Thơ "Tình trai" của Xuân Diệu
Ít người biết Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu còn có “thơ tình đồng
giới” mà có người gọi là thơ “tình trai”. Thời ông còn sống, xã hội ta coi tình
đồng giới là xấu xa, chứ không như bây giờ tình đồng giới đã được chấp nhận ở
nhiều nước bằng luật pháp. Nhưng Xuân Diệu đã có những bài thơ tình đồng giới
thật đắm đuối, nếu không chú ý, người ta có thể nghĩ đó là thơ ông viết cho phái
đẹp. Trong bài thơ EM ĐI đề tặng Hoàng Cát khi tiễn người em trai kết nghĩa này
lên tàu đi vào chiến trường miền Nam năm 1965, lúc đó Hoàng Cát đã 23 tuổi:
Em đi, để tấm lòng son mãi
Như ánh đèn chong, như ngôi sao
Em đi, một tấm lòng lưu lại
Anh nhớ thương em, lệ muốn trào.
Như ánh đèn chong, như ngôi sao
Em đi, một tấm lòng lưu lại
Anh nhớ thương em, lệ muốn trào.
Ôi Cát! Hôm vừa tiễn ở ga
Chưa chi ta đã phải chia xa!
Nụ cười em nở, tay em vẫy
Ôi mặt em thương như đóa hoa.
Chưa chi ta đã phải chia xa!
Nụ cười em nở, tay em vẫy
Ôi mặt em thương như đóa hoa.
Em hỡi! Đường kia vướng những gì
Mà anh mang nặng bước em đi!
Em ơi, anh thấy như anh đứng
Ôm mãi chân em chẳng chịu lìa.
Mà anh mang nặng bước em đi!
Em ơi, anh thấy như anh đứng
Ôm mãi chân em chẳng chịu lìa.
Nhưng bóng em đi đã khuất rồi
Đứt lìa khúc ruột của anh thôi!
Tình ta như mối dây muôn dặm
Buộc mãi đôi chân, dẫu cách vời.
Đứt lìa khúc ruột của anh thôi!
Tình ta như mối dây muôn dặm
Buộc mãi đôi chân, dẫu cách vời.
Em hẹn sau đây sẽ trở về
Sống cùng anh lại những say mê…
Áo chăn em gửi cho anh giữ
Xin gửi cùng em cả hẹn thề!.
Sống cùng anh lại những say mê…
Áo chăn em gửi cho anh giữ
Xin gửi cùng em cả hẹn thề!.
Một tấm lòng em sâu biết bao
Để anh thương mãi, biết làm sao!
Em đi xa cách, em ơi Cát
Em chớ buồn, nghe! Anh nhớ yêu…
Để anh thương mãi, biết làm sao!
Em đi xa cách, em ơi Cát
Em chớ buồn, nghe! Anh nhớ yêu…
(11.7.1965)
Xuân Diệu và Hoàng Cát
Sau cuộc chia tay Với Hoàng Cát, ông còn viết những bài thơ bộc
lộ sự cô đơn đến kiệt cùng:
Từ nay anh lại trên đời
Bữa cơm lại với một đôi đũa cầm
Giường kia một chiếu anh nằm
Phòng văn một bóng đăm đăm sớm chiều
Bữa cơm lại với một đôi đũa cầm
Giường kia một chiếu anh nằm
Phòng văn một bóng đăm đăm sớm chiều
Muôn ngàn cảm tạ em yêu
Chất cho anh được bao nhiêu ân tình
Cho hay anh đã để dành
Nén hương một thuở thơm thanh suốt đời
Sống bằng nhớ lại nguồn vui
Nhớ khi ôm cả đất trời cùng em.
Chất cho anh được bao nhiêu ân tình
Cho hay anh đã để dành
Nén hương một thuở thơm thanh suốt đời
Sống bằng nhớ lại nguồn vui
Nhớ khi ôm cả đất trời cùng em.
Trong những bài thơ Xuân Diệu viết tặng Hoàng Cát, có những câu
thơ thật cuồng nhớ, như là quay quắt nhớ người yêu của kẻ thất tình:
Bốn năm, nhưng cũng qua mau
Cõi trần ai được ở lâu thiên đường
Giã từ, từ biệt, đôi phương
Đôi nơi, đôi ngả, đôi đường, khổ anh
Bốn năm lại khép trời xanh
Nhớ em như một mộng lành mà thôi…
Cõi trần ai được ở lâu thiên đường
Giã từ, từ biệt, đôi phương
Đôi nơi, đôi ngả, đôi đường, khổ anh
Bốn năm lại khép trời xanh
Nhớ em như một mộng lành mà thôi…
Hoàng Cát là người mê thơ Xuân Diệu từ nhỏ. Anh quê Nam Đàn,
Nghệ An. Năm 16 tuổi Hàng Cát đi tìm trâu lạc thì gặp Xuân Diệu trên đường đi “thực
tế để sáng tác” đang ngồi dưới bóng cây nghỉ ngơi. Xuân Diệu thấy cậu bé đẹp
trai đang hớt hải tìm trâu thì gọi đến hỏi chuyện rất thân tình, rồi ông cho Cát
cái bánh chưng nhỏ mang theo, và dặn khi nào ra Hà Nội thì đến nhà ông. Mấy năm
sau, Hoàng Cát ra Hà Nội làm công nhân cơ khí, ghé nhà thăm Xuân Diệu. Họ đã thành
anh em kết nghĩa. Rồi anh nhập ngũ, Xuân Diệu đã tiễn Cát ra ga Hàng Cỏ (ga Hà
Nội hiện nay) lên tàu vào chiến trường. Anh bộ đội Hoàng Cát bị thương, mất một
chân trở về Hà Nội không chỉ làm thơ mà còn viết văn. Truyện ngắn “Cây táo ông
Lành” của Hoàng Cát in trên báo Văn Nghệ đã bị suy diễn thành “Cây táo ông Tố Hữu”,
và anh bị mất việc phải ra ga Hàng Cỏ bán nước chè dạo để kiếm sống. Xuân Diệu
rất thương nhưng không làm gì được, chỉ biết nhắn vợ chồng Cát đến nhà và tự
tay ông làm các món thế đãi… Hoàng Cát trở thành nhà thơ và đã xuất bản Tuyển tập
thơ Hoàng Cát gồm 2 tập, bìa cứng dày dặn.
Theo nhà thơ Hoàng Cát kể thì Xuân Diệu là người rất tiết kiệm,
nhưng lại rất thương người: “ Thời bao cấp nghèo khổ, đến cái tăm cũng phải ra
mậu dịch mua. Tăm mậu dịch thì làm to đoành, ông cứ hay kêu ca và bắt chẻ đôi
hoặc bẻ ra làm 4 cái. Ông mặc quần vá, áo may ô vá… Thế nhưng với bạn bè thì khác,
lúc cần ông vẫn sẵn sàng giúp đỡ, thậm chí cho cả trăm đồng, mà tiền trăm khi ấy
thì lớn lắm. Tính ông trung thực, bộc trực và thẳng thắn. Rất lãng mạn nhưng cũng
rất chỉn chu, cụ thể, hiện thực. Đói là nói đói, ngon là nói ngon. Ông tuyệt đối
không sống giả tạo, luôn được là chính mình, sống lặng lẽ, đứng ngoài những đua
chen, những ham hố vật chất tầm thường. Cái ông trọng nhất chính là thơ ca”.
Ngoài những bài thơ “tình trai” tặng mấy chú em kết nghĩa, Xuân
Diệu còn có một bài tình tặng cho TS Đặng Của là người đồng hương Bình Định (quê
ngoại):
Tư liệu
BA LỜI CẢM ƠN
Cảm ơn trời đất thật tài hoa
Đưa hết tình anh với đậm đà
Đem cả bài thơ và khúc nhạc
Sắc trời hương đất tạo em ra.
Đưa hết tình anh với đậm đà
Đem cả bài thơ và khúc nhạc
Sắc trời hương đất tạo em ra.
Cảm ơn thầy mẹ khéo nhân duyên
Sinh tạc ra em khối diệu huyền
Dáng nét làm cho anh quyến luyến
Sáng ngời đôi mắt khiến anh điên.
Sinh tạc ra em khối diệu huyền
Dáng nét làm cho anh quyến luyến
Sáng ngời đôi mắt khiến anh điên.
Lắm lúc nhìn em sững mắt anh
Cảm ơn em đã đón anh nhìn
Anh nhìn như thể rơi con mắt
Và cả thời gian cũng đứng im.
Cảm ơn em đã đón anh nhìn
Anh nhìn như thể rơi con mắt
Và cả thời gian cũng đứng im.
Cảm ơn trời đất, Cảm ơn thầy mẹ, Cảm ơn em… Ba lời cảm ơn đó
thật trân trọng, thật thảng thốt, nhưng rốt cuộc cũng chỉ để ca ngợi người mình
yêu và bày tỏ tình yêu quay quắt của chính mình. Có người cho rằng, đây là bài
thơ Xuân Diệu viết tặng TS Đặng Của, nhưng tôi nghĩ không phải thế. Vì đọc bút
tích của ông, thấy ông ghi: “Chép tặng Định Của…” “Chép tặng” có nghĩa là bài
thơ đã có sẵn, chỉ chép lại để tặng. Động thái này nhiều nhà thơ vẫn làm khi chưa
có bài thơ viết tặng riêng người mình muốn tặng, nhưng phải chọn bài thơ hợp với
tình cảm của mình lúc đó để “chép tặng”. Nếu là bài thơ tặng riêng cho đối tượng
thì tác giả vẫn thường ghi “tặng…” hoặc “Thân tặng…”, “Kính tặng…”, v.v…
Nhưng câu chuyện thơ “Tình trai” của Xuân Diệu là có thật, vì
sau cuộc hôn nhân 6 tháng tan vỡ với nữ Đạo diễn Bạch Diệp, ông có thêm nhiều
người em trai kết nghĩa, và trong những “nghi án” về tình của ông thì ông rất “mê
trai”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét