Cuộc đời đầy bi kịch của những phi tần này đã chứng minh cho
hậu thế một chân lý ít biết về chốn hậu cung: Đôi khi người bất hạnh nhất lại
chính là những người tưởng như đã có trong tay tất cả.Là vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Hoa,
không hề khó hiểu khi những giai thoại hậu cung của Thanh triều lại thường
xuyên trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm phim ảnh.
Thế nhưng ít ai biết rằng, khác với kết cục trong những bộ
phim cung đấu, không ít những phi tần nhà Thanh đều đã trải qua cuộc sống bi thảm
ngay cả khi được sủng ái hay bị thất sủng. Trong số đó, những phi tử có kết cục
éo le nhất phải kể tới 7 nhân vật nổi danh dưới đây.
Đại phi A Ba Hợi (phi tử của Nỗ Nhĩ Cáp Xích): Buộc phải tự vẫn
để tuẫn táng.Chính sự sủng ái của Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã trở thành một
trong
những lý do khiến A Ba Hợi bị ép phải tự vẫn
để tuẫn táng theo chồng. (Ảnh minh
họa: Nguồn Baidu).
Đại phi Ô Lạp Na Lạp A Ba Hợi (1590-1626) là một trong số
những phi tần tiếng tăm nhất dưới thời Thanh Thái tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Bà là sinh
mẫu của Nhiếp Chính vương Đa Nhĩ Cổn dưới thời Thuận Trị đế.
A Ba Hợi là vị phi tử thứ tư từng được truy tôn ngôi vị Hoàng
hậu của Nỗ Nhĩ Cáp Xích và cũng là một trong những phi tần được Thanh Thái Tổ sủng
ái hơn cả. Chỉ tiếc rằng chính sự ân sủng đặc biệt ấy đã trở thành nguyên nhân
khiến A Ba Hợi buộc phải bỏ mạng.
Năm Thiên Mệnh thứ 11 (1626), Nỗ Nhĩ Cáp Xích đột ngột lâm bệnh
nặng. Trong di ngôn cuối đời mình, ông đã đặc biệt dặn dò muốn Đại phi A Ba Hợi
tuẫn táng.
Ngay sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích qua đời, vị Đại phi này đã bị
chính những người con của chồng mình bức tử để tiến hành nghi thức tuẫn táng
trong lễ tang. Năm ấy, A Ba Hợi mới 37 tuổi. Vào thời điểm cha qua đời, mẹ bị bức
tử, người con trai thứ hai của họ là Đa Nhĩ Cổn chỉ mới 15.
Có giai thoại còn truyền lại rằng, A Ba Hợi lúc sinh thời thậm
chí còn tư thông với chính những người con của chồng mình.
Giả thuyết khác lại khẳng định, vì mẹ con Đại phi từng rất được
Nỗ Nhĩ Cáp Xích sủng ái lúc còn tại thế, cho nên Hoàng Thái Cực đã bày mưu ép
bà phải tự vẫn theo cha để người em Đa Nhĩ Cổn không còn chỗ dựa, từ đó loại bỏ
một đối thủ trong công cuộc tranh đoạt ngai vàng.
Trang phi Bác Nhĩ Cát Tể Đặc (phi tử của Hoàng Thái Cực): Đến
lúc chết vẫn không muốn an táng cùng chồng.Cùng với Từ Hy Thái hậu (bên phải), Trang phi Bác Nhĩ
Cát Tể
Đặc là một trong số những người
phụ nữ quyền lực nhất Đại Thanh. (Ảnh minh họa).
Hiếu Trang Văn Hoàng hậu Bác Nhĩ Cát Tể Đặc (1613-1688), là
một phi tần của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, cũng thân mẫu của Thuận Trị đế
và tổ mẫu của Hoàng đế Khang Hy.
Vào năm Thiên Mệnh thứ 10, bà được Nỗ Nhĩ Cáp Xích chỉ hôn
làm trắc phúc tấn của Hoàng Thái Cực. Tới năm Sùng Đức nguyên niên, Hoàng Thái
Cực xưng đế, bà cũng được tấn phong làm Trang Phi.
Vào năm Sùng Đức thứ 3, Trang phi sinh hạ Hoàng cửu tử Phúc
Lâm - tức Thuận Trị đế sau này. Khi Thuận Trị kế vị, bà được tôn làm Thánh mẫu
Hoàng Thái hậu.
Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất về cuộc đời của vị
phi tần này phải kể tới mối quan hệ tình cảm giữa bà và Nhiếp Chính vương Đa
Nhĩ Cổn.
Điểm đáng nói còn nằm ở chỗ, trước lúc qua đời, bà từng đặc
biệt trăng trối với Khang Hy về việc không an táng mình với người phu quân
Hoàng Thái Cực.
Theo đó, vào năm Khang Hy thứ 26 (1687), Thái Hoàng thái hậu
lâm trọng bệnh nguy kịch. Trước lúc qua đời đã để lại di ngôn với Khang Hy đế:
"Thái Tông (chỉ Hoàng Thái Cực) cung phụng an cửu đã
lâu, tránh vì ta mà kinh động đến. Huống hồ tâm huyết của ta dành trọn cho hai
cha con Hoàng đế, chỉ cần an táng gần Hiếu lăng là ta mãn nguyện rồi".
Vì vây, Khang Hy đã hạ táng bà gần Hiếu lăng của Thuận Trị Đế
chứ không hợp táng cùng Hoàng Thái Cực như những phi tần khác.
Di ngôn kỳ lạ của Trang phi và mối quan hệ cùng Đa Nhĩ Cổn đã
khiến hậu thế đặt ra không ít giả thiết về cuộc đời được cho là có nhiều ẩn
tình của vị phi tử này.
Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu Đổng Ngạc thị (phi tử của Thuận
Trị Đế): Được sủng ái vẫn qua đời trong u sầu.Ngay cả khi có được tấm chân tình của Hoàng đế
Thuận Trị, Đổng
Ngạc phi vẫn buông tay trần thế khi mới
chỉ bước qua độ tuổi đôi mươi. (Ảnh
minh họa: Nguồn Internet).
Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu Đổng Ngạc thị (1639-1660) có
xuất thân chính bạch kỳ Mãn Châu, là con gái của đại thần Ngạc Thạc.
Bấy giờ, hậu cung của Thuận Trị đế vốn không thiếu mỹ nhân
giai lệ, nhưng người được nhà vua coi trọng và sủng ái hơn cả lại là Đổng Ngạc
phi vốn ốm yếu nhiều bệnh.
Ngày 24 tháng 1 năm 1658, Hoàng tứ tử không may yểu mệnh qua
đời. Sự ra đi đột ngột của người con trai này đã trở thành một cú sốc lớn đối với
Đổng Ngạc phi và khiến sức khỏe của bà giảm sút đáng kể.
Tới năm Thuận Trị thứ 17 (năm 1660), sau một thời gian dài gắng
gượng, Hoàng quý phi Đổng Ngạc thị đã qua đời khi chỉ vừa 21 tuổi.
Cái chết của vị ái phi ấy là một đả kích rất lớn đối với Thuận
Trị đế. Vị Hoàng đế này đau lòng tới nỗi ngừng thiết triều trong 4 tháng để để
tang cho Đổng Ngạc thị.
Thậm chí lúc bấy giờ, Thanh cung còn phải cắt cử người trông
chừng Thuận Trị cả ngày lẫn đêm nhằm đề phòng Hoàng đế tự vẫn vì quá đau lòng.
Tới ngày 21 tháng 8 năm ấy, Thuận Trị ra chỉ dụ truy phong Đổng
Ngạc Hoàng Quý phi làm Hoàng hậu. Chỉ 1 năm sau, vị Hoàng đế si tình ấy cũng
buông tay trần thế khi mới chỉ 22 tuổi.
Đức phi Ô Nhã thị (phi tần của Khang Hy): Nghi án bị con trai
ruột bức tử.Sự bất hạnh của Đức phi Ô Nhã thị không đến từ những
cuộc đấu
đá nơi hậu cung mà lại bắt nguồn từ chính người
con trai làm Hoàng đế của bà. (Ảnh
minh họa: Nguồn Baidu).
Đức phi Ô Nhã thị (1660-1723) là phi tần của Thanh Thánh Tổ
Khang Hi và là thân mẫu của Thanh Thế Tông Ung Chính đế.
Mặc dù là mẹ của vị Hoàng tử kế thừa ngôi vị, nhưng Ô Nhã thị
lúc còn tại thế chưa bao giờ được ở ngôi Hoàng hậu mà chỉ được truy phong ngôi
vị này khi đã qua đời.
Trong lịch sử hậu cung Thanh triều, bà được biết tới là vị
Thái hậu yểu mệnh nhất, cũng là người có cái chết mang nhiều điểm nghi vấn.
Sinh thời, Ô Nhĩ thị không có xuất thân danh giá mà từng là một
cung nữ bưng trà rót nước. Trải qua nhiều năm tranh đấu, bà từ thân phận nô tài
đã bước lên vị trí chủ tử của Vĩnh Hòa cung.
Sử cũ ghi lại, mối quan hệ của Đức phi cùng người con trai
Ung Chính vốn từng nảy sinh không ít bất hòa. Theo đó, sau khi Ung Chính kế vị,
Ô Nhã thị từng khẳng định rằng việc con trai thừa kế đại cục "kỳ thực
không phải là mong muốn cả ta".
Thậm chí, vị phi tần này từng có ý muốn quyên sinh để chết
theo Khang Hy đế nhưng bị Ung Chính ngăn cản. Sau này, bà từng cự tuyệt sắc
phong Hoàng Thái hậu và từ chối đến ở Từ Ninh Cung.
Hết thảy những sự từ chối thẳng thừng này đã khiến không ít
người nghi ngờ về tính hợp pháp trong việc kế thừa ngai vị từ di chiếu vua cha
của Ung Chính đế.
Chỉ vài tháng sau khi con trai đăng cơ, Đức phi đột ngột lâm
bệnh qua đời. Có nhiều giai thoại còn khẳng định bà bị con trai ruột là Ung
Chính bức tử.
Hoàng Quý phi Niên thị (phi tần của Ung Chính): Nỗi đau mất
con kéo theo cả cuộc đời bất hạnh.Hình tượng Niên Quý phi trong các tác phẩm phim ảnh
thường được
xây dựng là một người xinh đẹp và
cao ngạo vì có xuất thân hiển quý. (Ảnh minh
họa: Nguồn Internet).
Niên Quý phi (?-1725) là phi tần được sủng ái dưới thời Ung
Chính và cũng là em gái của Niên Canh Nghiêu - một trọng thần nổi bật thời bấy
giờ.
Sinh thời, Niên thị xuất thân trong một gia đình hiển hách,
có cha ruột là Nhất đẳng Công, Tuần phủ Hồ Quảng, các anh trai đều nắm giữ những
chức vụ quan trọng trong triều đình.
Khi Khang Hy còn tại vị, bà từng là người được đích thân
Hoàng đế chỉ hôn làm trắc phúc tấn của Tứ a ca Dận Chân - tức Ung Chính đế sau
này.
Năm Ung Chính nguyên niên, ngay sau khi kế thừa ngai vị, Ung
Chính đã phong bà làm Quý phi, địa vị trong hậu cung chỉ đứng sau duy nhất
Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị.
Các tài liệu về Thanh cung miêu tả, Niên thị sinh thời thân
thể yếu ớt, khi mang thai hoàng tử thứ chín lại đúng vào lúc đại tang Khang Hi.
Bấy giờ, việc lao lực quá độ lại thêm phải cúi đầu hành lễ đã khiến Niên Quý
phi động thai, dẫn tới sanh khó và khiến Cửu a ca vừa ra đời đã yểu mệnh.
Tháng 11 năm Ung Chín thứ ba, Quý phi Niên thị lâm bệnh nặng,
không lâu sau đó thì qua đời và được truy phong Đôn Túc Hoàng Quý phi.
Trong lịch sử nhà Thanh, ngoài Đổng Ngạc thị Hoàng Quý phi của
Thuận Trị đế được truy phong Hoàng hậu, thì Niên thị là phi tần đầu tiên qua đời
với tư cách Hoàng Quý phi.
Thế nhưng sắc phong dù có cao quý tới đâu cũng không thể làm
nguôi ngoai nỗi đau mất con của vị phi tần vốn được nhà vua sủng ái ấy.
Kế hậu Ô Lạp Na Lạp thị (phi tử của Càn Long): Chết trong ghẻ
lạnh vì một lần cắt tóc.Kế Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị có thể xem là
vị Hoàng hậu bất
hạnh nhất trong lịch sử
hậu cung nhà Thanh. (Ảnh minh họa).
Kế Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị (1718-1766), xuất thân Mãn Châu
Tương Hoàng kỳ, là vị Hoàng hậu thứ hai của vua Càn Long.
Bà vốn là con gái của Tá Lĩnh Nạp Nhĩ Thái, dưới thời Ung
Chính được chỉ hôn cho Bảo Thân vương Hoằng Lịch (Càn Long sau này) làm trắc
phúc tấn.
Vào thời kỳ đầu khi Càn Long mới lên ngôi, Ô Lạp Na Lạp thị từng
được phong làm Nhàn phi và sau đó là Nhàn Quý phi. Tới khi Phú Sát Hoàng hậu
qua đời, bà tiếp tục được tấn phong làm Hoàng Quý phi, đồng thời được giao quyền
cai quản lục cung.
Đến năm Càn Long thứ 15, vị Hoàng Quý phi này mới chính thức
được sắc phong làm Hoàng hậu. Thế nhưng ít ai ngờ rằng ngôi vị mẫu nghi thiên hạ
ấy lại đem tới cho Ô Lạp Na Lạp thị không ít bất hạnh.
Vào tháng giêng năm Càn Long thứ 30, Kế hậu và Hoàng đế đã nảy
sinh mâu thuẫn trong chuyến đi nam tuần. Trong giây phút phẫn bách, Ô Lạp Na Lạp
thị đã cắt đi mái tóc của mình. Đây vốn là việc làm đại kỵ trong phong tục của
người Mãn Châu và bị xem là hành động đại bất kính đối với Hoàng đế.
Ngay sau đó, bà bị đưa trở về kinh thành trước thời hạn và
giam vào lãnh cung để rồi chết trong sự ghẻ lạnh.
Trong số các phi tần của Càn Long, Kế Hoàng hậu có lẽ chính
là người duy nhất dám công khai làm ra một hành động phản kháng lại Hoàng đế
như vậy. Thế nhưng cái giá mà bà phải trả cho việc làm liều lĩnh ấy là quá đắt.
Mặc dù từng được sắc phong Hoàng hậu, nhưng lễ tang của bà chỉ
được cử hành một cách qua loa theo nghi thức dành cho Hoàng Quý phi. Thậm chí
Càn Long còn tuyệt tình tới nỗi thu hồi 4 đạo sắc phong từng ban cho và hủy nhiều
tranh chân dung của Ô Lạp Na Lạp thị.
Từ Kế trong cách gọi dành cho bà cũng không phải thụy hiệu mà
chỉ đơn thuần mang hàm nghĩ là Hoàng hậu kế tiếp của Càn Long. Ô Lạp Na Lạp thị
cũng là vị Hoàng hậu duy nhất trong lịch sử Thanh triều không được truy phong
thụy hiệu sau khi qua đời.
Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị (phi tần của Gia Khánh): Phúc trạch
thâm hậu vẫn không thể an hưởng phú quý.Trở thành phi tần và thái hậu vào giai đoạn Thanh triều
đã bắt
đầu tuột dốc, cuộc đời của Nữu Hỗ Lộc thị
khó có thể xem là viên mãn. (Ảnh minh
họa: Nguồn Baidu).
Nữu Hỗ Lộc thị (1776-1850) là Hoàng hậu thứ hai của Gia
Khánh đế, còn được gọi là Cung Từ Hoàng Thái hậu.
Khi Gia Khánh còn là thân vương, Nữu Hỗ Lộc thị từng được chỉ
hôn cho ông làm trắc phúc tấn. Khi nhà vua kế vị, bà được phong làm Quý phi.
Sau khi Hoàng hậu tiền nhiệm qua đời, Nữu Hỗ Lộc thị được tấn
phong làm Hoàng Quý phi và chính thức trở thành Hoàng hậu vào năm Gia Khánh thứ
6.
Mặc dù là một phi tử trong hậu cung, nhưng từ thời Gia Khánh,
sự suy vong ngày một hiện rõ của Thanh triều từ lâu đã trở thành một thanh kiếm
đâm xuyên qua những bức tường thành, ngay tới Tử Cấm Thành cũng không thể giấu
hết bao lục đục, rối ren của tầng lớp thống trị, và cả đại dương vạn dặm sóng
gió ngoài kia cũng không thể trở thành tấm bình phong che chở vương triều khỏi
đại bác xâm lược của Tây dương.
Cho nên mặc dù được xem là một vị Hoàng Thái hậu có phúc trạch
thâm hậu, nhưng chung quy Nữu Hỗ Lộc thị vẫn bị coi là phi tần có cuộc đời bất
hạnh khi không được thanh thản hưởng phúc như những phi tần, thái hậu khác mà
còn phải chứng kiến cơ nghiệp giang sơn trượt dài trên con đường suy vong…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét