Thứ Năm, 27 tháng 6, 2024

Con trâu Ba Gông

Con trâu Ba Gông

Xưa cô hàng xóm chưa chồng
Hay sang giúp mẹ hay mong ta về...
Ngày ấy,
Việt dong trâu đi chăn. Cứ cách hai ngày, nhà có một phiên trâu. Hợp tác xã của làng giao một trâu cho hai hộ gia đình chăm nuôi theo hình thức luân phiên. Quy định chung, môi gia đinh nhận nuôi trâu phải có nghĩa vụ nuôi con trâu được giao hai ngày rồi mang trả cho nhà kia, cú thế xoay vần. 
Ngày nhỏ, sống ở thanh phố, Việt đâu biết con trâu đầu cua tai nheo thế nào. Vậy mà, khi về quê ở, phải đi chăn trâu, khổ sở là thế. Thường thì những ngày có phiên trâu, bố mẹ Việt phải thay nhau đi chăn, hoặc nhốt trong chuồng cắt cỏ về cho ăn, bởi anh chi em Việt phải đi học. Riêng ngày chủ nhật, các chị bận giíp bố mẹ việc đồng áng thì Việt phải nhận việc nang trâu ra đồng chăn thả. 
Thực ra, việc chăn thả trâu không mấy khó. Hiềm nỗi, con trâu hợp tác xã giao cho nhà Việt là một con trâu đực to khỏe, sứt mũi và có cặp sừng lệch, với một lai lịch hết sức bất bảo. Nó khỏe và hay gây sự với những con trâu đực khác của làng trong các cuộc chiến tranh giành con cái mùa động dục. Người chăn nuôi nó trước đây giằng kéo nó đến nỗi sẹo gỗ và dây thừng cứa đứt mũi nó, nên người ta phải tạo cặp nẹp tre gông hai bên mõm cổ buộc dây thừng vào đất mà dắt. còn một sừng bị gẫy bớt phần chôt nhọn do gãy sau một trận huyết chiến giành cái. Thế là, cái tên gọi Ba Gông dành cho nó từ đấy.
Con Ba Gông cũng không phải lúc nào cũng gây sự. Thường thì, khi Việt dắt cho ăn cỏ dồng, nó khá hiền lành, gặm cỏ ngoan ngoãn. Nó chỉ giở quẻ, mỗi khi trong khu vực chăn thả có trâu cái, nó phất hiện qua việc ngửi mùi nước đái. Mỗi lúc vậy, nó bỏ ăn, hít hà mũi lần thro mùi tìm con cái. Việt khổ sở, gắng sức giăng co với nó để dứt nó khỏi cơn đam mê... Mà bận săn cái thì con đâu gặm cỏ. Đến lúc thấy đói thì nó sắn sàng băng qua ngòi bơi sang bờ bên kia sà vào ruộng lúa mà ngoạm lấy ngoạm để cho thỏa cơn đói thèm ăn.  Đã có lần, con ba Gông ăn vẹt cả vạt lúa lớn, bị người lớn bắt được, dong nó về làm bằng chứng, cán bộ hợp tác xã phạt nhà Việt cả trăm điểm công lao động. 
Đám trẻ trâu trong làng hay dong trâu chăn thả với nhau có mươi đứa, toàn con trai, chỉ có Vân và Thân là con gái. Cái Thân nhỉnh hơn Việt một tuổi, khô gày và nói năng bỗ bã như con trai. Còn cái Vân thì hơn Việt những ba tuổi, nữ tính, người lớn nhất bọn. Những ngày mưa dầm, hoặc những ngày quá nắng, cả đám thả trâu trên bờ mương thủy lợi, rủ nhau vào quán Cổ Thạch ngồi tán gẫu, toán chơi ô ăn quan. Mới học lên cấp 2 mà Việt đã đọc hết truyện Tam Quốc nên thỉnh thoảng mang ra kể cho cả đám nghe. Chúng nó thích lắm. Thường thì Việt chỉ mang từng chương, hồi ra kể/ Trong khi đám con trai, thắng Chiến, thằng Đấu chỉ thích nhưng hồi như Lưu Quan Trương kết nghĩa vườn đào, Tam anh chiến Lã Bố, thì cái Vân chỉ thích nghe chuyện về Điêu Thuyền nghe lời Vương Doãn lập mưu để cha con Đổng Trác, Lã Bố hiềm khích hại lẫn nhau... Nó bảo, sao đàn ông thâm hiểm, độc ác thế, sao đàn bà lại khổ sở làm vậy, càng đẹp cáng khốn khổ...
Bọn trẻ trâu quen nghe Tam Quốc, nên hay giục Việt kể chuyện. Nhiều hôm Việt không có hứng, lờ đi thì chúng nó lén xua con trâu Ba Gông nhà Việt xuống sông, bơi sang bờ kia. Việt không biết bơi, đành chịu, phải nhờ chúng nó bợi sang dắt về bên này, và để trả công Việt phải kể một hồi Tam Quốc, hay Tay Du Ký, Thủy Hử gì đấy. Chuyện ấy, cái Thân thì hùa theo đám con trai, còn Vân lại không đồng tình. Nó bảo, Việt gày yếu thư sinh thế, phải giúp đỡ chứ ai lại chơi xấu kiếu ấy, gì cũng trong họ ngoài làng với nhau. Thật đúng cách nghĩ của người lớn, xứng đáng chị cả đám trẻ trâu.
Riêng với Việt, xét về họ hàng xa cỡ 'bắn đại bác mới tới". cái Vân là vai em, nhưng trong lòng, Việt thích nó, kiểu trai gái thích nhau. Việt mười hai, Vân mười lăm, con gái vào tuổi bắt đầu dậy thì, vú và mông mây mẩy từng ngày. Hàm răng trắng đều đặn, cặp môi mỏng, nét cười duyên. Đã có đêm, Việt ngủ mê thấy cái Vân trần truồng tắm sông. Tỉnh ngủ, cứ tiếc mãi, mong mơ tiếp xem sao...
Từ khi phát hiện, mình thích cái Vân, Việt mong đến ngày có phiên trâu chăn để thấy mặt Vân. Nhưng cái Vân lớn hơn, phải giúp nhà làm việc đồng áng khác, thinh thoảng mới đi thả trâu. Có lần, buổi chiều, Việt tranh thủ giúp bố mẹ mang trâu thả ăn cỏ ven bờ sông làng. Trời chiều muộn, dang định dắt trâu về thì máy bay giặc ập đến. Súng phòng không và tên lửa của ta giăng lửa bầu trời. Tiếng máy bay gầm rít, làm con trâu Ba Gông hoảng sợ, nó lội ào xuống sông, còn Việt sợ rum chúi vào một góc quán Cổ Thạch. Bom đạn chát chúa đâu đó. Đúng lúc ấy, cái Vân gánh cỏ về qua đấy, cũng quảng bỏ quang gánh chúi vào quán tránh. Hai đứa chíu chung một góc, cúi gằm đầu vào lòng, hai tay bịt chắt tay phong tiếng động lớn thủng màng nhĩ. Một ánh chớp léo sàng bừng kèm thei tiếng nổ lớp, Việt sợ quá ngã rúi rui vào cái Vân, vô tình rúc đầu vào lóng nó. Nó  cũng sợ phản sạ tự vệ khiến nó ôm cuộn chặt Việt vào trong lòng như quả bóng người quện lấy nhau. Trong cơn sợ hãi, Việt vẫn cảm nhận được cả khuôn mặt mình như úp gọn vào khoảng lũm giữa hai bầu vú mây mẩy của cái Vân. Qua cơn sợ, nhưng cả hai không buông nhau ra, Việt còn cố tính rụi rụi cà nhẹ lên đôi núm mẩy. Vân bớt sợ đưa một bàn tay lên khẽ xoa đầu Việt. Rồi choảng tỉnh, cái Vân khẽ nâng đầu Việt lên khỏi lòng nó. Việt chẳng rõ sợ, hay thích, hay cả hai, mắt rơm rớm nước. Cái Vân  cười nhỏ, hỏi trêu là Việt khóc đấy à. Hai đứa rời nhau ra,... Lúc ấy, Việt chợt nhớ đến con trâu Ba Gông, vôi nhìn ta, thì không hiểu sao, nó không bời qua bờ sông bên kia như bản tính mọi lần, mà lại tự lên, đừng ngay ngoài quán, khẽ nghiêng đầu, nghếch chiếc mũi sứt,tròn mắt nhìn hai đứa ôm nhau, cái mũi sứt trồng ngồ ngộ như cười. Trời nhá nhem tối, cái Vân gánh cỏ đi vội như chạy, còn Việt dắt con Ba Gông thũng thẵng theo sau cách xa một quãng dài. Nhìn cái bóng bước nhanh như chúi về phía trước, không hiểu sao Việt chợt nhớ tới lời mẹ nói, sau này lớn lên chớ lấy người đàn bà cps dáng đi như vậy, bởi số người ấy sẽ vất vả, long đong...
Sau lần ấy, hai người ít chạm mặt nhau, bởi Vân không đi thả trâu nữa, mà phải làm việc chính đống áng của gia đình. Vắng bóng Vân, Việt thấy việc thả trâu thật tẻ nhạt, chán phèo. Việt cũng chẳng hứng thú gì với kể chuyện Tam Quốc, Tay Du, Thủy Hử nữa. Con trâu Ba Gông dường như cũng bớt quậy phá hơn,... Hình như nó cảm được sự thay đổi tâm tính, sự lớn dần lên thành người lớn trong con người Việt, nên không coi Việt là trẻ con để nó khinh thường, quậy phá,...
Chiến trường miền Nam ngày càng ác liệt. Học hết cấp 2, cái Vân phổng phao thiếu nữ, xinh hơn. Nó tình nguyện đi thanh niên xung phong. Việt vào cấp 3 phải đi trọ học xa nhà. Mỗi lần về nhà, Việt vẫn nghe ngóng, hỏi thăm về cái Vân. Thâm tâm, Việt còn thích nó, nhưng ở cấp 3, đám học sinh nữ trong huyện cũng nhiều đứa xinh, lại hàng ngày học hành bên nhau, gần gũi, nên hình ảnh cáo Vân không còn dâu đậm trong trí óc Việt nữa. Ngày ta bảo, xa mặt cách lòng cũng đúng. Với lại, hình thư, cái Vân chỉ quý và tôn trọng sự hiểu biết, trí óc của Việt hơn là cái thích về mặt thể xác của người khác giới, Hình như nó nhìn nhận Việt như một đứa trẻ hơn là chàng trai..
Việt tốt nghiệp phổ thông đúng vào thời điểm chiến tranh kết thúc. Học tiếp lên đại học, thi thoảng về làng, gặp đây đó những trai làng nhập ngũ năm nào đã phục viên hoặc chuyển ngành, nhưng tuyệt không thấy bóng dáng cái Vân đâu, Dò hỏi thì có người bảo, ở chiến trường, Vân yêu một chàng bộ đội lãi xe và có thai với anh ta rồi sinh con. Sau giải phóng miền Nam, có lần, Vân về làng mang theo đúa con gái nhỏ. Ở quê độ mươi hôm rồi Vân mang con đi, bảo là tì vào quê bố đứa bé đâu mãi trong Thanh Nghệ Tình gì đó. Nghe tin, Việt có chút buâng khuâng, nghĩ ngợi, Là nghĩ về kỷ niệm cùa thời trẻ trâu với nhau, bời dẫu sao, ngày đó, chí ít Việt cũng quý nó hơn mức bình thường. Chiêm nghiệm lời mẹ bảo tướng Vân vất vả, đa đoan, thấy đúng cả.
Nhớ đến cái Vân, lại nhớ thằng Chiến, thằng Đấu và con trâu Ba Gông. Hai thằng Chiến và Đấu đều nhập ngũ vào những đợt tuyển quân cuối cùng của cuộc chiến tranh và không đứa nào trở về khi chiến tranh kết thúc. Một đứa bị sốt rét ác tính chết, còn một, nghe đâu hy sinh trước cửa ngõ Sài Gòn. Còn con trâu Ba Gông, khi Việt vào cấp 3, nhà không có người chăn nên trả lại cho hợp tác xã, giao cho hộ khác ở cuối làng nhận nuôi. Sau nó già yếu, giảm sức kéo nên bị giết thịt. Việt nghe mẹ nói, bộ da nó dày tốt nên người ta đem thuộc và dùng để sửa mặt trống cái của làng. Vậy là linh hồn của con trâu Ba Gông vẫn còn theo tiếng trống mỗi khi làng có việc mang trống ra đánh,...
Có một thời gian dài, Việt ít về quê. Chuyện là, bố Việt ốm rồi mất. Mẹ thì ra thành phố trông con giúp mấy chị gái của Việt. Còn Việt thì sau khi tốt nghiệp được điều vào công tác ở miền Tây Nam bộ dăm năm, rồi xin chuyển về Sài Gòn làm việc, lập gia đình với một cô gái gốc Bắc và định cư luôn ở đó. Ngôi nhà trên mảnh vườn quê bỏ không một thời gian, do người chị cả lấy chồng làng bên trông nom. Hơn chục năm, mẹ Việt chán ở phố đòi về quê sống. Thế là mấy anh chị em góp vốn sửa lại căn nhà cũ cho khang trang, sạch sẽ để mẹ sống. Tiếng là bà cụ ở một mình nhưng họ hàng làng xóm ngay cạnh, và nhà chị cả cũng gần đấy, năng qua lại chăm nom. Ỏ thế, túc tắc vườn tược, cây cối nên mẹ Việt hơn chín chục tuổi đầu óc vẫn minh mẫn. Mẹ ở quê, thì dẫu xa xôi phương Nam, làm ăn bận bịu đến mấy thì năm ít nhất đôi ba lần Việt bay ra Bắc về quê ở với mẹ chừng tuần lễ.,mươi ngày. Có lần, Việt ở quê, mẹ bảo là đi xa nhiều năm, làng giờ sủa sang chùa cũ thành mới, nên qua chùa thắp hương lễ phật và công đức chút tiền của. Việt nghe lời mẹ, vào chùa làng, lòng vẫn nhớ hình ảnh ngôi chùa làng bé nhỏ cũ nát với sư già ngày xưa. Không ngờ, chùa làng giờ khang trang, bề thế. Lễ phật xong, Việt làm việc công đức thì nghe tiếng mô phật đằng sau, ngoảnh lại bắt gặp sư trụ trì. Vị ni sư trong nét mặt quen quen, ngờ ngợ nhưng không đoán ra ai người làng. Khi ni sử bảo "Ông đi xã lâu ngày về làng, công đức chùa, xin cảm tạ tầm lòng của ông dâng đức Phật". Lúc ấy, Việt mới nhận ra ni sư chính là Vân. Nhận ra nhau, uống chén trà, nói dăm ba câu chuyện mới vỡ lẽ về cuộc sống của Vân. Ngày ấy, Vân mang con tìm vào quê người lính lãi xe thì hay tin anh ta đã hy sinh, bèn tìm việc làm và ở lại vùng quê ấy sinh sống. Nhan sắc có, nên dăm năm sau, Vân lấy một người trong vùng chết vợ, còn đứa con được gia đình người bố xin nuôi vì cũng hiếm người. Cuộc hôn nhân đó chẳng ra gì, rồi đổ vỡ. Vân làm nụng kiếm tiền thêm thắt phụ giúp gia đình nhà họ nuôi con gái. Thấm thoắt ngày tháng con bé lớn khôn. Vân từ người giúp việc cho một ngôi chùa ở đó, xuất gia đầu phật làm ni sư. Trong một lần về quê, thấy ngôi chùa làng cũ nát, không sư trụ trì, các vãi làng phải cắt cứ nhau trông nom, bèn xin về đây trụ trì, bỏ công sức gây dựng nên cơ ngơi khang trang ngày hôm nay. Như vậy, cái Vân con gái làng xưa nay ni sư pháp danh Thích Diệu Vân chính là người có công với đời sống tâm linh của làng... 
Từ gần năm nay, mẹ Việt đổ bệnh, năm liệt một chỗ, phải ăn qua ống xông, nên lúc nào cũng phải có người trông nom bên cạnh. Các anh chị em trong nhà cắt cử, thay phiên nhau chăm mẹ. Nhà đông con nên cũng đỡ. Thế nhưng, vất vả nhất là người chị cả lấy chồng trong làng, rồi đến Việt. Dù xa xôi cách trở, nhưng Việt thu xếp ra chăm mẹ thường xuyên. Tết này, dịch covid bùng phát, Việt mắc kẹt ở quê, vì vùng quê của Việt có ca mắc dịch. Làng bị phong tỏa. Cổng làng bị rào kín, bịt tôn che hết. Người ta chỉ để một cái lỗ to như miệng thúng dưới chân để trong ngoài tiếp tế qua lô thủng đõ. Hai chị em Việt đánh vật trông nom mẹ. Khổ nỗi, người chị cả có con gái lấy chông ở Quảng Ninh, quảng con về cho bố mẹ trông, nên cũng kẹt ngoài đó không về quê ăn tết được. 
Đêm giao thừa, người chị cả bận cỗ cúng giao thừa nhà mình, lại vướng cháu nhỏ không qua được. Một mình Việt, vừa cúng giao thừa vừa chăm mẹ. Mẹ Việt yếu lắm rồi, phải mở nọi khí quản để thở, Già lão, sức yếu, đờm dâng lên nghẹt thở, nên cứ vài tiếng Việt lại phải xốc mẹ dậy dùng máy hút đờm cho bà cụ thở. Loay hoay một mình, cực quá, tủi thân. Dẫu nam giới đấy nhưng muốn trào nước mắt. Nói dại, nhỡ cụ đi lúc này thì biết xoay xở sao đây. Quá giao thừa sang năm mới, Việt tựa ghế bên giường bệnh của mẹ, chợp mắt thiếp đi. Chợt choàng tình vì nghe tiếng ai gọi cổng. Việt vội vàng ra mở cổng thì ra ni sư Thích Diệu Vân chùa làng. Việt ngạc nhiên lắm, miệng bạch thầy nhưng không biết ứng xử thế nào cho phải phép.
Ni sư Thích Diệu Vân chủ động bảo "Kìa, nhà ông mở công cho nhà chùa vào chứ... Nhà chùa biết tin bà cụ mệt nặng, lại biết nhà ông có một mình, nam giới chăm mẹ cực lắm... để nhà chùa đây giúp nhà ông một tay chăm cụ... Nhà chùa cũng đã xong việc giao thừa bên chùa rồi mà...". Mừng đấy, nhưng Việt vẫn lúng túng, đưa ni sư vào nhà...
Ni sư bảo "Nhà ông cứ yên tâm... ngày trước, nhà chùa đã từng làm nghề chăm sóc người già bệnh tât rồi mà...". Miệng nói tay làm, ni sử nhẹ nhàng đỡ bà cụ lên để hút đờm... Việt thì cứ quanh quẩn chân tay như thừa... Ni sư vừa chăm vừa hỉu chuyện bệnh tình bà cụ...
Có lúc, cả hai người như lặng đi, chẳng ai nói câu nào. Việc nhà chùa thì Việt không mấy biết nên chẳng dám hỏi thăm thế nào/ Chợt ni sư bảo "Này nhà ông... có còn nhớ con trâu Ba Gông xưa không đấy? Con trâu nhà ông nhận nuôi của làng ấy?...". Việt bảo nhớ, thậm chí nhớ như in nhiều chuyện trẻ trâu xưa, thì ni sư lại bảo "Sau này người ta lấy da nó thuộc đi, đem sửa trống làng... Khi về trông coi chùa làng, nhà chùa biết chuyện nên đã công đức làng một trống cái mới, xin đổi lại cái trống cũ ấy. Nhà chùa đem về, cất giữ cái trống ấy trong kho nơi Nhà tổ của chùa... Ra giêng ôn ổn, hôm nào nhà ông sang chùa thắp hương lễ Phật, rôi quá bộ xem cái trống ấy, ông ạ" Nghe vậy, Việt ngẫm nghĩ, triết lý nhà Phật, vàn vật chúng sinh theo vòng luân chuyển cửa trời đất đều biến hóa rồi siêu thoát cả, lưu giữ vật chất mà làm gì. Đến cuộc đời mình, Thích Diệu Vân còn chẳng màng sướng khổ nữa là, chẳng qua, đấy như hình bóng về làng mạc cửa một thời. Vừa chăm sóc bà cụ, vừa thủng thẳng chuyện, một người thì “bạch thầy”, một người lại “mô Phật”, cứ vậy, câu chuyện đứt quãng, không đầu không cuối...
Việt chỉ biết vâng dạ... Tự nhiên, bao hình ảnh cả một thời trẻ trâu xua cũ ùa về như sóng cồn. Hình ảnh cái Vân, cái Thân, thắng Chiến, thằng Đấu và con trâu ba Gông hiện rõ môn một. Ấn tượng nhất là hình ảnh con trâu ba Gông hếch mũi, mắt tròn xoe nhìn cái Vân và Việt ôm chặt rúm ró vì sợ ở một góc quán Cổ Thạch trong buổi chiều bom đạn ngút trời ngày ấy... 
Nguyễn Chu Nhạc
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Người chạy xe ôm bến Ninh Kiều

Người chạy xe ôm bến Ninh Kiều Khoảng gần ba giờ chiều tôi rời khách sạn Ninh Kiều, cuối đường Hai Bà Trưng, nhìn ra sông Cần Thơ. Trời ha...