Nhà thơ Trần Hồng Tâm sinh ra và lớn lên ở thành phố Huế, nơi có dòng sông An Cựu "nắng đục mưa trong", có Hoàng Thành uy nghi trầm mặc soi mình bên dòng nước Hương giang thơ mộng.
- “Tôi lại về bên dòng sông An Cựu
Con nước buồn khi nắng đục mưa trong”
Những hình ảnh của kinh đô Đế Vương của một thời, cầu Tràng Tiền lộng gió, những tà áo trắng buổi tan trường. Những con đường thân quen với hàng cây hoa phượng đỏ rợp trời, hay những hàng cây bằng lăng hoa tím biếc đầy lãng mạn... cả những điệu hò mái nhì, mái đẩy trên sông Hương trời chiều phải chăng đã hun đúc nên hồn thơ dạt dào của anh. Có thể nói tình yêu Huế là mạch nguồn bao trùm xuyên suốt trong thơ THT. Tình yêu dành cho Huế, cho người thương đan xen hòa quyện vào nhau một cách hài hòa như không thể tách bạch.
1/ TRẦN HỒNG TÂM - NHÀ THƠ YÊU HUẾ NỒNG SAY
- “Tôi lại về bên dòng sông An Cựu
Con nước buồn khi nắng đục mưa trong”
Những hình ảnh của kinh đô Đế Vương của một thời, cầu Tràng Tiền lộng gió, những tà áo trắng buổi tan trường. Những con đường thân quen với hàng cây hoa phượng đỏ rợp trời, hay những hàng cây bằng lăng hoa tím biếc đầy lãng mạn... cả những điệu hò mái nhì, mái đẩy trên sông Hương trời chiều phải chăng đã hun đúc nên hồn thơ dạt dào của anh. Có thể nói tình yêu Huế là mạch nguồn bao trùm xuyên suốt trong thơ THT. Tình yêu dành cho Huế, cho người thương đan xen hòa quyện vào nhau một cách hài hòa như không thể tách bạch.
1/ TRẦN HỒNG TÂM - NHÀ THƠ YÊU HUẾ NỒNG SAY
Tình yêu dành cho Huế trong anh tạo nên cảm hứng dạt dào để anh viết nên những vần thơ yêu Huế, thương nhớ Huế day dứt không nguôi. Huế là nơi anh sinh ra và lớn lên với biết bao kỷ niệm. Dù khi trưởng thành đời trai anh nhuốm màu lữ thứ cho thỏa chí tang bồng nơi góc biển chân trời... nhưng lòng vẫn luôn hướng về Cố Đô yêu dấu!
- “Bởi rứa đó đi mô rồi cũng chộ
Bàng bạc trên đầu cũng Huế thôi
Sông Hương Núi Ngự luôn chờ đợi
Những gót chân xa hẹn bữa về”
(Viết cho ngày trở lại Huế)
Khi anh có dịp trở lại quê nhà với niềm vui sướng bồi hồi, dâng trào cảm xúc:
- “Huế đây rồi lòng ta xao xuyến quá!
Ôi đất trời của ngày tháng nhớ thương
Hồn rạo rực tay ôm choàng bốn hướng
Giọt ngậm ngùi sướt mướt Huế yêu ơi!”
Khi đi giữa thành phố Sài Gòn chợt bắt gặp một giọng Huế thân quen anh cảm thấy lòng mình ấm lại với âm điệu thổ ngữ Huế, xa cách vời vợi nhớ thương đã lậu ngày.
- “Sài Gòn nắng chiều ni như bối rối
Bởi vì nghe em nói tiếng "răng, ri"
Ai đem Huế thả giữa trời lạ hí
Chút ấm lòng thương quá Huế ơi!”
Những hình ảnh như Hoàng Thành, sông Hương, Núi Ngự, Chợ Động Ba, Trường Tiền với những nhịp cầu cong, mưa mù Đập Đá, ... Những tên gọi về địa danh xứ Huế như Kim Long, Long Thọ, Nguyệt Biều, An Cưu,... đã tạo nên nên một bức tranh Huế rõ nét trong thơ anh. Gợi lên nỗi nhớ da diết về quê hương xứ sở - nơi chôn rau cắt rốn cho biết bao người dân Huế sống xa quê! Anh cũng đã lý giải đôi phần vì sao yêu Huế là vậy mà phải sống xa quê.
- “Ai muốn xa nơi chôn rau cắt rốn
Chỉ vì đời cơm áo phải lo toan
Nước mắt theo chân lòng người ly loạn
Đêm giấu nỗi buồn giấc ngủ cô đơn”
Thơ THT có thể nói đã làm rung động con tim của biết bao độc giả yêu Huế
Trước hết vì âm điệu, ngôn ngữ Huế trong thơ anh rất đỗi thân quen mà bất cứ người dân Huế nào đang sống ở Huế hay xa quê đã lâu không về tình cờ nghe những lời rất Huế của THT cũng sẽ yêu Huế hơn và nhớ Huế bội phần.
Thơ anh đã dẫn dắt người đọc về với những kỷ niệm thuở ấu thơ, thuở cắp sách tới trường... Những con đường, những góc phố thân quen
- “Xuân ni Huế mưa nhiều không cánh én
Khi xuân về qua phố chợ Đông Ba
Đại Nội buồn tênh mưa mù Đập Đá
Ngóng ai mô mà ướt lạnh cả lòng”
- “Xuân ni mưa nhiều Huế buồn thấy tội
Qua Trường Tiền mưa mù mịt dòng Hương
Chưa tạm biệt mà hồn ta thành tượng
Hóa đá ngồi ôm Huế cả xuân xưa”
Cứ mỗi độ xuân về tết đến, ở nơi xa lòng anh đau đáu nhớ về Cố Quận. Khi có dịp trở về vui tết với gia đình, với quê hương, lòng tác giả vui dâng trào cảm xúc, náo nức, bồi hồi của ngươi đi xa nay trở về với Huế. Biết bao điều muốn nói với Huế thân yêu!
“Mai tôi về Huế có buồn chi lạ?
Một người đi cách biệt đã lâu rồi
Sông Hương ơi! nhịp cầu cong còn đợi?
Tiếng lòng tôi vẫn Huế rứa mà thôi!”
(Mai tôi về)
Khi xa Huế, từ nơi xa lòng anh vẫn hướng về Cố Đô với một nỗi niềm tha thiết yêu thương và mong quê hương luôn tươi đẹp.
- “Ngày xuân nơi xa lòng anh vẫn hướng
Mơ quê nhà một màu nắng thật trong
Hoa cải vàng mưa xuân mô còn đọng
Đường Kim Long trải bước lối ta về.”
Và đây là nguyện ước của anh:
- “Nếu cho tôi một điều nguyện ước
Tôi xin được về sống với quê hương
Bỏ lại sau lưng những ngày dài ngất ngưởng
Trả muộn phiền từ thuở lỡ ra đi”
Có thể nói tình yêu Huế khi xa quê của THT tạo nên cõi nhớ trong thơ. Nó bao trùm toàn bộ các sáng tác của anh dành cho Huế giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình yêu Huế nồng say. Vì vậy thơ THT đóng góp không nhỏ khi tạo nên sức quyến rũ gọi mời đọc giả đến với trang thơ "Những vần thơ cho Huế" có lẽ lên đến khoảng gần 5000 người trên thi đàn facebook hiện nay, mà anh là một trong những quản trị viên của trang thơ. Chưa kể những đọc giả ở trang cá nhân anh và trang của bạn bè cùng anh xướng họa.
Tình yêu Huế của anh kết hợp hài hòa lồng vào trang viết là tình yêu mộng mơ trong sáng buổi ban đầu và tất nhiên không thể thiếu hình bóng giai nhân.
“Nhỏ vẫn rứa tóc thả dai vương vấn
Qua Trường Tiền dậy sóng cả lòng anh
Tan học về màu áo trắng mênh mông
Như sương khói khiến hồn anh ngơ ngẩn”
Những vần thơ tình của THT như một lời tâm tình nhẹ nhàng, đằm thắm duyên dáng, ý nhị nhưng không kém phần lãng mạn đắm say.
Hình ảnh giai nhân xứ Huế nói riêng và con người xứ Huê nói chung, phải chăng nét trang đài trong cốt cách cung đình Huế và nét dịu dàng lãng mạn của dòng Hương đã tạo nên tính cách con người Huế sâu kín, đằm thắm , lãng mạn và đầy thi vị. Đặc biệt hình ảnh cô gái Huế đoan hạnh nhu mì
- “Trầm tư nho nhã con người Huế
O tím - áo dài - "mô" dễ thương!”
- “Bởi rứa đó đi mô rồi cũng chộ
Bàng bạc trên đầu cũng Huế thôi
Sông Hương Núi Ngự luôn chờ đợi
Những gót chân xa hẹn bữa về”
(Viết cho ngày trở lại Huế)
Khi anh có dịp trở lại quê nhà với niềm vui sướng bồi hồi, dâng trào cảm xúc:
- “Huế đây rồi lòng ta xao xuyến quá!
Ôi đất trời của ngày tháng nhớ thương
Hồn rạo rực tay ôm choàng bốn hướng
Giọt ngậm ngùi sướt mướt Huế yêu ơi!”
Khi đi giữa thành phố Sài Gòn chợt bắt gặp một giọng Huế thân quen anh cảm thấy lòng mình ấm lại với âm điệu thổ ngữ Huế, xa cách vời vợi nhớ thương đã lậu ngày.
- “Sài Gòn nắng chiều ni như bối rối
Bởi vì nghe em nói tiếng "răng, ri"
Ai đem Huế thả giữa trời lạ hí
Chút ấm lòng thương quá Huế ơi!”
Những hình ảnh như Hoàng Thành, sông Hương, Núi Ngự, Chợ Động Ba, Trường Tiền với những nhịp cầu cong, mưa mù Đập Đá, ... Những tên gọi về địa danh xứ Huế như Kim Long, Long Thọ, Nguyệt Biều, An Cưu,... đã tạo nên nên một bức tranh Huế rõ nét trong thơ anh. Gợi lên nỗi nhớ da diết về quê hương xứ sở - nơi chôn rau cắt rốn cho biết bao người dân Huế sống xa quê! Anh cũng đã lý giải đôi phần vì sao yêu Huế là vậy mà phải sống xa quê.
- “Ai muốn xa nơi chôn rau cắt rốn
Chỉ vì đời cơm áo phải lo toan
Nước mắt theo chân lòng người ly loạn
Đêm giấu nỗi buồn giấc ngủ cô đơn”
Thơ THT có thể nói đã làm rung động con tim của biết bao độc giả yêu Huế
Trước hết vì âm điệu, ngôn ngữ Huế trong thơ anh rất đỗi thân quen mà bất cứ người dân Huế nào đang sống ở Huế hay xa quê đã lâu không về tình cờ nghe những lời rất Huế của THT cũng sẽ yêu Huế hơn và nhớ Huế bội phần.
Thơ anh đã dẫn dắt người đọc về với những kỷ niệm thuở ấu thơ, thuở cắp sách tới trường... Những con đường, những góc phố thân quen
- “Xuân ni Huế mưa nhiều không cánh én
Khi xuân về qua phố chợ Đông Ba
Đại Nội buồn tênh mưa mù Đập Đá
Ngóng ai mô mà ướt lạnh cả lòng”
- “Xuân ni mưa nhiều Huế buồn thấy tội
Qua Trường Tiền mưa mù mịt dòng Hương
Chưa tạm biệt mà hồn ta thành tượng
Hóa đá ngồi ôm Huế cả xuân xưa”
Cứ mỗi độ xuân về tết đến, ở nơi xa lòng anh đau đáu nhớ về Cố Quận. Khi có dịp trở về vui tết với gia đình, với quê hương, lòng tác giả vui dâng trào cảm xúc, náo nức, bồi hồi của ngươi đi xa nay trở về với Huế. Biết bao điều muốn nói với Huế thân yêu!
“Mai tôi về Huế có buồn chi lạ?
Một người đi cách biệt đã lâu rồi
Sông Hương ơi! nhịp cầu cong còn đợi?
Tiếng lòng tôi vẫn Huế rứa mà thôi!”
(Mai tôi về)
Khi xa Huế, từ nơi xa lòng anh vẫn hướng về Cố Đô với một nỗi niềm tha thiết yêu thương và mong quê hương luôn tươi đẹp.
- “Ngày xuân nơi xa lòng anh vẫn hướng
Mơ quê nhà một màu nắng thật trong
Hoa cải vàng mưa xuân mô còn đọng
Đường Kim Long trải bước lối ta về.”
Và đây là nguyện ước của anh:
- “Nếu cho tôi một điều nguyện ước
Tôi xin được về sống với quê hương
Bỏ lại sau lưng những ngày dài ngất ngưởng
Trả muộn phiền từ thuở lỡ ra đi”
Có thể nói tình yêu Huế khi xa quê của THT tạo nên cõi nhớ trong thơ. Nó bao trùm toàn bộ các sáng tác của anh dành cho Huế giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình yêu Huế nồng say. Vì vậy thơ THT đóng góp không nhỏ khi tạo nên sức quyến rũ gọi mời đọc giả đến với trang thơ "Những vần thơ cho Huế" có lẽ lên đến khoảng gần 5000 người trên thi đàn facebook hiện nay, mà anh là một trong những quản trị viên của trang thơ. Chưa kể những đọc giả ở trang cá nhân anh và trang của bạn bè cùng anh xướng họa.
Tình yêu Huế của anh kết hợp hài hòa lồng vào trang viết là tình yêu mộng mơ trong sáng buổi ban đầu và tất nhiên không thể thiếu hình bóng giai nhân.
“Nhỏ vẫn rứa tóc thả dai vương vấn
Qua Trường Tiền dậy sóng cả lòng anh
Tan học về màu áo trắng mênh mông
Như sương khói khiến hồn anh ngơ ngẩn”
Những vần thơ tình của THT như một lời tâm tình nhẹ nhàng, đằm thắm duyên dáng, ý nhị nhưng không kém phần lãng mạn đắm say.
Hình ảnh giai nhân xứ Huế nói riêng và con người xứ Huê nói chung, phải chăng nét trang đài trong cốt cách cung đình Huế và nét dịu dàng lãng mạn của dòng Hương đã tạo nên tính cách con người Huế sâu kín, đằm thắm , lãng mạn và đầy thi vị. Đặc biệt hình ảnh cô gái Huế đoan hạnh nhu mì
- “Trầm tư nho nhã con người Huế
O tím - áo dài - "mô" dễ thương!”
(Công HuyềnTôn Nữ Trâm Anh - Huế “chẳng có chi” để nhớ để thương)
Với đầy đủ "công, dung, ngôn, hạnh" có khi còn đủ cả "cầm, kỳ, thi, họa" để cho bao tao nhân mặc khách đến Huế một lần rồi ngơ ngẩn tơ vương.
- “Sông Hương Thượng Tứ còn in bóng
Một dáng trang đài đến ngẩn ngơ“
(Tình cô gái Huế)
Với đầy đủ "công, dung, ngôn, hạnh" có khi còn đủ cả "cầm, kỳ, thi, họa" để cho bao tao nhân mặc khách đến Huế một lần rồi ngơ ngẩn tơ vương.
- “Sông Hương Thượng Tứ còn in bóng
Một dáng trang đài đến ngẩn ngơ“
(Tình cô gái Huế)
2/ TRẦN HỒNG TÂM VỚI CHÚT TÌNH CHƯA NGỎ
Trong chúng ta ai đã từng đi qua những năm tháng tuổi học trò, tuổi sinh viên mà không khỏi một lần thầm yêu trộm nhớ "một cánh phượng hồng" và những lời yêu chưa ngỏ, để rồi mang nuối tiếc không nguôi? Tác giả đã gửi đến đọc giả tâm sự của chính mình mà cũng là nói giùm cho biết bao chàng trai cô gái với những lời yêu chưa ngỏ, những lá thư tình "Còn hoài trong vở" "giữa giờ chơi mang đến lại mang về" (Đỗ Trung Quân). Đọc thơ THT ký ức chúng ta chợt ùa về và không khỏi chạnh lòng xao xuyến nhớ người xưa!
- “Có ai về nhặt giùm tôi chút nắng
Bên sân trường ô cửa lớp ngày xưa
Có mắt xanh thay cánh phượng mới vừa
Ra hoa đỏ giữa giờ chơi lặng lẽ”
- “Tôi vẫn giấu bước chân mình rất khẽ
Sợ gió làm tan nỗi nhớ trong mơ
Thư trong tay răng cứ mãi đợi chờ
Không dám ngỏ sợ em cười dị chết”
Thương lắm, yêu lắm những nụ cười xinh và đôi mắt biếc. Có khi suốt cả cuộc đời nụ cười ấy dễ gì quên!
- “Thương tiếng cười đôi mắt biếc xinh xinh
của ai đó lúc tan trường thật vội
Cái tuổi học trò răng yêu rứa
Mắt mới nhìn lòng đã đắm say”.
Yêu si mê nhưng không dám ngỏ, lời tỏ tình khó đến vậy sao? Để rồi mùa phượng về cũng là mùa chia ly, những cô cậu học trò tung cánh muôn phương mang theo những nỗi niềm tiếc nuối không nguôi!
- “Tình đang xuân nhưng lòng tôi bin rịn
Lời giã từ chưa kịp nói hôm qua”
Để rồi khi cất bước xa quê, dấn thân vào cuộc đời lữ thứ cũng như bao chàng trai, tình đầu không dám ngỏ. Tác giả nói gì đây chúng ta hãy nghe tiếp lời tâm sự:
- “Là lỗi tôi từ khi vừa gặp gỡ
Đời thư sinh bút mực giấy học trò
Tương lai ư? Chỉ là mây với gió
Đành khép lòng thôi chẳng dám mơ thêm.”
Thơ tác giả Trần Hồng Tâm dành cho Huế cho "em", trong Huế có "em" và trong "em" có Huế. Huế và "em" là hai "nhân vật" trữ tình luôn đồng hành, đan xen hòa lẫn vào nhau tạo nên sự duyên dáng và đầy quyến rũ trong thơ
- “Đây Thương Bạc tê đường vô Thành Nội
Hương sen hồ còn thoang thoảng chiều xưa
Anh đếm bước chờ Nhỏ về từng bữa
Áo học trò màu trắng tuổi tinh khôi”
- “Có ai về nhặt giùm tôi chút nắng
Bên sân trường ô cửa lớp ngày xưa
Có mắt xanh thay cánh phượng mới vừa
Ra hoa đỏ giữa giờ chơi lặng lẽ”
- “Tôi vẫn giấu bước chân mình rất khẽ
Sợ gió làm tan nỗi nhớ trong mơ
Thư trong tay răng cứ mãi đợi chờ
Không dám ngỏ sợ em cười dị chết”
Thương lắm, yêu lắm những nụ cười xinh và đôi mắt biếc. Có khi suốt cả cuộc đời nụ cười ấy dễ gì quên!
- “Thương tiếng cười đôi mắt biếc xinh xinh
của ai đó lúc tan trường thật vội
Cái tuổi học trò răng yêu rứa
Mắt mới nhìn lòng đã đắm say”.
Yêu si mê nhưng không dám ngỏ, lời tỏ tình khó đến vậy sao? Để rồi mùa phượng về cũng là mùa chia ly, những cô cậu học trò tung cánh muôn phương mang theo những nỗi niềm tiếc nuối không nguôi!
- “Tình đang xuân nhưng lòng tôi bin rịn
Lời giã từ chưa kịp nói hôm qua”
Để rồi khi cất bước xa quê, dấn thân vào cuộc đời lữ thứ cũng như bao chàng trai, tình đầu không dám ngỏ. Tác giả nói gì đây chúng ta hãy nghe tiếp lời tâm sự:
- “Là lỗi tôi từ khi vừa gặp gỡ
Đời thư sinh bút mực giấy học trò
Tương lai ư? Chỉ là mây với gió
Đành khép lòng thôi chẳng dám mơ thêm.”
Thơ tác giả Trần Hồng Tâm dành cho Huế cho "em", trong Huế có "em" và trong "em" có Huế. Huế và "em" là hai "nhân vật" trữ tình luôn đồng hành, đan xen hòa lẫn vào nhau tạo nên sự duyên dáng và đầy quyến rũ trong thơ
- “Đây Thương Bạc tê đường vô Thành Nội
Hương sen hồ còn thoang thoảng chiều xưa
Anh đếm bước chờ Nhỏ về từng bữa
Áo học trò màu trắng tuổi tinh khôi”
- “Răng Huế mưa cho lòng ta thấy đợi
Bên chân cầu lặng lẽ một hoàng hôn
Mưa tím quá nắng vàng xuân cũng trốn
Nhỏ mô rồi màu mắt của Huế xưa?”
(Đôi lời gửi Huế)
Có lẽ ai cũng biết màu tím Huế thủy chung - màu áo của các nữ sinh một thời Đồng Khánh. Màu tím của những áng mây trôi trên dòng Hương những chiều hoàng hôn đẹp lạ! Màu tím của những cánh hoa bằng lăng trên các nẻo đường xứ Huế... Tất cả đã làm nên một màu tím rất đặc trưng của Huế .Và dĩ nhiên màu tím không thể thiếu trong thơ Trần Hồng Tâm.
- “Tím chi rứa để Huế buồn đến lạ
Thu trong anh màu tím Huế kiêu sa
Bởi vì em đem mưa nắng quê nhà
Pha nên vẻ tím buồn riêng rất Huế“
Và vì vậy tiếng yêu đầu màu tím chiếm hồn anh!
Bên chân cầu lặng lẽ một hoàng hôn
Mưa tím quá nắng vàng xuân cũng trốn
Nhỏ mô rồi màu mắt của Huế xưa?”
(Đôi lời gửi Huế)
Có lẽ ai cũng biết màu tím Huế thủy chung - màu áo của các nữ sinh một thời Đồng Khánh. Màu tím của những áng mây trôi trên dòng Hương những chiều hoàng hôn đẹp lạ! Màu tím của những cánh hoa bằng lăng trên các nẻo đường xứ Huế... Tất cả đã làm nên một màu tím rất đặc trưng của Huế .Và dĩ nhiên màu tím không thể thiếu trong thơ Trần Hồng Tâm.
- “Tím chi rứa để Huế buồn đến lạ
Thu trong anh màu tím Huế kiêu sa
Bởi vì em đem mưa nắng quê nhà
Pha nên vẻ tím buồn riêng rất Huế“
Và vì vậy tiếng yêu đầu màu tím chiếm hồn anh!
- “Thôi anh trả những chiều qua thơ dại
Tiếng yêu đầu một màu tím Huế xưa”
Tiếng yêu đầu một màu tím Huế xưa”
3/ TRẦN HỒNG TÂM VỚI CỐ NHÂN
Có những bài thơ của anh như một câu chuyện tình thơ mộng. Đó là những lời tâm tình nhẹ nhàng sâu lắng. ngôn từ giản dị tự nhiên như lời nói nhưng về mặt thi ca đã tạo nên những hình ảnh đặc sắc, ấn tượng.
- “Con đường xưa đã quen nhưng bối rối
Lạ chưa tề từng bước bữa ni
Nhỏ đã xa còn mô nữa hỷ
Đồng Khánh bên trường áo xa xưa”
- “Lối Hoàng Thành một mình anh mãi ngóng
Nhỏ mô rồi răng xa rứa Nhỏ ơi!
- Đêm ni xuân Huế về chợt lạ
Chạnh lòng nhớ Huế cố nhân ơi!”
(Chiều xuân nhớ Nhỏ)
"Nhỏ" có lẽ là tên gọi thân mật của cố nhân hay chỉ là một nhân vật trữ tình trong thơ anh nhưng đó là những kỷ niệm với người xưa không thể phai mờ theo năm tháng.
- “Thời gian qua bao là mưa nắng
Nhỏ và anh cũng lạc lối về
Chuyện tình mình nhiều nỗi sơn khê
Như mây gió một thời hoang dại.”
(Chiều xuân nhớ Nhỏ)
- “Chiều ni xuân về ngàn hoa đua thắm
Lòng anh đau nỗi nhớ vọng quê nhà
Huế còn xa lòng anh như hóa đá
Biết chi không Nhỏ ngoài nớ của anh.”
(Chiều ni xuân về ngoài nớ)
Đề tài tình yêu là một để tài muôn thuở, biết bao nhiêu văn nhân thi sĩ đã tốn biết bao nhiêu giấy mực về đề tài này nhưng có lẽ cảm hứng thi ca không bao giờ vơi cạn đối với các thi sĩ thơ tình trong đó có Trần Hồng Tâm - thi sĩ Huế đương đại.
- “Chuyện tình yêu như bài ca bất tận
Như mùa xuân của Huế đẹp vô cùng
Nhỏ mãi là màu mắt nớ thủy chung
Như sóng nước Hương giang dài ra biển”
Có phải ai cũng yêu là chung lối trọn đời đâu và tình yêu của anh với Nhỏ cũng không tránh khỏi éo le trắc trở. Vì vậy mối tình dang dở là một mối tình đẹp và day dứt không nguôi.
- “Hạnh phúc nào không một lần đưa tiễn
Vết đau trầm sâu lắng cuối cơn mưa
Chẳng là của nhau như tình đã hứa
Cũng xin một lần gặp lại Nhỏ ơi!”
Anh đã yêu bằng cả trái tim của một thời trai trẻ là một mối tình đẹp lãng mạn và thiết tha. Của "Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/ Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên" (Thế Lữ)
Và THT cũng thế nỗi nhớ cứ dằng dặc theo anh:
- “Thời gian cứ vơi dần theo năm tháng
Cuối một ngày rồi lặng lẽ chia tay
Bốn mươi năm hơn biết có đủ dài
Trong nỗi nhớ một đời người xa vắng”
(Mừng sinh nhật Nhỏ)
- “Chuyện tình yêu khi mô mà không rứa
Muốn quên đi mà quên được mô nờ”
Thơ là tiếng lòng,là tiếng nói của con tim. Khi cảm hứng thi ca dâng trào, nhà thơ đã chuyển tới đọc giả những cảm xúc của chính mình .Nỗi niềm riêng và cũng sẽ là nỗi niềm chung nói giùm cho những mối tình đầu đẹp đẽ. Ai đọc thơ THT cũng có thể bắt gặp bóng hình mình trong đó. Bởi vì ai cũng có thể có mối tình đầu mới chớm rồi lặng lẽ chia xa để rồi mang theo nỗi nhớ thương vời vợi bóng hình ai một thuở?. Những vần thơ của THT dẫn chúng ta vào một cõi nhớ . Có thể nói cõi nhớ là nguồn cảm hứng bất tận bao trùm lên toàn bộ các sáng tác của anh.
- “Con đường xưa đã quen nhưng bối rối
Lạ chưa tề từng bước bữa ni
Nhỏ đã xa còn mô nữa hỷ
Đồng Khánh bên trường áo xa xưa”
- “Lối Hoàng Thành một mình anh mãi ngóng
Nhỏ mô rồi răng xa rứa Nhỏ ơi!
- Đêm ni xuân Huế về chợt lạ
Chạnh lòng nhớ Huế cố nhân ơi!”
(Chiều xuân nhớ Nhỏ)
"Nhỏ" có lẽ là tên gọi thân mật của cố nhân hay chỉ là một nhân vật trữ tình trong thơ anh nhưng đó là những kỷ niệm với người xưa không thể phai mờ theo năm tháng.
- “Thời gian qua bao là mưa nắng
Nhỏ và anh cũng lạc lối về
Chuyện tình mình nhiều nỗi sơn khê
Như mây gió một thời hoang dại.”
(Chiều xuân nhớ Nhỏ)
- “Chiều ni xuân về ngàn hoa đua thắm
Lòng anh đau nỗi nhớ vọng quê nhà
Huế còn xa lòng anh như hóa đá
Biết chi không Nhỏ ngoài nớ của anh.”
(Chiều ni xuân về ngoài nớ)
Đề tài tình yêu là một để tài muôn thuở, biết bao nhiêu văn nhân thi sĩ đã tốn biết bao nhiêu giấy mực về đề tài này nhưng có lẽ cảm hứng thi ca không bao giờ vơi cạn đối với các thi sĩ thơ tình trong đó có Trần Hồng Tâm - thi sĩ Huế đương đại.
- “Chuyện tình yêu như bài ca bất tận
Như mùa xuân của Huế đẹp vô cùng
Nhỏ mãi là màu mắt nớ thủy chung
Như sóng nước Hương giang dài ra biển”
Có phải ai cũng yêu là chung lối trọn đời đâu và tình yêu của anh với Nhỏ cũng không tránh khỏi éo le trắc trở. Vì vậy mối tình dang dở là một mối tình đẹp và day dứt không nguôi.
- “Hạnh phúc nào không một lần đưa tiễn
Vết đau trầm sâu lắng cuối cơn mưa
Chẳng là của nhau như tình đã hứa
Cũng xin một lần gặp lại Nhỏ ơi!”
Anh đã yêu bằng cả trái tim của một thời trai trẻ là một mối tình đẹp lãng mạn và thiết tha. Của "Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/ Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên" (Thế Lữ)
Và THT cũng thế nỗi nhớ cứ dằng dặc theo anh:
- “Thời gian cứ vơi dần theo năm tháng
Cuối một ngày rồi lặng lẽ chia tay
Bốn mươi năm hơn biết có đủ dài
Trong nỗi nhớ một đời người xa vắng”
(Mừng sinh nhật Nhỏ)
- “Chuyện tình yêu khi mô mà không rứa
Muốn quên đi mà quên được mô nờ”
Thơ là tiếng lòng,là tiếng nói của con tim. Khi cảm hứng thi ca dâng trào, nhà thơ đã chuyển tới đọc giả những cảm xúc của chính mình .Nỗi niềm riêng và cũng sẽ là nỗi niềm chung nói giùm cho những mối tình đầu đẹp đẽ. Ai đọc thơ THT cũng có thể bắt gặp bóng hình mình trong đó. Bởi vì ai cũng có thể có mối tình đầu mới chớm rồi lặng lẽ chia xa để rồi mang theo nỗi nhớ thương vời vợi bóng hình ai một thuở?. Những vần thơ của THT dẫn chúng ta vào một cõi nhớ . Có thể nói cõi nhớ là nguồn cảm hứng bất tận bao trùm lên toàn bộ các sáng tác của anh.
Trước hết nói về ngôn ngữ thơ: Thơ anh không dùng những ngôn từ trác tuyệt, lạ lẫm hay phi thường... mà chỉ là những lời nói giản dị thường ngày là những ngôn từ người dân Huế thường dùng để nói chuyện với nhau như "Ri, tê, mô, rứa... ''vận dụng gieo vần khéo léo phù hợp với ngữ cảnh làm nên sự độc đáo dễ thương trong thơ anh. Ngôn ngữ thơ THT là ngôn ngữ đối thoại giữa hai người hoặc độc thoại. Cấu trúc thi thoại gồm đối thoại hoặc độc thoại để tạo nên thi ca:
- “Nhỏ ơi chiều ni xuân về ngoài nớ
Vắng anh biết Nhỏ có buồn không?
Mây vẫn bay trên trời chiều gió lộng
Ai đưa Nhỏ về mắt biếc dòng Hương”
Bằng thủ pháp ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ… để đạt tới ngôn ngữ thơ như quy luật thi pháp thi ca truyền thống. Anh làm nhiều thể loại thơ; Thơ ngũ ngôn, thơ lục bát, thơ thất ngôn, thơ bát ngôn... Phổ biến nhất là thơ thất ngôn và bát ngôn. Trong thơ anh có gia điệu trầm buồn trữ tình sâu lắng. Ý thơ ngọt ngào, lời thơ giản dị ,dễ đi vào lòng người để lại nhiều rung cảm trong lòng đọc giả để rồi đọng lại một tình yêu về quê hương xứ sở thiết tha, sự thủy chung sau trước với tình yêu không thể phai mờ theo thời gian:
- “Một trăm năm thoảng qua đời rất ngắn
Nhưng tình anh muôn thuở vẫn là em”
(Mai anh sẽ về)
- “Ai đi xa mà không nhớ ngày thơ dại
Mơ một lần về ôm Huế cả vòng tay”
- “Cứ mắt nớ như là mưa của Huế
Lãng đãng buồn chong nỗi nhớ heo may
Để từng đêm hay bất kể là ngày
Lòng da diết yêu chi mà lạ rứa? “
(Tạm biệt Huế)
Và cuối cùng là "một điều ước" với Huế yêu:
- “Xin gửi lại chút tình riêng vẫn mộng
Một ngày về gặp lại Huế và em!”
- “Nhỏ ơi chiều ni xuân về ngoài nớ
Vắng anh biết Nhỏ có buồn không?
Mây vẫn bay trên trời chiều gió lộng
Ai đưa Nhỏ về mắt biếc dòng Hương”
Bằng thủ pháp ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ… để đạt tới ngôn ngữ thơ như quy luật thi pháp thi ca truyền thống. Anh làm nhiều thể loại thơ; Thơ ngũ ngôn, thơ lục bát, thơ thất ngôn, thơ bát ngôn... Phổ biến nhất là thơ thất ngôn và bát ngôn. Trong thơ anh có gia điệu trầm buồn trữ tình sâu lắng. Ý thơ ngọt ngào, lời thơ giản dị ,dễ đi vào lòng người để lại nhiều rung cảm trong lòng đọc giả để rồi đọng lại một tình yêu về quê hương xứ sở thiết tha, sự thủy chung sau trước với tình yêu không thể phai mờ theo thời gian:
- “Một trăm năm thoảng qua đời rất ngắn
Nhưng tình anh muôn thuở vẫn là em”
(Mai anh sẽ về)
- “Ai đi xa mà không nhớ ngày thơ dại
Mơ một lần về ôm Huế cả vòng tay”
- “Cứ mắt nớ như là mưa của Huế
Lãng đãng buồn chong nỗi nhớ heo may
Để từng đêm hay bất kể là ngày
Lòng da diết yêu chi mà lạ rứa? “
(Tạm biệt Huế)
Và cuối cùng là "một điều ước" với Huế yêu:
- “Xin gửi lại chút tình riêng vẫn mộng
Một ngày về gặp lại Huế và em!”
Xin cảm ơn nhà thơ Trần Hồng Tâm - Một hồn thơ dạt dào với những sáng tác của anh dành cho Huế, cho tình yêu thật ngọt ngào lãng mạn!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét