Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Vào những dịp Tết đến, Xuân về, người Việt chúng ta không mấy
ai không nghĩ tới những vần thơ giản dị mà thăm thẳm đi vào lòng người ấy. Đó
là những vần thơ của thi sĩ Vũ Đình Liên, thành viên thuộc làn sóng thứ nhất của
phong trào Thơ Mới.
Vũ Đình Liên sinh năm 1913 tại Hà Nội, nhưng quê gốc của ông
tại tỉnh Hải Dương. Ông đỗ tú tài năm 1932 và sau đó làm nghề dạy học tại nhiều
trường để kiếm sống. Tiếp đó, ông học thêm và đậu cử nhân Luật dưới thời Pháp,
rồi làm công chức ở Hà Nội.
Sau năm 1945, Vũ Đình Liên tiếp tục theo con đường sư phạm:
trong nhiều năm, ông là Chủ nhiệm khoa Pháp ngữ tại Đại Học Quốc Gia và là người
thầy tận tụy của nhiều thế hệ sinh viên Hà Nội. Ngoài ra, ông còn tham gia dịch
thuật, lý luận và phê bình văn học - ông cũng là thành viên sáng lập của Hội
Nhà Văn Việt Nam.
Mặc dù gần như suốt đời làm nghề dạy học, nhưng văn thơ đã gắn
bó với Vũ Đình Liên suốt cuộc đời. Cùng những thi sĩ đầu đàn của giai đoạn đầu
Thơ Mới như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, ông từng đăng đàn diễn
thuyết năm 1935 tại Nam Định để cổ súy cho phong trào này.
Tuy nhiên, khác với đại đa số các nhà Thơ Mới đương thời, lấy
tình ái và “cái tôi” cá nhân, nhiều khi cực đoan, làm mục đích chính cho cuộc đời
và sự nghiệp thi phẩm của mình, Vũ Đình Liên nổi bật với lòng nhân hậu và tình
người cao cả, mà một ví dụ tiêu biểu và nổi bật là thi phẩm “Ông Đồ Già”, được
coi là một kiệt tác của thi ca Việt Nam.
Những nét ấy đã được thể hiện trước đó nhiều năm, qua bài thơ
đầu tiên ông làm năm 13 hay 14 tuổi, giờ có lẽ ít người còn nhớ tới. Đó là “Hồn
Xưa”, cũng là một áng thi ca đượm tính hoài cổ nhưng ít phổ biến. Suốt đời, Vũ
Đình Liên trân trọng thi phẩm này và giữ cho riêng ông, còn hơn cả bài “Ông Đồ
Già”:
Lặng lẽ trên đường lá rụng mưa bay
Như khêu gợi nỗi niềm thương tiếc
Những cảnh và những người đã chết
Tự bao giờ mà nay biết tìm đâu.
Như khêu gợi nỗi niềm thương tiếc
Những cảnh và những người đã chết
Tự bao giờ mà nay biết tìm đâu.
Những cảnh xưa rực rỡ đến trăm màu
Mà êm ả, mà tưng bừng, mà bé nhỏ
Đẹp như bức tranh, hay như bài thơ cổ
Những ngày xưa yên lặng nhẹ nhàng.
Mà êm ả, mà tưng bừng, mà bé nhỏ
Đẹp như bức tranh, hay như bài thơ cổ
Những ngày xưa yên lặng nhẹ nhàng.
Có những điều ước vọng mơ màng
Mà bây giờ chúng ta không còn nữa
Nhưng biết tìm đâu những cảnh xưa người cũ
Lặng lẽ bên đường lá rụng mưa bay.
Mà bây giờ chúng ta không còn nữa
Nhưng biết tìm đâu những cảnh xưa người cũ
Lặng lẽ bên đường lá rụng mưa bay.
Ý thơ “cảnh cũ, người xưa” trong bài thơ “Hoài Cổ” đã được Vũ
Đình Liên thăng hoa trong “Ông Đồ Già”, một kiệt tác trữ tình mà ông đã bỏ ra
ròng rã một năm, từ Tết năm 1935 đến Tết năm 1936 mới hoàn thành và đăng lần đầu
trên báo “Tinh Hoa”. Vũ Đình Liên nhận rằng với “Ông Đồ Già”, ông đã tìm được
con đường riêng, là tình thương của mọi người, là truyền thống của dân tộc, cái
mới trong cái cũ.
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay.
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay.
Kể lại xuất xứ bài thơ, chính nhà thơ cho hay: khi ấy ở phố
Hàng Bồ của Hà Nội có một ông đồ ngồi viết thuê chữ, câu đối cho khách. Hàng Bồ
là phố bán hàng xén, có giấy, bút mực. Ông đồ nghèo không có sẵn giấy, chờ lúc
khách đến mua chữ, mua câu đối, ông mới vào trong mua giấy.
Mẹ vợ của nhà thơ Vũ Đình Liên có một cửa hàng tạp hóa ở đó
và chính vợ ông từng trực tiếp bán giấy cho ông đồ nghèo. Trong hồi tưởng, Vũ
Đình Liên cũng hồn nhiên nói rằng nhiều lúc ông nghĩ, nếu ông không “tán tỉnh”
và yêu cô hàng xén - về sau trở thành vợ ông - thì chắc gì ông đã để lại cho hậu
thế thi phẩm “Ông Đồ Già” bất hủ!
Hình ảnh “ông đồ già” - được Vũ Đình Liên coi như “cái di
tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (lời ông) - được tác giả thuật lại
dưới lời thơ giản dị nhưng chứa chất rất nhiều cảm xúc:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Trong tác phẩm “Thi nhân Việt Nam” ra đời cách đây hơn bảy
mươi năm, nhà phê bình Hoài Thanh đã có những đánh giá rất tinh tế và chuẩn mực
về “Ông Đồ Già”: “Hai nguồn thi cảm chính của người (tức Vũ Đình
Liên) là lòng thương người và tình hoài cổ. Người thương những kẻ thân tàn ma dại,
người nhớ những cảnh cũ người xưa.
Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và đã để lại cho
chúng ta một bài thơ kiệt tác (…). Ít khi có một bài thơ bình dị mà cảm động như
vậy. Tôi tưởng như đọc lời sám hối của cả bọn thanh niên chúng ta đối với lớp
người đương đi về cõi chết.”
Như Hoài Thanh nhận định, “theo đuổi nghề văn, mà làm được một
bài thơ như thế cũng đủ - nghĩa là đủ để lưu danh, đủ với người đời”, đọc lại
bài thơ, dễ cảm tấm lòng của tác giả, và thấu nỗi hoài niệm man mác về một thời
vang bóng. Dù không phải mang đề tài tình ái, bài thơ còn tính lãng mạn sâu xa
hơn cả rất nhiều vần thơ vinh danh ngợi ca ái tình.
Trong thi phẩm, Vũ Đình Liên đã cất lời than khóc một thời lụi
tàn, cho dù biết dường như ông vẫn biết đó là một tiến trình, một định mệnh
không thể cứu vãn, đảo ngược. Nhưng chính bản thân ông, cũng ít nhiều đại diện
cho một thế hệ, đã và đang giã từ chúng ta từng giờ, từng phút. Một nỗi niềm, từng
ám ảnh, day dứt.
Dậy đi thôi con thuyền nằm dưới bến,
Vì đêm nay ta lại căng buồm đi.
Mái chèo Mơ để bâng khuâng trôi đến
Một phương trời mây lọc ánh trăng khuya.
Vì đêm nay ta lại căng buồm đi.
Mái chèo Mơ để bâng khuâng trôi đến
Một phương trời mây lọc ánh trăng khuya.
Gió không thổi, nước sông trôi giá lạnh,
Thuyền đi trong bóng tối lũy thành xưa.
Trên chòi cao, tự ngàn năm sực tỉnh
Trong trăng khuya bỗng vắng tiếng loa mơ.
Thuyền đi trong bóng tối lũy thành xưa.
Trên chòi cao, tự ngàn năm sực tỉnh
Trong trăng khuya bỗng vắng tiếng loa mơ.
Tự ngàn năm cả hồn xưa sực tỉnh,
Tiếng loa vang giây lát động trăng khuya,
Nhưng giây lát lại rơi im, hiu quạnh,
Cả hồn xưa yên lạng trong trăng khuya.
Tiếng loa vang giây lát động trăng khuya,
Nhưng giây lát lại rơi im, hiu quạnh,
Cả hồn xưa yên lạng trong trăng khuya.
Trôi đi thuyền! Cứ trôi đi xa nữa!
Vỗ trăng khuya bơi mãi! Cánh chèo Mơ!
Lòng ta là những hàng thành quách cũ,
Tự ngàn năm bỗng vắng tiến loa xưa.
Vỗ trăng khuya bơi mãi! Cánh chèo Mơ!
Lòng ta là những hàng thành quách cũ,
Tự ngàn năm bỗng vắng tiến loa xưa.
Trong đời sáng tác không nhiều, nổi tiếng trong chừng mười
năm trước mốc thời gian 1945 rồi dừng lại trên tư cách một nhà thơ, Vũ Đình Liên
đã có những lời tự sự khiêm nhường và rất cảm động ngay từ khi còn rất trẻ: “Tôi
bao giờ cũng có cái cảm tưởng là không đạt được ý thơ của mình. Cũng vì không
tin thơ tôi có một chút giá trị nên đã lâu tôi không làm thơ nữa”.
Vũ Đình Liên, một hồn thơ đất Việt đã sống lặng lẽ giữa dòng
đời xuôi ngược của một đô thị lớn, trong những năm tháng xô bồ của xã hội Việt
Nam thời chiến và hậu chiến suốt nửa thế kỷ sau đó. Gần hai chục năm sau ngày
ông ra đi, nhớ về ông, những kẻ hậu sinh không khỏi có những lúc sững sờ tự hỏi
mình:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?.
Hồn ở đâu bây giờ?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét