Nói đến Bích Khê, lớp người trên dưới 60 như chúng tôi nhất là quê Quảng Ngãi có lẽ không ai không biết!
Thời còn học Trung học Trần Quốc Tuấn - Quảng Ngãi, lũ học trò chúng tôi vẫn thường hay ghé xem và mua sách ở Thư quán Bích Khê - đường Quang Trung, nghe nói là của người bà con Bích Khê, lấy tên ông làm hiệu sách như nhắc cho người dân Quảng mình biết ở quê mình cũng có một “nhà thơ lớn” mà tự hào!
Mấy thầy dạy văn học cũng hay quảng bá nhà thơ xứ Quảng này và khuyến khích lũ học trò trung học tìm đọc, khám phá những điều mới lạ trong thơ của nhà thơ “yểu mệnh” mà sách báo thời đó từng ca tụng ông là một trong những nhà thơ mới, tiên phong và là một cuộc “cách mạng” trong lĩnh vực thơ. Nhiều người cũng cho rằng Bích Khê là nhà thơ đầu tiên vẽ tranh lõa thể bằng thơ. Bích Khê đã đặt Dâm ngang hàng với Đẹp và ông xem đó là một phạm trù thơ. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Thời còn học Trung học Trần Quốc Tuấn - Quảng Ngãi, lũ học trò chúng tôi vẫn thường hay ghé xem và mua sách ở Thư quán Bích Khê - đường Quang Trung, nghe nói là của người bà con Bích Khê, lấy tên ông làm hiệu sách như nhắc cho người dân Quảng mình biết ở quê mình cũng có một “nhà thơ lớn” mà tự hào!
Mấy thầy dạy văn học cũng hay quảng bá nhà thơ xứ Quảng này và khuyến khích lũ học trò trung học tìm đọc, khám phá những điều mới lạ trong thơ của nhà thơ “yểu mệnh” mà sách báo thời đó từng ca tụng ông là một trong những nhà thơ mới, tiên phong và là một cuộc “cách mạng” trong lĩnh vực thơ. Nhiều người cũng cho rằng Bích Khê là nhà thơ đầu tiên vẽ tranh lõa thể bằng thơ. Bích Khê đã đặt Dâm ngang hàng với Đẹp và ông xem đó là một phạm trù thơ. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương sinh ngày 24/3/1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.
Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước. Ông nội của Bích Khê làm quan đến chức Viên ngoại lang Viện cơ mật dưới triều nhà Nguyễn sau cáo quan về nhà, rồi không bao lâu sau đã tuẫn tiết để không hợp tác với Pháp. Cha của Bích Khê cũng đã từng tham gia phong trào Đông Du và các hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục hồi đầu thế kỷ XX.
Bích Khê đỗ đầu kỳ thi tiểu học Pháp - Việt tại Đồng Hới năm 1929, rồi tiếp tục học bậc trung học ở trường dòng Pellerin tại Huế, và chỉ trong ba năm đã hoàn thành chương trình bậc học này. Sau đó, Bích Khê ra Hà Nội học ban tú tài, song chỉ được một năm, Bích Khê thôi học, để chia sẻ số tiền chu cấp ăn học của gia đình với một người bạn nghèo và cùng bạn vào Phan Thiết sống trong gia đình người anh trưởng để cùng nhau tiếp tục tự học.
Năm 15 tuổi, Bích Khê đã biết làm thơ Đường luật, ca trù. Năm 18 tuổi, ông cùng chị ruột tên Ngọc Sương vào Phan Thiết học thêm và mở trường tư thục Hồng Đức để dạy học. Năm 1936, Ngọc Sương bị mật thám Pháp bắt, trường đóng cửa, Bích Khê trở lại quê nhà.
Năm 1937, bị bệnh phổi, sau khi điều trị trở về lên sống trên núi Thiên Ấn thuộc Quảng Ngãi. Năm 1938, ông lại cùng chị Ngọc Sương khi ấy đã được thả vào Phan Thiết mở trường dạy học, được vài năm lại bị chính quyền Pháp ra lệnh đóng cửa.
Năm 1941, Bích Khê dạy học ở trường Phú Xuân - Huế. Năm 1942, bệnh phổi tái phát, ông trở về Thu Xà thường đến thăm chơi khu Trường Tàu ở đây. Thời kỳ này nhà thơ Tùng Linh – Bùi Trung Đích lúc đó mới 11 tuổi đang học tại Trường Tàu – Thu Xà nghe tiếng nhà thơ Bích Khê nên xem Bích Khê như “thần tượng” và được Bích Khê rất yêu quý và hướng dẫn thêm cho cách làm thơ.
Bích Khê mất ngày 17/01/1946 tại Thu Xà lúc 30 tuổi. Hiện nay ở Thu Xà vẫn còn nhà thờ lớn của họ Lê.
Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước. Ông nội của Bích Khê làm quan đến chức Viên ngoại lang Viện cơ mật dưới triều nhà Nguyễn sau cáo quan về nhà, rồi không bao lâu sau đã tuẫn tiết để không hợp tác với Pháp. Cha của Bích Khê cũng đã từng tham gia phong trào Đông Du và các hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục hồi đầu thế kỷ XX.
Bích Khê đỗ đầu kỳ thi tiểu học Pháp - Việt tại Đồng Hới năm 1929, rồi tiếp tục học bậc trung học ở trường dòng Pellerin tại Huế, và chỉ trong ba năm đã hoàn thành chương trình bậc học này. Sau đó, Bích Khê ra Hà Nội học ban tú tài, song chỉ được một năm, Bích Khê thôi học, để chia sẻ số tiền chu cấp ăn học của gia đình với một người bạn nghèo và cùng bạn vào Phan Thiết sống trong gia đình người anh trưởng để cùng nhau tiếp tục tự học.
Năm 15 tuổi, Bích Khê đã biết làm thơ Đường luật, ca trù. Năm 18 tuổi, ông cùng chị ruột tên Ngọc Sương vào Phan Thiết học thêm và mở trường tư thục Hồng Đức để dạy học. Năm 1936, Ngọc Sương bị mật thám Pháp bắt, trường đóng cửa, Bích Khê trở lại quê nhà.
Năm 1937, bị bệnh phổi, sau khi điều trị trở về lên sống trên núi Thiên Ấn thuộc Quảng Ngãi. Năm 1938, ông lại cùng chị Ngọc Sương khi ấy đã được thả vào Phan Thiết mở trường dạy học, được vài năm lại bị chính quyền Pháp ra lệnh đóng cửa.
Năm 1941, Bích Khê dạy học ở trường Phú Xuân - Huế. Năm 1942, bệnh phổi tái phát, ông trở về Thu Xà thường đến thăm chơi khu Trường Tàu ở đây. Thời kỳ này nhà thơ Tùng Linh – Bùi Trung Đích lúc đó mới 11 tuổi đang học tại Trường Tàu – Thu Xà nghe tiếng nhà thơ Bích Khê nên xem Bích Khê như “thần tượng” và được Bích Khê rất yêu quý và hướng dẫn thêm cho cách làm thơ.
Bích Khê mất ngày 17/01/1946 tại Thu Xà lúc 30 tuổi. Hiện nay ở Thu Xà vẫn còn nhà thờ lớn của họ Lê.
Trước khi đến với Thơ mới, một thời gian dài (1931-1936), Bích Khê đã viết ca trù, thơ Đường luật, và đăng trên các báo Tiếng Dân, Tiểu thuyết thứ Năm, Người mới... Sau 1937, ông chuyển hẳn sang Thơ mới do sự tác động của Hàn Mặc Tử và chịu nhiều ảnh hưởng của nhà thơ vắn số này...
Cuộc đời của người thi sĩ tài hoa bạc mệnh quá ngắn ngủi, nhưng Bích Khê đã kịp hoàn thành ba tập thơ: Tinh Huyết (1939) - tác phẩm duy nhất ra đời khi ông còn sống và rất được người yêu thơ chú ý; Tinh Hoa (sáng tác từ 1938 đến 1944); Mấy dòng thơ cũ (tập hợp khoảng 100 bài thơ đường luật đã đăng trên các báo từ 1931-1936) một tập tự truyện chưa xuất bản …
Người lưu giữ thơ Bích Khê đầy đủ nhất là thi sĩ Quách Tấn. Năm 1971, Quách Tấn viết và cho xuất bản cuốn Đời Bích Khê. Năm 1975, ông cho in Thơ Bích Khê và Bích khê tuyển tập Bích Khê và Hàn Mặc Tử là hai số phận có những nét tương đồng như cả hai đều từ thơ cũ (thơ Đường luật) chuyển sang thơ mới, đều mắc bệnh nan y, đều tài hoa đa tình và chết trẻ.
Bích Khê không có tuyên ngôn gì về khuynh hướng thơ của mình, nhưng trong tập Tinh huyết, các bài như: Mộng cầm ca, Đôi mắt, Xuân tượng trưng, và đặc biệt là bài Duy tân thể hiện khá rõ quan niệm sáng tác thơ của ông:
Cuộc đời của người thi sĩ tài hoa bạc mệnh quá ngắn ngủi, nhưng Bích Khê đã kịp hoàn thành ba tập thơ: Tinh Huyết (1939) - tác phẩm duy nhất ra đời khi ông còn sống và rất được người yêu thơ chú ý; Tinh Hoa (sáng tác từ 1938 đến 1944); Mấy dòng thơ cũ (tập hợp khoảng 100 bài thơ đường luật đã đăng trên các báo từ 1931-1936) một tập tự truyện chưa xuất bản …
Người lưu giữ thơ Bích Khê đầy đủ nhất là thi sĩ Quách Tấn. Năm 1971, Quách Tấn viết và cho xuất bản cuốn Đời Bích Khê. Năm 1975, ông cho in Thơ Bích Khê và Bích khê tuyển tập Bích Khê và Hàn Mặc Tử là hai số phận có những nét tương đồng như cả hai đều từ thơ cũ (thơ Đường luật) chuyển sang thơ mới, đều mắc bệnh nan y, đều tài hoa đa tình và chết trẻ.
Bích Khê không có tuyên ngôn gì về khuynh hướng thơ của mình, nhưng trong tập Tinh huyết, các bài như: Mộng cầm ca, Đôi mắt, Xuân tượng trưng, và đặc biệt là bài Duy tân thể hiện khá rõ quan niệm sáng tác thơ của ông:
“… Đường kiến trúc nhịp nhàng theo điệu mới
Của lời thơ lóng đẹp - Hạt châu trong -
Hạt châu trong ngời nhỏ giọt vô lòng
Tràn âm hưởng như chiều thu sóng nắng...
... Ta nhịp nhàng ý nhị nhịp theo Ta
Lời nối lời bố thí lộc tinh hoa
Của âm điệu, mơ màng run lẩy bẩy,
Một hỗn hợp đẹp xô bồ say dậy
Bằng cảm tình, bằng hình ảnh yêu thương
Và mới mẻ - trên viễn cổ Đông phương!
(Ai có nghe sức tiềm tàng bí mật?)
Thơ lõa thể! Giai nhân tuần trăng mật,
Nữ thần ơi! Ta nô lệ bên người!... ”
Của lời thơ lóng đẹp - Hạt châu trong -
Hạt châu trong ngời nhỏ giọt vô lòng
Tràn âm hưởng như chiều thu sóng nắng...
... Ta nhịp nhàng ý nhị nhịp theo Ta
Lời nối lời bố thí lộc tinh hoa
Của âm điệu, mơ màng run lẩy bẩy,
Một hỗn hợp đẹp xô bồ say dậy
Bằng cảm tình, bằng hình ảnh yêu thương
Và mới mẻ - trên viễn cổ Đông phương!
(Ai có nghe sức tiềm tàng bí mật?)
Thơ lõa thể! Giai nhân tuần trăng mật,
Nữ thần ơi! Ta nô lệ bên người!... ”
Hoài Thanh - Hoài Chân đánh giá Bích Khê trong tập Thi nhân Việt Nam là “thơ dị kỳ”. Nhà thơ Hàn Mặc Tử cho thơ Bích Khê ở tập Tinh huyết là “thi sĩ thần linh”. Nhạc sĩ Phạm Duy thì tìm thấy trong thơ Bích Khê có nhiều “dị khúc”.
Sinh thời, Phạm Duy chưa từng gặp Bích Khê. Vậy mà, nhạc sĩ tài hoa này cứ khăng khăng xem thi sĩ bạc mệnh ấy là tâm giao. Thế mới thấy, tri kỷ đôi khi không hẳn cần đến một tiếng đàn. Phạm Duy đã phổ nhạc 10 bài thơ của nhà thơ ông yêu quý này thành một hợp khúc và đặt cho cái tên là “Dị khúc Bích Khê”
Những ai yêu thơ của Bích Khê chắc còn nhớ:
Những ai yêu thơ của Bích Khê chắc còn nhớ:
“… Nàng là tuyết hay da nàng điểm tuyết
Nàng là hương hay nhan sắc lên hương
Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường
Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc
Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc
Vài chút trăng say đọng ở làn môi... ”.
Nàng là hương hay nhan sắc lên hương
Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường
Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc
Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc
Vài chút trăng say đọng ở làn môi... ”.
Hoặc có những câu thơ có thể nói là hay nhất Việt Nam như:
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thơ Bích Khê mang rõ phong cách Trường thơ Loạn. Và tính chất tượng trưng là đặc điểm quán xuyến toàn bộ thơ Bích Khê. Làm tăng tính chất tượng trưng ấy là màu sắc được sử dụng êm dịu, chói chang hay huyền ảo; và âm thanh tạo nên chất nhạc du dương cho khá nhiều bài. Tính tượng trưng đôi khi làm biến dạng hẳn cảm giác thực của người đọc và gây nên những ảo giác, khi tiếp xúc với đối tượng diễn tả của Bích Khê; cái chết rùng rợn thành hương sắc, khoái cảm xác thịt trở thành ghê gợn, và ngay cả màu sắc, âm thanh cũng không còn là màu sắc, âm thanh nữa mà trở nên hư hư, thực thực...Tuy nhiên, bút pháp tượng trưng đặc sắc và luôn tìm tòi cái mới ấy, vẫn không che giấu được hai nguồn cảm hứng thường trộn vào nhau và hằn rõ trong thơ Bích Khê, đó là nhục cảm và cuồng loạn...
Bích Khê có lẽ là nhà thơ “ca tụng thân xác” say sưa và nồng nhiệt nhất thơ Việt. Có thể có yếu tố phân tâm học bệnh lý của Bích Khê ở đây. Nhưng cái chính, đó là một quan niệm thơ của ông.
Bích Khê có lẽ là nhà thơ “ca tụng thân xác” say sưa và nồng nhiệt nhất thơ Việt. Có thể có yếu tố phân tâm học bệnh lý của Bích Khê ở đây. Nhưng cái chính, đó là một quan niệm thơ của ông.
Tập Tinh huyết của Bích Khê là do Hàn Mặc Tử đề tựa sau khi đã “khích” bạn mình sáng tác “đợt hai” và Hàn đã rất ca ngợi đợt sản phẩm mới này của bạn. Tinh huyết có ba phần: Nhạc và lệ, Đẹp và dâm, Cuồng và ánh sáng, nhưng tôi thấy tinh thần của phần giữa là quán xuyến cả tập. Như vậy có thể nói Bích Khê làm thơ Dâm, hiểu theo nghĩa ông phơi mở và đề cao thân thể phụ nữ và các hoạt động thân thể mà ông tụng ca là Đẹp, là Thơ. Giống như thơ Hồ Xuân Hương bị coi là dâm nhưng đó thực là thơ ca ngợi vẻ đẹp cơ thể phụ nữ và đòi quyền sống cho thân xác con người trong tình yêu đôi lứa. Ở đây không cần phải biện hộ gì cho chữ Dâm cả, Bích Khê đã đặt Dâm ngang hàng với Đẹp, và như thế với ông đó là một phạm trù thơ. Tên phạm trù đó, loại thơ đó Bích Khê cũng đã đặt: thơ lõa thể. Và ông tự nguyện hiến mình cho loại thơ này. Thơ lõa thể!
Bích Khê có hẳn một bài thơ đặt tên là Xác thịt:
Bích Khê có hẳn một bài thơ đặt tên là Xác thịt:
“… Tôi vồ người như một miếng mồi ngon
Miệng ngậm hờn riết chặt lấy môi son
Mắt đổ lửa lườm qua làn sóng sắc...
Tôi giật nẩy rồi cười lên sặc sặc
Hai tay cào đôi vú trắng như bông…”
Miệng ngậm hờn riết chặt lấy môi son
Mắt đổ lửa lườm qua làn sóng sắc...
Tôi giật nẩy rồi cười lên sặc sặc
Hai tay cào đôi vú trắng như bông…”
Nhiều nhà thơ mới đã ca ngợi đôi mắt phụ nữ, nhưng nói đến vú thì hình như chỉ Bích Khê là một.
Bích Khê nói nhiều đến đôi vú phụ nữ, tức là Nàng Thơ của ông. Vì với ông đó là nguồn thơ. Ông làm thơ tức là ông “nút” vú, “nút” tinh chất của Người Nữ, của Nàng Thơ, là tìm chất quý thơm tinh mùi khoái lạc. Động từ “nút” của tiếng Quảng được dùng nhiều trong thơ Bích Khê là liên quan đến cảm hứng cảm xúc này của nhà thơ.
Với cô gái trong một bức tranh lõa thể:
Bích Khê nói nhiều đến đôi vú phụ nữ, tức là Nàng Thơ của ông. Vì với ông đó là nguồn thơ. Ông làm thơ tức là ông “nút” vú, “nút” tinh chất của Người Nữ, của Nàng Thơ, là tìm chất quý thơm tinh mùi khoái lạc. Động từ “nút” của tiếng Quảng được dùng nhiều trong thơ Bích Khê là liên quan đến cảm hứng cảm xúc này của nhà thơ.
Với cô gái trong một bức tranh lõa thể:
“… Hai vú nàng! Hai vú nàng! Chao ôi!
Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng …”
Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng …”
Cả với một cảnh vật mùa xuân Bích Khê cũng “vú hóa” theo cảm hứng này:
Theo quan niệm của Bích Khê, yêu thực là yêu bằng cả tình cảm và nhục thể. Có lẽ đối với Bích Khê thơ đẹp là thơ phải có dâm, là mộng cộng sự thực. Có thể thấy rõ điều này qua một phép so sánh hai bài thơ của Bích Khê và Hàn Mặc Tử, hai người bạn thơ gần gũi thân thiết và có nhiều điểm tương đồng. Cả hai bài cùng viết về đề tài tân hôn, cùng đều bốn khổ. Nhưng cảm hứng thì khác hẳn. Hàn Mặc Tử nghiêng về mộng nhiều hơn, sợ khi đã qua đêm tân hôn rồi thì
"Không còn ý nhị ban đầu nữa
Sẽ chán chường và sẽ chán chê.
Cho nên tôi tưởng tối tân hôn
Chưa tới, còn xa để được buồn
Để sống trong niềm thương nhớ đã
Để còn mường tượng đến giai nhơn"
Sẽ chán chường và sẽ chán chê.
Cho nên tôi tưởng tối tân hôn
Chưa tới, còn xa để được buồn
Để sống trong niềm thương nhớ đã
Để còn mường tượng đến giai nhơn"
Một tâm trạng rất lãng mạn chủ nghĩa! Tâm trạng này của Hàn Mặc Tử cũng là của Vũ Hoàng Chương trong bài thơ cũng có tên là Tối tân hôn. Họ Vũ coi đó là sự bắt buộc rời xứ Mộng, là từ thiên giới thanh cao phải quay về hạ giới nhơ bẩn. Tối tân hôn là thời điểm mộng chết.
"Hai xác thịt lẫn vào nhau mê mải
Chút thơ ngây còn lại cũng vừa chôn
Khi tỉnh dậy, bùn nhơ nơi Hạ giới
Đã dâng lên ngập quá nửa linh hồn"
Chút thơ ngây còn lại cũng vừa chôn
Khi tỉnh dậy, bùn nhơ nơi Hạ giới
Đã dâng lên ngập quá nửa linh hồn"
Bích Khê thì khác, ông nhìn thẳng và phơi bày sự thực:
"Họ tưởng tân hôn êm ấm lạ
Không hay sao ốm lả hoa tàn...
Họ tưởng tân hôn êm ấm lạ
Không hay xuân kín vỡ màng trinh... "
Không hay sao ốm lả hoa tàn...
Họ tưởng tân hôn êm ấm lạ
Không hay xuân kín vỡ màng trinh... "
Và thi nhân chúc mừng đôi lứa tân hôn:
"Mộng rớt đêm nay như chất ngọc:
Người ta say nghiến những men tình
Tôi hoan hô - phút giây thần diệu
Chết giả nhưng cười trắng thủy tinh"
Người ta say nghiến những men tình
Tôi hoan hô - phút giây thần diệu
Chết giả nhưng cười trắng thủy tinh"
Với Bích Khê, những gì liên quan đến nhục thể là đáng ngợi ca và đáng làm thơ nên Hàn Mặc Tử gọi Bích Khê là “thi sĩ thần linh”.
Nhiều người cho rằng, với “Tinh huyết” của Bích Khê, phong trào Thơ mới thời ấy đã chuyển từ lãng mạn sang tượng trưng và siêu thực. Ở “Tinh huyết” phần lớn là bí hiểm, nhưng vẫn có thể nhìn thấy trong đó một hồn thơ đắm đuối, cuồng nhiệt. Nhà thơ có nhiều tìm tòi đổi mới thơ ca theo hướng chủ nghĩa hiện đại, đi sâu vào cõi vô thức. Có một số bài, một số câu ý tứ mới mẻ, nhạc điệu du dương...
Một vài nhà nghiên cứu có uy tín đã khẳng định, “Tinh huyết” chính là tập thơ đánh dấu mốc mở màn cho giai đoạn thứ hai, cũng là hướng thứ hai của phong trào Thơ Mới: hướng siêu thực chủ nghĩa. Trước đó, trong tập “Gái quê” của Hàn Mặc Tử (1936) và tập “Điêu tàn” (1937) của Chế Lan Viên đã ít nhiều có màu sắc siêu thực chủ nghĩa, nhưng ở Bích Khê nó mới thực sự đậm đặc. “Tinh huyết” không nhận được sự chào đón nồng nhiệt của độc giả đương thời, điều đó cho thấy rõ ràng có một “khoảng cách thẩm mỹ” giữa tác phẩm với “tầm đón đợi” của thời đại. Nhưng mặt khác, tập thơ lại phản ánh sự nỗ lực của thơ Việt trên đường cập nhật hóa những tìm tòi của thơ ca thế giới đương đại. Có thể nói, đây thực sự là một bước tiến mới trong thơ Việt Nam lúc ấy. Hoàn toàn không phải vô nghĩa khi sau Bích Khê, nhiều thi sĩ khác đã đi trên con đường thơ siêu thực: Nguyễn Xuân Sanh, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Địch, Đông Hoài, Trần Mai Châu, Hoàng Lộc... Đáng tiếc là với những biến cố lịch sử sau đó nữa, thơ siêu thực không có hoặc có rất ít đất để phát triển trong văn học Việt Nam. Dẫu sao đi nữa, sự tồn tại của thơ siêu thực với vai trò mở màn của tập “Tinh huyết” là một thực tế văn học sử không thể phủ nhận.
Thơ tự bản thân nó là nguy hiểm. Nó nguy hiểm trước hết với người đẻ ra nó, là nhà thơ. Nhiều nhà thơ đã chết vì thơ của mình. Không phải cơn bệnh lao nan y đã giết Bích Khê. Chính là thơ ông đã giết ông. Thơ Bích Khê đã hút hết “Tinh huyết” và “Tinh hoa” của ông, làm gì Bích Khê còn “Tinh lực” để mà chẳng chết sớm!
Bích Khê chết sớm, nhưng thơ ông sống. Kể từ ngày Hàn Mặc Tử nhận được ba bài thơ đầu tiên của Bích Khê sau đó in trong tập Tinh huyết, ba bài thơ đã khiến Hàn “sửng sốt với cái khởi điểm của một thiên tài sắp sửa”, chính từ thời điểm hơn nửa thế kỷ sau, thơ Bích Khê bắt đầu một cuộc tái sinh, bắt đầu một cuộc sống khác, có thể là mạnh mẽ hơn, nhiều sức bùng nổ hơn. Bởi giờ đây, Thơ Bích Khê kêu gọi một sự hy sinh toàn diện cho Thơ, kêu gọi một cuộc thánh chiến với cái bất khả. Nhà thơ, kẻ bị khinh bỉ ấy trong một thế giới hiện đại, sẽ đứng lên và vung lưỡi gươm thơ mà thần linh trao cho người, như Bích Khê từng vung:
Nhiều người cho rằng, với “Tinh huyết” của Bích Khê, phong trào Thơ mới thời ấy đã chuyển từ lãng mạn sang tượng trưng và siêu thực. Ở “Tinh huyết” phần lớn là bí hiểm, nhưng vẫn có thể nhìn thấy trong đó một hồn thơ đắm đuối, cuồng nhiệt. Nhà thơ có nhiều tìm tòi đổi mới thơ ca theo hướng chủ nghĩa hiện đại, đi sâu vào cõi vô thức. Có một số bài, một số câu ý tứ mới mẻ, nhạc điệu du dương...
Một vài nhà nghiên cứu có uy tín đã khẳng định, “Tinh huyết” chính là tập thơ đánh dấu mốc mở màn cho giai đoạn thứ hai, cũng là hướng thứ hai của phong trào Thơ Mới: hướng siêu thực chủ nghĩa. Trước đó, trong tập “Gái quê” của Hàn Mặc Tử (1936) và tập “Điêu tàn” (1937) của Chế Lan Viên đã ít nhiều có màu sắc siêu thực chủ nghĩa, nhưng ở Bích Khê nó mới thực sự đậm đặc. “Tinh huyết” không nhận được sự chào đón nồng nhiệt của độc giả đương thời, điều đó cho thấy rõ ràng có một “khoảng cách thẩm mỹ” giữa tác phẩm với “tầm đón đợi” của thời đại. Nhưng mặt khác, tập thơ lại phản ánh sự nỗ lực của thơ Việt trên đường cập nhật hóa những tìm tòi của thơ ca thế giới đương đại. Có thể nói, đây thực sự là một bước tiến mới trong thơ Việt Nam lúc ấy. Hoàn toàn không phải vô nghĩa khi sau Bích Khê, nhiều thi sĩ khác đã đi trên con đường thơ siêu thực: Nguyễn Xuân Sanh, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Địch, Đông Hoài, Trần Mai Châu, Hoàng Lộc... Đáng tiếc là với những biến cố lịch sử sau đó nữa, thơ siêu thực không có hoặc có rất ít đất để phát triển trong văn học Việt Nam. Dẫu sao đi nữa, sự tồn tại của thơ siêu thực với vai trò mở màn của tập “Tinh huyết” là một thực tế văn học sử không thể phủ nhận.
Thơ tự bản thân nó là nguy hiểm. Nó nguy hiểm trước hết với người đẻ ra nó, là nhà thơ. Nhiều nhà thơ đã chết vì thơ của mình. Không phải cơn bệnh lao nan y đã giết Bích Khê. Chính là thơ ông đã giết ông. Thơ Bích Khê đã hút hết “Tinh huyết” và “Tinh hoa” của ông, làm gì Bích Khê còn “Tinh lực” để mà chẳng chết sớm!
Bích Khê chết sớm, nhưng thơ ông sống. Kể từ ngày Hàn Mặc Tử nhận được ba bài thơ đầu tiên của Bích Khê sau đó in trong tập Tinh huyết, ba bài thơ đã khiến Hàn “sửng sốt với cái khởi điểm của một thiên tài sắp sửa”, chính từ thời điểm hơn nửa thế kỷ sau, thơ Bích Khê bắt đầu một cuộc tái sinh, bắt đầu một cuộc sống khác, có thể là mạnh mẽ hơn, nhiều sức bùng nổ hơn. Bởi giờ đây, Thơ Bích Khê kêu gọi một sự hy sinh toàn diện cho Thơ, kêu gọi một cuộc thánh chiến với cái bất khả. Nhà thơ, kẻ bị khinh bỉ ấy trong một thế giới hiện đại, sẽ đứng lên và vung lưỡi gươm thơ mà thần linh trao cho người, như Bích Khê từng vung:
“Người cho ta một thanh gươm rất sắc?
Ồ vung lên... cắt mạch nguyệt vàng xanh!
Xẻ mạch trời, mây xô sao, răng rắc!
Phăng mạch đêm - hương vỡ, ứa ngầm tinh!
Người cho ta một thanh gươm rất sắc?
- Ta điên rồ... múa giữa áng bình minh”
(Mộng cầm ca)
Ồ vung lên... cắt mạch nguyệt vàng xanh!
Xẻ mạch trời, mây xô sao, răng rắc!
Phăng mạch đêm - hương vỡ, ứa ngầm tinh!
Người cho ta một thanh gươm rất sắc?
- Ta điên rồ... múa giữa áng bình minh”
(Mộng cầm ca)
Hàn Mặc Tử mất năm 1940, Trường thơ Loạn bắt đầu tan rã. Mặc dù Yến Lan, Chế Lan Viên và Bích Khê vẫn chơi thân với nhau, song không còn ai tha thiết với việc duy trì hoạt động Trường thơ. Nó còn tồn tại một thời gian nữa, rải rác trong các sáng tác của Bích Khê và kết thúc cùng với sự qua đời của "người công dân trung thành của vương quốc Trường thơ Loạn" là Bích Khê vào năm 1946.
Thơ Bích Khê như dòng Trà giang mùa nắng hạ với cái trong suốt của nó chứa biết bao mặt trời, và cái lặng của nó là hòa điệu giữa bầu trời và mặt đất được phản chiếu qua nước. Một con người có thể thu hút được tinh hoa của đất và nước quê hương mình với tất cả niềm vui, tất cả khổ đau, tất cả lặng thầm, thu hút vào máu huyết mình, và một ngày nào đó, từ máu huyết của mình thăng hoa những dòng thơ. Đó chính là Bích Khê - một nhà thơ nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam của hơn nửa thế kỷ đã qua …
Thơ Bích Khê như dòng Trà giang mùa nắng hạ với cái trong suốt của nó chứa biết bao mặt trời, và cái lặng của nó là hòa điệu giữa bầu trời và mặt đất được phản chiếu qua nước. Một con người có thể thu hút được tinh hoa của đất và nước quê hương mình với tất cả niềm vui, tất cả khổ đau, tất cả lặng thầm, thu hút vào máu huyết mình, và một ngày nào đó, từ máu huyết của mình thăng hoa những dòng thơ. Đó chính là Bích Khê - một nhà thơ nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam của hơn nửa thế kỷ đã qua …
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét