Ông khách cứ xuýt xoa khen cảnh chùa thanh tịnh quá. Đúng là
thuần khiết làng quê chưa hề bị pha tạp lai căng. Ông ngỏ ý muốn được quy âm
cho gia tiên mình ở chùa này để các cụ được mát mẻ. Bà hộ chùa tên Nhàn xăng
xái rót bát nước vối mời khách rồi lật đật đi lên chính điện thỉnh ni cô (sư nữ).
Một lúc sau, nhìn bộ dạng bà lừ đừ trở về khác hẳn lúc nãy, người khách nhổm
người lên lo lắng: Sao ạ?
- Thầy bảo, vâng. Mỗi thế! Vậy ông cứ về sửa lễ nhá. Theo giấy này này! Nhớ lễ mặn dâng Đức Ông. To bé mặc lòng, riêng món tiết canh phải có đấy!
- Hà hà... Thế chứ! Ông nở nụ cười giãn hết mặt rồi quài tay ra sau lấy cái ví, rút mấy tờ kẹp vào hai ngón tay trịnh trọng: Xin gửi trước 3 lít nhờ nhà chùa quen việc sắm giúp cho, thiếu thừa thanh toán sau bà nhá.
- Mô Phật! Ấy chết! Bản chùa chúng tôi không dám làm thế đâu ạ. Xin tín chủ cất đi và thành tâm sắm lấy mới được phúc nhiều ạ!
- Ôi dào! Vẽ! Có câu tiền xuất, phật biết rồi mà bà. Tại tôi thấy nhiều nơi người nhà đền, nhà chùa nhận bao tuốt. Vâng! Thôi nhà chùa đã dạy thế thì tôi phải đi phiền người khác vậy.
Tiếng xe máy nhẹ êm theo người đàn ông lịch lãm khuất sau lũy hóp ken dày một lúc lâu rồi mà bà Nhàn vẫn thẫn người đứng ngoài Tam quan (cổng chùa), trông ra cánh đồng tráng nắng nhấp nhô từng dãy dậu mồng tơi xanh đều tít tắp.
Một nỗi lo sợ mơ hồ len lỏi dâng lên trong lòng bà.
Chả là, hôm làng làm lễ cầu an đầu năm, bà vô tình nhìn thấy.Bàn tay nọ vén ống tay áo kia, ni cô như phe phẩy đuổi ruồi mâm cơm trên bàn thờ Đức Ông. Thoáng lưỡng lự dừng một chút, rồi cả hai tay lại thanh thoát khoát lên. Câu khấn nghe có vẻ vội vã, tiếng mõ cũng chẳng thấy đĩnh đạc khoan thai, mà cứ gấp gáp sao sao ấy (!). Câu khấn cuối cùng vừa dứt, ni cô vội quay sang bảo bà mang tô tiết canh ra hồ phóng sinh trước cửa để giải mát ngay. Mấy ông trung tuổi đang ngồi chầu hẫu bên ấm trà, phì phèo thuốc, thấy vậy vội đứng lên nhớn nhác chạy theo, song chẳng kịp giữ tay bà Nhàn lại. Xót của, tiếc công bát tiết vịt đông như thạch, họ hậm hực nhìn vầng nước vần lên cuộn sóng đỏ nhờ, chửi lũ cá đang hả hê tranh giành mùi thế tục.
Từ hôm ấy bà Nhàn để ý rình. Hôm mới rồi bà hồi hộp run rẩy thấy ni cô dạo xem xét lễ bày, dừng bên mâm cơm dưới bệ tượng Đức Ông. Kín đáo liếc quanh rồi vờ phe phẩy, lại tay nọ bóp đầu ngón tay kia. Bà nín thở không dám tin ở mắt mình. Giọt máu tươi từ ngón tay trắng xanh của ni cô sớt ra, rơi xuống bát tiết. Trời ơi! Máu! Máu. Bà ôm đầu choáng váng.
Ân là tên tục của ni cô do bà Nhàn đặt lúc lọt lòng ở Binh trạm 32 Đường Trường Sơn. Dù bây giờ ni cô đã có pháp danh gì gì đi nữa thì mãi trong tâm tưởng bà, nó vẫn là giọt máu ân huệ mà trời đất đã ban cho riêng mình. Bà chửa và sinh ra Ân khi vẫn là gái trinh. Bệnh án của trạm xá đoàn xác nhận như vậy, không phải cốt để tránh cho cô B trưởng đang được xây dựng thành anh hùng một kỷ luật nặng: tước quân tịch trả về địa phương; mà đơn giản chỉ là tôn trọng sự thật. Đến giờ Nhàn vẫn còn giận mình lắm, luôn bị mặc cảm tội lỗi giầy vò. Nếu hôm ấy mình đừng nông nổi (!)… Loạt bom tọa độ rẹt ngang đầu cũng là lúc phản xạ tự nhiên con gái bừng lên, cô hất văng chàng trai yêu lực lưỡng đang cuống cuồng trên thân thể mình, sống áo toang toàng… ra ngoài cửa hang. Đúng lúc ánh chớp nhoáng nhoàng, trời đất chao đảo đen ngòm, nồng nặc khói. Anh quằn quại trong bụi đất mịt mù. Máu phọt ra từ lồng ngực nở nang một tia thẳng vào mặt mũi cô mằn mặn nóng. Cô hực lên nức nở, ào ra ôm riết lấy cơ thể nóng hổi còn đương rần rật. Phần dưới cơ thể lực lưỡng ấy nhú lên búp sen đẹp tinh khôi. Cô gào thét mê man, không nhớ mình đã làm những gì bản năng để sau đấy, hoảng sợ vô cùng khi biết trong cơ thể mình, một sự sống khác đã sinh sôi.
Nhàn chỉ quy y (1) ăn mày cửa Phật chứ không xuống tóc khi mẹ rồi bố cô lần lượt qua đời và lo vợ xong cho thằng em. Khổ thân con bé Ân cứ ngây ngây, lộc ngộc học chữ không vào, cười như mếu; nhưng hễ cứ được quanh quẩn cửa chùa là tươi tỉnh, sáng láng hẳn ra. Nó thích lắm và háo hức chờ ngày xuống tóc còn Nhàn cứ lần khân khất ni sư (sư nữ trên 40 tuổi đạo) chùa làng năm này qua năm khác. Mới thế, bẵng đi đã ba chục năm trời. Đầu năm nay ni cô được bổ nhiệm trụ trì chùa này, Nhàn đành tạm xa chùa quê lên đây, tiếng là thăm nhưng cũng đỡ đần nhà chùa ít việc vặt. Đâu cũng đất nhà giời và ăn mày Phật, mà cả hai được chăm nom nhau, thuận cả mọi bề. Không ngờ cơ duyên này làm Nhàn được ngộ ra nhiều thứ quá. Một đêm nọ, nhờ nhợ ánh sáng sao, ni cô thấy người nằng nặng, đi nằm sớm hơn thường lệ. Mới thiêm thiếp chứ chưa ngủ hẳn thì thấy một lão bà, tóc búi cao, dáng đường bệ, ăn vận gọn ghẽ từ đâu chợt đến, nhanh đến nỗi ni cô chưa kịp niệm xong một niệm, bà đã lừng lững hiển hiện, khoa tay bắt quyết, khiến người ni cô cứng đơ ra không nhúc nhích. Bà xưng là chúa đất vùng này. Rồi tràng giang thuyết pháp, ni cô không nghe được gì cả, chỉ thấy uôm uôm như nước rót xuống chậu thau. Nhớ nhất lúc mụ nghiến răng. Không; đúng ra là nghiến hai hàm lợi đỏ lòm: Lệnh làng nào làng nấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ. Hừ! Tu mới chả hành. Dưới gầm trời Ta bà (trái đất) này, ma quỷ tất! Muốn tươi tốt thì phải dâng máu của chính ngươi, tuần nào tiết ấy.
Mụ quỷ thoắt biến đi trong tiếng cười ha hả. Một lúc lâu mà khí lạnh và mùi tanh tưởi còn phảng phất. Ni cô lúc ấy mới hoàn hồn lập cập đèn nhang, thỉnh chuông niệm Phật, người còn đầm đìa mồ hôi. Rằm tháng bẩy vừa rồi, mụ lại thoắt đến, hách dịch phán muốn yên thân làm chức phận hay muốn làng đuổi đi,sao không biết đến câu đất thổ công, sông hà bá? Còn kéo theo cả lũ âm binh sục sạo khua rộn bát đĩa ở trai phòng. Ni cô chỉ biết nhất tâm niệm Phật. Nhẫn nhịn mọi sự. Cầu mong hùng lực của Phật đuổi hết lũ tà ma đem lại bình an cho chùa làng, và dân chúng. Bà Nhàn ngồi yên lặng nghe con gái, nay đã là ni cô tỉ tê nhưng đầu óc suy nghĩ lung lắm. Chẳng lẽ, người xuất gia theo Phật đến dường này mà vẫn còn bị ma quỷ dọa nạt, đến nỗi hiến cả máu mình cho chúng cơ chứ? Nhịn nhục đến thế mà đâu đã yên thân. Bà nhớ lại, đúng rồi, đúng sau cái ngày gặp ngài Hội trưởng phật giáo vùng này, ni cô chỉ tuyền tụng niệm, chả thiết ăn uống. Hà cớ gì đây nữa chứ? Hôm ấy, ngồi ở nhà trong nghe ni cô lễ phép thưa gửi ngài đại đức (sư nam có trên 25 tuổi đạo) phương phi, khoan thai phe phẩy chiếc quạt giấy lên khuôn mặt đỏ au. Ngài vừa thụ lộc đám nào về, rẽ qua, thoảng trong gió mùi rượu ngoại.
Tiếng là làng Chùa, nhưng dân tán tứ làm ăn khắp nơi, bây giờ chỉ còn toàn ông già bà cả theo Phật thôi, độ vài chục người.
- Toàn hội áo lục thù (2) thế thì nước non gì? Tiếng ngài trầm ấm như khánh đá.
- Vâng ạ! Họ sống trông cậy vào quà cáp con cái biếu, với chút ít hoa lợi đồng mầu, chẳng dư dật mấy tý mà cung phụng nhang đèn hậu, thưa thầy!
- Thế ma chay, cưới xin lễ lạt cũng không có nốt ư?
- Bạch thầy, con làm theo đúng nghi thức phật giáo và các bổn sư cao tăng dậy dỗ ạ. Trong khi đó chùa các nơi lại tấp nập bùa chú lạ, được lòng dân lắm ạ! Vâng! Dân họ chỉ hoan hỉ mở hầu bao khi tới chục triệu đồng thất thất lai tuần, mờisư tăng về múa trượng xích (3) mở cửa ngục, tưởng thế để người mới quá cố sớm siêu sinh tịnh độ, chứ không muốn bần ni chúng con chỉ trì tụng ạ! Hà hà… Đại đức cười độ lượng: Thảo nào có đạo hữu phàn nàn bị ni cô phá giá! Song ngài nghĩ thầm: Trấn yểm trùng tang hàng trăm triệu, còn khuya con mới đến tuổi làm.
- Nhưng mà này. Ngài đổi giọng vỗ về: Con có thấy xóm thuyền chài bỏ sông nước lên bờ đang xây cái tu viện to uỳnh gần ngã ba không? Sắp tới, hàng dãy xưởng máy may công nghiệp dựng trên cánh đầm rộc mênh mông đang phụt cát. Rồi dân thập phương sẽ kéo tụ về đây, tới cả mấy ngàn người. Ta phải tranh thủ thời cơ này mà khuyếch trương hoằng pháp cứu độ chúng sinh nhá.Thời mạt pháp, các tôn giáo đang tranh giành đệ tử, con nhang. Ta cũng phải liên kết, cộng sinh cùng cánh thầy cúng cò gỗ mổ cò thật, có mỗi tay nải đựng cái mõ không (!) Họ cần gì? Cần núp dưới bóng Phật, cần mượn không gian bề thế linh thiêng của chùa để giải hạn trừ tai cho dân chúng bằng những lời rỗng tuếch. Ôi! mạng người mà chỉ đổi bằng mớ giấy lộn vẽ dán hình nhân lên nan tre đan. Con có thấy nực cười chăng? Nhưng người thế gian muốn vậy.
Ta phải nương theo họ mới tồn tại được. Thì ta chỉ đứng ra, mọi nghi lễ kệ thầy bà họ làm. Cố lắm ta tụng cho chúng sinh nghe bài kinh Địa tạng. Các nơi họ đang vận dụng ăn chia 50/50, khối tiền ra đấy. Mà con biết thời buổi bất an này, có lá bùa hộ mạng, chỉ bỏ ra dăm bẩy ngàn bạc lẻ, ai chả muốn. Con tính đi chỉ cần một phần của mấy ngàn người khu công nghiệp cung tiến tư rằm đều đặn, thầy trò ta thoải mái xây dựng chùa lộng lẫy chứ chả để úi xùi như này mãi được.
- Dạ thưa.. Ni cô khúm núm cúi đầu, chắp đôi bàn tay ấp cái phong bì dày dâng về phía đại đức: Đây là số tiền chùa con dành dụm gọi là xô vôi, xẻng cát cúng dường nhà tổ ạ! Không được như kế hoạch của thầy chỉ bảo đâu ạ!
Đại đức mở phong bao vân vê nẹn tiền lẻ, chẳng vẻ gì cảm kích cho lắm.
- Thầy bảo, vâng. Mỗi thế! Vậy ông cứ về sửa lễ nhá. Theo giấy này này! Nhớ lễ mặn dâng Đức Ông. To bé mặc lòng, riêng món tiết canh phải có đấy!
- Hà hà... Thế chứ! Ông nở nụ cười giãn hết mặt rồi quài tay ra sau lấy cái ví, rút mấy tờ kẹp vào hai ngón tay trịnh trọng: Xin gửi trước 3 lít nhờ nhà chùa quen việc sắm giúp cho, thiếu thừa thanh toán sau bà nhá.
- Mô Phật! Ấy chết! Bản chùa chúng tôi không dám làm thế đâu ạ. Xin tín chủ cất đi và thành tâm sắm lấy mới được phúc nhiều ạ!
- Ôi dào! Vẽ! Có câu tiền xuất, phật biết rồi mà bà. Tại tôi thấy nhiều nơi người nhà đền, nhà chùa nhận bao tuốt. Vâng! Thôi nhà chùa đã dạy thế thì tôi phải đi phiền người khác vậy.
Tiếng xe máy nhẹ êm theo người đàn ông lịch lãm khuất sau lũy hóp ken dày một lúc lâu rồi mà bà Nhàn vẫn thẫn người đứng ngoài Tam quan (cổng chùa), trông ra cánh đồng tráng nắng nhấp nhô từng dãy dậu mồng tơi xanh đều tít tắp.
Một nỗi lo sợ mơ hồ len lỏi dâng lên trong lòng bà.
Chả là, hôm làng làm lễ cầu an đầu năm, bà vô tình nhìn thấy.Bàn tay nọ vén ống tay áo kia, ni cô như phe phẩy đuổi ruồi mâm cơm trên bàn thờ Đức Ông. Thoáng lưỡng lự dừng một chút, rồi cả hai tay lại thanh thoát khoát lên. Câu khấn nghe có vẻ vội vã, tiếng mõ cũng chẳng thấy đĩnh đạc khoan thai, mà cứ gấp gáp sao sao ấy (!). Câu khấn cuối cùng vừa dứt, ni cô vội quay sang bảo bà mang tô tiết canh ra hồ phóng sinh trước cửa để giải mát ngay. Mấy ông trung tuổi đang ngồi chầu hẫu bên ấm trà, phì phèo thuốc, thấy vậy vội đứng lên nhớn nhác chạy theo, song chẳng kịp giữ tay bà Nhàn lại. Xót của, tiếc công bát tiết vịt đông như thạch, họ hậm hực nhìn vầng nước vần lên cuộn sóng đỏ nhờ, chửi lũ cá đang hả hê tranh giành mùi thế tục.
Từ hôm ấy bà Nhàn để ý rình. Hôm mới rồi bà hồi hộp run rẩy thấy ni cô dạo xem xét lễ bày, dừng bên mâm cơm dưới bệ tượng Đức Ông. Kín đáo liếc quanh rồi vờ phe phẩy, lại tay nọ bóp đầu ngón tay kia. Bà nín thở không dám tin ở mắt mình. Giọt máu tươi từ ngón tay trắng xanh của ni cô sớt ra, rơi xuống bát tiết. Trời ơi! Máu! Máu. Bà ôm đầu choáng váng.
Ân là tên tục của ni cô do bà Nhàn đặt lúc lọt lòng ở Binh trạm 32 Đường Trường Sơn. Dù bây giờ ni cô đã có pháp danh gì gì đi nữa thì mãi trong tâm tưởng bà, nó vẫn là giọt máu ân huệ mà trời đất đã ban cho riêng mình. Bà chửa và sinh ra Ân khi vẫn là gái trinh. Bệnh án của trạm xá đoàn xác nhận như vậy, không phải cốt để tránh cho cô B trưởng đang được xây dựng thành anh hùng một kỷ luật nặng: tước quân tịch trả về địa phương; mà đơn giản chỉ là tôn trọng sự thật. Đến giờ Nhàn vẫn còn giận mình lắm, luôn bị mặc cảm tội lỗi giầy vò. Nếu hôm ấy mình đừng nông nổi (!)… Loạt bom tọa độ rẹt ngang đầu cũng là lúc phản xạ tự nhiên con gái bừng lên, cô hất văng chàng trai yêu lực lưỡng đang cuống cuồng trên thân thể mình, sống áo toang toàng… ra ngoài cửa hang. Đúng lúc ánh chớp nhoáng nhoàng, trời đất chao đảo đen ngòm, nồng nặc khói. Anh quằn quại trong bụi đất mịt mù. Máu phọt ra từ lồng ngực nở nang một tia thẳng vào mặt mũi cô mằn mặn nóng. Cô hực lên nức nở, ào ra ôm riết lấy cơ thể nóng hổi còn đương rần rật. Phần dưới cơ thể lực lưỡng ấy nhú lên búp sen đẹp tinh khôi. Cô gào thét mê man, không nhớ mình đã làm những gì bản năng để sau đấy, hoảng sợ vô cùng khi biết trong cơ thể mình, một sự sống khác đã sinh sôi.
Nhàn chỉ quy y (1) ăn mày cửa Phật chứ không xuống tóc khi mẹ rồi bố cô lần lượt qua đời và lo vợ xong cho thằng em. Khổ thân con bé Ân cứ ngây ngây, lộc ngộc học chữ không vào, cười như mếu; nhưng hễ cứ được quanh quẩn cửa chùa là tươi tỉnh, sáng láng hẳn ra. Nó thích lắm và háo hức chờ ngày xuống tóc còn Nhàn cứ lần khân khất ni sư (sư nữ trên 40 tuổi đạo) chùa làng năm này qua năm khác. Mới thế, bẵng đi đã ba chục năm trời. Đầu năm nay ni cô được bổ nhiệm trụ trì chùa này, Nhàn đành tạm xa chùa quê lên đây, tiếng là thăm nhưng cũng đỡ đần nhà chùa ít việc vặt. Đâu cũng đất nhà giời và ăn mày Phật, mà cả hai được chăm nom nhau, thuận cả mọi bề. Không ngờ cơ duyên này làm Nhàn được ngộ ra nhiều thứ quá. Một đêm nọ, nhờ nhợ ánh sáng sao, ni cô thấy người nằng nặng, đi nằm sớm hơn thường lệ. Mới thiêm thiếp chứ chưa ngủ hẳn thì thấy một lão bà, tóc búi cao, dáng đường bệ, ăn vận gọn ghẽ từ đâu chợt đến, nhanh đến nỗi ni cô chưa kịp niệm xong một niệm, bà đã lừng lững hiển hiện, khoa tay bắt quyết, khiến người ni cô cứng đơ ra không nhúc nhích. Bà xưng là chúa đất vùng này. Rồi tràng giang thuyết pháp, ni cô không nghe được gì cả, chỉ thấy uôm uôm như nước rót xuống chậu thau. Nhớ nhất lúc mụ nghiến răng. Không; đúng ra là nghiến hai hàm lợi đỏ lòm: Lệnh làng nào làng nấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ. Hừ! Tu mới chả hành. Dưới gầm trời Ta bà (trái đất) này, ma quỷ tất! Muốn tươi tốt thì phải dâng máu của chính ngươi, tuần nào tiết ấy.
Mụ quỷ thoắt biến đi trong tiếng cười ha hả. Một lúc lâu mà khí lạnh và mùi tanh tưởi còn phảng phất. Ni cô lúc ấy mới hoàn hồn lập cập đèn nhang, thỉnh chuông niệm Phật, người còn đầm đìa mồ hôi. Rằm tháng bẩy vừa rồi, mụ lại thoắt đến, hách dịch phán muốn yên thân làm chức phận hay muốn làng đuổi đi,sao không biết đến câu đất thổ công, sông hà bá? Còn kéo theo cả lũ âm binh sục sạo khua rộn bát đĩa ở trai phòng. Ni cô chỉ biết nhất tâm niệm Phật. Nhẫn nhịn mọi sự. Cầu mong hùng lực của Phật đuổi hết lũ tà ma đem lại bình an cho chùa làng, và dân chúng. Bà Nhàn ngồi yên lặng nghe con gái, nay đã là ni cô tỉ tê nhưng đầu óc suy nghĩ lung lắm. Chẳng lẽ, người xuất gia theo Phật đến dường này mà vẫn còn bị ma quỷ dọa nạt, đến nỗi hiến cả máu mình cho chúng cơ chứ? Nhịn nhục đến thế mà đâu đã yên thân. Bà nhớ lại, đúng rồi, đúng sau cái ngày gặp ngài Hội trưởng phật giáo vùng này, ni cô chỉ tuyền tụng niệm, chả thiết ăn uống. Hà cớ gì đây nữa chứ? Hôm ấy, ngồi ở nhà trong nghe ni cô lễ phép thưa gửi ngài đại đức (sư nam có trên 25 tuổi đạo) phương phi, khoan thai phe phẩy chiếc quạt giấy lên khuôn mặt đỏ au. Ngài vừa thụ lộc đám nào về, rẽ qua, thoảng trong gió mùi rượu ngoại.
Tiếng là làng Chùa, nhưng dân tán tứ làm ăn khắp nơi, bây giờ chỉ còn toàn ông già bà cả theo Phật thôi, độ vài chục người.
- Toàn hội áo lục thù (2) thế thì nước non gì? Tiếng ngài trầm ấm như khánh đá.
- Vâng ạ! Họ sống trông cậy vào quà cáp con cái biếu, với chút ít hoa lợi đồng mầu, chẳng dư dật mấy tý mà cung phụng nhang đèn hậu, thưa thầy!
- Thế ma chay, cưới xin lễ lạt cũng không có nốt ư?
- Bạch thầy, con làm theo đúng nghi thức phật giáo và các bổn sư cao tăng dậy dỗ ạ. Trong khi đó chùa các nơi lại tấp nập bùa chú lạ, được lòng dân lắm ạ! Vâng! Dân họ chỉ hoan hỉ mở hầu bao khi tới chục triệu đồng thất thất lai tuần, mờisư tăng về múa trượng xích (3) mở cửa ngục, tưởng thế để người mới quá cố sớm siêu sinh tịnh độ, chứ không muốn bần ni chúng con chỉ trì tụng ạ! Hà hà… Đại đức cười độ lượng: Thảo nào có đạo hữu phàn nàn bị ni cô phá giá! Song ngài nghĩ thầm: Trấn yểm trùng tang hàng trăm triệu, còn khuya con mới đến tuổi làm.
- Nhưng mà này. Ngài đổi giọng vỗ về: Con có thấy xóm thuyền chài bỏ sông nước lên bờ đang xây cái tu viện to uỳnh gần ngã ba không? Sắp tới, hàng dãy xưởng máy may công nghiệp dựng trên cánh đầm rộc mênh mông đang phụt cát. Rồi dân thập phương sẽ kéo tụ về đây, tới cả mấy ngàn người. Ta phải tranh thủ thời cơ này mà khuyếch trương hoằng pháp cứu độ chúng sinh nhá.Thời mạt pháp, các tôn giáo đang tranh giành đệ tử, con nhang. Ta cũng phải liên kết, cộng sinh cùng cánh thầy cúng cò gỗ mổ cò thật, có mỗi tay nải đựng cái mõ không (!) Họ cần gì? Cần núp dưới bóng Phật, cần mượn không gian bề thế linh thiêng của chùa để giải hạn trừ tai cho dân chúng bằng những lời rỗng tuếch. Ôi! mạng người mà chỉ đổi bằng mớ giấy lộn vẽ dán hình nhân lên nan tre đan. Con có thấy nực cười chăng? Nhưng người thế gian muốn vậy.
Ta phải nương theo họ mới tồn tại được. Thì ta chỉ đứng ra, mọi nghi lễ kệ thầy bà họ làm. Cố lắm ta tụng cho chúng sinh nghe bài kinh Địa tạng. Các nơi họ đang vận dụng ăn chia 50/50, khối tiền ra đấy. Mà con biết thời buổi bất an này, có lá bùa hộ mạng, chỉ bỏ ra dăm bẩy ngàn bạc lẻ, ai chả muốn. Con tính đi chỉ cần một phần của mấy ngàn người khu công nghiệp cung tiến tư rằm đều đặn, thầy trò ta thoải mái xây dựng chùa lộng lẫy chứ chả để úi xùi như này mãi được.
- Dạ thưa.. Ni cô khúm núm cúi đầu, chắp đôi bàn tay ấp cái phong bì dày dâng về phía đại đức: Đây là số tiền chùa con dành dụm gọi là xô vôi, xẻng cát cúng dường nhà tổ ạ! Không được như kế hoạch của thầy chỉ bảo đâu ạ!
Đại đức mở phong bao vân vê nẹn tiền lẻ, chẳng vẻ gì cảm kích cho lắm.
- Thầy
xin! Nhưng thầy cần ở ni cô tấm lòng vâng phục cơ, chứ tiền bạc bõ bèn chi. Lần
sau thầy tới, không khí chùa phải sống động chứ đừng như chùa Bà Đanh thế này,
buồn lắm. Nhớ dọn cho thầy chỗ ngả lưng, chứ sà sã cả ngày về đến chùa của ni
sư mà còn căng thẳng hơn hội nghị, thì tu tỉnh làm gì cho nhọc?
Ni cô cúi thấp hẳn đầu xuống để tránh cái nhìn soi mói của ngài.
Ni cô cúi thấp hẳn đầu xuống để tránh cái nhìn soi mói của ngài.
Ông khách lởi xởi bữa
trưa hôm ấy quá hẹn đến vài hôm mà không thấy. Đợi suốt cả ngày nay cũng mất mặt.
Dự là sẽ không bao giờ tới nữa.Chắc ông ta chỉ là cò mồi, là phép thử của vị đại
đức cai quản giáo hội Phật giáo vùng này. Lòng bà Nhàn như xát muối, khi trên
ban Tam Bảo thủng thẳng những tiếng chuông nghèn nghẹn. Dự là ni cô sẽ phải
chuyển đi chùa nào khô chồi hơn nữa, nhường nơi có vẻ đẹp tiềm ẩn này như lời
ông ấy nói cho cánh hẩu biết năng động đồng hành cùng kinh tế thị trường cơ.
Bà Nhàn nén thở dài, buột thành tiếng: cạm bẫy cả!
Bà Nhàn nén thở dài, buột thành tiếng: cạm bẫy cả!
- Về thôi con ơi, về với mẹ cho
lành.
(1) Quy y: Nghi lễ nhà Phật dung nạp phật tử.
(2) Áo lục thù: Mảnh vải có bùa chú để mặc (bó) cho người theo đạo Phật đã mất.
(3) Trượng xích: Cây gậy có đoạn xích khi nhà sư hành lễ.
(1) Quy y: Nghi lễ nhà Phật dung nạp phật tử.
(2) Áo lục thù: Mảnh vải có bùa chú để mặc (bó) cho người theo đạo Phật đã mất.
(3) Trượng xích: Cây gậy có đoạn xích khi nhà sư hành lễ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét