Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Anh Bằng dòng nhạc nổi trôi hậu bán thế kỷ 20 - Đầu thế kỷ 21

Anh Bằng dòng nhạc nổi trôi 
hậu bán thế kỷ 20 - Đầu thế kỷ 21
Đối với nền âm nhạc Việt Nam, thì đã có từ lâu đời phát xuất qua dân gian, những điệu hò câu hát, từ tiếng ca đồng quê đơn sơ mộc mạc mà mọi người ai cũng đã từng nghe, từ ngàn xưa thời thượng truyền khẩu, rồi sau biến thể cải cách.
Vào thập niên 1930 Thế kỷ 20, tân nhạc 
Việt Nam bắt đầu khai sinh, các nhạc sĩ sáng tác bằng cách dò dẫm tìm tòi phỏng theo những âm hưởng của nhạc tây phương mà ta thấy trong bản “Cùng Nhau Đi Hồng Quân”. Từ đó đến mấy năm sau người ta lại thấy lần lượt xuất hiện mấy ca khúc nữa như “Bẽ Bàng”, “Tiếng Sáo Chăn Trâu”, rồi đến những ca khúc “Bên Hồ Liễu”, “Trên Sông Hương”, “Xuân Năm Xưa”.
Cùng Nhau Đi Hồng Binh - V.A - NhacCuaTui
Bẽ Bàng - Giáng Tiên | Official MV - YouTube
Tiếng sáo chăn trâu - Baicadicungnamthang.net
Bên hồ liễu - Baicadicungnamthang.net
Trên sông Hương (Nguyễn Văn Thương) - Thanh Thúy
Nhạc Xuân Xưa Bất Hủ Nghe Không Biết Chán ... - YouTube
Mãi đến năm 1937 thì người ta lại thấy xuất hiện ca bản “
Bóng Ai Qua Thềm”. Năm 1938 tân nhạc Việt Nam mới khai mào để thực sự được phổ biến trong nhân gian qua tác phẩm “Bông Cúc Vàng” do nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên sáng tác, tiếp đó là bài ca “Kiếp Hoa” đã được nhiều người ái mộ.
Bóng Ai Qua Thềm - Tuyết Tuyết - NhacCuaTui
Kiếp Hoa - Khánh Ly - Nhac.vn
Nhà văn Nhất Linh trong Tự Lực Văn Đoàn rất có uy tín trên văn đàn thời đó, ông làm chủ nhiệm tờ Ngày Nay đã cho đăng nhạc phẩm Kiếp Hoa, rồi sau đó lại tổ chức mời nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên trong một buổi thuyết trình đầu tiên tại Hà Nội về sự sáng tác âm nhạc. Sau đó những buổi thuyết trình được mở rộng qua các thành phố lớn như Hải Phòng, Huế v.v... Lồng vào việc thuyết trình thì chính nhạc sĩ tác giả đã hát cho mọi người dự thính nghe.
Người ta được thấy qua những năm tháng phôi thai của nền tân nhạc Việt Nam. Chỉ một thời gian sau đó thì tân nhạc đã trở thành một phong trào được mọi người đón nhận một cách say mê nhất là ở những thành phố lớn có đông người cư ngụ.
Những nhạc sĩ Lê Yên, Văn Chung, Doãn Mẫn, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh của hai nhóm nổi danh là Tricéa và Myosotis đã đóng góp rất nhiều công lao cho nền tân nhạc Việt Nam. Để cho càng ngày thêm phong phú, họ đã sáng tác những bản nhạc bất hủ trước những năm chinh chiến bùng nổ của phong trào toàn dân chống Pháp. Những đoàn văn nghệ gồm có Phạm Duy, Phạm Đình Chương đã từ thành phố về sinh hoạt ở những vùng nông thôn hẻo lánh, họ tổ chức những nhóm thanh thiếu niên hát tân nhạc để kích động lòng yêu nước của toàn dân, từ đó nền tân nhạc được phổ biến rộng rãi trên khắp nẻo đường đất nước, quê hương Việt Nam dấu yêu.

Hiệp định Giơ-Neo đình chiến được ký kết tại Genève Thụy Sĩ vào ngày 20 tháng 7 năm 1954 chia đôi đất nước Việt Nam làm đôi.
Hàng triệu người lũ lượt từ phía miền Bắc - mà ranh giới là vĩ tuyến 17 - để di cư vô miền Nam. Mọi người đau xót khi phải lìa bỏ nhà cửa ruộng vườn, mồ mả tổ tiên để trốn chạy chế độ cộng sản tàn ác vô luân, những nhạc sĩ cũng theo đoàn người di cư ấy từ miền Bắc chạy trốn vào Nam sinh sống. Chính quyền miền Nam được thành lập - do chí sĩ Ngô Đình Diệm - thể chế Việt Nam Cộng Hòa được xây dựng lấy tự do và nhân ái làm chuẩn, nền văn hoá nhân bản được tự do phát triển cho nên các văn nghệ sĩ đã mặc sức sáng tác thơ, nhạc, văn học nghệ thuật theo chiều hướng tự do, do đó các nhạc sĩ cũng sáng tự mình viết ra những bài ca, hay phổ thơ thành nhạc theo nhiều thể loại.
Ta có thể chia ra như sau: Nhạc tiền chiến được viết trước lúc chiến tranh Việt Pháp. Nhạc vàng gồm các bài ca thuộc loại trữ tình, dân ca, du ca, đạo ca, hùng ca, nhạc trẻ, nhạc sến, nhạc giao hưởng, nhạc phản chiến v.v... Còn miền Bắc cộng sản thì các nhạc sĩ chỉ được sáng tác theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản chứ không được tự do nên toàn những nhạc đấu tranh, và chịu ảnh hưởng nhạc nước Tàu từ lời ca đến điệu nhạc, âm hưởng chát chúa nghe rất chói tai...
Tại miền Nam Việt Nam thì các nhạc sĩ tự do tìm tòi sáng tác. Họ lấy nền văn hóa phương tây du nhập, lấy những tinh hoa kết tụ để viết thành những ca khúc mới có âm hưởng như ngày nay do những nhạc sĩ nghệ nhân đã dầy công nghiên cứu và sáng tác, nắn lót gọt dũa để làm giàu đẹp nền âm nhạc góp phần cho văn hóa Việt Nam thêm phong phú. Âm nhạc đã ăn sâu vào lòng người không thể thiếu vắng. Một trong những người có công rất lớn với nền âm nhạc Việt Nam phải kể đến Nhạc sĩ Anh Bằng, ông đã sáng tác nhiều thể loại:
Nếu vắng anh, ai dìu em đi chơi trong chiều lộng gió
Nếu vắng anh, ai đợi chờ em khi sương mờ nẻo phố
Nếu vắng anh, ai đón em khi tan trường về
Kề bóng em ven sông chiếu chiều, gọi tên người yêu...

Nếu Vắng Anh - Thanh Lan - NhacCuaTui

Nếu thiếu vắng những nhạc sĩ sáng tác thì làm gì chúng ta có những ca khúc ngọt nào và trữ tình đến thế. Tôi nhớ lại ngày đau thương khi đất nước bị phân chia 1954, Anh Bằng đã kể lại cuộc chia tay qua ca khúc “Nỗi Lòng Người Đi” mà nhiều người quen gọi một cách thân thương là bài “Tôi Xa Hà Nội”! Bài hát này đã làm cho biết bao nhiêu người nhỏ lệ khóc cảnh chia ly vì phải xa lìa đất Bắc, bỏ Hà Nội hay bỏ lại người yêu sống cách biệt ngay tại thành phố Hà Nội ngàn đời yêu dấu:
Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa
Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian, tình ái em đong thật đầy
Bạn lòng ơi! Ngày ấy tôi mang cây đàn quen sống ca vui bên nàng
Nay khóc tơ duyên lìa tan
Giờ đây biết ngày nào gặp nhau
Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa giòng đời ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ
Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng đi trong bùi ngùi
Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời
Tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi.

Nỗi Lòng Người Đi - Anh Thơ | Nhạc Vàng Trữ Tình Hay
Ngày lìa bỏ đất Bắc lúc đó tôi theo bố mẹ ra đi vì tuổi còn nhỏ, nhưng mỗi khi nghe bài hát Nỗi Lòng Người Đi thì lòng đau xót nhớ cố hương. Nhạc sĩ Anh Bằng là ai, lúc đó tôi chưa quen biết, tuy nhiên chỉ nghe qua dòng nhạc tôi đã cảm phục và trìu mến Anh Bằng qua câu ca tiếng nhạc làm rung động lòng người, cảm nhận rằng ông đã nhìn thấu tâm can của nhiều thính giả khi bất đắc dĩ phải rời xa quê cha đất tổ ở miền Bắc để di cư vô miền Nam lánh nạn cộng sản, trong đó phải kể đến những thanh niên thiếu nữ đang yêu nhau mà phải chia tay, người di cư vô Nam thoát hiểm, kẻ ở lại miền Bắc nên đã quyến luyến nhau trong giọt lệ chia ly.
Những đồng bào miền Bắc vô định cư tại miền Nam an hưởng cảnh thái bình, nhưng bất hạnh thay, chỉ được mấy năm hưởng thanh bình, sau đó thì chiến tranh lại tái diễn do cộng sản miền Bắc phát động và hỗ trợ cho những kẻ phản loạn thân cộng nằm vùng tại miền Nam. Những kẻ này mệnh danh là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” đã gieo bao đau thương tang tóc cho đồng bào ruột thịt, những thanh niên trai tráng lên đường tòng quân nhập ngũ diệt quân thù. Nhiều quân nhân trấn ải biên thùy hay trong rừng sâu.
Nhạc sĩ Anh Bằng đã ghi lại cảnh buồn thảm chua xót đó qua bài “Nửa đêm Biên Giới” bài này ông đã sáng tác trong khoảng thập niên 1960.
Mẹ ơi... biên cương giờ đây
Trời không... mưa nhưng nhiều mây
Nửa đêm nghe chim muông hú trong rừng hoang
Nghe... gió rung cây đổ lá vàng
Sương xuống mênh mang
Khèn trong... buôn xa còn vang
Nhịp chìm... tiêu sơ nhặt khoan
Tưởng nhớ đến những phút sống bên mẹ yêu
Con... hát ca vui lều tranh nghèo
Ôi đẹp làm sao...
Mẹ ơi... quê hương lầm than
Làm trai... hai vai nợ mang
Ngồi đây trong sương khuya trắng trên đầu non
Con... biết quê xa mẹ mong chờ
Tin chiến không còn
Thời gian... không phai lòng son
Trường Sơn... không ngăn tình con
Ngày nao con ra đi nhớ câu mẹ khuyên
Yêu... nước như yêu mẹ hãy còn
Giữ trong linh hồn.

Nửa đêm biên giới- Hương Lan - YouTube
Hơn một triệu người may mắn di cư từ miền Bắc để vào Nam thoát ách cộng sản độc tài, nhưng còn biết bao nhiêu triệu người kém may mắn phải ở lại sống dưới gông cùm cộng sản, cơ cực nhất là cộng sản lúc nào cũng muốn nắm cái bao tử người dân, bắt nhân dân sống trong cảnh đói nghèo cho dễ bề sai khiến, cộng sản cai trị với chế độ tem phiếu, phân phối thực phẩm, nên sự nghèo đói, điêu linh đã thường xuyên quấy nhiễu người dân, họ gọi là thời kỳ bao cấp, nhà nước cung cấp lương thực cho người dân một cách hạn chế. Người dân lâm cảnh đói rét lầm than.
Trong khung cảnh ấy nhạc sĩ Anh Bằng như nhìn thấy rõ những em bé bất hạnh dưới chế độ cộng sản để viết nhạc phẩm mà đã có lần ông nói đã không cầm được nước mắt khi nghe lại bản nhạc đó:

Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ
Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo
Ngày nó sống kiếp lang thang
Ngẩn ngơ như chim xa đàn
Nghĩ mình tủi thân muôn vàn
Mẹ nó ra đi khi còn tấm nhỏ
Một chén cơm chiều nhưng lòng chưa no
Cuộc sống đói rách bơ vơ
Hỏi ai ai cho nương nhờ
Chuỗi ngày tăm tối bơ vơ
Đêm đêm nó ngủ một manh chiếu rách co ro
Một thân côi cút không nhà
Thân em lá cỏ bạn quen ai có đâu xa
Thằng tư con tám hôm qua trên phố lê la
Miền bắc điêu tàn nên đời nó khổ
Một chén cơm chiều nên lòng chưa no
Nhiều lúc nó khóc trong mơ
Mẹ ơi! Con yêu mong chờ
Bao giờ cho đến bao giờ.

 - Đan Nguyên (ASIA 69) - YouTube
Nhà văn Phan Nhật Nam đã viết cuốn “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972“ ghi lại những chứng tích đau thương do công quân gây nên. Nhưng trước đó vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 cuộc chiến máu lửa đã xảy ra trên bốn vùng chiến thuật rất khủng khiếp do công quân không tôn trọng lệnh ngừng chiến trong những ngày Tết Nguyên Đán truyền thống thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Chúng đã phát động đánh phá đồng loạt trên những thành phố lớn của miền Nam Việt Nam. Hầu như chỗ nào cũng bị súng đạn của đặc công cộng sản tàn phá, thành phố Huế cổ kính nên thơ đã một thời vang bóng, nay bị cộng quân tàn phá tan hoang. Nhiều gia đình cư ngụ ở nhà Ga xe lửa Huế chịu cảnh tang thương hơn, nhiều đứa trẻ trong gia đình đã chết vì đạn pháo kích, của những đợt xung kích của cộng quân, trên đường chạy giặc phải chôn vùi vội vàng những xác vừa mới chết ngay bên bờ sông Bến Ngự!
Nhạc phẩm “Chuyện Một Đêm” Anh Bằng đã viết lên niềm đau đớn, ủ ấp tâm trạng rất chân thật của những nạn nhân thời đó.
Chuyện một đêm khuya nghe tiếng nổ nổ vang trời
Chuyện một đêm khuya ôi máu đổ đổ lệ rơi
Chuyện một đêm khuya nghe tiếng than trong xóm nghèo
Mái tranh lửa cháy bốc lên ngun ngút trời cao
Bà mẹ đau thương như muối đổ đổ trong lòng
Chạy giặc ôm con qua những cảnh cảnh lầm than
Và người con yêu đã chết trên tay lúc nào
Xót xa vạt áo trắng hôm nay hoen máu đào
Ai, ai giết con tôi
Ai cướp con tôi giữa cơn mộng đêm thái bình
Ôi thương lời nói tội tình, hàm bao đớn đau
Giờ mẹ con đành cách nhau
Bà đặt con lên đám cỏ phủ sương mờ
Tội gì con ơi khi lứa tuổi tuổi còn thơ
Bà nhẹ đưa môi hôn trán con yêu giá lạnh
Vuốt ve lần cuối trước khi xa con suốt đời

(Viết trong dịp Tết Mậu Thân - 1968)

Chuyện Một Đêm - Hoàng Oanh - Nhac.vn
Những năm chinh chiến trên quê hương bom đạn tàn phá người dân miền Nam luôn nguyện cầu cho hòa bình, nhạc sĩ Anh Bằng đã viết lên với cả tấm lòng sốt mến nhạc phẩm Nguyện Cầu, ông đã chắp tay để cầu xin Thượng Đế một cách chân thành để Ngài thấu hiểu nỗi khổ đau triền miên của dân tộc Việt Nam:
Hãy lắng tiếng nói vang trong hồn mình người ơi
Con tim chân chính không bao giờ biết nói dối
Tôi đi chinh chiến bao năm trường miệt mài
Và hồn tôi mang vết thương trần ai...

Nguyện Cầu - Lưu Hồng - YouTube
Bản nhạc này tôi cứ tưởng chỉ hợp thời với ngày đất nước Việt Nam còn trong vòng chinh chiến của thế kỷ 20 trước đây nên những tiếng nguyện cầu vang vọng khắp nơi nhất là vào những ngày lễ linh thiêng như đêm Giáng Sinh hay ngày lễ hay ngày Tết Nguyên Đán khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam luôn tôn trọng những ngày linh thiêng ấy mà thỏa hiệp với cộng quân ngưng tiếng súng để cho người dân tạm sống trong hòa bình yên vui đón Xuân vui Tết, tuy nhiên cộng quân luôn lợi dụng những giấy phút thiêng liêng ấy và dã tâm đánh phá! Nhạc sĩ Anh Bằng nghĩ rằng chỉ có Thượng Đế mới thấu hiểu ước mơ của người dân hiền đồng thời biết dã tâm của cộng sản.
Nhung thật không ai ngờ kéo dài đến thế kỷ 21 mà nỗi thống khổ của dân Việt Nam vẫn còn đó, tiếng kinh “Nguyện Cầu” của hàng triệu người ở rải rắc trên khắp cả nước là Dân Oan Khiếu Kiện vì ho đã bị các cấp chính quyền cộng sản dùng cường quyền cướp đất đai nhà cửa ruộng vườn.
Mới đây nhất nhà cầm quyền cộng sản còn dùng thủ đoạn không được quân tử nếu không muốn nói là hèn hạ để đàn áp dã man chiếm hữu Tòa Khâm Sứ và đất đai thuộc giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), tàn bạo hơn nữa bọn Công An còn dùng dùi cui điện đánh những giáo dân đang cầu nguyện cùng gây thương tích trầm trọng cho nhiều giáo dân. Tệ hại hơn nữa Công An còn thuê đám du thủ du thực xông vào phá nhà nguyện, lại còn phun ra những lời thô tục chửi bới giáo dân và nhất là còn đòi giết Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt và các cha thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, cho nên lời kinh nguyện lại vang lên nhiều nơi khắp chốn kể cả đồng bào Việt Nam hải ngoại trên toàn thế giới:
Thượng Đế hỡi có thấu cho Việt Nam này
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài
Từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn
Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền
Vì đất nước đang còn ưu phiền
Còn tiếng khóc đi vào đem trường triền miên...

Đêm Nguyện Cầu | Ca sĩ: Elvis Phương | Nhạc sĩ: Anh Bằng
Ghi lại những buồn thương của thời chinh chiến bên bờ rừng, nhạc sĩ Anh Bằng còn ghi lại: hằng đêm các cư dân thành phố nhất là Saigon và các thành phố lớn thường bị địch quân pháo kích, những quả đạn pháo của địch quân rơi rớt vào những khu đông dân cư khiến nhiều nhà tan nát, làm cho vợ mất chồng, con mất cha hay những đứa trẻ ngây thơ sớm lìa đời, có những trường hợp đứa con bị thương vì đạn pháo đã chết được người mẹ bồng ẵm trên tay để rồi mẹ con sẽ xa nhau suốt đời!
Đấy chính là lúc nhạc sĩ Anh Bằng đã ghi lại “Chuyện Một Đêm” cho chúng ta nghe mà nạn nhân cuộc pháo kích. Ngoài ra còn bao nhiêu chuyện bất nhân nữa mà quân công sản đã trơ trẽn vi phạm lệnh ngưng chiến gây nên biết bao tang thương vào Tết Mậu Thân 1968 đồng loạt khắp cả miền Nam.

Những khổ lụy đắng cay ấy đến với dân miền Nam nước Việt như là một chứng tích lịch sử đã được nhạc sĩ Anh Bằng ghi lại bằng bài nhạc, khi hát lên ai cũng phải ngậm ngùi đắng cay chua xót, gớm thay cho bọn người mất nhân tính từ Bắc phương tràn xuống, gieo bao đau thương sầu héo cho chính đồng bào ruột thịt của mình ở phương Nam.
Để tìm hiểu thêm về thân thế của Anh Bằng, chúng ta hãy lướt qua đôi dòng tiểu sử:
Anh Bằng, tên thật của ông là Trần An Bường, sinh năm 1925 tại Ninh Bình Bắc Việt Nam. Thoạt nghe hai chữ "An Bường" ta cũng nghe như trài trại "Anh Bằng". Có lẽ vì vậy mà nhạc sĩ đã lấy biệt hiệu là Anh Bằng, có một sự khôn khéo hơn đó là ai gọi đến Anh Bằng thì dù có lớn tuổi hơn cũng đều phải kêu anh bằng "anh": Anh Bằng! Tuy Anh Bằng khôn ngoan như vậy nhưng tính Anh Bằng lại rất hiền lành và khiêm nhường, ông không so sánh phân biệt hơn thiệt với bất cứ ai.
Tính tình như vậy nên hay được lòng của mọi người - kể cả người khác phái - Anh Bằng lại dễ thương, nhỏ nhẹ trong lời nói, làm nổi bật cái duyên dáng dễ yêu đáng mến đó, đã được bộc lộ trong một số lời ca. Chúng ta còn nhớ bài Sầu Lẻ Bóng đã nói lên tâm trạng đó:
Người ơi khi cố quên là khi lòng nhớ thêm
Dòng đời là chuỗi tiếc nhớ
Mơ vui là lúc ngàn đắng cay... xé tâm hồn
Tàn đêm tôi khóc khi trời mưa buồn hắt hiu
Lòng mình thầm nhớ dĩ vãng
Đau thương từ lúc vừa bước chân
Vào đường yêu

(Sầu Lẻ Bóng)

Sầu Lẻ Bóng - Lệ Quyên - YouTube
Hoặc như lời ca của Ly Cà Phê Cuối Cùng nói với bản bè khi sắp chia tay.
Đời như cánh chim bay ngàn phương
Chia tay rồi đây, mỗi người đi một đường
Chuyện tâm tình thôi đành dở dang,
Xiết tay nhau một lần, kết chặt tình bạn thân.
Chúc nhau, nâng ly lần cuối
Cầu mong cho bọn mình tuy xa mà tình chẳng rời
Quên buồn, quên sầu tìm vui mà sống
Nhớ nhau, mỗi năm thu sang về đây ba đứa nghe mưa chiều thu"

(Ly Cà Phê Cuối Cùng)

Ly cà phê cuối cùng - Elvis Phương, Tùng Giang, Trường...
Nói về tính tình của nhạc sĩ Anh Bằng thì tôi xin mượn lời của nhạc sĩ Lê Dinh vì biết chắc không ai rõ Anh Bằng hơn Lê Dinh, người bạn tâm giao cũng là một trong ba nhạc sĩ cùng sáng tác ký tên chung Lê-Minh-Bằng (Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng) ông đã viết về Anh Bằng như sau:
“Trong việc giao thiệp hàng ngày, anh cũng thuờng ít xuất hiện và nếu có xuất hiện cũng thường hay làm thinh và nếu nói thì những lời nói nào anh đưa ra cũng duyên dáng và vì lẻ đó mà anh rất... đào hoa. Bạn bè thường bảo rằng anh có duyên ngầm. Vì cái duyên đó mà có rất nhiều cô mến anh, thích anh và rồi yêu anh, và anh cũng yêu lại người ta, nhưng anh không bỏ bê gia đình, vẫn chăm lo, săn sóc người vợ anh cưới từ khi chưa di cư, ở thị trấn Điền Hộ, tỉnh Ninh Bình. Bỏ quê hương, anh cùng gia đình vào Nam tìm tự do sau hiệp định đình chiến, chia đôi đất nước năm 1954. Năm 1975, thêm một lần nữa chạy trốn Cộng sản, anh di tản trước cùng cô con gái nhỏ và những cậu con trai, và vừa khi đủ điều kiện để bảo lãnh gia đình, anh đã bảo lãnh vợ và con gái qua Mỹ để sống hạnh phúc cho đến ngày nay. Ở địa hạt tình cảm, Anh Bằng là người trái ngược với Minh Kỳ, cho nên chúng tôi thường hay nói Anh Bằng là người ướt át nhất và tuy là người tình cảm mà không mất cảm tình khi vì hoàn cảnh, chia tay với ai đó bởi vì anh đã "nhắn nhủ "qua bài "Sầu Lẻ Bóng":

Người ơi khi cố quên là khi lòng nhớ thêm
Dòng đời là chuỗi tiếc nhớ
Mơ vui là lúc ngàn đắng cay... xé tâm hồn
Tàn đêm tôi khóc khi trời mưa buồn hắt hiu
Lòng mình thầm nhớ dĩ vãng
Đau thương từ lúc vừa bước chân
Vào đường yêu
Đêm ấy mưa rơi nhiều
Giọt mưa tan tác mưa mùa ngâu
Tiễn chân người đi
Buồn che đôi mắt thấm ướt khi biệt ly
Nghe tim mình giá buốt
Hồi còi xé nát không gian
Xót thương vô vàn
Nhìn theo bóng tàu dần khuất trong màn êm
Mùa thu thương nhớ bao lần đi về có đôi
Mà người còn vắng bóng mãi
Hay duyên nồng thắm ngày ấy nay... đã phai rồi
Từ lâu tôi biết câu thời gian là thuốc tiên
Đời việc gì đến sẽ đến
Những ai bạc bẽo mình vẫn không... đành lòng quên.

Sầu Lẻ Bóng - Tố My ft. Ánh Linh - YouTube
Làm sao mà quên được khi “người đó” còn nhớ đến mình! Mặc dầu với những tình cảm vu vơ ấy chỉ là hư cấu, là gợi hứng cho người văn nghệ sĩ sáng tác. Có những ký giả chiến trường sống hiện thực thì không hài lòng với những hư cấu đó, (điển hình ký giả KMD bà hiện đang sinh sống tại thành phố Garden Grove Cali), nhưng trong bộ môn sáng tác thì khác với những ghi nhận của người ký giả chiến trường, chỉ biết ghi lại những sự xẩy ra tại hiện trường. Tác giả sáng tác phải bộc lộ sự yêu thương, hờn giận qua văn thơ hay nét nhạc lời ca để người thưởng ngoạn dễ rung cảm với mình.
Ca khúc "Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ" của nhóm Lê Minh Bằng, được viết dưới tên Vương Đức Long, lời ca là do Anh Bằng đã tạo ra một tình tiết hư cấu để nói lên việc đối xử không mấy tốt đẹp, đôi khi phũ phàng và tàn bạo của một vài cảnh sát viên hống hách, dù cho có được mệnh danh là bạn của dân, nhưng lại có thái độ cư xử xấc xược ức hiếp với người dân, nhất là với những người dân xử dụng công lộ và cả với những người phụ nữ mua gánh bán bưng chân yếu tay mềm... Trong óc tưởng tượng của người sáng tác thì lúc đó người cảnh sát không còn phải là bạn của dân nữa, tác giả đã ví họ như người thợ săn đối với đàn chim đang ca hót líu lo chuyền từ cành này qua cành cây khác hồn nhiên và hạnh phúc, bỗng nhiên vô cớ người thợ săn đã gieo tang thương oán hận, để rối với nhân vật hư cấu trong tiềm thức Anh Bằng đã viết ra lời ca não nuột:
"Một người thợ săn âm thầm mang súng lang thang vào rừng
Còn một bầy chim vô tình vẫn hót líu lo đùa chơi
Nào ngờ thợ săn đang cầm cây súng bắn lên cành cây
Chim chết chim lạc bầy...".

NGƯỜI THỢ SĂN VÀ ĐÀN CHIM NHỎ (Anh Bằng) - Khánh Ly
Từ sau ngày cộng sản miền Bắc cướp trọn vẹn miền Nam Tự Do vào tháng Tư Đen 1975, thì nền âm nhạc của miền Nam suy thoái bởi vì cộng sản cho nhạc sáng tác trước năm 1975 là nhạc vàng trữ tình, và coi nhạc đó là nhạc đồi trụy nên bị cấm hát kể cả việc lưu hành và tràng trữ; các sản phẩm văn hoá cũng bị chung số phận, sách báo, băng nhạc bị tịch thu. Các nhà văn, nhà thơ trong dó có cả các nhạc sĩ sáng tác cùng với sĩ quan QLVNCH mà cộng sản gọi là Sĩ quan Ngụy, và một số công chức của VNCH bị tập trung cải tạo…
Rất nhiều người mường tượng thấy tương lai mờ mịt nếu ở lại quê hương sống dưới chế độ cộng sản nên đã rời bỏ quê hương ngay những ngày đầu khi cộng sản chiếm được miền Nam, họ đành chịu phận kẻ bị lưu đày. Nhưng cũng may mắn cho họ vì được hội nhập vào đời sống văn minh của xứ người hưởng đời sống tự do dân chủ. Người Việt Nam luôn muốn duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trên xứ người nên đã sống thành cộng đồng ở bất cứ nước nào trên thế giới có người Việt Nam tỵ nạn. Cho nên trong các sinh hoạt cộng đồng, âm nhạc không thể thiếu vắng, vì chính âm nhạc mới là phương tiện giúp cho đời thêm hương sắc. Các Trung Tâm nhạc ở Hoa Kỳ dù họ hoạt động với tính cách làm thương mại như: Trung Tâm Thúy Nga, Trung Tâm Asia, Trung Tâm Vân Sơn v.v... Các Trung Tâm này đã đóng góp và phát triển rất nhiều cho nền âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại, với sự góp mặt của các ca sĩ nam hay nữ dù từ trong nước hay di tản, nhất là những ca nhạc sĩ của thế hệ thứ hai đã sinh trưởng ở hải ngoại, họ là những người trẻ, tài sắc vẹn toàn. Những người điều khiển chương trình (MC) có trình độ học vấn cao hoặc tương đối, mỗi chương trình nhạc được trình diễn đã được dàn dựng công phu, âm thanh và ánh sáng đưọc chú trọng đặc biệt nên hoàn hảo và sống động thêm khiến cho khán thính giả đem lòng đam mê, tạo cho nền âm nhạc Việt Nam tại hài ngoại có một sinh khí mới và điểm đặc biệt nữa đáng được nêu lên là đã luôn bảo tồn được những nét đẹp văn hoá Đông phương nói chung hay Việt Nam nói riêng.
Người Mẹ Việt Nam thường là đề tài gợi hứng cho nhiều văn nhân thi nhạc sĩ sáng tác biểu lộ tình mẫu tử, nhưng tại 
Việt Nam trước đây đã không có một ngày nào dành riêng cho Mẹ để làm tiêu biểu rõ rệt, nhưng tại Hoa Kỳ thì hằng năm vào tháng Năm (May) người ta dành một ngày Mother‘s Day để tưởng nhớ đến người Mẹ. Trong tâm tình ấy, nhạc sĩ Anh Bằng đã sáng tác nhạc phẩm “Khóc Mẹ Đêm Mưa“ để vinh danh người Mẹ hiền. Bài này mà nếu ta nghe ca sĩ Đặng Thế Luân diễn tả thì tuyệt phẩm, người nào mà Mẹ đã khuất núi băng hà thì nước mắt lưng tròng, Khóc Mẹ Đêm Mưa có lẽ nhạc sĩ Anh Bằng đã gửi một thông điệp nhắc nhở những người có Mẹ còn hiện diện trên trần thế này hãy nhớ rằng đó là mình vẫn còn được diễm phúc, một hồng ân mà Thượng Đế trao ban nên cần phải làm tròn bổn phận thiêng liêng đối với mẹ mình cho trọn tình mẫu tử.
Có những lần con khóc giữa đêm mưa
Khi hình Mẹ hiện về năm khói lửa
Giặc đêm đêm về quê ta vây khốn
Bắt cha đi Mẹ khóc suốt đêm buồn
Ôi thương Mẹ vất vả sống nuôi con
Đi vội về sợ con thơ ngóng chờ
Nhưng Mẹ đi không bao giờ về nữa
Ngã trên đường tức tủi chết trong mưa
Tan chiêm bao nước mắt thành dòng
Con gọi Mẹ một mình trong đêm vắng
Mẹ ơi! Mẹ ơi
Tha hương con gục đầu tưởng nhớ
Trên đời này Mẹ con không gặp nữa.
Mẹ ơi! con khóc giữa đêm mưa!.

Đan Nguyên - Khóc Mẹ Đêm Mưa (ASIA 77) - YouTube
Một thông điệp khác mà nhạc sĩ Anh Bằng muốn nhắn gửi là cuộc sống vô thường, hôm nay ta đang có nhưng ngày mai có thể trở thành hư không. Tiền tài danh vọng, nhan sắc hoa khôi hoa hậu phút chốc bỗng tan vào hư vô... Anh Bằng có ý nghĩ ấy nên đã để hết tâm tư vào lời ca trong bài "Trở Về Cát Bụi" của nhóm Lê Minh Bằng, coi như thông điệp đời sống vô thường: “sắc sắc không không”.
Bản nhạc này đã đem lại cho tác giả khấm khá về tài chánh khi hãng đĩa Sóng Nhạc của ông Nguyễn Tất Oanh thu thanh tiếng hát của ca sĩ Elvis Phương khi còn ở Việt Nam, số đĩa bán ra thật nhiều. Ra hải ngoại thì ca sĩ Thế Sơn đã làm ca khúc Trở Về Cát Bụi này được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt. Ca khúc này còn được ca đoàn của một số nhà thờ hát làm nền cho ngày lễ “tro” hằng năm Giáo Hội Công Giáo nhắc nhở giáo dân rằng “hãy nhớ mình là buị tro, sau này cũng sẽ trở vế tro bụi” mà thôi, tham sân si cho lắm rồi khi chết cũng chẳng đem theo được gì.
... Sống trên đời này, có đây rồi lại mất
Cuộc sống mong manh, nhắc ai đừng đổi trắng thay đen
Làm người sang giàu, đừng vì bạc tiền bỏ nghĩa anh em...".

Trở về cát bụi | Thái Châu | Tuyệt Phẩm Bolero - YouTube
Tôi gặp nhạc sĩ Anh Bằng kể ra muộn màng vì chỉ khi Văn Đàn Đồng Tâm có chủ đích mời gọi các tác giả viết “Kỷ Niệm Về Nhạc Sĩ Anh Bằng”, cốt yếu ghi nhớ một người đã có công lớn của những nhà làm văn hóa nhân bản để lại cho thế hệ mai sau, lúc đó chúng tôi và Việt Hải mới tìm gặp ông. Điểm hẹn là Kim Sư Restaurant - Như đã nói ở trên Anh Bằng tính tình rất hiền lành, dễ thương lại khiêm nhường nên khi chúng tôi đề nghị rằng VĐĐT sẽ có một dự án viết về ông, sau khi nghe qua thì ông nhất mực chối từ mà rằng: “Xin cám ơn quý VĐĐT đã có lòng nghĩ đến tôi, nhưng theo tôi tự nghĩ thật không xứng đáng quý vị để tâm đến...”. Sau khi chúng tôi giải thích hết lời, lúc đó Anh Bằng mới chịu để chúng tôi thực hành dự án viết về ông, người nhạc sĩ sáng tác nhạc của nền văn hóa nhân bản của Việt Nam Cộng Hòa của thế kỷ 20 kéo dài sang thế kỷ 21 này.
Chúng tôi gặp ông, lúc đó thính giác của ông đã rất kém, chúng tôi hỏi rằng ông có bị trở ngại gì khi sáng tác không? Thì nhạc sĩ Lê Dinh trả lời thay cho nhạc sĩ Anh Bằng:
- Thật vậy, đã có người hỏi bị khiếm khuyết thính giác có ảnh hưởng gì đến việc sáng tác của anh không? Theo chỗ tôi biết, cũng có trở ngại đôi chút nhưng không ảnh hưởng gì đến việc sáng tác. Tư tưởng, ý nhạc, hồn nhạc từ óc mà ra, và theo đó, anh Anh Bằng ghi lên giấy. Tay anh ghi một câu nhạc lên giấy là anh đã có âm điệu câu nhạc này trong đầu, hay nói ngược lại, âm điệu của câu nhạc mà anh có trong đầu được anh chép lại trên giấy. Một nốt nhạc để trên giấy, anh đã biết nó cao thấp, trầm bổng, ngắn dài thế nào rồi và một dòng âm thanh liên tiếp ghi lại trên giấy, anh đã biết nó uyển chuyển, du dương, êm đềm, hay hoặc dở thế nào rồi. Còn việc viết lời ca thì dù lãng tai cũng không bị chi phối gì cả. Bằng cớ là những sáng tác gần đây như "Khóc Mẹ Đêm Mưa" vẫn trau chuốt, vẫn rất là Anh Bằng, không có gì để cho chúng ta bảo rằng khiếm khuyết thính giác gây trở ngại cho việc sáng tác của anh. Chỉ có một điểm trở ngại duy nhất là nếu nhạc là nhạc của người khác mà khi cho anh nghe qua CD hay nhìn lên màn ảnh qua DVD thì anh tiếp nhận chỉ được 10%, nhưng nếu kèm theo cho anh một bài nhạc in trên giấy, để anh vừa nhìn và vừa nghe bản nhạc - bằng phương pháp thính thị - nghĩa là vừa phối hợp thị giác với thính giác - thì kết quả không gì thay đổi, hiệu quả gần như hoàn toàn.
Cũng theo sự tiết lộ của nhạc sĩ Lê Dinh thì nhạc sĩ Anh Bằng đã 81 tuổi rồi, lại bị bệnh lãng tai nặng như vậy, nhưng trí óc ông còn sáng suốt, và cũng vẫn tiếp tục sáng tác hàng trăm nhạc phẩm nữa vẫn còn được để trong hộc tủ… Khi chúng ta nhìn vào sự nghiệp âm nhạc của Anh Bằng đóng góp vào kho tàng văn hoá nhân bản của Việt Nam ở trong nước thế kỷ 20 trước đây. Ông đã có khá nhiều tác phảm  viết chung trong nhóm “Lê Minh Bằng” (tức Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng). Nối dài sang thế kỷ 21 và những năm sống ở hải ngoại ông đã sáng tác và phổ nhạc rất nhiều nhạc phẩm giá trị, đậm đà tình người qua những chặng đường thăng trầm của đất nước.

Chúng ta chỉ nhìn qua danh sách các bản nhạc được ông phổ từ thơ qua như: Bướm Trắng (Nguyễn Bính), Chuyện Hoa Sim (Hữu Loan), Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về (Thái Can), Chuyện Giàn Thiên Lý (Yên Thao) Ngập Ngừng (Hồ Dzếnh), Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím (Kiên Giang Hà Huy Hà) thì đủ biết Anh Bằng rất có tài phổ thơ qua dòng nhạc, điển hình bài thơ “Hai Sắc Hoa Ti Gôn” của nhà thơ bí danh TTKH dài tới 40 câu kể lại một chuyện tình tan vỡ, vì gặp hoàn cảnh ngang trái mà nàng phải gạt nước mắt sang ngang, bỏ người mình thực sự yêu thương để lên xe hoa về nhà chồng. Nhạc sĩ Anh Bằng đã viết thành ca khúc trữ tình lãng mạn với tựa đề “Chuyện Tình Hoa Tigôn”.
CHUYỆN TÌNH HOA TIGON - Như Quỳnh - YouTube
Để kết thúc và cũng trong một giới hạn ngắn ngủi của người viết, rất tiếc không thể trích dẫn hết những cái hay cái đẹp cái uyên bác và trữ tình trong nhạc phẩm của nhạc sĩ Anh Bằng. Xin nhường cho tất cả các tác giả đã yêu mến các tác phẩm của Anh Bằng hoặc đã có những kỷ niệm buồn vui với người nhạc sĩ tài ba để Văn Đàn Đồng Tâm hôm nay góp lại, rồi chúng ta cùng đọc cũng như để lại cho thế hệ mai sau được biết về một trong những người làm văn hóa nhân bản trong nền âm nhạc đáng được người đời ghi nhớ.
Mùa Thu 2008
Tạ Xuân Thạc
Nguồn: http://www.vandan-dongtam.org/

 Theo https://amnhac.fm/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát

Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát Lời hát giao duyên kể về nỗi niềm cô gái thương thầm chàng trai/ Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát/ ...