Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2024

Những âm mưu từ đảo Jekyll - 3

Những âm mưu từ đảo Jekyll - 3

Chương 10
Cơ chế mandrake
Phương pháp Cục Dự trữ Liên bang tạo nên tiền từ không khí; khái niệm cho vay nặng lãi như một khoản chi trả lãi suất ngụy tạo; nguyên nhân thực của khoản thuế ngầm với tên gọi lạm phát; cách thức Cục Dự trữ Liên bang tạo ra các chu kỳ bùng nổ - phá sản.
Vào thập niên 40 xuất hiện một nhân vật trong câu chuyện hài hước (comic strip) với tên gọi Mandrake the Magician (sáng tác của Lee Falk, một câu chuyện hài hước thuộc dòng hành động - phiêu lưu - ND). Nét đặc biệt của nhân vật này là nó có thể tạo ra những thứ từ không khí và khi phù hợp thì biến chúng trở về trạng thái ban đầu. Điều này là thích hợp và bởi vậy mà quy trình được mô tả trong phần này nên được gọi theo tên nhân vật đó để vinh danh ông ta.
Trong các chương trước, chúng tôi khảo sát kỹ thuật được phát triển bởi các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về chính trị và tiền tệ để tạo ra tiền từ không khí nhằm mục đích cho vay. Đó không phải là một mô tả xác đáng hoàn toàn bởi vì nó hàm ý rằng tiền tệ được tạo ra trước tiên và sau đó đợi có ai đó đến vay mượn. Mặt khác, các giáo trình về ngân hàng thường chỉ ra rằng, tiền tệ được tạo ra từ nợ. Điều này cũng đánh lừa chúng ta vì nó hàm ý rằng, nợ tồn tại trước hết và sau đó được biến đổi thành tiền. Thật ra, tiền không được tạo ra cho đến khi nó được cho vay. Và điều đó đảm bảo cho sự xuất hiện và tồn tại của đồng tiền. Nhưng đây cũng là hành động chi trả nợ - hành động khiến nó biến mất. Không có lời lẽ nào để có thể mô tả một cách hoàn chỉnh quy trình này. Như vậy, cho đến khi một thứ gì đó được tạo ra, chúng ta nên tiếp tục sử dụng câu “tạo ra tiền bạc từ không khí” và đôi khi bổ sung “nhằm mục đích cho vay”.
Như vậy, hãy tạm quên các con số mang tính lịch sử trong quá khứ và tiến đến “tương lai” của chúng, hay nói cách khác, tới hiện tại của chúng ta và xem thử quy trình tạo ra tiền bạc/nợ nần đã được thực hiện ra sao và vận hành như thế nào.
Sự kiện đầu tiên cần xem xét là tiền tệ của chúng ta ngày nay không chứa bất cứ vàng hay bạc bên trong. Tỷ lệ kim loại chứa trong đồng tiền không phải là 54% hay 15% mà là 0%. Sự thực này đã trải qua một chặng đường lịch sử của đồng tiền kim loại và biến thành đồng tiền pháp định thuần chất. Hầu hết tiền dự trữ đều thể hiện dưới hình thức sổ séc hơn là tiền giấy và điều này đơn thuần là vấn đề kỹ thuật. Các nhà tài phiệt ngân hàng đã từng nói về “tỉ suất dự trữ” và điều đó cũng chỉ là ba hoa phét lác.
Sự kiện thứ hai cho rằng, các nhu cầu cần phải được hiểu rõ là, bất chấp biệt ngữ kỹ thuật và các quy trình có vẻ phức tạp, bộ máy thực sự tạo ra tiền bạc của Cục Dự trữ Liên bang lại khá đơn giản. Họ tạo ra tiền bạc hệt như thợ kim hoàn chế tác vàng vậy, đương nhiên là ngoại trừ việc thợ kim hoàn bị hạn chế bởi nhu cầu nắm giữ một số kim loại quý dự trữ, trong khi FED thì không bị hạn chế bởi những điều như vậy.
CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG LÀ TỔ CHỨC KHÔNG THIÊN VỊ
Bản thân Cục Dự trữ Liên bang thẳng thắn đến không ngờ khi đề cập đến quy trình này. Một cuốn sách nhỏ được Cục Dự trữ Liên bang New York xuất bản cho chúng ta thấy rằng “Tiền tệ không thể được chuộc hay thu đổi sang vàng hay bất cứ tài sản nào khác và được sử dụng như công cụ hỗ trợ. Câu hỏi về những tài sản nào “chống lưng” cho những loại tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng có ý nghĩa tài chính rất lớn.”[2]
Đâu đó trong cuốn sách này có đoạn viết “Các ngân hàng đang tạo ra tiền bạc dựa trên phiếu nợ của người đi vay (IOU)… Các ngân hàng tạo ra tiền bạc bởi ‘việc lưu hành’ các khoản nợ kinh doanh hoặc cá nhân.”[3]
Trong cuốn sách nhỏ có tên “Cơ chế tiền tệ hiện đại” (Modern Money Mechanics), Ngân hàng Cục dự trữ Liên bang của Chicago cho rằng:
Tại Hoa Kỳ, chẳng phải tiền giấy mà cũng không phải tiền gửi ở ngân hàng có giá trị như hàng hóa tiêu dùng. Về bản chất, đồng đô-la cũng chỉ là một mảnh giấy mà thôi. Tiền gửi ngân hàng đơn thuần chỉ là mục ghi sổ. Tiền xu cũng có giá trị thực chất như kim loại, nhưng nói chung không bằng với số tiền danh nghĩa của chúng.
Vậy điều gì khiến cho các công cụ như séc, tiền giấy và tiền xu trở nên được chấp nhận như mệnh giá trong việc thanh toán tất cả các khoản nợ và các giá trị tiền tệ khác? Điều cơ bản, những người liều lĩnh đã giữ những công cụ này và họ có khả năng đổi những loại tiền này thành các tài sản tài chính hay hàng hóa/dịch vụ thực thụ bất cứ khi nào họ muốn. Điều này một phần là vấn đề của hệ thống pháp luật, tiền tệ được coi như “pháp lệnh tiền tệ” do chính phủ quản lý - nghĩa là nó phải được chấp thuận.[4]
Ở phần ghi chú của bản tin Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang St. Louis, chúng ta tìm thấy lời giải thích thẳng thắn đáng ngạc nhiên như thế này:
Các hệ thống tiền tệ hiện đại có nền tảng pháp định - nói một cách chính xác là tiền tệ được lưu hành theo sắc lệnh (money by decree) -với các thể chế cho vay hoạt động theo tư cách như các đơn vị ủy thác, tạo ra các trái phiếu với nền tảng là tiền pháp định - đồng tiền hiện hữu như một nguồn dự trữ. Luật định về tiền tệ cho thấy: “Tiền mang tính pháp lệnh cho tất cả các khoản nợ, kể cả nợ cá nhân và tổ chức.” Trong khi không cá nhân nào có thể từ chối tiếp nhận đồng tiền này cho việc trả các khoản nợ thì các giao dịch trao đổi có thể được soạn thảo một cách dễ dàng nhằm cản trở việc sử dụng nó trong hoạt động thương mại hàng ngày. Tuy nhiên, việc giải thích một cách thuyết phục vì sao tiền tệ được chấp nhận chính là chính phủ muốn tiền tệ là phương thức thanh toán các nghĩa vụ thuế. Việc lường trước nhu cầu nhằm làm rõ thuật ngữ nợ đã tạo ra đòi hỏi cho đồng đô-la pháp định thuần chất.[5]
TIỀN TỆ PHẢI BIẾN MẤT MÀ KHÔNG CẦN NỢ
Đối với người Mỹ thì thật khó mà nghĩ rằng tổng nguồn cung tiền tệ của họ lại được hỗ trợ bởi các khoản nợ và còn có nhiều ý kiến do dự nhằm mường tượng ra rằng nếu mọi người đều trả lại tất cả các khoản nợ mà mình vay mượn thì chẳng còn thứ tiền bạc nào còn được tồn tại và lưu hành. Đúng vậy, có lẽ sẽ chẳng còn một đồng cắc nào được lưu hành - tất cả mọi đồng tiền kim loại hay tiền giấy đều sẽ quay ngược vào ống tiền của ngân hàng, và sẽ chẳng còn bất cứ đồng đô-la nào trong tài khoản sử dụng séc của một ai đó. Nói ngắn gọn, tất cả tiền tệ sẽ biến mất.
Vào năm 1941, Marriner Eccles đã từng là Thống đốc của Hệ thống ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang. Ngày 30/9 năm đó, Eccles được yêu cầu phải chứng thực trước Ủy ban Nhà nước về tiền tệ và ngân hàng. Mục đích của việc nghe cuộc điều trần này là nhằm thu thập thông tin liên quan đến vai trò của Cục Dự trữ Liên bang trong việc tạo ra những điều kiện dẫn đến cuộc suy thoái vào thập niên 30. Wright Patman - Đại biểu quốc hội Hoa Kỳ, người giữ trọng trách chủ tịch HĐQT của Ủy ban này, đã đặt ra câu hỏi rằng, làm thế nào mà FED có được tiền để mua bán lượng trái phiếu trị giá hai tỷ đô-la vào năm 1933. Và đoạn trao đổi dưới đây chính là những gì chứng thực cho điều đó.
ECCLES: Chúng tôi tạo ra tiền tệ.
PARMAN: Tạo ra từ cái gì?
ECCLES: Từ quyền phát hành tín dụng.
PATMAN: Thế đâu có gì bảo trợ cho việc này, ngoại trừ tín dụng của chính phủ?
ECCLES: Hệ thống tiền tệ của chúng ta là vậy. Nếu không có khoản nợ nào trong hệ thống tiền tệ của chúng ta thì chắc chẳng có bất cứ loại tiền bạc nào hiện hữu.
Cũng nên lưu ý rằng, mặc dù tiền tệ có thể đại diện cho tài sản đối với các cá nhân đặc biệt, song khi được coi như khối tập hợp của tổng nguồn cung tiền tệ, nó sẽ không còn là tài sản nữa. Một cá nhân nào đó vay mượn 1.000 đô-la có thể nghĩ rằng anh ta tạo ra tình trạng tài chính của mình bằng số tiền này nhưng lại không phải như vậy. Tài sản tiền mặt 1.000 đô-la của anh ta được bù đắp bởi khoản phải trả 1.000 đô-la, và tình trạng tài chính của anh ta là 0. Tài khoản ngân hàng cũng diễn ra tương tự như vậy ở quy mô lớn. Nếu cộng tất cả các tài khoản ngân hàng trên cả nước, chúng ta có thể dễ dàng giả định rằng tổng lượng tiền tệ này đại diện cho một khối tài sản khổng lồ - khối tài sản có thể hỗ trợ nền kinh tế. Mỗi một mẩu tiền này được sở hữu bởi một ai đó. Và một số nào đó thì lại chẳng có gì. Số khác sẽ sở hữu khối tài sản khổng lồ lớn gấp nhiều lần so với những gì họ nắm giữ. Tất cả được bổ sung cho nhau, và cán cân quốc gia chỉ là con số không. Những gì chúng ta nghĩ là về tiền bạc nhưng thực chất, đó chỉ là ảo ảnh. Thực tế chính là nợ.
Robert Hemphill giữ trọng trách của một nhân viên tín dụng tại Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Atlanta. Trong lời nói đầu cuốn sách của Irving Fisher có tên gọi 100% tiền tệ (100% Money), Hemphill đã nói rằng:
Nếu tất cả các khoản nợ ngân hàng đều được trả thì chẳng có một ai có thể có tiền gửi ngân hàng và cũng chẳng có một đồng tiền giấy hay tiền kim loại nào được lưu hành. Nhận định này thực sự gây ra sự sửng sốt cho mọi người. Chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại. Ai đó cần phải vay mượn từng đô-la trong dòng tiền đang lưu thông, tiền mặt hoặc tín dụng. Nếu các ngân hàng tạo ra nhiều tiền bạc một cách trái tự nhiên, chúng ta sẽ trở nên thịnh vượng; nếu không, chúng ta sẽ khổ sở. Chúng ta hoàn toàn không thể sống nếu thiếu hệ thống tiền tệ hiện hành. Khi một ai đó nắm được quyền lực hoàn toàn, điều ngớ ngẩn nhất trong tình thế vô vọng của chúng ta là không thể tin được - nhưng sự thật là như vậy.[6]
Với sự hiểu biết rằng tiền tệ của Hoa Kỳ được tạo ra dựa trên nguồn nợ, xin đừng ngạc nhiên khi biết rằng Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang không quan tâm nhiều đến việc nhìn nhận vấn đề giảm nợ tại quốc gia này, bất chấp sự bày tỏ của công chúng đối với điều trái ngược. Đây là điểm mấu chốt từ các ấn bản của Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang. Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Philadelphia cho rằng: “Một lượng lớn các chuyên gia phân tích giờ đây đánh giá nợ quốc gia như một thứ gì đó hữu ích… [Họ tin tưởng] rằng nợ quốc gia không cần được giảm xuống.”[7]
Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang của Chicago phụ họa thêm: “Nợ - cả nhà nước lẫn tư nhân - đóng vai trò chủ chốt trong các quy trình kinh tế… Những gì được yêu cầu ở đây không phải là sự hủy bỏ nợ, mà là việc sử dụng khôn ngoan hay quản lý thông minh khoản nợ đó.”[8]
ĐIỀU GÌ KHÔNG ĐÚNG VỚI KHOẢN NỢ NHỎ?
Ở đây có một hình thức hấp dẫn đối với lý thuyết này. Nó mang lại diện mạo về khả năng thấu hiểu nguyên tắc kinh tế phức tạp cho những ai có thể giải nghĩa điều này như tinh hoa của trí tuệ.
Một giao dịch trung thực là giao dịch mà trong đó, người vay trả khoản tiền đã thỏa thuận giữa hai bên cho việc sử dụng tạm thời tài sản bên cho vay. Tài sản này có thể là bất cứ thứ gì có giá trị hữu hình. Ví dụ, nếu đó là chiếc xe hơi thì sau đó người đi vay sẽ phải trả phí “thuê mướn”. Nếu đó là tiền bạc thì đó là khoản “lãi suất”.
Khi tìm đến với người cho vay - bất kể là ngân hàng hay một cá nhân cho vay bất kỳ nào - và nhận từ họ khoản tiền cho vay, chúng ta đều có mong muốn trả lãi suất tiền vay trong sự thừa nhận rằng tiền mà chúng ta vay là tài sản mà chúng ta muốn sử dụng. Điều này có vẻ công bằng khi ta trả phí thuê tài sản cho chủ sở hữu tài sản. Không dễ dàng để có được chiếc xe hơi, và cũng không đơn giản để có được khoản tiền thực. Nếu khoản tiền mà chúng ta vay mượn là do mồ hôi nước mắt của kẻ khác tạo nên, chúng hoàn toàn xứng đáng được trả lãi suất. Nhưng, chúng ta sẽ phải suy nghĩ như thế nào nếu như đồng tiền được tạo nên bởi một nét bút hay chỉ một cú click chuột máy tính? Và tại sao người ta lại có thể ngửa tay nhận khoản lãi suất cho hành động này?
Khi trao khoản tín dụng vào tài khoản séc của bạn, các ngân hàng đang làm ra vẻ họ cho bạn vay tiền. Trên thực tế, họ chẳng có gì để cho bạn vay cả. Thâm chí đồng tiền mà người gửi không mắc nợ đưa vào ngân hàng cũng được tạo ra từ không khí nhằm đối phó lại với khoản vay của ai đó. Như vậy, điều gì cho phép các ngân hàng thu phí lãi suất nếu khoản cho vay được tạo ra từ không khí! Thật vô hình rằng khắp nơi, người ta đang bị ràng buộc bởi pháp luật nhằm chấp nhận những chứng nhận vô nghĩa lý này để đổi lấy những hàng hóa và dịch vụ hữu hình, chúng ta đang bàn không phải về những gì hợp pháp mà về những gì mang tính đạo đức. Như Thomas Jefferson từng quan sát trong cuộc chiến kéo dài của mình chống lại hệ thống ngân hàng trung ương Hoa Kỳ: “Không ai có quyền tự nhiên đối với việc kinh doanh tiền bạc của người cho vay, ngoại trừ anh ta - người có tiền cho vay.”[9]
NGUYÊN NHÂN THỨ BA NHẰM BÃI BỎ HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG
Hàng thế kỷ trước, việc cho vay nặng lãi được định nghĩa như là khoản lãi suất được tính cho khoản vay. Cách sử dụng hiện đại ngày nay đã định nghĩa lại việc này như khoản lãi suất quá mức. Dĩ nhiên, bất cứ khoản lãi suất nào được tính cho khoản vay không tự nhiên đều được coi là quá mức. Vì thế, từ điển cần phải bổ sung định nghĩa mới. Cho vay nặng lãi là khoản được tính cho bất cứ lãi suất cho vay nào của tiền tệ pháp định.
Vì vậy, hãy cùng xem xét hai khái niệm nợ và lãi suất để hiểu thêm vấn đề. Thomas Edison đã tổng kết sự đồi bại của hệ thống tiền tệ bằng những câu như thế này:
Những người không đụng tay chân trong một công việc nào đó và chẳng góp một cắc lẻ tiền mua sắm máy móc, vật chất sẽ kiếm được nhiều tiền hơn so với những kẻ sắm sửa máy móc, trang thiết bị và hùng hục làm việc…[10]
Có phải đây là sự phóng đại? Hãy thử xem xét việc mua bán ngôi nhà trị giá 100.000 đô-la, trong đó 30.000 đô-la là chi phí đất đai, phí thiết kế, hoa hồng bán hàng, giấy phép xây dựng… và 70.000 đô-la bạn phải đi vay. Nếu người mua nhà đề nghị mức 30.000 đô-la như một khoản tiền trả trước thì sau đó bạn phải đi vay thêm 70.000 đô-la. Nếu khoản vay được tính với mức lãi suất 11% trong giai đoạn 30 năm thì số lãi suất phải trả sẽ là 167.806 đô-la. Điều này có nghĩa là khoản tiền phải trả cho bên cho vay là cao hơn khoảng 2,5 lần so với mức phải trả cho những người cung cấp nguồn nhân lực hay nguyên vật liệu. Đúng là con số này biểu trưng cho giá trị thời gian của tiền tệ trong 30 năm và có thể dễ dàng được điều chỉnh trên cơ sở rằng người cho vay xứng đáng được đền bù cho việc trao quyền sử dụng nguồn vốn của mình trong suốt nửa cuộc đời của mình. Nhưng điều này cũng cho thấy rằng, người cho vay thực sự có thứ gì đó để trao quyền, rằng anh ta đã tạo ra nguồn vốn, tiết kiệm và sau đó cho vay để giúp một người nào đó xây nhà. Tuy nhiên, những gì mà chúng ta nghĩ là về người cho vay - người chẳng động chân động tay để tạo ra tiền bạc, cũng chẳng tiết kiệm nó và trên thực tế tạo ra tiền bạc từ không khí. Vậy thì cái gì là giá trị thời gian của không khí?
Như chúng ta đã thấy, bất cứ đồng đô-la nào lưu hành ngày nay, bất luận là tiền tệ, tiền séc hay thẻ tín dụng - hay nói cách khác là nguồn cung tiền - tồn tại chỉ bởi nó được vay mượn bởi một ai đó; có thể không phải là bạn mà là một ai đó. Điều này có nghĩa là tất cả đồng đô-la Mỹ trên thế giới này đang được tạo ra hàng ngày và được dàn xếp lãi suất cho các ngân hàng - các thực thể đã tạo ra chúng. Một phần của mỗi một dự án kinh doanh mạo hiểm, khoản đầu tư, lợi nhuận hay giao dịch có liên quan đến tiền bạc - và thậm chí bao gồm cả những khoản lỗ hay khoản chi trả thuế - chính là phần được đánh dấu riêng như khoản phải trả cho ngân hàng. Và ngân hàng đã làm gì để có được nguồn chảy của cải bất tận này? Có phải họ đã cho vay nguồn vốn có được thông qua đầu tư của các cổ đông? Có phải họ đã cho vay khoản tiền tiết kiệm mà họ đã đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có được? Không, họ chẳng có nguồn thu nhập nào chính đáng cả. Đơn giản là họ chỉ cần múa cây đũa thần có tên gọi là đồng tiền pháp định.
Dòng tài sản không phải do tự thân vận động mà có dưới vỏ bọc lãi suất có thể chỉ được xem như khoản cho vay nặng lãi ở mức cao nhất. Thậm chí nếu ở đây không có nguyên nhân nào khác nhằm bãi bỏ Cục Dự trữ Liên bang thì lý do vì nó là công cụ tối ưu nhất của chế độ cho vay nặng lãi cũng đủ thuyết phục hơn bao giờ hết.
AI TẠO RA TIỀN TỆ NHẰM CHI TRẢ LÃI SUẤT?
Một trong những câu hỏi gây bối rối song hành cùng quy trình này là “Nếu vay 10.000 đô-la từ ngân hàng với mức lãi suất 9% thì bạn đang nợ họ 10.900 đô-la. Nhưng ngân hàng chỉ sản xuất ra 10.000 đô-la để cho vay. Như vậy, điều này có vẻ như không còn cách nào để bạn - và tất cả những ai có khoản nợ tương tự - có thể có khả năng hoàn trả khoản nợ của mình. Khoản tiền đang lưu hành là không đủ để trang trải tất cả nợ, bao gồm cả lãi suất. Điều này dẫn đến một số kết luật rằng bạn cần vay 900 đô-la cho khoản lãi suất và rằng, lần lượt sẽ dẫn đến nhiều lãi suất hơn. Giả định rằng, vay càng nhiều thì chúng ta sẽ càng cần phải vay và khoản nợ dựa trên tiền tệ pháp định là một đường xoắn ốc bất tận.
Đây chỉ là một phần của sự thật. Sự thật là không có đủ tiền được tạo ra để tính đến cả lãi suất, nhưng đây là phép ngụy biện rằng cách duy nhất để trả nợ là phải vay nhiều hơn nữa. Giả định là không đủ nếu ta tính đến giá trị trao đổi nguồn nhân lực. Chúng ta hãy thử giả định rằng bạn phải trả khoản nợ 10.000 đô-la với mức gần 900 đô-la một tháng và khoảng 80 đô-la lãi suất. Bạn nhận ra rằng mình đã cố hết sức để trả nợ vì thế mà bạn quyết định kiếm thêm công việc bán thời gian. Mặt khác, ngân hàng đang kiếm được 80 đô-la lợi nhuận mỗi tháng từ nguồn tiền mà bạn vay. Kể từ khi được tính lãi suất, khoản vay này không được thanh toán như là phần chia lớn hơn - tiền lời từ khoản vay. Vì thế, điều này được giữ nguyên như là tiền có thể tiêu được trong tài khoản ngân hàng. Lúc này, ngân hàng cần tìm một người lau sàn tuần một lần. Bạn đáp lại mẩu quảng cáo trên báo và được tuyển dụng với mức 80 đô-la/tháng. Kết quả là bạn kiếm được tiền để trả lãi suất vay và đây là điều quan trọng - tiền mà bạn nhận được chính là đúng khoản tiền mà bạn đã trả cho ngân hàng. Miễn là bạn làm việc cho ngân hàng mỗi tháng, khoản tiền như vậy sẽ chui vào ngân hàng như một khoản tiền lãi suất sau đó lại đi ra như là khoản tiền lương phải trả cho bạn và sau đó lại đi vào ngân hàng như một khoản tái thanh toán lãi suất.
Bạn cũng không cần thiết phải làm việc trực tiếp cho ngân hàng. Chẳng quan trọng là bạn kiếm tiền từ đâu, nguồn gốc ban đầu của nó chính là ngân hàng và điểm đến cuối cùng cũng là ngân hàng. Con đường vòng mà tiền bạc vận hành có thể rộng hay hẹp, nhưng sự thật là cuối cùng thì tất cả các khoản lãi suất cũng được trả bởi sự nỗ lực làm việc của loài người, và tầm quan trọng của sự thật này thậm chí còn gây sửng sốt hơn là giả định rằng lượng tiền tệ được tạo ra là không đủ để trả lãi suất ngân hàng. Và tất cả nỗ lực này của loài người cuối cùng cũng chỉ mang lại lợi ích cho những kẻ tạo ra tiền tệ pháp định. Đó là một hình thức nô lệ thời hiện đại mà theo đó, phần lớn mọi người trong xã hội làm việc như những tên nô dịch nhằm phục vụ giai cấp thống trị tài chính rủng rỉnh bạc tiền.
THẤU HIỂU ẢO TƯỞNG
Có lẽ nhiều người trong chúng ta muốn biết về hoạt động kinh doanh của các tập đoàn kinh tế ngân hàng dưới sự bảo trợ của Cục Dự trữ Liên bang. Nhưng sẽ là sỉ nhục nếu chúng ta dừng lại ở đây mà không đề cập đến cơ cấu vận hành ma thuật của hệ thống ngân hàng. Đây quả là phương tiện hấp dẫn mang tính huyền bí và lừa gạt. Như vậy, chúng ta hãy tập trung sự chú ý vào quy trình thực tế mà những tay phù thủy ngân hàng đã tạo nên ảo tưởng về đồng tiền hiện đại. Trước hết, chúng ta cần quay trở lại với quan điểm chung để xem xét hành động. Sau đó chúng ta sẽ tiếp cận gần hơn và nghiên cứu từng thành phần cấu thành hệ thống một cách chi tiết.
CƠ CẤU MANDRAKE: TỔNG QUAN
NỢ
Chức năng của bộ máy này là nhằm làm biến đổi nợ thành tiền. Đơn giản chỉ có vậy. Trước hết, FED sẽ lấy tất cả các khoản trái phiếu chính phủ mà dân chúng không mua rồi viết séc cho Quốc hội để quy đổi chúng. (Bộ máy này yêu cầu các loại trái phiếu nợ khắc nhưng trái phiếu chính phủ bao gồm phần lớn bảng kê này). Ở đây không có tiền chống lưng cho loại séc ký đó. Đồng đô-la pháp định được tạo ra ngay tại chỗ nhằm đáp ứng mục đích đó. Bằng việc gọi những trái phiếu này là “dự trữ”, FED sử dụng chúng như cơ sở cho việc tạo ra 9 đồng đô-la bổ sung cho mỗi một đồng đô-la được tạo ra cho trái phiếu. Đồng tiền được tạo ra cho trái phiếu được tiêu bởi chính phủ, bất luận đồng tiền được tạo ra trên các loại trái phiếu này là nguồn gốc của tất cả các khoản nợ ngân hàng - các khoản nợ được thiết kế cho các doanh nghiệp kinh doanh và các cá nhân trong một quốc gia. Kết quả của quy trình này cũng chính là quá trình tạo ra tiền bạc trên máy in, nhưng ảo tưởng lại được xây dựng trên nền tảng các mánh lới, thủ thuật kế toán hơn là thủ thuật in tiền. Điều then chốt là Quốc hội và tập đoàn ngân hàng lại bắt tay với nhau mà theo đó, tập đoàn ngân hàng có đặc quyền thu lãi suất tiền vay - khoản tiền được tạo ra từ không khí - và đó là đặc quyền vĩnh viễn cho mỗi đồng đô-la lưu hành trên hành tinh này. Mặt khác, Quốc hội có quyền truy cập nguồn vốn không giới hạn mà không cần phải nói cho các cử tri biết các khoản đóng thuế của họ đã được tăng lên thông qua quy trình lạm phát. Nếu nắm bắt được phần này, bạn sẽ hiểu được Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang.
TIỀN
Bây giờ chúng ta hãy xem xét vấn đề một cách chi tiết hơn. Ở đây có ba cách thức tổng quan để Cục Dự trữ Liên bang tạo ra tiền pháp định từ nợ. Cách thứ nhất là bằng việc tạo ra khoản vay cho các ngân hàng thành viên trong hệ thống thông qua cái gọi là Chính sách cho vay khẩn cấp (Discount Window). Cách thứ hai là bằng việc mua bán trái phiếu kho bạc và các loại giấy chứng nhận nợ khác thông qua cái gọi là Open Market Committee. Cách thứ ba là bằng việc thay đổi cái gọi là tỉ suất dự trữ (reserve ratio) mà các ngân hàng thành viên được yêu cầu nắm giữ. Mỗi phương pháp là một con đường khác biệt dẫn đến cùng một địa điểm: tiếp nhận các phiếu nợ (IOU) và biến đổi chúng thành tiền có khả năng sử dụng được.
CHÍNH SÁCH CHO VAY KHẨN CẤP (THE DISCOUNT WINDOW)
Chính sách cho vay khẩn cấp là ngôn ngữ đơn thuần của các chuyên gia ngân hàng đối với khoản vay. Khi các ngân hàng thiếu tiền, Cục Dự trữ Liên bang lập tức sẵn sàng đóng vai trò “ngân hàng của các ngân hàng” để cho vay nợ. Có nhiều nguyên nhân để các ngân hàng vay nợ. Kể từ khi họ nắm giữ “nguồn dự trữ” khoảng 1-2% khoản tiền gửi trong két ngân hàng và 8-9% tiền thế chấp, lợi nhuận kinh doanh của họ thực sự là rất mỏng. Cũng là phổ biến đối với họ để nếm mùi thăng trầm tiêu cực được gây ra bởi nhu cầu không bình thường của khách hàng đối với tiền mặt hoặc một lượng lớn séc bị vét sạch và mang tới các ngân hàng khác cùng lúc. Đôi khi, họ thực hiện những khoản cho vay kém hiệu quả và khi các tài sản này bị chuyển ra khỏi sổ sách, “nguồn dự trữ” của họ cũng bị giảm sút và thực tế là có thể trở thành khoản tiền âm. Và cuối cùng, đó là mô-típ lợi nhuận. Khi các ngân hàng vay tiền từ Cục Dự trữ Liên bang với một tỷ lệ lãi suất và cho vay với tỷ lệ cao hơn, đó được coi là lợi thế. Nhưng đó chỉ đơn thuần là khúc dạo đầu. Khi vay tiền từ FED, ngân hàng trở thành nguồn dự trữ một đô-la (one-dollar reserve). Vì được yêu cầu giữ 10% nguồn dự trữ, các ngân hàng thực tế đã có thể cho vay 9 đô-la trên mỗi đô-la vay mượn.[11]
Hãy xem xét các con số toán học. Giả định rằng, ngân hàng nhận được 1 triệu đô-la từ Cục Dự trữ Liên bang với lãi suất 8%. Như vậy, tổng chi phí hàng năm là $80.000 (.08 x $1.000.000). Ngân hàng xử lý khoản vay như là một khoản tiền gửi - khoản tiền trở thành cơ sở cho việc tạo ra 9 triệu đô-la bổ sung phục vụ việc cho vay. Nếu chúng ta giả định rằng ngân hàng cho vay khoản tiền này với mức lãi suất 11%, doanh thu trước thuế sẽ là $990.000 (.11x$9.000.000). Lấy số này trừ đi chi phí ngân hàng $80.000 cộng với cổ phần tương ứng từ toàn bộ số tiền phải trả, chúng ta sẽ có doanh thu sau thuế là khoảng $900.000. Nói cách khác, ngân hàng vay một triệu đô-la và có thể gần như tăng gấp đôi trong một năm.[12] Đó chính là đòn bẩy! Nhưng đừng quên nguồn gốc của đòn bẩy tài chính: đơn vị sản xuất ra 9 triệu đô-la được coi là nguồn cung tiền tệ cho quốc gia.
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA THỊ TRƯỜNG MỞ
Phương pháp quan trọng nhất được Cục Dự trữ Liên bang sử dụng trong việc tạo ra đồng tiền pháp định chính là việc mua bán tài sản thế chấp trên thị trường mở. Tuy nhiên, trước khi nhảy vào thị trường này, hãy cân nhắc những lời cảnh báo.
Thủ thuật mánh lới nằm trong việc sử dụng những câu chữ có chứa những ý nghĩa kỹ thuật mang tính hơi khác biệt so với những gì mà họ muốn nói đến đối với dân chúng. Bởi vậy, hãy thật tập trung vào từng câu chữ. Những câu chữ này không có ý nghĩa lớn để phải giải thích nhưng lại có ý nghĩa lớn để lừa dối. Bất chấp diện mạo ban đầu, quy trình đó không được coi là phức tạp. Nó chỉ là ngớ ngẩn.
CƠ CHẾ MANDRAKE: CÁCH NHÌN CỤ THỂ
Hãy bắt đầu với…
NỢ CHÍNH PHỦ
Chính phủ liên bang chấm phá dăm ba nét mực vào giấy, tạo họa tiết ấn tượng xung quanh mép giấy bạc và gọi nó là trái phiếu hoặc kỳ phiếu chính phủ. Đó chỉ là lời hứa trả một khoản tiền định rõ với mức lãi suất nhất định trong một thời gian nhất định. Như chúng ta sẽ thấy trong các bước sau, cuối cùng khoản nợ này cũng trở thành cơ sở nền tảng cho hầu hết nguồn cung tiền tệ của quốc gia.[13] Trên thực tế, chính phủ tạo ra tiền mặt, nhưng điều này lại không có vẻ giống tiền mặt. Biến đổi những phiếu nợ này thành tiền giấy và tiền séc là nhiệm vụ và chức năng của Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang. Trái phiếu được chuyển cho FED và sau đó được phân loại như là…
TÀI SẢN THẾ CHẤP
Công cụ của nợ chính phủ được xem như tài sản vì nó cho rằng, chính phủ sẽ giữ lời hứa trả nợ. Điều này dựa trên khả năng của nợ nhằm giành được bất cứ thứ gì mà nó cần vì lý do đánh thuế. Như vậy, thế mạnh của tài sản này là quyền lực nhận lại những gì mà nó đã cho đi. Vì thế, Cục Dự trữ Liên bang giờ đây có “tài sản” - thứ tài sản có thể được sử dụng nhằm bù lại tiền nợ. Sau đó nó cũng có thể tạo ra nợ bằng việc chấm phá vài ba nét mực lên những mảnh giấy khác và đổi những tờ giấy này cho chính phủ để lấy tài sản. Và tờ giấy thứ hai chính là…
SÉC DỰ TRỮ LIÊN BANG
Ở đây không có tiền trong bất cứ tài khoản nào để trang trải khoản tiền séc này. Bất cứ ai khác thực hiện việc này đều có thể bị tống giam. Đó là quy định đối với Cục Dự trữ Liên bang, tuy nhiên, vì Quốc hội cần tiền nên đó cũng là cách dễ nhất để có được tiền bạc. (Việc tăng thuế có thể là hành động tạo ra những hậu quả nghiêm trọng; việc phụ thuộc vào công chúng để mua trái phiếu có thể không phải là hành động thực tế, đặc biệt nếu như mức lãi suất được ấn định ở mức thấp một cách gượng gạo; và việc in một lượng lớn tiền tệ có thể là hiển nhiên và gây ra tranh cãi). Với cách thức này, quy trình được gói gọn một cách bí mật trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng lại giống như việc phụ thuộc vào các nhà máy in tiền tệ pháp định (loại tiền tệ được tạo ra với đơn đặt hàng của chính phủ nhưng không có bất cứ thứ tài sản nào hữu hình có giá trị chống lưng) nhằm chi trả các khoản chi phí chính phủ. Trong thuật ngữ kế toán, sổ sách kế toán được coi là “cân bằng” vì mục nợ được bù đắp bằng “tài sản” phiếu ghi nợ. Séc Cục Dự trữ Liên bang mà chính phủ nhận được sau đó được xác nhận và gửi lại cho một trong những ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang, nơi chúng trở thành…
TIỀN GỬI CHÍNH PHỦ
Một khi được gửi vào tài khoản chính phủ ở ngân hàng, séc của Cục Dự trữ Liên bang được sử dụng nhằm chi trả các chi phí chính phủ và như vậy được chuyển đổi thành nhiều…
SÉC CHÍNH PHỦ
Những tấm séc này trở thành phương tiện mà theo đó, làn sóng tiền tệ pháp định thứ nhất sẽ tràn vào nền kinh tế. Người nhận tiền giờ đây gửi chúng vào tài khoản của mình ở ngân hàng, nơi chúng trở thành…
CÁC KHOẢN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Các khoản tiền gửi ngân hàng thương mại là nợ đối với các ngân hàng bởi vì chúng phải được trả lại cho người gửi. Tuy nhiên, miễn là còn được duy trì trong ngân hàng, chúng vẫn được coi là tài sản bởi chúng đã là tiền mặt thực sự. Một lần nữa, sổ sách kế toán lại được cân bằng: tài sản bù đắp cho khoản nợ. Nhưng quy trình không dừng lại ở đây. Thông qua các phép thuật của hệ thống ngân hàng thuộc Cục Dự trữ Liên bang, các khoản tiền gửi được tạo ra nhằm đáp ứng mục tiêu sinh lợi của ngân hàng. Để thực hiện được điều này, các khoản tiền mặt gửi ngân hàng giờ đây được tái phân loại trong sổ sách kế toán và được gọi là….
DỰ TRỮ NGÂN HÀNG
Dự trữ cho cái gì? Có phải những khoản dự trữ này được duy trì cho việc trả cho người gửi? Không. Đó chính là chức năng hèn mọn mà các khoản dự trữ này đáp ứng khi được coi là tài sản đơn thuần. Giờ đây, chúng có một tên gọi được điều này, các khoản tiền mặt gửi ngân hàng giờ đây được tái phân loại trong sổ sách kế toán và được gọi khác là “khoản dự trữ”, chúng trở thành cây đũa thần nhằm hiện thực hóa ngay cả số lượng lớn tiền pháp định ở mức độ các ngân hàng thương mại. Và nó vận hành như thế này. Các ngân hàng được FED cho phép nắm giữ ít nhất 10% khoản tiền gửi trong khoản mục “dự trữ”. Điều này có nghĩa là nếu nhận tiền gửi là 1 triệu đô-la từ làn sóng tiền pháp định thứ nhất - loại tiền được tạo ra bởi Cục Dự trữ Liên bang, các ngân hàng sẽ có nhiều hơn 900.000 đô-la so với những gì mà họ được yêu cầu nắm giữ tiền mặt (1 triệu đô-la trừ đi 10% dự trữ). Trong ngôn ngữ ngân hàng, khoản tiền $900.000 được gọi là …
DỰ TRỮ DƯ THỪA
Từ “dư thừa” là lời cảnh báo rằng các khoản được gọi là dự trữ đều có một số phận đặc biệt, và giờ đây chúng đã trở nên dư thừa quá mức và được coi như khoản có sẵn dành để cho vay. Và các khoản dự trữ dư thừa này đúng lúc sẽ được biến đổi thành…
NỢ NGÂN HÀNG
Nhưng xin hãy chờ một chút. Làm thế nào mà loại tiền này lại có thể được cho vay khi bản thân nó được sở hữu bởi các cá nhân gửi tiền chính thống - những người vẫn còn có thể tự do viết séc và tiêu bất cứ lúc nào mà họ muốn? Không lẽ đây lại là yêu cầu kép đối với cùng một loại tiền? Câu trả lời là khi đã sẵn sàng, các khoản cho vay mới không còn được tạo ra với cùng loại tiền cũ này. Chúng được thiết kế với loại tiền hoàn toàn mới - tiền được tạo ra từ không khí cho mục đích này. Nguồn cung tiền tệ của quốc gia đơn giản đã tăng lên bởi 90% các khoản tiền gửi của ngân hàng. Hơn thế nữa, đối với các ngân hàng thì loại tiền mới này thú vị hơn nhiều so với loại tiền cũ. Loại tiền cũ mà các ngân hàng nhận từ các cá nhân đòi hỏi họ phải trả lãi hoặc thực hiện dịch vụ cho đặc quyền sử dụng. Nhưng với loại tiền mới, các ngân hàng lại thu lãi suất và khoản lãi suất này không đến nỗi tệ nếu tính tới việc nó không gây tốn kém gì cho các ngân hàng.
Khi vỗ vào nền kinh tế, làn sóng tiền tệ pháp định thứ hai chuyển thành hệ thống ngân hàng, đúng lúc làn sóng thứ nhất thực hiện xong…
NHIỀU KHOẢN GỬI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Quy trình giờ đây lặp lại nhưng với cường độ nhẹ hơn. Những gì được gọi là “khoản vay” vào ngày Thứ Sáu sẽ quay trở lại ngân hàng như một “khoản tiền gửi” vào ngày Thứ Hai. Khoản tiền gửi sau đó được tái phân loại như là “nguồn dự trữ” và 90% của nguồn dự trữ này trở thành nguồn dự trữ “dư thừa” sẵn sàng cho một khoản vay mới. Như vậy, khoản tiền 1 triệu đô-la của làn sóng tiền tệ pháp định thứ nhất sẽ đẻ thêm 900.000 đô-la trong làn sóng tiền tệ pháp định thứ hai, và những gì thu được từ đây sẽ lại đẻ thêm 810.000 đô la trong làn sóng tiền tệ pháp định thứ ba (900.000 đô la trừ đi 10% dự trữ). Quy trình này sẽ mất khoảng 28 lần qua cánh cửa quay vòng tiền gửi để trở thành khoản cho vay rồi trở thành khoản tiền gửi rồi trở thành nhiều khoản vay hơn và cứ thế lặp lại nhằm tạo ra hiệu quả tối đa - hiệu quả được gọi là…
TIỀN TỆ PHÁP ĐỊNH NGÂN HÀNG = HƠN 9 LẦN NỢ QUỐC GIA
Số lượng tiền tệ pháp định được tạo bởi tập đoàn ngân hàng xấp xỉ khoảng 9 lần so với số nợ gốc quốc gia - khoản nợ khiến cho cả quy trình có khả năng chấp nhận được.[14] Khi nợ gốc được bổ sung để thành con số này, chúng ta sẽ có…
TỔNG TIỀN PHÁP ĐỊNH = HƠN 10 LẦN NỢ QUỐC GIA
Tổng số tiền tệ pháp định được tạo ra bởi Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng thương mại là khoảng 10 lần số nợ chính phủ. Tới một mức độ khi được tạo ra và tràn ngập cả nền kinh tế trong sự dư thừa hàng hóa và dịch vụ, loại tiền tệ mới sẽ khiến cho quyền lực mua bán của cả tiền cũ lẫn tiền mới giảm xuống. Giá cả tăng lên bởi vì giá trị liên quan của tiền bạc giảm xuống. Kết quả cũng tương tự như vậy nếu như quyền lực mua bán của tiền bạc bị tước đoạt khỏi chúng ta dưới dạng thuế. Và như vậy, thực tế của quy trình này sẽ được gọi là…
THUẾ NGẦM = HƠN 10 LẦN NỢ QUỐC GIA
Có thể bạn không nhận ra điều này: ngoài khoản thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho ngân sách liên bang và thuế tiêu dùng nội địa, trong nhiều năm liền, người Mỹ đã phải trả một khoản thuế ngầm tương đương nhiều lần khoản nợ quốc gia! Và cho đến giờ, điều này vẫn còn tiếp diễn. Vì nguồn cung tiền của chúng ta là một thể chế độc đoán mà không hề có công cụ chống lưng ngoại trừ nợ, số lượng nguồn cung này cũng trải qua những lúc thịnh suy thăng trầm. Khi con người ngập sâu trong nợ nần, nguồn cung tiền tệ quốc gia sẽ mở rộng và giá sẽ tăng lên, nhưng khi họ trả các khoản nợ và từ chối tiếp tục vay nợ thì nguồn cung tiền sẽ thu hẹp lại và giá cả sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Điều này cũng diễn ra y hệt đối với những bất ổn về chính trị hoặc kinh tế. Sự luân phiên giữa các giai đoạn mở rộng và co hẹp của nguồn cung tiền tệ chính là nguyên nhân cơ bản của…
SỰ BÙNG NỔ, PHÁ SẢN VÀ SUY THOÁI
Ai sẽ được lợi từ tất cả những thứ này? Chắc chắn đó không phải là những công dân bình thường. Những kẻ hưởng lợi nhất chính là các nhà nghiên cứu chính trị của Quốc hội - những người được hưởng hiệu quả của nguồn thu nhập vô tận nhằm duy trì vĩnh viễn quyền lực của mình, và các chuyên gia nghiên cứu tiền tệ trong hệ thống tập đoàn ngân hàng có tên gọi là hệ thống Cục Dự trữ Liên bang, những kẻ đã khai thác, bóc lột người dân Mỹ mà chẳng cần mảy may suy nghĩ và đẩy họ vào kiếp gông xiềng của chế độ phong kiến thời hiện đại.
CÁC TỶ SUẤT DỰ TRỮ
Các số liệu trước được dựa trên tỉ suất dự trữ 10% (tỉ suất mở rộng nguồn tiền là 10-1). Tuy nhiên, cần phải nhớ một điều rằng, đó chỉ là sự độc đoán. Kể từ khi tiền tệ trở thành tiền pháp định mà không có bất cứ thứ kim loại quý nào chống lưng, chẳng có một giới hạn thực nào ngoại trừ những gì mà các chính trị gia và các nhà quản lý tiền tệ quyết định - và quyết định đó là thích hợp cho từng thời điểm. Việc thay đổi tỉ suất này chính là cách thứ ba mà theo đó, Cục Dự trữ Liên bang có thể gây ảnh hưởng đến nguồn cung tiền tệ quốc gia. Và như vậy, những con số phải được coi là tạm thời. Bất cứ lúc nào cũng sẽ xuất hiện “nhu cầu” cần có thêm tiền, tỉ suất có thể tăng đến 20-1 hoặc 50-1 hoặc yêu cầu của Cục Dự trữ Liên bang có thể sẽ thấp hơn. Như vậy, rõ ràng là không có giới hạn cho khoản tiền pháp định - khoản tiền có thể được in ra dưới sự chỉ đạo của hệ thống Cục Dự trữ Liên bang hiện hành.
NỢ QUỐC GIA KHÔNG CẦN THIẾT CHO LẠM PHÁT
Vì Cục Dự trữ Liên bang có thể được tính là “cỗ máy đúc tiền” (biến đổi thành tiền) với chức năng biến đổi bất cứ khoản nợ chính phủ nào và bởi quy trình mở rộng nguồn cung tiền tệ là nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng nợ liên bang và lạm phát chính là hai khía cạnh của cùng một hiện tượng. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết đúng. Nó được coi là hợp lý để có được khía cạnh này mà không cần phải có khía cạnh kia.
Tập đoàn kinh tế ngân hàng nắm giữ độc quyền in tiền. Hậu quả là tiền tệ được tạo ra chỉ khi các phiếu nợ được chuyển đổi thành tiền bởi Cục Dự trữ Liên bang hoặc bởi các ngân hàng thương mại. Khi mua trái phiếu chính phủ, các cá nhân, công ty hay cơ quan thể chế cần phải sử dụng tiền mà họ kiếm ra được trước đó hoặc tiết kiệm được. Nói cách khác, không có đồng tiền mới nào được tạo ra, bởi vì họ đang sử dụng vốn đang lưu hành hiện thời. Như vậy, việc bán trái phiếu chính phủ cho hệ thống ngân hàng là gây ra lạm phát, nhưng nếu trái phiếu chính phủ được bán cho khu vực tư nhân thì quá trình này không gây ra lạm phát. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu mà Hoa Kỳ tránh được nạn lạm phát vào thập niên 80 khi chính phủ liên bang ngập trong nợ nần - một sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử trước đó. Bằng việc giữ mức lãi suất cao, các trái phiếu chính phủ này trở nên hấp đẫn đối với các nhà đầu tư tư nhân, kể cả những nhà đầu tư ở các quốc gia khác.[15]. Một số rất ít tiền mới được tạo ra bởi phần lớn trái phiếu được mua-bán bằng đồng đô-la Mỹ đang lưu hành. Đương nhiên điều này là tình thế tạm thời. Ngày nay, những trái phiếu này vẫn được tiếp tục được hoàn thiện và được thay thế bằng nhiều trái phiếu hơn để tính đến nợ ban đầu cộng với lãi suất tích lũy. Rốt cuộc, quy trình này phải được chấm dứt và khi điều này diễn ra, Cục Dự trữ Liên bang sẽ không có sự lựa chọn nữa ngoại trừ việc mua lại tất cả các khoản nợ của thập niên 80 nhằm thay thế tất cả tiền mà tư nhân đã đầu tư vào trước đó bằng loại tiền pháp định mới được tạo ra cộng thêm nhiều lợi ích khác nhằm trang trải lãi suất. Như thế, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa của lạm phát.
Ở một khía cạnh khác, Cục Dự trữ Liên bang cũng có phương án in tiền ngay cả trong trường hợp chính phủ liên bang không rơi vào cảnh nợ nần. Ví dụ, việc mở rộng nguồn cung tiền dẫn đến cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán vào năm 1929 đã xảy ra trong thời gian khi nợ quốc gia được trả xong. Trong từng năm từ 1920 đến 1930, nguồn thu liên bang đã cao hơn nguồn chi và đã có một số trái phiếu chính phủ được chào bán. Sự lạm phát nghiêm trọng về nguồn cung tiền tệ được thiết kế có lẽ là bằng việc chuyển đổi các khoản vay ngân hàng thương mại thành tài sản “dự trữ” tại chính sách cho vay khẩn cấp của Cục Dự trữ Liên bang và bằng việc mua bán chấp phiếu ngân hàng (banker acceptance) - những thứ được coi là hợp đồng thương mại cho việc mua bán hàng hóa.[16]
Và giờ đây còn có nhiều phương án hơn nữa. Đạo luật kiểm soát tiền tệ (Monetary Control Act) ra đời năm 1980 đã khiến cho việc in tiền trở nên khả thi đối với đám tay sai nhằm biến đổi bất cứ công cụ nợ nào, kể cả các loại phiếu nợ từ các chính phủ nước ngoài. Mục tiêu rõ ràng của đạo luật này là nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho Cục Dự trữ Liên bang nhằm bảo lãnh cho các quốc gia này - những quốc gia có trách nhiệm phải thanh toán khoản lãi suất từ các khoản vay từ ngân hàng. Khi Cục Dự trữ Liên bang tạo ra đồng đô-la pháp định để chuyển cho các chính phủ nước ngoài nhằm trao đổi các trái phiếu vô dụng của mình, con đường tiền tệ đã trở nên dài hơn và xoáy hơn, nhưng hiệu quả thì tương tự như việc mua bán trái phiếu kho bạc Mỹ. Những đồng đô-la mới được tạo ra đi thẳng tới các chính phủ nước ngoài, sau đó đến các ngân hàng Hoa Kỳ, nơi chúng trở thành nguồn tiền mặt dự trữ. Cuối cùng, chúng lại quay ngược về “túi đựng tiền” Hoa Kỳ (đã được nhân lên 9 lần) dưới hình thức khoản cho vay bổ sung. Cái giá cho cuộc vận hành này là do người dân Mỹ chịu thông qua việc đánh mất quyền lực mua bán. Như vậy, việc mở rộng nguồn cung tiền tệ và lạm phát sau đó sẽ không còn phụ thuộc vào lượng tiền thiếu hụt của liên bang. Miễn là có ai đó có mong muốn vay đồng đô-la Mỹ, tập đoàn ngân hàng sẽ có phương án tạo ra những đồng đô-la này theo cách đặc biệt nhằm mua bán trái phiếu của họ và bằng việc này, tiếp tục mở rộng nguồn cung tiền tệ.
Tuy nhiên, chúng ta không được quên rằng, một trong những nguyên quan trọng dẫn đến việc FED được thành lập là phải có một thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho Quốc hội tiêu tiền mà không cần dân chúng phải biết là khoản tiền đó đã được đóng thuế. Người dân Mỹ đã tỏ ra hoàn toàn dửng dưng đối với trò lừa đảo này, bằng chứng là họ không hiểu gì về cách thức vận hành của cơ chế Mandrake. Kết quả là, cho đến giờ đây, giao kèo giữa tập đoàn ngân hàng và các chính trị gia có chút gì đó rủi ro nguy cơ để biến đổi. Như vậy, giống một vụ việc thực tế, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang có thể tạo ra tiền pháp định nhằm trao đổi nợ thương mại và trái phiếu của các chính phủ nước ngoài, mối quan tâm chủ yếu của FED là tiếp tục cung ứng tiền cho Quốc hội.
Hàm ý của sự việc này là kiểu tư duy nước đôi. Ít nhất là cho đến giờ đây, vì nguồn cung ứng tiền tệ được gắn chặt với nợ quốc gia, nên thanh toán nợ sẽ khiến cho đồng tiền biến mất. Thậm chí việc làm giảm nghiêm trọng nguồn cung ứng tiền này cũng có thể khiến nền kinh tế trở nên lụn bại.[17] Như vậy, chừng nào FED còn tồn tại, chừng đó nước Mỹ sẽ phải còn mắc nợ.
Việc mua bán trái phiếu từ các chính phủ được thúc giục trong môi trường chính trị hiện tại của chủ nghĩa quốc tế. Nguồn cung tiền tệ của chúng ta được dựa trên các khoản nợ đang ngày càng tăng lên của họ cũng như của chúng ta và họ cũng sẽ không được phép trả nếu như buộc phải làm như vậy.
CÁC KHOẢN THUẾ THẬM CHÍ KHÔNG CẦN THIẾT
Thật bình thường nếu chính phủ Liên bang có thể hoạt động - thậm chí là với mức tiêu như hiện tại - mà không cần thu thuế từ bất cứ thứ gì. Tất cả những gì nó phải làm là tạo ra đồng tiền thông qua hệ thống Cục Dự trữ Liên bang bằng việc biến đổi các trái phiếu của mình. Trên thực tế, phần lớn tiền bạc mà chính phủ Liên bang giờ đây có được là bằng cách này.
Nếu như ý tưởng loại trừ cơ quan thuế vụ IRS nghe có vẻ như là một thông tin tốt lành, thì hãy nhớ rằng, lạm phát - kết quả từ việc biến đổi nợ - cũng chỉ là một khoản thuế như những thứ khác; tuy nhiên, đó là khoản thuế ngầm và do có ít người dân Mỹ hiểu được cách thức vận hành mà nó phổ biến nhưng mang tính chính trị nhiều hơn là thuế.
Lạm phát có thể được so sánh với trò chơi Cờ tỷ phú (Monopoly)[18], nơi các game thủ - nhân viên ngân hàng không có giới hạn đối với khoản tiền mà anh ta có thể phân bổ. Với mỗi lần ném con súc sắc, người chơi sẽ thu được dưới gầm bàn và mang theo một đống xu - thứ mà các game thủ phải sử dụng như là tiền. Nếu nhân viên ngân hàng cũng là một trong các game thủ - và trong thế giới thật của chúng ta, chuyện này cũng xảy ra y hệt vậy - thì rõ ràng, cuối cùng anh ta sẽ sở hữu hết tất cả tài sản. Nhưng, đồng thời, dòng tiền đang tăng lên sẽ cuốn ra khỏi người chơi và nhấn chìm họ. Khi lượng tiền nhiều lên, giá trị liên quan của của mỗi đồng xu sẽ ít đi và việc đấu giá cho bất động sản sẽ tăng lên. Trò chơi được đặt tên là Cờ tỷ phú cũng chính là theo lý do này. Cuối cùng, một người nắm giữ tất cả tài sản và những người khác sẽ phá sản. Nhưng đó chỉ là một trò chơi.
Tuy nhiên, thật đáng tiếc, đó không phải là một trò chơi trong thế giới thực. Nó là kế sinh nhai, là miếng ăn, là chốn nương thân của chúng ta. Nó tạo ra sự khác biệt nếu như ở đây chỉ có một người thắng cuộc và nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn nếu như kẻ thắng cuộc này giành được độc quyền đơn giản chỉ bằng việc tạo ra nguồn tiền cho tất cả mọi người.
NGUYÊN NHÂN THỨ TƯ NHẰM LOẠI BỎ HỆ THỐNG CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG
Xin đừng quên rằng, lạm phát chính là thuế. Hơn thế nữa, đó là khoản thuế bất hợp lý nhất bởi nó đánh nặng vào những người dân tằn tiện, sống bằng nguồn thu nhập cố định hoặc những nhóm người có mức thu nhập trung bình và thấp. Điều quan trọng ở đây là khoản thuế ngầm này sẽ được coi là không thể xảy ra nếu không có đồng tiền pháp định. Tiền pháp định ở Mỹ được tạo ra như là kết quả của Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang. Như vậy, thật xác đáng để nói rằng Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang chính là thể chế đẻ ra khoản thuế bất hợp lý nhất của chúng ta. Cả thuế và hệ thống này - hai thứ khiến cho vấn đề này tồn tại được - phải được xóa bỏ.
Các nhà nghiên cứu chính trị - những người cho phép quy trình biến đổi nợ quốc gia này thành tiền - và các chuyên gia nghiên cứu tiền tệ - những người thực thi qui trình đó - biết rằng đó không phải là nợ thực sự. Đó không phải là nợ thực sự bởi vì không một ai ở Washington thực lòng mong đợi việc thanh toán khoản nợ đó - không bao giờ. Mục đích kép của trò phù thủy này chỉ đơn giản là nhằm tạo ra tiền bạc đáp ứng nhu cầu thoải mái chi tiêu cho các chính trị gia, chẳng cần phiền phức tăng thuế trực tiếp mà vẫn có thể tạo ra nguồn vàng bất tận chảy vào túi các tập đoàn ngân hàng.
Vậy thì tại sao chính phủ liên bang lại buồn bực với khoản thuế này? Vì sao lại không hoạt động dựa vào khoản nợ được biến đổi này? Câu trả lời bao gồm hai phần. Thứ nhất, nếu làm như vậy, mọi người có thể bắt đầu muốn biết về nguồn gốc tiền bạc, và điều này có thể khiến họ tỉnh giấc khỏi cơn mộng mị để nhìn thấy một thực tế rằng lạm phát chính là thuế. Như vậy, ở một vài mức độ nào đó, các khoản thuế công khai sẽ kéo dài sự thiếu hiểu biết của người dân và việc thiếu hiểu biết này đóng vai trò cơ bản đối với sự thành công của hệ thống. Nguyên nhân thứ hai là các khoản thuế, cụ thể là thuế lũy tiến, trở thành vũ khí mà với chúng, những kẻ thiết kế xã hội chuyên nhìn đời bằng nửa con mắt (elitist) có thể tiến hành một cuộc chiến tranh đối với giai cấp trung lưu.
CÔNG CỤ CHO VIỆC THIẾT KẾ XÃ HỘI
Tờ American Affairs số ra tháng Giêng năm 1946 có đăng một bài báo của Beardsley Ruml, người lúc đó giữ chức chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang New York. Ruml đã nghĩ ra hệ thống tạm thu thuế tự động trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, và ông ta được coi như một nhân vật đủ tư cách để nói về bản chất và mục đích của thuế thu nhập liên bang. Đề tài của ông ta được gọi bằng tên của bài báo mà ông ta chính là tác giả: “Các khoản thuế thu nhập đã lỗi thời.”
Trong phần giới thiệu cho bài báo này, biên tập viên của tờ tạp chí đã tóm tắt quan điểm của Ruml như sau:
Luận đề của ông ta [Ruml] là căn cứ vào việc giám sát hệ thống ngân hàng trung ương và tiền tệ không thể chuyển đổi [tức là loại tiền tệ không được bảo đảm bằng vàng, chính phủ quốc gia có quyền hạn tối cao cuối cũng cũng thoát khỏi những lo lắng phiền muộn về tiền bạc và các nhu cầu không còn phụ thuộc vào các khoản thuế vì mục đích mang lại lợi nhuận cho mình. Vì thế, tất cả các khoản thuế phải được đánh giá từ quan điểm về hậu quả xã hội và kinh tế.[19]
Ruml giải thích rằng, vì giờ đây Cục Dự trữ Liên bang có thể tạo ra tất cả tiền bạc mà chính phủ cần từ không khí, có hai lí do để phải duy trì các khoản thuế. Lí do thứ nhất là nhằm chống lại sự gia tăng ở mức độ chung về giá cả. Lập luận của ông ta là khi có tiền trong túi, người dân sẽ sử dụng chúng để mua hàng hóa hoặc dịch vụ, và điều này sẽ làm tăng giá cả. Ông ta cho rằng, giải pháp sẽ là nhằm khéo léo “moi tiền” người dân thông qua việc đánh thuế và cho phép chính phủ tiêu khoản thuế này. Điều này cũng sẽ làm tăng giá cả, nhưng Ruml chọn cách không đi vào vấn đề này. Ông ta giải thích lý thuyết của mình bằng cách này:
Đồng đô-la mà chính phủ chi tiêu trở thành quyền lực mua bán trong tay những người nhận chúng. Đồng đô-la mà chính phủ nhận từ việc thu thuế không thể được chi tiêu bởi người dẫn, và như vậy, những đồng đô-la này không thể được sử dụng để mua mọi thứ hàng hóa có sẵn. Như vậy, các khoản thuế phải đóng chính là công cụ quan trọng nhất trong việc quản lý chính sách tài chính và tiền tệ.[20]
TÁI PHÂN BỔ CỦA CẢI
Theo Ruml, mục đích khác của hệ thống thuế là nhằm tái phân bổ lại của cải từ một nhóm người đối với những người khác. Điều này cần phải được thường xuyên thực hiện với danh nghĩa công bằng xã hội hoặc bình đẳng xã hội, nhưng mục tiêu thực là nhằm đứng lên trên thị trường tự do và đặt xã hội dưới tầm kiểm soát của các bậc thầy thiết kế xã hội. Ruml cho rằng:
Mục đích cơ bản thứ hai của thuế liên bang là nhằm giành được sự bình đẳng về tài sản và thu nhập hơn là do bởi sự vận hành của các nguồn lực kinh tế. Các khoản thuế có hiệu quả cho mục đích này được gọi là thuế thu nhập cá nhân lũy tiến, thuế bất động sản lũy tiến và thuế tặng phẩm. Những loại thuế này nên phụ thuộc vào chính sách công khai đối với việc phân bổ tài sản hoặc thu nhập đồng thời nên được ủng hộ và công kích về mặt hiệu quả đối với đặc điểm của đời sống người dân Mỹ chứ không phải như các phương tiện đo lường lợi nhuận.[21]
Như chúng ta đã thấy, Thượng nghị sĩ Nelson Aldrich chính là một trong những người tạo nên hệ thống Cục Dự trữ Liên bang. Không có gì là ngạc nhiên trong quan niệm về bản chất tập đoàn của hệ thống và các mức lãi suất tài chính. Aldrich cũng là một trong những nhân vật tài trợ chính cho thuế thu nhập liên bang. Hai “tác phẩm” vận hành cùng nhau như một cơ cấu tinh vi trong việc giám sát đời sống kinh tế và xã hội của cộng đồng.
Trong những năm gần đây xuất hiện một bằng chứng cho thấy rằng các bậc thầy thiết kế xã hội đang muốn rời bỏ bản thiết kế của Ruml. Chúng ta đã từng nghe về sự thỏa thuận tại Quốc hội lẫn Cục Dự trữ Liên bang về sự cần thiết của việc giảm chi phí nhằm giảm bớt sự gia tăng của nợ liên bang và lạm phát. Nhưng điều này chỉ là một dịch vụ đầu môi chót lưỡi. Một lượng lớn tiền bạc liên bang tiếp tục được tạo ra bởi cơ chế Mandrake, chi phí chính phủ tiếp tục phi mã so với các khoản thu thuế, và công thức của Ruml ngự trị ở cấp bậc cao nhất.
VIỆC MỞ RỘNG NGUỒN CUNG TIỀN TỆ DẪN TỚI HIỆN TƯỢNG CO HẸP LẠI
Trong khi sự thật là cơ chế Mandrake chịu trách nhiệm cho việc mở rộng nguồn cung tiền tệ, quy trình này vẫn vận hành theo trình tự ngược lại. Ngay khi được tạo ra lúc Cục Dự trữ Liên bang mua bán trái phiếu hoặc các công cụ nợ khác, tiền được thanh toán bởi việc bán các sản phẩm này. Khi các sản phẩm đó được bán đi, tiền được chuyển trở lại cho hệ thống Cục Dự trữ Liên bang và biến mất vào lọ mực hoặc vào chip máy tính - nơi chúng được tạo ra. Và như vậy, tác động thứ cấp - tác động tạo ra tiền bạc thông qua hệ thống ngân hàng thương mại - khiến cho quy trình này biến mất khỏi nền kinh tế. Hơn nữa, thậm chí nếu như Cục Dự trữ Liên bang không thận trọng co hẹp lại nguồn cung tiền tệ, hậu quả tương tự có thể xảy ra khi dân chúng quyết định kháng cự lại sự sẵn có của nguồn tín dụng và giảm nợ. Một người bình thường có thể bị kích thích vay tiền nhưng không thể bị ép buộc làm việc này.
Có nhiều yếu tố tâm lý liên quan trọng quyết định xem xét nợ - thứ có thể bù đắp cho sự sẵn có tiền bạc và mức lãi suất thấp: sự suy thoái của nền kinh tế, mối đe dọa về khả năng xảy ra sự hỗn loạn trong dân chúng, nỗi sợ hãi về nguy cơ chiến tranh treo lơ lửng, bầu không khí chính trị bất ổn định…Thậm chí ngay cả FED cũng có thể bơm tiền vào nền kinh tế bằng cách khiến cho nguồn tiền này dư dả, dân chúng vẫn có thể cản trở nguồn tiền này đơn giản bằng việc từ chối. Khi điều này xảy ra, các khoản nợ cũ không được thay thế bằng khoản nợ mới để thế vị trí, và tất cả số nợ của khách hàng và doanh nghiệp sẽ thu hẹp lại. Điều này có nghĩa là nguồn cung tiền tệ cũng sẽ thu hẹp lại vì ở nước Mỹ hiện đại, nợ chính là tiền. Và đây chính là sự mở rộng và thu hẹp của nguồn tiền tệ - một hiện tượng có thể không diễn ra nếu dựa trên luật cung cầu - đồng thời cũng chính là điều cơ bản nhất của mỗi một đợt bùng nổ và phá sản, điều gây ra tai hại cho loài người suốt hàng nghìn năm lịch sử.
Nói tóm lại, chúng ta có thể cho rằng đồng tiền hiện đại chính là trò đại lừa bịp được thực hiện bởi các thầy phù thủy trong lĩnh vực tài chính và chính trị. chúng ta đang sống trong thời đại tiền pháp định, và nên tỉnh táo để nhận ra rằng, mỗi một dân tộc trong lịch sử đã từng chấp nhận đồng tiền một cách ngẫu nhiên như vậy đều bị chính đồng tiền đó phá hủy nền kinh tế. Hơn thế nữa, không có gì trong hệ thống tiền tệ hiện tại của chúng ta có thể đưa ra bất cứ sự đảm bảo nào rằng chúng ta có thể được miễn nhiễm với vấn đề đó.
TỔNG KẾT
Đồng đô-la Mỹ không có giá trị thực. Nó chỉ là một ví dụ kinh điển của đồng tiền pháp định với số lượng không giới hạn và có thể được in ấn vô tội vạ. Giá trị cơ bản của đồng đô-la Mỹ nằm trong mong muốn của người dân là nó được chấp nhận và pháp lệnh tiền tệ cũng yêu cầu như vậy. Đúng là tiền tệ của chúng ta được tạo ra từ không khí, nhưng chính xác hơn khi nói rằng điều này được dựa trên nợ. Nguồn cung tiền tệ có thể biến thành nguồn dự trữ ngân hàng hay con chip máy tính nếu tất cả các khoản nợ được hoàn trả. Với hệ thống hiện hành này, các nhà lãnh đạo của chúng ta không thể cho phép giảm nợ quốc gia hay nợ người tiêu dùng. Mức lãi suất trên khoản vay được coi như một kiểu cho vay nặng lãi và điều này đã mang tính thể chế hóa dưới Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang. Cơ chế Mandrake mà theo đó, FED biến nợ thành tiền, có thể trở nên phức tạp nhưng điều này sẽ trở nên đơn giản nếu chúng ta nhớ lại rằng quy trình này không có ý định trở nên lô gíc mà có ý định làm đảo lộn và lừa dối mọi người, sản phẩm cuối cùng của Cơ chế này là sự mở rộng nguồn cung tiền tệ một cách giả tạo - điều được coi là hậu quả cơ bản do thuế ngầm - hay còn gọi là lạm phát - gây nên. Sự mở rộng này đã dẫn tới việc co hẹp nguồn cung tiền tệ và chúng đã tạo ra chu kỳ bùng nổ - phá sản - chu kỳ đã gây ra tác hại cho loài người trong suốt hàng nghìn năm lịch sử - bất cứ nơi đâu có sự tồn tại của đồng tiền pháp định.
PHỤ LỤC: CÁC CHƯƠNG TRÌNH XÓA BỎ NỢ
Vì các ngân hàng cho vay tiền nhưng không tồn tại trước khi có giao dịch nên nhiều con nợ đã kết luận rằng họ không có trách nhiệm thanh toán nợ. Đây chính là khái niệm bắt buộc trong quan điểm cho rằng ngân hàng và các giao dịch cho vay tín dụng thường khiến khách hàng nghĩ rằng họ đang vay tiền của một ai đó, và tại sao họ lại phải có nghĩa vụ thanh toán lãi suất. Trước tòa, các giao dịch này thường được xử như là trò gian lận và có nhiều công ty chào các dịch vụ xóa nợ. Bạn đọc có thể tham khảo đường dẫn sau đây để hiểu thêm về quan điểm của tác giả cuốn sách này đối với vấn đề nêu trên:
www.freedom-force.otg/freedom.cfm?fuseaction=issue.
Chú thích:
[1] Đồng tiền giấy Dự trữ Liên bang nằm trong kho Cục Ngân khố không trở thành tiền tệ cho đến khi chúng được đưa vào lưu hành nhằm đổi lấy tiền séc - loại tiền được tạo ra bởi khoản vay ngân hàng. Khi nằm trong kho mà không có tiền tạo ra từ nợ thay thế, về mặt kỹ thuật, tiền sẽ không còn là tiền nữa mà thực tế chỉ là mớ giấy lộn.
[2] Tôi cược là bạn nghĩ (I Bet You Thought), Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, trang 11.
[3] Sách đã dẫn, trang 19.
[4] Cơ chế tiền tệ hiện đại (Modem Money Mechanics), Ngân hàng Dự trữ Liên bang Chicago, trang 3.
[5] Tiền tệ, Tín dụng và tốc độ (Money, Credit and Velocity), Review, 5/1982, Tập 64, Số 5, Ngân hàng Dự trữ Liên bang của St. Louis, trang 25.
[6] IrvingFisher, 100% tiền tệ (100% Money) -New York: Adelphi, 1936, trang xxii.
[7] Nợ quốc gia (The National Debt), Cục Dự trữ Liên bang Philadelphia, trang 2,11.
[8] Hai mặt của nợ (Two face of Debt) - Ngân hàng Cục dự trữ Liên bang Chicago, tr. 33.
[9] Các tác phẩm của Thomas Jefferson (ne Writing of nomas Jefferson), Bản in của Thư viện (Washington: Jefferson Memorial Association, 1903), Tập XIII, trang 277-278.
[10] Brian L. Bex trích dẫn, Bàn tay vô hình (The Hidden Hand) - Spencer, Indiana: Owen Litho, 1975), trang 161. Thật đáng tiếc, Edison không hiểu được cả vấn đề. Ông ta phản đối chọi với việc chi trả lãi suất cho ngân hàng đối với tiền pháp định, trong khi lại không phản đối tiền pháp định của chính phủ. Ông ta chỉ phản đối lãi suất. Ông ta không nhìn thấy bức trạnh lớn hơn rằng ngay cả khi do chính phủ phát hành và không kèm lãi suất thì tiền phép định vẫn luôn là thế lực tàn phá nền kinh tế thông qua lạm phát, bùng nổ và phá sản.
[11] 10% này được dựa trên mức trung bình. FED yêu cầu mức dự trữ tối thiểu là 10% tiền gởi trên khoản $47,6 triệu nhưng chỉ 3% tiền gởi từ $7 triệu đối với số lượng này và không có bất cứ khoản dự trữ nào dưới mức này. Các khoản dự trữ bao gồm tiền mặt cất ở kho và tiền gửi ở Hệ thống dự trữ Liên bang.
[12] Ngân hàng phải trang trải các khoản vay với trái phiếu hoặc các tài sản chịu lãi suất khác nhưng không thu nhỏ hiệu ứng bội số tiền tệ của khoản tiền gửi mới.
[13] Trái phiếu nợ từ khu vực tư nhân và các chính phủ khấc cũng được sử dụng theo một cách thức, nhưng trái phiếu chính phủ thường được coi là công cụ cơ bản.
[14] Đây là trị số cực đại về lý thuyết. Trên thực tế, các ngân hàng hiếm khi có thể cho vay tất cả tiền bạc mà họ được phép tạo ra.
[15] Chỉ khoảng 11-15% nợ liên bang tại thời điểm này được Hệ thống Dự trữ Liên bang nắm giữ.
[16] Xem Chương 23.
[17] Với việc FED nắm giữ chỉ 7% nợ quốc gia, hiệu ứng sẽ bị phá hủy.
[18] Thuế doanh thu đã lỗi thời (Taxes for Revenue Are Obsolete) -Beardsley Rumi, American Affairs, Tháng Giêng 1946, trang 35.
[19] Beardsley Rumi, trang 36.
[20] Sách đã dẫn, trang 36.
Phần 3 - THUẬT GIẢ KIM MỚI - Chương 11
Các nhà giả kim cổ đại kiếm tìm một cách vô ích nhằm biến chì thành vàng. Các nhà giả kim hiện đại đã thành công trong cuộc tìm kiếm đó. Những viên đạn chì của cuộc chiến tranh đã mang lại nguồn vàng bạc vô tận cho các pháp sư - những kẻ kiểm soát cơ chế Mandrake. Thực tế gây sửng sốt cho thấy rằng, nếu thiếu khả năng tạo ra tiền pháp định, đa số các cuộc chiến tranh thời hiện đại sẽ chẳng thể xảy ra. Chừng nào mà cơ chế này còn được phép hoạt động, chừng đó các cuộc chiến tranh tương lai còn có thể xảy ra. Đây là câu chuyện nói về chủ đề này.
Chương 11
KẾ HOẠCH CỦA ROTHSCHILD
Sự trỗi dậy của gia tộc Rothschild ở châu Âu; Truyền thông của các nhà tài phiệt trong việc tạo ra lợi nhuận từ các bên tham chiến; Công thức mà theo đó, chiến tranh được biến đổi thành nợ và nợ biến đổi lại thành chiến tranh.
Chúng ta đã hiểu được về chủ đề tiền tệ và lịch sử vận hành của nó - sự vận hành được đạo diễn bởi các nhà nghiên cứu chính trị và tiền tệ. Bây giờ, chúng ta sẽ phải đi con đường vòng bên cạnh con đường thẳng và xem xét một số bối cảnh lịch sử từ các góc độ khác nhau. Khi chúng ta chuyển góc nhìn, bối cảnh này có thể khiến chúng ta có cảm giác rằng mình đang đi lạc đường, và bạn có thể tự hỏi rằng, không biết từ những điều trên có mối liên hệ nào đang diễn ra với Cục Dự trữ Liên bang. Tuy nhiên, hãy tin chắc rằng, mối liên hệ này có tất cả mọi thứ để thực hiện với FED và khi chúng ta quay trở lại với đề tài này, mối liên hệ đó sẽ trở nên rõ ràng hơn.
LỢI ÍCH CỦA CHIẾN TRANH
Vấn đề chủ yếu của chương này sẽ là về các lợi ích của chiến tranh và đặc biệt hơn là về khuynh hướng của những kẻ ngồi mát ăn bát vàng và tận thu lợi ích từ các chính phủ bị thao túng và lôi kéo vào các mối xung đột quân sự không phải vì lý do yêu nước mà vì mục đích tư lợi cá nhân. Cơ cấu điều phối quy trình này - vốn được thực hiện tốt trong quá khứ - giờ đây trở nên phức tạp hơn so với việc cho các chính phủ tham gia chiến tranh vay tiền và sau đó thu lãi suất cho dù cuộc chiến tranh chỉ là một phần của quy trình. Việc chi trả thực tế thường diễn ra dưới dạng thiên vị mang tính chính trị trên thương trường. Trong một bài viết vào năm 1937, nhà sử học người Pháp Richard Lewinsohn giải thích rằng:
Mặc dù thường được gọi là các nhà ngân hàng, những kẻ tài trợ cho các cuộc chiến tranh trong giai đoạn tiền tư bản … không phải là nhà ngân hàng theo nghĩa hiện đại của từ này. Không giống như các nhà ngân hàng hiện đại, những người kinh doanh tiền gửi với các khách hàng của mình [hoặc trong thời gian gần đây, tiền được tạo ra từ không khí bởi ngân hàng trung ương - E.G], nói chung là họ làm việc với của cải - thứ mà bản thân họ tích lũy được hoặc được thừa hưởng và sau đó cho vay với mức lãi suất cao. Như vậy, những kẻ liều mạng tài trợ cho chiến tranh chính là những kẻ giàu sụ.
Tuy nhiên, khi đồng ý tài trợ cho chiến tranh, những kẻ cho vay giàu có này không phải lúc nào cũng coi trọng mức lãi suất. Về vấn đề này, họ thường để cho “đối tác” hiểu được sự phục tùng ở mức độ cao của họ đối với các khách hàng đáng kính. Nhưng đổi lại, họ đảm bảo các đặc quyền của mình - những thứ có thể được biến đổi thành lợi nhuận công nghiệp hoặc thương mại, ví dụ như việc nhượng quyền khai mỏ, độc quyền kinh doanh hoặc nhập khẩu… Đôi khi, thậm chí họ còn được quyền chiếm đoạt các khoản thuế nào đó như là khoản tiền bảo đảm cho các khoản cho vay. Vì vậy, bản thân khoản cho vay đã mang trong mình nguy cơ có thực và thường không bao hàm nhiều lãi suất, mức lợi nhuận gián tiếp mới thực là khoản thu ấn tượng, và sự khoan dung của kẻ cho vay đã được đền đáp xứng đáng.[1]
ĐẾ CHẾ ROTHSCHILD
Không một cuộc tranh luận nào về ngân hàng, như bộ máy tài trợ cho các cuộc chiến tranh lại không đụng chạm đến cái tên Rothschild. Đó chính là Mayer Amschel Rothschild với câu trích dẫn: “Hãy cho tôi quyền phát hành và kiểm soát nguồn tiền tệ quốc gia, tôi sẽ chẳng cần quan tâm tới việc ai là người tạo ra luật pháp.”[2] Frederic Morton - một chuyên gia viết tiểu sử kết luận rằng gia tộc Rothschild đã “… chế ngự thế giới một cách triệt để hơn, gian trá hơn, và lâu dài hơn tất cả các hoàng đế La Mã trước đó hay Hitler sau này.”[3] Đế chế của Rothschild bắt đầu hình thành vào giữa thế kỷ 18 tại Frankfurt, Đức và do Mayer Amschel Bauer, con trai của một người thợ kim hoàn, lập nên. Mayer trở thành nhân viên của Ngân hàng Oppenheimer tại Hanover và leo lên chức Giám đốc (junior partner). Sau cái chết của ông bố, chàng thanh niên này trở về quê ở Frankfurt để tiếp tục việc kinh doanh của gia đình. Ngay ở cửa có treo một chiếc khiên với con đại bàng như là biểu tượng nhằm chứng thực ngày thành lập. Chiếc khiên màu đỏ trong tiếng Đức khi phát âm giống như roth schild, vì thế chàng thanh niên đã đổi tên từ Bauer thành Rothschild và bổ sung năm mũi tên trên vuốt của đại bàng nhằm biểu trưng cho năm người con trai của mình.
Gia tộc Rothschild bắt đầu khởi nghiệp khi Mayer tích lũy được kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực ngân hàng. Nhà Rothschild đã vượt qua được sự cạnh tranh nhờ vào sự nhạy bén trong kinh doanh của Mayer. Ngoài ra, sự hỗ trợ của năm người con trai thông minh hơn người - về sau đều là những ông chủ của các trung tâm tài chính quyền lực - cũng đóng vai trò quan trọng. Khi đủ lông đủ cánh và có khả năng học được trò ma thuật biến đổi nợ thành tiền, năm người con trai nhà Rothschild quyết định rời bỏ quê nhà ở Frankfurt và xây dựng mạng lưới kinh doanh bổ sung tại các trung tâm tài chính không chỉ của châu Âu mà còn tại các châu lục văn minh trên thế giới.
Suốt nửa đầu thế kỷ 19, thay mặt các chính phủ Anh, Pháp, Prussia, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Naples, Bồ Đào Nha, Brazil và các bang khác của Đức cũng như các quốc gia nhỏ bé khác, họ chính là những nhà ngân hàng nhỏ của vua chúa châu Âu. Họ thực hiện những khoản đầu tư lớn thông qua các đại diện của mình trên thị trường các quốc gia như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Cuba và Úc. Họ là những nhà tài trợ cho Cecil Rhodes[4] và tạo điều kiện cho ông ta thiết lập một đế chế độc quyền tại các mỏ vàng của Nam Phi. Họ cũng được kết nối với hãng chế tác kim cương De Beers.[5]
Chuyên gia viết tiểu sử Derek Wilson chỉ ra rằng:
Những ai bài bác hoặc phỉ báng gia tộc Rothschild vì ảnh hưởng “xấu xa” của họ cũng đều có vô số lý lẽ cho sự giận dữ và mối lo âu của mình. Cộng đồng ngân hàng thường lập ra “giai cấp thứ năm” (fifth estate)[6] - tổ chức mà trong đó, dưới sự kiểm soát của họ đối với các khoản chi tiêu, các thành viên buộc phải tác động đến các sự kiện quan trọng. Nhưng cho đến lúc này, gia tộc Rothschild là một đế chế có quyền lực mạnh hơn bất cứ thế lực nào khác trước đó với việc điều khiển nhiều nguồn của cải. Đó là một đế chế mạnh tầm quốc tế và hoàn toàn độc lập. Các chính phủ hoàng gia đã tỏ ra lo lắng về gia tộc này vì đó là con ngựa bất kham mà họ thì không thể kiểm soát được nó. Cộng đồng xã hội thì tỏ ra căm ghét gia tộc này vì nó không hợp với dân chúng. Những người ủng hộ chủ nghĩa hợp hiến thì phẫn nộ vì khả năng giấu mình một cách cao siêu của gia tộc này.[7]
Đương nhiên, những điều bí mật này là điều cơ bản đối với sự thành công của âm mưu và gia tộc Rothschild đã hoàn thiện nghệ thuật này. Và bằng cách giấu mình như vậy, gia tộc này có thể tránh cơn thịnh nộ của công chúng. Wilson nói rằng:
Khả năng giấu mình cao siêu chính là nét đặc trưng trong hoạt động chính trị của gia tộc Rothschild. Họ ít khi xuất hiện trong các cuộc tranh luận công khai về các vấn đề quan trọng. Họ cũng chẳng bao giờ ló dạng đến văn phòng chính phủ. Thậm chí sau này, khi bước chân vào Quốc hội, một số thành viên trong năm anh em nhà họ cũng không dễ dàng nhận ra trong cuộc họp nghị viện của London, Paris hay Berlin. Tất cả họ chỉ muốn thực hiện những trọng trách chính trong ngày như cấp hoặc rút vốn, cung cấp dịch vụ cho các chính khách hoặc tác động tới các quan chức cao cấp và giao dịch hàng ngày với những nhân vật ra quyết định.[8]
CỦA CẢI LẬU
Cuộc chiến tranh tiếp diễn ở châu Âu tạo ra vô vàn cơ hội tuyệt vời cho việc gặt hái lợi nhuận từ việc buôn lậu các loại hàng hóa tiêu dùng khan hiếm qua các cuộc phong tỏa quân sự. Kể từ khi gia tộc Rothschild tài trợ cho cả hai chiến tuyến và được biết đến với khả năng tạo ra ảnh hưởng chính trị lớn lao, chỉ cần một dấu hiệu nhỏ hình chiếc khiên đỏ trên túi da, tàu chở hàng hay cờ tàu thủy là người giao dịch hoặc tàu của họ có thể đi qua tất cả các điểm kiểm soát quân sự. Việc miễn trừ kiểm soát đối với anh em nhà Rothschild cho phép họ giao dịch thoải mái trên thị trường chợ đen đang đói khát các mặt hàng vải vóc, sợi, thuốc lá, cà phê, đường và bột chàm; và họ tha hồ tự do đi lại giữa biên giới các quốc gia Đức, Scandinavia, Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh và Pháp.[9] Sự bảo trợ của chính phủ chính là một lợi ích gián tiếp giúp tạo ra lợi nhuận thương mại - khoản lợi nhuận còn cao hơn nhiều so với lãi suất mà họ nhận được từ các khoản cho vay của chính phủ.
Sự thật là trên đời này, khoản thua thiệt của người này đôi khi lại là sự thắng lợi của kẻ khác. Và thậm chí, một trong những chuyên gia viết tiểu sử thân thiện nhất cũng phải thừa nhận rằng, trong hơn hai thế kỷ, gia tộc Rothschild đã thu được nguồn siêu lợi nhuận từ các cuộc chiến tranh và suy thoái kinh tế.
NAPOLEON VÀ CÁC NHÀ TÀI PHIỆT NGÂN HÀNG
Nếu như một bức tranh đáng giá hàng ngàn lời thì một ví dụ chắc chắn phải đáng giá hàng chục lời giải thích. Ở đây không có một ví dụ nào thú vị hơn cuộc chiến tranh kinh tế được tiến hành bởi các nhà tài phiệt của châu Âu trong thế kỷ 19 chống lại Napoleon Bonaparte. Đó là một sự kiện dễ bị lãng quên nhất của lịch sự, rằng Napoleon đã khôi phục lại luật pháp và trật tự cho nước Pháp vốn hỗn loạn trước cuộc cách mạng đồng thời tập trung không phải vào cuộc chiến tranh mà vào việc thiết lập hòa bình và cải thiện các điều kiện kinh tế. Ông ta nóng lòng muốn đưa đất nước và nhân dân thoát khỏi cảnh nợ nần cũng như sự giám sát của các nhà tài phiệt ngân hàng. Trong cuốn Chế độ quân chủ hay quyền lực tiền bạc (Monarchy or Money Power), R.McNair Wilson đã nói rằng:
Luật do Napoleon ban hành quy định rằng, không được xuất khẩu tiền ra khỏi nước Pháp vì bất cứ lý do gì, ngoại trừ có sự đồng ý của chính phủ và rằng trong bất kể hoàn cảnh nào cũng không được thực hiện các khoản vay nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu hiện hành… Napoleon nhấn mạnh: “Người ta chỉ phải cân nhắc các khoản vay sẽ dẫn tới đâu để nhận diện mối nguy hiểm của chúng. Như vậy, tôi chẳng có gì liên quan đến chúng [các khoản nợ] và sẽ luôn phản đối chúng.
Mục tiêu của Napoleon là nhằm rút quyền lực ra khỏi nguồn tài chính nhằm ngăn cản Chính phủ như chính ông ta đã từng ngăn cản Chính phủ của vua Louis XVI. Napoleon cho rằng, khi dựa vào tiền bạc của các nhà tài phiệt, Chính phủ khó có thể kiểm soát được tình thế vì đã trót hành xử theo kiểu “tay đưa tay nhận”…
“Đồng tiền không có Tổ quốc, các nhà tài phiệt chính là những kẻ không có lòng yêu nước và cũng chẳng phải là những quân tử lịch thiệp gì; mục đích duy nhất của họ chỉ là lợi nhuận.”[10]
Ngón đòn đầu tiên của Napoleon nhằm chống lại ngân hàng là nhằm thiết lập Ngân hàng độc lập Pháp mà ông ta là chủ tịch. Nhưng ngân hàng này không được tín nhiệm và nguồn vốn của chính phủ cũng không bao giờ đổ vào đây. Tuy nhiên, ngân hàng này từ chối vay tiền từ chính phủ và điều này gây ra sự lo lắng cho các nhà tài phiệt. Thực tế, đối với họ, điều này là hỗn hợp của các thông tin xấu và tốt. Thông tin xấu là họ phủ nhận lợi ích của các khoản thanh toán hoa hồng cho các loại tiền kim loại. Thông tin tốt là, không cần viện đến nợ, họ vẫn tin chắc rằng Napoleon không thể bảo vệ mình về mặt quân sự. Wilson tiếp tục cho rằng:
Các nhà tài phiệt ngân hàng hy vọng sẽ khiến cho Napoleon suy sụp. Không ai tin rằng ông ta có thể tài trợ cho chiến tranh ở quy mô lớn mà bản thân ông ta thì bị cản trở không được nhận tiền giấy do sự phá hủy tín phiếu Axinha (Assignat).[11] Vậy ông ta lấy nguồn vàng bạc tối cần thiết ở đâu để có thể chu cấp cho cả đội quân hùng mạnh như vậy? Pitt [Thủ tưởng Anh] hy vọng vào sự liên minh của Anh, Áo, Reussia, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Điển và một số bang nhỏ khác. Khoảng 600.000 trai tráng đã tham gia. Tất cả nguồn lực của cải của nước Anh - hoặc cũng có thể nói của cải của thế giới - được đổ vào lực lượng hùng mạnh này. Một người đảo Corse có thể tập hợp được 200.000 người không? Anh ta có thể trang bị vũ khí cho đội quân đó hay không? Anh ta có thể nuôi được cả một đội quân như thế không? Nếu những viên đạn chì đã không hạ được anh ta thì những viên đạn vàng sẽ kết thúc mọi chuyện. Giống như những người khác, ông ta sẽ buộc phải ngả mũ vay tiền và chấp nhận các điều kiện của các nhà tài phiệt ngân hàng…
Ông ta không thể thò tay vào khoản tiền 2.000.000 bảng Anh, trong khi Kho bạc trở nên trống rỗng và nguồn cung tiền kim loại của quốc gia cũng rỗng tuếch. London nóng lòng xem thử bài toán sẽ được giải như thế nào.[12]
Napoleon giải bài toán nát óc này khá đơn giản bằng việc bán đi một số đất đai của mình. Những người Mỹ điên khùng đó đã trả cho ông ta 3.000.000 bảng Anh để lấy cái đầm lầy rộng lớn có tên là Louisiana.
KẾ HOẠCH PHÁ HỦY NƯỚC MỸ
Napoleon không cần chiến tranh, nhưng ông ta biết rằng những kẻ thống soái ngành tài chính châu Âu sẽ không chịu hòa bình - trừ phi họ buộc phải chung sống trong hòa bình bằng sự bại trận của các chế độ bù nhìn dưới trướng hoặc trừ phi bằng cách này hay cách khác, điều đó mang lại cho họ lợi thế về tiền bạc. Trong động thái theo đuổi chiến thuật lợi thế về tiền bạc, Napoleon đã đe dọa sẽ khống chế Hà Lan, quốc gia sau này nằm dưới quyền điều phối của Vua Louis - anh trai Napoleon. Napoleon biết rằng Hà Lan ngập trong nợ nần mà chủ nợ không ai khác chính là các nhà tài phiệt Anh. Nếu Hà Lan được sáp nhập vào Pháp, khoản nợ này sẽ không bao giờ được trả lại cho các nhà tài phiệt. Và vì thế Napoleon đã đề nghị với các nhà tài phiệt Anh rằng, nếu họ thuyết phục Chính phủ Anh chấp nhận hòa bình với Pháp, ông ta sẽ đồng ý để Hà Lan được yên.
Pierre-Cesar Labouchere - một nhà tài phiệt - được Hà Lan cử đi làm nhiệm vụ chủ trì các cuộc thương thảo, ngoài ra còn có Francis Baring - bố vợ của Labouchere đồng thời cũng là một nhà tài phiệt ngân hàng. Mặc dù đây là một đề xuất hấp dẫn đối với các nhà tài phiệt ngân hàng, ít nhất dựa trên nền tảng cơ sở các điều khoản ngắn hạn, song điều này vẫn chưa phù hợp với bản chất của họ nhằm từ bỏ các khoản lợi nhuận khổng lồ mà chiến tranh và chủ nghĩa trọng thương mang lại. Vì thế, họ rà soát lại đề xuất này, nhằm tính đến một kế hoạch mà nhờ đó, cả Anh lẫn Pháp đều có thể kết hợp lực lượng để phá hủy nước Mỹ độc lập nhằm đưa lại một nửa quốc gia này về dưới sự thống trị của Anh. Kế hoạch lạ thường do Ouvrard - một nhà tài phiệt Pháp - nghĩ ra, kêu gọi một cuộc tấn công chiếm đóng bằng vũ trang với sự phân chia chiến lợi phẩm. Nước Anh có thể nhận được các bang phía bắc, kết hợp với Canada, trong khi các bang miền nam có thể thuộc về Pháp. Napoleon bị cám dỗ bởi lời hứa hẹn phong tước “Vua nước Mỹ”. McNair Wilson viết rằng:
Ngày 21/3, Labouchere viết cho Baring với một lưu ý cho [ngoại trưởng Anh] Wellesley được Ouvrard đọc cho chép rằng:
Từ một người chiến thắng, ông ta [Napoleon] trở thành người bảo quản; kết quả đầu tiên của cuộc hôn nhân với Marie Louis sẽ là những gì mà ông ta sẽ đề xuất hòa bình cho nước Anh. Điều này là vì lợi ích quốc gia (có nghĩa là lợi ích của nước Anh), nghĩa là sẽ có quyền làm chủ mặt biển; ngược lại, nước Pháp sẽ tiếp tục “quan tâm” tới chiến tranh vì chiến tranh cho phép quốc gia này mở rộng biên giới đến vô hạn với quân đội hùng mạnh. Tại sao nội các Chính phủ Anh lại không đề xuất với Pháp kế hoạch phá hủy Hoa Kỳ và bằng việc biến nước này thành một quốc gia phụ thuộc vào Anh thuyết phục Napoleon cho vay các khoản viện trợ của mình nhằm hủy hoại sự nghiệp của vua Louis XVI? Đó là quyền lợi của Anh nhằm ký kết hòa bình và tâng bốc hư danh của Napoleon bằng việc thừa nhận công sức và địa vị uy quyền của ông ta.
Thật đáng tiếc là Napoleon đã phát hiện ra âm mưu đang được thực hiện và đã kịp phản đối kịch liệt kế hoạch hiệp lực chống phá nước Mỹ. Ông đã ra lệnh bắt Ouvrard, sa thải và đày ải Fouche và sau đó cho in một câu chuyện về cảnh khốn cùng của Wellesley và Baring.[13]
Không thể kết luận rằng Napoleon là một người mẫu mực về đạo đức hoặc một chiến sĩ bảo vệ đồng tiền chân chính. Sự phản đối của ông ta đối với các nhà tài phiệt ngân hàng là bởi ông ta lo rằng quyền lực tiền tệ của các nhà tài phiệt này có khả năng đe dọa chủ quyền chính trị của bản thân ông ta. Ông ta cho phép họ có quyền hành tự do khi phụng sự mục tiêu của bang. Sau đó, khi nhu cầu tài trợ quân sự giảm xuống, ông ta lên án họ vì đã để xảy ra thua lỗ và nhân danh nhân dân, tước hết những thứ này từ họ. Nếu chống đối, các nhà tài phiệt ngân hàng có thể bị tống vào tù.
Và như vậy, sơ đồ cuộc chiến đã được phác thảo. Napoleon phải bị tiêu diệt bằng bất cứ giá nào. Để làm được điều này, Ngân hàng Anh đã tạo ra một lượng lớn tiền pháp định nhằm mục đích cho chính phủ vay để tài trợ cho quân đội hùng mạnh. Một lượng vàng nhất định đã chảy ra khỏi biên giới đất nước để tài trợ cho các quân đội Nga, Prussia và Áo. Nền kinh tế loạng choạng trong cơn nợ nần chiến tranh, và những người dân thấp cổ bé họng phải gồng mình trả thuế trong căm phẫn mà không hiểu vì sao. Wilson kết luận rằng:
Các nhà tài phiệt ngân hàng đã thắng. Louis XVIII đã phục hồi lại vũ khí đạn dược cũng như nền ngoại giao của nước Anh. Các khoản cho vay đã được sử dụng tùy ý, mặc dù Napoleon đã tạo ra cho nước Pháp một sự cân bằng về tín dụng.
Một năm sau, người đàn ông mà bất cứ nhà tài phiệt nào ở châu Âu cũng gọi là kẻ “tiếm quyền” đã lấy lại được ngai vàng với 800 đệ tử mà không cần tốn một viên đạn. Trong trường hợp này, ông ta không có một lựa chọn nào ngoại trừ việc đề xuất một khoản vay cho việc bảo vệ nước Pháp. Thành phố London (The City of London) [thủ phủ của ngành ngân hàng] đã cung cấp cho ông ta 5.000.000 bảng Anh. Với khoản tiền này, ông ta đã có điều kiện để trang bị cho quân đội nhưng rốt cuộc đã bại trận trong cuộc chiến Waterloo với Công tước Wellington.[14]
THÙNG VÀNG CHO CÔNG TƯỚC WELLINGTON
Một trong những tình tiết bí mật thú vị nhất được lưu giữ bởi các nhà viết tiểu sử Rothschild có liên quan đến việc chở lậu một tàu vàng nhằm tài trợ cho Công tước Wellington - người từng tìm cách nuôi dưỡng và trang bị vũ khí cho quân đội ở Bồ Đào Nha cũng như ở miền núi Pyrenees giữa Tây Ban Nha và Pháp.
Không hẳn là Wellington có khả năng đánh bại Napoleon trong trận chiến tới, và Công tước đã cố gắng hết sức để nài ép nhằm thuyết phục các nhà tài phiệt ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chấp nhận lời hứa bằng văn bản rằng ông sẽ hoàn trả khoản tiền vay, ngay cả khi những lời hứa đó được chính phủ Anh chính thức bảo lãnh. Những đồng tiền này đã bị coi thường và Wellington chỉ còn biết hy vọng vào tiền vàng. Nathan Rothschild đã đề xuất các dịch vụ của mình cũng như của các anh mình. Với bộ máy buôn lậu hiệu quả hoạt động khắp châu Âu, Nathan có khả năng đề xuất các điều kiện tốt hơn nhiều cho Wellington trong khi vẫn tạo ra được lợi nhuận. Tuy nhiên, để thực hiện điều này, vàng phải được vận chuyển bí mật. Frederic Morton đã mô tả cảnh này như sau:
Ở đây chỉ có một con đường vận chuyển tiền mặt: thông qua chính quân đội của Anh Pháp đang chiến đấu. Đương nhiên, bộ máy thoát khỏi sự phong tỏa của Rothschild đã vận hành một cách xuất sắc tại lãnh thổ các nước Đức, Scandinavia và Anh, thậm chí ở Tây Ban Nha và miền Bắc nước Pháp. Nhưng bộ máy mới vô cùng xảo quyệt lại là điều cần thiết trong nguồn lực của Napoleon. Xuất hiện Jacob - từ nay về sau được gọi là James - chính là người con trai út của Mayer.[15]
James mới 19 tuổi nhưng đã được ông bố truyền hết công phu mánh khóe lừa bịp. Anh chàng tới Paris với hai nhiệm vụ cùng lúc. Trước hết, anh ta cần phải cung cấp cho các cơ quan chức năng của Pháp các bản báo cáo giả về tình trạng chuyển động vàng của Anh, đương nhiên là các bản báo cáo này có “pha” thêm một chút sự thật cốt sao nghe thuyết phục. Anh ta đệ trình cho chính phủ các bức thư giả mạo với các thông tin chỉ ra rằng, chính phủ Anh đang tạm ngưng việc lưu thông vàng vào Pháp. Mánh khóe có hiệu lực khi các cơ quan chức năng của Pháp khuyến khích cộng đồng tài chính chấp nhận vàng của chính phủ Anh và biến đổi thành các tín phiếu ngân hàng mang tính thương mại. Thứ hai, James làm việc với tư cách là một điểm kết nối cơ bản trong đường dây tài chính nối liền giữa London và Pyrenees. Anh ta có nhiệm vụ phải điều phối việc đưa vàng vào Pháp, chuyển đổi chỗ vàng này thành tín phiếu ngân hàng Tây Ban Nha đồng thời điều phối sự chuyển động của các tín phiếu này trên hành trình đến với Wellington. Anh ta làm tất cả việc này với tài khéo léo đến kinh ngạc, nên nhớ là tuổi đời anh ta vẫn còn rất trẻ. Morton đã đưa ra nhận định như thế này:
Trong khoảng vài trăm giờ đồng hồ, cậu con trai út của Mayer không chỉ nhận được số vàng từ Anh quốc vận chuyển qua Pháp mà còn tạo ra ảo tưởng tài chính cho Napoleon. Cậu con trai 19 tuổi của nhà Rothschild đã đánh lừa chính phủ hoàng gia khiến chính phủ này phải chấp thuận quy trình giúp đỡ anh ta phá hủy nó…
Cỗ máy của gia đình này bắt đầu chuyển động. Nathan cho chở một thuyền đầy tiền ghinê (đồng tiền vàng ngày xưa của Anh, có giá trị tương đương 21 silinh), vàng thỏi Bồ Đào Nha, vàng khai thác từ London của Napoleon dọc theo eo biển Măng Sơ. James chuyển đổi các kim loại quý này thành tín phiếu ngân hàng. Ở phía Nam thủ đô Tây Ban Nha, Kalmann [một người con trai khác của Mayer] tiếp quản các tín phiếu này với các phiếu biên nhận của Wellington trong tay. Salomon [một người con trai khác] hiện diện khắp nơi để xử lý sự cố, đảm bảo rằng các điểm trung chuyển đã bị khuyếch tán nhằm che mắt Pháp. Amschel cát cứ ở Frankfurt và giúp cha tuyển nhân sự cho các văn phòng chính.[16]
Những năm sau đó, trong một buổi tiệc, Nathan tình cờ nói về tình tiết này đơn thuần chỉ như một phần nghiệp vụ kinh doanh hàng ngày tốt đẹp như sau:
Công ty Đông Ấn [The East India Company] có một lượng vàng trị giá 800.000 bảng Anh để bán. Tôi đã mua hết chỗ vàng này. Tôi biết Công tước Wellington muốn phải có được số vàng này. Tôi đã bán số vàng này cho chính phủ nhưng họ đã không biết làm thế nào để nhận cho Công tước Willington ở Bồ Đào Nha. Tôi nhận làm tất cả và gửi chỗ vàng này qua ngả Pháp. Đây là phi vụ béo bở mà tôi từng thực hiện.[17]
TRẬN WATERLOO
Kết quả cuối cùng của trận Waterloo giữa Wellington và Napoleon là cốt yếu đối với châu Âu xét về cả khía cạnh chính trị lẫn kinh tế. Nếu Napoleon chiến thắng, nền kinh tế của nước Anh sẽ lâm nguy hơn bao giờ hết. Quốc gia này không những mất đi quyền lực và hình ảnh của mình trên trường quốc tế mà ngay tại đất nước mình, thần dân của họ rất bất bình về sự mất mát tài chính của bản thân trong thời gian diễn ra chiến tranh. Như vậy, tại thị trường chứng khoán London, nơi trái phiếu chính phủ Anh được giao dịch với các cổ phiếu khác, mọi người đang nóng lòng chờ đợi tin tức chiến trường.
Ai cũng biết rằng gia tộc Rothschild sử dụng một người chuyên đưa thư riêng - người không chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển vàng và các tài sản hữu hình khác mà còn chịu trách nhiệm chuyển tin tức hữu ích cho các quyết định đầu tư. Như vậy, mọi người mong đợi rằng Nathan lúc này đang ngồi tại sở Giao dịch chứng khoán London sẽ là nhân vật đầu tiên biết được danh tính của người chiến thắng trong trận đánh Waterloo. Và mọi người đã không thất vọng. Tin tức đầu tiên về chiến thắng của Wellington đã vang tới Brussels vào giữa đêm 18/6/1815, nơi Rothworth - một đại diện của gia tộc Rothschild - đang ngóng đợi. Ngay lập tức, anh ta phi ngựa như bay về phía cảng Ostend, nơi có chiếc thuyền đợi sẵn và lập tức nhổ neo đi về phía eo biển Măng Sơ. Tờ mờ sáng ngày 20/6, người đưa tin mệt mỏi đặt chân trước cửa nhà Nathan, nghĩa là sớm hơn 24 giờ trước khi Major Henry Percy - người đưa tin của công tước Wellington - về đến nhà.
Ít nhất một chuyên gia viết tiểu sử đã nhận xét rằng, hành động đầu tiên của Nathan là chuyển giao tin tức cho Thủ tướng, nhưng các quan chức chính phủ lại do dự không tin vào nguồn thông tin này vì nó ngược với các báo cáo mà họ nhận được trước đó dự báo về sự thất bại của quân Anh. Và không còn nghi ngờ gì nữa, hành động thứ hai của Nathan trong buổi sáng này là khống chế thị trường chứng khoán nhằm hiểu được vị thế trụ cột của mình.
Mọi cặp mắt đổ dồn vào Nathan trong khi ông ta ngồi sụp xuống một cách chán nản, mắt dán xuống sàn nhà. Sau đó, ông ta liếc mắt nhìn các cộng sự lúc này đang đứng gần đó với ám hiệu ra lệnh bán. Tiếng thì thầm lan khắp phòng “Nathan bán hả?” “Nathan đang bán!”, “Chắc hẳn Wellington thua rồi.” “Trái phiếu chính phủ của chúng ta sẽ không bao giờ được chi trả nữa.” “Bán đi ngay. Bán. Bán!”
Giá cổ phiếu giảm xuống, và Nathan lại bán ra. Giá lao dốc không phanh, Nathan vẫn bán. Cuối cùng, khi giá đã chạm đáy, bằng một cử chỉ nhanh nhẹn, Nathan ra lệnh vét sạch toàn bộ thị trường trái phiếu chính phủ. Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, Nathan đã sở hữu tất cả phiếu nợ của chính phủ Anh.
SIDONIA
Vào năm 1844, Benjamin Disraeli, Thủ tướng Anh, đã viết một cuốn sách có tên gọi là Coningsby (còn có tên gọi khác là The New Generation - Thế hệ mới). Đây là một tiểu thuyết chính trị trong đó tác giả thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề hiện đại. Một trong những nhân vật chính của cuốn sách là nhà tài phiệt có tên Sidonia, nhưng mỗi một chi tiết trong hành động của Sidonia lại là bản sao của Rothschild, người mà Disraeli vô cùng ngưỡng mộ. Dưới cái vỏ tiểu thuyết, chúng ta biết được về việc di cư của gia tộc Rothschild từ Đức, mối quan hệ gia tộc và ngân hàng trên khắp lãnh thổ châu Âu, vai trò chủ chốt của Rothschild đối với việc cung cấp vàng cho Wellington cũng như hành động táo bạo về tài chính của ông ta sau trận Waterloo. Disraeli đã viết như thế này:
Châu Âu phụ thuộc vào tiền, và Sidonia chuẩn bị sẵn sàng để cho châu lục này vay tiền. Nước Pháp cũng cần một số tiền, Áo cần nhiều hơn; Phổ cần một ít; Nga cần vài triệu. Sidonia có thể cung cấp cho tất cả các quốc gia này…
Không khó để hình dung rằng, sau khi theo đuổi con đường sự nghiệp, Sidonia trở thành một trong những nhân vật tai to mặt lớn của châu Âu. Ông ta đã đặt anh trai mình hoặc một người họ hàng gần vào vị trí mà ông ta có thể phó thác tiền bạc, vốn liếng. Ông ta là chúa tể của thị trường tiền tệ thế giới, và đương nhiên, là chúa tể của tất cả mọi thứ trên đời này. Ông ta nắm giữ lợi nhuận của vùng nam Ý; và các quốc vương cùng các vị đại diện chính phủ của tất cả các quốc gia thì tìm cách tranh thủ lời khuyên của ông ta.[18]
Những gì mà Disraeli không thổi phồng đều được chính những lời ba hoa khoác lác của Rothschild minh họa rõ nét. Khi được Cục Ngân khố Hoa Kỳ tiếp cận tại Paris vào năm 1842 với yêu cầu cho chính phủ Mỹ vay tiền, ông ta đã trả lời thẳng thắn rằng: “Các ngài đã nhìn thấy một người đứng vị trí đầu tàu cho các vấn đề tài chính của châu Âu.”[19]
Trên đời này luôn có những người đứng đúng vị trí của mình để làm giàu nhờ vào việc hợp tác với cả hai bên trong cuộc chiến. Gia tộc Rothschild cũng không là ngoại lệ, nhưng chắc chắn là họ đã hoàn thiện nghệ thuật này và trở thành hiện thân của dòng dõi đó. Họ không nhất thiết phải là những kẻ xấu xa về đạo đức. Những gì khiến họ bận tâm không phải là các vấn đề đúng hay sai mà là lời hay lỗ. Sự dửng dưng mang tính phân tích này đối với sự chịu đựng của nhân loại được mô tả một cách phù hợp bởi một thành viên trong gia tộc Rothschild: “Khi các đường phố Paris xảy ra đổ máu, tôi sẽ mua vào trái phiếu.”[20] Họ có thể có quyền cồng dân ở quốc gia mà họ sinh sống, nhưng lòng yêu nước thì đã vượt ra ngoài phạm vi giới hạn của sự nhận thức của họ. Họ là những con người cực kỳ thông minh, nếu không muốn nói là xảo trá và những tính cách này kết hợp với các nét đặc điểm đã khiến họ trở thành mô hình chủ chốt của những kẻ theo chủ nghĩa thực dụng, những người thống soái thế giới chính trị và tài chính ngày nay. Disraeli đã mô tả một cách cụ thể loại người này khi nói về Sidonia:
Ông ta là một người không gây được cảm tình. Có vẻ thô bỉ nếu nói ông ta là một kẻ ác nhân vì ông ta khá nhạy cảm với những xúc cảm mạnh, tuy nhiên, đó lại không phải là những xúc câm của con người… Mọi người không bao giờ giao tiếp với ông ta. Với ông ta, đàn bà chỉ là trò chơi, còn đàn ông thì chỉ là một cỗ máy.[21]
Có vẻ như sự thiếu vắng lòng yêu nước và cách nhìn nhận sự việc với cái đầu lạnh mang tính phân tích đã giúp các nhà tài phiệt tránh được việc cho chính phủ vay tiền, đặc biệt là các chính phủ nước ngoài. Những người vay cá nhân có thể sẽ phải hầu tòa và tài sản của họ có thể bị sung công. Nhưng các chính phủ kiểm soát việc sử dụng hợp pháp nguồn lực. Họ mới là các quan tòa. Mới là cảnh sát. Ai sẽ là người chiến hữu tài sản của họ? Câu trả lời là chính phủ khác. Nói về tiền lệ hiện đại có liên quan của nguyên tắc này, Ron Chernow giải thích rằng:
Liên minh mới [giữa các nhà nghiên cứu tiền tệ và chính trị] có lợi thế tương hỗ. Washington cần khai thác quyền lực tài chính mới nhằm buộc các chính phủ nước ngoài mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ hoặc thông qua các chính sách thân Mỹ. Đổi lại, các ngân hàng cần các đòn bẩy nhằm thúc đẩy việc trả nợ và tiếp nhận các thế lực cảnh sát của chính phủ tại các khu vực xa xôi. Mối đe dọa từ việc can thiệp quân sự là phương tiện xuất sắc mà qua đó có thể đẩy nhanh tốc độ trả nợ. Khi Kuhn, Loeb xem xét khoản vay được ủng hộ bởi các khoản thu thuế cấp cho cộng hòa Dominica, Jacob Schiff dò hỏi một cộng sự người London của mình là Ernest Cassel, “Nếu họ không trả thì ai sẽ là người đi thu các khoản thuế này?” Cassel trả lời: “Đội quân lính thủy đánh bộ của Ngài và của chúng tôi.”[22]
Một trong những bài toán nát óc của lịch sử là vì sao các chính phủ thường xuyên lâm vào cảnh nợ nần và ít khi muốn trả “một cục” cho chủ nợ. Câu trả lời là các vị chúa tể hay các chính trị gia không đủ dũng khí để đánh thuế các thần dân của mình với những khoản lớn như vậy - những khoản mà có thể cần đến cho mỗi cuộc dàn xếp. Và như vậy, ở đây còn có một câu hỏi sâu hơn nữa là vì sao các khoản chi lại thường cao trong vị trí đầu tiên.
Căn cứ vào tâm tính của các vị chúa tể tài chính trên thế giới, như Disraeli đã mô tả họ, có thể hiểu được ràng, một chiến lược được tính toán một cách nhãn tâm đã được thiết kế trong nhiều năm trước đây nhằm bảo đảm kết quả này. Trên thực tế, bằng chứng lịch sử đã cho thấy một cách hùng hồn rằng, một kế hoạch như vậy đã được phát triển vào thế kỷ 18 tại châu Âu và hoàn thiện vào thế kỷ 20 tại Mỹ. Vì mục đích phân tích mang tính giả thuyết, hãy cho phép chúng tôi nhận diện chiến lược này như là Công thức của gia tộc Rothschild.
KẾ HOẠCH CỦA GIA TỘC ROTHSCHILD
Chúng ta hãy thử hình dung về một người đàn ông hoàn toàn theo chủ nghĩa thực dụng. Ông ta thông minh hơn và gian xảo hơn so với những người đàn ông khác và trên thực tế luôn tỏ ra coi thường họ. Ông ta có thể kính trọng một vài nhân vật tài năng trong số những người này, nhưng lại ít quan tâm tới địa vị của loài người nói chung. Ông ta quan sát thấy rằng, các vị chúa tể và các chính trị gia thường đấu đá nhau vì một vấn đề gì đó và rút ra kết luận rằng chiến tranh chắc chắn sẽ xảy ra. Ông ta cũng nhận thấy rằng, các cuộc chiến tranh có thể mang lại nhiều lợi nhuận, không chỉ bằng việc cho vay hay tạo ra tiền tệ nhằm tài trợ cho chiến tranh mà còn từ sự thiên vị của chính phủ trong việc cấp tiền trợ cấp thương mại hoặc độc quyền kinh doanh. Ông ta không có năng lực về cảm xúc căn bản như lòng yêu nước, như vậy, anh ta tự do tham gia vào việc cấp vốn cho bất cứ bên nào trong cuộc chiến và giới hạn chỉ bằng các yếu tố mang tính tư lợi. Nếu một người đàn ông như vậy muốn nghiên cứu thế giới xung quanh mình, không khó để hình dung rằng ông ta sẽ rút ra các kết luận như sau - những kết luận có thể trở thành định hướng chính cho sự nghiệp của bản thân:
1. Chiến tranh là kỷ luật nền tảng cho bất cứ một chính phủ nào. Nếu có thể đáp ứng được các thách thức cùa cuộc chiến tranh, chính phủ đó sẽ tồn tại. Nếu không, nó sẽ bị diệt vong.
Tất cả mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Sự thiêng liêng của luật pháp chính phủ, sự thịnh vượng của các công dân và khả năng trả nợ của Bộ tài chính sẽ nhanh chóng bị hy sinh bởi bất cứ chính phủ nào trong động thái đầu tiên của khát vọng tự tồn tại.
2. Như vậy, tất cả những gì cần thiết nhằm bảo đảm rằng chính phủ sẽ duy trì hoặc nhân rộng các khoản nợ là kéo họ vào cuộc chiến hoặc đe dọa chiến tranh. Sự đe dọa và nguy cơ phá hủy của cuộc chiến càng lớn bao nhiêu thì nhu cầu vay nợ càng lớn bấy nhiêu.
3. Để lôi kéo một quốc gia vào cuộc chiến tranh hoặc đe dọa chiến tranh, cần phải có kẻ thù với nhu cầu quân sự đáng tin cậy. Nếu những kẻ thù như vậy đang tồn tại thì có nghĩa là mọi việc sẽ tiến triển tốt. Nếu kẻ thù có tồn tại nhưng không có thế mạnh quân sự, sẽ cần phải cung cấp tiền bạc cho họ nhằm xây dựng cỗ máy chiến tranh. Nếu không có kẻ thù hiện diện, cần phải tạo ra kẻ thù bằng việc hậu thuẫn, tài trợ cho một chế độ thù địch.
4. Rào cản lớn nhất chính là chính phủ từ chối tài trợ cho chiến tranh thông qua các khoản nợ. Mặc dù điều này ít khi xảy ra, song khi nó xảy ra, cần phải kích động phe chính trị đối lập, kích động khởi nghĩa nhằm thay thế chính phủ đó bằng một thể chế khác phù hợp với mong muốn của chúng ta. Việc mưu sát các thủ lĩnh của đất nước có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.
5. Không một dân tộc nào có thể được phép duy trì một cách mạnh mẽ hơn đối thủ của nó, xét ở khía cạnh quân sự, vì điều đó có thể dẫn đến hòa bình và gây ra tình trạng giảm nợ. Để thực hiện được thế cân bằng về quyền lực, cần tài trợ cho cả hai phía. Trừ khi một trong hai bên có đối lập với quyền lợi của chúng ta và vì thế phải bị tiêu diệt, còn lại không bên nào được phép hưởng hoà bình hay bị thất bại tuyệt đối. Mặc dù lúc nào chúng ta cũng rêu rao mong ước hòa bình, mục tiêu ngầm hiểu chính là cuộc chiến tranh liên miên.
Cho dù bất cứ ai biến chiến lược này thành lời hoặc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì đó cũng không phải là điều quan trọng. Trên thực tế, điều này vẫn còn là một sự hoài nghi rằng nó liên tục vận hành theo cách đó. Cho dù đó là sản phẩm của việc lập kế hoạch có ý thức hoặc đơn thuần chỉ là hậu quả của sự phản ứng của con người, đối với cơ hội lợi nhuận có được từ tiền pháp định, những vị chúa tể của thị trường tài chính thế giới đã hành động như thể họ đang theo đuổi một kế hoạch và điều này đặc biệt trở nên rõ ràng hơn kể từ khi cơ cấu ngân hàng trung ương Mandrake được tạo ra từ ba thế kỷ trước.
Vấn đề “cân bằng cán cân quyền lực” đang ngầm diễn ra. Một số tài liệu lịch sử đưa ra khái niệm rằng, đó có thể là bản chất, hiện tượng xã hội - điều mà không biết vì sao lại vận hành vì lợi ích của loài người. Điều thật tuyệt vời rằng, sau tất cả các cuộc chiến tranh diễn ra ở châu Âu, làm thế nào mà không một dân tộc nào đủ mạnh để có thể hoàn toàn thống soái các dân tộc khác. Khi Hoa Kỳ nổi lên từ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai với quyền thống soái như vậy thì đã có những lời phàn nàn, và các bộ máy chính trị/tài chính đồ sộ như chiến dịch tài trợ nước ngoài hay vấn đề giải trừ quân bị được kích hoạt nhằm khôi phục lại cán cân quyền lực này. Điều đó trở thành học thuyết được sùng kính của nền dân chủ quốc tế. Nhưng tầm quan trọng bị phớt lờ của quan điểm mang tính nhạy cảm này là chiến tranh “giữa những kẻ ngang hàng” đã trở thành bức tranh hiện tại của lịch sử.
Điều này không có nghĩa là mỗi một nhóm hiếu chiến sẽ dễ dàng tìm được nguồn tài trợ từ các vị chúa tể hay các nhà tài phiệt. Điều này phụ thuộc vào những ai mà họ đe dọa và cách thức mà họ thực hiện để thành công. Ví dụ, vào năm 1830, Hà Lan đã phải đối mặt với cuộc nổi loạn của các thần dân nước mình tại Bỉ. Cả chính phủ cầm quyền lẫn các nhà cách mạng đều phụ thuộc vào nguồn tài trợ của gia tộc Rothschild cho cuộc chính biến này. Nhà cầm quyền Hà Lan là những khách hàng đáng tin cậy đối với các khoản vay và điều quan trọng là họ chính là những người đáng tin cậy trong việc thanh toán lãi suất tiền vay. Có vẻ là điên rồ khi cung cấp nhiều thứ đáng giá hơn sự hỗ trợ về tiền bạc cho những kẻ phiến loạn - những kẻ, nếu được nắm quyền sinh sát trong tay, có thể sẽ từ chối việc thanh toán đúng hẹn các khoản nợ của chế độ bù nhìn cũ. Salomon Rothschild giải thích rằng:
Những kẻ quyền quý này có lẽ sẽ không trông mong gì ở chúng ta trừ khi họ quyết định theo đuổi sự cẩn trọng, khôn ngoan và điều độ…Thiện ý của chúng ta là không giao cây gậy vào tay những kẻ có thể sẽ quật lại chúng ta, nghĩa là, những kẻ cho vay tiền để kích hoạt chiến tranh và làm hủy hoại thanh danh mà chúng ta đã duy trì với tất cả nỗ lực và phương tiện của mình.[23]
Sau khi cuộc cách mạng được giải quyết bằng việc thương thảo thay vì gây chiến, chính phủ mới ở Brussels chính là mục tiêu đương nhiên của việc tiếp quản tài chính. James Rothschild đã trình bày chiến lược - và chiến lược này đã trở thành mô hình của những phép tính kiểu như thế cho đến mãi về sau:
Bây giờ chính là thời điểm mà chúng ta sẽ cần phải tận dụng lợi thế để biến mình thành ông chủ thực thụ của nền tài chính nước nhà. Giai đoạn thứ nhất sẽ cần được thiết lập dựa trên cơ sở quan hệ thân tình với tân Bộ trưởng Tài chính của Bỉ nhằm chiếm được sự tin tưởng của ông ta… và nhằm rút hết các trái phiếu kho bạc mà ông ta có thể sẽ đề xuất cho chúng ta.[24]
CUỘC CHIẾN TRANH VĨNH VIỄN VÀO THẾ KỶ 18 TẠI ANH
Các cuộc chiến tranh dù lớn hay bé cũng thường là một thứ bệnh dịch đối với châu Âu, nhưng đó chưa phải là dịch bệnh cho đến khi họ thấy ung dung thoải mái khi tài trợ cho cả hệ thống ngân hàng trung ương lẫn hệ thống tiền pháp định mà theo đó, những cuộc chiến tranh này được coi là vĩnh viễn. Ví dụ, mục tín chiến sự dưới đây bắt đầu ngay sau khi Ngân hàng Anh được thành lập - ngân hàng mà như bạn đã biết, được tạo ra cho mục đích đặc biệt là tài trợ chiến tranh:
1689-1697: chiến tranh của Liên minh Augsberg
1702-1713: Chiến tranh giành quyền kế vị ở Tây Ban Nha
1739-1742: Chiến tranh Robert Jenkin (giữa Anh và Tây Ban Nha)
1744-1748 Chiến tranh giành quyền kế vị ở Áo
1754-1763: Chiến tranh Pháp - Ấn
1793-1801: Chiến tranh chống lại cuộc cách mạng Pháp
1803-1815: Chiến tranh Napoleon
Ngoài các cuộc chiến tranh châu Âu này còn có hai cuộc chiến tranh khác nữa với Mỹ: chiến tranh độc lập và chiến tranh 1812. Trong 126 năm từ 1689 đến 1815, nước Anh đã trải qua 63 năm trong cảnh khói súng chiến tranh. Điều này có nghĩa là cứ hai năm lại có một cuộc chiến tranh diễn ra tại xứ sở này. Còn các khoảng thời gian khác thì dành cho việc chuẩn bị chiến tranh.
Trong các cuộc chiến tranh này, mục đích kế hoạch của gia tộc Rothschild là hiển nhiên. Người đời vẫn thường nhìn nhận rằng, nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu tiền tệ là tài trợ cho cả hai bên tham gia cuộc chiến. Dù cuộc chiến kết thúc trong chiến thắng hay thất bại thì tác động của nó cũng đơn thuần là nhằm duy trì và khôi phục cán cân quyền lực châu Âu và kết quả lâu dài của bất cứ cuộc chiến tranh nào trong số đó cũng là khoản nợ chính phủ được mở rộng cho tất cả các bên.
TỔNG KẾT
Cuối thế kỷ 18, gia tộc Rothschild đã trở thành một trong những thể chế tài chính thành công nhất trên thế giới được người đời biết đến. Sự trỗi dậy một cách thần kỳ của gia tộc này có thể đóng góp vào nền công nghiệp tài chính cùng sự sắc sảo của năm người con trai trong gia tộc này - những người đã tự thiết lập nên cơ nghiệp của mình tại nhiều thủ đô châu Âu và tạo dựng hệ thống tài chính quốc tế đầu tiên của thế giới. Với tư cách là những người đi tiên phong trong lĩnh vực cho các chính phủ vay tiền, họ đã nhanh chóng học được rằng, điều này đã mang lại các cơ hội tuyệt vời độc nhất vô nhị nhằm đánh cược của cải vào quyền lực chính trị. Trước đó rất lâu, đa số các hoàng tử và thái tử của châu Âu luôn nằm trong tầm ảnh hưởng của gia tộc này.
Gia tộc Rothschild cũng nắm giữ nghệ thuật buôn lậu ở quy mô lớn và thường nhận được sự ủng hộ ngầm của các chính phủ phạm luật. Điều này được nhận biết bởi tất cả các bên như một khoản lợi tức ngầm đối với việc cung cấp nguồn tài chính cần thiết cho các chính phủ, đặc biệt là trong thời gian diễn ra chiến tranh. Chi tiết cho rằng các chi nhánh của gia tộc Rothschild cũng tham gia vào việc cung cấp nguồn tài chính cho kẻ địch đã bị bỏ qua. Như vậy, thực tế mang tính truyền thống giữa cộng đồng các nhà tài phiệt đã được khai sinh: gặt hái lợi nhuận từ cả hai bên tham gia cuộc chiến.
Gia tộc Rothschild hoạt động trong một hệ thống thu thập thông tin hiệu quả cao - hệ thống vô giá có thể cung cấp cho các nhà tài phiệt những kiến thức xuất sắc của các sự kiện quan trọng để từ đó giúp họ đưa ra quyết định đầu tư. Khi người đưa thư mệt mỏi của Rothschild mang về tin tức đầu tiên của trận Waterloo, Nathan ngay lập tức khiến cho đám con buôn trái phiếu London rơi vào cảnh hỗn loạn, và điều đó đã cho phép ông ta chiếm giữ được một lượng lớn các phiếu nợ của Anh.
Việc nghiên cứu các sự kiện này thể hiện nhân cách cá nhân không chỉ của anh em nhà Rothschild mà còn của những thế lực đặc biệt khác trong giới tài phiệt quốc tế - những người mà thành công của họ phụ thuộc vào tính cách đặc điểm nhất định: tính khách quan lạnh lùng, không có lòng yêu nước, sự dửng dưng thờ ơ đối với số phận của loài người. Những điều này là nền tảng cơ sở việc đề xuất một chiến lược mang tính học thuyết được gọi là Kế hoạch Rothschild - kế hoạch kích thích những kẻ đẩy chính phủ vào vòng xoáy của chiến tranh nhằm thu lợi. Kế hoạch này có thể chẳng bao giờ được diễn đạt bằng lời song những sự kích động mang tính tiềm thức và những đặc điểm cá nhân của giới tài phiệt lại kết hợp nhuần nhụy với nhau nhằm giúp họ thực thi kế hoạch đó một cách hiệu quả. chừng nào bộ máy ngân hàng trung ương còn tồn tại, chừng đó còn có những kẻ rình rập để biến đổi nợ thành chiến tranh vĩnh cửu hoặc biến chiến tranh vĩnh cửu thành nợ.
Trong các chương sau, chúng ta sẽ lần theo những dấu vết đặc biệt của kế hoạch Rothschild vì nó vẫn còn hiện diện trong cuộc sống ngày nay của chúng ta.
Chú thích:
[1] Richard Lewinsohn, Lợi ích của chiến tranh qua các thời đại (The Profits of War through the Ages) - New York: E.P. Dutton, 1937, trang 55-56.
[2] Được trích dẫn bởi Thượng Nghị sĩ Robert L. Owen, cựu Chủ tịch ủy ban trực thuộc Thượng Nghị viện về vấn đề Ngân hàng và Tiền tệ đồng thời là một trong những người bảo trợ Pháp lệnh Dự trữ Liên bang, Nền Kinh tế quốc gia và Hệ thống ngân hàng (National Economy and the Banking System) - Washington,D.C.: U.S. Governement Printing Office, 1939), tr.99.
[3] Frederic Morton, Gia tộc Rothschild: Chân dung các thành viên gia đình (The Rothschilds: A Family Portrait) - New York: Atheneum, 1962, trang 14.
[4] Nhà triệu phú Anh được Hoàng gia Anh trao quyền buôn bán và khai thác mỏ vùng lãnh thổ thuộc Zambia, Zimbabiwe, Malawi ngày nay.
[5] Xem Morton, trangl45,219
[6] Là giai cấp hoặc nhóm công đoàn, giới tội phạm có tổ chức (giới thứ nhất là tăng lữ, giới thứ hai là quý tộc, thứ ba - người bình dân, thứ tư - báo chí).
[7] Derek Wilson, Rothschild: Gia tài và Quyền lực của một Đế chế (Rothschild: The Wealth and Power of a Dynasty) - New York: Charles Scrbner’s Sons, 1988, trang 79, 98-99.
[8] Derek Wilson, trang 99.
[9] Morton, trang 40-41.
[10] R. McNair Wilson, Chế độ quân chủ hay Thế lực tiền tệ (Monarchy or Money Power) - London: Eyre and Spottiswoode, Ltd., 1933, trang 68,72.
[11] Đồng Assignat là tiền pháp định thuần chất và nhanh chóng trở nên mất giá trong thương mại và đã phá hủy nền kinh tế Pháp.
[12] R. McNair Wilson, trang 71-72.
[13] R. McNair Wilson, trang 81-82.
[14] Morton, trang 46.
[15] Morton, trang 47.
[16] Morton, trang 45.
[17] The New York Times, số ra ngày 1/4/1915 với thông tin rằng Baron Nathan Mayer de Rothschild đã cố gắng kiện ra tòa nhằm đình bản cuốn sách của Ignatious Balla có tên The Romance of the Rothschilds (Chuyện tình của gia tộc Rothschild) với các chứng cứ rằng câu chuyện về trận đánh Waterloo có liên quan đến bố ông ta là không đúng sự thật và bôi nhọ danh dự gia đình. Tòa án phán quyết rằng câu chuyện là xác thực và buộc Rothschild phải chịu tất cả án phí.
[18] Benjamin Disraeli, Coningsby (New York: Alfred A. Knopf, được xuất bản lần đầu tiên tại Anh vào năm 1844), trang 225.
[19] Stephen Birmingham, Đám đông của chúng ta: Các gia tộc Do Thái Vĩ đại (Our Crowd: The Great Jewish Families of New York ) - New York: Harper & Row, 1986, trang 73.
[20] Trích dẫn trong The New York Times, 21/10/1987, trang 13.
[21] Disraeli, trang 229.
[22] Trích dẫn bởi Jaques Attali, biên dịch: Barbara Ellis, Nhân vật ảnh hưởng: Hầu tước Siegmund Warburg (A Man of Influence: Sir Siegmund Warburg), 1902-82 (London: Weidenfeld, & Nicosom, 1986), trang 57.
[23] Trích dẫn bởi Derek Wilson, trang 100.
[24] Derek Wilson, trang 100.
Chương 12
Đánh chìm tàu lusitania!
Vai trò của J.P. Morgan trong việc cung cấp các khoản vay cho Anh và Pháp trong Thế chiến thứ Nhất; Khoản vay khó đòi vì rõ ràng là Đức sẽ thắng; Con tàu Anh bị chìm và cái chết của các hành khách Mỹ như một mưu mẹo đẩy nước Mỹ vào vòng xoáy chiến tranh; Việc sử dụng các khoản thuế của Mỹ để trả nợ.
Nguyên nhân của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ Nhất thường gắn với việc ám sát Hoàng tử nước Áo Francis Ferdinand của Áo-Hungary - vụ ám sát do một kẻ theo chủ nghĩa dân tộc người Séc-bi thực hiện vào năm 1914. Đó là một sự sỉ nhục kinh khủng đối với Áo nhưng không phải là nguyên nhân để nhấn chìm cả thế giới vào một cuộc chiến tranh có quy mô lớn gây tử vong cho hơn mười triệu sinh mạng và thương vong cho hai mươi triệu người khác. Các em học sinh ở Mỹ được dạy rằng chú Sam bước vào cuộc chiến tranh “nhằm giữ cho thế giới này được an toàn và dân chủ”. Nhưng, như chúng ta sẽ thấy, tiếng trống chiến tranh của Hoa Kỳ được gióng lên bởi những kẻ ít có mục đích mang tính duy tâm..
Từ nửa sau thế kỷ 18, Kế hoạch Rothschild đã kiểm soát bầu không khí chính trị của châu Âu. Các dân tộc càng ngày càng đương đầu với nhau trong các cuộc tranh luận về biên giới lãnh thổ, các khu vực thuộc địa và các lộ trình thương mại. Cuộc chạy đua vũ trang đã được khởi động cho nhiều năm, các quân đội có quy mô lớn được tuyển mộ và huấn luyện; các liên minh quân sự được luyện tập cùng nhau; tất cả đều sẵn sàng cho cuộc chiến tranh. Việc ám sát Ferdinand cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Nó chỉ là một mồi lửa châm ngòi cho khẩu thần công.
ĐẦU TƯ TRONG CHIẾN TRANH
Tình trạng cấp bách của cuộc chiến tranh ở châu Âu đã khiến Anh và Pháp ngập trong nợ nần. Khi các ngân nàng trung ương và các ngân hàng thương mại của từng nước không thể đáp ứng được nhu cầu cho vay, các chính phủ bị bao vây quay sang cầu viện người Mỹ và chọn gia tộc Morgan - một đối tác làm ăn của gia tộc Rothschild - làm nơi bấu víu để có thể bán công trái chính phủ cho gia tộc này. Phần lớn tiền bạc có được từ hình thức này nhanh chóng được chuyển sang Mỹ nhằm giành lấy các nguồn lực/nguyên liệu nhạy cảm của chiến tranh, và Morgan được chọn như là một đại diện thương mại của Hoa Kỳ cho các công việc này. Khoản hoa hồng được trả cho tất cả các khoản giao dịch ở cả hai phương diện: một khi tiền được vay mượn và một khi nó được chi ra. Hơn nữa, không ít công ty nhận hợp đồng sản xuất lại chính là những công ty hoặc là bị chi phối hoàn toàn bởi gia tộc Morgan, hoặc là nằm trong quỹ đạo kiểm soát của các ngân hàng. Dưới sự sắp đặt như vậy, chẳng hề ngạc nhiên chúng ta cũng hiểu được rằng, gia tộc Morgan không quá nôn nóng để nhìn thấy chiến sự đang cận kề. Thậm chí phần lớn đám đàn ông danh giá cũng có thể bị hư hỏng trước bằng sự cám dỗ chết người của dòng tiền mặt khổng lồ.
Trong một bài viết vào năm 1919, nghĩa là chỉ vài tháng sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, John Moody đã viết rằng:
Không chỉ Anh và Pháp chi trả cho những khoản cung tiền bạc từ Phố Wall mà họ còn thực hiện việc mua bán thông qua trung gian…Chắc chắn là gia tộc Morgan đã được chọn cho mục tiêu quan trọng này. Như vậy, chiến tranh đã mang lại cho Phố Wall một vai trò hoàn toàn mới. Cho đến nay, Phố Wall vẫn là trung tâm của nền tài chính thế giới; và giờ đây nó trở thành trung tâm buôn bán lớn nhát thế giới. Hơn nữa, nhằm phục vụ mục tiêu bán cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, tài trợ cho công cuộc xây dựng đường ray xe lửa và thực thi các mục tiêu khác của hệ thống ngân hàng trung ương, Phố Wall bắt đầu kinh doanh cả đạn dược, đại bác, tàu ngầm, chăn màn, quần áo, giày dép, thịt hộp, bột mì và hàng ngàn danh mục hàng hóa khác cần thiết cho việc tiến hành một cuộc chiến tranh.[1]
Tiền bạc bắt đầu chảy vào từ tháng Giêng năm 1915 khi gia tộc Morgan ký hợp đồng với Hội đồng quân sự và hải quân Anh. Thật lạ kỳ, thương vụ mua bán đầu tiên lại là ngựa chiến và số tiền đề xuất là 12 triệu đô-la. Nhưng đó chỉ là giọt nước đầu tiên trước khi trận đại hồng thủy ập đến. Tổng giá trị các thương vụ này đã lên tới con số thiên văn 3 tỉ đô-la. Công ty của Morgan trở thành khách hàng lớn nhất trên trái đất với khoản chi tới 10 triệu đô-la/ ngày. Các văn phòng của Morgan tại 23 Phố Wall luôn trong tình trạng quá tải vì đám môi giới hay nhà sản xuất kéo đến đông như kiến cỏ nhằm kiếm một vài thương vụ làm ăn. Ngân hàng phải thuê bảo vệ đứng canh ngày đêm tại nhà ông chủ. Mỗi tháng, Morgan điều khiển việc kinh doanh với khối lượng tương đương với tổng sản phẩm quốc dân của cả thế giới chỉ một thế hệ trước đó.[2]
Trong suốt tất cả những việc này, Morgan luôn tuyên bố một cách hùng hồn rằng ông ta là một người theo chủ nghĩa hòa bình. “Không một ai có thể ghét chiến tranh hơn bản thân tôi,” ông ta đã nói như vậy với ủy ban cung ứng đạn dược của Thượng nghị viện Mỹ’ Tuy nhiên, những người trung thực trong giới này đã không chấp nhận kiểu hành xử này của Morgan. Lewinsohn nhận xét:
Khoản vay trị giá 1500 triệu đô-la được ký vào mùa thu năm 1915 đã mang lại cho nhóm tài phiệt ngân hàng - đương nhiên Morgan là ông trùm trong nhóm họ - một khoản lợi nhuận ròng là 9 triệu đô-la… Lại nữa, vào năm 1917, chính phủ Pháp đã trả cho ngân hàng Morgan và các ngân hàng knác 1,5 triệu đô-la hoa hồng và một năm sau lại trả thêm một triệu đô-la tiền hoa hồng nữa.
Bên cạnh lợi nhuận từ việc cho vay, gia tộc Morgan còn có một nguồn lợi nhuận khác nữa: buôn bán chứng khoán Mỹ với các nước đồng minh đã đầu hàng để thuyết phục họ mua vũ khí của Mỹ. Ước tính rằng, trong cuộc chiến tranh này, khoảng 2000 triệu (hai tỉ) đô-la đã được vận hành theo cách này thông qua bàn tay đạo diễn của Morgan. Thậm chí nếu khoản tiền hoa hồng quá nhỏ, các giao dịch có giá trị như đã nói vẫn mang lại cho ông ta tầm ảnh hưởng đối với thị trường chứng khoán và đó mới là lợi thế thực sự…
Lòng căm thù của Morgan đối với chiến tranh không ngăn cản được ông ta, công dân của một quốc gia trung lập, khỏi việc cung cấp các nguồn lực cho các bên tham chiến với 4.4 triệu khẩu súng trường trị giá 194 triệu đô-la…Lợi nhuận thu được là để đền bù cho lòng căm hận của ông ta đối với chiến tranh ở một mức độ nào đó. Theo tính toán của bản thân, với tư cách là đại diện của chính phủ Anh và Pháp, Morgan đã nhận được khoản hoa hồng 1% trên đơn hàng tổng trị giá 3 tỷ đô la. Như vậy, ông ta đã đút túi chừng 30 triệu đô-la… Bên cạnh hai quốc gia chủ chốt này, Morgan còn đại diện cho Nga (ông ta đã kiếm được 412 triệu đô-la từ việc này), cho Ý và Canada (con số không được tiết lộ)…
J.P. Morgan và một số cộng sự của ông ta trong ngân hàng chính là những cổ đông của các công ty - những công ty chỉ quan tâm đến việc tạo ra lợi nhuận từ các đơn hàng mà ông ta có được với họ…Thật ngạc nhiên là tổ chức mua bán trung tâm lại được giao phó cho một đơn vị vừa đá bóng vừa thổi còi.[3]
TÀU NGẦM ĐỨC GẦN NHƯ LUÔN CHIẾN THẮNG TRONG CHIẾN TRANH
Tuy thế vẫn có một lớp mây đen bao phủ Phố Wall kể từ khi cuộc chiến tranh bắt đầu và diễn ra theo tình thế bất lợi cho các nước Đồng minh. Thời gian trôi đi, cùng với việc xem xét lịch sử, thật dễ dàng để quên đi một điều rằng, Đức và Phe Liên minh trung tâm (Central Powers - hay còn gọi là Liên minh ba nước bao gồm Đế quốc Đức, Đế chế Áo - Hung và Ý) hầu như luôn chiến thắng trong cuộc chiến trước khi Hoa Kỳ gia nhập vào. Sở hữu một hạm đội nhỏ bao gồm các loại tàu ngầm mới, Đức là nước có khả năng cắt đứt nguồn hỗ trợ của bên ngoài đối với Anh và các đồng minh của Anh. Quả là một kỳ công đáng ngạc nhiên và điều này đã thay đổi vĩnh viễn khái niệm về cuộc thủy chiến. Đức có tổng cộng hai mươi mốt tàu ngầm, nhưng vì chúng cần phải được sửa chữa và bảo dưỡng nên chỉ có tối đa 7 chiếc tham gia đánh trận trên biển. Từ năm 1914-1918, tàu ngầm Đức đã đánh chìm hơn 5.700 tàu địch. Mỗi tuần có ba trăm nghìn tấn tàu của Phe Đồng Minh bị đánh chìm xuống đáy biển. Cứ bốn tàu chạy bằng hơi nước nhổ neo từ Quần đảo Anh thì có một tàu không có cơ hội quay trở về đất liền. Trong những năm sau này, Arthur Balfour, Thư ký ngoại vụ Anh viết rằng: “Lúc đó, dường như chúng ta đang cận kề với sự thất bại.”[4] Trong cuốn Woodrow Wilson and World War I (Woodrow Wilson và chiến tranh thế giới thứ nhất), Robert Ferrell kết luận: “Phe Đồng Minh đã tiến gần tới bờ vực của thảm họa với một chỗ bấu víu duy nhất là Đức.”[5] Còn trong cuốn hồi ký của mình, William McAdoo, thư ký Kho bạc thời bấy giờ (đồng thời là con rể của Wilson), viết rằng:
Khắp bờ biển là sự khiếp nhược của quân Anh - sự khiếp nhược đã làm trầm trọng thêm thảm họa sắp ụp xuống. Đó là nỗi sợ hãi có cơ sở, rằng Anh có thể buộc phải đầu hàng một cách nhục nhã… Ngày 27/4/1917, Đại sứ Walter H. Page đã gửi một báo cáo mật cho Tổng thống với thông tin rằng không còn đủ nguồn thực phẩm để tiếp tế cho dân chúng trên Quần đảo Anh trong 6 tuần hoặc hai tháng.[6]
Trong những hoàn cảnh này, điều đó đã trở thành bất khả thi đối với Morgan nhằm tìm kiếm khách hàng mới chịu mua trái phiếu của các quốc gia thuộc phe Đồng Minh tham chiến, cũng chẳng thể tìm kiếm khách hàng mới cho việc chuyển nợ thành mức lãi suất cố định hay bổ sung các trái phiếu cũ đã đến hạn thanh toán lãi suất và đối mặt với khả năng vỡ nợ. Đây thực sự là điều trầm trọng. Nếu việc bán trái phiếu bị tạm ngưng, các nhà tài phiệt sẽ không có tiền để tiếp tục việc mua bán các nguyên vật liệu phục vụ chiến tranh và cuối cùng là các khoản hoa hồng cũng sẽ không còn nữa. Ngoài ra, nếu như trái phiếu đã được bán đi trước đó cũng có khả năng lâm vào tình trạng vỡ nợ nếu như Anh và Pháp buộc phải chấp nhận hòa bình theo các điều khoản mà Đức đặt ra thì các nhà đầu tư sẽ có thể phải chịu những khoản thua lỗ khổng lồ. Có điều gì đó phải được thực hiện. Nhưng là điều gì? Robert Ferrell bóng gió:
Giữa thập niên 30, ủy ban Thượng nghị viện dưới sự chỉ đạo của Gerald P. Nye của khu vực tiểu bang Bắc Dakota đã điều tra thương vụ cung cấp vũ khí trước năm 1917 và đưa ra một khả năng là bộ máy của Wilson phải tham gia vào cuộc chiến tranh bởi vì các nhà tài phiệt ngân hàng Mỹ cần phải bảo vệ các khoản vay của các nước Đồng minh.[7]
Như William McAdoo đã đề cập đến trước đây rằng, đại sứ Mỹ tại Anh lúc bấy giờ chính là Walter Hines Page, một nhân vật ủy thác của quỹ Rockefeller có tên gọi là Hội đồng Giáo dục tổng hợp (General Education Board). Và ủy ban đặc biệt về điều tra ngành công nghiệp vũ khí (Nye Committee) đã cho thấy rằng, ngoài mức lương chính phủ - mức lương mà Page luôn mồm kêu là không đủ cao - ông ta còn nhận được khoản trợ cấp 25 nghìn đô-la/năm (vào năm 1917 thì đây quả là một khoản tiền rất lớn) từ Cleveland Dodge, chủ tịch National City Bank của Rockefeller. Vào ngày 15/ 3/1917, Đại sứ Page gửi một bức điện tới Quốc vụ viện trình bày tình trạng khủng hoảng tài chính ở Anh. Khi các nguồn lực tài chính mới đã cạn kiệt, theo ông ta, cách duy nhất để duy trì cuộc chiến tranh là kiếm được khoản trợ cấp trực tiếp từ kho bạc Hoa Kỳ. Nhưng, vì điều này có thể vi phạm điều khoản trung lập của mình, Hoa Kỳ buộc phải từ bỏ sự trung lập này và gia nhập vào cuộc chiến. Ông ta nói rằng:
Tôi cho rằng áp lực của cuộc khủng hoảng cận kề đã vượt ra khỏi khả năng của đại diện tài chính của Morgan đối với các chính phủ Anh và Pháp… Sự giúp đỡ vĩ đại nhất mà chúng ta có thể trao cho phe Đồng minh có thể là khoản tín dụng...Trừ khi chúng ta liên minh với Đức để tham chiến, chắc chắn chính phủ của chúng ta sẽ không thể tài trợ trực tiếp các khoản tín dụng này.[8]
Nhóm Morgan đã cho lưu hành một tỷ rưỡi đô-la tiền cho vay cho chính phủ Anh và Pháp. Nhận ra rằng nguồn của cải của chiến tranh đang quay lưng chống lại mình, các nhà đầu tư phải đối mặt với mối đe dọa từ các khoản thua lỗ. Như Ferdinand Lundberg quan sát: “Cùng với việc giải thoát nguồn tài sản của các công dân Mỹ khỏi tình thế nguy hiểm, việc tuyên bố chiến tranh do Hoa Kỳ khởi xướng cũng đã mở ra một viễn cảnh mới về lợi nhuận.”[9]
ĐẠI TÁ HOUSE
Một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất thời bấy giờ chính là Đại tá Edward Mandell House - cố vấn riêng của Woodrow Wilson và sau này là gia tộc Franklin Delano Roosevelt. Người đàn ông này có mối quan hệ gần gũi với cả gia tộc Morgan lẫn các gia tộc khác trong ngành ngân hàng tại châu Âu. Ông ta đã có nhiều năm theo học phổ thông tại Anh và trong những năm sau đó, kết thân với các thành viên nổi trội của Hội Fa-Biên (Fabian Society -một tổ chức trí thức tại Anh). Hơn nữa, ông ta là một nhân vật giàu có, phần lớn tài sản của ông ta có được là từ cuộc nội chiến (1861-1865). Thân phụ của ông ta, Thomas William House, đóng vai trò như một đại diện thân tín của Hoa Kỳ đối với các quyền lợi ngầm trong lĩnh vực ngân hàng tại London. Ông ta được coi là đại diện của gia tộc Rothschild. Mặc dù sinh sống ở Houston, bang Texas, người đàn ông này mong muốn con trai mình “hiểu biết và phụng sự nước Anh.” Ông ta là một trong số các công dân của Liên minh các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ (Confederate State) và là nhân vật nổi lên từ cuộc nội chiến với khối tài sản khổng lồ.
Có một điều mà ai cũng biết là Đại tá House chính là người bầu chọn Wilson như một ứng viên cho vị trí Tổng thống và là người được Wilson cất nhắc, bổ nhiệm.[10] Ông ta trở thành người bạn tâm phúc của Wilson và Tổng thống đã tự thú nhận rằng mình phụ thuộc vào ông ta khá nhiều để có được những lời tư vấn, góp ý. Không ít các vị trí quan trọng trong nội các của Wilson được chính House lựa chọn. Cùng với Wilson, thậm chí ông ta đã thiết lập nội quy riêng về giao tiếp để có thể tự do trao đổi qua điện thọai.[11] Bản thân Tổng thống đã viết rằng: “Ngài House chính là cánh tay đắc lực của tôi. Ông là hiện thân của tôi. Ý nghĩ của ông cũng chính là ý nghĩ của tôi.”[12]
George Viereck, một chuyên gia viết tiểu sử của Đại tá House đã nói rằng:
House đã có được sự tín nhiệm của Texas…Mặc dù là người khá kín đáo nhưng ông ta là nhân vật quan trọng nhất có khả năng bổ nhiệm hoặc không bổ nhiệm các vị trí thủ lĩnh của bang Texas… House chọn Wilston vì đánh giá người này như một ứng viên sáng giá nhất…
Trong suốt bảy năm liền, Đại tá House được coi như một bản sao của Woodrow Wilson. Trong sáu năm trời, ông ta tham gia mọi việc cùng Wilson, ngoại trừ chức Thẩm phán. Trong sáu năm trời, hai văn phòng ở tòa nhà phía Đông (North Wing) của Nhà Trắng hoàn toàn tuỳ ý ông ta sử dụng. Cũng chính House đã lập danh sách các ứng cử viên cho nội các chính phủ, trình bày rõ ràng và chính xác các chính sách đầu tiên của Chính phủ và gần như điều khiển các công việc ngoại giao của Hoa Kỳ. Quả thực, chúng ta đã có hai vị tổng thống cho một vị trí! Một vị đại sứ xuất sắc có thể trò chuyện ngang hàng với các bậc vua chúa! Ông ta chính là vị tổng tư lệnh tinh thần cho chính phủ và là vị thuyền trưởng chèo lái con thuyền của đất nước.[13]
THỎA THUẬN BÍ MẬT NHẰM ĐẨY HOA KỲ VÀO VÒNG XOÁY CHIẾN TRANH
Khi cuộc bầu cử tổng thống cận kề đối với nhiệm kỳ hai của Wilson, Đại tá House bắt đầu tham gia vào các cuộc đàm phán bí mật với Willian Wiseman, người gắn bó với đại sứ quán Anh tại Washington và đóng vai trò như là một nhân vật trung gian bí mật giữa đại tá House và Văn phòng ngoại vụ Anh. Charles Seymour viết: “Giữa Đại tá House và Wiseman có không ít bí mật chính trị.”[14] Điều này đã khiến cho William Jennings Bryan, Bộ trưởng Bộ ngoại giao cảm thấy lo lắng. Bà Bryan, đồng tác giả cuốn tự truyện của chồng, đã viết rằng:
Trong khi Bryan đảm đương trọng trách của một Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thì lại xảy ra những điều ong tiếng ve xung quanh mối quan hệ mờ ám giữa Đại tá House và Tổng thổng cùng các chuyến vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài, những điều không được báo cáo với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Bryan… Tổng thống đã bí mật liên hệ với các chính phủ nước ngoài.[15]
Vậy mục đích của các cuộc thương thảo này là gì? Không gì hơn là thực thi các cách thức để từ đó Hoa Kỳ có thể được tham gia vào cuộc chiến tranh. Viereck giải thích:
Mười tháng trước khi cuộc bầu cử diễn ra vào năm 1916 - cuộc bầu cử mà Wilson là người chiến thắng khi tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai của mình ở Nhà Trắng - “vì ông ta đã không cho phép chúng ta tham dự vào cuộc chiến tranh”, thay mặt Wilson, Đại tá House đã bí mật thương thảo với Anh và Pháp với lời cam kết danh dự cho phép Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc chiến nhân danh phe Đồng minh.
9/3/1916, Woodrow Wilson chính thức phê chuẩn cam kết này. Nếu như đến được tai người dân Mỹ trước khi cuộc bầu cử diễn ra thì những lời gợi ý bóng gió trong các cuộc đàm phán giữa Đại tá House và các nhà lãnh đạo chính phủ Anh, Pháp có thể đã khiến dân chúng đột ngột thay đổi ý kiến và quan điểm của mình…
Nhờ cuộc đàm phán này và các cuộc thảo luận khác với Edward Grey - người đã nuôi dưỡng và phát triển Hiệp ước Bí mật (Secret Treaty), Hiệp ước không được Thượng nghị viện Hoa Kỳ thông qua - mà Woodrow Wilson và House đã trói buộc Hoa Kỳ vào cỗ xe của Khối hiệp ước Entente… Sau khi chiến tranh kết thúc, nội dung của bản thỏa thuận đã bị rò rỉ ra ngoài. Grey là người đầu tiên “ngồi lê đôi mách”. Page thảo luận chi tiết. Đại tá House kể lại sự tình. C. Hartley Grattan kể lại chi tiết trong cuốn sách của mình - Vì sao chúng ta tham chiến? (Why we Fought). Nhưng, vì một nguyên nhân khó hiểu mà ý nghĩa to lớn của sự khám phá này sẽ chẳng bao giờ có thể ăn sâu vào nhận thức của người dân Mỹ.[16]
Các điều kiện cơ bản của thỏa thuận là chính phủ Hoa Kỳ có thể đề xuất nhằm thỏa thuận một giải pháp thiết lập hòa bình giữa Đức và phe Đồng Minh và đưa ra một đề xuất đặc biệt với các điều kiện cho giải pháp thiết lập hòa bình này. Nếu một trong hai bên từ chối chấp nhận đề xuất này, Hoa Kỳ sẽ tham gia vào cuộc chiến như là một đồng minh của bên kia. Then chốt chính là các điều kiện của bản đề xuất được phác thảo cẩn thận chi tiết để Đức không thể chấp nhận các điều khoản này. Như vậy, đối với thế giới, điều này trông có vẻ như Đức chịu trách nhiệm về mọi sai lầm và Hoa Kỳ là quốc gia nhân đạo. Như vị đại sứ Page nhận xét trong giác thư của mình ngày 9/2/1916:
House là người có ý tưởng về việc đưa Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc chiến. Kế hoạch đầu tiên của House là ông ta cùng với tôi và nhóm nội các chính phủ Anh (Grey, Asquith, Lloyd George, Reading, v.vv…) sẽ thảo ra một chương trình hòa bình - điều mà phe Đồng minh có thể sẽ chấp nhận, điều sẽ khó được Đức chấp thuận; và rằng Tổng thống sẽ tiếp nhận chương trình này và trình bày cho cả hai bên tham chiến hiểu; bên nào khước từ sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc tiếp tục chiến tranh… Đương nhiên, nhược điểm tai hại của sơ đồ trước đó là chúng ta sẽ bị cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh.[17]
Bề ngoài, có vẻ là nghịch lý rằng Wilson vốn là một người theo chủ nghĩa hòa bình, giờ đây không tham gia vào thỏa thuận bí mật với các thế lực nước ngoài nhằm lôi kéo Hoa Kỳ tham chiến - điều mà quốc gia này có thể dễ dàng tránh được. Điều cốt yếu đã để lộ bí mật này là Wilson cũng chính là một người theo chủ nghĩa quốc tế. Một trong những mối ràng buộc chặt chẽ nhất giữa House và Wilson chính là mong muốn chung về một chính phủ thế giới. Cả hai đều nhận ra một điều rằng người Mỹ sẽ chẳng bao giờ chấp nhận một khái niệm như thế trừ khi có các tình tiết giảm nhẹ. Họ lập luận rằng cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài có thể chỉ là một sự kiện có tác động quan trọng đối với tư duy của người dân Mỹ trong việc chấp nhận mất chủ quyền quốc gia, đặc biệt nếu như điều này được kết hợp với lời hứa chấm dứt mọi cuộc chiến trong tương lai. Wilson cũng biết rằng, nếu Hoa Kỳ tham chiến đủ sớm nhằm tạo ra sự khác biệt lớn trên cục diện chiến trường và nếu như những khoản tiền khổng lồ của Mỹ có thể được mang đi cho các quốc gia Phe Đồng minh vay, ông ta sẽ tại vị sau khi cuộc chiến kết thúc nhằm tuyên bố các điều khoản hòa bình. Ông ta viết cho Đại tá House rằng: “Anh và Pháp không có cùng quan điểm đối với vấn đề hòa bình như chúng ta. Khi cuộc chiến kết thúc, chúng ta có thể buộc họ tuân theo cách nghĩ của chúng ta, bởi vì vào lúc đó, số phận của họ sẽ do chúng ta định đoạt…”[18] Và Wilson đã chịu đựng tình trạng cảm xúc lẫn lộn này vì chính ông ta là kẻ bày mưu hiến kế chiến tranh như một điều không muốn nhưng phải chấp nhận nhằm mang lại những gì mà ông ta nhận thức được như một lợi ích tối thượng của chính phủ thế giới.
Với năm 1917 đang đến, trong từng lời phát biểu trước công chúng, Tổng thống đã gieo vào đầu mọi người ý nghĩ về một cuộc chiến tranh và chính phủ thế giới. Trong một báo cáo điển hình được thực hiện vào tháng Ba năm đó, ông ta đã nói rằng: “Các sự kiện bi thảm của ba mươi tháng hỗn loạn - khoảng thời gian mà chúng ta đã trải qua đã biến chúng ta trở thành những công dân của thế giới. Chúng ta đã không có con đường thoái lui. Vận mệnh của chúng ta và vận mệnh của dân tộc đã gắn vào đây, và hoặc là chúng ta có điều đó, hoặc không chứ không thể có con đường nào khác.”[19]
Đây cũng là khoảng thời gian mà Wilson triệu tập các vị lãnh đạo của Đảng Dân chủ của Quốc hội Hoa Kỳ tới dùng bữa sáng kết hợp hội họp ở Nhà Trắng. Ông ta nói với họ rằng, bất chấp cảm nghĩ của công chúng, có khá nhiều lý do xác đáng đối với đất nước để tham gia vào cuộc chiến tranh và ông ta yêu cầu họ giúp đỡ mình bán kế hoạch này cho Quốc hội và các cử tri. Harry Elmer Barnes cho biết:
Những nhân vật này phản đối chiến tranh và vì thế đã bác bỏ đề xuất trong giận dữ. Wilson biết rằng đây là thời điểm xấu để chia rẽ trong chừng mực nào đó trước khi cuộc bầu cử diễn ra, và ông ta đã ngưng thảo luận vấn đề này với Đại tá House, lập ra một nhóm những người theo chủ nghĩa hòa bình cho chiến dịch sắp tới. Martin Glynn, Thủ hiến thành phố New York và Thượng nghị sĩ Ollie James của Kentucky được phái tới tham gia vào hội nghị ở St. Louis để diễn thuyết về các vấn đề quan trọng - những vấn đề được đưa ra dựa trên khẩu hiệu: “Ông ta sẽ bảo vệ chúng ta khỏi chiến tranh!”… Trước lễ tấn phong lần hai của Wilson, người Đức đã làm lợi cho ông ta bằng việc thông báo khả năng tiếp tục của cuộc chiến tàu ngầm. Đây là vận may cho Anh và các nhà tài phiệt ngân hàng vì người Đức đã thực hiện một sai lầm ngớ ngẩn khi Vương quốc Anh rút khoản tín dụng Mỹ trị giá 450 triệu đô-la và các nhà tài phiệt đã gặp rắc rối trong việc luân chuyển các khoản cho vay cá nhân khổng lổ. Giờ đây cần thiết phải chuyển gánh nặng tài trợ cho Phe hiệp ước Entente sang cho Bộ tài chính.[20]
THUYẾT PHỤC NGƯỜI MỸ THAM CHIẾN
Thông qua các thỏa thuận bí mật và thủ đoạn quỷ quyệt, Hoa Kỳ đã bị kéo vào vòng xoáy chiến tranh, nhưng các nhà nghiên cứu chính trị và tiền tệ đã nhận ra rằng, có điều gì đó phải được thực hiện nhằm thay đổi quan điểm của công chúng. Vậy làm thế nào để thực hiện được điều này?
Việc giám sát của Phố Wall đối với các mảng quan trọng của truyền thông là rất đáng kể. George Wheeler cho rằng: “Xung quanh khoảng thời gian này, công ty của Morgan đã chọn ra các nhà điều hành xuất sắc cho nhà xuất bản đang gặp nhiều rắc rối về tài chính là Harper & Brothers… Trong lĩnh vực báo chí, ở thời điểm này, Pierpont Morgan đang kiểm soát rất hiệu quả tờ New York Sun,… Boston News Bureau, Tạp chí Barron và The Wall Street Journal.”[21]
Ngày 9/2/1917, Đại diện Callaway từ Texas đã phát biểu ý kiến tại Quốc hội với sự hiểu biết sâu sắc. Ông ta nói:
Tháng ba năm 1915, các quyền lợi của J.P Morgan như quyền lợi trong ngành công nghiệp thép, đóng tàu hay kinh doanh vũ khí, và các công ty con của ông trùm này đã có được 12 nhân vật cao cấp của làng báo chí xuất bản và tuyển dụng họ nhằm chọn ra những tờ báo có ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ và giám sát chính sách truyền thông hàng ngày… Đó là một công việc cần thiết đối với họ để giám sát 25 tờ báo có ảnh hưởng nhất lúc bấy giờ… Và họ đã đạt được thỏa thuận; chính sách về báo chí đã được thông qua; biên tập viên được cung cấp cho từng tờ báo nhằm giám sát một cách hợp thức các tờ báo này và biên tập thông tin liên quan đến các vấn để chuẩn bị sẵn sàng, chủ nghĩa quân phiệt, các chính sách tài chính và các vấn đề khác ở tầm quốc gia và quốc tế - những vấn đề được coi là cốt yếu đối với các quyền lợi của những kẻ tham gia vào việc mua bán này.[22]
Charles S. Mellen của New Haven Railroad đã điều trần trước Quốc hội rằng riêng hệ thống đường ray xe lửa của gia tộc Morgan do ông ta phụ trách đã có tới hơn một nghìn biên tập viên báo của khu vực Tân Anh Cát Lợi (New England) ăn lương để phục vụ hệ thống này với tổng quỹ lương lên tới 400 nghìn đô-la/năm. Hệ thống đường ray xe lửa cũng đã nắm giữ nửa triệu đô-la trái phiếu do Boston Herald phát hành.[23] Gia tộc Morgan còn kiểm soát hàng trăm công ty bổ sung hoặc các ngân hàng đầu tư khác.
Ngoài ra, gia tộc Morgan cũng kiểm soát cả ngành công nghiệp quảng cáo. Trong bài viết của mình vào năm 1937, Lunberg cho rằng: “Tập đoàn J.P. Morgan tập trung nhiều hơn cho việc kiểm soát ngành công nghiệp quảng cáo, và đó chính là điều đã buộc các tổ chức ngân hàng phải chú ý hơn đến tất cả các cảnh báo của các tờ báo.”[24]
Việc kiểm soát truyền thông của Morgan vào thời điểm này được văn bản hóa cẩn thận và chi tiết. Trong phiên tòa diễn ra vào năm 1912 do ủy ban đặc quyền bầu cử trực thuộc Thượng nghị viện chủ trì, điều này đã được phát hiện ra rằng, Joseph Sibley từ Pennsylvania đã đóng vai trò như là nhân vật giữ tiền cho Rockefeller để chi cho các thượng nghị sĩ Quốc hội khác. Một bức thư do Sibley viết vào năm 1905 và được gửi cho John D. Archbold, một nhân vật trong công ty Standard Oil của Rockefeller và là người cung cấp tiền bạc. Trong bức thư này, Sibley viết rằng: “Một tổ chức chuyên viết lách hiệu quả là cần thiết, không chỉ nhằm phục vụ công việc hàng ngày mà còn là nhằm giám sát tình trạng hiện tại của Associated Press hoặc các tổ chức tương tự. Việc thực hiện điều này cũng khá là tốn kém nhưng suy cho cùng thì cũng rất rẻ.”[25]
Lundberg nhận xét tiếp:
Gia tộc Rockefeller đã ngay lập tức từ bỏ chính sách cũ của mình đối với việc sở hữu các tờ báo và tạp chí, và giờ đây phụ thuộc vào các ấn phẩm của tất cả các phe phái nhằm phục vụ quyền lợi tốt nhất của mình trong việc đổi lại các nguồn lợi nhuận khác từ dầu khí và quảng cáo dưới tầm kiểm soát của Rockefeller. Sau khối J.P. Morgan, khối Rockefeller cũng đã bứt xa khỏi các nhóm khác về mảng quảng cáo và khi một mình quảng cáo không hiệu quả nhằm đảm bảo cho sự trung thành của các tờ báo, các công ty của gia tộc Rockefeller đã được biết đến trong việc tạo ra các khoản thanh toán trực tiếp nhằm có được quan điểm thân thiện của giới biên tập viên.[26]
Vì thế, không có gì là ngạc nhiên rằng đa số báo chí truyền thông quốc gia, đặc biệt là ở miền Đông, bắt đầu phản đối, lăng mạ Đức kịch liệt. Các biên tập viên trở nên có khả năng hùng biện về nghĩa vụ yêu nước của tất cả người dân Mỹ nhằm bảo vệ nền dân chủ thế giới. Các cuộc diễu hành, duyệt binh thể hiện sự chuẩn bị rầm rộ đã được tổ chức.
Nhưng điều đó thôi là chưa đủ. Bất chấp các chiến dịch quy mô này, người dân Mỹ vẫn không hào hứng. Các cuộc trưng cầu dân ý được thực hiện vào thời gian này đã cho thấy dân chúng vẫn tiếp tục duy trì quan điểm đứng ngoài cuộc chiến tranh châu Âu. Rõ ràng, điều cần thiết là những gì mạnh mẽ, quyết liệt và ấn tượng nhằm thay đổi quan điểm của dân chúng.
SỰ KIỂM SOÁT CỦA GIA TỘC MORGAN ĐỐI VỚI NGÀNH VẬN TẢI BIỂN
Ngân hàng không phải là lĩnh vực kinh doanh duy nhất mang lại cho gia tộc Morgan những lợi ích tài chính khổng lồ. Sử dụng việc kiểm soát của mình đối với ngành đường sắt quốc gia như một đòn bẩy tài chính, Morgan đã tạo ra một sự tín nhiệm mang tầm quốc tế đối với lĩnh vực vận tải biển bao gồm hai tuyến đường thủy lớn nhất của Đức và một trong hai tuyến vận tải biển quan trọng của Anh là The White Star Lines. Vào năm 1902, Morgan đã cố gắng để tiếp quản công ty đóng- tàu thủy còn lại của Anh - the Cunard Company, nhưng đã bị Bộ Hải quân Anh chặn đứng. Cơ quan này muốn giữ tuyến đường thủy này khỏi sự kiểm soát của các thế lực nước ngoài và các con tàu vận chuyển của Bộ Hải quân Anh có thể bị buộc phải phục vụ các mục đích của hải quân Anh trong thời chiến. Con tàu Lusitania và Mauretania đã được hãng tàu Cunard đóng và trở thành những tàu chiến cạnh tranh quan trọng của tập đoàn Morgan. Đây là một lời chú thích thú vị của lịch sử, rằng, theo quan điểm của Morgan, con tàu Lusitania chỉ là đồ bỏ. Ron Chernow giải thích:
Pierpont đã lập một kế hoạch cho việc xây dựng uy tín của các công ty Mỹ trong lĩnh vực vận tải biển - điều có thể nâng nguyên tắc “nhóm quyền lợi” của ông ta, tức là sự hợp tác giữa các đối thủ cạnh tranh trong một lĩnh vực - lên mức độ toàn cầu. Ông ta đã tạo ra một đế chế vận tải biển tư nhân lớn nhất thế giới…Một kiến trúc sư quan trọng của hãng tàu Hamburg-Amerika Steanship Line là Albert Ballin - một hãng tàu lớn với hàng trăm con tàu và là hãng vân tải biển lớn nhất thế giới…Sau cuộc chiến Boer, tổ hợp của Morgan và Cunard đã vắt kiệt sức của nhau trong cuộc chiến giảm lợi nhuận.”[27]
Như đã chỉ ra trước đó, Morgan vẫn tiếp tục là một đại diện thương mại chính thức của Anh. Ông ta chịu trách nhiệm mua bán tất cả các nguyên vật liệu phục vụ chiến tranh tại Hoa Kỳ đồng thời điều phối mảng vận tải biển. Theo chân gia tộc Rothschild, ông ta học rất nhanh các mánh kiếm chác từ việc buôn lậu thời chiến. Colin Simpsonm tác giả của cuốn The Lusitania - đã mô tả hoạt động này như sau:
Trong suốt giai đoạn nước Mỹ thể hiện mình như một quốc gia trung lập, các quân nhân trong trang phục dân sự là những người làm việc cho gia tộc Morgan. Nhóm tổ hợp ngân hàng này đã nhanh chóng thiết lập hệ thống mê cung của các nhà xuất nhập khẩu hay các tài khoản ngân hàng giả mạo và tất cả các trò buôn lậu khác, và cho dù họ đã lừa gạt được người Đức thì ở đây vẫn còn một số sự kiện đặc biệt nghiêm túc khi khiến cho Bộ Hải quân và Cunard trở nên lúng túng nhằm tránh đề cập đến các hành khách không may mắn trên các chuyến tàu đang vận chuyền đồ buôn lậu.[28]
CON TÀU LUSITANIA
Lusitania là một con tàu chở khách của Anh thường di chuyển theo lộ trình giữa cảng Liverpool - New York và ngược lại. Con tàu này thuộc quyền quản lý của Cunard Company - một hãng tàu chính và là đối thủ cạnh tranh của tập đoàn Morgan. Con tàu này rời bến cảng New York ngày 1/5/1915 và bị đánh chìm bởi lực lượng tàu ngầm Đức ngoài bờ biển Ireland sáu ngày sau đó. Trong số 1.195 người thiệt mạng trong vụ chìm tàu này, có 195 người Mỹ. Hơn tất cả các sự kiện khác lúc đó, đây là một sự kiện đã cung cấp cho các luật sư thời chiến cương lĩnh thuyết phục cho quan điểm của họ, và điều này trở thành bước ngoặt nơi người Mỹ bắt đầu chấp nhận một cách bất đắc dĩ không phải sự cần thiết chiến tranh mà là khả năng chắc chắn xảy ra chiến tranh.
Sự kiện tàu Lusitania là con tàu khách đã bị làm cho sai lệch. Mặc dù nó được đóng như một con tàu chở khách hạng sang song đặc thù xây dựng con tàu này được thiết kế bởi Bộ Hải quân Anh và bởi vậy mà nó có thể được chuyển đổi thành tàu chiến trong trường hợp cần thiết. Mỗi chi tiết từ mã lực của động cơ con tàu và hình dạng thân tàu cho đến các khu vực cất giữ đạn dược trên thực tế đều được thiết kế theo mô hình quân sự. Con tàu được đóng theo cách đặc biệt để có thể chở được 12 khẩu pháo cao xạ. Chi phí đóng những chi tiết đặc biệt này do chính phủ Anh chi trả. Thậm chí trong thời bình, nhóm thủy thủ đoàn cũng phải là các quân nhân hoặc thủy thủ đang phục vụ trong Hải quân hoàng gia.
Tháng 5 năm 1913, con tàu này được đưa về xưởng sửa chữa và được trang bị thêm vỏ bọc sắt và các phụ tùng khác. Những chiếc thang máy để vận chuyển đạn dược tới vị trí các khẩu cao xạ cũng đã được lắp đặt. Mười hai khẩu thần công được giao cho xưởng sửa chữa tàu. Tất cả những điều này được lưu giữ trong hồ sơ của Bảo tàng Hàng hải quốc gia tại Greenwich của Anh, dù vấn đề những khẩu cao xạ có được lắp đặt thực sự trong thời gian này hay không vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Không có chứng cớ rằng chúng đã được lắp đặt trong thời gian này. Trong bất cứ sự kiện nào, vào ngày 17/9, con tàu Lusitania hướng ra biển trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến, và nó đã được đăng ký trong hồ sơ của Bộ Hải quân Anh như một con tàu quân sự của quân đội Mỹ đi giúp phe Đồng minh chứ không phải là một con tàu chở khách đơn thuần! Kể từ đó, Lusitania được nằm trong danh sách của tờ Jane’s Fighting Ships như một con tàu quân sự và trong tờ tạp chí của Anh - The Naval Annual - nó được đánh giá như một con tàu buôn có vũ trang.[29]
Việc sửa chữa con tàu là nhằm chuyển tất cả các tiện nghi phòng khách xuống boong thấp hơn sao cho nó trông giống một con tàu vận tải quân sự. Như vậy, Lusitania đã trở thành một trong những con tàu vận tải quan trọng nhất chuyên chở các nguyên vật liệu phục vụ chiến tranh - kể cả đạn dược - từ Hoa Kỳ sang Anh. Ngày 8/3/1915, sau một số cuộc gọi dày đặc với các tàu ngầm Đức, thuyền trưởng Lusitania nộp đơn từ chức. Ông ta muốn đối mặt với các tàu ngầm, nhưng không muốn “chịu trách nhiệm đối với việc để hành khách lẫn lộn với đạn dược và hàng buôn lậu.[30]
CHURCHILL GIƯƠNG BẪY

Từ quan điểm của nước Anh, điềm báo về sự diệt vong đã trở nên rõ ràng. Trừ phi có thể bị cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh, Hoa Kỳ chính thức yêu cầu hòa giải. Thách thức là làm thế nào để người Mỹ rời bỏ vị thế của mình ở cương vị một quốc gia trung lập cứng đầu. Cách thức để điều này được thực hiện chính là một trong những khía cạnh gây tranh cãi của cuộc chiến. Quả là một điều kì lạ đối với nhiều người rằng các nhà lãnh đạo Anh có thể mưu tính một cách chủ ý nhằm phá hủy một trong những con tàu của chính mình với các công dân Mỹ trên boong như một phương tiện nhằm lôi kéo Mỹ vào cuộc chiến như một đồng minh. Một cách chắc chắn, bất cứ ý tưởng nào cũng đơn thuần chỉ là sự tuyên truyền của Đức. Trong một bài viết trên tờ National Geographic, Robert Ballars đã nói rằng: “Trong ngày con tàu bị đánh chìm, những người ủng hộ Đức tại Mỹ đã nắm bắt được thuyết âm mưu. Họ cho rằng, Bộ Hải quân Anh đã đặt Lusitania vào tình thế thiệt hại một cách có chủ ý với hi vọng rằng con tàu này sẽ bị tấn công và vì thế sẽ lôi kéo được Hoa Kỳ vào cuộc chiến.”[31]
Hãy thử nhìn nhận thuyết âm mưu ở cự ly gần hơn. Winston Churchill - Bộ trưởng Hải quân vào thời gian này - đã nói rằng:
Có nhiều thủ đoạn trong chiến tranh… Thủ đoạn trong ngoại giao, trong tâm lý… Thủ đoạn để đưa một đồng minh vào tham chiến được coi là hữu ích - điều có thể giúp ta chiến thắng trong một trận đánh lớn. Thủ đoạn để giành được một điểm chiến lược quan trọng có thể được coi là ít có giá trị hơn so với thủ đoạn xoa dịu hoặc tỏ ra kính nể tính trung lập nguy hiểm.[32]
Thủ đoạn mà Churchill chọn được coi là đặc biệt tàn nhẫn. Dưới cái gọi là Cruiser Rules, những con tàu chiến của cả Anh lẫn Đức đã mang lại cho thủy thủ đoàn của các con tàu buôn của kẻ thù một cơ hội trốn xuống tàu cứu sinh trước khi con tàu bị chìm. Nhưng, vào tháng 10 năm 1914, Churchill ban bố một số chỉ thị với nội dung rằng các con tàu buôn của Anh cần phải tuân thủ mệnh lệnh của tàu ngầm khi buộc phải dừng lại hay lục soát. Nếu có vũ khí, họ được cho là kẻ thù. Nếu không có vũ khí, họ đang muốn đâm thủng tàu ngầm. Kết quả tức thời của việc thay đổi này là nhằm buộc tàu ngầm Đức hoạt động dưới mặt biển để bảo vệ và đánh chìm các con tàu khác mà không cần phải cảnh cáo.
Vì sao Anh lại muốn làm những việc ngớ ngẩn như vậy - những việc có thể dẫn đến sự mất mát mạng sống của hàng nghìn thủy thủ của mình? Câu trả lời là điều này không phải là một hành động ngớ ngẩn. Đó là một chiến lược máu lạnh. Churchill kiêu hãnh nói:
Biện pháp đối phó đầu tiên của Anh - biện pháp được thực hiện từ trách nhiệm của tôi… - là nhằm ngăn cản sự tấn công trên biển của người Đức. Tàu ngầm dưới biển buộc phải dựa vào việc tấn công dưới nước và như vậy làm tăng rủi ro khả năng đánh nhầm tàu trung lập của Anh cũng như thủy thủ các tàu trung lập khác, từ đó kéo Đức vào cuộc chiến tranh với các cường quốc khác.[33]
Nhằm tạo ra khả năng con tàu bị chìm một cách ngẫu nhiên từ các cường quốc trung lập, Churchill đã chỉ thị cho các con tàu Anh chuyển tên đề trên thân tàu và giương cờ của thế lực trung lập lên khi cập bến, mà ở đây có nghĩa là cờ của Hoa Kỳ. Như một hành động khiêu khích, hải quân Anh đã được chỉ thị nhằm xử lý các thành viên thủy thủ đoàn của tàu ngầm Đức bị bắt giữ - những người sẽ không bị xử lý như các tù nhân chiến tranh mà là như kẻ phạm tội nghiêm trọng. “Những kẻ sống sót nên bị coi là tù nhân hoặc xử bắn theo cách nào tiện nhất.”[34] Các chỉ thị khác - những chỉ thị giờ đây là một phần gây lúng túng trong hồ sơ lưu trữ chính thức của ngành hải quân - đều tàn nhẫn: “Trong tất cả các hành động, cờ trắng nên được đốt một cách nhanh chóng.”[35]
Chiếc bẫy đã được sắp đặt bố trí một cách cẩn thận. Hải quân Đức đã bị kích động vào vị thế của kẻ châm hỏa cho cuộc chiến và với các điều kiện này, rõ ràng mạng sống của người Mỹ sẽ bị đe dọa.
KHO VŨ KHÍ NỔI
Sau nhiều năm điều tra, giờ đây có thể xác định được loại hàng hóa đã được chất lên chiếc tàu chiến Lusitania trong chuyến hành trình cuối cùng của mình. Đó là 600 tấn pyroxyline (thường được gọi là bông thuốc nổ)[36], 6 triệu viên đạn, 1.248 hòm đạn chì, cộng thêm số lượng vũ khí chưa xác định chứa đầy khoang ở boong dưới cùng của con tàu hoặc các khu vực để hành lý hoặc các lối đi dành cho khách của boong F. Ngoài ra còn có nhiều tấn “bơ”, “mỡ heo”, “lông thú” và các mặt hàng khác được dán nhãn mác một cách ngụy tạo. Đó chính là những mặt hàng buôn lậu nếu không phải là vũ khí phục vụ chiến tranh. Tất cả hàng hóa này đều được vận chuyển thông qua công ty của J.P. Morgan. Nhưng không một hàng hóa nào trong số đó bị dân chúng nghi ngờ, ngay cả những người dân Mỹ không may mắn đã mua vé cho một chuyến hải trình đến với cái chết - cái chết cho bản thân và cho gia đình, người thân của mình như những con mồi trong một trò chơi tài chính ở mức độ cao và trò chơi chính trị ở mức độ thấp mang tính toàn cầu.
Đại sứ Đức ở Washington đã biết rõ về bản chất của hàng hóa đang chất lên chiến hạm Lusitania và đã gửi đơn kiện đến chính phủ Hoa Kỳ, vì hầu như tất cả những điều đó đã vi phạm các hiệp ước quốc tế về sự trung lập. Sự phản hồi từ chính phủ Mỹ là hoàn toàn phủ nhận về con tàu này. Nhận thấy nội các của Wilson đang ngầm chấp thuận việc gửi hàng này, Đại sứ quán Đức đã cố gắng một lần cuối cùng để ngăn ngừa thảm họa. Đại sứ quán Đức đã cho đăng quảng cáo trên các tờ báo của Bờ Đông, bao gồm cả những tờ báo của New York City với lời cảnh báo người dân Mỹ không mua vé lên tàu Lusitania. Mẩu quảng cáo đã được thanh toán trước và yêu cầu được bố trí trong chuyên trang về du lịch của các tờ báo một tuần trước khi con tàu nhổ neo. Những thông tin cảnh báo này được lưu giữ như sau:
THÔNG BÁO
Các hành khách du lịch có ý định tham gia chuyến hải trình Atlantic nên lưu ý đến tình trạng chiến tranh hiện hành giữa Đức cùng các đồng minh của mình và Anh cùng các nước đồng minh của Anh; lưu ý đến vùng chiến sự bao gồm các vùng biển gần với British Isles; rằng, theo thông báo chính thức được đưa ra bởi chính phủ Hoàng Gia Đức, các con tàu giương cờ Anh hoặc bất cứ cờ của quốc gia đồng minh nào, đều có khả năng bị phá hủy trên các vùng biển đó và các hành khách đi lại bằng tàu của Anh hoặc các nước đồng minh của Anh trong khu vực chiến sự xảy ra sẽ đối mặt với rủi ro của bản thân.
ĐẠI SỨ QUÁN HOÀNG GIA ĐỨC
Washington, D.C, 22/4/1915
Mặc dù mẩu quảng cáo nằm trong tay các tờ báo đúng hạn để kịp thời hạn như yêu cầu, song Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vẫn can thiệp vào khi làm tăng nỗi ám ảnh về nguy cơ bị kiện vì tội phỉ báng, đã khiến cho các nhà xuất bản lo sợ không dám in mẩu quảng cáo nếu chưa được các luật sư của Bộ Ngoại giao làm rõ. Trong khoảng 50 tờ báo, chỉ có tờ Des Moines Register đăng mẩu quảng cáo trong ngày được yêu cầu. Những gì xảy ra tiếp đó được mô tả bởi Simpson:
Vào ngày 26/4, George Viereck [biên tập viên của một tờ báo do Đức sở hữu và là người thay mặt Đại sứ quán Đức đã đăng quảng cáo trên các tờ báo] đã hỏi Bộ Ngoại giao vì sao quảng cáo của ông ta không được đăng lên. Cuối cùng, ông ta xoay xở để giành được cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng bộ ngoại giao là William Jennings Bryan và chỉ cho ông ta thấy là trong tất cả các chuyến hải trình thời chiến, con tàu Lusitania đều vận chuyển vũ khí. Viereck trưng ra các bản sao danh sách hàng hóa kê khai trên tàu - những tài liệu được công khai trong cuộc điều tra. Điều quan trọng hơn, ông ta thông báo cho Bryan biết rằng, không dưới 6 triệu viên đạn đã được vận chuyển trên con tàu Lusitania vào ngày thứ Sáu sau đó và có thể được xem như đã được chuyển đi trên cầu tàu số 54. Bryan bốc điện thoại lên và gọi cho tòa soạn chịu trách nhiệm cho việc đăng quảng cáo. Ông ta hứa với Viereck rằng mình có thể ráng sức để thuyết phục Tổng thống cảnh báo người Mỹ không nên mua vé lên tàu. Nhưng lời cảnh báo đó đã không được Tổng thống đưa ra, chỉ có một điều chắc chắn là Tổng thống Wilson đã được thông báo về tính chất của loại hàng hóa trên tàu Lusitania này. Ông ta không làm gì cả nhưng đã phải thừa nhận về cái ngày mình được thông báo về sự cố chìm tàu - điều biết trước này đã khiến ông ta nhiều đêm mất ngủ.[37]
Thoạt nghe thì dường như Wilson là một người theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng hoàn toàn không phải là một người làm chủ số mệnh của mình. Ông ta là một giáo sư giảng dạy tại Đại học Princeton, một người sùng bái chủ nghĩa quốc tế và mơ ước về việc tạo nên một chính phủ thế giới và mở ra một thiên niên kỷ của hòa bình cho nhân loại. Nhưng ông ta nhận ra rằng mình đang lệ thuộc vào những nhân vật đầy tham vọng và đầy mánh khóe chính trị cùng các nguồn lực tài chính hùng mạnh. Phản đối những nguồn lực này, ông ta có thể làm bất cứ điều gì nhưng lại bất lực trong hành động và đây là lý do xác đáng để tin rằng trong thâm tâm, ông ta đã phải chịu đựng nhiều sự kiện mà bản thân đã từng tham gia. Chúng ta có thể lên án người đàn ông này - kẻ đã cố ý khước từ việc cảnh báo các thần dân của mình trong hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng và đã khiến 195 công dân của đất nước mình bị chôn vùi dưới đáy biển, chúng ta cũng có thể muốn biết làm thế nào mà người đàn ông này có thể đạo đức giả đến thế khi quy tội người Đức vì hành động này và rồi sau đó lại cố che giấu sự thật bằng cách ngăn cản người dân Mỹ tìm hiểu sự thật. Thật là ngạc nhiên nếu như ông ta chỉ thấy băn khoăn trong mấy giờ đồng hồ mất ngủ.
CHUYẾN HẢI TRÌNH CUỐI CÙNG
Trong khi Morgan và Wilson đang sắp đặt một giai đoạn nguy hiểm cho phía Mỹ trong chuyến hải trình Đại Tây Dương, Churchill, lại phụ trách phần việc của mình cho phía châu Âu. Khi Lusitania rời cảng New York vào ngày 1/5, Lusitania được chỉ thị phải gặp Juno - tàu khu trục Anh ngoài khơi biển Ireland để có thể được yểm trợ về hải quân khi tiến vào vùng biển của kẻ địch. Tuy nhiên, khi tiến đến điểm gặp tàu khu trục, Lusitania lại không thấy “đối tác” của mình, và thuyền trưởng của con tàu đã giả định rằng, cả hai tàu đã mất liên lạc vì lí do sương mù dày đặc. Trên thực tế, tàu khu trục Juno đánh tín hiệu liên lạc và rồi đã nhận được chỉ thị phải quay trở về Queenstown, và điều này đã được thực hiện với sự chắc chắn rằng Lusitania đã đi thẳng vào khu vực đã định, nơi tàu ngầm Đức đang hoạt động. Để mọi việc trở nên tồi tệ hơn, Lusitania nhận được chỉ thị giảm bớt việc sử dụng than - không phải với lý do thiếu nguyên liệu này - mà vì điều này sẽ giúp tiết kiệm hơn. Con tàu được yêu cầu phải ngưng 4 đầu máy và hậu quả là chỉ hoạt động được 75% tốc độ cho phép dưới mặt nước.
Khi Lusitania tiến vào vùng biển của đối phương, hầu như ai cũng biết rằng con tàu này đang đi vào khu vực nguy hiểm. Các tờ báo ở London đã trở nên sôi nổi hẳn với câu chuyện về những lời cảnh báo của Đức và vụ chìm tàu vừa xảy ra. Trong phòng bản đồ của Bộ Hải quân Anh, Churchill đang lạnh lùng điều khiển mọi việc. Những nét bút khoanh tròn khu vực mà hai con tàu bị đánh chìm bằng ngư lôi ngày hôm trước. Một vòng tròn cho thấy khu vực mà tàu ngầm Đức chắc chắn đang hoạt động. Một bề mặt phẳng lớn hiển thị con tàu Lusitania đang đi qua khu vực hải lý thứ 19 và thẳng tới vòng tròn. Đúng là không thể làm gì để cứu con tàu này, đô đốc Coke của vùng Queenstown đang được huấn thị đại khái để bảo vệ con tàu với mọi cố gắng, nhưng ông ta đã không có phương tiện để thực hiện điều này, và trên thực tế, không một ai băn khoăn áy náy nhằm cảnh báo cho thuyền trưởng tàu Lusitania rằng cuộc gặp gỡ giữa tàu Lusitania và tàu khu trục Juno đã bị hủy bỏ.
Một trong các chuyên gia hiện diện trong phòng bản đồ trong cái ngày định mệnh đó là Trung tá Joseph Kenworthy, người đã gọi cho Churchill nhằm đệ trình một văn bản về những gì có thể xảy ra từ khía cạnh chính trị sau vụ tàu Lusitania bị đánh chìm với các hành khách người Mỹ trên boong. Ông ta đã rời phòng bản đồ trong sự căm phẫn vì lời nhạo báng của cấp trên. Vào năm 1927, trong cuốn sách của mình, The Freedom of the Seas (Tự do trên biển) ông ta đã viết những dòng sau mà không cần bình luận: “Tàu Lusitania đã bị chỉ thị đi chậm lại so với vận tốc cho phép vào vùng biển tàu ngầm Đức đang đợi mà không có tàu khu trục hộ tống đi kèm.”[38] Có lẽ chẳng cần thêm lời bình luận nào cho sự kiện này.
Trong lúc này, Đại tá House đang ở Anh và vào ngày con tàu Lusitania bị đánh chìm, ông ta được thiết kế để gặp Vua George V. Đi cùng với ông ta là Ngài Edward Grey và trên đường đi, Edward đã hỏi Đại tá House rằng: “Mỹ sẽ làm gì nếu người Đức đánh chìm tàu vận tải với các hành khách người Mỹ trên boong?” Như cuốn nhật ký của Đại tá House cho thấy, House đã trả lời rằng: “Tôi nói với ông ta [Edward], nếu việc này được thực hiện, ngọn lửa của lòng căm phẫn sẽ lướt khắp nước Mỹ và điều này có thể sẽ kéo chúng ta vào một cuộc chiến tranh.”[39] Một lần ở điện Buckingham, vua George đã đề cập đến vấn đề này và thậm chí còn nói về mục tiêu có thể. Ông nói: “Tôi nghĩ là chắc họ đánh chìm con tàu Lusitania với các hành khách người Mỹ trên boong…”[40]
VỤ NỔ KINH HOÀNG, ÂM TY DƯỚI ĐÁY BIỂN
Bốn giờ đồng hồ sau cuộc trò chuyện này, ngọn khói đen từ con tàu Lusitania đã được phát hiện ra phía chân trời qua kính viễn vọng của tàu ngầm Đức, U-20. Con tàu rơi thẳng theo hướng tàu ngầm Đức, cho phép nó mở hết ga và chìm xuống. Ngư lôi đã tấn cống vào mạn phải con tàu ở dưới mực nước biển 30m. Ngư lôi thứ hai đã sẵn sàng nhưng không cần thiết. Ngay sau tiếng nổ khi va đụng là tiếng nổ khủng khiếp thứ hai - tiếng nổ đã nhấn chìm cả con tàu xuống đáy biển. Lusitania, một trong những con tàu lớn nhất được đóng thời bấy giờ, đã chìm nghỉm trong vòng mười tám phút!
Những người sống sót trong số thủy thủ đoàn - những người đang làm việc trong phòng đầu máy khi vụ tấn công xảy ra - đã chứng thực rằng, bốn đầu máy của tàu đã không làm việc vào thời điểm đó. Simpson nói rằng:
Ngư lôi G đã phóng không trúng buồng đầu máy số 1 và chỉ làm hư hỏng mũi tàu. Có thể đó là đạn súng cối 3 inch do Công ty Bethlehem sản xuất, 6 triệu viên đạn súng trường hoặc các kiện lông thú hay những thùng đựng bơ ngụy trang. Những người thợ lặn mò tàu đắm đã thừa nhận rằng, mũi tàu đã bị phá nổ bằng mìn và những mảnh vỡ lớn của mũi tàu đã được tìm thấy cách thân tàu không xa.[41]
Khi nghiên cứu vụ đắm tàu vào mùa hè năm 1993, nhóm tìm kiếm từ Viện Hải dương học Woods Hole đã báo cáo: “Khi các camera của chúng tôi quét vào khoang tàu, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên: Ở đây chẳng có lỗ thủng nào cả… chúng tôi chẳng tìm thấy chứng cớ nào chứng tỏ rằng ngư lôi U-20 đã phá nổ con tàu, và như vậy, điều này đã làm suy yếu giả thuyết vì sao con tàu bị chìm.”[42]
Cũng chẳng khó khăn gì để chia sẻ sự ngạc nhiên của nhóm tìm kiếm này. Các chuyên gia chụp ảnh đã cho thấy rằng, khu vực hư hại của con tàu thuộc về phần mạn phải tàu. Vì đây là phần bị tấn công bởi ngư lôi nên có thể suy ra rằng, lỗ thủng có thể không được rõ ràng. Nó có thể nằm ở phần tiếp giáp với đáy biển. Nhóm tìm kiếm đã báo cáo rằng họ chỉ có thể điều tra phần thuộc về phía dưới thân tàu. Và đó là vì phần lớn các bộ phận của con tàu - cộng thêm cả phần mạn phải tàu - đều bị chôn vùi trong tình trạng hư hỏng. Khi ngư lôi tấn công 9 mét dưới nước biển, xét về lôgic, lỗ thủng không thể là bất cứ điểm nào gần đáy biển ngoại trừ một điểm giữa boong chính và bụng tàu. Sự thất bại trong việc nhìn ra lỗ hổng cũng không làm xói mòn quan điểm cho rằng vụ nổ được thực hiện từ bên trong.
Trong bất cứ sự kiện nào thì rõ ràng là con tàu Lusitania cũng không lặn xuống đáy biển trong mười tám phút mà không bị thủng đâu đó. Thậm chí, đội tìm kiếm đã phải thừa nhận sự việc này một cách gián tiếp khi được hỏi về nguyên nhân gây ra tiếng nổ thứ hai. Trong một nỗ lực hiển nhiên nhằm tránh việc ủng hộ thuyết âm mưu, bản báo cáo đã đưa ra kết luận rằng có thể nguyên nhân gây nên tiếng nổ là do bụi than chứ không phải do đạn dược.
Trong bản phân tích cuối cùng, người ta chỉ nhận thấy một sự khác biệt nhỏ giữa nguyên nhân gây nổ bởi bụi than hay đạn dược. Và khả năng tiếng nổ phát ra do đạn dược được coi là khả thi hơn cả.
VỘI VÀNG ÉM NHẸM
Dưới sự chỉ đạo của Mersey, một cuộc điều tra chính thức được tiến hành nhằm xác định các sự kiện chìm tàu và truy cứu trách nhiệm. Đó là một vụ gian lận ngay từ đầu. Tất cả các chứng cứ và lời khai đều được dàn dựng trước một cách kỹ lưỡng nhằm đảm bảo rằng không một điều gì được cho vào hồ sơ lưu trữ - những điều có thể bộc lộ trò lá mặt lá trái của các quan chức Anh hoặc Mỹ. Trong các hồ sơ giấy tờ được trình cho Mersey trước khi nộp cho tòa có một tài liệu từ Thuyền trưởng Richard Webb, một trong những người được lựa chọn bởi lực lượng hải quân nhằm hỗ trợ việc ém nhẹm vụ việc. Tài liệu này như sau: “Tôi được Ban chỉ huy Bộ Hải quan giao trọng trách nhằm thông báo với quý vị rằng điều này được coi như một mưu chước mang tính chính trị của Thuyền trưởng Turner của tàu Lusitania, và ông ta phải chịu trách nhiệm về thảm họa này.”[43]
Báo cáo cuối cùng là một tài liệu thú vị nhất. Bất cứ ai đọc báo cáo này mà không rõ ngọn ngành sự việc sẽ dễ dàng, rút ra kết luận rằng Thuyền trưởng William Turner chính là kẻ phải chịu trách nhiệm về thảm họa chìm tàu. Thậm chí là Mersey cũng đã từng nỗ lực làm dịu cú sốc này. Ông ta viết rằng: “… lẽ ra không nên đổ lỗi cho thuyền trưởng… Sự lơ là chểnh mảng của thuyền trưởng để nghe theo lời khuyên trong tất cả các khía cạnh không thể bị quy kết là do cẩu thả hay kém cỏi.” Và sau đó, ông ta còn bổ sung một dòng cuối cùng mà thoạt nhìn có vẻ là một sự quy tội cho người Đức nhưng nếu hiểu rõ sự việc theo trình tự lôgic, nó sẽ là một bản cáo trạng về chính bản thân Churchill, Wilson, House và Morgan. Ông ta viết rằng:
Việc quy tội trong vụ chìm tàu thảm khốc phải được gắn liền với những kẻ bày mưu và những kẻ thực hiện tội ác.[44]
Liệu Mersey có biết rằng những lời nói của ông ta ẩn chứa hai nghĩa? Có lẽ là không, nhưng, hai ngày sau khi đưa ra lời nhận xét đánh giá này, ông ta viết thư cho Thủ tướng Asquith và yêu cầu được nhận phí dịch vụ. Trong những năm sau đó, những lời nhận xét đánh giá của ông ta về sự kiện này là: “Trường hợp tàu Lusitania là một phi vụ làm ăn bẩn thỉu và tồi tệ.”[45]
THAN KHÓC CHO CUỘC CHIẾN
Các mục tiêu của thuyết âm mưu lẽ ra phải được thể hiện một cách tốt hơn - dùng người Đức để đánh chìm một con tàu Mỹ -nhưng trên thực tế, con tàu Anh với 195 hành khách Mỹ bỏ xác dưới lòng đại dương lại tỏ ra hiệu quả để thực thi nhiệm vụ này. Những tay chơi đã không phí thời gian trong việc thu phục tình cảm của dân chúng. Wilson đã gửi một bức điện bày tỏ sự phẫn nộ đối với Chính phủ Hoàng gia Đức, và điều này đã được thể hiện trên các phương tiện truyền thông.
Lúc này, Bryan trở nên vỡ mộng hoàn toàn bởi trò lá mặt lá trái của chính phủ. Ngày 9/5, ông ta gửi một bức thư cho Wilson:
Đức có quyền ngăn chặn hàng lậu chuyển cho quân Đồng minh, và tàu chở hàng lậu đã chở khách đi, cùng nhằm bảo vệ con tàu khỏi bị tấn công - điều này khác gì việc đẩy đàn bà con trẻ ra chiến trường làm bia đỡ đạn?[46]
Điều này cũng không làm trì hoãn cam kết của Wilson. Bức thư thứ nhất được đưa ra bởi một nhân vật thậm chí còn có máu mặt hơn với giọng đe dọa - bức thư được tranh luận một cách dữ dội tại cuộc họp nội các chính phủ vào ngày 1/6. McAdoo, một nhân vật có mặt tại buổi họp này, đã nói:
Tôi nhớ là Bryan có phát biểu gì đó ở cuộc họp này; ông ta ngồi họp, mắt nhắm tít. Sau cuộc họp, ông ta có nói gì đó với Tổng thống - điều mà sau này tôi mới hiểu - ông ta không muốn ký tên vào bức thư… Bryan tiếp tục nói rằng ông ta nghĩ rằng, vị trí Bộ trưởng Ngoại giao đã đến hồi kết thúc, và ông ta xin được từ chức.[47]
Với yêu cầu của Wilson, McAdoo đã được phái đến nhà Bryan nhằm thuyết phục vị Bộ trưởng ngoại giao thay đổi ý định của mình vì sợ rằng việc từ chức của ông ta sẽ được coi là dấu hiệu của sự bất hòa trong nội các của Tổng thống. Bryan đồng ý suy nghĩ thêm vài ngày nữa, nhưng vào buổi sáng hôm sau, ông ta vẫn không thay đổi quyết định của mình. Trong cuốn hồi ký được viết bởi phu nhân cựu Bộ trưởng Ngoại giao, bà Bryan đã nói rằng chồng mình không chợp mắt được trong đêm hôm đó. “Ông nhà tôi có vẻ bồn chồn không yên và tôi có khuyên ông đọc gì đó trước khi lơ mơ ngủ. Trong túi ông có một bản cuốn sách cũ được in vào năm 1829 có tên gọi ‘Vòng nguyệt quế vinh danh của Andrew Jackson.’ Ông thấy cuốn sách này thật thú vị.”[48]
Thật trớ trêu. Trong chương 17, chúng ta sẽ xem lại tổng mức lương của Tổng thống Jackson trong thời gian diễn ra chiến tranh so với Ngân hàng Hoa Kỳ, ông tổ của hệ thống Cục Dự trữ Liên bang và chúng ta cũng sẽ được nhắc nhở rằng, ông tổ của hệ thống này chính là Jackson, người đã từng tiên đoán:
Có phải là sẽ chẳng có một sự nguy hiểm nào cho sự tự do và độc lập của chúng ta trong ngân hàng - điều mà về bản chất ít có sự ràng buộc với đất nước của chúng ta?… Có phải là không có nguyên nhân trong cảm giác run sợ đối với sự trong sạch của các cuộc bầu cử trong hòa bình và đối với sự độc lập của đất nước chúng ta trong chiến tranh?… Kiểm soát tiền tệ của chúng ta, nhận những đồng tiền công khai và giữ hàng nghìn công dân trong sự lệ thuộc, đúng là những chuyện ghê gớm, dữ dội và nguy hiểm hơn cả quyền lực của hải quân hay quân sự của đối phương.[49]
Từ Anh, Đại tá House gửi một bức điện cho Tổng thống Wilson và Tổng thống đã đọc bức điện này cho các thành viên trong nội các chính phủ nghe. Và nó đã trở thành chủ đề chính cho hàng nghìn bài xã luận trên báo chí. Ông ta nói bằng giọng đạo đức giả:
Nước Mỹ đã tới chỗ ngoặt, khi mà quốc gia này cần phải xác định vị trí của mình trong cuộc chiến khai hóa hoặc mọi rợ. Chúng ta không thể duy trì vị thế của một kẻ trung lập đứng ngoài cuộc chiến. Hành động của chúng ta trong cuộc khủng hoảng này sẽ xác định vai trò mà chúng ta tham gia khi hòa bình được thiết lập cũng như cách mà chúng ta có thể gây ảnh hưởng đến việc tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp cho loài người. Chúng ta có ảnh hưởng đến sự cân bằng này và vị thế của chúng ta trong cộng đồng các quốc gia được đánh giá bởi nhân loại.[50]
Trong một bức điện hai ngày sau, Đại tá House đã để lộ mình là một chuyên gia tâm lý - chính trị, lợi dụng bản ngã của Wilson, hệt như một nghệ sĩ dương cầm đánh đàn Stradivarius vậy. Ông ta viết:
Nếu bất đắc dĩ phải tham chiến, tôi hy vọng rằng bạn sẽ cho cả thế giới thấy tính hiệu quả của Hoa Kỳ - điều sẽ trở thành bài học cho cả thế kỷ hoặc hơn nữa. Nói chung, cả châu Âu tin rằng chúng ta chưa chuẩn bị sẵn sàng và điều này sẽ chiếm nhiều thời gian nhằm biến nguồn lực thành hành động, rằng việc tham chiến của chúng ta sẽ tạo ra sự khác biệt.
Trong sự kiện chiến tranh, chúng ta sẽ thúc đẩy việc sản xuất thật nhiều đạn dược để có thể cung cấp không chỉ cho bản thân chúng ta mà cho cả phe Đồng minh, cả thế giới sẽ kinh ngạc về chúng ta.[51]
Quốc hội không thể chống cự được áp lực tổng hợp của báo chí và Tổng thống. Ngày 16/4/1917, Hoa Kỳ chính thức tuyên chiến với lực lượng Phe Trục (Đức, Ý, Nhật). Tám ngày sau, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật vay mượn thời chiến (War Loan Act) - đạo luật được mở rộng phạm vi vay mượn tới 1 tỉ đô-la tiền vay đối với phe Đồng Minh. Khoản ứng trước đầu tiên 200 triệu đô-la được chuyển thẳng cho Anh ngay ngày hôm sau và được tính như là khoản thanh toán cho món nợ với Morgan. Vài ngày sau, 100 triệu đô-la được chuyển cho Pháp với cùng mục đích. Trong vòng ba tháng, Anh đã chi trội tới 400 triệu đô-la và công ty của Morgan đã phải trình với Chính phủ để tìm biện pháp dàn xếp. Tuy nhiên, Bộ tài chính lại không có khả năng chi trả khoản tiền này và điều đó sẽ có thể gây nguy hiểm cho các nguồn quỹ của mình, vì thế mà Bộ này đã từ chối chi trả. Nhưng vấn đề cũng được nhanh chóng giải quyết bằng một thủ đoạn sẽ được mô tả kỹ càng ở chương Mười. Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang dưới thời Benjamin Strong đơn giản đã tạo ra đồng tiền cần thiết thông qua Cơ chế Mandrake. “Nội các của Wilson ở vào vị trí tình thế khó xử khi phải cứu J.P. Morgan khỏi tình trạng nan giải,” - Ferrell viết, nhưng Benjamin Strong “đề xuất giúp McAdoo thoát khỏi tình thế nan giải. Trong mấy tháng sau trong khoảng thời gian 1917-1918, Bộ tài chính đã lặng lẽ trả cho Morgan từng phần một trong khoản bội chi.” Khi chiến tranh kết thúc, Bộ tài chính đã cho vay tổng cộng là 9.466.000.000 đô-la kể cả 2.170.000.000 đô-la được giao sau, khi thỏa thuận ngừng chiến có hiệu lực.
Và đó là dòng tiền mặt mà họ mong đợi từ lâu nhằm bổ sung vào việc cứu các khoản cho vay của Morgan, thậm chí các khoản lợi nhuận khổng lồ cũng được tạo ra từ cuộc chiến, chính phủ đang âm thầm chuẩn bị cho cuộc chiến trong vòng sáu tháng trước khi chính thức tuyên bố tham chiến. Theo Franklin D. Roosevelt, người giữ chức Trợ lý Bộ trưởng Hải quân lúc bấy giờ, vào mùa thu 1916, Cục Hải quân bắt đầu ráo riết thực hiện việc mua bán các thiết bị, máy móc phục vụ chiến tranh. Ferdinand Lundberg bổ sung cho quan điểm này:
Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các vị trí chiến lược của chính phủ - mà hầu hết các vị trí này đều liên quan đến việc mua bán vũ khí, đạn dược - đều phục vụ cho các nhân vật yêu nước Phố Wall. Trong các cuộc gặp mặt quan trọng, Wilson hội ý với Dodge [Chủ tịch HDQT của National City Bank trực thuộc quyền kiểm soát của gia tộc Rockefeller], người … đã tiến cử Bernach Bruch - một nhân vật cho đến nay vẫn không để lộ tung tích và là một tay đầu cơ cổ phiếu các công ty khai thác quặng đồng thời là chủ tịch HĐQT của ủy ban Công righiệp thời chiến…
Với tư cách là người đứng đầu ủy ban công nghiệp thời chiến, Baruch đã chi một nguồn tiền khổng lồ của chính phủ với mức 10 tỷ đô-la/năm… Baruch đã gắn chặt ủy ban Công nghiệp thời chiến cùng các ban bệ của ủy ban này với quá khứ và tương lai của những kẻ giật dây ở Phố Wall, các nhà công nghiệp, tài chính, cùng các đại diện của họ…
Những người lính Mỹ chiến đấu trên chiến hào, những người dân làm việc tại gia, cả dân tộc đều trong tư thế trang bị súng ống để chiến đấu không chỉ nhằm đánh bại nước Đức mà còn nhằm đánh bại chính mình. Vậy nên cũng chẳng có gì là trừu tượng về sự diễn giải này khi chúng ta nhận ra rằng, tổng chi phí trong thời gian diễn ra chiến tranh của Chính phủ Mỹ từ 6/4/1917 đến 31/10/1919 - thời điểm mà đội quân pháo binh cuối cũng trở về từ châu Âu - là 35.413.000.000 đô-la. Nguồn lợi nhuận ròng của giai đoạn từ 1/1/1916 đến 7/1921 - khi hoạt động công nghiệp thời chiến cuối cùng bị giải tán - là 38.000.000.000 đô-la hoặc xấp xỉ con số chi phí thời chiến.
Thông qua việc kinh doanh của Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang, tập đoàn ngân hàng buộc phải tạo ra tiền nhằm cung cấp cho Anh và Pháp, và đến lượt mình, hai quốc gia này lại hoàn trả món tiền trên cho các ngân hàng Mỹ - chính xác như những gì đã được thực hiện trong cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai và cuộc Đại suy thoái tài chính thập niên 80-90. Đúng là vào năm 1917, thuế thu nhập được ban hành trở nên hữu ích cho việc tăng khoản thu nhập nhằm tiến hành chiến tranh và như Beardsey Ruml chỉ ra trong vài năm sau đó, là nhằm lấy quyền lực cung ứng tiền tệ khỏi tay tầng lớp trung lưu. Giữa năm 1915 đến 1920, nguồn cung tiền tệ đã tăng lên gấp hai lần từ 20,6 tỉ đô-la lên 39,8 tỉ đô-la. Ngược lại, trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, quyền lực cung ứng tiền tệ đã giảm xuống gần 50%. Điều này có nghĩa là người Mỹ đã chi trả cho chính phủ một cách vô thức theo hệ số 1,5 cho mỗi đồng đô-la lưu hành. Và điều này chính là khoản bổ sung cho khoản thuế của họ. Đặc tính này của tiền bạc chính là sản phẩm của cơ chế Mandrake. Các ngân hàng buộc phải thu lãi suất trên tất cả các khoản này. Mối liên hệ truyền thống giữa các nhà nghiên cứu chính trị và nghiên cứu tiền tệ đã thực thi sứ mệnh này một cách nhịp nhàng.
TỔNG KẾT
Nhằm tài trợ cho các giai đoạn đầu của Cuộc chiến tranh thế giới thứ Nhất, Anh và Pháp đã buộc phải è cổ vay nợ từ các nhà đầu tư Mỹ và chọn gia tộc Morgan làm nơi bấu víu cho các khoản vay trái phiếu. Morgan đóng vai trò như một đại diện mua bán vật tư của Hoa Kỳ, và vì vậy mà thu được lợi nhuận từ cả hai đầu dòng tiền mặt: khi tiền được cho vay và khi nó được chi ra. Các khoản lợi nhuận khác được chuyển hóa từ các hợp đồng sản xuất diễn ra trong khuôn khổ các công ty thuộc quỹ đạo của gia tộc Morgan. Nhưng cuộc chiến tranh bắt đầu diễn tiến theo chiều hướng xấu cho phía Đồng minh khi các tàu ngầm của Đức giành quyền kiểm soát các tuyến vận tải đường biển khu vực Đại Tây Dương. Vì Anh và Pháp sắp bại trận hoặc buộc phải thỏa thuận hòa bình theo các điều kiện của Đức nên trái phiếu của hai quốc gia này nằm trong cảnh chợ chiều, có bán cũng hiếm có kẻ mua. Mà nếu không có trái phiếu thì sẽ không có tiền, và dòng tiền mặt của Morgan cũng sẽ bị đe dọa. Hơn nữa, nếu các trái phiếu đã bán trước đó lâm vào cảnh vỡ nợ, tổ hợp của gia tộc Morgan phải đối mặt với những tổn thất nặng nề khó lường.
Cách duy nhất để cứu Hoàng gia Anh nhằm khôi phục lại giá trị của trái phiếu và nhằm duy trì dòng tiền mặt của Morgan là Chính phủ Mỹ phải cung cấp tiền bạc. Nhưng vì các quốc gia trung lập bị cấm thực hiện việc này bởi hiệp ước, Hoa Kỳ phải được kéo vào tham chiến. Một thỏa thuận bí mật cho vụ việc này đã được thực hiện giữa các quan chức Anh và Đại tá House với nhất trí của Tổng thống. Từ đây trở về sau, Wilson bắt đầu gây áp lực với Quốc hội để nước Mỹ tuyên bố chiến tranh. Điều này đã được thực hiện bất cứ lúc nào ông ta xuất hiện cho chiến dịch tái bầu cử của Hoa Kỳ với slogan: “Tổng thống bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ chiến tranh”. Đồng thời, Morgan đã đạt được quyền kiểm soát đối với một số mảng trong lĩnh vực truyền thông và bí mật dàn xếp một cuộc vận động xã luận chớp nhoáng chống lại Đức, kêu gọi chiến tranh như một hành động chứng tỏ lòng yêu nước.
Morgan đã tạo ra một tập đoàn vận tải xuyên quốc gia, bao gồm các tàu buôn Đức dưới mác hạm đội hải quân và những con tàu này được coi là lực lượng thống soái trên biển, chỉ có Công ty vận tải Anh Cunard Lines là không tham gia vào tập đoàn này. Tàu Lusitania thuộc quyền sở hữu của Cunard và hoạt động cạnh tranh với tập đoàn vận tải của Morgan. Tàu Lusitania được đóng theo quy chuẩn và đặc thù quân sự và được đăng ký với Bộ Hải quân Anh như là một con tàu hỗ trợ của nước ngoài có vũ trang đến giúp các nước trong phe Đồng minh. Lusitania chở khách như là bình phong nhằm che giấu sứ mệnh thực của mình là chuyên chở lậu các vật tư thiết bị phục vụ chiến Tranh từ Mỹ. Sự việc này cũng được Wilson và những thành viên khác trong nội các chính phủ biết, nhưng họ không hề nhấc tay động chân để ngăn chặn nó. Khi Đại sứ quán Đức nỗ lực đưa ra lời cảnh báo cho các hành khách Mỹ, Bộ Ngoại giao đã can thiệp và ngăn chặn các tờ báo đăng các mẩu tin quảng cáo này. Khi rời cảng New York cho chuyến hải trình cuối cùng của mình, con tàu Lusitania thực chất chỉ là một kho đạn dược nổi mà thôi.
Nước Anh biết rằng, việc lôi kéo Mỹ vào cuộc chiến có thể mang một ý nghĩa khác biệt giữa bại trận và chiến thắng, và bất cứ điều gì có thể được thực hiện cũng đều bền vững - thậm chí là sự hy sinh lạnh lùng đầy tính toán trong việc đẩy một trong những con tàu hoành tráng nhất của mình cùng các hành khách người Anh xuống đáy biển. Nhưng mánh lới là nhằm kéo cả hành khách Mỹ lên boong để tạo ra những hiệu ứng tình cảm trong cộng đồng dân chúng Mỹ. Khi tàu Lusitania tiến vào vùng biển của đối phương, nơi mà các tàu ngầm của Đức đang hoạt động, Đô đốc Hải quân thứ nhất của Anh lúc này là Wilson Churchill đã ra lệnh cho tàu khu trục đi theo bảo vệ bỏ rơi nó. Cùng với việc con tàu nhận được chỉ thị di chuyển với vận tốc chậm lại, hành động này đã khiến cho con tàu trở thành một mục tiêu tấn công dễ dàng. Sau tiếng nổ của một trong những ngư lôi đã được dàn xếp trước, tiếng nổ khủng khiếp thứ hai cũng đã diễn ra trong vỏ con tàu đã bị xé toác, và con tàu mà chẳng ai tin rằng nó sẽ bị chìm, đã bị đánh chìm xuống đáy biển chỉ trong vòng mười tám phút.
Chiến công này đã được thực hiện và nó đã tạo ra một làn sóng e ngại và căm phẫn người Đức. Những làn sóng này rốt cuộc đã tràn ngập cả Washington và cuốn cả Mỹ vào tham chiến. Trong vòng mấy ngày tuyên chiến, Quốc hội đã biểu quyết trợ cấp 1 tỉ đô-la cho Anh và Pháp. 200 triệu đô-la đã được lập tức chuyển cho Anh và được tính vào tài khoản của Morgan. Một lượng lớn tiền bạc cần để tài trợ cho chiến tranh được Cục Dự trữ Liên bang tạo ra, và điều này có nghĩa rằng những khoản tiền đó được thu từ người dân Mỹ thông qua việc đánh thuế ngầm. Trong vòng năm năm, khoản thuế này đã có giá trị cao hơn 1,5 lần so với những gì mà người dân Mỹ tiết kiệm được. Giá phải trả cho máu của người dân Mỹ được đính vào hóa đơn đánh thuế của chính phủ.
Như vậy, chúng ta cũng đã nhận ra các động cơ khác nhau trong tính cách của Winston Churchill, J.P. Morgan, Đại tá House và Woodrow Wilson - những kẻ đã rắp tâm đẩy nước Mỹ vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Churchill đã bày mưu quân sự, Morgan rình cơ hội kiếm lợi nhuận từ chiến tranh, Đại tá House mưu đồ để giành quyền lực chính trị, và Wilson mơ tưởng tới cơ hội thống soái Liên minh các dân tộc thời hậu chiến.
Chú thích:
[1] John Moody, Các ông chủ tiền tệ (The Masters of Capital) - New Haven: Yale University Press, 1919, trang 164-165.
[2] Chernow, trang 187-189.
[3] Lewinsohn, trang 103-4, 222-24.
[4] Balfour MSS, FO/800/208, hồ sơ lưu trữ Văn phòng ngoại giao Anh, London.
[5] Ferrell, trang 12.
[6] William G. McAdoo, Những năm tháng áp lực (Crowded Years) - New York: Houghton Miffilin, 1931, báo cáo, New York: Kennikat Press, 1971, trang 392.
[7] Ferrell, trang 88.
[8] Trích dẫn bởi Ferdinand Lundberg trong cuốn Sáu mươi gia đình Mỹ (Ameria’s Sixty Families) - New York: Vanguard Press, 1937, trang 141. Xem thêm cuốn Tư liệu của Woodrow Wilson (The Papers of Woodrow Wilson), tập 41-1983) trang 336-337.
[9] Lundberg, trang 141-42.
[10] Từ điển bách khoa Columbia (In lần thứ ba, 1962, trang 2334).
[11] Seymour, Tập I, trang 114.
[12] George Sylvester Viereck, Mối quan hệ lạ lùng nhất trong lịch sử: Woodrow Wilson và Đại tá House (The Strangest Friendship in History: Woodrow Wilson and Colonel House) New York: Liveright Publishers, 1932, trang 4, 18-19, 33, 35.
[13] Seymour, Tập II, trang 399.
[14] William Jennings Bryan và Mary Baird Bryan, Hồi ký của William Jennings Bryan (The Memoirs of William Jennings Bryan) - New York: Kennicat Press, 1925, Tập II, trang 404-405.
[15] Viereck, trang 106-108.
[16] Trích dẫn bởi Viereck, trang 112-113.
[17] Ferrell, trang 12.
[18] Simpson, trang 87.
[19] Harry Elmer Barnes, Đi tìm sự thật và công bằng: Lột trần sự hoang đường tội lỗi của chiến tranh (In Quest of Truth and Justice: De-Bunking the War Guilt Myth) - Chicago: National Historical Society, 1928, New York: Arno Press 81 The New York Times, 19729, trang 104.
[20] George Wheeler, Pierpont Morgan và bạn bè: Mổ xẻ sự hoang đường (Pierpont Morgan and Friends: the Anatomy of a Myth) - Englewood Cliffs, New Jersey: Prentice Hall, 1973, trang 283-284.
[21] Tài liệu Quốc hội, tập 54, 9/2/1917, trang 2947.
[22] Lundberg trang 257.
[23] Lundberg trang 252.
[24] Sách đã dẫn, trang 97, 249.
[25] Sách đã dẫn, trang 247.
[26] Simpson, 17-18, 70.
[27] Simpson, trang 87.
[28] Đánh chìm tàu Lusitania (Riddle of the Lusitania) - Robert Ballard, National Geographic, 4/1994, trang 74.
[29] Wilston Churchill, Cuộc khủng hoảng thế giới (The World Crisis) - New York: Scribner’s Sons, 1949, trang 300.
[30] Churchill, trang 274-75.
[31] Trích từ Nhật ký của Thủy sư đô đốc Hubert Richmond, 27/2/1915, Bảo tàng Hàng hải quốc gia, Greewich, được trích dẫn bởi Simpson, trang 37.
[32] P.R.O., ADM/116/1359, 23/12/1914, trích dẫn bởi Simpson, trang 37.
[33] Xem Chất nổ hiện đại (Modern High Explosives) - New York: John Wiley & Sons, 1914, trang 110, 112, 372.
[34] Joseph M. Kenworthy và George Young, Tự do của biển cả (The Freedom of the Sea) - New York: Ayer Company, 1929; trang 211.
[35] Seymour, Tập I, trang 432.
[36] Sách đã dẫn, trang 432.
[37] Simpson, trang 157.
[38] Đánh chìm tàu Lusitania (Riddle of the Lusitania) - Robert Ballard, National Geographic, 4/1994, trang 74, 76.
[39] Tư liệu của Mersey, Bignor Park, Sussex, được trích dẫn bởi Simpson, trang 190.
[40] Simpson, trang 241.
[41] Sách đã dẫn, trang 241.
[42] Bryan, Tập II, trang 398-389.
[43] McAdoo, trang 333.
[44] Bryan, Tập II, trang 424.
[45] Herman E. Krooss, Lịch sử hệ thống ngân hàng và tiền tệ tại Mỹ (Documentary History of Banking and Currency in the United States) - New York: Chelsea House, 1983, tập III, trang 26-27.
[46] Seymour, trang 434.
[47] Sách đã dẫn, trang 435.
[48] Ferrell, trang 89, 90.
[49] Clarence W. Barron, Họ nói với Barron (They Told Barron); chú thích bởi Clarence Walker Barron, Arthur Pound và Samuel Taylor Moore hiệu đính (New York: Harper and Brothers, 1930), trang 51.
[50] Lundberg, trang 134, 144-45.
[51] Tiền gửi và tiền tệ - Tiền gửi điều chỉnh của tất cả các ngân hàng và tiền tệ bên ngoài ngân hàng giai đoạn 1892-1941 (Deposits and currency - Adjusted Deposits of All Banks and Currency Outside Banks, 1892-1941), Banking and Monetary Statistics, 1914-1942 (Washington, D.C.: Board of Governors of the Federal Reserver System, 1976), trang 34.
Chương 13
Vũ hội hóa trang ở matxcơva
Một tổ chức bí mật được Cecil Rhodes sáng lập cho mục đích thống trị thế giới; việc thành lập một chi nhánh của tổ chức này ở Mỹ với tên gọi Hội đồng Quan hệ quốc tế; vai trò của các nhà tài phiệt trong phạm vi tổ chức này đối với việc “tài trợ” cho cuộc cách mạng tại Nga; mục tiêu sứ mệnh của Tổ chức Chữ thập đỏ tại Matxcơva như một tấm bình phong cho âm mưu đó.
Một trong những câu chuyện thú vị nhất của lịch sử hiện đại là cuộc cách mạng Bôn-sê-vích tại Nga chính là cuộc nổi dậy của tầng lớp bị áp bức chống lại giai cấp thống trị hà khắc của Nga hoàng. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy, trong quá trình cách mạng, nước Nga đã phải “nhận” nguồn tài chính từ các nước Đức, Anh và Mỹ… Hơn thế nữa, chúng ta sẽ thấy rằng kế hoạch của Rothschild đóng vai trò chủ chốt trong việc định hình những sự kiện này.
Câu chuyện này bắt đầu với cuộc chiến tranh giữa Nga và Nhật vào năm 1904. Jacob Schiff, người phụ trách công ty đầu tư của Kuhn, Loeb tại New York, đã tăng vốn cho khoản vay kha khá của Nhật nhằm phục vụ chiến tranh. Nhật Bản xứng đáng được hưởng khoản vay này vì có khả năng phát động một cuộc tấn công gây choáng váng chống lại Nga tại cảng Arthur và trong năm kế tiếp, hủy diệt các tàu hải quân Nga. Năm 1905, Mikado trao tặng Huân chương hạng hai của Cục Ngân khố Nhật Bản cho Jacob Schiff nhằm công nhận vai trò quan trọng của ông ta cho chiến dịch tài chính.
Trong suốt hai năm diễn ra chiến sự, hàng nghìn binh lính và thủy thủ Nga đã bị bắt làm tù binh. Các nguồn lực bên ngoài lãnh thổ nước Nga vốn đối địch với chế độ Sa Hoàng đã được chi trả cho việc in ấn tài liệu tuyên truyền tư tưởng cách mạng và chuyển cho các trại giam. Những người làm cách mạng nói tiếng Nga đã được huấn luyện và được cử đi rải truyền đơn trong cộng đồng các tù nhân nhằm truyền bá tư tưởng cách mạng. Khi chiến tranh kết thúc, những người này trở về nhà và trở thành những hạt giống chống lại Sa Hoàng. Họ đóng vai trò chủ chốt nhiều năm sau đó trong việc tạo dựng một cuộc cách mạng nhằm tiếp quản nước Nga.
TROTSKY ĐÓNG VAI TRO NHƯ MỘT ĐẠI DIỆN "NHIỀU MANG"
Một trong những nhà cách mạng nổi tiếng nhất của Nga vào lúc này chính là Leon Trotsky. Tháng Giêng năm 1916, Trotsky bị trục xuất khỏi Pháp và đến Mỹ. Có nhiều thông tin cho rằng, chi phí cho việc di chuyển từ Pháp đến Mỹ của Trotsky được Jacob Schiff chi trả. Không có tài liệu nào chứng minh được điều này ngoại trừ một chứng cứ chi tiết có thể chỉ đích danh người tài trợ giàu có ở Mỹ. Ông ta duy trì mối quan hệ với Nga trong nhiều tháng khi viết cho một trong những tờ báo nổi tiếng của Nga lúc này là tờ Novy Mir (Thế giới mới) với những bài phát biểu đầy tính cách mạng tại các cuộc mít tinh ở New York. Theo Trotsky, trong nhiều dịp, chiếc xe limousine có tài xế luôn túc trực để phục vụ, đưa đón ông ta và người đứng ra cung cấp chiếc xe này không ai khác ngoài ông bạn giàu có với tên gọi bí ẩn là Bác sĩ M. Trong cuốn sách Cuộc đời tôi (My Life), Trotsky viết:
Phu nhân bác sĩ rủ vợ tôi cùng con trai lái xe ra ngoài và tỏ ra rất thân thiện với họ. Nhưng bà ta là một người ghê gớm, trong khi tay tài xế lại giống như một pháp sư hay một người khổng lồ! Với một cử chỉ vẫy tay, ông ta khiến chiếc xe phải ngoan ngoãn phục tùng mọi yêu cầu mệnh lệnh của ông ta. Được ngồi cạnh ông ta quả là một niềm hãnh diện tột độ. Khi họ bước vào phòng trà, các bé trai thường ngạc nhiên hỏi mẹ: “Vì sao chú tài xế lại không ngồi cùng với chúng ta hả mẹ?”[1]
Ngày 23/3/1917, một cuộc mít tinh quần chúng đã được tổ chức tại đại sảnh Carnegie nhằm kỷ niệm sự kiện từ ngôi của vua Nicolai Đệ Nhị - có nghĩa đó là sự thoái vị của chế độ Sa hoàng tại Nga. Hàng nghìn người theo chủ nghĩa xã hội đã tụ tập đông đủ để chào mừng ngày lễ. Hôm sau, trên tờ New York Times xuất hiện trang đôi với bức điện chúc mừng từ Jacob Schiff - bức điện đã được đọc trước công chúng. Ông ta biểu lộ sự tiếc nuối rằng đã không tham dự được buổi lễ này và sau đó đã mô tả cuộc cách mạng thành công ở Nga như những gì mà chúng tôi hy vọng và cố gắng phấn đấu trong nhiều năm trời.”[2]
Khi trở về Petrograd vào tháng 5 năm 1917 nhằm tổ chức thời kỳ Bôn-sê-vich cho cuộc cách mạng Nga, Trotsky mang theo 10.000 đô-la Mỹ làm chi phí đi lại, nghĩa là một khoản tiền rất lớn nếu tính đến giá trị của đồng đô-la thời bấy giờ. Số tiền này được biết đến vì Trotsky đã bị các sĩ quan hải quan Anh và Canada bắt giữ khi con tàu mà ông ta ngồi trên đó - S.S. Kristianiafjord - cập cảng Halifax. Và khoản tiền mang theo người của Trotsky đã lập tức bị đưa vào hồ sơ chính thức. Nguồn gốc của khoản tiền này đã trở thành tâm điểm của nhiều suy đoán, nhưng chứng cứ đã thuyết phục một cách chắc chắn rằng nguồn gốc của số tiền này là từ chính phủ Đức. Và đó là một khoản đầu tư lớn.
Trotsky không bị bắt một cách bất chợt, ông ta bị coi là mối đe dọa đối với quyền lợi béo bở nhất của Anh, đất mẹ Canada ở Khối thịnh vượng chung (gồm Vương quốc Anh, một số quốc gia độc lập và phụ thuộc khác - ND). Nga là một đồng minh của Anh trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất vốn đang diễn ra ác liệt ở châu Âu. Bất cứ điều gì có khả năng làm suy yếu Nga - đương nhiên kể cả cuộc cách mạng nội địa - đều có tác dụng làm cho Đức mạnh lên và làm suy yếu Anh. Tại New York, vào đêm trước khi khởi hành, Trotsky đã có một bài phát biểu với những lời lẽ như sau: “Tôi sẽ quay trở lại nước Nga để đánh bại chính phủ lâm thời và chấm dứt chiến tranh với Đức.”[3] Như vậy, Trotsky đã cho thấy mối đe dọa thực tế đối với nỗ lực chiến tranh của Anh. Ông ta đã bị bắt như một đặc vụ của Đức và bị đối xử như một tù binh chiến tranh.
Với những điều này trong ý nghĩ, chúng ta có thể đánh giá sức mạnh vĩ đại của các nguồn lực bí hiểm này của cả Anh lẫn Hoa Kỳ. Ngay lập tức, các bức điện bắt đầu bay tới tấp đến Halifax từ các nguồn khác nhau, ví dụ từ một luật sư không mấy tiếng tăm ở New York, từ Phó Tổng cục trưởng cục bưu điện Canada, và thậm chí là từ một viên sĩ quan cao cấp của quân đội Anh, tất cả đều muốn biết về tình hình của Trotsky và đề nghị phóng thích ông ta ra khỏi ngục tù. Giám đốc cơ quan mật vụ Anh ở Mỹ lúc này là William Wiseman, người “vô tình” ngự trong căn hộ ngay bên trên căn hộ của Edward Mandell House và đồng thời trở thành bạn thân thiết của ông ta. House đã khuyên Wiseman rằng Tổng thống Wilson muốn Trotsky được phóng thích. Wiseman hội ý với chính phủ mình và ngày 21/4, Bộ Hải quân Anh đã ra chỉ thị cho phép Trotsky được hồi hương.[4] Đây là một quyết định mang tính định mệnh có thể có tác động không chỉ đến cục diện chiến tranh mà còn có tác động đến tương lai của cả thế giới.
Có thể sẽ là sai lầm để kết luận rằng Jacob Schiff và Đức là những kẻ đạo diễn duy nhất trong tấn bi kịch này. Trotsky không thể đi đâu xa khỏi thành phố Halifax nếu không có hộ chiếu Mỹ, và điều này đã được can thiệp bởi chính Tổng thống Wilson. Giáo sư Antony Sutton cho rằng:
Tổng thống Woodrow Wilson như cha đỡ đầu - người đã cấp hộ chiếu cho Trotsky để giúp ông này trở về Nga nhằm “đảm nhận trách nhiệm tiến hành cuộc cách mạng”… Cũng lúc này, các quan chức quan liêu của Bộ ngoại giao - những người quan tâm đến các cuộc cách mạng diễn ra ở Nga - đã nỗ lực xúc tiến các thủ tục cấp hộ chiếu.[5]
Những gì nổi bật lên từ ví dụ tiêu biểu này chính là mô hình rõ ràng của việc “ủng hộ mạnh mẽ” phong trào Bôn-sê-vích - điều có được từ các trung tâm tài chính và chính trị quyền lực của Hoa Kỳ hoặc từ những nhân vật tai to mặt lớn.
Đó là một điều cho người Mỹ nhằm hủy hoại nước Nga Sa Hoàng, và như vậy, đã gián tiếp giúp Đức trong cuộc chiến, vì người Mỹ lúc đó chưa tham gia vào, nhưng đối với các công dân Anh thì việc làm như vậy được coi như một hành động bội tín. Để hiểu được điều gì cao hơn cả lòng trung thành đã thúc ép họ phản bội lại đồng minh chiến đấu của mình để hy sinh máu xương của đồng bào mình, chúng ta phải xem xét lại tổ chức độc nhất vô nhị mà họ là thành viên.
HỘI KÍN
Alfred Milner chính là nhân vật chủ chốt trong việc tổ chức một hội kín - tổ chức mà vào thời điểm này đã có lịch sử 16 năm tồn tại. Mục đích của việc thành lập tổ chức này cũng không nằm ngoài việc cúng tế của thế giới. Sự chinh phục nước Nga được coi như bước đầu tiên của kế hoạch. Kể từ khi xuất hiện cho đến nay, tổ chức này vẫn không ngừng phát triển để hướng đến mục tiêu của mình, và điều quan trọng là chúng ta không quên gắn kết lịch sử phát triển của tổ chức đó trong cuốn sách này.
Một trong những công trình tham khảo xác thực về lịch sử của tổ chức này có thể kể đến cuốn Bi kịch và hi vọng (Tragedy and Hope) của Tiến sĩ Carroll Quigley. Tiến sĩ Quigley là giáo sư giảng dạy môn lịch sử tại Đại học Georgetown University - nơi Tổng thống Bill Clinton từng là sinh viên. Ông là tác giả của cuốn sách nổi tiếng - Sự tiến hóa của văn minh nhân loại (Evolution of Civilization). Ông cũng là thành viên của ban biên tập tờ Current History đồng thời là giáo sư giảng dạy, chuyên gia tư vấn của các nhóm như Trường Công nghiệp trực thuộc Lực lượng Vũ trang, Viện Brooking (The Brookings Institution), Phòng thí nghiệm vũ khí Bộ Hải quân, Trường Cao đẳng Hải quân, Viện Smithsonian và Bộ Ngoại giao. Nhưng Tiến sĩ Quigley không chỉ đơn thuần là một học giả mà còn cộng tác với nhiều gia tộc giàu có. Ông khoe rằng mình là người trong cuộc có cái nhìn sâu sát nhất về cơ chế và quyền lực tiền bạc của thế giới.
Cuốn sách của tiến sĩ Quikley dày 1.300 trang đầy tính học thuật về lịch sử đương nhiên không thể dành cho số đông độc giả mà chỉ để dành cho những thành phần tinh hoa nhất của xã hội. Tuy nhiên, ông cũng đã cho thấy rằng mình là người biện hộ thân thiện cho nhóm người tinh tú này và ủng hộ mục tiêu của tổ chức đó. Tiến sĩ Quigley viết rằng:
Tôi biết về hoạt động của mạng lưới này bởi vì tôi đã nghiên cứu tổ chức đó trong hai mươi năm và vào năm 1960 thì được phép thẩm tra giấy tờ hay các tài liệu mật. Tôi không hề ác cảm với tổ chức này, và trong phần lớn cuộc đời mình, tôi đã có mối quan hệ thân thiết với tổ chức đó hoặc với các văn kiện của nó… Nói chung, sự khác biệt lớn của tôi trong quan điểm chính là những gì mà tổ chức đó mong muốn giữ bí mật.[6]
Như đã nói, cuốn sách của Quigley dự kiến sẽ chỉ dành cho các độc giả thuộc tầng lớp tinh tú của xã hội bao gồm các học giả và những người thuộc mạng lưới này. Nhưng, thật ngạc nhiên là cuốn sách này lại bắt đầu được trích dẫn trong các tạp chí của tổ chức John Birch - tổ chức nhận thức một cách đúng đắn rằng tác phẩm của Quigley cung cấp một cách nhìn có giá trị đối với các công trình nội bộ của cơ cấu quyền lực ngầm. Hành động bị phơi bày này làm nảy ra một nhu cầu của mọi người đối với cuốn sách - những người chống đối mạng lưới đó và muốn biết người trong cuộc sẽ nói gì về nó. Điều này không tuân thủ kế hoạch ban đầu. Những gì xảy ra tiếp theo sau đọ đã được Quigley mô tả một cách xuất sắc. Trong một bức thư đề ngày 9/12/1975, ông viết:
Cám ơn ngài đã có lời khen ngợi cuốn Bi kịch và hi vọng, một cuốn sách đã khiến tôi đau đầu vì nó đã hé lộ những thông tin mà những kẻ tai to mặt lớn không muốn cho ai biết đến. Nhà xuất bản đã ngừng bán cuốn sách này vào năm 1968 và nói với tôi rằng họ muốn tái bản (nhưng năm 1971 họ nói với luật sư của tôi rằng họ đã hủy các bản kẽm của cuốn sách vào năm 1968). Giá của cuốn sách quý này tăng lên 135 đô-la và một phần đã được tái bản mà không có bản quyền, nhưng tôi chẳng thể làm gì vì tin vào nhà xuất bản, trong khi họ lại không hành động gì thậm chí khi sách lậu bày bán công khai. Chỉ khi thuê luật sư vào năm 1974 thì tôi mới nhận được câu trả lời cho câu hỏi…
Trong một bức thư cá nhân khác, Quigley bình luận về trò gian trá của nhà xuất bản:
Họ nói dối tôi trong vòng sáu năm khi cho rằng họ có thể tái bản nếu có được 2000 đơn đặt hàng - điều không bao giờ xảy ra vì họ đã nói với bất cứ ai có mong muốn mua sách rằng họ đã ngừng xuất bản cuốn sách này và khả năng tái bản là không xảy ra. Họ phủ nhận điều đó với tôi cho đến khi tôi gửi họ bản copy những câu trả lời trong các thư viện, và họ đã trả lời tôi rằng đó chỉ là lỗi của nhân viên. Nói cách khác, họ đã nói dối tôi nhưng lại ngăn trở tôi đòi lại bản quyền… Giờ đây tôi tin chắc rằng Bi kịch và hi vọng thực sự bị thu hồi…[7]
Để hiểu được vì sao “những kẻ quyền lực” muốn thu hồi cuốn sách này, hãy lưu ý đến những dòng dưới đây. Tiến sĩ Quigley đã mô tả mục tiêu của mạng lưới tài phiệt tài chính này như sau:
… không có gì đáng làm hơn bằng việc tạo ra một hệ thống kiểm soát tài chính thế giới trong tay nhằm thống soái hệ thống chính trị của mỗi một quốc gia và nền kinh tế của cả thế giới. Hệ thống này phải được kiểm soát theo mô hình phong kiến bởi các ngân hàng trung tâm của thế giới, bằng những thỏa thuận bí mật hiện diện trong các cuộc họp riêng được tổ chức thường xuyên…
Mỗi một ngân hàng trung ương - những ngân hàng nằm duới sự kiểm soát của các ông trùm như Montagu Norman của Ngân hàng Anh, Benjamin Strong của Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang New York, Charles Rist của Ngân hàng Pháp và Hjalmar Schacht của Reichsbank - tìm cách nhằm thống lĩnh chính phủ của quốc gia mình bằng khả năng kiểm soát các khoản cho vay của Kho bạc, thao túng việc thu đổi ngoại tệ, tạo ra ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế trong nước, và tạo ra ảnh hưởng đối với các chính trị gia bằng các giải thưởng kinh tế đi kèm trong thế giới kinh doanh.[8]
Và đây chính là thông tin mà “những kẻ quyền lực” không muốn bất cứ một người bình thường nào biết đến.
Nên nhớ là Quigley cho rằng nhóm này chính là “mạng lưới”. Đó là cách chọn từ ngữ chính xác và đây là điều quan trọng để hiểu nguồn lực tài chính quốc tế. Mạng lưới mà Quigley đề cập đến không phải là hội kín. Đó là những thành viên nắm giữ những vị trí chủ chốt trong mạng lưới, tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn rằng ở đây có nhiều người trong mạng lưới biết chút ít hoặc thậm chí là không hề biết gì về hệ thống kiểm soát ngầm. Để giải thích vì sao điều này lại trở nên có thể xảy ra, chúng ta hãy cùng nhau quay trở về nguồn gốc hình thành và phát triển của hội kín.
RUSKIN, RHODES VÀ MILNER
Năm 1870, một người theo chủ nghĩa xã hội gốc Anh có tên là John Ruskin được bổ nhiệm làm giáo sư giảng dạy môn hội họa tại Trường Đại học Tổng hợp Oxford (London). Ông dạy cho các sinh viên hiểu rằng, chính phủ cần phải giành quyền kiểm soát mọi phương tiện sản xuất và tổ chức chúng thành hàng hóa cho cộng đồng. Ông chủ trương việc đặt sự kiểm soát của nhà nước vào tay một nhóm nhỏ những người thuộc giai cấp thống trị. Ông nói: “Mục tiêu liên tục của tôi đạt được là nhằm tỏ rõ quyền lực của một số hay thậm chí là một nhân vật đối với kẻ khác.”[9]
Tuy nhiên, khi quay trở lại với chủ đề nguồn gốc của nhóm tinh anh này, Tiến sĩ Quigley cho biết:
Ruskin phát biểu trước các sinh viên trường Đại học Oxford - những người được coi như thành viên của tầng lớp thống trị. Ông ta nói với họ rằng họ là những người sở hữu truyền thống cao đẹp trong học tập, cái đẹp, quyền lực pháp luật, tự do, lễ nghi và kỷ luật, nhưng truyền thống này có thể được mở rộng tới các giai cấp thấp hơn ở Anh và đối với quần chúng không phải là người Anh trên toàn thế giới.
Thông điệp của Ruskin đã có một tác động kỳ lạ. Bài giảng nhân lễ nhậm chức của ông ta được một sinh viên sắp tốt nghiệp tên là Cecil Rhodes chép tay - người đã giữ bài giảng này của ông thầy bên mình suốt ba mươi năm liền.[10]
Cecil Rhodes đã tạo ra được một trong những nguồn tài sản lớn nhất thế giới. Với sự hợp tác với Ngân hàng Anh và các nhà tài phiệt ngân hàng khác như Rothschild, ông ta có khả năng thiết lập một đế chế độc quyền khai thác kim cương và vàng ở Nam Phi. Phần cơ bản trong nguồn thu nhập khổng lồ này được chi cho việc thanh toán trước cho các ý tưởng về giai cấp thống trị của John Ruskin.
Tiến sĩ Quigley giải thích rằng:
Các suất học bổng của Rhodes - được xác lập bởi các điều khoản trong di chúc thứ bảy của Cecil Rhodes - được mọi người biết đến rộng rãi. Những gì không được biết đến rộng rãi là trong năm di chúc trước đó của mình, Rhodes đã để lại nguồn tài sản nhằm lập ra một hội kín - một tổ chức được lập ra nhằm cống hiến cho việc bảo tồn và mở rộng vương quốc Anh. Và những gì dường như không được mọi người biết đến là hội kín này được Rhodes và Milner - người được ủy thác - thành lập và tồn tại cho đến ngày hôm nay… Trong cuốn sách của mình về di chúc của Rhodes, ông ta (Stead, thành viên của nhóm này) viết rằng: “Rhodes là một nhân vật hơn cả sáng lập viên của đế chế này. Ông ta khao khát được trở thành người sáng tạo nên một trong những tổ chức gần giống tôn giáo hoặc chính trị - những tổ chức giống như Hiệp hội Giê Su, đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử thế giới. Nói chính xác hơn, ông ta mong muốn tìm ra một sắc lệnh như một văn kiện thể hiện mong muốn của Triều đại.”[11]
Trong hội kín này, Rhodes đóng vai trò như một thủ lĩnh; Stead, Brett (Huân tước Esher) và Milner đảm trách việc thành lập một ủy ban điều hành; Huân tước Arthur Balfour, Hầu tước Harry Johnston, Huân tước Rothschild, Huân tước Albert Grey và các nhân vật tiềm năng khác của “nhóm những người đã qua vòng thụ giáo”, trong khi ở đây lẽ ra phải là là một nhóm được biết đến với cái tên “Hiệp hội những người hỗ trợ” (sau này được Milner cơ cấu như một Tổ chức Bàn Tròn)[12]
MÔ HÌNH CỦA ÂM MƯU
Như vậy, ở đây đã hình thành mô hình của một âm mưu chính trị. Đây là cấu trúc đã khiến cho Quigley có khả năng phân biệt giữa “mạng lưới” quốc tế và hội kín trong phạm vi mạng lưới này. Ở giữa trung tâm luôn là một nhóm nhỏ nắm quyền kiểm soát hoàn toàn với một nhân vật thủ lĩnh. Tiếp theo là mối quan hệ thứ cấp không dính dáng gì đến hạt nhân bên trong.
Những âm mưu này được tạo ra đúng lúc từ trung tâm và tạo ra những vòng tròn bổ sung trong tổ chức. Những người nằm ở vòng ngoài cùng về cấp bậc chính là những người theo chủ nghĩa duy tâm với khát khao chân thật nhằm hoàn thiện thế giới. Họ không bao giờ ngờ vực sự kiểm soát các mục tiêu khác bên trong, và chỉ có một số người - những kẻ biểu lộ sự nhẫn tâm nhằm giành được mối quan hệ ở mức cao hơn - bao giờ cũng được phép đảm đương việc đó.
Sau khi Cecil Rhodes chết, hạt nhân bên trong của hội kín này rơi vào tay Huân tước Alfred Milner, Thống đốc Cao ủy Nam Phi. Với tư cách là giám đốc của nhiều ngân hàng công và sáng lập viên của Midland Bank (Anh), ông ta trở thành một trong những thế lực chính trị và tài chính lỗi lạc nhất trên thế giới. Milner đã tuyển vào hội kín nhiều thanh niên trẻ trung, phần lớn là những chàng trai đến từ Oxford hoặc Toynbee Hall và theo Tiến sĩ Quigley thì:
Thông qua tầm ảnh hưởng của ông ta, những nhân vật này có khả năng giành được những vị trí chủ chốt trong chính phủ cũng như trong giới tài chính và trở thành thế lực chi phối trong các sự vụ ở tầm quốc gia và tầm quốc tế cho tới năm 1939… Từ năm 1909-1913, họ đã tổ chức các nhóm gần giống như hội kín - chẳng hạn như Nhóm Bàn Tròn…
Tiền bạc cho các hoạt động mở rộng của tổ chức này chủ yếu do Rhodes Trust hoặc do các hiệp hội giàu có khác cung cấp, ví dụ như Beit Brothers, Hầu tước Abe Bailey, và sau năm 1915, do gia đình Astor… hoặc do các quỹ hoặc các công ty phối hợp với các những đoàn thể ngân hàng, đặc biệt là Carnegie United Kingdom Trust, và các tổ chức khác phối hợp với J.P. Morgan, gia tộc Rockefeller hay gia tộc Whitney, hiệp hội Lazard Brothers & Morgan, Grenfell and Company… cung cấp.
Cuối năm 1914, rõ ràng là tổ chức của hệ thống này đã phải được mở rộng. Một lần nữa, nhiệm vụ được giao phó cho Lionel Curtis - người thành lập một tổ chức ở Anh cho Nhóm Bàn tròn. Tổ chức này được gọi là Viện Hoàng gia về các vấn đề ngoại giao với hạt nhân trong từng lĩnh vực của Nhóm bàn Tròn. Ở New York, tổ chức này được biết đến như là Hội đồng Quan hệ Quốc tế và là mặt trận của Công ty J.P. Morgan với sự phối hợp cùng Nhóm Bàn Tròn Mỹ.[13]
Hội đồng Quan hệ Quốc tế là một chi nhánh tách ra do sự thất bại của các cường quốc thế giới khi chiến tranh Thế giới Thứ nhất kết thúc nhằm gây áp lực với Hội quốc liên vốn được coi như là một chính phủ thế giới thực thụ. Đối với các chuyên gia lập kế hoạch thì rõ ràng là họ là những kẻ thiếu thực tế khi mong đợi được chấp thuận nhanh chóng. Nếu được thực thi thì kế hoạch của họ sẽ được triển khai dựa trên cơ sở của phương pháp tiệm tiến luận với biểu tượng của con rùa của nhóm Pha-Biên (nhóm những người chủ trương cải cách từng phần ở Anh - ND). Rose Martin nói rằng:
Đại tá House chỉ là một nhân vật, trong khi chúng ta cần nhiều người như vậy. Ông ta đã lập ra mô hình và mục tiêu cho tương lai, và ông ta có một vài sơ đồ trong đầu. Trên thực tế, ông ta nhìn thấy trước rằng, điều đó sẽ là cần thiết cho nhóm Pha-Biên nhằm phát triển nhóm hoạch định cao cấp Anh-Mỹ trong lĩnh vực quan hệ quốc tế - điều có thể tạo ra một chính sách có tầm ảnh hưởng ngầm và dần dần “rèn luyện” quan điểm công chúng…
Đối với các thành viên Pha-Biên trẻ tuổi và đầy tham vọng, cả người Anh lẫn người Mỹ - những người tụ tập tham dự các cuộc hội thảo về hòa bình, chẳng hạn như các chuyên gia kinh tế hoặc các quan chức nhỏ - điều này sẽ nhanh chóng trở thành chứng cứ rằng sắc lệnh New York (New York Order) không phải được soạn thảo ở Paris… Đối với họ, Đại tá House đã dàn xếp một buổi ăn tối tại Khách sạn Majestic vào ngày 19/5/1919 cùng với một nhóm thành viên được lựa chọn từ hội Pha-Biên - những chàng trai người Anh - đặc biệt là Arnord Toynbee, R.H. Tawney và John Maynard Keneys. Vì nhiều nguyên nhân, tất cả đều vỡ mộng bởi tầm quan trọng của hòa bình. Họ đã đưa ra một lời hứa quân tử trong việc thành lập một tổ chức với các chi nhánh ở Anh và Mỹ “nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học về các vấn đề quốc tế.” Và kết quả là, hai tổ chức có uy lực và có liên quan đến nhau trong việc đưa ra quan điểm đã được thành lập… Chi nhánh tại Anh được gọi là Viên Hoàng gia về các vấn đề quan hệ Quốc tế. Chi nhánh tại Mỹ vốn được biết đến như Viện Quan hệ Quốc tế, được tái cơ cấu lại vào năm 1921 với tên gọi Hội đồng Quan hệ Quốc tế.[14]
Điều này được thực hiện thông qua nhóm tiền tiêu có tên gọi là Hội đồng Quan hệ Quốc tế và tầm ảnh hưởng của nó đối với truyền thông, các quỹ được miễn trừ thuế, các trường đại học, học viện và các tổ chức chính phủ - những tổ chức mà các nhà tài phiệt quốc tế đã chi phối được các chính sách đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ từ đó cho đến nay.
Chúng ta có thể nói nhiều về Hội đồng Quan hệ Quốc tế, ngoại trừ điểm trọng tâm của chúng ta cho Vương quốc Anh và cụ thể hơn là về sự giúp đỡ những người làm cách mạng tại Nga của Hầu tước Alfred Milner cùng mạng lưới các hội kín của ông ta.
ĐẠI DIỆN BÀN TRÒN TẠI NGA
Trước và trong khi diễn ra cuộc cách mạng, tại Nga đã có nhiều nhà quan sát trong nước, khách du lịch và đại diện giới truyền thông - những người đưa ra báo cáo rằng các hãng thông tấn Anh và Mỹ đã có mặt khắp nơi. Các thành viên Bàn Tròn lại tiếp tục bắt tay với cả hai bên tham chiến nhằm làm suy yếu và lật đổ chính phủ mục tiêu. Sa Hoàng Nicolai có đủ lý lẽ để tin rằng, kể từ khi Anh trở thành đồng minh của Nga trong cuộc chiến chống lại Đức, các quan chức Anh sẽ là những nhân vật cuối cùng trên trái đất hiệp lực chống lại ông ta. Bản thân đại sứ Anh đã đại diện cho một thế lực ngầm trong việc tài trợ nguồn tài chính cho việc lật đổ chế độ.
Các đại diện của Bàn Tròn từ Mỹ không có lợi thế trong việc sử dụng hoạt động ngoại giao để làm bình phong và vì thế mà phải vận dụng đến nhiều mưu trí khéo léo. Họ xuất hiện không giống như những nhà ngoại giao hay các thương gia có quan tâm đến hoạt động kinh doanh mà ngụy trang thành những quan chức của Hội chữ thập đỏ với sứ mệnh nhân đạo. Nhóm này bao gồm các nhà tài phiệt, luật sư, các kế toán viên từ các ngân hàng hoặc các tổ chức đầu tư New York. Họ thâu tóm hết quyền lực của tổ chức Chữ thập đỏ Mỹ với các khoản đóng góp kếch sù, và trên thực tế là họ đã thực hiện việc nhượng quyền nhằm kinh doanh dưới tên tuổi của Hội này. Giáo sư Sutton nói rằng:
Chiến dịch tăng ngân quỹ của Hội chữ thập đỏ vào năm 1910 cho khoản tiền 62 triệu đô-la Mỹ đã thu được thắng lợi chỉ bởi vì điều đó được các ông trùm tài phiệt của New York hỗ trợ. Bản thân J.P. Morgan đóng 100.000 đô-la Mỹ, Henry P. Davison [một đối tác của Morgan] là chủ tịch HĐQT của ủy ban kêu gọi tăng vốn New York năm 1910 và sau này trở thành chủ tịch HĐQT của Hội đồng chiến tranh trực thuộc Tổ chức chữ thập đỏ Mỹ… Tổ chức Chữ thập đỏ này không có khả năng đương đầu với các nhu cầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và trên thực tế đã được tiếp quản bởi các nhà tài phiệt ngân hàng New York.[15]
Đối với thời hạn chiến tranh, Tổ chức chữ thập đỏ đã được lập ra trên danh nghĩa là một bộ phận của lực lượng vũ trang và cơ quan giám sát, quản chế các đơn hàng từ các tổ chức quân sự có thẩm quyền. Không rõ là các tổ chức quân sự này là những cơ quan nào và thực tế thì chẳng hề có một đơn hàng nào, nhưng việc dàn xếp đã khiến cho thủ tục này trở nên dễ dàng và khả thi hơn đối với các thành viên tham gia nhằm nhận được những khoản hoa hồng quân sự và khoác lên mình quân phục của các sĩ quan quân đội Hoa Kỳ. Chi phí của Phái đoàn chữ thập đỏ tại Nga, kể cả việc mua bán quân phục được thanh toán bởi “Đại tá” William Boyce Thompson - một nhân vật được Tổng thống Wilson bổ nhiệm vào chức vụ Trưởng phái đoàn.
Thompson là một típ người cổ điển của mạng lưới Bàn Tròn. Bắt đầu sự nghiệp như là một nhà đầu cơ mỏ quặng, Thompson nhanh chóng bước chân sang thế giới tài chính. Ông ta tái đầu tư vào Công ty Len Hoa Kỳ (American Woolen Company) và Công ty Thuốc lá (Tobacco Products Company); giành được Công ty mía Đường Cuba (Cuban Cane Suger Company); mua bán quyền kiểm soát trong Công ty Ô tô Pierce (Pierce Arrow Motor Car Company); tổ chức ra Công ty cổ phần Tàu ngầm (the Submarine Boat Corporation) và Công ty chế tạo máy bay Wright-Martin (Wright-Martin Aeroplane Company); trở thành giám đốc của Công ty đường sát Chicago Rock Island & Pacific (The Chicago Rock Island & Pacific Railway), Công ty đường sắt Magma Arisona (The Magma Arisona Railway) và Công ty Bảo hiểm nhân thọ Metropolitan (The Metropolitan Life Insurance Company); là một trong những cổ đông nặng ký nhất của Chase National Bank; là đại diện của Morgan trong các hoạt động kinh doanh chứng khoán ở Anh; trở thành giám đốc đầu tiên của Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang New York và đương nhiên là đã đóng góp 250.000 đô-la cho Tổ chức chữ thập đỏ.
Khi đến Nga, Thompson thanh minh thanh nga rằng ông ta không phải là đại diện của Tổ chức chữ thập đỏ. Theo Hermann Hagedorn, chuyên gia viết tiểu sử của Thompson thì:
Ông ta chủ tâm tạo ra một kiểu ngụy trang - hình thức được các ông trùm tài phiệt Hoa Kỳ mong đợi: thuê một căn phòng trong Khách sạn de l’Europe, mua một chiếc limousine Pháp, nghiêm trang đến quầy tiếp tân và phòng trà, tỏ vẻ quan tâm đến hội họa. Thấy vị khách này có vẻ là một người đàn ông quyền lực, các chính khách hoặc quan khách trú ngụ tại khách sạn đều tìm cách kéo đến làm quen. Ông ta thích giải trí tiêu khiển ở các đại sứ quán, tại nhà của các vị bộ trưởng dưới chế độ Karensky. Mọi người nhận ra ông ta là một tay sưu tập nghệ thuật, và những kẻ đầu cơ đồ cổ lặt vặt liền vây quanh ông ta với các đề nghị cung cấp các bức tiểu họa, gốm sứ Dresden, thảm thêu, thậm chí là cả một vài lâu đài.[16]
Khi đến xem opera, Thompson được ngồi vào hàng ghế chỉ dành riêng cho vua chúa. Dân chúng gọi ông ta là Sa Hoàng Mỹ. Và theo George Kennan thì không có gì là ngạc nhiên rằng “ông ta được các nhân vật quyền lực dưới thời Karensky xem như là một vị đại sứ ‘thực thụ’ của Hoa Kỳ.”[17]
Cũng có nhiều tài liệu cho rằng Thompson tổ chức việc mua bán trái phiếu Nga ở Phố Wall với trị giá mười triệu rúp.[18] Ngoài ra, ông ta còn cung cấp trên 2 triệu rúp cho Alexandr Kerensky cho việc truyền bá mục đích của mình ra ngoài lãnh thổ Nga, đặc biệt là ở Đức và Áo.[19]
VÍ DỤ THỰC TẾ CỦA LÝ THUYẾT Ở NAM PHI
Thoạt nhìn thì có vẻ như phi lý rằng nhóm Morgan sẽ cung cấp tài chính cho Kerensky. Những nhân vật này có thể là những nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhưng họ tách rời ra trong kế hoạch của mình cho tương lai và trên thực tế là đối thủ trong việc kiểm soát chính phủ mới. Nhưng chiến thuật của việc cung cấp tài chính cho cả hai bên trong ngữ cảnh chính trị đã được các thành viên của Bàn Tròn suy tính kỹ và nâng lên thành một nghệ thuật. Một ví dụ điển hình của thủ đoạn này đã diễn ra tại Nam Phi trong cuộc chiến Bua (Boer War - cuộc chiến tranh của người Phi gốc Hà Lan trong việc tranh giành quyền khai thác quặng kim cương, vàng) vào năm 1899.
Anh và Hà Lan đã rất tích cực trong việc chiếm Nam Phi làm thuộc địa trong hàng thập kỷ. Người Hà Lan đã phát triển các tỉnh Transvaal và Bang Orange Free, trong khi Anh chiếm giữ các vùng Rhodesia, Cape Hope, Basutoland, Swaziland và Bechuanaland. Mâu thuẫn giữa hai nhóm thực dân là không tránh khỏi bất cứ khi nào cạnh tranh nguồn tài nguyên trong cùng một khu vực, và sự mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi một mỏ vàng ở khu vực Whitewater thuộc Transvaal được phát hiện và điều này chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai bên.
Xét về khía cạnh chính trị, Transvaal là khu vực thuộc quyền kiểm soát của người Bua, hậu duệ của thực dân Hà Lan. Nhưng, sau khi mỏ vàng này được phát hiện, các bãi vàng đã được mở mang liên tục chủ yếu bởi thực dân Anh. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi một trong những người tham gia chủ chốt nhất trong cuộc chơi này lại là Cecil Rhodes - người gần như giành được độc quyền trong việc khai thác các mỏ kim cương dưới sự kiểm soát của Anh. Nhà sử học Henry Pike cho rằng:
Với việc phát hiện ra mỏ vàng tại Transvaal, Rhodes đã bộc lộ mình là kẻ vô cùng hám lợi. Mối căm thù của ông ta đối với Paul Kruger, Thống đốc vùng tự trị Transvaal của Nam Phi gốc Âu (chủ yếu là người gốc Hà Lan) rất sâu sắc. Ông ta phân đối sự độc lập của khu vực này và coi điều này như là một rào cản chính trong nỗ lực thôn tính cả Nam Phi dưới luật lệ của thực dân Anh.[20]
Năm 1895, Rhodes lên kế hoạch nhằm thôn tính chính phủ của Kruger bằng việc tổ chức một cuộc khởi nghĩa giữa các cư dân Anh tại Johannesburg. Cuộc khởi nghĩa được tài trợ bởi Rhodes với thủ lĩnh là Frank - anh trai ông ta và những người ủng hộ trung thành khác. Sự việc này được diễn ra sau cuộc xâm chiếm quân sự vùng đất Transvaal của các đội pháo binh Anh đóng tại Bechuanaland và Rhodesia do Hầu tước Leander Jameson. Cuộc khởi nghĩa đã thất bại và kết thúc bằng việc Jameson bị bắt và thất sủng.
Nhưng Rhodes cương quyết giành bằng được Transvaal và ngay lập tức chuẩn bị âm mưu thứ hai. Với ảnh hưởng của Rhodes, Hầu tước Alfred Milner được bổ nhiệm vào vị trí ủy viên hội đồng Cao ủy Anh ở Nam Phi. Tại London, Hầu tước Esher - một thành viên khác của hội kín - trở thành cố vấn chính trị của Vua Edward và thường xuyên liên hệ với Đức vua trong giai đoạn này. Và đây chính là sự tham gia từ phía Anh. Liên quan đến phía người Bua, giáo sư Quigley đã kể lại một câu chuyện thú vị như sau:
Trong một qui trình mà đến nay các chi tiết của nó vẫn chưa được làm sáng tỏ thì một sinh viên trẻ tuổi thông minh của trường Đại học Cambridge tên là Jan Smuts - người ủng hộ Rhodes mạnh mẽ và đóng vai trò như là đại diện của ông ta tại Kimberly (mỏ kim cương lớn nhất ở Nam Phi) vào cuối năm 1895 và là một trong những thành viên quan trọng của nhóm Rhodes-Milner trong giai đoạn 1908-1950 - đã đến Transvaal và bằng cuộc vận động mạnh mẽ chống lại Anh, đã trở thành Bộ trưởng Ngoại giao của nước này (mặc dù là thần dân của Anh) đồng thời giữ chức cố vấn chính trị cho Tổng thống Kruger; Milner đã tạo ra phong trào khiêu khích binh lính dọc biên giới của người Bua thay vì yểm trợ hay bảo vệ cho vị tướng chỉ huy của mình tại Nam Phi - người lúc này đang cần được chuyển đi; và cuối cùng, cuộc chiến tranh đã bị dồn vào tình trạng khó khăn không lối thoát khi Smuts đưa ra tối hậu thư với yêu cầu rằng các chiến dịch quân sự của binh lính Anh phải được ngừng và điều này đã bị Milner phản đối.[21]
Như là kết quả của việc sắp đặt kế hoạch một cách cẩn thận kỹ càng bởi các thành viên bàn tròn cho cả hai phía - một phía tạo ra các nhu cầu lớn và bên kia đáp ứng các nhu cầu đó bằng cách giả bộ làm ra vẻ căm phẫn - cuộc chiến tranh cuối cùng đã bắt đầu với việc xâm lược của quân Anh vào tháng 10/1899. Sau hai năm rưỡi chiến đấu ác liệt, người Bua đã buộc phải đầu hàng và Milner đã cai quân nước cộng hòa này như một lãnh thổ chiếm đóng quân sự. Các thành viên Bàn Tròn vốn được biết đến như một “vườn trẻ của Milner”, đã được bố trí tất cả các vị trí chủ chốt trong chính phủ, còn các bãi khai thác vàng cuối cùng cũng được bảo vệ an toàn.
ĐÁNH CƯỢC CHO TẤT CẢ NGỰA
Ở một khía cạnh khác, tại thành phố New York, chiến thuật tương tự trong việc bắt tay với cả hai bên tham chiến đã được áp dụng với độ chính xác tuyệt vời bởi các thành viên Bàn Tròn dưới trướng J.P. Morgan. Giáo sư Quigley đã viết rằng:
Đối với Morgan thì tất cả các đảng phái đơn thuần chỉ là các tổ chức mà ông ta có thể sử dụng và công ty của ông ta luôn tỏ ra thận trọng để tham gia vào công việc nội bộ của tất cả các bên. Bản thân Morgan, Dwight Morrow và các đối tác khác chính là đồng minh của phe Cộng hòa; Russell C. Leffingwell đứng về phe Dân chủ; Grayson Murphy đứng về phe Cực Hữu, còn Thomas W. Lamont đứng về phe phái Tả.[22]
Cũng lúc này, Morgan “tài trợ” cho các nhóm Bôn-sê-vích và thành lập United Americans nhằm làm cho mọi người tin rằng những người Bôn-sê-vích đang chuẩn bị sẵn sàng để giành được Thành phố New York. Tổ chức này đã đưa ra những bản báo cáo gây sốc cảnh báo về nguy cơ sụp đổ tài chính đang treo lơ lửng, nạn đói hoành hành khắp nơi. Trớ trêu thay, các nhân viên của tổ chức này là Allen Walker của Guarantee Trust Company - công ty đóng vai trò như một đại diện tài chính của Liên bang Xô Viết tại Mỹ; Daniel Willard, chủ tịch của Baltimore & Ohio Railway - công ty mà sau này rất tích cực trong việc phát triển hệ thống đường ray của Liên bang Xô Viết; gia tộc H.H. Westing của Westinghouse Air Brake Company - công ty sau này mở nhà máy tại Nga; và Otto H.Kahn của Kuhn, Loeb & Company - một trong những đơn vị hỗ trợ tài chính chủ chốt của chế độ Xô Viết.[23]
Thậm chí ngay trong lòng nước Nga, tổ chức Bàn Tròn cũng đã đưa ra nhiều sự cá cược. Ngoài việc tài trợ như đã đề cập trước đó cho những người Bôn-sê-vích và các đối thủ của họ - những người theo chủ nghĩa Men-sê-vích, Morgan còn tài trợ cho các lực lượng vũ trang của đô đốc Kolchak - người chiến đấu chống lại Bôn-sê-vích ở Siberi. Không hề ngạc nhiên khi Kolchak cũng nhận được tiền tài trợ từ các ông trùm tài phiệt Anh, kể cả Alfred Milner.[24]
Người ta cho rằng ý định ban đầu của Tổ chức chữ thập đỏ ở Matxcơva là nhằm ngăn cản chính phủ Nga thiết lập hòa bình riêng với Đức - điều có thể khiến binh lính Đức chiến đấu chống lại Anh và Pháp. Theo giả thuyết câu chuyện - câu chuyện mô tả chân dung các diễn viên giống như những người yêu nước đang cố gắng hết sức mình vì cuộc chiến - thì mục tiêu đầu tiên là nhằm hỗ trợ Sa Hoàng. Khi Sa Hoàng thất bại, họ quay sang ủng hộ những người theo chủ nghĩa Men-sê-vích vì đã cam kết sẽ tiếp tục tham chiến. Khi những người Men-sê-vích bị hất cẳng, họ tiếp tục ủng hộ Bôn-sê-vích nhằm giành được tầm ảnh hưởng nhất định trong việc thuyết phục tổ chức này không tham gia tài trợ cho Đức.
ĐẠI DIỆN BÀN TRÒN CỦA ANH
Sau khi những người Bôn-sê-vích giành được quyền lực ở Nga, George Nuchanan được phong làm Đại sứ Anh và được thay thế bởi một thành viên của “Vườn trẻ Milner” - một nhân vật trẻ tuổi có tên là Bruce Lockhart. Trong cuốn sách của mình, Điệp vụ Anh (British Agent), Lockhart đã mô tả tình huống của mình. Phát biểu tại cuộc gặp với thủ tướng Lloyd George, ông ta viết:
Tôi thấy rằng, quyết định của ông ta đã được đưa ra. Ông ta thật sự cảm kích - như Huân tước Milner nói với tôi sau đó - bởi bài phỏng vấn với Đại tá Thompson của Tổ chức Chữ thập đỏ Hoa Kỳ - người vừa trở về từ Nga và thẳng thắn tuyên bố về sự điên rồ của quân Đồng minh trong việc triển khai các chương trình thương thảo với Bôn-sê-vích…
Ba ngày sau, tất cả mọi sự hoài nghi của tôi đã được giải tỏa. Tôi phải tới Nga với tư cách như một người chịu trách nhiệm cho sứ mệnh đặc biệt nhằm thiết lập mối quan hệ phi chính thức với những người theo chủ nghĩa Bôn-sê-vích… Tôi đã được chọn cho sứ mệnh Nga này không phải bởi Bộ trưởng Bộ ngoại giao mà cả Bộ Chiến tranh - chính xác là bởi Huân tước Milner và Lloyd George…
Tôi vẫn thường nhìn thấy Huân tước Milner hàng ngày. Năm ngày trước khi sang Nga, tôi đã ngồi ăn tôi cùng ông tại nhà Brook. Ông đang trong tâm trạng hưng phấn. Ông nói với tôi bằng một giọng chân thành thật dễ chịu về chiến tranh, tương lai của nước Anh, về con đường sự nghiệp của mình và về các cơ hội của tuổi trẻ… Ông cũng không tỏ ra là phần tử hiếu chiến hay phản động. Ngược lại, nhiều quan điểm của ông về xã hội lại được coi là hiện đại. Ông tin vào chính quyền của mình - một chính quyền được tổ chức chặt chẽ và khoa học - nơi mà sự phục vụ, tính hiệu quả và sự cần cù làm việc chính là những yếu tố quan trọng hơn cả tiền bạc.[25]
ĐẠI DIỆN HOA KỲ CỦA TỔ CHỨC BÀN TRÒN
Khi Thompson trở về Mỹ, nhân vật mà ông ta chọn để thay thế bản thân mình với tư cách là người chịu trách nhiệm chính cho tổ chức Chữ thập đỏ Mỹ chính là vị phó của ông ta - Raymond Robins. Không có thông tin gì về Robins ngoại trừ một chi tiết rằng ông ta là người được Đại tá Edward Mandell House bảo trợ, và ông ta có thể vẫn là một kẻ vô danh tiểu tốt trong tấn bi kịch này đồng thời là một trong những nhân vật chính trong cuốn sách của Bruce Lockhart. Hãy thử xem một số thông tin về ông ta:
Một người quen khác trong những ngày này ở Saint Petersburg là Raymond Robins, nhân vật chủ chốt của Tổ chức chữ thập đỏ Hoa Kỳ… Ông ta là nhân vật trọng yếu của chiến dịch “Bull Moose” (Nai đầu bị) trong đợt bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1912. Mặc dù rất giàu có song ông ta vẫn là một nhân vật chống chủ nghĩa tư bản… Cho đến nay, hai người hùng của ông ta là Roosevelt và Cecil Rhodes.
Ở một khía cạnh khác, Robins có một sứ mệnh tương tự với sứ mệnh của tôi. Ông đóng vai trò trung gian giữa những người Bôn-sê-vích và Chính phủ Mỹ và ông ta đã đặt ra một nhiệm vụ cho mình trong việc thuyết phục Tổng thống Wilson nhằm thừa nhận chế độ Xô Viết.[26]
Những gì được coi là khám phá thú vị đã ẩn chứa trong những ngôn từ này. Trước hết, chúng ta hiểu được rằng Robins là một nhà lãnh đạo nhóm phụ trách chiến dịch bầu cử năm 1912 cho Tổng thống Woodrow Wilson. Và chúng ta cũng hiểu được rằng, ông là một người chống lại chủ nghĩa tư bản. Thứ ba, chúng ta khám phá ra rằng một người chống chủ nghĩa tư bản có thể sùng bái Cecil Rhodes. Và cuối cùng, chúng ta biết được rằng, dù là một thành viên trong nhóm được tài trợ bởi các nhà tài phiệt ngân hàng Phố Wall, song trên thực tế, ông ta vẫn đóng vai trò như một đại diện môi giới giữa những người theo chủ nghĩa Bôn-sê-vích và chính phủ Mỹ.
Cecil Rhodes là một trong những nhân vật vĩ đại nhất của Robins và có một tầm quan trọng đặc biệt trong câu chuyện này. Trong đêm trước khi rời đi Nga, Robins đã ăn tối với Lockhart. Khi mô tả tình huống này, Lockhart đã nói: “Ông ta đã nghiên cứu về cuộc đời của Rhodes và sau bữa ăn trưa đã đưa ra một mô tả tuyệt vời về tính cách của Rhodes.”[27] Như vậy, cả Lockhart và Robins được coi là những môn đệ của Cecil Rhodes và cả hai đã trở thành thành phần không thể thiếu được của mạng lưới quốc tế - mạng lưới mà giáo sư Quigley đã đề cập đến - có thể là những thành viên của Tổ chức Bàn Tròn. Lockhart báo cáo cho nhóm Anh trong khi Robins báo cáo cho nhóm Mỹ, nhưng cả hai đều phối hợp chặt chẽ vì những mục tiêu xác định và thực hiện những mục tiêu đó bằng bàn tay vô hình.
Những người theo chủ nghĩa Bôn-sê-vích cũng nhận thức được quyền lực của những nhân vật này và không có cánh cửa nào đóng lại đối với họ. Họ được phép tham gia các cuộc họp của ủy ban Điều hành Trung ương (Central Executive Committee),[28] và được cố vấn về các quyết định quan trọng.[29] Nhưng có lẽ cách thức tốt nhất để đánh giá quy mô ảnh hưởng của các “nhà tư bản” so với những người “chống chủ nghĩa tư bản” là để Lockhart kể về câu chuyện của bản thân mình.
Đó là quyền lực non nớt mong manh được che đậy sau vẻ ngoài ngây thơ của Tổ chức chữ thập đỏ Mỹ. Thế giới - thậm chí giờ đây - không có ý niệm mơ hồ về thực tế của mình. Đó là một bí mật được che đậy cẩn thận và thậm chí là nhiều người đã từng biết rõ điều này cũng không được nhìn thấy. Trợ lý của William Thompson ở Nga là Cornelius Kelleher. Trong những năm sau đó, khi phản ánh sự ngây thơ khờ khạo của Tiến sĩ Franklin Billings, người phụ trách nhóm y tế của Phái đoàn chữ thập đỏ, Kelleher viết:
Billings tội nghiệp tin tưởng mình sẽ được phụ trách Phái đoàn khoa học của tổ chức chữ thập đỏ tại Nga… Trên thực tế, ông ta chẳng có vai trò gì cả ngoại trừ một chiếc mặt nạ của Phái đoàn Chữ thập đỏ Hoa Kỳ.[30]
Mục đích của chiếc mặt nạ đương nhiên là để che đậy một điều gì đó. Và như vậy, chúng ta có một câu hỏi khác, điều được che đậy phía sau chiếc mặt nạ là gì? Đâu là động cơ và mục tiêu thực sự của vũ hội hóa trang này?
Chúng ta sẽ trở lại với chủ đề này ở phần sau.
TỔNG KẾT
Cuộc cách mạng của những người Bôn-sê-vích tại Nga đã được các thế lực bên ngoài “ủng hộ”, đặc biệt là các nước Đức, Mỹ và Anh. Đó cũng chính là một ví dụ điển hình của công thức Rothschild được thể hiện dưới dạng hành động.
Nhóm này tụ tập xung quanh các hội kín do Cecil Rhodes - một trong những nhân vật giàu có nhất thế giới - tạo dựng nên. Mục tiêu của nhóm này không có gì hơn là thống trị thế giới và lập ra xã hội phong kiến hiện đại được kiểm soát bởi các ngân hàng trung ương thế giới. Có trụ sở chính tại Anh, ban điều hành của Rhodes được gọi là tổ chức Bàn Tròn. Tại các nước khác, các cơ cấu thành viên của tổ chức này được gọi là Nhóm Bàn Tròn. Nhóm Bàn Tròn tại Mỹ được biết đến với tên gọi Hội đồng Quan hệ Quốc tế - một tổ chức ban đầu nằm dưới quyền chi phối của J.P. Morgan và sau đó là Rockefeller - chính là nhóm có thế lực nhất tại Mỹ hiện nay. Thậm chí thế lực này còn mạnh hơn cả chính phủ liên bang vì hầu như tất cả các vị trí chủ chốt trong chính phủ đều được các thành viên của nhóm này nắm giữ. Nói cách khác, đó chính là chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Các đại diện của hai nhóm này hợp lực khăng khít với nhau trước cuộc cách mạng Nga và cụ thể là sau khi Sa hoàng Nga bị lật đổ. Lực lượng quân sự Mỹ tại Nga cải trang dưới hình thức Phái đoàn Chữ thập đỏ - tổ chức được coi là đang thực thi sứ mệnh nhân đạo tại đây. Và cuối cùng, họ đã đạt được mục tiêu của mình.
Chú thích:
[1] Leon Trotsky, Cuộc đời tôi (My Life) - New York: Scribner’s, 1930, trang 277.
[2] “Mayor Calls Pacifists Traitors,” The New York Times, 24/3/1917, trang 2.
[3] Một báo cáo đầy đủ về cuộc mít tinh này đã được trình cho Cục Tinh báo quân đội Hoa Kỳ. Xem tài liệu Thượng nghị viện số 62, Quốc hội thứ 66, Báo cáo và Điều trần của ủy ban Tư pháp (Report and Hearings of the Subcommitte on the Judicary), Thượng nghị viện Hoa Kỳ, 1999, Tập II, trang 2860.
[4] Vì sao chúng ta lại để Trotsky thoát? Canada đã để mất cơ hội rút ngắn thời gian diễn ra chiến tranh bằng cách nào? (Why Did We Let Trotsky Go? How Canada Lost an Opportunity to Shorten the War) MacLeans Magazine, Canada, 6.1919. Xem thêm Martin, trang 163-164.
[5] Tiến sĩ Antony C. Sutton, Phố Wall và Cuộc cách mạng Bôn-sê-vích (Wall Street and the Bolshevik Revolution) - New Rochelle, New York: Arlington House, 1974, trang 25.
[6] Những bức thư này được công bố vào mùa hè năm 1976 trên Cospiracy Digest.
[7] Quigley, trang 324.
[8] Xem Kenneth Clark, Ruskin Today (New York: Holt, Reinhart & Winston, 1964), trang 267.
[9] Quigley, Bi kịch, trang 130.
[10] Carroll Quigley, The Anglo-American Establishment: From Rhodes to Cliveden (New York: Books in Focus, 1981), trang Ix, 36.
[11] Quigley, Bi kịch, trang 131.
[12] Quigley, Bi kịch, trang 132, 951-52.
[13] Martin, trang 174-175.
[14] Sutton, Cuộc cách mạng (Revolution), trang 72.
[15] Hermann Hagedorn, Yếu nhân: William Boyce Thompson và thời đại của ông ta (The Magnate: William Boyce Thompson and His Time) -New York: Reynal & Hitchcock, 1935, trang 192-93.
[16] George F. Kennan, Nga đang đến gần với cuộc chiến: Mối quan hệ Nga-Mỹ 1917-1920 (Russia Neaves the War: Soviet-American Relations, 1917-1920) - Princeton, New Jersey: Princeton University Press, 1956, trang 60.
[17] Hagedorn, trang 192.
[18] Sutton, Cuộc cách mạng (Revolution), trang 83, 91.
[19] Henry R. Pike, Lịch sử Chủ nghĩa cộng sản ở Nam Phi (A history of Communism in South Africa) - Germiston, South Africa: Christian Mission International of South Africa, 1985, trang 39.
[20] Quigley, Bi kịch và hy vọng (Tradegy and Hope), trang 137-38.
[21] Sách đã dẫn, trang 945.
[22] Xem John p. Diggins, Mussolini và chủ nghĩa phát xít: Quan điểm từ Hoa Kỳ (Mussolini and Fascism: The View from America) - Princeton, New Jersely: Princeton University Press, 1972.
[23] Sutton, Cuộc cách mạng (Revolution) trang 163-68.
[24] Sách đã dẫn, trang 102, 146, 166-67.
[25] R.H. Bruce Lockhart, Điệp vụ Anh (British Agent) - New York and London: G.P. Putnam’s Sons, 1933), trang 198-99, 204, 206-07.
[26] Lockhart, trang 120.
[27] Sách đã dẫn, trang 270.
[28] Sách đã dẫn, trang 253.
[29] Lockhart, trang 225-26.
[30] Kennan, nước Nga, trang 59.
Chương 14
Những con cáo già phía sau chiếc mặt nạ
Cuộc cách mạng tại Nga; vai trò của các nhà tài phiệt New York - những người giả trang thành các quan chức của Phái đoàn Chữ thập tại Nga; sự nổi lên của “kẻ thù đáng tin” trong mối tương quan với Kế hoạch Rothschild.
Trong phần trước, chúng ta đã thấy rằng, Phái đoàn chữ thập đỏ tại Nga không phải là một tổ chức hay cơ quan nhân đạo gì cả mà là một “mặt nạ trá hình”. Điều này dẫn đến một câu hỏi mang tính logic: đâu là động cơ và mục tiêu thực sự ẩn giấu đằng sau chiếc mặt nạ đó?
Trong những năm sau này, điều đó có thể được giải thích bởi những người đã từng tham gia vào Phái đoàn đó rằng họ chỉ đơn thuần thực hiện các sứ mệnh nhân đạo nhằm bảo vệ Nga khỏi nguy cơ chiến tranh với Đức đồng thời nhằm giúp sự nghiệp tự do của Anh và các đồng minh của mình. Đối với Jacob Schiff và các nhà tài phiệt ngân hàng gốc Do Thái khác ở New York, ở đây có một sự giải thích bổ sung rằng họ chống lại Sa Hoàng vì phong cách chống Xê-Mít của ông ta. Đương nhiên, những điều này đều là động cơ tuyệt vời và chúng được chấp nhận bởi các nhà sử học chủ đạo. Thật đáng tiếc, các giải thích chính thức lại không phù hợp với các sự kiện.
NHỮNG LƯU Ý TỪ CUỐN NHẬT KÝ CỦA LINCOLN STEFFEN
Động cơ thuyết phục của các nhà tài phiệt ngân hàng New York đã được thể hiện trong cuốn nhật ký của Lincoln Steffens, một trong những nhà văn cánh tả nổi tiếng của Hoa Kỳ thời bấy giờ. Steffens có mặt trên boong tàu S.S Kristianiafjord khi Trotsky bị bắt ở Halifax. Ông ta đã ghi lại nội dung câu chuyện của mình với các hành khách khác - những người đang phải đương đầu với một nước Nga xung đột. Một trong những người này là Charles Crane, phó chủ tịch của Crane Company. Crane là một trợ thủ đắc lực của Woodrow Wilson và cựu chủ tịch HĐQT của ủy ban tài chính Đảng dân chủ. Ông ta cũng đã thành lập Westinghouse Company tại Nga và đã thực hiện không dưới 23 cuộc viếng thăm. Con trai ông ta, Richard Crane là một trợ thủ ngầm cho Bộ trưởng ngoại giao - Robert Lansing. Thật thú vị khi đọc những dòng lưu ý của Steffens liên quan đến quan điểm của các hành khách du lịch. Ông ta viết: “… Tất cả đều nhất trí rằng cuộc cách mạng mới chỉ đang trong giai đoạn đầu tiên, và nó sẽ phải phát triển lớn mạnh. Crane và những người theo chủ nghĩa cấp tiến Nga trên con tàu này nghĩ rằng chúng ta sẽ phải có mặt tại Petrograd cho một cuộc cách mạng mới.”[1]
Chính xác là như vậy. Cuộc cách mạng mới là mong đợi và là mục tiêu chứ không phải là sự loại trừ những kẻ chống lại chủ nghĩa Xê-Mít.
Liên quan đến yêu sách của Thompson rằng ông ta muốn bảo vệ nước Nga trong cuộc chiến tranh chống Đức, ở đây có một lô-gíc của các sự kiện thực tế bác bỏ điều này. Kerensky và chính phủ lâm thời đã sẵn sàng cho các nỗ lực chiến tranh. Tổ chức chữ thập đỏ giả trang đã thể hiện sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất của mình đối với những người Bôn-sê-vích. Lí do của họ là những người Bôn-sê-vích sẽ kiểm soát chính phủ mới và họ sẽ tìm kiếm cơ hội cho tương lai. Họ nói rằng họ không giống như những người Bôn-sê-vích, nhưng lại giao dịch với những người Bôn-sê-vích một cách thực dụng.
Trên thực tế, ở đây có một nguyên nhân nhỏ - vượt ra ngoài sự hỗ trợ của các nhà tài phiệt New York - nhằm bảo đảm rằng họ có thể có tiếng nói ảnh hưởng tới nước Nga. Nhưng, nếu chúng ta đưa ra một giả thuyết rằng những người đàn ông này là những chính trị gia láu cá - những kẻ có khả năng nhìn thấy trước tương lai, chúng ta vẫn còn phải đương đầu với những rào cản nghiêm trọng. Ví dụ, tháng Hai năm 1918, Arthur Bullard có mặt ở Nga với tư cách là trưởng chi nhánh của ủy ban Thông tin công chúng, một tổ chức tuyên truyền chiến tranh của chính phủ Mỹ. Mullard được George Kennan - một sử gia - mô tả như “nhân vật của Đảng Tự do theo chủ nghĩa xã hội, một nhà văn tự do, tai mắt của Đại tá House.”[2] Với tư cách chính thức của mình, ông ta có nhiều cơ hội để cố vấn cho Raymond Robins và trong một báo cáo mô tả một trong những cuộc trò chuyện này, Bulland viết:
Ông ta [Robins] thể hiện sự e dè - một cách cụ thể là sự thừa nhận những người Bôn-sê-vích là hơi quá, và điều này nên tác động ngay lập tức, và Mỹ cũng đã thừa nhận những người Bôn-sê-vích. “Tôi tin rằng chúng ta có thể kiểm soát được các nguồn tài nguyên dư thừa của Nga cũng như kiểm soát được các sĩ quan tại tất cả các điểm của trận tuyến.”[3]
NHỮNG CON CÁO GIÀ PHÍA SAU MẶT NẠ
Một năm sau đó, Thượng nghị viện Hoa Kỳ thực thi một cuộc điều tra về vai trò của các công dân nổi bật của nước này trong việc hỗ trợ cuộc cách mạng của những người Bôn-sê-vích. Một trong những tài liệu lưu giữ được là bản thông cáo mà Robins gửi cho Bruce Lockhart, trong đó Robins viết:
Ngài sẽ nghe nói rằng tôi chính là đại diện của Phố Wall, rằng tôi là đệ tử của William B. Thompson trong việc giành lấy mỏ đồng Altai ở Nga cho ông ta, rằng tôi có 500 nghìn ha rừng tại Nga, rằng tôi đã thoát khỏi trách nhiệm với Trans-Siberian Railway, rằng họ cho tôi độc quyền khai thác platin ở Nga, rằng điều này giải thích cho việc tôi làm việc cho chính quyền Xô-Viết… Ngài có thể nghe mọi chuyện. Bây giờ, tôi không cho rằng điều đó là đúng, thưa Ngài, nhưng hãy cho phép chúng ta giả định rằng điều đó là đúng. Hãy giả định rằng tôi có mặt ở đây là nhằm giành được nước Nga cho Phố Wall và các nhà tài phiệt Hoa Kỳ. Hãy giả định rằng Ngài là một con cáo già Anh và tôi là một con cáo già Mỹ, và khi cuộc chiến tranh này kết thúc, chúng ta sẽ xâu xé nhau để tranh giành thị trường Nga; hãy cho phép chúng ta làm như vậy một cách thẳng thắn nhưng đồng thời hãy thử giả định rằng chúng ta là những con cáo già thông minh và chúng ta biết rằng nếu mình không cùng nhau săn mồi thì ngay lập tức con cáo già Đức sẽ xực mất cả hai chúng ta.[4]
Giáo sư Sutton đã đặt tất cả những điều này vào một viễn cảnh. Trong một đoạn sau đó, ông nói về William Thompson, nhưng những chỗ nhấn mạnh của ông lại có tác động đến Robins và tất cả các nhà tài phiệt khác - những thành viên đắc lực của Phái đoàn chữ thập đỏ tại Nga.
Các động cơ của Thompson mang tính chất tài chính và thương mại. Đặc biệt, Thompson quan tâm đến thị trường Nga, và làm thế nào để các nhà tài phiệt Phố Wall có thể tác động đến thị trường này nhằm giành quyền khai phá nó thời hậu chiến. Thompson coi Đức như một kẻ thù - kẻ thù kinh tế và thương mại hơn là kẻ thù chính trị. Nền công nghiệp và ngành ngân hàng Đức chính là kẻ thù thực sự của Anh và Mỹ. Để gạt Đức ra khỏi cuộc chơi, Thompson muốn rót tiền vào bất cứ bộ máy thế lực chính trị nào giúp ông ta đạt được mục tiêu. Nói cách khác, Thompson là một người theo chủ nghĩa đế quốc Mỹ chiến đấu chống lại những kẻ theo chủ nghĩa đế quốc Đức…
Thompson không phải là người theo chủ nghĩa Bôn-sê-vích và cũng chưa bao giờ là người ủng hộ Bôn-sê-vích đồng thời cũng không bao giờ là người ủng hộ Karensky hay Hoa Kỳ. Động cơ cao hơn của ông ta là chiếm giữ thị trường Nga thời hậu chiến. Điều này là mục tiêu thương mại. Hệ tư tưởng có thể thống trị các nhà thực thi cách mạng như Kerensky chứ không phải là các nhà tài phiệt.[5]
Vậy những con cáo già của nhóm Bàn Tròn có thực sự thành công với mục tiêu của mình hay không? Trên thực tế họ có chiếm giữ được các nguồn tài nguyên dư thừa của nước Nga hay không? Câu trả lời cho câu hỏi này không hề hiện diện trong các cuốn sách lịch sử của chúng ta. Câu trả lời phải được lần theo dấu vết các sự kiện và những gì mà chúng ta cần tìm kiếm chính là câu trả lời đó. Nếu kế hoạch không thành công, chúng ta sẽ kỳ vọng vào việc tìm ra sự biến cách trong các mối quan tâm về tài chính, nếu không phải là một sự thù địch hoàn toàn. Mặt khác, nếu điều đó thành công, chúng ta sẽ chờ xem không chỉ sự ủng hộ tiếp tục mà còn một số chứng cớ về lợi nhuận được các nhà đầu tư mang đi, như một sự đền bù cho những nỗ lực và rủi ro của họ. Với những dấu vết này, hãy thử quay trở lại với cái nhìn tổng quan về những gì đã thực sự xảy ra kể từ khi những người theo chủ nghĩa Bôn-sê-vích được mạng lưới Bàn Tròn “hỗ trợ”.
TIN TỨC: Sau Cách mạng Tháng Mười, tất cả các ngân hàng ở Nga đều đã bị tiếp quản và “quốc hữu hóa” - ngoại trừ một chi nhánh của ngân hàng National City Bank thuộc quyền kiểm soát của gia tộc Rockefeller tại Petrograd.
TIN TỨC: Ngành công nghiệp nặng tại Nga cũng được quốc hữu hóa - ngoại trừ nhà máy Westinghouse - nhà máy được thành lập bởi Charles Crane, một trong những người đã có mặt trên boong con tàu S.S. Kristianiafjord trong chuyến hành trình đến nước Nga cùng Trotsky nhằm chứng kiến cuộc cách mạng.
TIN TỨC: Năm 1922, Chính quyền Xô Viết thành lập ngân hàng quốc tế thứ nhất. Ngân hàng này không thuộc quyền sở hữu và vận hành của nhà nước như lý thuyết đưa ra mà được vận hành bởi các nhà tài phiệt ngân hàng. Những nhân vật này bao gồm không chỉ là các nhà tài phiệt ngân hàng của chế độ Sa Hoàng cũ mà còn có các đại diện của các ngân hàng Đức, Thụy Điển và Mỹ. Phần lớn nguồn vốn nước ngoài đến từ Anh, kể cả vốn của chính phủ Anh. Nhân vật được bổ nhiệm làm Giám đốc Bộ phận Đối ngoại của ngân hàng chính là Max May, Phó chủ tịch của Guaranty Trust Company của Morgan tại New York.
TIN TỨC: Trong những năm sau Cách mạng Tháng Mười xuất hiện một loạt các hợp đồng béo bở được các công ty của Liên Xô, Anh hoặc Mỹ ký kết. Những hợp đồng này đều được mạng lưới Bàn Tròn thiết kế và đạo diễn, dù trực tiếp hay gián tiếp. Hợp đồng lớn nhất trong số các hợp đồng này trị giá 50 triệu bảng Anh với hàng thực phẩm cung cấp của Morris & Company, một công ty thực phẩm đóng hộp có trụ sở ở Chicago. Edward Morris cưới Helen Swift, người có anh trai là Harlord Swift. Halord Swift từng được coi là “ông trùm” trong Phái đoàn chữ thập đỏ tại Nga.
TIN TỨC: Trong việc thanh toán cho các hợp đồng này và nhằm chuyển các khoản vay của các nhà tài phiệt, những người Bôn-sê-vích tham gia khai thác vàng - bao gồm cả nguồn dự trữ khá lớn của chính phủ Sa Hoàng - và chuyển về các ngân hàng Anh hoặc Mỹ. Chỉ riêng năm 1920, một chuyến tàu đến Mỹ qua ngả Stockholm trị giá 39 triệu cua-rôn Thụy Điển; ba chuyến tàu cập bến với 540 thùng vàng trị giá 97.200.000 rúp vàng; cộng thêm ít nhất là một chuyến tàu khác trị giá 20 triệu đô la Mỹ. (Hãy lưu ý rằng đây là giá trị của năm 1920!) Việc cập bến của các con tàu này được điều phối bởi Kuhn, Loeb & Company của Jacob Schiff với các khoản tiền do Guaranty Trust của gia tộc Morgan chi trả.[6]
TIN TỨC: Lúc này, nội các của Tổng thống Wilson đã chuyển 700.000 tấn thực phẩm tới Liên Xô.[7] Bộ Thực phẩm Hoa Kỳ - đơn vị phụ trách phi vụ tầm cỡ này - cũng đã thu được một khoản lợi nhuận béo bở.
TIN TỨC: Những con cáo già Mỹ, Anh và Đức cũng đã gặt hái được nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán với chế độ Xô Viết mới thành lập. Standard Oil và General Eletric cung cấp cho nước này một khoản máy móc trị giá tương đương 37 triệu đô-la từ năm 1921-1925, và điều này cũng chỉ mới là bắt đầu. Đám địa chủ Aircraft ở Đức đã dựng nên một thể chế hàng không Xô Viết. W. Averell Harriman - một đại gia trong ngành vận tải đường sắt và ngân hàng tại Mỹ - người sau này trở thành Đại sứ tại Nga - đã giành được độc quyền khai thác tất cả măng-gan của Nga trong vòng hai mươi năm. Armand Hammer - một đại gia khác - cũng đã kiếm được một khối tài sản khổng lồ nhất thế giới bằng việc khai thác mỏ amiăng tại Nga.
HẬU CẢNH BỔ SUNG: NHÂN VẬT MÙ VỪA CÂM VỪA ĐIẾC
Trong những năm trước đó, những người Bôn-sê-vích không được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ và vốn đầu tư nước ngoài. Họ biết rằng mình có thể bị lừa bởi cái mác hợp tác “tư bản”, nhưng đó là hợp tác như thế nào? Đó không phải là tiền bạc của họ.
Trong một dịp, Lê Nin đã giải thích nhân tố căn bản cho việc chấp nhận các điều khoản của Phố Wall. Ông nói:
Trong hành trình chinh phục thị trường Nga, tư bản chủ nghĩa trên thế giới và chính phủ của họ sẽ nhắm mắt ra dấu và biến thành một kẻ vừa câm vừa điếc. Họ sẽ gia hạn tín dụng - điều sẽ củng cố thế mạnh của Đảng Cộng sản tại đất nước họ và cung cấp vật liệu cùng công nghệ cho chúng ta - những thứ mà chúng ta đang thiếu. Họ sẽ khôi phục lại ngành công nghiệp quân sự của chúng ta, ngành công nghiệp trọng yếu đối với sự tấn công các nhà cung cấp của chúng ta trong tương lai. Nói cách khác, họ sẽ làm việc để chuẩn bị cho sự tự sát của chính họ.[8]
Arthur Bullard, người được nhắc đến trước đây như một đại diện của ủy ban Thông tin công chúng tại Nga đã hiểu rõ chiến lược của Đảng Bôn-sê-vích. Thậm chí vào đầu tháng 3 năm 1918, ông ta đã gửi một bức điện tín tới Washington với lời cảnh báo rằng, chúng ta đã làm đúng khi sẵn sàng giúp đỡ bất cứ chính phủ tử tế nào có nhu cầu, tuy nhiên, ông nói, “các nhân vật và tiền bạc được chuyển tới những nhà lãnh đạo hiện hành tại Nga sẽ được sử dụng để chống lại người Nga và người Đức… Tôi đã khăng khăng khuyên họ phản đối lại sự giúp đỡ chính phủ Nga hiện hành. Những yếu tố mang điềm xấu ở nước Nga Xô Viết có vẻ đã được kiểm soát.”[9]
Thật đáng tiếc, Bullard chỉ là một con tốt nhỏ trong cuộc chơi này, và ý kiến của ông ta đã được chọn lọc bởi những kẻ khác. Bức điện này được gửi cho cấp trên của ông ta, và đó chính là Đại tá Edward Mandell House với hi vọng rằng nó sẽ có tác động tới Tổng thống. Vậy nhưng, thông điệp đó đã không được chuyển đi.
CHUYẾN HÀNH TRÌNH BÊN LỀ CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ HAI
Quay trở lại với dấu vết của các sự kiện kể từ thời gian này, chúng ta hãy thử làm một chuyến hành trình ngắn đến với Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ Hai. Việc tài trợ và thu lợi nhuận từ cả hai phía tham chiến luôn được giữ kín.
TIN TỨC: Kể từ khi Hitler trỗi dậy nắm quyền, ngành công nghiệp Đức được tài trợ chủ yếu bởi các nhà tài phiệt Mỹ và Anh. Đa số công ty, tập đoàn lớn của Mỹ được biết đến như những đơn vị đầu tư vào ngành công nghiệp chiến tranh. I.G. Farben là tập đoàn công nghiệp lớn nhất và là nguồn tài trợ chủ lực về chính trị cho Hitler, chính Farben đã tuyển dụng và đào tạo bộ phận tình báo của Hitler và vận hành các trại lao động khổ sai của Đức Quốc xã như một nguồn nhân lực bổ sung cho các nhà máy Đức. Thậm chí Farben còn thuê hãng cung cấp dịch vụ PR tại New York của Ivy Lee, người đã từng đảm nhiệm trọng trách chuyên gia PR cho John D. Rockefeller, nhằm làm tăng hình ảnh của Hitler đối với công chúng tại Mỹ. Ngẫu nhiên mà Lee được sử dụng nhằm giúp “bán” chế độ Xô Viết cho công chúng Hoa Kỳ trong cuối thập niên 20.[11]
TIN TỨC: Phần lớn nguồn vốn cho việc mở rộng công ty hóa chất I.G. Farben được cung cấp bởi Phố Wall; chủ yếu là Ngân hàng National City của Rockefeller; Dillon, Read & Company - cũng là một công ty của Rockefeller; Equitable Trust Company của Morgan; Harris Forbes & Company và Kuhn, Loeb & Company.[12]
TIN TỨC: Trong thời gian quân Đồng minh tấn công dội bom vào nước Đức, dưới sự hướng dẫn của Bộ chiến tranh Hoa Kỳ, các nhà máy và khu nhà hành chính của Công ty hóa chất LG. Farben đã thực hiện chính sách tiết kiệm dự phòng. Bộ chiến tranh được tự do tuyển chọn nhân viên - những người không phải là quân nhân nhưng có hợp tác với các công ty đầu tư được nhắc đến trước đó. Ví dụ, Bộ trưởng Bộ chiến tranh lúc này là Robert P. Patterson. James Forrestal là Bộ trưởng Bộ Hải quân và sau này trở thành Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cả hai người đều đến từ Dillon Read and Company và trên thực tế, Forrestal đã trở thành chủ tịch của hãng này.
TIN TỨC: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, với chương trình cho vay (Lend-Lease Program), Hoa Kỳ đã chuyển cho Liên Xô hơn 11 tỉ đô la tiền tài trợ, kể cả 14.000 máy bay, gần nửa triệu chiếc xe tăng và các xe quân sự khác, hơn 400 tàu chiến và thậm chí là một nửa nguồn cung uranium - thứ cần thiết cho việc phát triển bom hạt nhân. Nhưng 1/3 các chuyến tàu cho vay trong giai đoạn này bao gồm thiết bị công nghiệp và nguồn cung lại được sử dụng cho việc phát triển nền kinh tế Nga sau chiến tranh. Và khi cuộc chiến tranh kết thúc, chương trình cho vay này tiếp tục được thực hiện hơn một năm trời. Cuối năm 1946, Nga đã nhận được điều khoản cho vay tín dụng có thời hạn 20 năm với mức lãi suất 2[3]/[8], một mức khá thấp.
CƠ CẤU CHUYỂN TIỀN
Khi chương trình cho vay hết hiệu lực, người ta nghĩ ra một cơ chế mới nhằm “hậu thuẫn” nước Nga Xô Viết cùng hệ thống các nước vệ tinh. Một trong những cơ chế mới này là bán các hàng nhu yếu phẩm với giá thấp hơn giá thị trường và trên thực tế là thấp hơn giá mà người Mỹ phải trả cho những món hàng đó. Những người dân Xô Viết thậm chí không cần phải có tiền để mua những mặt hàng đó. Các thể chế tài chính Mỹ, chính phủ liên bang và các đại diện quốc tế - những tổ chức được tài trợ bởi chính phủ liên bang như Quỹ tiền tệ và Ngân hàng Thế giới - đã cho họ vay tiền. Hơn nữa, tỉ suất cho vay cũng thấp hơn mức lãi suất thị trường, và gần như tất cả các khoản vay này đều được bảo đảm bởi chính phủ Hoa Kỳ. Nói cách khác, cơ chế mới - cơ chế mà người ta thường nhầm lẫn với “thương mại” - cũng chỉ là những phương cách giả trang mà theo đó, các thành viên Bàn Tròn - những kẻ trực tiếp điều hành chính sách quốc gia - đã chi hàng tỉ đô-la cho việc chuyển tiền bạc và các nguồn lực khác cho Nga. Điều này buộc các thể chế bước vào hợp tác với các doanh nhân Hoa Kỳ phải cung cấp các dịch vụ cơ bản. Và chu kỳ được hoàn tất: Người dân Mỹ -> chính phủ Mỹ -> các quốc gia khác -> các doanh nhân Mỹ -> các nhà tài phiệt Mỹ - những người tài trợ cho dự án và tạo ra tầm ảnh hưởng để khiến cho quy trình này trở nên khả thi.
TIN TỨC: Liên hợp công nghiệp của chính phủ Mỹ đã cung cấp cho chính phủ Xô-Viết tiền tệ, công nghệ và giúp nước này xây dựng hai nhà máy hiện đại nhất thế giới - Kama River và Zil. Cả hai nhà máy này sản xuất trên 150.000 xe tải hạng nặng mỗi năm cộng thêm 250.000 động cơ diesel. 45% chi phí của dự án này đều được trích từ Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ, một đại diện của chính phủ liên bang, 45% khác - từ Chase Manhattan Bank của gia tộc Rockefeller, chính phủ Xô-Viết chỉ đóng góp 10%.
TIN TỨC: Khi Boris Ensin nắm quyền lãnh đạo đất nước, một trong những hành động chính thức của vị Tổng thống này là cho phép các doanh nghiệp nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước. Từ quan điểm kinh doanh, điều này là tốt vì nó thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Jane Igraham cung cấp một số thông tin như sau:
Trong năm 1992, chính quyền Ensin đã có các vụ thương thảo với các hãng dầu khí như Shell, BP, Amoco, Texaco và Exxon. Chevron mở liên doanh để khai thác và phát triển mỏ dầu Tengiz. McDermott International, Marathon Oil và Mitsui đã ký hợp đồng với chính phủ Nga để khai thác khí đốt tự nhiên ngoài khơi Sakhalin. Chevron và Oman lập ra một tổ hợp nhằm xây dựng đường ống dẫn dầu từ Kazastan tới Biển Đen, Địa Trung Hâi và Vịnh Ba Tư. Occidental Petroleum ký hợp đồng với Nga nhàm hiện đại hóa hai mỏ dẩu ở Siberia… Newmont ký hợp đồng khai thác vàng ở Uzbekistan. Chủ tịch HĐQT của Merrill Lynch đã ký hợp đồng với tư cách là nhà tư vấn trong việc hỗ trợ quá trình tư hữu hóa Quỹ Bất động sản Nhà nước Ucraina. Giám đốc điều hành của AT&T đã ký hợp đồng nhằm cung ứng các hệ thống mạch điện cho Kazastan…
Miền Tây Hoa Kỳ ký một loạt hợp đồng làm ăn với chính phủ Hungary nhằm khai thác hệ thống viễn thông quốc gia; Phó Chủ tịch của GM tham gia dự án sản xuất xe hơi cho Hungary và Nam Tư, còn Giám đốc điều hành của GE mua lại phần lớn cổ phần của ngành công nghiệp chiếu sáng của Hungary. Một loạt tên tuổi khác của Mỹ trong nhiều ngành công nghiệp như Dow Chemical, Eastman Kodak, SC Johnson & Son, Xerox, American Express, Procter & Gamble, Philip Morris, Ford, Compaq Computer… cũng đều có mặt.[13]
TIN TỨC: Tháng Hai năm 1996, chính quyền Clinton đã cho hãng Aeroflot vay 1 tỷ đô-la để hãng hàng không này có thể cạnh tranh với các hãng khác của Mỹ như Boeing trong việc sẵn xuất máy bay chở khách hạng nặng. Cuối năm, các quốc gia thuộc Liên Xô cũ đã nhận được khoản tiền 3 tỉ đô-la từ Ngân hàng Thế giới. Giữa năm 2000, các quan chức Nga lại nhận thêm 7 tỉ đô-la từ IMF thông qua Ngân hàng New York.
TIN TỨC: Ngoài cả thập kỷ của việc đảm bảo thương mại, tín dụng toàn cầu, Hoa Kỳ đã chuyển mười tỉ đô-la tiền viện trợ không hoàn lại. Tháng Sáu năm 2000, Tổng thống Clinton phát biểu trước Quốc hội Nga rằng: “Hoa Kỳ muốn nhìn thấy một nước Nga hùng mạnh”. Ngày hôm sau, ông ta tuyên bố rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ cấp 78 tỉ đô-la nhằm hoàn thiện nhà máy nguyên tử hạt nhân Chernobyl của Ucraina.
Mạng lưới Bàn Tròn đã thành công trong việc khai thác thị trường Đông Âu và sẽ còn tiếp tục sự nghiệp của họ. Vẫn là trò bình củ, rượu mới. Ban đầu, J.P. Morgan chi phối Hội đồng Quốc tê, đương nhiên, các nhà tài phiệt quốc tế cũng chính là những người giữ vai trò kiểm soát đối với Hội đồng này. Nhóm Morgan dần dần được thay thế bằng tổ hợp Rockefeller. Và sứ mệnh của nó đã không còn mang hình bóng của Tổ chức chữ thập đỏ Quốc tế nữa mà là của tổ chức “Thương mại Đông-Tây”.
Các chính trị gia thích thú với những bài thuyết giảng về sự cần thiết của hòa bình thế giới. Trên thực tế, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên tơi tả chiến tranh. Không một lục địa nào, kể cả Nam Cực, có thể thoát khỏi vòng kiềm tỏa của chiến tranh. Hàng ngày, có từ 25-40 cuộc chiến vũ trang đang diễn ra đâu đó trên thế giới. Kể từ chiến tranh thế giới thứ hai đã có 150 cuộc xung đột vũ trang với hơn 20 triệu người thiệt mạng.[15] Chúng ta không thể không nhận thấy rằng đây cũng chính là giai đoạn mà nợ chính phủ tăng lên và tiền pháp định được tạo ra.
THUẬT GIẢ KIM MỚI
Các nhà giả kim thời cổ đại kiếm tìm một cách vô vọng hòn đá phù thủy mà họ tin là sẽ biến thành vàng. Có tồn tại một loại đá như vậy hay không? Có thể tồn tại điều này chẳng: các nhà giả kim của thời đại chúng ta đã nghiên cứu cách chuyển đổi chiến tranh thành nợ, nợ thành chiến tranh cũng như cả nợ cả chiến tranh lẫn nợ thành vàng cho chính họ?
Trong phần trước, chúng ta tạo ra các lý thuyết về chiến lược, đặt tên cho kế hoạch của Rothschild, theo đó, âm mưu trong lĩnh vực tiền tệ thế giới đã cố ý kích động chiến tranh như một phương tiện khuyên khích nền công nghiệp sản xuất vũ khí siêu lợi nhuận và giữ cho các quốc gia vận hành trong vòng tròn nợ nần. Đó không phải là việc kiếm tìm lợi nhuận mà là tội diệt chủng. Đó không phải là một chuyện tầm thường để tìm hiểu khả năng rằng trên thực tế, các nhà lãnh đạo được chọn lựa và không được chọn lựa của chúng ta đang thực thi kế hoạch Rothschild.
TIN TỨC: Chúng ta hãy quay trở lại với những cuộc chiến tranh tại Trung Đông và sự trỗi dậy của “Trào lưu Đạo Hồi chính thống”. Iran, Iraq, Syria, Algeria, Tổ chức giải phóng Palestine và các nhóm chống Mỹ tương tự đều nhận vũ khí, tiền bạc và sự hỗ trợ bí mật từ chính phủ Mỹ. Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, mỗi một nỗ lực được đưa ra là nhằm bảo đảm rằng chế độ Hussein phải được duy trì nhưng không được sụp đổ. Cơ sở quân sự và phần lớn vũ khí của nước này đều được để dành. Sau lệnh ngừng bắn, quân đội nước này được phép giữ gìn và bảo vệ các tàu quân sự chở súng ống đạn dược mà họ đã sử dụng nhằm dẹp yên cuộc nổi loạn trong nước ở quy mô lớn.
Điều sỉ nhục lớn nhất mà nước này phải cố nuốt là trong nhiều năm trời, Hussein được coi là tài sản đối với các nhà hoạch định toàn cầu ở phương Tây, và họ thực hiện tất cả những gì có thể để giữ vững chiếc ghế của ông ta. Chỉ đến khi từ chối cho phép các công ty Mỹ chi phối ngành sản xuất dầu của Iraq thì ông ta mới trở thành một mục tiêu nghiêm trọng. Trước đó, ông ta hoàn toàn vô sự, chính xác là bởi được coi là một kẻ thù ti tiện.
Như đã đề cập trước đó, nhóm người tài năng để thực thi chiến lược này chính là Hội đồng Quan hệ Quốc tế. Năm 1996, Tổng biên tập của tờ Foreign Affairs là Fareed Zakaria, người đưa ra cách giải thích duy lý hóa như sau:
Đúng, thật là liều lĩnh để tống cổ Saddam. Nhưng hành vi tồi tệ của ông ta thực sự phục vụ cho các mục tiêu của Mỹ trong khu vực… Nếu Saddam Hussein không tồn tại, chúng ta sẽ tạo ra một nhân vật như vậy… Sự kết liễu số phận của Saddam Hussein sẽ là sự kết liễu của liên minh chống lại Saddam. Không có gì phá hủy được liên minh bằng sự biến mất của kẻ thù… Việc duy trì sự hiện diện dài hạn của lính Mỹ tại vùng vịnh sẽ trở nên khó khăn khi có sự đe dọa trong khu vực.[16]
Đó là tuyên bố rõ ràng của Kế hoạch Rothschild. Nhiều người không thể tin rằng đó là điều nghiêm túc, thậm chí cả các nghị sĩ. Ví dụ, khi phát biểu trước hạ Nghị viện, James Traficant từ Ohio đã kêu lên:
Hoa Kỳ đã chuyển cho Nga hàng tỉ đô-la. Với nguồn tài chính của Mỹ, Nga đã sản xuất ra tên lửa và bán chúng cho Trung Quốc. Và Trung Quốc - quốc gia kiếm được 45 tỉ đô-la từ việc xuất khẩu hàng hóa rẻ như bèo sang Mỹ - lại “đẩy” số tên lửa được sản xuất tại Nga sang Iran. Và giờ đây, với số vũ khí Nga được ông bạn Trung Quốc chuyển sang, Iran bắt đầu đe dọa Trung Đông. Như vậy, chú Sam… lại điều thêm nhiều binh lính củng như đổ thêm nhiều tiền bạc cho khu vực này… Thưa Chủ tịch Hạ nghị viện, đầy không phải là chính sách đối ngoại mà là sự ngớ ngẩn.[17]
Tấm bia mà Traficant nhắm đến là nhận diện vấn đề, nhưng ông ta đã bỏ qua điểm đen của bia tập bắn. Các nhà hoạch định chính sách của Hội đồng Quan hệ ; Quốc tế không phải là những kẻ khờ. Họ đang thực thi Kế hoạch Rothschild. Để bào chữa cho chính phủ thế giới, cần phải có chiến tranh, chiến tranh đòi hỏi phải có kẻ thù và vũ khí ghê sợ. Iran chính là một trong những kẻ thù tốt nhất mà tiền bạc có thể mua được.
TIN TỨC: Hành động mới nhất trong màn kịch này là việc tạo ra vấn đề Bắc Triều Tiên. Trong khi Tổng thống Bush nói rằng Bắc Triều Tiên là một phần của “Trục Ma quỷ” mà nội các của ông ta đang phái các chuyến tàu có tên cứu trợ nhân đạo tới đó và với việc sử dụng sự hỗ trợ này, chế độ sẽ củng cố quyền kiểm soát của mình.
NGUYÊN NHÂN THỨ NĂM NHẰM BÃI BỎ HỆ THỐNG CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG
Có một số nhà sử học không thừa nhận rằng việc tài trợ cho cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh Triều Tiên đã được thực hiên bởi Cơ chế Mandrake thông qua hệ thống Dự trữ Liên bang. Cái nhìn tổng quan về các cuộc chiến tranh kể từ khi Ngân hàng Anh được thành lập vào năm 1694 cho thấy rằng hầu hết những cuộc chiến tranh này đều đã được giảm bớt độ khốc liệt hoặc không diễn ra nếu thiếu tiền pháp định. Đó là khả năng của các chính phủ nhằm giành được tiền mà không cần đóng thuế trực tiếp - điều khiến cho cuộc chiến hiện đại trở nên khả thi và ngân hàng trung ương trở thành phương pháp được ưa chuông trong việc thực thi điều này.
Chúng ta có thể tranh cãi về sự cần thiết hoặc ít nhất là tính chắc chắn của tiền pháp định trong thời chiến như là một phương tiện của sự sinh tồn. Đó là bản năng cơ bản của cả cá nhân lẫn chính phủ. Chúng ta sẽ nhường lại sự phán xét này cho các triết gia. Nhưng ở đây có thể không có cuộc tranh luận nào liên quan đến sự kiện rằng trong thời bình, tiền pháp định không có sự biện hộ nào như vậy. Hơn nữa, khả năng của chính phủ và các thể chế ngân hàng trong việc sử dụng tiền pháp định nhằm tài trợ cho các cuộc chiến tranh và các quốc gia khác là sự cám dỗ ghê gớm đối với họ để trở nên bị lôi kéo vào các cuộc chiến này vì lợi ích tài chính hoặc chính trị hoặc vì các lí do khác.
Hệ thống Dự trữ Liên bang luôn phục vụ chức năng này. Chiến lược liên tục xây dựng năng lực quân sự của các quốc gia đối đầu với Hoa Kỳ không tạo ra lý do để chúng ta tin rằng mình đã chứng kiến cuộc chiến tranh cuối cùng. Như vậy, không quá cường điệu khi nói rằng hệ thống Dự trữ Liên bang chính là thể chế khuyến khích chiến tranh.
TỔNG KẾT
Sau khi cuộc cách mạng tháng Mười diễn ra thành công, Phái đoàn Chữ thập đỏ của các nhà tài phiệt New York đã ủng hộ những người Bôn-sê-vích và đổi lại, họ đã nhận được các quyền lợi khai thác nguồn tài nguyên từ nước này cũng như các hợp đồng xây dựng và cung ứng. Sự tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của Nga và Đông Âu kề từ thời gian này cho thấy rằng mối quan hệ đã tồn tại cho đến ngày nay. Các nhà tài phiệt không phải là những người ủng hộ chế độ xã hội chủ nghĩa, mối quan tâm duy nhất của họ là lợi nhuận và quyền lực. Và họ đang làm việc để đưa cả Nga và Mỹ tham gia vào chính phủ thế giới mà họ sẽ là những kẻ cầm cương kiểm soát, chiến tranh và các mối đe dọa chiến tranh chính là các công cụ kích động dân chúng chấp nhận mục đích này. Như vậy, điều cơ bản là Hoa Kỳ và các quốc gia công nghiệp hóa trên thế giới đã có những kẻ thù xác thực.
Chú thích:
[1] Leonard Shapiro, Cuộc cách mạng Nga 1917 (The Russian Revolution of 1917) - New York: Basis Books, 1984, trang 135-36.
[2] Lincoln Steffens, Thư từ của Lincoln Steffens (The Letters of Lincoln Steffens) - New York: Harcourt, Brace, 1941, trang 396.
[3] George F. Kennan, Quyết định can thiệp: Mối quan hệ Nga-Mỹ 1917-1920 (The Decision to Intervene: Soviet-American Relations, 1917-1920) - Princeton, New Jersey: Princeton University Press, 1958, trang 190,235.
[4] Bullard, Hồ sơ Bộ ngoại giao M, 316-11-1265, 19/3/1918.
[5] Thượng viện Mỹ, Tuyên truyền Bôn-sê-vích (Bolshevik Propganda), cuộc họp ủy ban tư pháp, 1919, trang 802.
[6] Sutton, Cuộc cách mạng (Revolution), trang 97-98.
[7] Hồ sơ Bộ ngoại giao Mỹ, 861.516/129, 28/8/1992.
[8] Hồ sơ Bộ ngoại giao Mỹ, 861.51/815, 836, 837, 10/1920. Xem thêm Sutton, Cuộc cách mạng (Revolution) trang 159-60, 165.
[9] Xem George F. Kennan, Nước Nga và phương Tây dưới thời Lê Nin và Stalin (Russia and the West under Lenin and Stalin) -Boston: Little, Brown and Company, 1961, trang 180.
[10] Trích dẫn bởi Joseph Finder, Thảm đỏ (Red Carpet) - New York: Holt, Rinehart and Winston, 1983, trang 8.
[11] Tài liệu của Arthur Bullard, Trường ĐH Princeton, trích dẫn bởi Sutton, Cuộc cách mạng (Revolution), trang 46.
[12] Antony Sutton, Phố Wall và sự trỗi dậy của Hitler (Wall Street and the Rise of Hitler) - Seal Beach, California, 76 Press, 1976, 15-18; 33-43, 67-97, 99-113. Xem thêm Revolution, tr. 174.
[13] Sutton, Hitler, trang 23-61.
[14] “Tỉ lệ phần trăm “The Payoff” của Jane H. Ingraham, the New American, 28/6, trang 25-26.
[15] Các số liệu này được lấy từ ấn bản phẩm của Liên Hợp quốc E/ CN.5/1985/ Số 1, 1985 Báo cáo về tình hình xã hội thế giới (Report on World Social Situation), trang 14.
[16] “Ơn Chúa vì kẻ nông nô” (Thank Goodness for a Villain) Newsweek, 16/9/1996, trang 43.
[17] Tài liệu của Quốc hội, 29/4/1977.
G. Edward Griffin
Nhật An - Minh Hà - Ngọc Thúy dịch
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tâm Tình Với Ý Nghĩ “Mình với ta tuy hai mà một Ta với mình chỉ một chứ ai đâu Lý lẽ, luận bàn phân hơn thiệt Giải quyết bao n...