Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021

Đêm trắng

Đêm trắng

Đó là một đêm kỳ diệu, một đêm mà có lẽ chỉ có thể có được khi chúng ta còn trẻ, hỡi bạn đọc thân mến. Bầu trời đầy sao, một bầu trời lộng lẫy đến mức ngước nhìn lên nó ta phải bất giác tự hỏi mình: chẳng lẽ những con người cau có, trái tính trái nết đủ loại lại có thể sống dưới một bầu trời như thế? Đây cũng là một câu hỏi của tuổi trẻ, hỡi bạn đọc thân mến, một câu hỏi rất trẻ, nhưng cầu xin Đức Chúa Trời ban cho bạn thường xuyên hơn câu hỏi ấy!.. Còn nói về những quý ngài trái tính trái nết và cau có đủ loại thì tôi không thể không nhớ lại cách xử sự hợp lẽ của tôi trong cả ngày hôm đó. Ngay từ sáng sớm tôi đã bị một nỗi buồn kì lạ hành hạ. Tôi bỗng nhiên có cảm giác rằng tôi, một kẻ cô đơn, đang bị tất cả bỏ rơi, xa lánh. Tất nhiên, bất kỳ ai cũng có quyền hỏi: tất cả là ai? Bởi vì tôi sống ở Peterburg 1 đã tám năm nay mà hầu như chưa hề làm quen được với một người nào. Nhưng tôi phải làm quen để làm gì? Không có việc đó thì cả thành phố Peterburg cũng đã quen thuộc với tôi rồi; mà chính vì thế nên tôi mới cảm thấy tất cả đều bỏ rơi tôi khi toàn bộ thành Peterburg bỗng đột ngột kéo nhau ra các nhà nghỉ ngoại thành. Ở lại một mình tôi rất sợ, và suốt ba ngày dài tôi lang thang khắp thành phố trong nỗi buồn nặng nề và tuyệt nhiên không hiểu cái gì đang xẩy ra với mình. Dù xuôi đại lộ Nevxki, dù vào công viên hay lang thang dọc con đường bờ sông - không một khuôn mặt nào tôi vẫn quen gặp ở những nơi đó vào một giờ nhất định trong suốt cả năm qua. Tất nhiên mọi người không biết tôi, nhưng thôi lại biết họ. Tôi biết họ khá rõ; tôi gần như đã nghiên cứu từng khuôn mặt họ - tôi thích thú ngắm nhìn họ khi họ vui vẻ, và tôi buồn khi họ rầu rĩ u ám. Tôi gần như đã kết bạn với một ông mà tôi vẫn gặp hàng ngày vào một giờ nhất định ở Đài Phun Nước. Ông ta có vẻ mặt trang trọng, trầm tư, lúc nào cũng lẩm bẩm nói chuyện một mình và vung vẩy tay trái, còn trong tay phải là cây gậy dài có nhiều mấu, tay cầm bịt vàng. Ông ta thậm chí đã nhận ra tôi và tỏ vẻ thân thiện đối với tôi. Nếu như vào cái giờ nhất định đó mà tôi không có mặt ở cạnh Đài Phun Nước thì chắc là ông ta cảm thấy buồn. Chính vì vậy mà có khi chúng tôi đã gần như nghiêng người chào nhau, nhất là vào những hôm cả hai thấy trong lòng sảng khoái. Một lần cách đây không lâu, suốt hai ngày chúng tôi không gặp nhau, đến ngày thứ ba vừa trông thấy nhau chúng tôi đã suýt túm lấy vành mũ, nhưng kịp nhớ lại và hạ tay xuống, đi ngang qua nhau với mối đồng cảm trong lòng. Cả những ngôi nhà cũng quen biết tôi. Khi tôi đi ngang qua, chúng dường như chạy ra đón gặp, nhìn tôi bằng tất cả các cửa sổ và hình như nói với tôi: "Chào anh, sức khoẻ anh thế nào? Còn tôi, nhờ trời vẫn khoẻ, đến tháng Năm này tôi sẽ có thêm một tầng nữa". Hay là: "Anh có khoẻ không? Còn tôi ngày mai sẽ được sửa chữa". Hoặc: "Hôm rồi tôi suýt cháy rụi, làm tôi sợ quá", và vân vân... Trong số đó có những ngôi nhà tôi yêu thích, có những ngôi nhà là bạn thân thiết của tôi; có một ngôi nhà mùa hạ này sẽ nhờ kiến trúc sư chạy chữa. Tôi sẽ cố hàng ngày ghé qua thăm để người ta, cầu chúa ban ơn, chạy chữa cho nó đến nơi đến chốn... Và không bao giờ tôi quên câu chuyện xảy ra với ngôi nhà nhỏ màu hồng tươi cực xinh xắn. Đó là một ngôi nhà bằng đá dễ thương, đối với tôi hết sức niềm nở và nhìn những hàng xóm xấu xí của mình kiêu hãnh đến mức mỗi khi đi qua nó tôi thấy tim mình rộn lên vui sướng. Bỗng nhiên tuần trước khi đi trên phố, vừa nhìn thấy người bạn quen thì tôi chợt nghe một tiếng kêu não ruột: "Mà người ta sắp quét sơn vàng lên tôi đấy!" Quân độc ác! Lũ người man rợ! Họ không thương tiếc một cái gì hết: cả những dãy cột tròn, cả những mái đua, và người bạn của tôi vàng ệch ra như một con chim hoàng yến. Tôi suýt lộn ruột lên vì chuyện ấy và đến giờ không dám đến nhìn lại mặt người bạn đáng thương dị dạng của tôi đã bị trét lên cái màu của các hoàng đế Trung Hoa.2
Vậy giờ chắc bạn đọc đã hiểu là tôi quen biết với cả thành phố Peterburg như thế nào.
Tôi đã nói rằng tôi bị một nỗi bất an hành hạ suốt ba ngày trước khi tôi đoán ra nguyên nhân của nó. Ở ngoài phố tôi cảm thấy rất tồi tệ (không thấy người này, chẳng gặp người kia, người nọ cũng biến đi đâu mất?) - mà ở nhà tôi cũng thấy bứt rứt. Suốt hai buổi tối tôi cố tìm xem: tôi còn thiếu cái gì trong xó xỉnh của tôi? Sại sao tôi lại cảm thấy bất tiện khi ở trong nhà mình? - và tôi cáu kỉnh săm soi những bức tường ố xanh ố xám, cái trần nhà chăng đầy mạng của những chú nhện được Mat rena cho tha hồ trú ngụ, săm soi toàn bộ số đồ gỗ tôi có, săm soi đến từng chiếc ghế ngồi một, nghĩ không biết nguyên do có phải ở đó không? (vì rằng ở trong phòng tôi dù một chiếc ghế nằm không đúng chỗ như hôm qua đã nằm cũng khiến tôi khó chịu). Rồi tôi nhìn ra cửa sổ, nhưng tất cả đều vô ích - tôi không hề cảm thấy dễ chịu hơn chút nào! Thậm chí tôi đã gọi Mat rena đến và bằng giọng bề trên quở mắng bà ta về chuyện mạng nhện và về sự luộm thuộm trong nhà nói chung, nhưng bà ta chỉ ngạc nhiên nhìn tôi rồi bỏ đi mà không nói một lời nào, nên những tấm mạng nhện đến nay vẫn đang yên bình treo nguyên chỗ cũ. Cuối cùng, mãi đến sáng nay, tôi mới đoán ra được nguyên do. Thì ra là vì thiên hạ bỏ tôi tếch cả ra các nhà nghỉ ngoại thành! Xin lỗi vì cách diễn đạt thô thiển, nhưng tôi không còn bụng dạ nào để tìm lời hoa mĩ nữa... vì rằng tất cả những gì có ở Peterburg đều đã đi hoặc đang trên đường đi ra nhà nghỉ ngoại thành, vì rằng mỗi một quý ngài đáng kính có vẻ ngoài tử tế hễ cứ gọi thuê một chiếc xe ngựa là ngay trước mắt tôi đã biến thành một ông bố đáng kính của gia đình sau khi hoàn thành các chức trách công vụ thường ngày nhẹ nhàng về với tổ ấm của mình ở nhà nghỉ ngoại thành; vì rằng ở mỗi một người qua đường giờ đây đều có cái vẻ hết sức đặc biệt, cái vẻ đó như muốn nói với người gặp mặt: "Thưa các ngài, chúng tôi chỉ ghé qua đây chốc lát, sau hai giờ nữa chúng tôi sẽ đi ra nhà nghỉ ngoại thành rồi!" Gặp một cánh cửa sổ mở ra - trước đó có những ngón tay thon trắng muốt như đường gõ gõ lên mặt kính, và thò ra mái đầu của một cô gái xinh đẹp cất tiếng gọi gã bán chậu hoa rong, - và tôi lập tức nghĩ rằng người ta mua những chậu hoa này không phải để thưởng thức mùa xuân và hoa cỏ trong các căn hộ ngột ngạt ở thành phố mà để sắp tới mang theo ra nhà nghỉ ngoại thành. Còn hơn thế nữa, tôi đã thu được những thành công trong loại khám phá mới mẻ và đặc biệt này đến mức chỉ cần nhìn qua tôi đã đoán không sai là người nào sống ở khu nhà nghỉ nào.
Những cư dân Đảo Đá và Đảo Thầy Lang hay dọc con lộ Petergof thì nổi bật với phong cách hào hoa trau chuốt, với những bộ y phục mùa hè sang trọng và những cỗ xe tuyệt đẹp mà họ dùng khi đi vào thành phố. Những người ở Pargolov và những vùng xa hơn mới thoạt nhìn đã gây nên ấn tượng là những kẻ khôn ngoan và đĩnh đạc; còn những người ở đảo Thập Tự thì hồn nhiên vui vẻ. Hoặc giả tôi gặp một đoàn dài đám xà ích tay cầm dây cương uể oải bước cạnh những cỗ xe chở đầy đồ đạc chất như núi, nào ghế, nào bàn, nào đi văng Thổ Nhĩ Kỳ và không Thổ Nhĩ Kỳ và đủ các thứ vật dụng gia đình khác, và thêm vào đó ngật ngưỡng trên đỉnh xe là một bà đầu bếp ốm o khư khư giữ tài sản của chủ còn hơn con ngươi của mắt mình, hoặc giả tôi nhìn những con thuyền chất đầy đồ gia dụng trôi theo dòng Neva hay kênh Đài Phun Nước để đến Suối Đen hay ra các đảo; - thì số xe và số thuyền dường như tăng gấp mười, gấp trăm lần trong mắt tôi; dường như cả thành phố đứng lên và ra đi, dường như cả thành phố kéo đoàn kéo lũ ra nhà nghỉ ngoại thành; dường như toàn bộ Peterburg sắp biến thành hoang mạc, đến nỗi rốt cuộc tôi cảm thấy xấu hổ, bực bội và chán nản: tôi tuyệt đối chẳng có nơi nào và chẳng có việc gì để đi ra nhà nghỉ ngoại thành cả. Tôi sẵn sàng đi với bất kì cỗ xe nào, với bất kỳ quý ngài có vẻ ngoài đáng kính đã thuê xe nào, nhưng không một ai, tuyệt nhiên không một người nào mời tôi cả; dường như thiên hạ đã quên phắt tôi rồi, dường như đối với họ tôi thật sự là một người xa lạ!
Tôi lang thang rất nhiều và rất lâu đến mức, như thường lệ, đã kịp quên mất mình đang ở đâu, thì bất chợt thấy mình đã đứng ngay cửa ô. Tôi lập tức cảm thấy sảng khoái; và tôi vội vã vượt qua rào chắn, dạo bước giữa những thửa ruộng đã gieo hạt và đồng cỏ, không cảm thấy mệt mỏi, chỉ cảm thấy bằng toàn bộ thân thể là vừa trút đi được một gánh nặng trong lòng. Tất cả những người qua đường đều nhìn tôi niềm nở đến mức gần như sắp sửa cúi chào nhau; tất cả đều như vui sướng với một điều gì đó, tất cả, không trừ một ai, đều hút xì gà. Tôi cũng cảm thấy trong lòng dâng lên một niềm vui trước đây tôi chưa hề. Dường như đột nhiên tôi được đến Italia - thiên nhiên đã tác động mãnh liệt đến tôi, một kẻ thị dân ốm yếu đang gần như ngột thở giữa những bức tường thành phố. Có một cái gì đó cảm động không giải thích được trong phong cảnh thiên nhiên Peterburg của chúng ta khi mùa xuân về bỗng phô bày toàn bộ tiềm năng, toàn bộ sức lực được trời phú cho của mình, lộng lẫy, xanh tươi, rực rỡ trăm hoa... Bất giác nó khiến tôi liên tưởng đến một cô gái gầy gò ốm yếu mà đôi khi chúng ta nhìn với vẻ thông cảm, đôi khi với lòng thương hại, và nhiều khi đơn giản là không nhìn thấy cô ta; thế rồi bỗng nhiên cô gái đó, trong một khoảnh khắc, bất ngờ trở nên xinh đẹp lạ lùng, không tả nổi, và chúng ta kinh ngạc, ngây ngất, đến mức tự hỏi mình: cái sức mạnh nào đã khiến cho cặp mắt u buồn, trầm tư kia rực lên ngọn lửa như thế? Cái gì khiến máu dồn lên làm hồng đôi má gầy tái nhợt kia? Cái gì khiến những đường nét dịu dàng trên khuôn mặt kia cháy lên vẻ đam mê như vậy? Vì sao bộ ngực kia dâng lên phập phồng? Cái gì mang đến sức lực, nhựa sống và vẻ đẹp cho gương mặt cô gái đáng thương kia khiến nó rạng rỡ và sinh động trong tiếng cười long lanh, rộn rã? Và ta nhìn quanh, ta tìm ai đó, ta phân vân phỏng đoán... Nhưng khoảnh khắc qua đi, và có thể ngày mai ta lại gặp vẫn ánh nhìn u buồn thờ ơ như cũ, vẫn khuôn mặt nhợt nhạt, vẻ nhẫn nhục và rụt rè trong các cử chỉ ấy và thậm chí cả sự ăn năn, thậm chí cả dấu vết của một sự chán chường và nỗi buồn tang tóc vì nỗi đam mê phút chốc thoáng qua... Và ta cảm thấy tiếc nuối vì cái vẻ đẹp chớp mắt ấy đã tàn đi quá nhanh, không trở lại, vì nó ngời lên giả tạo và phí hoài trước mắt ta, - ta nuối tiếc vì ta chưa có đủ thời gian để mà yêu nó...
Nhưng dù sao đêm của tôi vẫn tốt đẹp hơn ngày! Sự thể là thế này:
Tôi trở về thành phố rất muộn, và khi gần đến nhà thì chuông đã điểm mười giờ khuya. Đường tôi đi chạy dọc theo bờ con kênh đào, vào giờ đó chẳng còn ai qua lại. Đúng là tôi ở vào khu vực xa nhất của thành phố. Tôi vừa đi vừa hát, vì rằng khi cảm thấy hạnh phúc tôi nhất thiết phải tự mình khẽ hát với mình một điệu khúc gì đó như bất kì một con người nào cảm thấy hạnh phúc nhưng không có bạn bè, không người thân thiết, và vào giây phút sướng vui không biết san sẻ niềm vui với ai.
Bỗng nhiên tôi gặp phải một cuộc phiêu lưu tuyệt đối bất ngờ. Cách tôi một quãng, cạnh hàng lan can tôi nhìn thấy một bóng phụ nữ đứng tì khuỷu tay lên thành chấn song và hình như đang hết sức chăm chú nhìn dòng nước đục chảy dưới lòng kênh. Nàng đội chiếc mũ màu vàng cực kỳ dễ thương và mặc áo khoác đen không tay đỏm dáng. "Đây là một cô gái còn trẻ, và chắc chắn là tóc đen", - tôi nghĩ thầm. Hình như nàng không nghe tiếng bước chân của tôi và thậm chí không nhúc nhích khi tôi nín thở đi ngang qua với tiếng tim đập thình thịch trong lồng ngực. "Quái lạ, - tôi nghĩ, - chắc cô ta đang mải nghĩ một điều gì đó", và bỗng nhiên tôi khựng lại như trời trồng. Tôi nghe như có tiếng nức nở cố nén lại. Đúng, tôi đã không lầm: cô gái đang khóc, và một phút sau lại liên tiếp vang lên những tiếng thút thít. "Lạy Chúa tôi! Trái tim tôi thắt lại. Và dù tôi hết sức nhút nhát với phụ nữ, nhưng vào một phút như thế này!... Tôi quay lại, bước đến bên nàng, và có lẽ đã thốt lên "Thưa tiểu thư!" nếu như tôi không biết là những lời đó đã được hàng ngàn lần thốt lên trong tất cả các thiên tiểu thuyết thời thượng Nga. Chính điều đó đã ngăn tôi lại. Nhưng trong lúc tôi cố tìm lời thì cô gái như sực tỉnh ngoái nhìn, định thần lại và cúi mặt lướt tránh qua bên tôi, bước đi dọc theo bờ sông. Tôi lập tức đi theo nàng, nhưng nàng đã đoán ra, rời bờ sông, đi quang qua đường sang vỉa hè bên kia. Tôi không dám đi theo nàng qua đường. Trái tim tôi run rẩy như chim mắc bẫy. Bỗng một việc tình cờ đã giúp tôi.
Phía bên kia vỉa hè, cách cô gái không quen của tôi không xa, bất ngờ xuất hiện một gã đàn ông mặc áo đuôi tôm đã đứng tuổi nhưng với dáng đi không thể nói là đứng đắn. Gã vừa lảo đảo bước đi vừa thận trọng bám vào tường. Còn cô gái thì chạy gằn như một mũi tên, vừa vội vã vừa rụt rè, như tất cả những cô gái không muốn để ai ngỏ ý tiễn mình về nhà ban đêm; và tất nhiên gã đàn ông ngất ngư kia không thể nào theo kịp nàng nếu thần số phận của tôi không xui khiến gã tìm những phương thức khôn khéo hơn. Bỗng nhiên, không nói với ai một lời, gã đàn ông lấy đà phóng hết tốc lực chạy đuổi theo cô gái không quen của tôi. Nàng đi như gió cuốn, nhưng gã đàn ông thở hổn hển đã theo sát gót, và cuối cùng đuổi kịp; cô gái hét lên thất thanh - và... tôi tạ ơn số phận đã khiến cho cây gậy nhiều mấu tuyệt vời lần này nằm trong bàn tay phải của tôi. Trong nháy mắt tôi đã ở phía vỉa hè bên kia đường, trong nháy mắt gã đàn ông không mời hiểu ra tình thế, chấp nhận cái lí không thể chối cãi được, đứng đực ra và rớt lại sau, chỉ khi chúng tôi đã đi rất xa gã mới cất tiếng cự nự tôi bằng những thuật ngữ khá là mạnh mẽ. Nhưng những lời của gã khó khăn lắm mới bay đến chỗ chúng tôi.
- Cô đưa tay cho tôi, - tôi nói với cô gái chưa quen của tôi, - và hắn sẽ không dám quấy rầy chúng ta nữa.
Nàng im lặng đưa tay cho tôi, bàn tay hãy còn run vì hồi hộp và sợ hãi. Ôi gã đàn ông không mời mà đến kia, lúc đó tôi hàm ơn gã xiết bao! Tôi liếc nhìn sang cô gái: nàng thật dễ thương và tóc đen - tôi đã đoán đúng; trên hàng mi đen của nàng hãy còn lấp lánh những giọt lệ, của cơn kinh sợ vừa qua hay của nỗi buồn đau trước đó - tôi không biết rõ. Nhưng trên đôi môi đã có ánh nụ cười. Nàng cũng lén nhìn sang tôi rồi đỏ mặt, bẽn lẽn cúi đầu.
- Cô thấy chưa, sao lúc nãy cô lại xua tôi đi? Nếu có tôi thì đã chẳng có chuyện gì xảy ra cả...
- Nhưng em có biết ông đâu, em nghĩ là ông cũng...
- Thế chẳng lẽ bây giờ thì cô đã biết tôi hay sao?
- Hơi hơi thôi. Đấy, chẳng hạn, vì sao ông đang run?
- Ô, cô đã đoán ra ngay tức khắc! - Tôi đáp, khoái chí vì cô gái của tôi rất thông minh: điều đó không bao giờ có hại cho người đẹp cả.- Vâng, ngay từ đầu cô đã đoán ra tôi là người thế nào. Đúng là tôi rất nhút nhát với phụ nữ, tôi đang hồi hộp, tôi không giấu, chẳng kém gì cô một phút trước đây khi gã đàn ông kia làm cô sợ... Bây giờ tôi cũng đang sợ một cái gì đấy. Như một giấc mơ, mà tôi thậm chí cả nằm mơ cũng không nghĩ là mình sẽ có lúc nói chuyện với một phụ nữ nào đó...
- Sao? Chẳng lẽ?...
- Vâng, nếu tay tôi run thì đấy là vì nó chưa bao giờ được một cánh tay nhỏ nhắn xinh xắn như tay cô khoác lấy. Tôi đã quên mất phụ nữ, nghĩa là tôi chưa bao giờ được tiếp xúc với phụ nữ, vì tôi chỉ có một mình... Thậm chí tôi còn không biết phải nói với phụ nữ như thế nào. Và cả bây giờ tôi cũng không biết - tôi có nói với cô điều gì ngu ngốc không? Cô hãy nói thẳng với tôi, tôi xin cam đoan tôi không phải là người hay tự ái.
- Ô không, không có gì, không sao, ngược lại là khác. Còn nếu ông đòi hỏi em nói thật, thì em nói với ông rằng phụ nữ lại rất thích tính nhút nhát như vậy; và nếu ông còn muốn biết nhiều hơn, thì chính em cũng rất thích, và em sẽ không rời ông cho đến khi về đến nhà em.
- Cô làm như thế, - tôi như ngộp thở vì sung sướng, - tôi sẽ hết nhút nhát ngay bây giờ, và lúc đó thì - vĩnh biệt tất cả các phương sách của tôi!..
- Phương sách? Phương sách nào, để làm gì? Như thế là không tốt rồi.
- Xin lỗi, tôi sẽ không thế nữa, tôi buột miệng thế thôi; nhưng làm sao cô muốn là trong giây phút như thế này tôi lại không ao ước...
- Được em thích, phải không?
- Đúng thế, mà mong cô, vì Chúa, hãy rộng lượng. Cô thử nghĩ xem, tôi là người thế nào! Tôi năm nay đã hai mươi sáu tuổi, mà chưa bao giờ được gặp ai. Vậy thì làm sao tôi có thể nói hay ho, khéo léo và hợp lý được? Cô sẽ có lợi hơn khi tất cả được phơi bày, thành thật. Tôi không biết im lặng khi trái tim trong tôi lên tiếng. Chà, dù sao thì cũng... Cô có tin không, chưa một người đàn bà nào, chưa bao giờ, chưa bao giờ! Chưa một lần quen biết! Và mỗi ngày tôi vẫn ước mơ rằng cuối cùng vào một lúc nào đó tôi sẽ được gặp ai đó. Ôi, giá như cô biết được bao nhiêu lần tôi đã yêu theo cách như vậy!...
- Nhưng sao cơ, yêu ai?...
- Không yêu ai cả, tôi chỉ yêu cái ý tưởng, yêu cái người gặp ở trong mơ. Tôi tưởng tượng ra cả những thiên diễm tình. Ồ, cô chưa biết tôi đâu! Thực ra, không thể không có cái đó, tôi cũng đã gặp vài ba phụ nữ, nhưng họ là những phụ nữ như thế nào kia chứ? Tất cả bọn họ đều là những bà nội trợ, và... Nhưng tôi sẽ làm cô cười, tôi sẽ kể cho cô nghe đã mấy lần tôi định bắt chuyện, một cách tự nhiên, với một cô gái quý tộc nào đó ngoài đường phố, tất nhiên là khi nàng chỉ có một mình; bắt chuyện một cách rụt rè, lễ độ, tha thiết; nói rằng tôi sẽ chết cô đơn, để xin nàng đừng xua đuổi tôi, rằng tôi không có cách nào để làm thân dù với bất kì một phụ nữ nào đó, thuyết phục nàng rằng phụ nữ không có quyền cự tuyệt những lời khẩn nài của một con người bất hạnh như tôi. Và cuối cùng, tất cả những gì tôi đòi hỏi chỉ là xin nàng nói với tôi vài lời thân thiết, cảm thông, đừng xua đuổi tôi ngay từ đầu, tin vào lời của tôi, nghe những gì tôi nói, cười giễu tôi nếu như nàng thích, khơi cho tôi ít nhiều hi vọng, nói với tôi vài lời, chỉ vài lời thôi, dẫu rằng sau đó chúng tôi sẽ không còn bao giờ gặp nhau nữa... Nhưng cô cười... Tuy nhiên, chính vì thế mà tôi nói...
- Ông đừng giận, em cười vì thấy chính ông là kẻ thù của ông, và nếu như ông đã thử, chắc có lẽ ông đã thành công, có thể là cả khi việc diễn ra ngoài phố; càng đơn giản thì càng tốt... Không một người phụ nữ tốt bụng nào, nếu như cô ta không ngốc nghếch và không quá cáu giận vì một việc gì đấy vào lúc đó, lại có thể xua ông đi mà không nói vài lời ông rụt rè cầu xin ấy... Mà em nói gì vậy nhỉ! Tất nhiên, có lẽ cô ta sẽ cho ông là một người điên. Em suy bụng mình ra như vậy. Em vốn biết rất nhiều con người ta sống trên đời như thế nào!
- Ô, cám ơn cô! - tôi kêu lên. - Cô không hình dung được là cô đã làm gì cho tôi đâu!
- Được rồi, được rồi! Nhưng xin ông nói cho em hay, tại sao ông lại biết rằng em là người mà ông... mà ông cho là đáng để... quan tâm và kết bạn... tóm lại, không phải là một bà nội trợ như ông vừa nói. Tại sao ông lại định đến gặp em?
- Tại sao? Tại sao à? Nhưng cô đi một mình, gã kia lại quá táo tợn, trời thì đang đêm; chắc cô cũng đồng ý rằng đó là bổn phận...
- Không, không, trước đấy nữa kia, khi ở phía bên kia đường. Chính ông đã định đến gặp em phải không?
- Ở phía bên kia? Nhưng tôi, thực tình, không biết trả lời ra sao; tôi sợ... Cô biết không, hôm nay tôi là một người hạnh phúc; tôi vừa đi vừa hát; tôi vừa ở ngoại thành về; tôi chưa bao giờ có được những phút giây hạnh phúc như vậy. Cô... tôi cảm thấy rằng cô... Xin lỗi nếu như tôi nhắc cô nhớ lại: tôi cảm thấy cô đang khóc, và tôi... tôi không thể chịu đựng nổi điều đó... tim tôi thắt lại... Ôi lạy Chúa tôi! Mà chẳng lẽ tôi không thể đau buồn vì cô sao? Chẳng lẽ cảm thấy thương cảm với cô là tội lỗi ư?... Xin lỗi, tôi nói thương cảm... Mà thôi, tóm lại, chẳng lẽ tôi có thể xúc phạm cô khi tự dưng muốn đến bên cô sao?...
- Ông thôi đi, đủ rồi, đừng nói nữa, - cô gái nói, mắt nhìn xuống, xiết chặt tay tôi hơn. - Chính em có lỗi đã gợi ra điều đó; nhưng em vui là đã nhận ra ông là người đứng đắn... Mà em đã đến nhà rồi; em phải vào cái ngõ này, chỉ vài bước... Chào ông và cảm ơn ông...
- Thế chẳng lẽ chúng ta sẽ không bao giờ còn gặp nhau nữa sao?... Chẳng lẽ chỉ có vậy thôi sao?
- Ông thấy không, - cô gái vừa cười vừa nói, - lúc đầu ông muốn chỉ vài lời, còn bây giờ... Nhưng mà, em sẽ chẳng nói gì với ông đâu... Có thể, chúng ta sẽ còn gặp nhau...
- Ngày mai tôi sẽ đến đây, - tôi nói. - Ôi, xin cô tha lỗi cho tôi, tôi đã lại đòi hỏi...
- Vâng, ông quá nôn nóng... ông gần như đòi hỏi.
- Xin cô hãy nghe, hãy nghe tôi! - tôi ngắt lời nàng. - Tôi xin lỗi nếu tôi lại nói với cô điều gì đó không phải... Nhưng chuyện là thế này: tôi không thể không đến đây ngày mai. Tôi là một kẻ mơ mộng; tôi ít có đời sống thực đến nỗi những phút giây như thế này tôi coi là rất hiếm nên tôi không thể không lặp lại những giây phút ấy trong mơ tưởng. Tôi sẽ mơ về cô suốt đêm, suốt tuần, suốt cả năm. Tôi nhất định ngày mai sẽ đến đây, đến đúng đây, đến đúng chỗ này, vào đúng giờ này, và tôi sẽ hạnh phúc khi nhớ lại việc xảy ra ngày hôm qua. Cái chỗ này đã trở thành thân thương đối với tôi. Tôi đã có vài ba chỗ như vậy ở Peterburg. Thậm chí đã có lần tôi khóc vì kỷ niệm, như cô... Làm sao biết được, có thể mười phút trước đây cô cũng đã khóc vì kỷ niệm... Nhưng xin lỗi, tôi lại quên mất; có thể có một lúc nào đó cô đã từng rất hạnh phúc nơi đây...
- Thôi được, - cô gái nói, - có lẽ ngày mai em cũng sẽ đến đây, cũng vào mười giờ. Em thấy là em không thể cấm ông... Nó là thế này, em có việc cần phải đến đây; ông đừng nghĩ là em hẹn hò với ông; em nói trước là em cần đến đây vì việc riêng. Thế đấy... Thôi thì em nói thẳng với ông: nếu ông cũng đến thì cũng không sao cả; thứ nhất, có thể lại xảy ra những chuyện khó chịu như hôm nay, nhưng bỏ qua nó đi... tóm lại, chỉ đơn giản là em muốn gặp ông... để nói với ông vài lời. Chỉ có điều, ông thấy không, bây giờ ông không chê trách em chứ? Ông đừng nghĩ là em dễ dàng hẹn hò như thế... Chắc em cũng đã hẹn, nếu như... Tuy nhiên hãy để cái đó là bí mật của em! Nhưng phải có một điều kiện.
- Điều kiện! Nói đi, cô nói đi, nói ngay đi! Tôi đồng ý tất cả, tôi sẵn sàng chấp nhận tất cả, - tôi hét lên vui sướng, - tôi chịu trách nhiệm về tôi - tôi sẽ ngoan ngoãn, đứng đắn... cô biết tôi rồi đấy...
- Chính vì đã biết ông nên em mới mời ông ngày mai, - cô gái vừa cười vừa nói. - Em đã hoàn toàn biết rõ ông. Nhưng ông nhớ cho, ông phải đi đến đây với điều kiện; thứ nhất (chỉ xin ông hãy làm ơn theo đúng những gì em yêu cầu, - ông thấy đấy, em nói rất chân thành), ông đừng phải lòng mà yêu em... Điều đó là không thể được, em cam đoan với ông. Em sẵn sàng kết bạn với ông, đây, tay em đây... Nhưng yêu thì không được, em xin ông!
- Tôi xin thề, - tôi hét lên, chụp lấy tay nàng...
- Thôi mà, đừng thề thốt, em biết là ông rất dễ bùng lên như thuốc súng. Đừng chê trách em vì em nói như vậy. Nếu như ông biết... Em cũng không còn có ai để chuyện trò, không còn ai để xin khuyên bảo. Tất nhiên là không thể tìm lời khuyên ở trên đường phố, ông là ngoại lệ. Em giờ đã biết ông, như thể chúng ta đã là bạn bè hai mươi năm rồi... Thật sự là ông không làm sai lời hứa chứ?
- Rồi cô sẽ thấy... nhưng tôi không biết làm sao để sống đến ngày mai.
- Hãy ngủ cho thật say. Chúc ông ngủ ngon, và hãy nhớ là em đã tin ông. Nhưng lúc nãy ông vừa nói một câu rất hay: chẳng lẽ có thể kiểm soát được từng cảm xúc, kể cả tình thông cảm anh em! Ông biết không, ông nói điều đó hay đến nỗi em lập tức nảy ra ý nghĩ gửi gắm nơi ông...
- Lạy Chúa, nhưng việc gì? Việc gì?
- Hẹn đến mai. Bây giờ hãy để nó là một điều bí mật. Như thế lại càng tốt cho ông; ít ra từ xa trông cũng giống như một thiên diễm tình. Có thể ngày mai em sẽ nói, mà cũng có thể không... Em sẽ còn phải nói chuyện thêm với ông, chúng ta sẽ quen thân với nhau hơn...
- Ồ, và tôi ngày mai sẽ kể hết cho cô nghe về mình! Nhưng cái gì thế này? Cứ như có phép màu vừa xảy ra với tôi ấy... Tôi đang ở đâu đây, lạy Chúa? Nhưng cô nói đi, chẳng lẽ cô không hài lòng với mình là đã không nổi giận như những cô gái khác ở vào tình cảnh của cô, đã không xua đuổi tôi đi ngay từ đầu? Chỉ bằng hai phút cô đã làm cho tôi hạnh phúc suốt đời. Đúng! Tôi hạnh phúc. Làm sao biết được, có thể cô đã giúp tôi hài lòng với bản thân tôi, đã phá bỏ những nghi ngờ của tôi... Có thể, tôi thường có những lúc... Nhưng thôi, ngày mai tôi sẽ kể hết với cô, cô sẽ biết hết, biết hết...
- Vâng, em chấp nhận. Ông sẽ bắt đầu...
- Đồng ý.
- Tạm biệt!
- Tạm biệt!
Và chúng tôi chia tay. Tôi lang thang suốt đêm; tôi không thể quay về nhà mình. Tôi hạnh phúc quá... đến ngày mai!
1. Peterburg: thành phố trên bờ biển Naltich do Piot  Đại đế xây dựng vào đầu thế kỷ XVIII, một thời là thủ đô của nước Nga, sau Cách mạng Tháng Mười được đổi thành Leningrad, hiện nay được lấy lại tên cũ.
2. Các nhà vua Trung Quốc mặc hoàng bào màu vàng.
Đêm Thứ Hai
Đấy, ông vẫn sống đến bây giờ nhé! - nàng nói, vừa cười vừa xiết chặt cả hai tay tôi.
- Tôi đã ở đây hơn hai giờ rồi; cô không biết chuyện gì đã xảy ra với tôi cả ngày hôm nay đâu!
- Em biết, em biết... nhưng để em nói ngay vào việc. Ông có biết em đến để làm gì không? Không phải để ba hoa vớ vẩn như hôm qua đâu! Thế này ông ạ: chúng ta từ nay sẽ phải xử sự một cách thông minh hơn. Hôm qua em đã suy nghĩ rất lâu về tất cả những chuyện này.
- Cái gì, cái gì thông minh hơn? Về phần tôi, tôi sẵn sàng; nhưng, quả thực, với tôi, trong đời, chưa xảy ra chuyện gì thông minh hơn bây giờ.
- Thế ư? Thứ nhất, xin ông đừng bóp tay em như thế; thứ hai, nói để ông biết, hôm nay em đã suy nghĩ rất lâu về ông.
- Thế kết quả ra sao?
- Kết quả ra sao ư ? Kết quả là, lại phải bắt đầu tất cả từ đầu, vì rằng hôm nay em kết luận là em chưa biết tí gì về ông cả, rằng hôm qua em đã xử sự như một đứa trẻ, như một bé gái, và hoá ra tất cả là tại lòng tốt của em, nghĩa là em đã tự khoe mình, như thói thường vẫn vậy mỗi khi ta bắt đầu xét định bản thân ta. Và để sửa chữa sai lầm, em quyết định tìm hiểu về ông một cách kĩ lưỡng nhất. Nhưng vì không có ai giúp em để tìm hiểu ông được nên ông phải tự mình kể cho em nghe, kế hết mọi chuyện. Ông là người như thế nào? Hãy bắt đầu kể đi, nhanh lên, kể hết chuyện đời mình đi.
- Chuyện đời! - tôi sợ hãi kêu lên. - Chuyện đời! Nhưng ai nói với cô rằng tôi có chuyện đời tôi? Tôi không có chuyện đời...
- Thế làm sao ông sống nếu như không có chuyện đời? - nàng vừa cười vừa ngắt lời tôi.
- Hoàn toàn không có chuyện đời nào cả! Tôi sống, như người ta thường nói, tự nhiên nhi nhiên, nghĩa là hoàn toàn một mình - một mình, một thân một mình, - cô có hiểu một mình là thế nào không?
- Sao lại một mình? Nghĩa là ông không bao giờ gặp ai cả?
- Ồ không, gặp thì có gặp, nhưng dù sao vẫn một mình.
- Thế chẳng lẽ ông không nói chuyện với ai cả ư?
- Theo đúng nghĩa đen, thì không với ai cả.
- Thế thì ông là loại người như thế nào, nói em nghe! Gượm đã, em đoán ra rồi: chắc là ông cũng có một người bà như em ấy. Bà bị mù và suốt đời không cho em đi đâu cả, nên em gần như không biết nói nữa. Khoảng hai năm trước vì em làm một trò dại dột, bà thấy không giữ được em nữa, liền gọi em lại và dùng kim găm đính áo em vào áo bà - và từ đó hai bà cháu cứ ngồi bên nhau suốt ngày. Bà đan bít tất, tuy mắt bà mù; còn em ngồi cạnh bà, khâu vá hay đọc sách cho bà nghe - thế là thành một cái lệ kì quặc, hai năm rồi em bị đính vào bà như thế!
- Ôi lạy Chúa, khốn khổ quá! Không, tôi không có người bà như thế.
- Thế nếu không, tại sao ông lại có thể ngồi ở nhà?...
- Có phải cô muốn biết tôi là ai không?
- Vâng, đúng thế.
- Trong đúng nghĩa của nó?
- Trong nghĩa hết sức đúng!
- Xin lỗi, tôi là một típ người đặc biệt.
- Típ người, típ người! Típ người nào? - cô gái kêu lên, phá ra cười như thể hàng năm rồi nàng chưa được cười. - Chà, ông vui quá!
Này ông, ở đây có ghế dài, ta ngồi xuống đi! Nơi này không ai qua lại, không ai nghe thấy chúng ta cả, và - ông hãy kể chuyện đời của ông đi! Vì rằng, ông đừng thuyết phục em nữa, ông có chuyện đời của ông, chỉ có điều ông giấu em. Trước hết, típ người đặc biệt là thế nào?
- Típ người đặc biệt ấy à? Típ người đặc biệt là một kẻ độc đáo, một kẻ buồn cười! - tôi đáp, tự mình cũng phá ra cười theo tiếng cười thơ trẻ của nàng. - Đó là một tính cách. Thế cô có biết một kẻ mơ mộng là như thế nào không?
- Kẻ mơ mộng? Xin lỗi, nhưng làm sao em lại không biết? Chính em cũng là một kẻ mơ mộng mà! Đôi lúc em ngồi cạnh bà mà đầu óc không có chuyện gì là không nghĩ đến. Thế là bắt đầu mơ mộng, nghĩ đủ thứ vẩn vơ - thí dụ như chuyện mình sẽ lấy chồng là một hoàng tử Trung Hoa... Mà nhiều khi mơ mộng là rất tốt!
Không, thực ra có trời biết được! Nhất là khi có điều gì đó phải suy nghĩ, - nàng nói thêm bằng một giọng khá nghiêm trang.
- Tuyệt! Một khi cô đã mơ đến lấy hoàng tử Trung Hoa thì có nghĩa là cô sẽ hoàn toàn hiểu tôi. Này, cô nghe nhé... Nhưng xin lỗi, tôi còn chưa biết tên cô...
- Có thế chứ! Ông nhớ ra hơi sớm đấy!
- Ôi, lạy Chúa! Tôi quên bẵng đi mất, vì tôi quá vui mà.
- Tên em là Naxtenca.
- Naxtenca? Chỉ thế thôi ư?
- Chỉ thế thôi! Chẳng lẽ thế còn là ít, ông tham lam quá đấy!
- Ít à? Nhiều, nhiều, ngược lại, quá nhiều ấy chứ. Naxtenca, cô là một cô gái tốt bụng, nếu như ngay từ đầu đối với tôi cô đã là Naxtenca rồi!1
- Thế - thế đấy! Nào!
- Thế này, Naxtenca ạ, cô hãy nghe một câu chuyện buồn cười nhé.
Tôi ngồi xuống cạnh nàng, lấy một tư thế thật nghiêm trang và bắt đầu nói như đọc:
- Naxtenca ạ, có thể cô không biết, ở Peterburg có những xó xỉnh thật kỳ lạ. Vầng mặt trời vẫn chiếu sáng cho tất cả mọi người dân Peterburg, dường như không bao giờ ngó đến những chỗ ấy, mà ở đó có một mặt trời khác, như thể nó được đặt riêng cho những xó xỉnh này, và nó chiếu lên tất cả bằng một thứ ánh sáng khác, đặc biệt. Ở những xó xỉnh này, Naxtenca quý mến ạ, dường như là một cuộc sống hoàn toàn khác, không giống như cuộc sống vẫn sôi sục bên cạnh chúng ta, mà là một cuộc sống ở những vương quốc xa lắc xa lơ chưa ai từng biết đến, một cuộc sống không phải ở vào thời đại quá nặng nề khắc nghiệt của chúng ta. Chính cuộc sống đó là sự hoà trộn giữa một cái gì đó thuần tuý hoang đường, cuồng nhiệt lí tưởng, và đồng thời (hỡi ôi, Naxtenca!) phàm tục nhạt nhẽo và tầm thường, để khỏi phải nói: nhỏ mọn đến mức không tưởng được!
- Phù! Lạy Chúa! Một lời mào đầu mới khiếp! Em nghe thấy cái gì thế này?
- Cô sẽ nghe, Naxtenca ạ (tôi nghĩ rằng tôi sẽ gọi cô là Naxtenca không bao giờ biết mỏi), cô sẽ nghe rằng sống ở những xó xỉnh đó là những con người kì quặc - những kẻ mơ mộng. Kẻ mơ mộng, - nếu như cần một định nghĩa cụ thể - không phải là người, mà cô biết không, là một sinh vật giống trung nào đó. Phần lớn nó cư trú ở những xó xỉnh không ai đến được, dường như muốn trốn tránh cả ánh mặt trời, và một khi đã về nhà riêng thì nó bám riết lấy cái xó của mình như một con sên, hay ít ra về phương diện này nó rất giống với một con vật thú vị - vừa là con vật vừa là nhà ở - mà ta gọi là con rùa. Cô nghĩ sao, vì cớ gì anh ta yêu mến bốn bức tường của mình, những bức tường nhất thiết phải quét ve xanh, ám khói ảm đạm, và nồng nặc mùi thuốc lá đến không thể chịu được?
Vì cớ gì cái quý ngài kỳ quái này, khi có một ai đó trong số những  người quen hiếm hoi đến thăm (mà với kiểu cách của anh ta thì những người quen cũng hết dần), vì cớ gì cái con người kỳ quái này lại đón tiếp khách với vẻ ngượng ngập đến thế, luống cuống đến tái cả mặt mày, dường như anh ta vừa phạm một tội ác nào đó trong bốn bức tường của nhà mình, dường như anh ta vừa làm bạc giả hay một vài bài thơ nào đó để gửi đi đăng báo bằng một lá thư nặc danh, trong đó thông báo rằng tác giả của bài thơ đã chết và bạn của ông ta tự thấy mình có trách nhiệm phải công bố thơ của ông ta? Vì cớ gì, Naxtenca, cô nói tôi nghe, vì cớ gì câu chuyện của hai người này lại rời rạc đến thế? Vì cớ gì không một tiếng cười, không một lời hóm hỉnh buột ra từ đầu lưỡi của người bạn đến bất ngờ và đầy bối rối, người bạn này vốn lúc nào cũng ưa vui đùa, ưa pha trò hóm hỉnh, ưa những câu chuyện về phái đẹp và những đề tài vui vẻ khác? Và sau hết, vì cớ gì, người bạn ấy, có lẽ vừa mới quen biết nhau và chỉ mới đến đây lần đầu, - vì rằng trong trường hợp này sẽ không có lần thứ hai và người bạn ấy sẽ không đến thêm lần nào nữa - vì cớ gì người bạn ấy cũng bối rối, cũng chết lặng mặc dù anh ta là người hết sức thông minh (nếu như quả thật anh ta thông minh) khi anh ta nhìn bộ mặt lộn ngược của chủ nhà đã hoàn toàn rối trí sau những nỗ lực phi thường nhưng vô ích để làm cho câu chuyện được tự nhiên và sôi nổi, tỏ ra mình cũng hiểu biết về xã hội thượng lưu, cũng bàn luận cả về phái đẹp, hòng bằng cách đó làm hài lòng con người tội nghiệp đã sai lầm đến thăm nơi đây? Và cuối cùng, vì cớ gì vị khách kia đột nhiên chụp lấy mũ và vội vã ra về với lý do chợt nhớ tới một việc cực kỳ khẩn thiết mà thực ra không hề có, hấp tấp rút tay mình khỏi những cái bắt tay nồng nhiệt của chủ nhà đang tìm mọi cách tỏ ra hối tiếc và cố cứu vãn tình thế? Vì cớ gì người bạn vừa ra khỏi cửa đã phá lên cười ha hả và tự thề với mình là sẽ không bao giờ đến thăm cái gã hấp hơi này nữa, mặc dù cái gã hấp hơi này thực tình là một con người hết sức tuyệt vời, đồng thời anh ta cũng không thể nào dứt khỏi cái trò ngộ nghĩnh nho nhỏ của trí tưởng tượng là so sánh bộ dạng của người vừa nói chuyện với mình trong suốt buổi gặp gỡ với bộ dạng của một chú mèo con bất hạnh bị lũ trẻ lừa bắt được, đem ra vày vò, trêu chọc, doạ nạt và hành hạ đủ kiểu, cuối cùng thoát khỏi tay chúng chui xuống gầm ghế tối tăm, ngồi đó cáu kỉnh suốt cả giờ, xù lông, gầm gừ, dùng hai chi trước rửa bộ mặt oán giận và sau đó rất lâu vẫn với một vẻ hằn học nhìn thiên nhiên, cuộc sống và thậm chí cả đĩa thức ăn của chủ nhà mà chị hầu gái tốt bụng dành riêng cho nó?
- Nhưng khoan đã ông, - Naxtenca, nãy giờ nghe tôi nói với vẻ ngạc nhiên, mắt mở to, miệng há ra, chợt cắt ngang lời tôi, - em hoàn toàn không hiểu tại sao lại xẩy ra chuyện như vậy và tại sao ông lại đặt ra cho em những câu hỏi buồn cười như vậy; nhưng điều này thì em biết chắc: những chuyện đó nhất định là xảy ra với ông, từ đầu đến cuối.
- Chắc chắn là thế, - tôi đáp với vẻ mặt hết sức nghiêm trang.
- Nếu như chắc chắn là thế, thì ông tiếp tục kể đi, - Naxtenca đáp. - Vì rằng em rất muốn biết chuyện đó kết thúc ra sao.
- Naxtenca, có phải cô muốn biết nhân vật của chúng ta, - hay nói đúng hơn là tôi, bởi nhân vật đó đúng là cái thằng tôi hèn mọn này, - hàng ngày làm gì trong cái xó xỉnh của mình; có phải cô muốn biết vì sao tôi suốt cả ngày bấn loạn bối rối vì cuộc viếng thăm bất ngờ của bạn? Có phải cô muốn biết vì sao tôi cuống quít, đỏ mặt khi người ta mở cửa phòng tôi, tại sao tôi không biết tiếp khách và chết thẹn dưới sức nặng của lòng mến khách của mình?
- Vâng, đúng, đúng! - Naxtenca đáp, - chính thế. Nhưng ông kể hay quá, liệu ông có thể kể bằng cách nào đó không hay đến như vậy được không? Ông cứ nói như đang đọc sách ấy.
- Naxtenca! - tôi đáp bằng một giọng nghiêm túc và quan trọng, gắng lắm mới nhịn được cười, - Naxtenca yêu quí, tôi biết rằng tôi kể rất hay, nhưng xin lỗi là tôi không biết kể cách khác. Bây giờ, Naxtenca ạ, bây giờ tôi giống như linh hồn của vua Xolomon suốt một nghìn năm bị nhốt trong bình với bảy lần bùa dấu.3 Nhưng cuối cùng thì cả bảy lần bùa dấu ấy đã được gỡ ra. Bây giờ, Naxtenca yêu dấu ạ, khi chúng ta lại đã gặp lại nhau sau một thời gian dài xa cách như vậy, - vì rằng tôi đã biết cô lâu rồi Naxtenca ạ, vì rằng đã từ lâu tôi cứ tìm ai đó, và đây là dấu hiệu chứng tỏ rằng người tôi tìm chính là cô và rằng bây giờ chúng ta đã được xui khiến gặp nhau, - bây giờ trong đầu tôi cả ngàn khóa vòi đã được mở, và tôi phải tuôn ra hàng suối ngôn từ, không thì tôi chết ngột mất. Vì vậy, Naxtenca ạ, xin cô đừng ngắt lời tôi, mà hãy lắng nghe ngoan ngoãn, chịu khó, không thì tôi không nói nữa đâu.
- Không, không, không thể được! Ông kể đi! Bây giờ em sẽ không nói lời nào nữa.
- Tôi kể tiếp nhé. Trong ngày của tôi có một giờ tôi đặc biệt yêu thích, Naxtenca ạ. Đó là cái giờ khi mà gần như tất cả những công    chuyện, chức vụ và trách nhiệm quan trọng đã kết thúc và mọingười vội vã về nhà để ăn tối, nghỉ ngơi, nhưng ngay trên đường vềhọ lại sáng tạo ra những đề tài vui vẻ khác liên quan đến buổichiều, buổi tối và toàn bộ số thời gian rảnh rỗi còn lại. Vào cái giờđó nhân vật của chúng ta, - Naxtenca, xin cô cho phép tôi kể ở ngôithứ ba, vì rằng kể ở ngôi thứ nhất xấu hổ lắm, - vậy là vào cái giờấy nhân vật của chúng ta, không phải là không có việc, cũng rảobước theo mọi người khác. Nhưng một cảm giác thoả mãn kỳ lạ lộtrên khuôn mặt nhợt nhạt và có vẻ như nhầu nhĩ của anh ta. Anhta ngắm nhìn ráng chiều đang dần tắt trên bầu trời Peterburg lạnhlẽo với vẻ không hờ hững lắm. Nhưng tôi nói "ngắm nhìn" là khôngđúng; anh ta không ngắm nhìn, mà đang trầm tư một cách khôngchủ đích, dường như quá mệt mỏi hay mải mê nghĩ về một điều gìkhác thú vị hơn nên chỉ có thể thoáng qua, gần như vô tình, dànhmột chút chú ý cho cảnh vật xung quanh. Anh ta hài lòng vì chođến ngày mai không phải làm những công việc chán ngắt của mìnhvà vui mừng như một cậu học trò nhỏ được rời bàn học để đến vớinhững trò nghịch ngợm yêu thích. Cô hãy quan sát anh ta từ phíabên, Naxtenca ạ, và cô sẽ thấy cái cảm giác vui mừng đó tác độngmột cách tốt lành như thế nào đối với hệ thần kinh yếu ớt và trítưởng tượng được kích động một cách bệnh hoạn của anh ta. Đấy,anh ta đang mải nghĩ một điều gì đó... Cô cho là anh ta nghĩ về bữaăn? Về buổi tối hôm nay? Anh ta nhìn cái gì vậy? Nhìn quý ôngdáng vẻ đường bệ kia đang nghiêng mình chào thật kiểu cách mộtphụ nữ ngồi trong cỗ xe lộng lẫy với những con tuấn mã kéo ngangqua? Không, Naxtenca ạ, bây giờ anh ta đâu có để ý tới nhữngchuyện vặt vãnh đó! Anh ta bây giờ đã là người giàu có bởi cái cuộcsống riêng biệt của mình, anh ta như bỗng trở nên giàu có, tia nắngcuối cùng của vầng dương sắp lặn đã loé rực lên trước mặt anh takhông vô ích và gợi lên trong trái tim được sưởi ấm của anh ta cảmột lô xúc cảm. Bây giờ anh ta dường như không nhận thấy conđường mà trước kia bất kì một sự vật vặt vãnh nhất nào cũng khiếnanh ta ngạc nhiên tò mò. Bây giờ "nữ thần tưởng tượng" (nếu nhưcô đã đọc Giucovxki, Naxtenca yêu quý ạ) đã bằng bàn tay củamình dệt xong tấm nền vàng của mình và giờ đang thêu lên trướcmắt anh ta những hình ảnh rực rỡ của một cuộc sống lạ lùng chưabao giờ thấy - mà biết đâu, có thể bằng bàn tay đỏng đảnh của mìnhnữ thần đã nâng bổng anh ta từ vỉa hè lát đá rất đẹp mà anh tađang đi về nhà lên đến tận chín từng trời pha lê. Nếu bây giờ chặnanh ta lại, bất ngờ hỏi anh ta: anh đang đi đâu, đang ở trên đườngphố nào? thì chắc anh ta chẳng nhớ gì, cả đường đang đi, cả nơiđang đứng, và đỏ mặt bối rối, chắc anh ta sẽ bịa ra một chuyện gìđó để giữ phép lịch sự. Chính vì vậy mà anh ta giật mình, suýt hétlên và hoảng hốt nhìn quanh khi một bà già rất đáng kính dừnganh ta lại giữa hè phố để hỏi thăm về con đường bà ta bị lạc. Caumày lại vì bực tức, anh ta bước tiếp, gần như không nhận thấykhông chỉ một người qua đường nhìn theo anh ta mỉm cười, khôngnhận thấy một cô bé gái sợ hãi nhường đường cho anh ta, phá lêncười rất to, trố mắt nhìn những cái vung tay và nụ cười trầm tư nởrộng trên khuôn mặt anh ta. Nhưng vẫn nữ thần tưởng tượng ấy đãnâng bổng lên trong chuyến bay khoái hoạt của mình cả bà giàđáng kính, cả những người qua đường tò mò, cả cô bé gái cười vangvà cả những người đàn ông thợ thuyền đang ăn tối trên các xà lanken nhau san sát trên kênh Đài Phun Nước (giả thử rằng lúc nàynhân vật của chúng ta đang đi ở đó), tinh nghịch gắn tất cả ngườivà vật vào tấm tranh thêu của mình như gắn những con ruồi lênmạng nhện; và với điều vừa khám phá ra, anh chàng kì quặc củachúng ta đã bước vào hang ổ thân thuộc của mình, đã ngồi vào bànăn tối, đã dùng xong bữa từ lâu và chỉ sực tỉnh khi bà giúp việcMat rena suốt đời âm thầm và rầu rĩ thu dọn xong bàn ăn và traocho anh ta chiếc tẩu thuốc, - chỉ đến lúc đó anh ta mới sực tỉnh vàngạc nhiên nhận thấy rằng mình đã ăn xong mà không biết việc đóxảy ra như thế nào. Trong phòng đã tối hẳn, lòng anh ta trống trảivà buồn bã; cả một vương quốc những điều mơ tưởng đã sụp đổquanh anh ta, sụp đổ không dấu vết, không tiếng động, đã bay biếnnhư cơn chiêm bao mộng mị, mà chính anh ta cũng không còn nhớmình đã mơ những gì. Nhưng một cảm giác tăm tối nào đó khiếncho lồng ngực anh ta khẽ nhói lên xao xuyến, một niềm khao khátmới nào đó bắt đầu mơn trớn và kích thích trí tưởng tượng của anhta một cách đầy quyến rũ và dần dần gọi đến cả một bầy những ảoảnh mới. Căn phòng nhỏ im ắng; cảnh cô tịch và sự nhàn rỗi vevuốt trí tưởng tượng của anh ta, nó bén lửa, sôi lên như ấm cà phêcủa bà Mat rena già nua đang bình thản loay hoay bên cạnh để đuncà phê tối. Thế là nó, cái trí tưởng tượng ấy, loé bùng lên từng cơn;thế là cuốn sách, vừa được cầm lên một cách hú hoạ, không mụcđích, đã tuột khỏi tay kẻ mơ mộng của tôi mà chưa được giở đếntrang thứ ba. Trí tưởng tượng của anh ta lại được đánh thức, lạiđược kích thích, và bỗng nhiên một thế giới mới, một cuộc sốngtuyệt diệu mới lại sáng bừng lên trước mặt anh ta trong viễn cảnhhuy hoàng. Một giấc mơ mới - một hạnh phúc mới! Một liều mới củathứ độc dược khoái lạc, tinh tế! Ồ, đối với anh ta thì cuộc sống thựccủa chúng ta chẳng là cái gì cả! Dưới cái nhìn đã bị biến dạng củaanh ta thì chúng ta, tôi và cô, đang sống một cách biếng nhác, chậmchạp, uể oải; dưới cái nhìn của anh ta tất cả chúng ta đều không hàilòng với số phận của chúng ta, đều mệt mỏi bởi cuộc sống của chúngta! Mà quả thật, cô hãy nhìn xem, quả thật mới nhìn qua giữachúng ta mọi sự mới lạnh lùng, cau có, cáu kỉnh làm sao... "Nhữngkẻ tội nghiệp!" - anh chàng mơ mộng của chúng ta nghĩ. Mà anh tanghĩ như vậy cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả! Hãy nhìn nhữngảo ảnh thần tiên đó, chúng được tạo nên một cách đầy ma lực, kì ảo,rộng lớn trước mắt anh ta thành một bức tranh kì diệu, sống động;ở đó, tất nhiên, anh chàng mơ mộng của chúng ta là nhân vật thứnhất, nổi bật, hàng đầu. Cô hãy nhìn xem, bao nhiêu là cuộc phiêulưu đủ hình đủ vẻ, bao nhiêu là những ước mơ háo hức vô tận. Cóthể, cô sẽ hỏi, anh ta ước mơ cái gì? Chẳng cần phải hỏi. Anh ta mơước về tất cả... về vai trò của một nhà thơ lúc đầu không được thừanhận nhưng sau đạt đỉnh vinh quang; về tình bạn với Hoffman; vềĐêm hội Varfelomei, Diana Vernon, chiến công hiển hách trong trậnIvan Đại Đế chiếm thành Cazan, Clara Movbrai, Evfi Dens,hội đồng giám mục và Hus đứng trước họ, cuộc nổi dậy của các tửthi ở Robert (cô nhớ phần âm nhạc không? - sặc mùi nghĩa địa!),Minna và Brenda, trận đánh ở Berezina, buổi đọc thơ ở nhà nữ bátước V. và D., Danton, Cleopat ra ei suoi amanti, ngôi nhà ởColomna, cái góc riêng tư, và bên cạnh là một tạo vật duyên dánglắng nghe trong buổi tối mùa đông với cái miệng xinh xinh và đôimắt mở to, hệt như bây giờ cô đang lắng nghe tôi, hỡi thiên thầnnhỏ bé của tôi... Không, Naxtenca ạ, anh ta đâu có cần gì, cái anhchàng lười biếng đam mê này đâu có quan hoài gì đến cái cuộc sống mà tôi với cô khát khao đến vậy? Anh ta nghĩ rằng đấy là một cuộc sống thảm hại, đáng thương, mà không tự biết rằng có thể đến một lúc nào đấy đối với anh ta giờ phút đau buồn sẽ điểm, khi đó anh ta sẵn sàng đổi tất cả những năm tháng hoang tưởng của mình để lấy một ngày của cuộc sống thảm hại này, mà không phải để đổi lấyniềm vui, hạnh phúc, mà anh ta cũng không muốn lựa chọn trongcái giờ khắc buồn sầu ăn năn và khổ đau vô hạn ấy. Nhưng hiệngiờ, khi nó chưa đến, cái giờ khắc tàn nhẫn đáng sợ ấy chưa đến, -anh ta không khao khát điều gì cả, vì rằng anh ta cao hơn mọi khaokhát, vì rằng anh ta đang có tất cả, vì rằng anh ta đang thừa thãi,vì rằng anh ta là nghệ sĩ của cuộc đời mình và từng giờ một sángtạo ra nó theo một ý thích riêng mới... Mà cái thế giới hoang tưởngthần tiên ấy được tạo ra mới nhẹ nhàng, mới tự nhiên làm sao!
Dường như tất cả thực sự không phải là ảo ảnh. Và quả thật, cónhững phút giây anh ta sẵn sàng tin rằng toàn bộ cuộc sống đókhông phải là những cơn bùng cháy cảm xúc, không phải là hư ảnh,không phải là sự lừa dối của trí tưởng tượng, mà đó thật sự là mộthiện thực hiển nhiên, chân chính! Tại sao, Naxtenca, cô hãy nói chotôi biết, tại sao trong những phút giây ấy hơi thở như nghẹn tắc lại?
Tại sao bằng một phép mầu nào đó, theo một ý nguyện của ai đó mànhịp tim đập gấp, nước mắt trào ra và đôi má nhợt nhạt ướt nhòecủa một kẻ mơ mộng cháy bừng lên và toàn bộ sự tồn tại của anh tanhư tràn đầy một niềm vui sướng không sao tả nổi như vậy?
Tại sao những đêm dài không ngủ thoáng qua như một tíchtắc, trong hạnh phúc và niềm vui bất tận, và khi bình minh chiếutia nắng hồng vào cửa sổ và rọi sáng căn buồng ảm đạm bằng thứánh sáng hư ảo đáng ngờ như ở Peterburg của chúng ta thì anhchàng mơ mộng mệt mỏi, kiệt sức của chúng ta ném mình xuốnggiường và lịm đi trong nỗi khoái cảm của trạng thái tinh thần bệnhhoạn chấn động của mình và với một nỗi đau ngọt ngào uể oải trongtim? Đúng, Naxtenca ạ, ta sẽ bị lừa dối và vô hình trung tin rằngmột nỗi đam mê thật sự đang xao động tâm hồn anh ta, bất giác tinrằng có một cái gì đó sống động, nắm bắt được trong những mộngtưởng vô hình của anh ta! Mà một sự lừa dối như thế nào kia chứ - đấy, chẳng hạn tình yêu đã xâm nhập vào lồng ngực anh ta với mộtniềm vui không cạn, với tất cả những dày vò khốn khổ... Chỉ cầnnhìn anh ta là sẽ thấy ngay điều đó! Nhìn anh ta, cô có tin không, ôiNaxtenca yêu quí, cô sẽ không tin là trong thực tế anh ta không hềbiết người đàn bà mà anh ta yêu đến vậy trong các mộng tưởngcuồng dại của mình? Chẳng lẽ anh ta chỉ nhìn thấy nàng trongnhững ảo ảnh đầy mê hoặc và niềm đam mê ấy chỉ là một giấc mơthôi sao? Chẳng lẽ quả thực họ đã không cùng nhau đi, tay trongtay, trong suốt bao nhiêu năm tháng của cuộc đời mình, - chỉ riênghọ với nhau, hai người, tách xa toàn thế giới, mỗi người đem gắnthế giới của mình, cuộc đời của mình với cuộc đời của bạn tình?
Chẳng lẽ không phải nàng, vào giờ khuya muộn phải chia tay, đãgục đầu buồn bã nức nở trên ngực anh ta, không nghe tiếng dôngbão rít gào dưới bầu trời khắc nghiệt, không nghe cơn gió thổi bạt đivà mang theo những giọt nước mắt trên hàng mi đen của nàng?
Chẳng lẽ tất cả những cái đó chỉ là mơ ước - cả khu vườn thê lương,vắng ngắt và hoang dại này với những lối đi phủ đầy rêu, hiuquạnh và âm u, nơi họ thường dẫn nhau đến, hi vọng, sầu thương,và yêu, yêu nhau rất lâu "rất lâu và nồng thắm!" Và ngôi nhà kỳ quái kia, của cha ông để lại, nơi nàng đã bao năm sống cô quạnh vàbuồn chán với người chồng già cau có, suốt đời lầm lì, cáu kỉnh, khiến họ - hai kẻ nhút nhát như trẻ thơ, rụt rè và rầu rĩ giấu nhautình yêu của mình - phải sợ sệt? Họ khổ sở biết bao, họ hãi hùngbiết bao, mối tình của họ trong sáng, vô tội biết bao, và người đời (ồtất nhiên thôi, Naxtenca ạ) mới độc ác làm sao! Và, lạy Chúa tôi,chẳng lẽ không phải sau đó anh ta đã gặp nàng ở một nơi xa bến bờtổ quốc, dưới một bầu trời xa lạ, giữa trưa nóng bỏng, trong mộtthành phố vĩnh cửu tuyệt vời giữa khung cảnh lộng lẫy của vũ hội,tiếng nhạc vang lừng, trong một lâu đài (nhất định phải là trongmột lâu đài) chìm ngập trong ánh lửa đèn, trên ban công mọc đầyđào kim nương và hoa hồng, vừa nhận ra anh ta nàng đã vội gỡ mặtnạ hóa trang và thì thào "Em đã được tự do" rồi run rẩy lao vàovòng tay anh ta; hai người kêu lên vui sướng, ghì chặt nhau, trongkhoảnh khắc quên đi cả những nỗi khổ đau, cả sự chia ly, cả mọiday dứt, cả căn nhà ảm đạm, cả người chồng già, cả mảnh vườnhoang tối ở quê hương xa xôi, cả chiếc ghế dài nơi nàng đã vùngthoát ra khỏi vòng tay đờ đẫn trong nỗi đau tuyệt vọng của anh tasau nụ hôn nồng nàn cuối cùng... Ô, Naxtenca, cô hãy đồng ý rằngcô sẽ hoảng hốt, sẽ bối rối, đỏ mặt như một cậu học trò vừa nhét vàotúi quả táo ăn cắp ở vườn bên, khi một anh chàng cao kều khỏemạnh, vui vẻ, lắm mồm, người bạn không mời mà đến của cô, bỗngmở cửa phòng cô và hét lên như không có chuyện gì xảy ra: "Còntôi, bạn ạ, vừa từ Pavlovxc đến!" Lạy Chúa tôi! Lão bá tước già vừachết, hạnh phúc vô tả sắp đến - vậy mà lại người từ Pavlovxc đến!
Tôi hùng hồn im lặng sau những lời diễn thuyết hùng hồn. Tôinhớ, lúc đó tôi rất muốn bằng một cách nào đó phá lên cười hô hố vìtôi đã cảm thấy một con quỉ thù địch bắt đầu cựa quậy trong tôi, vìrằng cổ họng tôi bắt đầu tắc nghẹn, cằm co giật, hai mắt mỗi lúcmột thêm nhòa ướt... Tôi nghĩ rằng Naxtenca, lắng nghe tôi với cặpmắt thông minh mở to, sẽ phá lên một tràng cười trẻ thơ, vui vẻkhông kìm nén của mình, và tôi hối hận là đã đi quá xa, đã hoàicông kể lại tất cả những gì từ lâu sôi sục trong tim và tôi có thể nóira như đọc, vì rằng đã từ lâu tôi chuẩn bị sẵn cho mình lời phánquyết và giờ đây không thể kìm nổi để không đọc nó lên, tự thúnhận, mà không mong người ta sẽ hiểu mình; nhưng tôi ngạc nhiênthấy nàng im lặng; lát sau nàng khẽ bóp nhẹ bàn tay tôi và hỏibằng một giọng cảm thông rụt rè:
- Chẳng lẽ quả thực ông đã sống suốt đời mình như thế sao?
- Suốt đời, Naxtenca ạ, - tôi đáp, - suốt đời, và có lẽ sẽ như thếcho đến phút chót!
- Không, như thế không được, - nàng lo lắng nói, - sẽ không nhưthế đâu; và có lẽ em cũng sẽ sống suốt đời như vậy cạnh bà em. Nàyông, ông có biết sống như thế là không hay không?
- Tôi biết, Naxtenca ạ, tôi biết chứ! - tôi hét to, không còn kìmgiữ cảm xúc của mình nữa. - Và bây giờ tôi càng biết hơn bao giờhết là tôi đã để phí hoài những năm tháng tốt nhất của đời mình!Bây giờ tôi biết điều đó, và tôi càng cảm thấy đau buồn hơn bởi điềunhận biết đó, vì rằng chính Đức Chúa Trời đã ban tặng cô cho tôi,hỡi thiên thần tốt bụng của tôi, để nói với tôi và chứng tỏ với tôiđiều đó. Bây giờ, khi tôi ngồi cạnh cô và nói với cô, tôi lại khiếp sợkhi nghĩ đến tương lai, vì rằng trong tương lai sẽ lại là cô đơn, lại làcuộc sống mốc meo, không cần thiết; và tôi còn biết ước mơ gì nữa,khi trong đời thực tôi đã được hạnh phúc đến vậy bên cạnh cô! Ôi,Chúa sẽ ban phước cho cô, hỡi cô gái dịu hiền, vì rằng cô đã khôngxua đuổi tôi ngay từ lần gặp đầu tiên, vì rằng bây giờ tôi có thể nói,ít ra tôi đã được sống hai buổi tối trong đời mình!
- Ồ không, không! - Naxtenca thốt lên và mắt nàng long lanhlệ. - Không, sẽ không như vậy nữa đâu; chúng ta sẽ không xa nhaunữa! Hai buổi tối là sao!
- Ôi, Naxtenca, Naxtenca! Cô có biết cô đã khiến tôi hài lòngvới bản thân mình không? Cô có biết từ bây giờ tôi sẽ không nghĩ vềmình tồi tệ như trước đây nữa không? Cô có biết là bây giờ tôi cóthể sẽ không buồn phiền vì đã phạm những tội ác và lỗi lầm trongđời mình, vì rằng một cuộc sống như vậy chính là tội ác và lỗi lầm?
Và cô đừng nghĩ là tôi phóng đại với cô một điều gì đó, lạy Chúa, côđừng nghĩ như vậy, Naxtenca ạ, vì rằng có những phút giây tôicảm thấy buồn chán đến mức, đến mức... Vì rằng vào những lúc đótôi cảm thấy tôi không bao giờ có thể bắt đầu sống một cuộc sốngthật sự, vì rằng tôi cảm thấy tôi đã đánh mất mọi khả năng ứng xử,mọi cảm giác đối với hiện thực, vì rằng cuối cùng tôi đã tự nguyềnrủa mình, vì rằng sau những đêm ảo tưởng tôi đã có những phútgiây tỉnh táo, mà những phút giây ấy thật khủng khiếp! Mà tronglúc đó ta vẫn nghe quanh mình mọi người đang quay cuồng trongcuộc sống ồn ào náo động, vẫn nghe, vẫn thấy thiên hạ sống nhưthế nào - thiên hạ sống thật sự, thấy rằng cuộc sống của họ khôngphải được vẽ tạo ra, rằng cuộc sống của họ không bay biến nhưchiêm bao, như ảo ảnh, rằng cuộc sống của họ luôn luôn đổi mới,luôn luôn trẻ trung và không một giờ nào giống giờ nào, trong lúcđó trí tưởng tượng nhút nhát thì đơn điệu và tẻ nhạt đến thô thiển,nó là nô lệ của hình bóng, của ý tưởng, nô lệ của đám mây đầu tiênbất ngờ che lấp mặt trời và đem nỗi phiền muộn bóp nghẹt trái timPeterburg chân chính vốn rất yêu quý mặt trời của mình, - mà đãphiền muộn thì còn tưởng tượng nỗi gì? Và ta cảm thấy nó, cái trítưởng tượng không cạn ấy, cuối cùng cũng tàn lụi, cạn kiệt trong sựcăng thẳng thường xuyên, vì rằng ta cũng phải trưởng thành, lớnvượt khỏi những lý tưởng trước kia của mình: những lý tưởng đó sẽbị vỡ tan ra thành bụi, thành những mảnh vỡ; và nếu như không cócuộc sống khác, thì ta buộc phải tạo dựng ra nó bằng chính nhữngmảnh vỡ đó. Mà trong lúc đó tâm hồn lại khao khát, lại cầu xinmột cái gì khác! Và kẻ mơ mộng hoài công đào bới trong những mơước cũ của mình như trong đống tro, mong tìm trong đống tro ấy dùchỉ một vài tia lửa nhỏ nhoi để thổi nó bùng lên thành ngọn lửahồng sưởi ấm trái tim đã trở nên giá lạnh và làm sống lại trong nótất cả những gì trước kia đã từng dễ thương đến vậy, đã từng làmxao động tâm hồn, đốt sôi dòng máu, khiến trào hàng lệ, đã từnglừa dối một cách huy hoàng đến vậy! Và Naxtenca, cô có biết tôi đãlàm gì không? Cô có biết tôi đã buộc phải làm lễ tưởng niệm cáccảm xúc của mình, tưởng niệm cái mà trước kia đã từng dễ thươngđến vậy, cái mà thực ra không hề tồn tại bao giờ, - vì rằng đó chỉ làtưởng niệm những mơ ước viển vông, ngu ngốc, - và tôi làm điều đóvì rằng cả những mơ ước ngu ngốc đó cũng không còn nữa, vì rằngkhông có gì để nuôi sống chúng, mà ước mơ cũng phải nuôi mớisống chứ! Cô có biết không, bây giờ tôi vẫn thích vào những kì hạnnhất định nhớ lại và đến thăm những nơi trước kia tôi đã từng đượchạnh phúc theo cách riêng của mình, thích xây dựng hiện tại củatôi theo cái quá khứ không bao giờ trở lại và thường lang thang nhưcái bóng, không mục đích, vô định, buồn bã và ngán ngẩm trên cácđường phố và ngõ nhỏ Peterburg. Và những hồi ức! Chẳng hạn, tôinhớ lại rằng chính ở đây đúng một năm về trước, đúng vào ngàynày, giờ này, cũng theo đúng vỉa hè này tôi đã lang thang mộtmình, cũng buồn nản như bây giờ! Và nhớ lại rằng lúc đó những ướcmơ cũng buồn bã, và mặc dù trước kia chẳng tốt đẹp hơn nhưng dùsao vẫn cảm thấy dường như cuộc sống dễ dàng hơn, yên ổn hơn,không có những ý nghĩ đen tối giờ đang ám ảnh, không có nhữngdằn vặt lương tâm, những dằn vặt u ám, bực bội giờ đây không đểtôi yên suốt cả ngày lẫn đêm. Và tôi tự hỏi mình: thế những mơ ướccủa mi đâu rồi? Và tôi lắc đầu ngao ngán nói: những năm tháng trôiđi mới nhanh làm sao! Và tôi lại tự hỏi mình: mi đã làm gì vớinhững năm tháng đời mình? Mi đã chôn vùi khoảng thời gian đẹpnhất của mi vào đâu? Mi đã sống hay chưa? Hãy nhìn xem, tôi tựnói với mình, hãy nhìn xem, thế gian đang trở nên lạnh lẽo biết baonhiêu. Rồi nhiều năm nữa sẽ trôi qua, và tiếp đến sẽ là sự cô đơncằn cỗi cùng với tuổi già run rẩy, và tiếp nữa sẽ là nỗi buồn đau vàchán nản. Thế giới tưởng tượng của mi sẽ trở nên nhợt nhạt, nhữngmơ ước của mi sẽ tàn héo, chết khô và rơi rụng như lá vàng trêncây... Ôi Naxtenca! Thật là buồn khi chỉ còn lại một mình, hoàntoàn đơn độc, và thậm chí không có gì để luyến tiếc, không có gì,tuyệt nhiên không có gì cả... vì rằng tất cả những gì đã mất, tất cảnhững cái đó đều chẳng là gì hết, chỉ là một con số không ngớ ngẩn,tròn trĩnh, chỉ toàn là hão huyền!
- Ôi, ông đừng làm não lòng em nữa! - Naxtenca thốt lên, laugiọt nước mắt lăn trên má nàng. - Bây giờ đã qua rồi! Bây giờ chúngta sẽ bên nhau; bây giờ dù có chuyện gì xảy ra với em đi nữa, chúng ta cũng sẽ không bao giờ xa nhau. Ông hãy nghe em. Em là một cô gái bình thường, em ít học, mặc dù bà em có thuê thầy dạy cho em;nhưng quả thật em hiểu ông, bởi vì tất cả những gì ông vừa kể emnghe em cũng đã trải qua khi bà đính em vào áo của bà. Tất nhiênem không thể kể hay được như ông vừa kể, em không được học mà, - nàng rụt rè nói thêm, vì rằng nàng còn cảm thấy kính trọng đốivới bài hùng biện của tôi và đối với những lời hoa mỹ của tôi, - nhưng em rất vui mừng là ông đã thổ lộ hết với em. Bây giờ em đãbiết ông, biết hết, biết tất cả rồi. Và ông biết sao không? Em muốnkể cho ông nghe chuyện của em, kể hết không giấu giếm gì, rồi sauđó ông cho em một lời khuyên. Ông là người rất thông minh, ông cóhứa là sẽ cho em lời khuyên ấy không?
- Ôi Naxtenca, - tôi đáp, - mặc dù tôi chưa bao giờ là ngườikhuyên bảo ai, nhất lại là người khuyên bảo thông minh, nhưngbây giờ tôi thấy là nếu chúng ta sẽ mãi sống như thế này thì điềuđó sẽ là rất thông minh và mỗi người sẽ cho nhau nhiều, rất nhiềunhững lời khuyên thông minh! Ôi Naxtenca tuyệt vời của tôi, cômuốn tôi khuyên điều gì? Cô hãy nói thẳng ra, tôi bây giờ đang rấtvui vẻ, hạnh phúc, can đảm và thông minh nên tìm lời không khó!
- Không, không! - Naxtenca cười và ngắt lời tôi, - em không cầnlời khuyên thông minh, em cần lời khuyên chân tình, anh em, một
lời khuyên như thể ông đã yêu em cả thế kỷ nay!
- Được, Naxtenca ạ, được! - tôi hét lên sung sướng. - Giá như tôiđã yêu em hai mươi năm rồi, thì vẫn cứ không thể nào yêu mãnhliệt hơn bây giờ!
- Đưa tay ông đây! - Naxtenca nói.
- Nó đây! - tôi đáp, đưa tay cho nàng.
- Vậy là ta bắt đầu câu chuyện của em!
CÂU CHUYỆN CỦA NAXTENCA
- Một nửa câu chuyện của em ông đã biết, tức là ông biết em có
    một người bà đã già...
    - Nếu như nửa kia cũng ngắn gọn như nửa này... - tôi cười ngắt
    lời nàng.
    - Ông hãy im lặng mà nghe. Trước hết cần giao hẹn: ông đừng
    ngắt lời em, nếu không em rối tung lên mất. Ông im lặng nghe em
    nhé!
    Em có một người bà đã già. Em đến ở với bà từ khi em còn nhỏ
    tí, vì cha mẹ em mất sớm. Chắc trước kia bà giàu có hơn, vì bây giờ
    bà vẫn thường nhắc lại những ngày đẹp đẽ đã qua. Bà đã từng dạy
    em tiếng Pháp rồi sau đó mời thầy dạy em. Khi em mười lăm tuổi
    (năm nay em mười bảy rồi), thì việc học chấm dứt. Vào đúng thời
    gian đó em đã làm một việc dại dột; em đã làm gì thì em không nói
    với ông đâu, chỉ biết rằng lỗi lầm của em không lớn lắm. Nhưng
    một buổi sáng bà gọi em đến và nói rằng vì bà đã loà nên không
    quản được em, bà lấy kim găm đính áo em vào áo bà, và bảo rằng
    hai bà cháu sẽ ngồi như thế suốt đời, tất nhiên là nếu như em
    không trở nên ngoan hơn. Tóm lại, thời gian đầu em không thể đi
    đâu được: làm việc, đọc sách, học bài đều phải bên cạnh bà. Em đã
    tìm cách đánh lừa bà và một lần dỗ Fecla ngồi thế vào chỗ em.
    Fecla là chị giúp việc của chúng em, chị ta bị điếc. Fecla ngồi vào
    chỗ của em, lúc đó bà đang ngủ trong ghế bành, còn em thì chạy đi
    tìm một cô bạn gái ở gần đấy. Sự việc kết thúc khá tồi tệ. Bà thức
    dậy khi em đi vắng và hỏi một câu gì đó, nghĩ rằng em vẫn đang
    ngoan ngoãn ngồi bên cạnh. Fecla nhìn thấy bà hỏi nhưng không
    nghe biết bà hỏi gì, ngồi nghĩ, nghĩ phải làm gì, rồi cởi kim đính ra
    và bỏ chạy...
    - Naxtenca dừng lời và phá lên cười. Tôi cũng cười với nàng.
    Nhưng nàng lập tức thôi cười.
    - Này ông, ông đừng cười bà em. Đấy là em cười vì buồn cười
    quá... Biết làm sao khi bà như vậy, và quả thật em có yêu quý bà ít
    nhiều. Thế rồi bữa đó em lãnh đủ: em lập tức bị bắt ngồi vào chỗ và
    không được động cựa gì nữa hết.
    Mà em quên kể với ông là chúng em, tức là bà em, có nhà riêng,
    tức là một ngôi nhà nhỏ, chỉ có ba cửa sổ, hoàn toàn bằng gỗ và
    cũng già lão như bà em vậy, còn phía trên có một tầng lầu nhỏ, một
    người thuê nhà mới đến ở đó...
    - Vậy là trước kia đã có người ở? - tôi nói chêm vào.
    - Vâng, tất nhiên, - Naxtenca đáp, - và ông ta biết im lặng tốt
    hơn ông. Quả thật ông ta khó khăn lắm mới mở được miệng. Đó là
    một ông già khô đét, vừa câm, vừa điếc, vừa què, nên cuối cùng ông
    ta không thể sống trên đời này nữa, lăn ra chết. Cần phải có người
    thuê nhà mới, bởi vì chúng em không thể sống thiếu người thuê
    nhà: chỉ có khoản đó với trợ cấp của bà là toàn bộ thu nhập của hai
    bà cháu. Người khách trọ mới này lại là một thanh niên, không
    phải người vùng này, từ nơi khác đến. Vì anh ta không mặc cả nên
    bà cho anh ta vào ở, rồi sau đó bà hỏi: "Thế nào, Naxtenca, người
    khách trọ của chúng ta có trẻ không?" Em không muốn nói dối:
    "Vừa vừa thôi bà ạ, không hẳn thật trẻ nhưng cũng không phải ông
    già". "Thế trông có dễ ưa không?" - bà hỏi. Em lại không muốn nói
    dối. "Vâng, trông cũng dễ ưa bà ạ!" Bà em liền nói: "Ôi, khốn khổ,
    khốn khổ! Đấy là bà nói với cháu, cháu ạ, để cháu đừng có ngắm
    nhìn anh ta. Thời buổi chẳng ra sao cả! Thế cơ đấy, một kẻ thuê
    nhà nhỏ mọn mà cũng trông dễ ưa, thật không như thời xưa!"
    Bà em thì cứ muốn mọi cái phải như thời xưa! Và thời xưa bà
    trẻ hơn, và mặt trời thời xưa ấm hơn, váng sữa thời xưa cũng không
    chua nhanh đến thế - cái gì cũng thời xưa! Em ngồi im lặng, nhưng
    trong bụng nghĩ: tại sao bà lại bảo mình như thế, tại sao bà lại hỏi
    anh chàng khách trọ có đẹp có trẻ không? Nhưng em chỉ nghĩ thoáng
    qua thế thôi, rồi lại ngồi đếm mũi đan, khâu tất, và sau đó thì quên
    bẵng đi.
    Một buổi sáng người khách trọ đến chỗ chúng em hỏi về việc
    trước kia bà đã hứa dán giấy bồi tường cho buồng anh ta. Nói
    chuyện một lúc, bà em vốn lắm lời, bảo: "Naxtenca, cháu vào buồng
    ngủ lấy cho bà cái bàn tính". Em lập tức đứng vụt dậy, không hiểu
    vì sao đỏ cả mặt lên, quên mất là đang bị đính vào áo bà, đáng lẽ
    phải kín đáo gỡ kim ra để cho anh khách thuê nhà không nhận
    thấy, thì em lại phóng vọt đi làm cho ghế bành của bà ngồi trượt đi
    một quãng. Khi em thấy là anh khách trọ đã biết hết về em, em đỏ
    mặt đứng như trời trồng rồi oà khóc - lúc đó em cảm thấy xấu hổ và
    cay đắng đến mức không biết trốn đi đâu cho khuất mắt! Bà em
    quát: "Sao cứ đứng đấy?" - còn em thì càng khóc dữ hơn... Anh
    khách thuê nhà thấy em xấu hổ với anh ta, liền cáo từ và đi khỏi.
    Từ đó hễ nghe tiếng động ở ngoài cửa là em cứ như người chết
    rồi. Em nghĩ là anh ta sắp đến và để phòng xa, len lén tháo chiếc
    kim găm ra. Nhưng mà không phải anh ta, anh ta không đến nữa.
    Hai tuần lễ trôi qua, anh khách mới sai Fecla đến nói rằng anh ta
    có nhiều sách Pháp và đều là sách hay, có thể đọc được, bà có muốn
    để em đọc bà nghe không cho đỡ buồn? Bà cám ơn và đồng ý nhưng
    cứ hỏi đi hỏi lại là sách có đứng đắn không, và nếu sách không đứng
    đắn, bà nói, thì Naxtenca ạ, cháu không thể nào đọc được, vì cháu
    sẽ học phải những điều xấu.
    - Cháu học phải điều gì hả bà? Ở đấy viết cái gì thế ạ?
    - À, - bà nói, - trong những sách ấy viết về chuyện những gã trẻ
    tuổi chuyên quyến rũ các cô gái nhà lành, lấy cớ muốn lấy các cô ấy
    để đưa họ đi khỏi nhà cha mẹ, rồi sau đó bỏ mặc những cô gái khốn
    khổ đó cho số phận và họ phải chết một cách thảm thương nhất. Bà
    nói, bà đã đọc nhiều những cuốn sách như thế, mọi chuyện được viết
    hay đến nỗi ngồi đọc lặng lẽ suốt đêm. Nên cháu, Naxtenca ạ, hãy coi
    chừng, đừng đọc những cuốn sách đó. Bà hỏi, anh ta gửi đến những
    cuốn sách gì?
    - Toàn tiểu thuyết của Walter Scott bà ạ.
    - Tiểu thuyết của Walter Scott? Được rồi, mà ở đấy có trò lăng
    nhăng gì không? Cháu xem anh ta có giấu lá thư tình nào vào đấy
    không?
    - Không, - em nói, - không có thư bà ạ.
    - Coi ở dưới tờ bìa lót ấy, bọn họ nhiều khi nhét vào dưới lớp bìa
    lót đấy, cái lũ kẻ cướp này!
    - Không bà ạ, cả dưới bìa lót cũng không có gì.
    - À, vậy đấy!
    Thế là bà cháu chúng em bắt đầu đọc Walter Scott, và sau một
    tháng đã đọc được non nửa. Rồi anh ấy còn gửi đến thêm. Gửi cả
    Puskin, thành thử rốt cuộc em không thể sống thiếu sách và không
    còn nghĩ đến chuyện lấy chồng là hoàng tử Trung Hoa nữa.
    Ấy thế rồi có một lần em tình cờ gặp anh khách trọ trên cầu
    thang. Bà sai em đi đâu đó. Anh ấy dừng lại, em đỏ mặt lên, anh ấy
    cũng đỏ mặt; nhưng anh ấy cười, chào em, hỏi thăm về sức khoẻ của
    bà và nói: "Thế nào, cô đọc hết sách rồi chứ? " Em đáp: "Đọc rồi!"
    "Thế cô thích cuốn nào nhất?" - anh ấy hỏi. Em đáp: "Thích nhất là
    Aivanho và Puskin". Lần ấy câu chuyện chỉ có vậy.
    Sau một tuần em lại gặp anh ấy ở cầu thang. Lần này không
    phải bà sai đi, mà em cần đi lấy một cái gì đấy. Lúc đó hơn hai giờ
    chiều, anh khách trọ thường về nhà vào khoảng ấy. "Chào cô!" - anh
    ấy nói. Em đáp: "Chào anh!"
    - Thế cô không buồn khi ngồi cả ngày với bà à? - anh ấy hỏi.
    Nghe anh ấy hỏi, em không biết tại sao đỏ bừng mặt lên, xấu
    hổ, và lại cảm thấy tủi nhục, có lẽ vì rằng người ta đã bắt đầu hỏi
    về chuyện đó. Em đã toan không trả lời và bỏ đi, nhưng không đủ
    sức.
    - Cô là một cô gái thật tốt, - anh ấy nói. - Xin lỗi là tôi nói với cô
    như vậy, nhưng tôi cam đoan là tôi mong muốn điều tốt cho cô còn
    hơn cả bà cô nữa. Cô không có bạn gái nào để đến chơi nhà nhau à?
    Em nói là không có ai cả, chỉ mỗi Masenca nhưng cô ta cũng đi
    Pxcov mất rồi.
    - Này, cô có muốn đi xem hát với tôi không?
    - Đi xem hát? Thế còn bà thì sao?
    - Thì cô lặng lẽ mà đi, - anh ấy nói.
    - Không, - em đáp, - tôi không muốn lừa bà đâu. Chào anh!
    - Thì chào cô, - anh ấy đáp, và không nói thêm lời nào nữa.
    Nhưng sau bữa ăn anh ấy đến chỗ chúng em, ngồi nói chuyện
    rất lâu với bà, hỏi bà có hay đi đâu ra ngoài không, có người quen ở
    đâu không, - rồi bỗng nói: "Còn cháu hôm nay đã mua vé nghe
    opera, người ta đang trình diễn vở "Người thợ cạo thành Xevile",
    mấy người quen định đi nhưng sau lại thôi, cháu còn dư vé".
    - "Người thợ cạo thành Xevile?" - bà kêu lên. - Đấy chính là vở
    "Người thợ cạo" mà ngày xưa người ta vẫn diễn phải không?
    - Vâng, - anh ấy nói, - đúng "Người thợ cạo" ấy đấy ạ, - và anh
    ấy liếc nhìn em. Em đã hiểu tất cả và mặt đột nhiên đỏ bừng, trái
    tim nhảy rộn lên chờ đợi!
    - À thế, - bà nói, - thế thì tôi biết quá đi chứ! Thời xưa chính tôi
    đã đóng vai Rozina trong sân khấu gia đình mà!
    - Thế bà hôm nay có muốn đi xem không ạ? - người khách trọ
    hỏi. - Không thì vé của cháu bỏ phí mất.
    - Ừ, đi cũng được, - bà nói, - sao lại không nhỉ? Đây, cô
    Naxtenca này chưa bao giờ được đi xem hát cả.
    Lạy Chúa, em sướng quá! Lập tức chúng em sửa soạn, thay
    quần áo và lên xe đi. Bà tuy mù nhưng vẫn muốn nghe nhạc, thêm
    vào đó bà là một người tốt bụng, bà muốn làm cho em vui, còn tự
    mình thì bà cháu chúng em không bao giờ đi được... Em sẽ không
    nói với ông về ấn tượng của vở "Người thợ cạo thành Xevile", nhưng
    suốt buổi tối hôm đó người khách trọ của chúng em nhìn em rất
    trân trọng, nói năng rất lịch sự khiến em cảm thấy rằng lúc sáng
    anh ấy chỉ thử em khi đề nghị em đi một mình với anh ấy. Trời, vui
    sướng biết bao! Em đi ngủ hết sức vui vẻ, hãnh diện, tim đập loạn
    đến mức lên cơn sốt nhẹ, và suốt đêm cứ mơ về "Người thợ cạothành Xevile".
Em cứ nghĩ sau lần đó anh ấy sẽ năng ghé đến thăm hai bàcháu em hơn, nhưng không phải thế. Anh ấy gần như không đếnnữa. Chỉ chừng một tháng một lần, và cũng chỉ đến để mời đi nhàhát. Sau đó chúng em còn đi xem hai lần nữa. Em cảm thấy khônghài lòng với điều ấy. Em thấy là anh ấy chỉ thương hại em phảisống giam hãm với bà, ngoài ra không có gì hơn. Cứ thế ít lâu sauem không chịu nổi nữa: ngồi cũng không yên, đọc sách cũng khôngnổi, làm việc cũng không được, đôi khi em cười và trêu chọc bà, cókhi chỉ ngồi khóc. Cuối cùng thì em gầy rộc đi và thiếu chút nữa thìlăn ra ốm. Mùa diễn opera đã hết, và anh khách trọ thôi không ghévào chỗ chúng em nữa; khi em và anh ta gặp nhau, - tất nhiên, vẫntrên chiếc cầu thang ấy, - anh ấy im lặng gật đầu chào một cáchnghiêm nghị, dường như không muốn nói gì với em cả, và khi anhấy đã xuống đến bực thềm thì em vẫn đứng ở lưng chừng cầu thang,mặt đỏ như mận chín, vì rằng mỗi khi gặp anh ấy máu em dồn cảlên đầu.
Bây giờ đến đoạn kết. Đúng cách đây một năm, vào thángNăm, người khách trọ lại ghé vào và nói với bà rằng anh ấy đã làmxong việc ở đây và sắp tới phải đi Moxcva một năm. Em nghe thấythế choáng váng cả người, ngã phịch xuống ghế như xác chết. Bàem không nhìn thấy gì cả, còn anh ấy sau khi thông báo sẽ rời khỏichúng em liền chào và đi ra.
Em phải làm gì đây? Em nghĩ, nghĩ mãi, buồn rũ rượi, và cuốicùng quyết định. Ngày mai anh ấy đi, và em quyết định ngay tốihôm nay ấy sẽ kết thúc mọi chuyện, sau khi bà đi ngủ. Và đã xảy rađúng như vậy. Em gói một bọc gồm tất cả áo váy, đồ lót, và ôm bọc,nửa sống nửa chết, đi lên tầng lầu gặp người khách trọ của chúngem. Em nghĩ là mình đã đi cả tiếng đồng hồ trên cầu thang. Khi emmở cửa vào phòng, anh ấy nhìn em và kêu thốt lên một tiếng. Anhấy nghĩ em là một bóng ma, đâm bổ đi lấy nước vì em đứng khôngcòn vững nữa. Tim em đập đến nghe nhức váng cả đầu, trí óc mụ đi.
Khi tỉnh lại, em bắt đầu ngay bằng việc đặt cái gói lên giường củaanh ấy, tự mình ngồi xuống bên cạnh, hai tay ôm mặt và khóc nhưmưa như gió. Anh ấy hình như đã hiểu ngay mọi chuyện, đứngtrước mặt em, người tái nhợt và buồn bã nhìn em khiến tim em nhưtan ra thành từng mảnh.
    - Này, Naxtenca, cô hãy nghe tôi nói, - anh ấy cất tiếng. - Tôikhông thể làm gì được cả, tôi là một kẻ nghèo túng, hiện nay tôichẳng có gì hết, dù chỉ là một chỗ tàm tạm tử tế; chúng ta sẽ sốngra sao nếu như tôi lấy cô?
Chúng em nói với nhau rất lâu, cuối cùng em như phát điênlên, nói rằng em không thể sống với bà em nữa, rằng em sẽ trốnnhà đi, rằng em không muốn bị đính kim găm vào áo bà, rằng em,nếu như anh ấy muốn, sẽ theo anh ấy đi Moxcva, vì rằng em khôngthể sống thiếu anh ấy. Cả cảm giác nhục nhã, cả tình yêu, cả lòngtự trọng - tất cả cùng một lúc gào thét trong em, và em thiếu chútnữa thì lên cơn động kinh ngã vật xuống giường. Em quá sợ bị từchối!
Anh ấy ngồi im lặng mấy phút, rồi đứng dậy, bước đến bên emvà cầm lấy tay em.
    - Nghe anh đây, Naxtenca tốt bụng và yêu quý của anh! - anh
    ấy nói qua nước mắt. - Hãy nghe anh nói. Anh thề với em là nếu
    như đến lúc nào có thể lấy vợ thì nhất định em sẽ là hạnh phúc của
    anh; anh cam đoan bây giờ chỉ có em mới có thể mang lại hạnh phúc
    cho anh. Em nghe đây: anh sẽ đi Moxcva và ở đó đúng một năm. Anh
    hi vọng là sẽ thu xếp xong việc của mình. Khi anh quay lại, nếu em
    còn chưa hết yêu anh, anh thề là chúng ta sẽ hạnh phúc bên nhau.
    Còn bây giờ thì không thể được, anh không thể, anh không có quyền
    dù chỉ là hứa hẹn một cái gì đấy. Nhưng, anh nhắc lại, nếu như sau
    một năm chuyện đó không thành, thì đến một lúc nào đó nhất định sẽ
    thành, tất nhiên trong trường hợp em không bỏ anh mà yêu người
    khác, vì rằng ràng buộc em bằng một lời nào đó thì anh không thể và
    cũng không được phép.
    Anh ấy đã nói với em như vậy rồi ngày hôm sau ra đi. Chúng
    em quyết định không nói gì với bà cả. Anh ấy muốn vậy. Đấy, bây
    giờ câu chuyện của em đã gần như kết thúc. Đã trôi qua đúng một
    năm. Anh ấy đã trở về, anh ấy đã ở đây cả ba ngày, và, và...
    - Và sao? - tôi kêu lên, nóng lòng muốn nghe kết cục.
    - Và vẫn không thấy đến! - Naxtenca đáp, dường như phải gắng
    hết sức lực của mình. - Chẳng thấy tăm hơi đâu cả.
    Nàng dừng lại, im lặng một lúc, cúi thấp đầu và bỗng nhiên hai
    tay ôm mặt, oà khóc nức nở khiến tim tôi như nghẹn lại vì tiếng khóc
    ấy...
Tôi hoàn toàn không đợi một kết cục như vậy.
- Naxtenca! - tôi cất lời bằng một giọng rụt rè, nghẹn ngào. -Naxtenca! Vì Chúa, cô đừng khóc nữa! Tại sao cô biết? Có thể anhấy chưa về...
- Ở đây! Ở đây rồi! - Naxtenca cướp lời. - Anh ấy đang ở đây,em biết điều đó. Chúng em đã giao hẹn, năm ngoái, vào tối hôm ấy,trước ngày anh ấy đi, khi hai người đã nói hết những gì em vừa kểcho ông nghe, và chúng em giao hẹn, chúng em ra đây dạo chơi,chính trên bờ sông này. Lúc đó đã mười giờ đêm, chúng em ngồitrên chiếc ghế dài này, em không còn khóc nữa, em ngây ngất ngheanh ấy nói... Anh ấy nói rằng ngay lập tức sau khi về tới đây sẽ đếnnhà chúng em liền, và nếu em không từ bỏ anh ấy chúng em sẽ nóihết với bà. Bây giờ anh ấy đã về, em biết như vậy, mà anh ấy khôngđến, không đến!
Và nàng lại khóc.
- Lạy Chúa! Chẳng lẽ không thể nào làm nguôi nỗi đau khổ ư? - tôi hét lên, nhảy bật dậy khỏi ghế trong cơn tuyệt vọng tột cùng. -
    Này Naxtenca, ít ra tôi có thể đến gặp anh ta được không?..
    - Chẳng lẽ có thể như vậy được sao? - nàng bỗng ngửng đầu lên
    hỏi.
    - Không, tất nhiên là không, - tôi chợt sực tỉnh. - Nhưng mà cô
    hãy viết một lá thư.
    - Không, không thể, như thế không được! - nàng đáp dứt khoát
    nhưng lại đã cúi đầu và không nhìn tôi.
    - Sao lại không thể? Vì sao không thể? - tôi nói tiếp, bám lấy ý
    tưởng của mình. - Nhưng, Naxtenca, cô biết không, một bức thư
    như thế nào! Thư cũng có ba bảy loại, và... Ôi, Naxtenca, đúng như
    vậy đấy! Cô hãy tin tôi, hãy tin cậy nơi tôi! Tôi không khuyên dại
    cho cô đâu. Tất cả chuyện này có thể thu xếp được! Cô đã bắt đầu
    bước đầu tiên, thì tại sao lại...
    - Không được! Không được! Khi đó như là em cố bám...
    - Ôi Naxtenca tốt bụng của tôi! - tôi ngắt lời nàng, không giấu
    nụ cười, - không đâu, không phải thế đâu, tất nhiên cô có quyền làm
    như vậy, vì anh ta đã giao hẹn với cô mà. Mà theo như tôi thấy, anh
    ta là người lịch sự, anh ta xử sự đúng đắn... - tôi nói tiếp, mỗi lúc
    một hưng phấn thêm bởi tính lôgic của những lí lẽ và lời thuyết
    phục của mình, - anh ta đã hành động như thế nào? Anh ta đã nói
    rằng sẽ không lấy ai ngoài cô nếu như anh ta lấy vợ, còn cô thì anh
    ta để cho hoàn toàn tự do, cô có thể ngay bây giờ từ bỏ anh ta...
    Trong trường hợp đó cô có thể đi bước đầu tiên; cô có quyền đó, cô có
    ưu thế đối với anh ta, ít ra là, thí dụ, nếu như cô muốn giải thoát
    anh ta khỏi lời hứa...
    - Nhưng mà nếu là ông thì ông sẽ viết như thế nào?
    - Viết cái gì?
    - Lá thư ấy mà.
    - Nếu là tôi thì tôi sẽ viết: "Thưa quý ông"...
    - Nhất thiết là phải "thưa quý ông" sao?
- Nhất thiết! Nhưng sao? Tôi nghĩ...
- Thôi được, ông nói tiếp đi!

- "Thưa quý ông! Xin lỗi quý ông là tôi..." Nhưng mà không,không cần xin lỗi gì hết. Bản thân sự việc sẽ nói ra tất cả, cô hãy viết đơn giản như sau: "Tôi viết cho ông đây. Hãy bỏ quá cho sự nônnóng của tôi, nhưng suốt cả năm qua tôi được hạnh phúc là nhờ vàomột niềm hy vọng, vậy tôi có lỗi gì không nếu như bây giờ không thểchịu nổi lấy một ngày nghi ngờ? Bây giờ, khi ông đã về đây, có lẽông đã thay đổi dự định của mình. Nếu thế thì lá thư này sẽ nói vớiông rằng tôi không phàn nàn và không buộc tội ông. Tôi không buộctội ông vì tôi không có đủ quyền lực đối với trái tim ông, số phậncủa tôi là như vậy!

Ông là một người đứng đắn. Ông sẽ không mỉm cười và khôngbực bội vì những dòng thư nôn nóng của tôi. Ông hãy nhớ rằngngười viết những dòng này là một cô gái nghèo, rằng cô ta đơn độcmột mình, rằng không có ai để dạy dỗ, khuyên bảo cô ta và rằng côta không bao giờ biết làm chủ trái tim mình. Hãy bỏ quá cho tôi nếudù trong một thoáng sự nghi ngờ đã len vào tâm hồn tôi. Ông khôngthể thậm chí chỉ trong ý nghĩ xúc phạm đến người con gái đã yêu vàđang yêu ông đến vậy".
- Vâng, vâng! Điều đó đúng như em vẫn nghĩ! - Naxtenca thốtlên, và một niềm vui ánh lên trong đôi mắt nàng. - Ồ, ông đã giảithoát cho em khỏi những nghi ngờ, chính Chúa Trời đã ban ông choem! Cám ơn, cám ơn ông!
    - Vì cái gì? Vì Chúa Trời đã ban tôi cho cô? - tôi đáp, hân hoan
    nhìn vẻ mặt vui sướng của nàng.
    - Vâng, ít ra là như vậy.
    - Ôi Naxtenca! Có những người mà ta phải cảm ơn họ chỉ vì họ
    sống cùng chúng ta. Tôi cám ơn cô vì tôi đã được gặp cô, vì suốt đời
    tôi sẽ nhớ đến cô!
    - Thôi, đủ rồi, đủ rồi. Còn bây giờ ông nghe em nói đây: lúc đó
    chúng em giao ước là hễ anh ấy về, anh ấy sẽ báo cho em biết liền
    bằng cách để lại cho em một lá thư ở một chỗ đã định trước, ở nhà
    mấy người quen tốt bụng, chất phác và không hề biết gì về
    chuyện của chúng em; còn nếu như anh ấy không thể viết thư cho
    em, vì không phải trong thư bao giờ cũng nói hết mọi chuyện, thì
    anh ấy ngay trong ngày đầu tiên về tới thành phố này đúng mười
    giờ sẽ đến đây, nơi chúng em đã hẹn gặp nhau. Em biết anh ấy
    đã về rồi, nhưng cả ba ngày nay chẳng thấy thư cũng chẳng thấy
    mặt. Buổi sáng thì em không thể bỏ bà em đi được. Ngày mai nhờ
    ông đưa thư của em cho mấy người quen tốt bụng mà em đã nói
    với ông, họ sẽ gửi cho anh ấy. Còn nếu như có thư trả lời, ông sẽ
    lại mang đến cho em vào mười giờ tối.
    - Nhưng thư, lá thư! Bởi vì trước hết phải viết thư đã! Cho nên
    phải ngày kia mới có thể làm được...
    - Thư... - Naxtenca nói, vẻ hơi bối rối, - thư... nhưng...
    Nàng không nói hết câu. Thoạt đầu nàng ngoảnh nhìn sang
    hướng khác, mặt đỏ lên như bông hồng, và bỗng nhiên tôi cảm thấy
    trong tay tôi một lá thư, chắc là đã viết xong từ lâu, dán kín. Một kỉ
    niệm quen thuộc, thân thương và duyên dáng lướt qua đầu tôi.
    - R, o - Ro; s, i - si; n, a - na - tôi nói.
    - Rosina! - cả hai chúng tôi cùng cất tiếng hát, tôi suýt nữa ôm
    chặt lấy nàng vì vui mừng; còn nàng, mặt đỏ lên đến mức không thể
    nào đỏ hơn được nữa, cười qua những giọt nước mắt như những hạt
    châu long lanh trên đôi hàng mi đen.
    - Thôi đủ rồi, đủ rồi! Bây giờ ta chia tay nhau nhé! - nàng nói
    nhanh. - Đây là thư, đây là địa chỉ nhờ ông đưa đến. Chào ông nhé!
    Tạm biệt! Hẹn ngày mai!
    Nàng xiết chặt cả hai tay tôi, gật đầu và vút đi như một mũi
    tên vào con ngõ của mình. Tôi đứng tại chỗ nhìn theo một lúc lâu.
    "Hẹn ngày mai! Hẹn ngày mai!" - trong đầu tôi vẫn âm vang khi nàng đã khuất hẳn khỏi tầm mắt tôi.
Chú thích:    
1. Naxtenca là cách gọi thân mật của Anaxtaxia. Người Nga khi mới làm quen phải gọi nhau đầy đủ tên và phụ danh, chỉ khi thân thiết mới gọi tên không hoặc tên thân mật.
2. Trong tiếng Nga, danh từ có ba giống: giống đực, giống cái, giống trung.
3. Bùa dấu: một motip truyện dân gian, thường một sức mạnh nào đó (ma quỷ, phù thủy, v.v...) bị nhốt vào trong bình yểm bùa và ném xuống biển, sau được vớt lên giải thoát.
Xolomon là vị vua huyền thoại trong Kinh thánh, thông thái, hùng mạnh và giàu có.
Đêm Thứ Ba
Hôm nay là một ngày buồn bã, mưa dầm dề, không có ánh mặt trời, hệt như tuổi già sắp tới của tôi. Trong đầu tôi dồn nén, chen chúc những ý nghĩ kì quái lạ lùng, những cảm xúc tăm tối, những câu hỏi còn mơ hồ đối với tôi, - mà tôi không có cả sức lực lẫn mong muốn giải đáp chúng. Tôi không phải là người giải đáp những câu hỏi đó!
Hôm nay chúng tôi sẽ không gặp nhau. Tối qua, khi chúng tôi chia tay, mây đen bắt đầu che phủ bầu trời và sương mù dâng lên tràn ngập. Tôi nói rằng mai sẽ là một ngày xấu, nhưng nàng không đáp lời, nàng không muốn nói ngược với ý mình; đối với nàng ngày hôm nay vừa rạng rỡ vừa tươi sáng, và sẽ không có một đám mây nào làm lu mờ hạnh phúc của nàng.
- Nếu như trời mưa, chúng ta sẽ không gặp nhau! - nàng nói. - Em sẽ không đến đâu.
Tôi nghĩ rằng nàng sẽ không nhận thấy trời mưa hôm nay, thế nhưng nàng đã không đến.
Hôm qua là cuộc gặp gỡ lần thứ ba của chúng tôi, đêm trắng thứ ba của chúng tôi...
Niềm vui và hạnh phúc làm cho con người đẹp lên biết bao! Ôi trái tim sôi cháy tình yêu! Dường như ta muốn trút hết trái tim mình sang trái tim bạn tình, ta muốn tất cả đều vui sướng, tất cả đều cười. Và niềm vui đó mới dễ lây lan làm sao! Đêm qua lời lẽ nàng chứa bao nhiêu là dịu dàng, bao nhiêu là chân thành với trái tim tôi... Nàng đã chăm sóc tôi, âu yếm tôi biết mấy! Nàng đã khích lệ và vuốt ve trái tim tôi! Ôi bao nhiêu là nũng nịu lả lơi vì hạnh phúc! Còn tôi... Tôi nghĩ tất cả đều là chân thật; tôi nghĩ rằng nàng...
Nhưng lạy Chúa, làm sao tôi có thể nghĩ như thế được? Làm sao tôi có thể mù quáng như thế khi tất cả đã bị người khác chiếm đoạt, khi tất cả không phải là của tôi, khi ngay cả sự dịu dàng của nàng, sự chăm sóc của nàng, tình yêu của nàng... vâng, tình yêu đối với tôi, - đều không phải cái gì khác mà chính là niềm vui về cuộc hẹn hò sắp tới với người khác, là ý muốn gán cả cho tôi hạnh phúc của nàng?... Khi anh ta không đến, khi chúng tôi đã chờ đợi uổng công, nàng trở nên ủ dột, nàng trở nên e dè, nhút nhát. Tất cả những cử chỉ của nàng, những lời nói của nàng không còn bay bổng, sôi nổi và vui vẻ như trước. Và thật lạ lùng, - nàng nhân lên gấp đôi sự quan tâm đối với tôi, dường như theo bản năng nàng muốn dồn cho tôi điều nàng mong muốn cho bản thân mình, điều nàng sợ nó sẽ không thành hiện thực. Naxtenca của tôi trở nên lo lắng, trở lên sợ hãi đến mức cuối cùng hình như nàng đã hiểu ra rằng tôi yêu nàng, và đã tỏ ra thương cảm trước mối tình tội nghiệp của tôi. Khi gặp bất hạnh, chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn nỗi bất hạnh của kẻ khác, tình cảm của chúng ta không tan loãng đi, mà trở nên đậm đặc hơn.
Tôi đi đến gặp nàng với trái tim tràn đầy và nóng lòng chờ đến giờ hẹn. Tôi không cảm thấy trước những gì giờ đây tôi sẽ trải qua, tôi không cảm thấy trước rằng sự việc sẽ kết thúc không như tôi tưởng. Nàng rạng rỡ niềm vui, nàng chờ sự trả lời. Chính anh ta là sự trả lời. Anh ta sẽ phải đến, anh ta sẽ chạy tới theo lời gọi của nàng. Naxtenca đến sớm hơn tôi cả một tiếng đồng hồ. Thoạt tiên mọi chuyện đều khiến nàng vui vẻ, nàng cười với mỗi lời tôi nói. Tôi định cho nàng biết ngay sự thật nhưng lại im lặng.
- Ông có biết tại sao em vui sướng như vậy không? - nàng hỏi. - Tại sao em lại mong được gặp ông, tạo sao hôm nay em lại yêu ông đến thế không?
- Tại sao? - tôi hỏi, tim tôi run rẩy.
- Em yêu ông là vì ông không yêu em. Nếu là người khác ở vào chỗ ông thì họ đã quấy rầy, bám riết, than thở, thậm chí lăn ra ốm, còn ông thì dễ thương đến thế!
Nói đến đây nàng bóp chặt tay tôi khiến tôi suýt kêu lên. Nàng phá ra cười.
- Lạy Chúa! Ông là một người bạn tuyệt vời! - một phút sau nàng nói hết sức nghiêm trang. - Đúng là Chúa đã ban ông cho em. Không biết em đã ra sao nếu như bây giờ em không có ông ở bên? Ông mới vô tư làm sao! Ông yêu em mới cao cả làm sao! Khi em đi lấy chồng, chúng ta sẽ rất thân nhau, thân hơn cả anh em. Em sẽ yêu ông gần như yêu anh ấy...
Vào khoảnh khắc đó không hiểu sao tôi chợt cảm thấy buồn ghê gớm, nhưng lại có một cái gì đó giống như tiếng cười trỗi dậy trong lòng tôi.
- Cô đang lo lắng, - tôi nói. - Cô đang sợ hãi. Cô nghĩ rằng anh ta sẽ không đến.
- Chúa phù hộ ông! - nàng đáp. - Nếu em ít cảm thấy hạnh phúc hơn, chắc em đã phải khóc vì sự ngờ vực của ông, vì những lời trách móc của ông. Nhưng ông cũng đã gợi cho em một ý để em phải suy nghĩ, nhưng điều đó để sau, còn bây giờ em thú nhận với ông là ông nói đúng. Vâng! Em cảm thấy hơi hoang mang, em đang chờ đợi; và em cảm thấy tất cả sao như quá dễ dàng. Mà thôi, gác chuyện cảm xúc lại!...
Vừa lúc đó nghe có tiếng bước chân, và một người hiện ra trong bóng tối đi về phía chúng tôi. Cả hai chúng tôi đều run lên, nàng suýt kêu to. Tôi buông tay nàng ra và làm một cử chỉ như muốn lánh đi. Nhưng chúng tôi đã lầm, đó không phải là anh ta.
- Ông sợ cái gì thế? Cớ sao ông lại buông tay em ra? - nàng nói, lại đưa tay ra cho tôi. - Có chuyện gì thế? Chúng ta sẽ cùng gặp anh ấy. Em muốn để anh ấy thấy chúng ta yêu nhau như thế nào!
- Chúng ta yêu nhau như thế nào! - tôi hét lên.
"Ôi, Naxtenca, Naxtenca! - tôi nghĩ. - Bằng một lời đó em đã nói rất nhiều! Một tình yêu như thế, Naxtenca ạ, đôi khi làm cho trái tim trở nên buốt giá và lòng trĩu nặng. Tay em lạnh, tay anh nóng như lửa. Ôi, Naxtenca, sao em mù loà thế!... Ôi! Một người hạnh phúc có những lúc thật không chịu đựng nổi! Nhưng anh không thể nào giận em được!"
Cuối cùng tim tôi tràn ra.
- Ôi, Naxtenca! - tôi bật kêu to. - Cô có biết suốt ngày hôm nay tôi như thế nào không?
- Mà sao; chuyện gì thế? Ông kể nhanh lên! Sao đến giờ ông vẫn im lặng?
- Thứ nhất, Naxtenca ạ, khi tôi làm xong những việc cô giao, trao lá thư cho những con người tốt bụng của cô, rồi... tôi về nhà và nằm xuống ngủ.
- Chỉ có thế thôi ư? - nàng cười hỏi cắt ngang.
- Đúng, gần như chỉ có thế, - tôi dằn lòng đáp, vì những giọt nước mắt ngớ ngẩn đã trào lên mắt tôi. - Tôi thức dậy trước giờ ta hẹn gặp nhau khoảng một tiếng, nhưng cứ như thể không hề ngủ. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với tôi. Tôi đến để kể cho cô nghe tất cả những chuyện này, dường như thời gian đối với tôi đã dừng lại, dường như từ lúc ấy một cảm giác duy nhất, một tình cảm duy nhất sẽ phải lưu lại trong tôi vĩnh viễn, và dường như một phút cần phải kéo dài mãi mãi và dường như cả cuộc đời đã dừng lại đối với tôi... Khi tỉnh dậy, tôi cảm thấy như có một điệu nhạc nào đó quen thuộc từ lâu, đã được nghe đâu đó, đã bị lãng quên và thật ngọt ngào mà bây giờ chợt nhớ lại. Tôi có cảm giác như nó suốt đời muốn thoát ra khỏi tâm hồn tôi, và chỉ bây giờ...
- Ôi lạy Chúa, lạy Chúa! - Naxtenca ngắt lời, - tại sao lại như thế? Em không hiểu tí gì cả.
- Chà, Naxtenca! Tôi muốn bằng một cách nào đó diễn tả với cô cái ấn tượng lạ lùng ấy... - tôi nói bằng một giọng thê thảm, trong đó vẫn còn le lói một chút hi vọng dù là rất xa xôi.
- Đủ rồi, ông thôi đi, đủ rồi! - nàng thốt lên, và trong một thoáng nàng đã đoán ra, - quả thật nàng là một con người tinh quái.
Naxtenca bỗng trở nên lắm lời, vui vẻ, tinh nghịch một cách khác thường. Nàng khoác lấy cánh tay tôi, cười nói, và muốn tôi cùng cười với nàng, mỗi lời nói bối rối của tôi vang vọng trong nàng thành những chuỗi cười giòn tan, kéo dài... Tôi bắt đầu nổi cáu thì nàng bỗng giở điệu nũng nịu.
- Này ông, - nàng nói, - quả thật em hơi buồn vì ông không yêu em. Sau đó thì cứ thử đi mà tìm hiểu con người xem! Nhưng dù sao thì, thưa quý ngài sắt đá, ngài không thể không khen em vì em là một cô gái chất phác. Em đã nói hết, kể hết với ông bất ngờ một ý nghĩ ngốc nghếch nào thoáng qua đầu em.
- Naxtenca, hình như mười một giờ rồi thì phải? - tôi nói khi tiếng chuông nhịp nhàng bắt đầu vang lên từ ngọn tháp thành phố phía xa. Nàng bỗng dừng lại, thôi cười và bắt đầu đếm.
- Vâng, mười một, - cuối cùng nàng nói bằng giọng ngập ngừng.
Tôi lập tức hối hận vì đã làm nàng lo sợ, đã bắt nàng đếm chuông điểm giờ, và tôi tự xỉ vả mình vì cơn cáu giận vừa rồi. Tôi cảm thấy buồn thay cho nàng và không biết làm thế nào để chuộc lỗi lầm của mình. Tôi bắt đầu an ủi nàng, tìm đủ các nguyên nhân khiến anh ta không tới, viện ra các lý lẽ, bằng cứ. Không có ai dễ bị đánh lừa hơn nàng lúc ấy, vả lại bất kỳ ai vào lúc đó cũng sẵn lòng nghe bất cứ một lời an ủi nào và vui mừng nếu tìm ra dù một chút cớ nhỏ nào đấy để thanh minh.
- Mà chuyện thật buồn cười, - tôi nói, mỗi lúc một sôi nổi hơn và thầm thán phục sự mạch lạc trong lập luận của mình, - làm sao mà anh ấy có thể đến được! Cô đã lừa cả tôi, khiến tôi cũng tính sai thời gian, Naxtenca ạ... Cô thử nghĩ xem: bây giờ chắc anh ấy mới nhận được thư; cứ cho là anh ấy không thể đến được, cứ cho là anh ấy sẽ trả lời, thì sớm nhất cũng phải ngày mai thư mới tới. Sớm mai tôi sẽ đi lấy thư và lập tức báo cho cô biết. Cô hãy đặt ra hàng nghìn khả năng: hoặc giả anh ấy không ở nhà khi thư được gửi đến, và anh ấy có thể đến tận bây giờ vẫn chưa được đọc thư? Bởi vì mọi chuyện đều có thể xẩy ra.
- Vâng, vâng! - Naxtenca đáp, - em đã không nghĩ tới; tất nhiên, mọi chuyện đều có thể xẩy ra, - nàng nói tiếp bằng một giọng hết sức thản nhiên, nhưng trong đó, như một nghịch âm buồn bực, vẫn nghe thấy một ý nghĩ xa xôi nào khác. - Vậy, nhờ ông nhé, - nàng tiếp tục, - ngày mai ông đi càng sớm càng tốt, và nếu như nhận được một cái gì đó, thì lập tức báo cho em biết. Ông đã biết nhà em rồi, đúng không? - và nàng nhắc lại cho tôi địa chỉ của nàng.
Rồi nàng bỗng trở nên hết sức dịu dàng, hết sức ân cần đối với tôi... Nàng có vẻ chăm chú nghe tôi nói; nhưng khi tôi hỏi nàng một câu gì đó, nàng im lặng, lúng túng quay mặt đi. Tôi nhìn sâu vào mắt nàng - quả như tôi đoán: nàng đang khóc.
- Nào, sao lại thế, sao lại có thể như thế? Chà, em đúng là trẻ con! Đúng là con nít!... Thôi đi nào!
Nàng cố mỉm cười, cố bình tĩnh lại, nhưng cằm nàng vẫn run rẩy và ngực nàng vẫn phập phồng.
- Em nghĩ về ông, - nàng nói với tôi sau một phút im lặng, - ông thật tốt, đến nỗi em có họa là đá mới không nhận thấy điều đó. Ông có biết em đang nghĩ gì không? Em so sánh hai người với nhau, ông với anh ấy. Tại sao anh ấy không phải là ông? Tại sao anh ấy không như ông? Anh ấy kém ông, dù em yêu anh ấy hơn ông.
Tôi không đáp một lời nào. Có vẻ như nàng chờ tôi nói một điều gì đó.
- Tất nhiên có thể là em chưa hoàn toàn biết anh ấy, chưa hoàn toàn hiểu hết anh ấy. Ông biết không, dường như bao giờ em cũng sợ anh ấy; anh ấy bao giờ cũng có vẻ nghiêm khắc, bao giờ cũng có vẻ cao ngạo. Tất nhiên em biết rằng đó là anh ấy chỉ trông như vậy thôi, rằng trái tim anh ấy dịu dàng hơn trái tim em... Em còn nhớ cái nhìn của anh ấy khi em, ông nhớ không, ôm bọc đồ bước vào phòng anh ấy; nhưng dù sao em vẫn quá kính trọng anh ấy, mà cái đó hình như làm chúng em không vừa đôi, không bình đẳng phải không?
- Không, Naxtenca ạ, không đâu, - tôi đáp, - điều đó có nghĩa là cô yêu anh ấy nhất trên đời này, yêu hơn yêu chính bản thân cô nữa.
- Vâng, cứ cho là thế, - nàng Naxtenca ngây thơ trả lời, - nhưng ông có biết em vừa chợt nghĩ ra cái gì không? Chỉ có điều bây giờ em sẽ không nói về anh ấy, mà nói chung; tất cả những cái này em đã suy nghĩ từ lâu... Ông nói em nghe, tại sao chúng ta cứ như thế, không đối xử với nhau như anh em? Tại sao một người tốt nhất bao giờ cũng như có một cái gì đó giấu người khác và im lặng? Tại sao không nói thẳng ra, ngay bây giờ, những gì có trong lòng, nếu như biết rằng lời nói không phải gió bay đi? Đằng này người nào cũng tỏ ra khắc nghiệt hơn là mình vốn có, dường như ai cũng sợ xúc phạm đến tình cảm của mình nếu như vội vàng bày tỏ chúng ra...
- Ôi, Naxtenca! Cô nói đúng đấy, nhưng điều đó cũng do nhiều nguyên nhân, - tôi ngắt lời nàng, bản thân lúc đó cũng ngại bày tỏ tình cảm của mình hơn bao giờ hết.
- Không, không phải! - Nàng đáp với vẻ hết sức xúc động. - Ông chẳng hạn, ông không như nhiều người khác! Em, quả thật, không biết nói với ông như thế nào những điều em cảm nhận được, nhưng em có cảm giác như ông, chẳng hạn... như bây giờ đây... em cảm thấy như ông đang hi sinh một cái gì đó vì em, - nàng liếc nhanh nhìn tôi, nói thêm một cách rụt rè. Ông bỏ quá cho em nếu như em nói như thế, em là một cô gái thật thà mà, em còn chưa từng trải nhiều trong đời, và đôi khi không biết ăn nói nữa, - nàng nói thêm bằng giọng run rẩy vì một cảm xúc nào đó cố nén lại, đồng thời gắng gượng mỉm cười, - nhưng em chỉ muốn nói với ông rằng em biết ơn ông, rằng em cũng cảm thấy tất cả những cái đó... Cầu Chúa ban phúc cho ông vì chuyện đó! Còn những điều ông đã kể với em hôm nọ về con người mơ mộng của ông đều hoàn toàn không có thật, nghĩa là em muốn nói hoàn toàn không liên quan gì tới ông cả. Ông là người khoẻ mạnh, ông thật ra đâu phải là người như ông tự mô tả về mình. Nếu như sau này ông yêu, thì cầu Chúa ban cho ông hạnh phúc với cô ấy! Còn em sẽ không cầu chúc gì cho cô ấy cả, vì rằng cô ấy sẽ hạnh phúc với ông. Em biết, em là phụ nữ, và ông cần phải tin lời em, một khi em đã nói như vậy... Nàng ngừng nói và bóp chặt tay tôi. Tôi cũng không thể thốt nên lời vì xúc động. Mấy phút trôi qua.
- Vâng, có lẽ hôm nay anh ấy không đến, - cuối cùng nàng ngẩng đầu lên nói. - Khuya quá rồi!...
- Ngày mai anh ấy sẽ đến, - tôi nói bằng một giọng hết sức chắc chắn và tin tưởng. - Vâng, - nàng đáp, trở lại vui vẻ hơn, - bây giờ em cũng thấy là phải ngày mai anh ấy mới đến được. Thôi chào ông! Hẹn ngày mai nhé! Nếu như trời mưa thì có thể em sẽ không đến. Nhưng ngày kia em sẽ đến, nhất định em sẽ đến dù có chuyện gì xảy ra chăng nữa, ông hãy có mặt ở đây nhé. Em muốn gặp ông, em sẽ kể hết với ông mọi chuyện.
Rồi khi chúng tôi chia tay, nàng nhìn tôi bằng ánh mắt trong sáng, chìa tay cho tôi, nói:
- Bây giờ chúng ta sẽ luôn luôn cùng nhau, phải không ông?
Ôi Naxtenca, Naxtenca! Giá như em biết được giờ đây anh cô đơn đến chừng nào!
Khi đồng hồ điểm chín giờ, tôi không thể nào ngồi trong phòng được nữa, vội mặc áo và đi ra ngoài, dù trời đang mưa. Tôi đến ngồi trên chiếc ghế dài của chúng tôi. Tôi đã toan đến cái ngõ nhỏ của họ, nhưng tôi cảm thấy xấu hổ, nên còn mấy bước nữa là đến nơi tôi đã quay trở lại, không nhìn lên cửa sổ của họ. Tôi về nhà, lòng buồn như chưa bao giờ buồn đến thế. Một buổi tối mới ẩm ướt, mới tẻ ngắt làm sao! Nếu như đẹp trời, chắc tôi đã lang thang ở đấy suốt đêm...
Nhưng đến mai, đến ngày mai! Ngày mai nàng sẽ kể hết cho tôi nghe.
Với lại hôm nay không có thư. Nhưng tất nhiên phải là như thế, vì họ đã gặp nhau rồi.
Đêm Thứ Tư
Lạy Chúa, mọi chuyện đã kết thúc như thế đấy!
Tôi đến nơi lúc chín giờ. Nàng đã ở đấy rồi. Từ xa tôi đã nhìn thấy nàng; nàng đứng tựa khuỷu tay lên hàng lan can bờ sông như hôm đầu tôi gặp nàng và không nghe tiếng bước chân tôi đi tới.
- Naxtenca! - tôi cất tiếng gọi nàng, cố nén sự hồi hộp của mình.
Nàng quay phắt lại nhìn tôi.
- Nào! - nàng nói, - nào! Nhanh lên!
Tôi ngơ ngác nhìn nàng.
- Nào, thư đâu? Ông có mang thư đến không? - nàng nhắc lại, đưa tay túm chặt lấy hàng lan can.
- Không, tôi không có thư, - cuối cùng tôi nói, - chẳng lẽ anh ấy chưa đến?
Mặt nàng tái nhợt đi một cách khủng khiếp, nàng đứng bất động nhìn tôi lúc lâu. Tôi đã đập tan chút hi vọng cuối cùng của nàng.
- Thôi mặc xác anh ta! - cuối cùng nàng thốt lên bằng giọng ngắt quãng. - Mặc xác anh ta, nếu như anh ta đã bỏ mặc em như vậy.
Nàng cúi đầu xuống, lát sau này muốn ngước mắt lên nhìn tôi, nhưng không thể. Thêm mấy phút nàng cố nén cơn xúc động của mình, nhưng rồi bỗng quay mặt đi, tì khuỷu tay lên thành lan can bờ sông và oà khóc. - Thôi, thôi đi nào! - tôi lên tiếng, nhưng nhìn nàng tôi không đủ sức để nói tiếp. Mà tôi biết nói gì đây? - Ông đừng an ủi em, - nàng vừa khóc vừa nói, - đừng nói về anh ta, đừng nói rằng anh ta sẽ đến, rằng anh ta không bỏ rơi em một cách tàn ác, nhẫn tâm như anh ta đã làm. Vì sao? Vì cái gì cơ chứ? Chẳng lẽ có cái gì đó trong thư của em, trong lá thư bất hạnh ấy?...
Tiếng nức nở cắt ngang lời nàng; tôi đứng nhìn nàng, lòng tan nát.
- Ôi sao mà nhẫn tâm, mà tàn ác như vậy! - nàng lại lên tiếng. - Và không một chữ, một dòng nào! Ít ra cũng trả lời rằng em không cần cho anh ta, rằng anh ta từ bỏ em, đằng này không có lấy một dòng suốt ba ngày ròng! Sao anh ta có thể dễ dàng xúc phạm, lăng nhục một người con gái tội nghiệp, yếu đuối, người đã phạm phải một tội là yêu anh ta đến thế! Ôi, em đã phải chịu đựng bao nhiêu trong ba ngày qua! Lạy Chúa! Lạy Chúa tôi! Làm sao em nhớ lại được lần đầu tiên đến với anh ta, hạ mình trước anh ta, khóc lóc, cầu xin một mẩu tình yêu... Và sau chuyện đó... Nhưng mà ông... - nàng lại quay sang nói với tôi, đôi mắt nàng ánh lên long lanh, - chuyện không phải như thế! Không thể như thế được, như thế là trái tự nhiên! Hoặc là ông, hoặc là em đã lầm; có thể là anh ấy chưa nhận được thư? Có thể đến tận giờ anh ấy vẫn chưa được biết gì cả? Làm sao lại có thể, ông thử nghĩ xem, vì Chúa ông hãy nói cho em nghe, hãy giải thích cho em nghe, - em không thể hiểu nổi điều đó, - làm sao có thể cư xử một cách thô lỗ man rợ như anh ta đã cư xử với em! Không một lời nào! Với một kẻ tồi tệ nhất thế gian người ta còn tỏ ra xót thương hơn. Hay là anh ấy đã nghe nói gì về em, hay là có ai ton hót gì về em với anh ấy? - nàng hét lên hỏi tôi. - Sao, ông nghĩ sao?
- Naxtenca này, ngày mai tôi sẽ nhân danh cô đến gặp anh ấy.
- Thì sao?
- Tôi sẽ hỏi anh ấy về mọi chuyện, sẽ kể hết cho anh ấy.
- Sao nữa?
- Cô sẽ viết một lá thư. Cô đừng nói không, Naxtenca, cô đừng nói không! Tôi sẽ bắt anh ta phải tôn trọng việc làm của cô, anh ta sẽ biết hết, và nếu...
- Không, ông ạ, không đâu! - nàng ngắt lời tôi. - Đủ rồi! Sẽ không có một lời nào nữa, em sẽ không viết một lời nào, một dòng nào nữa - đủ rồi! Em không biết anh ta nữa, em không yêu anh ta nữa, em sẽ quên anh ta!...
Nàng dừng lại giữa chừng.
- Bình tĩnh lại, cô bình tĩnh lại đi! Cô ngồi xuống đây, Naxtenca, - tôi nói, đỡ nàng ngồi lên chiếc ghế dài.
- Em vẫn bình tĩnh mà. Đủ rồi! Như thế đấy! Đây là nước mắt, nó sẽ khô đi! Ông nghĩ là em sẽ tự làm hại mình, em sẽ tự vẫn sao?
Trái tim tôi đầy ứ, tôi muốn cất tiếng nói, nhưng không thể.
- Này ông, - nàng cầm lấy tay tôi, nói tiếp, - ông nói đi, chắc ông sẽ không xử sự như vậy chứ? Chắc ông sẽ không bỏ rơi người con gái tự đến với ông chứ? Chắc ông sẽ không ném vào mặt cô ta những lời trắng trợn giễu cợt trái tim yếu đuối, ngu ngốc của cô ta chứ? Chắc ông sẽ gìn giữ trân trọng cô ta chứ? Chắc ông sẽ hình dung được rằng cô ta chỉ có một mình, rằng cô ta không biết coi giữ bản thân mình, rằng cô ta không biết ngăn mình khỏi tình yêu đối với ông, rằng cô ta không có lỗi, nói cho cùng cô ta không có lỗi... rằng cô ta đã không làm được gì cả!... Ôi lạy Chúa, lạy Chúa tôi!...
- Naxtenca! - cuối cùng tôi không nén nổi cơn xúc động, hét lên. - Naxtenca! Em đang hành hạ anh đấy! Em đang đâm nát tim anh, em đang giết chết anh đấy, Naxtenca! Anh không thể im lặng được nữa! Cuối cùng thì anh cần phải nói, phải thổ lộ hết những gì đang sôi sục trong tim anh đây...
Vừa nói, tôi vừa rời ghế đứng dậy. Nàng khoác lấy tay tôi và nhìn tôi, ngạc nhiên: - Ông sao thế? - cuối cùng nàng thốt lên hỏi.
- Em nghe đây! - tôi nói với giọng cương quyết. - Em hãy nghe anh nói, Naxtenca! Điều anh sẽ nói bây giờ là vớ vẩn, vô vọng, ngu ngốc! Anh biết điều đó sẽ không bao giờ xảy ra, nhưng anh lại không thể im lặng. Nhân danh cái bây giờ đang làm em đau khổ, anh cầu xin em hãy tha thứ trước cho anh!...
- Nhưng mà cái gì, cái gì? - nàng hỏi, thôi khóc và nhìn tôi chằm chằm, đồng thời một vẻ tò mò lạ lùng ánh lên trong đôi mắt ngạc nhiên của nàng. - Ông làm sao thế?
- Điều này là vô vọng, nhưng anh yêu em, Naxtenca! Thế đấy! Bây giờ thì tất cả đã được nói ra! - tôi khoát tay, nói. - Bây giờ em sẽ thấy em có thể nói với anh như em vừa nói không, em có thể nghe những gì anh sẽ nói với em không...
- Thế nhưng mà sao? - Naxtenca ngắt lời tôi. - Như vậy thì sao? Em đã biết từ lâu là ông yêu em, nhưng em cứ nghĩ rằng ông chỉ đơn giản... yêu vậy thôi.. Ôi, lạy Chúa, lạy Chúa tôi!
- Đầu tiên thì đơn giản vậy thôi, Naxtenca ạ, nhưng bây giờ, bây giờ... anh cũng giống hệt như khi em lần đó, ôm gói đồ đến với anh ta. Còn tồi tệ hơn em khi đó, Naxtenca ạ, vì khi đó anh ta còn chưa yêu ai cả, còn em thì đang yêu...
- Ông nói với em cái gì vậy! Rốt cuộc em hoàn toàn không hiểu nổi ông nữa. Nhưng để làm gì, nghĩa là không phải để làm gì, mà tại sao ông lại như vậy, lại bỗng nhiên... Lạy Chúa! Em toàn nói những điều ngu ngốc! Nhưng ông...
Và Naxtenca hoàn toàn bối rối. Đôi má nàng đỏ bừng lên, nàng cụp mắt nhìn xuống đất.
- Biết làm sao được, Naxtenca, anh biết làm gì bây giờ? Anh có lỗi, anh đã lạm dụng... Nhưng mà không, không, anh không có lỗi, Naxtenca ạ; anh nghe thấy, anh cảm thấy như vậy, vì rằng trái tim anh mách bảo rằng anh đúng, vì rằng anh không thể có điều gì xúc phạm đến em, làm em giận! Anh đã là bạn của em, và bây giờ anh vẫn là bạn của em, anh chẳng có gì thay đổi cả. Đấy, nước mắt anh đang chảy, Naxtenca ạ. Cứ để cho nó chảy, cho nó chảy, nó không làm phiền ai cả. Nó sẽ khô đi, Naxtenca...
- Mà ông ngồi xuống đi, ngồi xuống nào, - nàng nói, kéo tôi ngồi xuống chiếc ghế dài - Ôi, lạy Chúa! - Không! Naxtenca, anh không ngồi đâu. Anh không còn có thể ở đây được nữa, em sẽ không thể nhìn thấy anh được nữa. Anh sẽ nói hết và anh sẽ đi. Anh chỉ muốn nói rằng đáng ra không bao giờ em biết anh yêu em. Đáng ra anh đã chôn chặt điều bí mật của anh. Đáng ra vào lúc này anh không hành hạ em bằng sự ích kỷ của mình. Không! Nhưng bây giờ anh không thể đừng được nữa, chính em đã nói đến điều này, chính em có lỗi, em có lỗi tất cả, còn anh không có lỗi. Em không thể xua đuổi anh đi...
- Ồ không mà, không, em không đuổi ông, không! - Naxtenca nói, nàng cố hết sức tìm cách che giấu sự bối rối của mình, trông nàng thật tội nghiệp.
- Em không xua đuổi anh? Không! Thế mà anh lại toan chạy trốn em. Anh sẽ đi khỏi đây, nhưng trước khi đi anh phải nói hết đã, vì rằng khi em nói ở đây anh đã không thể ngồi yên, khi em khóc ở đây, khi em đau khổ vì, hừm, vì (anh sẽ nói thẳng điều này ra, Naxtenca ạ), vì rằng người ta ruồng bỏ em, vì rằng người ta cự tuyệt tình yêu của em, thì anh cảm thấy, anh nghe thấy trong tim anh bao nhiêu là tình yêu dành cho em, bao nhiêu là tình yêu!... Và anh cảm thấy cay đắng vì anh không thể giúp em bằng cái tình yêu đó!.. rằng trái tim anh tan nát, và anh, anh không thể im lặng, anh cần phải nói, Naxtenca, anh cần phải nói!..
- Vâng, vâng! Ông hãy nói với em, hãy nói với em như thế đi! - Naxtenca nói với một cử chỉ khó tả. - Có thể ông cảm thấy lạ lùng là em nói với ông như vậy, nhưng... ông nói đi! Sau đó em sẽ nói với ông! Em sẽ kể hết với ông!
- Em thương hại anh, Naxtenca, chỉ đơn giản là em thương hại anh thôi, người bạn bé bỏng của anh ạ! Cái gì đã mất thì đã mất rồi! Cái gì đã nói ra là không thay đổi được nữa! Phải thế không? Vậy là bây giờ em đã biết tất cả. Đấy là điểm khởi đầu... Tốt thôi! Bây giờ mọi việc đều ổn cả, nhưng em nghe anh nói đây. Khi em ngồi khóc, anh nghĩ thầm (ồ, hãy để anh nói ra điều anh đã nghĩ!), anh nghĩ rằng (nhưng tất nhiên là không thể có chuyện đó, Naxtenca!), anh nghĩ rằng... anh nghĩ rằng em như thế nào đó... một cách khách quan nào đó... em không còn yêu anh ta nữa. Lúc ấy, - hôm qua và hôm kia anh đã nghĩ như vậy rồi, Naxtenca ạ, - khi ấy anh sẽ làm, nhất thiết anh sẽ làm cho em phải yêu anh: thì em cũng đã nói rằng, chính em đã nói rằng em gần như đã yêu anh rồi mà. Rồi chuyện gì tiếp theo? Đấy, đấy là hầu như tất cả những gì anh muốn nói; chỉ còn phải nói thêm là chuyện gì sẽ tiếp theo nếu như em yêu anh, chỉ thế thôi, ngoài ra không còn gì nữa hết! Em hãy nghe đây, hỡi người bạn của anh - vì rằng dù sao thì em cũng là bạn của anh, - anh tất nhiên là một người bình thường, nghèo khổ, nhỏ mọn, nhưng đó không phải là vấn đề (anh cứ nói lung tung, đấy là do anh quá bối rối, Naxtenca ạ), và anh chỉ yêu em như thế nào đó để cho nếu như em vẫn yêu anh ta và tiếp tục yêu cái người mà anh không biết ấy, thì em sẽ không nhận thấy tình yêu của anh làm em vướng víu nặng nề. Em chỉ nghe thấy, em chỉ cảm thấy từng phút, từng giờ bên em đang đập một trái tim biết ơn, nồng nàn, một trái tim sống vì em... Ôi Naxtenca, Naxtenca! Em đã làm gì với anh vậy!...
- Ông đừng khóc, em không muốn ông khóc mà, - Naxtenca nói, đứng vụt dậy khỏi chiếc ghế dài. - Ta đi nào, ông đứng lên, đi với em nào, đừng khóc nữa mà, đừng khóc nữa!, - nàng nói, lấy khăn của mình lau nước mắt cho tôi, - nào, bây giờ ta đi; có thể em sẽ nói với ông một điều gì đấy... Vâng, một khi bây giờ anh ta đã bỏ rơi em, một khi anh ta đã quên em, mặc dù em vẫn còn yêu anh ấy (em không muốn nói dối ông)... nhưng ông hãy nghe em, hãy trả lời em... Nếu chẳng hạn như em yêu ông, nghĩa là nếu như em có thể... Ôi, bạn ơi, bạn ơi! Chỉ cần em nghĩ, chỉ cần em nghĩ đến việc em đã xúc phạm ông khi đó, đến việc em đã cười nhạo tình yêu của ông khi khen ông rằng ông không yêu em!... Ôi lạy Chúa! Mà làm sao em đã không thấy được điều đó, không nhận ra điều đó, em sao mà ngu ngốc đến vậy, nhưng... thôi, thôi, em đã quyết rồi, em sẽ nói hết...
- Này em, Naxtenca, em biết không? Anh sẽ đi khỏi đây, thế đấy! Thế này anh chỉ hành hạ em. Bây giờ em đang dằn vặt vì đã cười giễu anh, nhưng anh không muốn, đúng, không muốn là em, ngoài đau khổ của em... tất nhiên là anh có lỗi, Naxtenca ạ, thôi, chào em!
- Khoan đã, ông hãy nghe em đã, ông có thể đợi được không?
- Đợi cái gì, và như thế nào?
- Em yêu anh ấy; nhưng điều đó sẽ qua, điều đó cần phải qua đi, điều đó không thể không qua đi; mà nó đang qua, em nghe thấy... Biết đâu có thể hôm nay sẽ kết thúc, bởi vì em căm thù anh ta, vì rằng anh ta đã cười nhạo em, trong khi ông ở đây cùng khóc với em, vì rằng chắc chắn ông không hắt hủi em như anh ta đã hắt hủi em, vì rằng ông yêu em, còn anh ta không yêu em, và sau hết vì rằng chính em cũng yêu... vâng, em yêu! Em yêu anh như anh yêu em; mà chính em cũng đã nói với anh ngay từ trước, chính anh cũng đã nghe thấy, - em yêu vì rằng anh tốt hơn anh ta, vì rằng anh cao thượng hơn anh ta, vì rằng, vì rằng anh ta...
Cô gái tội nghiệp xúc động mạnh đến nỗi không nói hết câu, nàng gục đầu lên vai tôi, rồi lên ngực tôi và khóc cay đắng. Tôi an ủi nàng, dỗ dành nàng, nhưng nàng không thể nín được, nàng vẫn nắm chặt tay tôi và nói trong tiếng nức nở: "Anh chờ một lát, chờ em một lát, em sẽ nín ngay! Em muốn nói với anh... anh đừng nghĩ là những giọt nước mắt này... đấy chỉ là vì yếu đuối, anh chờ một chút rồi sẽ qua..." Cuối cùng nàng ngừng khóc, lau nước mắt và chúng tôi đi tiếp. Tôi muốn nói, nhưng nàng cứ xin tôi đợi. Chúng tôi im lặng... Cuối cùng nàng trấn tĩnh lại và bắt đầu nói...
- Thế này anh ạ, - nàng nói bằng một giọng yếu ớt và run rẩy, nhưng trong giọng nói đó ngân lên một cái gì như xuyên thẳng vào tim và âm vang ngọt ngào trong đó, - anh đừng nghĩ rằng em là người không thủy chung và nhẹ dạ, đừng nghĩ rằng em có thể dễ dàng và nhanh chóng quên đi và thay đổi... Em đã yêu anh ta suốt một năm ròng và thề có Chúa Trời chứng dám, chưa bao giờ, chưa lúc nào dù trong ý nghĩ em phản bội anh ta. Anh ta đã coi thường cái đó, anh ta đã cười nhạo em, - thì mặc xác anh ta! Nhưng anh ta đã làm em đau đớn và xúc phạm đến trái tim em. Em - em không yêu anh ta nữa, vì rằng em chỉ có thể yêu những gì hào hiệp, những gì hiểu em, những gì cao quí, bởi vì em vốn là người như thế, và anh ta không xứng đáng với em - thôi thì thây kệ anh ta! Anh ta làm như vậy cũng còn tốt hơn là để đến lúc sau này em bị lừa dối trong các mong đợi của mình và nhận ra anh ta là người như vậy... Thôi, chấm dứt! Nhưng biết đâu, hỡi người bạn tốt bụng của em, - nàng nói tiếp, xiết chặt tay tôi, - biết đâu có thể toàn bộ tình yêu đó của em chỉ là một sự nhầm lẫn của những cảm xúc, của trí tưởng tượng, có thể nó được bắt đầu bằng một chuyện nghịch ngợm, bằng những trò vớ vẩn mà duyên do là em bị bà quản thúc? Có thể em cần phải yêu một người khác chứ không phải anh ta, không phải một người như vậy, mà là một người khác biết thương xót em, và, và... Nhưng thôi bỏ qua, bỏ qua chuyện này, - Naxtenca tự cắt ngang lời mình, nghẹn ngào vì xúc động, - em chỉ muốn nói với anh... em muốn nói với anh, rằng nếu như mặc dù em yêu anh ta (không, đã từng yêu anh ta), nếu như mặc cho như vậy anh vẫn sẽ nói... nếu như anh cảm thấy tình yêu của anh mãnh liệt đến mức cuối cùng có thể sẽ đẩy được tình yêu trước kia ra khỏi trái tim em... nếu như anh muốn thương em, nếu như anh không muốn bỏ mặc em một mình trong số phận của em, không lời an ủi, không hi vọng, nếu như anh muốn mãi mãi yêu em, mãi mãi như bây giờ anh đang yêu em, thì em thề rằng lòng biết ơn... rằng tình yêu của em cuối cùng sẽ xứng đáng với tình yêu của anh... Bây giờ anh có cầm lấy tay em không?
- Naxtenca! - tôi hét lên, nghẹn ngào nức nở. - Naxtenca!.. Ôi Naxtenca!...
- Nào đủ rồi, đủ rồi! Nào bây giờ thì hoàn toàn đủ rồi! - nàng cất tiếng, phải vất vả lắm mới kiềm chế được mình, - bây giờ thì tất cả đã được nói hết, phải không anh? Đúng không anh? Và anh hạnh phúc, và em cũng hạnh phúc; không một lời nào về chuyện này nữa, xin anh hãy đợi, xin anh hãy thương em.. Vì Chúa, anh hãy nói về một điều gì khác!...
- Đúng, Naxtenca, đúng thế! Về chuyện này thế là đủ rồi, bây giờ anh hạnh phúc, anh... Nào Naxtenca, nào, chúng ta nói về chuyện khác, hãy mau nói về chuyện khác. Đúng! Anh sẵn sàng...
Nhưng chúng tôi không biết nói chuyện gì, chúng tôi cười, chúng tôi khóc, chúng tôi nói hàng nghìn từ không ăn nhập gì với nhau, vô nghĩa, khi thì chúng tôi đi dọc theo vỉa hè, khi thì bỗng nhiên quay ngược lại và băng ngang đường phố; rồi lại dừng và lại đi sang bên đường bờ sông, chúng tôi hệt như trẻ con... - Bây giờ anh sống một mình, Naxtenca ạ, - tôi nói, - còn ngày mai... Ồ, tất nhiên, Naxtenca, em biết đấy, anh rất nghèo, anh tất cả chỉ có một ngàn hai trăm, nhưng điều đó không sao...
- Tất nhiên là không sao, mà bà còn có tiền trợ cấp, cho nên bà sẽ không làm phiền chúng ta. Phải đưa bà về ở chung. - Tất nhiên phải đưa bà về... chỉ có Mat rena...
- À vâng, nhà em cũng còn Fecla nữa! - Mat rena hiền lành, chỉ có điều bà ta quá tối dạ, Naxtenca ạ, hoàn toàn tối dạ. Nhưng điều đó chẳng sao!
- Không hề gì, hai người có thể ở cùng nhau. Nhưng ngày mai anh phải dọn đến nhà em.
- Sao lại thế? Đến nhà em! Được rồi, anh sẵn sàng...
- Vâng, anh đến thuê nhà em. Nhà em có một tầng lầu, nó còn để trống, trước đây có một bà già quý tộc thuê trọ, nhưng bà ta đã đi rồi, và em biết bà em đang muốn cho một người trẻ tuổi đến ở. Em hỏi: "Tại sao lại một người trẻ tuổi?" Bà em đáp: "Thế đấy, bà đã già rồi, nhưng Naxtenca, cháu đừng có nghĩ là bà muốn dạm gả cháu cho anh ta đâu". Em đoán là như vậy để... - Ôi Naxtenca!...
Và cả hai cùng phá ra cười.
- Nào thôi, đủ rồi, đủ rồi. Mà anh sống ở đâu? Em quên mất.
- Ở kia, cạnh cầu X., trong khu nhà Barannicov.
- Đó là ngôi nhà to đùng ấy à?
- Đúng, ngôi nhà to ấy.
- À, em biết, ngôi nhà tốt đấy. Chỉ có điều, anh biết không, hãy bỏ nó đi và đến ở nhà em mau lên... - Ngày mai, Naxtenca ạ, ngay ngày mai. Anh còn nợ một ít tiền nhà, nhưng không sao... Anh sắp có lương...
- Còn em, anh biết không, sẽ đi dạy thuê. Em sẽ tự học thêm rồi đi dạy thuê... - Thế thì tuyệt... và anh cũng sắp được lĩnh thưởng, Naxtenca ạ...
- Vậy ngày mai anh sẽ là khách trọ của em...
- Đúng thế, và chúng ta sẽ đi xem "Người thợ cạo thành Xevile", vì bây giờ người ta lại sắp diễn nó rồi. - Vâng, chúng ta sẽ đi xem, - Naxtenca cười, nói. - Nhưng không, tất nhiên là chúng ta không xem "Người thợ cạo", mà xem một vở gì khác...
- Đồng ý, chúng ta sẽ xem vở khác, tất nhiên như vậy tốt hơn, thế mà anh không nghĩ ra...
Vừa đi vừa nói những chuyện đó, cả hai chúng tôi như bị bỏ bùa, như lạc trong sương mù, như tự mình không biết chuyện gì đang xảy ra với mình. Khi thì đứng lại một chỗ và nói chuyện rất lâu, khi thì đi ngang rẽ dọc chẳng biết vào những đâu nữa, rồi lại tiếng cười, rồi lại nước mắt... Khi thì Naxtenca bỗng muốn về nhà, tôi không dám giữ nàng lại và ngỏ ý muốn tiễn nàng về tận nơi; chúng tôi tìm đường về và sau mười lăm phút đã thấy mình ở trên bờ sông cạnh chiếc ghế dài của chúng tôi. Khi thì nàng thở dài, và nước mắt lăn trên má nàng, tôi bối rối, tôi run rẩy... Nhưng lập tức nàng lại siết chặt tay tôi, lại kéo tôi đi, trò chuyện, nói huyên thuyên... - Bây giờ đến lúc em phải về thôi, em nghĩ đã quá khuya, - cuối cùng Naxtenca nói. - Chúng ta trẻ con như thế là đủ rồi! - Phải đấy, Naxtenca, chỉ có điều bây giờ anh sẽ không ngủ được; anh sẽ không về nhà nữa.
- Em chắc em cũng sẽ không ngủ được, nhưng anh tiễn em về...
- Nhất định rồi!
- Nhưng bây giờ nhất định phải đi đến tận nhà em.
- Nhất định, nhất định rồi...
- Anh hứa chứ? Vì rằng cuối cùng chúng ta cũng phải về nhà chứ!
- Anh hứa, - tôi vừa cười vừa đáp... - Nào ta đi!
- Ta đi.
- Em hãy nhìn lên trời xem, Naxtenca, em hãy nhìn xem! Mai sẽ là một ngày tuyệt diệu: bầu trời mới xanh làm sao, trăng mới đẹp làm sao! Em nhìn kìa, đám mây vàng kia bây giờ sẽ che lấp nó, em nhìn kìa, nhìn kìa!... Không, nó chỉ đi ngang qua. Em nhìn kìa, nhìn kìa!...
Nhưng Naxtenca không nhìn lên đám mây, nàng đứng im lặng, như chôn chân tại chỗ, một phút sau nàng không hiểu sao bối rối nép sát vào tôi. Bàn tay nàng run rẩy trong tay tôi; tôi nhìn nàng... Nàng nép sát hơn vào tôi.
Vào lúc đó một người trẻ tuổi đi ngang qua chỗ chúng tôi đứng. Anh ta bỗng nhiên dừng lại, chăm chú nhìn chúng tôi rồi lại bước tiếp đi mấy bước. Tim tôi nhảy loạn lên...
- Naxtenca, - tôi hỏi khẽ, - ai đấy, Naxtenca?
- Anh ấy đấy! - nàng thì thào trả lời, người nàng càng run rẩy, càng áp sát hơn vào tôi... Tôi phải gắng sức lắm mới đứng vững được.
- Naxtenca! Naxtenca! Đúng em rồi! - tôi nghe tiếng nói vang lên phía sau lưng và người đàn ông trẻ tuổi tiến mấy bước về phía chúng tôi.
Lạy Chúa, một tiếng kêu mới kinh khủng làm sao! Nàng giật bắn người! Nàng vùng ra khỏi vòng tay tôi bay vụt đến gặp anh ta!... Tôi đứng và nhìn họ như một cái xác không hồn. Nhưng vừa mới kịp chìa tay ra cho anh ta, nàng bỗng quay phắt lại phía tôi, thoắt một cái nàng đã ở bên cạnh tôi, như một làn gió, như tia chớp và, trước khi tôi kịp định thần lại, nàng đã đưa hai tay ôm choàng lấy cổ tôi và hôn tôi thật chặt, thật cháy bỏng. Rồi không nói với tôi nửa lời, nàng lại chạy bổ đến với anh ta, cầm lấy tay anh ta và kéo anh ta đi.
Tôi đứng rất lâu nhìn theo họ... Cuối cùng cả hai đã khuất hẳn khỏi mắt tôi.
BUỔI SÁNG
Những đêm trắng của tôi kết thúc bằng một buổi sáng. Ngày mới sang thật tồi tệ. Trời mưa, những giọt mưa gõ buồn tẻ vào cửa kính phòng tôi. Trong phòng âm u, ngoài trời ảm đạm. Đầu tôi đau nhức, quay cuồng, khắp người sốt hâm hấp.
- Có thư!, thưa cậu, theo đường bưu điện, anh bưu tá vừa mang đến, - Mat rena nói phía trên đầu tôi.
- Thư! Của ai? - tôi hét lên, nhảy bật dậy khỏi ghế.
- Tôi không biết, thưa cậu, cậu xem, có thể ở đó có đề tên người gửi.
Tôi bóc dấu niêm phong. Thư của nàng! "Ôi, xin anh, xin anh tha thứ cho em! - Naxtenca viết. - Em quì xuống cầu xin anh tha thứ cho em! Em đã lừa dối cả anh và cả bản thân mình. Đó là một cơn mơ, một ảo ảnh... Em rất đau lòng thay anh suốt hôm nay; hãy tha thứ, hãy tha thứ cho em!...
Anh đừng kết án em, vì rằng em không có gì thay đổi đối với anh; em đã nói rằng em sẽ yêu anh, và bây giờ em vẫn yêu anh, còn hơn cả yêu! Ôi lạy Chúa! Giá như em có thể yêu cả hai người cùng một lúc! Ôi, giá như anh là anh ấy!"
"Ôi, giá như anh ấy là ông!" - những lời nàng nói đêm trước thoáng qua trong đầu tôi. Anh đang nhớ lại chính những lời của em, Naxtenca ạ!
"Có Chúa Trời chứng giám, giá em làm được gì cho anh lúc này! Em biết rằng anh đang nặng nề và đau khổ. Em đã xúc phạm anh, nhưng anh biết đấy - một khi đã yêu thì liệu có oán giận lâu được không. Mà anh thì đang yêu em!
Cám ơn anh! Vâng, em cám ơn anh vì tình yêu đó. Vì rằng trong kí ức của em nó in đậm như một giấc mơ ngọt ngào mà ta sẽ nhớ rất lâu sau khi tỉnh dậy; vì rằng em sẽ mãi mãi ghi nhớ cái khoảnh khắc khi anh cởi mở trái tim mình với em chân tình đến vậy và đón nhận trái tim em, trái tim đã bị tử thương, một cách hào hiệp đến vậy, để gìn giữ, nâng niu, chữa lành cho nó... Nếu như anh tha lỗi cho em, thì kỉ niệm về anh sẽ được tôn cao lên thành một tình cảm biết ơn vĩnh viễn đối với anh, trọn đời không phai nhạt trong lòng em... Em sẽ gìn giữ kỉ niệm đó, sẽ trung thành với nó, sẽ không phản bội nó, sẽ không phản bội trái tim mình: nó quá thủy chung. Trái tim ấy mới tối hôm qua đã vội vã quay về với người mà nó suốt đời gắn bó.
Chúng ta sẽ gặp nhau, anh sẽ đến với chúng em, anh sẽ không bỏ rơi chúng em, anh sẽ mãi mãi là bạn, là anh trai của em... Và khi gặp em, anh sẽ đưa tay cho em... đúng không anh? Anh sẽ đưa tay cho em, anh đã tha thứ cho em rồi, phải vậy không? Anh vẫn yêu em như trước chứ?
Ôi, hãy yêu em, đừng bỏ rơi em, vì rằng em yêu anh đến vậy trong giây phút này, vì rằng em xứng đáng với tình yêu của anh, vì rằng em sẽ đáng được hưởng nó, hỡi người bạn thân thương của em! Tuần tới em sẽ kết hôn với anh ấy. Anh ấy trở về vẫn yêu em, anh ấy không bao giờ quên em... Anh đừng giận vì em viết về anh ấy. Em muốn cùng anh ấy đến thăm anh, anh cũng sẽ quý anh ấy, có phải vậy không?...
Anh hãy tha thứ, hãy nhớ và yêu Naxtenca của anh!"
Tôi đọc đi đọc lại bức thư rất lâu. Nước mắt cứ chực trào ra. Cuối cùng lá thư rơi buột khỏi tay tôi; và tôi đưa tay ôm lấy mặt.
- Cậu chủ! À cậu chủ! - Mat rena gọi.
- Cái gì?
- Mạng nhện trên trần tôi đã quét hết sạch cả rồi. Bây giờ thì cậu có thể cưới vợ, mời khách, vì vào mùa này...
Tôi nhìn Mat rena... Đó là một bà già còn trẻ, lanh lợi, nhưng không hiểu vì sao mà tôi bỗng thấy bà ta già nua với ánh mắt mờ đục, với khuôn mặt nhăn nheo, còm cõi... Không biết vì sao tôi bỗng thấy căn phòng của tôi cũng đột ngột trở nên già nua như Mat rena. Tường và sàn nhà bạc thếch, đen xạm đi, mạng nhện chăng dày đặc hơn. Không hiểu vì sao khi nhìn qua cửa sổ, tôi cảm thấy ngôi nhà đối diện cũng trở nên rệu rã và âm u, lớp vữa trên dãy cột lở ra, rơi xuống, các mái gờ đen đúa, nứt nẻ và những bức tường từ màu vàng tươi trở nên xám xịt, loang lổ.
Hay là tia nắng mặt trời vừa mới ló ra đã lại ẩn trốn vào sau lớp mây ẩm ướt, và tất cả trở nên u ám hơn trong mắt tôi; hay là, có thể, trước mắt tôi vụt thoáng qua một cách thê lương, buồn thảm toàn bộ viễn cảnh tương lai của tôi, và tôi đã nhìn thấy mình đúng như tôi bây giờ, chẵn mười lăm năm sau, đã già đi, vẫn trong căn phòng này, vẫn cô đơn như xưa, vẫn với mụ Mat rena không hề sáng dạ thêm chút nào sau ngần ấy năm.
Nhưng anh đâu có mang lòng oán hận, Naxtenca! Anh chẳng bao giờ xua mây đen làm vẩn đục hạnh phúc trong sáng êm đềm của em, anh chẳng bao giờ trách móc cay đắng để gieo nỗi buồn vào trái tim em, làm nó đau bằng nỗi day dứt giấu kín và bắt nó đập buồn bã trong những phút giây hoan lạc, anh chẳng bao giờ làm nát dù chỉ là một trong số những bông hoa dịu dàng mà em cài lên mái tóc đen quăn khi em cùng với anh ta đi đến trước ban thờ... Ồ, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ! Anh cầu mong cho bầu trời của em mãi mãi sáng trong, nụ cười hiền dịu của em mãi mãi rạng rỡ, vô tư, cầu Chúa ban phước lành cho em vì một phút hoan lạc và hạnh phúc em đã trao cho trái tim khác, một trái tim cô đơn và mãi mãi biết ơn!
Lạy Chúa tôi! Một phút hoan lạc! Chẳng lẽ chừng ấy còn là ít dù cho cả một đời người?...
Buổi Sáng
Những đêm trắng của tôi kết thúc bằng một buổi sáng. Ngày mới sang thật tồi tệ. Trời mưa, những giọt mưa gõ buồn tẻ vào cửa kính phòng tôi. Trong phòng âm u, ngoài trời ảm đạm. Đầu tôi đau nhức, quay cuồng, khắp người sốt hâm hấp.
- Có thư!, thưa cậu, theo đường bưu điện, anh bưu tá vừa mang đến, - Mat rena nói phía trên đầu tôi.
- Thư! Của ai? - tôi hét lên, nhảy bật dậy khỏi ghế.
- Tôi không biết, thưa cậu, cậu xem, có thể ở đó có đề tên người gửi.
Tôi bóc dấu niêm phong. Thư của nàng! "Ôi, xin anh, xin anh tha thứ cho em! - Naxtenca viết. - Em quì xuống cầu xin anh tha thứ cho em! Em đã lừa dối cả anh và cả bản thân mình. Đó là một cơn mơ, một ảo ảnh... Em rất đau lòng thay anh suốt hôm nay; hãy tha thứ, hãy tha thứ cho em!...
Anh đừng kết án em, vì rằng em không có gì thay đổi đối với anh; em đã nói rằng em sẽ yêu anh, và bây giờ em vẫn yêu anh, còn hơn cả yêu! Ôi lạy Chúa! Giá như em có thể yêu cả hai người cùng một lúc! Ôi, giá như anh là anh ấy!"
"Ôi, giá như anh ấy là ông!" - những lời nàng nói đêm trước thoáng qua trong đầu tôi. Anh đang nhớ lại chính những lời của em, Naxtenca ạ!
"Có Chúa Trời chứng giám, giá em làm được gì cho anh lúc này! Em biết rằng anh đang nặng nề và đau khổ. Em đã xúc phạm anh, nhưng anh biết đấy - một khi đã yêu thì liệu có oán giận lâu được không. Mà anh thì đang yêu em!
Cám ơn anh! Vâng, em cám ơn anh vì tình yêu đó. Vì rằng trong kí ức của em nó in đậm như một giấc mơ ngọt ngào mà ta sẽ nhớ rất lâu sau khi tỉnh dậy; vì rằng em sẽ mãi mãi ghi nhớ cái khoảnh khắc khi anh cởi mở trái tim mình với em chân tình đến vậy và đón nhận trái tim em, trái tim đã bị tử thương, một cách hào hiệp đến vậy, để gìn giữ, nâng niu, chữa lành cho nó... Nếu như anh tha lỗi cho em, thì kỉ niệm về anh sẽ được tôn cao lên thành một tình cảm biết ơn vĩnh viễn đối với anh, trọn đời không phai nhạt trong lòng em... Em sẽ gìn giữ kỉ niệm đó, sẽ trung thành với nó, sẽ không phản bội nó, sẽ không phản bội trái tim mình: nó quá thuỷ chung. Trái tim ấy mới tối hôm qua đã vội vã quay về với người mà nó suốt đời gắn bó.
Chúng ta sẽ gặp nhau, anh sẽ đến với chúng em, anh sẽ không bỏ rơi chúng em, anh sẽ mãi mãi là bạn, là anh trai của em... Và khi gặp em, anh sẽ đưa tay cho em... đúng không anh? Anh sẽ đưa tay cho em, anh đã tha thứ cho em rồi, phải vậy không? Anh vẫn yêu em như trước chứ?
Ôi, hãy yêu em, đừng bỏ rơi em, vì rằng em yêu anh đến vậy trong giây phút này, vì rằng em xứng đáng với tình yêu của anh, vì rằng em sẽ đáng được hưởng nó, hỡi người bạn thân thương của em! Tuần tới em sẽ kết hôn với anh ấy. Anh ấy trở về vẫn yêu em, anh ấy không bao giờ quên em... Anh đừng giận vì em viết về anh ấy. Em muốn cùng anh ấy đến thăm anh, anh cũng sẽ quý anh ấy, có phải vậy không?...
Anh hãy tha thứ, hãy nhớ và yêu Naxtenca của anh!"
Tôi đọc đi đọc lại bức thư rất lâu. Nước mắt cứ chực trào ra. Cuối cùng lá thư rơi buột khỏi tay tôi; và tôi đưa tay ôm lấy mặt.
- Cậu chủ! À cậu chủ! - Mat rena gọi.
- Cái gì?
- Mạng nhện trên trần tôi đã quét hết sạch cả rồi. Bây giờ thì cậu có thể cưới vợ, mời khách, vì vào mùa này...
Tôi nhìn Mat rena... Đó là một bà già còn trẻ, lanh lợi, nhưng không hiểu vì sao mà tôi bỗng thấy bà ta già nua với ánh mắt mờ đục, với khuôn mặt nhăn nheo, còm cõi... Không biết vì sao tôi bỗng thấy căn phòng của tôi cũng đột ngột trở nên già nua như Mat rena. Tường và sàn nhà bạc thếch, đen xạm đi, mạng nhện chăng dày đặc hơn. Không hiểu vì sao khi nhìn qua cửa sổ, tôi cảm thấy ngôi nhà đối diện cũng trở nên rệu rã và âm u, lớp vữa trên dãy cột lở ra, rơi xuống, các mái gờ đen đúa, nứt nẻ và những bức tường từ màu vàng tươi trở nên xám xịt, loang lổ.
Hay là tia nắng mặt trời vừa mới ló ra đã lại ẩn trốn vào sau lớp mây ẩm ướt, và tất cả trở nên u ám hơn trong mắt tôi; hay là, có thể, trước mắt tôi vụt thoáng qua một cách thê lương, buồn thảm toàn bộ viễn cảnh tương lai của tôi, và tôi đã nhìn thấy mình đúng như tôi bây giờ, chẵn mười lăm năm sau, đã già đi, vẫn trong căn phòng này, vẫn cô đơn như xưa, vẫn với mụ Mat rena không hề sáng dạ thêm chút nào sau ngần ấy năm.
Nhưng anh đâu có mang lòng oán hận, Naxtenca! Anh chẳng bao giờ xua mây đen làm vẩn đục hạnh phúc trong sáng êm đềm của em, anh chẳng bao giờ trách móc cay đắng để gieo nỗi buồn vào trái tim em, làm nó đau bằng nỗi day dứt giấu kín và bắt nó đập buồn bã trong những phút giây hoan lạc, anh chẳng bao giờ làm nát dù chỉ là một trong số những bông hoa dịu dàng mà em cài lên mái tóc đen quăn khi em cùng với anh ta đi đến trước ban thờ... Ồ, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ! Anh cầu mong cho bầu trời của em mãi mãi sáng trong, nụ cười hiền dịu của em mãi mãi rạng rỡ, vô tư, cầu Chúa ban phước lành cho em vì một phút hoan lạc và hạnh phúc em đã trao cho trái tim khác, một trái tim cô đơn và mãi mãi biết ơn!
Lạy Chúa tôi! Một phút hoan lạc! Chẳng lẽ chừng ấy còn là ít dù cho cả một đời người?...

Dostoevsky
Theo http://vanhoc.quehuong.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...