu biết để suy luận như một tiến trình cố hữu từ ‘Vụ Án ’ đến ‘Lâu Đài’,
từ Joseph K. đến Lãnh Điạ Quan Sát Viên K. chỉ là hai cột mốc đơn giản để tấn
công Kafka. Cuộc đời có vô số hào phóng, vô số ngu xuẩn tất thảy là ý niệm của
mất mát. Có lẽ nơi đây là bí ẩn của lòng kiêu hãnh khô khan vô vị (aridity)liên
đới trong những tác phẩm của Nietzsche. Trong trục nối nầy, Nietzsche xuất hiện
như vai trò của người nghệ sĩ, bắt nguồn một hiệu ứng vô biên thẫm mỹ ngữ ngôn
của ngu ngơ, bởi lẽ đó; thông điệp cuối cùng của Kafka là ngơi nghỉ trong tình
trạng không sinh sôi, chế ngự được sự trong sáng minh mẫn và phủ nhận sự cố chấp
của bất cứ những gì dự phần vào siêu nhiên để lý lẽ. Kafka tiêu hủy bản thảo là
lý do không ngoảnh lại...
Tuy nhiên đây là một việc làm đi trước
hoàn cảnh của Kafka, đồng thời dựng nên một khung cảnh trong những tiểu luận nầy.
Chính nơi đây đem đến cho chúng ta một tư duy vốn chất chứa từ lâu không lối
thoát; trong cảm nhận của ngữ ngôn điều ấy có thể nói rằng những gì xẩy ra
trong từng nhân vật đều là những vai trò cần thiết. Trong mọi tình huống đưa ra
vấn đề ngu ngơ là một tổng thể toàn bộ, cái nghĩa bí ẩn trong ‘Lâu Đài’ là một
thứ nghệ thuật tự nhiên mà trong đó như đã là cái mốc, đọc ở đây chúng ta bắt gặp
K. một Joseph K hay một Lãnh Điạ Quan Sát Viên K. là một tương thức cho một cảm
thức rung động với nỗi niềm kiêu hãnh để rồi thừa nhận những gì của Kafka. Có
thể là lớn lao hơn cả. Nhưng cùng thời sẽ cảm thấy và chấp nhận cao cả cho việc
ngu ngơ như tên đã gọi, có lẽ không tìm thấy ở đây nhưng có thể tìm thấy trong
một khoảnh khắc bất chợt, trong khi ấy tạo được điểm dừng của những gì bi thảm
xẩy đến. Con người luôn luôn nhìn vào hoài vọng. Cuối cùng của Franz Kafka là
quay mặt như một lý lẽ để thối thác sự việc. Kafka không thể tin vào bản cáo trạng
của ông là xấu xa, ghê tởm và một thế giới rối bời mà cố ngăn chận điều dám
hoài vọng - his unbelievable verdict is this hideous and upsetting world
in which the very moles dare to hope.
Cho nên nói Kafka là nói cái phi lý, cái ngu ngơ, nói đến nỗi
đau của đời người luôn bất an; chính nhờ khai thác tận cùng nhân tính đó mà biến
Franz Kafka thành hiện tượng mà mỗi khi nói đến hiện tượng tức là siêu lý; nhất
là hiện tượng văn học, một sáng tạo của nghệ thuật văn học. Ông viết như một sự
vắng mặt, vắng mặt ở đây là cái không cần diễn đạt, cái không cần phải báo trước
hay cái không cần phải dừng như trong ‘Vụ Án’ và ‘Lâu Đài’ ông diễn tả theo
khuynh hướng ấn tượng hơn khuynh hướng hiện thực bởi; trong truyện của Kafka đã
hiện thực của hiện hữu. Chính qui cách hàm chứa của Kafka là hiện tượng và canh
tân văn học nghệ thuật. Tại sao? Kafka đưa nhân vật vào truyện như hồn ma bóng
quế, đưa vào những gì ngu xuẩn không còn lối thoát và trở thành cơn mê. Từ đó
cái hoài vọng trở nên một thứ luân lý vô lý, ngu ngơ vô lý quyện vào nhau biến
dạng dưới một hình thức trừu tượng siêu hình. Đối tượng nghệ thuật văn
chương của Franz Kafka là nói lên mặt thực (bên trong)của con người; là
những gì vừa hủ hóa vừa tha hóa, vừa cô đơn, vừa vắng bóng tựu chung tất cả nằm
trong trạng huống bi thảm. Hai tác phẩm ‘Vụ-Án’ và ‘Lâu-Đài’ là nói lên mặt thực
cô đơn, hoang mang, ngu ngơ và vô lý. Vì vậy hoài vọng là ao ước nhưng để rồi
hoài vọng trở nên vọng hoài. Đó là cái vô lý ngu xuẩn vô biên. Đọc sâu vào hai
tác phẩm nầy cho chúng ta lạc vào mê cung của huyền thoại dù là huyền thoại Hy
Lạp mà Albert Camus chịu ảnh hưởng không ít của Kafka qua tác phẩm ‘The myth of
Sisyphus’. Văn của Kafka có cái ảo và thực bởi không gian và thời gian trong
truyện được nhìn qua nhân dáng, qua trang phục. Kafka viết ra được thời gian vì
thời gian không màu, không sắc Kafka thực hiện như một siêu lý cho tiểu thuyết.
Về sau chúng ta bắt gặp qua một số văn nhân như Balzac hay Steindal và họa như
Picasso, Chagall ảnh hưởng phần nào của Kafka . Đó là hình ảnh hiện thực mà
Kafka khai sáng, mở đường cho thế hệ sau một văn phong tân kỳ và hàm chứa hơn
phải nói bằng ngữ ngôn thông thường như đã xẩy ra.
* FRANKZ KAFKA: (1883-1924) Nhà văn Tiệp gốc Do Thái học và
viết tiếng Đức. Sanh trong gia đình tiểu thương. Học luật 1906. Đổ tiến sĩ 1908.
Sức khỏe yếu. Sinh thời viết một số truyện ngắn. Hai tác phẩm tiểu thuyết đưa
tên tuổi ông lên đỉnh cao trên văn đàn thế giới: Vụ Án/ The Trial 1925 và
Lâu Đài/ The Castle 1926 và nhiều tác phẩm giá trị khác. Thi hài chôn cất ở Tiệp.
TRANH VẼ: ‘K. Sau Khi Tắm/ K. Aftershower’ Khổ 12’x16’ trên
giấy cứng. Acrylics+Indiaink+Mixed. vcl 2013.
K. SAU KHI TẮM/ K. AFTERSHOWER
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét