Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2024
Chuyển động thơ nữ Việt Nam
Sở thích trở lại những năm tháng ấu thơ, tự ăn thế giới nội tâm đầy nữ tính, nên phụ nữ thường sa vào “lối viết thân thể” và “lạc thú thân xác”. Nhưng “thái độ tự yêu mình của phụ nữ chỉ làm cho họ nghèo nàn đi, chứ không hề làm họ thêm phong phú: không hề làm gì khác ngoài việc tự ngắm nghía mình, rốt cuộc, họ tự thủ tiêu mình” (Giới nữ, tập II, Nxb Phụ nữ, 1996; tr.408. Tác giả Simone de Beauvoir; Nguyễn Trọng Định và Đoàn Ngọc Thanh dịch). Sự chiếm hữu bản thân như thế, vô hình trung, phụ nữ đã thỏa hiệp với phận số mà xã hội từ bao đời nay ràng buộc, mặc định, và còn tự bó hẹp những can dự của mình đối với thế giới. Chỉ khi dám đứng lên đấu tranh, “nỗ lực phá giới”, nỗ lực “cắt đuôi hậu tố nữ” mới mong trọn vẹn tiếng nói của chính mình. Cuốn tiểu luận – phê bình “Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố nữ (&20 tiếng thơ nữ quyền đương đại)” của Inrasara (Nxb Hội Nhà văn, 2015) cho chúng ta cái nhìn khá rõ nét về những chuyển động của thơ nữ Việt, từ chỗ vị thế kẻ lệ thuộc, thứ yếu, phụ nữ biết “tự yêu mình”, và bây giờ đã và đang khắc phục, giải thoát khỏi thiên tính nữ để chấm dứt mọi sự phân biệt về giới tính.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tâm Tình Với Ý Nghĩ “Mình với ta tuy hai mà một Ta với mình chỉ một chứ ai đâu Lý lẽ, luận bàn phân hơn thiệt Giải quyết bao n...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét