Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021
Lược sử loài người 2
PHẦN 3
Người khổng lồ Á-Phi phải mất vài thế kỷ để tiêu hóa hết những gì mà nó đã nuốt gọn, nhưng quá trình này là không thể đảo ngược. Ngày nay, hầu hết loài người chia sẻ cùng một hệ thống địa chính trị (toàn thể hành tinh được chia thành những quốc gia được công nhận quốc tế), cùng một hệ thống kinh tế (ảnh hưởng của thị trường tư bản đã hình thành ở cả những góc xa xôi nhất của thế giới), cùng một hệ thống pháp luật (nhân quyền và luật pháp quốc tế có hiệu lực khắp nơi, ít nhất là theo lý thuyết), và cùng một hệ thống khoa học (các chuyên gia ở Iran, Israel, Úc và Argentina đều có cùng quan điểm về cấu trúc nguyên tử hoặc việc điều trị bệnh lao).
Trong những nhà tù hiện đại và các trại tù binh chiến tranh, thuốc lá thường được sử dụng thay cho tiền. Thậm chí những tù nhân không hút thuốc cũng sẵn sàng nhận thuốc lá thay cho tiền và lấy thuốc lá làm căn cứ để tính toán tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ khác. Một người sống sót trong trại tập trung Auschwitz đã mô tả hệ thống tiền tệ bằng thuốc lá như sau: “Chúng tôi có tiền riêng của mình: đó là thuốc lá, và giá trị của nó là điều không ai phải thắc mắc. Giá trị của tất cả mọi thứ đều được quy đổi ra thuốc lá… Vào những thời điểm ‘bình thường’, nghĩa là khi các nạn nhân ‘ứng viên’ của các phòng hơi ngạt được chuyển đến với một nhịp độ đều đặn, một ổ bánh mì trị giá 12 điếu; một gói bơ thực vật 300 gram trị giá 30 điếu, một cái đồng hồ từ 80 đến 200 điếu; và một lít rượu giá 400 điếu!”
11. NHỮNG TẦM NHÌN ĐẾ QUỐC
Tư tưởng vấn hóa được các đế quốc truyền bá hiếm khi là sản phẩm sáng tạo độc quyền của giai cấp ưu tú thống trị. Vì tầm nhìn đế quốc có xu hướng phổ quát và toàn diện, nên giới ưu tú của đế quốc rất dễ chấp nhận những tư tưởng, tiêu chuẩn và truyền thống từ bất cứ nơi nào họ tìm thấy chúng, hơn là bám víu vào một truyền thống thủ cựu duy nhất. Trong khi một số hoàng đế tìm cách thanh lọc nền văn hoá của họ và trở về với những gì họ xem là cội nguồn của mình, thì phần nhiều các đế quốc này đã sản sinh ra các nền văn minh lai ghép, hấp thụ rất nhiều từ những dân tộc bị trị của mình. Nền văn hoá vương triều của La Mã có phần Hy Lạp gần bằng phần La Mã. văn hóa vương triều Abbasid có một phần Ba Tư, một phần Hy Lạp và một phần Ả-rập. Văn hoá vương triều Mông Cổ là một sự bắt chước mù quáng văn hoá Trung Hoa. Tại đế quốc Mỹ, tổng thống Mỹ có dòng máu Kenya, vừa ăn pizza Ý vừa xem bộ phim yêu thích của mình, một thiên sử thi nước Anh về những cuộc nổi dậy của người Ả-rập chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ.
Độc thần giáo đầu tiên mà chúng ta biết đến xuất hiện ở Ai Cập vào khoảng năm 350 TCN, khi Pharaoh Akhenaten tuyên bố một trong các vị thần nhỏ trong bách thần Ai Cập, thần Aten, trên thực tế chính là Đấng tối cao cai trị vũ trụ. Akhenaten thể chế hoá tục thờ thần Aten thành quốc giáo và cố gắng kiểm soát việc thờ phụng mọi vị thần khác. Tuy nhiên, cuộc cách mạng tôn giáo của ông đã không thành công. Sau khi ông chết, tục thờ thần Aten bị bãi bỏ và quay lại với tục thờ bách thần như cũ.
“Nhân tính” mang nghĩa cá nhân và tồn tại trong mỗi cá nhân Homo sapiens.
Năm 1620, Francis Bacon đã công bố một tuyên ngôn khoa học, với nhan đề Bộ công cụ mới. Trong đó, ông lập luận rằng “tri thức là sức mạnh”. Phép thử thực sự của “tri thức” không phải là liệu nó có đúng hay không, mà là liệu nó có trao quyền lực cho chúng ta hay không. Các nhà khoa học thường cho rằng không có lý thuyết nào là chính xác 100%. Do đó, chân lý là một phép thử tồi đối với tri thức. Phép thử thực sự chính là tính ứng dụng của nó. Một lý thuyết, nếu tạo điều kiện cho ta làm những điều mới, thì đó chính là tri thức.
Tuyến đường sắt thương mại đầu tiên trên thế giới đã được khai trương vào năm 1830 ở Anh. Đến năm 1850, các quốc gia phương Tây đã có một hệ thống chằng chịt gần 40.000 km đường sắt – toàn bộ châu Á, châu Phi và Mỹ Latin chỉ có 4.000 km đường sắt. Năm 1880, phương Tây tự hào vì có hơn 350.000 km đường sắt, trong khi đó phần còn lại của thế giới chỉ có 35.000 km (và hầu hết trong số này do người Anh xây dựng ở Ấn Độ). Tuyến đường sắt đầu tiên ở Trung Hoa đến năm 1876 mới được mở. Nó dài 25 km và do người châu Âu xây dựng – nhưng chính quyền Trung Hoa đã phá hủy nó vào năm tiếp theo. Năm 1880, Đế chế Trung Hoa không có lấy một tuyến đường sắt hoạt động. Tuyến đường sắt đầu tiên ở Ba Tư đến nám 1888 mới được xây, và nó nối Tehran với một thánh địa Hồi giáo cách thủ đô này khoảng 10 km về phía nam. Nó do một công ty của Bỉ xây dựng và điều hành. Năm 1950, tổng chiều dài mạng lưới đường sắt của Ba Tư chỉ vỏn vẹn có 2.500 km với một quốc gia có kích thước gấp bảy lần nước Anh.
Trong khi đó, Jane McDoughnut, một đầu bếp giàu kinh nghiệm nhưng nghèo ở El Dorado, nghĩ rằng cô nhìn thấy một cơ hội kinh doanh – không có tiệm bánh nào thực sự ngon trong khu phố của cô. Nhưng cô không có đủ tiền để mua một cơ sở thích hợp, trang bị đầy đủ những lò nướng, chậu rửa, dao và nồi chảo. Cô đến ngân hàng, trình bày kế hoạch kinh doanh của mình với Greedy, và thuyết phục ông rằng đó là một vụ đầu tư sinh lợi. Ông đồng ý cho cô vay số tiền 1 triệu đô-la, bằng việc ghi số tiền nợ đó vào tài khoản ngân hàng của cô.
Có rất nhiều loại động cơ hơi nước, nhưng tất cả đều chung một nguyên tắc. Bạn đốt một loại nhiên liệu nào đó như than, và sử dụng nhiệt năng sản sinh để đun sôi nước, tạo ra hơi nước. Khi lượng hơi nước tăng lên, nó đẩy piston. Khi piston di chuyển, bất cứ thứ gì nối với piston sẽ chuyển động theo. Bạn đã biến nhiệt năng thành động năng! Trong các mỏ than Anh thế kỷ 18, các piston được kết nối với một cái bơm để rút nước từ đáy hầm mỏ. Những động cơ đầu tiên làm việc kém hiệu quả vô cùng. Bạn phải đốt cháy một lượng lớn than chỉ để bơm ra một lượng nhỏ nước. Nhưng trong mỏ luôn có sẵn than nên chẳng ai thèm bận tâm.
Tuy nhiên, giai cấp ưu tú của chế độ Xô-viết, và các chế độ cộng sản trong hầu hết các nước Đông Âu (Romania và Serbia là những trường hợp ngoại lệ), quyết định không sử dụng dù chỉ một phần rất nhỏ sức mạnh quân sự này. Khi các thành viên nhận thức được tiến trình giải thể, họ từ bỏ vũ lực, thừa nhận thất bại, đóng gói hành lý và đi về nhà. Gorbachev và các đồng chí của ông ta đã buông bỏ nhẹ nhàng không chỉ những lãnh thổ thuộc Liên Xô trong Thế chiến II, mà còn cả những vùng chiếm đóng từ xưa của các Nga hoàng như vùng Baltic, Ukraine, Caucasus và Trung Á. Thật rùng mình khi mường tượng điều gì có thể xảy ra nếu Gorbachev hành xử giống như các lãnh đạo Serbia – hay như người Pháp ở Algeria.
Ngoài ra, hầu hết các nhà sinh học không phải là những kẻ cuồng tín. Họ cho rằng hạnh phúc được xác định chủ yếu bằng cơ chế sinh hoá, nhưng họ cũng đồng ý rằng các yếu tố tâm lý và xã hội học cũng có chỗ đứng của chúng. Hệ thống điều hòa về mặt tinh thần của chúng ta có một chút tự do di chuyển trong giới hạn được xác định trước. Gần như không thể vượt quá giới hạn trên và dưới của tình cảm, nhưng kết hôn và ly dị có thể có tác động giữa hai thái cực đó. Một người sinh ra với mức hạnh phúc trung bình ở mức 5 sẽ không bao giờ nhảy điên cuồng trên đường phố. Tuy nhiên, một cuộc hôn nhân hạnh phúc có thể khiến anh ta tận hưởng hạnh phúc mức 7 trong một khoảng thời gian dài, và tránh được sự chán nản của mức 3.
Thật ra chúng ta vẫn chưa đủ khả năng làm được điều này,
nhưng có vẻ như không có bất cứ rào cản kĩ thuật nào không thể vượt qua, ngăn cản
chúng ta trong việc tạo ra những siêu nhân. Những trở ngại chính là các phản đối
đạo đức và chính trị đã làm chậm lại những nghiên cứu trên con người. Và cho dù
những lý lẽ đạo đức có thuyết phục thế nào đi nữa, thì họ vẫn khó có thể kìm lại
các bước tiến tiếp theo trong thời gian tới, đặc biệt nếu điều đang được mong
chờ là khả năng kéo dài tuổi thọ con người đến vô hạn, chinh phục bệnh nan y,
nâng cao khả năng nhận thức và cảm xúc của con người.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét