Năm 1935, Einstein
trở lại với cơ học lượng tử. Ông đã xét sự ảnh hưởng như thế nào của một hạt trong hệ hai
hạt vướng víu với nhau đối với hạt kia. Ông đưa ra cùng với các cộng sự của ông
rằng, bằng cách thực hiện các phép đo khác nhau trên một hạt ở rất xa, hoặc là
về vị trí hoặc về động lượng, và các tính chất của hạt đối tác trong cặp vướng
víu này có thể được khám phá mà không làm ảnh hưởng đến trạng thái của chính
nó.
Einstein do vậy đã
sử dụng tính thực tại cục bộ để kết luận là những hạt khác có những
tính chất này đã được định sẵn. Nguyên lý ông đề xuất là nếu có thể xác định
được câu trả lời về vị trí hay động lượng qua phép đo một hạt đối tác, mà không
ảnh hưởng đến hạt kia, thì các hạt thực sự có giá trị chính xác về vị trí hoặc
động lượng, điều này mâu thuẫn với nguyên lý bất định Heisenberg.
Nguyên lý này được
rút ra từ quá trình phản bác của Einstein về cơ học lượng tử. Là một nguyên lý
vật lý, nó đã được chứng minh là không tương thích với các kết quả thí nghiệm.
Các
phương trình chuyển động
Thuyết tương đối
rộng có hai định luật cơ bản; - phương trình trường Einstein miêu tả sự cong của không gian,
và phương trình trắc địa miêu tả sự di chuyển của các hạt trong
trường hấp dẫn.
Do các phương trình
trong thuyết tương đối tổng quát là phi tuyến, một lượng năng lượng xác định
một trường hấp dẫn thuần túy, giống như hố đen, sẽ di chuyển trên một quỹ đạo
được xác định bởi chính phương trình trường Einstein, không cần tới các định luật
mới. Vì thế Einstein đề xuất rằng quỹ đạo của một nghiệm kỳ dị, giống như hố
đen, có thể được xác định là một đường trắc địa từ chính thuyết tương đối rộng.
Phương trình này
được Einstein, Infeld và Hoffmann viết ra cho các vật thể hạt điểm không có mô
men động lượng, và bởi Roy Kerr cho các vật thể quay.
Cộng
tác với những nhà khoa học khác
Ngoài sự cộng tác
trong một thời gian dài với các nhà khoa học Leopold Infeld, Nathan Rosen, Peter Bergmann và những người khác, Einstein cũng
từng cộng tác trong một thời gian ngắn với nhiều nhà khoa học.
Einstein và Niels Bohr, 1925.
Tranh luận
Bohr-Einstein là chuỗi các sự kiện phê bình giữa hai trong số những người sáng
lập ra cơ học lượng tử là Albert Einstein và Niels Bohr về bản chất thực tại của lý thuyết
này. Tranh luận của hai người không chỉ có ý nghĩa trong triết học của khoa học mà còn là động lực để các nhà lý
thuyết và thực nghiệm lượng tử khám phá ra những tính chất mới đồng thời bổ
sung cho nền tảng lý thuyết.
Thí
nghiệm Einstein-de Haas
Einstein và De Haas
đã chứng tỏ rằng sự từ hóa là do chuyển động của các electron mà ngày nay được biết là spin. Để chỉ ra điều
này, họ đảo ngược sự từ hóa trong một thanh thép treo trên một con lắc xoắn.
Hai người quan sát thấy rằng thanh thép bị quay đi một góc, bởi vì mô men động lượng của electron bị thay đổi khi thay đổi sự từ hóa. Thí
nghiệm này cần sự tinh tế, bởi vì mô men động lượng gắn với electron là nhỏ,
nhưng nó cũng đủ để chứng minh chuyển động của electron vì một lý do nào đó ảnh
hưởng đến sự từ hóa.
Mô
hình khí Schrödinger
Einstein gợi ý
cho Erwin Schrödinger rằng ông có thể suy lại được sự thống kê của khí Bose-Einstein bằng xét đến một hộp. Sau đó mỗi
chuyển động lượng tử khả dĩ của một hạt trong một hộp được gắn với một dao động
tử điều hòa độc lập. Lượng tử hóa những dao động tử này, mỗi mức có một số
nguyên tương ứng, sẽ là số các hạt trong hộp.
Phương pháp này là
một phần của lượng tử hóa chính tắc, nhưng nó đi ngược lại cơ học lượng tử hiện
đại. Erwin Schrödinger áp dụng điều này để dẫn ra các tính chất nhiệt động của khí lý tưởng bán cổ điển. Schrödinger đã đề nghị Einstein để đưa thêm
ông vào đồng tác giả, nhưng Einstein đã từ chối lời mời này.
Tình
yêu âm nhạc
Einstein bắt đầu cảm
thụ âm nhạc từ khi còn nhỏ tuổi. Mẹ ông chơi dương cầm khá giỏi và muốn ông học
đàn vĩ cầm, không chỉ để truyền dẫn cho ông niềm yêu thích âm nhạc mà còn giúp
ông hòa nhập với nền văn hóa Đức. Theo nhạc trưởng Leon Botstein, Einstein có
thể đã bắt đầu chơi nhạc từ lúc 5 tuổi nhưng chưa thể hiện niềm thích thú với
âm nhạc khi đó.
Tuy nhiên, bước sang
tuổi 13, ông được học bản sonata vĩ cầm của Mozart. "Einstein trở lên yêu thích" âm nhạc Mozart, Botstein
viết, và học chơi vĩ cầm một cách tự nguyện hơn. Theo Einstein, ông tự học chơi
đàn bằng cách "thực hành có hệ thống", và nói rằng "say mê là
một người thầy tốt hơn ý thức trách nhiệm". Khi 17 tuổi, ông trình bày bản
sonata vĩ cầm của Beethoven trong một kỳ kiểm tra âm nhạc ở Aarau, và giáo viên chấm
điểm đã nhận xét khi ông kết thúc là "xuất sắc và thể hiện nội dung tuyệt
vời". Điều gây ấn tượng cho người giáo viên là, theo Botstein, Einstein
"thể hiện sâu sắc tình yêu âm nhạc, một phẩm chất vẫn còn đang được hình
thành. Âm nhạc có một ý nghĩa kỳ lạ đối với sinh viên này".
Botstein lưu ý rằng
âm nhạc đảm nhận một vai trò quan trọng và lâu dài trong cuộc sống kể từ thời
gian đó của Einstein. Mặc dù chưa lúc nào ông nghĩ rằng sẽ theo đuổi sự nghiệp
âm nhạc, nhưng ông thường tham gia chơi nhạc thính phòng với một vài nghệ sĩ, thường trình diễn cho nhóm vài
người bạn. Âm nhạc thính phòng là một phần trong cuộc sống của ông khi còn ở
Bern, Zurich, và Berlin, nơi ông chơi nhạc cùng Max Planck và những người khác. Năm 1931, trong
thời gian đến Viện Công nghệ California, ông đến thăm gia đình Zoellner ở Los
Angeles và chơi một số bản nhạc của Beethoven và Mozart cùng với các thành viên
của nhóm tứ tấu Zoellner. Einstein sau đó trao cho người đại diện gia đình một
bức ảnh lưu niệm chụp ông cùng với chữ ký. Âm nhạc không chỉ là niềm vui thích
mà còn giúp ông trong công việc. Bà Elsa nói "âm nhạc giúp ông khi đang
suy nghĩ về các lý thuyết. Ông mải mê nghiên cứu, quay trở ra giải trí bằng
đánh vài đoạn hợp âm piano, rồi tiếp tục trở lại công việc".
Albert Einstein,
cùng với bà Elsa Einstein và những nhà lãnh đạo phong trào phục
quốc Do Thái, gồm tổng thống tương lai của Israel Chaim Weizmann, vợ ông Dr. Vera Weizmann, Menahem Ussishkin, và Ben-Zion Mossinson trên đường đến thành
phố New York năm 1921.
Einstein là người
ủng hộ chủ nghĩa xã hội và phê phán chủ nghĩa tư bản. Ông phản đối phong trào Quốc xã đang tăng lúc bấy giờ và sau đó cố gắng lên tiếng giảm
bớt sự náo động của việc hình thành nước Israel. Fred Jerome trong quyển Quan
điểm của Einstein về nhà nước Israel và chủ nghĩa phục quốc Do Thái cho rằng
Einstein là một nhà văn hóa phục quốc Do Thái, người ủng hộ ý tưởng về một tổ
quốc Do Thái nhưng phản đối việc hình thành một nhà nước Do Thái ở Palestine
"với đường biên giới, quân đội, và một hệ thống pháp quyền riêng".
Thay vào đó, ông ủng hộ một nhà nước liên bang gồm hai quốc gia với "cơ cấu
chức năng liên tục, hỗn hợp, quản trị, kinh tế, và xã hội".
Trong cuộc Cách mạng tháng 11 ở Đức, Einstein đã ký vào một kháng nghị làm tiền
đề cho đại hội tự do và dân chủ toàn quốc, được công bố ở tờ tin tức Berliner Tageblatt vào ngày 16 tháng 11, 1918 và ông trở thành đảng viên của Đảng Dân chủ Đức. Sau Thế chiến thứ II, khi sự thù hằn giữa các nước đồng minh cũ
trở nên căng thẳng, Einstein viết, "Tôi không biết Chiến tranh Thế giới
lần thứ III người ta sẽ dùng vũ khí gì, nhưng tôi có thể nói với bạn con người
có thể sử dụng vũ khí gì ở Chiến tranh Thế giới thứ IV - đá! Einstein 1949 Cùng với With Albert Schweitzer và
Bertrand Russell, Einstein đã vận động để dừng việc thử nghiệm hạt nhân và bom
trong tương lai. Trước lúc mất, Einstein đã ký vào bản tuyên ngôn
Russell-Einstein,
mà sau đó đã dẫn tới hội nghị Pugwash về Khoa học và Hòa bình Thế giới.
Einstein là thành
viên của nhiều nhóm quyền công dân, bao gồm đại hội Princeton của Hiệp hội quốc
gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP). Khi W.E.B. Du Bois bị cáo buộc
làm gián điệp Cộng sản, Einstein đã tình nguyện làm nhân chứng, và cáo buộc đã
được bác bỏ ngay sau đó. Tình bạn của Einstein với nhà hoạt động Paul Robeson,
người cùng với ông giữ chức đồng chủ tịch của Cuộc vận động người Mỹ chấm dứt
kiểu hành hình Lynch phân biệt đối xử với người da đen, kéo dài đến 20 năm.
Einstein từng nói
"Chính trị là nhất thời, còn phương trình là vĩnh cửu". Ông đã từ
chối lời đề nghị làm tổng thống Israel vào năm 1952.
Quan
điểm tôn giáo
Trên nghi vấn của
quan điểm khoa học (quyết định luận) dẫn tới câu hỏi về lập trường của Einstein
về quyết định luận thần học, liệu ông có tin vào Chúa, hay vào một vị
thần nào đó hay không. Năm 1929, Einstein đã nói với giáo sĩ Do Thái Herbert S. Goldstein rằng "Tôi tin vào Chúa của Spinoza, người mà biểu lộ chính mình trong nguyên lý hài hòa của thế
giới, không phải là một vị Chúa có số mệnh và hành động của một con
người". Trong một bức thư năm 1954, ông viết, "Tôi không tin vào một
Chúa nhân cách hóa và tôi không bao giờ phủ định điều này và tôi đã biểu thị
điều đó một cách rõ ràng". Trong một bức thư gửi triết gia Erik Gutkind,
Einstein nói rõ, "Danh từ Chúa đối với tôi không gì khác ngoài sự thể hiện
và là sản phẩm của sự yếu đuối của loài người, Kinh thánh là tập hợp những điều
đáng kính, nhưng vẫn còn nguyên sơ, huyền ảo tuy nhiên khá là ngây ngô".
Báo chí đã cho đăng
tải lặp đi lặp lại để thể hiện Albert Einstein là một người "khiêu
khích" tôn giáo với phát biểu như sau của ông:
“Đúng
là, dĩ nhiên, một hiểu lầm về những gì bạn được đọc về nhận thức tôn giáo của
tôi, một hiểu lầm được lặp lại một cách có hệ thống. Tôi không tin vào một vị
Chúa nhân cách hóa và tôi không bao giờ phủ định điều này và tôi đã biểu thị điều
đó một cách rõ ràng. Nếu có thứ gì đối với tôi được gọi là tôn giáo thì đó là sự
thán phục vô tận dành cho cấu trúc thế giới mà khoa học của chúng ta có thể
khám phá ra”.
Ông cũng có nhắc qua
một chút về đạo Phật trên tờ New York Times số ra 9.11.1930 như sau:
"Một người được
giác ngộ bởi tôn giáo, đối với tôi có vẻ như là người cố gắng đến khả năng cực
đại của bản thân, giải thoát mình khỏi những xiềng xích của những ham muốn ích
kỷ của mình và đi sâu, chìm đắm trong những suy nghĩ, cảm xúc và nguyện vọng,
những cái mà người đó luôn giữ chặt, vì giá trị của siêu bản ngã cá nhân. Tôi
thấy rằng, dường như cái quan trọng là sức mạnh của những thứ (nội dung) nằm
trong siêu bản ngã... chứ không cần quan tâm đến bất kỳ một nỗ lực nào được
thực hiện để thống nhất những điều này với một đấng thiên chúa, nếu không thì
nó có thể không khả thi khi tính Phật và Spinoza là như loại hình tôn giáo nhân
cách. Theo đó, người mộ đạo theo cảm giác (có ý thức) rằng, họ không hề nghi
ngờ gì về tầm quan trọng của các đối tượng nằm trong siêu bản ngã này và về các
mục tiêu, cái mà không cần và cũng không có đủ khả năng xây dựng nên dựa trên
một nền tảng khoa học hợp lý... Theo cách hiểu này, tôn giáo là nỗ lực lâu đời
của nhân loại để trở nên rõ ràng và được nhận thức hoàn toàn đầy đủ về những
giá trị và mục tiêu, và không ngừng củng cố cũng như mở rộng ảnh hưởng của nó.
Nếu mọi người quan niệm về tôn giáo và khoa học theo những định nghĩa này, thì
một cuộc xung đột giữa tôn giáo và khoa học dường như là không thể. Vì đối với
khoa học chỉ có thể xác định nó "là gì", chứ không phải nó "nên
là gì"...".
Nguồn:
https://vi.wikipedia.org/
Theo https://hahoangkiem.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét