Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2024

Những âm mưu từ đảo Jekyll - 6

Những âm mưu từ đảo Jekyll - 6

Phần 6- CHUYẾN DU HÀNH XUYÊN THỜI GIAN VÀO TƯƠNG LAI - Chương 24
Cơ chế ngày tận thế
Trong các chương trước của cuốn sách, chúng ta đã từng du hành xuyên qua thời gian, chúng ta bắt đầu cuộc hành trình của mình bằng cách đặt chân vào quá khứ. Khi chằng chịt đi qua các thế kỷ, chúng ta đã chứng kiến chiến tranh, sự phản bội, nạn đầu cơ trục lợi và những trò gian lận chính trị. Những điều đó đã mang chúng ta về lại thời khắc hiện tại. Bây giờ chúng ta lại bắt đầu lái con tàu thời gian tiến vào tương lai. Nó sẽ là một chuyến đi sởn tóc gáy, và những gì nằm ở phía trước không hề dễ chịu chút nào. Nhưng nó vẫn chưa xảy đến để chúng ta đi qua mà đơn thuần chỉ là tiên đoán về tương lai qua những tác động mạnh mẽ ở hiện tại. Nếu không thích những gì nhìn thấy, chúng ta vẫn còn một cơ hội để thay đổi những ảnh hưởng mạnh mẽ đó. Tương lai nằm trong hành động chọn lựa của chúng ta.
Chương 24
CƠ CHẾ NGÀY TẬN THẾ
Sự thịnh vượng ở Mỹ suy giảm; sự gia tăng cơ cấu chính phủ; sự suy giảm tự do cá nhân; việc tăng thuế; bằng chứng về việc nó được lên kế hoạch bởi một nhóm người quyền lực hy vọng hợp nhất Hoa Kỳ thành chính phủ thế giới trên cơ sở “bình đẳng” với các quốc gia ít phát triển; phong trào của những chuyên gia môi trường học cho thấy sự phát triển nhanh chóng của kế hoạch đó.
Thế đã là đủ lịch sử cho một cuốn sách. Rồi thời khắc điều chỉnh lại tọa độ trên con tàu thời gian của chúng ta đến và chúng ta sẽ tiến vào tương lai. Tuy nhiên, trước khi kích hoạt nút khởi động, hãy nhìn xung quanh ta lần cuối. Tương lai được đúc nên từ hiện tại. Nơi chúng ta đang ở hiện tại ảnh hưởng to lớn đến nơi mà chúng ta sẽ đến.
LÂM VÀO CẢNH NỢ NẦN
Một trong những đặc tính rõ ràng nhất của thời điểm hiện tại của chúng ta là mức độ mà theo đó, chính phủ Hoa Kỳ và người dân nước này lâm vào cảnh nợ nần. Số tiền thiếu hụt thường niên của liên bang đã đều đặn tăng lên từ năm 1950, và mức tăng trưởng hiện nay đang ở trong tư thế leo thang thẳng đứng, chính phủ mất 198 năm để vay một nghìn tỷ đầu tiên. Sau đó, chỉ trong vòng 12 năm - phần lớn khoảng thời gian này diễn ra dưới triều đại Reagan - chính phủ Hoa Kỳ đã vay thêm 3 nghìn tỷ nữa. Vào năm đầu của Nội các Bush, thậm chí là trước khi diễn ra cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11/9, nợ liên bang đã tăng lên hơn 5,8 nghìn tỷ đô-la. Năm 2007, khoản nợ đã tăng lên 59,1 nghìn tỷ khi gộp tất cả các nguồn nợ chính phủ.
Thật khó để chúng ta hiểu thấu đáo các con số này hay để biến chúng thành tác động đối với mỗi một chúng ta. 59.1 nghìn tỷ đại diện cho hơn tất cả các hàng hóa được bán ra và tất cả các dịch vụ được tung ra ở Mỹ trong suốt toàn bộ một năm qua. Nếu có một đống tiền giấy $100 với chiều cao 100 mét, bạn sẽ trở thành triệu phú. $59.1 nghìn tỷ sẽ cao lên hơn 35 dặm vào không gian.
Năm 2006, tổng lãi suất thanh toán trên nguồn nợ quốc gia là 406 tỷ đô-la mỗi năm và nó tiêu hết khoảng 17% tổng doanh thu liên bang.[1] Giờ đây, nó đại diện cho nguồn chi phí riêng lẻ lớn nhất của chính phủ; lớn hơn phí quốc phòng; lớn hơn mức phí gộp lại từ các Bộ Nông nghiệp, Giáo dục, Năng lượng, Nhà ở và Phát triển Đô thị, Nội vụ, Tư pháp, Lao động, Nhà nước, Giao thông và Hội Cựu chiến binh.
Các khoản phí này không do chính phủ trả mà do chính bạn chi trả. Bạn tạo ra tiền qua các khoản thuế và lạm phát, chi phí tính ra hiện nay là khoảng $5.000 cho mỗi gia đình bốn người. Mọi gia đình đều chi trả thông qua lạm phát nhưng không phải ai cũng đều trả thuế. Chi phí cho mỗi gia đình đóng thuế do đó sẽ cao hơn. Trung bình, có hơn $5.000 đô-la được rút ra từ ngân sách hàng năm của gia đình bạn, không phải để cung cấp cho các dịch vụ của chính phủ hay thậm chí chi trả cho khoản nợ trước. Không có gì được sinh ra từ những đồng tiền đó, kể cả đường sá hay những tòa nhà chính phủ. Nó không được sử dụng cho các nguồn phúc lợi xã hội hay phúc lợi y tế. Không có một khoản lương bổng nào chi ra từ số tiền trên, chuẩn mực quốc gia về cuộc sống không phải do số tiền đó mà tăng lên. Nó không có nhiệm vụ gì ngoài việc trả lãi.
Ngoài ra, lãi còn được gộp lại, có nghĩa là thậm chí nếu chính phủ muốn ngừng hẳn khoản chi tiêu thiếu hụt của nó thì tổng nợ sẽ vẫn tiếp tục tăng lên như lãi suất trên phần đã có. Năm 2006, tiền lãi trên nợ quốc gia đã ngốn hết 39% tổng doanh thu có được từ các khoản thuế thu nhập cá nhân.[2]
Bất ngờ thật, có phải vậy không? Không có lãi trên nguồn nợ quốc gia, chúng ta sẽ tiết kiệm đủ để cắt giảm khoản thuế thu nhập cá nhân xuống còn 1/3 và chúng ta cũng có thể giảm luôn cả khoản thuế doanh nghiệp. Thật đáng tiếc, với những chính sách và chương trình hiện tại, điều đó sẽ không xảy ra, vì Quốc hội không hiện diện trong phạm vi thu nhập của nó. Nhiều khoản phí được thanh toán, không phải từ thuế mà từ việc bán trái phiếu chính phủ và mỗi năm lại dấn sâu thêm vào nợ nần. Vì thế, mặc dù chúng ta có thể tiết kiệm đủ để giảm bớt thuế thu nhập cá nhân, song khoản tiết kiệm đó sẽ không bao giờ là đủ. Chính phủ sẽ vẫn bị thiếu hụt tiền để duy trì lối sống hiện tại của nó. Tuy nhiên, nếu việc giảm bớt cơ cấu và phạm vi quan liêu được hoàn thành cùng lúc thì thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị loại trừ, và chính phủ sẽ có một số dư thường niên.[3]
CƠ CHẾ NGÀY TẬN THẾ
Thật đáng tiếc, đầu máy lại đi ngược hướng. Cơ cấu chính phủ càng ngày càng phát triển lớn hơn chứ không nhỏ lại. Có nhiều người làm việc cho chính phủ hơn thay vì làm việc cho các công ty sản xuất trong lĩnh vực tư nhân. Có nhiều người giám sát ngân hàng hơn là chủ ngân hàng, nhiều nhân viên làm việc cho Vụ Nông thôn (Farm Bureau) hơn là nông dân, nhiều nhân viên hành chính phục vụ mảng phúc lợi xã hội hơn là người nhận phúc lợi, nhiều công dân nhận tiền từ chính phủ hơn là trả thuế thu nhập.
Năm 1996, nguồn phúc lợi xã hội ở 29 bang cao hơn mức lương trung bình của một thư ký; và ở 6 bang, nó cao hơn mức lương đầu vào của một nhân viên lập trình máy tính. Khi mọi người có khả năng bỏ phiếu cho các vấn đề liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản của người khác cho bản thân thì thùng phiếu kín trở thành vũ khí của đa số trong việc cưỡng đoạt thiểu số. Đó là nơi không có đường về, nơi mà Cơ chế Ngày tận thế bắt đầu tăng tốc cho đến khi hệ thống tự hủy diệt. Những nạn nhân của sự tước đoạt đã chán nản với gánh nặng này và rốt cuộc cũng tham gia vào đội ngũ những kẻ đi cưỡng đoạt. Nền tảng sản xuất của kinh tế thu nhỏ lại mãi cho dến khi chỉ còn lại chính quyền.
Cơ chế ngày tận thế cũng hoạt động trong phạm vi chính phủ. Năm 1992, hơn một nửa kinh phí liên bang bốc hơi vì cái gọi là quyền hạn. Đó là những khoản phí - như Y tế, Bảo hiểm Xã hội và các chương trình hưu trí của chính phủ - được dựa trên các cam kết hoàn trả trong tương lai. Phần nhiều trong số đó có ràng buộc hợp đồng, và hàng triệu người phụ thuộc vào chúng.
Điều đó không có nghĩa là chúng không thể bị loại bỏ. Ví dụ, quyền hạn bao gồm 24 tỷ đô-la mỗi năm cho tem thực phẩm. Không có ràng buộc hợp đồng để tiếp tục các hoạt động này mà chỉ có thủ đoạn chính trị. Giờ đây, phần lớn người dân Mỹ đứng trong hàng tạp hóa và nhìn các khách hàng ăn vận đẹp đẽ đi lại trước mặt mình - những người sử dụng tem thực phẩm để mua kem, kẹo và rượu rồi sau đó chễm chệ trên chiếc xe hơi đời mới nhất và mất hút. Chức năng chính trị của chương trình tem thực phẩm không phải để giúp người nghèo đói mà để mua phiếu bầu.
Các chương trình có ràng buộc hợp đồng - như Bảo hiểm Xã hội và Y tế - có thể được chuyển giao cho các công ty tư nhân không chỉ để điều hành chúng hiệu quả hơn mà còn chi trả thêm nhiều lợi ích cao hơn. Tuy nhiên, Quốc hội không dám đụng đến những quyền hạn này vì sợ mất phiếu bầu.
Thông thường, cùng với các hợp đồng có nghĩa vụ tương lai kiểu này, đơn vị phát hành được luật pháp yêu cầu tích lũy tiền vào một nguồn quỹ để bảo đảm luôn sẵn sàng cho các thanh toán trong tương lai khi đến hạn. Chính phủ liên bang không tuân theo những điều luật đó. Nguồn quỹ chỉ tồn tại trên giấy. Đồng tiền thu được để chi trả cho nghĩa vụ trong tương lai ngay lập tức được đem ra tiêu xài và được thay thế bằng phiếu nợ của chính phủ. Vì thế, khi các khoản thanh toán tương lai này đến hạn thì tất cả tiền bạc phải đến từ doanh thu diễn ra lúc đó.
Ở điểm này có sự xuất hiện của cơ chế ngày tận thế. Các nghĩa vụ này sẽ được thanh toán bằng việc đóng thuế trong tương lai hay lạm phát. Các quyền hạn hiện tại tượng trưng cho 52% tổng kinh phí liên bang, và đang tăng lên mức 12% mỗi năm. Khi khoản này lên đến 14% - mức giờ đây đang được chi trả cho các khoản thanh toán lãi suất trên nợ quốc gia - chúng ta có thể đưa ra kết luận ban đầu rằng 2/3 tổng kinh phí liên bang hiện hoàn toàn tự động, và tỉ lệ phần trăm đó đang càng ngày càng tăng lên.
Thậm chí nếu muốn ngừng tất cả các chương trình chi tiêu trong nguồn ngân sách thông thường - giải tán lực lượng vũ trang, đóng cửa các văn phòng, cục, chi nhánh và bít kín các tòa nhà, kể cả Nhà Trắng - thì Quốc hội chỉ có thể giảm mức chi tiêu hiện tại xuống 1/3. Và thậm chí là số tiền nhỏ đó bị co hẹp từ 10 đến 12% một năm. Đây chính là viễn cảnh tốt nhất. Thực tế là Quốc hội thúc đẩy việc chi tiêu tùy ý chứ không hủy bỏ nó. Chẳng cần phải trở thành một chuyên gia phân tích thống kê, ta cũng có thể tìm ra được khuynh hướng này.
Tuy nhiên, cơ chế ngày tận thế lớn nhất là Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang. Nó được gợi nhắc rằng mỗi đồng xu trong nguồn cung tiền tệ - bao gồm đồng keng, tiền tệ và tiền séc - đều được sử dụng vào mục đích cho vay. Tất cả những đồng đô-la đó sẽ biến mất khi các khoản vay được hoàn lại. Chúng chỉ tồn tại khi các khoản nợ sau lưng chúng tồn tại. Bên dưới kim tự tháp đồng tiền hỗ trợ cho toàn bộ cơ cấu là những thứ có tên gọi “dự trữ” - thứ tượng trưng cho chính sách tiền tệ hóa nợ của Cục Dự trữ Liên bang. Nếu chúng ta cố trả hết các khoản nợ quốc gia thì những nguồn dự trữ đó cũng sẽ bắt đầu biến mất, và nguồn cung ứng tiền tệ của chúng ta sẽ bị hao mòn. Cục Dự trữ Liên bang sẽ phải “bò” vào thị trường tiền tệ thế giới và thay thế cổ phiếu chứng khoán Mỹ bằng trái phiếu từ các công ty và quốc gia khác. Theo ngữ nghĩa, điều đó có thể được thực hiện nhưng sự chuyển giao sẽ có sức tàn phá rất lớn. Do đó, dưới triều đại Cục Dự trữ Liên bang, Quốc hội sẽ trở nên sợ hãi trong việc loại bỏ nợ quốc gia thậm chí ngay cả khi nó muốn như vậy.
Đây là cơ chế ngày tận thế và nó đã từng đi vào hoạt động. Nếu không hiểu hết các chức năng của nó, chúng ta sẽ không chuẩn bị được cho chuyến du hành của mình vào tương lai. Những cảnh hé mở trước mắt dường như quá lạ thường, và các sự kiện thì thật chấn động, chúng ta sẽ bị thuyết phục rằng chắc chắn đã có một điều gì đó sai sót hiện diện trong cỗ máy thời gian của chúng ta.
AI SỞ HỮU NGUỒN NỢ QUỐC GIA?
Mọi người nói rằng chúng ta cần lo lắng về khoản tiền lãi trên nợ quốc gia vì “Chúng ta nợ khoản tiền này vì bản thân”. Hãy thử nhận diện xem ai là người sở hữu nguồn nợ quốc gia.
Có thể sẽ ngạc nhiên khi nhận ra rằng Cục Dự trữ Liên bang đang nắm giữ một phần nhỏ nguồn nợ quốc gia khoảng 9%. Các cơ quan thuộc chính phủ liên bang sở hữu 28% (nó tạo thành phiếu nợ cho khoản tiền từ nhiều nguồn “dự trữ” khác nhau, như Bảo hiểm Xã hội, và đã chi cho các mục đích khác). Các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu khoảng 43% số liệu 2002), và các nhà đầu tư khu vực tư nhân ở Mỹ nắm giữ phần còn lại. Do đó, nó có một phần sự thật là “Chúng ta nợ khoản tiền này vì bản thân” nhưng sẽ là chính xác hơn khi nói rằng tất cả chúng ta nợ vì một số người trong chúng ta. Số người nhận lãi suất này đều là các nhà đầu tư tư nhân đang tìm kiếm lợi nhuận bằng cách hưởng chế độ miễn thuế thu nhập liên bang hay các cơ quan lớn như ngân hàng, tập đoàn, công ty bảo hiểm và các tập đoàn đầu tư. Với các cơ quan, tổ chức, tiền tượng trưng cho tài sản góp chung có liên quan tới hàng ngàn nhà đầu tư nhỏ. Vì thế, một phần lớn tiền lãi trên khoản nợ dồn vào lợi ích một khu vực lớn của người dân Mỹ.
Đó là thông tin tốt lành. Thông tin xấu là chính phủ lấy từng xu trong khoản tiền trả cho chúng ta thông qua việc sung công nó ngay từ đầu từ hầu bao của chúng ta. Nếu thật sự là chúng ta nợ chính phủ vì bản thân chúng ta thì đó cũng đúng khi chúng ta trả tiền cho chính phủ vì bản thân chúng ta. Tiền chảy từ túi người này sang túi người khác - trừ khoản phí điều hành, chính phủ móc $1.000 đô-la từ túi chúng ta dưới dạng thuế và lạm phát và trả lại cho chúng ta $350. Cái được gọi là “lợi ích” cho dân chúng nhưng lại là một mưu đồ bất lương khủng khiếp.
Và thêm một thông tin xấu: Khi mọi người mua trái phiếu chính phủ, nguồn tiền đầu tư trong ngành công nghiệp tư nhân sẽ ít đi. Ai cũng biết rất rõ rằng, khoản tín dụng chính phủ gạt tín dụng tư nhân ra ngoài. Kết quả là phần sản xuất của quốc gia gặp trở ngại do sự cạnh tranh không công bằng trong vốn đầu tư. Để thu được tiền cho tăng trưởng, các công ty tư nhân phải trả lãi suất cao hơn. Số tiền vay này hành trình tiếp đến người tiêu dùng dưới hình thức giá thành sản phẩm cao hơn. Nhiều công ty bị thúc ép rút ngắn kế hoạch mở rộng của mình, và các công việc tiềm năng mới chẳng bao giờ được tạo ra. Việc kinh doanh của một số công ty đã bị cưỡng đoạt, và các nhân viên của họ thì bị sa thải. Nền kinh tế luôn trì trệ bởi nguồn nợ chính phủ. Nguồn nợ càng lớn, thiệt hại càng nhiều.
43% nguồn nợ quốc gia do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ là một miếng bánh khổng lồ. Một phần nghìn tỷ - tức là 300 triệu đô-la - không thể bị bỏ qua. Ít ra số trái phiếu này còn phần nào may mắn là chúng được mua bằng tiền có sẵn và do đó, không gây ra lạm phát. Nhưng không khó để tưởng tượng ra những điều kiện tương lai mà theo đó, người nắm giữ trái phiếu quyết định không thay đổi. Điều gì sẽ xảy ra nếu sự ổn định của chính phủ bị tra vấn, hay nếu năng suất sản xuất của Hoa Kỳ đối mặt với các cuộc tấn công khủng bố hàng loạt? Để thanh toán cho những trái phiếu đó vào ngày đáo hạn, Bộ Tài chính sẽ phải phát hành trái phiếu mới. Cục Dự trữ Liên bang sẽ phải mua trái phiếu mới với tiền pháp định.
Do đó, nợ liên bang do nước ngoài nắm giữ là một quả bom hẹn giờ. Nếu Cục Dự trữ Liên bang “vớ” được nó thì sự lạm phát tác động lên quốc gia sẽ làm cho mọi người phải choáng váng.
NÓ TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT GÌ?
Có một xu hướng để tìm hiểu về các khuynh hướng này với một sự mê hoặc khách quan: Điều này không thú vị chút nào! Vậy sự tương quan là ở đâu? Tại sao chúng ta lại trở nên phấn khích đối với các vấn đề chuyên môn và sự trừu tượng này? Thế thì, điều gì sẽ xảy ra khí chính phủ lâm vào cảnh nợ nần? Ai sẽ quan tâm khi tiền lãi không bao giờ được thanh toán? Nếu chúng ta có một loại tiền tệ thế giới hay một chính phủ thế giới thì điều gì sẽ xảy ra? Trái phiếu nào tạo ra sự khác biệt cho tôi?
Bước đầu tiên cho việc trả lời những câu hỏi đó là nhận thấy sự khác biệt mà nó đã từng thực hiện, chuyến đi kế tiếp của chúng ta vào tương lai chỉ đơn thuần sẽ mở rộng thêm các ranh giới đó.
Dựa vào những lời tiên đoán về ngày tận thế và thảm họa thiên nhiên, chính phủ đã chất gánh nặng phí tổn lên các công ty tư nhân trong việc loại bỏ những sản phẩm lãng phí mà ngành công nghiệp nặng - từng một thời là rường cột chính của sự hưng thịnh Hoa Kỳ - biến mất khỏi trụ chống của chúng ta. Do có lợi lộc từ môi trường sống của lũ cú đốm và loại chuột kangaroo sa mạc, người ta đã chiếm dụng hàng triệu mẫu gỗ và đất nông nghiệp. Các khoản thuế cao, các quy định không thực tế cho sự an toàn lao động - thứ được gọi là các thông lệ tuyển dụng công bằng, và bảo hiểm sức khỏe bắt buộc - đang hủy hoại nhanh chóng những gì còn lại của ngành công nghiệp tư nhân ở Mỹ. Kết quả là nạn thất nghiệp và tình trạng vô gia cư đã diễn ra đối với hàng triệu công nhân nước này.
Các khoản thuế liên bang, bao gồm Bảo hiểm Xã hội, giờ đây chiếm hơn 40% thu nhập cá nhân của chúng ta. Các khoản thuế bang, quận và địa phương đều chiếm vị trí cao nhất. Mỗi năm, chúng ta đã mất 6 tháng làm việc cho chính phủ.
Một nghiên cứu của AFL-CIO vào năm 1977 cho thấy rằng, mặc dù lương bổng tính bằng đồng đô-la tăng lên, nhưng mức lương thực tế của tầng lớp trung lưu Mỹ - dưới dạng những gì mà anh ta có thể mua bằng những đồng đô-la đó - đang giảm xuống. Xu hướng đó được Cục Điều tra Dân số xác nhận vào năm 1980. Năm 1992, Hiệp hội Người Tiêu dùng đã phân tích lượng thời gian mà một người dân phải làm để mua các mặt hàng thông dụng so với 30 năm trước đây. Bản báo cáo kết luận:
Mỗi hộ gia đình trung lưu ở Mỹ duy trì mức sống của mình một cách hào phóng vì họ làm việc nhiều giờ hơn. Hàng triệu phụ nữ gia nhập đội ngũ lao động trong 25 năm qua. Vào năm 1970, khoáng 21 triệu phụ nữ làm việc toàn thời gian. Bây giờ, con số đó là trên 36 triệu. Điều đó giúp cho sức mua của các gia đình được ổn định. Nhưng đối với nhiều gia đình, giờ đây, nó tiêu biểu cho sự lao động của hai người thay vì một.[4]
Vào năm 1990, một báo cáo của Viện chính sách Kinh tế cho thấy rằng, các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ làm việc trung bình hơn 6 tuần mỗi năm so với khi nghiên cứu được bắt đầu vào năm 1989. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ. Để duy trì mức sống cũ, các gia đình này chi đến đồng tiền tiết kiệm cuối cùng và lâm vào cảnh nợ nần. Vào năm 1999, mức tiết kiệm cá nhân trung bình cuối cùng là -1% và nó có nghĩa rằng, vẻ bề ngoài của sự hưng thịnh được trả bằng khoản tiền vay mượn.
Thông điệp ở đây là mức lương bổng thực tế ở Mỹ đã sụt giảm. Với nguồn thu nhập chỉ bằng của một người đi làm, cấc cặp vợ chồng trẻ giờ đây có mức sống thấp hơn mức của cha mẹ mình. Mặc dù có hai nguồn thu nhập, nhưng giá trị thực của hộ gia đình trung bình bị rớt xuống. Qua nhiều năm, nó sẽ thành âm. Tỷ lệ phần trăm cư dân Mỹ sở hữu nhà riêng đã rớt xuống. Độ tuổi mà theo đó, một gia đình có được ngôi nhà đầu tiên cho mình đang tăng lên. Việc tịch biên thế chấp đang gia tăng, số gia đình thuộc tầng lớp trung lưu giảm xuống, các tài khoản tiết kiệm trở nên khiêm tốn hơn trong khi khoản nợ gia đình lại càng ngày càng lớn hơn. Số lượng người sống dưới mức nghèo đói chính thức tăng lên. Tỷ lệ phá sản cá nhân tăng gấp bốn lần so với những gì xảy ra vào năm 1960. Ngày càng có nhiều người Mỹ phá sản ở tuổi 65.
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
Không có điều gì trong những điều kể trên xảy ra một cách tình cờ. Chương 5 và 6 chứng minh kế hoạch mới trong việc tạo ra một chính phủ thế giới thiết thực trong khuôn khổ Liên Hiệp quốc. Liên quan đến Trật tự Thế giới mới bởi những người ủng hộ, kế hoạch chính phủ thế giới được thiết kế theo các quy tắc tập thể. Đây là điều mà chúng ta gọi là “giấc mơ thành hiện thực” của các nhà học thuyết chủ nghĩa xã hội thế giới, chính trị gia, nhà chuyên môn - những người xem nó là phòng thí nghiệm cuối cùng cho các thử nghiệm xã hội đối với nhân loại.
Có hai cơ chế quyền lực đã sẵn sàng tại Liên Hợp quốc. Một là quyền chỉ huy quân đội để giành quyền kiểm soát cuối cùng đối với tất cả nguồn lực quân đội các quốc gia và các vũ khí siêu hạng. Nó được hoàn thành với những khẩu hiệu hòa bình và giải trừ quân bị. Cơ chế thứ hai là ngân hàng trung ương thế giới, hiện được gọi là IMF/Ngân hàng Thế giới, với khả năng phát hành đồng tiền chung mà tất cả các quốc gia đều phải chấp nhận. Nó được thực thi với những câu khẩu hiệu như thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế.
Trong cả hai cơ chế nói trên, việc kiểm soát tiền tệ đóng vai trò quan trọng hơn. Việc sử dụng lực lượng quân đội được xem xét như một vũ khí thô trong khi vũ khí của chính phủ thế giới sẽ được sử dụng chỉ với tư cách của người cho vay cuối cùng. Tác động của việc kiểm soát tiền tệ mạnh mẽ hơn hàng triệu tấn bom nguyên tử. Nó đã hiện diện trong mỗi một cửa hàng, nhà ở, một kỳ công chưa bao giờ được hoàn tất bằng vũ lực quân đội hiện hành. Nó có thể được sử dụng với độ chính xác đối với quốc gia, nhóm họp hay thậm chí một cá nhân trong khi tiết kiệm hay tạo ra lợi ích cho những người khác. Lực lượng quân đội có thể không cưỡng lại được nhưng nó gây ra sự oán giận và tình trạng náo động chính trị - điều có thể đang âm ỉ trong nhiều thập niên. Vì ít khi được các nạn nhân thông hiểu, sự vận động tiền tệ không phải gánh chịu sự tức giận tột bậc. Thật ra, các nhà vận động đang được hưởng vị thế cao trong xã hội kèm tiền bạc. Vì những lý do đó, quyền kiểm soát tiền tệ chính là vũ khí chọn lựa trong Trật tự Thế giới mới.
Quốc hội thế giới tương lai - một thể chế được xây dựng trên khái niệm giảm thiểu sự áp bức và tối đa hóa sự tự do - có thể là một điều tuyệt vời đối với nhân loại. Không cần cố nhồi nhét tất cả các quốc gia vào một “tổ ong” được điều hành theo mô hình trung ương, quốc hội thế giới tương lai sẽ hoan nghênh sự khác biệt về văn hóa và tôn giáo. Thay vì cố áp đặt thế giới vào các quy luật, điều lệ, chỉ tiêu và tiền trợ cấp tập thể, tổ chức này sẽ khuyến khích tính đa dạng và tự do chọn lựa. Thay vì thu các khoản thuế lớn hơn bao giờ hết đối với mỗi hoạt động kinh tế và hủy diệt động cơ của con người trong quá trình hoạt động, nó sẽ khuyên khích các quốc gia thành viên giảm thuế hiện hành để kích thích sản xuất và sáng tạo.
Quốc hội thế giới - vốn đồng nghĩa với khái niệm tự do - sẽ phải từ chối thành viên của bất kỳ quốc gia nào nếu có sự vi phạm quyền công dân cơ bản. Nó là phương tiện mà theo đó, các chính phủ chuyên chế có thể được khuyến khích nhằm từ bỏ các chính sách ngột ngạt của mình để giành được các lợi thế kinh tế và chính trị trong việc chấp thuận thực thể chính phủ thế giới. Nó trở thành lực lượng lớn nhất về hòa bình, thịnh vượng và tự do mà chúng ta đã biết.
Nhưng Trật tự Thế giới mới được ấp ủ tại Liên Hợp quốc lại hoàn toàn là một âm mưu khác. Thành viên của thể chế này đại diện cho các nhà độc tài và tư lệnh trên thế giới. Triết lý của nó là xây dựng một học thuyết, nơi tất cả dòng chảy quyền lợi đều được xuất phát từ nhà nước. Những ai không thích nghi được phải chịu sự sai khiến của chính phủ sẽ bị loại trừ. Trật tự Thế giới mới không thể chống lại chế độ độc tài chỉ vì một lý do đơn giản rằng nó chính là chế độ độc tài.
MỸ LÀ MỤC TIÊU
Trật tự Thế giới mới không thể trở thành một thực tế thiết thực vì Hoa Kỳ vẫn có thể thực thi việc này một mình. Mỹ được xem như một quốc gia vụng về lóng ngóng với năng lực tiềm tàng. Ngay giờ đây, nước này đã ngoan ngoãn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng các nhà hoạch định thế giới lo lắng là nó có thể thoát khỏi sự kiềm chế trong tương lai. Nếu bị đánh thức bởi thực trạng chính trị thế giới và lấy lại sự kiểm soát đối với chính phủ của mình thì người Mỹ vẫn sẽ có quyền lực quân đội và kinh tế để phá vỡ tình thế. Do đó, đối với các nhà hoạch định thế giới, nó phải trở thành một chỉ thị cơ bản nhằm làm suy yếu Hoa Kỳ về cả hai phương diện chính trị và kinh tế. Và chỉ thị này lại đến từ những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ chứ không phải từ các quốc gia khác. Các thành viên Cục Dự trữ Liên bang trong Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính giờ đây đang làm việc cật lực để hoàn thành phần này của kế hoạch. Đó vẫn chưa phải là một cơ chế ngày tận thế và một khi có được xung lượng đầy đủ, nó sẽ vượt qua thời điểm quyết định mà không hẹn ngày quay lại.
Cuộc chiến tranh Hàn Quốc chính là cuộc chiến, nơi lần đầu tiên lính Mỹ đánh nhau dưới quyền lực của Liên Hợp Quốc. Xu hướng này đã gia tăng và hiện nay bao gồm cả các hoạt động quân sự ở Iraq, Yugoslavia, Bosnia, Somalia và Haiti. Trong khi quân đội Mỹ bị kéo vào Liên Hợp quốc thì các bước bàn giao vũ khí hạt nhân Mỹ cũng đang được thực hiện. Khi điều đó xảy ra, cơ chế ngày tận thế sẽ được kích hoạt. Đã quá muộn để quốc gia này có thể trốn thoát.
Tương tự như vậy, trong sự liên kết với Cục Dự trữ Liên bang, Ngân hàng Thế giới đã bước vào hoạt động như một ngân hàng trung ương thế giới. Nền kinh tế Mỹ lâm vào cảnh kiệt quệ vì có sự hiện diện của hàng hóa giá rẻ nước ngoài, các cuộc chiến tranh liên miên và những điều vô ích. Mục đích của Ngân hàng Thế giới không phải nhằm hỗ trợ những ai đang cần giúp đỡ hoặc bảo vệ sự tự do hay bảo vệ môi trường mà là kéo cả hệ thống đi xuống. Khi đang trong tình trạng khó khăn, các công dân kiêu hãnh và sung túc của Mỹ sẽ sẵn sàng chấp nhận một cuộc “giải cứu” được lên kế hoạch cẩn thận của Ngân hàng Thế giới. Đồng euro được xem như tiền tệ của khu vực. Đồng Amero là đơn vị tiền tệ tiếp theo. Đây mới chỉ là sự chuyển tiếp đến kế hoạch tiền tệ dự kiến của thế giới. Từ những điều này, Hoa Kỳ cũng sẽ không có đường trốn thoát.
BẢN BÁO CÁO TỪ NÚI SẮT
Thực chất của những mưu kế này có thể được truy hồi với bản nghiên cứu của nhóm chuyên gia cố vấn được công bố vào năm 1966 dưới tên gọi Báo cáo từ núi sắt (The Report from Iron Mountain). Mặc dù nguồn gốc của báo cáo này gây ra sự tranh cãi sôi nổi, song tài liệu này đã đưa ra gợi ý rằng dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Robert Macnamara, Bộ Quốc phòng chính là kẻ chủ mưu cho việc nghiên cứu này và bản báo cáo đó đã được Viện Hudson - tổ chức có văn phòng tọa lạc ngay dưới chân núi sắt ở, Croton-on-Hudson, New York - thực hiện. Viện Hudson được sáng lập và điều hành bởi Herman Kahn, trước đây có tên gọi là Rand Corporation, cả McNamara lẫn Kahn đều là thành viên của Hội đồng Quan hệ Quốc tế.
Mục đích tự xưng của bản nghiên cứu là khám phá ra nhiều cách để “ổn định hóa xã hội”. Đáng ca ngợi như những gì được nghe thấy từ bản nghiên cứu này, một phiên họp cho bản Báo Cáo này sớm tiết lộ rằng, từ “xã hội” được sử dụng đồng nghĩa với từ “chính phủ”. Ngoài ra, từ “ổn định hóa” được sử dụng với ý nghĩa là “duy trì” và “gìn giữ”. Ngay từ ban đầu, rõ ràng thực chất của bản nghiên cứu là nhằm phân tích nhiều cách thức mà theo đó một chính phủ có thể duy trì quyền lực của mình hoặc các phương sách để kiểm soát công dân và ngăn họ không nổi loạn.
Bản báo cáo cũng nêu ra ngay từ đầu rằng đạo đức không phải là một sự tranh luận. Bản nghiên cứu không đưa ra các câu hỏi về vấn đề đúng hay sai; và cũng không đề cập đến các khái niệm này như quyền tự do hay nhân quyền. Ý thức hệ, chủ nghĩa yêu nước và các giáo huấn tôn giáo không phải là vấn đề tranh luận. Mối quan tâm duy nhất của nó là làm cách nào để duy trì được chính phủ hiện tại. Bản báo cáo cho rằng:
Các nghiên cứu trước đây đã lấy đi khao khát hòa bình, tầm quan trọng của đời sống nhân loại, tính ưu việt của thể chế dân chủ, những điều tốt nhất cho những người vĩ đại nhất, “phẩm cách” cá nhân, mong muốn có được sức khỏe tốt nhất và tuổi thọ cao nhất cũng như những khả năng, triển vọng đáng ao ước khác như sự cần thiết có giá trị hiển nhiên cho sự điều chỉnh bản nghiên cứu các vấn đề về hòa bình. Cho nên, chúng ta đã không tìm thấy chúng, chúng ta đã cố gắng áp dụng các tiêu chuẩn về khoa học thể chất cho trí tuệ của chúng ta, đặc tính chủ yếu mà trong đó không phải là sự xác định số lượng, như phần đông mọi người vẫn tin như vậy, nhưng theo lời của Whitehead thì: “Nó bỏ qua tất cả các đánh giá về giá trị; ví dụ, tất cả các cách nhìn thẩm mỹ và các quan điểm đạo đức.”[5]
Kết luận chủ yếu của bản báo cáo là, trong qua khứ, chiến tranh được coi là biện pháp xác thực duy nhất nhằm đạt được mục tiêu. Bản báo cáo cho rằng trong suốt thời gian chiến tranh hay đe dọa chiến tranh, quần chúng nhân dân đã dễ dãi mang vác cái ách của chính phủ mà không một lời phàn nàn. Sự sợ hãi bị kẻ thù xâm chiếm và cướp bóc có thể tạo ra bất cứ gánh nặng nào có thể chấp nhận được qua sự so sánh, chiến tranh có thể được sử dụng nhằm đánh thức sự giận dữ và tạo ra cảm quan về lòng trung thành của con người đối với các nhà lãnh đạo quốc gia. Không có bất cứ một sự hy sinh nào trong danh nghĩa chiến thắng bị phản đối. Sự kháng cự được xem là một hành động phản quốc. Nhưng trong thời bình, mọi người cảm thấy phẫn uất về các khoản thuế cao, các khoản thiếu hụt và sự can thiệp quan liêu. Khi mất đi sự tôn trọng với các nhà lãnh đạo của mình, họ trở nên nguy hiểm. Không có chính phủ nào tồn tại được lâu dài mà không có kẻ thù và xung đột vũ trang. Do đó, chiến tranh là một điều kiện không thể thiếu cho việc “ổn định hóa xã hội”. Đây là những từ ngữ chính xác của bản báo cáo:
Hệ thống chiến tranh không chỉ cần thiết cho sự tồn tại của quốc gia như các thể chế chính trị độc lập mà còn tối cần thiết cho cơ cấu chính trị ổn định. Không có nó, không một chính phủ nào có thể khiến dân chúng phục tùng một cách “hợp pháp” hay đạt được quyền thống trị xã hội. Khả năng của chiến tranh trong việc tạo ra cảm quan về sự cần thiết bên ngoài mà nếu thiếu nó thì không có chính phủ nào có thể duy trì quyền lực lâu dài. Bản ghi chép lịch sử tiết lộ nhiều ví dụ trong đó sự thất bại của chế độ nhằm duy trì sự tín nhiệm của mối đe dọa chiến tranh đã dẫn đến sự tan rã của chính nó bởi các ảnh hưởng của quyền lợi tư nhân đối với các phản ứng với sự bất công trong xã hội hay các yếu tố hữu ích khác. Việc tổ chức xã hội để tạo ra khả năng chiến tranh là một chất men ổn định chính trị chủ yếu… Nó cho phép xã hội duy trì sự khác biệt giai cấp cần thiết, và nó bảo đảm sự phục thuộc của công dân vào nhà nước bằng tác động sức mạnh chiến tranh vốn đã là khái niệm về tính dân tộc.[6]
ĐỊNH NGHĨA MỚI VỀ HOÀ BÌNH
Bản báo cáo sau đó giải thích rằng chúng ta đang tiếp cận một thời điểm lịch sử mà các công thức cũ đã không còn tác dụng. Tại sao ư? Vì hiện nay nó có thể tạo ra một chính phủ thế giới, trong đó, tất cả các quốc gia đều giải trừ quân bị và tuân theo kỷ luật quân sự thế giới, một tình thế mà người đời vẫn gọi là hòa bình. Báo cáo nói rằng: “Như chúng ta sử dụng trong các chương tiếp theo, từ hòa bình ngụ ý toàn bộ việc giải trừ quân bị nói chung.”[7] Theo viễn cảnh này, các quốc gia độc lập sẽ không còn tồn tại và chính phủ không còn khả năng chi trả cho chiến tranh. Đó có thể là hành động quân sự của quân đội thế giới chống lại các nhóm phản động chính trị nhỏ lẻ, nhưng những hành động này được gọi là các hành động duy trì hòa bình, và những người lính được gọi là người bảo vệ hòa bình. Bất kể việc có bao nhiêu tài sản đã tiêu tan hay bao nhiêu máu đã đổ xuống, những viên đạn sẽ trở thành viên đạn “hòa bình” và những quả bom - thậm chí bom nguyên tử, nếu cần thiết - cũng sẽ được gọi là bom “hòa bình”.
Báo cáo sau đó đưa ra câu hỏi về việc liệu có một sự thay thế thích hợp cho chiến tranh? Điều gì khác mà chính phủ các khu vực có thể sử dụng - và cái gì mà chính phủ thế giới có thể tự sử dụng - nhằm tự hợp pháp hóa và duy trì mãi mãi? Việc trả lời cho câu hỏi đó chính là mục đích đã được nêu ra trong bản nghiên cứu.
Bản Báo Cáo từ núi sắt kết luận rằng không có giải pháp thay thế chiến tranh trừ phi nó có ba đặc tính sau:
(1) Nó phải có tính lãng phí kinh tế;
(2) Đưa ra mối đe dọa về tính nghiêm trọng xác thực;
(3) Đưa ra lý do hợp lý cho việc cưỡng chế đối với chính phủ.
HÌNH THỨC NGỤY BIỆN CỦA CHẾ ĐỘ CHIẾM HỮU NÔ LỆ
Về vấn đề cưỡng chế, bản báo cáo giải thích rằng một trong những lợi thế của quân đội là họ cung cấp vị trí cho chính phủ nhằm đặt ra các yếu tố phản xã hội và bất đồng của xã hội. Nếu không có chiến tranh, những đạo quân bị cưỡng bức lao động sẽ được chỉ ra rằng họ đang chiến đấu chống lại nghèo đói hay đang làm sạch hành tinh hay ủng hộ nền kinh tế hoặc phục vụ hàng tiêu dùng thông thường trong một số lĩnh vực khác. Mỗi một thanh thiếu niên sẽ bị yêu cầu đi nghĩa vụ quân sự - đặc biệt trong những năm giới trẻ nổi loạn chống lại chính quyền. Những người lớn tuổi cũng phải thực hiện chế độ quân dịch như là hình thức thanh toán tiền thuế và tiền phạt. Các mâu thuẫn bất đồng sẽ bị phạt nặng nếu có các “hành động thù ghét” và các thái độ chính trị không đúng đắn, và rốt cục tất cả họ đều nằm trong đạo quân lao động cưỡng bức. Bản báo cáo nói rằng:
Chúng ta sẽ điều tra… tác dụng đã đi vào truyền thống của các thể chế quân sự nhằm tạo ra các yếu tố phân xã hội với vai trò có thể chấp nhận được trong cơ cấu xã hội… Những lời sáo rỗng hoa mỹ - “sự phạm pháp vị thành niên” và “sự ghét bỏ”- đều có thể tương ứng trong mọi thời đại. Trước đó, các điều kiện này được đề cập trực tiếp bởi quân đội mà không có các rắc rối phức tạp của quy trình thời hạn, thường thông qua tình trạng nô dịch hóa triệt để….
Hầu hết các đề xuất đều chú tâm vào bản thân họ, một cách rõ ràng dứt khoát hoặc ngược lại, đối với vấn đề kiểm soát xu hướng xa lánh xã hội thời hậu chiến với một vài biến thể của tổ chức Peace Corps (Đội Hoà bình) hay cái được gọi là Job Corps cho giải pháp. Sự oán giận xã hội, sự lơ là nhiệm vụ cốt cán, sự lật đổ không thể sửa được và những gì còn lại của nạn thất nghiệp xem như được chuyển đổi bởi các nguyên tắc phục vụ lấy mô hình tiền lệ quân sự thành những người phục vụ xã hội tận tâm dù ít dù nhiều.
Một đại diện có khả năng khác cho việc kiểm soát kẻ thù tiềm ẩn của xã hội chính là việc đưa dự thảo ra nghị viện - trong một số hình thức bất biến với công nghệ hiện đại và các quy trình chính trị - về chế độ chiếm hữu nô lệ… Hoàn toàn khả thi rằng việc phát triển hình thức ngụy biện của chế độ chiếm hữu nô lệ có thể là một tiền đề xác thực cho việc kiểm soát xã hội trong một thế giới hòa bình. Như một vấn đề thực tế, việc chuyển nguyên tắc kỷ luật quân đội thành một lối nói hoa mỹ về tình trạng nô dịch sẽ dẫn đến một chỉnh sửa nhỏ đáng ngạc nhiên; bước đi hợp lý đầu tiên sẽ là sự thông qua một số hình thức của việc phục vụ quân sự mang tính “phổ quát”.[8]
TRÒ CHƠI MÁU
Bản báo cáo xem xét các cách thức mà theo đó, dân chúng có thể trở nên ám ảnh về các hoạt động không quan trọng, bởi vậy, họ không có thời gian để tham gia vào các cuộc tranh luận chính trị. Sự tiêu khiển, các trò chơi truyền hình, phim khiêu dâm và các vở hài tình huống có thể đóng vai trò quan trọng, nhưng trò chơi máu được coi là hứa hẹn nhất trong các phương án. Trò chơi máu là các sự kiện tranh tài giữa các cá nhân hay các nhóm đội bạo lực về bản chất khiến cho người xem có thể xả hết mọi bực dọc lo âu trong lòng. Những sự kiện này ít nhất phải gợi lên lòng trung thành đội nhóm nồng nhiệt từ những người hâm mộ và phải bao gồm cả sự mong đợi những thương vong cũng như sự đau đớn từ phía người chơi. Thậm chí mục đích của họ là đổ máu và khả năng gây ra tử vong. Một người đàn ông bình thường có một sự cuốn hút bệnh hoạn đối với bạo lực và máu me. Đám đồng tụ tập nhau lại và hét lớn “Nhảy đi!” “Nhảy đi!” khi nhân vật tự tử trên sân thượng khách sạn. Dòng xe hơi trên đường bỗng chuyển động chậm lại để đám tài xế mục sở thị xác người chết không còn nguyên vẹn. Một đám đánh nhau trên sân trường vẽ một vòng tròn khán giả. Các trận đấu quyền anh và bóng đá cũng như khúc côn cầu và đua xe được chiếu trên ti-vi hàng ngày, lôi cuốn hàng triệu người hâm mộ phấn khích say mê chú ý từng khoảnh khắc nguy hiểm, từng nét giận dữ trên khuôn mặt, từng mảnh xương gãy, từng cú hạ đo ván, từng xác chết bị đem ra ngoài. Trong khuynh hướng này, sự giận dữ “xã hội” được xoa dịu và thay vào đó là sự tập trung vào đội đối thủ. Các vị hoàng đế thành Roma nghĩ ra đấu trường, bày ra cuộc thi đấu giữa các đấu sĩ và dân chúng bị mê hoặc bởi những con thú hoang dã chỉ với một mục đích đó.
Trước khi đi đến kết luận rằng những khái niệm này đã trở nên lố bịch trong thời hiện đại, hãy nhớ lại rằng trong kỳ bóng đá châu Âu được tổ chức tại Bỉ vào năm 1985, khán giả đã bị kéo vào một cuộc thi đấu mà trong đó, dân nghiện bóng đá đã gây đổ máu trên hàng ghế khán giả không mái che khiến 38 người chết và hơn 400 người bị thương. Tờ U.S News và World Report đã đăng tin này như sau:
Nguyên nhân vụ việc: Lòng trung thành với đội nhà đã vượt qua sự ám ảnh và, theo lời các chuyên gia tâm lý, đã trở thành một dạng cuồng tín trong nhiều người. Những tên tội phạm xấu xa nhất bao gồm các thành viên xã hội đen như Chelsea, Anti-Personel Firm, đã được hình thành từ những thanh niên vô giáo dục tìm thấy sự ganh đua trong môn bóng đá như một sự giải thoát khỏi cảnh buồn chán.
Người Anh không được coi là dân bạo lực bóng đá. Vào ngày 26/5, 8 người bị giết và hơn 50 người bị thương ở Mexico City… Cuộc náo loạn trên sân vận động ở Lima, Peru nãm 1964 đã làm thiệt hại hơn 300 người - trận đấu gây tranh cãi nảy lửa năm 1969 giữa El Salvador và Honduras dẫn đến một cuộc chiến đọ súng kéo dài nhiều tuần lễ giữa hai quốc gia, gây ra hàng trăm vụ thương vong.
Mỹ bị lên án vì hành vi bạo lực trên sân túc cầu - một môn thể thao ưa thích nhưng hành động bộc phát trên khán đài rất hiếm khi xảy ra vì lòng trung thành luôn trải rộng ra với các môn thể thao khác và niềm tự hào quốc gia không bị đe dọa. Thomas Tutko, giáo sư tâm lý tại Trường Đại học San Jose California, nói: “Ở những quốc gia khác, thường là quân đội của họ gây ra sự náo loạn. Nhưng giờ đây, các đội cạnh tranh nhau tạo nên sự giận dữ.”[9]
Xem xét tất cả các mặt của trò chơi máu, bản Báo cáo từ núi Sắt kết luận rằng chúng không phải là vật thay thế tương ứng với chiến tranh. Thật sự là các môn thể thao bạo lực chính là những yếu tố phân tán hữu hiệu và cho phép tạo ra phương tiện thỏa mãn cho sự trung thành theo nhóm, nhưng tác động của chúng đối với tinh thần quốc gia không xứng với sự dữ dội của tính hiếu chiến, cho đến khi tìm ra được một giải pháp khác, chính phủ thế giới sẽ bị trì hoãn lại vì vậy, các quốc gia phải tiếp tục tiến hành chiến tranh.
TÌM KIẾM MỐI ĐE DỌA TOÀN CẦU ĐÁNG TIN CẬY
Trong thời chiến, hầu hết các công dân chẳng phàn nàn gì về mức sống thấp và duy trì lòng trung thành mãnh liệt với các nhà lãnh đạo. Nếu có sự thay thế thích hợp cho chiến tranh thì nó cũng phải tạo ra phản ứng tương tự. Do đó, một kẻ thù mới phải đe dọa được toàn bộ thế giới và triển vọng chiến thắng mà theo đó, kẻ thù cần phải khiếp sợ như chính cuộc chiến. Bản báo cáo nhấn mạnh quan điểm:
Lòng trung thành cần có một động cơ và động cơ đó chính là kẻ thù. Điều này quá rõ ràng, điều then chốt là kẻ thù xác định rõ động cơ dường như phải thật là ghê gớm. Nói một cách đại khái, sức mạnh thích đáng của “kẻ thù” nhằm bảo đảm ý nghĩa mang tính cá nhân về lòng trung thành đối với xã hội phải được cân đối với quy mô và sự phức tạp của xã hội. Tất nhiên, ngày nay, sức mạnh đó phải là một trong những điều kinh khủng và nghiêm trọng chưa từng thấy.[10]
Sự cân nhắc đầu tiên trong việc tìm kiếm mối đe dọa thích hợp nhằm đáp ứng kẻ thù toàn cầu chính là nó không cần phải thực. Tất nhiên, thực thì tốt hơn nhưng mối đe dọa được thiết kế ra cũng sẽ vận hành đúng như vậy, miễn là quần chúng nhân dân có thể được thuyết phục rằng đó là mối đe dọa thực. Dân chúng sẵn sàng tin vào một số câu chuyện hư cấu hơn là những cái khác. Lòng tin quan trọng hơn cả sự thật.
Nghèo đói được coi như một kẻ thù toàn cầu tiềm năng nhưng bị từ chối vì chưa gây ra đủ sự khiếp sợ. Phần lớn thế giới đã sẵn sàng bước vào vòng đói nghèo, chỉ có những ai chưa bao giờ có trải nghiệm về sự nghèo đói sẽ nhìn nhận nó như một mối đe dọa toàn cầu. Đối với tất cả phần còn lại, đó chỉ là một sự việc diễn ra hàng ngày.
Sự xâm chiếm của những chủng tộc khác từ vũ trụ cũng được cân nhắc nghiêm túc. Báo cáo nói rằng các thí nghiệm trong lĩnh vực này đã từng được thử. Tuy nhiên, phản ứng của dân chúng là không dự báo được, vì sự đe dọa không đáng “tin cậy”. Bản báo cáo chỉ ra:
Trên thực tế, sự tín nhiệm nằm trong cốt lõi của vấn đề phát triển giải pháp thay thế chính trị cho chiến tranh. Đây là nơi mà các đề xuất về chạy đua vũ trụ - bằng nhiều cách đã thích ứng một cách hoàn hảo như một giải pháp thay thế cho chiến tranh - trở nên thiển cận. Tự bản thân dự án không gian viển vông và đầy tham vọng nhất không thể tạo ra mối đe dọa đáng tin cậy từ bên ngoài. Người ta tranh cãi nảy lửa rằng mối đe dọa này sẽ đựa ra “hy vọng tốt đẹp nhất về hòa bình” v.v… bằng cách thống nhất nhân loại chống lại nguy cơ hủy diệt bằng những sinh vật từ các hành tinh khác hoặc từ không gian vũ trụ. Các thử nghiệm được đề xuất cho việc kiểm tra độ tin cậy của mối đe dọa về sự xâm chiếm từ các chủng tộc bên ngoài thế giới chúng ta; ví dụ, hiện tượng đĩa bay khó giải thích trong những năm gần đây chính là các thử nghiệm sớm về vấn đề này. Nếu như vậy, chúng khó có thể được khuyến khích.[11]
Bản báo cáo này được công bố vào năm 1966 khi ý tưởng về sự hiện diện của những vật thể lạ bên ngoài thế giới của chúng ta dường như đang khiến cho những người dân bình thường cảm thấy say mê, thích thú. Tuy nhiên, trong những năm kế tiếp, nhận thức đó đã thay đổi. Một phần dân số phát triển hiện nay tin rằng hình thức cuộc sống thông minh có thể tồn tại trên hành tinh của chúng ta và có thể kiểm tra nền văn minh của chính mình. Niềm tin đó đúng hay sai cũng chẳng phải là vấn đề ở đây mà điều quan trọng là một cuộc đụng độ thảm họa với những sinh vật từ thế giới vũ trụ được thể hiện trên truyền hình - cho dù nó có được bịa đặt hoàn toàn bằng các đồ họa máy tính công nghệ cao hay tia laser chiếu trên trời - có thể được sử dụng để đẩy tất cả các quốc gia tham gia vào chính phủ thế giới để bảo vệ Trái Đất khỏi sự xâm lược của người ngoài hành tinh. Nói cách khác, nếu người ngoài hành tinh được nhận thức như một giải pháp cho mục đích hòa bình, một viễn cảnh khác sẽ được hình thành để tạo nên một chính phủ thế giới tượng trưng cho nhiều loại người có cùng một tiếng nói chung. Giờ đây, một hoạt cảnh khác có thể đáng tin cậy hơn nhiều so với năm 1966.
MÔ HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ứng viên cuối cùng cho mọi đe dọa toàn cầu thiết thực này chính là sự ô nhiễm môi trường. Điều này được xem xét như một yếu tố tạo nên thành công chắc chắn vì nó có thể liên quan đến các điều kiện quan sát được như sương mù và ô nhiễm nước. Nói cách khác, một phần nó được dựa trên sự thật và do đó, có thể tin cậy được. Các tiên đoán có thể được thực hiện cho thấy viễn cảnh cuối cùng của trái đất cũng kinh khủng như một cuộc chiến nguyên tử vậy. Sự cẩn trọng trong những lời tiên đoán này có thể không quan trọng. Mục đích của những dự báo đó là nhằm đe dọa chứ không phải để thông báo. Thậm chí nó có thể cần thiết cho việc đầu độc môi trường một cách tự do để khiến những tiên đoán trở nên thuyết phục hơn và tập trung tư tưởng của dân chúng vào việc chiến đấu với một kẻ thù đáng sợ hơn bất cứ kẻ xâm lược nào từ quốc gia khác - hay thậm chí từ không gian vũ trụ. Người dân sẵn sàng chấp nhận một mức sống thấp hơn, các khoản thuế tăng lên và sự can thiệp quan liêu trong cuộc sống của mình đơn giản kiểu như “cái giá mà chúng ta phải trả để cứu lấy Mẹ Trái Đất”. Một trận chiến đại chúng chống lại sự chết chóc và hủy diệt do ô nhiễm toàn cầu có thể thay thế chiến tranh như một hành động điều chỉnh sự kiểm soát xã hội.
Có phải bản Báo Cáo từ núi sắt thật sự chỉ ra như vậy? Tất nhiên là như vậy - và nhiều hơn thế nữa. Đây chỉ là một vài đoạn thích hợp:
Khi xuất hiện để quy định một giải pháp thay thế đáng tin cậy cho chiến tranh… một “kẻ thù thay thế” phải gợi nhắc đến mối đe dọa hủy diệt trực tiếp, xác thực và nhanh chóng. Nó phải điều chỉnh nhu cầu lấy và trả một “giá máu” trên diện rộng của mối quan tâm con người. Ở khía cạnh này, kẻ thù thay thế khả thi được nhắc đến trước đó sẽ là không đủ. Một ngoại lệ có thể là mô hình ô nhiễm môi trường, nếu sự nguy hiểm đối với xã hội mà nó đề xuất thực sự sắp xảy ra. Các mô hình hư cấu sẽ phải tải một trọng lượng phi thường của sức thuyết phục, nhấn mạnh sự hy sinh cuộc sống thực tế không nhỏ bé chút nào… Ví dụ, tổng gộp sự ô nhiễm môi trường cuối cùng có thể thay thế khả năng hủy diệt hàng loạt bằng vũ khí hạt nhân như một mối đe dọa chủ yếu đối với sự sống còn của muôn loài. Bầu khí quyển và các nguồn thực phẩm cũng như nguồn nước chính bị nhiễm độc đã được đưa lên thành các vấn đề quan tâm hàng đầu, và thoạt nhìn, dường như là những vấn đề đầy hứa hẹn; nó tạo nên một mối đe dọạ chỉ có thể được đề cập đến thông qua tổ chức xã hội và sức mạnh chính trị.
Đúng là tỷ lệ ô nhiễm có thể được tăng lên một cách có chọn lọc cho mục đích này… Nhưng vấn đề ô nhiễm đã được công bố rộng rãi trong những năm gần đầy - điều dường như không chắc chắn sẽ xảy ra khiến chương trình nhiễm độc môi trường tự do có thể được thực hiện theo cách thức được chấp nhận xét về góc độ chính trị.
Tuy nhiên, không giống một số kẻ thù thay thế khả thi khác mà chúng ta đề cập tới, dường như chúng ta phải nhấn mạnh rằng, một kẻ thù phải được xác định với chất lượng và quy mô đáng tin cậy, nếu sự chuyến đổi sang trạng thái hòa bình liên tục xảy ra mà không có sự phân hủy xã hội. Theo đánh giá của chúng ta, sự đe dọa này sẽ phải được phát minh ra.[12]
TÍNH CHẤT XÁC THỰC CỦA BÁO CÁO
Bản Báo Cáo từ núi sắt được xây dựng bởi một nhóm nghiên cứu đặc biệt gồm 15 thành viên mà nhân dạng của họ vẫn còn nằm trong vòng bí mật và sẽ không được công bố công khai. Tuy nhiên, một thành viên của nhóm này đã cảm thấy rằng bản báo cáo rất quan trọng và phải được giữ kín. Ông ta không bất đồng quan điểm với kết luận của bản báo cáo mà tin rằng nhiều người nên đọc bản báo cáo đó. Ông ta mang bản sao y của mình tới cho Leonard Lewin - một tác giả nổi tiếng kiêm phụ trách chuyên mục, người sau đó đã thương thảo với nhà xuất bản Dial Press cho việc in ấn công trình này. Sau đó, công trình được Dell Publishing in lại.
Đó là thời kỳ của nội các Johnson, và Trợ lý đặc biệt của Tổng thống cho sở An ninh Quốc gia chính là Walt Rostow - thành viên Hội đồng Quan hệ Quốc tế. Rostow sau đó nhanh chóng thông báo rằng bản báo cáo là một công trình giả mạo. Herman Kahn, Giám đốc Hội đồng Quan hệ Quốc tế của Viện Hudson, phát biểu rằng bản báo cáo là không xác thực. Tờ Washington Post - một tờ báo thuộc quyền sở hữu của Katharine Graham - đã gọi đó là một “sự châm biếm thú vị”. Tạp chí Time, được sáng lập bởi Henry Luce - một thành viên Hội đồng Quan hệ Quốc tế - nói rằng nó là một mánh lừa tinh vi. Sau đó, vào ngày 26/11/1967, bản báo cáo được Herschel Mclandress - một bút danh khác của giáo sư John Keneth Gailbraith thuộc Đại học Harvard - điểm lại trong mục điểm sách của tờ Washington Post. Từng là thành viên của Hội đồng Quan hệ Quốc tế, Gaibraith nói rằng ông ta trực tiếp biết về tính xác thực của bản báo cáo vì đã được mời tham gia. Mặc dù không có khả năng trở thành một thành viên của nhóm chính thức, đôi khi ông ta vẫn được tư vấn và được yêu cầu giữ bí mật yề dự án này. Hơn nữa, trong khi hoài nghi về việc công bố bản báo cáo một cách công khai, ông ta lại hoàn toàn đồng ý với kết luận của nó. Ông ta viết:
Khi đạt danh tiếng của mình đằng sau tính xác thực của tài liệu này, tôi sẽ chứng thực giá trị của kết luận này. Sự dè dặt của tôi chỉ liên quan đến quyết định sáng suốt là công bố nó cho dân chúng biết.[13]
Sáu tuần sau, trong bản báo cáo nhanh Associated Press được gửi từ London, Gaibraith thậm chí còn đi sâu hơn nữa vào vấn đề này và thừa nhận một cách hài hước rằng ông ta là “thành viên của một âm mưu”.[14]
Tuy nhiên, điều đó không giải quyết được vấn đề. Ngày hôm sau, Gailbraith quay trở lại. Khi được hỏi về báo cáo “âm mưu” của mình, ông ta đã trả lời: “Lần đầu tiên khi tờTimes bị coi là là sai phạm khi trích dẫn sai … Không gì có thể làm lung lạc lý lẽ của tôi khi cho rằng bản báo cáo đó đã được Dean Rusk hoặc Clare Booth Luce viết ra.”[15]
Vị phóng viên - người thực hiện cuộc phỏng vấn đầu tiên - đã lúng túng bởi các luận điệu và đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn nữa. Sáu ngày sau, đây là những gì mà phóng viên này báo cáo:
Việc trích dẫn sai dường như là mối nguy hiểm cho Giáo sư Gailbraith. Ấn bản mới nhất của tờ Varsity thuộc trường Đại học Cambridge đã trích dẫn cuộc trao đổi sau đây:
Phỏng vấn viên: “Ông có biết rõ nhân dạng của tác giả cuốnBáo Cáo từ núi sắt không?”
Gailbraith: “Nói chung, tôi chỉ là thành viên của âm mưu chứ không phải là tác giả. Tôi luôn nghĩ rằng đó là người đã viết lời tựa cho cuốn sách - ông Lewin.”[16]
Vì thế, trong ít nhất ba dịp, Gailbraith xác nhận tính xác thực của báo cáo một cách công khai nhưng lại phủ nhận việc tạo ra nó. Vậy thì ai là tác giả? Rốt cuộc, đó có phải là Leonard Lewin không? Năm 1967, Lewin tuyên bố mình không phải là tác giả. Năm 1972, ông ta xác nhận rằng chính mình là tác giả. Trong mục điểm sách của tờ New York Times, Lewin giải thích: “Tôi đã viết ‘Báo cáo’, tất cả… Mục đích của tôi chỉ đơn giản là đưa ra vấn đề chiến tranh và hòa bình theo cách khiêu khích”[17]
Nhưng hãy chờ xem! Một vài năm trước đó, William F Buckley - người phụ trách chuyên mục trên báo - đã trả lời tờ New York Times rằng ông ta chính là tác giả. Lời tuyên bố này rõ ràng là không nghiêm túc, nhưng chúng ta phải tin ai và tin vào điều nào? Herman Kahn, Johm Keneth Gailbraith, Dean Rusk, Clare Booth Luce, Leonard Lewin hay William F Buckley là tác giả của bản báo cáo?
Trong bản phân tích cuối cùng có một sự khác biệt nhỏ. Điều quan trọng là Bản Báo Cáo từ núi sắt - dù có được viết ra như một bản nghiên cứu của nhóm chuyên gia cố vấn hay một sự châm biếm chính trị - cũng đã giải thích thực tế diễn ra xung quanh chúng ta. Bất chấp nguồn gốc của nó, các khái niệm được đề cập đến trong đó giờ đây được thực hiện một cách chi tiết và tỉ mỉ nhất. Tất cả mọi thứ mà một người cần làm là một tay nắm giữ bản Báo cáo còn tay kia là tờ nhật báo để biết được rằng mỗi một khuynh hướng chính yếu trong đời sống Mỹ đang chứng thực bản kế hoạch chi tiết ra sao. Có quá nhiều thứ khó hiểu đột ngột trở nên rõ ràng: trợ cấp nước ngoài, chi tiêu lãng phí, sự phá hủy ngành công nghiệp Mỹ, kiểm soát súng ống, lực lượng cảnh sát quốc gia, sự sụp đổ của Liên bang Xô-Viết, quân đội Liên Hợp quốc, giải trừ quân bị, ngân hàng thế giới, đồng tiền thế giới, từ bỏ nền độc lập quốc gia thông qua các hiệp ước và chứng kích động môi trường. Bản Báo cáo từ núi Sắt là một tóm lược chính xác của kế hoạch đã tạo ra thời khắc hiện tại của chúng ta và giờ đây đang định hướng tương lai của chúng ta.
MÔI TRƯỜNG - MỘT GIẢI PHÁP THAY THẾ CHIẾN TRANH
Sẽ là vượt ra ngoài phạm vi của bản nghiên cứu này để chứng minh rằng những dự đoán chấp nhận hiện tại về sự diệt vong môi trường đều dựa trên các “nghiên cứu khoa học” lừa đảo và phóng đại. Nhưng bằng chứng này rất dễ tìm thấy nếu chúng ta có ý muốn xem xét số liệu thô và các giả thuyết mà sự dự đoán tương lai đang phụ thuộc. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn nữa chính là câu hỏi tại sao viễn cảnh ngày tận thế dựa trên các nghiên cứu khoa học giả mạo - hoặc không có bất cứ bản nghiên cứu nào hết - lại được công khai trên hệ thống truyền thông của Hội đồng Quan hệ Quốc tế; hay tại sao các nhóm môi trường cực đoan lại ủng hộ học thuyết chủ nghĩa xã hội và các chương trình phản đối kinh doanh được tài trợ phung phí bởi các nguồn quỹ, ngân hàng, và công ty thuộc Hội đồng Quan hệ Quốc tế. Bản Báo cáo từ núi sắt trả lời cho các câu hỏi đó.
Như Bản Báo cáo đã chỉ ra rằng, việc vấn đề được đặt ra đúng chỗ không còn quan trọng nữa. Đó là những gì mà mọi người có thể tin vào những vấn đề đó. “Sự tín nhiệm” là chìa khóa chứ không phải là thực tế. Chỉ có nạn ô nhiễm môi trường mới tạo ra sự tin tưởng vào những dự đoán về khả năng hành tinh chúng ta sẽ nổ tung vào năm 2000 nào đó. Tất cả những điều đó đều đòi hỏi sự hợp tác về truyền thông. Kế hoạch dường như đang đi vào hoạt động. Mọi người ở các quốc gia công nghiệp hóa đều phụ thuộc vào những chướng ngại vật như tài liệu, kịch nghệ, phim ảnh, các bản tình ca, thơ văn, các nhãn hình, áp phích quảng cáo, đoàn diễu hành, các bài diễn văn, các hội nghị chuyên đề, hội nghị và nhà hát giao hưởng. Kết quả có tính chất hiện tượng. Các chính trị gia giờ đây được chọn lựa vào các đảng phái mà điều quan tâm nhất của họ không có gì khác hơn ngoài vấn đề môi trường và sự cam kết thực hiện các chính sách khẩn cấp đối với các ngành công nghiệp buồn chán. Chẳng ai hỏi về tổn thất đã gây ra cho nền kinh tế hay cho quốc gia. Nó không tạo ra sự khác biệt nào khi hành tinh to lớn mà chúng ta đang sống dần suy yếu và đang hấp hối. Không một ai trong hàng ngàn người hỏi về giả thuyết cơ sở đó. Làm thế nào mà bản báo cáo đó lại có thể giả mạo được? Hãy thử xem xét tất cả các sự kiện điện ảnh và các ngôi sao nhạc rock - những người tham gia vào phong trào vận động môi trường này.
Trong khi những người kế tục của phong trào vận động môi trường đều bận tâm đến ảo tưởng hành tinh sụp đổ, chúng ta hãy xem xét những gì mà các nhà lãnh đạo suy nghĩ. Ngày Trái Đất đầu tiên được công bố là 22/4/1970 tại cuộc họp “Hội nghị Thượng đỉnh” ở Rio de Jainero với sự tham gia của các chính trị gia và các nhà môi trường học trên toàn thế giới. Một ấn phẩm được phổ biến rộng rãi tại cuộc họp có tựa đề sổ tay Môi trường (Environmental Handbook), chủ đề chính của cuốn sách được tóm tắt bởi một câu trích dẫn của giáo sư Richard A. Falk từ trường Princeton đồng thời là một thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại. Falk viết rằng có bốn mối đe dọa gắn liền với hành tinh chúng ta - chiến tranh hủy diệt hàng loạt, dân số tăng, ô nhiễm, và nạn cạn kiệt tài nguyên. Sau đó, ông ta đã nói: “Cơ sở của tất cả bốn vấn đề là sự không tương xứng của các bang có chủ quyền nhằm quản lý các vấn đề về nhân loại trong thế kỷ 20.”[18] Cuốn sách tiếp tục phương pháp của Hội đồng Quan hệ Quốc tế bằng cách đưa ra những câu hỏi khoa trương: “Có phải các bang của quốc gia thực sự đều có khả năng, và giờ đây họ có sức mạnh để tiêu diệt nhau chỉ trong một buổi chiều?… Cái giá nào mà hầu hết mọi người đều sẵn sàng chi trả cho một loại tổ chức nhân quyền lâu bền hơn - nhiều khoản thuế hơn, từ bỏ quốc kỳ, có lẽ là sự hy sinh một số quyền tự do mà khó khăn lắm chúng ta mới giành được?”[19]
Năm 1989, tờ Washington Post thuộc Hội đồng Quan hệ Quốc tế đã cho đăng một bài báo của George Kennan - một thành viên của tổ chức này - trong đó, ông ta nói rằng: “Chúng ta phải chuẩn bị thay cho… thời đại, nơi mà kẻ thù mạnh mẽ của chúng ta không phải là Liên bang Xô Viết mà là sự phá hủy nhanh chóng của hành tinh chúng ta như một cơ cấu hỗ trợ cho lối sống văn minh.”[20]
Ngày 27/3/1990, trên tờ New York Times vốn thuộc quyền kiểm soát của Hội đồng Quan hệ Quốc tế, Michael Oppenheimer - một thành viên của tổ chức này - viết: “Hiện tượng trái đất nóng lên, tầng ozone bị phá thủng, nạn phá rừng và dân số quá tải là bốn mã lực của thế kỷ 21 khải huyền hiện ra… Khi cuộc chiến tranh lạnh được chấm dứt, môi trường trở thành mối quan tâm bảo vệ quốc tế hàng đầu.”[21]
Lester Brown - một thành viên thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại - phụ trách nhóm chuyên gia cố vấn khác có tên gọi là Viện Worldwatch. Trong báo cáo thường niên của Viện này với tựa đề Chính phủ Thế Giới 1991 (State of the World 1991), Brown đã nói rằng “trận chiến cứu hành tinh này sẽ thay thế trận chiến ý thức hệ được xem là chủ đề của trật tự thế giới mới.”[22]
Vào ngày công bố chính thức Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất năm 1992, chúng ta nhận ra rằng: “Cộng đồng thế giới giờ đây đang đối mặt với những nguy cơ lớn hơn đối với an ninh chung của mình thông qua các tác động của con người lên môi trường hơn là các cuộc chiến tranh quân sự truyền thống với các nước khác.”
Điều này phải được giải thích bao nhiêu lần? Phong trào vận động môi trường được khởi xướng bởi Hội đồng Quan hệ Quốc tế. Nó là giải pháp thay thế cho chiến tranh mà chúng ta hy vọng sẽ trở thành một nền tảng tâm lý và cảm xúc cho chính phủ thế giới.
CHÍNH LOÀI NGƯỜI LÀ MỘT MỤC TIÊU
Câu lạc Bộ thành Rome là một nhóm các nhà hoạch định toàn cầu - những người hàng năm đưa ra viễn cảnh ngày tận thế của trái đất dựa trên các dự đoán về tình trạng quá tải dân số và tình trạng đói kém. Hội viên của câu lạc bộ này là những người đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bảng phân công nhiệm vụ của Mỹ lại bao gồm những thành viên Hội đồng Quan hệ Quốc tế nổi tiếng như Jimmy Carter, Harland Cleveland, Claiburne Pell và Sol Lenowitz. Giải pháp của họ cho vấn đề quá tải dân số chăng? Một chính phủ thế giới kiểm soát tỉ lệ sinh sản và nếu cần, áp dụng biện pháp gây tử vong mà không đau đớn. Đây là một từ lịch sự cho hành động giết người có chủ tâm mà nạn nhân là những người già, người ốm yếu và tất nhiên là những người bất hợp tác với hành động này. Tiếp theo suy luận tương tự được đưa ra tại núi sắt, Câu lạc Bộ thành Rome đã kết luận rằng nỗi sợ hãi về thảm họa thiên nhiên có thể được sử dụng như một kẻ thù thay thế cho mục đích hợp nhất quần chúng nhân dân đằng sau chương trình này. Năm 1991, trong cuốn sách có tựa đề Cuộc Cách mạng Toàn cầu Đầu tiên (The First Global Revolution), chúng ta nhận thấy rằng:
Trong việc nghiên cứu kẻ thù mới để thống nhất chúng ta, chúng ta đã nảy ra một ý tưởng rằng nạn ô nhiễm, mối đe dọa về sự nóng lên của trái đất, sự thiếu hụt nước… tất cả những nguy hiểm này đều được gây ra bởi sự can thiệp của con người vào thiên nhiên… Và như vậy, kẻ thù thực sự chính là con người.[23]
Các lí luận gia luôn bị lôi cuốn bởi khả năng kiểm soát sự tăng trưởng dân số. Điều này kích thích sự tưởng tượng của họ bởi đó là kế hoạch của những kẻ quan liêu cuối cùng. Nếu kẻ thù thực sự là con người, theo như cách nói của các thành viên Câu lạc bộ thành Rome, thì con người phải trở thành mục tiêu. Bertrand Russell,[24] một thành viên của hội Pha-Biên, đã bày tỏ điều này:
Tôi không yêu cầu rằng sự kiểm soát sinh sản là cách thức duy nhất mà theo đó, khả năng tăng dân số có thể bị kìm hãm. Như tôi đã nhận xét trước đó, cho đến nay, chiến tranh đã thất bại xét về mặt này, nhưng có lẽ cuộc chiến tranh vi khuẩn học có thể chứng tỏ hiệu quả hơn. Nếu Cái chết Đen có thể diễn ra trên toàn thế giới một lần trong mỗi thế hệ thì những kẻ sống sót có thể sinh sản tự do mà không làm cho thế giới quá chật chội…
Xã hội thế giới khoa học không thể ổn định trừ phi có chính phủ thế giới… Sẽ là cần thiết để tìm ra các biện pháp ngăn chặn sự gia tăng dân số thế giới. Nếu có thể được thực hiện theo một cách khác thay vì sử dụng biện pháp chiến tranh, bệnh dịch và đói kém, nó sẽ đòi hỏi một chính phủ quốc tế có uy quyền. Chính phủ này sẽ chia lượng thực phẩm thế giới cho các quốc gia khác nhau theo phân chia dân số tại thời điểm thiết lập chính quyền. Bất cứ quốc gia nào gia tăng dân số sau đó sẽ không còn nằm trong diện được nhận thêm lương thực nữa. Như vậy, động cơ để không gia tăng dân số sẽ trở nên rất thuyết phục.[25]
Quả thực là rất thuyết phục. Những kẻ kín tiếng không nói đùa. Ví dụ, một trong những nhà “môi trường học” hữu hình và những người ủng hộ việc kiểm soát dân số chính là Jacques Cousteau. Trả lời phỏng vấn tại văn phòng Unesco của Liên Hợp quốc vào tháng 11/1991, Cousteau đã tiết lộ hết mọi vấn đề:
Chúng ta nên làm gì để loại trừ bệnh dịch và đau khổ? Đó là một ý tưởng tuyệt vời nhưng có lẽ không phải là giải pháp có lợi về dài hạn. Nếu cố gắng thực hiện điều đó, chúng ta có thể hủy diệt tương lai của muôn loài. Thật kinh khủng khi nói ra những điều này. Dân số thế giới phằi được ổn định hóa và để làm được điều đó, chúng ta phải loại bỏ 350,000 người mỗi ngày. Điều kinh khủng là thậm chí ngay cả khi chúng ta không nói ra thì tình hình cũng tồi tệ như những gì chúng ta đã nghĩ.[26]
GORBACHEV TRỞ THÀNH MỘT CHIẾN BINH SINH THÁI
Giờ đây, chúng ta có thể hiểu được cách thức mà Mikhail Gorbachev - cựu Tổng bí thư của Liên bang Xô Viết như chúng ta đã biết đến - trở thành thủ lĩnh của một tổ chức mới với tên gọi Hội Chữ thập xanh Quốc tế - một tổ chức chuyên về các vấn đề môi trường. Gorbachev chưa bao giờ lên án chủ nghĩa xã hội. Mối quan tâm thực của ông không phải là môi trường mà là chính phủ thế giới cùng với việc bảo đảm một vị trí chính yếu cho bản thân trong cơ cấu quyền lực mới. Trong một lần xuất hiện trước công chúng tại Fulton Missouri, Gorbachev đã ca ngợi Câu Lạc bộ thành Rome - nơi ông đóng vai trò như một thành viên - vì sự cống hiến của nó đối với vấn đề kiểm soát dân số. Sau đó ông nói rằng:
Một trong những nguy cơ mới tồi tệ nhất là vấn đề sinh thái… Ngày nay, sự thay đổi khí hậu toàn cầu; hiệu ứng nhà kính; lỗ thủng tầng ozone, mưa axít, sự ô nhiễm khí hậu, đất và nước do lãng phí từ các hộ gia đình và từ các ngành công nghiệp; nạn phá rừng, v.v… tất cả đều đe dọa sự ổn định của hành tinh.[27]
Gorbachev tuyên bố rằng chính phủ toàn cầu là một đáp án cho những mối đe dọa này và việc sử dụng lực lượng chính phủ là cần thiết. Ông phát biểu: “Tôi tin rằng trật tự thế giới mới sẽ không được nhận biết thấu đáo trừ phi Liên Hợp quốc và Hội đồng Bảo an tạo ra các cơ cấu… được quyền đặt ra sắc lệnh và sử dụng các phương pháp cưỡng chế khác.”[28]
Gorbachev đã được phương tiện truyền thông chi phối của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại biến thành một chiến binh môi trường. Ông kêu gọi chính phủ thế giới và nói cho chúng ta biết rằng một chính phủ như vậy sẽ sử dụng các vấn đề môi trường như một sự điều chỉnh sắc lệnh và các “phương pháp cưỡng chế” khác. Chúng ta không thể nói rằng chúng ta chưa được cảnh báo.
MỸ ĐƯỢC COI NHƯ KẺ XÂM LƯỢC MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Việc sử dụng biện pháp cưỡng chế là một điểm quan trọng trong những kế hoạch này. Người dân ở các quốc gia công nghiệp hóa không được kỳ vọng cho việc hợp tác một cách tự nguyện mà sẽ phải bị cưỡng chế. Họ sẽ không thích khi thực phẩm của họ bị mang đi phân phối cho toàn cầu. Họ sẽ không chấp nhận việc bản thân mình bị chính phủ thế giới đánh thuế và trở thành công cụ sinh lợi cho chính phủ đó trong việc tài trợ cho các dự án chính trị nước ngoài. Họ không tự nguyện từ bỏ các tiện nghi như xe hơi hay tái định cư ở một ngôi nhà nhỏ hơn hoặc chuyển đến các khu nhà tập thể nhằm đáp ứng hạn ngạch phân phối tài nguyên của đại diện Liên Hợp quốc. Maurice Strong - một thành viên Câu lạc bộ thành Rome - nêu ra vấn đề này:
Trên thực tế, Hoa Kỳ là kẻ phạm tội xâm chiếm môi trường chống lại toàn bộ thế giới… Ở cấp độ quân sự, Hoa Kỳ đóng vai trò là quốc gia bảo vệ. Ở cấp độ môi trường, rõ ràng Hoa Kỳ là mối nguy lớn nhất…. Một trong những vấn đề tồi tệ nhất ở quốc gia này là giá nhiên liệu quá thấp…
Rõ ràng là lối sống hiện nay và phương thức tiêu thụ của tầng lớp trung lưu giàu có bao gồm lượng mua thực phẩm luôn ở mức cao, sự tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm đông lạnh và “tiện lợi”, việc sở hữu các động cơ xe máy, các thiết bị điện tử hộ gia đình, máy điều hòa nhiệt độ gia đình và công sở, nhà ở ngoại ô… đều không thể duy trì được lâu.[29]
Nhận xét của Strong được các nhà lãnh đạo môi trường thế giới tiếp nhận một cách phấn khởi, nhưng họ lại thúc đẩy sự phản hồi giận dữ này trên tờ Arizona Republic:
Được diễn giải từ cách nói về môi trường, điều này có hai nghĩa: (1) việc giảm chuẩn mực sống ở các quốc gia phương Tây thông qua các khoản thuế và quy định, và (2) sự chuyển nhượng hàng loạt tài sản từ các quốc gia công nghiệp hóa đến các quốc gia chưa phát triển. Giả thuyết đáng ngờ ở đây là nếu nền kinh tế Mỹ có thể bị giảm xuống như quy mô của Malaysia thì thế giới có thể sẽ là một địa điểm tốt hơn… Hầu hết người dân Mỹ có lẽ sẽ ngần ngại trước ý tưởng của Liên Hợp quốc về khả năng cấm xe hơi ở Mỹ.[30]
Maurice Strong là ai mà nhận ra được Hoa Kỳ là kẻ xâm lược môi trường sinh thái chống lại thế giới? Ông ta có sống trong nghèo đói không? Ông ta đến từ quốc gia lạc hậu và cảm thấy tức tối vì sự thịnh vượng của Mỹ? Hay bản thân ông ta sống trong hoàn cảnh bình thường, tránh xa sự tiêu thụ nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên của chúng ta? Tất cả những điều này đều không đúng. Maurice Strong là một trong những người giàu nhất trên thế giới. Ông ta sống thoải mái với những chuyến du ngoạn đó đây. Ông ta cũng là một kẻ hào phóng. Ngoài việc sở hữu nguồn của cải cá nhân có được từ ngành công nghiệp dầu khí ở Canada - nơi ông ta đã giúp quốc hữu hóa - Maurice Strong còn là Tổng Thư ký của Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất năm 1992 tại Rio; giữ chức chủ tọa Hội Nghị Liên Hợp quốc về môi trường diễn ra tại Stockholm vào năm 1992, Tổng thư ký thứ nhất của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc, chủ tịch Liên đoàn Thế giới của Liên Hợp quốc, đồng chủ tọa Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thành viên câu lạc bộ thành Rome, người được Aspen Institute ủy thác và là Giám đốc của Xã hội Tương lai Thế giới (World Future Society). Có lẽ điều đó là hơn cả những gì bạn mong đợi được biết về người đàn ông này, nhưng đó cũng là điều cần thiết nhằm đánh giá tầm quan trọng của những gì xảy ra tiếp sau.
ÂM MƯU TẠO RA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
Maurice Strong tin rằng hệ sinh thái của thế giới có thể được bảo vệ chỉ khi các quốc gia có ảnh hưởng trên thế giới có thể bị bắt buộc giảm chuẩn mực sống của mình xuống. Việc sản xuất và mức tiêu thụ phải bị rút giảm. Để thực hiện được điều đó, các quốc gia này phải phục tùng sự chi phối về chế độ phân phối, đóng thuế và chính trị của chính phủ thế giới. Ông ta nói rằng có thể họ không làm việc đó một cách tự nguyện, và vì thế mà họ sẽ bị cưỡng chế. Để thực hiện điều này, cần phải tạo ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ toàn cầu - điều sẽ phá hủy các hệ thống kinh tế của họ. Sau đó, họ sẽ chẳng còn lựa chọn nào ngoại trừ việc chấp thuận sự trợ giúp và kiểm soát của Liên Hợp quốc.
Chiến lược này được tạp chí West, xuất bản tại Canada, tiết lộ vào tháng 5/1990. Trong bài báo có tựa đề “Thiên tài của Baca Grande”, nhà báo Daniel Wood đã mô tả trải nghiệm của mình trong nhiều tuần lễ tại chi nhánh của Strong ở miền nam Colorado. Chi nhánh này đã được các yếu nhân của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại như David Rockefeller, Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger, nhà sáng lập Ngân hàng Thế giới Robert McNamara và các vị chủ tịch của các tổ chức như IBM, Pan Am và Harvard, viếng thăm.
Trong suốt thời gian nhà báo Daniel Wood hiện diện tại chi nhánh này, ông trùm Strong đã phát biểu một cách thoải mái về môi trường và chính trị. Để thể hiện quan điểm riêng về thế giới của mình, ông ta nói rằng bản thân đang dự định viết một cuốn tiểu thuyết về một nhóm các nhà lãnh đạo thế giới - những người quyết định cứu hành tinh này. Vì được bộc lộ ra nên hiển nhiên là âm mưu này được dựa trên những con người thực và các sự kiện thực. Wood tiếp tục câu chuyện:
Mỗi năm, ông ta giải thích như là nền tảng cho việc kể lại âm mưu của cuốn sách - Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ. Hơn 1000 giám đốc điều hành, các thủ tướng, bộ trưởng tài chính và các vị học giả hàng đầu tập hợp lại vào tháng Hai để tham dự cuộc họp và lập ra lộ trình kinh tế cho những năm tới. Sau đó, ông ta nói rằng: “Điều gì sẽ xảy ra nếu một nhóm nhỏ các nhà lãnh đạo này đi đến kết luận rằng nguy cơ chính của trái đất bắt nguồn từ các quốc gia giàu có? Và nếu thế giới được tồn tại thì các quốc gia giàu có đó sẽ phải ký một bản thỏa thuận cắt giảm các tác động của họ đối với môi trường. Họ sẽ làm như vậy?… Kết luận của mọi người là “không”. Các quốc gia giàu có sẽ không làm như vậy. Họ sẽ không thay đổi. Vì thế, để cứu hành tinh này, nhóm đi đến quyết định: có phải chỉ có một hy vọng duy nhất cho hành tinh này là các nền văn minh công nghệ hóa sẽ phải sụp đổ? Trách nhiệm của chúng ta có phải là làm cho điều đó trở thành sự thật?”
Ông ta tiếp tục, “Nhóm các nhà lãnh đạo này đã tạo ra một xã hội bí mật nhằm thúc đẩy sự sụp đổ kinh tế. Đó là tháng Hai. Tất cả họ đều có mặt tại Davos. Đây không phải là những tên khủng bố” mà là những nhà lãnh đạo thế giới. Họ định vị mình trong nền thương mại thế giới và thị trường chứng khoán thế giới. Họ sử dụng quyền tiếp cận nguồn cung máy tính, vàng và thị trường cổ phiếu để gây ra khủng hoảng. Sau đó, họ ngăn chặn việc đóng cửa của thị trường cổ phiếu. Họ thuê tay sai canh gác tất cả các nhà lãnh đạo thế giới ở Davos như canh giữ con tin. Thị trường không thể đóng cửa. Các quốc gia giàu có….” và Strong di chuyển nhẹ ngón tay mình như thể đang búng nhẹ điếu xì gà cho phần tàn rơi ra ngoài cửa sổ.
Tôi ngồi như thể bị thôi miên. Đây không phải là lời của bất kỳ người kể chuyện nào mà là của Maurice Strong. Ông ta biết những nhà lãnh đạo thế giới này. Trên thực tế, ông ta là đồng chủ tịch của Hội đồng trực thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Ông ta ngồi vào chiếc ghế quyền lực và đang ở trong vị trí thực hiện điều này.
“Tôi hầu như chẳng thể nói được điều gì như thế này,” - ông ta nói.[31]
Âm mưu kỳ cục của Maurice Strong không được coi là quá nghiêm trọng, ít nhất là trong sự hiểu biết theo nghĩa đen của các sự kiện trong tương lai. Điều đó không chắc đúng rằng họ sẽ bộc lộ một cách chính xác cung cách này - dù nó không khả thi. Đối với một thứ, sẽ không cần thiết phải giữ các nhà lãnh đạo của các quốc gia công nghiệp hóa trên mũi súng. Họ sẽ là những người tạo ra mưu đồ này. Các nhà lãnh đạo đến từ các nước thuộc thế giới thứ ba không có phương tiện để tạo ra khủng hoảng toàn cầu. Nó phải đến từ các trung tâm tiền tệ ở New York, London, Tokyo. Hơn nữa, đối với chính phủ thế giới, các quân sư đằng sau cuộc công kích này luôn tập trung ở các quốc gia công nghiệp hóa. Họ đến từ các chi nhánh của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Mỹ và từ các chi nhánh của Hội nghị Bàn Tròn ở Anh, Pháp, Bỉ, Canada, Nhật Bản và các nơi khác. Họ là hậu duệ tiếp nhận ý thức hệ của Cecil Rhodes và họ đang hoàn thành giác mơ của ông ta.
Không quan trọng là liệu âm mưu của Maurice Strong đối với sự sụp đổ kinh tế toàn cầu có được thực hiện đúng như vậy hay không. Điều quan trọng là các nhân vật như ông ta đang nghĩ về những vấn đề như thế này. Như Wood đã chỉ ra, những nhân vật này đang ở trong tư thế sẵn sàng thực thi việc đó hoặc một điều gì đó tương tự như vậy. Nếu đó không phải là kịch bản của họ, họ sẽ xem xét một âm mưu khác có cùng trình tự như vậy. Nếu lịch sử chẳng chứng minh được điều gì, các nhân vật với quyền lực chính trị và tài chính này hoàn toàn có khả năng thực hiện cái mưu kế cực kỳ tàn ác chống lại những người đồng hội đồng thuyền. Họ sẽ khỏi xướng chiến tranh, gây ra sự suy thoái và tạo ra tình trạng đói kém để tương ứng với lịch trình cá nhân của mình, chúng ta có một lý do nhỏ để tin rằng các nhà lãnh đạo thế giới ngày nay tốt bụng hơn những người tiền nhiệm.
Hơn nữa, chúng ta không được ngu ngốc bằng việc quan tâm vờ vịt đến Mẹ Trái Đất. Sự kêu gọi vũ trang cho việc cứu hành tinh là một trò bịp bợm kinh hoàng. Có đủ lý lẽ đối với nạn ô nhiễm môi trường để làm nên một chương trình “xác thực”, như Bản Báo Cáo từ núi Sắt đã diễn đạt, nhưng kịch bản ngày tận thế của trái đất - điều thúc đẩy phong trào phát triển - là không có thật. Mục tiêu thực sự trong tất cả các vấn đề là chính phủ thế giới - cơ chế ngày tận thế cuối cùng mà với nó, con người chẳng còn lối thoát nào. Sự phá hủy sức mạnh kinh tế của các quốc gia công nghiệp hóa đơn thuần chỉ là một tiền lệ cần thiết trong việc lừa nhử họ tham gia vào mạng lưới toàn cầu. Việc đẩy mạnh phong trào sinh thái hiện tại hoàn toàn tiến thẳng đến hồi kết.
TỔNG KẾT
Chính phủ Hoa Kỳ ngập sâu vào khoản nợ 5.8 nghìn tỉ đô-la. Vào năm 2001, việc chi trả lãi suất đối với khoản nợ đó là 360 tỉ đô-la mỗi năm. Điều này làm tiêu hao khoảng 19% tổng doanh thu liên bang và chi phí mà một gia đình trung bình phải trả là hơn 5.000 đô-la mỗi năm. Chẳng có gì được mua bán bằng nguồn tiền này và nó chỉ đơn giản được dùng để trả lãi suất mà chính phủ vay nợ. Nó tượng trưng cho khoản chi phí lớn nhất của chính phủ. Lãi suất trên khoản nợ quốc gia là hơn 36% tổng doanh thu có được từ thuế thu nhập cá nhân. Nếu xu hướng dài hạn tiếp tục diễn ra thì chẳng có gì ngăn cản nó khỏi việc tiêu thụ toàn bộ số tiền cuối cùng hiện có.
Năm 1992 có nhiều người làm việc cho chính phủ hơn là cho các công ty sản xuất trong các khu vực tư nhân. Có nhiều công dân nhận séc chính phủ hơn là trả thuế thu nhập. Khi mọi người có khả năng bỏ phiếu cho các vấn đề có liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản của người khác cho bản thân thì thùng phiếu kín trở thành vũ khí của đa số dùng để tước đoạt thiểu số. Đó là điểm không có đường quay về. Nó chính là cơ chế ngày tận thế.
Năm 1992, có hơn một nửa kinh phí liên bang đội nón ra đi cho cái gọi là quyền được phép. Đó là một cơ chế ngày tận thế khác. Quyền được phép là những khoản phí - như An sinh Xã hội và Bảo hiểm Y tế - những thứ được dựa trên các cam kết hoàn trả trong tương lai. Các quyền được phép đại diện cho 52% tổng kinh phí liên bang và đang tăng lên mức 12% mỗi năm. Khi quyền hạn này tăng lên mức 14% - mức mà hiện nay chúng ta đang trả cho khoản nợ quốc gia - chúng ta đi đến kết luận ban đầu là 2/3 tổng kinh phí liên bang hiện nay là hoàn toàn tự động, và tỉ lệ phần trăm đó đang tăng lên mỗi tháng.
Cơ chế ngày tận thế lớn nhất là Hệ thống Dự trữ Liên bang. Mỗi đồng xu từ nguồn cung tiền tệ phải được sử dụng vào mục đích cho vay. Tất cả những đồng đô-la đó sẽ biến mất khi các khoản vay được hoàn lại. Nếu chúng ta cố thanh toán khoản nợ quốc gia thì nguồn cung tiền tệ cũng sẽ bắt đầu biến mất. Do đó, dưới sự điều phối của Hệ thống Dự trữ Liên bang, Quốc hội sẽ trở nên sợ hãi khi phải loại trừ nguồn nợ quốc gia ngay cả khi nó muốn thực hiện như vây.
Thuyết môi trường chính trị đã khiến cho hàng triệu héc ta gỗ và đất nông nghiệp bị tách ra khỏi sản xuất. Các khoản thuế cao, các quy định an toàn làm việc với tên gọi thực tiễn tuyển dụng công bằng và bảo hiểm sức khỏe bắt buộc đang nhanh chóng phá hủy những gì còn lại trong khu vực tư nhân. Kết quả là nạn thất nghiệp, tình trạng vô gia cư diễn ra đối với hàng triệu công nhân Mỹ. Chính phủ di chuyển vào để lấp đầy chỗ trống mà nó tạo ra, và nạn quan liêu thì phát triển từng giờ.
Các khoản thuế liên bang giờ đây cuỗm đi hơn 40% nguồn thu nhập cá nhân của chúng ta. Các khoản thuế bang, quận và địa phương chính là những khoản đầu bảng. Lạm phát được nuôi dưỡng trên những gì còn lại. Chúng ta bỏ ra sáu tháng mỗi năm để nai lưng kéo cày nuôi chính phủ. Mức lương thực tế ở Mỹ đã sút giảm. Các cặp vợ chồng trẻ với một nguồn thu nhập hiện nay có mức sống thấp hơn mức của các bậc phụ huynh mình. Giá trị thực của hộ gia đình trung bình đã bị giảm xuống. Lượng thời gian nhàn rỗi đang bị co ngắn lại. Tỉ lệ phần trăm cư dân Mỹ sở hữu nhà riêng đã giảm xuống. Khoảng thời gian mà một gia đình có được ngôi nhà đầu tiên của mình đang tăng lên. Con số gia đình thuộc tầng lớp trung lưu giảm xuống, số người sống dưới mức nghèo khổ tăng lên. Ngày càng có nhiều người Mỹ phá sản ở tuổi 65.
Không có gì trong những điều kể trên là bất ngờ cả. Nó là sự thực thi kế hoạch của các thành viên Hội đồng quan hệ Quốc tế bao gồm cả chính phủ ngầm của Hoa Kỳ. Mục tiêu của họ là làm suy yếu các quốc gia công nghiệp hóa như một điều kiện tiên quyết trong việc mang họ vào chính phủ thế giới được xây dựng trên các nguyên tắc chủ nghĩa xã hội với sự kiểm soát của chính họ.
Căn nguyên của những mưu kế của kế hoạch này có thể bị lần theo dấu vết đến bản nghiên cứu của nhóm chuyên gia cố vấn được đưa ra vào năm 1966 với tên gọi Báo Cáo Từ Núi sắt. Mục đích của bản nghiên cứu này là phân tích các phương pháp mà chính phủ có thể tự duy trì quyền lực - các cách thức kiểm soát công dân và ngăn họ nổi loạn. Kết luận của bản báo cáo này là, trong quá khứ, chiến tranh là phương thức duy nhất nhằm đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, dưới sự cai trị của chính phủ thế giới thì chiến tranh là điều không khả thi. Vì thế, mục đích chính của bản nghiên cứu là khám phá ra các phương thức khác để kiểm soát dân số và khiến họ luôn trung thành với các nhà lãnh đạo. Bản báo cáo còn đưa ra kết luận rằng. Giải pháp thay thế thích hợp cho chiến tranh đòi hỏi phải có một kẻ thù mới có khả năng tạo ra mối đe dọa khủng khiếp để tồn tại. Chẳng phải mối đe dọa mà cũng không phải kẻ thù nào là thật cả. Đơn giản người ta phải tin như vậy.
Có nhiều thứ đại diện thay thế cho chiến tranh được xét đến, nhưng chỉ có một điều tỏ ra hứa hẹn thực sự là mô hình ô nhiễm môi trường. Điều này được coi là giải pháp thành công nhất vì (1) nó có thể có liên quan đến các điều kiện có thể quan sát được như ô nhiễm khói và nước - nói cách khác, một phần nó dựa vào sự thật và do đó, có mức độ tin cậy; và (2) các dự đoán có thể được thực hiện cho thấy một kịch bản ngày tận thế kinh khủng như một cuộc chiến nguyên tử. Độ chính xác trong những dự đoán này không quan trọng. Mục đích của họ là khiến cho mọi người sợ hãi chứ không có tính chất thông báo.
Trong khi những người kế tục phong trào vận động môi trường hiện nay đều lo lắng về khả năng hành tinh sẽ bị diệt vong thì các nhà lãnh đạo đang có một lộ trình hoàn toàn khác - chính phủ thế giới.
Chú thích:
[1] Bộ Tài chính cam kết rằng chúng ta nên chỉ nhìn vào khoản thực lãi mà trong năm 2001, là “chỉ” 206 tỉ đô-la. Đó là do khoản lãi được trả cho các cơ quan liên bang khác nhau đang nắm giữ một phần khoản nợ - chẳng hạn như Quỹ An sinh Xã hội. Về mặt lý thuyết, đây chính là trường hợp chính phủ thực sự đang trả tiền cho chính mình. Tuy nhiên, cái gọi là lãi được nhận đó lại không được nhận như những khoản thanh toán tiền mặt mà chỉ như nhiều phiếu nợ hơn (!), điều này có nghĩa rằng không ai nhận được khoản tiền nào. Hoàn toàn bịa đặt về ảo tưởng mức lãi ròng bởi đó thực sự là thủ thuật kế toán nhằm ẩn đi chi phí thực của khoản nợ quốc gia.
[2] Xem “Các biên niên sử”, Budget of the United States; Fiscal Year 2008 (Tạm dịch: Ngân sách của nước Mỹ; Năm tài chính 2008). Cũng xem thêm: Interest Expense on the Debt Outstanding (Tạm dịch: Thu nhập dựa trên nợ chưa trả), www.treasurydirect.gov/reports/ir/ ir_expense.htm.
[3] Chính phủ liên bang có được khoản ngân khố quốc gia thực sự từ những nguồn khác chẳng hạn như thuế nhập khẩu hay hàng hóa hơn là thuế thu nhập. Các khoản này, cộng với khoản tiền ấn định đặc biệt đối với các bang, chứ không chỉ có thuế, mới chính là những thứ mà đám cha đẻ sáng lập đặt ra chính phủ liên bang. Sự dàn xếp này được thực hiện tốt trong 135 năm cho đến khi thuế thu nhập được thông qua vào năm 1913.
[4] “Có phải mức sống của chúng ta vừa bị kìm hãm?”.Consumer Reports, tháng 6 năm 1992, trang 392.
[5] Leonard Lewn biên tập, Báo cáo từ Núi sắt về Khả năng và Khao khát hòa bình (Report from Iron Mountain on the Possibility and Desirability of Peace) - New York: Dell Publishing, 1967, trang 13-14.
[6] Sách đã dẫn, trang 39, 81.
[7] Sách đã dẫn, trang 9.
[8] Sách đã dẫn, trang 41-42, 68, 70.
[9] “Ngày hổ thẹn của bóng đá Anh”, U.S. News & World Report, ngày 10 tháng 6 năm 1985, trang 11.
[10] Lewin, Báo cáo (Report), trang 44.
[11] Sách đã dẫn, trang 66.
[12] Sách đã dẫn, trang 66-67, 70-71. Khi Report (Báo cáo) được viết, chính sách khủng bố vẫn chưa được cân nhắc như một tình trạng thay thế cho chiến tranh. Nhưng kể từ đó về sau, điều này dần trở nên hữu dụng nhất cho tất cả các bên. Đừng mong chờ điều này bị những người theo chủ nghĩa Fa-biên phá hủy vì nó cũng giúp rất tốt cho mục đích của họ.
[13] “Nét mới về chiến tranh và hòa bình mà bạn chưa sẵn sàng cho nó” của Herschel McLandress, Book World, theoWashington Post, ngày 26 tháng 11 năm 1967, trang 5.
[14] “Nhật ký thời gian”, London Times, ngày 5 tháng 2 năm 1968, trang 8.
[15] “Galbraith nói mình đã bị lãng quên”, London Times, ngày 6 tháng 2 năm 1968, trang 3.
[16] “Touche, Professor”, London Time, ngày 12 tháng 2 năm 1968, trang 8.
[17] “Báo cáo từ Núi Sắt,” New York Time, ngày 19 tháng 3 năm 1968, trang 8.
[18] Garrett de Bell biên tập, sổ tay môi trường (The Environmental Handbook), New York: Ballantime/Friends of the Earth, 1970, trang 138.
[19] Sách đã dẫn, trang 145.
[20] “Sự tự do của châu Âu ngày nay bắt nguồn từ việc kìm hãm tầm nhìn trong Chiến tranh Lạnh” của George Kennan, nguồn cung cấp Washington Post, Sacramento Bee, ngày 14 tháng 11 năm 1989, trang B7.
[21] Tờ New York Times từng được xem là một trong những phương tiện chủ yếu mà các chính sách của Hội đồng Quan hệ Quốc tế được lồng vào để chuyển thành xu hướng của quan điểm quần chúng. Tờ báo này được Alfred Ochs mua vào năm 1896, với tài chính dựa vào các thành viên Hội đồng Quan hệ Quốc tế tiên phong như J.P. Morgan, đại diện August Belmont của Rothschild và Jacob Schiff, một đồng minh trong Kuhn, Loeb & Co. Giờ đây, tờ này thuộc sở hữu của Arthur Sulzberger, hội viên Hội đồng Quan hệ Quốc tế, người đồng thời là chủ báo cùng với đội ngũ nhân viên là vô số người phụ trách chuyên mục và biên tập Hội đồng Quan hệ Quốc tế. Xem Perloff, trang 181.
[22] Lester R. Brown, “Trật tự thế giới mới”, trong Lester R. Brown, Tình trạng thế giới 1991: Báo cáo tổ chức quan sát thế giới về tiến trình hướng tới một xã hội bền vững (State of the World 1991: A Worldwatch Institute Report on Progress Toward a Sustainable Society) - New York: w.w. Norton, 1991, trang 3.
[23] Alexander King và Bertrand Schneider, Cuộc Cách mạng toàn cầu đầu tiên (The First Global Revolution), báo cáo của Hội đồng Câu lạc bộ thành Rome, (New York: Pantheon Books, 1991), trang 115.
[24] Xem Martin, trang 171, 325, 463-69.
[25] Bertrand Arthur William Russell, Ảnh hưởng của khoa học đến xã hội (The Impact of Science on Society) - New York: Simon and Schuter, 1953, trang 103-104, 111.
[26] Do Bahgat Eluadi và Adel Rifaat thực hiện phỏng vấn, Courrier de l’Unesco, tháng 11 năm 1991, trang 13.
[27] Michail Gorbachev, “Ranh giới giữa thời gian và sự cần thiết hành động”, Bài nói chuyện nhân dịp kỷ niệm Quỹ sinh thái xanh John Findley lần thứ 46 trường Đại học Westminster, Fulton, Missouri, ngày 6 tháng 5 năm 1992, bản chép tay từ Bộ phận Thông cáo báo chí trường Đại học Westminster, trang 6.
[28] Sách đã dẫn, trang 9.
[29] “Biện pháp cứu sinh thái học tốn kém”, (AP), Sacramento Bee, ngày 12 tháng 3 năm 1992, trang A8. Xem thêm Maurice Strong, Giới thiệu về Jim MacNeil, Pieter Winsemius và Taizo Yakushiji, Hơn cả sự phụ thuộc (Beyond Interdependence), (New York: Oxford University Press, 1991), trang ix.
[30] “Con đường tới sự sụp đổ”, Arizona Republic, ngày 26 tháng 3 năm 1992.
[31] “Pháp thuật của Baca Grande” của Daniel Wood, tạp chíWest, tháng 5 năm 1990, trang 35.
Chương 25
Viễn cảnh ảm đạm
Tương lai được mô tả như là sự tiếp nối của hiện tại, và rất có thể hiện đang tiềm tàng một cuộc khủng hoảng ngân hàng, một thời kì lạm phát ở diện rộng, một nền kinh tế sụp đổ, tình trạng bạo lực, việc phát hành đồng tiền chung châu Âu, sự xuất hiện của các “Lực lượng gìn giữ hòa bình” của Liên Hợp quốc, và cuộc sáp nhập cuối cùng vào Trật tự Thế giới mới - một hình thức của chế độ phong kiến công nghệ cao.
Bây giờ chúng ta đã sẵn sàng cho chặng cuối cùng trên cỗ máy thời gian. Trên bàn điều khiển phía trước mặt chúng ta là một vài phím lựa chọn. Phím bên trái hiển thị Hướng thời gian. Hãy chọn hướng Tương lai. Phím bên phải hiển thị Những giả định cơ bản. Hãy chọn vết khía hình chữ V đầu tiên cho dòng chữ Những xu hướng hiện tại chưa bị thay đổi và đừng đụng vào phím định thứ cấp. Chúng ta sẽ dùng chiếc cần gạt ở chính giữa bàn điều khiển để điều chỉnh tốc độ của chuyến đi. Nào, bây giờ thì hãy đẩy chiếc cần lên và bám chặt vào!!!
CUỘC KHỦNG HOẢNG NGÂN HÀNG
4:05 sáng. Trong khi cả thành phố New York còn đang chìm trong giấc ngủ thì những chiếc máy tính trên tầng thứ tư của tòa nhà Citibank đã được thông báo về một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng sắp diễn ra. Thảm họa này bắt đầu từ Luân Đôn - 5 giờ đồng hồ sớm hơn so với vùng bờ biển phía Tây - và chỉ trong vài phút đã lan đến Tokyo và Hồng Kông như những con virut điện tử. Đó là một tiếng đồng hồ trước. Còn bây giờ, các trạm máy tính ở tất cả các trung tâm giao dịch trên toàn thế giới đều đang vang lên tiếng chuông báo động, các thiết bị quay số tự động đang hối thúc các vị giám đốc tiền tệ lao ngay đến phòng họp hội đồng quản trị.
Tình trạng hỗn loạn bắt nguồn từ những tin đồn rằng một trong số những ngân hàng lớn của Mỹ đang gặp rắc rối vì những khoản cho Mê-hi-cô vay đồng loạt rơi vào tình trạng không thể thu hồi trong khi khách hàng lớn thứ hai của họ thì đã phá sản. Chiều hôm qua, vị chủ tịch của ngân hàng này đã tổ chức một cuộc họp báo và lên tiếng phủ nhận những thông tin cho rằng đây là vấn đề nghiêm trọng. Để củng cố lời tuyên bố đầy lạc quan của mình, ông còn thông báo rằng thứ sáu tuần này, ngân hàng sẽ trả cổ tức hàng quý cao hơn bình thường. Tuy nhiên, các giám đốc phụ trách tiền tệ chuyên nghiệp không tin vào những điều này. Họ biết rằng, tất cả giá trị thực của ngân hàng sẽ bốc hơi theo khoản nợ không có khả năng đòi lại được.
Tất cả các ngân hàng ở Mỹ liên kết với nhau cực kỳ chặt chẽ, đến nỗi rắc rối của một ngân hàng sẽ ảnh hưởng tới tất cả những ngân hàng khác. Đến 5 giờ sáng, những khách hàng nước ngoài của các ngân hàng trung tâm tiền tệ ồ ạt yêu cầu rút những khoản tiền rất lớn. Cứ cái đà này thì đến khi mặt trời đứng bóng, người dân Mỹ cũng sẽ muốn đem tiền của mình về nhà cất. Mà đó đều là những khoản giao dịch không hề nhỏ chút nào. chúng liên quan đến những ngân hàng khác, các công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư. Trung bình mỗi khoản tiền khách hàng yêu cầu rút ra đều lên đến hơn 3 triệu đô-la. Tiền của các ngân hàng đang chảy ra ào ào sẽ nhanh chóng cạn kiệt.
7:45 sáng. Các ngân hàng sắp phải mở cửa. Bên ngoài, cánh báo chí và truyền hình đã bao vây chật kín. Những người có thẩm quyền cần phải nhanh chóng đưa ra một kế hoạch thống nhất để đối phó với tình hình này.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp thông qua mạng điện thoại với các giám đốc điều hành của tất cả các ngân hàng lớn, trong đó bao gồm một vị đang trong kỳ nghỉ dưỡng và đang thư giãn tại trại câu cá của mình ở miền bắc Canada. Tổng thống cũng tham gia vào cuộc họp này nhưng ở chế độ “màn hình câm”. Ngoài vị chủ tịch ra, không một ai khác biết sự có mặt của ông.
CỨU CÁC NGÂN HÀNG TỨC LÀ CỨU CẢ THẾ GIỚI
Giám đốc điều hành của Citibank nhanh chóng tóm tắt vấn đề. Không một ngân hàng nào có thể cầm cự được trước những khoản tiền rút ra lớn như vậy quá bốn mươi tám tiếng đồng hồ. Mà có lẽ còn không được lâu như vậy. Tiền mặt của các ngân hàng đâu có nằm trong kho dự trữ mà lại được đưa đi đầu tư vào những khoản cho vay sinh lãi. Dù cho các khoản vay này được thực hiện đi chăng nữa thì họ cũng vẫn không có đủ nguồn tiền. Giờ đây, một số khoản vay lớn đã rơi vào tình trạng không thể thu hồi nên tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Nếu FED không rót tiền cho các ngân hàng thì họ chỉ còn một con đường duy nhất là đóng cửa và tuyên bố phá sản. Điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế quốc gia và theo sau đó là những thiệt hại không thể kể hết được. Hàng vạn người Mỹ sẽ mất việc, hàng ngàn gia đình sẽ lâm vào cảnh đói ăn, an ninh quốc phòng sẽ trở nên suy yếu. Và tất nhiên thảm họa này sẽ lan ra toàn thế giới. Ai mà biết được nó sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp nào nữa - tình trạng hỗn loạn, nạn đói, những cuộc nổi loạn trong nước? Những vụ lật đổ xuyên biên giới? Hay sự trở lại của chế độ quân phiệt? Hay chiến tranh nguyên tử?
Vị Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang yêu cầu giám đốc điều hành nói ngắn gọn hơn nữa. Ông hiểu rất rõ rằng không thể để các ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản. Nói cho cùng, sự tồn tại của các ngân hàng chính là một trong những lý do FED được thành lập. Cái mà vị Chủ tịch muốn biết đó là chi tiết của kế hoạch giải cứu.
Đúng, Cơ quan bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ (FDIC) đã bị phá sản, nhưng đừng lo lắng về điều này. Quốc hội sẽ thông qua một “khoản vay” hoặc một vài cơ chế khác dành cho FED để cơ quan này có thể cung cấp bất cứ khoản tiền nào mà FDIC cần. Nếu Quốc hội quá rề rà, FED vẫn có những phương tiện kỹ thuật khác để đạt được cùng một kết quả như vậy. Trong thời gian chờ đợi, các ngân hàng có thể tiếp cận những khoản tài trợ không giới hạn của FED thông qua phương án cho vay khẩn cấp (discount window) trước 8 giờ sáng theo múi giờ chuẩn miền Đông. Các nhà máy in tiền cũng đang hoạt động hết công suất để cung cấp tiền mặt. Bên ngoài, hàng đoàn máy bay và xe bọc thép đang túc trực để chuyển tiền đi. Mặt khác, các ngân hàng không được phép từ bỏ những khoản nợ khó đòi này. Chắc chắn, Quốc hội sẽ đứng ra bảo lãnh cho các tập đoàn bị phá sản của Mỹ. Tổng thống cũng đã nói rằng ông sẽ kêu gọi nguồn tài trợ bổ sung cho IMF/WB. Số tiền này sẽ do FED cung cấp, với điều kiện là nó sẽ phải được Mê-hi-cô và các quốc gia đang vỡ nợ khác sử dụng để bù đắp lại những khoản chi trả lãi suất phát sinh từ những khoản vay.
FED yêu cầu các ngân hàng mở cửa làm việc và hết sức bình tĩnh. Cánh báo chí đã đánh hơi thấy có điều gì đó đang diễn ra nhưng không rõ về mức độ nghiêm trọng của nó. Vì thế, hãy nói cho họ những gì họ đã biết, chỉ thế thôi, không hơn. Nếu mọi người muốn rút tiền, hãy đáp ứng yêu cầu của họ. Nếu hàng người xếp hàng đòi rút tiền dài ra, hãy gọi cảnh sát đến để giữ trật tự nhưng vẫn xuất tiền cho khách hàng. Trong trường hợp cần thiết, các ngân hàng nên tiếp tục làm việc sau giờ hành chính để giải quyết yêu cầu của tất cả các khách hàng, vấn đề cốt yếu ở đây là các nhân viên tại quầy giao dịch phải tìm cách kéo dài thời gian. Đối với mỗi giao dịch, hãy kiểm tra lần một rồi lại kiểm tra lần hai, sao cho hàng người phải di chuyển thật chậm.
Xe tải chở tiền sẽ đến các ngân hàng vào thời điểm đông người đến giao dịch nhất, cốt để đám bảo vệ có thể vác từng bao tải tiền đi qua trước mắt khách hàng như một minh chứng trực quan cho việc “Chúng tôi có đủ tiền để trả cho tất cả mọi người”. Sau đó, một nhân viên của ngân hàng sẽ nói với đám đông rằng tiền vừa mới được chuyển đến từ Cục Dự trữ Liên bang và lượng tiền ở Cục là vô cùng lớn. Một khi mọi người đã bị thuyết phục rằng ngân hàng hoàn toàn có khả năng chi trả thì phần lớn sẽ cảm thấy mệt mỏi với việc phải chờ đợi và quyết định đi về.
ĐẨY LÙI SỰ HOANG MANG
6:00 sáng ngày hôm sau. Kế hoạch giải cứu thành công. Mới sáng hôm qua, trước cửa các ngân hàng - chủ yếu là ở những thành phố lớn - người ta xếp hàng dài dặc với vẻ mặt đầy lo lắng. Sáng nay cảnh tượng ấy lại diễn ra, tuy nhiên, ngân hàng đã có đủ tiền mặt cho tất cả mọi người. Các phương tiện truyền thông cho phát đi những thông tin sáng sủa, kèm theo đó là phát biểu của nhiều chuyên gia cho rằng các ngân hàng sẽ không thể thua lỗ thêm nữa nhờ vào những động thái của Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang. Hơn một nửa thời lượng phát sóng được dành cho những chiếc xe tải bọc sắt và cảnh nhân viên bảo vệ đang mang vác từng bao tải tiền. Hôm nay, các ngân hàng đóng cửa đúng giờ và không có thêm hàng người nào nữa.
Trong khi trên boong tàu có vẻ trời quang mây tạnh rồi thì ở dưới khoang đặt nồi nấu hơi của con tàu, ngọn lửa vẫn bùng cháy dữ dội. Hàng triệu đô la đã bốc hơi, phần lớn là ra nước ngoài, và hiện tiền mặt vẫn tiếp tục chảy ra ồ ạt. FED phải cấp tốc cho in tiền tươi để thay thế. Hai trong số những ngân hàng đã chỉ đạo các nhân viên kỹ thuật máy tính kích hoạt hệ thống trì hoãn tự động hai tiếng đồng hồ đối với tất cả các giao dịch sắp tới. Người ta đã tính đến việc tạm dừng mọi hoạt động của toàn bộ hệ thống máy tính và đổ lỗi cho tình trạng quá tải, nhưng ý kiến này đã bị loại bỏ. Có quá nhiều người tham gia vào hệ thống này và chắc chắn sẽ có ai đó tiết lộ sự thật cho cánh phóng viên.
Hiểm họa từ việc mọi người đổ xô tới các ngân hàng để rút tiền đã từng là cơn ác mộng đối với Cục Dự trữ Liên bang. Tuy nhiên, giờ đây, cơn ác mộng đó vẫn chưa là gì so với việc những yêu cầu rút tiền của các tổ chức, doanh nghiệp trên khắp thế giới tới tấp đổ về ngân hàng thông qua hệ thống điện tử. Đây là những chuyên gia đầy kinh nghiệm. Họ không dễ gì bị che mắt bởi hình ảnh các nhân viên bảo vệ được trang bị vũ khí đang vác từng túi tiền vào ngân hàng. Họ muốn nhận được tiền của mình ngay lập tức - và họ đang hành động để có được nó. Mặc dù tiền sẽ được chuyển qua hình thức tín dụng điện tử nhưng các khách hàng này sẽ ngay lập tức đổi chúng sang một hình thức nào đó đáng tin cậy hơn như cổ phiếu, các loại tiền tệ khác và vàng thỏi.
Đây chính là thời cơ của FED. Họ đang tung ra rất nhiều ngón đòn đã được tích lũy qua nhiều năm để tạo ra tiền mặt từ bất cứ hình thức tiền tệ nào mình có - trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ, trái phiếu từ các chính phủ khác, trái phiếu nợ của doanh nghiệp, thậm chí cả các khoản nợ trực tiếp của các cá nhân và công ty cũng được sử dụng. Hàng tỉ đô-la mới đang được xuất xưởng và đưa đi khắp thế giới để thực hiện nghĩa vụ hoàn tiền cho khách hàng của ngân hàng.
"TIỀN RA NHƯ NƯỚC"
Bảy tuần sau. Có điều gì đó đã xảy ra nhưng không ai biết đó là điều gì. Giống như một tia lửa phát bắt vào một nhánh cây con, lan ra cả cành cây rồi thiêu rụi cả một khu rừng. Muông thú và con người đều trở nên hoảng loạn, chính bản năng nguyên thủy này đã thôi thúc mọi người đổ xô đến các ngân hàng và quỹ tiết kiệm. Họ muốn lấy lại tiền của mình, muốn giữ lại những gì họ đã tằn tiện được.
Tia lửa ở đây có thể là những số liệu thông kê mới được công bố cho thấy tỉ lệ thất nghiệp đang tăng lên, hoặc việc hàng ngày người ta tiếp tục nghe thấy ngân hàng này ngân hàng kia phá sản, hoặc việc Quốc hội bỏ phiếu để tăng nợ quốc gia, hoặc việc các khoản thuế an sinh - xã hội tăng vọt, hoặc thông tin 140.000 công nhân ở Mê-hi-cô bị mất việc, hoặc những vụ xô xát ở Chicago và Detroit để giành giật tem lương thực và nhà ở chính phủ, hoặc sự xuất hiện của lực lượng “Gìn giữ hòa bình” của Liên Hợp quốc để tăng cường cho Vệ binh Quốc gia, hoặc quy định của Tòa án Quốc tế buộc Mỹ phải cắt giảm 30% lượng xe hơi trước ngày 31-12, hoặc giọng điệu đầy nghi ngờ về một nguồn tin của phát thanh viên đài CBS khi khi trích dẫn dự đoán mới nhất về sự hồi sinh của nền kinh tế.
Nhưng dù là chuyện gì đi nữa thì bên ngoài cánh cửa mỗi ngân hàng vẫn là những hàng dài các chủ nợ với vẻ mặt bình tĩnh. Trong kho dự trữ của nhà băng không có đủ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Phần lớn lượng tiền được chi trả dưới dạng séc. Chỉ có 5% lượng cung tiền được thực hiện bằng tiền đồng hay tiền giấy và phần lớn trong số đó hiện không còn hiện diện trong ngân hàng nữa mà đã nằm trong máy tính tiền, ví hay dưới những tấm nệm của mọi người. Tổng số tiền đồng và tiền giấy trong ngân hàng bây giờ chỉ còn khoảng 0,5 %. Lượng tiền khổng lồ được dự trữ để đề phòng những đợi khủng hoảng như thế này mà FED tung ra khẩn cấp vẫn không đủ đề giải quyết tình hình. Tại thời điểm này, tốc độ hoạt động của các xưởng in tiền cũng không thể bắt kịp nhu cầu.
Phát ngôn viên của Bộ Tài chính Hoa kỳ và Cục Dự trữ Liên bang đã xuất hiện trên truyền hình để trấn an người dân cả nước rằng không có gì phải hoang mang lo sợ. Mọi thứ vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát. Vấn đề duy nhất ở đây là hành động đổ thêm dầu vào lửa của những con người không có niềm tin vào chính phủ của mình và đang gieo rắc sự lo sợ đi khắp nơi.
Đáng tiếc là chẳng một ai tin những gì mà các phát ngôn viên đã nói. Hàng người vẫn dài thêm. Mọi người trở nên giận dữ. Họ cười nhạo các nhân viên ngân hàng. Họ đe dọa sẽ đặt bom. Thỉnh thoảng lại có một vụ xổ xát xảy ra và cửa kính của các ngân hàng rơi loảng xoảng. Lực lượng Vệ binh Quốc tế được cầu viện còn Tổng thống phải tuyên bố ngày nghỉ cho các ngân hàng.
Vì không thể đóng tài khoản bằng cách rút tiền mặt nên mọi người đổ xô đến các cửa hàng và vung tiền ra mua sắm đồ đạc rồi thanh toán bằng séc. Nếu không thể lấy lại tiền từ ngân hàng thì ít nhất họ cũng có thể dùng nó để mua sắm. Gara và các tầng hầm của người Mỹ chật ních những hàng hóa, giày dép, rượu bia, lốp xe, đạn dược. Hàng hóa trở nên khan hiếm, giá cả được thể leo thang. Chỉ số Dow Jones vượt trần khi các nhà đầu tư dốc sạch tài khoản để mua bất cứ thứ gì được bán ra. Cuối cùng, ủy ban chứng khoán và Trái phiếu Mỹ buộc phải đình chỉ các hoạt động giao dịch.
Chín tháng sau. Cuộc khủng hoảng hóa ra lại là vận may của các chính trị gia. Họ phát tài phát lộc nhờ nó. Nó đem lại cho họ cái cớ để đi công du khắp đất nước nhằm tìm hiểu sự thật, để đến dự các cuộc họp hội đồng thành phố với những chiếc sơ mi ngắn tay, để diễn thuyết, và để được xuất hiện trên truyền hình. Họ dành trọn thời gian của mình để bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến tình hình và thể hiện tâm nguyện muốn chung tay gánh vác với mọi người. Cuộc khủng hoảng cũng hợp pháp hóa vai trò của những chính trị gia này và bằng cách nào đó khiến họ có vẻ cần thiết cho xã hội hơn bao giờ hết. Từ những kẻ đần độn và vụng về trong mắt công chúng, giờ đây họ đã lột xác và trở thành những chính khách nghiêm túc và mẫn cán.
Trong khi đó, đảng cầm quyền hiện tại thì cho rằng cuộc khủng hoảng đã để lại cho họ cả một đống đổ nát trong khi đảng tiền nhiệm lại đổ lỗi cho sai lầm của đảng cầm quyền. Tuy nhiên, cả hai đảng đều nhất trí về phương hướng giải quyết: cần phải áp dụng nhiều hơn chính những chính sách đã tạo ra cuộc khủng hoảng này - trao cho Cục Dự trữ Liên bang nhiều quyền hạn hơn, tăng cường sự kiểm soát của chính phủ đối với nền kinh tế, tăng tiền trợ cấp và phúc lợi và các cam kết quốc tế. Đây được gọi là “những cải cách khẩn cấp” và trở thành luật, chính những người đã tạo nên cuộc khủng hoảng giờ đây lại đưa ra những quyết sách để khắc phục nó. Và công chúng thì cảm thấy thật may mắn biết bao khi có được những nhà lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng và vô cùng thông thái như vậy.
GIẢI CỨU CÁC NGÂN HÀNG VÀ LẠM PHÁT TRẦM TRỌNG HƠN
Bước cải cách khẩn cấp quan trọng nhất chính là việc giải cứu các nhân hàng bằng những đồng tiền nộp thuế của người dân. Quỹ tiền tệ Quốc tế/Ngân hàng thế giới đã tiếp quản những khoản nợ mà nước ngoài không thể trả được cho Mỹ. Chính phủ đồng ý rót tiền để cứu trợ những doanh nghiệp - con nợ của các ngân hàng - đang bị thua lỗ dưới hình thức cho vay - những khoản cho vay mà ai cũng biết sẽ không bao giờ được hoàn trả.
Tiếp đến, các ngân hàng sẽ được quốc hữu hóa, ít nhất là một phần của ngân hàng. Để đổi lấy những khoản tiền cứu trợ, các ngân hàng đã trao cho chính phủ hàng lô cổ phiếu, cho phép chính phủ tham gia vào những hoạt động của ngân hàng như một đối tác kinh doanh. Đây không phải là một sự thay đổi mạnh mẽ. Các ngân hàng vốn dĩ bị chi phối rất nhiều bởi chính phủ, ngay cả việc quyết định lợi nhuận, cổ tức và lương bổng cũng vậy. Đây chính là điều mà hiệp hội các ngân hàng muốn, là cách để họ tránh được sự cạnh tranh và đảm bảo lợi nhuận. Đằng sau các ngân hàng luôn luôn có sự cộng tác của các nhà nghiên cứu tiền tệ và chính trị. Thực tế này lại càng làm rõ thêm mối quan hệ giữa chính phủ và các ngân hàng.
Về mặt kỹ thuật, không một ngân hàng nào được phép sụp đổ. Điều này đã được FED cam kết. Khi các ngân hàng đang gặp rắc rối được tiếp quản, tất cả các chủ nợ với khoản tiền gửi nhỏ hơn hoặc bằng 100.000 đô-la đều được bảo vệ tuyệt đối. Nếu họ muốn rút tiền trong khi ngân hàng không có đủ nguồn tiền thì FED sẽ đứng ra chi trả. Khi cầm được tiền trên tay, ai nấy đều cảm thấy vui mừng và hoàn toàn không lo lắng gì về giá trị của những đồng tiền đó.
Mười tháng nữa trôi qua. Những đồng tiền mới được in tràn ngập khắp nơi. Lượng cung tiền tăng lên do khoản tiền mà FED tung ra để cứu các ngân hàng cộng với khoản chi tiêu mới cho phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khỏe người dân, lãi suất của nợ ngân sách quốc gia và viện trợ nước ngoài, khoản nào cũng cao chóng mặt. Nguy cơ lạm phát rõ ràng đã tiềm ẩn từ cơ chế hoạt động của các chính sách của chính phủ.
Đồng đô-la bị phế truất khỏi ngai vàng của nó, không còn được coi là tiền tệ thế giới nữa. Nó không còn tác dụng gì đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các ngân hàng trung tâm. Họ trả đô-la về nơi mà chúng đã sinh ra - đó là nước Mỹ. Hàng nghìn tỷ đô-la đổ về Mỹ ào ạt như thác đổ về nguồn. Họ thi nhau mua tủ lạnh, xe hơi, máy tính, máy bay, tàu thủy, xe tăng bọc thép, cao ốc văn phòng, nhà xưởng, bất động sản của Mỹ - đẩy giá cả lên cao tới mức mà một năm trước đó không ai dám nghĩ đến. Chỉ một con tem lúc này cũng có thể mua được cả một cái tivi mới trước đây.
Hầu hết các cửa hàng đều không chấp nhận thanh toán bằng séc và thẻ tín dụng nữa. Công nhân ngày nào cũng được trả lương bằng hàng nắm tiền giấy. Mọi người đổ xô đi mua nhu yếu phẩm trước khi giá cả tiếp tục tăng lên. Hoạt động thương mại bị tê liệt. Ngân hàng không còn khả năng thu hồi các khoản cho vay và thế chấp. Tài khoản tiết kiệm tiêu tan, trong đó tính đến cả những hợp đồng bảo hiểm đã quy về tiền mặt. Các nhà máy đóng cửa. Các công ty đứng bên bờ vực phá sản. Việc đổi hàng lấy hàng đã quá xưa rồi. Người ta bắt đầu lôi những đồng cắc bạc cũ rích từ các bộ sưu tập tư nhân ra dùng và một hào bạc có thể đổi lấy một tờ ngân phiếu trị giá 100 đô-la.
Sau sự sụp đổ của nền kinh tế năm 1929, lượng cung tiền giấy bị giới hạn do nó được định giá dựa trên hàm lượng bạc và tự thân tổng hàm lượng bạc cũng chỉ có giới hạn mà thôi. Người có tiền có thể mua lại những thứ của người không có tiền. Khi giá cả có chiều hướng đi xuống, người càng giữ tiền lâu thì càng mua được nhiều thứ hơn. Còn bây giờ thì hoàn toàn ngược lại. Ngoài công cụ chính trị ra, chẳng có gì đảm bảo cho nguồn cung tiền tệ. Người ta có thể in ra bao nhiêu tiền tùy thích, chỉ cần in tiền rồi chuyển đi, thế là xong. Tiền trở nên thừa mứa và giá cả tăng vùn vụt. Những người có tiền đang cố hết sức để tiêu càng sớm càng tốt để ngăn không cho sức mua giảm xuống nữa. Vào những năm 1930, ai ai cũng muốn có đô-la. Ngày nay, ai ai cũng muốn thoát khỏi nó.
Quy định thứ nhất về tình trạng khẩn cấp của ngân hàng được ban hành lần đầu tiên vào năm 1961, cho phép Bộ trưởng Bộ Tài chính có thể tịch thu tài sản trong các tài khoản ngân hàng, tài khoản tiết kiệm hay két sắt an toàn của bất cứ ai mà không cần phải chờ Quốc hội cho phép. Hơn thế nữa, ông ta còn có quyền ấn định giá cho thuê, giá cả hàng hóa, lương tháng và lương theo giờ cũng như chế độ phân phối. Bộ trưởng Bộ tài chính được phép sử dụng các quyền hạn này “trong trường hợp gây nguy hiểm đến nước Mỹ”. Cụm từ này bây giờ đã được chuyển thành “trong trường hợp khẩn cấp của quốc gia”. Cơ quan Kiểm soát Tình huống Khẩn cấp Liên bang (The Federal Emergency Management Agency - FEMA) đã được mở rộng hơn và thi hành các chỉ thị của Bộ Tài chính. FEMA cũng có quyền giam giữ và cưỡng chế di dời bất kì công dân nào “trong trường hợp khẩn cấp quốc gia”.
ĐỒNG TIỀN MỚI
Ba tháng nữa lại trôi qua và Tổng thống đã chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước. Hôm nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính thông báo rằng các quốc gia trên thế giới đã phê chuẩn một hiệp ước đa phương để đưa ra những giải pháp cho tình hình lạm phát của Mỹ. Hiệp ước này sẽ được hiện thực hóa thông qua sự ra đời của một đơn vị tiền tệ quốc tế mới được gọi là đồng Bancor. Cái tên này do John Maynard Keynes nghĩ ra vào năm 1944 tại Hội nghị Bretton Woods. Đồng tiền mới này sẽ khôi phục lại hoạt dộng thương mại của Mỹ và chấm dứt tình trạng lạm phát. Cuối cùng, Bô trưởng Bộ Tài chính tuyên bố rằng con người sẽ có toàn quyền định đoạt số phận của họ trong hoạt động kinh tế. Tiền bạc giờ đây trở thành nô lệ chứ không còn là ông chủ nữa.
Ông ta nói rằng, Mỹ đã chấp nhận đồng Bancor như đồng tiền hợp pháp để thanh toán tất cả các khoản nợ công cũng như nợ tư. Đồng tiền cũ vẫn được lưu thông những sẽ được tiêu hủy trong thời gian ba tháng. Sau ngày quy định, những tờ giấy bạc của Cục Dự trữ Liên bang sẽ không còn giá trị. Trong thời gian chuyển tiếp, mọi người có thể đổi tiền cũ tại bất kì ngân hàng nào với tỉ lệ một đồng Bancor đổi lấy 500 đô-la. Tất cả những hợp đồng hiện đang được thể hiện bằng đồng đô-la - bao gồm cả những khoản thế chấp nhà ở - cũng được chuyển đổi qua đồng Bancor với cùng tỉ lệ nói trên.
Cũng trong thông báo đã nêu, vị Bộ trưởng cho rằng IMF/ Ngân hàng Thế giới nên định giá đồng tiền mới dựa trên thứ gì đó có giá trị hơn vàng, đó là những tài sản của thế giới, bao gồm trái phiếu của các quốc gia có liên quan cộng với hàng triệu mẫu đất hoang đã được ký thác vào “Ngân hàng tài nguyên”[1] của Liên Hợp quốc. Các Công viên Quốc gia và khu rừng của Mỹ cũng được đưa vào ngân hàng này và chịu sự giám sát của ủy ban Bảo tồn và Phát triển Tài sản Hoang dã (WAPEA) của Liên Hợp quốc. Từ lúc này trở đi, Cục Dự trữ Liên bang sẽ hoạt động như một chi nhánh của IMF - Ngân hàng trung ương của thế giới.
Mặc dù vị Bộ trưởng không đề cập đến nhưng bản hiệp ước cũng buộc chính phủ Mỹ phải đưa ra những hạn chế đổi với việc sử dụng tiền mặt. Mỗi công dân sẽ được cấp một thẻ căn cước quốc tế. Mục đích chính của những chiếc thẻ đọc bằng máy tính này là giúp các sân bay, nhà ga và trạm kiểm soát quân sự có được nhận dạng chính xác của tất cả công dân. Chúng cũng có thể được dùng để thanh toán thông qua tài khoản giao dịch - giờ đây được gọi là tài khoản có (debit account) - tại các nhà băng và cửa hàng.
Mọi công dân sẽ được cấp một tài khoản tại ngân hàng gần nơi cư trú của mình. Tất cả các khoản thanh toán của chủ lao động hay các cơ quan chính phủ đều phải được thực hiện thông qua hệ thống chuyển tiền điện tử. Sau ba tháng nữa, các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn hơn 5 Bancor sẽ bị coi là bất hợp pháp. Hầu hết các khoản chi tiêu sẽ được trả bằng thẻ ghi nợ (debit card). Đây là cách duy nhất đề ủy ban Theo dõi các giao dịch tiền tệ (MTTA) của Liên hợp quốc có thể chống lại nạn làm tiền giả và ngăn chặn các vụ rửa tiền của bọn tội phạm có tổ chức. Tất nhiên, điều này chỉ là ngụy biện mà thôi. Việc chính phủ phát hành đồng tiền mới mới là nhân tố đóng vai trò lớn nhất từ trước tới nay trong sự ra đời của bọn tội phạm có tổ chức và hoạt động rửa tiền.[2] Thực chất, mục tiêu của những quy định trên chính là thành phần chống đối chính phủ và những người trốn thuế trong nền kinh tế ngầm.
Không ai được phép kiếm tiền hoặc mua bán bất cứ thứ gì mà không sử dụng thẻ căn cước. Họ cũng không được phép di chuyển khỏi đất nước hoặc chuyển đến sống ở một thành phố khác. Nếu vì lý do nào đó mà một người bị liệt vào sổ đen của bất kỳ cơ quan chính phủ nào thì thẻ căn cước của anh ta sẽ “không sạch” và gần như mọi giao dịch kinh tế cũng như việc đi lại giữa các nơi của anh ta sẽ bị “khóa”. Đây là hình thức kiểm soát cao nhất của chính phủ.
Những lợi ích mà đồng tiền mới đem lại cho đảng cầm quyền không chỉ có thế. Hiện tượng rút tiền ồ ạt khỏi các ngân hàng sẽ không bao giờ tái diễn nữa vì giờ đây nếu một người cần tiền thì tức là anh ta đã vi phạm pháp luật.
QUỐC HỮU HÓA NHÀ DÂN
Một trong những lĩnh vực đầu tiên cảm nhận được quyền lực bất lương của “những biện pháp khẩn cấp” chính là ngành công nghiệp nhà ở. Trong những giai đoạn đầu của thời kỳ lạm phát, người ta đã sử dụng những đồng đô-la ngày càng mất giá của mình để trả các khoản thế chấp. Điều này gây thiệt hại to lớn cho các chủ nợ, những người đang phải nhận lại những đồng đô-la có giá trị chỉ bằng một phần nhỏ so với những đồng đô-la mà họ đã cho vay trước đây. Cuộc khủng hoảng ngân hàng đã làm tiêu tan các khoản tiết kiệm và vốn đầu tư, vì thế các ngân hàng không thể cho vay mới để bù đắp. Bên cạnh đó, mọi người cũng sợ phải bán nhà cửa trong thời điểm hỗn loạn này. Nếu có làm như vậy thì cũng chỉ có rất ít người sẵn sàng mua với lãi suất quá cao. Những khoản cho vay cũ đang được trả hết còn những khoản cho vay mới thì không thể thay thế chúng. Nếu những năm 1980, các khoản Tiết kiệm và Vay lãi (S&L) gặp khó khăn do giá nhà giảm xuống thì nay chúng lại đang đổ vỡ vì giá nhà tăng lên.

Quốc hội đã tác động đến tình hình chính trị khó khăn đã được dự đoán trước này bằng việc giải cứu các ngân hàng và tiếp quản chúng nhưng cũng không thể ngăn chặn thua lỗ mà chỉ đơn thuần là chuyển gánh nặng này lên vai những người nộp thuế mà thôi. Để chấm dứt tình trạng thua lỗ, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Phân bổ và cải cách nhà ở (HFRA). Theo đó, tất cả những hợp đồng sử dụng đồng Bancor sẽ chuyển sang sử dụng một đơn vị giá trị tiền tệ mới được gọi là “Giá trị công bằng”, xác định dựa trên chỉ số giá trung bình Quốc gia (NAPI) được công bố vào các ngày thứ Sáu của tuần trước đó. Nó hoàn toàn không tính đến các mức lãi suất mà liên quan đến giá trị của đồng Bancor. Để dễ hình dung, chúng ta hãy đổi đồng Bancor sang đô-la. Một khoản vay 50.000 đô-la vào thứ Sáu sẽ biến thành khoản vay 920.000 đô-la vào thứ hai tuần kế tiếp. Tất nhiên một số người không thể kham nổi số tiền như thế này. Hàng ngàn cử tri giận dữ đã bao vây tòa nhà Quốc hội để phản đối việc này. Trong khi đám đông la ó những người theo chính sách ngu dân thì bên trong tòa nhà, Quốc hội phải vội vàng bỏ phiếu để thông qua một sắc lệnh hoãn thanh toán đối với tất cả các khoản vay thế chấp. Đến cuối ngày, không ai phải trả một xu! Mọi người ra về với sự hài lòng và biết ơn những vị lãnh đạo sáng suốt và hào phóng của mình.
Thời gian sau đó chỉ có một biện pháp “khẩn cấp” nữa vấp phải sự phản đối tương tự mà thôi. Trong nhiều tháng tiếp theo, Quốc hội không dám can thiệp vào những gì đang diễn ra nữa. Nếu họ thử làm điều đó, các cử tri sẵn sàng tống cổ họ ra khội văn phòng của mình. Hàng triệu triệu người từ trước đến nay vẫn quen với việc không phải trả bất cứ một khoản phí nào ngoài tiền thuế địa phương vốn đã vượt quá khả năng chi trả của tất cả mọi người. Dưới sự chỉ đạo của Quốc hội, chính quyền các hạt cũng tuyên bố hoãn nộp thuế - nhưng không kéo dài tới khi chính phủ liên bang đồng ý đền bù những thiệt hại mà họ phải gánh chịu bằng các điều khoản của Đạo luật Hỗ trợ chính quyền địa phương (ALGA) vừa mới được thông qua.
Người đi thuê nhà cũng ở vào hoàn cảnh tương tự như người có nhà riêng vì gần như tất cả các tài sản họ thuê đều đã bị quốc hữu hóa, kể cả những ngôi nhà đã được chủ sở hữu của nó thanh toán đầy đủ cho chính phủ. Theo Đạo luật Phân bổ và cải cách nhà ở, sẽ là không “công bằng” đối với những người đang mua nhà vì họ có lợi thế hơn những người đang thuê nhà. Những biện pháp kiểm soát hoạt động thuê mướn nhà ở sẽ biến các khoản phí bảo dưỡng và đặc biệt là các loại thuế ngày càng tăng trở thành “điệp vụ bất khả thi” đối với chủ sở hữu căn hộ cho thuê. Gần như tất cả những căn hộ loại này đều đã bị chính quyền các hạt tịch thu để trả thuế. Bản thân phần lớn thu nhập của các hạt giờ đây cũng phải phụ thuộc vào chính quyền liên bang nên bất động sản của họ đã được bàn giao cho cơ quan liên bang để đổi lấy các khoản viện trợ.
Mọi động thái trên đều nhận được sự hưởng ứng của các cử tri, những người luôn cảm kích vì các nhà lãnh đạo đang “làm một cái gì đó” để giải quyết những vấn đề của họ. Tuy nhiên, rốt cuộc người ta cũng hiểu ra rằng thực chất tất cả nhà cửa và căn hộ của họ đều đã nằm trong tay chính quyền liên bang và họ đang được sống dưới những mái nhà ấy chỉ vì sự rộng lượng của chính phủ mà thôi. Nếu chính phủ muốn họ dời đi, họ sẽ phải dời đi.
CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LƯƠNG-GIÁ VÀ CÁC ĐỘI QUÂN LAO ĐỘNG
Cùng lúc đó, Cơ quan Bình ổn Lương thưởng - Giá cả (WPSA) của Liên Hợp quốc đã tiến hành các biện pháp kiểm soát lương, giá cả để chống lại nạn lạm phát. Một số doanh nghiệp sống sót qua thời kì lạm phát đều bị WPSA thâu tóm và ngăn không cho tình trạng đóng cửa xảy ra. Những công nhân nào không chịu làm việc với mức lương thấp và cố định hoặc không nhận những công việc được phân công sẽ bị bắt giữ và buộc tội vì có những hành động chống dân chủ. Giữa việc “tự nguyện” tham gia Quân đội Phục hồi Môi trường và Việc làm (FEERA) của Liên Hợp quốc hoặc phải vào tù, hầu hết đều chọn Quân đội. Họ làm bất cứ việc gì được giao để đổi lấy thức ăn và chỗ ở. Nhiều người đã được chỉ định những công việc mới, đến những thành phố mới, thậm chí là quốc gia mới tùy vào hạn ngạch việc làm do ủy ban Phân bổ nguồn nhân lực Quốc tế (IHRAA) của Liên Hợp quốc định ra. Gia đình của những công nhân này được cấp chỗ ở phù hợp với hoàn cảnh công việc và mức độ sẵn sàng hợp tác của họ.
Xe hơi giờ đây là thứ xa xỉ chỉ dành cho những nhân vật chóp bu trong bộ máy chính phủ. Một số công nhân nhất định được điều chuyển đến các doanh trại trong phạm vi có thể đi bộ được ở các thành phố lớn. Những người khác sử dụng hệ thống vận chuyển siêu tốc được FEERA chú trọng mở rộng. Tầng lớp quản lý bậc trung và công nhân có tay nghề được phép sống ở vùng ngoại ô sẽ có dịch vụ “xe đưa rước cho mọi người” (PVPs) chở đến nơi làm việc.
Tuần trước, Maurice Strong, Giám đốc của IHRAA, đã đến thăm 15 phân khu nằm ngoài lục địa Bắc Mỹ - bao gồm cả Mỹ và Canada trước đây. Ông ta bày tỏ lòng tự hào vì Mỹ không ngừng bành trướng ra toàn thế giới.
Lại hai mươi năm nữa trôi qua. Chúng ta đang ở trong một Trật tự Thế giới mới. Và không ai biết chính xác nó được bắt đầu từ khi nào. Thực tế không có một ngày chính thức, một thông báo trên phương tiện truyền thông hay trống dong cờ mở nào để đánh dấu sự kiện này. Suốt từ mười đến mười năm năm qua, Trật tự Thế giới mới trở thành một sự việc hiển nhiên, tất cả mọi người đều coi đó là bước phát triển tất yếu của xu hướng và những nhu cầu chính trị. Giờ đây, thế giới đã được thay máu bởi một thế hệ mới, họ không có chút khái niệm nào về bất cứ lối sống nào khác. Rất nhiều người thuộc thế hệ cũ đã sống đến cuối cuộc đời không còn nhớ gì về cuộc sống trước đây của mình nữa. Tất nhiên, nhiều người trong số họ đã bị loại bỏ. Trường học và sách vở nói về quá khứ như một kỷ nguyên của sự cạnh tranh không có quy tắc, thói ích kỉ và bất công. Những thứ tài sản như xe hơi, nhà riêng hay dăm ba đôi giày ít khi được nhắc đến, nếu có thì chúng cũng bị chế nhạo như sự lãng phí của một xã hội suy đồi nhưng thật không may là lại nhan nhản khắp nơi.
KHÔNG CÓ THUẾ MÁ, LẠM PHÁT HAY SUY THOÁI
Người dân không còn phải lo nghĩ đến những khoản thuế ngất ngưởng nữa. Hầu hất các nơi đều đã bãi bỏ tất cả mọi loại thuế. Mọi người trực tiếp hoặc gián tiếp làm việc cho chính phủ và được trả lương qua hệ thống chuyển khoản điện tử tới một ngân hàng quốc gia. Ngân hàng này kiểm soát toàn bộ tài khoản chi tiêu của người dân. Ngay cả những tập đoàn lớn, được phép thuộc sở hữu tư nhân, cũng chỉ nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ. Một mặt, họ hoàn toàn tuân theo sự chỉ đạo của chính phủ, mặt khác họ cũng không bao giờ lo bị thua lỗ vì đã được bảo vệ tuyệt đối. Các công dân được trả công lao động dựa trên sự hữu ích về mặt chuyên môn trong công việc và thứ bậc chính trị trong xã hội của người đó. Anh ta sẽ chỉ phải nộp một khoản thuế rất thấp hoặc không phải nộp gì cả. Chi phí cho các hoạt động của đất nước hoàn toàn nhờ vào việc mở rộng cung tiền tệ và lợi ích kinh tế của các quân đoàn lao động.
Mỗi khu vực trên thế giới sẽ tự quyết định nhu cầu chi tiêu của mình, sau đó bán trái phiếu quốc gia trên thị trường mở để huy động tiền. Quỹ tiền tệ quốc tế/Ngân hàng thế giới đóng vai trò là ngân hàng trung ương của thế giới sẽ là khách hàng lớn nhất. Nó sẽ quyết định chính phủ mỗi khu vực cần bao nhiêu tiền rồi “mua” một số lượng trái phiếu có trị giá tương đương. Ngân hàng làm điều này bằng cách chuyển “các khoản tín dụng” qua hệ thống điện tử tới một ngân hàng ủy thác của nó ở khu vực nhận tiền. Sau khi quá trình này được hoàn tất, chính quyền ở nơi nhận tiền có thể sử dụng các khoản tín dụng này để thanh toán hóa đơn. Không cần đến một đồng đô-la tiền thuế nào cả. Đơn giản là IMF/WB tạo ra tiền và chính phủ các nơi sử dụng nó.
Nếu như trước đây, việc tăng nguồn cung tiền như thế này hẳn sẽ khiến giá và lương tăng lên ngay lập tức thì giờ đây, mọi việc đã khác. Giá cả và lương bổng đã hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chính phủ. Tuy nhiên, chính phủ cũng bị rơi vào cảnh gậy ông đập lưng ông. Cần phải khiến các công nhân cảm thấy hạnh phúc bằng cách tăng lương cho họ nhưng đồng thời cũng cần duy trì hoạt động của các nhà máy bằng cách cho phép họ tăng giá. Và như thế, vòng xoắn giá cả - lương bổng không thể chấm dứt. Nó chỉ bị trì hoãn vài tháng mà thôi. Thay vì để vòng xoắn đó diễn biến theo tác động qua lại giữa giá cả và lương bổng thì chính phủ lại dẫn dắt nó bằng cách thức rất quan liêu mà kết quả cuối cùng thì như nhau. Mọi người trên thế giới vẫn đang trả tiền cho những chi phí của chính phủ quốc tế và khu vực bằng những đồng thuế ngầm có tên gọi là lạm phát.
Trong quá khứ hỗn loạn, những quốc gia công nghiệp hóa trên thế giới đã từng phải chống chọi qua những đợt lạm phát lên đến hơn 1000%. Chính điều này đã góp phần đập tan niềm tin của dân chúng đối với chính phủ đương nhiệm của họ. Nó cũng khiến họ trở nên dễ tính hơn và sẵn sàng chấp nhận những thay đổi mạnh mẽ trong đời sống và thể chế chính trị, mở đường cho một Trật tự Thế giới mới. Bây giờ chúng ta đã đến với thế giới mới đó, và tỉ lệ lạm phát cực kỳ cao như hiện nay sẽ khiến dân chúng bất bình và phản tác dụng, ít nhất là trong thời bình, chính vì vậy, chính phủ đã giới hạn tỉ lệ lạm phát ở mức 5% một năm. Con số này được cho là tỷ lệ đẹp nhất để các công ty đạt được doanh thu mà không gây ra sự hoang mang trong xã hội. Tất cả đều đồng ý đây là một tỷ lệ “vừa phải”, chúng ta có thể chung sống với nó, nhưng chúng ta có xu hướng quên đi con số lạm phát 5% đó, quên vĩnh viễn.
Việc phá giá 5% không chỉ đối với khoản tiền kiếm được trong năm nay mà đối với tất cả lượng tiền còn lại trong những năm trước. Cho đến cuối năm đầu tiên áp dụng biện pháp này, một đồng đô-la ban đầu chỉ tương đương với 95 cent bây giờ. Đến cuối năm thứ hai, giá trị của nó tiếp tục giảm thêm 5% nữa, còn 90 cent, … Sau 20 năm, chính phủ đã sung công 64% giá trị mỗi đồng đô-la mà chúng ta dành dụm được từ khi mới đi làm cho tới giờ. Sau 45 năm lao động, khoản thuế ngầm tính trên những đồng đô-la của năm đầu tiên sẽ là 90%. Cuối cùng, toàn bộ số tiền tiết kiệm cả đời của chúng ta sẽ chui vào túi chính phủ. Thu nhập hiện tại và tiền lãi được hưởng sẽ phần nào bù đắp lại ảnh hưởng của chính sách phá giá này nhưng sẽ không thể nào thay đổi được sự thật là chính phủ đang sung công những gì chúng ta kiếm được.
TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT "VỪA PHẢI" 5%
Trong 50 năm qua, tất cả những biểu đồ thể hiện tình hình tụt dốc của đồng đô-la từ một cột mốc nào đó cho đến “hiện tại” đều biểu diễn dạng đường cong.
Tất nhiên đây chỉ là những con số bình quân. Một số quan chức chính phủ bậc trung sẽ xoay xở để đầu tư đồng tiền của mình vào các tài sản hữu hình hoặc các loại chứng khoán sinh lợi vẫn còn lưu thông trên thị trường. Bằng cách đó, đồng tiền của họ sẽ được bảo vệ phần nào trước những tác động của lạm phát. Đối với số đông còn lại, các loại tài sản bảo hiểm rủi ro lạm phát cũng hữu ích nhưng chỉ có thể bù đắp lại một phần rất nhỏ những gì mà họ đã kiếm được suốt cả đời.
Vì thế, chúng ta đã thấy rằng, trong Trật tự thế giới mới, lạm phát đã được thể chế hóa ở mức “vừa phải” là 5%. Cứ qua năm hoặc sáu thế hệ, có thể một đồng tiền mới lại được ban hành để thay thế đồng tiền cũ với mục đích giảm bớt những con số 0 phía sau. Thế nhưng không ai sống đủ lâu để trải nghiệm quá một đợt phá giá tiền tệ cả. Mỗi thế hệ tiếp theo sẽ không phải lo nghĩ gì đến những mất mát của thế hệ đi trước. Họ tham gia vào quá trình mà không biết rằng đó là một quy trình xoay vòng chứ không phải một đường thẳng. Họ không thể nhìn thấy toàn bộ cục diện vì khi quá trình bắt đầu, họ còn chưa được sinh ra và khi quá trình kết thúc họ không còn sống để chứng kiến. Thực ra, không cần có điểm kết thúc. Quy trình này có thể tiếp diễn đến vô tận.
Với cơ chế hoạt động nói trên cộng với sản lượng mà các đội quân việc làm sản xuất ra, chính phủ có thể hoạt động mà hoàn toàn không cần đến tiền thuế. Họ có toàn quyền đối với những gì mà các công dân của họ làm ra. Mỗi công nhân có một tivi màu, thức uống có cồn và chất kích thích được chính phủ bao cấp, giải trí bằng các kênh thể thao bạo lực. Nhưng đó cũng là lựa chọn duy nhất của họ. Họ không thể chạy trốn khỏi giai cấp của mình. Xã hội đã được phân chia thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với một bộ máy cai quản ở giữa. Những đặc quyền đặc lợi chủ yếu là cha truyền con nối. Tầng lớp công nhân và phần lớn bộ phận cai quản đều phục vụ cho những ông bà chủ mà họ không hề biết tên. Phục vụ giai cấp thống trị - các nhà khoa học tiền tệ và chính trị, những người tạo ra và kiểm soát Trật tự thế giới mới - là bổn phận của họ. Loài người đang sống dưới chế độ phong kiến công nghệ cao.
CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN CÔNG NGHỆ CAO
Lạm phát không phải là vấn đề duy nhất của nền kinh tế hỗn loạn trong quá khứ nay đã được kiểm soát, ngoài nó ra còn có hiện tượng bong bóng trong chu kỳ kinh tế. Giống như những khoản thuế trực tiếp, thời đại này không còn tồn tại những chu kỳ kinh tế nữa. Khi mà chính phủ nắm quyền kiểm soát chặt chẽ đối với tất cả các hoạt động kinh tế thì hiển nhiên họ sẽ không cho phép chu kỳ kinh tế xảy ra. Không có hiện tượng đầu cơ vì không ai có tiền để gom hàng. Không có hiện tượng tích trữ hàng tồn kho hay tư liệu sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận trong tương lai vì hàng tồn kho giờ đây được tính theo công thức cụ thể. Bên cạnh đó, lợi nhuận cũng được xác định bằng công thức và mặc dù quy mô của nó chỉ đủ lớn để theo kịp tốc độ lạm phát nhưng có sự bảo đảm từ phía chính phủ.
Tình trạng hỗn loạn trong nền kinh tế không thể xảy ra vì đó là điều không thể chấp nhận được. Suy thoái kinh tế cũng vậy. Đúng, trên thế giới có hàng tỉ tỉ người đang phải sống trong những điều kiện khắc nghiệt và hàng ngàn người chết đói mỗi ngày nhưng nền kinh tế thì không được phép suy thoái. Không một chính trị gia, không một nhà chức trách nào dám lên các phương tiện truyền thông mà nói ra cái ý tưởng rằng hệ thống này là một sự thất bại. Hàng tháng, chính phủ lại công bố những số liệu thống kê thể hiện một cách mập mờ rằng nền kinh tế của chúng ta vẫn đang tăng trưởng ổn định. Mặc dù khắp nơi người người đang đói ăn nhưng nạn đói thì không bao giờ còn xuất hiện nữa. Mặc dù các quân đoàn lao động đang bị nhồi nhét trong những khu doanh trại và lán trại ọp ẹp, mặc dù những ngôi nhà và cao ốc cũ kĩ sắp sụp đến nơi vì không được bảo dưỡng, khiến ngày càng có nhiều gia đình phải chia sẻ với nhau chỗ ở chật chội và lạnh lẽo - nhưng người ta vẫn tuyên bố rằng vấn đề thiếu nhà ở cho người dân đang được giải quyết tận gốc. Nền kinh tế hoàn toàn khỏe mạnh, không có vấn đề gì cả, vì giờ đây “vấn đề” đã trở thành cụm từ bất hợp pháp.
TIẾNG VỌNG TỪ QUÁ KHỨ
Trên tấm bảng phía trước cỗ máy thời gian của chúng ta đang hiển thị một thông điệp: “Dãy số nhân đôi trong ngân hàng bộ nhớ. Vui lòng kiểm tra lại các năm 1816, 1831, 1904 và 1949.” Nó cho chúng ta biết chiếc máy tính trên tàu vừa mới tìm thấy sự giống nhau giữa cảnh tượng chúng ta đang thấy trong thì tương lai và một điều gì đó trong quá khứ đã được nó ghi vào bộ nhớ. Tốt nhất chúng ta nên kiểm tra xem sao. Các bạn hãy gõ “Gửi dữ liệu đến máy in” rồi nhấn phím Thực hiện.
Máy in đang cho ra tờ giấy đầu tiên. Nó là một lời cảnh báo. Trong năm 1861, Thomas Jefferson đã viết một lá thư gửi cho Sam Kercheval với nội dung như sau:
Chúng tôi phải lựa chọn giữa kinh tế và tự do, hoặc sự thịnh vượng và cảnh nô lệ. Nếu chúng tôi rơi vào cảnh nợ nần vì phải đóng thuế cho đồ ăn thức uống, cho những nhu yếu phẩm, cho những giờ lao động và những lúc giải trí, … người của chúng tôi… phải làm việc 16 tiếng một ngày và số tiền phải trả cho chính phủ đã ngốn hết 15 giờ tiền công của họ… không có thì giờ để suy nghĩ, không có phương tiện để gọi cho những lão chủ tồi của mình đến để giải thích rõ ràng; nhưng chúng tôi rất vui lòng kiếm sống bằng cách bán mình, cầm lấy dây thừng của chính phủ tròng vào cổ những người đã đồng cam cộng khổ với chúng tôi… Và đây chính là xu hướng của tất cả những bộ máy chính phủ của loài người… cho đến khi phần lớn người dân trong xã hội chỉ còn là những cái xác đói ăn…. Theo sau nó là thuế má, nghèo đói và áp bức.[3]
Đây là tờ giấy in thứ hai, một bài bình luận chính trị đồng thời là một lời tiên tri. Trong năm 1983, rnột người Mỹ trẻ tuổi tên là Alexis de Tocqueville đã đi khắp nước Mỹ để chuẩn bị cho bản báo cáo chính thức về hệ thống nhà tù của Mỹ sẽ được trình lên chính phủ Pháp. Tuy nhiên, mối quan tâm thực sự của anh ta lại là môi trường xã hội và chính trị ở Tân Thế giới. Ở đây, anh ta tìm thấy nhiều thứ khiến bản thân rất ngưỡng mộ nhưng đồng thời anh ta cũng theo dõi những sự việc mà mình cho rằng chúng là mầm mống của sự sụp đổ. Sau một năm, anh ta trở về Pháp và bắt đầu viết một bộ sách bốn tập phân tích về những điểm mạnh và điểm yếu mà bản thân nhận thấy. Những lời khuyên của Alexis rất đáng quan tâm và bộ sách có tựa đề “Nền dân chủ ở Mỹ” (Democracy in America) cho đến nay vẫn là một trong số những tác phẩm kinh điển trong giới khoa học chính trị. Sau đây là một phần trong tác phẩm đã được máy tính của chúng ta ghi lại:
Theo người Mỹ, ở mỗi bang, quyền lực tối cao phải do người dân nắm giữ, nhưng một khi quyền lực ấy đã được hình thành thì họ cho rằng nó có sức mạnh vô biên và có quyền làm bất cứ điều gì nó muốn… Ý tưởng về quyền cá nhân vốn vẫn tồn tại trong mỗi con người nhanh chóng biến mất, thay vào đó là ý thức về quyền lực tối thượng và duy nhất của xã hội…
Điều đầu tiên đập vào mắt tôi là sự đông đúc không thể tả nổi, tất cả đều na ná như nhau. Họ nỗ lực không ngừng để kiếm tìm những thú vui vụn vặt tầm thường để lấp đầy cuộc sống của mình. Mỗi người trong số họ là một bản thể riêng biệt và xa lạ đối với tất cả những người khác. Trên ốc đảo của anh ta chỉ có con cái và bạn bè thân thiết mà thôi…
Trên tất cả những bon chen của con người là một thứ quyền lực giám hộ vô biên. Nó bảo vệ niềm tin của họ và dõi theo số phận của họ. Đó là thứ quyền lực tuyệt đối, sát sao, chuẩn mực, ôn hòa và nhìn xa vào tương lai. Nó giống như thứ quyền lực của một người cha, người mẹ khi chuẩn bị hành trang cho đứa con bước vào đời nhưng ngược lại cũng luôn tìm cách để giữ chúng hồn nhiên như trẻ nhỏ: nó khuyên mọi người nên tận hưởng và không lo nghĩ bất cứ điều gì khác.
Sau khi đã kiểm soát hoàn toàn từng cá nhân trong xã hội bằng quyền năng của mình và nhào nặn họ theo ý muốn, thứ quyền lực tối thượng này sẽ vươn cánh tay ra toàn bộ xã hội. Nó bao trùm phần bề mặt của xã hội bằng một mạng lưới những luật lệ, quy chuẩn nhỏ nhặt và phức tạp. Tấm lưới đó sẽ lọc ra những bộ óc nguyên sơ nhất và những tính cách năng động nhất không bị nó tác động để đứng trên đám đông. Ý chí con người không thể phá vỡ, nhưng nó rất mềm, dễ uốn nắn và dẫn dắt. Con người hiếm khi bị nó ép buộc phải hành động nhưng họ lại luôn luôn thận trọng trước khi làm gì đó. Thứ quyền lực ấy không phá hủy nhưng ngăn cản sự tồn tại của một người; không đàn áp, cai trị anh ta nhưng lại dồn nén, khiến anh ta kiệt sức, mệt mỏi, sống vật vờ, u mê… cho đến khi cả đất nước biến thành một vườn thú với những con vật nhút nhát và cần mẫn mà chính phủ là những người chăn nuôi chúng.
Những người trong thời đại chúng ta luôn bị kích động bởi hai cảm giác mâu thuẫn với nhau: họ vừa muốn được dẫn dắt vừa muốn được tự do. Vì không thể xóa bỏ một trong hai cảm giác đó nên họ cố gắng thỏa mãn cả hai cùng một lúc. Họ thiết lập nên một hệ thống chính quyền duy nhất, có quyền lực vạn năng và có thể che chở cho họ nhưng các nhà lãnh đạo phải do họ bầu ra. Họ áp dụng nguyên tắc “tập trung”, điều này khiến họ thấy hài lòng: họ tự cho rằng mình đang được che chở bởi những người do họ chính chọn ra. Mỗi người tự cho phép mình ỷ lại, dựa dẫm vào chính phủ vì anh ta thấy rằng ở cuối cái dây thừng mà anh ta đang ngoan ngoãn đi theo không phải là một cá nhân hay một tầng lớp nào mà là toàn thể xã hội. Với hệ thống này, con người chỉ có thể tách khỏi chính phủ trong một thời gian đủ dài để họ có thể lựa chọn ra một ông chủ khác và lại tiếp tục dựa dẫm.[4]
GIÁO DỤC NHƯ MỘT CÔNG CỤ ĐỂ KIẾN THIẾT CON NGƯỜI
Tờ giấy in thứ ba là một bản báo cáo do ủy ban Giáo dục phổ cập xuất bản năm 1904. Đây là một trong những tổ chức đầu tiên được thành lập bởi Hầu tước John D. Rockeffeler. Mục đích của tổ chức này là sử dụng quyền lực của đồng tiền để tác động lên hướng đi của ngành giáo dục, đặc biệt là phát triển ý thức hệ của chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa quốc tế, chứ không phải để tăng chất lượng giáo dục của Mỹ như lúc bấy giờ nhiều người vẫn tin tưởng. Họ sử dụng các phòng học để rao giảng những tư tưởng khuyến khích mọi người trở nên thụ động và dễ phục tùng những luật lệ mà chính phủ đặt ra. Mục tiêu của họ từ trước tới giờ là tạo ra những công dân được giáo dục ở một mức độ vừa đủ để làm việc với năng suất cao dưới sự giám sát của người khác, nhưng lại chưa đủ để chất vấn nhà chức trách hay tìm cách leo lên tầng lớp lãnh đạo. Nền giáo dục chân chính chỉ dành riêng cho những cậu ấm cô chiêu mà thôi. Đối với số còn lại, sẽ tốt hơn nếu ngành giáo dục cho ra đời những công nhân lành nghề không khao khát gì hơn là tận hưởng cuộc sống của mình. Thế là đủ, như Tocqueville đã viết: “Mọi người nên tận hưởng và không lo nghĩ bất cứ điều gì khác.”
Trong ấn phẩm đầu tiên của ủy ban Giáo dục phổ cập, Fred Gates đã giải thích về kế hoạch của tổ chức như sau:
Chúng tôi mơ ước có được những nguồn lực vô hạn, muốn mọi người sẽ tìm đến chúng tôi với một tính cách dễ bảo và để bàn tay của chúng tôi uốn nắn họ. Chúng tôi không quan tâm đến mọi quy tắc giáo dục hiện nay mà chỉ làm những gì chúng tôi cho là tốt đối với những người nông dân chất phác và biết nghe lời. Chúng tôi sẽ không cố gắng biến những người này cũng như bất cứ ai trong số con em của họ trở thành những triết gia hay nhà khoa học. Chúng tôi không khuyến khích họ trở thành những tác giả, nhà biên tập, nhà thơ hay nhà văn. Chúng tôi không định tìm kiếm những mầm non nghệ sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ hay luật sư, bác sĩ, diễn giả, chính trị gia - chúng ta đã có quá nhiều những người như vậy rồi. Nhiệm vụ mà chúng tôi tự đặt ra cho mình rất đơn giản nhưng cũng rất đẹp đẽ: Đào tạo những con người mà chúng tôi gặp để họ có thể thích nghi tuyệt đối với cuộc sống của họ… ở nhà, ở cửa hàng và ở trang trại.[5]
TRỞ VỀ TƯƠNG LAI
Chúng ta đang cầm trên tay tờ giấy thứ tư. Đây là một bài văn trào phúng - đồng thời là một lời cảnh báo. Vào năm 1949, George Orwell viết một cuốn tiểu thuyết cổ điển với tựa đề 1984. Trong đó, ông phác họa ra những cảnh tượng “tương lai” y hệt như những gì chúng ta đang thấy trước mắt. Có vẻ như sai sót duy nhất mà ông mắc phải đó là năm mà ông đã lấy làm tựa đề cuốn tiểu thuyết. Nếu ông viết nó ở hiện tại, chắc hẳn ông sẽ đặt tên nó là 2054.
Orwell miêu tâ thế giới tương lai được chia làm ba phần: Oceania, Eurasia và Eastasia. Oceania bao gồm Mỹ, Anh, Úc và Quần đảo Đại Tây Dương; Eurasia bao gồm Nga và lục địa châu Âu; Eastasia bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Á và Ấn Độ. Các siêu lục địa này liên tục gây chiến với nhau. Mục đích chính của những cuộc chiến này không phải là để hạ gục kẻ thù mà để giành quyền kiểm soát dân số thế giới. Người dân ở cả ba vùng lãnh thổ đều chịu đựng đói nghèo và áp bức vì họ cho rằng trong thời chiến cần phải chấp nhận hy sinh. Đa số âm mưu kế sách được nói đến trong tài liệu tuyệt mật “Bản báo cáo tờ Núi Sắt” (The Report from Iron Mountain) đều được tìm thấy trong tiểu thuyết của Orwell, có điều Orwell mô tả chúng trước. Thậm chí các chuyên gia cố vấn của bản báo cáo này còn sẵn sàng ghi nhận Orwell là tác giả của một số ý tưởng trong tài liệu. Ví dụ, về đề tài thiết lập một hệ thống cai trị nô lệ hiện đại và phức tạp, nhóm chuyên gia của Núi Sắt nói rằng:
Cho đến bây giờ, ý tưởng này vẫn chỉ có trong những cuốn tiểu thuyết, đặc biệt là những tác phẩm của Wells, Huxley, Orwell và một số tác giả khác viết về đề tài xã hội viễn tưởng trong tương lai. Tuy nhiên, sau khi ra đời, hai tác phẩm Brave New World và 1984 dường như ngày càng chứng tỏ được rằng những sự tưởng tượng trong đó không hề xa vời chút nào. Sự kết hợp giữa chế độ nô lệ và những nền văn hóa tiền công nghiệp cổ lai hy không thể nào làm chúng ta tin rằng nó có thể thích nghi với những mô hình tổ chức xã hội tiên tiến.[6]
Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng cuốn tiểu thuyết của Orwell không chỉ đơn thuần là một cuốn sách giải trí. Nó liên quan đến chuyến du hành mà chúng ta đang tham gia. Những vị chủ nhân tương lai của chúng ta nên nghiên cứu về tác giả này thật tỉ mỉ. Cả chúng ta cũng vậy. Sau đây là một đoạn trong tác phẩm của ông:
Chiến tranh xảy ra liên miên giữa ba siêu lục địa này trong suốt hai mươi lăm năm qua. Tuy nhiên, nó không còn khủng khiếp và mang tính hủy diệt như những gì loài người đã từng được chứng kiến trong những thập niên trước của thế kỉ 20… Nói như thế không có nghĩa là cách thức loài người tiến hành những cuộc chiến hay các quan điểm, tư tưởng phổ biến về chúng đã bớt khát máu hơn hoặc có vẻ rộng lượng hơn. Ngược lại, tất cả các quốc gia trên thế giới không ngừng tỏ rõ sự hiếu chiến của mình. Những hành động bố ráp, cướp phá, tàn sát trẻ em; dân số ngày càng giảm vì chết đói; những vụ trả đũa lẫn nhau nhắm vào các tù nhân bằng cách đem chôn người sống đang được coi là chuyện hết sức bình thường…
Mục đích chính của chiến tranh ngày nay… là tiêu thụ bớt những sản phẩm do máy móc tạo ra mà không nâng cao mức sống của người dân. (Từ “máy móc” ý nói khả năng sản xuất ra hàng hóa bằng thiết bị kỹ thuật và công nghiệp của xã hội)… Từ lần đầu tiên máy móc xuất hiện cho đến nay, rõ ràng tất cả mọi người đều cho rằng loài người sẽ không cần lao động cực nhọc nữa, và từ đó tình trạng bất công trong xã hội cũng sẽ biến mất. Nếu như máy móc được sử dụng một cách cẩn trọng để đạt được kết quả cuối cùng như vậy thì tình trạng đói kém, lạm dụng sức lao động, ô nhiễm, mù chữ và bệnh dịch có thể bị xóa sổ chỉ sau một vài thế hệ mà thôi…
Nhưng có một sự thật rõ ràng khác là thế giới ngày càng trở nên giàu có đã đe dọa sẽ hủy diệt xã hội có sự phân chia thứ bậc - trong một vài trường hợp từ “hủy diệt” được dùng đúng với nghĩa đen của nó. Trong một thế giới mà tất cả mọi người đều chỉ phải làm việc vài tiếng một ngày nhưng vẫn đủ ăn đủ tiêu, ở trong một ngôi nhà có một phòng tắm, một tủ lạnh, sở hữu một chiếc xe ô tô hoặc thậm chí có hẳn một cái máy bay, thì những sự bất bình đẳng dễ nhận thấy nhất và có lẽ là quan trọng nhất hẳn nhiên sẽ bị xóa bỏ. Một khi sự giàu có đã trở thành điều bình thường thì nó sẽ không còn tạo ra sự khác biệt giữa người với người nữa… Một xã hội có giai cấp sẽ không thể nào tồn tại bền vững. Giả sử tất cả mọi người đều ngồi mát ăn bát vàng và được bảo vệ tuyệt đối thì sẽ xuất hiện vô số những con người trước đây vì nghèo túng nên u mê, dốt nát giờ đây sẽ biết chữ và có thể tự suy nghĩ cho bản thân. Khi đó, chẳng sớm thì muộn họ cũng sẽ nhận ra rằng giai cấp thống trị với đủ thứ đặc quyền đặc lợi kia thực ra không làm được trò trống gì cả, và họ sẽ gạt phăng giai cấp này đi. Kết quả là, một xã hội có sự phân chia giai cấp chỉ có thể tồn tại trên nền tảng là sự đói nghèo và ngu dốt.
Có chiến tranh tất phải có sự hủy diệt. Không nhất thiết phải là những tổn hại về sinh mạng con người mà có thể là hàng hóa hay sức lao động, chiến tranh có thể phá tan mọi thứ, chôn vùi tất cả xuống ba thước đất hay nhấn chìm thế giới xuống biển sâu. Tuy nhiên, chiến tranh cũng có thể mang lại một cuộc sống dễ chịu hơn cho người dân và từ đó mang lại tri thức cho họ…
Trên thực tế, nhu cầu của con người bao giờ cũng bị đánh giá không đúng mức, kết quả là luôn có đến một nửa số nhu yếu phẩm cho đời sống của người dân không được đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên đây cũng được coi là một lợi thế. Nó là một chính sách được tiến hành từng bước nhằm giữ những nhóm người có đặc quyền cũng luôn ở bên bờ vực của sự khốn khó vì tình trạng khan hiếm chung sẽ khiến những đặc quyền nhỏ cũng trở nên quan trọng hơn, khuếch đại những khác biệt giữa các nhóm người… chính sách này bao trùm lên toàn bộ thành phố, ở đó chỉ cần một đàn ngựa thôi cũng đã tạo nên ranh giới giữa giàu có và bần hàn. Mặt khác, trong thời buổi chiến tranh, tai ương sẵn sàng đổ xuống đầu bất cứ lúc nào nên việc chuyển giao mọi quyền lực vào tay một nhóm nhỏ là điều tất yếu phải xảy ra nếu muốn tồn tại được…
Rồi người ta sẽ thấy rằng chiến tranh không chỉ gây ra những sự hủy diệt tất yếu mà còn gây ra những thiệt hại có thể chấp nhận được về mặt tâm lý. Trên nguyên tắc, việc thế giới xây dựng những đền đài và kim tự tháp, đào lên lấp xuống, sản suất ra một khối lượng hàng hóa khổng lồ để rồi châm một mồi lửa và thiêu rụi chúng quả là một sự lãng phí lao động thặng dư rất lớn. Thế nhưng những sự lãng phí chỉ giúp nền kinh tế phát triển chứ không thể tạo nên nền tảng tinh thần của chế độ xã hội giai cấp.
Rồi người ta sẽ thấy rằng chiến tranh giờ đây chỉ đơn thuần là cuộc tranh giành nội bộ… do các nhóm thống trị tiến hành nhằm chống lại những đối thủ của riêng họ. Mục tiêu của chiến tranh không phải để xâm lược lãnh thổ hay ngăn chặn điều đó nữa mà để duy trì cấu trúc xã hội.[7]
VAI TRÒ CỦA SỰ LÃNG PHÍ TRONG CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI HIỆN ĐẠI
Một lần nữa, rõ ràng câu chuyện tưởng tượng có phần tàn nhẫn của Orwell chính là hình mẫu cho cuốn Báo cáo từ Núi Sắt. Những người đã vạch ra kế hoạch cho tương lai của chúng ta nói rất dài dòng về giá trị của sự lãng phí một cách có chủ ý, coi nó như những phương tiện để ngăn cản người dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Họ viết:
Sản phẩm mà những vũ khí hủy diệt hàng loạt để lại luôn luôn đi kèm với sự “lãng phí” về kinh tế. Từ “lãng phí” ở đây mang nghĩa xấu vì nó cho thấy một chức năng nào đó của xã hội đã thất bại. Tuy nhiên, không một hành động nào của con người được coi là lãng phí nếu như nó đạt được mục tiêu tùy theo tình hình cụ thể.
Những “lãng phí” về mặt quân sự thực sự có ích cho xã hội…. Trong những xã hội dân chủ tiến bộ hiện đại, hệ thống chiến tranh được xem như thành trì cuối cùng để bảo vệ những giai cấp xã hội cần phải tồn tại. Khi năng suất của nền kinh tế đã ngày càng bỏ xa nhu cầu tối thiểu thì việc duy trì những mô hình phân phối sao cho giai cấp “cùng đinh” không biến mất quả là khó khăn.
Bản chất tùy tiện của những khoản chi tiêu trong chiến tranh và những hoạt động quân sự khác đã biến chúng trở thành những công cụ lý tưởng nhất để kiểm soát các mối quan hệ chính giữa các giai cấp trong xã hội. Người ta cần phải đảm bảo chiến tranh không bao giờ chấm dứt vì mục tiêu tối thượng là duy trì bất cứ mức độ nghèo đói nào mà một hình thái xã hội cần phải có để tồn tại và phát triển cũng như giữ vững cơ cấu quyền lực nội bộ của nó.[8]
Những tài liệu ghi chép về quá khứ và một tương lai được tưởng tượng ra có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hiện tại. Bỗng nhiên tất cả mọi khoản lãng phí của chính phủ trở nên hợp lý và có logic. Không hề ngớ ngẩn chút nào khi chính phủ trả tiền cho nông dân để họ phá hủy mùa màng của mình; hay bỏ ra hàng tỉ đô-la để mua những loại vũ khí không bao giờ trưng dụng hoặc chỉ đụng đến trong một vài trường hợp nhưng cũng không khai thác hết công dụng; hoặc tài trợ cho những nghiên cứu về đời sống tình dục của loài muỗi xê-xê; hoặc cấp tiền cho các tay chụp ảnh khiêu dâm hành nghề như những nghệ sĩ thực thụ. Mục đích quan trọng hơn cả đằng sau tất cả những việc làm vô ích kia chính là để tiêu phí các nguồn lực quốc gia. Rõ ràng, cho đến bây giờ sự xuống dốc của tiêu chuẩn sống ở các nước phương Tây đang gắn liền với khoảng cách ngày càng rộng hơn giữa người giàu và người nghèo. Tuy nhiên, ít ai biết được sự thật là những điều này là một phần của kế hoạch đã vạch ra. Với mục đích này, sự chi tiêu vô cùng hoang phí của chính phủ không phải là một hệ quả không may, đó là mục tiêu.
Điều này dẫn chúng ta quay trở lại với việc tìm kiếm một giải pháp có thể chấp nhận được để thay thế cho chiến tranh, chiến tranh không chỉ gây ra lãng phí vô cùng lớn mà nó còn là động lực lớn lao cho những hành động của con người. Như Orwell đã nói, sự lãng phí trong thời bình “chỉ giúp nền kinh tế phát triển chứ không thể tạo nên nền tảng tinh thần của chế độ xã hội giai cấp”. Liệu mô hình ô nhiễm môi trường có thể thúc đẩy hành động của con người một cách hiệu quả đủ để thay thế cho chiến tranh hay không?
Đây không phải là một giả định chắc chắn, chúng ta không thể loại trừ khả năng chiến tranh sẽ xảy ra trong tương lai. Mô hình ô nhiễm môi trường chưa được chứng minh một cách toàn diện. Nó có thể tỏ ra hiệu quả trong một phạm vi nhất định và đối với một số mục đích nhất định nhưng không ai dám chắc nó có thể tạo ra một không khí kích động ngang với một cuộc chiến tranh hay không. Các nhà hoạch định thế giới sẽ không bỏ qua lợi ích của chiến tranh cho đến khi chứng minh được tác dụng của mô hình mới sau rất nhiều năm nữa. Về điểm này, Báo cáo từ Núi Sắt đã nhấn mạnh:
Khi được hỏi phải chuẩn bị gì cho một kỷ nguyên hòa bình, chúng tôi phải trả lời một cách rất thẳng thắn và mạnh mẽ rằng hệ thống chiến tranh không được phép biến mất cho đến khi: (1) chúng ta biết chính xác hệ thống nào sẽ thay thế nó, và (2) chúng ta chắc chắn rằng những cơ chế thay thế này sẽ phục vụ mục đích của chúng ta, đó là sự tồn tại của giống nòi và sự bền vững của xã hội… Tại thời điểm này, không ai dám chắc liệu thế giới có khi nào được sống trong hòa bình hay không. Và có một điều còn đáng suy nghĩ hơn nữa… đó là người ta có còn khao khát hòa bình nếu như đạt được nó một cách dễ dàng.[9]
CHỦ NGHĨA ĐỊA PHƯƠNG NHƯ LÀ SỰ CHUYỂN TIẾP SANG CHÍNH PHỦ THẾ GIỚI
Từ trước khi chúng ta khởi động cỗ máy thời gian, các quốc gia trên thế giới đã liên kết lại thành ba siêu quốc gia một cách rõ rệt. Bước đầu, ba liên minh này được hình thành trên cơ sở lợi ích kinh tế rồi đến chính trị và quân sự. Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Nga, khởi đầu với sự ra đời của đồng tiền chung và cuối cùng hợp nhất thành một chính phủ khu vực. Đó chính là Eurasia của Orwell mặc dù EU đã tránh lấy cái tên đó. Canada, Hoa Kỳ, Mê-hi-cô và Nam Mỹ chính là bộ khung của Oceania với đồng tiền chung là đồng tiền có chứng chỉ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Note). Bộ ba Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ chính là trung tâm của Eastasia với hệ thống tiền tệ hoạt động dựa trên đồng Yên Nhật. Nhật Bản đã trở thành kẻ đối đầu với phương Tây vì giờ đây thương mại không còn là lợi thế độc quyền của các quốc gia này nữa. Trung Quốc phát triển nhờ trợ cấp và sự giúp đỡ về mặt công nghệ của phương Tây. Ấn Độ cũng được các nước phương Tây chuyển giao công nghệ nguyên tử. Ngay từ những năm 1980, bộ ba này đã được biết đến là “Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á”.
Công dân của các quốc gia cũ vẫn chưa chuẩn bị cho một bước nhảy vọt để gia nhập chính phủ chung cho toàn thế giới. Họ cần được dẫn dắt từng bước một, những bước đi ngắn hơn và khiến họ ít cảm thấy sợ hãi hơn. Mọi người sẽ sẵn sàng hơn nếu phải hy sinh sự độc lập về mặt kinh tế và quân sự để tham gia vào những nhóm quốc gia gần gũi về tôn giáo và cội nguồn văn hóa, có chung đường biên giới. Sẽ phải mất vài thập kỉ chuyển đổi mới để có thể đi đến bước sáp nhập cuối cùng. Trong thời gian chờ đợi, thế giới cứ bị đẩy qua đẩy lại giữa chiến tranh và hòa bình. Cứ sau mỗi cuộc chiến, mọi người lại cảm thấy sợ hãi hơn, túng quẫn hơn và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Cuối cùng, một chính phủ chung cho toàn thế giới là điều không thể tránh khỏi. Đến lúc đó, mô hình “ô nhiễm môi trường” và mô hình “xâm lược của người ngoài hành tinh” đã đạt đến độ hoàn hảo để thúc đẩy hành động của con người lên những mức độ cao hơn. Nhưng ngay cả trong trường hợp này, đôi khi người ta cũng tiến hành những vụ nổi dậy trong các vùng nếu thấy cần phải có cái gì đó để chứng minh cho sự đúng đắn và cần thiết của những hoạt động “gìn giữ hòa bình” rầm rộ. Chiến tranh không bao giờ chấm dứt hoàn toàn. Nó cần thiết cho sự bền vững của một xã hội, như vốn dĩ từ trước đến giờ vẫn thế.
TƯƠNG LAI SẼ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
Bây giờ chúng ta hãy cùng quay trở về hiện tại - điểm xuất phát của chuyến đi và suy ngẫm về cuộc hành trình của mình. Điều đầu tiên xuất hiện trong đầu là chúng ta không thể chắc chắn rằng tương lai sẽ diễn ra đúng như những gì chúng ta đã được chứng kiến. Có quá nhiều thứ không thể lường trước được. Khi khởi hành, trên bàn điều khiển chúng ta đã chỉnh phím Giả định cơ bản đến Những xu hướng hiện tại chưa bị thay đổi và để nguyên phím Giả định thứ cấp. Nó chỉ đến Khủng hoảng ngân hàng. Nếu như ta chọn địa điểm tiếp theo Không xảy ra khủng hoảng ngân hàng thì chắc hẳn chuyến đi của chúng ta sẽ khác, chúng ta sẽ không nhìn thấy từng hàng dài những người gửi tiền ngân hàng, cảnh mọi người hoang mang và đổ xô đến các cửa hàng để mua đồ hay sự đóng cửa của thị trường chứng khoán. Nhưng rồi trong một tương lai xa hơn, chúng ta vẫn sẽ được chứng kiến những cảnh tượng tràn đầy sự thất vọng như vậy mà thôi, chúng ta vẫn đi đến cùng một điểm, chỉ là bằng một con đường khác với những sự kiện khác.
Những thế lực đang lái xã hội của chúng ta đến chế độ độc tài toàn cầu không hề thay đổi, dù chỉ một chút. Các bộ máy xét xử vẫn hoạt động. Hội đồng xét xử các quan hệ đối ngoại vẫn tồn tại trong các trung tâm quyền lực của chính phủ và giới truyền thông.
Và các cử tri của chúng ta vẫn không hề hay biết về những gì người ta đang làm đối với họ, và vì thế, họ không có khả năng kháng cự. Thông qua các hiệp ước về môi trường và kinh tế hay những cuộc giải giáp vũ khí quân sự được các nước cam kết với Liên Hợp quốc, chúng ta vẫn nhìn thấy tình trạng khẩn cấp của một ngân hàng trung tâm thế giới được ban bố, một chính phủ thế giới và một quân đội thế giới được thành lập để thực thi những mệnh lệnh của tổ chức này. Lạm phát và những biện pháp kiểm soát lương/giá vẫn sẽ tỉ lệ thuận với nhau, khiến hàng hóa tiêu dùng ngày càng cạn kiệt và đẩy loài người vào cảnh lệ thuộc. Thay vì đi đến Trật tự Thế giới mới qua hàng loạt cuộc bùng nổ kinh tế, chúng ta sẽ đến đó trên một con đường ít bạo lực hơn.
Người ta không mảy may nghi ngờ rằng những ông chủ của thế giới, những người hoạch định thế giới thích đi trên những con đường rải nhiều hoa hồng hơn. Cứ “từ từ mà tiến” có lẽ sẽ bớt rủi ro hơn. Nhưng không phải mọi thứ đều ở trong tầm kiểm soát của họ. Các sự kiện có thể nằm ngoài khả năng của họ và những thế lực kinh tế to lớn có thể bỗng chốc không còn tác dụng. Khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra ngay cả khi người ta không chủ ý tạo nên nó.
Mặt khác, bè đảng Âm mưu cũng biết rằng những cuộc khủng hoảng rất hữu ích trong việc “lùa” đám đông vào “trại” nhanh hơn khi những biện pháp khác. Do đó, thời đại nào người ta cũng không thể không áp dụng một số dạng khủng hoảng được hoạch định một cách có khoa học. Khủng hoảng có thể diễn ra theo nhiều kiểu: bạo lực tôn giáo, khủng bố, bệnh dịch, và thậm chí chính chiến tranh. Nhưng tất cả đều đưa đến một kết quả giống nhau. Chuyến đi của chúng ta sẽ không vì một dạng khủng hoảng nào mà bị chệch hướng. Nó chỉ quyết định con đường cụ thể mà chúng ta sẽ đi. Như dòng chảy của một con sông, nó có thể chuyển hướng do những vật cản tự nhiên hoặc do kênh rạch, bờ kè, đập ngăn nước mà con người dựng nên nhưng cuối cùng nó cũng đổ ra biển lớn. Từ đó, chúng ta đi đến kết luận rằng khủng hoảng ngân hàng hay bất cứ sự kiện chấn động nào khác diễn ra cũng không phải là điều quan trọng cho lắm. Đây chính là những giả định thứ cấp và chúng hoàn toàn vô nghĩa. Để ngăn chặn chế độ phong kiến mới sẽ xảy ra trong tương lai, điều duy nhất chúng ta hy vọng có thể làm được là thay đổi giả định Cơ bản. Chúng ta phải thay đổi nó thành Những xu hướng hiện tại đã đảo chiều.
TỔNG KẾT
Một viễn cảnh ảm đạm về những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai gồm có một cuộc khủng hoảng ngân hàng, theo sau nó là một gói cứu trợ khẩn cấp của chính phủ và việc quốc hữu hóa tất cả các ngân hàng. Cái giá phải trả cuối cùng khiến người ta phải choáng váng, được thanh toán bằng những đồng tiền do Cục Dự trữ Liên bang tạo ra và được đưa vào lưu thông trên thị trường dưới hình thức lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát ngày một tăng lên do sự mở rộng không ngừng của các chương trình trợ cấp phúc lợi xã hội, xã hội hóa y tế, các chương trình hỗ trợ và lãi suất phát sinh từ nợ quốc gia. Cuối cùng đồng đô-la bị phế truất, rời khỏi vị trí là đồng tiền thực chung cho thế giới. Hàng tỉ tỉ đô-la được các nhà đầu tư nước ngoài gửi trả cho Hoa Kỳ bằng cách chuyển chúng thành các tài sản hữu hình càng nhanh càng tốt. Việc này khiến lạm phát trở nên trầm trọng hơn nữa. Sức ép từ lạm phát quá lớn, đến nỗi ngành công nghiệp và thương nghiệp bị ngừng trệ. Hình thức hàng đổi hàng trở thành phương tiện để trao đổi. Mỹ gia nhập hàng ngũ những quốc gia bị suy thoái của Nam Mỹ, châu Phi và châu Á - nền kinh tế của tất cả những nước này đều rơi vào tình trạng sa lầy như nhau.
Các chính trị gia đã chộp lấy cơ hội này và kiến nghị những cải cách triệt để. Những biện pháp này chính xác là nguyên nhân đã tạo nên khủng hoảng: mở rộng quyền lực của chính phủ, các cơ quan có chức năng điều tiết hoạt động xã hội mới, nhiều quy tắc, luật lệ được đưa ra để thắt chặt tự do. Nhưng thời gian này, các chương trình bắt đầu mang tầm vóc quốc tế. Đồng đô-la Mỹ được thay thế bằng đồng tiền Liên Hợp quốc mới, Cục dự trữ Liên bang trở thành một chi nhánh của IMF/WB.
Giao dịch điện tử thay thế cho tiền mặt và tài khoản séc, cho phép các cơ quan của UN giám sát tất cả hoạt động tài chính của từng người dân. Một loại thẻ căn cước có thể đọc bằng máy được sử dụng nhằm mục đích này. Nếu một cá nhân bị bất cứ cơ quan chính phủ nào liệt vào “danh sách đen” thì thẻ căn cước của anh ta sẽ không sạch và anh ta bị cấm tiến hành tất cả các giao dịch kinh tế cũng như đi lại. Đây là quyền kiểm soát tối cao.
Tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng trên đường phố chính là lý do để chính phủ ban bố tình trạng thiết quân luật. Người dân rất vui mừng khi nhìn thấy binh lính Liên Hợp quốc kiểm tra thẻ căn cước. Chế độ dùi cui xuất hiện dưới danh nghĩa bảo đảm sự an toàn của nhân dân.
Cuối cùng, tất cả nhà ở của tư nhân đều bị chính phủ tiếp quản. Đây là kết quả của gói cứu trợ ngành kinh doanh thế chấp nhà. Tương tự với tài sản cho thuê vì các ông chủ bà chủ cũ không có khả năng chi trả các khoản thuế tài sản nữa. Người dân được phép ở lại trong những căn nhà này với giá cả vừa phải, hoặc không mất đồng nào. Rốt cuộc người ta cũng nhận ra rằng giờ đây chính phủ là người sở hữu tất cả những ngôi nhà và căn hộ đó. Mọi người đang còn được sống ở đó là nhờ vào sự rộng lượng của chính phủ mà thôi. Họ có thể bị đẩy ra đường bất cứ lúc nào.
Lương bổng và giá cả được kiểm soát. Những thành phần chống đối bị thay thế bởi các quân đoàn lao động. Không ai ngoài tầng lớp tinh hoa đang cai trị thế giới được phép đi lại bằng xe hơi. Phần đông những người còn lại được cung cấp các phương tiện vận chuyển công cộng. Những công nhân có tay nghề hạn chế sống trong nhà của chính phủ, cách xa nơi họ bị chỉ định phải làm việc. Loài người bị đẩy xuống tầng lớp bị áp bức bóc lột, trở thành nô lệ cho các ông chủ của họ. Cái xã hội mà họ đang sống chính là chế độ phong kiến công nghệ cao.
Không gì có thể đảm bảo rằng tương lai sẽ diễn ra đúng như những gì chúng ta vừa nói trên vì có quá nhiều thứ có thể thay đổi. Ví dụ, nếu chúng ta giả định rằng sẽ không có một cuộc khủng hoảng ngân hàng nào thì chuyến đi của chúng ta đã khác, chúng ta sẽ không nhìn thấy từng hàng dài những người có tiền gửi ngân hàng, cảnh mọi người hoang mang và đổ xô đến các cửa hàng để mua đồ hay sự đóng cửa của thị trường chứng khoán. Nhưng rồi trong một tương lai xa hơn, chúng ta vẫn sẽ được chứng kiến những cảnh tượng tràn đầy sự thất vọng như vậy mà thôi, chúng ta đi đến cùng một điểm, chỉ là bằng một con đường khác với những sự kiện khác vì các thế lực đang lái xã hội của chúng ta đến chế độ độc tài toàn cầu không hề thay đổi, dù chỉ một chút. Các bộ máy xét xử vẫn hoạt động. Hội đồng xét xử các quan hệ đối ngoại vẫn tồn tại trong các trung tâm quyền lực của chính phủ và giới truyền thông. Và các cử tri của chúng ta vẫn chẳng hề hay biết về những gì người ta đang làm đối với họ, và vì thế, không có sức kháng cự. Thông qua các hiệp ước về môi trường và kinh tế hay những cuộc giải giáp vũ khí quân sự được các nước cam kết với Liên Hợp quốc, chúng ta vẫn nhìn thấy tình trạng khẩn cấp của một ngân hàng trung tâm thế giới được ban bố, một chính phủ thế giới và một quân đội thế giới được thành lập để thực thi những mệnh lệnh của tổ chức này. Lạm phát và những biện pháp kiểm soát lương bổng/giá cả vẫn sẽ được tỉ lệ thuận với nhau, khiến hàng hóa tiêu dùng ngày càng cạn kiệt và đẩy loài người vào cảnh lệ thuộc. Thay vì đi đến Trật tự Thế giới mới qua hàng loạt cuộc bùng nổ kinh tế, chúng ta sẽ đến đó trên một con đường ít bạo lực hơn.
Chú thích:
[1] Các khoản hoán chuyển “nợ phục vụ bảo tồn thiên nhiên” là khái niệm được đưa ra trong Hội thảo về Thế giới Hoang dã lần thứ Tư diễn ra ở Denver, bang Colorado năm 1987 và hiện nay đang được thực thi. Costa Rica, Bolivia và Ecuador đã đồng ý đổi những khoân nợ của họ để lấy một cam kết ngăn chặn sự phát triển, của các khu thiên nhiên hoang dã. Liên Hợp quốc nắm quyển kiểm soát đôi với những vùng đất này là điều tất yếu.
[2] Điều đó hoàn toàn không quá cường điệu. Tất cả tiền pháp định đều là tiền giả. Hơn thế nữa, người ta đã có bằng chứng về việc CIA và DEA đã nhúng tay rất sâu vào các phi vụ buôn bán ma túy trái phép. Tiền được rửa thông qua chi nhánh của các ngân hàng Hoa Kỳ đặt tại Panama, sau đó được dùng để tài trợ cho những chiến dịch cải đạo ở Nicargua và nhiều nơi khác. Hầu như chính phủ ở tất cả các nước đều dính líu tới những hoạt động mà đối với dân thường thì đó là phạm pháp.
[3] Các tác phẩm cơ bản (Basic Writings) - New York: Willey Book Co., 1994, trang 749-750.
[4]. Alexis de Tocqueville, Nền dân chủ ở Mỹ (Democracy ỉn America) tập II (New York: Alfred Knopf, 1945), trang 209-291, 318-319-
[5] “Tài liệu đặc biệt, tập 1”, General Education Board, 1904.
[6] Lewin, Báo cáo (Report), trang 70.
[7] George Orwell, 1984 (New York: New American Library/Signet, 1949), trang 153-164.
[8] Lewin, Báo cáo (Report), trang 34-35, 50-41.
[9] Sách đã dẫn, trang 88-90.
Chương 26
Viễn cảnh thực tế
Sau đây là những việc chúng ta phải làm nếu muốn tránh được viễn cảnh ảm đạm mà chúng ta vừa được chứng kiến; một loạt những biện pháp đặc biệt cần được tiến hành để ngăn chặn tình trạng in tiền ồ ạt, đánh giá về mức độ tồi tệ của tàn dư mà nền kinh tế sẽ để lại, và một danh sách những cá nhân còn trụ lại được và phát triển.
Viễn cảnh ảm đạm mà chúng ta đã được chứng kiến ở chương trước là một thể loại tường thuật có thể khiến người ta bất mãn. Không ai muốn nghe thấy những điều như vậy, ngay cả khi đó là sự thật - hay chúng ta nên nói rằng đặc biệt khi đó là sự thật. Như Adlai Stevenson đã nói khi còn là ứng cử viên Tổng thống: “Cuộc chiến giữa ảo tưởng có thể chấp nhận được và thực tế không thể chấp nhận được thật là không công bằng. Người Mỹ là những con nghiện luôn muốn nghe tin tức tốt lành”.
Vậy đâu là một viễn cảnh lạc quan cho tương lai của chúng ta - nơi mọi thứ trở nên tốt đẹp, nơi mà sau tất cả sự thịnh vượng sẽ lại ngự trị và con người sẽ được sống tự do? Thực ra, không khó khăn gì để xác định tương lai này. Bạn có thể tìm thấy nó ở đâu đó trong các trang báo bạn đọc hàng ngày. Đó là niềm tin chung của hầu hết các chính trị gia, chuyên gia và nhà bình luận thời sự. Nếu đó là điều mà bạn muốn nghe thì bạn đã và đang lãng phí rất nhiều thời gian để đọc cuốn sách này.
Không có một viễn cảnh tươi sáng nào cả. Bánh xe sự kiện đã chuyển động quá xa con đường dẫn tới kết cục như vậy. Thậm chí nếu bây giờ chúng ta bắt đầu gây áp lực lên Quốc hội để buộc họ phải cắt giảm chi tiêu, giảm nợ ngân sách và thoát khỏi mớ bòng bong những hiệp định, hiệp ước với Liên Hợp quốc thì nhóm Âm mưu cũng không dễ gì nghe theo mà không kháng cự quyết liệt. Năm 1834, khi Ngân hàng thứ hai của Hoa Kỳ phải đấu tranh để tồn tại, Nicholas Biddle - người giữ trọng trách kiểm soát ngân hàng này - đã chủ ý gây nên càng nhiều thiệt hại cho nền kinh tế càng tốt rồi đổ hết tội lỗi lên các chính sách phản đối ngân hàng của Tổng thống Jackson. Bằng cách đột ngột thắt chặt tín dụng và thu hồi tiền tệ từ lưu thông, ông ta đã đẩy cả nước Mỹ vào suy thoái. Khi cuộc tấn công này lên đến đỉnh điểm, ông ta tuyên bố: “Tất cả các ngân hàng và công ty khác đều có thể phá sản nhưng Ngân hàng Trung ương của Hoa Kỳ thì không.”[1] Tổng thiệt hại mà Cục Dự trữ Liên bang ngày nay có thể gây ra còn lớn hơn gấp trăm lần như thế. Nếu chúng ta nghĩ rằng bè phái Âm mưu sẽ ngoan ngoãn từ bỏ quyền lực mà không thử áp dụng biện pháp như Biddle đã làm thì rõ ràng chúng ta chỉ đang tự lừa mình mà thôi, chúng ta phải công nhận rằng sẽ không ai thoát khỏi cuộc chiến này mà không bị sứt đầu mẻ trán. Cái gì cũng có giá của nó, và chính chúng ta đang phải trả giá cho những gì chúng ta đã làm.
LÝ DO THỨ BẢY ĐỂ XÓA BỎ FED
Cục Dự trữ Liên bang có vai trò gì trong tất cả những vấn đề này? Xin thưa rằng Cục Dự trữ Liên bang chính là điểm khởi đầu của bức tranh ảm đạm. Chuỗi sự kiện bắt đầu với đồng tiền pháp định được tạo ra bởi ngân hàng trung ương, tổ chức dẫn đến các khoản nợ chính phủ, khoản nợ này lại gây ra lạm phát, lạm phát sẽ hủy diệt nền kinh tế, một nền kinh tế bị hủy hoại sẽ bào mòn con người, đây là lý do để bào chữa cho việc quyền lực của chính phủ ngày càng lớn, và chúng ta sẽ nhìn thấy nước Mỹ đang đi đến đỉnh cao của chế độ cực quyền. Nếu chúng ta loại trừ được Cục Dự trữ Liên bang thì tương lai ảm đạm sẽ không xảy ra nữa. Đó chính là lý do thứ bảy và cũng là lý do cuối cùng để chúng ta xóa bỏ FED: Nó chính là công cụ của chế độ cực quyền.
Nếu viễn cảnh bi quan quá ảm đạm trong khi viễn cảnh lạc quan lại quá hy vọng thì đâu mới là một tương lai mà chúng ta nên kỳ vọng?
Câu trả lời là một viễn cảnh thực tế - điểm trung bình giữa sự bi quan và lạc quan. Việc gọi nó là một viễn cảnh thực tế không có nghĩa là chúng ta mặc định nó sẽ phải xảy ra hoặc có thể xảy ra. Nó chỉ có tính thực tế trong trường hợp một số điều kiện nhất định được thỏa mãn. Chúng ta sẽ dành trọn phần còn lại của cuốn sách này để phân tích những điều kiện đó.
Hãy bắt đầu bằng việc để cho các đối thủ của chúng ta -trường phái Hoài nghi chủ nghĩa - chỉ ra khó khăn mà chúng ta đang phải đối mặt: “Liệu có phải là thực tế không khi tin rằng những xu hướng hiện nay có thể đảo chiều? Không phải là quá ảo tưởng khi đến lúc này còn nghĩ rằng chúng ta có thể thực hiện bất cứ việc gì chúng ta cần để phá vỡ thế kiểm soát của CFR đối với chính phủ, truyền thông và giáo dục hay sao? Chúng ta có thực sự hy vọng rằng đám đông quần chúng dễ nhào nặn như đất sét kia có thể đi ngược lại với những gì mà báo đài, tạp chí, truyền hình và phim ảnh đang ra sức truyền bá không?”
Những người có tư tưởng bàng quan cũng nhảy vào: “Hãy quên điều đó đi. Bạn không thể làm gì cả đâu. Toàn bộ tiền bạc và quyền lực đều đã nằm trong tay các ông chủ ngân hàng và chính trị gia rồi. Trò chơi đã kết thúc. Tốt hơn hết, bạn hãy lo tận hưởng cuộc sống của mình khi còn có thể.”
Bạn đừng nghe những gì phái Hoài nghi chủ nghĩa và Bàng quan chủ nghĩa nói. Họ chính là tay chân của kẻ thù. Họ chỉ muốn bạn âm thầm gia nhập hàng ngũ và ngoan ngoãn nghe lời. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một thực tế mà họ đã chỉ ra. Cuộc chiến đã đi quá xa và chúng ta đã ở một vị thế không tốt. Nếu muốn đảo ngược những xu hướng hiện nay thì chúng ta phải chuẩn bị cho một sự nỗ lực phi thường. Đó không đơn thuần là “Hãy viết tên vị Đại biểu Quốc hội của bạn”, “Bỏ phiếu vào thứ Ba”, “Hãy kí tên vào bản kiến nghị” hay “Hãy quyên góp cho chúng tôi”. Như vậy thì thật quá đơn giản! Những cách làm này vẫn có vai trò quan trọng trong kế hoạch tác chiến của chúng ta nhưng chúng không thể đáp ứng được những nhu cầu đặt ra. Các chiến dịch tranh cử xa rời thực tế bây giờ không còn sử dụng những chiêu bài này nữa.
Trước khi nói về vấn đề sẽ phải nỗ lực theo kiểu nào, chúng ta hãy làm rõ những mục tiêu mà chúng ta cần đạt được.
NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM
Hãy bắt đầu bằng câu hỏi phủ định: những điều cần phải tránh là gì? Điều rõ ràng nhất trong danh sách này là chúng ta không được để chính phủ uống thêm những “toa thuốc” mà vì nó chúng ta đã mang bệnh, chúng ta không muốn tạo điều kiện để FED, Bộ Tài chính hay Tổng thống tiếp tục “tung hoành”, chúng ta cũng không cần thêm bất cứ cơ quan chính quyền nào nữa. Hiển nhiên chúng ta cũng không cần chính phủ ban hành thêm bất cứ điều luật nào thay thế những điều luật hiện nay. Cái chúng ta muốn là thu hẹp quyền lực của chính phủ chứ không phải là tạo điều kiện để họ bành trướng thêm.
Chúng ta không muốn chỉ đơn thuần xóa bỏ FED để rồi mọi quyền lực lại rơi vào tay Bộ Tài chính. Đây chính là ý tưởng rất phổ biến của những người hiểu được vấn đề nhưng lại không nghiên cứu kĩ lịch sử hoạt động của ngân hàng trung ương, là đề tài muôn thuở của những người theo chủ nghĩa dân túy, ủng hộ cho cái gọi là Thuyết trái quyền Xã hội. Luận cứ mà họ đưa ra cho rằng Cục Dự trữ Liên bang được sở hữu theo hình thức cá nhân và hoạt động độc lập khỏi sự giám sát về chính trị. Ngoài Quốc hội, không một nhóm ngân hàng tư nhân nào có quyền ban hành đồng tiền quốc gia. Vì thế, hãy để Bộ Tài chính ban hành tiền giấy và tín dụng ngân hàng, như vậy chúng ta sẽ có tất cả tiền chúng ta muốn mà không phải trả một xu lãi suất cho các ngân hàng.
Lý lẽ này rất thuyết phục, tuy nhiên, nó có những khe hở nghiêm trọng. Trước hết, khái niệm cho rằng FED thuộc quyền sở hữu tư nhân là một điều bịa đặt hợp pháp. Các ngân hàng thành viên của FED nắm giữ cổ phiếu nhưng những cổ phiếu này không có trọng lượng trong việc bỏ phiếu. Bất kể quy mô hoạt động hay lượng vốn đóng góp có lớn tới mức nào đi nữa thì mỗi ngân hàng cũng chỉ có một lá phiếu mà thôi. Và cổ phiếu không thể được mua bán. Các cổ đông không hề có một công cụ kiểm soát nào trong tay dù đóng vai trò là đồng sở hữu và trên thực tế, họ còn lệ thuộc vào Hội đồng quản trị trung tâm. Bảy thành viên của Hội đồng Thống đốc (Board of Governors) được Tổng thống chỉ định và Thượng nghị viện thông qua. Đúng là FED không hề chịu sự kiểm soát trực tiếp về mặt chính trị nhưng nó không bao giờ được phép quên rằng Quốc hội nắm quyền sinh sát đối với mình. FED không phải là một cánh tay của chính phủ nhưng cũng không hoàn toàn độc lập mà là sự pha trộn giữa hai thái cực này. Nó là một tổ chức gồm những ngân hàng thương mại lớn, được Quốc hội trao cho rất nhiều đặc quyền đặc lợi. Nói chính xác hơn, nó là một tập đoàn kinh tế ngân hàng (cartel) được luật pháp Liên bang bảo vệ.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là việc FED thuộc chính phủ hay tư nhân cũng không có gì khác nhau. Ngay cả khi nó hoàn toàn thuộc quyền sở hữu tư nhân đi chăng nữa thì sự tiếp quản của chính phủ cũng không hề làm thay đổi chức năng của tổ chức này. Nó vẫn được điều hành bởi những con người ấy và chức năng của nó vẫn là phát hành tiền để phục vụ các mục đích chính trị. Ngân hàng Anh chính là “ông ngoại” của các ngân hàng trung ương. Ban đầu, nó thuộc quyền sở hữu tư nhân nhưng rồi đã chính thức trở thành cánh tay đắc lực của chính phủ Anh. Nó vẫn tiếp tục hoạt động như một ngân hàng trung ương và về cơ bản không có gì thay đổi. Những ngân hàng trung ương của các nước công nghiệp hóa khác đều là cánh tay mặt của chính phủ mà họ đang phụng sự. Về mặt chức năng, chúng giống hệt FED. Những vấn đề kỹ thuật trong cơ cấu tổ chức và sở hữu của FED đều không quan trọng bằng chức năng của nó. Nếu chuyển FED cho Bộ Tài chính mà không tước bỏ chức năng của nó - tức là khả năng điều khiển nguồn cung tiền tệ - thì quả thực là chúng ta chỉ đang lãng phí thời gian vô ích.
Đề xuất trao quyền phát hành tiền tệ quốc gia cho Bộ Tài chính cũng được đưa ra. Những người sở hữu FED sẽ không có vai trò gì trong việc này. Không có gì sai trái khi chính phủ liên bang phát hành tiền tệ, miễn là nó tuân thủ Hiến pháp và tôn trọng nguyên tắc trung thực. Hai rào cản này đã ngăn không cho Quốc hội phát hành tiền giấy nếu đồng tiền đó không được định giá 100% bằng vàng hay bạc. Nếu còn nghi ngờ về những lý lẽ đằng sau vấn đề này, bạn có thể quay lại chương 15 trước khi tiếp tục theo dõi những dòng tiếp theo.
Sự thật là nếu Quốc hội có quyền in thêm bao nhiêu tiền tùy ý mà không cần đến Cục Dự trữ Liên bang thì nợ quốc gia cũng sẽ không phải chịu lãi suất. Thế nhưng, FED chỉ nắm giữ một lượng rất nhỏ của khoản nợ này. Hơn 90% trái phiếu nhà nước nằm trong tay các cá nhân và tổ chức thuộc khu vực tư nhân. Việc xóa bỏ việc chi trả lãi suất không làm ảnh hưởng đến hầu bao của các ngân hàng lớn nhưng xấu xa này trong khi hàng triệu người dân đang đứng trước nguy cơ bị mất đi các hợp đồng bảo hiểm, tiền đầu tư và các khoản trợ cấp sau khi về hưu. Chỉ cần một phát súng là nền kinh tế sẽ tắc tử dưới tay Thuyết Trái quyền xã hội ngay tức khắc.
Đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa giải quyết được vấn đề sâu xa hơn. Các ông chủ ngân hàng có thể sẽ bị đẩy ra khỏi danh sách những kẻ gây hại cho xã hội nhưng các chính trị gia thì không. Giờ đây, Quốc hội vẫn có thể hành động thay ngân hàng trung ương, nguồn cung tiền vẫn tiếp tục chảy ra ào ạt, lạm phát vẫn sẽ trầm trọng hơn và nước Mỹ vẫn ngày càng tiến gần đến tử huyệt.
Bên cạnh đó, việc phát hành tiền mà không có sự đảm bảo của vàng hay bạc là sự vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ.
TIN ĐỒN VỀ TỔNG THỐNG KENEDY
Năm 1981, có tin đồn rằng Tổng thống Kenedy đã bị ám sát bởi các đại diện của thế lực tiền tệ ngầm vì ông đã ký sắc luật #11110 chỉ đạo Bộ Tài chính in thêm 4 tỉ đô-la tiền giấy của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đây chính xác là loại tiền mà chúng ta đang bàn luận: tiền giấy không có sự bảo đảm của vàng hay bạc, do chính phủ phát hành chứ không phải Cục Dự trữ Liên bang. Theo như lời đồn đại, các ông chủ nhà băng rất tức giận vì như thế họ sẽ mất đi các khoản tiền thu về từ lãi suất trên lượng cung tiền. Thế nhưng, khi được thực thi, sắc luật này lại liên quan đến chứng chỉ bạc (Silver Cirtificates) chứ không phải tiền giấy của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Chứng chỉ bạc được định giá dựa trên bạc, có nghĩa chúng là tiền thực. Vì vậy, về điểm này, lời đồn đại là hoàn toàn sai lầm. Tuy nhiên, người ta cũng không phải trả lãi suất cho chứng chỉ bạc nên về điểm thứ hai này, lời đồn đại đã đúng. Nhưng còn một vấn đề nữa mà tất cả mọi người đều đã bỏ qua. Sắc luật không chỉ đạo Bộ Tài chính phát hành chứng chỉ bạc. Nó chỉ cho phép Bộ làm như vậy trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, không có trường hợp khẩn cấp nào xảy ra cả. Lần cuối cùng, chứng chỉ bạc được phát hành là vào năm 1957, và đó là sáu năm trước khi Kenedy ban hành Sắc luật. Năm 1987, nó bị hủy bỏ và thay thế bằng sắc luật số 12608 do Tổng thống Reagan phê duyệt.
Năm 1963, chính phủ in một lượng tiền giấy Hợp chủng quốc Hoa Kỳ nhưng hành động này tuân theo Đạo luật số 1868 do Quốc hội ban hành để chỉ đạo Bộ Tài chính duy trì tổng lượng tiền giấy Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đang lưu hành trên thị trường ở mức cố định. Như vậy, những đồng tiền cũ đã bị rách, nhàu nát, hư hại phải được thay bằng những đồng tiền mới. Một số đồng tiền mới không được đưa vào lưu thông nhưng các nhà sưu tập tư nhân đã nhanh chóng tóm lấy. Chúng không bao giờ được coi là một phần đáng kể của nguồn cung tiền và các chủ nhân của chúng cũng không có ý định đó. Việc in tiền này không phải chỉ thị của Tổng thống Kenedy và trên thực tế ông cũng không có lý do gì để nghĩ ra ý tưởng này.
Những tin đồn dai dẳng liên quan đến vai trò của các ông chủ nhà băng trong cái chết của Tổng thống Kenedy còn được củng cố bằng một vài cuốn sách được lưu truyền trong giới bảo thủ. Những cuốn sách này chứa một thông điệp đáng quan ngại từ bài diễn văn của Kennedy tại Trường Đại học Columbia, chỉ 10 ngày trước khi vụ ám sát xảy ra. Câu nói đó như sau: “Văn phòng quyền lực của Tổng thống đã bị lợi dụng để tiến hành một mưu đồ nhằm hủy hoại sự tự do của người dân Mỹ, và trước khi rời khỏi căn phòng đó, tôi phải nói cho người dân hiểu về hoàn cảnh của họ”[2]. Tuy nhiên, khi liên hệ với Trường Đại học Columbia để yêu cầu cung cấp nội dung bài diễn văn thì người ta phát hiện ra rằng Kennedy chưa từng phát biểu ở đó - vào thời điểm 10 ngày trước khi ông bị ám sát cũng như bất kì thời điểm nào khác. Ronald Whealan, tổng phụ trách bộ phận thủ thư của Thư viện John Fitzerald Kennedy tại Boston cho biết thêm: “Mười ngày trước khi bị ám sát, Tổng thống đang ở Nhà Trắng và tham gia vào cuộc hội kiến với một số người, trong đó có Đại sứ Tây Ban Nha ở Hoa Kỳ”[3].
Có thể Tổng thống đã phát biểu một câu mà người ta gán cho ông vào một ngày khác và tại một khán phòng khác. Nhưng cho dù có như vậy thì đó cũng là một thông điệp mơ hồ với nhiều cách hiểu khác nhau và khả năng ông muốn vạch trần bộ mặt thật của FED có xác suất nhỏ nhất trong số đó. Trong suốt cuộc đời mình, Kennedy là một nhà xã hội học và đi theo quốc tế chủ nghĩa. Ông đã theo học ở Trường kinh tế London của hội Pha-Biên; tham gia vào kế hoạch phá hủy nguồn cung tiền của nước Mỹ và kiến tạo nên dòng lưu chuyển của tài sản của Mỹ ra nước ngoài. Vì thế, thật khó để tin rằng bỗng nhiên ông lại “giác ngộ” và quay lưng lại với những niềm tin cũng như cam kết suốt đời của mình.[4]
CUỘC CHIẾN GIỮA PHÁI TRỌNG NGÂN VÀ PHÁI TRỌNG CUNG
Nhưng thôi, chúng ta hãy dừng đề tài này ở đây và quay trở lại với những lý thuyết không có tính khả thi liên quan đến cải cách tiền tệ. Nổi bật là phái trọng ngân và phái trọng cung. Phái trọng ngân lấy các lý thuyết của Milton Friedman làm nền tảng, họ tin rằng tiền tệ nên tiếp tục được tạo ra bởi Con gà đẻ trứng vàng của Cục Dự trữ Liên bang nhưng nguồn cung tiền nên được xác định bằng một công thức chính xác, được quyết định bởi Quốc hội chứ không phải FED. Còn phái trọng cung với hai đại diện là Arthur Laffer và Charles Kadlec cũng tin vào những công thức nhưng họ có một công thức khác. Họ muốn lượng cung tiền được quyết định bởi nhu cầu đối với vàng nhưng không phải bản vị vàng thực tế mà dựa vào đó, tiền giấy được định giá. Dựa vào “thước đo giá-vàng”, họ theo dõi giá vàng trên thị trường tự do và điều chỉnh giá trị đồng đô-la bằng cách mở rộng hay thắt chặt nguồn cung tiền để giữ nó ở mức hợp lý so với vàng và tương đối ổn định.
Hai trường phái này có chung triết lý nền tảng. Mặc dù mỗi bên sử dụng một công thức khác nhau nhưng họ đều thống nhất về phương pháp: tác động lên nguồn cung tiền, cả hai bên đều tin rằng thị trường tự do sẽ không hoạt động hiệu quả nếu không có sự hỗ trợ của các nhân tố khác. Họ cũng tin tưởng vào sự thông thái và liêm chính về mặt chính trị của các công thức cũng như các bộ ban ngành được lập ra của chính phủ. Sau tất cả những cuộc tranh luận, xung đột đó, FED vẫn không hề hấn gì bởi vì nó là cỗ máy tối quan trọng trong kế hoạch can thiệp vào nguồn cung tiền. Những người thuộc hai trường phái này thực sự không muốn thay đổi FED, họ chỉ muốn áp dụng những quan điểm của mình để điều hành nó mà thôi.
Đôi khi cũng xuất hiện một ý kiến thực sự độc đáo, thu hút được sự quan tâm của mọi người. Năm 1989, phát biểu khai mạc một cuộc họp quan trọng của những người theo thuyết trọng ngân của chủ nghĩa bảo thủ, Jerry Jordan đã đề nghị chính phủ gia tăng mức cơ số tiền tệ(*) bằng cách tổ chức hoạt động xổ số quốc gia. Số tiền mà chính phủ phải chi ra cho các giải thưởng sẽ lớn hơn số tiền thu được từ việc bán vé. Khoản chênh lệch này thể hiện lượng cơ số tiền tệ sẽ được tăng thêm. Như thế, nếu họ muốn thu hẹp cung tiền, tổng giá trị giải thưởng sẽ phải bé hơn tổng số tiền bán vé thu về. Đây quả là một ý tưởng rất thú vị, tuy nhiên, Jerry Jordan cũng bổ sung thêm: “Tất nhiên, vấn đề nảy sinh là chính phủ sẽ không có bất cứ một cơ chế kiểm soát hiệu quả nào đối với sự tăng lên của cơ số tiền tệ”.[5] Thực chất, đây cũng là bài toán đặt ra đối với tất cả những phương án liên quan đến hoạt động kiểm soát tiền tệ mà con người đưa ra.
SỬA ĐỔI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
Một kế hoạch sửa đổi cân đối ngân sách trong Hiến pháp cũng không phải là giải pháp chúng ta đang tìm kiếm. Trên thực tế, đây là một ý tưởng hão huyền và lừa gạt nhưng được một số nhân vật có mức chi tiêu cao nhất trong Quốc hội ủng hộ. Họ hiểu rằng tất cả các cử tri đều biết rõ tính chất của kế hoạch này nhưng ít nhất điều đó cũng không hạn chế mức chi tiêu của họ. Nếu không được phép chi vượt quá nguồn thu từ thuế thì họ sẽ có một lý do tuyệt vời để bào chữa cho việc tăng thuế. Đó có thể là một cách để họ trừng phạt những cử tri vì đã áp đặt giới hạn đối với họ. Mặt khác, các cử tri sẽ quỵ ngã dưới gánh nặng thuế má và đòi hỏi các vị nghị sĩ của họ phủ quyết những sửa đổi mà trước đây họ đã bỏ phiếu ủng hộ. Khả năng này rất dễ xảy ra, vì vậy, hầu hết những sửa đổi cân đối ngân sách đều chừa ra một lối thoát. Quốc hội sẽ cân đối ngân sách “chỉ trong trường hợp khẩn cấp”. Ai là người xác định trường hợp khẩn cấp? Dĩ nhiên là Quốc hội! Nói cách khác, Quốc hội sẽ cân đối ngân sách bất cứ khi nào họ muốn. Vậy thì có điều gì mới mẻ đâu!
Mục đích của một sửa đổi quan trọng không phải là cân đối ngân sách mà là để hạn chế chi tiêu. Nếu thực hiện được nhiệm vụ này, người ta sẽ không phải lo lắng gì về hầu bao của quốc gia nữa. Nhưng ngay cả khi đó thì việc cân nhắc thành phần hiện tại của Quốc hội cũng chỉ khiến chúng ta tốn công vô ích mà thôi. Thay vì tạo ra áp lực chính trị cho việc sửa đổi Hiến pháp, tốt hơn hết chúng ta nên dồn tâm sức để tống cổ những cá nhân có quá nhiều khoản chi tiêu ra khỏi bộ máy công quyền, chừng nào còn tại vị thì những nhân vật này sẽ vẫn tìm cách lách luật - bất cứ bộ luật nào, kể cả Hiến pháp.
Một kẽ hở khác của các điều luật sửa đổi cân đối ngân sách là nó không có hiệu lực đối với những khoản chi tiêu ngoài ngân sách được chấp thuận. Hiện nay, những khoản này chiếm tới 52% tổng chi tiêu của tất cả các bang và mỗi năm lại tăng thêm 12%. Một chiến lược phớt lờ gánh nặng phiền toái cũng không đáng để cân nhắc. Hơn thế nữa, ngay cả khi Quốc hội bắt buộc phải chấm dứt ngay khoản chi tiêu thâm hụt này đi chăng nữa thì sự điều chỉnh cân đối ngân sách cũng không thể giải quyết được bài toán lạm phát hoặc thanh toán hết nợ ngân sách. Lúc này Cục Dự trữ Liên bang sẽ bơm nguồn cung tiền tệ bằng việc sử dụng bất kỳ khoản nợ nào mà các quốc gia hay tổ chức trên thế giới đang nợ họ. Tất nhiên không có khoản nợ nào đến từ Quốc hội. Trừ khi định nhắm vào FED, còn không chúng ta chỉ đang chơi những trò chơi chính trị mà bản thân nắm chắc phần thua.
Hàng năm, chỉ có một vài vị đại biểu Quốc hội đệ trình dự luật về điều tra hoặc kiểm toán Cục Dự trữ Liên bang. Nỗ lực của họ rất đáng trân trọng nhưng cũng chỉ là dã tràng xe cát. Những dự luật của họ hầu như không được dân chúng biết đến và không bao giờ được đưa ra trước nghị viện để lấy phiếu bầu. Thậm chí nếu chúng có được quan tâm một cách nghiêm túc thì khi đi vào thực tiễn cũng sẽ phản tác dụng.
Thoạt nhìn, có vẻ như hoạt động kiểm tra, kiểm toán theo quy định của Hiến pháp hoàn toàn hợp lệ nhưng vấn đề là kiểm toán cái gì? Chúng ta phải công nhận rằng Fed đang thực hiện đúng những gì họ nói và hoàn toàn tuân thủ luật pháp. Có thể người ta sẽ phát hiện ra một vài lỗi vi phạm không quá nghiêm trọng, liên quan đến việc sử dụng sai các loại quỹ hay lợi dụng chức vụ để thực hiện hành vi trục lợi. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với những hành động lừa gạt nghiêm trọng và trên quy mô lớn mà tất cả chúng ta đều đã biết thì những tội lỗi này lại không mấy quan trọng. Cục Dự trữ Liên bang là tổ chức lừa gạt lớn nhất và thành công nhất thế giới. Bất kì ai hiểu biết về bản chất của tiền tệ đều nhìn thấy điều này mà không cần viện đến các nhà điều tra và kiểm toán.
Đề xuất kiểm toán hoạt động của FED có thể gây nguy hại vì trong thời gian kiểm toán, những hoạt động quan trọng sẽ bị trì hoãn trong nhiều năm. Điều này có thể tạo ra ấn tượng sai lầm rằng Quốc hội đang thực hiện điều gì đó, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các kiến trúc sư tiền tệ thuyết minh vòng vèo và đưa ra hàng loạt số liệu rối rắm hòng che mắt các chuyên gia kiểm toán. Người dân mong chờ cuộc kiểm toán sẽ đưa ra câu trả lời cho tất cả những vấn đề đang còn gây tranh cãi, thế nhưng, các nhóm và các liên minh cần được điều tra thì lại được đẩy ra ngoài cuộc điều tra, hoặc ít nhất các nhà chức trách cũng bị FED làm cho rối tung rối mù. Mọi người sẽ còn hoang mang, lo sợ và mệt mỏi cho đến khi 14 tập lời khai, bảng biểu số liệu và dẫn chứng được công bố. Chúng ta không cần một dự thảo kiểm toán FED. Điều chúng ta cần là một dự thảo xóa bỏ tổ chức đó.
KẾ HOẠCH LOẠI BỎ FED
Như vậy, danh sách những việc không nên làm của chúng ta rất dài. Tất cả những gì cần thiết để xóa bỏ Cục Dự trữ Liên bang chỉ là một hành động của Quốc hội, gói gọn trong một câu: Đạo luật Dự trữ Liên bang và tất cả những sửa đổi của cơ quan này sẽ bị hủy bỏ. Nhưng việc làm này sẽ phá sập hệ thống tiền tệ của chúng ta trong nháy mắt và gây ra thiệt hại vô cùng lớn cho nền kinh tế Hoa Kỳ, đến mức ngay lập tức sẽ làm lợi cho những người theo chủ trương toàn cầu hóa. Trường phái này có thể lợi dụng sự hỗn loạn do động thái của Quốc hội gây nên để chứng minh rằng quyết định đó là sai lầm và người Mỹ có thể sẽ sẵn sàng tiếp nhận sự cứu trợ từ phía IMF/WB. Chúng ta sẽ lại thấy chính mình đang vật lộn trong Viễn cảnh Ảm đạm cho dù đã làm những việc đúng đắn.
Nếu muốn có một chuyến đi an toàn thì chúng ta phải có những bước đi nhất định trước sự ruồng bỏ FED. Bước đầu tiên là chuyển đổi đồng tiền pháp định mà chúng ta đang sử dụng thành đồng tiền thực. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải tạo ra một nguồn cung tiền tệ hoàn toàn mới, được định giá 100% bằng kim loại quý và phải hoàn tất công việc trong một thời gian đủ ngắn.[6] Cùng lúc đó, chúng ta cũng phải thiết lập giá trị thực cho đồng tiền giấy đang được sử dụng để nó có thể chuyển đổi sang đồng tiền mới trên cơ sở thực tế và dần dần thu hồi khỏi lưu thông. Sau đây là cách thức thực hiện:
1. Bãi bỏ các điều luật về tiền pháp định (legal-tender(*)): chính phủ liên bang sẽ tiếp tục cho phép nộp thuế bằng tiền giấy Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Note) nhưng tất cả mọi người đều có quyền chấp nhận, từ chối hoặc chiết khấu chúng nếu họ muốn. Nếu đó là đồng tiền trung thực thì không cần phải ép buộc người ta chấp nhận. Duy chỉ có đồng tiền pháp định là phải cần đến chế tài bỏ tù để bắt mọi người phải chấp nhận nó. Chính phủ nên để các tổ chức cá nhân thỏa sức sáng tạo và cạnh tranh. Nếu người ta muốn dùng Tem xanh, vé đi Disney hay tiền giấy Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank-of-America Notes) như một phương tiện trao đổi trung gian thì cứ để họ dùng, miễn sao họ đáp ứng được yêu cầu duy nhất là đảm bảo tính thực hiện thực sự của hợp đồng. Nếu một công ty Tem xanh nói rằng họ sẽ cung cấp đèn pha lê với giá tương đương bảy cuốn sổ tem thì họ nên bị ràng buộc phải thực hiện. Luật pháp cũng nên yêu cầu Disney phải chấp nhận vé vào cổng đúng như cách thức đã in ở mặt sau tấm vé. Tương tự, nếu Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ nói với những người đến gửi tiền rằng họ có thể rút tiền về bất cứ lúc nào thì tầng hầm của ngân hàng buộc phải luôn luôn có đủ 100% giá trị đảm bảo cho khoản tiền gửi đó (bằng tiền hoặc các Chứng chỉ kho bạc). Người ta dự đoán rằng trong quá trình chuyển đổi sang đồng tiền mới, những đồng tiền giấy Dự trữ Liên bang vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng rộng rãi.
2. Đóng băng nguồn cung đồng tiền giấy Dự trữ Liên bang hiện hành, ngoại trừ để phục vụ cho mục đích ở bước thứ 6.
3. Xác định giá trị “thực” của đồng đô-la dựa trên hàm lượng kim loại quý, tốt nhất là sử dụng hàm lượng được quy định trước đây: 371,25 gren (0,0648 gam) bạc/đô-la. Có thể lấy một hàm lượng bạc khác, hoặc kim loại khác nhưng hàm lượng trên đã được chứng minh là tốt nhất.
4. Thiết lập dự trữ tiền tệ bổ sung bằng vàng, có thể thay thế cho bạc với tỉ lệ được quy định bởi thị trường tự do. Qua thời gian, khi giá vàng và bạc có xu hướng ngang bằng nhau thì những tỉ lệ cố định sẽ trở nên không công bằng. Mặc dù có thể sử dụng vàng thay thế cho bạc với tỉ lệ này nhưng chỉ duy nhất bạc mới là cơ sở để định giá đồng đô-la.
5. Khôi phục hoạt động đúc tiền tự do tại cơ quan phụ trách đúc tiền Hoa Kỳ và phát hành cả đô-la bạc và đồng tiền vàng, cả hai đều được định giá bằng hàm lượng kim loại, nhưng chỉ có những đồng tiền sử dụng hàm lượng bạc mới được gọi là đồng đô-la, đồng nửa đô-la (bằng 0,5 đô-la Mỹ), đồng 1/4 đô-la (bằng 0,25 đô-la Mỹ), đồng mười đô-la (hào, bằng 1/10 đô-la Mỹ). Ban đầu, những đồng tiền này sẽ chỉ được đúc bằng kim loại do các nhóm tư nhân cung cấp chứ không thể sử dụng nguồn dự trữ của Bộ Tài chính dành cho mục đích ở bước số 6.
6. Thanh toán nợ ngân sách bằng đồng tiền giấy Dự trữ Liên bang được tạo ra để phục vụ riêng cho mục đích này. Hiến pháp không cho phép in ấn tiền mà không có sự bảo đảm. Tuy nhiên, khi pháp luật không bắt buộc mọi người phải chấp nhận đồng tiền giấy Dự trữ Liên bang với tư cách là đồng tiền pháp định thì nó không còn là đồng tiền chính thức của Hợp chủng quốc nữa mà đơn thuần chỉ là một loại tiền của chính phủ mà mọi người có quyền tùy ý sử dụng. Tính hữu dụng của nó thể hiện ở việc người ta dùng nó để nộp thuế và sau này có thể đổi sang đồng tiền thực. Vì đồng tiền giấy Dự trữ Liên bang được ban hành không nhằm mục đích trở thành đồng tiền chính của Hợp chủng quốc nên việc thanh toán nợ ngân sách bằng đồng tiền này không vi phạm Hiến pháp. Nhưng dù trong trường hợp nào đi nữa thì việc này cũng đã được tiến hành. Quyết định mua lại trái phiếu chính phủ bằng đồng tiền giấy Dự trữ Liên bang không phải là của chúng ta. Quốc hội đã quyết định điều đó từ rất lâu, ngay khi những trái phiếu này được phát hành, chúng ta chỉ là những người thực thi mà thôi. Đồng tiền giấy Dự trữ Liên bang sẽ được in ra để phục vụ mục đích này và vấn đề chỉ là thời gian: sớm hay muộn. Nếu chúng ta cứ giữ nguyên trái phiếu thì giá trị khoản nợ ngân sách sẽ bị giảm dần tới 0 do lạm phát trong khi lãi suất vẫn giữ nguyên. Sức mua của người dân sẽ giảm nghiêm trọng và nước Mỹ sẽ tắc tử. Nhưng nếu không muốn “ăn quỵt” các khoản nợ ngân sách và quyết định trả hết vào lúc này, chúng ta sẽ trút được gánh nặng lãi suất, đồng thời mở đường cho một hệ thống tiền tệ lành mạnh.
7. Dùng nguồn dự trữ vàng và bạc của chính phủ (trừ kho dự trữ quốc phòng) để bảo đảm cho toàn bộ số tiền tiền giấy Dự trữ Liên bang đang lưu thông. Đã quá muộn để chúng ta thực hiện việc tư hữu hóa này. Trong nhiều thời điểm trứớc đây, một người dân Mỹ sở hữu vàng tức là đã vi phạm pháp luật và số vàng đó sẽ bị sung công, sau đó, theo nguyên tắc, nó được hoàn trả cho khu vực tư nhân. Lượng vàng còn lại trong kho dự trữ cũng thuộc về người dân vì họ đã trả tiền cho nó bằng các khoản thuế và lạm phát, chính phủ không được phép sử dụng vàng và bạc trừ trường hợp cần hỗ trợ cho nguồn cung tiền. Bây giờ chính là thời điểm để trả vàng lại cho người dân và sử dụng nó vào việc đảm bảo cho đồng tiền giấy Dự trữ Liên bang.
8. Xác định trọng lượng của toàn bộ số vàng và bạc mà chính phủ đang sở hữu, sau đó tính toán giá trị của chúng theo đồng tiền thực (bạc).
9. Xác định số lượng đồng tiền giấy Dự trữ liên bang, đang lưu thông, sau đó tính toán giá trị của từng đồng tiền theo đồng đô-la thực bằng cách lấy giá trị của các kim loại quý chia cho tổng số lượng đồng Federal Reserve Note.
10. Rút toàn bộ tiền giấy Dự trữ Liên bang khỏi lưu thông bằng cách đổi chúng sang đồng đô-la theo tỉ lệ đã được tính toán ở trên. Chúng ta sẽ có đủ vàng hoặc bạc để mua lại tất cả lượng tiền giấy Dự trữ Liên bang trong lưu thông.[7]
11. Quy đổi tất cả các hợp đồng đang dùng đồng tiền giấy Dự trữ Liên bang làm đồng tiền tính toán, bao gồm cả các hợp đồng thế chấp và trái phiếu chính phủ, sang đô-la với cùng một tỉ lệ như trên. Theo cách này, giá trị tiền tệ được thể hiện trong các nghĩa vụ nợ cũng sẽ được chuyển sang đô-la với cùng một tỉ lệ và cùng một thời điểm.
12. Phát hành Chứng chỉ Bạc. Khi Bộ Tài chính dùng đô-la để mua lại toàn bộ đồng tiền giấy Dự trữ Liên bang, người dân sẽ có quyền lựa chọn giữa tiền kim loại hoặc Ghứng chỉ Bạc được đảm bảo 100% bằng kim loại quý. Các chứng chỉ này sẽ trở thành một loại tiền giấy mới.
13. Xóa sổ Cục dự trữ Liên bang. Chúng ta có thể cho phép FED tiếp tục hoạt động như một ngân hàng thanh toán séc bù trừ vì sẽ cần đến một ngân hàng như thế, miễn là nó không thực hiện chức năng của một ngân hàng trung ương, chúng ta cũng nên để những ngân hàng hiện nay đang sở hữu FED tiếp tục cung cấp các dịch vụ như cũ nhưng họ sẽ không được nhận trợ cấp từ thuế và phải cạnh tranh với nhau. Còn Cục Dự trữ liên bang hiện đang được Quốc hội bảo hộ với rất nhiều đặc quyền đặc lợi sẽ phải bị xóa bỏ.
14. Đưa dự thảo luật ngân hàng tự do. Các ngân hàng nên được giải phóng khỏi các quy tắc, luật lệ, đồng thời tiết giảm sự buông lỏng từ việc bảo vệ chi phí của những người đóng thuế. Sẽ không có khoản tiền cứu trợ nào dành cho họ. FDIC và các công ty “bảo hiểm” khác của chính phủ nên được hạn chế dần dần và chuyển đổi thành các công ty bảo hiểm trong khu vực tư nhân đúng như tên gọi của chúng, chính phủ nên quy định các ngân hàng phải dự trữ một khoản tương đương 100% tổng tiền gửi không kì hạn của khách hàng bởi vì đó là một nghĩa vụ hợp đồng mà họ phải thực hiện. Tất cả những loại tiền gửi có kì hạn đều phải được công bố một cách chính xác. Nói cách khác, những người gửi tiền vào ngân hàng phải được thông tin đầy đủ rằng khoản tiền của họ đã được dùng để đầu tư và họ sẽ phải đợi một thời gian nhất định để nhận lại tiền của mình. Tính cạnh tranh trên thị trường chắc chắn khiến những ngân hàng nào đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng sẽ ăn nên làm ra, còn những ngân hàng nào không làm được điều này sẽ dần dần thua lỗ mà không cần đến một mớ những luật lệ, nguyên tắc.
15. Thu hẹp quy mô và tầm vóc của bộ máy chính phủ. Dưới chế độ hiện nay, sẽ không có một giải pháp nào mang tính khả thi cho những vấn đề về kinh tế của chúng ta. Theo quan điểm của tác giả, chúng ta nên giới hạn chức năng của chính phủ là đảm bảo cuộc sống, quyền tự do và tài sản của người dân - chỉ thế thôi, không hơn. Điều này đồng nghĩa với việc giới hạn phần lớn những chương trình có xu hướng xã hội hóa đang gặm nhấm hệ thống chính phủ liên bang. Nếu chúng ta muốn giữ lại - hoặc có lẽ là khôi phục - nền độc lập tự do của mình thì các chương trình ấy phải ra đi, đơn giản vậy thôi. Muốn như vậy, chính phủ liên bang nên bán tất cả tài sản không có liên quan trực tiếp đến chức năng chính của mình như đã nói trên, họ cũng nên liên kết với các nhà thầu tư nhân để cung cấp càng nhiều dịch vụ càng tốt, đồng thời đơn giản hóa và giảm bớt các loại thuế má.
16. Duy trì nền tự chủ quốc gia. Một sự tự kiềm chế như trên cũng phải được áp dụng với quy mô quốc tế. Chúng ta phải đảo ngược tất cả các chương trình đưa quốc gia đến kết cục là phải giải trừ quân bị và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Bước quan trọng nhất là “Đưa nước Mỹ thoát khỏi Liên Hợp quốc và đẩy Liên Hợp quốc ra khỏi nước Mỹ.” Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước khởi đầu. Có hàng trăm hiệp ước và thỏa thuận hành chính phải được hủy bỏ. Có thể một vài trong số đó có tính xây dựng và đem lại lợi ích cho nước Mỹ và các nước đối tác nhưng phần lớn là đồ bỏ đi, không phải vì chúng ta là những người theo chủ nghĩa biệt lập mà đơn giản là vì chúng ta muốn tránh bị lún sâu vào chế độ chuyên chế toàn cầu.
Một số người sẽ nói rằng việc trả hết nợ quốc gia bằng đồng tiền giấy Dự trữ Liên bang chẳng khác gì quỵt nợ nhưng không phải như vậy. Việc cho phép nộp thuế bằng đồng tiền cũ không phải là trốn thuế. Việc đổi những đồng tiền này sang một lượng vàng hoặc bạc tương đương trong kho dự trữ quốc gia hoặc thành một đồng tiền lành mạnh hơn, có thể hạn chế hay loại bỏ hoàn toàn nguy cơ sụt giảm sức mua cũng không phải là chối bỏ chúng, chỉ có một thứ sẽ bị từ chối, đó là hệ thống tiền tệ cũ, tuy nhiên, nó được thiết kế để bị từ chối. Các nhà nghiên cứu tiền tệ và chính trị - những người đã sinh thành và nuôi dưỡng Cục Dự trữ Liên bang - không bao giờ có ý định hoàn trả những khoản nợ quốc gia. Fed chính là phương tiện đưa họ đến với lợi nhuận và quyền lực. Lạm phát chính là sự khước từ đối với kế hoạch thanh toán nhiều lần. Hệ thống tiền tệ hiện nay thực chất là một cái bẫy chính trị và là một mánh lới trong kế toán. Chúng ta hiểu rõ bản chất của nó và không chấp nhận việc phải tỏ ra vờ như không biết những gì nó đang làm đối với chúng ta. Chúng ta từ chối tham gia vào trò chơi này.
ĐO LƯỜNG QUY MÔ CỦA THIỆT HẠI
Thưa các bạn, trên đây là 16 bước để loại bỏ FED, nhưng còn những ảnh hưởng của chúng thì sao? Hiển nhiên, chúng ta sẽ phải trả một cái giá nào đó cho việc ổn định lại hệ thống tiền tệ. Thiệt hại là không thể tránh khỏi, trừ khi chúng ta tiếp tục vung tiền một cách bừa bãi, mà như thế chẳng khác nào chọn con đường đi đến sự diệt vong. Hãy nhìn xem cái giá mà chúng ta phải trả việc xem tiền như vỏ hến này. Chúng ta sẽ ước lượng nó bằng cách tính toán xem mỗi đồng tiền giấy Dự trữ Liên bang đáng giá bao nhiêu khi đồng tiền mới được ban hành.
Những số liệu sau đây chỉ mang tính minh họa, được lấy từ những nguồn thông tin công cộng và từ chính Cục Dự trữ Liên bang. Tuy nhiên, chúng ta không thể nào biết mức độ chính xác của chúng trong thực tế là bao nhiêu. Bên cạnh câu hỏi về sự xác thực, một số mục thống kê còn rất mù mờ, đến nỗi ngay cả các chuyên gia của FED cũng không dám chắc về ý nghĩa của chúng. Khi phải áp dụng chương trình này, chúng ta sẽ cần viện đến một nhóm chuyên gia đặc biệt, những người có thể kiểm toán sổ sách và phân tích các kim loại. Mặc dù vậy, dựa vào những thông tin tốt nhất đã được công bố hiện nay, chúng tôi đã thu thập được những số liệu sau đây:
Tổng khối lượng bạc mà chính phủ đang nắm giữ vào ngày 30 tháng 9 năm 1993 là 30.200.000 ounce, tính theo hệ tơ-rôi(*). Nếu giả định rằng một đồng đô-la mới tương đương với 371,25 gren bạc (bằng 0,77344 ounce theo hệ tơ-rôi) thì giá trị của nguồn dự trữ này sẽ là 39.046.338 đô-la.[8]
Giá vàng trong ngày 30-9-1993 là 384,95 đô-la/ounce. Giá bạc là 4,99 đô-la/ounce. Như vậy, tỉ lệ giữa giá vàng và giá bạc là 77-1.
Nguồn dự trữ vàng của Mỹ là 261.900.000 ounce, trị giá 26.073.517.000 (nhân tổng trọng lượng lên 77 lần rồi nhân với 0,77334 ounce bạc tính theo hệ tơ-rôi).
Tổng giá trị bạc và vàng trong kho dự trữ của chính phủ là 26.112.563.338 đô-la.
Số lượng đồng tiền giấy Dự trữ Liên bang mà chính phủ phải mua lại bằng nguồn dự trữ trên bằng tổng cung M1 (tiền gửi không kì hạn và tiền trong lưu thông) cộng với số lượng đồng tiền giấy cần bổ sung để trả nợ ngân sách. Tổng cung tiền M1 vào ngày 27-9-1993 là 1.103.700.000.000 FRN.[9] Nợ ngân sách là 4.395.700.000.000 FRN. Tổng lượng FRN phải mua lại là 5.499.400.000.000 FRN.
Điểm mấu chốt trong các phép tính này là giá trị của mỗi đồng FRN sẽ tương đương với 0,0047 đô-la bạc. Như vậy, một đô-la bạc sẽ mua được 213 đô-la tiền giấy Dự trữ Liên bang!
TỒI TỆ, NHƯNG KHÔNG TỆ ĐẾN THẾ
Đây sẽ là một viên thuốc đắng mà chúng ta sẽ phải nuốt, tuy nhiên, có vẻ như thực tế không tệ đến mức ấy. Hãy nhớ rằng những đồng đô-la mới có sức mua cao hơn những đồng đô-la cũ. Tiền kim loại sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong các giao dịch hàng ngày. Chúng ta sẽ lại được thấy những ống nghe điện thoại mạ nikel và hút những điếu thuốc giá 10 cent. Trong thời gian đầu, rất có thể giá của những mặt hàng này còn thấp hơn thế. Như chúng tôi đã giải thích ở Chương bảy, bất cứ một lượng vàng hay bạc nào dù lớn hay nhỏ cũng đóng vai trò như cơ sở để định giá cho một hệ thống tiền tệ. Nếu lượng kim loại thấp, mà chắc chắn sẽ như vậy trong thời gian chuyển đổi - có nghĩa là giá trị của một đồng tiền chúng ta đang tính toán cao. Trong trường hợp này, tiền kim loại sẽ là giải pháp cho vấn đề. Người ta sẽ dùng những đồng penni để trả tiền cà phê, một đồng mill (bằng 1/10 cent) cho một cuộc điện thoại,… Những đồng xu mới với mệnh giá nhỏ sẽ đáp ứng được nhu cầu này. Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, lượng cung tiền tệ của vàng và bạc sẽ tăng do cầu trên thị trường tự do. Khi nguồn cung tăng, giá trị tương đối sẽ giảm cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng tự nhiên - điều vẫn luôn xảy ra từ trước đến nay. Khi đó, người ta sẽ không cần đến những đồng tiền kim loại nữa và chúng sẽ bị lãng quên.
Vậy sẽ thật bất tiện? Đúng vậy. Chúng ta sẽ phải trang bị thêm bộ phận chấp nhận những đồng tiền mới cho các máy bán hàng tự động, nhưng sẽ còn khó khăn hơn nếu phải bắt chúng nhận tiền giấy, hay thẻ ghi nợ bằng nhựa - thứ sẽ cần đến nếu chúng ta không áp dụng những phương pháp trên. Đây chỉ là cái giá rất nhỏ mà chúng ta phải trả để đưa hệ thống tiền tệ quay về với đồng tiền thực một cách có trật tự.
Một giải pháp khả thi khác là xác định lại giá trị đồng đô-la mới với hàm lượng bạc nhỏ hơn. Ưu điểm của giải pháp là chúng ta có thể tiếp tục sử dụng những đồng tiền hiện nay. Tuy nhiên, khuyết điểm của nó là sau thời gian chuyển đổi, chúng ta sẽ phải đau đầu vì những đồng tiền này trở nên quá rẻ mạt. Thay vì chuyển đổi ngay bây giờ, chúng ta đơn thuần chỉ đang trì hoãn những việc phải làm về sau này. Bây giờ chính là thời cơ để thực hiện những thay đổi - và chúng ta phải làm ngay lập tức. Sau nhiều thế kỉ thử nghiệm và sai lầm, giá trị ban đầu của một đồng đô-la bạc đã được xác định. Không việc gì chúng ta phải quay ngược bánh xe lịch sử vì chúng ta biết rốt cuộc nó sẽ phát huy tác dụng.
Trong quá khứ, dòng tiền chảy vào các ngân hàng rất dồi dào nhờ lãi suất tính trên đồng tiền chạy vào túi họ ra mà không phải mất chi phí nào. Điều này sẽ phải thay đổi. Họ sẽ phải phân biệt rạch ròi giữa tiền gửi không kì hạn và tiền gửi có kì hạn. Khách hàng phải được thông báo rằng khoản tiền gửi của họ luôn có sẵn trong hầm dự trữ của ngân hàng dưới dạng tiền kim loại hoặc Hối phiếu Kho bạc và không cho người khác vay, họ có thể rút bất cứ lúc nào. Vì thế ngân hàng sẽ không kiếm được một xu từ lãi suất tính trên những khoản tiền gửi đó. Người gửi tiền sẽ phải trả cho ngân hàng một khoản phí bảo vệ tiền gửi và các dịch vụ kiểm tra khác. Nếu muốn được hưởng lãi suất từ tiền gửi của mình, khách hàng sẽ được ngân hàng thông báo rằng tiền của họ đã được đầu tư hoặc cho vay. Trong trường hợp này, họ không thể hy vọng sẽ rút tiền bất kì lúc nào mình muốn. Như vậy, khách hàng đã chuyển đổi khoản tiền gửi của mình sang loại tiền gửi có kì hạn một cách có chủ ý với một thỏa thuận rằng họ sẽ phải đợi một thời gian nhất định trước khi đến hạn thanh toán khoản tiền mà họ đồng ý cho ngân hàng đầu tư.
Tác động của biện pháp này vô cùng to lớn. Ngân hàng sẽ phải trả lãi suất cao hơn để thu hút vốn đầu tư, phải tinh giản các loại chi phí và cắt bỏ một số khoản màu mè. Mức biên lợi nhuận sẽ bị thu hẹp còn hiệu quả tăng lên. Trước đây, các ngân hàng đưa ra những dịch vụ “miễn phí” nhưng thực chất họ đã được hưởng lãi suất kiếm được từ các khoản tiền gửi có kì hạn của khách hàng. Còn bây giờ họ phải thu phí cho những dịch vụ như kiểm tra và bảo đảm an toàn cho tiền gửi. Hiển nhiên, ban đầu khách hàng sẽ cằn nhằn vì phải trả tiền cho những dịch vụ đó, và sẽ không có con gà đẻ trứng vàng nào nữa.
Có thể những hệ thống giao dịch điện tử sẽ trở nên phổ biến vì sự thuận tiện của chúng nhưng người ta không bắt buộc phải sử dụng chúng. Những giao dịch tiền mặt và séc sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng. Sự giám sát của chính phủ sẽ bị coi là phạm pháp. Mặc dù số lượng đồng đô-la trong lưu thông ít hơn so với đồng tiền giấy Dự trữ Liên bang nhưng cũng vì thế mà giá trị của mỗi đồng đô-la mới sẽ lớn hơn và sức mua được giữ nguyên. Trong một thời gian ngắn, cả đồng tiền cũ và mới sẽ được sử dụng song song, một số người sẽ gặp khó khăn trong việc xác định giá trị tương đối của chúng để thực hiện các giao dịch hàng ngày. Thế nhưng đây là một việc mà những người sống ở châu Âu hay bất cứ ai đi ra nước ngoài đều phải thực hiện nên không có lý do gì để nghĩ rằng người Mỹ chúng ta không đủ thông minh để giải quyết vấn đề này.
MỘT VÀI TIN XẤU VÀ MỘT VÀI TIN TỐT
Chúng ta không nên tự lừa dối bản thân bằng việc nghĩ rằng quá trình chuyển đổi này sẽ dễ dàng. Thực tế nó sẽ là một giai đoạn hết sức khó khăn và mọi người sẽ phải thích nghi với cách nghĩ và cách làm hoàn toàn mới. Sự đóng băng của nguồn cung tiền tệ hiện nay sẽ là một cú trời giáng xuống thị trường chứng khoán và cộng đồng doanh nghiệp. Giá cổ phiếu sẽ xuống dốc không phanh, khiến tài sản được tính bằng tiền giấy của các nhà đầu tư tiêu tan và quay về với những chiếc máy tính nơi nó được sinh ra. Hoạt động của một số doanh nghiệp sẽ bị bó buộc do nguồn tín dụng cho vay không còn dễ dãi. Thà để các ngân hàng yếu kém đóng cửa còn hơn cứu họ bằng tiền thuế mà chúng ta đã đóng. Tình trạng thất nghiệp có thể sẽ tồi tệ hơn trong một thời gian. Những người vốn quen đi lại bằng các phương tiện giao thông miễn phí nay sẽ phải chuyển sang đi bộ, chen lấn xô đẩy hoặc trả tiền. Những người được hưởng trợ cấp xã hội sẽ không dễ dàng từ bỏ những tấm séc hay tem thực phẩm của mình. Các phương tiện truyền thông sẽ thổi bùng ngọn lửa của sự bất mãn. Con tàu mà bè lũ Âm mưu đang cầm lái có thể trật đường ray bất cứ lúc nào.
Đây có thể là thời điểm chúng ta phải đối mặt với nguy hiểm lớn nhất; thời điểm mà mọi người có thể không còn đủ kiên nhẫn để tiếp tục chuyến đi đầy khó khăn trên sa mạc và không còn khao khát vươn tới miền đất hứa nữa; thời điểm mà họ thèm muốn được quay về với sự quản thúc và chế độ nô lệ của các Pharaon.
Tuy nhiên, điểm trọng yếu ở đây là hầu hết những vấn đề này chỉ mang tính tạm thời, chúng chỉ xảy ra trong giai đoạn chuyển đổi từ hệ thống tiền tệ cũ sang hệ thống tiền tệ mới. Cơ quan phụ trách đúc tiền càng sớm hoàn thành đồng tiền tự do thì người dân càng nhanh chóng nhận thấy nhu cầu đối với tiền bạc và tiền vàng, số lượng người khai thác mỏ và buôn bán nữ trang ổn định sẽ đóng góp một lượng lớn kim loại quý cho kho dự trữ tiền tệ của quốc gia. Chắc chắn người nước ngoài cũng sẽ tham gia vào nguồn dự trữ này. Những đồng tiền bạc và vàng cũ sẽ tái xuất hiện trên thị trường. Khi những cửa hàng kinh doanh kim loại quý phân ứng lại cung cầu thị trường thì ngay lập tức số lượng tiền cũng sẽ tăng lên, đồng thời giá trị của mỗi đồng sẽ giảm xuống mức cân bằng tự nhiên.
Chẳng phải đó là lạm phát hay sao? Đúng, đúng là sẽ xảy ra lạm phát, nhưng nó khác biệt hoàn toàn so với lạm phát do đồng tiền pháp định gây ra ở bốn điểm sau: (1) lý do tạo ra lạm phát không phải vì các nhà chính trị và các chủ ngân hàng cố gắng thao túng nền kinh tế để tiến hành những kế hoạch cá nhân của họ mà do những áp lực tự nhiên của nền kinh tế đang tìm kiếm sự cân bằng giữa cung và cầu; (2) hiện tượng lạm phát này không gây nguy hiểm đối với đất nước và không hủy hoại nền kinh tế, nó là một phần của quá trình khôi phục kinh tế và đưa đất nước đến sự thịnh vượng; (3) nếu chúng ta không tiến hành chuyển đổi đồng tiền, lạm phát sẽ còn nghiêm trọng hơn; (4) nó không phải là một mắt xích trong hệ thống được thiết kế để hoạt động mãi mãi mà nó có điểm dừng: đó là khi thị trường đạt đến điểm cân bằng tự nhiên, lượng vàng và bạc mà con người khai thác ngang bằng với lượng hàng hóa mà chúng có thể mua được. Lúc này, nguồn cung tiền sẽ ngừng mở rộng và lạm phát sẽ chấm dứt và không bao giờ còn trở lại. Mọi thiệt hại sẽ được đền bù. Giá cả sẽ từ từ giảm xuống do những tiến bộ trong công nghệ cho phép chúng ta nâng cao năng suất lao động. Khi đó, cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn, đời sống xã hội trở nên khá giả hơn và người dân sẽ không còn bất mãn với chính phủ. Sau khi cơn bão đi qua, nước Mỹ sẽ có một nguồn cung tiền lành mạnh, một chính phủ không nợ nần và một nền kinh tế không lạm phát.
Bất kể tương lai của chúng ta có như thế nào đi nữa thì trước mặt chúng ta vẫn có những ghềnh thác. Bởi vậy, tốt hơn hết chúng ta hãy thắt chặt dây an toàn và chuẩn bị lao dốc. Vì bản thân và gia đình, chúng ta phải thực hiện những biện pháp có thể tăng cơ hội đến được bờ bên kia an toàn. Nếu viễn cảnh ảm đạm thành hiện thực thì chúng ta sẽ phải hành động khác đi chút ít, vì sẽ không có bến bờ nào nữa. Nhưng nếu tương lai tươi sáng như chúng ta đã nói thì sẽ có những biện pháp phòng ngừa nào đó tạo nên sự khác biệt lớn lao trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay.
Để nhận thức được một cách đầy đủ về tính ưu việt của một số biện pháp đã nêu trên, chúng ta nên dừng lại và xem xét khả năng quá trình tiến tới sự an toàn và lành mạnh cho nền kinh tế không diễn ra theo đúng trật tự. Viễn cảnh thực tế có thể diễn ra theo một chiều hướng khác với sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống, bao gồm cả cấu trúc toàn cầu đang được xây dựng tại Liên Hợp quốc. Nếu điều này thành sự thật, chúng ta sẽ không phải suy nghĩ về sự chuyển đổi theo từng bước sang một hệ thống tiền tệ lành mạnh vì quy trình này sẽ không diễn ra. Khi đó mối quan tâm hàng đầu của chúng ta sẽ là làm sao để tồn tại, vậy thôi.
Chính phủ toàn cầu sẽ không nhất thiết phải nhờ đến tình trạng hỗn loạn của nền kinh tế và sự nổi dậy trong dân chúng để ra đời. Nếu một số người có thẩm quyền có đủ thông tin để biết trước đường đi nước bước của kẻ thù, và đặc biệt nếu ở đúng vị trí trong hệ thống, họ hoàn toàn có thể trở thành những người dẫn đường chỉ lối vào thời điểm quyết định. Nếu máu vẫn đổ trên các đường phố và tình trạng vô chính phủ kéo dài thì về mặt lý thuyết, những nhóm người đã được thông suốt vấn đề, được chuẩn bị từ trước có thể tận dụng khoảng trống quyền lực này và lên nắm quyền. Nghe giống như một viễn cảnh bi quan khác, nhưng thực ra không phải vậy. Theo những phân tích cuối cùng thì đây là giả định mang tính thực tế hơn cả. Nhưng chúng ta không nên hy vọng nó sẽ xảy ra. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là chuẩn bị để vượt qua nếu rơi vào tình trạng đó.
CHUẨN BỊ NHƯ THẾ NÀO?
Về mặt tài chính, chúng ta có thể làm gì? Để tránh kể lể dông dài, chúng tôi sẽ trình bày ngắn gọn những ý chính. Việc đi sâu vào chi tiết là không cần thiết.
1. Rũ bỏ nợ nần, ngoại trừ các khoản sau: thế chấp nhà ở với điều kiện phải được định giá chính xác, vay mượn để kinh doanh với điều kiện phải có một kế hoạch rõ ràng. Đầu cơ tích trữ không phải là một ý kiến hay trong những lúc như thế này, trừ khi bạn có thể chịu được nếu bị thua lỗ.
2. Chọn một ngân hàng mạnh. Duy trì tài khoản tại một vài tổ chức. Không được giữ quá $100.000 trong bất cứ ngân hàng nào. Phải nhớ rằng không phải tất cả các loại tài khoản đều được FDIC bảo hiểm. Giờ đây một số tổ chức đã cung cấp dịch vụ bảo hiểm cá nhân. Hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ mức độ rủi ro của khoản tiền bạn gửi[10].
3. Đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn với cổ phiếu blue chip (cổ phiếu “thượng hạng”), cổ phiếu chưa niêm yết (OTC), quỹ phát triển, thu nhập, lớn, nhỏ, quỹ tương hỗ, trái phiếu, địa ốc, vàng xu (bullion coin), cổ phiếu ngành khai thác mỏ, tài sản hữu hình, thậm chí cả tiền mặt. Những ngành sẽ làm ăn phát đạt trong thời buổi khó khăn này là cờ bạc, buôn bán đồ uống có cồn, những trò giải trí giúp con người thoát khỏi thế giới thực. Hãy nghiên cứu kĩ những lĩnh vực và công ty mà bạn đổ tiền vào đầu tư. Những hiểu biết cá nhân là thứ không thể thiếu.
4. Tránh đầu tư vào những công ty “tốt nhất” gần đây. Những “kỉ lục” mà họ đạt được chỉ mang tính lịch sử và sẽ thay đổi theo thời gian. Họ không thể tại được trong tương lai mà ngược lại, giá cả các mặt hàng của họ sẽ trở nên quá sức đối với người mua và chắc chắn phải giảm xuống. Hãy xem xét đến giá trị của khoản đầu tư sẽ là bao nhiêu sau một thời gian dài - ít nhất là 15 năm nữa - đặc biệt là nó có hiệu quả hay không trong những giai đoạn suy thoái kinh tế.
5. Khi đầu tư vào tiền kim loại, hãy tránh những đồng tiền có giá trị tiền đúc cao - trừ khi bạn muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này. Cũng giống như những hình thức đầu tư khác, bạn hãy tìm kiếm lời khuyên nhưng đừng phụ thuộc vào nó. Với kim cương, tác phẩm nghệ thuật và những vật sưu tầm khác cũng vậy. Hãy dựa vào những gì bạn biết. Nói cách khác, bạn rất dễ bị tổn thương khi nhảy vào những nơi đầy rẫy nguy hiểm mà ngay cả những tay buôn bán sành sỏi nhất cũng có thể trắng tay như chơi.
6. Cất giữ tiền ở một nơi an toàn, bao gồm vài loại tiền bạc cũ. Khoản tiền này nên đủ để mua các nhu yếu phẩm cho gia đình bạn trong khoảng hai tháng. Tiền kim loại có thể chịu được những điều kiện khắc nghiệt hơn trong thời gian dài hơn. Không có một số lượng “đúng” cho kho dự trữ này, điều đó tùy thuộc vào quan điểm và khả năng tài chính của từng người.
ĐỤC NƯỚC BÉO CÒ
Toàn bộ cuốn sách này đều tập trung vào cách giúp bạn sống sót qua cơn bão và sẵn sàng trở thành nhà lãnh đạo trong những thời điểm khó khăn phía trước. Đó là cách nhìn nhận theo chiều hướng tiêu cực. Những người luôn muốn nghe tin tốt lành như Adlai Stevenson đã miêu tả thì suy nghĩ một cách tích cực hơn. Họ hy vọng rằng chúng ta có thể nắm đầu cơn bão và kéo về hướng có lợi cho chúng ta. Chúng ta thực sự có thể thu lợi từ sự sụp đổ sắp diễn ra đó. Ý tưởng này đã xuất hiện trong hàng trăm quyển sách và các tờ báo, nơi chúng ta có thể tìm thấy lời khuyên làm thế nào để làm giàu trên đống đổ nát. Thậm chí còn có một cuốn sách chỉ cách kiếm tiền từ cuộc chiến giữa môi trường và công nghiệp. Đỉnh điểm của những lời khuyên này là cách làm giàu trên sự sụp đổ của nước Mỹ.
Lẽ dĩ nhiên là những cơ hội kiếm tiền từ những quyết định đầu tư đều dựa trên những đánh giá xác thực về các xu hướng hiện tại. Tuy nhiên, phần lớn trong số những cơ hội đó đều phụ thuộc vào thời điểm quyết định có đúng lúc hay không. Một người phải biết chính xác khi nào nên mua vào, khi nào nên bán ra, với giá bao nhiêu. Để biết được tất cả những điều này, nhà đầu tư phải thấu hiểu bản chất của các ngành hàng và kiểm soát được những thay đổi hàng ngày của các thế lực thị trường. Anh ta phải cố gắng hoàn thiện các phân tích và đi đến kết luận sớm hơn đám đông. Tất nhiên, các phân tích và kết luận đó phải đúng đắn. Phần lớn các nhà đầu tư đều không được chuẩn bị cho việc này, vì thế họ phụ thuộc rất nhiều vào các chuyên gia. Thường thì người nào cũng sẽ cổ vũ bạn đầu tư vào những loại hình kinh doanh. Nếu vụ đầu tư sinh lời, vị chuyên gia phân tích sẽ có thu nhập. Nếu vụ đầu tư đổ bể, nhà phân tích ấy vẫn có thu nhập.
Mối quan hệ này không chỉ nhằm vào nhóm người muốn “kiếm tiền từ đống đổ nát” mà còn hướng đến mọi cấp độ của hoạt động đầu tư cũng như lĩnh vực pháp luật và y học. Giá cả tư vấn tùy thuộc vào chất lượng của nó. Điều đáng băn khoăn về ý tưởng đầu tư này là những lời tư vấn thực tế có thể khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Bằng cách tập trung tìm kiếm những cách thức khôn khéo để né tránh tác động của lạm phát hoặc để kiếm tiền từ lạm phát, chúng ta đang tiếp tay cho nó hoành hành chứ không hề làm gì để ngăn chặn. Những kẻ có thể kiếm lợi từ lạm phát không hề muốn kìm hãm sức tàn phá của nó. Trái lại, khi thấy tiền cứ chảy vào túi đều đều, có thể họ còn trở thành cổ động viên nhiệt thành của nó cho dù trong thâm tâm thừa hiểu rằng chẳng chóng thì chầy, lạm phát cũng sẽ khiến họ khuynh gia bại sản.
Không có gì sai trái khi cố gắng bảo toàn vốn trong những thời điểm khó khăn, thế nhưng chỉ có một giải pháp duy nhất để một người sử dụng đồng vốn của mình chặn đứng những xu hướng hiện nay. Về lâu dài, sẽ không có cách nào để kiếm tiền từ đống đổ nát của nước Mỹ, không còn chỗ để chúng ta ẩn náu nữa. Không có cách nào để bảo vệ tài sản của bạn, nhà cửa của bạn, công việc của bạn, gia đình của bạn và sự tự do của bạn. Theo cách nói của Henry Hazlitt thì “Không có một hàng rào an toàn nào bảo vệ chúng ta khỏi lạm phát ngoài việc chặn đứng nó”.
MỘT CHIẾN DỊCH TIÊN PHONG
Từ thực tế đã được trình bày trong cuốn sách này, rõ ràng có rất nhiều việc phải làm chứ không chỉ xóa bỏ FED là xong. Mặc dù việc gạt bỏ FED sẽ là một chiến thắng to lớn đối với nền kinh tế và sự tự do cá nhân nhưng thật đáng tiếc là những con thú luôn có bầy đàn, chúng săn bắt và đánh chén cùng nhau, chúng ta có loại thuế thu nhập được tạo ra để hủy diệt tầng lớp trung lưu, một hệ thống trường học dành để nhồi nhét những tư tưởng hơn là để giáo dục, một hệ thống truyền thông theo kiểu “gọi dạ bảo vâng” chuyên bóp méo thông tin, những đảng phái chính trị bị kiểm soát chặt chẽ luôn tự gạt mình rằng có thể chen vào số phận của chúng ta, và một Liên Hợp quốc đang nhanh chóng xâm lấn chủ quyền về quân sự và kinh tế của nước Mỹ. Chúng ta không thể nào giết chết một con mà để những con khác sống sót. Chúng ta phải diệt trừ tận gốc cái nòi giống này.
Chúng ta đang nói đến chủ nghĩa tập thể. Chủ nghĩa tập thể là một khái niệm trong đó tập thể sẽ quan trọng hơn từng cá nhân và tất cả những hành động của chính phủ đều được bào chữa bằng việc tuyên bố rằng hành động đó được thực hiện vì lợi ích lớn hơn của một tập thể đông hơn. Đó là nền móng của Fed và là cơ sở của mọi cuộc tấn công vào sự tự do của chúng ta, theo đúng nghĩa đen của nó. Chủ nghĩa tập thể là kẻ thù của sự tự do, và chúng ta phải tiến hành một chiến dịch tiên phong để chống lại nó. Nếu không làm như vậy có nghĩa là chúng ta đã đầu hàng vô điều kiện.
Bước đầu tiên của chiến dịch này là tuyên truyền. Người Mỹ đã để quốc gia bị đánh cắp ngay dưới mũi mình vì họ không hiểu về những gì đang diễn ra. Đây không phải là hiện tượng chỉ xảy ra ở nước Mỹ. Tất các các quốc gia tiên tiến trên thế giới đều đã từng bị đánh cắp như vậy với cách thức không khác là bao. Chúng ta không thể hy vọng vào một tương lai tốt đẹp chừng nào mà tình hình hiện nay vẫn không có gì tiến triển. Do đó, thức tỉnh người dân Mỹ chính là bước khởi đầu cho bất kì kế hoạch có tính thực tế nào giúp chúng ta sống sót và phát triển.
Thật đáng tiếc là bấy nhiêu thôi chưa đủ. Giáo dục rất quan trọng nhưng sẽ không có gì khác biệt nếu chúng ta biết mà không làm gì cả. Người ta nói tri thức là sức mạnh nhưng thực tế đó chỉ là một trong những chuyện hoang đường nhất mọi thời đại. Một người học rộng biết nhiều vẫn dễ dàng trở thành nô lệ nếu họ không làm gì để bảo vệ quyền tự do của mình. Bản thân tri thức không phải là sức mạnh, nhưng nó chứa đựng mầm mống của sức mạnh nếu chúng ta hành động dựa trên những hiểu biết đó.
(*) Cơ số tiền tệ: là tổng của các loại tiền mặt đang lưu thông, tiền các ngân hàng lưu trữ trong các tầng hầm và tiền của các ngân hàng gửi Cục Dự trữ - nhưng không gồm những khoản tiền mà người dân gửi trong ngân hàng.
(*) Legal-tender: tiền pháp định là công cụ thanh toán mà, theo luật pháp, qui định, không thể bị từ chối khi được sử dụng để thanh toán các khoản nợ được ghi nợ theo cùng đơn vị tiền tệ đó. Tiền pháp định thực chất là vị thế pháp lý được gán cho một số loại tiền nhất định, tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố mệnh giá, loại tiền, số lượng tiền.
(*) Tơ-rôi (Troy): hệ thống trọng lượng dùng cho kim loại quý.
Chú thích:
[1] Xem Chương 17.
[2] Trích dẫn bởi MJ. “Red” Beckman trong Sinh ra để chống lại quốc gia (Born Against Republic) - Billings, Montana: Freedom Church, 1981, trang 23; và Lindsey William trong Để quyến rũ một quốc gia (To Seduce A Nation) - Kasilof, Arkansas: Worth Publishing, 1984, trang 26.
[3] Thư gửi Hollee Haswell, người phụ trách Thư viện Low Memorial, Trường Đại học Columbia, ngày 13-10-1987.
[4] Để tìm hiểu thêm các phân tích toàn diện về “Giai thoại Kenedy”, hãy truy cập website www.realityzone.com và phần Cập nhật cho cuốn Những âm mưu từ đảo Jekyll.
[5] “Tương lai bình ổn giá cả trong thế giới tiền pháp định” (The future of price stability in a fiat money world) của Jerry LJordan, Durell Journal of Money and Banking, tháng 8-1989, trang 24.
[6] Thông thường, tiền sẽ do chính phủ phát hành, nhưng trong lịch sử đã có rất nhiều trường hợp tiền do tư nhân phát hành vẫn được chấp nhận, và trong một vài trường hợp chúng còn hiệu quả hơn đồng tiền chính thức. Một ví dụ gần đây là đồng The Liberty Dollar, 100% giá trị được xác định dựa trên vàng và bạc. Xem trang www.libertydollar.org.
[7] Vì giá trị của đồng FRN được tính toán bằng đồng đồ-la thực nên không có lý do gì để quy đổi chúng. Có thể người dân sẽ tiếp tục sử dụng đồng FRN trong các giao dịch thường ngày. Do đó, để xóa bỏ đồng FRN và thúc đẩy quá trình chuyển đổi diễn ra càng nhanh càng tốt, chúng ta cần phải có các ngân hàng tự động đổi đồng FRN sang đồng đô-la thực bất cứ khi nào người dân gửi tiền vào. Nếu như vậy, đồng FRN sẽ nhanh chóng trở thành vật sưu tầm và là chứng tích lịch sử.
[8] Mặc dù trọng lượng của đồng đô-la bạc là 412,5 gren (0,8594 ounce theo hệ tơ-rôi) nhưng chỉ có 90% là bạc nguyên chất.- Tuy vậy, hàm lượng bạc của nó chính xác là 371,25 gren (0,77344 ounce theo hệ tơ-rôi).
[9] Đối với những người cho rằng sử dụng cung tiền M2 và M3 sẽ hợp lý hơn, vui lòng xem thêm phần “Nên cộng hay trừ M1?” trong phần phụ lục với những ghi chú của người viết và thư tín gửi đến Cục dự trữ Liên bang.
[10] Việc này không hề dễ dàng chút nào nhưng sẽ giúp bạn có được sự hỗ trợ chuyên môn từ một nguồn tin độc lập, có thể phân tích chất lượng của tài sản, các tỉ lệ vay nợ, tỉ lệ tài sản vốn, dự trù lỗ-lãi,… Một trong số những nguồn tin tốt nhất là Veribanc. Với một khoản phí tượng trưng, dịch vụ xếp hạng ngân hàng này sẽ cung cấp cho bạn những báo cáo chi tiết về bất kỳ ngân hàng hoặc quỹ tiết kiệm và cho vay nào trên nước Mỹ. Nếu bạn muốn tham khảo brochure của hãng này, hãy gửi thư đến địa chỉ P.O Box 461, Wakefeil, MA 01880.
G. Edward Griffin
Nhật An - Minh Hà - Ngọc Thúy dịch
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tâm Tình Với Ý Nghĩ “Mình với ta tuy hai mà một Ta với mình chỉ một chứ ai đâu Lý lẽ, luận bàn phân hơn thiệt Giải quyết bao n...