LỜI TỰA
Tôi cảm thấy xấu hổ với cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải
khi biết mình viết bài tựa này cạn lợt, mà lại lâu lắc khiến tác giả chắc phải
chờ. Có thể Nguyên Giác chờ nhưng không sốt ruột. Tánh ông là thế, an nhiên, nhẹ
nhàng, ít khi coi chuyên đời thường dính dáng đến quyền lợi và công việc mình
là điều quan trọng để phiền hà ai. Nhưng tôi vẫn áy náy.
Cạn lợt vì quyển sách này bao quát nhiều nhà văn hóa Phật giáo, nhiều nhà văn nhà thơ có khuynh hướng Phật giáo, tôi từng biết hoặc nghe danh mà chưa từng đọc kỹ hết những tác phẩm của các vị nầy. Đó là chưa kể một vài tác giả tôi chưa đủ duyên lành để đọc tác phẩm thì làm sao nhận định chi tiết về sách của Nguyên Giác được. Những buổi sinh hoạt văn học mà sách nầy nói đến tôi càng mù mờ vì mình sống xa trung tâm sinh hoạt của người Việt lưu vong là Tiểu Sàigòn.
Đành để đó chờ thời điểm ngộ ra điều gì đặc biệt, cốt lõi của quyển sách mới có thể viết lời tựa ngắn.
Và tôi ngộ ra cái tâm lành của người viết lộ rõ nét trong từng bài nhận định về từng ấy tác phẩm, tác giả. Tâm thành với cụ thiền giả đáng ngưỡng mộ Nghiêm Xuân Hồng thì ai cũng hiểu được, với các nhà sư danh tiếng bác học Tuệ Sĩ và Trí Siêu cũng thế vì các vị nầy cống hiến cho đời những tác phẩm Phật giáo mà người đời và tu sĩ trân trọng thưởng thức và học tập bao nhiêu năm nay, những tác phẩm được công nhận là kinh điển không ai chối cãi biện luận. Đến nhà văn Phạm Công Thiện, Nguyên Giác gọi là Bồ Tát hóa thân thì tôi biết dầu được độc giả coi như thiên tài, bàng dân thiên hạ nhiều người sẽ không coi nhà văn Phạm Công Thiện như Bồ Tát hóa thân, bởi vì cuộc đời nửa cư sĩ nửa trần thế của Thiện, bởi vì tác phẩm Phật giáo của Thiện không nhiều và ảnh hưởng không có bao nhiêu. Ảnh hưởng của tác phẩm văn học thì có, nhưng đây là chuyện khác. Cái tâm lành của Nguyên Giác còn tỏa sáng khi ông viết về nhà văn Vũ Huy Quang về hai nhà thơ Lê Giang Trần và Nguyễn Lương Vỵ Với Vũ Huy Quang là một sự trìu mến tột cùng khi nhắc đến chi tiết về cuộc sống và hướng viết của Quang, với hai nhà thơ sau là ca tụng về những gì hay ho đặc biệt mà hai nhà thơ nầy viết về Phật giáo.
Tôi gọi là tâm lành là áp dụng lời dạy của một Hòa thượng khi dẫn kinh điển có nhắc: Mỗi cá nhân đều có ít nhiều điểm linh quang, có ít nhiều điểm hay ho hoặc là trong lời nói, hoặc là trong cách sống, trong sự suy nghĩ hay trong việc viết lách. Ta hãy nhìn - và làm nổi bật - các điểm linh quang đó, rồi ta sẽ thấy được vài viên ngọc trong số hằng hà hạt cát ở bờ biển.
Tôi biết chắc cư sĩ Nguyên Giác từng nghe lời giảng nầy và với tâm lành ông thấy liền những điều hay của từng tác giả trong số sách của họ, trong đời sống mấy chục năm của họ mà ông biết được hay có giao tình. Và khi thấy điểm hay mà ta thường gọi là điểm căn bản cốt lõi trong tư tưởng của một nhà văn hay một nhà văn hóa, cư sĩ Nguyên Giác nói ra cho người đọc biết với sự trân trọng để nắm bắt dễ dàng. Đó là một điểm son của quyển sách.
Từ đó ta mới có những nhóm chữ rất cô động về những đóng góp của các người làm văn hóa nghiêng về tư tưởng Phật giáo hiện đại của Việt Nam. Chẳng hạn: Lê Giang Trần Trạm Người Quá Bước, Lữ Quỳnh Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng, Vũ Hoàng Chương Gươm Báu Cài Lưng, Võ Đình Một Ngọn Núi, Tỉnh Mê Một Cõi Từ Địa Ngục tới Tịnh Độ, Hoàng Quốc Bảo Khúc Vô Thanh, Khánh Trường Nét vẽ chân phương thiền ý, Chân Thiền “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh”, Nghiêm Phú Phát Dòng Nhạc Mới, Minh Đức Triều Tâm Ảnh Thơ Thiền.
Với nhiều tác giả khác, Nguyên Giác, trong vai trò của một nhà văn, một người điều hành một nhật báo lớn, cần có bài nóng hổi mà tạo sự chú ý của người đọc về mặt văn học nên ông không bỏ lỡ thời điểm để giúp độc giả nhìn qua những quyển sách - công việc điểm sách - mới xuất hiện mà có giá trị nào đó. Cũng vậy những sinh hoạt văn học nổi bật cũng được ghi nhận.
Nhắc lại, trong tuyển tập Khoảnh Khắc Chiêm Bao nầy những tác giả tác phẩm, hay sinh hoạt đều có tính cách văn hóa Phật giáo. Làm được điều nầy phải có cái tâm lành và cái huệ trí của người tắm nhuần trong tư tưởng Phật giáo. Nguyên Giác có được điều kiện đó từ khi rất trẻ ở quê nhà và trong bao nhiêu năm sống ở nước ngoài ông vẫn đi theo con đường sáng đó.
Xưa ta có cụ Lê Đình Thám ngoài Trung, các cụ Mai Thọ Truyền, Đoàn Trung Còn hay học giả Phan Văn Hùm trong Nam, hoằng dương Phật giáo suốt đời bằng việc viết sách, dịch kinh. Công lao lớn nhưng những vị nầy chỉ ở vai trò của người cư sĩ. Người cư sĩ có cuộc sống với xã hội, khi viết lách thì có độc giả, người tu sĩ có cuộc sống trong chùa chiền kinh kệ, khi thuyết giảng thì có tín hữu tín đồ. Hai bên khác nhưng không đối lập mà bổ túc cho nhau. Tôi từng nghe GS Nguyễn Văn Trường nói chuyện tu hành bản thân và nhà văn Nguyễn Mộng Giác nói về văn hóa Phật giáo tại chùa Việt Nam bên Houston độ nào. Họ cũng được thính chúng lúc đó ngưỡng mộ, Tôi biết thính chúng ngưỡng mộ và thu nhận những bài nói chuyện nầy như một kiến thức chớ không phải là những tín điều để theo đó mà tu tập.
Sách Khoảnh Khắc Chiêm Bao của cư sĩ Nguyên Giác cũng vậy, đem kiến thức đến với người đọc hôm nay và mãi xa sau trong tương lai, nhưng chắc chắn không phải là những tín điều. Và tác giả Nguyên Giác Phan Tấn Hải, xứng đáng là một cư sĩ góp nhiều công cho văn hóa Phật giáo như những tên tuổi Lê Đình Thám, Mai Thọ Truyền, Đoàn Trung Còn, Phan Văn Hùm trong quá khứ.
Duyên may biết bao nhiêu cho những ai được đọc Khoảnh Khắc Chiêm Bao.
Nguyễn Văn Sâm
(Victorville, CA tháng 11, 2018)
Cạn lợt vì quyển sách này bao quát nhiều nhà văn hóa Phật giáo, nhiều nhà văn nhà thơ có khuynh hướng Phật giáo, tôi từng biết hoặc nghe danh mà chưa từng đọc kỹ hết những tác phẩm của các vị nầy. Đó là chưa kể một vài tác giả tôi chưa đủ duyên lành để đọc tác phẩm thì làm sao nhận định chi tiết về sách của Nguyên Giác được. Những buổi sinh hoạt văn học mà sách nầy nói đến tôi càng mù mờ vì mình sống xa trung tâm sinh hoạt của người Việt lưu vong là Tiểu Sàigòn.
Đành để đó chờ thời điểm ngộ ra điều gì đặc biệt, cốt lõi của quyển sách mới có thể viết lời tựa ngắn.
Và tôi ngộ ra cái tâm lành của người viết lộ rõ nét trong từng bài nhận định về từng ấy tác phẩm, tác giả. Tâm thành với cụ thiền giả đáng ngưỡng mộ Nghiêm Xuân Hồng thì ai cũng hiểu được, với các nhà sư danh tiếng bác học Tuệ Sĩ và Trí Siêu cũng thế vì các vị nầy cống hiến cho đời những tác phẩm Phật giáo mà người đời và tu sĩ trân trọng thưởng thức và học tập bao nhiêu năm nay, những tác phẩm được công nhận là kinh điển không ai chối cãi biện luận. Đến nhà văn Phạm Công Thiện, Nguyên Giác gọi là Bồ Tát hóa thân thì tôi biết dầu được độc giả coi như thiên tài, bàng dân thiên hạ nhiều người sẽ không coi nhà văn Phạm Công Thiện như Bồ Tát hóa thân, bởi vì cuộc đời nửa cư sĩ nửa trần thế của Thiện, bởi vì tác phẩm Phật giáo của Thiện không nhiều và ảnh hưởng không có bao nhiêu. Ảnh hưởng của tác phẩm văn học thì có, nhưng đây là chuyện khác. Cái tâm lành của Nguyên Giác còn tỏa sáng khi ông viết về nhà văn Vũ Huy Quang về hai nhà thơ Lê Giang Trần và Nguyễn Lương Vỵ Với Vũ Huy Quang là một sự trìu mến tột cùng khi nhắc đến chi tiết về cuộc sống và hướng viết của Quang, với hai nhà thơ sau là ca tụng về những gì hay ho đặc biệt mà hai nhà thơ nầy viết về Phật giáo.
Tôi gọi là tâm lành là áp dụng lời dạy của một Hòa thượng khi dẫn kinh điển có nhắc: Mỗi cá nhân đều có ít nhiều điểm linh quang, có ít nhiều điểm hay ho hoặc là trong lời nói, hoặc là trong cách sống, trong sự suy nghĩ hay trong việc viết lách. Ta hãy nhìn - và làm nổi bật - các điểm linh quang đó, rồi ta sẽ thấy được vài viên ngọc trong số hằng hà hạt cát ở bờ biển.
Tôi biết chắc cư sĩ Nguyên Giác từng nghe lời giảng nầy và với tâm lành ông thấy liền những điều hay của từng tác giả trong số sách của họ, trong đời sống mấy chục năm của họ mà ông biết được hay có giao tình. Và khi thấy điểm hay mà ta thường gọi là điểm căn bản cốt lõi trong tư tưởng của một nhà văn hay một nhà văn hóa, cư sĩ Nguyên Giác nói ra cho người đọc biết với sự trân trọng để nắm bắt dễ dàng. Đó là một điểm son của quyển sách.
Từ đó ta mới có những nhóm chữ rất cô động về những đóng góp của các người làm văn hóa nghiêng về tư tưởng Phật giáo hiện đại của Việt Nam. Chẳng hạn: Lê Giang Trần Trạm Người Quá Bước, Lữ Quỳnh Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng, Vũ Hoàng Chương Gươm Báu Cài Lưng, Võ Đình Một Ngọn Núi, Tỉnh Mê Một Cõi Từ Địa Ngục tới Tịnh Độ, Hoàng Quốc Bảo Khúc Vô Thanh, Khánh Trường Nét vẽ chân phương thiền ý, Chân Thiền “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh”, Nghiêm Phú Phát Dòng Nhạc Mới, Minh Đức Triều Tâm Ảnh Thơ Thiền.
Với nhiều tác giả khác, Nguyên Giác, trong vai trò của một nhà văn, một người điều hành một nhật báo lớn, cần có bài nóng hổi mà tạo sự chú ý của người đọc về mặt văn học nên ông không bỏ lỡ thời điểm để giúp độc giả nhìn qua những quyển sách - công việc điểm sách - mới xuất hiện mà có giá trị nào đó. Cũng vậy những sinh hoạt văn học nổi bật cũng được ghi nhận.
Nhắc lại, trong tuyển tập Khoảnh Khắc Chiêm Bao nầy những tác giả tác phẩm, hay sinh hoạt đều có tính cách văn hóa Phật giáo. Làm được điều nầy phải có cái tâm lành và cái huệ trí của người tắm nhuần trong tư tưởng Phật giáo. Nguyên Giác có được điều kiện đó từ khi rất trẻ ở quê nhà và trong bao nhiêu năm sống ở nước ngoài ông vẫn đi theo con đường sáng đó.
Xưa ta có cụ Lê Đình Thám ngoài Trung, các cụ Mai Thọ Truyền, Đoàn Trung Còn hay học giả Phan Văn Hùm trong Nam, hoằng dương Phật giáo suốt đời bằng việc viết sách, dịch kinh. Công lao lớn nhưng những vị nầy chỉ ở vai trò của người cư sĩ. Người cư sĩ có cuộc sống với xã hội, khi viết lách thì có độc giả, người tu sĩ có cuộc sống trong chùa chiền kinh kệ, khi thuyết giảng thì có tín hữu tín đồ. Hai bên khác nhưng không đối lập mà bổ túc cho nhau. Tôi từng nghe GS Nguyễn Văn Trường nói chuyện tu hành bản thân và nhà văn Nguyễn Mộng Giác nói về văn hóa Phật giáo tại chùa Việt Nam bên Houston độ nào. Họ cũng được thính chúng lúc đó ngưỡng mộ, Tôi biết thính chúng ngưỡng mộ và thu nhận những bài nói chuyện nầy như một kiến thức chớ không phải là những tín điều để theo đó mà tu tập.
Sách Khoảnh Khắc Chiêm Bao của cư sĩ Nguyên Giác cũng vậy, đem kiến thức đến với người đọc hôm nay và mãi xa sau trong tương lai, nhưng chắc chắn không phải là những tín điều. Và tác giả Nguyên Giác Phan Tấn Hải, xứng đáng là một cư sĩ góp nhiều công cho văn hóa Phật giáo như những tên tuổi Lê Đình Thám, Mai Thọ Truyền, Đoàn Trung Còn, Phan Văn Hùm trong quá khứ.
Duyên may biết bao nhiêu cho những ai được đọc Khoảnh Khắc Chiêm Bao.
Nguyễn Văn Sâm
(Victorville, CA tháng 11, 2018)
LỜI THƯA
Tuyển tập này thuần là cảm xúc riêng, mang tính chủ quan của tác giả đối với một số người hoạt động văn học nghệ thuật liên hệ tới nhà Phật. Tất cả những dòng chữ được viết lên vì thiện ý. Một số bài điểm sách cũng được viết từ cương vị thân tình riêng, hoàn toàn không phải là phê bình văn học.
Tác giả viết trong tấm lòng trân trọng tất cả những người đã đem chữ nghĩa, âm nhạc, hội họa để làm đẹp hơn cho cuộc đời, cùng lúc là để làm sáng tỏ ý nghĩa Phật pháp. Các bài trong sách không để theo thứ tự nào, vì vừa trình bày, vừa tìm lại một số bài đã quên bẵng đi để đưa vào. Sách này không dùng hình ảnh nào, vì vấn đề tác quyền nhiếp ảnh, và cũng vì hình in ra đen trắng trên giấy sẽ làm xa sự thực.
Nhan đề sách “Khoảnh Khắc Chiêm Bao” là mượn bốn chữ cuối bài thơ bốn câu của Thầy Tuệ Sỹ. Xin chép bài thơ của Thầy Tuệ Sỹ như sau:
MỘT THOÁNG CHIÊM BAO
Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao
Quá khứ không hề có, vì chỉ là ký ức trong tâm. Tương lai không hề có, vì chỉ là phóng chiếu của tâm. Hiện tại không hề có, vì chỉ là khoảnh khắc giữa hai thời không hề có, và cũng vì không ai nắm giữ được. Nhưng đau đớn đã hiển lộ trong cõi này, bất kể thực tướng là vô ngã. Những dòng chữ này được viết từ các khoảnh khắc chiêm bao đó.
Nguyên Giác, 2018
Tuyển tập này thuần là cảm xúc riêng, mang tính chủ quan của tác giả đối với một số người hoạt động văn học nghệ thuật liên hệ tới nhà Phật. Tất cả những dòng chữ được viết lên vì thiện ý. Một số bài điểm sách cũng được viết từ cương vị thân tình riêng, hoàn toàn không phải là phê bình văn học.
Tác giả viết trong tấm lòng trân trọng tất cả những người đã đem chữ nghĩa, âm nhạc, hội họa để làm đẹp hơn cho cuộc đời, cùng lúc là để làm sáng tỏ ý nghĩa Phật pháp. Các bài trong sách không để theo thứ tự nào, vì vừa trình bày, vừa tìm lại một số bài đã quên bẵng đi để đưa vào. Sách này không dùng hình ảnh nào, vì vấn đề tác quyền nhiếp ảnh, và cũng vì hình in ra đen trắng trên giấy sẽ làm xa sự thực.
Nhan đề sách “Khoảnh Khắc Chiêm Bao” là mượn bốn chữ cuối bài thơ bốn câu của Thầy Tuệ Sỹ. Xin chép bài thơ của Thầy Tuệ Sỹ như sau:
MỘT THOÁNG CHIÊM BAO
Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao
Quá khứ không hề có, vì chỉ là ký ức trong tâm. Tương lai không hề có, vì chỉ là phóng chiếu của tâm. Hiện tại không hề có, vì chỉ là khoảnh khắc giữa hai thời không hề có, và cũng vì không ai nắm giữ được. Nhưng đau đớn đã hiển lộ trong cõi này, bất kể thực tướng là vô ngã. Những dòng chữ này được viết từ các khoảnh khắc chiêm bao đó.
Nguyên Giác, 2018
NÉN HƯƠNG DÂNG CỤ NGHIÊM XUÂN HỒNG
Một tháng trước khi từ trần, cụ đã nói với người con trai là một hay hai tháng nữa “thì tao đi.” Và đúng bốn tuần sau đó, cụ ra đi.
Buổi chiều ngồi trên xe về nhà, cụ nhìn trời và nói với người con trai đang lái chở cụ về, “Bầu trời đổi sắc rồi.” Và đêm hôm đó cụ ra di.
Hình ảnh cụ Nghiêm Xuân Hồng lúc nào cũng thanh thản, kể cả khi rũ áo lìa đời. Những điều cần phải làm, cụ đã làm cả. Và làm rất tận lực. Một thời thơ trẻ, cụ cũng liều thân cứu nước, cố gắng suy nghĩ cho ra một lý thuyết về giai cấp tiểu tư sản để tìm phương hướng đấu tranh và xây dựng đất nước. Rồi cụ tham chính, giữ cả chức bộ trưởng. Và rồi cụ bỗng nhiên thấy mình xa lạ với đủ thứ trò quỷ quái chính trị, nên trở về với Kinh Phật, tìm nghĩa cứu cánh, tận lực thăm dò cho ra thật tánh để chữa tận căn gốc muôn bệnh của chúng sinh.
Từ đó, cư sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng đã trở thành nơi nương tựa cho biết bao nhiêu người con Phật.
Dưới đây là bản tin trên tờ Việt Báo, California, tường trình về trường hợp ra đi của cụ Hồng.
Nhà văn Nghiêm Xuân Hồng từ trần
QUẬN CAM, Calif. - Cụ Nghiêm Xuân Hồng (1920-2000) đã qua đời tại nhà riêng ở thành phố Westminster, hưởng thọ 80 tuổi theo tin của Little Saigon Radio.
Cụ Nghiêm Xuân Hồng đã lâm trọng bệnh và được đưa vào nhà thương vào cuối tuần qua. Sau khi về nhà, cụ đã ra đi bình yên trong giấc ngủ vào sáng sớm ngày Chủ Nhật 7 tháng Năm dương lịch năm 2000.
Tuy là một luật sư tại tòa thượng thẩm tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cụ đã được biết nhiều hơn qua các tác phẩm nổi tiếng trong hơn 4 thập niên qua. Cụ là một trong những người đã chủ trương tờ Quan Điểm, một tờ báo viết về tư tưởng của giới tiểu tư sản trí thức Việt Nam. Theo nhận xét của nhà văn Võ Phiến, một người cùng thời với cụ Nghiêm Xuân Hồng, thì cụ đã có xu hướng viết về triết lý nhiều hơn về chính trị trong các tác phẩm rất nổi bật. Trong hơn một chục tác phẩm của cụ Nghiêm Xuân Hồng, đáng chú ý là Đi Tìm Một Căn Bản Tư Tưởng được viết vào năm 1957, Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử viết năm 1965-66, kịch bản Người Viễn Khách Thứ 10, bộ truyện Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc bốn cuốn, một tiểu thuyết thần thoại được viết dựa theo các sách của nhà Phật và hoàn tất tại Nam California từ năm 1988 đến năm 1992. Tác phẩm cuối cùng là Ma Chướng Trong Đường Tu.
Trong những năm gần đây cụ Nghiêm Xuân Hồng vẫn thường sáng tác thơ và dành thời giờ ở các chùa. Cụ có pháp danh là Tịnh Liên. Tuy có sức khỏe yếu kém, vào mỗi cuối tuần cụ vẫn ghé đến tư gia của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, chủ bút tờ Văn Học, để hàn huyên tâm sự chuyện văn chương và tìm hiểu về những người viết trẻ. Cụ Nghiêm Xuân Hồng đang được quàn tại Peek Family Funeral Home, ở góc đường Bolsa và Beach.
Theo bản tiểu sử trong các sách đã in, cụ Hồng nguyên là Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng năm 1965, vào lúc Thủ Tướng là Tướng Nguyễn Khánh.
Theo nguồn tin từ gia đình cụ Hồng, lễ phát tang sẽ là 10 giờ sáng Thứ Tư.
Lễ cầu siêu vào lúc 9 giờ sáng Thứ Sáu, sau đó là lễ hỏa táng.
Theo lời con trai cụ Hồng, ông Nghiêm Xuân Quan, nói với Việt Báo rằng cụ Hồng đã tiên đoán trước là sắp từ trần; từ 4 tuần lễ trước, cụ Hồng nói với ông Quan là, “Tao thấy yếu rồi, có thể đi trong tháng 5 hay trễ là tháng 6.”
Ông Quan cũng nói, vào chiều Thứ Bảy 6.5, cụ Hồng thấy mệt, nên ông Quan chở vào bệnh viện phòng cấp cứu, được 1 giờ đồng hồ, cụ Hồng đòi về, bảo là không thích không khí bệnh viện. Khi ông Quan chở cụ Hồng về, trên đường cụ Hồng nhìn lên trời và nói “Bầu trời đổi sắc rồi.” Tới 1 giờ khuya, rạng sáng Chủ Nhật thì cụ từ trần. Cụ Nghiêm Xuân Hồng thường trích giảng bộ Kinh Hoa Nghiêm, có lịch dạy Phật Học hàng hai tuần tại Chùa Liên Hoa, tu theo Pháp Đại Thừa và có nhiều viễn kiến sâu sắc.”
Bản tin khác, cũng trên Việt Báo, vài ngày sau cũng ghi nhận thêm: “Cụ Nghiêm Xuân Hồng pháp danh Tịnh Liên, từ trần ngày 7 tháng 5 năm 2000 tại tư gia. Cụ là một luật sư, nhà văn, nhà biên khảo, và đã từng tham chánh giữ chức vụ Bộ trưởng phủ Thủ tướng thời Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa. Khi đến Hoa Kỳ, với kiến thức uyên thâm, cụ đã nghiên cứu Phật học và giảng dạy Kinh Phật tại chùa Trúc Lâm Yên Tử, chùa Liên Hoa. Khi cụ đang phụ trách giảng dạy bộ kinh Niết Bàn thì bị bệnh và qua đời. Quan tài cụ được hỏa táng vào lúc 10 giờ 30, vào lúc đó vẫn còn nhiều người đến viếng bày tỏ lòng thương tiếc...”
Tôi còn nhớ như in hình ảnh cụ Hồng. Người tầm thước, lúc nào cũng có nụ cười trên môi. Đôi mắt lộ ra thông minh, nhưng tia nhìn rất hiền lành. Đi đứng lúc nào cũng chậm rãi, thư thả. Và luôn luôn mặc trang phục chỉnh tề, đơn giản nhưng không luộm thuộm bao giờ. Tôi có một số kỷ niệm với cụ Hồng. Bây giờ mỗi khi nghĩ tới, thì lòng lúc nào cũng dịu xuống.
Khoảng 12 năm trước, tôi là người phương xa vừa tới Quận Cam. Anh Vũ Huy Quang, một nhà văn thuộc loại bướng bỉnh kiểu dissident trong cộng đồng cầm bút hải ngoại, một hôm chở cụ Hồng tới rủ tôi đi ăn trưa. Cụ hỏi thăm về đời sống của tôi, rồi nói về những chuyện linh tinh. Không hề có chuyện gì trầm trọng kiểu như cứu đạo, cứu đời cả. Khi nói chuyện, tôi gọi cụ Hồng bằng “cụ,” và xưng bằng “cháu.” Một cách tự nhiên, vì hai thế hệ phải là như thế. Cụ Hồng đều gọi anh Quang và tôi là “anh.” Các ngôi thứ ba cũng được cụ gọi là “anh.” Khi nói chuyện, nụ cười và nét mặt của cụ lúc nào cũng vui. Lúc đó cụ Hồng đã in nhiều sách về Phật Học rồi. Còn tôi chỉ có một số bài về Thiền in trên các báo, và đang làm việc cho tạp chí Giao Điểm của Phật Giáo.
Một tháng sau, anh Quang lại chở cụ Hồng tới bảo tôi đi ăn cơm. Lần này đi một tiệm ăn khác. Cụ Hồng bảo anh Quang là tìm một tiệm nào có món mắm và rau đi. Chúng tôi lúc đó không ai ăn chay. Cũng chỉ nói chuyện loanh quanh. Không có gì nghiêm trọng. Và vài lần nữa, cứ mỗi tháng một lần. Nhưng không kéo dài tới một năm, có lẽ vì anh Quang đã tìm ra việc làm, nên bận rộn hơn. Cũng nên kể rằng anh Quang rất thường khi thất nghiệp, thuộc loại kinh niên; có lẽ đó cũng là cái giá phải trả của một nhà văn viết truyện ngắn thuộc loại hay nhất hải ngoại.
Sau này anh Quang kể lại, lúc đó mỗi lần cụ Hồng lãnh check tiền già, thì cụ lại bảo anh Quang tới rủ Hải đi ăn tiệm, bảo là để cho biết các tiệm Quận Cam. Tôi cảm động, nghĩ tới hình ảnh cụ Nghiêm Xuân Hồng - một cựu luật gia, một cựu chính khách, một nhà văn, và một nhà nghiên cứu Phật Học - chỉ thích thân cận những người vụng về và có vẻ như dường là bị gạt ra bên lề xã hội. Anh Quang và tôi thật sự không có vẻ gì phù hợp với xã hội chung quanh, kể cả với cộng đồng những người cầm bút. Gần đây, anh Quang lại kể rằng có lần cụ Hồng từng nhét một phong bì, bên trong có ít tiền, vào túi anh Quang, bảo là cầm về mà xài. Cụ Hồng thì lãnh tiền già, đâu có bao nhiêu mà vẫn cứ rộng rãi thế. Nhưng đó mới là Đạo Phật, là Lục Độ Ba La Mật, là dốc sạch túi cho chúng sinh.
Và cụ luôn luôn tìm đến những người yếu thế trên trần gian này.
Cụ không nói gì về Đạo Phật, cũng không bàn gì về văn thơ, khi nói chuyện với anh Quang và tôi. Nhưng từng cách xử thế trong đời sống, trong cách giao tiếp, tất cả đều lộ ra phong thái nhà Phật. Cả cách cười, cách nói, cách đi đứng. Thật sự, lúc đó, tôi chưa đọc sách cụ một cách nghiêm túc, chỉ trừ một số bài thơ ngắn của cụ. Cũng chưa bao giờ vào chùa nghe cụ giảng kinh. Một phần vì không có nhiều thì giờ, và phần nữa vì tôi đã được may mắn thân cận với cụ, một người mà đời sống còn hay hơn chữ nghĩa nhiều.
Phần nữa, cụ Hồng viết và nói theo kiểu của cụ, để trình bày Đạo Phật trong các phương tiện thiện xảo của cụ. Về Hoa Nghiêm, về Thủ Lăng Nghiêm, về Kim Cang, về Đại Bát Niết Bàn, vân vân. Và về Thiền và Tịnh Độ nữa. Cụ tìm cách mở quá nhiều cánh cửa cho quá nhiều người. Cụ là một Pháp Sư uyên bác. Còn tôi chỉ là người đứng bên cửa chùa chắp tay lạy.
Điều hay nhất nơi cụ Hồng chính là việc cụ chuẩn bị cho cái chết. Ít người làm được như vậy. Cụ đã sống với cái Nguồn Thiền Như Huyễn và Hoa Nghiêm Tạng Pháp Giới nhiều hơn một thập niên cuối đời - trong các cảnh giới đó, cái chết và cái sống đã hòa lẫn vào nhau, tương nhập tương tức.
Đó chính là chỗ của công án “Sống ư, chết ư.” Nói sống cũng sai, mà nói chết cũng sai. Nói không sống cũng sai, mà nói không chết cũng sai. Trong các khoảnh khắc của hiện tiền không hề có cái gì gọi là sống hay chết. Nó chỉ thế là thế. Cụ Hồng đã liên tục đi dạo trong cảnh giới Như Huyễn và Hoa Nghiêm Tạng trong nhiều năm thì làm sao mà cái chết với cái sống bận chân cụ được. Chỉ đơn giản, thấy mệt thì dứt áo ra đi. Đâu có bao nhiêu người làm được chỗ này. Cảnh giới của người an nhiên, thanh thản bên mép bờ cái sống, cái chết đó thì đâu có gọi được là sống hay chết nữa. Vì thực sự, cảnh giới này của Tâm chính là chỗ “có từng sinh đâu, mà hỏi là tử,” thì lập tức thấy liền cảnh vô sinh diệt. Chỗ này, nói sống cũng là mắc bẫy, mà nói chết thì cũng mắc bẫy chư Tổ.
Than ôi, cụ Nghiêm Xuân Hồng không hề tham công án, nhưng cung cách an nhiên trong 10 năm mà tôi có cơ duyên thân cận với cụ đã cho thấy rằng cụ đâu có bị vấp chân như người.
Và nơi đây, cháu xin thắp một nén hương, dâng tặng cụ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Một tháng trước khi từ trần, cụ đã nói với người con trai là một hay hai tháng nữa “thì tao đi.” Và đúng bốn tuần sau đó, cụ ra đi.
Buổi chiều ngồi trên xe về nhà, cụ nhìn trời và nói với người con trai đang lái chở cụ về, “Bầu trời đổi sắc rồi.” Và đêm hôm đó cụ ra di.
Hình ảnh cụ Nghiêm Xuân Hồng lúc nào cũng thanh thản, kể cả khi rũ áo lìa đời. Những điều cần phải làm, cụ đã làm cả. Và làm rất tận lực. Một thời thơ trẻ, cụ cũng liều thân cứu nước, cố gắng suy nghĩ cho ra một lý thuyết về giai cấp tiểu tư sản để tìm phương hướng đấu tranh và xây dựng đất nước. Rồi cụ tham chính, giữ cả chức bộ trưởng. Và rồi cụ bỗng nhiên thấy mình xa lạ với đủ thứ trò quỷ quái chính trị, nên trở về với Kinh Phật, tìm nghĩa cứu cánh, tận lực thăm dò cho ra thật tánh để chữa tận căn gốc muôn bệnh của chúng sinh.
Từ đó, cư sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng đã trở thành nơi nương tựa cho biết bao nhiêu người con Phật.
Dưới đây là bản tin trên tờ Việt Báo, California, tường trình về trường hợp ra đi của cụ Hồng.
Nhà văn Nghiêm Xuân Hồng từ trần
QUẬN CAM, Calif. - Cụ Nghiêm Xuân Hồng (1920-2000) đã qua đời tại nhà riêng ở thành phố Westminster, hưởng thọ 80 tuổi theo tin của Little Saigon Radio.
Cụ Nghiêm Xuân Hồng đã lâm trọng bệnh và được đưa vào nhà thương vào cuối tuần qua. Sau khi về nhà, cụ đã ra đi bình yên trong giấc ngủ vào sáng sớm ngày Chủ Nhật 7 tháng Năm dương lịch năm 2000.
Tuy là một luật sư tại tòa thượng thẩm tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cụ đã được biết nhiều hơn qua các tác phẩm nổi tiếng trong hơn 4 thập niên qua. Cụ là một trong những người đã chủ trương tờ Quan Điểm, một tờ báo viết về tư tưởng của giới tiểu tư sản trí thức Việt Nam. Theo nhận xét của nhà văn Võ Phiến, một người cùng thời với cụ Nghiêm Xuân Hồng, thì cụ đã có xu hướng viết về triết lý nhiều hơn về chính trị trong các tác phẩm rất nổi bật. Trong hơn một chục tác phẩm của cụ Nghiêm Xuân Hồng, đáng chú ý là Đi Tìm Một Căn Bản Tư Tưởng được viết vào năm 1957, Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử viết năm 1965-66, kịch bản Người Viễn Khách Thứ 10, bộ truyện Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc bốn cuốn, một tiểu thuyết thần thoại được viết dựa theo các sách của nhà Phật và hoàn tất tại Nam California từ năm 1988 đến năm 1992. Tác phẩm cuối cùng là Ma Chướng Trong Đường Tu.
Trong những năm gần đây cụ Nghiêm Xuân Hồng vẫn thường sáng tác thơ và dành thời giờ ở các chùa. Cụ có pháp danh là Tịnh Liên. Tuy có sức khỏe yếu kém, vào mỗi cuối tuần cụ vẫn ghé đến tư gia của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, chủ bút tờ Văn Học, để hàn huyên tâm sự chuyện văn chương và tìm hiểu về những người viết trẻ. Cụ Nghiêm Xuân Hồng đang được quàn tại Peek Family Funeral Home, ở góc đường Bolsa và Beach.
Theo bản tiểu sử trong các sách đã in, cụ Hồng nguyên là Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng năm 1965, vào lúc Thủ Tướng là Tướng Nguyễn Khánh.
Theo nguồn tin từ gia đình cụ Hồng, lễ phát tang sẽ là 10 giờ sáng Thứ Tư.
Lễ cầu siêu vào lúc 9 giờ sáng Thứ Sáu, sau đó là lễ hỏa táng.
Theo lời con trai cụ Hồng, ông Nghiêm Xuân Quan, nói với Việt Báo rằng cụ Hồng đã tiên đoán trước là sắp từ trần; từ 4 tuần lễ trước, cụ Hồng nói với ông Quan là, “Tao thấy yếu rồi, có thể đi trong tháng 5 hay trễ là tháng 6.”
Ông Quan cũng nói, vào chiều Thứ Bảy 6.5, cụ Hồng thấy mệt, nên ông Quan chở vào bệnh viện phòng cấp cứu, được 1 giờ đồng hồ, cụ Hồng đòi về, bảo là không thích không khí bệnh viện. Khi ông Quan chở cụ Hồng về, trên đường cụ Hồng nhìn lên trời và nói “Bầu trời đổi sắc rồi.” Tới 1 giờ khuya, rạng sáng Chủ Nhật thì cụ từ trần. Cụ Nghiêm Xuân Hồng thường trích giảng bộ Kinh Hoa Nghiêm, có lịch dạy Phật Học hàng hai tuần tại Chùa Liên Hoa, tu theo Pháp Đại Thừa và có nhiều viễn kiến sâu sắc.”
Bản tin khác, cũng trên Việt Báo, vài ngày sau cũng ghi nhận thêm: “Cụ Nghiêm Xuân Hồng pháp danh Tịnh Liên, từ trần ngày 7 tháng 5 năm 2000 tại tư gia. Cụ là một luật sư, nhà văn, nhà biên khảo, và đã từng tham chánh giữ chức vụ Bộ trưởng phủ Thủ tướng thời Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa. Khi đến Hoa Kỳ, với kiến thức uyên thâm, cụ đã nghiên cứu Phật học và giảng dạy Kinh Phật tại chùa Trúc Lâm Yên Tử, chùa Liên Hoa. Khi cụ đang phụ trách giảng dạy bộ kinh Niết Bàn thì bị bệnh và qua đời. Quan tài cụ được hỏa táng vào lúc 10 giờ 30, vào lúc đó vẫn còn nhiều người đến viếng bày tỏ lòng thương tiếc...”
Tôi còn nhớ như in hình ảnh cụ Hồng. Người tầm thước, lúc nào cũng có nụ cười trên môi. Đôi mắt lộ ra thông minh, nhưng tia nhìn rất hiền lành. Đi đứng lúc nào cũng chậm rãi, thư thả. Và luôn luôn mặc trang phục chỉnh tề, đơn giản nhưng không luộm thuộm bao giờ. Tôi có một số kỷ niệm với cụ Hồng. Bây giờ mỗi khi nghĩ tới, thì lòng lúc nào cũng dịu xuống.
Khoảng 12 năm trước, tôi là người phương xa vừa tới Quận Cam. Anh Vũ Huy Quang, một nhà văn thuộc loại bướng bỉnh kiểu dissident trong cộng đồng cầm bút hải ngoại, một hôm chở cụ Hồng tới rủ tôi đi ăn trưa. Cụ hỏi thăm về đời sống của tôi, rồi nói về những chuyện linh tinh. Không hề có chuyện gì trầm trọng kiểu như cứu đạo, cứu đời cả. Khi nói chuyện, tôi gọi cụ Hồng bằng “cụ,” và xưng bằng “cháu.” Một cách tự nhiên, vì hai thế hệ phải là như thế. Cụ Hồng đều gọi anh Quang và tôi là “anh.” Các ngôi thứ ba cũng được cụ gọi là “anh.” Khi nói chuyện, nụ cười và nét mặt của cụ lúc nào cũng vui. Lúc đó cụ Hồng đã in nhiều sách về Phật Học rồi. Còn tôi chỉ có một số bài về Thiền in trên các báo, và đang làm việc cho tạp chí Giao Điểm của Phật Giáo.
Một tháng sau, anh Quang lại chở cụ Hồng tới bảo tôi đi ăn cơm. Lần này đi một tiệm ăn khác. Cụ Hồng bảo anh Quang là tìm một tiệm nào có món mắm và rau đi. Chúng tôi lúc đó không ai ăn chay. Cũng chỉ nói chuyện loanh quanh. Không có gì nghiêm trọng. Và vài lần nữa, cứ mỗi tháng một lần. Nhưng không kéo dài tới một năm, có lẽ vì anh Quang đã tìm ra việc làm, nên bận rộn hơn. Cũng nên kể rằng anh Quang rất thường khi thất nghiệp, thuộc loại kinh niên; có lẽ đó cũng là cái giá phải trả của một nhà văn viết truyện ngắn thuộc loại hay nhất hải ngoại.
Sau này anh Quang kể lại, lúc đó mỗi lần cụ Hồng lãnh check tiền già, thì cụ lại bảo anh Quang tới rủ Hải đi ăn tiệm, bảo là để cho biết các tiệm Quận Cam. Tôi cảm động, nghĩ tới hình ảnh cụ Nghiêm Xuân Hồng - một cựu luật gia, một cựu chính khách, một nhà văn, và một nhà nghiên cứu Phật Học - chỉ thích thân cận những người vụng về và có vẻ như dường là bị gạt ra bên lề xã hội. Anh Quang và tôi thật sự không có vẻ gì phù hợp với xã hội chung quanh, kể cả với cộng đồng những người cầm bút. Gần đây, anh Quang lại kể rằng có lần cụ Hồng từng nhét một phong bì, bên trong có ít tiền, vào túi anh Quang, bảo là cầm về mà xài. Cụ Hồng thì lãnh tiền già, đâu có bao nhiêu mà vẫn cứ rộng rãi thế. Nhưng đó mới là Đạo Phật, là Lục Độ Ba La Mật, là dốc sạch túi cho chúng sinh.
Và cụ luôn luôn tìm đến những người yếu thế trên trần gian này.
Cụ không nói gì về Đạo Phật, cũng không bàn gì về văn thơ, khi nói chuyện với anh Quang và tôi. Nhưng từng cách xử thế trong đời sống, trong cách giao tiếp, tất cả đều lộ ra phong thái nhà Phật. Cả cách cười, cách nói, cách đi đứng. Thật sự, lúc đó, tôi chưa đọc sách cụ một cách nghiêm túc, chỉ trừ một số bài thơ ngắn của cụ. Cũng chưa bao giờ vào chùa nghe cụ giảng kinh. Một phần vì không có nhiều thì giờ, và phần nữa vì tôi đã được may mắn thân cận với cụ, một người mà đời sống còn hay hơn chữ nghĩa nhiều.
Phần nữa, cụ Hồng viết và nói theo kiểu của cụ, để trình bày Đạo Phật trong các phương tiện thiện xảo của cụ. Về Hoa Nghiêm, về Thủ Lăng Nghiêm, về Kim Cang, về Đại Bát Niết Bàn, vân vân. Và về Thiền và Tịnh Độ nữa. Cụ tìm cách mở quá nhiều cánh cửa cho quá nhiều người. Cụ là một Pháp Sư uyên bác. Còn tôi chỉ là người đứng bên cửa chùa chắp tay lạy.
Điều hay nhất nơi cụ Hồng chính là việc cụ chuẩn bị cho cái chết. Ít người làm được như vậy. Cụ đã sống với cái Nguồn Thiền Như Huyễn và Hoa Nghiêm Tạng Pháp Giới nhiều hơn một thập niên cuối đời - trong các cảnh giới đó, cái chết và cái sống đã hòa lẫn vào nhau, tương nhập tương tức.
Đó chính là chỗ của công án “Sống ư, chết ư.” Nói sống cũng sai, mà nói chết cũng sai. Nói không sống cũng sai, mà nói không chết cũng sai. Trong các khoảnh khắc của hiện tiền không hề có cái gì gọi là sống hay chết. Nó chỉ thế là thế. Cụ Hồng đã liên tục đi dạo trong cảnh giới Như Huyễn và Hoa Nghiêm Tạng trong nhiều năm thì làm sao mà cái chết với cái sống bận chân cụ được. Chỉ đơn giản, thấy mệt thì dứt áo ra đi. Đâu có bao nhiêu người làm được chỗ này. Cảnh giới của người an nhiên, thanh thản bên mép bờ cái sống, cái chết đó thì đâu có gọi được là sống hay chết nữa. Vì thực sự, cảnh giới này của Tâm chính là chỗ “có từng sinh đâu, mà hỏi là tử,” thì lập tức thấy liền cảnh vô sinh diệt. Chỗ này, nói sống cũng là mắc bẫy, mà nói chết thì cũng mắc bẫy chư Tổ.
Than ôi, cụ Nghiêm Xuân Hồng không hề tham công án, nhưng cung cách an nhiên trong 10 năm mà tôi có cơ duyên thân cận với cụ đã cho thấy rằng cụ đâu có bị vấp chân như người.
Và nơi đây, cháu xin thắp một nén hương, dâng tặng cụ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
TUỆ SỸ ĐẠO SƯ VÀ CÁC PHƯƠNG TRỜI VIỄN MỘNG
Đó là một cuốn sách sẽ còn được nhớ tới nhiều thập niên sau. Trong đó, nhiều bài văn, bài thơ vẫn sẽ còn được trích dẫn ngay cả nhiều thế kỷ sau. Để ghi lại một thời hậu thống nhất đầy máu lửa kinh hòang của dân tộc Việt Nam, bằng các dòng văn và dòng thơ của một thiền sư không chịu khuất phục trứơc cường quyền - bằng chính tâm hồn cực kỳ thơ mộng của Thượng Tọa Tuệ Sỹ, một thiên tài thi ca và học thuật của Phật Giáo Việt Nam.
Tuyển tập “Tuệ Sỹ Đạo Sư” biên tập bởi Thựơng Tọa Nguyên Siêu, được in và phát hành bởi Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang, sẽ ra mắt tại hải ngọai vào tuần này, những ngày giữa tháng 4-2006, giữa lúc vị thiền sư thi sĩ Tuệ Sỹ vẫn còn bị quản thúc tại quê nhà. Thực sự, Thầy Tuệ Sỹ không phải là một thi sĩ theo nghĩa đời thường. Hãy đọc lại bài thơ "Cúng Dường" của Thầy:
Phụng thử ngục tù phạn
Cúng dường Tối Thắng Tôn
Thế gian trường huyết hận
Bỉnh bát lệ vô ngôn.
Đây thực sự không phải là thơ. Các dòng chữ trên đã vượt qua những gì ngôn ngữ loài người có thể chuyên chở. Đó chính là hoa từ cõi trời thả mưa vào ngục tối, để một nhà sư nhặt chữ lên và cúng dường Phật. Đó không phải là chữ, mà chính là nước mắt, là nỗi đau đớn của cơ thể khi cầm chén cơm lên và là nỗi thương xót khi thấy thế gian đầy máu hận, và rồi vị sư này thốt lời cảm ân đức của Đấng Thế Tôn… Bài thơ Cúng Dường chữ Hán này mang sức mạnh bất tử của các dòng kệ trong những nghi thức tụng kinh.
Bản dịch:
Đây bát cơm tù con kính dâng
Cúng dường Đức Phật đấng Tôn
Thân Thế gian chìm đắm trong máu lửa
Lệ nhỏ không lời, lòng xót thương.
(Tuệ Sỹ Đạo Sư, trang 91)
Thầy Tuệ Sỹ vừa tròn sinh nhật thứ 63 trong những ngày đầu tháng 4-2006. Nhưng những gì mà đời người hữu hạn, Thầy đã cầm bút lên và đã trở thành vô hạn. Những phương trời mộng vô hạn đó, không một song sắt nhà tù nào giữ nổi. Các cõi thơ vô hạn đó, không một kềm tỏa nào làm thế tục hóa nổi.
Điều nổi bật trong 346 trang của "Tuệ Sỹ Đạo Sư" hiển lộ rõ là không có một chút giận dữ, căm thù nào vương vấn trong ngòi bút của Thầy Tuệ Sỹ. Ngay cả khi dặn dò cho thế hệ đi sau, lời của Thầy Tuệ Sỹ cũng vượt hẳn những tranh chấp thế gian, dù rằng Thầy vẫn còn đang trong vòng lao lý thế gian, để gìn giữ một hướng đi xuất thế gian. Bài "Thư Gửi Các Tăng Sinh Thừa Thiên, Huế" (trang 154) viết ngày 28-10- 2003, Thầy Tuệ Sỹ gửi từ Quảng Hương Già Lam, Sài Gòn, đã viết:
"Các con thương quý,
… Thế hệ của thầy, những thanh niên trang lứa được nuôi dưỡng để dựa vào chiến trường của cuộc chiến tranh ý thức hệ, được giáo dục để biết hận thù giai cấp. Nhưng may thay, giòng suối Từ vẫn âm thầm tuôn chảy, để xoa dịu những đau thương mất mát; để hàn gắn những đổ vỡ điêu tàn của dân tộc. Các con lớn lên trong thời đại thanh bình, nhưng các con lại bị ném vào giữa một xã hội mất hướng. Quê hương và đạo pháp là những mỹ từ thân thương nhưng đã trở thành sáo rỗng. Các bậc cao tăng thạc đức, một thời đã đánh thức lương tâm nhân loại trước cuộc chiến hung tiền, đã giữ vững con thuyền đạo pháp trong lòng dân tộc; nay chỉ còn lại bóng mờ, và quên lãng.
Thế hệ các con được giáo dục để quên đi quá khứ. Nhiều người trong các con không biết đến Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất là gì; đã làm gì và cống hiến những gì cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục, hòa bình dân tộc, trong những giai đoạn hiểm nghèo của lịch sử dân tộc và đạo pháp của đất nước. Một quá khứ chỉ mới như ngày hôm qua mà di sản vẫn còn đó nhưng đã bị chối bỏ một cách vội vàng…
Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chìu theo một giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực. Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn tự tại; đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy, mà ngay có người đời nhiều kẻ còn vất bỏ không tiếc nuối để giữ tròn danh tiết. Chớ khoa trương bảo vệ Chánh pháp, mà thực tế chỉ là ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn núp cho Ma vương, là nơi tụ hội của cặn bã xã hội. Chớ hô hào truyền pháp giảng kinh, thực chất là mượn lời Phật để xu nịnh vua quan, cầu xin một chút ân huệ dư thừa của thế tục, mua danh bán chức. Xưa kia, khi vua chúa bắt sư tăng cúi đầu nhận tước lộc của triều đình để làm tôi tớ cho vương hầu, chư Tổ đã sẵn sàng đặt đầu mình trước gươm bén, giữ vững khí tiết của người xuất gia, bước theo dấu chân vô úy, vô cầu, của các bậc Thánh Đệ tử, được gói gọn trong thanh quy: Sa môn bất kính vương giả.
Nhẫn nhịn đời nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử. Tùy thuận thế gian, nhưng không tự đánh chìm trong dòng xoáy ô trược của thế gian. Các con hãy tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại; một đức tính dũng mãnh vô úy; nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng văn, tư, tu để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đang ở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng.
Mỗi thế hệ có vấn đề riêng của nó, do những biến thiên của xã hội chung quanh, do những biến cố dao động mang tính thời đại. Thế hệ của thầy thừa hưởng được nhiều từ Thầy Tổ, nhưng chưa hề báo đáp ân đức giáo dưỡng cao dày trong muôn một. Chỉ mới tròn ba mươi tuổi, đã phải khép lại cổng chùa, xách cuốc lên rừng, xuống biển, cũng mưu sinh lao nhọc như mọi người. Rồi lại vào tù, ra khám, lênh đênh theo vận nước thăng trầm. Sở học và sở tri cũng cùn mòn theo tuổi đời, năm tháng. Duy, chưa có điều gì thất tiết để điếm nhục tông môn, uổng công Sư trưởng tài bồi. Một chút niềm tin chưa hề thoái thất, chỉ mong cùng chia xẻ với thế hệ kế thừa. Một thế hệ đang trưởng thành để khởi tô ngọn đèn Chánh pháp giữa một đất nước thấm nhuần phong hóa…"
Bức thư trên ngay lập tức đã mang tính bất tử, dù bị nhà nước CSVN ngăn cấm nhưng đã được lưu giữ và phổ biến rộng rãi trong giới Tăng Ni Phật Tử. Không một cuốn sách nào trong nứơc in lại lá thư gửi các tăng sinh trẻ đó, nhưng âm vang của các dòng chữ đã in sâu vào tâm của bất kỳ Phật Tử nào một lần được nghe qua. Đó là sức mạnh của chân lý, của Phật Pháp. Thầy Tuệ Sỹ, người một thời mang án tử hình, đã và đang khắc chữ vào dòng lịch sử dân tộc và Phật Giáo bằng chính cuộc đời Thầy. Từng việc làm, từng lời nói, từng dòng chữ của Thầy đều không hề xa lìa hạnh Bồ Tát.
Thiên tài thi sĩ triết gia Phạm Công Thiện năm 1994 đã viết về Thầy Tuệ Sỹ trong bài nhan đề "Kỷ Niệm 50 Năm Sinh Nhật Tuệ Sỹ - Buổi Chiều Nắng Hạ Đọc Thơ Tuệ Sỹ," trích như sau:
"… Vừa là thi sĩ vừa là thiền sư đạo sĩ vừa là nhà hành động nhập thế với tinh thần "vô công dụng hạnh" của bậc Bồ Tát, hành động tích cực mãnh liệt toàn triệt mà vẫn giữ cảm thức viễn ly và viễn mộng. Vì không tham vọng ích kỷ mù quáng cho nên mới nuôi dưỡng cảm thức viễn ly, vì không bị kẹt dính vào tham, sân và si của thế tục cho nên mới hàm dưỡng viễn mộng." (Tuệ Sỹ Đạo Sư, trang 120)
Thầy Thích Nguyên Siêu trong bài viết "Thượng Tọa Tuệ Sỹ, Trí Siêu Những Thiên Tài Lỗi Lạc" từ nhiều năm trứơc đã ghi nhận về Thầy Tuệ Sỹ như sau:
"… Là vị giáo sư gương mẫu, nồng cốt của Đại học Vạn Hạnh, mà cứ mỗi lần gặp nhau thăm hỏi, những người đồng nghiệp đều gọi Thầy là "chú Sỹ" vì Thầy còn quá trẻ.
Thầy phụ trách dạy tại Đại học Vạn Hạnh chương trình Triết học Tây phương, văn học Đông Phương, luận đề Phật giáo: triết học Tánh Không, Trung Quán luận, A Tỳ Đạt Ma, đại cương Thiền Quán.... Mặc dầu ở vào lứa tuổi đôi mươi, nhưng Thầy đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền văn hóa, giáo dục của nước nhà và Thầy đã xuất sắc hơn trong lãnh vực ngôn ngữ: sinh ngữ và cổ ngữ. Thầy tự học, rèn luyện lấy chính mình vì vậy mọi người ai cũng kính mến, thán phục và có nhiều bạn vong niên dưới mái trường Đại học Vạn Hạnh…
…Vì tất cả các tác phẩm trước tác, dịch thuật của chư Tổ, như là sách gối đầu giường của Thầy, còn Tam Tạng kinh điển, bộ Đại Tạng, chẳng bộ nào mà Thầy không dở đọc. Người viết đã học với Thầy, sau đó cùng Thầy làm việc dịch thuật Trung A Hàm, Kinh Pháp Cú, tuyển tập Nikàya A Hàm... qua những năm 75-77 tại Viện Cao Đẳng Hải Đức Nha Trang và 80-84 tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam cũng là nơi thư viện Vạn Hạnh (Võ Di Nguy, Phú Nhuận) mới thấy được khả năng, trí nhớ trác tuyệt của Thầy. Kinh, luật, luận, Tam Tạng giáo điển, hầu như Thầy nằm lòng tự kiếp nào. Có lẽ trong lòng sinh tử vô tận, đã có bao đời Thầy đã là Thiền sư, Pháp sư, Luận sư, cho nên mỗi khi hỏi đến những pháp số, ý kinh, nghĩa luận trong Đại Tạng, Thầy đều dở đúng số trang, số quyển, số dòng. Phải làm việc chung với Thầy mới biết được tính cần mẫn, ý chí kiên quyết, tự lập để xây dựng cho chính mình của Thầy.
Hầu như bất cứ thời điểm nào Thầy cũng học, cũng nghiên cứu, cũng nghiền ngẫm, cũng đọc kinh điển, thi văn, kinh thi, kinh dịch, triết lý, thi ca; cũng tự học âm nhạc: dương cầm, vĩ cầm; cũng tự tập viết chữ Nho: chữ Thảo của Vương Hy Chi; đọc thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Tô Đông Pha.... Thầy sống thanh bạch, đơn sơ, đêm ngày miệt mài, trầm mình trong thế giới tâm linh, tư tưởng, triết học, thi ca, ngôn ngữ, nên không còn thời giờ nghĩ đến cách ăn mặc, bề ngoài như kẻ khác. Do vậy, trên người của Thầy, luôn luôn với bộ áo nhật bình 4 vạt úa mầu với thời gian, dài tới dưới đầu gối, khi dạy học cũng như lúc ra ngoài. Dáng người tuy nhỏ nhắn, nhưng khối óc thì vĩ đại, thông minh thiên phú
… Trước ngày 30/4/1975, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã rút lui, bỏ ngõ trên các tuyến đường quốc lộ I, chẳng có ai kiểm soát, thành phố Nha Trang bỏ trống, các phi đội, khu trục Không quân ở phi trường Nha Trang được lệnh bay vào phi trường Phan Rang để từ đó mang bom ra dội Cầu Xóm Bóng, cắt đứt đường tiến quân của Bắc Việt. Thì lại một lần nữa Thầy và anh em học Tăng làm nghề cứu thương, xuống bệnh viện toàn khoa Nha Trang, những bệnh nhân nào hơi khỏe mạnh, hay đi đứng được thì đã di tản, còn lại những bệnh nhân nặng thì vẫn nằm đó, vì lúc đó không còn bác sĩ, y tá trực nữa, mạnh ai nấy lo liệu, bệnh viện, trường ốc, cư xá, chợ búa như nhà không chủ. Trong cảnh nước mất nhà tan này, Thầy lại lăn xả vào vùng lửa đạn để cứu giúp đồng bào, an ủi bệnh nhân, thương binh, trẻ mồ côi lạc mất gia đình cha mẹ, để bồi đắp tình thương trong cuộc đời khổ lụy này.
Trước tình thế mới đầy rối ren, khủng hoảng, chưa biết phải xử trí như thế nào, ngay tối hôm đó, anh em học Tăng gặp Thầy tại thư viện, quây quần bên nhau, mong tìm phương pháp giải quyết, có anh em đề nghị Thầy nên di tản, chúng ta không thể ở lại viện được nữa. Khi ấy, anh em cứ ngỡ là Thầy sẽ đồng ý, chấp nhận cho anh em tự do đi, hay là đi cùng đi tập thể, nào ngờ Thầy nhìn tất cả anh em, rồi nói bằng giọng cương quyết: "Tôi vẫn còn đây, thì anh em cũng phải ở đây, quê hương và đất nước này còn cần đến anh em nhiều hơn nữa. Chúng ta không thể trốn chạy khi dân tộc, đạo pháp đang gặp cảnh điêu linh." Qua lời nói khẳng khái đó, ai nấy đều nhìn nhau mà bàng hoàng. Trong cái bàng hoàng thầm kính phục tấm lòng sắc son, hy sinh đời mình để chia xẻ nỗi tang thương vận nước. Một con tim nóng hổi đang ấp ủ, che chở hàng triệu con tim đang thiếu máu.
Đây là thời điểm đánh dấu sự quyết định dứt khoát của Thầy là phải ở lại trên mảnh đất quê hương này. Dân tộc, đạo pháp còn cần sự có mặt của Thầy. Ngày nào dân tộc còn lầm than, quê hương còn khốn khổ thì ngày đó còn có những đôi tay, khối óc như Thầy để cày xới, gieo rắc hạt mầm yêu thương, để vơi đi sự thù hận, để thấy trên quê hương còn có những bông hoa tươi thắm tô điểm, thêm hương, khởi sắc giữa cánh đồng hoang, lau sậy gầy guộc. Thầy là hiện thân của đóa hoa tình thương nguyện ở lại để thọ nhận thương đau cùng với cái thương đau của dân tộc, nguyện dấn thân vào nơi khốn cùng, của cơn phong ba bão tố để đưa con thuyền đạo pháp đến bến bờ bình yên. Sự ở lại của Thầy mang nhiều ý nghĩa của một tâm hồn đạo sĩ, thi sĩ, văn nhân, và tự tình con dân nước Việt. Là mấu chốt, là yếu điểm vàng son của chặng đường lịch sử dân tộc và đạo pháp. Thầy ở lại vì còn hàng triệu người ở lại…"
Đó là hạnh nguyện của bậc Bồ Tát: bước vào địa ngục với chúng sinh…
Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo trong bài viết "Đêm Sâu Tuệ Sỹ" sau khi về Việt Nam tham vấn Thầy Tuệ Sỹ nhiều năm trứơc đã viết về Thầy:
"… Hóa cho nên cái Bi của bậc đại Từ rộng lớn trùm khắp thiên hạ, tùy thuận vào cái đau chung của thiên hạ, vẫn đau đáu, mà vẫn vô chấp, vô trước. Trí huệ sâu rộng như biển, nên dưới lớp sóng gió loạn cuồng kia, nước vẫn thanh tịnh thể tính. Vẫn vô quái ngại, viễn ly điên đảo mộng tưởng. Thật như thế nên nhiều học Tăng để sống còn, tránh né được sự dần sàng của chế độ, đã chẳng thốt nên thành lời ví cái ông thầy tu gầy ốm yếu nọ không biết sợ quỷ thần, là Kim cang bất hoại rồi... đấy sao." (Tuệ Sỹ Đạo Sư, trang 269)
Bây giờ thì nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo đã rời bỏ luôn miền quan ngoại, đầu năm 2006 đã từ Mỹ về Lâm Đồng xuất gia làm một nhà sư trong dòng Thiền Trúc Lâm. Có phải cũng là "tùy thuận vào cái đau chung của thiên hạ" chăng?
Ân đức của Thầy Tuệ Sỹ đã tưới nhuần các tâm hồn nghệ sĩ như thế. Và sau này, nhạc sỹ Trần Quan Long cũng đã phổ thơ của Thầy thành các đĩa CD Tuệ Ca, trong đó người viết nhiều bài thơ cúng dường Thầy là nhà thơ Diệu Trân.
Riêng bản thân ngừơi viết bài này, tuy chưa từng gặp mặt nhưng trong lòng lúc nào cũng nhìn Thượng Tọa Tuệ Sỹ như một vị Thầy của mình từ nhiều kiếp lâu xa. Một lần, được một cư sĩ từ Na Uy giới thiệu vào học lớp Duy Thức Học do Thầy Tuệ Sỹ giảng cho giới cư sĩ trên PalTalk. Khóa học không kéo dài vì hoàn cảnh, nhưng các bài giảng còn lưu ở mạng http://phatviet.com/ vẫn là một kỷ niệm lớn. Đó là một hình ảnh cảm động: người xa từ hải ngoại, nơi tự do không chi kềm tỏa, ngồi bên máy vi tính lắng nghe một vị sư từ giữa vòng vây ngồi giảng dạy Phật Pháp. Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy; huống gì là các bài giảng Duy Thức cực kỳ vi diệu. Tuy người viết chưa đủ cơ duyên để học đầy đủ về bộ Thành Duy Thức Luận, nhưng lòng cực kỳ vui mừng vì kiếp này đã gieo được duyên lành cùng một vị Đạo Sư, một bậc Đại Thiện Tri Thức - Người không hề rời bỏ địa ngục, khi còn một chúng sinh nơi đó.
Nơi đây, xin chép lại hai dòng kinh để cúng dừơng Thầy Tuệ Sỹ và khắp pháp giới chúng sinh:
"Trí bất đắc hữu vô
Nhi hưng đại bi tâm…"
Và trong cõi đó, có những vị đã bước vào cuộc đời ngũ trược ác thế không phải vì nghiệp, mà vì tâm nguyện không lìa bỏ chúng sinh. Nơi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một trong các vị Bồ Tát như thế. Người như thế, việc như thế, hạnh như thế…
Đó là một cuốn sách sẽ còn được nhớ tới nhiều thập niên sau. Trong đó, nhiều bài văn, bài thơ vẫn sẽ còn được trích dẫn ngay cả nhiều thế kỷ sau. Để ghi lại một thời hậu thống nhất đầy máu lửa kinh hòang của dân tộc Việt Nam, bằng các dòng văn và dòng thơ của một thiền sư không chịu khuất phục trứơc cường quyền - bằng chính tâm hồn cực kỳ thơ mộng của Thượng Tọa Tuệ Sỹ, một thiên tài thi ca và học thuật của Phật Giáo Việt Nam.
Tuyển tập “Tuệ Sỹ Đạo Sư” biên tập bởi Thựơng Tọa Nguyên Siêu, được in và phát hành bởi Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang, sẽ ra mắt tại hải ngọai vào tuần này, những ngày giữa tháng 4-2006, giữa lúc vị thiền sư thi sĩ Tuệ Sỹ vẫn còn bị quản thúc tại quê nhà. Thực sự, Thầy Tuệ Sỹ không phải là một thi sĩ theo nghĩa đời thường. Hãy đọc lại bài thơ "Cúng Dường" của Thầy:
Phụng thử ngục tù phạn
Cúng dường Tối Thắng Tôn
Thế gian trường huyết hận
Bỉnh bát lệ vô ngôn.
Đây thực sự không phải là thơ. Các dòng chữ trên đã vượt qua những gì ngôn ngữ loài người có thể chuyên chở. Đó chính là hoa từ cõi trời thả mưa vào ngục tối, để một nhà sư nhặt chữ lên và cúng dường Phật. Đó không phải là chữ, mà chính là nước mắt, là nỗi đau đớn của cơ thể khi cầm chén cơm lên và là nỗi thương xót khi thấy thế gian đầy máu hận, và rồi vị sư này thốt lời cảm ân đức của Đấng Thế Tôn… Bài thơ Cúng Dường chữ Hán này mang sức mạnh bất tử của các dòng kệ trong những nghi thức tụng kinh.
Bản dịch:
Đây bát cơm tù con kính dâng
Cúng dường Đức Phật đấng Tôn
Thân Thế gian chìm đắm trong máu lửa
Lệ nhỏ không lời, lòng xót thương.
(Tuệ Sỹ Đạo Sư, trang 91)
Thầy Tuệ Sỹ vừa tròn sinh nhật thứ 63 trong những ngày đầu tháng 4-2006. Nhưng những gì mà đời người hữu hạn, Thầy đã cầm bút lên và đã trở thành vô hạn. Những phương trời mộng vô hạn đó, không một song sắt nhà tù nào giữ nổi. Các cõi thơ vô hạn đó, không một kềm tỏa nào làm thế tục hóa nổi.
Điều nổi bật trong 346 trang của "Tuệ Sỹ Đạo Sư" hiển lộ rõ là không có một chút giận dữ, căm thù nào vương vấn trong ngòi bút của Thầy Tuệ Sỹ. Ngay cả khi dặn dò cho thế hệ đi sau, lời của Thầy Tuệ Sỹ cũng vượt hẳn những tranh chấp thế gian, dù rằng Thầy vẫn còn đang trong vòng lao lý thế gian, để gìn giữ một hướng đi xuất thế gian. Bài "Thư Gửi Các Tăng Sinh Thừa Thiên, Huế" (trang 154) viết ngày 28-10- 2003, Thầy Tuệ Sỹ gửi từ Quảng Hương Già Lam, Sài Gòn, đã viết:
"Các con thương quý,
… Thế hệ của thầy, những thanh niên trang lứa được nuôi dưỡng để dựa vào chiến trường của cuộc chiến tranh ý thức hệ, được giáo dục để biết hận thù giai cấp. Nhưng may thay, giòng suối Từ vẫn âm thầm tuôn chảy, để xoa dịu những đau thương mất mát; để hàn gắn những đổ vỡ điêu tàn của dân tộc. Các con lớn lên trong thời đại thanh bình, nhưng các con lại bị ném vào giữa một xã hội mất hướng. Quê hương và đạo pháp là những mỹ từ thân thương nhưng đã trở thành sáo rỗng. Các bậc cao tăng thạc đức, một thời đã đánh thức lương tâm nhân loại trước cuộc chiến hung tiền, đã giữ vững con thuyền đạo pháp trong lòng dân tộc; nay chỉ còn lại bóng mờ, và quên lãng.
Thế hệ các con được giáo dục để quên đi quá khứ. Nhiều người trong các con không biết đến Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất là gì; đã làm gì và cống hiến những gì cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục, hòa bình dân tộc, trong những giai đoạn hiểm nghèo của lịch sử dân tộc và đạo pháp của đất nước. Một quá khứ chỉ mới như ngày hôm qua mà di sản vẫn còn đó nhưng đã bị chối bỏ một cách vội vàng…
Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chìu theo một giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực. Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn tự tại; đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy, mà ngay có người đời nhiều kẻ còn vất bỏ không tiếc nuối để giữ tròn danh tiết. Chớ khoa trương bảo vệ Chánh pháp, mà thực tế chỉ là ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn núp cho Ma vương, là nơi tụ hội của cặn bã xã hội. Chớ hô hào truyền pháp giảng kinh, thực chất là mượn lời Phật để xu nịnh vua quan, cầu xin một chút ân huệ dư thừa của thế tục, mua danh bán chức. Xưa kia, khi vua chúa bắt sư tăng cúi đầu nhận tước lộc của triều đình để làm tôi tớ cho vương hầu, chư Tổ đã sẵn sàng đặt đầu mình trước gươm bén, giữ vững khí tiết của người xuất gia, bước theo dấu chân vô úy, vô cầu, của các bậc Thánh Đệ tử, được gói gọn trong thanh quy: Sa môn bất kính vương giả.
Nhẫn nhịn đời nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử. Tùy thuận thế gian, nhưng không tự đánh chìm trong dòng xoáy ô trược của thế gian. Các con hãy tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại; một đức tính dũng mãnh vô úy; nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng văn, tư, tu để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đang ở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng.
Mỗi thế hệ có vấn đề riêng của nó, do những biến thiên của xã hội chung quanh, do những biến cố dao động mang tính thời đại. Thế hệ của thầy thừa hưởng được nhiều từ Thầy Tổ, nhưng chưa hề báo đáp ân đức giáo dưỡng cao dày trong muôn một. Chỉ mới tròn ba mươi tuổi, đã phải khép lại cổng chùa, xách cuốc lên rừng, xuống biển, cũng mưu sinh lao nhọc như mọi người. Rồi lại vào tù, ra khám, lênh đênh theo vận nước thăng trầm. Sở học và sở tri cũng cùn mòn theo tuổi đời, năm tháng. Duy, chưa có điều gì thất tiết để điếm nhục tông môn, uổng công Sư trưởng tài bồi. Một chút niềm tin chưa hề thoái thất, chỉ mong cùng chia xẻ với thế hệ kế thừa. Một thế hệ đang trưởng thành để khởi tô ngọn đèn Chánh pháp giữa một đất nước thấm nhuần phong hóa…"
Bức thư trên ngay lập tức đã mang tính bất tử, dù bị nhà nước CSVN ngăn cấm nhưng đã được lưu giữ và phổ biến rộng rãi trong giới Tăng Ni Phật Tử. Không một cuốn sách nào trong nứơc in lại lá thư gửi các tăng sinh trẻ đó, nhưng âm vang của các dòng chữ đã in sâu vào tâm của bất kỳ Phật Tử nào một lần được nghe qua. Đó là sức mạnh của chân lý, của Phật Pháp. Thầy Tuệ Sỹ, người một thời mang án tử hình, đã và đang khắc chữ vào dòng lịch sử dân tộc và Phật Giáo bằng chính cuộc đời Thầy. Từng việc làm, từng lời nói, từng dòng chữ của Thầy đều không hề xa lìa hạnh Bồ Tát.
Thiên tài thi sĩ triết gia Phạm Công Thiện năm 1994 đã viết về Thầy Tuệ Sỹ trong bài nhan đề "Kỷ Niệm 50 Năm Sinh Nhật Tuệ Sỹ - Buổi Chiều Nắng Hạ Đọc Thơ Tuệ Sỹ," trích như sau:
"… Vừa là thi sĩ vừa là thiền sư đạo sĩ vừa là nhà hành động nhập thế với tinh thần "vô công dụng hạnh" của bậc Bồ Tát, hành động tích cực mãnh liệt toàn triệt mà vẫn giữ cảm thức viễn ly và viễn mộng. Vì không tham vọng ích kỷ mù quáng cho nên mới nuôi dưỡng cảm thức viễn ly, vì không bị kẹt dính vào tham, sân và si của thế tục cho nên mới hàm dưỡng viễn mộng." (Tuệ Sỹ Đạo Sư, trang 120)
Thầy Thích Nguyên Siêu trong bài viết "Thượng Tọa Tuệ Sỹ, Trí Siêu Những Thiên Tài Lỗi Lạc" từ nhiều năm trứơc đã ghi nhận về Thầy Tuệ Sỹ như sau:
"… Là vị giáo sư gương mẫu, nồng cốt của Đại học Vạn Hạnh, mà cứ mỗi lần gặp nhau thăm hỏi, những người đồng nghiệp đều gọi Thầy là "chú Sỹ" vì Thầy còn quá trẻ.
Thầy phụ trách dạy tại Đại học Vạn Hạnh chương trình Triết học Tây phương, văn học Đông Phương, luận đề Phật giáo: triết học Tánh Không, Trung Quán luận, A Tỳ Đạt Ma, đại cương Thiền Quán.... Mặc dầu ở vào lứa tuổi đôi mươi, nhưng Thầy đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền văn hóa, giáo dục của nước nhà và Thầy đã xuất sắc hơn trong lãnh vực ngôn ngữ: sinh ngữ và cổ ngữ. Thầy tự học, rèn luyện lấy chính mình vì vậy mọi người ai cũng kính mến, thán phục và có nhiều bạn vong niên dưới mái trường Đại học Vạn Hạnh…
…Vì tất cả các tác phẩm trước tác, dịch thuật của chư Tổ, như là sách gối đầu giường của Thầy, còn Tam Tạng kinh điển, bộ Đại Tạng, chẳng bộ nào mà Thầy không dở đọc. Người viết đã học với Thầy, sau đó cùng Thầy làm việc dịch thuật Trung A Hàm, Kinh Pháp Cú, tuyển tập Nikàya A Hàm... qua những năm 75-77 tại Viện Cao Đẳng Hải Đức Nha Trang và 80-84 tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam cũng là nơi thư viện Vạn Hạnh (Võ Di Nguy, Phú Nhuận) mới thấy được khả năng, trí nhớ trác tuyệt của Thầy. Kinh, luật, luận, Tam Tạng giáo điển, hầu như Thầy nằm lòng tự kiếp nào. Có lẽ trong lòng sinh tử vô tận, đã có bao đời Thầy đã là Thiền sư, Pháp sư, Luận sư, cho nên mỗi khi hỏi đến những pháp số, ý kinh, nghĩa luận trong Đại Tạng, Thầy đều dở đúng số trang, số quyển, số dòng. Phải làm việc chung với Thầy mới biết được tính cần mẫn, ý chí kiên quyết, tự lập để xây dựng cho chính mình của Thầy.
Hầu như bất cứ thời điểm nào Thầy cũng học, cũng nghiên cứu, cũng nghiền ngẫm, cũng đọc kinh điển, thi văn, kinh thi, kinh dịch, triết lý, thi ca; cũng tự học âm nhạc: dương cầm, vĩ cầm; cũng tự tập viết chữ Nho: chữ Thảo của Vương Hy Chi; đọc thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Tô Đông Pha.... Thầy sống thanh bạch, đơn sơ, đêm ngày miệt mài, trầm mình trong thế giới tâm linh, tư tưởng, triết học, thi ca, ngôn ngữ, nên không còn thời giờ nghĩ đến cách ăn mặc, bề ngoài như kẻ khác. Do vậy, trên người của Thầy, luôn luôn với bộ áo nhật bình 4 vạt úa mầu với thời gian, dài tới dưới đầu gối, khi dạy học cũng như lúc ra ngoài. Dáng người tuy nhỏ nhắn, nhưng khối óc thì vĩ đại, thông minh thiên phú
… Trước ngày 30/4/1975, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã rút lui, bỏ ngõ trên các tuyến đường quốc lộ I, chẳng có ai kiểm soát, thành phố Nha Trang bỏ trống, các phi đội, khu trục Không quân ở phi trường Nha Trang được lệnh bay vào phi trường Phan Rang để từ đó mang bom ra dội Cầu Xóm Bóng, cắt đứt đường tiến quân của Bắc Việt. Thì lại một lần nữa Thầy và anh em học Tăng làm nghề cứu thương, xuống bệnh viện toàn khoa Nha Trang, những bệnh nhân nào hơi khỏe mạnh, hay đi đứng được thì đã di tản, còn lại những bệnh nhân nặng thì vẫn nằm đó, vì lúc đó không còn bác sĩ, y tá trực nữa, mạnh ai nấy lo liệu, bệnh viện, trường ốc, cư xá, chợ búa như nhà không chủ. Trong cảnh nước mất nhà tan này, Thầy lại lăn xả vào vùng lửa đạn để cứu giúp đồng bào, an ủi bệnh nhân, thương binh, trẻ mồ côi lạc mất gia đình cha mẹ, để bồi đắp tình thương trong cuộc đời khổ lụy này.
Trước tình thế mới đầy rối ren, khủng hoảng, chưa biết phải xử trí như thế nào, ngay tối hôm đó, anh em học Tăng gặp Thầy tại thư viện, quây quần bên nhau, mong tìm phương pháp giải quyết, có anh em đề nghị Thầy nên di tản, chúng ta không thể ở lại viện được nữa. Khi ấy, anh em cứ ngỡ là Thầy sẽ đồng ý, chấp nhận cho anh em tự do đi, hay là đi cùng đi tập thể, nào ngờ Thầy nhìn tất cả anh em, rồi nói bằng giọng cương quyết: "Tôi vẫn còn đây, thì anh em cũng phải ở đây, quê hương và đất nước này còn cần đến anh em nhiều hơn nữa. Chúng ta không thể trốn chạy khi dân tộc, đạo pháp đang gặp cảnh điêu linh." Qua lời nói khẳng khái đó, ai nấy đều nhìn nhau mà bàng hoàng. Trong cái bàng hoàng thầm kính phục tấm lòng sắc son, hy sinh đời mình để chia xẻ nỗi tang thương vận nước. Một con tim nóng hổi đang ấp ủ, che chở hàng triệu con tim đang thiếu máu.
Đây là thời điểm đánh dấu sự quyết định dứt khoát của Thầy là phải ở lại trên mảnh đất quê hương này. Dân tộc, đạo pháp còn cần sự có mặt của Thầy. Ngày nào dân tộc còn lầm than, quê hương còn khốn khổ thì ngày đó còn có những đôi tay, khối óc như Thầy để cày xới, gieo rắc hạt mầm yêu thương, để vơi đi sự thù hận, để thấy trên quê hương còn có những bông hoa tươi thắm tô điểm, thêm hương, khởi sắc giữa cánh đồng hoang, lau sậy gầy guộc. Thầy là hiện thân của đóa hoa tình thương nguyện ở lại để thọ nhận thương đau cùng với cái thương đau của dân tộc, nguyện dấn thân vào nơi khốn cùng, của cơn phong ba bão tố để đưa con thuyền đạo pháp đến bến bờ bình yên. Sự ở lại của Thầy mang nhiều ý nghĩa của một tâm hồn đạo sĩ, thi sĩ, văn nhân, và tự tình con dân nước Việt. Là mấu chốt, là yếu điểm vàng son của chặng đường lịch sử dân tộc và đạo pháp. Thầy ở lại vì còn hàng triệu người ở lại…"
Đó là hạnh nguyện của bậc Bồ Tát: bước vào địa ngục với chúng sinh…
Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo trong bài viết "Đêm Sâu Tuệ Sỹ" sau khi về Việt Nam tham vấn Thầy Tuệ Sỹ nhiều năm trứơc đã viết về Thầy:
"… Hóa cho nên cái Bi của bậc đại Từ rộng lớn trùm khắp thiên hạ, tùy thuận vào cái đau chung của thiên hạ, vẫn đau đáu, mà vẫn vô chấp, vô trước. Trí huệ sâu rộng như biển, nên dưới lớp sóng gió loạn cuồng kia, nước vẫn thanh tịnh thể tính. Vẫn vô quái ngại, viễn ly điên đảo mộng tưởng. Thật như thế nên nhiều học Tăng để sống còn, tránh né được sự dần sàng của chế độ, đã chẳng thốt nên thành lời ví cái ông thầy tu gầy ốm yếu nọ không biết sợ quỷ thần, là Kim cang bất hoại rồi... đấy sao." (Tuệ Sỹ Đạo Sư, trang 269)
Bây giờ thì nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo đã rời bỏ luôn miền quan ngoại, đầu năm 2006 đã từ Mỹ về Lâm Đồng xuất gia làm một nhà sư trong dòng Thiền Trúc Lâm. Có phải cũng là "tùy thuận vào cái đau chung của thiên hạ" chăng?
Ân đức của Thầy Tuệ Sỹ đã tưới nhuần các tâm hồn nghệ sĩ như thế. Và sau này, nhạc sỹ Trần Quan Long cũng đã phổ thơ của Thầy thành các đĩa CD Tuệ Ca, trong đó người viết nhiều bài thơ cúng dường Thầy là nhà thơ Diệu Trân.
Riêng bản thân ngừơi viết bài này, tuy chưa từng gặp mặt nhưng trong lòng lúc nào cũng nhìn Thượng Tọa Tuệ Sỹ như một vị Thầy của mình từ nhiều kiếp lâu xa. Một lần, được một cư sĩ từ Na Uy giới thiệu vào học lớp Duy Thức Học do Thầy Tuệ Sỹ giảng cho giới cư sĩ trên PalTalk. Khóa học không kéo dài vì hoàn cảnh, nhưng các bài giảng còn lưu ở mạng http://phatviet.com/ vẫn là một kỷ niệm lớn. Đó là một hình ảnh cảm động: người xa từ hải ngoại, nơi tự do không chi kềm tỏa, ngồi bên máy vi tính lắng nghe một vị sư từ giữa vòng vây ngồi giảng dạy Phật Pháp. Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy; huống gì là các bài giảng Duy Thức cực kỳ vi diệu. Tuy người viết chưa đủ cơ duyên để học đầy đủ về bộ Thành Duy Thức Luận, nhưng lòng cực kỳ vui mừng vì kiếp này đã gieo được duyên lành cùng một vị Đạo Sư, một bậc Đại Thiện Tri Thức - Người không hề rời bỏ địa ngục, khi còn một chúng sinh nơi đó.
Nơi đây, xin chép lại hai dòng kinh để cúng dừơng Thầy Tuệ Sỹ và khắp pháp giới chúng sinh:
"Trí bất đắc hữu vô
Nhi hưng đại bi tâm…"
Và trong cõi đó, có những vị đã bước vào cuộc đời ngũ trược ác thế không phải vì nghiệp, mà vì tâm nguyện không lìa bỏ chúng sinh. Nơi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một trong các vị Bồ Tát như thế. Người như thế, việc như thế, hạnh như thế…
ĐỌC KỆ TRẦN NHÂN TÔNG VÀ THƠ NGUYỄN LƯƠNG VỴ
Từ nhiều năm, qua những buổi gặp nhau nơi các tiệm cà phê vùng Quận Cam, những cuộc nói chuyện với thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ luôn luôn tạo cho tôi một cảm giác nhẹ nhàng, đạo vị. Có khi nói chuyện về một người bạn chung ở Việt Nam, có khi nói về những bản thảo Vỵ đang suy tính, đang viết, đang in hay sắp in. Tình thân không thuần túy là văn nghệ, vì có khi nói chuyện thơ ít, và nói chuyện đạo lại nhiều. Một trong những điểm chung giữa Nguyễn Lương Vỵ và người viết là cùng một tấm lòng kính ngưỡng Trần Nhân Tông - một thiền sư, một nhà thơ, và là một nhà vua đã mấy lần dẫn binh đẩy lui quân phương Bắc.
Tôi đã nghe Nguyễn Lương Vỵ nói từ nhiều năm nay về ước mơ dịch và viết về Trần Nhân Tông. Tôi đã đọc rải rác một số bài thơ dịch do Vỵ đưa lên một số trang web Phật học và văn nghệ trong khi làm công trình này. Ngôn ngữ của Vỵ chuyển ý của Ngài Trần Nhân Tông có khi rất dị thường.
Thí dụ, Nguyễn Lương Vỵ dịch là:
Câu Có câu Không,
Cây ngã dây héo.
Mấy vị sư ông,
Đầu sưng óc méo.
Từ nguyên bản của Ngài Trần Nhân Tông:
Hữu cú vô cú,
Đằng khô thụ đảo.
Kỷ cá nạp tăng,
Chàng đầu hạp não.
Tôi nghĩ, viết như thế và dịch như thế là hợp ý Thiền Tông. Bởi vì, bất cứ những gì qua nghĩ ngợi của bộ não đều cách xa đạo.
Đối với tôi, không có lời nào để nói đủ về Trần Nhân Tông, cho dù tôi đã viết cuốn "Tran Nhan Tong: The King Who Founded a Zen School" - trong đó dịch nhiều tác phẩm của Ngài sang tiếng Anh. Nhưng để giữ được hồn thơ, để nêu lên sức công phá trong ngôn ngữ Thiền của Ngài Trần Nhân Tông, tôi không tìm được ngôn ngữ như Nguyễn Lương Vỵ.
Nếu chúng ta để ý, Ngài Trần Nhân Tông không khuyên chúng ta hãy ngồi thở, không khuyên chúng ta hãy tập Thiền Chỉ Quán, không dạy Tứ niệm xứ, và không nói bất kỳ một kỹ thuật luyện tâm nào - Ngài chỉ nói pháp An Tâm.
Ngài Trần Nhân Tông đã để lại những bài thơ, và để lại những lời dạy qua đối thoại hoàn toàn đúng theo ý Đức Phật dạy trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời - đó là những gì Kinh Tập trong Tiểu Bộ Kinh gọi đó là Chánh Pháp (Dhamma) mà chư tăng phải học thuộc, phải tụng hàng ngày trong những năm Đức Phật còn sinh tiền. Đó là khi Đức Phật yêu cầu nhà sư Sona, "Hãy tụng cho ta nghe Chánh Pháp," và nhà sư Sona đã vâng lời, đọc lên Kinh Nhật Tụng Sơ Thời đó (Responding, "As you say, lord," to the Blessed One, Ven. Soṇa chanted all sixteen parts of the Aṭṭhaka Vagga... Kinh Sona Sutta Ud 5.6).
Trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời, Đức Phật dạy gì? Chỉ là không lập bất kỳ kiến chấp nào, dù Hữu hay Vô, dù Có hay Không. Đó là đường vào đạo, đó là pháp tức khắc xa lìa mọi chấp thủ, là pháp buông tất cả mọi vướng mắc. Trong dòng Tào Động, gọi đây là pháp của "đường chim bay" - tức là, không có dấu vết nào để dò, và không để dấu vết nào để trần gian nhìn thấy.
Nguyễn Lương Vỵ có ghi lại một đoạn vấn đáp của Trần Nhân Tông trong một buổi giảng kinh tại chùa Sùng Nghiêm, tháng 12 năm Giáp Thìn (1304), khi có một tăng chúng hỏi:
"Hữu cú vô cú/ Như đằng ỷ thụ/ Như hà?"
(Câu Có câu Không, như dây bìm bám cây. Ý là như thế nào?)
Trần Nhân Tông đáp, trích, qua bản dịch Nguyễn Lương Vỵ:
"Câu Có câu Không,
Chẳng Không chẳng Có.
Khắc thuyền mò gươm,
So tranh tìm ngựa.
Câu Có câu Không,
Chẳng qua chẳng lại.
Nón tuyết giày bông,
Ôm cây đợi thỏ."
(ngưng trích)
Và rồi sau đó, thi sĩ họ Nguyễn dịch mấy câu thơ khác của Thiền sư họ Trần:
"Hết thảy pháp không sinh,
Hết thảy pháp không diệt.
Nếu thấu suốt như vậy,
Chư Phật luôn hiện tiền,
Chốn nào đi đến nữa?"
Có cách nào để vượt qua Có và Không? Có cách nào để thấy hết thảy pháp không sinh, không diệt?
Thưa rằng, có lời dạy như thế. Có dạy trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời, và trong rất nhiều kinh khác - nơi đây, chúng ta sẽ dẫn lại từ Kinh Hoa Nghiêm, và từ bài thơ "Guhatthakasuttaniddeso: Upon the Tip of a Neddle" của Ngài Sariputta (Xá Lợi Phất) trong luận thư Niddessa của Tạng Pali.
Diệu nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm là pháp giới trùng trùng duyên khởi. Trong cái hiểu đơn giản, chúng ta nhìn pháp duyên khởi theo chiều dọc, tức là theo chiều thời gian, rằng cái này có, nên cái kia có. Nhưng bất kỳ ai nhìn thấy lý duyên khởi trong toàn cảnh sẽ thấy như người đứng trong ngôi nhà chung quanh đều là gương phản chiếu trùng trùng. Chúng ta có thể lấy một thí dụ. Giả sử như chúng ta đang nghe một cô ca sĩ hát, trên sân khấu với trống, đàn, ánh sáng, và vân vân. Giả sử, chúng ta nghe cô hát câu “Tôi yêu tiếng nước tôi…”
Chúng ta thấy riêng chữ “tiếng” là hợp âm mang giọng ca sĩ, cùng với tiếng đàn, tiếng trống. Tức là duyên khởi. Và trong tiếng đàn đệm đó cũng là từ nhiều duyên khởi: từ anh nhạc sĩ luyện đàn nhiều thập niên, là tiếng gỗ rừng thông, tiếng ván thông mang theo tiếng gió rừng cao nguyên, tiếng thợ mộc làm đàn. Rồi tiếng trống, tương tự… Tất cả cùng duyên khởi, theo một mô thức có thể mượn từ Khoa Khí Tượng Vật Lý: một tiếng vỗ cánh của con bươm bướm có thể sẽ dấy lên trận bão bên kia bờ đại dương.
Như thế, chúng ta thấy cả thế giới trùng trùng duyên khởi trước mắt. Chúng ta hễ mở lời, là tất cả các pháp trở thành quá khứ, vì hiện tại liên tục chảy xiết, không ngừng. Khi ngồi nghe và thấy cả pháp giới trùng trùng như thế, không có suy nghĩ hay nói gì được. Vì hễ nghĩ ngợi, là mất “cái hiện tiền” tức khắc, là tất cả chỉ còn là chạy theo cái vừa trôi qua.
Thấy cái khoảnh khắc trùng trùng duyên khởi đó là thấy Niết bàn tịch diệt, cho dù bên tai khoảnh khắc đó vẫn là tiếng hát, tiếng đàn, tiếng trống, tiếng gió rừng cao nguyên, tiếng cưa gỗ rừng, tiếng thợ mộc mài gỗ, căng dây đàn… Tất cả nghĩ ngợi của ý thức trong khoảnh khắc đó sẽ im bặt.
Làm sao nói được là Có hay Không? Thấy Pháp Duyên Khởi qua Kinh Hoa Nghiêm, là ngôn ngữ sẽ im bặt, sẽ không còn chấp kiến gì nữa, nói gì là tham sân si hiện ra nổi trong không gian đó.
Tương tự, bài thơ “Guhatthaka-suttaniddeso” của Ngài Sariputta nói rằng tất cả những kinh nghiệm của chúng ta về thế giới này y hệt như điểm chạm đáy của hạt đậu nhỏ để trên đầu mũi kim. Nghĩa là, ý thức của chúng ta về cái hiện-tiền, về cái đang là chỉ là chút xíu cực vi như hạt đậu chạm trên đầu mũi kim. Thời gian chảy xiết qua. Tất cả các pháp trong tâm, trong cảm thọ, và chung quanh ta đều là những khoảnh khắc cực vi trên đầu mũi kim, nơi đó không ai níu giữ được cái đang là.
Hễ nghĩ tới cái gọi là hiện tại, tức thì niệm đó đã trở thành một pháp của quá khứ. Đó là chỗ các Thiền sư ưa nói: hễ mở miệng, là trễ rồi. Nơi đó, không còn thời gian nữa, và cũng không còn không gian nữa.
Vì bất kỳ ai thấy được cái kinh nghiệm thời gian chảy xiết như thế (như qua bài thơ của Ngài Sariputta), và bất kỳ ai thấy được cái không gian trùng trùng duyên khởi của Kinh Hoa Nghiêm là tức khắc tâm sẽ lặng lẽ, sẽ không thấy còn niệm Có hay niệm Không, sẽ không thấy cón niệm Sanh hay niệm Diệt… Chỉ có thể nói rằng, các pháp Như Thế là Như Thế. Đức Phật đã dạy như thế, rằng hãy để các pháp như thế là như thế, hãy thấy chỉ là cái được thấy, hãy nghe chỉ là cái được nghe…
Ngài Trần Nhân Tông đã nói rằng vướng vào Có với Không đều như vướng vào dây leo buộc người. Khi thấy các pháp bất sanh, các pháp bất diệt là xong, chẳng còn bận tâm.
Nguyễn Lương Vỵ đã để cho Kinh Phật và lời thơ Trần Nhân Tông ngấm vào thịt da xương tủy của anh, và rồi từng chữ của họ Nguyễn viết xuống đều mang sức nặng như núi đè lên giấy (như hai câu: Mấy vị sư ông, Đầu sưng óc méo…) nhưng cũng thơ của họ Nguyễn lại rất mực nhẹ nhàng bay bổng (như bốn câu: một hơi thở một đời thế thôi, gió cuốn đi thực mộng quên rồi, chùa làng lưu lại câu tâm bút, thơ bay đi theo mây rong chơi…).
Khi nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ viết xong các trang giấy này, chữ hốt nhiên trở thành những cánh chim bay rời trang giấy. Để biến vào thế giới duyên khởi trùng trùng của Kinh Hoa Nghiêm. Trân trọng chúc mừng.
Từ nhiều năm, qua những buổi gặp nhau nơi các tiệm cà phê vùng Quận Cam, những cuộc nói chuyện với thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ luôn luôn tạo cho tôi một cảm giác nhẹ nhàng, đạo vị. Có khi nói chuyện về một người bạn chung ở Việt Nam, có khi nói về những bản thảo Vỵ đang suy tính, đang viết, đang in hay sắp in. Tình thân không thuần túy là văn nghệ, vì có khi nói chuyện thơ ít, và nói chuyện đạo lại nhiều. Một trong những điểm chung giữa Nguyễn Lương Vỵ và người viết là cùng một tấm lòng kính ngưỡng Trần Nhân Tông - một thiền sư, một nhà thơ, và là một nhà vua đã mấy lần dẫn binh đẩy lui quân phương Bắc.
Tôi đã nghe Nguyễn Lương Vỵ nói từ nhiều năm nay về ước mơ dịch và viết về Trần Nhân Tông. Tôi đã đọc rải rác một số bài thơ dịch do Vỵ đưa lên một số trang web Phật học và văn nghệ trong khi làm công trình này. Ngôn ngữ của Vỵ chuyển ý của Ngài Trần Nhân Tông có khi rất dị thường.
Thí dụ, Nguyễn Lương Vỵ dịch là:
Câu Có câu Không,
Cây ngã dây héo.
Mấy vị sư ông,
Đầu sưng óc méo.
Từ nguyên bản của Ngài Trần Nhân Tông:
Hữu cú vô cú,
Đằng khô thụ đảo.
Kỷ cá nạp tăng,
Chàng đầu hạp não.
Tôi nghĩ, viết như thế và dịch như thế là hợp ý Thiền Tông. Bởi vì, bất cứ những gì qua nghĩ ngợi của bộ não đều cách xa đạo.
Đối với tôi, không có lời nào để nói đủ về Trần Nhân Tông, cho dù tôi đã viết cuốn "Tran Nhan Tong: The King Who Founded a Zen School" - trong đó dịch nhiều tác phẩm của Ngài sang tiếng Anh. Nhưng để giữ được hồn thơ, để nêu lên sức công phá trong ngôn ngữ Thiền của Ngài Trần Nhân Tông, tôi không tìm được ngôn ngữ như Nguyễn Lương Vỵ.
Nếu chúng ta để ý, Ngài Trần Nhân Tông không khuyên chúng ta hãy ngồi thở, không khuyên chúng ta hãy tập Thiền Chỉ Quán, không dạy Tứ niệm xứ, và không nói bất kỳ một kỹ thuật luyện tâm nào - Ngài chỉ nói pháp An Tâm.
Ngài Trần Nhân Tông đã để lại những bài thơ, và để lại những lời dạy qua đối thoại hoàn toàn đúng theo ý Đức Phật dạy trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời - đó là những gì Kinh Tập trong Tiểu Bộ Kinh gọi đó là Chánh Pháp (Dhamma) mà chư tăng phải học thuộc, phải tụng hàng ngày trong những năm Đức Phật còn sinh tiền. Đó là khi Đức Phật yêu cầu nhà sư Sona, "Hãy tụng cho ta nghe Chánh Pháp," và nhà sư Sona đã vâng lời, đọc lên Kinh Nhật Tụng Sơ Thời đó (Responding, "As you say, lord," to the Blessed One, Ven. Soṇa chanted all sixteen parts of the Aṭṭhaka Vagga... Kinh Sona Sutta Ud 5.6).
Trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời, Đức Phật dạy gì? Chỉ là không lập bất kỳ kiến chấp nào, dù Hữu hay Vô, dù Có hay Không. Đó là đường vào đạo, đó là pháp tức khắc xa lìa mọi chấp thủ, là pháp buông tất cả mọi vướng mắc. Trong dòng Tào Động, gọi đây là pháp của "đường chim bay" - tức là, không có dấu vết nào để dò, và không để dấu vết nào để trần gian nhìn thấy.
Nguyễn Lương Vỵ có ghi lại một đoạn vấn đáp của Trần Nhân Tông trong một buổi giảng kinh tại chùa Sùng Nghiêm, tháng 12 năm Giáp Thìn (1304), khi có một tăng chúng hỏi:
"Hữu cú vô cú/ Như đằng ỷ thụ/ Như hà?"
(Câu Có câu Không, như dây bìm bám cây. Ý là như thế nào?)
Trần Nhân Tông đáp, trích, qua bản dịch Nguyễn Lương Vỵ:
"Câu Có câu Không,
Chẳng Không chẳng Có.
Khắc thuyền mò gươm,
So tranh tìm ngựa.
Câu Có câu Không,
Chẳng qua chẳng lại.
Nón tuyết giày bông,
Ôm cây đợi thỏ."
(ngưng trích)
Và rồi sau đó, thi sĩ họ Nguyễn dịch mấy câu thơ khác của Thiền sư họ Trần:
"Hết thảy pháp không sinh,
Hết thảy pháp không diệt.
Nếu thấu suốt như vậy,
Chư Phật luôn hiện tiền,
Chốn nào đi đến nữa?"
Có cách nào để vượt qua Có và Không? Có cách nào để thấy hết thảy pháp không sinh, không diệt?
Thưa rằng, có lời dạy như thế. Có dạy trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời, và trong rất nhiều kinh khác - nơi đây, chúng ta sẽ dẫn lại từ Kinh Hoa Nghiêm, và từ bài thơ "Guhatthakasuttaniddeso: Upon the Tip of a Neddle" của Ngài Sariputta (Xá Lợi Phất) trong luận thư Niddessa của Tạng Pali.
Diệu nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm là pháp giới trùng trùng duyên khởi. Trong cái hiểu đơn giản, chúng ta nhìn pháp duyên khởi theo chiều dọc, tức là theo chiều thời gian, rằng cái này có, nên cái kia có. Nhưng bất kỳ ai nhìn thấy lý duyên khởi trong toàn cảnh sẽ thấy như người đứng trong ngôi nhà chung quanh đều là gương phản chiếu trùng trùng. Chúng ta có thể lấy một thí dụ. Giả sử như chúng ta đang nghe một cô ca sĩ hát, trên sân khấu với trống, đàn, ánh sáng, và vân vân. Giả sử, chúng ta nghe cô hát câu “Tôi yêu tiếng nước tôi…”
Chúng ta thấy riêng chữ “tiếng” là hợp âm mang giọng ca sĩ, cùng với tiếng đàn, tiếng trống. Tức là duyên khởi. Và trong tiếng đàn đệm đó cũng là từ nhiều duyên khởi: từ anh nhạc sĩ luyện đàn nhiều thập niên, là tiếng gỗ rừng thông, tiếng ván thông mang theo tiếng gió rừng cao nguyên, tiếng thợ mộc làm đàn. Rồi tiếng trống, tương tự… Tất cả cùng duyên khởi, theo một mô thức có thể mượn từ Khoa Khí Tượng Vật Lý: một tiếng vỗ cánh của con bươm bướm có thể sẽ dấy lên trận bão bên kia bờ đại dương.
Như thế, chúng ta thấy cả thế giới trùng trùng duyên khởi trước mắt. Chúng ta hễ mở lời, là tất cả các pháp trở thành quá khứ, vì hiện tại liên tục chảy xiết, không ngừng. Khi ngồi nghe và thấy cả pháp giới trùng trùng như thế, không có suy nghĩ hay nói gì được. Vì hễ nghĩ ngợi, là mất “cái hiện tiền” tức khắc, là tất cả chỉ còn là chạy theo cái vừa trôi qua.
Thấy cái khoảnh khắc trùng trùng duyên khởi đó là thấy Niết bàn tịch diệt, cho dù bên tai khoảnh khắc đó vẫn là tiếng hát, tiếng đàn, tiếng trống, tiếng gió rừng cao nguyên, tiếng cưa gỗ rừng, tiếng thợ mộc mài gỗ, căng dây đàn… Tất cả nghĩ ngợi của ý thức trong khoảnh khắc đó sẽ im bặt.
Làm sao nói được là Có hay Không? Thấy Pháp Duyên Khởi qua Kinh Hoa Nghiêm, là ngôn ngữ sẽ im bặt, sẽ không còn chấp kiến gì nữa, nói gì là tham sân si hiện ra nổi trong không gian đó.
Tương tự, bài thơ “Guhatthaka-suttaniddeso” của Ngài Sariputta nói rằng tất cả những kinh nghiệm của chúng ta về thế giới này y hệt như điểm chạm đáy của hạt đậu nhỏ để trên đầu mũi kim. Nghĩa là, ý thức của chúng ta về cái hiện-tiền, về cái đang là chỉ là chút xíu cực vi như hạt đậu chạm trên đầu mũi kim. Thời gian chảy xiết qua. Tất cả các pháp trong tâm, trong cảm thọ, và chung quanh ta đều là những khoảnh khắc cực vi trên đầu mũi kim, nơi đó không ai níu giữ được cái đang là.
Hễ nghĩ tới cái gọi là hiện tại, tức thì niệm đó đã trở thành một pháp của quá khứ. Đó là chỗ các Thiền sư ưa nói: hễ mở miệng, là trễ rồi. Nơi đó, không còn thời gian nữa, và cũng không còn không gian nữa.
Vì bất kỳ ai thấy được cái kinh nghiệm thời gian chảy xiết như thế (như qua bài thơ của Ngài Sariputta), và bất kỳ ai thấy được cái không gian trùng trùng duyên khởi của Kinh Hoa Nghiêm là tức khắc tâm sẽ lặng lẽ, sẽ không thấy còn niệm Có hay niệm Không, sẽ không thấy cón niệm Sanh hay niệm Diệt… Chỉ có thể nói rằng, các pháp Như Thế là Như Thế. Đức Phật đã dạy như thế, rằng hãy để các pháp như thế là như thế, hãy thấy chỉ là cái được thấy, hãy nghe chỉ là cái được nghe…
Ngài Trần Nhân Tông đã nói rằng vướng vào Có với Không đều như vướng vào dây leo buộc người. Khi thấy các pháp bất sanh, các pháp bất diệt là xong, chẳng còn bận tâm.
Nguyễn Lương Vỵ đã để cho Kinh Phật và lời thơ Trần Nhân Tông ngấm vào thịt da xương tủy của anh, và rồi từng chữ của họ Nguyễn viết xuống đều mang sức nặng như núi đè lên giấy (như hai câu: Mấy vị sư ông, Đầu sưng óc méo…) nhưng cũng thơ của họ Nguyễn lại rất mực nhẹ nhàng bay bổng (như bốn câu: một hơi thở một đời thế thôi, gió cuốn đi thực mộng quên rồi, chùa làng lưu lại câu tâm bút, thơ bay đi theo mây rong chơi…).
Khi nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ viết xong các trang giấy này, chữ hốt nhiên trở thành những cánh chim bay rời trang giấy. Để biến vào thế giới duyên khởi trùng trùng của Kinh Hoa Nghiêm. Trân trọng chúc mừng.
TƯỞNG NHỚ NHÀ VĂN VŨ HUY QUANG
Không thể có một Vũ Huy Quang (1942-2017) thứ nhì trên đời này, dù là trong đời thường hay trong tiểu thuyết. Bởi vì, anh độc đáo một cách tự nhiên, cả trong giao tiếp lẫn chữ nghĩa. Khi ngồi nói chuyện với anh vài câu, bạn biết ngay không mấy ai có nhiều kiến thức sách vở như anh, nhưng cái nhìn luôn luôn mang theo nhiều chất vấn, nêu lại rất nhiều vấn đề không mấy người nhìn thấy. Khi đọc vài trang văn của Vũ Huy Quang, bạn biết ngay anh có một vị trí riêng trong văn học bất kể rằng anh viết không nhiều, nhưng lại rất đẹp về văn và rất khó tính với những gì có tính hệ thống.
Vũ Huy Quang khó tính với chữ nghĩa - cân nhắc, suy tính từng chữ một những gì anh viết. Anh cũng dễ nổi giận với những chữ anh nghĩ là không thích nghi, dù của anh hay của người khác. Cách anh soạn Bản Lên Tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho nhà văn Dương Thu Hương cho thấy chữ nghĩa anh khó tính. Lúc đó là khoảng một hay hai năm sau 1990, thời chưa có Internet, cũng chưa có điện thoại di động. Phương tiện truyền thông tối tân nhất là dùng máy fax. Anh lúc đó ở cùng với mẹ trong một căn nhà ở Garden Grove.
Anh điện thoại, bảo tôi tới nhà anh, cho đọc bản thảo Bản Lên Tiếng, phân tích từng chữ một và anh nói rằng anh viết hay rất mực, rồi bảo tôi đi tìm một số nhà văn ký tên chung. Tôi nói, tôi ký thì không có vấn đề gì, nhưng người khác thì khó, chỉ trừ Phạm Việt Cường và Khánh Trường thôi, chỉ cần đọc bản văn cho hai tên này nghe qua điện thoại là đủ. Thêm nữa chứ, còn cụ Nghiêm Xuân Hồng, tôi nói thêm, nhưng phải đưa bản giấy cho cụ đọc. Kể như thế để thấy rằng, anh quan sát tình hình trong nước kỹ hơn rất nhiều người khác, và nhìn rất xa; lúc đó, tôi chưa đọc cuốn tiểu thuyết nào của Dương Thu Hương, chỉ mới đọc các bản tin liên hệ.
Cuộc đời của anh nhiều sóng gió, trong đời thường, đời văn và cả về tình cảm. Anh là người nói khéo, nói dịu dàng, nói đúng giọng Bắc Kỳ 1954, biết cách nói tinh nghịch làm người đối thoại bật cười, nhưng đời thường lúc nào cũng bất trắc. Sau khi gia đình anh tan vỡ và hai con của anh đi theo mẹ, anh về ở với mẹ anh ở Garden Grove, và nhiều năm sau cũng theo mẹ về Bắc California. Viết văn hay, nói khéo, nên có nhiều hình bóng giai nhân trong đời anh. Tuy nhiên, đôi khi anh nổi giận, và những lúc đó, anh thường nói lớn tiếng, có khi gay gắt, dễ làm nhiều người mất lòng. Một lần, anh từ Bắc Cali về thăm Quận Cam, anh tới nhà tôi ngủ, kể cho vợ chồng tôi nghe rằng anh tốt bụng, muốn chỉ dẫn cho nam diễn viên Đơn Dương cách vào cao đẳng cộng đồng học để rồi sẽ thành công trong giới điện ảnh Mỹ, nhưng rồi anh nổi giận sao đó, lớn tiếng… Nổi nóng là không nên, tôi chỉ nói thế với anh.
Anh là người mê học, mê đọc. Anh học những gì anh thích, và anh tìm đọc những cuốn sách thuộc loại cấm kỵ. Khi còn ở Quận Cam, anh kể về tiệm sách Mỹ ở Laguna Beach có tên là Bookstore 540, nơi cũng là một tiệm cà phê. Tôi không nhớ chính xác tên tiệm này, vì đóng cửa lâu rồi. Anh giải thích về con số 540, rằng đó là nhan đề một cuốn sách khoa học viễn tưởng, nói về một thời sẽ tới, khi nhiệt độ nóng tới 540 độ (độ F, hình như, cũng có thể là 504 độ, hay 405 độ?), các trang giấy tự động bốc cháy, lúc đó nhân loại sẽ không còn sách nữa; tôi lại chưa đọc cuốn sách đó, vì mình quan tâm loại khác. Anh bảo là tôi phải chở anh lên tiệm này cho biết, đó là nơi anh gặp các cuốn sách cấm.
Thường thường, sách cấm ở Mỹ là khái niệm chỉ thấy ở các thư viện công cộng và trường học, nơi sách cần thích nghi cho công chúng mọi trình độ, hoặc riêng cho giới học trò. Nước Mỹ là tự do, sách cấm thường có nghĩa là sách bị cộng đồng kỳ thị, hoặc sách không bán được - nghĩa là, không mấy nhà xuất bản muốn in, và nếu in cũng không mấy tiệm sách muốn bày ra, vì sẽ chẳng mấy ai mua. Tiệm sách/ cà phê này nhìn ra biển; cà phê dĩ nhiên đắt nhưng chẳng ngon gì.
Về sau, anh Vũ Huy Quang về Bắc California, rồi cư ngụ theo mẹ. Và rồi anh nói rằng anh khám phá ra một tiệm sách San Francisco, nơi anh gặp một vài cuốn sách cấm, hoặc sách đã tuyệt bản. Tôi hỏi sách gì. Anh nói, đó là sách về Cộng sản Đệ tứ Quốc tế, về Trotsky và về Trần Độc Tú. Nghĩa là về người khai sáng chế độ Cộng sản ở Liên Xô, và người khai sáng ra Cộng sản Trung quốc - cả hai đều bị thanh trừng. Tôi nói, tôi không bận tâm về những chuyện đó, sao anh cứ đứng cuối thế kỷ mà mải nói chuyện đầu thế kỷ.
Trước đó, anh quan tâm về những người Đệ tứ Quốc tế ở Pháp. Anh liên lạc với cụ Hoàng Khoa Khôi, một người Đệ tứ, một phong trào đã bị ông Hồ, đại diện cho lập trường CS Đệ tam Quốc tế ở Việt Nam càn quét. Lúc đó, cũng có người đồn rằng nhà văn Đỗ Kh. là Đệ tứ, có lẽ vì Vũ Huy Quang sang Pháp là tìm gặp ngay nhà văn này. Chẳng biết đúng hay sai, nhưng thời này nhiều tin trật lắm. Thêm nữa, Đỗ Kh. rất là thơ mộng, chẳng mê làm chi mấy ông cụ chỉ còn sống với sách cổ.
Thực sự, tôi không bận tâm chuyện chính trị và lịch sử. Thời nó thế, thì chẳng bận tâm làm gì. Nhưng Vũ Huy Quang không phải là người của chính trị, bất kể anh bước giữa những lằn ranh và đã hứng cả những trận mưa đạn và mưa hoa từ hai phía. Những gì anh viết trong một thập niên cuối đời, không thích hợp với báo đời thường, nơi bài cần ngắn và cần đi sát cuộc đời, trong khi các bài nghiên cứu của anh rất phức tạp và dài. Có bao nhiêu người tại California chịu đọc các nghiên cứu về chuyện Mao Trạch Đông và Trần Độc Tú? Có ai muốn đọc chuyện di chúc của Tôn Dật Tiên? Hay chuyện Trotsky? Nhưng bài của anh được một số giới nghiên cứu tán thưởng, quan tâm, sau khi đăng ở một số mạng, trong đó có Talawas và blog của nhà văn Nhật Tuấn (em của nhà văn Nhật Tiến). Về sau, anh có tình thân với Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, anh gửi bài cho blog Boxitvn, nhưng tôi đoán, chẳng ai bận tâm chuyện đầu thế kỷ làm gì.
Có một thời, tôi thất nghiệp, và anh cũng thế. Lúc đó, cụ Nghiêm Xuân Hồng, nhà nghiên cứu Phật học tuyệt vời thơ mộng, mỗi tháng hễ lãnh tiền già, là điện thoại bảo anh Vũ Huy Quang chở cụ ra một tiệm ăn, rồi bảo nhớ gọi Phan Tấn Hải nữa nhé. Cụ già rồi, đâu có ăn gì, chỉ ngồi hỏi chuyện và nghe chuyện từ anh Quang và tôi. Những buổi như thế, anh Quang cười tươi hẳn ra, nói chuyện vui kể gì, chủ yếu chuyện trong đời thường hay làng văn. Tôi còn nhớ hình ảnh đôi khi chở cụ Nghiêm Xuân Hồng về nhà, một căn biệt thự khổng lồ ở Fountain Valley của con trai cụ. Đường tới nhà cụ đẹp tuyệt vời, có cổ thụ bên đường, có các băng cỏ viền các khu phố, có nắng và có gió rất mực bình yên.
Một lần, Vũ huy Quang chạy xe từ San Jose về Quận Cam, đưa cho tôi một tape ghi âm, bảo hãy nghe đi, vì đây là thần chú của Đức Phật. Anh nói, anh chứng kiến là khi để máy cassette giữa vườn cỏ, mở băng này ra, khi thần chú này hát lên, chim từ đâu bay tới trong vườn. Tôi nói, nhà tôi làm gì có vườn, mà thần chú thì phải trang nghiêm, tôi học từ nhỏ tới giờ, biết là linh nghiệm từ lâu rồi, đâu cần phải nghe máy. Anh nói, anh bảo đảm là tôi chưa từng nghe. Đúng vậy, thần chú này được hát rất hay. Về sau, khi có mạng YouTube, tôi dò ra rằng đó là bài Chú Đại Bi, bản tiếng Sanskrit do một nữ nhạc sĩ Mã Lai tên là Imee Ooi phổ nhạc và hát. Không chỉ bài này, nhiều bài khác do nữ Phật Tử này phổ nhạc cũng hay tuyệt vời, trong đó, tôi nghĩ, một tác phẩm bất tử sẽ là Ca Khúc Từ Bi (The Chant Of Metta) soạn ra từ bản Pali Kinh Metta Sutta. Nhưng dùng thần chú để triệu hồi cả đàn chim đáp xuống vườn cỏ, có lẽ chỉ riêng anh Vũ Huy Quang nghĩ ra.
Một lần, anh Vũ Huy Quang kể rằng, mẹ anh kể là trong khu nhà giành cho người già, có một bà cụ người Trung Quốc. Tới ngày Lễ Giáng Sinh, khi mọi người, nơi đó đa số là Mỹ da trắng, cùng hát bài Oh Mary, bà cụ người Hoa này hát bài Đông Phương Hồng, rồi bà hô khẩu hiệu “Hoan hô Mao Trạch Đông.” Bà cụ này hát và hô khẩu hiệu bằng tiếng Tàu. Rồi anh Quang cười vui kể gì. Tôi có dùng máy ảnh để quay video khi anh kể bà cụ người Hoa hô khẩu hiệu, dài hơn một phút, phóng lên YouTube.
Sau khi mẹ anh từ trần vài tháng, tôi lái xe lên Half Moon Bay thăm anh. Lúc đó, anh còn giữ căn chung cư 2 phòng do Sở Xã Hội California cấp cho mẹ anh, nơi anh sẽ phải trả lại, vì không còn tiêu chuẩn chăm sóc bà cụ nữa. Trong đêm đó, tôi ngồi trả lời anh và hướng dẫn anh về sử dụng máy tính, bảo vệ và gỡ các trở ngại email. Chỉ tới đâu, anh ghi xuống giấy tới đó. Vợ tôi chỉ lên vách tường, ngạc nhiên vì những mẩu giấy ghi chú về máy tính dán đầy tường. Anh nói, nơi anh ở gần Tòa Tổng Lãnh Sự VN, và có một cậu gì trên ấy nói rằng lúc nào bác Quang hỏng máy là cứ gọi cậu ấy tới sửa máy tính miễn phí. Tôi nói thôi, đừng, vì thời này có phần mềm keylogger, hễ cậu sứ quán gài vào máy xong, là từ xa ngàn dặm họ biết mình gõ những gì.
Để hiểu được Vũ Huy Quang mê sách như thế nào, hãy nghe anh giải thích trong bài “Sự Thê Thảm Của Cách Mạng Trung Quốc” trên blog nhà văn quá cố Nhật Tuấn hồi tháng 9/2012, trích:
“... Thỉnh thoảng tôi được vài người bạn từ phương xa đến thăm. Được hân hạnh gặp khách phương xa ghé đến, nhưng ai mà ít phương tiện, thì tôi cũng hân hạnh đến thăm họ. Người nào người nấy trên 70 cả rồi. Tâm sự hồi lâu với nhau, sau rồi những người ấy đều có chung câu hỏi,”Nếu không còn việc gì vui ngoài việc đọc sách, sao không chia xẻ với bàn dân thiên hạ những điều đọc được?” Dù tôi nêu bất cứ lý do gì để thoái thác, như “Đọc rồi viết bài điểm sách cũng không dễ. Đọc mà dịch ra thành sách, thì gặp nhiều khó khăn khác. Nào trích dẫn, ảnh minh họa, xin phép xuất bản, xin phép dịch thuật, kỹ thuật ấn loát… Có một mình, kém kỹ thuật, nên không làm gì.” Họ bảo, “Nếu cứ kể lại chuyện đọc sách… như bạn bè mỗi lần ngồi với nhau thế này cũng vui, thuật lại được tới đâu hay tới đó. Chả lẽ đọc xong rồi yên lặng? Sách ở đâu mà ra? Sách là do đời đem đến. Đọc rồi, sao không trả nợ đời, nợ người?” Tôi ngẫm nghĩ, thấy cũng có lý. (Phục nhất, là các cô làm ở Thư Viện tỉnh tôi ở, lần nào cũng niềm nở giúp đỡ cho tôi việc mượn sách). Cho nên tôi có bài viết không phải điểm, chẳng phải dịch này…” (ngưng trích) Có một số cuốn sách anh không tìm được ở thư viện công cộng, nhưng lại nằm trong nhóm sách tham khảo anh cần tìm, anh mới nhờ mua giùm trên Amazon. Như thế, anh dò ra những bí ẩn trong cách mạng Trung Quốc thời đầu thế kỷ 20. Đó là những cánh cửa tối ám, theo cách anh diễn tả, khi viết về Trần Độc Tú (1879 -1942), người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng bị Quốc tế Cộng sản đưa ra khỏi Trung Ương, và là người Vũ Huy Quang viết trong bài “Cánh Cửa Tối Ám”:
“… tôi nẩy ra ý dịch chút ít về Trần Độc Tú, một trong những người khổng lồ không chỉ của Trung quốc, mà cả nhân lọai. Trần Độc Tú (1879-1942), sinh quán An Huy, lãnh tụ đầu tiên của đảng Cộng sản Trung quốc 1921, cũng là lãnh tụ phong trào Tân Thanh niên 1915 và Cách mạng Văn Hóa 1917, sinh ra Ngũ Tứ Vận Động 1919 sau này. Hiếm ai bị vu khống, mạ lị, hiểu lầm, và bị nhiều bi kịch như ông - cũng như ít ai được ngưỡng mộ ngày càng nhiều như ông. Vết tích về họat động Trần chỉ có rất ít người thu thập được rồi viết ra, hoặc vài đồng chí cũ sống sót, hoặc học giả ngoại quốc khảo cứu, hoặc do người đời sau sưu khảo các tài liệu cũ mà thành, như Thomas C. Kuo. Sách ông này xuất bản 1975, được đánh giá cao.
Sau đây là những ghi nhận của Kuo về tư tưởng chính trị Trần Độc Tú lúc cuối đời, Chen Last Political view, dịch từ trang 238-248: “Chen Tu-Hsiu and the Chinese Communist Movement” - T.C.Kuo.”(ngưng trích)
Than ôi, viết như thế, chỉ có học giả mới đọc thôi.
Tương tự, Vũ Huy Quang nghiên cứu về bản di chúc Tôn Dật Tiên (1866 - 1925) đã viết trong bài “Di Chúc Tôn Dật Tiên” rằng:
“… Xem ra Quốc phụ Tôn Văn không hiểu Tây phương, không hiểu Trung quốc, lại cũng không hiểu nội bộ nhân sự của Đảng mình lẫn Quốc tế Cộng sản. Lịch sử trớ trêu hơn nữa, khi mà di chúc Tôn Văn, cả Lục địa, cả Đài Loan đều dấu nhẹm đi, không hề nhắc tới. Theo tác giả Lyon Sharman, đây là văn bản gây bối rối tột bậc cho giới lãnh đạo - cả Quốc lẫn Cộng. Cho nên hầu hết dân Trung quốc không hề biết di chúc Quốc phụ….”(ngưng trích)
Anh đọc sách tuyệt vời như thế. Không mấy ai bằng. Nhưng khi thơ mộng, Vũ Huy Quang cũng làm thơ tuyệt vời, như một bài thơ anh viết, và thi si Khế Iêm đăng trên Tạp Chí Thơ Tân Hình Thức, trích: LÀM THƠ CŨNG PHẢI CÓ DÂN CHỦ
Thế này thì chết. Thế
này thì tôi cũng đến
Không thể có một Vũ Huy Quang (1942-2017) thứ nhì trên đời này, dù là trong đời thường hay trong tiểu thuyết. Bởi vì, anh độc đáo một cách tự nhiên, cả trong giao tiếp lẫn chữ nghĩa. Khi ngồi nói chuyện với anh vài câu, bạn biết ngay không mấy ai có nhiều kiến thức sách vở như anh, nhưng cái nhìn luôn luôn mang theo nhiều chất vấn, nêu lại rất nhiều vấn đề không mấy người nhìn thấy. Khi đọc vài trang văn của Vũ Huy Quang, bạn biết ngay anh có một vị trí riêng trong văn học bất kể rằng anh viết không nhiều, nhưng lại rất đẹp về văn và rất khó tính với những gì có tính hệ thống.
Vũ Huy Quang khó tính với chữ nghĩa - cân nhắc, suy tính từng chữ một những gì anh viết. Anh cũng dễ nổi giận với những chữ anh nghĩ là không thích nghi, dù của anh hay của người khác. Cách anh soạn Bản Lên Tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho nhà văn Dương Thu Hương cho thấy chữ nghĩa anh khó tính. Lúc đó là khoảng một hay hai năm sau 1990, thời chưa có Internet, cũng chưa có điện thoại di động. Phương tiện truyền thông tối tân nhất là dùng máy fax. Anh lúc đó ở cùng với mẹ trong một căn nhà ở Garden Grove.
Anh điện thoại, bảo tôi tới nhà anh, cho đọc bản thảo Bản Lên Tiếng, phân tích từng chữ một và anh nói rằng anh viết hay rất mực, rồi bảo tôi đi tìm một số nhà văn ký tên chung. Tôi nói, tôi ký thì không có vấn đề gì, nhưng người khác thì khó, chỉ trừ Phạm Việt Cường và Khánh Trường thôi, chỉ cần đọc bản văn cho hai tên này nghe qua điện thoại là đủ. Thêm nữa chứ, còn cụ Nghiêm Xuân Hồng, tôi nói thêm, nhưng phải đưa bản giấy cho cụ đọc. Kể như thế để thấy rằng, anh quan sát tình hình trong nước kỹ hơn rất nhiều người khác, và nhìn rất xa; lúc đó, tôi chưa đọc cuốn tiểu thuyết nào của Dương Thu Hương, chỉ mới đọc các bản tin liên hệ.
Cuộc đời của anh nhiều sóng gió, trong đời thường, đời văn và cả về tình cảm. Anh là người nói khéo, nói dịu dàng, nói đúng giọng Bắc Kỳ 1954, biết cách nói tinh nghịch làm người đối thoại bật cười, nhưng đời thường lúc nào cũng bất trắc. Sau khi gia đình anh tan vỡ và hai con của anh đi theo mẹ, anh về ở với mẹ anh ở Garden Grove, và nhiều năm sau cũng theo mẹ về Bắc California. Viết văn hay, nói khéo, nên có nhiều hình bóng giai nhân trong đời anh. Tuy nhiên, đôi khi anh nổi giận, và những lúc đó, anh thường nói lớn tiếng, có khi gay gắt, dễ làm nhiều người mất lòng. Một lần, anh từ Bắc Cali về thăm Quận Cam, anh tới nhà tôi ngủ, kể cho vợ chồng tôi nghe rằng anh tốt bụng, muốn chỉ dẫn cho nam diễn viên Đơn Dương cách vào cao đẳng cộng đồng học để rồi sẽ thành công trong giới điện ảnh Mỹ, nhưng rồi anh nổi giận sao đó, lớn tiếng… Nổi nóng là không nên, tôi chỉ nói thế với anh.
Anh là người mê học, mê đọc. Anh học những gì anh thích, và anh tìm đọc những cuốn sách thuộc loại cấm kỵ. Khi còn ở Quận Cam, anh kể về tiệm sách Mỹ ở Laguna Beach có tên là Bookstore 540, nơi cũng là một tiệm cà phê. Tôi không nhớ chính xác tên tiệm này, vì đóng cửa lâu rồi. Anh giải thích về con số 540, rằng đó là nhan đề một cuốn sách khoa học viễn tưởng, nói về một thời sẽ tới, khi nhiệt độ nóng tới 540 độ (độ F, hình như, cũng có thể là 504 độ, hay 405 độ?), các trang giấy tự động bốc cháy, lúc đó nhân loại sẽ không còn sách nữa; tôi lại chưa đọc cuốn sách đó, vì mình quan tâm loại khác. Anh bảo là tôi phải chở anh lên tiệm này cho biết, đó là nơi anh gặp các cuốn sách cấm.
Thường thường, sách cấm ở Mỹ là khái niệm chỉ thấy ở các thư viện công cộng và trường học, nơi sách cần thích nghi cho công chúng mọi trình độ, hoặc riêng cho giới học trò. Nước Mỹ là tự do, sách cấm thường có nghĩa là sách bị cộng đồng kỳ thị, hoặc sách không bán được - nghĩa là, không mấy nhà xuất bản muốn in, và nếu in cũng không mấy tiệm sách muốn bày ra, vì sẽ chẳng mấy ai mua. Tiệm sách/ cà phê này nhìn ra biển; cà phê dĩ nhiên đắt nhưng chẳng ngon gì.
Về sau, anh Vũ Huy Quang về Bắc California, rồi cư ngụ theo mẹ. Và rồi anh nói rằng anh khám phá ra một tiệm sách San Francisco, nơi anh gặp một vài cuốn sách cấm, hoặc sách đã tuyệt bản. Tôi hỏi sách gì. Anh nói, đó là sách về Cộng sản Đệ tứ Quốc tế, về Trotsky và về Trần Độc Tú. Nghĩa là về người khai sáng chế độ Cộng sản ở Liên Xô, và người khai sáng ra Cộng sản Trung quốc - cả hai đều bị thanh trừng. Tôi nói, tôi không bận tâm về những chuyện đó, sao anh cứ đứng cuối thế kỷ mà mải nói chuyện đầu thế kỷ.
Trước đó, anh quan tâm về những người Đệ tứ Quốc tế ở Pháp. Anh liên lạc với cụ Hoàng Khoa Khôi, một người Đệ tứ, một phong trào đã bị ông Hồ, đại diện cho lập trường CS Đệ tam Quốc tế ở Việt Nam càn quét. Lúc đó, cũng có người đồn rằng nhà văn Đỗ Kh. là Đệ tứ, có lẽ vì Vũ Huy Quang sang Pháp là tìm gặp ngay nhà văn này. Chẳng biết đúng hay sai, nhưng thời này nhiều tin trật lắm. Thêm nữa, Đỗ Kh. rất là thơ mộng, chẳng mê làm chi mấy ông cụ chỉ còn sống với sách cổ.
Thực sự, tôi không bận tâm chuyện chính trị và lịch sử. Thời nó thế, thì chẳng bận tâm làm gì. Nhưng Vũ Huy Quang không phải là người của chính trị, bất kể anh bước giữa những lằn ranh và đã hứng cả những trận mưa đạn và mưa hoa từ hai phía. Những gì anh viết trong một thập niên cuối đời, không thích hợp với báo đời thường, nơi bài cần ngắn và cần đi sát cuộc đời, trong khi các bài nghiên cứu của anh rất phức tạp và dài. Có bao nhiêu người tại California chịu đọc các nghiên cứu về chuyện Mao Trạch Đông và Trần Độc Tú? Có ai muốn đọc chuyện di chúc của Tôn Dật Tiên? Hay chuyện Trotsky? Nhưng bài của anh được một số giới nghiên cứu tán thưởng, quan tâm, sau khi đăng ở một số mạng, trong đó có Talawas và blog của nhà văn Nhật Tuấn (em của nhà văn Nhật Tiến). Về sau, anh có tình thân với Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, anh gửi bài cho blog Boxitvn, nhưng tôi đoán, chẳng ai bận tâm chuyện đầu thế kỷ làm gì.
Có một thời, tôi thất nghiệp, và anh cũng thế. Lúc đó, cụ Nghiêm Xuân Hồng, nhà nghiên cứu Phật học tuyệt vời thơ mộng, mỗi tháng hễ lãnh tiền già, là điện thoại bảo anh Vũ Huy Quang chở cụ ra một tiệm ăn, rồi bảo nhớ gọi Phan Tấn Hải nữa nhé. Cụ già rồi, đâu có ăn gì, chỉ ngồi hỏi chuyện và nghe chuyện từ anh Quang và tôi. Những buổi như thế, anh Quang cười tươi hẳn ra, nói chuyện vui kể gì, chủ yếu chuyện trong đời thường hay làng văn. Tôi còn nhớ hình ảnh đôi khi chở cụ Nghiêm Xuân Hồng về nhà, một căn biệt thự khổng lồ ở Fountain Valley của con trai cụ. Đường tới nhà cụ đẹp tuyệt vời, có cổ thụ bên đường, có các băng cỏ viền các khu phố, có nắng và có gió rất mực bình yên.
Một lần, Vũ huy Quang chạy xe từ San Jose về Quận Cam, đưa cho tôi một tape ghi âm, bảo hãy nghe đi, vì đây là thần chú của Đức Phật. Anh nói, anh chứng kiến là khi để máy cassette giữa vườn cỏ, mở băng này ra, khi thần chú này hát lên, chim từ đâu bay tới trong vườn. Tôi nói, nhà tôi làm gì có vườn, mà thần chú thì phải trang nghiêm, tôi học từ nhỏ tới giờ, biết là linh nghiệm từ lâu rồi, đâu cần phải nghe máy. Anh nói, anh bảo đảm là tôi chưa từng nghe. Đúng vậy, thần chú này được hát rất hay. Về sau, khi có mạng YouTube, tôi dò ra rằng đó là bài Chú Đại Bi, bản tiếng Sanskrit do một nữ nhạc sĩ Mã Lai tên là Imee Ooi phổ nhạc và hát. Không chỉ bài này, nhiều bài khác do nữ Phật Tử này phổ nhạc cũng hay tuyệt vời, trong đó, tôi nghĩ, một tác phẩm bất tử sẽ là Ca Khúc Từ Bi (The Chant Of Metta) soạn ra từ bản Pali Kinh Metta Sutta. Nhưng dùng thần chú để triệu hồi cả đàn chim đáp xuống vườn cỏ, có lẽ chỉ riêng anh Vũ Huy Quang nghĩ ra.
Một lần, anh Vũ Huy Quang kể rằng, mẹ anh kể là trong khu nhà giành cho người già, có một bà cụ người Trung Quốc. Tới ngày Lễ Giáng Sinh, khi mọi người, nơi đó đa số là Mỹ da trắng, cùng hát bài Oh Mary, bà cụ người Hoa này hát bài Đông Phương Hồng, rồi bà hô khẩu hiệu “Hoan hô Mao Trạch Đông.” Bà cụ này hát và hô khẩu hiệu bằng tiếng Tàu. Rồi anh Quang cười vui kể gì. Tôi có dùng máy ảnh để quay video khi anh kể bà cụ người Hoa hô khẩu hiệu, dài hơn một phút, phóng lên YouTube.
Sau khi mẹ anh từ trần vài tháng, tôi lái xe lên Half Moon Bay thăm anh. Lúc đó, anh còn giữ căn chung cư 2 phòng do Sở Xã Hội California cấp cho mẹ anh, nơi anh sẽ phải trả lại, vì không còn tiêu chuẩn chăm sóc bà cụ nữa. Trong đêm đó, tôi ngồi trả lời anh và hướng dẫn anh về sử dụng máy tính, bảo vệ và gỡ các trở ngại email. Chỉ tới đâu, anh ghi xuống giấy tới đó. Vợ tôi chỉ lên vách tường, ngạc nhiên vì những mẩu giấy ghi chú về máy tính dán đầy tường. Anh nói, nơi anh ở gần Tòa Tổng Lãnh Sự VN, và có một cậu gì trên ấy nói rằng lúc nào bác Quang hỏng máy là cứ gọi cậu ấy tới sửa máy tính miễn phí. Tôi nói thôi, đừng, vì thời này có phần mềm keylogger, hễ cậu sứ quán gài vào máy xong, là từ xa ngàn dặm họ biết mình gõ những gì.
Để hiểu được Vũ Huy Quang mê sách như thế nào, hãy nghe anh giải thích trong bài “Sự Thê Thảm Của Cách Mạng Trung Quốc” trên blog nhà văn quá cố Nhật Tuấn hồi tháng 9/2012, trích:
“... Thỉnh thoảng tôi được vài người bạn từ phương xa đến thăm. Được hân hạnh gặp khách phương xa ghé đến, nhưng ai mà ít phương tiện, thì tôi cũng hân hạnh đến thăm họ. Người nào người nấy trên 70 cả rồi. Tâm sự hồi lâu với nhau, sau rồi những người ấy đều có chung câu hỏi,”Nếu không còn việc gì vui ngoài việc đọc sách, sao không chia xẻ với bàn dân thiên hạ những điều đọc được?” Dù tôi nêu bất cứ lý do gì để thoái thác, như “Đọc rồi viết bài điểm sách cũng không dễ. Đọc mà dịch ra thành sách, thì gặp nhiều khó khăn khác. Nào trích dẫn, ảnh minh họa, xin phép xuất bản, xin phép dịch thuật, kỹ thuật ấn loát… Có một mình, kém kỹ thuật, nên không làm gì.” Họ bảo, “Nếu cứ kể lại chuyện đọc sách… như bạn bè mỗi lần ngồi với nhau thế này cũng vui, thuật lại được tới đâu hay tới đó. Chả lẽ đọc xong rồi yên lặng? Sách ở đâu mà ra? Sách là do đời đem đến. Đọc rồi, sao không trả nợ đời, nợ người?” Tôi ngẫm nghĩ, thấy cũng có lý. (Phục nhất, là các cô làm ở Thư Viện tỉnh tôi ở, lần nào cũng niềm nở giúp đỡ cho tôi việc mượn sách). Cho nên tôi có bài viết không phải điểm, chẳng phải dịch này…” (ngưng trích) Có một số cuốn sách anh không tìm được ở thư viện công cộng, nhưng lại nằm trong nhóm sách tham khảo anh cần tìm, anh mới nhờ mua giùm trên Amazon. Như thế, anh dò ra những bí ẩn trong cách mạng Trung Quốc thời đầu thế kỷ 20. Đó là những cánh cửa tối ám, theo cách anh diễn tả, khi viết về Trần Độc Tú (1879 -1942), người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng bị Quốc tế Cộng sản đưa ra khỏi Trung Ương, và là người Vũ Huy Quang viết trong bài “Cánh Cửa Tối Ám”:
“… tôi nẩy ra ý dịch chút ít về Trần Độc Tú, một trong những người khổng lồ không chỉ của Trung quốc, mà cả nhân lọai. Trần Độc Tú (1879-1942), sinh quán An Huy, lãnh tụ đầu tiên của đảng Cộng sản Trung quốc 1921, cũng là lãnh tụ phong trào Tân Thanh niên 1915 và Cách mạng Văn Hóa 1917, sinh ra Ngũ Tứ Vận Động 1919 sau này. Hiếm ai bị vu khống, mạ lị, hiểu lầm, và bị nhiều bi kịch như ông - cũng như ít ai được ngưỡng mộ ngày càng nhiều như ông. Vết tích về họat động Trần chỉ có rất ít người thu thập được rồi viết ra, hoặc vài đồng chí cũ sống sót, hoặc học giả ngoại quốc khảo cứu, hoặc do người đời sau sưu khảo các tài liệu cũ mà thành, như Thomas C. Kuo. Sách ông này xuất bản 1975, được đánh giá cao.
Sau đây là những ghi nhận của Kuo về tư tưởng chính trị Trần Độc Tú lúc cuối đời, Chen Last Political view, dịch từ trang 238-248: “Chen Tu-Hsiu and the Chinese Communist Movement” - T.C.Kuo.”(ngưng trích)
Than ôi, viết như thế, chỉ có học giả mới đọc thôi.
Tương tự, Vũ Huy Quang nghiên cứu về bản di chúc Tôn Dật Tiên (1866 - 1925) đã viết trong bài “Di Chúc Tôn Dật Tiên” rằng:
“… Xem ra Quốc phụ Tôn Văn không hiểu Tây phương, không hiểu Trung quốc, lại cũng không hiểu nội bộ nhân sự của Đảng mình lẫn Quốc tế Cộng sản. Lịch sử trớ trêu hơn nữa, khi mà di chúc Tôn Văn, cả Lục địa, cả Đài Loan đều dấu nhẹm đi, không hề nhắc tới. Theo tác giả Lyon Sharman, đây là văn bản gây bối rối tột bậc cho giới lãnh đạo - cả Quốc lẫn Cộng. Cho nên hầu hết dân Trung quốc không hề biết di chúc Quốc phụ….”(ngưng trích)
Anh đọc sách tuyệt vời như thế. Không mấy ai bằng. Nhưng khi thơ mộng, Vũ Huy Quang cũng làm thơ tuyệt vời, như một bài thơ anh viết, và thi si Khế Iêm đăng trên Tạp Chí Thơ Tân Hình Thức, trích: LÀM THƠ CŨNG PHẢI CÓ DÂN CHỦ
Thế này thì chết. Thế
chết. Thơ, nghe nói là
có một bọn chuyên môn
là thơ dở. Kể ra
đọc thì cũng hiểu chứ
không
phải là không. Nhưng
mà đọc riết rồi cũng
nhập tâm. Thành ra tôi
lại cũng làm
thơ Tân
hình thức. Có điều vừa
làm thơ tôi lại vừa
tưới cây. Vừa làm thơ
vừa tưới
cây. Lại vừa
cười tủm tỉm. Vì làm
thơ cũng phải có dân
chủ.” (hết bài thơ,
ngưng trích)
Vũ Huy Quang tuyệt vời là thế. Nghĩ tới anh, là thấy những nụ cười.
Tuy là Vũ Huy Quang chơi thân với những người Đệ tứ Quốc tế, anh cũng có giao
tình với những người Đệ tam, hay từng có một thời có khuynh hướng Đệ tam. Do vậy,
tạp chí Diễn Đàn ở Pháp đã viết về anh rất trân trọng khi có tin anh từ trần,
trích:
“Vũ Huy Quang (1942-2017)
Nhà văn Vũ Huy Quang đã từ trần ngày 14.1.2017
tại Hoa Kỳ
Chúng tôi đau buồn thông báo với bạn đọc và bạn bè, nhà văn Vũ Huy
Quang đã từ trần ngày 14 tháng 1 năm 2017 tại Pacifica (bang California) sau một
thời gian chống trả bệnh ung thư, thọ 74 tuổi.
Vũ Huy Quang sinh
ngày 9.7.1942. Đại úy Quân lực Việt Nam Cộng hoà, ông bắt đầu sự nghiệp sáng
tác và biên dịch văn học tại Mỹ trong khi làm nhiều công việc lao động nặng nhọc.
Ông cộng tác với nhiều tờ báo, trong đó có Diễn Đàn.
Tác phẩm đã xuất bản: Nơi
trại trừng giới, Chín truyện ngắn, Mười truyện tân liêu trai... bản dịch: Đường
lên trời, Nhục Bồ Đoàn... Những năm gần đây, Vũ Huy Quang ít sáng tác. Thi thoảng,
anh viết những bài chính luận đầy nhiệt huyết trên lập trường trốt-kít. Vốn dị ứng
với phương tiện truyền thông hiện đại, "Thăng Long Văn Sĩ" ít giao dịch
với bạn bè ở xa, giới hạn tiếp xúc trong vòng bạn bè tại chỗ, bên ly rượu. Những
người có may mắn được gặp Vũ Huy Quang không bao giờ quên óc trào phúng, tự riễu
mình, tính khí độc đáo (thậm chí lập dị), nhiệt tâm và sự độc lập suy nghĩ của
anh. Càng mến văn phong Vũ Huy Quang, lại biết anh chịu đọc và tinh thông văn học
Anh ngữ, Pháp ngữ, bạn bè càng tiếc rằng tác phẩm đã hoàn thành quá ít và khiêm
tốn so với vốn sống và tiềm năng sáng tác của nhà văn. Có lẽ vì, đối với anh,
tình bạn cao hơn văn học. Và mãi mãi còn lại trong hồi ức của người ở lại, là
tình bạn của Vũ Huy Quang.”(ngưng trích)
Phụ nữ nghĩ gì về nhà văn Vũ Huy
Quang? Tôi không thể biết chính xác suy nghĩ của những phụ nữ từng có cảm tình
với anh. Và nếu biết, cũng không ghi ra giấy làm chi. Nơi đây, xin mời đọc Phan
Thị Trọng Tuyến, một nhà văn nữ thuộc thế hệ sau anh một thập niên, trong bài
“Nhớ Vũ Huy Quang, Thăng Long Văn Sĩ” trên ấn bản tháng 2/2017 của Tạp Chí Thơ
Tân Hình Thức nhìn về Vũ Huy Quang:
“... Chỉ mới vài
tháng trước đây thôi, ngồi quán, chúng tôi nghe anh kể chuyện. Về những người bạn.
Cũ và mới. Mỹ và Việt. Người anh thích nhiều và ít thích. Thích nhiều với giọng
ân cần, quý mến. Thích ít thì cũng kể về họ, phần lớn vì tôi nhắc họ, những người
tôi biết qua anh. Mỗi người một nét chấm phá qua một giai thoại, đôi chi tiết,
dăm ba câu đối thọai hay cãi cọ... mà anh với cách diễn tả hóm hỉnh, thông
minh, đôi mắt đen (trại) trừng (giới) đôn hậu, đôi môi bậm vừa ra dáng khinh khỉnh
vừa che răng khuyết (?), nụ cười má lúm đồng tiền, khiến các đương sự mang vẻ
“nhân gian“ rất mực người đời và có duyên như anh khiến tôi nghe mình rất gần họ
và cũng thích họ, như anh... Trong các bài bút ký hay tạp bút, truyện ngắn, giọng
văn, y như cách nói của anh, trôi chảy, di dỏm, nhẹ nhàng, lôi cuốn, sắc sảo...”(ngưng
trích)
Nhìn chung, Vũ Huy Quang viết truyện là hay tuyệt vời. Tuyển tập “Chín
Truyện Ngắn” của anh là thượng thừa, không dễ mấy ai quên. Hay như tuyển tập
các chuyện Tân Liêu Trai của anh, lãng mạn, thơ mộng…
Tôi vẫn tự hỏi, làm thế
nào, một người như anh, đọc sử, khám phá ra những “cánh cửa tối ám” chết chóc
trong lịch sử, lại có thể viết về những mối tình rất mực đằm thắm trong nhân
gian.
Trong truyện “Tiếng Hát Giết Người” viết theo thể Tân Liêu Trai, Vũ Huy
Quang kể về chàng trai tên Sinh, một hôm vào một sân khấu để nghe đàn hát, lần
đầu nghe một nữ ca sĩ trẻ có “giọng ca hồn nhiên ngây thơ, bài nào cũng gợi lại
thời thơ ấu của Sinh, lúc vui lúc buồn...” và rồi khi chàng bước ra về, tình cờ
gặp cô, được cô gỡ chiếc gù ở mũ tặng chàng, và chiếc gù này hễ chàng cầm tới
là toát ra mùi hương, người khác cầm thì không sao… Vũ Huy Quang viết: “… Từ nhỏ sống đời khô khan chưa được nghe giọng êm dịu như thế bao giờ.
Sinh cảm động lảo đảo theo giòng người ra cửa để ra về, thì tình cờ làm sao, chạm
mặt cô nàng, lúc ấy hát xong cũng ra về cùng lúc.
Sinh ngây ngất, vừa yêu vừa
giận, trợn mắt nhìn nàng. Mỹ nhân thấy lạ tủm tỉm cười rồi tháo chiếc gù ở mũ
mà tặng cho Sinh. Nàng nghĩ bụng: người đâu có người lạ đời, mắt thì như mắt giặc
mà miệng thì lầu bầu chả thốt được lời cảm ơn nào...
Sinh cầm cái gù về nhà, giở
sách thánh hiền ra đọc, tự cho hình sắc là giả dối, sắc đẹp chỉ lừa gạt người,
âm thanh là huyễn mộng nên tránh xa đi là hơn. Bèn treo cái gù nơi góc nhà, bạn
đến chơi hỏi han cũng chỉ ậm ừ qua chuyện. Một hôm bào huynh ở xa tới thăm em,
Sinh dọn lại nhà cửa để đón tiếp, nghĩ mình sống thanh bạch lâu nay, mân mê cái
gù muốn vứt bỏ (ý không muốn giữ đồ kỷ niệm của đàn bà con gái) thì lạ thay cái
gù nhỏ mềm mại bỗng như tỏa mùi hương thơm. Sinh ngạc nhiên lắm, để ý nghiệm rằng
người khác cầm vào thì không sao, cứ hễ mình sờ tới lại như có mùi hương kín
đáo tỏa ra quyện vào nơi tay vậy…” (ngưng trích)
Tuyệt vời thơ mộng… Cô ca sĩ
này chỉ là hư cấu, hay là có trong đời thực của nhà văn họ Vũ? Hay có phải, giọng
ca của cô đã hóa thân vào bài thần chú, mà anh đã tình cờ nhận thấy sức mạnh
triệu hồi chim trời về nơi sân cỏ trước nhà?
Chỉ có một điều biết được chắc thật
rằng: những trang giấy của Vũ Huy Quang sẽ ở lại với đời này, và sẽ “như có mùi
hương kín đáo tỏa ra quyện vào nơi tay” những độc giả cầm tới sách của anh.
NGHĨ VỀ NHÀ THƠ PHẠM CÔNG THIỆN
Làm thế nào để hình dung về Phạm Công Thiện (1941-2011)? Một lần tôi đã tự hỏi mình như thế. Và ngay lập tức trước mắt tôi hiện ra một cặp kính cận dày cộm và chòm tóc trắng phất phơ... Có lẽ, nếu vẽ vài nét trên giấy kiểu tốc hoạ thì thế như dường là đủ. Không, chưa đủ. Vậy thì nghe thêm giọng nói Nam bộ đặc biệt của anh. Hay là thêm khuôn mặt tròn, và đôi mắt thơ ngây...
Nhưng tận cùng, Phạm Công Thiện là một nhà thơ và là một thiền sư - và đó là những phẩm chất rất khó hình dung, vì mỗi nhà thơ và mỗi thiền sư đều có những độc đáo riêng. Và tôi tin rằng, khi nào thân xác anh rời khỏi thế giới đời thường này, rất nhiều người sẽ gọi Phạm Công Thiện là một vị Bồ tát, một danh hiệu tôn quý trong Phật giáo và là một hạnh nguyện để chỉ một người tái sinh từ kiếp này sang kiếp khác để giúp cho mọi người hiểu được thật nghĩa của vũ trụ. Trong những năm qua, rất nhiều tăng ni Phật tử đã gọi nhà thơ Bùi Giáng là một vị Bồ tát, và tôi tin là sau này, Phạm Công Thiện cũng sẽ được tôn vinh như thế, bất chấp những đời thường bất toàn mà chúng ta đôi khi gặp nơi anh.
Thực sự, tôi đã nhìn anh như một vị Bồ tát từ những ngày tôi mới lớn, và ngay khi lần đầu đọc cuốn Ý thức mới trong văn nghệ và triết học. Lúc đó, tôi đang học lớp đệ tứ, hay đệ tam ở Chu Văn An, Sài Gòn. Bây giờ gọi là lớp 9 hay lớp 10. Đâu đó, khoảng giữa thập niên 1960. Dù là đọc ngấu nghiến, nhưng một ngày không đủ, và đọc một tuần cũng không đủ. Vì có những dòng tôi phải đọc đi đọc lại, không hoàn toàn vì tính bí hiểm triết lý, mà chỉ vì tính thơ mộng dị thường trong ngòi bút của anh. “Đi cho hết những đêm hoang vu trên mặt đất...” Thế đấy, tôi đã đi như thế từ bốn thập niên trước trên các trang sách của anh.
Tôi đã ngồi ở sân Chùa Xá Lợi, dưới các tàng cây ngọc lan và bông sứ lần giở từng trang sách đó. Và rồi lại ngồi trong một quán cà phê cách trường Chu Văn An vài mươi bước, ngay lối vào ký túc xá Minh Mạng của các anh chị sinh viên lớn. Không phải chuyện ngồi đọc cho ra vẻ triết gia, mà thực sự vì có những đoạn văn trong cuốn Ý thức mới làm tôi run rẩy cả người. Từng trang một, giữa các dòng chữ của Phạm Công Thiện toát ra một hơi lạnh của vũ trụ vô cùng vô tận. Và tuy là văn xuôi, hầu hết, nhưng thi tính vẫn dày đặc kinh ngạc.
Lúc đó, tôi chưa từng gặp anh, nhưng lại có cảm giác Phạm Công Thiện phải là một cái gì có màu xanh, phải liên hệ tới màu xanh, thí dụ xanh da trời hay xanh lá cây. Không biết tại sao, nhưng trong trí óc tôi lúc đó, là một thiếu niên say mê đọc sách và cứ nghĩ tới triết gia Phạm Công Thiện là thấy hiện lên một màu xanh. Phải màu xanh mới lạnh chứ. Vì từng trang Ý thức mới đều mang theo hơi lạnh đó. Trong đó, có hơi lạnh Đà Lạt, có sương mù Paris, có ngồi thiền trên đồi vắng, có chất vấn về triết lý với cái búa của Nietzsche, với hiện sinh Camus, và vân vân, và vân vân. Đủ thứ mà bây giờ tôi không thể nhớ hết. Cứ mở trang sách ra, là hơi lạnh của vũ trụ vô cùng vô tận lại toát ra từ các dòng chữ của anh.
Bất kể lúc đó, tôi đang ngồi trong sân chùa Xá Lợi, hay vài tuần sau nữa tới la cà tại các quán cà phê trên đường Nguyễn Thiện Thuật, nơi đó có khi tôi ngồi ở quán cà phê Bình Minh và có khi bước sang kế cận ngồi ở quán Hoàng Hôn, và nơi đó cứ mỗi chiều trở về đêm là đèn đường hắt xuống màu vàng mờ nhạt làm tôi cứ ngỡ mình đang ngồi giữa Paris đọc sách.
Mới biết, văn chương mạnh như thế. Sau này, nhiều thập niên sau, khoảng đầu thập niên 1990, được cơ duyên gặp nhà thơ Phạm Công Thiện tại Quận Cam, California, tôi ngạc nhiên không hiểu vì sao thời mới lớn mình lại cứ hình dung anh ra một màu xanh. Nhớ lại mới ngạc nhiên. Đúng ra, nếu phải liên kết với màu sắc, nơi anh phải là một màu trắng. Tóc trắng một chòm, kính trắng dày cộm, đôi mắt cực kỳ ngây thơ, khuôn mặt bầu, lại thường mặc áo trắng hay màu sáng. Và toàn thân Phạm Công Thiện toát ra cả một màu trắng hồn nhiên, thơ ngây. Nhưng tới tuổi trung niên rồi, tôi không còn bận tâm chuyện màu sắc nữa, dù là người hay chữ, hay mực, hay giấy. Thêm nữa, khi đọc lại anh, tôi không còn nhiều rung động mạnh mẽ như thời mới lớn, dù là lòng tôn kính anh vẫn không mờ nhạt trong tôi.
Nếu phải giải thích, có lẽ cảm giác màu trắng sau này nhiều phần tôi có cũng từ một bài thơ của Phạm Công Thiện được nhạc sĩ Lê Uyên Phương phổ nhạc. Trong bài thơ, tôi nhớ có những câu dị thường như:
... Mười năm qua gió thổi đồi tây
Tôi long đong theo bóng chim gầy
Một sớm em về ru giấc ngủ
Bông trời bay trắng cả rừng cây...
Và nhớ nhất là mấy chữ:
... Tôi đứng trên đồi mây trổ bông...
Thực sự, gọi Phạm Công Thiện bằng “anh” là điều không phải lẽ đối với tôi, trên nguyên tắc. Vì tôi đã từng trực tiếp nghe nhiều vị danh tăng gọi Phạm Công Thiện bằng danh xưng “thầy” rất là tôn kính, trong những vị gọi như thế có những thượng toạ hiện là tác giả và dịch giả nhiều sách về Phật học. Dễ hiểu, Phạm Công Thiện đã từng dạy ở Đại học Vạn Hạnh, nơi đào tạo nhiều thế hệ tăng ni và trí thức Phật giáo.
Đứng về mặt đời thường, lý ra tôi cũng phải gọi anh là thầy. Vì thực tế, Phạm Công Thiện còn là thầy của vợ tôi - nàng kể lại rằng trong thập niên 1980 vẫn thường mỗi tuần sang Chùa Liên Hoa, trên đường Bixby, thị xã Garden Grove, Quận Cam, để nghe thầy Thiện giảng Kinh Kim Cang.
“Không hiểu gì cả, nhưng ông Phạm Công Thiện dạy hay hơn mấy thầy khác nhiều, kể cả mấy thầy ở Đại học Vạn Hạnh hồi xưa.” Đó là lời nàng kể, khi còn nhắc là năm 1974, nàng đã từng học miệt mài ở Đại học Vạn Hạnh...
Tại sao không hiểu gì hết, mà lại thấy hay? Tôi nghĩ, chỉ có Kinh Phật và thơ mới hay như thế thôi.
Như thế, đúng ra tôi phải gọi nhà thơ Phạm Công Thiện bằng thầy. Nhưng cơ duyên lại là, lòng anh Thiện rất mực thoải mái, không nghi lễ. Và tôi lại là bạn thân của các nhà thơ Lê Giang Trần, Phạm Việt Cường... những người thân tình và thường uống rượu với anh. Nói là uống rượu nghe có vẻ trần gian lắm, nhưng phải nhìn thấy Phạm Công Thiện mới thấy là hoàn toàn không có gì gọi là trần gian nữa. Tất cả thế gian quanh anh đều thoạt hiện ra như thơ, như văn, như nhạc, như hoạ... Và cả đôi khi tôi ghé nhà Lê Giang Trần ở trong một khu mobile home chật chội, u tối, tại Santa Ana và gặp anh Phạm Công Thiện đang ngồi trong nhà Trần với chai rượu trên bàn. Tất cả thế gian đều như mộng, như huyễn, như sương rơi, như điện chớp... Sự hiện diện của anh Phạm Công Thiện như dường để nhắc tới tính vô thường đó.
Khi tôi tới Quận Cam năm 1990, anh Phạm Công Thiện đã tạm ngưng các lớp Phật học ở Chùa Liên Hoa mấy năm rồi, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn cơ may gặp nhà thơ dị thường này. Và nếu sau này có ai muốn biết về các chuyện đời thường của Phạm Công Thiện, tôi nghĩ rằng nhà thơ Lê Giang Trần có thể kể lại trên cả ngàn trang sách, vì cứ hễ anh Thiện về Quận Cam thì chỉ nghe về ở nhà Lê Giang Trần, một nhà thơ cũng thơ mộng lạ lùng và dị thường. Còn thì, khi nghe tin anh đi Úc, khi nghe nói anh lên ngụ ở chùa Diệu Pháp ở Los Angeles, và khi thì nghe đủ thứ địa danh trên địa cầu. Nói thế, không có nghĩa Trần là bạn đời thường của anh Thiện. Thực sự, nhà thơ Lê Giang Trần nhìn nhà thơ Phạm Công Thiện như một vị Bồ tát. Một hoá thân, không thể khác hơn được, trong mắt của Trần.
Người ta không thể hình dung hết những tôn kính mà nhiều người dành cho Phạm Công Thiện. Bất kể là anh đã từng sống rất đời thường, hệt như bao nhiêu người khác giữa phố chợ trần gian. Bất kể là anh cũng viết báo lung tung, cũng một thời tranh luận từ trước 1975 tại Sài Gòn, và rồi lại viết báo tranh luận tại Los Angeles thời 1980 sau này. Và bất kể là anh uống rượu cũng tưng bừng, cũng mấy lần vợ con, cũng thích hút thuốc lá, cũng nhiều thứ rất trần gian... Nên thấy, trong những người tôn kính Phạm Công Thiện có nhiều vị sư, có nhiều nhà thơ, và tôi tin là không thể đếm hết.
Không phải những người đó tôn kính Phạm Công Thiện chỉ vì anh từng là giáo sư Đại học Vạn Hạnh (nơi này có cả trăm giáo sư chứ), hay vì anh làm thơ hay (trước và sau anh cũng có nhiều nhà thơ xuất sắc chứ), hay vì anh đã hùng biện để bảo vệ Phật giáo (đâu có mấy ai nhớ anh đã gây lộn với ai, và về đề tài gì), hay vì anh có thể vừa mới rời một quán nhậu nơi đường Westminster là bước vào ngôi chùa đường Bixby giảng Kinh Kim Cang mà vẫn dạy hay hơn tất cả các ông sư trên đời này (có thể, nhưng chi tiết này cần phải kiểm chứng, vì các vị giảng sư chưa chắc đã đồng ý là có ai giảng Kinh này hay hơn họ), hay vì anh mỗi lần vào thư viện Mỹ là mượn ra cùng một lúc 30 cuốn về đọc tốc độ còn mau hơn các thiếu niên Sài Gòn đọc truyện võ hiệp Kim Dung (tôi tin có người còn đọc nhanh hơn), và vân vân...
Có thể vì vai trò của Phạm Công Thiện trong sự phát triển Phật giáo cũng lớn lao? Thực ra, có nhiều vị đã đóng góp cho Phật giáo nhiều hơn anh nhiều. Thí dụ, như cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, HT Minh Châu, HT Trí Thủ, HT Thanh Từ, HT Nhất Hạnh, TT Tuệ Sỹ, GS Lê Mạnh Thát... Thực sự, Phạm Công Thiện không viết nhiều về Phật giáo.
Còn nói về các chức vụ chính thức thì Phạm Công Thiện cũng không hơn nhiều vị khác, dù anh từng là “nguyên Giáo sư Triết học Tây phương Viện Đại học Toulouse, Pháp quốc, nguyên Giáo sư Phật giáo Viện College of Buddhist Studies, Los Angeles, Hoa Kỳ, nguyên Giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa Viện Đại học Vạn Hạnh từ năm 1966-1968, nguyên khoa trưởng phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của Viện Đại học Vạn Hạnh từ năm 1968-1970, sáng lập viên và nguyên chủ trương biên tập tạp chí Tư tưởng của Viện Đại học Vạn Hạnh, 1966- 1970.” (Theo phần chú thích trong bài “Hai vị thiền sư,” Phạm Công Thiện viết tại California ngày 18.10.1988 về TT Tuệ Sỹ và TT Trí Siêu, vị sau này thường dùng tên là GS Lê Mạnh Thát. Báo Nguồn Sống số 16-17, 1989, San Jose, California).
Vậy mà, cũng như nhà thơ Lê Giang Trần nói trên, tôi tin Phạm Công Thiện phải là một kiểu hóa thân Bồ tát. Nếu Tây Tạng có các hóa thân Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Lạt Ma, Karmapa, Rinpoche, vân vân... thì Việt Nam mình ngay trong thời này cũng có các hoá thân Bồ tát như các nhà thơ Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện... Bạn không tin? Hãy hỏi các vị sư Sài Gòn ở thế hệ trung niên trở lên, như dường cũng có nhiều vị sư chia sẻ niềm tin như thế.
Còn nói theo kiểu bây giờ, thì Phạm Công Thiện đã xuất hiện trong Phật giáo một cách “rất là ấn tượng.” Chuyện Phạm Công Thiện trở thành nhà sư Thích Nguyên Tánh thì cũng có nhiều người biết, và vẫn được truyền tụng hoài. Nhưng nơi đây, để nghe tận nguồn, chúng ta hãy nghe nhà thơ Quách Tấn kể lại, trong “Hồi ký về thượng toạ Thích Trí Thủ”, khi giới thiệu anh Thiện với thượng toạ Trí Thủ (lúc giữ chức Giám viện Phật học Viện Hải Đức, nơi thi sĩ Quách Tấn dạy các tăng ni môn quốc văn), trích:
Khoảng đầu năm 1964, Phạm Công Thiện bị khủng hoảng tinh thần, ở Mỹ Tho ra Nha Trang an dưỡng. Lên chơi chùa Hải Đức, Thiện ước được sống trong cảnh u tịch trong ít lâu để lấy lại sức khỏe. Tôi liền đến xin thượng tọa, và tỏ thật rằng Thiện là một thiên tài và là người Cơ Đốc giáo, mọi người trong chùa tỏ ý không bằng lòng. Thượng toạ cười:
“Không hề gì, có bác Quách bảo đảm.”
Nhưng để “đề phòng”, thượng tọa cho dọn một căn phòng dưới xưởng làm hương để Thiện ở, trưa chiều lên chùa ăn cơm.
Được nơi ăn chốn ở vừa ý, Thiện bảo tôi:
“Để đền ơn ông, tôi xin hẹn trong sáu tháng sẽ đọc và hiểu được kinh chữ Hán.”
Tôi không dám tin, nhưng cũng không dám ngờ.
Ở Trại Thủy, cả ngày Thiện nằm đọc sách. Thỉnh thoảng tôi đến thăm Thiện và thượng toạ Trí Thủ. Một hôm thượng toạ bảo tôi: “Anh chàng có đạo tâm.”
Tôi cười thầm trong bụng: “Đạo Thiên Chúa hay đạo Phật.”
Ba tháng sau, tôi lên Hải Đức, không thấy Thiện nơi xưởng hương. Hỏi người làm hương trong xưởng cho biết rằng thượng toạ Trí Thủ đem anh lên ở nơi cốc của thượng toạ hơn một tháng rồi.
Làm thế nào để hình dung về Phạm Công Thiện (1941-2011)? Một lần tôi đã tự hỏi mình như thế. Và ngay lập tức trước mắt tôi hiện ra một cặp kính cận dày cộm và chòm tóc trắng phất phơ... Có lẽ, nếu vẽ vài nét trên giấy kiểu tốc hoạ thì thế như dường là đủ. Không, chưa đủ. Vậy thì nghe thêm giọng nói Nam bộ đặc biệt của anh. Hay là thêm khuôn mặt tròn, và đôi mắt thơ ngây...
Nhưng tận cùng, Phạm Công Thiện là một nhà thơ và là một thiền sư - và đó là những phẩm chất rất khó hình dung, vì mỗi nhà thơ và mỗi thiền sư đều có những độc đáo riêng. Và tôi tin rằng, khi nào thân xác anh rời khỏi thế giới đời thường này, rất nhiều người sẽ gọi Phạm Công Thiện là một vị Bồ tát, một danh hiệu tôn quý trong Phật giáo và là một hạnh nguyện để chỉ một người tái sinh từ kiếp này sang kiếp khác để giúp cho mọi người hiểu được thật nghĩa của vũ trụ. Trong những năm qua, rất nhiều tăng ni Phật tử đã gọi nhà thơ Bùi Giáng là một vị Bồ tát, và tôi tin là sau này, Phạm Công Thiện cũng sẽ được tôn vinh như thế, bất chấp những đời thường bất toàn mà chúng ta đôi khi gặp nơi anh.
Thực sự, tôi đã nhìn anh như một vị Bồ tát từ những ngày tôi mới lớn, và ngay khi lần đầu đọc cuốn Ý thức mới trong văn nghệ và triết học. Lúc đó, tôi đang học lớp đệ tứ, hay đệ tam ở Chu Văn An, Sài Gòn. Bây giờ gọi là lớp 9 hay lớp 10. Đâu đó, khoảng giữa thập niên 1960. Dù là đọc ngấu nghiến, nhưng một ngày không đủ, và đọc một tuần cũng không đủ. Vì có những dòng tôi phải đọc đi đọc lại, không hoàn toàn vì tính bí hiểm triết lý, mà chỉ vì tính thơ mộng dị thường trong ngòi bút của anh. “Đi cho hết những đêm hoang vu trên mặt đất...” Thế đấy, tôi đã đi như thế từ bốn thập niên trước trên các trang sách của anh.
Tôi đã ngồi ở sân Chùa Xá Lợi, dưới các tàng cây ngọc lan và bông sứ lần giở từng trang sách đó. Và rồi lại ngồi trong một quán cà phê cách trường Chu Văn An vài mươi bước, ngay lối vào ký túc xá Minh Mạng của các anh chị sinh viên lớn. Không phải chuyện ngồi đọc cho ra vẻ triết gia, mà thực sự vì có những đoạn văn trong cuốn Ý thức mới làm tôi run rẩy cả người. Từng trang một, giữa các dòng chữ của Phạm Công Thiện toát ra một hơi lạnh của vũ trụ vô cùng vô tận. Và tuy là văn xuôi, hầu hết, nhưng thi tính vẫn dày đặc kinh ngạc.
Lúc đó, tôi chưa từng gặp anh, nhưng lại có cảm giác Phạm Công Thiện phải là một cái gì có màu xanh, phải liên hệ tới màu xanh, thí dụ xanh da trời hay xanh lá cây. Không biết tại sao, nhưng trong trí óc tôi lúc đó, là một thiếu niên say mê đọc sách và cứ nghĩ tới triết gia Phạm Công Thiện là thấy hiện lên một màu xanh. Phải màu xanh mới lạnh chứ. Vì từng trang Ý thức mới đều mang theo hơi lạnh đó. Trong đó, có hơi lạnh Đà Lạt, có sương mù Paris, có ngồi thiền trên đồi vắng, có chất vấn về triết lý với cái búa của Nietzsche, với hiện sinh Camus, và vân vân, và vân vân. Đủ thứ mà bây giờ tôi không thể nhớ hết. Cứ mở trang sách ra, là hơi lạnh của vũ trụ vô cùng vô tận lại toát ra từ các dòng chữ của anh.
Bất kể lúc đó, tôi đang ngồi trong sân chùa Xá Lợi, hay vài tuần sau nữa tới la cà tại các quán cà phê trên đường Nguyễn Thiện Thuật, nơi đó có khi tôi ngồi ở quán cà phê Bình Minh và có khi bước sang kế cận ngồi ở quán Hoàng Hôn, và nơi đó cứ mỗi chiều trở về đêm là đèn đường hắt xuống màu vàng mờ nhạt làm tôi cứ ngỡ mình đang ngồi giữa Paris đọc sách.
Mới biết, văn chương mạnh như thế. Sau này, nhiều thập niên sau, khoảng đầu thập niên 1990, được cơ duyên gặp nhà thơ Phạm Công Thiện tại Quận Cam, California, tôi ngạc nhiên không hiểu vì sao thời mới lớn mình lại cứ hình dung anh ra một màu xanh. Nhớ lại mới ngạc nhiên. Đúng ra, nếu phải liên kết với màu sắc, nơi anh phải là một màu trắng. Tóc trắng một chòm, kính trắng dày cộm, đôi mắt cực kỳ ngây thơ, khuôn mặt bầu, lại thường mặc áo trắng hay màu sáng. Và toàn thân Phạm Công Thiện toát ra cả một màu trắng hồn nhiên, thơ ngây. Nhưng tới tuổi trung niên rồi, tôi không còn bận tâm chuyện màu sắc nữa, dù là người hay chữ, hay mực, hay giấy. Thêm nữa, khi đọc lại anh, tôi không còn nhiều rung động mạnh mẽ như thời mới lớn, dù là lòng tôn kính anh vẫn không mờ nhạt trong tôi.
Nếu phải giải thích, có lẽ cảm giác màu trắng sau này nhiều phần tôi có cũng từ một bài thơ của Phạm Công Thiện được nhạc sĩ Lê Uyên Phương phổ nhạc. Trong bài thơ, tôi nhớ có những câu dị thường như:
... Mười năm qua gió thổi đồi tây
Tôi long đong theo bóng chim gầy
Một sớm em về ru giấc ngủ
Bông trời bay trắng cả rừng cây...
Và nhớ nhất là mấy chữ:
... Tôi đứng trên đồi mây trổ bông...
Thực sự, gọi Phạm Công Thiện bằng “anh” là điều không phải lẽ đối với tôi, trên nguyên tắc. Vì tôi đã từng trực tiếp nghe nhiều vị danh tăng gọi Phạm Công Thiện bằng danh xưng “thầy” rất là tôn kính, trong những vị gọi như thế có những thượng toạ hiện là tác giả và dịch giả nhiều sách về Phật học. Dễ hiểu, Phạm Công Thiện đã từng dạy ở Đại học Vạn Hạnh, nơi đào tạo nhiều thế hệ tăng ni và trí thức Phật giáo.
Đứng về mặt đời thường, lý ra tôi cũng phải gọi anh là thầy. Vì thực tế, Phạm Công Thiện còn là thầy của vợ tôi - nàng kể lại rằng trong thập niên 1980 vẫn thường mỗi tuần sang Chùa Liên Hoa, trên đường Bixby, thị xã Garden Grove, Quận Cam, để nghe thầy Thiện giảng Kinh Kim Cang.
“Không hiểu gì cả, nhưng ông Phạm Công Thiện dạy hay hơn mấy thầy khác nhiều, kể cả mấy thầy ở Đại học Vạn Hạnh hồi xưa.” Đó là lời nàng kể, khi còn nhắc là năm 1974, nàng đã từng học miệt mài ở Đại học Vạn Hạnh...
Tại sao không hiểu gì hết, mà lại thấy hay? Tôi nghĩ, chỉ có Kinh Phật và thơ mới hay như thế thôi.
Như thế, đúng ra tôi phải gọi nhà thơ Phạm Công Thiện bằng thầy. Nhưng cơ duyên lại là, lòng anh Thiện rất mực thoải mái, không nghi lễ. Và tôi lại là bạn thân của các nhà thơ Lê Giang Trần, Phạm Việt Cường... những người thân tình và thường uống rượu với anh. Nói là uống rượu nghe có vẻ trần gian lắm, nhưng phải nhìn thấy Phạm Công Thiện mới thấy là hoàn toàn không có gì gọi là trần gian nữa. Tất cả thế gian quanh anh đều thoạt hiện ra như thơ, như văn, như nhạc, như hoạ... Và cả đôi khi tôi ghé nhà Lê Giang Trần ở trong một khu mobile home chật chội, u tối, tại Santa Ana và gặp anh Phạm Công Thiện đang ngồi trong nhà Trần với chai rượu trên bàn. Tất cả thế gian đều như mộng, như huyễn, như sương rơi, như điện chớp... Sự hiện diện của anh Phạm Công Thiện như dường để nhắc tới tính vô thường đó.
Khi tôi tới Quận Cam năm 1990, anh Phạm Công Thiện đã tạm ngưng các lớp Phật học ở Chùa Liên Hoa mấy năm rồi, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn cơ may gặp nhà thơ dị thường này. Và nếu sau này có ai muốn biết về các chuyện đời thường của Phạm Công Thiện, tôi nghĩ rằng nhà thơ Lê Giang Trần có thể kể lại trên cả ngàn trang sách, vì cứ hễ anh Thiện về Quận Cam thì chỉ nghe về ở nhà Lê Giang Trần, một nhà thơ cũng thơ mộng lạ lùng và dị thường. Còn thì, khi nghe tin anh đi Úc, khi nghe nói anh lên ngụ ở chùa Diệu Pháp ở Los Angeles, và khi thì nghe đủ thứ địa danh trên địa cầu. Nói thế, không có nghĩa Trần là bạn đời thường của anh Thiện. Thực sự, nhà thơ Lê Giang Trần nhìn nhà thơ Phạm Công Thiện như một vị Bồ tát. Một hoá thân, không thể khác hơn được, trong mắt của Trần.
Người ta không thể hình dung hết những tôn kính mà nhiều người dành cho Phạm Công Thiện. Bất kể là anh đã từng sống rất đời thường, hệt như bao nhiêu người khác giữa phố chợ trần gian. Bất kể là anh cũng viết báo lung tung, cũng một thời tranh luận từ trước 1975 tại Sài Gòn, và rồi lại viết báo tranh luận tại Los Angeles thời 1980 sau này. Và bất kể là anh uống rượu cũng tưng bừng, cũng mấy lần vợ con, cũng thích hút thuốc lá, cũng nhiều thứ rất trần gian... Nên thấy, trong những người tôn kính Phạm Công Thiện có nhiều vị sư, có nhiều nhà thơ, và tôi tin là không thể đếm hết.
Không phải những người đó tôn kính Phạm Công Thiện chỉ vì anh từng là giáo sư Đại học Vạn Hạnh (nơi này có cả trăm giáo sư chứ), hay vì anh làm thơ hay (trước và sau anh cũng có nhiều nhà thơ xuất sắc chứ), hay vì anh đã hùng biện để bảo vệ Phật giáo (đâu có mấy ai nhớ anh đã gây lộn với ai, và về đề tài gì), hay vì anh có thể vừa mới rời một quán nhậu nơi đường Westminster là bước vào ngôi chùa đường Bixby giảng Kinh Kim Cang mà vẫn dạy hay hơn tất cả các ông sư trên đời này (có thể, nhưng chi tiết này cần phải kiểm chứng, vì các vị giảng sư chưa chắc đã đồng ý là có ai giảng Kinh này hay hơn họ), hay vì anh mỗi lần vào thư viện Mỹ là mượn ra cùng một lúc 30 cuốn về đọc tốc độ còn mau hơn các thiếu niên Sài Gòn đọc truyện võ hiệp Kim Dung (tôi tin có người còn đọc nhanh hơn), và vân vân...
Có thể vì vai trò của Phạm Công Thiện trong sự phát triển Phật giáo cũng lớn lao? Thực ra, có nhiều vị đã đóng góp cho Phật giáo nhiều hơn anh nhiều. Thí dụ, như cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, HT Minh Châu, HT Trí Thủ, HT Thanh Từ, HT Nhất Hạnh, TT Tuệ Sỹ, GS Lê Mạnh Thát... Thực sự, Phạm Công Thiện không viết nhiều về Phật giáo.
Còn nói về các chức vụ chính thức thì Phạm Công Thiện cũng không hơn nhiều vị khác, dù anh từng là “nguyên Giáo sư Triết học Tây phương Viện Đại học Toulouse, Pháp quốc, nguyên Giáo sư Phật giáo Viện College of Buddhist Studies, Los Angeles, Hoa Kỳ, nguyên Giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa Viện Đại học Vạn Hạnh từ năm 1966-1968, nguyên khoa trưởng phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của Viện Đại học Vạn Hạnh từ năm 1968-1970, sáng lập viên và nguyên chủ trương biên tập tạp chí Tư tưởng của Viện Đại học Vạn Hạnh, 1966- 1970.” (Theo phần chú thích trong bài “Hai vị thiền sư,” Phạm Công Thiện viết tại California ngày 18.10.1988 về TT Tuệ Sỹ và TT Trí Siêu, vị sau này thường dùng tên là GS Lê Mạnh Thát. Báo Nguồn Sống số 16-17, 1989, San Jose, California).
Vậy mà, cũng như nhà thơ Lê Giang Trần nói trên, tôi tin Phạm Công Thiện phải là một kiểu hóa thân Bồ tát. Nếu Tây Tạng có các hóa thân Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Lạt Ma, Karmapa, Rinpoche, vân vân... thì Việt Nam mình ngay trong thời này cũng có các hoá thân Bồ tát như các nhà thơ Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện... Bạn không tin? Hãy hỏi các vị sư Sài Gòn ở thế hệ trung niên trở lên, như dường cũng có nhiều vị sư chia sẻ niềm tin như thế.
Còn nói theo kiểu bây giờ, thì Phạm Công Thiện đã xuất hiện trong Phật giáo một cách “rất là ấn tượng.” Chuyện Phạm Công Thiện trở thành nhà sư Thích Nguyên Tánh thì cũng có nhiều người biết, và vẫn được truyền tụng hoài. Nhưng nơi đây, để nghe tận nguồn, chúng ta hãy nghe nhà thơ Quách Tấn kể lại, trong “Hồi ký về thượng toạ Thích Trí Thủ”, khi giới thiệu anh Thiện với thượng toạ Trí Thủ (lúc giữ chức Giám viện Phật học Viện Hải Đức, nơi thi sĩ Quách Tấn dạy các tăng ni môn quốc văn), trích:
Khoảng đầu năm 1964, Phạm Công Thiện bị khủng hoảng tinh thần, ở Mỹ Tho ra Nha Trang an dưỡng. Lên chơi chùa Hải Đức, Thiện ước được sống trong cảnh u tịch trong ít lâu để lấy lại sức khỏe. Tôi liền đến xin thượng tọa, và tỏ thật rằng Thiện là một thiên tài và là người Cơ Đốc giáo, mọi người trong chùa tỏ ý không bằng lòng. Thượng toạ cười:
“Không hề gì, có bác Quách bảo đảm.”
Nhưng để “đề phòng”, thượng tọa cho dọn một căn phòng dưới xưởng làm hương để Thiện ở, trưa chiều lên chùa ăn cơm.
Được nơi ăn chốn ở vừa ý, Thiện bảo tôi:
“Để đền ơn ông, tôi xin hẹn trong sáu tháng sẽ đọc và hiểu được kinh chữ Hán.”
Tôi không dám tin, nhưng cũng không dám ngờ.
Ở Trại Thủy, cả ngày Thiện nằm đọc sách. Thỉnh thoảng tôi đến thăm Thiện và thượng toạ Trí Thủ. Một hôm thượng toạ bảo tôi: “Anh chàng có đạo tâm.”
Tôi cười thầm trong bụng: “Đạo Thiên Chúa hay đạo Phật.”
Ba tháng sau, tôi lên Hải Đức, không thấy Thiện nơi xưởng hương. Hỏi người làm hương trong xưởng cho biết rằng thượng toạ Trí Thủ đem anh lên ở nơi cốc của thượng toạ hơn một tháng rồi.
Tôi bèn leo dốc lên cốc: một nhà
sư trẻ đang ngồi xếp bằng ngay ngắn, mắt lim dim trên chiếc ghế dài nơi cốc.
Nhìn kỹ thì là Phạm Công Thiện! Rõ là một nhà sư 100 phần trăm. Thiện ngồi yên,
tôi lẳng lặng đi vào cốc. Thượng toạ Trí Thủ mừng rỡ, muốn gọi Thiện. Tôi “xin
đừng”. Sau mấy câu thường lệ, thượng toạ nói:
“Thiện quy y với tôi rồi, tôi đặt
cho pháp danh là Nguyên Tánh."
Tôi không tỏ ý tán thành cũng không tỏ ý phản
đối. Đối với Thiện quy y cũng thế mà không quy y vẫn thế.
Mấy tháng sau - tháng
9 năm 1964. Tôi lên Hải Đức một lần nữa. Cốc đóng - người trong chùa cho biết
thượng toạ cùng Thiện vào Sài Gòn, còn lâu mới về. Tôi cảm thấy bùi ngùi như nhớ
nhung, như thương tiếc.
Tôi ngẫu chiếm một tuyệt:
Lịu địu
Áo giũ ngày sương gió
Lên chùa thăm cố nhân
Non nghiêng thềm nắng xế
Lịu địu bóng nhàn vân.
Sau nghe
tin Thiện dạy học ở Đại học Vạn Hạnh, rồi đi Mỹ, đi Pháp. Còn thượng toạ Thích
Trí Thủ thì trụ trì chùa Già Lam, rồi được phong hoà thượng, thỉnh thoảng mới về
Nha Trang thăm chùa cũ và nghỉ ngơi. Thiện thì từ ngày từ giã Nha Trang, tôi
không còn gặp lại...”
Bây giờ Phạm Công Thiện không viết nhiều như ngày xưa nữa. Những cuốn sách gần đây đa số là viết về Phật A Di Đà và
Bồ tát Quan Thế Âm. Từ lâu, anh cũng không làm thơ nhiều nữa. Những tác phẩm thời
trẻ của anh, khoảng hơn hai mươi cuốn, còn được quần chúng nhớ đặc biệt là vài
cuốn, như: Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, Tổ sư Thiền tông (1964), Ý thức mới trong
văn nghệ và triết học (1965), Ngày sanh của rắn (1967)... Cuốn được nhớ tên nhất
tại hải ngoại của Phạm Công Thiện, có lẽ là cuốn Đi cho hết một đêm hoang vu
trên mặt đất (1988)...
Nhưng đêm hoang vu của anh vẫn chưa hết, cho nên vẫn thấy
anh đi liên tục. Để theo dõi bước đi một đoạn đời của anh, hãy trích một chút
sau đây từ cuốn Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng của Phạm Công Thiện,
xuất bản 1994 tại Los Angeles, từ Lời nói đầu:
“Quyển sách này được viết chậm
rãi thong dong từ trên 10 năm nay, từ năm 1983 tại Los Angeles và tại những
vùng phụ cận Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Từ năm 1970 cho đến 1983, tôi đã
sống ở Do Thái, rồi ở Đức quốc và ở lâu dài tại Pháp quốc; đến năm 1983, qua một
cơn chuyển động toàn diện của tâm thức viễn ly, tôi đã trở lại Hoa Kỳ, trở lại
thành phố Los Angeles sau một thời gian xa vắng gần 20 năm; từ năm 1983 cho đến
năm 1994, trên 11 năm nay, lại qua nhiều cơn chuyển động toàn diện liên tục của
tâm thức viễn ly, tôi vẫn tiếp tục sống ở thành phố Los Angeles; sau vài chuyến
lui về vùng đồi núi im lặng ở Úc châu, tôi vẫn trở lại thành phố Los Angeles
như trở về tập sống hồn nhiên tự tại với những cơn động đất thường xuyên của đời
mình...”
Bây giờ Phạm Công Thiện vẫn còn đi. Và đôi khi vẫn còn viết - như một
nghiệp tiền định của anh.
Nếu bạn nhớ rằng Phạm Công Thiện sinh
năm 1941 thì mới kinh ngạc, khi biết rằng anh in cuốn Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma
năm 1964, nghĩa là khi mới 23 tuổi. Nơi đây, chúng ta không nói chuyện cuốn
sách anh viết đã có giúp gì cho ai về mặt giác ngộ hay không (chuyện này, khó
có thước đo), nhưng chỉ nói về đề tài để khảo sát, suy nghĩ và viết xuống thì
đã là một điều hết sức dị thường. Tôi từng đọc rằng khi anh còn ở tuổi vị thành
niên, anh đã soạn một cuốn Tự điển Anh ngữ tinh âm, nhưng vì tôi chưa bao giờ đọc
cuốn này cho nên không dám bàn. Nhưng ở tuổi 23, mà anh viết sách Thiền tông
thì phải có một tâm hồn rất mực thơ mộng, một khát khao trí tuệ rất mực mãnh liệt,
dù là, đối với Thiền tông, đúng hay sai và mê hay ngộ cũng là chuyện rất mực
khó dò...
Nhưng vì sao một người đời thường lại được cả các tăng ni tôn kính?
Mà người đời thường này, anh Phạm Công Thiện, lại không hề biết cách kiếm tiền...
Tôi nghĩ, nhiều phần là trong các kiếp trước, Phạm Công Thiện đã từng là thầy,
từng là bậc tôn túc của các vị tăng ni kia, và của nhiều cư sĩ đời thường như
tôi...
Và tôi tin rằng, khi Thiền sư Thi sĩ Phạm Công Thiện từ trần, chắc chắn
sẽ có rất nhiều người gọi anh là Bồ tát, một danh hiệu rất mực tôn kính trong
nhà Phật, chỉ đứng sau danh hiệu Đức Phật. Tại sao như thế" Tôi không thể
trả lời chính xác. Nhưng nhà thơ Bùi Giáng đã được tôn xưng là Bồ tát, và tôi
tin, chắc chắn rằng Phạm Công Thiện cũng sẽ được tôn xưng như thế. Thêm nữa,
Kinh Pháp Hoa cũng viết rằng tất cả mọi người đều là Phật - và bây giờ nhiều
người trong chúng ta đã quen thuộc với cách Phật giáo Tây Tạng gọi ngài Đạt Lai
Lạt Ma là Bồ tát Quan Thế Âm, gọi ngài Ban Thiền Lạt Ma là Phật A Di Đà hoá
thân...
Để trả lời cho bớt vẻ thần bí hơn, có lẽ nên
nói rằng nhà thơ Phạm Công Thiện đã đánh thức được nơi rất nhiều người niềm say
đắm với cuộc đời. Bất kể là nhân loại thường trực đối diện với biết bao nhiêu
là hố thẳm và hoang vu, chính niềm say đắm này đã và đang dẫn chúng ta đi qua
biết bao nhiêu là ngọn đồi mây trắng...
LÊ GIANG TRẦN: TRẠM NGƯỜI QUÁ BƯỚC
Thơ của Lê Giang Trần là một trận gió "thơ mộng mãnh liệt" -- khi bạn mở trang sách ra, sẽ thấy những dòng chữ được nhà thơ ném lên trời, và rồi biến thành những trận gió lạnh buốt làm cho chàng run rẩy đối mặt với cuộc đời thơ mộng.
Lê Giang Trần, trong phần Kết, cũng đã tự trình bày về thi tập này: "Những bài thơ này chuyên chở đời sống của những người đã sống một cách “thơ mộng” mãnh liệt mà nhờ tình cờ hay tình thân tôi được biết. Chính cái chất thơ mộng hay mãnh liệt ấy gây xúc động cho tôi viết xuống một mảng đời. Nhất là cuộc sống đau đáu ấy lại là đời sống tị nạn lưu vong."(trang 153)
Thơ của Lê Giang Trần đa dạng, ngôn ngữ có nơi đùa cợt như khi gặp lại bằng hữu sau nhiều năm xa cách, có nơi bùi ngùi khi nhớ bạn đã bước qua cõi bên kia, có nơi tha thiết với mùi hương của tình nhân chợt nhớ lại...
Sống với những thơ mộng mãnh liệt, nghĩa là trực diện về tính cô đơn của cuộc đời, là thấy rõ những hư vỡ và bất toàn của đời, và cũng là nếm trải vô thường khi từng người tình biến mất - những ý nghĩa này lại nổi bật khi Lê Giang Trần đưa vào thơ thỉnh thoảng những dòng Kinh Phật.
Và ngay cả khi Lê Giang Trần phải chấp nhận tính vô thường của cuộc đời, trong thơ vẫn ẩn tàng những nét khó hiểu của đau đớn. Trong bài "Nhớ nhà rừng mai," Lê Giang Trần viết khi nhớ tới thi sĩ Phạm Công Thiện, chúng ta nhìn thấy những hình ảnh của thơ Thiền, như trăng sáng, rừng im, lạnh tỏa, rừng mai... và cả những bùi ngùi thương nhớ, trích:
... rằm tháng giêng mất ngủ
trăng sáng trắng trên đầu
rừng im sương lạnh tỏa
lòng cạn như hồ sâu...
lại lui về thị tứ
xuân nhớ nhà rừng mai
thương bạn bè quá cố
buồn bâng quơ tương lai... (tr. 23)
Trong chương "Vào Thơ," Lê Giang Trần nóí về duyên khởi của thi tập:
"... Khi chạm đến cái giới hạn của trí tuệ mới nhìn ra cái mông mênh của tri thức, như lời đức Phật dạy về hiểu biết bằng thí dụ nắm lá trong tay. Cho nên, dù tạm gọi là nghiệp dĩ thơ, sẽ có lúc thi nhân dừng lại vì năng lực chỉ đến đấy.
Người nào luôn là kẻ lên đường sống từng giây phút mới lạ sinh động bất ngờ, người đó mới có thể có được sự mới mẻ đầy ân sủng, yêu đời tươi thắm trong tư tưởng.
Những bài thơ trong tuyển tập Trạm Người Quá Bước này là một số may mắn còn lưu giữ từ năm 1992 được gom lại và xuất hiện trong một ấn bản in năm 2013, do nhiều thân hữu góp tặng ấn phí và tuần báo Sống nhận phát hành. Từ nay đời sống của những bài thơ này tùy thuộc vào độc giả, ngoài tầm tay của tác giả.
Mai kia mốt nọ nếu tôi có vài bài thơ thất thểu lang thang, mong được xem như là vết chân của người quá bước ngang qua vườn thơ.” (Trang 8)
Có phải thi sĩ Lê Giang Trần đã "bước ngang qua vườn thơ" như vừa nói? Hay cõi này thực ra chỉ là một cõi đầy đau đớn của người lưu vong?
Đau đớn đó được ghi lại trong bài "Câu hỏi không trả lời," hình ảnh quê hương không mấy gì vui, trích:
... Hãy đọc thơ văn những người cầm bút
người cầm bút như những kẻ chưa hoàn hồn
không có độc ác nào ác độc hơn
giam cầm tâm trí trong hồi niệm và ảo tưởng
quê hương có thể trở về thăm thú
là một quê hương xa cách nghìn trùng. (tr. 16)
Hay là như khi thương cảm cho người phụ nữ Việt Nam và thế hệ trẻ:
... Hãy nghe tâm sự thiếu phụ phục hồi nhan sắc
làm sao có thể con gái họ về sống
nơi thân phận nữ nhân là nô lệ hay món đồ
và đối với tuổi trẻ Việt ngoài thế giới
Việt Nam như căn nhà xưa còn lại của ông bà. (tr. 17)
Do vậy, nhà thơ đã đau đớn ra đi. Lê Giang Trần viết trong bài "Tháng tư", trích:
... Tháng tư ơi ngồi xuống
để Việt Nam quỳ lạy tháng tư
rồi chia tay vĩnh viễn. (tr. 19)
Nhưng tuyệt vời thơ mộng là khi Lê Giang Trần tìm cách ướp xuống trang giấy những hương lay ngào ngạt, để rồi cảm nhận trên môi hôn là những mưa nồng và mùi hương cổ tích, qua bài "Mùa sương sớm" gửi tặng nàng, trích:
... Tôi ở chỗ đầy hương lay ngào ngạt
xứ mùa sương đẫm ướt chồi non
có lần em ôm tôi như trẻ nít
mùi hương cổ tích nhớ còn mê.
có sông chảy trong vòng tay ôm siết
có mưa nồng trên những nụ môi hôn
mầm thơ xanh rêu sắp sớm nở
dậy mình như con gái đêm trăng.
mưa thơ ướt tràn trên giấy trắng
lòng rỗng không như trời rộng chim bay
tiếng chim hót rộn hàng cây trơ nhánh
như thời gian rớt vỡ rộn ràng. (tr. 27)
Ngay cả khi Lê Giang Trần chất vấn những ý nghĩa uyên áo của cuộc đời, cái nhìn thơ mộng vẫn lưu chuyển trong thơ anh. Như trong bài "Chuyện ngoài cửa thất," sau khi nhà thơ quỳ lạy và hỏi Đức Phật, rồi chỉ nhận được câu trả lời là "kinh mất tích, tướng tuyệt ngôn"... chàng mới quay sang hỏi cô tình nhân bé nhỏ, trích:
... Dòng sông cuồng chảy rân trong mắt
sóng vỗ chập chùng lệ kim cương.
Ta hỏi, chuông ngừng, kinh mất tích
vấn lạy Như Lai, tướng tuyệt ngôn...
... Hỏi em, ta hỏi lời nhỏ nhẹ
yêu đương cho lịch lãm vô thường.
Nếu em thật sự là ánh sáng
sao đứng ngoài xa ngõ bóng đêm?
Tôi hỏi, như em huyền diệu sáng
còn tôi đêm quá. tìm không ra. (tr. 31-32)
Cuối bài, Lê Giang Trần ghi chú rằng: "Phần đời tôi cũng thấy giống, nên gởi đến một phần đời Du Tử Lê." Hóa ra, phải chăng, chỉ vì Đức Phật "vô ngôn," nên các nhà thơ mới tìm tới những nàng thơ trong đời để được nghe líu lo không ngừng?
Nhưng vẫn có một thế giới bao trùm trong tâm thức Lê Giang Trần, một khúc nhạc đệm không ngừng trôi chảy trong tâm thức nhà thơ Bạc Liêu này: hình ảnh quê hương.
Lê Giang Trần đã về thăm Việt Nam nhiều lần, thăm thân nhân dòng họ, thăm bạn, và những hình ảnh quê nhà lại dội vào thơ anh.
Xin mời đọc bài "Trạm người quá bước," trích:
Ừ. Thì đi về Việt Nam
Lên Đơn Dương thăm người bạn rẫy
Xuống Cà Mau thi rượu bác chèo đò.
Kể cho người rừng, tôi thương em điếm nhỏ
Đôi mắt bán thân nâu thẳm sóng vô thần
Cánh lưng cong lên, vòng môi mím chặt
Ngọn vú non hồng se buốt ngực vô tâm
Những dày vò không phải trả thù trên thân thể
Những con sói cuồng hoang về phá nát đồng thơm.
Kể cho người sông nghe, em ăn mày giữa chợ
Hai bắp chân khô xanh rợn những đường gân
Thớt thịt chợ lồng, khóm cỏ công viên, hốc cùng bến cảng
Là nhà đêm trằn trọc ngắm trăng sao
Tuổi ấu thơ như những đồng tiền rách nát
Đổi được gì đâu, ngoài một nắm hàn vi. (tr. 45)
Bạn có thể đọc lại lần nữa, và đọc thêm lần nữa. Để thấy rằng thơ của Lê Giang Trần đau đớn như thế. Với hình ảnh em điếm nhỏ, với em ăn mày giữa chợ...
Trong thi tập, Lê Giang Trần cũng giới thiệu về "Phan Thanh Thúy, nhà tôi."
Ngay sau trang đăng hình phu nhân, Lê Giang Trần khởi đầu chương "Kể chuyện tình" với bốn câu thơ mang đầy những cảm nhận về tính mong manh vô thường của đời:
Mỹ nhân bất quá như chén rượu.
Thi phú coi như khói phù du
Nghiệp duyên đôi khắc như quỳnh nở
Lại say tình chẳng biết hổ ngươi! (tr. 65)
Mỹ nhân như chén rượu? Chỗ này xin không đồng ý, và hy vọng các nhà nữ quyền lên tiếng chỗ này.
Trong tập thơ "Trạm Người Quá Bước," Lê Giang Trần cũng có những bài thơ tặng hay tưởng nhớ bạn hữu, trong đó có Lê Uyên Phương, Nguyễn Tất Nhiên, Mai Thảo, Phạm Công Thiện, Cao Xuân Huy, và nhiều nữa.
Thi tập cũng có một số ca khúc, do Việt Dzũng, Lê Uyên Phương phổ thơ Lê Giang Trần.
Trong phần "Kết," Lê Giang Trần đã có lời tự bạch như sau:
"Hai mươi năm thơ ấy, có bài như giọng điệu một kẻ trưởng thành, có bài vẫn như lời lẽ đứa trẻ ngu ngơ. Là tác giả, xem lại mấy bài như trẻ con vớ vẩn ấy, vậy mà trong lòng có phần vui cái lãng mạn ngây ngô của nó.
Bài thơ nào cũng hình thành từ một sự thật. Có cái gì ẩn trong đời thật ấy reo rắc, réo rắc, réo gọi... để thành hình nên thơ. Bài thơ ra đời xong, sau đó tùy thuộc vào độc giả. Còn thì lưu danh, ngược lại, không khác lý vô thường.
Xin cảm tạ những tấm lòng chia sẻ cùng tập thơ này.
Trang trọng."
Để nói ngắn gọn về tập thơ của Lê Giang Trần, chúng ta có thể mượn bốn chữ trong bài để nói, rằng thơ của anh thực sự là những dòng chữ “thơ mộng mãnh liệt.” Và để viết như thế, lòng anh tất là như thế, cũng cảm nhận đau đáu nỗi vô thường trên thịt da.
Không phải là tuyệt vời sao, không phải chỉ là đọc, mà chúng ta còn có thể tới bá vai, rót rượu, cụng ly với mảng đời “thơ mộng mãnh liệt” như thế.
Thơ của Lê Giang Trần là một trận gió "thơ mộng mãnh liệt" -- khi bạn mở trang sách ra, sẽ thấy những dòng chữ được nhà thơ ném lên trời, và rồi biến thành những trận gió lạnh buốt làm cho chàng run rẩy đối mặt với cuộc đời thơ mộng.
Lê Giang Trần, trong phần Kết, cũng đã tự trình bày về thi tập này: "Những bài thơ này chuyên chở đời sống của những người đã sống một cách “thơ mộng” mãnh liệt mà nhờ tình cờ hay tình thân tôi được biết. Chính cái chất thơ mộng hay mãnh liệt ấy gây xúc động cho tôi viết xuống một mảng đời. Nhất là cuộc sống đau đáu ấy lại là đời sống tị nạn lưu vong."(trang 153)
Thơ của Lê Giang Trần đa dạng, ngôn ngữ có nơi đùa cợt như khi gặp lại bằng hữu sau nhiều năm xa cách, có nơi bùi ngùi khi nhớ bạn đã bước qua cõi bên kia, có nơi tha thiết với mùi hương của tình nhân chợt nhớ lại...
Sống với những thơ mộng mãnh liệt, nghĩa là trực diện về tính cô đơn của cuộc đời, là thấy rõ những hư vỡ và bất toàn của đời, và cũng là nếm trải vô thường khi từng người tình biến mất - những ý nghĩa này lại nổi bật khi Lê Giang Trần đưa vào thơ thỉnh thoảng những dòng Kinh Phật.
Và ngay cả khi Lê Giang Trần phải chấp nhận tính vô thường của cuộc đời, trong thơ vẫn ẩn tàng những nét khó hiểu của đau đớn. Trong bài "Nhớ nhà rừng mai," Lê Giang Trần viết khi nhớ tới thi sĩ Phạm Công Thiện, chúng ta nhìn thấy những hình ảnh của thơ Thiền, như trăng sáng, rừng im, lạnh tỏa, rừng mai... và cả những bùi ngùi thương nhớ, trích:
... rằm tháng giêng mất ngủ
trăng sáng trắng trên đầu
rừng im sương lạnh tỏa
lòng cạn như hồ sâu...
lại lui về thị tứ
xuân nhớ nhà rừng mai
thương bạn bè quá cố
buồn bâng quơ tương lai... (tr. 23)
Trong chương "Vào Thơ," Lê Giang Trần nóí về duyên khởi của thi tập:
"... Khi chạm đến cái giới hạn của trí tuệ mới nhìn ra cái mông mênh của tri thức, như lời đức Phật dạy về hiểu biết bằng thí dụ nắm lá trong tay. Cho nên, dù tạm gọi là nghiệp dĩ thơ, sẽ có lúc thi nhân dừng lại vì năng lực chỉ đến đấy.
Người nào luôn là kẻ lên đường sống từng giây phút mới lạ sinh động bất ngờ, người đó mới có thể có được sự mới mẻ đầy ân sủng, yêu đời tươi thắm trong tư tưởng.
Những bài thơ trong tuyển tập Trạm Người Quá Bước này là một số may mắn còn lưu giữ từ năm 1992 được gom lại và xuất hiện trong một ấn bản in năm 2013, do nhiều thân hữu góp tặng ấn phí và tuần báo Sống nhận phát hành. Từ nay đời sống của những bài thơ này tùy thuộc vào độc giả, ngoài tầm tay của tác giả.
Mai kia mốt nọ nếu tôi có vài bài thơ thất thểu lang thang, mong được xem như là vết chân của người quá bước ngang qua vườn thơ.” (Trang 8)
Có phải thi sĩ Lê Giang Trần đã "bước ngang qua vườn thơ" như vừa nói? Hay cõi này thực ra chỉ là một cõi đầy đau đớn của người lưu vong?
Đau đớn đó được ghi lại trong bài "Câu hỏi không trả lời," hình ảnh quê hương không mấy gì vui, trích:
... Hãy đọc thơ văn những người cầm bút
người cầm bút như những kẻ chưa hoàn hồn
không có độc ác nào ác độc hơn
giam cầm tâm trí trong hồi niệm và ảo tưởng
quê hương có thể trở về thăm thú
là một quê hương xa cách nghìn trùng. (tr. 16)
Hay là như khi thương cảm cho người phụ nữ Việt Nam và thế hệ trẻ:
... Hãy nghe tâm sự thiếu phụ phục hồi nhan sắc
làm sao có thể con gái họ về sống
nơi thân phận nữ nhân là nô lệ hay món đồ
và đối với tuổi trẻ Việt ngoài thế giới
Việt Nam như căn nhà xưa còn lại của ông bà. (tr. 17)
Do vậy, nhà thơ đã đau đớn ra đi. Lê Giang Trần viết trong bài "Tháng tư", trích:
... Tháng tư ơi ngồi xuống
để Việt Nam quỳ lạy tháng tư
rồi chia tay vĩnh viễn. (tr. 19)
Nhưng tuyệt vời thơ mộng là khi Lê Giang Trần tìm cách ướp xuống trang giấy những hương lay ngào ngạt, để rồi cảm nhận trên môi hôn là những mưa nồng và mùi hương cổ tích, qua bài "Mùa sương sớm" gửi tặng nàng, trích:
... Tôi ở chỗ đầy hương lay ngào ngạt
xứ mùa sương đẫm ướt chồi non
có lần em ôm tôi như trẻ nít
mùi hương cổ tích nhớ còn mê.
có sông chảy trong vòng tay ôm siết
có mưa nồng trên những nụ môi hôn
mầm thơ xanh rêu sắp sớm nở
dậy mình như con gái đêm trăng.
mưa thơ ướt tràn trên giấy trắng
lòng rỗng không như trời rộng chim bay
tiếng chim hót rộn hàng cây trơ nhánh
như thời gian rớt vỡ rộn ràng. (tr. 27)
Ngay cả khi Lê Giang Trần chất vấn những ý nghĩa uyên áo của cuộc đời, cái nhìn thơ mộng vẫn lưu chuyển trong thơ anh. Như trong bài "Chuyện ngoài cửa thất," sau khi nhà thơ quỳ lạy và hỏi Đức Phật, rồi chỉ nhận được câu trả lời là "kinh mất tích, tướng tuyệt ngôn"... chàng mới quay sang hỏi cô tình nhân bé nhỏ, trích:
... Dòng sông cuồng chảy rân trong mắt
sóng vỗ chập chùng lệ kim cương.
Ta hỏi, chuông ngừng, kinh mất tích
vấn lạy Như Lai, tướng tuyệt ngôn...
... Hỏi em, ta hỏi lời nhỏ nhẹ
yêu đương cho lịch lãm vô thường.
Nếu em thật sự là ánh sáng
sao đứng ngoài xa ngõ bóng đêm?
Tôi hỏi, như em huyền diệu sáng
còn tôi đêm quá. tìm không ra. (tr. 31-32)
Cuối bài, Lê Giang Trần ghi chú rằng: "Phần đời tôi cũng thấy giống, nên gởi đến một phần đời Du Tử Lê." Hóa ra, phải chăng, chỉ vì Đức Phật "vô ngôn," nên các nhà thơ mới tìm tới những nàng thơ trong đời để được nghe líu lo không ngừng?
Nhưng vẫn có một thế giới bao trùm trong tâm thức Lê Giang Trần, một khúc nhạc đệm không ngừng trôi chảy trong tâm thức nhà thơ Bạc Liêu này: hình ảnh quê hương.
Lê Giang Trần đã về thăm Việt Nam nhiều lần, thăm thân nhân dòng họ, thăm bạn, và những hình ảnh quê nhà lại dội vào thơ anh.
Xin mời đọc bài "Trạm người quá bước," trích:
Ừ. Thì đi về Việt Nam
Lên Đơn Dương thăm người bạn rẫy
Xuống Cà Mau thi rượu bác chèo đò.
Kể cho người rừng, tôi thương em điếm nhỏ
Đôi mắt bán thân nâu thẳm sóng vô thần
Cánh lưng cong lên, vòng môi mím chặt
Ngọn vú non hồng se buốt ngực vô tâm
Những dày vò không phải trả thù trên thân thể
Những con sói cuồng hoang về phá nát đồng thơm.
Kể cho người sông nghe, em ăn mày giữa chợ
Hai bắp chân khô xanh rợn những đường gân
Thớt thịt chợ lồng, khóm cỏ công viên, hốc cùng bến cảng
Là nhà đêm trằn trọc ngắm trăng sao
Tuổi ấu thơ như những đồng tiền rách nát
Đổi được gì đâu, ngoài một nắm hàn vi. (tr. 45)
Bạn có thể đọc lại lần nữa, và đọc thêm lần nữa. Để thấy rằng thơ của Lê Giang Trần đau đớn như thế. Với hình ảnh em điếm nhỏ, với em ăn mày giữa chợ...
Trong thi tập, Lê Giang Trần cũng giới thiệu về "Phan Thanh Thúy, nhà tôi."
Ngay sau trang đăng hình phu nhân, Lê Giang Trần khởi đầu chương "Kể chuyện tình" với bốn câu thơ mang đầy những cảm nhận về tính mong manh vô thường của đời:
Mỹ nhân bất quá như chén rượu.
Thi phú coi như khói phù du
Nghiệp duyên đôi khắc như quỳnh nở
Lại say tình chẳng biết hổ ngươi! (tr. 65)
Mỹ nhân như chén rượu? Chỗ này xin không đồng ý, và hy vọng các nhà nữ quyền lên tiếng chỗ này.
Trong tập thơ "Trạm Người Quá Bước," Lê Giang Trần cũng có những bài thơ tặng hay tưởng nhớ bạn hữu, trong đó có Lê Uyên Phương, Nguyễn Tất Nhiên, Mai Thảo, Phạm Công Thiện, Cao Xuân Huy, và nhiều nữa.
Thi tập cũng có một số ca khúc, do Việt Dzũng, Lê Uyên Phương phổ thơ Lê Giang Trần.
Trong phần "Kết," Lê Giang Trần đã có lời tự bạch như sau:
"Hai mươi năm thơ ấy, có bài như giọng điệu một kẻ trưởng thành, có bài vẫn như lời lẽ đứa trẻ ngu ngơ. Là tác giả, xem lại mấy bài như trẻ con vớ vẩn ấy, vậy mà trong lòng có phần vui cái lãng mạn ngây ngô của nó.
Bài thơ nào cũng hình thành từ một sự thật. Có cái gì ẩn trong đời thật ấy reo rắc, réo rắc, réo gọi... để thành hình nên thơ. Bài thơ ra đời xong, sau đó tùy thuộc vào độc giả. Còn thì lưu danh, ngược lại, không khác lý vô thường.
Xin cảm tạ những tấm lòng chia sẻ cùng tập thơ này.
Trang trọng."
Để nói ngắn gọn về tập thơ của Lê Giang Trần, chúng ta có thể mượn bốn chữ trong bài để nói, rằng thơ của anh thực sự là những dòng chữ “thơ mộng mãnh liệt.” Và để viết như thế, lòng anh tất là như thế, cũng cảm nhận đau đáu nỗi vô thường trên thịt da.
Không phải là tuyệt vời sao, không phải chỉ là đọc, mà chúng ta còn có thể tới bá vai, rót rượu, cụng ly với mảng đời “thơ mộng mãnh liệt” như thế.
HUỆ TRÂN: TUYỂN TẬP ‘SEN BÁT NHÃ’
Sen Bát Nhã là một tuyển tập văn chương, nhưng cũng là lời kêu gọi hòa bình khẩn cấp hướng về Việt Nam.
Nhà văn Huệ Trân tuần qua vừa phát hành tuyển tập Sen Bát Nhã, gồm 20 bài tùy bút, trong đó đa phần là viết về pháp nạn tại Bát Nhã, Lâm Đồng. Sách in trang nhã, dày 148 trang, nhiều hình ảnh.
Một nhân vật độc đáo trong lịch sử và văn học Phật Giáo là Vua A Xá Thế, được mô tả trong bài tùy bút “Nỗi Khiếp Sợ của Vua A Xà Thế,” nơi trang 17, đã mô tả về A Xà Thế, người giết vua cha để trở thành một nhà vua đầy quyền lực, làm nhiều hành vi độc ác khác, khởi tâm sám hối và cuối cùng chỉ nhờ tới Đức Phật mới an tâm tu học, trở thành hộ pháp.
Bài viết gợi thêm một hình ảnh để so sánh, trích:
“... Thế là, vua truyền trang bị một đoàn hộ tống hùng hậu, theo sư hướng dẫn của y sĩ Jivaka, tiến tới tu viện, nơi Đức Phật đang cùng 1250 Tỳ kheo hội tụ về tu tập.
Tới trước cổng, Jivaka khuyên nhà vua nên để đoàn tùy tùng đợi bên ngoài để khỏi gây sự huyên náo chốn thiền môn.
Nhà vua theo chân Jivaka, tiến sâu vào khuôn viên. Bốn phía vắng lặng như tờ, không cả tiếng chim hót, tiếng lá rơi! Sự tĩnh lặng quá đỗi khiến nhà vua chột dạ “Hay Jivaka đánh lừa, đưa ta tới đây để thủ tiêu ta, cho đáng bao tội ác đã phạm", chứ hơn một ngàn người đang tu tập thì không thể nào vắng lặng đến thế này!” Nhưng ý tưởng đó vừa khởi, cũng là lúc y sĩ Jivaka chỉ tay về phía giảng đường:
- Tới rồi, thưa bệ hạ.
Chính giữa giảng đường, trên một bệ cao, Đức Thế Tôn ngồi uy nghiêm như dáng sư tử chúa, và xung quanh, 1250 vị tỳ kheo tọa thiền vững chãi, an nhiên như những pho tượng đá.
Im lặng!
Hoàn toàn im lặng mà hùng tráng vô song!
Năng lượng dõng mãnh toát ra từ thiền định trí tuệ, như sắc xanh tuyệt hảo của lằn gươm Bát Nhã, phút chốc vây phủ, mờ ảo mà mạnh mẽ, dịu dàng mà trang nghiêm khiến vị vua trẻ rúng động toàn thân, râu tóc dựng đứng trong nỗi khiếp sợ tột cùng! Nhà vua mất hẳn mọi ý niệm về thời gian, không gian cho đến khi nghe Đức Thế Tôn cất tiếng:
- Hãy vào đây!
Sau lần gặp gỡ đó, sự thành khẩn ăn năn của vua A Xà Thế đã được Đức Phật chứng minh và độ cho nhà vua thoát khỏi tâm bệnh, chuyển hóa từ kẻ cực kỳ gian ác thành một nhà hộ pháp hết lòng tài trợ, vun bồi việc xiển dương hoằng pháp, không chỉ trong vương quốc của mình, mà bất cứ đâu, nơi có dấu chân Tăng đoàn bước tới.
Chuyện xưa như thế, có đọc và hiểu cũng chỉ là cảm nhận trên giấy mực. Ngờ đâu, chuyện nay đang hiển hiện qua những con người bằng xương bằng thịt.
Với kỹ thuật tin học hiện đại, thảm trạng tước đoạt tự do tôn giáo, đàn áp người tu hành bằng những hành động dã man thời tiền sử đang diễn ra tại tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng, đã và đang phổ biến khắp nơi. Những sự kiện đáng xấu hổ đó không phải chỉ vu vơ mà có những hình ảnh xác thực từng giờ, từng ngày, cập nhật trên các mạng lưới; từ cảnh nhà sư vác rựa rượt chém Phật tử và tăng ni sinh, cảnh nổi lửa đốt am cốc khi các sư cô đang tọa thiền, tới cảnh vật dụng, mền gối, kinh sách bị quăng ra sân…Chưa hết, sau ba ngày, bếp bị phá, điện bị cắt, phái đoàn Phật tử và Thầy, Cô từ Sài Gòn, Lâm Đồng, thuê sáu xe buýt mang thực phẩm tới Bát Nhã chỉ với hảo ý tiếp tế lương thực cho gần bốn trăm tăng ni sinh trẻ đói khát đã ba ngày, thì bị nhóm người bạo động ngăn chặn và tấn công ngay ngoài cổng! Một vị Thượng Tọa trong phái đoàn bị thương trầm trọng, đang được cấp cứu tại bệnh viện Lâm Đồng!...” (hết trích)
Nhà nước bao giờ sẽ sám hối? Chúng ta không biết diễn tiến ra sao, nhưng đó là ẩn ý và là ước mơ của nhà văn Huệ Trân khi hoàn thành tập truyện “Sen Bát Nhã.”
Không chỉ nói chuyện quê nhà, tuyển tập còn nói chuyện quê người, qua chuyện quê người cũng đ ể suy ngẫm chuyện quê mình, trong đó những hình ảnh về cuộc chiến của người Tây Tạng lưu vong được mô tả trong bài “Bước Chân Lịch Sử” ở cuối tập, trích:
“... Đường xe lửa nối liền Hoa Lục và Tây Tạng đang ồ ạt đưa người Hán vượt biên hợp pháp, đem theo hành trang ngũ trược cồng kềnh với rắp tâm bôi xóa giá trị đạo đức căn bản của một xứ sở bốn mùa trầm lắng tiếng chuông ngân.
Nền văn hóa Tây Tạng luôn nằm trong những dự án thẳng tay tiêu diệt của Trung Quốc vì kẻ xâm lược biết, văn hóa mất là dân tộc tính mất theo. Dân tộc tính không còn thì còn chi dân tộc!
Làm thân phận nhược tiểu luôn bị kẻ lớn hiếp đáp thì điều tiên quyết phải giữ, là nền văn hóa đặc thù. Tự ngàn xưa, Quan Phục hầu Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô Đại Cáo:
“… Như nước Việt ta từ trước
Vốn xưng văn hiến đã lâu
Sơn hà cương vực đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác…”
Rồi những thời bị đô hộ nhục nhằn, Bắc phương cũng không ngừng bắt dân ta cạo răng trắng, bện tóc đuôi sam, đội nón vải tròn, khiến đại đế Quang Trung Nguyễn Huệ từng phải thét vang:
“Đánh cho răng đen, đánh cho dài tóc, đánh cho chích luân bất phản, đánh cho phiến giáp bất hoàn, đánh cho Nam Quốc sơn hà tri hữu chủ” Trung Cộng xâm chiếm và đàn áp Tây Tạng trước mắt thế giới!
Thế giới vẫn còn lương tâm nhưng sao không ngăn chặn, không lên tiếng bênh vực"...” (hết trích)
Tuy nhiên, tuyển tập không chỉ nói về chuyện thời sự quê mình, quê người. Tập “Sen Bát Nhã” còn mang nhiều suy nghĩ về văn học, như trong bài viết nhan đề “Thi Sỹ - Và Tâm Cảnh Thăng Hoa,” nơi trang 127 kể về nhà thơ Vũ Hoàng Chương, trích:
“... Vũ Hoàng Chương là một thi sỹ lớn, từ thập niên ba mươi. Tất nhiên, lớn không phải chỉ do số lượng thi phẩm xuất bản mà còn lớn ở phẩm chất văn chương, nét sáng tạo xuất thần, phong phú đã khai sinh được linh hồn cho từng dòng chữ, từng câu thơ.
Bút mực thế gian đã tốn nhiều giấy mực với thi sỹ họ Vũ này.
Ở đây, chỉ xin khiêm tốn pha một bình trà, mời bạn cùng mạn đàm đôi nét về thơ Vũ Hoàng Chương, ở những ngã rẽ tình cờ, trên một khía cạnh khác. Khía cạnh của "Tâm cảnh thăng hoa".
Bạn cũng biết đó, thời đi học, không cuốn Lưu Bút Ngày Xanh nào truyền tay nhau mà không có dăm câu thơ VHC. Những bài thơ tình nồng nàn say đắm, nếu chép nguyên bài, có thể không thích hợp lắm với tuổi học trò, nhưng "nhặt" ra những câu thơ mộng thì nhiều vô số kể, đám học trò trung học tha hồ chọn lựa mà lưu bút cho nhau, tùy theo tình cảm của chủ nhân cuốn lưu bút và người được mời viết.
Ấy thế mà, thú thật, suốt tuổi học trò, tôi chưa từng trích câu thơ nào của VHC vào những cuốn tập mầu xanh, mầu tím ấy. Không biết tại sao! Có lẽ vì tôi cù lần quá, đọc những bài thơ tình nổi tiếng đó, tôi chưa hiểu, hay chưa cảm được, nên tâm trạng cứ " Rằng hay thì thật là hay. Vừa toan chép xuống, lại, loay hoay thế nào!", dựa theo lời thi hào Nguyễn Du khi tả tiếng đàn của Thúy Kiều "Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!"
Nhưng đến nay, lấp ló trước cánh cửa "thất thập cổ lai hy", ngẫm đời mình, ngẫm đời người, chợt thoảng nghe tiếng nấc của thi sĩ trong niềm cô đơn cùng cực...” (hết trích)
Một tuyển tập đầy sức mạnh của thơ, của mộng, của đời thực quê mình, quê mình... Đó là tác phẩm “Sen Bát Nhã.
Sen Bát Nhã là một tuyển tập văn chương, nhưng cũng là lời kêu gọi hòa bình khẩn cấp hướng về Việt Nam.
Nhà văn Huệ Trân tuần qua vừa phát hành tuyển tập Sen Bát Nhã, gồm 20 bài tùy bút, trong đó đa phần là viết về pháp nạn tại Bát Nhã, Lâm Đồng. Sách in trang nhã, dày 148 trang, nhiều hình ảnh.
Một nhân vật độc đáo trong lịch sử và văn học Phật Giáo là Vua A Xá Thế, được mô tả trong bài tùy bút “Nỗi Khiếp Sợ của Vua A Xà Thế,” nơi trang 17, đã mô tả về A Xà Thế, người giết vua cha để trở thành một nhà vua đầy quyền lực, làm nhiều hành vi độc ác khác, khởi tâm sám hối và cuối cùng chỉ nhờ tới Đức Phật mới an tâm tu học, trở thành hộ pháp.
Bài viết gợi thêm một hình ảnh để so sánh, trích:
“... Thế là, vua truyền trang bị một đoàn hộ tống hùng hậu, theo sư hướng dẫn của y sĩ Jivaka, tiến tới tu viện, nơi Đức Phật đang cùng 1250 Tỳ kheo hội tụ về tu tập.
Tới trước cổng, Jivaka khuyên nhà vua nên để đoàn tùy tùng đợi bên ngoài để khỏi gây sự huyên náo chốn thiền môn.
Nhà vua theo chân Jivaka, tiến sâu vào khuôn viên. Bốn phía vắng lặng như tờ, không cả tiếng chim hót, tiếng lá rơi! Sự tĩnh lặng quá đỗi khiến nhà vua chột dạ “Hay Jivaka đánh lừa, đưa ta tới đây để thủ tiêu ta, cho đáng bao tội ác đã phạm", chứ hơn một ngàn người đang tu tập thì không thể nào vắng lặng đến thế này!” Nhưng ý tưởng đó vừa khởi, cũng là lúc y sĩ Jivaka chỉ tay về phía giảng đường:
- Tới rồi, thưa bệ hạ.
Chính giữa giảng đường, trên một bệ cao, Đức Thế Tôn ngồi uy nghiêm như dáng sư tử chúa, và xung quanh, 1250 vị tỳ kheo tọa thiền vững chãi, an nhiên như những pho tượng đá.
Im lặng!
Hoàn toàn im lặng mà hùng tráng vô song!
Năng lượng dõng mãnh toát ra từ thiền định trí tuệ, như sắc xanh tuyệt hảo của lằn gươm Bát Nhã, phút chốc vây phủ, mờ ảo mà mạnh mẽ, dịu dàng mà trang nghiêm khiến vị vua trẻ rúng động toàn thân, râu tóc dựng đứng trong nỗi khiếp sợ tột cùng! Nhà vua mất hẳn mọi ý niệm về thời gian, không gian cho đến khi nghe Đức Thế Tôn cất tiếng:
- Hãy vào đây!
Sau lần gặp gỡ đó, sự thành khẩn ăn năn của vua A Xà Thế đã được Đức Phật chứng minh và độ cho nhà vua thoát khỏi tâm bệnh, chuyển hóa từ kẻ cực kỳ gian ác thành một nhà hộ pháp hết lòng tài trợ, vun bồi việc xiển dương hoằng pháp, không chỉ trong vương quốc của mình, mà bất cứ đâu, nơi có dấu chân Tăng đoàn bước tới.
Chuyện xưa như thế, có đọc và hiểu cũng chỉ là cảm nhận trên giấy mực. Ngờ đâu, chuyện nay đang hiển hiện qua những con người bằng xương bằng thịt.
Với kỹ thuật tin học hiện đại, thảm trạng tước đoạt tự do tôn giáo, đàn áp người tu hành bằng những hành động dã man thời tiền sử đang diễn ra tại tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng, đã và đang phổ biến khắp nơi. Những sự kiện đáng xấu hổ đó không phải chỉ vu vơ mà có những hình ảnh xác thực từng giờ, từng ngày, cập nhật trên các mạng lưới; từ cảnh nhà sư vác rựa rượt chém Phật tử và tăng ni sinh, cảnh nổi lửa đốt am cốc khi các sư cô đang tọa thiền, tới cảnh vật dụng, mền gối, kinh sách bị quăng ra sân…Chưa hết, sau ba ngày, bếp bị phá, điện bị cắt, phái đoàn Phật tử và Thầy, Cô từ Sài Gòn, Lâm Đồng, thuê sáu xe buýt mang thực phẩm tới Bát Nhã chỉ với hảo ý tiếp tế lương thực cho gần bốn trăm tăng ni sinh trẻ đói khát đã ba ngày, thì bị nhóm người bạo động ngăn chặn và tấn công ngay ngoài cổng! Một vị Thượng Tọa trong phái đoàn bị thương trầm trọng, đang được cấp cứu tại bệnh viện Lâm Đồng!...” (hết trích)
Nhà nước bao giờ sẽ sám hối? Chúng ta không biết diễn tiến ra sao, nhưng đó là ẩn ý và là ước mơ của nhà văn Huệ Trân khi hoàn thành tập truyện “Sen Bát Nhã.”
Không chỉ nói chuyện quê nhà, tuyển tập còn nói chuyện quê người, qua chuyện quê người cũng đ ể suy ngẫm chuyện quê mình, trong đó những hình ảnh về cuộc chiến của người Tây Tạng lưu vong được mô tả trong bài “Bước Chân Lịch Sử” ở cuối tập, trích:
“... Đường xe lửa nối liền Hoa Lục và Tây Tạng đang ồ ạt đưa người Hán vượt biên hợp pháp, đem theo hành trang ngũ trược cồng kềnh với rắp tâm bôi xóa giá trị đạo đức căn bản của một xứ sở bốn mùa trầm lắng tiếng chuông ngân.
Nền văn hóa Tây Tạng luôn nằm trong những dự án thẳng tay tiêu diệt của Trung Quốc vì kẻ xâm lược biết, văn hóa mất là dân tộc tính mất theo. Dân tộc tính không còn thì còn chi dân tộc!
Làm thân phận nhược tiểu luôn bị kẻ lớn hiếp đáp thì điều tiên quyết phải giữ, là nền văn hóa đặc thù. Tự ngàn xưa, Quan Phục hầu Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô Đại Cáo:
“… Như nước Việt ta từ trước
Vốn xưng văn hiến đã lâu
Sơn hà cương vực đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác…”
Rồi những thời bị đô hộ nhục nhằn, Bắc phương cũng không ngừng bắt dân ta cạo răng trắng, bện tóc đuôi sam, đội nón vải tròn, khiến đại đế Quang Trung Nguyễn Huệ từng phải thét vang:
“Đánh cho răng đen, đánh cho dài tóc, đánh cho chích luân bất phản, đánh cho phiến giáp bất hoàn, đánh cho Nam Quốc sơn hà tri hữu chủ” Trung Cộng xâm chiếm và đàn áp Tây Tạng trước mắt thế giới!
Thế giới vẫn còn lương tâm nhưng sao không ngăn chặn, không lên tiếng bênh vực"...” (hết trích)
Tuy nhiên, tuyển tập không chỉ nói về chuyện thời sự quê mình, quê người. Tập “Sen Bát Nhã” còn mang nhiều suy nghĩ về văn học, như trong bài viết nhan đề “Thi Sỹ - Và Tâm Cảnh Thăng Hoa,” nơi trang 127 kể về nhà thơ Vũ Hoàng Chương, trích:
“... Vũ Hoàng Chương là một thi sỹ lớn, từ thập niên ba mươi. Tất nhiên, lớn không phải chỉ do số lượng thi phẩm xuất bản mà còn lớn ở phẩm chất văn chương, nét sáng tạo xuất thần, phong phú đã khai sinh được linh hồn cho từng dòng chữ, từng câu thơ.
Bút mực thế gian đã tốn nhiều giấy mực với thi sỹ họ Vũ này.
Ở đây, chỉ xin khiêm tốn pha một bình trà, mời bạn cùng mạn đàm đôi nét về thơ Vũ Hoàng Chương, ở những ngã rẽ tình cờ, trên một khía cạnh khác. Khía cạnh của "Tâm cảnh thăng hoa".
Bạn cũng biết đó, thời đi học, không cuốn Lưu Bút Ngày Xanh nào truyền tay nhau mà không có dăm câu thơ VHC. Những bài thơ tình nồng nàn say đắm, nếu chép nguyên bài, có thể không thích hợp lắm với tuổi học trò, nhưng "nhặt" ra những câu thơ mộng thì nhiều vô số kể, đám học trò trung học tha hồ chọn lựa mà lưu bút cho nhau, tùy theo tình cảm của chủ nhân cuốn lưu bút và người được mời viết.
Ấy thế mà, thú thật, suốt tuổi học trò, tôi chưa từng trích câu thơ nào của VHC vào những cuốn tập mầu xanh, mầu tím ấy. Không biết tại sao! Có lẽ vì tôi cù lần quá, đọc những bài thơ tình nổi tiếng đó, tôi chưa hiểu, hay chưa cảm được, nên tâm trạng cứ " Rằng hay thì thật là hay. Vừa toan chép xuống, lại, loay hoay thế nào!", dựa theo lời thi hào Nguyễn Du khi tả tiếng đàn của Thúy Kiều "Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!"
Nhưng đến nay, lấp ló trước cánh cửa "thất thập cổ lai hy", ngẫm đời mình, ngẫm đời người, chợt thoảng nghe tiếng nấc của thi sĩ trong niềm cô đơn cùng cực...” (hết trích)
Một tuyển tập đầy sức mạnh của thơ, của mộng, của đời thực quê mình, quê mình... Đó là tác phẩm “Sen Bát Nhã.
LỮ QUỲNH VỚI NHỮNG CON CHỮ LANG THANG KHÔNG NGÀY THÁNG
Hình dung thế nào về tác giả Lữ Quỳnh? Như một nhà thơ, hay như một nhà văn, hay như một người chiêm ngắm cuộc đời? Nhìn từ bất cứ hướng nào, có lẽ cũng không đủ chữ để nói về Lữ Quỳnh, một tài năng văn học rất mực đa dạng.
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác nhìn về Lữ Quỳnh: “Ôi, thời đó chúng tôi lãng mạn biết chừng nào, ngây thơ biết chừng nào…”
Nhà thơ Du Tử Lê nói về họ Lữ: “… đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi vẫn còn nghe thoảng hương thơm của lòng nhân hậu.” Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ nhận ra nơi Lữ Quỳnh là: “Nhà thơ, như một hành giả đang lặng lẽ Nhìn, lặng lẽ Thấy và lặng lẽ Nghe.”
Nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh nhìn thấy nơi Lữ Quỳnh như một: “… thi sĩ đi trong thời gian của mình những bước thao thức của giấc mơ, người thơ Lữ Quỳnh.”
Tuyển tập mới ấn hành của Lữ Quỳnh có nhan đề “Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng” đã cho thấy tác giả hiện ra đa dạng hơn, phức tạp hơn, rất mực tài năng và đúng như các tác giả trên nhận xét về họ Lữ: lãng mạn và ngây thơ, trên các trang văn thoảng hương thơm của lòng nhân hậu, nhà thơ hành giả lặng lẽ nhìn và nghe, và đi trong những bước thao thức của giấc mơ…
Tuyển tập gồm nhiều phần: thơ, thơ chuyển ngữ, truyện ngắn, truyện vừa, ký, tạp văn, bài của bằng hữu.
Trong các bài thơ của Lữ Quỳnh, bài Áng Mây Vàng nơi trang 9, nói về mẹ chắc chắn sẽ làm xúc động tất cả độc giả:
giọt nước đựng trời mây
tàn hương bay lấp lánh
lắt lay bóng mẹ về
tóc con chừ điểm bạc
tám năm ngày mẹ đi
vẫn nụ cười trên mộ
trần gian đường gập ghềnh
hoàng hôn đời lệ nhỏ
một năm rồi mười năm
chỉ dài như hơi thở
thanh tịnh quang chân tâm
áng mây vàng tưởng niệm…
Trong khi đó nhà văn Khuất Đẩu ghi nhận rằng một bài thơ của Lữ Quỳnh có thể gọi là hay nhất trong các bài thơ về tình nghĩa phu thê. Khuất Đẩu trong bài phân tích “Những hồi ức buồn” đã viết, trích:
“... Tôi xin chép trọn bài thơ mà tôi cho là đẹp nhất, một bài tụng ca tình nghĩa phu thê còn đằm thắm lung linh hơn cả bài “Tình quê” của Hàn Mặc Tử.
Em vẫn đi về
Dòng sông ký ức
Vầng trăng đại vực
In bóng thuyền tôi
Tóc em mây trôi
Trên sông áo lụa
Thuyền tôi hạt lúa
Vàng lung linh vàng
Một chuyến đò ngang
Sông xưa mất ngủ
Từ em thiếu phụ
Lúa vàng thôi trôi
Từ em thiếu phụ
Tóc rối vành nôi
Hồn xanh bóng phủ
U uẩn lời ru
Sông em sóng nổi
Hạt lúa thuyền tôi
Vàng không bến đậu
Mù sa bãi bồi.”
Trong khi đó nhà văn Nguyễn Mộng Giác khi sinh tiền trong bài viết “Những Ảo Tưởng Một Thời” đã ghi nhận về Lữ Quỳnh, một bạn văn từ những năm đầu thập niên 70, thời đất nước còn chìm trong nội chiến:
“… Thế hệ chúng tôi, thế hệ của Lữ Quỳnh, cũng có những ảo tưởng khác. Đọc lại truyện cũ chúng tôi viết ở Quy Nhơn thời đó, không hiểu sao chúng tôi thích dựng truyện trong một khung cảnh khá khác thường: truyện xảy ra trong vùng xôi đậu, có bên này và bên kia một dòng sông, có cây cầu bắc qua hay con đò lặng lẽ lén lút chèo giữa đám sương mù. Lữ Quỳnh có Sông sương mù. Tôi có Cây cầu tuổi dại. Chiến tranh lúc đó đối với chúng tôi là một điều phi lý, dù không ai thoát ra khỏi được cuộc chiến tranh ấy. Cho nên người bên này hay bên kia đều dễ thương như nhau, ít ra là “dễ thương như nhau” qua đôi mắt trẻ thơ của bé Phượng trong Sông sương mù. Mà những người dễ thương như thế thì không có lý do chính đáng nào để ghét nhau, nói chi đến chuyện thù nhau, rồi tìm cách giết nhau. Chỉ cần nắng lên và sương mù tan hết, cuộc sống sẽ trong sáng, người ta nhìn thẳng vào mặt nhau để thấy người đối diện thật xứng đáng để thương yêu. Ôi, thời đó chúng tôi lãng mạn biết chừng nào, ngây thơ biết chừng nào. Những kẻ nắm trong tay quyền lực để sai khiến lịch sử chắc “cười đến chảy nước mắt” sự ngây thơ của chúng tôi. Chúng tôi bị gọi là “ngụy hòa”, là “nhân đạo chung chung”, là “tung hỏa mù xóa nhòa ranh giới giữa chiến tranh xâm lược và chiến tranh giải phóng”… Những thứ tội tầy đình ấy chúng tôi phải lắng nghe, tự xưng tội công khai mà lòng ấm ức.
Nhưng khi cơn bão đã qua, như lúc viết những dòng này, chúng tôi không thấy hổ thẹn với lòng tin ngây thơ ấy. Chúng tôi dù sao cũng còn tin ở lòng tốt của con người. Không tin, thì còn biết làm sao với cuộc sống mà mình không được quyền lựa chọn? Không tin, mình còn biết chơi với ai?”
Nghĩa là, theo Nguyễn Mộng Giác, Lũ Quỳnh và nhiều nhà văn cùng thế hệ mang đầy những ảo tưởng, bên này bên kia đều dễ thương như nhau, lãng mạn và ngây thơ, tin vào lòng tốt của con người…
Trong khi đó, nhà thơ Du Tử Lê nhìn về Lữ Quỳnh:
“… Hôm nay, đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi vẫn còn nghe thỏang hương thơm của lòng nhân hậu. Hay, tính lành của một con người không bị ô nhiễm bởi lầm than, nguy nàn, tổ quốc.
Hôm nay, đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi vẫn còn nghe được tiếng reo vui, hân hoan của những con chữ búng mình trên mặt sông máu/ xương gập ghềnh nghiệt, oan vận nước.
Hôm nay, đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi vẫn còn nghe được những hồi chuông, khánh tình yêu thao thiết. Hay, những ngọn nến cháy bằng tim bấc trăm năm, giữa nghìn sao rung động, thứ nhất. Hôm nay, đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi cũng còn nghe được tiếng gọi rộn rã thanh niên, đi ra từ trái tim sóng sánh nhiệt hứng trẻ thơ tình bằng hữu…”
Nghĩa là, theo Du Tử Lê, trang văn Lữ Quỳnh có thoảng hương thơm của lòng nhân hậu, âm vang những hồi chuông, khánh tình yêu thao thiết…
Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ nhìn về nhà thơ Lữ Quỳnh: “Nhà thơ đã nhập thân vào Mây. Mây tinh khiết như giấc mơ. "lời vô ngôn/ những giấc mơ nồng nàn/ lạ lẫm" để rồi, "sáng ra không nhớ gì/ chỉ là cõi hoang/ chập chờn mây và mây". Thực và Mộng nhất quán trong cõi Thanh Tịnh miên viễn. Thơ đã dậy lên màu hương chín để cất lên tiếng hát diệu kỳ giữa thinh không diệu vợi!
"Mây Trong Những Giấc Mơ" đã có những chiêm nghiệm thật sâu lắng về Không Thời Gian, vẫn thấm đẫm Tình Đời, Tình Người. Nhà thơ, như một hành giả đang lặng lẽ Nhìn, lặng lẽ Thấy và lặng lẽ Nghe. "Mây Trong Những Giấc Mơ" cũng chính là những tâm tình chân thành nhất mà nhà thơ muốn trao gửi đến bạn đọc và bằng hữu xa gần.”
Nghĩa là, theo Nguyễn Lương Vỵ, Lữ Quỳnh là Thực và Mộng nhất quán, là tiếng hát diệu kỳ, là chiêm nghiệm thật sâu lắng, như một hành giả đang lặng lẽ Thấy và Nghe…
Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh nhìn về nhà thơ Lữ Quỳnh:
“… đến từ miền bắc Calif. miền đất nở ra một thung lũng hoa vàng thơ mộng, nên thi sĩ đi trong thời gian của mình những bước thao thức của giấc mơ, người thơ Lữ Quỳnh…
… Ánh sáng nhất trong dòng thơ Lữ Quỳnh là tình bạn. Và ẩn chìm trong ánh sáng ấy là con mắt của giấc mơ. Vì, trong những giờ phút đẹp, thực của cuộc sống Lữ Quỳnh cũng dùng con mắt giấc mơ để hưởng thụ nó, để cảm xúc vui buồn cùng nó. Như một nghệ thuật (hay kinh nghiệm?) để trộn lẫn giữa thực và phi thực. Cái phi thực là áo khoác của thơ mộng lên tất cả những niềm vui lẫn đau buồn, trong thơ Lữ Quỳnh…
Tôi nghĩ, anh quý thương bạn bè, và anh đã được hạnh phúc chia cùng họ, rất thực, những phút giây đẹp đẽ, đẹp đến nỗi anh cho nó là giấc mơ. Mơ trong lúc sống thực nhé. Rồi khi một mình anh lại sống thêm một lần nữa thời khắc ấy, bằng giấc mơ. Trời ạ, người thơ sao biết sống quá vậy! Bởi vì lúc tỉnh hay mơ anh đều mơ cả… Cho nên, cái lúc tỉnh ra thấy quạnh hiu kia, tôi nghĩ, chắc nó chỉ xảy ra ở vào giấc ngủ cuối cùng, cho đến khi anh nhắm con mắt của giấc mơ…”
Trong phần Thơ Chuyển Ngữ, một số bài được dịch ra Anh văn và Pháp văn. Các dịch giả chuyển ngữ là: Trương Văn Dân, Elena Pucillo Truong, N. Sao Mai, Phan Tấn Hải.
Trong phần Bài của bằng hữu, là các bài của: Nguyên Minh, Huỳnh Như Phương, Đinh Cường, Nguyễn Mộng Giác, Trần Thị Nguyệt Mai, Du Tử Lê, Lữ Kiều, Nguyễn Mạnh Trinh, Nguyễn Thị Khánh Minh, Nguyễn Thị Hải Hà, Trần Hoài Thư, Luân Hoán, Nguyễn Lệ Uyên, Trần Văn Nam, Đỗ Nghê, Đỗ Hồng Ngọc, Cao Kim, Khuất Đẩu, Nguyễn Xuân Thiệp, Huyển Chiêu, Nguyễn Quang Chơn, Phan Tấn Hải, Nguyễn Lương Vỵ, Trần Huiền Ân, Lê Ký Thương, Trần Đình Sơn Cước, Nguyễn Chí Kham.
Lữ Quỳnh tên thật là Phan Ngô, sinh năm 1942 tại Thừa Thiên - Huế. Cha mất lúc một tuổi, thuở nhỏ phần lớn ông sống tự lập. Từ năm 1959 đến 1962 ông là học sinh trường Quốc Học Huế. Năm 1962-1963 dạy học tại trường Bán công Vinh Lộc.
Lữ Quỳnh là cựu Sĩ Quan VNCH (Khóa 19 Trường Bộ Binh Thủ Đức), phục vụ tại các đơn vị: Tổng Y Viện Duy Tân - Đà Nẵng (năm 1965-66), Tiểu đoàn 22 Quân Y - Bình Định (năm 1967-70), Quân Y Viện Quy Nhơn (năm 1971-75). Ông có mười năm sống ở Quy Nhơn.
Sau 1975, ông bị tù cải tạo ở trại Cồn Tiên, Ái Tử (Quảng Trị). Năm 2000 Lữ Quỳnh sang định cư tại San Jose, California.
Lữ Quỳnh đã sáng tác từ cuối thập niên 1950s, cộng tác với nhiều tạp chí trong và ngoài nước, đã ấn hành nhiều tác phẩm thơ, tập truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, ký…
Nhìn thời gian trôi qua, với rất nhiều bạn thân đã ra đi bên đời, Lữ Quỳnh có lúc ngậm ngùi viết:… tháng tư dành tưởng niệm. ngậm ngùi sao người đi nhiều hơn kẻ ở tôi ngồi chép A Di Đà Sám thay làm thơ cho một cõi đi về…
Tuyển tập “Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng” của Lữ Quỳnh đã có trên Amazon.com. Tuyển tập dày 548 trang.
Hình dung thế nào về tác giả Lữ Quỳnh? Như một nhà thơ, hay như một nhà văn, hay như một người chiêm ngắm cuộc đời? Nhìn từ bất cứ hướng nào, có lẽ cũng không đủ chữ để nói về Lữ Quỳnh, một tài năng văn học rất mực đa dạng.
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác nhìn về Lữ Quỳnh: “Ôi, thời đó chúng tôi lãng mạn biết chừng nào, ngây thơ biết chừng nào…”
Nhà thơ Du Tử Lê nói về họ Lữ: “… đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi vẫn còn nghe thoảng hương thơm của lòng nhân hậu.” Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ nhận ra nơi Lữ Quỳnh là: “Nhà thơ, như một hành giả đang lặng lẽ Nhìn, lặng lẽ Thấy và lặng lẽ Nghe.”
Nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh nhìn thấy nơi Lữ Quỳnh như một: “… thi sĩ đi trong thời gian của mình những bước thao thức của giấc mơ, người thơ Lữ Quỳnh.”
Tuyển tập mới ấn hành của Lữ Quỳnh có nhan đề “Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng” đã cho thấy tác giả hiện ra đa dạng hơn, phức tạp hơn, rất mực tài năng và đúng như các tác giả trên nhận xét về họ Lữ: lãng mạn và ngây thơ, trên các trang văn thoảng hương thơm của lòng nhân hậu, nhà thơ hành giả lặng lẽ nhìn và nghe, và đi trong những bước thao thức của giấc mơ…
Tuyển tập gồm nhiều phần: thơ, thơ chuyển ngữ, truyện ngắn, truyện vừa, ký, tạp văn, bài của bằng hữu.
Trong các bài thơ của Lữ Quỳnh, bài Áng Mây Vàng nơi trang 9, nói về mẹ chắc chắn sẽ làm xúc động tất cả độc giả:
giọt nước đựng trời mây
tàn hương bay lấp lánh
lắt lay bóng mẹ về
tóc con chừ điểm bạc
tám năm ngày mẹ đi
vẫn nụ cười trên mộ
trần gian đường gập ghềnh
hoàng hôn đời lệ nhỏ
một năm rồi mười năm
chỉ dài như hơi thở
thanh tịnh quang chân tâm
áng mây vàng tưởng niệm…
Trong khi đó nhà văn Khuất Đẩu ghi nhận rằng một bài thơ của Lữ Quỳnh có thể gọi là hay nhất trong các bài thơ về tình nghĩa phu thê. Khuất Đẩu trong bài phân tích “Những hồi ức buồn” đã viết, trích:
“... Tôi xin chép trọn bài thơ mà tôi cho là đẹp nhất, một bài tụng ca tình nghĩa phu thê còn đằm thắm lung linh hơn cả bài “Tình quê” của Hàn Mặc Tử.
Em vẫn đi về
Dòng sông ký ức
Vầng trăng đại vực
In bóng thuyền tôi
Tóc em mây trôi
Trên sông áo lụa
Thuyền tôi hạt lúa
Vàng lung linh vàng
Một chuyến đò ngang
Sông xưa mất ngủ
Từ em thiếu phụ
Lúa vàng thôi trôi
Từ em thiếu phụ
Tóc rối vành nôi
Hồn xanh bóng phủ
U uẩn lời ru
Sông em sóng nổi
Hạt lúa thuyền tôi
Vàng không bến đậu
Mù sa bãi bồi.”
Trong khi đó nhà văn Nguyễn Mộng Giác khi sinh tiền trong bài viết “Những Ảo Tưởng Một Thời” đã ghi nhận về Lữ Quỳnh, một bạn văn từ những năm đầu thập niên 70, thời đất nước còn chìm trong nội chiến:
“… Thế hệ chúng tôi, thế hệ của Lữ Quỳnh, cũng có những ảo tưởng khác. Đọc lại truyện cũ chúng tôi viết ở Quy Nhơn thời đó, không hiểu sao chúng tôi thích dựng truyện trong một khung cảnh khá khác thường: truyện xảy ra trong vùng xôi đậu, có bên này và bên kia một dòng sông, có cây cầu bắc qua hay con đò lặng lẽ lén lút chèo giữa đám sương mù. Lữ Quỳnh có Sông sương mù. Tôi có Cây cầu tuổi dại. Chiến tranh lúc đó đối với chúng tôi là một điều phi lý, dù không ai thoát ra khỏi được cuộc chiến tranh ấy. Cho nên người bên này hay bên kia đều dễ thương như nhau, ít ra là “dễ thương như nhau” qua đôi mắt trẻ thơ của bé Phượng trong Sông sương mù. Mà những người dễ thương như thế thì không có lý do chính đáng nào để ghét nhau, nói chi đến chuyện thù nhau, rồi tìm cách giết nhau. Chỉ cần nắng lên và sương mù tan hết, cuộc sống sẽ trong sáng, người ta nhìn thẳng vào mặt nhau để thấy người đối diện thật xứng đáng để thương yêu. Ôi, thời đó chúng tôi lãng mạn biết chừng nào, ngây thơ biết chừng nào. Những kẻ nắm trong tay quyền lực để sai khiến lịch sử chắc “cười đến chảy nước mắt” sự ngây thơ của chúng tôi. Chúng tôi bị gọi là “ngụy hòa”, là “nhân đạo chung chung”, là “tung hỏa mù xóa nhòa ranh giới giữa chiến tranh xâm lược và chiến tranh giải phóng”… Những thứ tội tầy đình ấy chúng tôi phải lắng nghe, tự xưng tội công khai mà lòng ấm ức.
Nhưng khi cơn bão đã qua, như lúc viết những dòng này, chúng tôi không thấy hổ thẹn với lòng tin ngây thơ ấy. Chúng tôi dù sao cũng còn tin ở lòng tốt của con người. Không tin, thì còn biết làm sao với cuộc sống mà mình không được quyền lựa chọn? Không tin, mình còn biết chơi với ai?”
Nghĩa là, theo Nguyễn Mộng Giác, Lũ Quỳnh và nhiều nhà văn cùng thế hệ mang đầy những ảo tưởng, bên này bên kia đều dễ thương như nhau, lãng mạn và ngây thơ, tin vào lòng tốt của con người…
Trong khi đó, nhà thơ Du Tử Lê nhìn về Lữ Quỳnh:
“… Hôm nay, đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi vẫn còn nghe thỏang hương thơm của lòng nhân hậu. Hay, tính lành của một con người không bị ô nhiễm bởi lầm than, nguy nàn, tổ quốc.
Hôm nay, đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi vẫn còn nghe được tiếng reo vui, hân hoan của những con chữ búng mình trên mặt sông máu/ xương gập ghềnh nghiệt, oan vận nước.
Hôm nay, đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi vẫn còn nghe được những hồi chuông, khánh tình yêu thao thiết. Hay, những ngọn nến cháy bằng tim bấc trăm năm, giữa nghìn sao rung động, thứ nhất. Hôm nay, đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi cũng còn nghe được tiếng gọi rộn rã thanh niên, đi ra từ trái tim sóng sánh nhiệt hứng trẻ thơ tình bằng hữu…”
Nghĩa là, theo Du Tử Lê, trang văn Lữ Quỳnh có thoảng hương thơm của lòng nhân hậu, âm vang những hồi chuông, khánh tình yêu thao thiết…
Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ nhìn về nhà thơ Lữ Quỳnh: “Nhà thơ đã nhập thân vào Mây. Mây tinh khiết như giấc mơ. "lời vô ngôn/ những giấc mơ nồng nàn/ lạ lẫm" để rồi, "sáng ra không nhớ gì/ chỉ là cõi hoang/ chập chờn mây và mây". Thực và Mộng nhất quán trong cõi Thanh Tịnh miên viễn. Thơ đã dậy lên màu hương chín để cất lên tiếng hát diệu kỳ giữa thinh không diệu vợi!
"Mây Trong Những Giấc Mơ" đã có những chiêm nghiệm thật sâu lắng về Không Thời Gian, vẫn thấm đẫm Tình Đời, Tình Người. Nhà thơ, như một hành giả đang lặng lẽ Nhìn, lặng lẽ Thấy và lặng lẽ Nghe. "Mây Trong Những Giấc Mơ" cũng chính là những tâm tình chân thành nhất mà nhà thơ muốn trao gửi đến bạn đọc và bằng hữu xa gần.”
Nghĩa là, theo Nguyễn Lương Vỵ, Lữ Quỳnh là Thực và Mộng nhất quán, là tiếng hát diệu kỳ, là chiêm nghiệm thật sâu lắng, như một hành giả đang lặng lẽ Thấy và Nghe…
Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh nhìn về nhà thơ Lữ Quỳnh:
“… đến từ miền bắc Calif. miền đất nở ra một thung lũng hoa vàng thơ mộng, nên thi sĩ đi trong thời gian của mình những bước thao thức của giấc mơ, người thơ Lữ Quỳnh…
… Ánh sáng nhất trong dòng thơ Lữ Quỳnh là tình bạn. Và ẩn chìm trong ánh sáng ấy là con mắt của giấc mơ. Vì, trong những giờ phút đẹp, thực của cuộc sống Lữ Quỳnh cũng dùng con mắt giấc mơ để hưởng thụ nó, để cảm xúc vui buồn cùng nó. Như một nghệ thuật (hay kinh nghiệm?) để trộn lẫn giữa thực và phi thực. Cái phi thực là áo khoác của thơ mộng lên tất cả những niềm vui lẫn đau buồn, trong thơ Lữ Quỳnh…
Tôi nghĩ, anh quý thương bạn bè, và anh đã được hạnh phúc chia cùng họ, rất thực, những phút giây đẹp đẽ, đẹp đến nỗi anh cho nó là giấc mơ. Mơ trong lúc sống thực nhé. Rồi khi một mình anh lại sống thêm một lần nữa thời khắc ấy, bằng giấc mơ. Trời ạ, người thơ sao biết sống quá vậy! Bởi vì lúc tỉnh hay mơ anh đều mơ cả… Cho nên, cái lúc tỉnh ra thấy quạnh hiu kia, tôi nghĩ, chắc nó chỉ xảy ra ở vào giấc ngủ cuối cùng, cho đến khi anh nhắm con mắt của giấc mơ…”
Trong phần Thơ Chuyển Ngữ, một số bài được dịch ra Anh văn và Pháp văn. Các dịch giả chuyển ngữ là: Trương Văn Dân, Elena Pucillo Truong, N. Sao Mai, Phan Tấn Hải.
Trong phần Bài của bằng hữu, là các bài của: Nguyên Minh, Huỳnh Như Phương, Đinh Cường, Nguyễn Mộng Giác, Trần Thị Nguyệt Mai, Du Tử Lê, Lữ Kiều, Nguyễn Mạnh Trinh, Nguyễn Thị Khánh Minh, Nguyễn Thị Hải Hà, Trần Hoài Thư, Luân Hoán, Nguyễn Lệ Uyên, Trần Văn Nam, Đỗ Nghê, Đỗ Hồng Ngọc, Cao Kim, Khuất Đẩu, Nguyễn Xuân Thiệp, Huyển Chiêu, Nguyễn Quang Chơn, Phan Tấn Hải, Nguyễn Lương Vỵ, Trần Huiền Ân, Lê Ký Thương, Trần Đình Sơn Cước, Nguyễn Chí Kham.
Lữ Quỳnh tên thật là Phan Ngô, sinh năm 1942 tại Thừa Thiên - Huế. Cha mất lúc một tuổi, thuở nhỏ phần lớn ông sống tự lập. Từ năm 1959 đến 1962 ông là học sinh trường Quốc Học Huế. Năm 1962-1963 dạy học tại trường Bán công Vinh Lộc.
Lữ Quỳnh là cựu Sĩ Quan VNCH (Khóa 19 Trường Bộ Binh Thủ Đức), phục vụ tại các đơn vị: Tổng Y Viện Duy Tân - Đà Nẵng (năm 1965-66), Tiểu đoàn 22 Quân Y - Bình Định (năm 1967-70), Quân Y Viện Quy Nhơn (năm 1971-75). Ông có mười năm sống ở Quy Nhơn.
Sau 1975, ông bị tù cải tạo ở trại Cồn Tiên, Ái Tử (Quảng Trị). Năm 2000 Lữ Quỳnh sang định cư tại San Jose, California.
Lữ Quỳnh đã sáng tác từ cuối thập niên 1950s, cộng tác với nhiều tạp chí trong và ngoài nước, đã ấn hành nhiều tác phẩm thơ, tập truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, ký…
Nhìn thời gian trôi qua, với rất nhiều bạn thân đã ra đi bên đời, Lữ Quỳnh có lúc ngậm ngùi viết:… tháng tư dành tưởng niệm. ngậm ngùi sao người đi nhiều hơn kẻ ở tôi ngồi chép A Di Đà Sám thay làm thơ cho một cõi đi về…
Tuyển tập “Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng” của Lữ Quỳnh đã có trên Amazon.com. Tuyển tập dày 548 trang.
Nguyên Giác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét