Có một tộc người Việt cổ (sau khi Hai Bà Trưng thất bại) đã không chịu cộng tác với giặc Hán và vượt biển đến một hòn đảo ở Indonesia từ năm 43. Tộc người ấy được gọi là Minang kabau (Mỵ Nương cái bầu) hiện chiếm đến 80% dân số của tỉnh Tây Sumatra. Họ vẫn giữ nguyên chế độ Mẫu hệ và giữ được cả tiếng Việt cổ. Đây là một phát hiện độc đáo, mới mẻ, cần sự quan tâm đúng đắn và nhanh chóng của Nhà nước Việt Nam. Xin giới thiệu thông tin nóng này đến bạn đọc trong và ngoài nước qua bài viết của Cao Văn Định gửi cho Bichkhe.org (Thanh Thảo - Mai Bá Ấn).
Gần đây, nhà ngôn ngữ học Mỹ Harison bằng phương pháp thống kê đã cho biết: 80% nhân khẩu trên thế giới nói 83 thứ ngôn ngữ chủ yếu, 6000 thứ ngôn ngữ còn lại hầu như không có chữ viết ghi lại, không có từ điển, không có sổ sách, không thể tìm thấy tư liệu của chúng trong bất cứ một thư viện nào. Tổ chức Giáo dục khoa học và Văn hóa thế giới cũng đưa ra tài liệu “Bản đồ ngôn ngữ bị lâm nguy”, báo động: “Toàn thế giới có 7000 loại ngôn ngữ, trong đó có đến hơn một nửa sẽ bị tiêu vong trong thế kỷ này, còn 80% đến 90% kia cũng sẽ mất đi trong 200 năm tới”.
Theo khảo sát của nhiều nhà nghiên cứu thì tốc độ tiêu vong của ngôn ngữ nhanh gấp nhiều lần so với các loại động thực vật, nhanh ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Bình quân cứ sau hai tuần lễ lại có một ngôn ngữ mất đi. Về lĩnh vực này, tiến sỹ ngôn ngữ học Hoàng Thanh Long của Trung Quốc, qua một bài báo gần đây cho biết: “Sức sống của một ngôn ngữ quyết định là ở chỗ kế thừa, tiếp nối giữa các thế hệ với nhau, chứ không phải là dân số nhiều hay ít. Một ngôn ngữ nhỏ bé có thể có sức sống mãnh liệt, trái lại, ngôn ngữ của một cộng đồng lớn có khi sức sống lại rất yếu ớt. Chẳng hạn, ở Trung Quốc có tới 10 triệu người thuộc dân tộc Mãn, nhưng nói được tiếng Mãn mẹ đẻ hiện nay chỉ còn hơn 100 người. Nếu lớp người Mãn già cuối cùng biết nói tiếng Mãn mất đi thì ngôn ngữ này có nguy cơ bị tiêu vong. Không có lớp người kế thừa thì cho dù bút ngữ (ký hiệu văn tự) có thể tồn tại, nó cũng chỉ là cái vỏ rỗng không có ý nghĩa gì”.
Vậy mà, lịch sử cho thấy, sức sống của ngôn ngữ Việt, của văn hóa Việt qua cả ngàn năm Bắc thuộc và gần trăm năm Pháp thuộc, vẫn mãnh liệt, bền bỉ, chống lại mọi đồng hóa xâm lăng. Khi văn hóa cộng đồng bị xâm lược thì ngôn ngữ dân tộc đã duy trì miền đất thánh của tâm linh làm nơi trú ngụ cho hồn Việt, cho giống nòi. Đây là điều cốt lõi tạo nên nét khác biệt độc đáo về sức sống của văn hóa Việt so với nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. Cho dù trong khoảng 200 năm qua, chủ nghĩa thực dân đã tiêu diệt hơn 150 ngôn ngữ của thổ dân Australia, hơn 300 ngôn ngữ thổ dân Bắc Mỹ, trong khi cùng trong tình hình tương tự mà ngôn ngữ Việt Nam vẫn tồn tại, phát triển.
Điều đáng sửng sốt về sức sống mãnh liệt của tiếng Việt cổ được nhiều nhà khoa học trên thế giới phát hiện. Ngày 10-9-2009, Thông tấn xã Việt Nam đã đưa một tin rất độc đáo về vấn đề này. Bài báo có tiêu đề “Indonesia đang lưu giữ những văn bản nguồn gốc người Việt cổ”. Xin được dẫn ra toàn bộ nội dung bài báo: “Cơ quan lưu trữ và thư viện của tỉnh Tây Sumatra (Indonesia) đang lưu giữ 40 trong tổng số 150 văn bản cổ đại đã được đăng ký trong cả nước. Trong đó có những cuốn sách nói về các bài thuốc cổ truyền và thuật bói toán của người Minang kabau, một trong những tộc người chiếm đa số tại đảo Sumatra và có nguồn gốc từ người Việt. Cơ quan trên cho biết đã cử người tới nhiều địa phương trong tỉnh Tây Sumatra để thu thập và “cứu” những văn bản cổ quý hiếm khỏi thất lạc hay mục nát theo thời gian, sau đó sẽ “số hóa”các văn bản tìm được để nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia cho rằng người Minang kabau có nguồn gốc từ người Việt và hiện chiếm tới 80% trong số 4,5 triệu dân của tỉnh Tây Sumatra. Theo các nhà sử học, mùa xuân năm 43, một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cùng những người không chịu khuất phục giặc phương Bắc đã chạy về hướng Nam và cuối năm đó họ tiếp tục lên thuyền ra biển. Những đợt gió mùa đông bắc đã đẩy thuyền của họ dạt vào eo biển Malacca. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minang kabau ngày nay. Dân tộc này hiện còn duy trì chế độ mẫu hệ, trong gia đình, phụ nữ nắm quyền kinh tế. Trong mỗi dòng họ của người Minang kabau, người phụ nữ giữ quyền thừa kế được gọi là Turun Cicik, những người em gái trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi.
Những âm này, sau giai đoạn dài của lịch sử, đọc lên vẫn thấy hơi giống âm gợi hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị. Người Minang kabau có tục lệ mời khách ăn trầu và những ngôi nhà truyền thống của họ đều có mái cong như hình chiếc sừng trâu, gợi hình ảnh những mái đình, chùa ở Việt Nam. Người Minang kabau còn nổi tiếng buôn bán giỏi và nấu ăn ngon”.
Những âm này, sau giai đoạn dài của lịch sử, đọc lên vẫn thấy hơi giống âm gợi hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị. Người Minang kabau có tục lệ mời khách ăn trầu và những ngôi nhà truyền thống của họ đều có mái cong như hình chiếc sừng trâu, gợi hình ảnh những mái đình, chùa ở Việt Nam. Người Minang kabau còn nổi tiếng buôn bán giỏi và nấu ăn ngon”.
Thông tin trên xét về mặt ngôn ngữ học có một điểm rất đáng lưu ý. Đó là tên gọi dân tộc Minang kabau. Liệu tên gọi Minang kabau có dấu tích gì còn lại trong ngôn ngữ Việt vốn có gốc gác từ hệ Mon- Khmer?
Theo giáo sư H. D. Haudricourt, nhà bác học nổi tiếng người Pháp, trong công trình nghiên cứu “Vị trí của Tiếng Việt trong các ngôn ngữ Nam Á”, đã khẳng định tiếng Việt là một ngôn ngữ Mon - Khmer thuộc họ Nam Á. Các ngôn ngữ Đông Nam Á giống nhau cả về ngữ pháp lẫn từ vựng cơ bản. Tiếng Việt có lớp từ vựng cơ bản tương ứng đặc biệt với các ngôn ngữ Mon - Khmer. Sự tương ứng này mang tính bản chất, cội nguồn. Nhận định đầy thuyết phục này được giới ngôn ngữ học đánh giá rất cao.
Dựa vào cách nhận dạng ngôn ngữ Việt và Mon - Khmer, có thể tìm được gốc gác của từ Minang kabau cả về ngữ âm lẫn từ vựng. Minang rất gần âm với Mị Nương, còn Kabau gần âm mới cái bào, cái bầu (cái bào thai). Mỵ Nương và cái bầu thuộc nhóm từ cơ bản của tiếng Việt cổ. Hai từ song tiết hóa này đứng bên nhau thành một từ ghép Mỵ Nương cái bầu nghĩa là bào thai của Mỵ Nương. H. D. Haudricourt còn đưa ra những nhận xét độc đáo về thanh điệu của tiếng Việt cổ. Ông cho rằng tiếng Việt cổ vốn không có thanh điệu như tiếng Mon-Khmer hiện nay. Về sau tiếng Việt mới có sự chuyển đổi ngữ âm và có 6 thanh điệu. Sự hình thành thanh điệu trong tiếng Việt liên quan với tiếng Mon - Khmer. Những âm tiết/ từ của tiếng Việt có các thanh huyền, nặng, ngã (thuộc thanh điệu có âm vực thấp) tương ứng với phụ âm đầu hữu thanh của âm tiết tiếng Mon - Khmer. Trong “Từ điển Việt - Bồ - La”, Alexandre De Rhods cũng có từ Cay bau nghĩa là cái bầu, cái bào thai. Những chứng cứ ngôn ngữ học này khẳng định gốc gác của từ Minang kabau chính là Mỵ Nương cái bầu.
Dân tộc Việt hiện sinh sống tại Tây Sumatra (Indonesia) nhận là người Việt thuộc dòng dõi của Mỵ Nương là vì lẽ đó. Niềm tự hào được sinh ra từ bào thai của Mỵ Nương đã tạo nên sức sống mãnh liệt của người Việt cổ tại Tây Sumatra, giúp họ vượt qua mọi thăng trầm, biến cố.
Dân tộc Việt hiện sinh sống tại Tây Sumatra (Indonesia) nhận là người Việt thuộc dòng dõi của Mỵ Nương là vì lẽ đó. Niềm tự hào được sinh ra từ bào thai của Mỵ Nương đã tạo nên sức sống mãnh liệt của người Việt cổ tại Tây Sumatra, giúp họ vượt qua mọi thăng trầm, biến cố.
Ngược dòng lịch sử Việt Nam, thời Hùng Vương, con gái của các Vua Hùng được gọi là Mỵ Nương. Hai Bà Trưng là hậu duệ của Hùng Vương. Minang kabau chính là hồn cốt dân tộc Việt, là tuyên ngôn đầy tự hào của người Việt tự nhận mình là con cháu của Vua Hùng, được sinh ra từ bào thai của Mỵ Nương Trưng Trắc, Trưng Nhị (Turun Cicik - Turun Nyi). Nhờ có niềm tự hào được là con cháu Hai Bà Trưng mà từ năm 43 phải dời xa quê hương cho đến tận bây giờ, sau 1967 năm sống ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Minang kabau ở Tây Sumatra vẫn không bị đồng hóa. Họ vẫn giữ được hồn cốt văn hóa Việt, vẫn coi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Họ vẫn ăn trầu, buôn bán giỏi, nấu ăn ngon và sinh hoạt trong những ngôi nhà có mái cong truyền thống của dân tộc Việt Nam. Họ tồn tại nhờ sức sống trường tồn, bất diệt của văn hóa Việt.
Biết giữ gìn hồn cốt và bản sắc văn hóa Việt nên người Việt Nam dù ở bất cứ miền đất nào, phương trời nào, hoàn cảnh nào cũng đoàn kết chặt chẽ bên nhau, thành cộng đồng bền vững, yêu thương, đậm đà văn hóa gốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét