Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2024

Những âm mưu từ đảo Jekyll - 5

Những âm mưu từ đảo Jekyll - 5

Phần 5- MÙA THU HOẠCH - Chương 20
Câu nối Luân Đôn
Các nhà nghiên cứu tiền tệ và chính trị tiếp tục dẫn giải các tiêu chuẩn trên lý thuyết của Cục Dự Trữ Liên Bang. Ngày nay, người ta nghiễm nhiên tin rằng đời sống kinh tế đơn giản không thể nào tiếp tục nếu không có các quan điểm lý thuyết này. Nhưng thời đại của lý thuyết đã trở thành quá khứ. Vào năm 1913, một “sinh vật” đã tiến vào tận cùng hang ổ của nó, đánh hơi và tung hoành suốt từ đó. Nếu muốn biết đó đơn giản chỉ là một hình thức dịch vụ hay thực chất là một con thú săn mồi, chúng ta chỉ cần xem xét đến những hành vi của nó. Và sau một vài năm thử nghiệm, chúng ta có thể chắc chắn về những gì cơ cấu này đã làm, đang làm và sẽ tiếp tục trong tương lai. Hoặc, nói theo chân lý trong Thánh Kinh, chúng ta có thể biết được đó là cây gì qua loại quả mà nó sinh ra. Hiện tại chúng ta hãy thử nghiên cứu về mùa thu hoạch của Cục Dự trữ Liên Bang!
Chương 20
CÂU NỐI LUÂN ĐÔN
Sự phát triển của dòng họ Morgan (House of Morgan); Morgan thắt chặt quan hệ với Anh và Tập đoàn Rothschild; mối quan hệ giữa Cục Dự trữ Liên hang và Ngân hàng Anh. Quyết định của Cục Dự trữ Liên bang gây ra lạm phát cho đồng đô-la Mỹ nhằm ủng hộ cho nền kinh tế Anh đang suy sụp.
Giai đoạn giữa cuộc Nội chiến và sắc lệnh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là một trong những đặc tính hay thay đổi của nền kinh tế lớn và không có bất cứ thước đo nào cho sự hỗn loạn này. Pháp lệnh Ngân hàng Quốc gia năm 1803-1865 đã tạo ra một hệ thống các ngân hàng hoạt động theo hiến pháp liên bang với đặc quyền và thế lực đối với hệ thống tiền tệ. Hệ thống ngân hàng này được phép độc quyền phát hành tiền giấy ngân hàng và chính phủ đồng ý chấp thuận cho lưu hành loại tiền giấy này cho các hoạt động chi trả thuế. Họ được phép hỗ trợ cho đồng tiền này bằng 90% trái phiếu chính phủ thay cho vàng. Và các ngân hàng cam đoan rằng mỗi một ngân hàng trong hệ thống ngân hàng liên bang phải chấp nhận tiền giấy của các ngân hàng khác đối với giá trị được ấn định trên bề mặt tiền giấy, không cần quan tâm đến vị thế đang như “rèm treo trước gió” của họ. Kết quả mà hệ thống ngân hàng của Mỹ sau cuộc Nội chiến thu được là sự thỏa hiệp với ngân hàng trung ương, đang dần mất đi sự độc lập và trở nên mất trật tự theo như một vài lời nhận xét từ các nhà sử học.
Quan niệm về khả năng có thể phất lên một cách đơn giản bằng cách tạo ra thêm nhiều tiền luôn là điều lôi cuốn các chính trị gia và thương nhân, và quan niệm đó bùng phát mạnh mẽ nhất vào nửa cuối thế kỷ 19. Đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn dưới trướng của nhóm những kẻ có thể biến hóa mọi thứ thành vàng, một sự cưỡng chế nhằm biến mọi thứ thành tiền qua các trò ma thuật của hệ thống ngân hàng. Séc cá nhân dần được chấp nhận trong trao đổi thương mại như một loại tiền giấy, và ngân hàng buộc người dân phải đăng ký vào sổ tiền gửi ngân hàng theo những con số buộc họ phải thận trọng khi “vay mượn”. Theo Groseclose quan sát: “Lộc trời từ những đồng tiền rẻ mạt đã trở thành tiếng kêu khóc của toàn vũ trụ và theo quan niệm của người Do Thái, lộc trời càng dễ bao nhiêu thì tiếng than càng ai oán bấy nhiêu và theo đó, ý chí đấu tranh cho điều đó của con người càng ít dần đi”.[1]
Triết lý phổ biến lúc bấy giờ đã được thể hiện một cách chính xác bởi Jay Cooke - một nhà tài phiệt xuất chúng, người đã tiếp thị các khoản vay của chính phủ liên bang cho cuộc Nội chiến vĩ đại và cũng là người huy động được nguồn vốn $100 triệu đô-la cho Công ty đường sắt Thái Bình Dương. Cooke đã xuất bản một cuốn sách nhỏ với nội dung được gói gọn trong tựa đề: Làm thế nào để các khoản nợ quốc gia trở thành điều hạnh phúc cho quốc gia đó? Các khoản nợ là tài sản công, là liên minh Chính trị, là sự bảo vệ các ngành công nghiệp, là bảo đảm căn bản cho tiền tệ quốc gia. (How Our National Debt May Be a National Blessing. The Debt is Public Wealth, Political Union, Protection of Industry, Secure Basis for National Currency. “ Cooke đặt câu hỏi “Tại sao đất nước rộng lớn và hùng vĩ này lại trở nên còi cọc và chậm phát triển với các hoạt động ‘máu lạnh’ và dòng sinh huyết của đất nước liệu có bị đông lại bởi những nguyên lý ‘đồng tiền mạnh’ tồi tệ - cái nguyên lý mốc xịt của một thời đã qua”.[2] Tuy nhiên, sự còi cọc và chậm phát triển đó xuất hiện không phải từ mớ nguyên lý đồng tiền mạnh đáng thương trong quá khứ mà là chính từ các học thuyết chói lọi về những đồng tiền kiếm được một cách dễ dàng trong hiện tại. Ngân hàng Bắc Thái Bình Dương bị phá sản giống như một núi tiền ảo đầu tư sụp đổ hoang tàn, và công ty đầu tư khổng lồ của Cooke cũng theo đó mà biến mất, khởi đầu cho tình trạng suy thoái kinh hoàng năm 1873 như một điều tất yếu. Matthew Josephson viết:
“Tất cả thất bại này đều là của Jay Cooke!” - những chú bé bán báo trên khắp các ngả đường của đất nước đã rao như vậy….
Ngân hàng lớn nhất và uy danh nhất của vùng đất phía Tây nước Mỹ đã sụp đổ như một tin sét đánh. Các liên minh môi giới và các ngân hàng quốc gia với 5.000 tập đoàn thương mại nhanh chóng rơi vào vực thẳm của sự phá sản. Một ngày dài tại Phố Wall, cuộc đình công này tiếp nối cuộc đình công khác; ngành đường sắt phá sản; chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, các cổ phiếu đang dẫn đầu bỗng mất đi 30 đến 40 điểm, thậm chí là một nửa giá trị; làn sóng sợ hãi không đoán trước đã làm thay đổi xu hướng hám danh lợi của xã hội; các sàn giao dịch đóng cửa; các hành động bột phát mất kiểm soát của đám đông dân chúng đã trở thành nỗi kinh hoàng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ đang tiếp diễn.[3]
CÁC ĐỢT SÓNG BÙNG NỔ VÀ SUY THOÁI
Nhìn chung, có bốn dạng cơ bản trong việc co hẹp nguồn cung tiền tệ xuyên suốt giai đoạn này: giai đoạn được coi là “kinh hoàng” - 1873, 1884, 1893 và 1907. Mỗi một năm tiêu biểu cho nguồn dự trữ thiếu hụt của ngân hàng và sự đình chỉ chi trả bằng đồng kim loại trong xã hội. Quốc hội phản ứng lại tình trạng này bằng cách không yêu cầu tăng thêm nguồn dự trữ để cải thiện lãi suất an toàn, nhưng lại cho phép tiết giảm. Tháng 6 năm 1874, pháp lệnh được thông qua với sự chấp thuận từ phía ngân hàng hỗ trợ toàn bộ tiền giấy với trái phiếu chính phủ. Dĩ nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ có thêm tiền giấy cho Quốc hội, nhưng đồng thời cũng tạo ra một thực trạng không còn bất cứ đồng kim loại nào bảo đảm cho tiền giấy, kể cả chỉ với 10%. Việc này đã lấy ra khỏi nguồn dự trữ của ngân hàng hơn 20 triệu đô-la mà sau đó được sử dụng làm nền tảng cho chiến lược đầu tư nhằm tạo ra thậm chí nhiều tiền séc để vận hành trong nền kinh tế quốc gia.
Một huyền thoại được chấp nhận rằng nhu cầu vay tiền theo mùa vụ của các nông trang vào thời điểm thu hoạch chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng. Để cung cấp cho nguồn quỹ này, ngân hàng ở các quốc gia phải hút vào một lượng dự trữ tiền mặt trong khi nguồn tiền này được ký gửi ở những ngân hàng thành phố lớn hơn. Động thái này làm cho nguồn dự trữ tại các thành phố ít đi và toàn bộ hệ thống trở nên yếu ớt. Thật ra, một phần của truyền thuyết này là có thật, nhưng rõ ràng là không một ai muốn hỏi về phần tiếp theo của câu chuyện. Nhiều người tự suy đoán. Tại sao lại không có cuộc khủng hoảng vào mỗi mùa thu thay vì 11 năm một lần hay tương tự như vậy? Tại sao các ngân hàng - nông thôn cũng như thành thị - đều duy trì mức dự trữ tương ứng để trang trải cho các nhu cầu của con nợ? Và tại sao họ không làm việc này vào tất cả các mùa trong năm? Tại sao việc từ chối những hồ sơ vay vốn lại khiến cho hàng trăm ngân hàng thua lỗ? Câu chuyện thần thoại đã rơi vào khoảng không vì những câu hỏi nặng ký này.
Sự thật là, nếu không phải là các nhu cầu theo mùa màng nông nghiệp thì các ảo thuật gia về tiền bạc đơn giản chỉ cần tìm một nhân vật bù nhìn/một anh chàng bung xung khác. Đây là nguồn dự trữ “không lưu chuyển”, thiếu “sự linh hoạt” trong nguồn cung ứng tiền, “sự mất cân đối” của các khoản thanh toán quốc tế, hay được ví như tấm màn che ảm đạm khác thuộc chế độ kỹ trị nhằm che đậy một vấn đề thực tế: hệ thống ngân hàng dự trữ vàng cục bộ. Điều then chốt ở đây là thay vì soạn thảo một kế hoạch công phu để góp vốn vào nguồn dự trữ ít ỏi của các ngân hàng quốc gia nhằm trở thành các ngân hàng mang tầm vóc khu vực, thì nó vẫn không hiệu quả. Nguồn bổng lộc vẫn cứng đầu không chịu nhân lên.
MORGAN THÀNH CÔNG KHI MỌI NGƯỜI THẤT BẠI
Sự mở rộng và co hẹp tiền tệ ở giai đoạn này là những làn sóng lớn làm lật úp hàng ngàn con thuyền đầu tư trên biển lớn. Nhưng, đã có một con tàu lớn mà bằng cách nào đó, đã vọt lên cùng với những con sóng trào để vượt qua phong ba bão tố cứu vớt những con tàu đang trong cảnh khốn cùng. Khi cập bến, con tàu lớn này đã đem theo sự giàu có không thể nào tả nổi mà trước đây là tài sản của những kẻ khác và nay đã thuộc về thuyền trưởng của con tàu cứu vớt theo luật lệ của biển cả. Vị thuyền trưởng đó có tên là J.P Morgan.
Chúng ta hãy nhớ lại khoảng thời gian trước đây, khi J.P. Morgan & Co không phải là tay chơi “tép riu” trong ván cờ thế giới được gọi là Thế chiến I. Morgan được chính phủ Anh và Pháp chọn làm đại diện chính thức cho việc bán trái phiếu chiến tranh trên nước Mỹ. Khi cục diện chiến tranh trở nên bất lợi đối với họ, Morgan bắt đầu sử dụng lợi tức của mình để vận động cho Mỹ bước vào cuộc chiến, một bước đi đầy tính toán để cứu các khoản cho vay. Công ty của Morgan cũng là đại diện thương mại chính thức của Anh trên nước Mỹ. Vi phạm hiệp ước quốc tế, công ty Morgan đã lo liêu việc mua bán và vận chuyển các vật dụng chiến tranh đến Anh, trong đó có số lượng đạn dược khổng lồ trên tàu Lusitania khi con tàu này chìm xuống biển cả.
Mối quan hệ khăng khít giữa Morgan và nước Anh không phải là ngẫu nhiên. J.P. Morgan-con là lực lượng hậu thuẫn cho Hội đồng Quan hệ Quốc tế, một chi nhánh của Hội kín ở Mỹ được thành lập bởi Cecil Rhodes nhằm mở rộng quyền lực của nước Anh. Sự thật thì Morgan đứng về phía Anh hơn là Mỹ.
Căn nguyên của việc này được phát hiện trong nguồn gốc lịch sử của vương triều Morgan. Tất cả được bắt đầu với một thương gia người Mỹ đến từ Danvers, bang Massachusetts, dưới cái tên là George Peabody. Vào năm 1837, Peabody du hành đến Anh như một thương nhân kinh doanh trái phiếu cho tập đoàn Chesapeake và Ohio Canal với hy vọng tìm được các nhà đầu tư Anh tham gia vào dự án kinh doanh thay cho người Mỹ - những người do tình trạng suy thoái kinh tế vào thời điểm đó nên đã không còn hứng thú. Ban đầu, Morgan thường xuyên bị các nhà đầu tư tại Luân Đôn từ chối nhưng rốt cuộc thì sự kiên trì của ông ta cũng được đền đáp. Trong cuốn tiểu sử về Morgan, Stanley Jackson đã nói về Peabody như sau:
Khi cuộc khủng hoẵng [tại Mỹ] cuối cùng bắt đầu lắng xuống, ông ta đã kêu gọi sự hợp tác của các ông trùm có máu mặt của trung tâm tài chính và thương mại Luân Đôn, cam đoan với họ rằng Maryland và các bang khác đều vinh dự khi có được trái phiếu từ họ. Một mặt, ông ta tiếp tục đầu tư vào các công ty chứng khoán Mỹ để mua lại hầu hết các thứ được xem là bỏ đi, nhưng cuối cùng, ông ta đã có được một mùa bội thu dồi dào. Ông ta đã tống khứ phần lớn các trái phiếu Chesapeake & Ohio Canal và nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt khi đem về khoản tiền hoa hồng là $60,000 đô-la, được chuyển vào ngân khố “còm cõi” của bang Maryland.[4]
Cũng trong suốt chuyến đi này, Peabody đã mở một doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại đường số 22 Phố Old Broad ở Luân Đôn và bắt đầu cung cấp các khoản vay cũng như tín dụng thư cho các nhà xuất nhập khẩu. Điều này đã giúp ông ta bước vào lĩnh vực kinh doanh đầu tư chuyên về các hợp đồng giao dịch giữa Anh và Mỹ.
Đây là thời điểm đầy may mắn. Thời điểm bắt đầu giai đoạn phát triển nhanh chóng ở Mỹ, kéo theo nhu cầu khát vốn đầu tư và tình trạng dư thừa các trái phiếu ban hành với mức lãi suất khiến cho người dân mất ăn mất ngủ. Thực chất, mức lãi suất này cao hơn rất nhiều nếu so sánh với mức lãi suất áp dụng tại châu Âu. Công ty của Peabody nằm ở một vị trí đáng chú ý với mưu đồ khai thác thị trường đầy béo bở và tiềm năng này, chính nhờ vậy mà công ty của ông ta phất lên một cách nhanh chóng.
Vì không kết hôn và khi tuổi tác dần tăng lên theo năm tháng, Peabody bắt đầu tìm một người có thể thay thế ông ta cai quản việc làm ăn này. Tiêu chuẩn mà ông đặt ra cho vị trí này rất cao. Tiêu chuẩn đầu tiên, nhân vật này phải là người sinh trưởng tại Mỹ để có thể là một đại diện đáng tin cậy cho công việc đầu tư ở Mỹ. Thứ hai, anh ta phải là người gốc Anh và có tình cảm ưu ái đối với nước Anh, bao gồm cả việc anh ta phải là người được giáo dục tốt, với lý lịch tốt để có thể được tầng lớp quý tộc thuộc thế giới tài chính ở Luân Đôn chấp nhận. Thứ ba, anh ta phải có kiến thức về nền tài chính Anh-Mỹ. Và cuối cùng, anh ta phải chiếm được cảm tình của Peabody.
NGƯỜI ĐƯỢC PEABODY CHỌN LÀ JUNIUS MORGAN
Khi gặp George Peabody ở Luân Đôn tại một bữa tiệc tối vào năm 1850, Junius Morgan - một thương gia đến từ Boston - đã lờ mờ nhận ra rằng nhà tài phiệt tiền bối này có ấn tượng tốt về anh và ngay lập tức đã kín đáo điều tra về thân thế cũng như danh tiếng của Morgan. Đây cũng là lúc bắt đầu giai đoạn mở rộng kinh doanh và các mối giao thiệp xã hội của Morgan và cuối cùng được kết thúc bằng việc Junius cùng gia đình chuyển đến Luân Đôn vào năm 1854 và trở thành đối tác chính thức trong công ty với tên gọi sau này là Peabody, Morgan & Company.
Ngoài việc bán trái phiếu tại Anh cho các thương gia đầu tư mạo hiểm người Mỹ và cho chính phủ các bang, đối tác của Peabody từ đây cũng trở thành trưởng đại diện tài chính cho chính phủ Liên bang trong suốt cuộc Nội chiến. Và đây cũng là thời kỳ mà lợi nhuận của công ty được đẩy lên trên đỉnh cao nhất theo mô hình bậc thang của Hiệp hội tài chính Luân Đôn. Vào năm 1864, cuối cùng Peabody cũng nghỉ hưu và trao toàn bộ sự nghiệp cho Junius và sau đó ngay lập tức công ty được đổi tên thành J.S. Morgan & Company.
Con trai của Junius, John Pierpont, đã ghi tên vào trường Trung học Anh tại Boston, nhưng trong suốt quãng đời thanh niên của mình, anh ta chìm đắm trong truyền thống nước Anh tại các trường châu Âu. Tuy nhiên, do được sinh ra tại Mỹ nên anh ta trở thành nhân vật lý tưởng thích hợp cho việc thay thế vai trò của nhà tài phiệt Anh-Mỹ đã được Peabody và Junius đảm nhiệm một cách khéo léo trước đây. Chắc chắn rằng cậu bé sẽ được đào tạo về tài chính quốc tế và chuẩn bị thay thế vị trí của cha mình trong tương lai. Năm 1857, bước đầu tiên trong kế hoạch này là tìm một công việc cho anh ta trong một công ty đầu tư của Duncan, Sherman & Company đặt tại New York. Bảy năm sau, Junius đã có được một công ty đối thủ ở New York và đưa con trai mình lên làm đối tác trong công ty Dabney, Morgan & Company, sau này trở thành một chi nhánh tại New York của công ty mẹ Luân Đôn. Vào năm 1871, cùng với việc có thêm đối tác thứ ba - Anthony Drexel đến từ Philadelphia - công ty được đổi tên thành Drexel, Morgan &Com-pany. Vào năm 1895, sau cái chết của Drexel, công ty được đổi tên lần cuối cùng với tên gọi J.P. Morgan& Company. Bên cạnh đó, một chi nhánh tại Paris cũng được gây dựng nên với cái tên Morgan, Harjes & Company.
MỸ HÓA CHI NHÁNH TẠI NEW YORK
Một vài năm sau cái chết đột ngột của Junius trong một tai nạn xe lửa, Pierpont quyết định thay đổi hình ảnh công ty tại Luân Đôn với mục tiêu Anh hóa các hoạt động của công ty. Điều này cho phép chi nhánh của công ty tại New York - đơn vị đại diện cho phía Mỹ - có hình ảnh của riêng mình. Cùng lúc đó, J.P. Morgan-con - được bạn bè gọi là Jack - lúc này đã được đưa vào công ty như một đối tác và anh ta cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh công ty. Nhà viết tiểu sử John Forbres kể rằng:
J.P Morgan-con trở thành đối tác trong Tập đoàn của Morgan & Co. ở Luân Đôn vào ngày 1/1/1898 và hai tuần sau đó, anh ta rời khỏi New York mang theo người vợ Jessie cùng ba con định cư tại Anh trong vòng tám năm.
Morgan được điều đến Luân Đôn để thực hiện hai công việc đặc biệt. Việc đầu tiên là học cách điều hành kinh doanh ngân hàng của người Anh theo hệ thống ngân hàng trung ương được cai quản bởi Ngân hàng Anh. Morgan-cha đã tiên đoán về việc thành lập Cục Dự trữ Liên bang tại Mỹ và muốn người có quyền hành trong công ty Morgan biết được hệ thống này làm việc như thế nào. Việc thứ hai là kín đáo thăm dò trung tâm thương nghiệp và tài chính Luân Đôn đồng thời chọn các đối tác người Anh để chuyển đổi công ty J.S. Morgan & Co. dưới quyền sở hữu tư nhân của Morgan-cha thành công ty cổ phần của Anh.[5]
Cuối cùng thì kế hoạch này cũng được hoàn thành với sự tiếp sức của Eward Grenfell - một giám đốc thâm niên của Ngân hàng Anh - như một đối tác cấp cao mới của Morgan, Grenfell & Cpompany. Thế nhưng, bề ngoài giả tạo này cũng không thay đổi được thực tế là J.P. Morgan ở New York vẫn còn giữ được định hướng đặc trưng của Anh hơn là Mỹ.[6]
Một lý giải bất chợt về những sự kiện trong giai đoạn này đã dẫn đến kết luận rằng Peabody và Morgan là những đối thủ cạnh tranh đáng sợ của Rothchilds. Sự thực là họ thường xuyên hiệp lực đấu thầu chống lại những công ty khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh, và cũng không có gì giả dối khi nói rằng, gần như mỗi một chuyên gia viết tiểu sử đều kể về nỗi sợ hãi của những “tân binh” người Mỹ khi đặt chân đến Luân Đôn trước thế lực hùng mạnh của Rothchilds và cách thức mà họ gây dựng các mối quan hệ có chủ đích, mối quan hệ rốt cuộc cũng trở thành thân tình khi người Mỹ được chấp nhận như thượng khách của tập đoàn Rothchilds. Công ty Morgan liên kết mật thiết với Tập đoàn Rothchilds trong các thương vụ đầu tư liên doanh trên quy mô lớn, nhưng đây thường là thông lệ chung giữa các tập đoàn đầu tư lớn. Tuy nhiên, dưới ánh sáng của các chuỗi sự kiện hợp lý, nó được cho là thích hợp khi xem xét khả năng tiến hành một vụ dàn xếp mà công ty Morgan/ Peabody đã tiến một bước xa hơn và trở thành một chi nhánh bí mật cho Tập đoàn Rothchilds.
LIÊN MINH BÍ MẬT VỚI ROTHCHILDS
Một số tác giả đưa ra giả thuyết là mối quan hệ bí mật hầu như được bắt đầu ngay từ buổi sơ khai. Ví dụ, Eustace Mullins viết:
Ngay sau khi đến Luân Đôn, George Peabody đã rất ngạc nhiên khi nhận được thư mời dự tiệc từ ông trùm Nathan Mayer Rothschild vốn cộc cằn thô lỗ. Không vòng vo, Rothchilds tiết lộ một cách cởi mở cho Peabody biết rằng nhiều người trong tầng lớp quý tộc Luân Đôn không thích Rothschild và từ chối lời mời của ông ta. Ông ta đề nghị Peabody - một nhân vật có phong thái nhã nhặn - trở thành đại diện giao tế của Rothschild. Tất nhiên, Rothschild chi trả toàn bộ mọi kinh phí. Peabody chấp nhận lời đề nghị và không lâu sau đó được biết đến như một nhân vật nổi tiếng tại Luân Đôn. Bữa tiệc tối hàng năm ăn mừng ngày 4/7, được tổ chức để kỷ niệm ngày Quốc khánh Hoa Kỳ, đã trở nên hết sức phổ biến trong tầng lớp quý tộc Anh. Trong khi uống rượu chúc mừng Peabody, nhiều người trong số họ đã đùa nhau về tính thô lỗ và lối cư xử bất lịch sự của Rothschild mà không biết rằng mỗi một giọt rượu họ đang uống đều được trả bằng tiền của Rothschild.[7]
Mullins không trích nguồn tham khảo cho câu chuyện này, và không ai hoài nghi về các chi tiết sự việc này được kiểm chứng hay chưa. Tuy nhiên, một cuộc dàn xếp bí mật thuộc loại này không vô lý như những gì mà người ta nghe được. Không có bất cứ một thắc mắc nào cho rằng Rothschild hoàn toàn có khả năng thiết lập mối quan hệ bí mật kiểu như vậy và thật ra, đây chính xác là một mánh khoé lừa bịp khi họ trở nên nổi tiếng. Ngoài ra, có nhiều lý do để họ làm như vậy. Một quan điểm mạnh mẽ chống lại hệ ngôn ngữ Xê-mít và chống lại Rothschild đang dấy lên tại châu Âu và Hoa Kỳ, và gia tộc Rothschild đã phát hiện ra ưu điểm làm việc thông qua các chi nhánh hiệu quả hơn là đàm phán trực tiếp. Derek Wilson kể lại rằng: “Cái tên Rothchilds từ đó bắt đầu được nghe thấy ở những nơi xa xôi hẻo lánh cách biệt với Luân Đôn phồn thịnh và Paris hoa lệ. Nhưng việc kết giao với các chủ ngân hàng lớn đôi khi lại rất mong manh.”[8]
Sự kết giao hời hợt này chính xác là một vai trò được August Belmont nhập vai một cách hoàn hảo ở Mỹ, và với chủ nghĩa chống ngôn ngữ Xê-mít đang phổ biến thì không có nghi ngờ gì cho việc anh ta thay đổi họ từ Schoenberg thành Belmont khi đặt chân đến New York vào năm 1837. Trước đó, chi nhánh của Rothschild là công ty J.L và S.I. Joseph & Company nghe có vẻ Mỹ hơn khi được nhắc đến. Tuy nhiên, điều này kéo dài không lâu, và trước khi liên minh Belmont-Rothschild được mọi người biết đến thì thủ đoạn đó đã không còn tác dụng.
Vào năm 1848, gia đình Rothschild đã phái Alphonse Rothschild đến Mỹ để kiểm tra các hoạt động kinh doanh của Belmont và xét đến khả năng có thể thay thế vị trí của Belmont với một đại diện trực tiếp từ gia đình Rothschild, có lẽ là Alphonse. Sau thời gian gia hạn chuyến đi Mỹ của mình, Alphonse viết thư về Anh báo cáo:
Trong một vài năm trở lại đây, Hoa Kỳ đã lôi cuốn được một phần lớn các thương vụ với Trung Quốc và người da đỏ và do đó nền kinh tế Hoa Kỳ có thể sẽ tỏa sáng giữa hai bờ đại dương… Nước Mỹ đang sở hữu các yếu tô’ phồn thịnh mà chỉ có kẻ mù mới không nhận ra được điều đó… Tôi không do dự khi nói rằng Tập đoàn Rothschild, và không chỉ là với một chi nhánh, phải được thành lập tại Hoa Kỳ… Hôm nay chúng ta đã thấy được một cơ hội tốt. Sau đó, các khó khăn cũng sẽ chất chồng như một quy luật tất yếu được xem là kết quả cạnh tranh từ nhiều mặt.[9]
Một số các nhà sử học biểu lộ sự ngạc nhiên thích thú đối với sự thật là kế hoạch sẽ không bao giờ được thực thi. Wilson nói rằng: “Đây quả là cơ hội tốt nhất mà Tập đoàn Rothschild bỏ lỡ.”[10] Những người có xu hướng hoài nghi cũng tự hỏi cơ hội này có thật sự bị bỏ lỡ hay không hay chỉ đơn thuần xảy ra không đúng thời điểm? Điều đáng kể ở đây là, chính xác vào thời điểm này, George Peabody đã tạo được tên tuổi ở Luân Đôn và đã thiết lập được mối quan hệ mật thiết với Nathan Rothschild. Liệu công ty Peabody có thể nhận được cái gật đầu từ tập đoàn Rothschild để đại diện cho họ ở Hoa Kỳ? Và liệu kế hoạch bao gồm việc cho phép Belmont hoạt động như một trung gian được biết đến của Rothschild trong khi lại sử dụng công ty Peabody & Company như một chi nhánh bí mật, do đó, lại đưa ra sự cạnh tranh của riêng mình?
John Moody trả lời: “Gia tộc Rothchilds có ý định duy trì đồng minh thân thiết với Morgan hơn là xem như một đối thủ trên thị trường Mỹ.”[11] Gabriel Kolsko nói: “Các hoạt động của Morgan vào năm 1895-1896 trong việc bán các trái phiếu vàng tại châu Âu đều dựa trên liên minh của ông ta với gia tộc Rothschild.”[12] Sereno Pratt nói: “Những tập đoàn này, như JP Morgan & Company … đại diện cho các công ty và các tổ chức lớn của châu Âu tại đây, chỉ có August Belmont & Company là đại diện lâu dài cho Tập đoàn Rothschild.”[13] George Wheeler lại viết: “Một phần thực trạng ngày nay là do sự hồi sinh xấu xa của những thành phần chống chủ nghĩa Xê-mít… cần có một ai đó làm vỏ bọc. Ai có thể làm tốt hơn J. Pierpont Morgan - phiên bản của một công dân theo đạo Tin lành đáng tin cậy của chủ nghĩa tư bản có khả năng đưa dòng họ của anh ta trở về lại thời kỳ tiền Cách Mạng?”[14]
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ MORGAN
Cùng với những cân nhắc trên như một nền tảng, sự trỗi dậy của gia tộc Morgan được ví như ngôi sao băng trên bầu trời Luân Đôn và Phố Wall là chuyện có thể dễ dàng hiểu được. Không có gì ngạc nhiên khi Peabody & Company là công ty đầu tư duy nhất của Mỹ nhận được một khoản vay kếch sù từ Ngân hàng Anh trong suốt thời kỳ khủng hoảng của Mỹ năm 1857, một khoản vay không chỉ cứu công ty khỏi bị nhấn chìm, mà còn có thể chộp được và cứu vớt các con thuyền khác đang tròng trành sắp sửa lật úp trên Phố Wall.
Peabody đã trở nên năng động hơn trong việc kinh doanh các giao dịch thanh toán chiết khấu - điều được coi là ngôn ngữ của lĩnh vực ngân hàng cho việc bảo đảm các khoản vay mang tính chất thương mại được ban hành trong các cuộc mua bán trao đổi hàng hóa. Đây là cách thức hoạt động của ngân hàng: người bán đưa ra một hóa đơn với quy định rằng anh ta phải được thanh toán vào một ngày ấn định trong tương lai, thường là 90 ngày. Khi bên mua nhận hóa đơn, ngân hàng của anh ta sẽ viết chữ “chấp thuận” ngang qua bề mặt hóa đơn và bổ sung vào chữ ký của nhân viên ngân hàng, làm thành một hợp đồng ràng buộc hợp pháp. Nói cách khác, ngân hàng trở thành người đồng ký tên trên khoản nợ của bên mua và bảo đảm việc thanh toán ngay cả khi bên mua bị vỡ nợ.
Thường thì có một khoản phí bảo đảm. Khoản phí này được ấn định theo phần trăm của toàn bộ giấy nợ và được ghi kèm vào số lượng tiền bên mua phải trả hay được khấu trừ từ số lượng tiền mà bên bán nhận được. Thật ra có một loại phí được thanh toán khi cả hai đều kết thúc giao dịch, một cho ngân hàng của bên bán khi nhận được giấy chấp thuận và trả tiền, và một cho ngân hàng phát hành thừa nhận khả năng thanh toán bảo đảm. Việc mua bán được cho là được “đã khấu trừ” theo số lượng tiền trả cho bên ngân hàng. Và vì thế mà Peabody và Company linh hoạt trong việc kinh doanh các thư chấp thuận khấu trừ, chủ yếu giữa bên bán ở Anh và bên mua ở Mỹ.
MORGAN VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG NĂM 1857
Vào thời kỳ khủng hoảng tại Phố Wall năm 1857, nhiều người Mỹ không đủ khả năng chi trả các hóa đơn của mình, và cả Peabody lẫn Morgan đều được mong đợi sẽ thực hiện tốt vai trò người bảo lãnh của mình, về cơ bản, họ không có tiền và công ty chắc chắn phải đối mặt với việc phá sản trừ phi tiền được để ở đâu đó. Stanley Jackson đã mô tả chi tiết như sau:
Cuộc khủng hoảng được xem là thời kỳ thảm khốc đối với Peabody & Co. Bỗng nhiên, công ty phát hiện ra mình đã tận tâm với hóa đơn thanh toán trị giá 2 triệu đô-la mà không hi vọng thanh toán hết thậm chí chỉ một phần của các trái phiếu mất giá chất đống của các tay môi giới và các chủ ngân hàng tại New York, chính bản thân họ hiện cũng liều mạng bỏ qua các khoản tiền có sẵn. Công ty ngay lập tức phải chi trả hàng ngàn bảng mỗi ngày: Không tăng thêm các khoản vay lớn tạm thời, các đối tác ngân hàng buộc phải đình chỉ công việc kinh doanh.[15]
Trong cuốn “Gia tộc Morgan” (The House of Morgan), Ron Chernow đã nói: “Những lời đồn đại bay đến Luân Đôn cho thấy rằng, George Peabody & Company sắp bị phá sản, một viễn cảnh khiến các đối thủ mong đợi và lấy làm thích thú… Trụ sở chính tại Luân Đôn thông báo với Morgan rằng họ sẽ cứu công ty thoát khỏi tình cảnh túng quẫn - với điều kiện nếu như Peabody đóng cửa ngân hàng trong vòng một năm.”[16] Jackson tiếp tục tường thuật lại:
Những đám mây “phá sản” đột ngột tan đi khi Ngân hàng Anh thông báo cho Peabody vay một khoản tiền trị giá 800,000 bảng với mức lãi suất hợp lý kèm theo lời cam kết rằng trong tương lai sẽ trợ cấp nguồn vốn lên đến 1 triệu bảng Anh khi cần. Đây quả thật là một phiếu bầu đáng giá về niềm tin cho Thomas Hankey (chủ tịch Ngân hàng Anh) khi ông từ chối những lời kêu gọi tương tự từ phía các công ty khác nhau của Mỹ vì họ không đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra… Peabody & Company đã khôi phục lại chỉ sau một đêm và thực sự đã nâng doanh thu của mình lên trên cả mức trước khi xảy ra cơn khủng hoảng.[17]
Có được nguồn cung cấp không giới hạn về tiền mặt và các khoản váy tín dụng dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Anh, Peabody và Morgan có thể lội qua vũng nước lầy của thời kỳ suy thoái cổ phiếu và trái phiếu và mua lại chúng với giá rẻ mạt tại Phố Wall. Chỉ trong vòng vài năm sau, khi bối cảnh thị trường Mỹ dần khôi phục lại bộ dạng “tỉnh táo” ban đầu, nguồn tài sản của công ty đã tăng lên với mức độ kinh hoàng.[18]
Sự kiện này cho chúng ta thấy lợi ích to lớn của các mối giao thiệp. Nếu thực sự muốn trở thành đối thủ với Peabody và Morgan trên thương trường, gia tộc Rothschild có thể chộp ngay cơ hội này và sử dụng sức ảnh hưởng lớn của họ trong Ngân hàng Anh và các tập đoàn đầu tư khác ở Luân Đôn để bóp nghẹt Peabody, chứ không phải hỗ trợ cho ông ta. Nói một cách cụ thể, gia tộc Barrings cũng đã từng thử thực hiện theo đúng như vậy. Gia tộc Rothschild buộc phải tin rằng công ty phát đạt của Peabody cuối cùng cũng nằm trong mối quan tâm hàng đầu của họ.
LỢI ÍCH TỪ CHỦ NGHĨA CHỐNG XÊ-MÍT
Trong những năm sau đó, Jack Morgan-con thừa nhận vai trò vững chắc của chủ nghĩa chống Xê-mít, và không nghi ngờ gì khi phong trào này củng cố thực lực của mình bằng cách bắt tay với các nhà đầu tư và các con nợ người Mỹ đang miễn cưỡng hợp tác với các chủ ngân hàng Do Thái. Tất nhiên, điều đó cũng liên quan đến các quan chức trong Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Trong suốt năm 1896, việc bắt tay này đặc biệt hữu ích trong việc cứu chính phủ liên bang thoát khỏi sự suy giảm lượng vàng dự trữ. Lo sợ chính phủ không thể bảo đảm việc quy đổi tiền giấy thành đồng tiền vàng, các ngân hàng đã phải ép chính phủ vay một lượng vàng trị giá 62 triệu đô-la. Tập đoàn Rothschild hiển nhiên trở thành nguồn vay của chính phủ, nhưng Bộ Tài chính lại muốn tránh sự phản ứng dữ dội của phong trào chống Xê-mít. Tuy nhiên, tất cả mọi thứ đều đã có sự sắp xếp, khi Morgan & Company trở thành chủ cho vay chính, còn Rothschild tự hạ xuống chỉ đứng ở vai trò người tham gia. Wheeler viết:
Các nhà chính trị xuất chúng của khu vực hành chính Cleveland … lo ngại về mối nguy hiểm cố hữu trong việc phát huy nỗ lực cứu vớt Bộ Tài chính Hoa Kỳ với sự tài trợ từ những nguyên mẫu “tài phiệt Do Thái quốc tế”, gia tộc Rothschild…
Trong suốt những giai đoạn phát triển này, Pierpont Morgan đã không nhắm thẳng vào nỗ lực cứu vớt. Vấn đề là liệu một nhà tài phiệt dần bước vào tuổi xế chiều - ông ta sẽ tròn 58 tuổi trong vòng hai tháng nữa - có phải đơn thuần chỉ là một giữa hàng vạn người trong cuộc chiến này và liệu bất kể các vụ dàn xếp trái phiếu tiếp sau đó có là cần thiết hay không. Dường như ông ta đang chuẩn bị bước vào tuổi già và có nguy cơ viết cáo phó hơn là mạo hiểm cố gắng đầu cơ trục lợi trong việc buôn bán súng trường khi cuộc Nội chiến bắt đầu. Cú bắn trượt đích không mấy quan trọng này của Liên bang trong việc buôn vàng hướng đến một sự chuyển động khép kín, táo bạo nhưng không thành công trên quy mô lớn trong những năm 80 với mục đích áp đặt các nhà đầu tư phương Đông ngừng khai hỏa trên các tuyến đường sắt quốc gia.
Nhưng đó là những bước đi đưa anh ta ra khỏi vùng nước xoáy tài chính - và không phải tự một mình Pierpont có thể đi được những bước đi như vậy. Đề nghị đầu tiên đưa anh ta vào vai trò người khôi phục lại Cục Dự trữ khởi nguồn từ chi nhánh Ngân hàng Anh của gia tộc Rothschild.[19]
Chủ nghĩa chống Xê-mít công khai của J.P. Morgan-con một lần nữa đạt được lợi ích sung mãn trong suốt Thế chiến I, khi nó được công khai hóa rộng rãi rằng Kaiser được các chủ ngân hàng người Đức gốc Do Thái hậu thuẫn. Do đó, để đàm phán với Tập đoàn Morgan, họ đã chống đối Kuhn Loeb, hầu như chỉ để bày tỏ quan điểm yêu nước trong một vài trường hợp.
Khi J.P. Morgan-cha giã từ cuộc sống vào năm 1913, mọi người đều bàng hoàng khi biết được rằng di sản của ông ta được đánh giá chỉ có 68 triệu đô-la, một con số không đáng kể khi so với khối tài sản kếch sù của Vanderbilts, Astors và Rockefellers. Thậm chí, người đời còn không thể hình dung được vì sao tài sản của Jack Morgan sau khi chết vào năm 1943 chỉ có giá trị 16 triệu đô-la. Một con số nhỏ bé được trao lại cho các thành viên trong gia đình trước khi chết, nhưng đó là không tính đến khoản gia tài rất lớn mà họ điều hành một cách công khai trong suốt cuộc đời của mình. Chắc chắn rằng, một trò ảo thuật kế toán nào đó đã được diễn ra. Nói cách khác, đó có thể là sự thật. Khi từ giã cõi đời vào năm 1905 tại Paris, Alphonse Rothschild để lại khối tài sản trị giá 60 triệu đô-la tại các công ty bảo hiểm của Mỹ. Gia tộc Rothschild tại Anh đã tổ chức thành một khối hùng mạnh. Hơn nữa, nhiều công ty bảo hiểm dạng này thịnh vượng được là nhờ “ăn theo” Tập đoàn Morgan.[20] Điều hiển nhiên là phần lớn tài sản và quyền lực của Tập đoàn Morgan lại chính là tài sản và quyền lực của Rothschild, người đã khai mở nền tài chính từ buổi sơ khai và cũng chính là người duy trì được sự tồn tại của nó qua suốt các thời kỳ.
Vậy, tính xác thực về sự công khai chống chủ nghĩa Xê-mít của Morgan là bao nhiêu? Và chiêu bài thực dụng trong phân tích tài chính với tầm quan trọng không đáng kể có được bao nhiêu khả năng? Chúng ta không thể đưa ra tầm quan trọng không có cơ sở cho điều này. Bất chấp sự diễn giải của ai đó về thực chất mối quan hệ giữa Tập đoàn Morgan và Rothschild, chúng ta có thể nhận thấy rằng, sự thật còn lại vẫn là nó đã, đang và vẫn làm lợi cho cả hai bên. Nếu thực sự nuôi dưỡng quan điểm chống chủ nghĩa Xê-mít, cả Morgan và Rothschild đều không cho phép những người theo chủ nghĩa Xê-mít xen vào việc kinh doanh của họ.
Để kết nối Luân Đôn vào một viễn cảnh phồn vinh thích hợp, một lần nữa, điều cần thiết là phải bỏ qua một chuỗi các sự kiện được sắp xếp chặt chẽ theo thứ tự thời gian và chuyển sang năm 1924. Vì thế, hãy thử nhập vai một vài phút trước khi diễn lại vở kịch tạo lập Cục Dự trữ Liên bang, và chúng ta sẽ bắt được mạch câu chuyện của 11 năm sau khi sự kiện đó diễn ra.
NƯỚC ANH ĐỐI MẶT VỚI TÌNH THẾ TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN
Vào cuối Thế chiến I, nước Anh phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan về kinh tế. Anh là nước từ bỏ bản vị vàng sớm trong chiến tranh nhằm xóa bỏ tất cả các giới hạn từ việc tạo ra tiền giấy, và kết quả là đã gây nên lạm phát. Nhưng hiện tại họ muốn lấy lại vị trí hùng mạnh trước đây cũng như ưu thế của mình trên thị trường tài chính thế giới và quyết định rằng để hoàn thành việc này, điều cần thiết là phải hoàn trả lại bản vị vàng. Ngoài ra Anh còn quyết định lập nên giá trị quy đổi cho đồng bảng Anh (đơn vị tiền tệ của Anh) chính xác tại mức 4,86 đô-la khi quy đổi với mức tiền tệ của Mỹ, tức là tương đương với mức trước khi xảy ra chiến tranh.
Việc cho rằng nước Anh muốn hoàn trả lại bản vị vàng thực chất chỉ là một sự lừa dối. Đó không phải là bản vị nguyên thủy, trong đó mỗi đơn vị tiền tệ được bảo đảm bằng một số lượng vàng nhất định. Hơn nữa, đó là bản vị vàng cục bộ mà theo đó, chỉ có một phần nhất định của tất cả các đơn vị tiền tệ được bảo đảm bằng vàng. Nhưng thậm chí, bản vị vàng cục bộ được coi là quá nhiều để cân nhắc đối với việc không có sự đảm bảo bằng vàng vì ba nguyên nhân. Thứ nhất, nó tạo ra niềm tin mạnh mẽ đối với hệ thống tiền tệ do sự cam kết ẩn ý rằng chính phủ sẽ đền bù tất cả tiền tệ bằng vàng - mặc dù những lời cam kết như thế này luôn bị phá vỡ khi dựa trên chế độ dự trữ vàng cục bộ.[21] Thứ hai, nó cung cấp các cách thức hiệu quả trong việc tạo ra các bản kê khai tài chính giữa các quốc gia, vàng luôn là sự lựa chọn mang tầm quốc tế. Thứ ba, nó áp dụng một vài hành động kìm hãm việc sản xuất ra tiền pháp định, và do đó có thể tạo ra mức kiềm chế lạm phát nhất định và chu kỳ tuần hoàn của sự bùng nổ cũng như sụp đổ kinh tế.
Như vậy, quyết định hoàn trả lại thành bản vị vàng cục bộ cho dù bản vị vàng vẫn còn gây nhiều hứng thú vẫn được coi là một bước đi đúng hướng. Nhưng có hai vấn đề quan trọng nảy sinh trong kế hoạch, vấn đề thứ nhất là giá trị hối đoái của vàng có thể không bao giờ được nghị định chính phủ thông qua. Giá trị hối đoái luôn được xác định bởi các tác động tương hỗ của cung và cầu trên thị trường. Việc thử ấn định con số đô-la mà mọi người muốn quy đổi đối với đồng bảng Anh cũng giống như việc thử lập ra quy định bao nhiêu thẻ bóng chày mà một học sinh cần có cho một viên đá mã não màu tím. Thị trường tiền tệ quốc tế giống như một buổi đấu thầu vĩ đại. Nếu người bỏ thầu đặt giá thầu ban đầu quá cao thì sẽ không có người thầu - điều này cũng được cho là ví dụ chính xác đối với đồng bảng Anh.
Một vấn đề khác nữa là, trong suốt thời kỳ diễn ra chiến tranh, nước Anh đã tài trợ cho hàng loạt chương trình phúc lợi xã hội và một mạng lưới dồi dào các hiệp hội lao động. Nguyên nhân làm cho điều này trở thành một bài toán nan giải chính là: cách duy nhất để đồng bảng Anh được chấp nhận trong giao thương quốc tế là cho phép giá trị của nó rớt xuống mức cạnh tranh thực tế, và điều đó không chỉ gây nên sự sụt giảm mạnh mẽ trong các lợi ích phúc lợi mà còn là tình trạng giảm giá chung - bao gồm mức giá lao động thường được gọi là tiền công. Các chính trị gia sẵn lòng cho phép giá trị hàng hóa giảm xuống, nhưng họ không có can đảm để đưa ra các hành động tiết giảm một trong hai khoản phúc lợi xã hội và giá trị hàng hóa. Ngược lại, họ tiếp tục đấu thầu với cam kết sẽ có nhiều chương trình xã hội và các khoản tín dụng có lãi suất thấp trong khi giá cả thì vẫn cứ tiếp tục tăng.
TÌNH TRẠNG ĐÌNH TRỆ Ở NƯỚC ANH
Với giá trị đồng bảng Anh được lập ra ở mức cao một cách giả tạo nhằm chống đỡ cho mức giá cả, tiền công và các mức lợi nhuận, chi phí xuất khẩu ở Anh cũng tăng lên cao, có nghĩa rằng đồng bảng Anh đang mất đi tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cùng với sự suy sụp của ngành xuất khẩu, số lượng tiền chảy vào nước Anh cũng dần cạn kiệt. Nước Anh trở thành con nợ quốc gia bởi các khoản thanh toán mà Anh chi cho các nước khác đã lớn hơn cả nguồn thu nhập mà Anh có được từ những quốc gia này. Nguồn thu của Anh không đủ để bù chi.
Như đã được nói đến ở Chương 5, nếu mức tiêu của một cá nhân cao hơn khoản tiền mà anh ta kiếm được thì hoặc là anh ta phải tăng thêm nguồn thu nhập của mình, cố gắng tiết kiệm ở mức tối đa, bán đổ bán tháo tài sản, giả mạo, hoặc là vay mượn. Đối với một quốc gia cũng vậy, Anh đã vay mượn hết biên độ giới hạn nguồn tín dụng của mình và nhanh chóng lâm vào tình trạng cạn kiệt nguồn dự trữ trong nỗ lực thông thương hàng hóa với nước ngoài để kéo dài mức sống cao quen thuộc của quốc gia. Anh không thể gian lận vì các khoản thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu đều dựa trên vàng, có nghĩa khi nguồn dự trữ của nước Anh sạch nhẵn thì vàng của nước Anh cũng theo đó mà bốc hơi. Đó là điều chắc chắn. Nếu cứ tiếp tục như vậy, đất nước sẽ bị phá sản. Đây là một tình huống song hành đáng kinh ngạc cùng với những gì đã tạo thành nạn dịch tại Mỹ từ cuối Thế chiến II, và thường là có cùng một nguyên nhân.
Vào tháng Ba năm 1919, việc giao thương ở Anh bị đình trệ nghiêm trọng, Anh không có chọn lựa nào khác ngoài việc thả nổi đồng bảng Anh, tương đương với việc tìm kiếm mức giá trị thật của nó đáp lại lượng cung cầu của xã hội. Trong vòng một năm, đồng bảng Anh rớt xuống $3,21, mất 34%. Từ khi đồng đô-la Mỹ trở thành tiêu chuẩn tiền tệ thế giới trên thực tế, việc đồng đô-la Mỹ trở nên có giá so với mỗi đồng bảng Anh đồng nghĩa với việc đồng bảng Anh rớt giá trên thị trường thế giới. Kết quả là mức giá mà người Anh phải trả cho hàng hóa nhập khẩu lại cao hơn trong khi mức giá mà Anh nhận được khi xuất khẩu hàng hóa lại ít hơn. Nền kinh tế Anh không chỉ xanh xao vàng vọt một cách thảm não mà còn phải trải qua tàn tích tiền tệ từ nạn lạm phát trên phạm vi rộng lớn của Thế chiến I. Nói cách khác, nó đang phải chịu đựng một nỗi đau đớn nhưng cũng giống như việc trải qua một cuộc chạy đua dài, nó sẽ hồi phục lại một cách khoẻ mạnh và trở về với thực trạng ban đầu.
Hiện thực này thật quá sức chịu đựng đối với các nhà nghiên cứu tiền tệ và chính trị, những người được chỉ định phải tìm ra một phương thuốc giảm đau nhanh chóng để tiếp tục lại các cuộc “chè chén say sưa” trứơc đây. Rất nhiều biện pháp trị liệu khẩn cấp được thực hiện. Biện pháp đầu tiên là dùng tiếng nói của Liên đoàn Uỷ ban Tài chính các Quốc gia (châu Âu) - dưới sự cai quản của nước Anh - để yêu cầu tất cả các quốc gia châu Âu khác phải tuân theo các chính sách tiền tệ lạm phát. Họ cũng yêu cầu thiết lập cái gọi là “tiêu chuẩn quy đổi vàng”, một kế hoạch mà tất cả các quốc gia đều phải dựa trên tiền tệ do họ đặt ra, không phải đối với vàng, mà đối với đồng bảng Anh. Với cách này, họ có thể cùng nhau tăng thêm lượng tiền lưu hành khiến giá cả tăng vọt mà không cần phá vỡ dòng chảy của vàng từ quốc gia này sang quốc gia khác, và trong quy trình hệ thống này, Anh sẽ đóng vai trò như một người điều chỉnh và bảo đảm cho sự vận hành của hệ thống. Nói cách khác, Anh đã sử dụng thế lực của mình trong Liên đoàn ủy ban Tài chính các quốc gia châu Âu để thiết lập nên Ngân hàng Anh và xem đó như là ngân hàng trung ương đầu não cho tất cả các ngân hàng trung ương khác ở châu Âu. Đây được xem như một nguyên mẫu cho những gì mà Đám bè đảng hiện giờ đang áp dụng với Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Thế giới trong cơ cấu tổ chức của Liên Hợp quốc.
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ PHỒN VINH CỦA HOA KỲ
Châu Âu đã có được sự phồn vinh trong tay, trong khi Mỹ vẫn phải nằm trong tầm kiểm soát của lục địa này. Mỹ cũng gây ra lạm phát trong suốt chiến tranh nhưng hầu như không nhiều lắm. Mỹ cũng có bản vị vàng cục bộ, nhưng kho dự trữ vàng thì rất lớn và vẫn đang được nhân lên. Chỉ cần Mỹ tiếp tục tồn tại như một nhà sản xuất của nhiều mặt hàng thương mại thì Anh còn cần phải nhập khẩu, và chừng nào giá trị đồng đô-la tiếp tục tăng cao, chừng đó triệu chứng “xanh xao vàng vọt” của đồng bảng Anh sẽ vẫn còn tiếp tục.[22]
Phương pháp trị liệu được chọn cho vấn đề này vô cùng đơn giản. Đó là thực hiện việc rót tiền từ một bệnh nhân khỏe mạnh sang một bệnh nhân đau yếu. Tất cả những gì mà các nhà tài phiệt Luân Đôn phải làm chính là tìm ra một “mẫu thử nghiệm” cường tráng và to lớn, không cần phải biết quá nhiều thông tin nhưng vẫn sẵn lòng chấp nhận làm kẻ hiến máu. Tất nhiên “loại hình mẫu” ấy đã được chọn, đó chính là Mỹ. Đây quả là một nguyên mẫu cho cơ chế chuyển nhượng theo như mô tả trước đây và được xem là công cụ duy trì sự sống của các quốc gia suy tàn còn sót lại từ Thế chiến II.
Sinh huyết của một quốc gia có thể chảy ra ngoài theo nhiều cách, trong đó, phương cách trực tiếp nhất tất nhiên là việc tạo nên một món quà công khai, như là một phương thức kỳ lạ của người Mỹ có tên gọi “nguồn trợ cấp nước ngoài”. Một phương cách khác là tạo nên một món quà được ngụy trang cẩn thận, chẳng hạn như một lực lượng quân đội không cần thiết được bố trí ở nước ngoài với mục đích duy nhất là giúp đỡ nền kinh tế ở nước ngoài, hay cho một chính phủ nước ngoài vay tiền với mức lãi suất thấp hơn mức thị trường - hoặc tệ hơn nữa là không mong đợi khoản vay ấy được hoàn trả. Nhưng cách thứ ba được xem là cách mưu trí nhất trong tất cả các cách trên: để một quốc gia lạm phát tiền tệ một cách tự do với mức lạm phát lớn hơn các quốc gia khác, vì thế, về mặt trao đổi thương mại quốc tế, nguồn lực buôn bán thực sự sẽ chuyển từ quốc gia có mức lạm phát cao đến quốc gia có mức lạm phát thấp. Đây là một phương cách thực sự đáng giá đối với các nhà nghiên cứu tiền tệ. Nó tinh vi và phức tạp đến nỗi không ai có thể nghĩ đến, lại càng không có cơ hội để phản đối. Do đó, đây cũng chính là phương pháp lý tưởng được Mỹ chọn để tài trợ cho Anh vào năm 1925. Giáo sư Rothbard nhận định:
Nói ngắn gọn, người dân Hoa Kỳ chính thức được đề nghị chịu đựng gánh nặng lạm phát và sụp đổ tiếp sau (vụ sụp đổ năm 1929) nhằm duy trì chính phủ Anh và hoạt động của Liên hiệp Thương mại Anh theo đường lối bảo thủ mà họ khăng khăng giữ vững.[23]
Vào thời kỳ đầu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ xuất hiện một cuộc đấu tranh chớp nhoáng về quyền lực nhưng chỉ trong vòng một vài năm, cuộc thi đã chọn ra được người thắng cuộc - đó chính là Benjamin Strong - chủ tịch Ngân hàng New York. Trước đây, Strong là chủ tịch của Bankers Trust Company trực thuộc Tập đoàn Morgan và là một trong bảy thành viên tham gia cuộc họp bí mật tại đảo Jekyll. Giáo sư Quigley nhắc nhở chúng ta rằng “Strong nợ ngân hàng Morgan sự nghiệp của mình… Ông ta trở thành chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York như một ‘cầu nối’ của Morgan và Kuhn, Loeb & Co.”
Strong là lựa chọn lý tưởng cho các hành động phối hợp chung. Đặc biệt, ông ta coi trọng sự liên minh với các thế lực tài chính Luân Đôn. Khi Montagu Norman được chọn làm Chủ tịch Ngân hàng Anh năm 1920 thì đây cũng là lúc bắt đầu mối quan hệ riêng tư khăng khít giữa hai chủ ngân hàng trung ương và kéo dài cho đến khi Strong đột ngột tử vong vào năm 1928.
Mọi người cho rằng Norman là người lập dị, nếu không cũng là mất cân bằng về tinh thần. Quigley nói:
Norman là một người đàn ông kỳ lạ với trạng thái tinh thần được xem là một trong những chứng cuồng loạn bị kìm nén một cách hoàn hảo hay thậm chí có thể xem như bệnh hoang tưởng. Ông ta không giúp ích gì cho chính phủ và bày tỏ sự khiếp sợ chế độ dân chủ. Đối với ông ta, dường như cả hai điều trên đều đe dọa ngành ngân hàng tư hữu, đến mức tất cả những suy nghĩ đó trở nên thích đáng và quý giá trong đời sống con người… Khi xây dựng lại Ngân hàng Anh, ông ta đã cho dựng nó như một pháo đài phòng thủ chống lại các cuộc nổi loạn của dân chúng, với nguồn dự trữ vàng bất khả xâm phạm được cất giấu trong hầm sâu đặt dưới mực nước ngầm và chỉ được lấy ra qua một hệ thống nút bấm trên bàn của chủ tịch. Norman đã dành nhiều thời gian trong đời mình để xông vào thế giới bằng con tàu hơi nước tốc độ 10,000 dặm mỗi năm, thường xuyên bí mật du hành và giấu mình trong chiếc mũ đen bẻ cong vành với áo choàng đen dài, dưới cái tên được mọi người biết đến “Giáo sư Skinner”…
Norman có một đồng nghiệp tận tụy là Benjamin Strong…Vào những năm 1920, họ được chỉ định sử dụng thực lực tài chính của Anh và Mỹ để thúc đẩy tất cả các quốc gia trọng yếu trên thế giới tiếp tục chế độ bản vị vàng (với một giá trị giả tạo được đặt ra nhằm kiếm lợi cho nước Anh) và điều hành nó thông qua các ngân hàng trung ương không bị chi phối bởi các thế lực chính trị, cùng với tất cả các thắc mắc về ngành tài chính quốc tế được thiết lập dưới sự thỏa thuận của các ngân hàng trung ương này nhưng không có sự can thiệp của chính phủ.[25]
Strong và Norman đã trải qua nhiều kỳ nghỉ cùng nhau, đôi khi ở Bar Harbor, Maine, nhưng thường là ở miền nam nước Pháp, và họ đã vượt qua bờ biển Đại Tây Dương cả ngàn lần để tư vấn cho nhau về các kế hoạch kiểm soát nền kinh tế thế giới. Lester Chandler nói rằng: “Sự hợp tác lâu dài và thường xuyên của họ tạo nên mối quan hệ khăng khít đến nỗi chúng ta vẫn không thể nào xác định chính xác vai trò tương quan của họ trong việc phát triển các ý tưởng và mở rộng các dự án mà họ cùng thực hiện.”[26] Ngân hàng Anh đã thiết kế cho Strong một văn phòng cùng một thư ký riêng trong suốt chuyến đi của ông ta, hai người đàn ông giữ liên lạc mật thiết với nhau qua đường cáp riêng được thay đổi một tuần một lần. Tất cả các cuộc họp và thông cáo đều được giữ bí mật tuyệt đối. Khi các chuyến đi “như cơm bữa” của họ bị báo chí phát hiện và phỏng vấn, câu trả lời chung chung cửa miệng của họ chính là “chúng tôi gặp nhau để trao đổi các vấn đề thông thường hay giải trí cùng nhau với tư cách bạn bè.” Năm 1926, các chủ ngân hàng trung ương tại Pháp và Đức đều được mời đến tham dự một buổi họp, mà theo nhà viết tiểu sử về Norman cho biết, “cuộc họp này được cho là tối mật nhất từ trước đến nay được triệu tập bởi Royal Arch Mason hay Rosicrucian Order “[27]
CUỘC HỌP KÍN NĂM 1927
Cao trào của các vấn đề thảo luận đặt ra trong cuộc họp kín năm 1927 xoay quanh việc nhất trí nguồn sinh huyết tài chính của nước Mỹ sẽ được kiểm soát để rót vào nền tài chính của Anh. Gailbraith mô tả lại bối cảnh lúc đó:
Vào ngày 1/7/1927, con tàu Mauritania cập bến New York cùng với hai hành khách danh tiếng là Montagu Norman, chủ tịch Ngân hàng Anh và Hjalmar Schacht, Chủ tịch Ngân hàng Đức Reischbank… Chuyến đi này được giữ bí mật hoàn toàn, không hề phô trương. Danh tính của các nhà tài phiệt ngân hàng xuất hiện trên bảng danh sách hành khách. Và cũng không có một ai trong số họ gặp gỡ với báo giới suốt chuyến đi….
Tại New York, hai người này đã được Charles Rist, Phó chủ tịch Ngân hàng Pháp mời tham gia vào hội nghị cùng với Benjamin Strong, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York…
Nguồn gốc của các cuộc thảo luận quan trọng này là vị trí dự trữ yếu ớt dai dẳng của Ngân hàng Anh. Theo suy nghĩ của các nhà tài phiệt ngân hàng, điều này sẽ trở nên hữu ích nếu Cục Dự trữ Liên bang giảm lãi suất và khuyến khích việc cho vay. Những người giữ vàng trong tay sẽ có được doanh thu cao hơn từ việc gửi tiền vàng của họ tại Luân Đôn. Và, tại thời điểm đó, giá cả cao hơn ở Mỹ sẽ làm cho vị thế cạnh tranh của nền công nghiệp và lao động Anh dịu đi.[28]
Sự mềm mỏng trong lời nói của Gailbraith cốt làm dịu đi hiện thực khắc nghiệt thời bấy giờ. Những gì ông ta đề cập đến chính là mục đích của cuộc họp về việc hoàn thành bản kế hoạch mà nhờ đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang sẽ tự do tạo ra lạm phát tại Mỹ, đồng nghĩa với việc giá cả tăng cao, tính cạnh tranh của hàng hóa Mỹ trên thị trường thế giới giảm xuống khiến cho vàng của Mỹ chảy vào túi của Ngân hàng Anh. Chủ tịch Strong cần có thêm một chút thuyết phục. Rõ ràng là những gì ông ta và Norman bàn tính đã được thực hiện đúng lộ trình và trên thực tế, ông ta đã bắt đầu thực hiện kế hoạch này từ trước. Mục đích của ông ta khi mời Ngân hàng Pháp và Đức vào cuộc chính là nhằm có được sự nhất trí của họ trong việc tạo ra lạm phát ở các nước này. Schacht và Rist không tham gia vào kế hoạch này và rời cuộc họp sớm, để mặc Strong và Norman tiến hành các chi tiết cuối cùng.
Strong quan tâm nhiều đến tài sản của Anh hơn là Mỹ. Trong một lá thư viết cho Bộ trưởng Tài chính Andrew Mellon vào tháng Năm 1924, ông ta đề cập đến sự cấp thiết trong việc giảm mức lãi suất của Mỹ như là một bước tiến hướng đến việc mở rộng tiền tệ cùng với mục tiêu tăng giá đồng tiền Mỹ có liên quan đến những vấn đề này tại Anh. Ông ta biết rõ mục tiêu chính là để bảo vệ nước Anh thoát khỏi tình trạng cắt giảm lương bổng, lợi nhuận và phúc lợi. Ông ta còn cho biết:
Tại thời điểm hiện tại, chắc chắn rằng giá hàng hóa của Anh được giao dịch ở quy mô quốc tế cũng như nội địa đều cao hơn mức giá của chúng ta 10%, và một trong những biện pháp sơ bộ cho việc thiết lập lại hình thức chi trả vàng của nước Anh sẽ được dần điều chỉnh lại cho thuận lợi hơn về mức giá cả trước khi cuộc cải cách tiền tệ xảy ra. Nói cách khác, điều này có nghĩa rằng ở đây có một số cải tiến nhỏ về mặt giá cả và có thể gây ra một vài suy yếu nhỏ trong giá cả của họ…
Gánh nặng của việc điều chỉnh này đè nặng lên vai chúng ta chứ không phải lên vai họ. Xét ở khía cạnh chính trị và xã hội, đây là điều khó khăn đối với Chính phủ Anh và Ngân hàng Anh nhằm đối mặt với việc thủ tiêu giá ở Anh…vì vấn đề buôn bán thương mại không hiệu quả và họ có hơn một triệu người dân thất nghiệp đang sống nhờ vào tiền trợ cấp của chính phủ.[29]
HẠ GIÁ ĐỒNG ĐÔ-LA
Vào năm 1924, đại diện cho Ngân hàng Anh, cơ chế Mandrake của Cục Dự trữ Liên Bang đã vận hành một cách trơn tru, tức là nhiều năm trước khi diễn ra cuộc họp lịch sử giữa Strong, Norman và Rist. Có hai đợt sóng lớn trong việc mở rộng tiền tệ. Đợt sóng đầu tiên là sự lưu hành trái phiếu trị giá 492 triệu đô-la. Đợt sóng lạm phát bùng nổ thứ hai diễn ra vào nửa cuối của năm 1927, tiếp ngay sau cuộc họp kín giữa Strong, Norman, Schacht và Rist. Việc này có liên quan tới nguồn quỹ trái phiếu chính phủ trị giá 225 triệu đô-la cộng với việc thanh toán hóa đơn trị giá 220 triệu đô-la của chủ ngân hàng, và như vậy, tổng mức gia tăng trong kho dự trữ ngân hàng là 445 triệu đô-la. Cùng lúc đó, mức chiết khấu lại cho các thành viên ngân hàng (mức lãi suất mà họ phải trả khi vay tiền từ Cục Dự trữ Liên bang) giảm từ 4% xuống 3,5%, khiến cho các ngân hàng dễ dàng đạt mức dự trữ bổ sung cao hơn để từ đó có thể tạo ra nhiều tiền pháp định hơn. Số lượng tiền pháp định mà các ngân hàng thương mại tạo ra cao hơn 5 lần rưỡi so với số lượng tiền được Cục Dự trữ Liên bang tạo ra. Điều này cũng có nghĩa rằng, toàn bộ cơn lũ tiền tệ đã vượt quá 10 tỷ đô-la chỉ trong vòng 6 năm.[30]
Xuyên suốt giai đoạn này, nhu cầu của Cục Dự trữ Liên bang đối với trái phiếu chính phủ và việc chấp nhận thanh toán hóa đơn đã làm hạ mức lãi suất xuống.[31] Như đã được tiên đoán, những người có vàng trong tay thích gửi vào ngân hàng tại Luân Đôn hơn vì họ kiếm được nhiều tiền hơn nhờ lãi suất cao, và nguồn cung ứng vàng của Mỹ bắt đầu chảy ra nước ngoài. Hơn nữa, lạm phát đang dần ăn vào sức mua bán trao đổi của đồng đô-la, giá cả hàng hóa sản xuất tại Mỹ bắt đầu tăng cao trên thị trường thế giới khiến sức cạnh trạnh của các mặt hàng Mỹ sút giảm. Nền xuất khẩu của Mỹ bắt đầu rơi vào tình trạng trì trệ; nạn thất nghiệp gia tăng; lãi suất thấp và các khoản nợ nhanh chóng tăng lên dẫn đến việc đầu cơ tích trữ trên thị trường chứng khoán; và hệ thống đã lao với tốc độ tối đa tiến thẳng đến Cuộc Đại Suy thoái năm 1929. Nhưng câu chuyện đó xin được bàn đến ở chương sau.
Người lập ra phiên bản cuối cùng hoàn chỉnh cho Pháp Lệnh Dự trữ Liên bang là H. Parker Willis - một kỹ sư tài năng. Sau khi hệ thống này hình thành, ông ta được chỉ định là Thư ký Thứ nhất của Hội Đồng Quản Trị. Năm 1929, ông ta vỡ mộng với tổ chức lũng đoạn ngân hàng và trong một bài báo được phát hành trên tờ The North American Review, ông ta đã viết:
Vào mùa thu năm 1926, một nhóm các nhà tài phiệt ngân hàng, trong đó có một người tiếng tăm lẫy lừng trên thế giới, đang ngồi tại khách sạn Washington. Một trong số họ đặt ra câu hỏi: Liệu mức lãi suất chiết khấu thấp của Cục Dự trữ Liên bang có khuyến khích cho việc đầu cơ tích trữ hay không? “Có” - một nhân vật đáng chú ý đã trả lời như vậy, “mức lãi suất chiết khấu sẽ khuyến khích nạn đầu cơ, nhưng điều đó không thể được ủng hộ. Nó là cái giá mà chúng tôi phải trả để giúp đỡ châu Âu.”[32]
Có một chút nghi ngờ rằng, nhà tài phiệt đặt ra câu hỏi đó chính là J.P. Morgan - con. Đó chính là Jack, người thấm nhuần truyền thống Anh từ thời thơ ấu, người sở hữu một đế chế tài chính có trụ sở đặt tại Luân Đôn với một tập đoàn kinh doanh theo kiểu gia đình trị được bảo trợ từ phía Ngân hàng Anh, người cứ 6 tháng mỗi năm lại trở thành cư dân Anh quốc trong suốt quãng đời sau này của mình. Ông ta cũng chính là người công khai phát biểu mạnh mẽ rằng đối tác nhỏ hơn của mình thể hiện “sự trung thành với nước Anh vĩ đại”,[33] và là người điều hành Hội đồng Đối ngoại, một nhánh của hội kín, người tận tụy vì uy thế về quyền lực chính trị và truyền thông của nước Anh. Chỉ có trong bối cảnh đó, người ta mới có thể đánh giá sâu sắc sự nhiệt thành hy sinh lợi ích của nước Mỹ. Thật vậy, “đây là cái giá mà chúng ta phải trả để giúp châu Âu.”
Bất chấp dấu hiệu khủng hoảng đang dần hiện ra trong nền kinh tế Mỹ, Benjamin Strong - người được Morgan bảo trợ - dù sao cũng cảm thấy hài lòng với những gì mà mình đã hoàn thành. Trong một lá thư viết năm 1929 gửi Parker Gilbert, một đại diện của Văn phòng Bồi thường Thiệt hại chiến tranh Mỹ (American Agent Reparations), ông ta nói:
Chính sách của chúng tôi trong bốn năm qua tính đến tháng Giêng này được cho là hiệu quả so với mục đích đã đề ra. Nó cho phép chúng tôi hoàn tất việc cải tổ nền tiền tệ tại châu Âu, điều mà mọi người cho là không thể. Nó diễn ra với một mối rủi ro được chấp nhận rằng, chúng ta có trách nhiệm đối mặt với một vấn đề đầu cơ tích trữ nghiêm trọng và việc mở rộng tín dụng… Đường lối của chúng ta quá rõ ràng và chúng ta phải đảm nhận nhiệm vụ này. Tình hình hiện nay cho phép điều đó xảy ra, và khả năng thiệt hại tại hải ngoại đang ở mức thấp nhất.[34]
Thiệt hại tại hải ngoại? Tại sao không phải là thiệt hại tại quê nhà? Rõ ràng là Strong đã nhận thấy có một khác biệt nhỏ giữa hai vấn đề này. Ông ta luôn là người đi trước những người theo chủ nghĩa quốc tế đang điều hành Cục Dự trữ Liên bang tại thời điểm đó. Ông ta đã thấy được nước Mỹ như một bộ phận trong cơ cấu tài chính phức tạp của thế giới, và những gì tốt đẹp cho thê giới cũng đều tốt đẹp cho nước Mỹ. Và, ồ đúng rồi, những gì tốt cho nước Anh cũng đều tốt cho thế giới!
LIÊN MINH ANH - MỸ
Một trong những hiện thực ít được hiểu rõ nhất trong nền lịch sử đương đại là có nhiều nhà tài phiệt và chính trị xuất chúng của Mỹ sẵn sàng hy sinh lợi ích tốt nhất của nước Mỹ nhằm đưa mục tiêu tạo lập một thế giới với một chính phủ duy nhất đi xa hơn. Chiến lược vẫn chưa được thay đổi kể từ khi hội kín của Cecil Rhodes và “hoa trái’” của nó - tức Tập đoàn Hội nghị Bàn tròn - được hình thành. Chiến lược này là nhằm hợp nhất các quốc gia nói tiếng Anh thành một thể chế chính trị đơn độc, đồng thời lập ra các Tập đoàn tương tự cho các khu vực chính trị khác. Sau khi vụ việc hoàn thành, tất cả các Tập đoàn này đều được hợp nhất thành một chính phủ toàn cầu, được gọi là Quốc hội Nhân dân. Và hãy đoán xem ai được hoạch định giật dây điều hành từ phía sau?
Chiến lược này được Andrew Carnegie thể hiện một cách thông minh trong cuốn sách “Nền Dân chủ Toàn Thắng” (Triumphant Democracy). Thể hiện mối lo ngại rằng vai trò quyền lực thế giới của nước Anh đã suy giảm, ông ta viết:
Sự hợp nhất với “đứa trẻ” Mỹ là cách đảm bảo duy nhất nhằm bảo vệ nước Anh thoát khỏi sự suy yếu… Tôi phản đối bất cứ điều gì gây cản trở cho sự hợp nhất; tôi ủng hộ bất cứ điều gì đẩy mạnh sự hợp nhất. Tôi xem xét tất cả các thắc mắc chính trị nêu ra từ quan điểm này…
Quốc hội Nhân dân và Liên đoàn Thế giới đã từng bị thu hút bởi các thi sĩ, và tất cả những điều này có nghĩa là một bước tiến trước cả sự hợp nhất được Anh và Mỹ đưa ra…Tôi có thể chắc chắn nói ràng, điều này được ví như mặt trời trên thiên đàng đã được chiếu sáng khi Anh và Mỹ liên kết với nhau, và chắc chắn sẽ mọc vào một buổi sáng, tỏa sáng để chúc mừng Liên Minh Anh-Mỹ.[35]
TÓM TẮT
Sau cuộc Nội chiến, Mỹ đã trải qua một loạt sự kiện mở rộng và co hẹp nguồn cung ứng tiền tệ dẫn đến sự bùng nổ và suy thoái về kinh tế. Đây là kết quả của việc tạo ra tiền pháp định do hệ thống ngân hàng phát động - hệ thống không hề mang tính độc lập và cạnh tranh, ví như một trại cải tạo đối với ngân hàng trung ương. Xuyên suốt thời kỳ hỗn loạn, Tập đoàn Morgan - một công ty kinh doanh ngân hàng - có khả năng tránh vết xe đổ của các công ty khác và làm cho công ty của mình trở nên hưng thịnh. Morgan thắt chặt mối quan hệ khăng khít với tổ chức tài chính văn hóa của Anh và trên thực tế, công ty của ông mang nét đặc trưng của Anh hơn là Mỹ. Các sự kiện đều đưa ra khả năng Morgan & Co có quan hệ hợp tác mờ ám với Gia tộc Rothchild trong suốt giai đoạn này.
Benjamin Strong là người của Morgan và được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch đầu tiên của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York - Ngân hàng nhanh chóng được thừa nhận như một tổ chức có quyền điều hành hệ thống này. Strong ngay lập tức bắt tay với Montagu Norman, Chủ tịch Ngân hàng Anh nhằm cứu vãn nền kinh tế đang trên đà đi xuống của Anh. Điều này được hoàn tất với sự giúp sức của Mỹ trong việc tạo ra lạm phát tự do, gây nên việc chảy thoát vàng, tổn thất cho thị trường tại hải ngoại, nạn thất nghiệp, sự đầu cơ trên thị trường cổ phiếu…Tất cả những điều này đều là yếu tố đẩy nước Mỹ vào cuộc duy thoái năm 1929 và cuộc Đại Suy Thoái vào những năm 30.
Mặc dù không được nhắc đến trong chương này, nhưng các lực lượng tương tự đều phải có trách nhiệm đối với việc kéo Hoa Kỳ vào vòng xoáy của cả hai cuộc chiến nhằm cung cấp nguồn lực kinh tế và quân sự mà Anh cần có để tồn tại. Ngoài ra, những người chịu trách nhiệm chính trong hành động này đều là một phần của mạng lưới hội kín được Cecil Rhodes thiết lập với mục đích mở rộng đế chế Anh.
Chú thích:
[1] Groseclose, Tiền tệ và con người (Money and Man), trang 202.
[2] Được Rothbard trích dẫn, Điều bí ẩn (Mystery), trang 231.
[3] Matthew Josephson, Những tên trùm trộm cướp: Các nhà tài phiệt tư bản Mỹ lỗi lạc, 1861 - 1901 (The Robber Barons: The Great American Capitalists, 1861 - 1901) - New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1934, trang 170.
[5] John Douglas Forbes, J.P.Morgan-con (J.P.Morgan, Jr.), - Charlottesville: University Press of Virginia, 1981, trang 31.
[6] Qua nhiều năm, điều này không còn bị che giấu nữa. Trang 69 trên số ra ngày 23 tháng 12 năm 1991 của tờ Business Week nhắc cho chúng ta biết rằng CEO của J.P. Morgan & Co., Dennis Weatherstone - người sống ở Connecticut - đã được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước hầu.
[7] Eustace Mullins, Bí mật về Dự trữ Liên bang (Secrets of the Federal Reserve) - Virginia: Bankers Research Institute, 1983, trang 49.
[8] Derek Wilson, trang 176.
[9] B. Gille, Lịch sử của gia tộc Rothschild (Histoire de la Maison Rothschild), Tập I, 1965-1967, trang 581, do Derek Wilson biên tập, trang 181.
[10] Derek Wilson, trang 182.
[11] Moody, trang 27.
[12] Kolko, Niềm vui chiến thắng (Triumph), trang 142.
[13] Sereno S. Pratt, Tác phẩm của Phố Wall (The Work of Wall Street) New York: D. Appleton, 1916; bản New York in lại: Arno Press, 1975, trang 349.
[14] Wheeler, trang 17, 18, 42.
[15] Jackson, trang 56.
[16] Chernow, trang 11.
[17] Jackson, trang 56-57.
[18] Josephson, trang 60.
[19] Wheeler, trang 16-17.
[20] Xem “Thủ lĩnh của Rothschilds’ Paris House đã chết”, The New York Times, ngày 27 tháng 5 năm 1905, trang 9.
[21] Thậm chí chính phủ đã che giấu nguồn dự trữ này. Chỉ những thanh vàng thỏi mới đủ giá trị cho sự chuộc lại chứ không phải là những đồng tiền vàng. Điều này đảm bảo rằng vàng sẽ không còn được lưu hành như tiền và rằng vàng sẽ được dùng chủ yếu cho những giao dịch quốc tế quy mô thực sự lớn.
[22] Để có được cái nhìn tổng quan về những phát triển đã đề cập, hãy xem “Dự trữ Liên bang như một phương sách lũng đoạn” của Murray N. Rothbard, trong Money in Crisis (Tiền bạc trong khủng hoảng), Barry N. Siegel biên tập. (New York: Ballinger, 1984), trang 115-17.
[23] Rothbard, Cơn khủng hoảng (Crisis), trang 131-32.
[24] Quigley, Tấn thảm kịch (Tragedy), trang 326.
[25] Quigley, Tấn thảm kịch (Tragedy), trang 326.
[26] Lester V. Chandler, Benjamin Strong, Chủ ngân hàng trung ương (Benjamin Strong, Central Banker) - Washington, D.C.: Brookings Institution, 1958, được Arno Press in lại, một công ty thuộc New York Times, 1978, trang 259.
[27] John Hargrave, Montagu Norman, (New York: Greystone Press, 1942), trang 108.
[28] Galbraith, trang 174-75.
[29] Chandler, trang 282-84.
[30] Gần 1.328.000.000 đô-la trong đợt lạm phát đầu tiên, cộng với 445.000.000 đô-la trong lần thứ hai bằng 1.773.000.000 đô-la. Khoản tiền này được nhân lên 5,5 thành 9.751.500.000 đô-la. Dựa trên cơ sở khoản tiền gốc là 1.773.000.000 đô-la nên tổng số được nâng lên thành 11.524.500.000 đô-la. Sự ước đoán này tương đối sát với con số 10.661.000.000 đô-la mà Fed đã tự mình công bố nhằm giải trình về sức tăng trưởng tổng lượng tiền gửi và tiền tệ được lưu hành trong suốt thời gian này. Xem “Tiền gửi và tiền tệ”, trang 34.
[31] Khi một mặt hàng trở nên khan hiếm, giá cả của nó sẽ tăng cao. Còn trong trường hợp về trái phiếu và những công cụ nợ chịu lãi khác, giá cả được thể hiện ngược lại lợi suất của nó. Giá càng cao, lãi càng thấp. Nói cách khác, giá càng cao thì ngân hàng phải thanh toán càng nhiều cho việc thu được lợi nhuận từ cùng đồng đô-la chịu lãi. Vì vậy, khi Fed tạo ra một nhu cầu giả về trái phiếu hoặc thương phiếu, chẳng hạn như hối phiếu, thì lợi suất của những thứ đó giảm xuống và như vậy làm cho chúng càng trở nên có giá như một khoản đầu tư.
[32] “Thất bại của Cục Dự trữ Liên bang.” của H. Parker Willis,. The North American Review, tháng 5 năm 1929, trang 553.
[33] Chernow, trang 167.
[34] Chandler, trang 458. Để hiểu rõ hơn, xem thêm trang 459-63.
[35] Andrew Carnegie, Nền dân chủ chiến thắng (Triumphant Democracy) - New York: Charles Scribner’s Sons, 1893, trang 530-49. Đây là bản thảo sửa lại của cuốn sách này được viết lúc đầu năm 1886. Các lần tái bản trước không thấy có những dòng chữ này.
Chương 21
Cạnh tranh là tội ác
Câu chuyện về cách thức chủ ngân hàng đầu tư tại New York đã hình thành nên tập đoàn kinh tế ngân hàng (cartel) nhằm tránh tình trạng cạnh tranh; dự thảo bộ luật được đề xuất nhằm hợp pháp hóa tập đoàn lũng đoạn; chiến lược ngụy trang bản chất thực của bộ luật; sai lầm trong mánh khóe gian lận và sự thất bại của dự luật.
Chúng ta đã du hành qua nhiều điểm trên vòng quay thời gian khổng lồ và bây giờ là lúc bắt đầu lại hành trình tiến đến Đảo Jekyll - nơi lịch sử bắt đầu.
Trong chương trước, chúng ta đã thấy được việc mở rộng và thu hẹp nguồn cung ứng tiền tệ diễn ra ngay sau cuộc Nội chiến khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng bùng nổ và suy thoái. Chúng ta cũng thấy rằng, với sự giúp đỡ của các nhà tài phiệt Luân Đôn, J.P. Morgan & Co đã thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ từ cả hai mặt của chu kỳ bùng nổ-suy thoái đó, đặc biệt là từ thời kỳ suy thoái. Ở điểm này, chúng ta đã kịp hiện diện để nghiên cứu cách thức mà JP Morgan và các nhà tài phiệt chủ chốt của Hoa Kỳ đã song hành mật thiết với lợi ích của Anh. Chúng ta cũng biết được vào năm 1920, đồng đô la Mỹ đã trở nên suy yếu do sự phù phép của các đại diện Morgan thuộc Cục Dữ trữ Liên bang nhằm yểm trợ cho nền kinh tế đang xuống dốc của Anh. chúng ta hãy trở về lại điểm xuất phát và để các nhân vật của mình bắt đầu diễn lại cảnh đầu tiên quan trọng nhất: sự hình thành Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
TRẠI CẢI TẠO ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Các sử gia - những người tìm kiếm sự biện minh cho việc chính phủ kiểm soát hệ thống tiền tệ - khẳng định rằng các cuộc bùng nổ và suy thoái xảy ra trong suốt giai đoạn này là kết quả của hệ thống ngân hàng tự do và cạnh tranh. Tuy nhiên, như chúng ta đã chứng kiến, những chu kỳ hủy diệt này là kết quả trực tiếp của việc hình thành và sau đó là tiêu hủy tiền pháp định thông qua hệ thống các ngân hàng quốc gia thuộc liên bang có đủ tư cách hợp pháp nằm dưới quyền cai quản của một nhóm các công ty đặt tại Phố Wall - điều cấu thành trại cải tạo đối với ngân hàng trung ương. Không có bất cứ một ngân hàng nào trong nhóm này thực sự độc lập dưới sự kiểm soát của bang và cũng không có ngân hàng nào có tính cạnh tranh theo đúng nghĩa đen của từ này. Thật sự các ngân hàng này được chính phủ trợ cấp và được hưởng nhiều ưu đãi độc quyền. Tuy nhiên, theo quan điểm của các nhà tài phiệt ngân hàng ở Phố Wall thì họ có nhiều giao dịch khổng lồ ở đây. Ví dụ, Mỹ vẫn chưa có “người cho vay cuối cùng”. Đó là ngôn ngữ của các nhà tài phiệt ngân hàng dùng để chỉ ngân hàng trung ương đang phát triển mạnh có khả năng tạo nên một lượng tiền pháp định không giới hạn nhằm viện trợ cho bất cứ ngân hàng cá nhân nào đang bị các chủ nợ vây hãm. Việc có được người cho vay cuối cùng là cách duy nhất để ngân hàng có thể tạo ra tiền từ không khí và vẫn được bảo vệ từ các “hoạt động” vận hành tiềm năng của khách hàng. Nói cách khác, đây là phương thức mà theo đó, mọi người buộc phải trả thuế ngầm lạm phát nhằm trang trải cho sự thâm hụt nguồn dự trữ cục bộ của ngân hàng. Đó là lý do tại sao cái mà người ta gọi đạo đức của người cho vay cuối cùng lại được thuyết giáo cùng với lòng tôn kính trong tất cả các viện hàn lâm danh tiếng khi chào bán học vị trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính. Đây là một trong những phương thức đang được duy trì trong hệ thống ngân hàng.
Các ngân hàng có thể gây lạm phát một cách triệt để và diễn ra đồng loạt hơn so với trước chiến tranh, nhưng khi các ngân hàng này mở rộng quá nhanh thì các cuộc bùng nổ mà ngân hàng tạo ra sẽ xẹp xuống và đi vào suy thoái. Trong khi có thể tạo ra lợi nhuận cao cho ngân hàng thì điều này có thể cũng đang mất đi tính ổn định. Khi nền kinh tế Mỹ mở rộng theo đúng kích cỡ của nó thì tính nghiêm trọng của các cuộc suy thoái và bùng nổ cũng theo đó mà tăng lên, và khó khăn sẽ ngày càng chồng chất đối với các công ty như Morgan & Co. trong việc lèo lái con thuyền vượt qua bão tố một cách an toàn. Nỗi khiếp sợ cho một cuộc sụp đổ tiếp theo sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của các ngân hàng.
Ngoài các mối quan tâm trên còn phải kể đến một sự thật là có nhiều ngân hàng bang - hầu hết là các bang đang phát triển ở miền Nam và Tây nước Mỹ - không được chọn vào hệ thống ngân hàng quốc gia và do đó sẽ thoát khỏi sự kiểm soát của trục tài chính Washington - Phố Wall. Khi dân số bùng nổ ở phía Tây và Nam nước Mỹ, có nhiều ngân hàng quốc gia cũng chuyển đến theo, và các ngân hàng mới thành lập trở thành nguồn gia tăng cạnh tranh cho sức mạnh đầu não New York. Vào năm 1896, con số các ngân hàng phi quốc gia đã lên đến 61% và các ngân hàng này nắm giữ 54% tổng số tiền gửi của quốc gia. Năm 1913 - năm Pháp lệnh Dự trữ Liên bang được thông qua - con số các ngân hàng phi quốc gia đã tăng lên 71% với 57% tổng tiền gửi quốc gia.[1] Cần phải làm gì đó để ngăn chặn làn sóng này.
Sự cạnh tranh bổ sung đang dần phát triển từ khuynh hướng dùng lợi nhuận để tài trợ cho hoạt động của ngành công nghiệp thay vì dùng vốn vay. Giữa giai đoạn 1900 và 1910, 70% mức tăng trưởng của các công ty Mỹ được tài trợ nội bộ, khiến nền công nghiệp trở nên càng ngày càng độc lập với các ngân hàng. Điều mà các chủ ngân hàng mong muốn - và cũng là điều mà các thương gia mong muốn - là có một nguồn cung ứng tiền “linh động” và “mềm dẻo” cho phép họ tạo ra đủ tiền vào bất cứ thời điểm nào, nhờ đó có thể kéo mức lãi suất xuống khi sẵn sàng. Việc này khiến cho các khoản vay doanh nghiệp trở nên hấp dẫn hơn đối với các doanh nhân.
TƠ-RỚT (*) VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ THAY THẾ CẠNH TRANH
Thêm một vấn đề mà Phố Wall cần phải đối mặt - mặc dù vẫn trong vị trí đối thủ, nhưng tại thời điểm này, các nhà đầu tư lớn nhất như Morgan & Co và Kuhn, Loeb & Co. phải dừng ngay cuộc chiến khốc liệt giữa các bên.
Khái niệm tơ-rớt và tập đoàn kinh tế đã bắt đầu xuất hiện tại Mỹ, và đối với những ai có thể liên doanh liên kết, chia sẻ thị phần, ấn định giá cả và sáp nhập sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn việc cạnh tranh tự di. Ron Chernow lý giải:
Phố Wall được ví như một nắm tuyết vo thành hòn tuyết lớn là Viên tài chính của Morgan. Vào tháng chạp năm 1909, Pierpont đã mua phần lớn cổ phiếu trong Hội Bảo hiểm Nhân thọ từ Thomas Fortune Ryan. Điều này mang lại cho ông ta tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với ba công ty bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ - Mutual Life, Equitable và New York Life…
Bankers Trust của ông ta đã tiếp quản ba ngân hàng khác. Vào năm 1909, ông ta giành được quyền điều hành Guaranty Trust - một tổ chức mà thông qua hàng loạt vụ sáp nhập đã được chuyển đổi thành tơ-rớt lớn nhất nước Mỹ… Tơ-rớt Tiền tệ này gồm có: J.P Morgan & Co, Ngân hàng Quốc gia Thứ nhất và Ngân hàng Quốc gia Đô thị (National City Bank)…
Các nhà tài phiệt ngân hàng Phố Wall đã hoán đổi vị trí trong ban lãnh đạo cho nhau một cách vô liêm sỉ. Một vài ngân hàng có nhiều giám đốc làm việc chồng chéo nhau nên rất khó mà tách biệt họ ra… Các ngân hàng cũng chia một phần lớn vốn cổ phiếu cho nhau…
Tại sao các ngân hàng không hợp nhất với nhau thay vì chơi trò đố chữ trong việc trao đổi thị phần và các thành viên trong ban lãnh đạo? Hầu hết các ngân hàng này đều là những công ty hợp danh tư nhân hoặc những ngân hàng và có thể thực hiện như vậy. Câu trả lời quay trở lại với sự ác cảm truyền thống của người Mỹ đối với thế lực tài chính tập trung. Bộ ba Morgan - Ngân hàng Quốc gia Thứ nhất - Ngân hàng Đô thị Quốc gia lo ngại sự báo thù của công chúng nếu liên minh này được tuyên bố một cách rộng rãi.[2]
Ban giám đốc phối hợp và các hình thức khác của việc kiểm soát ngầm được xem là an toàn hơn các mối quan hệ hợp nhất công khai nhưng các hình thức này cũng có giới hạn của nó. Chỉ có một điều, nó không thể thâm nhập vào hệ thống rào cản của các nhóm kinh tế cạnh tranh tương tự. Khi các mối quan hệ liên kết này dần phát triển lớn hơn thì người ta bắt đầu tìm kiếm các phương thức để kéo chúng lại với nhau tại một điểm hơn là chiếm được thực thể các công ty bao gồm những hình thức này. Chính sự tổng hợp này đã sinh ra khái niệm tập đoàn kinh tế (cartel), một “cộng đồng của các quyền lợi” giữa các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, một cơ chế tập hợp các đối tác kinh doanh cấp cao và giảm khả năng loại trừ tất cả các quy luật tất yếu khắc nghiệt của sự cạnh tranh.
Tuy nhiên, tất cả các tập đoàn kinh tế này đều có một cơ chế tự phá hủy nội bộ. Sớm hay muộn thì một trong các thành viên chắc chắn sẽ không hài lòng với “mẩu bánh” mà anh ta được chia. Anh ta quyết định cạnh tranh một lần nữa và tìm kiếm thị phần lớn hơn trên thị trường. Dễ nhận thấy rằng cách duy nhất để ngăn chặn điều này xảy ra là sử dụng quyền cưỡng chế của chính phủ để thực hiện thỏa thuận tập đoàn kinh tế. Thủ tục này được kêu gọi nhằm thông qua bộ luật được ngụy trang như một phương pháp bảo vệ người tiêu dùng nhưng trên thực tế lại là sự bảo đảm cho khả năng loại trừ tính cạnh tranh. Henry P. Davison - một đối tác của Morgan - đã nói thẳng vấn đề đó tại ủy ban Quốc hội năm 1912: “Tôi muốn có điều lệ và sự kiểm soát hơn là cạnh tranh tự do.”[3] Trong các câu bình luận của mình, John D. Rockefeller thậm chí còn mạnh miệng hơn thế: “Cạnh tranh là một tội ác.”[4]
Xu hướng này không được cho là độc đáo đối với ngành công nhiệp ngân hàng. Ron Paul và Lewis Lehrman đưa ra một viễn cảnh lịch sử:
Sau năm 1896 và 1900, Mỹ đã tiến vào kỷ nguyên tiến bộ dưới sự cai trị của Đảng Cộng hòa. Quá trình tập đoàn kinh tế hóa mang tính cưỡng chế dưới cái tên “chủ nghĩa tiến bộ” bắt đầu xâm chiếm mọi khía cạnh trong đời sống kinh tế Mỹ. Ngành đường sát bắt đầu cuộc diễu hành với sự thành lập ICC vào năm 1880, nhưng giờ đây các đấu thủ lần lượt bị kiểm soát và bị chuyển sang hình thức tập đoàn dưới danh nghĩa “hiệu quả”, “ổn định” và “tiến bộ” cùng chương trình phúc lợi chung… Đặc biệt, các nhóm kinh tế lớn khác nhau dưới trướng của J.P. Morgan, thường kết hợp với nhau trong Liên Đoàn Quốc gia Đô thị (National Civic Federation) và các nhóm chuyên gia cố vấn hay các tổ chức tích cực, nhận thấy rằng các tập đoàn kinh tế tự nguyện và các phong trào sáp nhập trong lĩnh vực công nghiệp vào cuối năm 1890 đã thất bại trong việc giành được chế độ độc quyền giá cả trong ngành công nghiệp. Do đó, họ quyết định quay trở lại với chính phủ, bang và liên bang để kiềm chế sự cạnh tranh đồng thời thiết lập các hình thức tập đoàn kinh tế bắt buộc, tất nhiên dưới danh nghĩa “hạn chế độc quyền kinh doanh lớn” và thúc đẩy chương trình phúc lợi chung.[5]
Thử thách không còn là phương cách để vượt qua các đối thủ kinh doanh nữa mà là cách ngăn chặn một tân đối thủ đặt chân vào thương trường. Khi John D. sử dụng nguồn lợi nhuận khổng lồ của mình từ công ty Standard Oil nhằm nắm quyền kiểm soát Ngân hàng Chase, và William - anh trai ông ta - mua lại Ngân hàng Đô thị Quốc Gia New York thì Phố Wall vẫn chưa có thêm đấu thủ trên đấu trường tài chính. Morgan nhận ra rằng mình không có sự lựa chọn nào ngoài việc để cho Tập đoàn Rockefeller gia nhập câu lạc bộ nhưng bây giờ khi đã đứng chung hàng ngũ với nhau, họ đều nhất trí rằng sự gia tăng ồ ạt các đấu thủ phải được ngăn chặn. Và đó cũng là mục đích sâu xa của pháp chế liên bang và quyền lực chính phủ. Gabriel Kolsko giải thích:
Tính chất trọng yếu tuyệt đối của nhiều thương vụ sáp nhập được coi là tột độ trong Công ty US Steel đã nhanh chóng buộc Morgan thay đổi vị thế của mình, mặc dù ông ta luôn thích nắm toàn bộ quyền điều hành. Quan trọng hơn nữa, vào năm 1898, ông ta không thể thờ ơ trước sức mạnh kinh khủng của các đấu thủ tài chính mới và phải bày tỏ sự tôn trọng với họ. Lợi dụng sự đầu tư của Ngân hàng Đô thị Quốc Gia, Công ty Standard Oil đã sắp xếp các nguồn lực bài bản hơn cả công ty của Morgan, và vào năm 1899 đã “đủ lông đủ cánh” tiến vào nền kinh tế chung… Tất nhiên, việc thử nghiệm diễn ra trong trận chiến của Công ty chứng khoán miền Bắc (Northern Securities) về cơ bản là một nỗ lực xa xỉ. Morgan và Standard đã bày tỏ lòng tôn trọng, sự nhượng bộ lẫn nhau giữa các chủ ngân hàng tăng lên một cách đột ngột… Một chính sách trung lập vũ trang ôn hòa hơn là cảm giác tích cực đủ trở thành nguyên nhân cho bất cứ con số ban quản trị phối hợp cao nào giữa năm ngân hàng lớn của New York.[6]
Được viết vào năm 1919, từ viễn cảnh về cách nhìn nhận nội tại của Phố Wall vào thời điểm đó, John Moody đã hoàn tất bức tranh như sau:
Phương thức kết nối chung nổi bật của các quyền lợi lớn tất nhiên không thể được hoàn tất nếu “các ông chủ kiểm soát vốn” ở Phố Wall không tự mình thắt chặt mối liên kết hơn nữa trong suốt giai đoạn này. Sự tranh đua quyền lợi quá tiêu biểu trong suốt giai đoạn tái cơ cấu một vài năm trước đã biến mất trên diện rộng. Mặc dù hai nhóm tài phiệt lớn được đại diện bởi Morgan và Standard Oil vẫn có thể phân biệt được, hiện đang làm việc trong một sự hòa hợp thực tế dựa trên nền tảng “cộng đồng của các quyền lợi” của mình. Vì vậy, quyền kiểm soát vốn và tín dụng thông qua nguồn lực ngân hàng có khuynh hướng tập trung trong tay của một số ít người… Thật vậy, hai nhóm ngân hàng cạnh tranh nhau đã biến mất, nhưng một quyền lực ngân hàng rộng lớn và hài hoà đã tiếm chỗ của họ.[7]
ĐẠO LUẬT ALDRICH - VREELAND
Pháp lệnh thu hẹp tiền tệ năm 1879 và 1893 được Phố Wall vận dụng một cách tương đối dễ dàng và không có sự can thiệp của chính phủ, nhưng cuộc khủng hoảng năm 1907 đã đẩy nguồn lực của họ xuống vực sâu. Dễ nhận thấy rằng, hai sự thay đổi cần phải được thực hiện: tất cả tàn dư của cuộc chiến ngân hàng hiện phải được loại trừ hoàn toàn và thay thế bằng tập đoàn kinh tế quốc gia; và lượng tiền pháp định lớn hơn phải được chuẩn bị sẵn sàng cho các ngân hàng để bảo vệ họ trước nhu cầu rút tiền hàng loạt của chủ nợ trong tương lai. Không có bất cứ một thắc mắc nào khi Quốc hội được coi là đối tác nhằm sử dụng quyền lực của chính phủ để hoàn thành các mục tiêu này. Kolko tiếp tục:
Cuộc khủng hoảng năm 1907, mặt khác, cho thấy cơ cấu ngân hàng liên kết của New York chưa đủ khả năng đối mặt với thử thách và chế ngự các thế lực tài chính bất trị - những kẻ nghĩ rằng họ có thể gây dựng gia tài của mình một cách độc lập trong toàn thể cộng đồng ngân hàng… Đất nước càng phát triển lớn mạnh, ngành ngân hàng càng trở nên quá phức tạp. Phố Wall - trung tâm tài chính khiêm tốn và dường như lúc nào cũng đơn độc - đã chuyển từ nguồn lợi tức riêng sang nguồn lợi tức của chính phủ quốc gia.[8]
Bước đầu tiên trong hướng đi này là một phương cách lấp chỗ trống tạm thời công khai. Vào năm 1908, Quốc hội thông qua đạo luật Aldrich - Vreeland mà về cơ bản đã hoàn tất xong hai mục tiêu. Đầu tiên, Quốc hội ủy quyền cho các ngân hàng quốc gia phát hành tiền tệ khẩn cấp, gọi là nguyên bản để thay thế cho đồng tiền hiện hành khi họ nhận thấy chúng không có khả năng chi trả cho các chủ nợ. Loại tiền tệ khẩn cấp này được các ngân hàng hối đoái sử dụng trong suốt thời kỳ khủng hoảng năm 1907 với sự thành công nhất định, nhưng đó là một thử nghiệm táo bạo nằm ngoài nền tảng pháp lý. Giờ, Quốc hội đã làm cho nó trở nên hợp pháp, và theo Gailbraith quan sát: “Pháp chế mới đã tuân thủ các hoạch định này. Nó có thể được thực hiện nhằm đảm bảo cho các trái phiếu tạp và các khoản vay thương mại - những thứ này trên thực tế được chuyển thành tiền mặt mà không bị bán ra.”[9]
Đặc tính thứ hai và cũng là đặc tính quan trọng nhất của Đạo Luật đó chính là thành lập ủy ban Tiền tệ Quốc gia (National Monetary Commission) để nghiên cứu các vấn đề rắc rối của hệ thống ngân hàng Mỹ và sau đó kiến nghị Quốc hội ổn định hệ thống tiền tệ. Ủy ban bao gồm 9 thượng nghị sĩ và 9 đại diện. Phó chủ tịch là Edward Vreeland, một nhà tài phiệt ngân hàng đến từ khu vực Bufalo. Chủ tịch ủy ban tất nhiên là Thượng nghị sĩ Nelson Aldrich. Ngay từ đầu, ủy ban này hiển nhiên là một chiêu thức ngụy trang. Aldrich hầu như đã “một mình một ngựa” dẫn dắt chương trình này. Tổ chức có tên gọi là “cơ quan tìm hiểu sự thật” đã không tổ chức bất cứ một cuộc họp chính thức nào trong gần cả hai năm trời trong khi Aldrich du hành vòng quanh châu Âu để họp bàn với các nhà tài phiệt ngân hàng trung ương hàng đầu của Anh, Pháp và Đức. 300,000 đô-la tiền thuế đã được trang trải cho các chi phí tiệc tùng trên các chuyến đi này, và sản phẩm hữu hình duy nhất của ủy ban này là 38 cuốn sách lịch sử đồ sộ về ngành ngân hàng. Không một thành viên nào của ủy ban được hội ý cùng Aldrich về các vấn đề liên quan đến đề xuất chính thức được ban hành dưới danh nghĩa của họ. Thật ra, đây là tác phẩm của Aldrich và sáu người khác không thuộc thành viên ủy ban, và các báo cáo của họ được phác thảo không phải trong phòng họp Quốc hội tại Washington mà trong khu nghỉ dưỡng săn bắn tư nhân sang trọng tại Georgia.
Và sự kiện này cuối cùng cũng đưa chúng ta trở về với một buổi đêm mịt mùng mưa gió và giá lạnh tại nhà ga New Jersey - nơi đó có bảy người đàn ông đại diện cho 14 nguồn tài sản thế giới và chễm chệ trên chiếc xe riêng của Aldrich để bắt đầu một hành trình bí mật đến đảo Jekyll.
KẾ HOẠCH ĐẢO JEKYLL
Như đã được vắn tắt trong chương mở đầu của cuốn sách, mục đích của cuộc họp này là tiến hành một kế hoạch để thực thi năm mục tiêu chính sau:
1. Làm thế nào để ngăn chặn sức ảnh hưởng đang lớn dần của các ngân hàng cạnh tranh nhỏ và bảo đảm rằng quyền kiểm soát đối với các nguồn tài chính quốc gia vẫn sẽ nằm trong tay các đại diện này;
2. Làm thế nào để nguồn cung ứng tiền tệ trở nên mềm dẻo hơn nhằm duy trì xu hướng thành lập nguồn vốn tư nhân và tái thu hút thị trường cho vay công nghiệp;
3. Làm thế nào để gom nguồn dự trữ còm cõi của tất cả các ngân hàng quốc gia thành một nguồn dự trữ lớn để từ đó ít nhất có một vài ngân hàng trong số đó có thể tự bảo vệ mình trước sự khan hiếm tiền tệ và sự rút tiền hàng loạt ra khỏi ngân hàng;
4. Làm thế nào để chuyển những thua lỗ chắc chắn xảy ra từ chủ sở hữu ngân hàng sang người đóng thuế;
5. Làm thế nào để thuyết phục Quốc hội rằng bản kế hoạch này là phương thức đặt ra nhằm bảo vệ người dân.
Mọi người đã quyết định rằng, hai mục tiêu đầu tiên có thể đạt được một cách dễ dàng bằng việc phác thảo ngôn ngữ chuyên môn thích hợp thành một thỏa thuận tập đoàn kinh tế và sau đó tái tạo từ vựng thành cách viết mang tính pháp lý. Mục tiêu thứ ba và thứ tư có thể đạt được bằng việc tính đến khả năng tạo ra “người cho vay cuối cùng”; nói cách khác là một ngân hàng trung ương thật sự có khả năng tạo ra khối lượng tiền pháp định không giới hạn. Đây hầu như là các vấn đề mang tính kỹ thuật và mặc dù có một vài bất đồng trong một số điểm nhỏ, nhưng đa số mọi người đều đồng ý theo sự chỉ dẫn của Paul Warburg, người có kinh nghiệm nhất trong các vấn đề này và người được xem như là quân sư của nhóm. Mục tiêu thứ năm là mục tiêu quyết định, và nhiều tranh luận về việc làm thế nào để đạt được điều này đã diễn ra một cách sôi nổi.
Để thuyết phục Quốc hội và người dân rằng việc thành lập một tập đoàn ngân hàng bằng cách nào đó là một phương thức để bảo vệ người dân, các nhà hoạch định chiến lược đảo Jekyll đã đưa ra kế hoạch hành động sau đây:
1. Không được gọi nó là tập đoàn kinh tế hay thậm chí là ngân hàng trung ương.
2. Làm cho nó giống một cơ quan chính phủ.
3. Thiết lập các chi nhánh khu vực để tạo ra hình thức phân quyền, không thuộc quyền cai quản của các ngân hàng Phố Wall.
4. Bắt đầu với một cơ cấu bảo thủ bao gồm nhiều nguyên tắc ngân hàng hợp lý cho rằng các điều khoản có thể được thay đổi hay hủy bỏ một cách lặng lẽ trong những năm sau đó.
5. Sử dụng sự giận dữ do khủng hoảng và sự sụp đổ ngân hàng gần đây để tạo ra nhu cầu cải cách đồng tiền trên diện rộng.
6. Đề xuất kế hoạch đảo Jekyll như là câu trả lời cho các vấn đề nan giải kể trên.
7. Thuê các giáo sư đại học để tạo ra màu sắc học thuật trong kế hoạch này.
8. Tuyên bố phản đối kế hoạch trên nhằm thuyết phục người dân rằng các nhà tài phiệt ngân hàng Phố Wall không muốn có sự ra đời của kế hoạch này.
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG DƯỚI MỘT CÁI TÊN KHÁC
Người Mỹ sẽ không bao giờ chấp nhân sự ra đời của Cục Dự trữ Liên bang nếu biết rằng một nửa tổ chức này là tập đoàn kinh tế và nửa còn lại là ngân hàng trung ương. Mặc dù khái niệm chế độ bảo vệ nền công nghiệp trong nước của chính phủ đã nhận được sự đồng tình nhanh chóng trong giới kinh doanh, học thuật và chính trị, nhưng ý tưởng tập đoàn, tổ hợp và sự kiềm chế cạnh tranh tự do vẫn hoàn toàn xa lạ đối với tầng lớp cử tri trung bình. Và trong tòa nhà Quốc hội, bất cứ một đề xuất thẳng thắn nào cho vấn đề tập đoàn kinh tế hay ngân hàng trung ương đều bị chối từ và rơi vào quên lãng. Đại biểu Quốc hội Everis Hayes của khu vực California cảnh báo: “Người dân Mỹ đã quay lưng với ngân hàng trung ương.”[10] Thượng nghị sĩ John Sharforth đến từ Colorado tuyên bố: “Đảng Cộng hoà phản đối ngân hàng trung ương.”[11] Do đó, các chuyên gia tiền tệ trên đảo Jekyll đã quyết định nghĩ ra một cái tên danh nghĩa cho âm mưu mới của mình nhằm tránh từ ngân hàng và chơi trò ảo thuật để gắn nó với hình ảnh của một chính phủ liên bang. Và để tạo ra mánh khóe lừa bịp rằng không có sự tập trung quyền lực nào trong các ngân hàng New York, họ đã đưa ra kế hoạch đầu tiên cho việc thành lập một ngân hàng trung ương và kế hoạch này đã được thay thế bằng đề xuất về một mạng lưới các viện tài chính khu vực - các tổ chức được cho là chia sẻ và phân tán quyền lực.
Nathaniel Wright Stephenson, Thượng nghị sĩ đồng thời là nhà viết tiểu sử cho Aldrich kể lại rằng: “Aldrich tham gia thảo luận tại đảo Jekyll một cách sôi nổi với mong muốn chuyển đổi ý tưởng về một ngân hàng trung ương tư hữu. Khát vọng của ông ta là ‘cấy ghép’ hệ thống của một trong những ngân hàng lớn nhất châu Âu lên cơ thể Mỹ.”[12] Gailbraith giải thích chi tiết hơn: “Cách nghĩ của Thượng nghị sĩ Aldrich là đánh vào hông đối phương không phải chỉ bằng việc có một ngân hàng trung ương mà là nhiều ngân hàng trung ương. Và từ ngân hàng không nên được nhắc đến.”[13]
Frank Vanderlip kể lại rằng, khái niệm khu vực đơn thuần là một tấm rèm cửa sổ và mạng lưới ngân hàng luôn có ý định tham gia hoạt động như một ngân hàng trung ương. Ông ta nói rằng: “Luật pháp ban hành cho mười hai ngân hàng chứ không phải một, … nhưng mục đích của luật pháp là kết hợp mười hai ngân hàng thông qua Hội đồng Dự trữ Liên bang tại Washington, vì thế trên thực tế, họ sẽ hoạt động như một ngân hàng trung ương.”[14]
Nếu việc không sử dụng từ ngân hàng được cho là cần thiết đối với kế hoạch đảo Jekyll thì việc tránh từ tập đoàn kinh tế còn cần thiết hơn thế. Tuy nhiên, đối với một người có óc quan sát sắc sảo thì bản chất tập đoàn kinh tế của một ngân hàng trung ương là điều hiển hiện rõ ràng. Trong một bài diễn văn trước Hiệp hội Các nhà Tài phiệt Ngân hàng Mỹ, Aldrich đã nói huỵch toẹt về kế hoạch của mình: “Tổ chức mà chúng ta đề xuất không phải là một ngân hàng, mà là một liên minh hợp tác của tất cả các ngân hàng quốc gia cho những mục đích nhất định.”[15] Hai năm sau, trong một bài diễn văn trình bày trước cùng một nhóm các chủ ngân hàng, A. Barton Hepburn của Ngân hàng Quốc gia Chase thậm chí còn thẳng thắn hơn khi cho rằng: “Tiêu chuẩn đã công nhận và chấp thuận các quy tắc của một ngân hàng trung ương. Thật vậy, nếu hoạt động như các nhà tài trợ cho niềm hy vọng pháp luật, tập đoàn kinh tế sẽ khiến cho tất cả các ngân hàng không liên kết cùng tham gia sở hữu một quyền lực thống trị trung ương.”[16] Thật khó để tìm được một định nghĩa cho từ tập đoàn kinh tế hay hơn thế.
Kế hoạch để cơ cấu Âm mưu này một cách dè dặt lúc ban đầu và sau đó bỏ đi các bộ phận an toàn ngay sau đó chính là thủ đoạn của Paul Warburg. Việc thành lập một Hội đồng Dự trữ Liên bang quyền lực cũng xuất phát từ ý tưởng của ông ta như một cách thức để có thể thu hút các ngân hàng chi nhánh khu vực tập hợp lại thành một ngân hàng trung ương với quyền kiểm soát an toàn tại New York. Giáo sư Edwin Seligman, một thành viên của gia tộc ngân hàng quốc tế J&W Seligman, Trưởng khoa Kinh tế Trường Đại học Columbia đã giải thích và ca ngợi kế hoạch này như sau:
Trong nghiên cứu của tôi, đầu tiên Warburg đã hình thành nên một ý tưởng về việc đưa ra quan điểm của mình cho người dân[17]… Trong các đặc trưng chủ yếu của kế hoạch, Đạo luật Dự trữ Liên bang là tác phẩm của Warburg hơn là của bất cứ người nào trên đất nước này… Trong tất cả mọi thứ ngoài danh nghĩa, Hội đồng Dự trữ Liên bang chính là một ngân hàng trung ương thực sự…. Warburg đã có một mục đích thực tế trong quan điểm… Nó thuộc phận sự của ông ta để nhớ rằng nền giáo dục của một quốc gia phải được thực hiện từng bước một và phần quan trọng nhất trong nhiệm vụ là phá bỏ định kiến cũng như hủy bỏ sự hoài nghi. Do đó, các kế hoạch của ông ta đều bao gồm tất cả những đề xuất tinh vi được đặt ra nhằm bảo vệ công chúng khỏi các nguy hiểm khác thường và thuyết phục đất nước rằng toàn bộ kế hoạch đều hoàn toàn khả thi. Warburg cũng hy vọng rằng, sau một quãng thời gian, kế hoạch này có thể bị pháp luật hủy bỏ không chỉ ở một vài điều khoản được bổ sung một cách rộng rãi cho mục đích giáo dục.[18]
DỰ LUẬT ALDRICH
Dự thảo đầu tiên trong kế hoạch đảo Jekyll được Nelson Aldrich đệ trình cho Thượng viện nhưng do Thượng nghị sĩ bị ốm khi trở về Mỹ nên sau đó bản kế hoạch chính xác được Frank Vanderlip và Benjamin Strong viết ra.[19] Mặc dù còn có sự tham gia của Nghị sĩ, nhưng ngay lập tức bản kế hoạch được biết đến như Dự luật Aldrich. Theo sự thừa nhận của bản thân, Vreeland không đóng góp nhiều cho kế hoạch này nhưng mong muốn của ông ta đối với việc trở thành một đấu thủ trong ván cờ mưu mẹo này lại có một giá trị to lớn. Trong bài báo đăng trên tờ The Independent ra ngày 25/8/1910, một tờ báo thuộc quyền sở hữu của Aldrich, Vreeland đã phát biểu: “Ngân hàng mà tôi đề xuất ý tưởng là một phương thức lý tưởng cho sự độc quyền khiêu chiến. Nó không thể tự trở thành một ngân hàng độc quyền và ngăn chặn các ngân hàng khác liên kết với nhau tạo nên một tổ hợp độc quyền. Với lợi nhuận giới hạn đến 4,5%, nó không thể trở thành ngân hàng độc quyền.”[20]
Quả là một câu phát biểu đáng ngạc nhiên với sự xảo quyệt thật tài tình do một nửa sự thật mà nó chứa đựng. Sự thật là tổ hợp độc quyền này không thể - hay ít nhất là không - hoạt động được với mức lãi suất 4,5%. Nhưng điều gian dối ở đây chính là các ngân hàng Dự trữ Liên bang đã được sắp đặt với mức lãi suất thấp như vậy. Nó thật ở chỗ 4% chính là số lượng phần trăm cố định mà họ kiếm được từ cổ phiếu được thu mua trong Hệ thống, và lợi nhuận thật sự kiếm được không phải từ cổ tức mà từ mùa bội thu có được từ các khoản thanh toán lãi suất cho tiền pháp định. Hơn nữa, việc hiện diện trong lòng ngân hàng trung ương quốc gia sẽ khiến họ chia sẻ dữ liệu quan trọng trong việc tạo ra tiền tệ và các quyết định đi trước đối thủ cạnh tranh. Lợi nhuận bắt nguồn từ các lợi thế này sẽ tương ứng hay thậm chí là lớn hơn cả lợi nhuận kiếm được từ Cơ chế Mandrake. Thực tế, Cục Dự trữ Liên bang là một thể chế tài chính tư nhân, nhưng nó không phải là thể chế chứng tỏ rằng chính phủ hoàn toàn không tham gia vào các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thật ra, đó chỉ là điều ngược lại, vì chính nó đánh dấu sự xuất hiện của chính phủ như một đối tác của các chủ ngân hàng tư nhân và như một người thực thi bản thỏa thuận tập đoàn kinh tế. Giờ đây, hơn bao giờ hết, chính phủ đã bị cuốn vào vòng quay của bánh xe lịch sử.
Một nửa sự thật và mặc dù có sự truyền bá nhưng cơ cấu tổ chức do Aldrich Bill đề xuất vẫn có phần giống nhiều điểm so với Ngân hàng Hoa Kỳ trước đó. Nó có quyền chuyển đổi nợ liên bang thành tiền, cho chính phủ vay tiền, kiểm soát các thương vụ của các ngân hàng khu vực và là nơi ký gửi cho nguồn quỹ chính phủ. Các đặc tính khác nhau nằm trong các điều khoản đó - những điều khoản tạo ra nhiều đặc quyền cũng như quyền lực cho tập đoàn kinh tế hơn là cho ngân hàng trung ương cũ. Điều quan trọng nhất của các vấn đề này là quyền tạo ra đồng tiền chính thức cho Hoa Kỳ. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, tiền giấy của các thể chế ngân hàng trở thành tiền tệ chính thức, không chỉ cho các khoản nợ công mà còn cho cả các khoản nợ tư nhân. Từ nay trở đi, bất cứ ai từ chối sử dụng loại tiền giấy này sẽ bị tống vào tù. Từ “Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ” đã xuất hiện trên bề mặt của mỗi tờ tiền giấy cùng với con dấu lớn của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Và, tất nhiên là có chữ ký của Bộ trưởng Bộ Tài chính được in ở chỗ dễ chú ý. Tất cả điều này được tạo ra nhằm thuyết phục người dân rằng thể chế mới này chắc chắn là một cơ quan thuộc chính phủ.
GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG
Như vậy, giờ đây chiến lược nền tảng đang sẵn sàng và dự luật cụ thể đã được phác thảo, bước tiếp theo là tạo ra sự ủng hộ rộng rãi. Đây là phần quan trọng của kế hoạch đòi hỏi người thực hiện phải cực kỳ khéo léo. Trên thực tế, nhiệm vụ được đặt ra một cách dễ dàng hơn vì có nhiều địch thủ thiên tài chống lại sự tập trung quyền lực tài chính tại Phố Wall. Hai nhà phê bình trực tính nhất vào thời điểm đó là Thượng nghị sĩ Wisconsin Robert LaFollette và Nghị sĩ Minnesota Charles Lindbergh. Hầu như tuần nào họ cũng đưa ra một bài diễn văn phê phán kịch liệt cái mà họ gọi là “tổ hợp tiền tệ” - một tổ chức chịu trách nhiệm về việc tự do tạo ra các chu kỳ bùng nổ và suy thoái nhằm thu lợi nhuận từ các con nợ: doanh nghiệp, nông trại và gia đình - những đối tượng bị tước quyền sở hữu. Nếu có một ai đó nghi ngờ về sự tồn tại thật sự của kiểu tổ hợp này thì sự hoài nghi đó sẽ ngay lập tức trở nên tiêu tan khi LaFollette tuyên bố công khai rằng chỉ có 50 người nắm quyền điều hành toàn thể quốc gia. Các chuyên gia tiền tệ không mất tinh thần hay thậm chí không mảy may phủ nhận điều đó. Sự thật thì, khi được các phóng viên hỏi về phản ứng của mình đối với tuyên bố của LaFollette, George F. Baker - đối tác của J.P. Morgan - đã trả lời rằng, điều đó là hoàn toàn vô lý. Ông ta cho rằng, theo những gì mình biết được biết thì con số đó không quá 8![21]
Tất nhiên là người dân bị xúc phạm, và dự đoán là áp lực có thể sẽ tăng lên buộc Quốc hội phải ra tay. Các chuyên gia tiền tệ chuẩn bị sẵn sàng để chuyển phản ứng này thành một bước tiến cho riêng họ. Sách lược đưa ra rất đơn giản:. (1) thành lập một ủy ban đặc biệt trực thuộc Quốc hội để kiểm tra tổ hợp tiền tệ; (2) bảo đảm những nhân sự trong ủy ban đều là bạn hữu; (3) che giấu toàn bộ phạm vi hoạt động của tổ hợp trong khi tiết lộ chỉ vừa đủ để người dân phản ứng mạnh mẽ hơn nữa cho việc cải tổ. Một khi bầu không khí chính trị đã đủ nóng, Aldrich Bill sẽ được đẩy lên trước để trả lời cho mọi nhu cầu và nguyện vọng của người dân.
Chiến lược này hoàn toàn không mới. Như Lindbergh - một Đại biểu Quốc hội - đã giải thích:
Từ sau cuộc Nội chiến, Quốc hội đã cho phép các chủ ngân hàng toàn quyền kiểm soát nền pháp chế tài chính. Tư cách hội viên của ủy ban Tài chính trong Thượng Viện và ủy ban Ngân hàng và Tiền tệ trong Nhà Trắng đã được chuẩn bị sẵn cho các nhà tài phiệt ngân hàng, chi nhánh và các luật sư của họ. Các ủy ban này đã kiểm soát bản chất của các dự luật sẽ được báo cáo, nội dung của chúng, và các trận tranh cãi về các vấn đề này đã diễn ra khi chúng được xem xét tại Thượng Viện và Hạ Viện. Không một ai trong ủy ban được thừa nhận trong vấn đề này… ngoại trừ một vài người được ủy ban thiên vị và bố trí.[22]
ỦY BAN PUJO
Ủy ban Pujo là một ví dụ hoàn hảo cho sự tranh luận này. Đây là một ủy ban con trực thuộc ủy ban Hạ viện Ngân hàng và Tiền tệ và vào năm 1912, nó được trao cho một trọng trách là thực thi cuộc điều tra nổi tiếng về “Tổ hợp Tiền tệ”. Vị chủ tịch lúc đó là Arsene Pujo đến từ bang Louisiana - người được xem như phát ngôn viên của “Tổ hợp Dầu khí”. Tin tức lan truyền kéo dài trong suốt tám tháng đã làm nảy sinh một lượng lớn các bằng chứng thống kê thô của các nhà tài phiệt ngân hàng Phố Wall, chưa có lúc nào mà các nhà tài phiệt lại bị chất vấn về các thương vụ của họ với các nhà đầu tư nước ngoài hoặc bị chất vấn về sự phản ứng của họ khi gặp phải sự cạnh tranh của các ngân hàng mới. Cũng không có bất cứ câu hỏi nào về kế hoạch của họ nhằm bảo vệ các ngân hàng đầu cơ tích trữ từ sự khan hiếm tiền tệ; hoặc động cơ của họ đối với mong muốn tạo ra mức lãi suất thấp một cách giả tạo; hay công thức đẩy những khoản thua lỗ của họ sang vai người đóng thuế. Công chúng thường bị nhồi nhét với ý tưởng rằng Quốc hội thật sự là tổ chức chuyên khui ra các vụ tai tiếng và tham nhũng, nhưng trên thực tế thì nó giống như câu chuyện thân tình giữa những người bạn cũ. Miễn là được phát ra từ môi miệng của các chủ ngân hàng, bất kể sự thất thường hay sự vô lý nào cũng được chấp nhận hoàn toàn mà không cần kiểm chứng.
Các phiên tòa được thực hiện bởi đại biểu Quốc hội Lindbergh và Thượng nghị sĩ LaFollette như là kết quả buộc tội của dân chúng. Tuy nhiên, khi được yêu cầu xuất hiện trước ủy ban, cả hai người đều từ chối. Các nhân chứng duy nhất trong phiên tòa đó lại chính là các chủ ngân hàng và bạn bè của họ. Kolko kể lại rằng:
Thật may mắn cho những nhà cải cách, ủy ban Pujo đã đu mình lên một yên cương ngựa cao để phi vào cuộc điều tra về Tổ hợp Tiền tệ trong suốt mùa hè năm 1912, và trong tám tháng làm kinh hoàng cả dân tộc, nếu cuộc điều tra này không đưa ra kết luận gì, thì số liệu thống kê về quyền lực của Phố Wall sẽ bao trùm cả nền kinh tế quốc gia… Năm công ty hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, 341 chức vụ giám đốc của 112 công ty lớn với tổng nguồn vốn trên 22$ tỉ. Chứng cứ có vẻ thuyết phục, và dân tộc thực sự sợ hãi khi nhận ra rằng cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng là điều cấp thiết - có lẽ cần phải đưa cả Phố Wall vào trong guồng kiểm soát…
Sự điên cuồng của Phố Wall được làm sống lại bởi các tờ báo - cơ quan ngôn luận đã bỏ qua một sự thật rằng người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc cải cách ngân hàng lại chính là các chủ ngân hàng với quan điểm có gì đó hơi khác biệt… Tuy nhiên, xét ở quy mô lớn, phiên toà Pujo đã khiến cho đề tài cải cách ngân hàng trở nên nghiêm trọng.[23]
Kolko đã chạm đến phần thú vị của vấn đề. Hầu như không một ai để ý đến sự thật là các nhà tài phiệt ngân hàng lớn nhất của Phố Wall lại là những kẻ dẫn đoàn diễu hành với yêu sách cải cách ngân hàng. Điều nghi ngờ lớn nhất giữa những điều này là Paul Warburg của Kuhn, Loeb & Co, người mà trong bảy năm trước khi Đạo luật Dự trữ Liên bang được thông qua, đã thảnh thơi du hành vòng quanh đất nước nhưng lại cho ra bài diễn văn “cải cách” và viết một số bài báo học thuật cho các phương tiện truyền thông, kể cả loạt bài gồm 11 phần cho tờ The New York Times. Người phát ngôn của Tập đoàn Morgan và Rockefeller đã tham gia vào và tạo cho mình bộ mặt quen thuộc trước khi hội đồng chính trị và chuyên nghiệp này tạo tiếng vang trong cuộc kêu gọi cải cách. Tuy nhiên, chẳng ai chú ý đến cái mùi không thể lầm lẫn được của món cá.
TRANH THỦ SỰ GIÚP ĐỠ CỦA GIỚI HỌC GIẢ
Các bài diễn văn và bài báo của các nhà tài phiệt ngân hàng tên tuổi không hề có ý định gây ảnh hưởng đến công chúng trên diện rộng, chúng đáp ứng chức năng truyền bá các luận cứ nền tảng và các chi tiết kỹ thuật - những điều được xem là điểm khởi đầu cho công việc của những người khác - những người không bị cáo buộc có động cơ trục lợi cá nhân. Để chuyển tải thông điệp cho các cử tri, người ta buộc phải tranh thủ được các đại diện của giới hàn lâm nhằm tạo ra sự tinh hoa cần thiết của tư cách đáng trân trọng và tính khách quan trí tuệ này. Với mục đích đó, các ngân hàng đã góp số tiền 5 triệu đô-la cho quỹ “giáo dục” đặc biệt, và phần lớn số tiền đó được trao cho ba trường đại học là Princeton, Harvard và trường Đại học Chicago - những đơn vị tiếp nhận sự tài trợ lớn lao từ những đại gia hàng đầu trong ngành công nghiệp và tài chính.
Điều quan trọng trong thời gian này - đó là việc nghiên cứu “kinh tế” đang trở thành một lĩnh vực mới và được nhiều người biết đến, và quả là không khó để tìm ra các vị giáo sư thừa tài năng nhưng lại nghèo tiền bạc - những người muốn đền đáp lại sự trợ cấp hay sự bổ nhiệm uy tín bằng cách hăm hở trình bày về ưu điểm của kế hoạch đảo Jekyll. Không chỉ là một hoạt động hàn lâm được thỏa mãn về phương diện tài chính, nó còn tạo ra sự công nhận của quốc gia đối với các vị học giả này như những người tiên phong trong lĩnh vực kinh tế mới. Gailbraith phát biểu:
Dưới sự điều khiển của Aldrich, rất nhiều nghiên cứu về các thể chế tiền tệ ở Hoa Kỳ cũng như ở các quốc gia khác được đặt hàng từ giới học giả tên tuổi trong lĩnh vực kinh tế. Sự kính trọng mà hệ thống Dự trữ Liên bang có được là từ khi các chuyên gia kinh tế - những người có tên tuổi trong lĩnh vực chuyên môn tham gia vào công cuộc khai sinh ra hệ thống này.[24]
Việc thực hiện mục đích cơ bản của quỹ giáo dục ngân hàng là nhằm tạo ra một tổ chức gọi là Liên hiệp các công dân Quốc gia (National Citizens’ League). Mặc dù hoàn toàn được cấp vốn và kiểm soát bởi các ngân hàng dưới sự điều hành của cá nhân Paul Warburg, tổ chức này đơn thuần đại diện cho một nhóm các công dân quan tâm đến việc cải cách ngân hàng. Chức năng của tổ chức này là phổ biến hàng trăm ngàn tập sách “giáo dục” nhằm tổ chức các chiến dịch viết thư cho đại biểu Quốc hội đồng thời cung cấp nguồn đóng góp cho truyền thông, và nói cách khác là nhằm tạo ra ảo tưởng về sự ủng hộ có cơ sở cho kế hoạch đảo Jekyll.
Trong cuốn tiểu sử viết về Nelson Aldrich, Nathaniel Stephenson đã nhận định: “Liên hiệp này là một tổ chức không thành viên. Phải thật cẩn thận khi tránh nhấn mạnh đến Nelson Aldrich… Lần đầu và cũng là lần cuối cùng, hàng trăm nghìn đô-la đã được chi cho tổ chức này trong việc phổ biến nền khoa học tài chính.”[25]
Người được chọn để thực thi nỗ lực này là giáo sư kinh tế học Laurence Laughlin. Kolko nói rằng: “Laughlin là người thuộc trường phái chính thống trong cam kết của mình về chính sách tự do kinh doanh, tuy nhiên, trên thực tế lại là một học giả hàng đầu tán thành luật lệ ngân hàng… và dễ dàng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu ngân hàng cũng như thực tế chính trị hiện tại.”[26] Liệu việc bổ nhiệm ông ta có mang lại tính khách quan trí tuệ cho tổ chức mới? Stephenson trả lời: “Giáo sư Laughlin của đại học Chicago được giao trách nhiệm tuyên truyền các hoạt động của Liên hiệp.”[27] Đại biểu Quốc hội Lindbergh bổ sung thêm điều này: “Độc giả biết rằng Đại học Chicago là một tổ chức được John Rockefeller tài trợ gần 50 triệu đô-la. Thực tế mà nói thì đó chính là Trường Đại học Rockefeller.”[28]
Điều đó không có nghĩa rằng Laughlin đã lâm vào cảnh “ăn xôi chùa ngọng miệng”. Vị giáo sư hoàn toàn tin vào hiệu quả của kế hoạch đảo Jekyll, và bằng chứng là ông ta đã tận tâm tận lực cống hiến cho công việc. Nhưng chắc chắn một điều rằng, ông ta được chọn vào vị trí mới chính xác là vì đã tán thành quan niệm hợp tác giữa ngân hàng và chính phủ như là một sự cạnh tranh lành mạnh thay thế cho sự canh tranh “hủy diệt” trước đây. Nói cách khác, nếu không đồng ý một cách chân thành với John D. rằng sự cạnh tranh là một tội ác thì ông ta thậm chí không bao giờ được trao danh hiệu giáo sư hàng đầu.[29]
WILSON VÀ PHỐ WALL
Woodrow Wilson vào lúc này là một học giả khác - người được bổ nhiệm vào địa vị nổi bật của quốc gia như là một kết quả từ quan niệm của ông ta về sự cải cách ngành ngân hàng. Nên nhớ rằng, tên tuổi của Wilson đã được đề cử cho chức chủ tịch trong hội nghị toàn quốc của Đảng Dân chủ dưới sự ảnh hưởng của tập đoàn Col.Edward Mandell. Nhưng đó là năm 1912. Mười năm trước, ông ta gần như chẳng được ai biết đến. Vào năm 1902, ông ta được bầu làm Hiệu trưởng Trường Đại học Princeton, một vị trí mà ông ta không thể có được nếu không có sự đồng tình từ các mạnh thường quân trong giới tài phiệt ngân hàng Phố Wall. Ông ta đặc biệt thân thiết với Andrew Carnegie và trở thành ủy viên quản trị của Quỹ Carnegie.
Hai nhà tài trợ trong số các nhà tài trợ hào phóng là Cleveland H. Dodge và Cyrus MacCormick - những vị giám đốc của Ngân hàng Đô thị Quốc gia của Rockefeller. Họ là một phần của Phố Wall mà Ủy Ban Pujo mô tả như một “Tổ hợp Tiền tệ” của Hoa Kỳ. Cả hai người đều là bạn đồng môn của Wilson tại Trường Đại học Princeton. Năm 1890, khi Wilson trở lại Princeton với tư cách là một giáo sư thì Dodge và McCormick đều đã trở thành ủy viên quản trị của trường đại học nhờ khối tài sản khổng lồ của mình, và họ phát triển sự nghiệp theo cách đó. Trong cuốn “Sáu mươi gia đình Mỹ” (America’s Sixty Families), Ferdinand Lundberg đã viết như sau:
Trong gần 20 năm trước khi được đề cử vào vị trí quan trọng, Woodrow Wilson đã di chuyển theo cái bóng của Phố Wall… Vào năm 1898, với đồng lương ít ỏi, Wilson đã bị vây hãm bởi những lời đe dọa từ các vị chủ tịch của các trường đại học buộc ông ta từ chức. Dodge và McCormick đã tự lập nên một quỹ tài chính và đồng ý tăng mức học bổng bổ sung phi chính thức nhằm giữ vị trí này của Wilson tại Princeron. Những người đóng góp cho quỹ tư nhân này chính là Dodge, McCormick, Moses Taylor Pyne và Percy R. Pyne. Vào năm 1902, nhóm này đã dàn xếp cuộc lựa chọn cho Wilson để đưa ông ta vào vị trí chủ tịch trường đại học.[30]
Với lòng biết ơn, Wilson thường phát biểu về sự lớn mạnh của nhiều công ty và ca ngợi J.P. Morgan như là nhà lãnh đạo tài ba của Hoa Kỳ. Ông ta cũng đưa ra kết luận mang tính chấp thuận về giá trị của nền kinh tế chịu sự kiểm soát. “Cái thời của sự cạnh tranh cá nhân thật sự đã qua rồi,” - ông ta nói. “Nó có thể quay trở lại; tôi không biết; nhưng tôi dám nói rằng nó sẽ không quay trở lại trong thời đại của chúng ta.” [31]
H.S. Kenan kể phần còn lại của câu chuyện:
Woodrow Wilson, chủ tịch Trường Đại học Princeton, là nhà sư phạm lỗi lạc đầu tiên lên tiếng ủng hộ Kế hoạch Aldrich, một hành động mà ngay lập tức đã mang lại cho ông ta vị trí Thống đốc Bang New Jersey và sau này là vị trí Tổng thống Hoa Kỳ. Trong suốt thời kỳ khủng hoảng năm 1907, Wilson tuyên bố rằng: “tất cả rắc rối này có thể bị đẩy lui nếu chúng ta bổ nhiệm một ủy ban gồm 6 hay 7 thành viên có tinh thần vì mọi người như J.P. Morgan để quản lý các vụ việc của đất nước chúng ta.”[32]
ĐỐI LẬP VỚI DỰ LUẬT ALDRICH
Một trong những bất đồng tại cuộc họp đảo Jekyll là danh nghĩa gắn với nền lập pháp đề ra. Với tư cách một bậc thầy tâm lý, Warburg muốn gọi nó là Dự luật Dự trữ Quốc gia hay Dự luật Dự trữ Liên bang với mục đích gợi lên hình ảnh kép của chính phủ và cục dự trữ, cả hai đều được dự tính để trở nên hấp dẫn theo tiềm thức. Mặt khác, Aldrich đã hành động vượt ra ngoài lòng tự trọng cá nhân, khăng khăng yêu cầu tên của mình phải được gắn với dự luật. Warburg chỉ ra rằng, cái tên Aldrich sẽ làm cho công chúng nghĩ rằng nó gắn với lợi ích Phố Wall, và điều đó sẽ là một trở ngại không cần thiết trên con đường tiến đến mục tiêu. Aldrich nói rằng, vì ông là Chủ tịch ủy ban Tiền tệ Quốc gia - tổ chức được thành lập một cách đặc biệt nhằm tiến hành kế hoạch cải cách ngân hàng -mọi người sẽ trở nên bối rối khi tên của ông ta không gắn với dự luật. Cuộc tranh luận này kéo dài và nảy lửa. Nhưng cuối cùng, cái tôi của các chính trị gia đã thắng lại lý lẽ của các chủ ngân hàng.
Tất nhiên, Warburg đã đúng. Aldrich trở nên nổi tiếng với tư cách là người phát ngôn cho Đảng Cộng hòa phụ trách mảng doanh nghiệp và ngân hàng. Lòng trung thành của ông ta được thể hiện công khai rộng rãi bởi các dự luật thuế xuất nhập khẩu được bảo trợ gần đây nhằm bảo vệ các tổ hợp thuốc lá và cao su. Tên Aldrich trên dự luật cải cách ngân hàng dễ dàng trở thành mục tiêu cho phe đối lập vào ngày 15/12/1911, Đại biểu Quốc hội Lindberg đã chất vấn Hạ Nghị viện:
Kế hoạch Aldrich là kế hoạch Phố Wall. Nó là một thách thức rõ ràng đối với chính phủ bởi sự lên ngôi của tổ hợp tiền tệ. Nó đồng nghĩa với một cuộc khủng hoảng khác, mà nếu cần thiết, sẽ đe dọa mọi người. Aldrich - người được chính phủ trả công để đại diện cho dân chúng - đã đề xuất một kế hoạch cho việc thành lập các tổ hợp để thay thế.[33]
Dự luật Aldrich không bao giờ được đưa ra bầu chọn. Năm 1910, khi đảng viên Đảng Cộng hòa mất quyền kiểm soát Hạ viện và sau đó mất luôn quyền kiểm soát Thượng viện và quyền kiểm soát nhiệm kỳ Tổng thống vào năm 1912, mọi hy vọng đặt vào dự luật Đảng Cộng hòa đều tan biến. Aldrich được các cử tri của mình bầu vào Thượng Viện, và quả bóng chính trị hiện hướng thẳng đến phiên tòa của Đảng Dân chủ và vị tổng thống mới của họ, Woodrow Wilson.
Cách thức điều này phải được chấm dứt chính là bài học thú vị cho nền chính trị, và chúng ta sẽ trở lại với vấn đề này trong chương sau.
TÓM TẮT
Ngành ngân hàng trong giai đoạn ngay trước khi Đạo luật Dự trữ Liên bang được thông qua là đề tài về vô số quyền kiểm soát, luật định, tiền trợ cấp và quyền ưu đãi ở cả hai cấp độ bang và liên bang. Lịch sử đã miêu tả sinh động giai đoạn này như một sự cạnh tranh thả lỏng và tự do ngân hàng. Thật sự, đó là một giai đoạn “cải tạo” đối với ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, Phố Wall rất muốn có sự tham gia từ phía chính phủ. Các nhà tài phiệt ngân hàng New York đặc biệt muốn “người cho vay cuối cùng” này tạo ra số lượng tiền pháp định vô hạn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của họ trong trường hợp họ bị rơi vào tình thế kiệt quệ về tiền tệ hay rút tiền ồ ạt. Họ cũng muốn ép buộc tất cả các ngân hàng tuân theo cùng một chính sách dự trữ không thỏa đáng, do đó, nhiều ngân hàng cẩn trọng sẽ không đụng vào nguồn dự trữ của các ngân hàng khác. Một mục đích nữa là nhằm hạn chế sự tăng trưởng của các ngân hàng mới tại miền Nam và miền Tây.
Đây là khoảng thời gian nở rộ các ý tưởng thành lập các tổ hợp hay tập đoàn kinh tế. Đối với những ai từng coi các ý tưởng này là quan trọng hàng đầu thì sự cạnh tranh được xem là hỗn loạn và hoang phí. Phố Wall như một viên đá tuyết lăn vào hai nhóm ngân hàng lớn: Tập đoàn Morgan và Tập đoàn Rockefeller, và thậm chí họ không cạnh tranh dữ dội với nhau nữa nhằm ủng hộ cơ cấu tài chính hợp tác. Nhưng để giữ những tập đoàn kinh tế này kết hợp với nhau thay vì phân rẽ, cần có một phương thức kỷ luật nhằm bắt buộc những ai tham gia phải trung thành với các thỏa thuận, chính phủ liên bang được xem như một đối tác phục vụ chức năng này.
Để bán kế hoạch này cho Quốc hội, thực tế của tập đoàn kinh tế phải được che đậy và cái tên “ngân hàng trung ương” nên tránh nhắc đến. Từ Liên bang được chọn để nghe cho có vẻ giống như một hoạt động của chính phủ; từ Dự trữ được chọn để tạo nên bộ mặt tài chính khi nói đến; và từ Hệ thống (từ đầu tiên khi dự luật được chọn là Hiệp hội) được chọn để che đậy sự thật rằng nó chính là một ngân hàng trung ương tư hữu. Cơ cấu gồm 12 thể chế tài chính khu vực được hình thành như một thủ đoạn sâu xa nhằm tạo nên ảo tưởng về sự phân quyền, nhưng cơ chế đã được thiết kế ngay từ ban đầu như một ngân hàng trung ương tư hữu chính là bản sao của Ngân hàng Anh.
Bản phác thảo đầu tiên của Dự luật Cục Dự trữ Liên bang được gọi là Dự luật Aldrich với sự đồng tài trợ của Đại biểu Quốc hội Vreeland, nhưng nó lại không phải là công trình của bất cứ ai trong số những chính trị gia này. Nó là con đẻ trí tuệ của nhà tài phiệt ngân hàng Paul Warburg và thực sự được viết bởi nhà tài phiệt Frank Vanderlip và Benjamin Strong.
Cái tên Aldrich gắn với dự luật ngân hàng là một chiến lược tồi, vì ông ta được biết đến với tư cách là Thượng nghị sĩ của Phố Wall. Dự luật của ông ta không được chấp nhận về mặt chính trị và không bao giờ được ủy ban công bố. Tuy nhiên, phần nền đã được xây xong, và thời điểm thay đổi nhãn hiệu cũng như các đảng phái chính trị đã đến. Phương thức sẽ từng bước tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ và sẽ tái xuất hiện dưới mặt nạ mạnh thường quân của các chính trị gia mà danh nghĩa của họ được gắn chặt vào tiềm thức của công chúng với quan điểm chống lại các nhà tài phiệt Phố Wall.
(*) Hình thức tổ chức độc quyền trong thời kì đế quốc chủ nghĩa, nắm giữ cả sản xuất và lưu thông, do đó các thành viên tham gia Tơ-rớt mất tính độc lập cả về sản xuất, lưu thông và pháp lí. Việc quản lí kinh doanh, phân chia lợi tức cổ phần do ban quản trị được đại hội cổ đông bầu ra quyết định. Tơ-rớt đánh dấu mốc của sự cải biến quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: sở hữu tư bản cá thể, tự do cạnh tranh chuyển thành sở hữu tập thể và độc quyền.
Chú thích:
[1] Xem Kolko, Niềm vui chiến thắng (Triumph), trang 140.
[2] Chernow, trang 152-53.
[3] Được Gabriel Kolko trích dẫn, Những xu hướng chính trong lịch sử Mỹ hiện đại (Main Currents in Modern American History), - New York: Harper & Row, 1976, trang 13.
[4] Được William Hoffman trích dẫn, David: Báo cáo về Rockefeller (David: A Report on a Rockefeller) - New York: Lyle Stewart, Inc., 1971, trang 29.
[5] Paul và Lehrman, trang 119.
[6] Kolko, Niềm vui chiến thắng (Triumph), trang 143-44.
[7] Moody, trang 117-18, 150.
[8] Kolko, Niềm vui chiến thắng (Triumph), trang 144.
[9] Kịch bản được hợp pháp hóa này chỉ được sử dụng đúng một lần vào năm 1914 lúc bùng nổ cuộc Đại thế chiến thứ nhất. Xem Galbraith, trang 120.
[10] Hồ sơ Quốc hội, kỳ 5, 1913, trang 4655.
[11] Hồ sơ Quốc hội, kỳ 6, 1913, trang 6021.
[12] Stephenson, trang 378.
[13] Galbraith, trang 122.
[14] Vanderlip, “từ chàng nông dân tới nhà tài chính”, trang 72.
[15] Krooss, Tập III, bản in năm 1969, trang 1202.
[16] Được Kolko trích dẫn, Niềm vui chiến thắng (Triumph), trang 235.
[17] Hầu hết các nhà sử học đều chung quan điểm với Seligman về vai trò mang tầm ảnh hưởng lâu dài của Warburg trong việc tạo lập ra Cục Dự trữ Liên bang. Tuy nhiên, những người tham gia trực tiếp vào vở kịch này hình như háo hức giành lấy một số vị trí nổi bật về danh tiếng cho chính bản thân và đã bất đồng sâu sắc. Chẳng hạn như William McAdoo, Bộ trưởng Tài chính khi đó, phát biểu rằng: “Sự khẳng định này hoàn toàn sai mức phải bắt nguồn từ sự ngu dốt chứ không phải sự xuyên tạc.” Hãy xem McAdoo, trang 281. Bất kể việc ganh đua sĩ diện, tìm hiểu một cách khách quan bản thành tích này dẫn tới kết luận rằng, trong khi những người khác không hề nghi ngờ gì về khoản tiền lớn được dành cho những thương vụ về hối phiếu kỹ thuật và các đàm phán chính trị thì bản chất, khái niệm tổng thể và cơ sở pháp lý của kế hoạch được bàn tới nhằm bán cho Quốc hội về cơ bản chính là sản phẩm thuộc cảm hứng bị bóp méo của Warburg.
[18] Edwin Seligman, Các vụ kiện của Học viện về Khoa học Chính trị, Tập IV, Số 4 (New York: 1914), trang 3-6.
[19] Vanderlip, “Từ chàng nông dân tới nhà tài chính”, trang72.
[20] “Một hệ thống ngân hàng và tiền tệ tốt hơn” của Edward B. Vreeland, The Independent, ngày 25 tháng 8 năm 1910, trang 394.
[21] Mullins, trang 16.
[22] Lindbergh, trang 76.
[23] Kolko, Niềm vui chiến thắng (Triumph), trang 220.
[24] Galbraith, trang 121.
[25] Stephenson, trang 388-89.
[26] Kolko, Niềm vui chiến thắng (Triumph), trang 187.
[27] Stephenson, trang 388.
[28] Lindbergh, trang 131.
[29] Để có cái nhìn toàn diện về sự thành lập và hoạt động của League, xem Kolko, Niềm vui chiến thắng (Triumph), trang 186-228.
[30] Lundber, trang 114-15.
[31] Greider, trang 276.
[32] H.S. Kenan, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (The Federal Reserve Bank) - Los Angeles: Noontide Press, 1966, trang 105.
[33] Được H.S. Kenan trích dẫn, trang 118.
Chương 22
Âm mưu nuốt chửng quốc hội
Nỗ lực thứ hai trong việc thông qua luật pháp để hợp thức hóa tập đoàn kinh tế ngân hàng; Woodrow Wilson được các chủ ngân hàng nhắm vào chức vụ Tổng thống; chiến lược của họ trong việc đưa Wilson vào ghế Tổng thống Hoa Kỳ; vai trò của Wilson trong việc thúc đẩy nền lập pháp tư hữu; pháp lệnh Dự trữ Liên bang được thông qua lần cuối cùng.
Cuộc bầu cử năm 1912 được xem như một cuốn giáo khoa điển hình cho quyền lực chính trị và mánh khóe bầu cử. Chủ tịch Đảng Cộng hòa, William Howard Taft, được dựng lên cho cuộc tái bầu cử. Giống như hầu hết những người theo Đảng Cộng hòa trong thời đó, quyền lực chính trị của Taft dựa trên sự hậu thuẫn từ nền tảng kinh doanh tầm cỡ và lợi tức ngân hàng ở các khu vực công nghiệp. Trong nhiệm kỳ thứ nhất, ông ta được dân chúng bầu chọn với mong muốn nhân vật này sẽ tiếp tục các chính sách bảo vệ của người tiền nhiệm Teddy Roosevelt, đặc biệt trong việc mở rộng thị trường của các tập đoàn kinh tế đối với các mặt hàng đường, cà phê và trái cây từ các khu vực Mỹ La tinh. Tuy nhiên, khi đã đắc cử, ông ta lại kìm hãm các phương pháp này và gây ra sự đối đầu với nhiều vị có thế lực của Đảng Cộng hòa. Phát súng cuối cùng đã được bắn ra khi Taft từ chối ủng hộ Kế hoạch Aldrich. Ông ta phản đối kế hoạch này không phải vì nó sẽ tạo ra một ngân hàng trung ương nắm quyền kiểm soát chính phủ đối với nền kinh tế mà vì nó không đưa ra đầy đủ quyền kiểm soát chính phủ. Ông ta nhận ra rằng, kế hoạch đảo Jekyll sẽ đặt các nhà tài phiệt ngân hàng vào ghế của người cầm lái và chính phủ thì chỉ được “ngồi ké” trên chiếc xe quyền lợi. Ông ta cũng không phản đối mối “giao hảo bền chặt” giữa tiền tệ với các nhà nghiên cứu chính trị mà đơn giản muốn có cổ phần lớn hơn về phương diện chính trị. Các nhà tài phiệt ngân hàng không gây bất lợi cho việc đàm phán cán cân quyền lực hay tỏ ra thiếu thiện ý thỏa hiệp, nhưng những gì mà họ thật sự cần vào lúc này - đó là nhân vật trong tòa Nhà Trắng kia, người thay vì thờ ơ với kế hoạch đó, lại có thể trở thành người đứng đầu và sử dụng tầm ảnh hưởng của một vị Tổng thống để lôi kéo sự ủng hộ từ những người theo quan điểm trung lập trong Quốc hội. Từ giây phút này trở đi, Taft được lựa chọn cho nhiệm vụ dập tắt “ngọn lửa” chính trị.
Đây là giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ phồn thịnh chung, và Taft trở nên nổi tiếng với các cử tri cũng như với tổ chức Đảng có hệ thống bình thường. Ông ta dễ dàng được đề cử tại cuộc họp của Đảng Cộng hòa, và ít ai nghi ngờ rằng ông sẽ không chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Wilson cũng được đề cử làm ứng viên của Đảng Dân chủ, nhưng với tính cách khô khan lạnh lùng và hành vi kiểu cách, ông ta đã thất bại trong việc khuấy động lợi ích của các cử tri “có tiềm năng” nhằm biến ông ta thành một đối thủ quan trọng.
ỨNG VIÊN ĐẢNG CẤP TIẾN (*)
Tuy nhiên, khi trở về từ cuộc đi săn ở châu Phi, Teddy Roosevelt được George Perkins và Frank Munsey - đại diện của Tập đoàn Morgan - thuyết phục ra tranh cử tổng thống. Khi nỗ lực đó thất bại, họ quay lại thuyết phục ông ta chạy đua chống lại Taft như một ứng viên “cấp tiến” với tấm vé của Đảng cấp tiến. Điều khó hiểu ở đây là chuyện gì đã thúc đẩy ông ta chấp thuận nhiệm vụ này, nhưng chắc chắn nó có liên quan đến mục đích của người hậu thuẫn cho ông ta. Họ không trông đợi Roosevelt sẽ thắng, nhưng với tư cách là một cựu chủ tịch Đẳng Cộng hòa, họ biết rằng ông ta sẽ chia rẽ được Đảng và bằng cách kéo phiếu bầu của Taft sang mình, sẽ đưa được Wilson vào Nhà Trắng.
Các chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống cần rất nhiều tiền. Đảng Cộng hòa có nguồn tài chính dồi dào, phần lớn được quyên góp từ các cá nhân có cùng nguyện vọng chứng kiến sự thất bại của đối thủ mình. Không thể cắt đứt nguồn quỹ này mà lại không gây ra quá nhiều nghi vấn, do đó, giải pháp của họ là cung cấp một nguồn tài chính cho cả ba ứng viên tranh cử, nhưng đặc biệt chú trọng đến nhu cầu của Wilson và Roosevelt.
Trong khi tiếp nhận các sự kiện, một vài sử gia đã kết luận một cách phỉ báng rằng trò bịp bợm này là có mục đích. Ron Chernow nói rằng: “Vào năm 1924, Tập đoàn Morgan đã có được tầm ảnh hưởng rất lớn đến nền chính trị Mỹ, vì thế, những kẻ đầy mưu mô đó không thể nói lên được rằng ứng viên nào là người chịu ơn ngân hàng nhiều hơn”.[1] Nhưng người ta không cần phải là người thủ đoạn để nhận ra chứng cứ của lối chơi gian lận này. Ferdinand Lundberg kể lại rằng:
J.P. Morgan & Co. đã đóng vai trò dẫn đường trong cuộc bầu cử năm 1912… Người lót đường cho Roosevelt chính là George W. Perkins và Frank Munsey. Thật ra thì cả hai người này đều khuyến khích Roosevelt tranh cử chức vị Tổng thống với Taft… Munsey hoạt động trong lĩnh vực báo chí cho J.P. Morgan & Co - mua, bán, tạo dựng và ngăn cản việc phát hành các tờ báo theo các yêu cầu đầy mưu mô tính toán của Morgan… Perkin rời J.P. Morgan & Co. vào ngày 1/1/1911 để đảm đương một vai trò chính trị lớn hơn…

Sự ngờ vực dường như được biện minh rằng cả hai người không quá nóng lòng trong việc Roosevelt thắng cử. Ý kiến cho rằng Perkin và Munsey có thể có mong muốn Wilson sẽ thắng… đã phần nào chứng minh bằng quan điểm rằng Perkins đã đặt cược một số tiền lớn đằng sau chiến dịch tranh cử của Wilson thông qua Cleveland H. Dodge. Dodge và Perkins đã tài trợ $35,500 cho tờ True American của thành phố Trenton, một tờ báo lưu hành trên phạm vi toàn quốc với chiến dịch tuyên truyền của Wilson …
Xuyên suốt cuộc tranh cử, Roosevelt luôn được George Perkins thường xuyên theo sát gót, cung cấp tiền bạc, xem xét từng chi tiết bài diễn văn của ông ta, tập hợp các doanh nhân Phố Wall để giúp đỡ, và nói chung, gánh chịu toàn bộ trách nhiệm của cuộc vận động tranh cử đối đầu với Taft… Perkins và J.P. Morgan & Co. mới là cốt lõi của Đảng cấp tiến, mọi thứ khác chỉ là vật trang sức bề ngoài… Năm 1912, việc đóng góp tiền mặt của Munsey cho các khoản chi mang tính chính trị đối với Đảng Cấp tiến đã ngốn của ông ta $229,255.72. Pekins đã đóng góp hơn $500,000 cho nguồn quỹ và Munsey đã chi hết $1000,000 tiền mặt cho việc giành được tờ Press từ Henry Einstein để Roosevelt có được tờ báo buổi sáng của thành phố New York. Với tư cách là ủy ban Vận động [Đặc quyền của Thượng viên và Tuyển cử] học từ chính Roosevelt, Perkins và Munsey cũng đã cam kết tài trợ một khoản kinh phí “nặng ký” cho cuộc tranh cử của Roosevelt. Nói tóm lại, hầu hết nguồn quỹ tranh cử đều được cung ứng từ hai “tay đao phủ” của gia tộc Morgan - những kẻ đang tìm kiếm mảnh da đầu của Taft làm chiến tích.[2]
Morgan & Co. không chỉ là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng duy nhất ở Phố Wall xác nhận cuộc bầu cử này như một phương thức nhằm đánh bại Taft. Trong nội bộ Kuhn, Loeb & Co, Felix Warburg và Jacob Schiff đang hậu thuẫn cho Wilson, trong khi Otto Kahn - một đối tác khác của công ty - lại âm thầm ủng hộ Roosevelt. Những người theo Đảng Cộng hòa xuất chúng khác với những đóng góp cho cuộc vận động tranh cử của Đảng Dân chủ năm đó là Bernard Baruch, Hery Morgenthau và Thomas Fortune Ryan.[3] Và phần hùn của Roosevelt trong tập đoàn kinh tế được xem là có liên quan sâu sắc. William McAdoo, phó chủ tịch phụ trách cuộc vận động tranh cử quốc gia của Wilson đã nói rằng Cleveland Dodge từ Ngân hàng Đô thị Quốc gia trực thuộc gia tộc Rockefeller đã đóng góp $51,300 - nghĩa là hơn ¼ tổng số tiền huy động được từ tất cả các nguồn quỹ khác. Theo cách nói của McAdoo, “Ông ta là món quà Chúa ban.”[4] Ferdinand Lundberg mô tả Dodge như một “thiên tài tài chính đứng sau Woodrow Wilson”. Ông ta còn tiếp tục:
Sự đề cử Wilson cho vị trí Tổng thống thể hiện thành tựu cá nhân của Cleveland H. Dodge, giám đốc Ngân hàng Đô thị Quốc gia, con dòng cháu giống của Dodge trong việc thừa hưởng đế chế đạn dược và đồng của dòng tộc này…. Sự đề cử này cũng chính là thành tựu của Ryan, Harvey và J.P. Morgan & Co. Cùng điều hành Ngân hàng Đô thị Quốc gia với Dodge vào lúc đó là J.P. Morgan-con, giờ đã trở thành chủ tịch công ty [Morgan] cùng Jacob Schiff, William Rockefeller, J.Ogden Armour và James Stilman. Tóm lại, ngoài George Baker, tất cả những người mà ủy ban Pujo gọi là những nhân vật thống trị của “Tổ hợp Tiền tệ” đều hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.[5]
Và vì thế mà các chuyên gia nghiên cứu tiền tệ đã tuyển chọn cẩn thận ứng viên của mình và dọn đường cho chiến thắng của anh ta. Mánh lới này thật xuất sắc. Ai có thể nghi ngờ rằng chính Phố Wall lại ủng hộ cho phe Dân chủ, đặc biệt khi đảng này diễn thuyết về chính sách của mình: “Chúng tôi không tán thành dự luật Aldrich và phản đối sự thành lập ngân hàng trung ương tư hữu; và… những gì chúng ta biết đến chính là Tổ hợp tiền tệ.”
Thật là trơ trẽn. Đảng của người lao động, đảng của Thomas Jefferson - tổ chức được hình thành chỉ sớm hơn một vài thế hệ trước đây cho một mục đích đặc trưng là đối lập với chế độ ngân hàng trung ương - giờ lại cổ vũ cho vị thủ lĩnh mới, một con rối chính trị trong tay các chủ ngân hàng Phố Wall và là người đã tán thành ủng hộ chương trình nghị sự bí mật bàn về việc thành lập Cục Dự trữ Liên bang. Như George Harvey sau đó đã khoe khoang, các nhà tài phiệt “không hề cảm thấy thù hận Wilson vì những lời phát biểu này được xem là cực đoan và đe dọa lợi ích của họ. Đơn giản là ông ta đang chơi một ván cờ chính trị.”[6]
William McAdoo, phó chủ tịch phụ trách cuộc vận động tranh cử quốc gia của Wilson, được nhắm trước cho vị trí Bộ trưởng Tài chính, đã nhận thấy được điều gì đang xảy ra:
Các đóng góp cơ bản cho bất cứ nguồn quỹ nào dành cho chiến dịch tranh cử đều được thực hiện bởi những kẻ mục tiêu cá nhân cần phải đạt được - vào khoản tiền quyên được cho chiến dịch tranh cử chính là mục tiêu của họ… Sự thật là sẽ xuất hiện một mối nguy hiểm trầm trọng khi đất nước chuyển sang chế độ tài phiệt giả trang dân chủ (pluto-democracy); đó là một nền cộng hòa gian dối với chính phủ thực tế hiện hữu trong tay một nhóm người giàu có, những kẻ mua quan bán tước nhờ tiền, những kẻ mà tầm ảnh hưởng của họ lan tỏa tới mọi ngóc ngách của Hoa Kỳ, thậm chí ngay cả đến ngày hôm nay.
Kinh nghiệm đã cho thấy rằng, cách thức thông thường nhất trong việc nắm giữ một đảng phái chính trị là bơm cho nó thật nhiều tiền của. Điều này giúp những kẻ đóng góp tiền bạc tiếp cận với các vị thủ lĩnh đảng. Các mối quan hệ và tầm ảnh hưởng sẽ thực thi phần còn lại.[7]
TỔ HỢP TIỀN TỆ MÀ HỌ CÓ THÀNH KIẾN
Roosevelt thật ra có rất ít lợi ích từ việc phát hành tiền tệ của ngân hàng, có lẽ là bởi ông ta không hiểu gì về hệ thống này. Hơn nữa, trong một sự kiện không chắc đã xảy ra, các viên chức cương quyết của chính phủ có trách nhiệm phá bỏ độc quyền của các tổ hợp tiền tệ có thể sẽ là những người chiến thắng trong cuộc bầu cử, nhưng các nhà tài phiệt vẫn có một chút e sợ. Mặc dù tỏ rõ lập trường công khai chống lại các doanh nghiệp lớn, song ông ta vẫn có sức thuyết phục và được Phố Wall hoàn toàn chấp nhận. Theo như Chernow quan sát:
Mặc dù mối quan hệ Roosevelt - Morgan đôi khi bị châm biếm như mối quan hệ giữa các viên chức chính phủ chống lại sự độc quyền của các tổ hợp tiền tệ và các vị hoàng đế của các tổ hợp tiền tệ đó, nhưng trên thực tế nó phức tạp hơn nhiều. Việc tranh luận của công chúng đã che mờ sự hấp dẫn mang tính ý thức hệ … Roosevelt xem các tổ hợp như một kết quả tự nhiên mang tính hệ thống của sự phát triển kinh tế. Ông ta nói, việc ngăn cản nó giống như ta đang cố thử ngăn nước trên dòng sông Mississippi vậy. Cả TR lẫn Morgan đều không thích nền kinh tế cá thể và hỗn độn của thế kỷ 19 và ưa chuộng những hình thức kinh doanh lớn… Trong cuộc tranh luận giữa Roosevelt và Morgan luôn có một tấm màn vô hình nào đó, một sự giả vờ thù địch lớn hơn cái mà nó thật sự hiện hữu… Roosevelt và Morgan là hai anh em cùng huyết thống.[8]
Vì thế không có gì lạ khi Warburg lưu ý vào tháng Giêng năm 1912 - tức là 10 tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử - rằng Teddy đã “lôi kéo được sự xem xét chấp thuận kế hoạch Aldrich.”[9]
Mặc dù có sự thuyết phục tinh thần đối với các vấn đề này, nhưng cả Wilson và Roosevelt đều đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình. Có được nguồn trợ vốn riêng từ các nhà tài phiệt ngân hàng máu mặt của Phố Wall, họ đã công khai tiến hành một chiến dịch sôi nổi chống lại “Tổ hợp Tiền tệ” xuyên suốt khắp mọi miền nước Mỹ. Roosevelt đã rống lên rằng “việc phát hành tiền tệ nên được trao về tay chính phủ và phải được bảo vệ khỏi sự chi phối và lôi kéo của Phố Wall”.[10] Và ông ta đã trích dẫn đi trích dẫn lại cương lĩnh của Đảng cấp tiến: “Chúng tôi phản đối cái gọi là Dự luật Tiền tệ Aldrich vì các điều khoản trong đó sẽ đặt hệ thống tiền tệ và tín dụng của chúng ta vào tay tư nhân”. Trong khi đó, ở tại một thành phố khác, Wilson tuyên bố:
Có một sự tập trung khác thường đầy nham hiểm trong quyền kiểm soát kinh doanh tại đất nước chúng ta… Do đó, sự phát triển của đất nước chúng ta và mọi hoạt động đều nằm trong tay của một số người… Tổ hợp tiền tệ này, hay còn được gọi một cách chính xác hơn là, tổ hợp tín dụng này … không phải là một chuyện hoang đường.”
Trong suốt cuộc vận động tranh cử, Taft được mô tả như một người đứng đầu các doanh nghiệp tầm cỡ và các ngân hàng Phố Wall - và trên thực tế cũng đúng như vậy. Roosevelt và Wilson cũng vậy. Sự khác biệt cơ bản ở đây chính là Taft - người được đánh giá qua các kết quả thực thụ của ông ta trong công việc - đã được biết đến là người như vậy, trong khi đối thủ của ông ta lại chỉ được đánh giá qua lời nói của mình.
Kết quả của cuộc bầu cử chính xác như những gì mà các nhà hoạch định chiến lược dự đoán. Wilson chỉ nhận được 42% số phiếu bầu và tất nhiên có 58% số phiếu đánh bại ông ta. Roosevelt không tham gia vào cuộc đua quyền lực này, và chắc chắn rằng toàn bộ số phiếu bầu của ông ta được chuyển sang cho Taft, và Wilson sẽ chỉ còn là một vết chấm mờ nhạt. Như những gì mà Đại tá House tiết lộ một cho tác giả George Viericks nhiều năm sau đó thì “Wilson đã được chính Teddy Roosevelt bầu chọn.”[11]
Và giờ đây, âm mưu này đã len lỏi vào Nhà Trắng, việc thông qua kế hoạch đảo Jekyll đã đi đến chặng cuối cùng. Thành lũy đối lập cuối cùng trong Quốc hội bao gồm những người theo chủ nghĩa dân kiểm trong Đảng Dân chủ dưới sự dẫn dắt của William Jennings Bryan, vấn đề của nhóm này chính là họ đã thực hiện kế hoạch tranh cử một cách nghiêm túc. Họ thật sự đối nghịch với Tổ hợp Tiền tệ. Trong khi thật dễ dàng để qua mắt các cử tri, nhưng nó lại không quá dễ dàng để lừa gạt những chính trị gia lão luyện. Những điều cần thiết bây giờ là toàn bộ dự luật mới sẽ có đầy đủ các thay đổi mang tầm quan trọng cho phép Bryan thay đổi vị trí. Tuy nhiên, đặc điểm cơ bản của kế hoạch này không nên bị bác bỏ. Và, để điều phối chiến lược cuối cùng này, dịch vụ của ai đó với kỹ năng chính trị hoàn hảo là điều cần thiết. May mắn cho những nhà hoạch định là hiện có một nhân vật mà họ cần đang ngồi trong Nhà Trắng. Đó không phải là Tổng thống Hoa Kỳ mà là Đại tá Edward Mandell House.
VAI TRÒ CỦA ĐẠI TÁ HOUSE
Đại tá House - người được hưởng nền giáo dục tại Anh và có cha là đại diện cho lợi ích của thương nhân Anh tại miền Nam Hoa Kỳ - đã bước vào đời sống xã hội thông qua cầu nối Luân Đôn. Hãy nhớ lại câu chuyện của những chương trước đây, rằng có lẽ hơn bất cứ người nào khác tại Mỹ, trên phương diện của một nước Anh đang bị cô lập, ông ta đã thiết kế thủ đoạn nhằm kéo Hoa Kỳ tham gia vào Thế Chiến và với việc làm đổ, ông ta đã giải thoát cho hàng loạt khoản vay của Anh và Pháp nhờ các khoản lãi suất của gia tộc Morgan. Không chỉ có trách nhiệm đề cử Wilson tại cuộc họp của Đảng Dân chủ, ông ta còn trở thành người bạn tri kỷ, quân sư của Tổng thống và ở một khía cạnh nào đó, House còn là sư phụ về chính trị của Tổng thống. Thông qua Đại tá House, Wilson có được nhận thức đối với mong muốn về một Tổ hợp Tiền tệ, và cũng chính House là người hướng dẫn cho Tổng thống nhiều khía cạnh của các chính sách đối ngoại và kinh tế. Năm 1918, Arthur Smith - một nhà viết tiểu sử đáng nể - đã nói rằng Đại tá House “nắm giữ quyền lực chưa bao giờ được sử dụng trước đây bởi bất cứ một người nào không đứng trong hàng ngũ ở quốc gia này, một quyền lực lớn hơn bất cứ quyền lực nào của các ông trùm chính trị hay của một thành viên nội các.”[12] George Vierick - một chuyên gia viết tiểu sử gần đây - đã không phóng đại khi miêu tả House như một “Vị quan tòa của đảng Cộng hòa.”, “Một siêu đại sứ”, “Một hoa tiêu dẫn dắt con tàu.”[13] Ông ta tiếp tục:
Trong vòng sáu năm, ông ta đã tùy ý sử dụng hai phòng ở hướng Bắc trong Nhà Trắng. Họ đều chung quan điểm ngay cả trong khi làm việc lẫn vui chơi. Đại tá House được xem là bản sao của Wilson. House là người lập ra bảng danh sách ứng cử viên tranh cử cho Nội các chính phủ, trình bày rõ ràng các chính sách đầu tiên của chính phủ và trên thực tế hướng đến các vụ việc đối ngoại của Hoa Kỳ. Thật ra, chúng ta có hai Tổng thống cho một vị trí!
Gia tộc Schiffs, Warburg, Kahn, Rockefeller và Morgan đã đặt niềm tin vào Đại tá House. Khi pháp chế Cục Dự trữ Liên bang cuối cùng được công nhận là đã thành hình, House chính là trung gian giữa Nhà Trắng và các nhà tài phiệt.[14]
Các bút toán hàng ngày trong nhật ký cá nhân của Đại tá House đã cho thấy quy mô vì sao văn phòng của ông ta trở thành trạm điều hành đội ngũ thực thi kế hoạch đảo Jekyll. Các ghi chú mẫu sau đây được xem là tiêu biểu:
19/12/1912. Nói chuyện qua điện thoại với Paul Warburg về vấn đề cải cách tiền tệ. Tôi kể về chuyến đi Washington của mình và những gì tôi đã thực hiện để đưa công việc vào guồng máy kiểm soát.
24/3/1913. Tôi có một cuộc hẹn với Carter Glass vào lúc 5 giờ. Chúng tôi lái xe để không bị cắt ngang buổi nói chuyện… Đã nói chuyện với Tổng thống về điều này sau bữa tối và khuyên rằng McAdoo và tôi sẽ đánh bại phương thức của Glass đến phút cuối cùng, điều mà anh ta có thể xác nhận và đưa cho Owen [Chủ tịch ủy ban Ngân hàng tại Thượng Viện] như là kế hoạch của chính ông ta.
27/3/1913. J.P. Morgan-con và Denny thuộc công ty Morgan đã có mặt đúng 5 giờ. Sau đó khoảng 10 phút, McAdoo đến. Morgan có một bản kế hoạch tiền tệ đã được trình bày rõ ràng và được in ra thành văn bản. Chúng tôi đã thảo luận bản kế hoạch đó trong một lúc. Tôi đề nghị nên có một bản viết tay [để việc này trông không giống như một vụ sắp đặt] và gửi cho chúng tôi ngày hôm nay.
19/10/1913. Tôi gặp Thượng nghị sĩ Reed của bang Missouri vào cuối buổi chiều và thảo luận về một số thắc mắc tiền tệ với ông ta.
19/10/1913. Paul Warburg là người gọi cho tôi đầu tiên, và ông ta đã đến để thảo luận về phương thức tiền tệ… Thượng nghị sĩ Murray Crane đi cùng Warburg. Ông ta đang có mối quan hệ với Thượng nghị sĩ Weeks và Nelson trong ủy ban Tiền tệ.
17/11/1913. Paul Warburg đã gọi để biết về chuyến đi của mình đến Washington. Ông ta lo lắng về tình hình tiền tệ và yêu cầu phỏng vấn cùng với Jacob Schiffs và Cleveland Dodge.
21/1/1914. Sau bữa tối, chúng tôi [Wilson và Đại tá House] đã xem xét bản nghiên cứu của Tổng thống như thường lệ và bắt đầu bàn về những sự bổ nhiệm của Hội đồng Dự trữ Liên bang.[15]
Về vấn đề hoạt động ngành ngân hàng, Đại tá House chính là Tổng thống Hoa Kỳ và tất cả bên liên quan đều biết điều đó. Wilson đã không hề giả bộ về kiến thức học thuyết ngân hàng của mình khi nói: “Điều ngượng nhất mà tôi từng gặp trong sự nghiệp chính trị của mình chính là sự mất thời gian vào bản điều tra tỉ mỉ thận trọng của những trách nhiệm tích cực. Tôi dường như đã phải đưa ra hầu hết kết luận theo cảm tính thay cho bản nghiên cứu… Tôi ước rằng mình đã có kiến thức, hiểu biết thấu đáo nhiều hơn nữa về các vấn đề liên quan.”[16] Charles Seymour bổ sung: “Đại tá House đã không biết mệt mỏi trong việc cung cấp cho Tổng thống kiến thức mà ông đã theo đuổi.. Đại tá House chính là thiên thần bảo vệ bí mật của dự luật này.”[17]
SỰ KHAI TỬ CỦA KẾ HOẠCH ALDRICH
Nhiệm vụ đầu tiên của nhóm tiến hành kế hoạch đảo Jekyll là “tổ chức tang lễ” cho Kế hoạch Aldrich mà không cần phải “chôn cất” nó. Giáo sư Laughlin đã nhất trí với Warburg về sự không phù hợp khi gắn cái tên Aldrich vào bất cứ dự luật ngân hàng nào, đặc biệt vào lúc này khi Đảng Dân chủ đang chịu sự kiểm soát của cả Quốc hội lẫn Nhà Trắng, và ông ta nóng lòng mang lại cho tổ chức này một hình hài mới. Trong ấn bản định kỳ Banking Reform của Liên đoàn Công dân Quốc gia, Laughlin đã nói: “Nó là một quá trình mà kế hoạch Aldrich đã trải qua. Nó cũng là một quá trình mà mọi người đã bị khuấy động và quan tâm.” Theo ông ta thì hiện nay, Liên đoàn hoạt động tự do nhằm “cố giúp đạt được một dự luật thỏa đáng do Đảng Dân Chủ thông qua”, một dự luật “không cần thiết… có thể tạo nên khác biệt so với kế hoạch cũ.”[18]
Không phải chờ đợi lâu, Đảng Dân chủ đã đưa ra đề xuất của riêng mình. Thật ra, tiến trình này thậm chí đã được bắt đầu trước khi diễn ra cuộc bầu cử năm 1912. Một trong những nhà phê bình công khai Kế hoạch Aldrich là Carter Glass - chủ tịch Tập đoàn Ngân hàng và ủy ban Tiền tệ của Đảng Dân chủ đồng thời là Đại biểu Quốc hội đến từ bang Virginia. Và Glass cũng chính là người được giao trọng trách triển khai kế hoạch mới này. Tuy nhiên, theo như thú nhận của bản thân, ông ta hầu như không có bất cứ một kiến thức chuyên môn nào về ngân hàng. Để đáp ứng được điều này và thảo ra dự luật, ông ta đã thuê Henry Parker Willis - một giáo viên kinh tế từ Trường Đại học Washington & Lee. Cũng không nên ngạc nhiên khi biết rằng Willis trước đây là cựu học viên và là người được giáo sư Laughlin bảo trợ đồng thời được Liên đoàn Công dân Quốc gia giữ lại làm chuyên gia viết sách chuyên môn. Giải thích ý nghĩa của mối quan hệ này, Kolko nói:
Trong suốt mùa xuân 1912, Willis đã viết thư cho Laughlin kể về công việc tại ủy ban của Glass, mối quan hệ của ông ta với cấp trên của mình, và những chuyện tầm phào tại Washington. Lời khuyên của vị giáo sư già luôn được ông kính trọng…
“Khi thầy đến, em sẽ cho thầy xem những lời bình phẩm về thầy” - ông ta viết cho Laughlin về bản ghi nhớ mà mình đã soạn thảo. Mối quan hệ thầy trò giữa hai người đàn ông lỗi lạc Laughlin, Đại tá House và Glass thường xuyên hội ý với các nhà tài phiệt ngân hàng lớn về vấn đề cải cách và tạo ra một cầu nối quan trọng và liên tục cho các ý tưởng của mình trong khi dự luật được phác thảo… Hơn nữa, vào tháng Hai, Đại tá House đã bàn bạc với Frick, Otto và những người khác đồng thời gặp gỡ Vanderlip, J.P. Morgan-con và các chủ ngân hàng khác để thảo luận về việc cải cách tiền tệ… Để đảm bảo việc cải cách đạt được sự đồng thuận hơn từ phía các chủ ngân hàng, một rào cản vững chắc cho các mối giao thiệp kín đáo và riêng tư với Glass, Đại tá House và Wilson tiếp tục được duy trì trong suốt tháng Hai và Ba… Liên Đoàn [Công dân] nhận được lời khen ngợi của Glass và các chủ ngân hàng càng thêm tin tưởng hơn khi Đại tá House bắt đầu gặp gỡ Glass và tỏ rõ mối quan tâm đối với phương thức tiền tệ của mình…
Vị tân Tổng thống thừa nhận rằng “ông ta chẳng biết tí gì” về học thuyết hay thực tiễn ngân hàng. Vào tháng 11, Glass đã thú nhận điều đó với Đại tá House, và điều vô nghĩa này đã tạo được một ý nghĩa tối đa. Với tất cả các màn trình diễn quyết định, toàn bộ phong trào cải cách ngân hàng đã được quy tụ trong tay một số kẻ có quan hệ mật thiết với nhau về tư tưởng và cá nhân trong nhiều năm.[19]
SỰ XUẤT HIỆN CỦA DỰ LUẬT GLASS - OWEN
Trong bản báo cáo của ủy ban Quốc hội năm 1913, Glass đã phản đối dự luật Aldrich theo các cơ sở sau đây: thiếu sự kiểm soát của chính phủ; tập trung quyền lực vào tay của những nhà tài phiệt ngân hàng lớn hơn; khơi mào cho nạn lạm phát; thiếu trung thực trong dự toán chi phí cho người đóng thuế; và thiết lập một hệ thống ngân hàng độc quyền. Tất cả những điều này đều đúng. Theo Glass, những gì đất nước cần là một cách tiếp cận mới, một dự luật cải cách thiên tài không được soạn thảo bởi các đại diện của Tổ hợp Tiền tệ và phải thật sự đáp ứng được nhu cầu của con người. Và điều đó cũng hoàn toàn đúng. Sau đó, ông ta lập ra một dự luật của riêng mình, được Willis phác thảo, còn Laughlin là người truyền cảm hứng, một dự luật mà từng chi tiết quan trọng đơn giản chỉ là “cái xác” cũ của dự luật Aldrich và được lôi ra từ quan tài của nó, được xịt thêm chút nước hoa tươi mát và khoác lên nó một bộ đồ mới.
Dự luật Glass nhanh chóng được phù phép cho tương thích với một phương thức tương tự được Thượng nghị sĩ Robert L. Owen tài trợ và nó xuất hiện với tên gọi dự luật Glass-Owen. Mặc dù trước đó có một chút khác biệt nhỏ giữa Glass và Owen về mức độ kiểm soát thích hợp của chính phủ đối với các ngân hàng, song về cơ bản, Owen có tư tưởng giống hệt với tư tưởng của Willis và Laughlin. Khi đang làm việc trong Thượng viện, ông ta cũng vừa là chủ tịch ngân hàng ở Oklahoma. Giống như Aldrich, ông ta cũng thực hiện nhiều chuyến đi đến châu Âu để tìm hiểu hệ thống các ngân hàng trung ương tại Anh và Đức, và những ngân hàng này là kiểu mẫu cho nền pháp chế của ông ta.
Các thành viên ít chuyên môn của tập đoàn kinh tế trở nên lo lắng trước lối nói hùng biện của các nhà bảo trợ dự luật trong nỗ lực chống lại Phố Wall. Cùng lúc đó, với nỗ lực chế ngự nỗi sợ hãi của họ, Warburg cố khoe khoang rằng ông ta mới là tác giả thật sự và công bố bản đối chiếu so sánh giữa đề xuất của Aldrich và Glass. Phân tích cho thấy, không chỉ hai dự luật này thống nhất với nhau trên mọi điều khoản cần thiết mà thậm chí còn giống hệt nhau từng chữ một.[20] Ông ta viết: “Gạt những khác biệt khách quan ảnh hưởng đến ‘vỏ bọc’ sang một bên, chúng ta nhận ra rằng ‘phần nhân’ của hai hệ thống này rất giống và có liên hệ gần gũi với nhau.”[21]
Điều quan trọng đối với thành công của dự luật Bill nhằm tạo ấn tượng nằm ở chỗ nó chính là câu trả lời cho việc săm soi từng xăng-ti-mét một trên diện rộng trong dự luật của cộng đồng tài chính. Cuối cùng, Glass và ủy ban của mình tổ chức một buổi điều trần để công bố mục đích tạo cơ hội cho mọi người tham gia vào tiến trình của dự luật. Tất nhiên, đó chính là một chiêu bài giả tạo. Phác thảo đầu tiên của dự luật đã được bí mật hoàn thành trong nhiều tháng trước khi diễn ra buổi điều trần. Và, theo lệ thường, đại biểu Quốc hội Lindbergh và các nhân chứng khác phản đối kế hoạch đảo Jekyll không được quyền lên tiếng.[22] Buổi điều trần này được công bố rộng rãi tại cuộc họp báo, và dân chúng có cảm giác rằng sự chứng thực triển vọng là ý kiến đại diện của các chuyên gia. Kolko tóm tắt:
Mặc dù họ đã cẩn thận giữ kín nội dung công trình của mình để hỗ trợ cho việc phê chuẩn bất cứ dự luật nào - điều phải được thống nhất, Glass cho rằng cần tổ chức buổi điều trần về chủ đề này nhằm chắc chắn rằng tiến trình của buổi điều trần này không để lại bất cứ một cơ hội nào… Giả định của công chúng về vụ điều trần này là không có dự luật nào được phác thảo, và dự luật của Willis không bao giờ được đề cập tới hoặc được tiết lộ rất ít… Buổi điều trần thuộc phân ban của Glass diễn ra vào tháng Giêng và Hai năm 1913 chẳng qua chỉ là một bữa tiệc của những kẻ “đồng hội đồng thuyền”.[23]
CÁC CHỦ NGÂN HÀNG BẮT ĐẦU CHIA RẼ
Không chỉ có dân chúng mới là nạn nhân của mánh khóe lừa bịp này. Chính các chủ ngân hàng cũng bị nhắm tới - ít nhất là những kẻ “thấp bé nhẹ cân” hơn không trực thuộc trung tâm quyền lực của Phố Wall. Vào đầu tháng Hai năm 1911, một nhóm các nhà tài phiệt ngân hàng có máu mặt nhất của 22 quốc gia đã bí mật gặp nhau trong ba ngày tại thành phố Atlantic để tìm ra sách lược nhằm thu hút sự ủng hộ của các ngân hàng nhỏ hơn đối với khái niệm dùng chính quyền làm bàn đạp để duy trì chế độ tập đoàn kinh tế của họ. Mục tiêu được thảo luận một cách thẳng thắn, nhưng phải làm sao cho nó trở nên khó hiểu khi đưa ra cho mọi người xác nhận.[24]
Cuộc họp thường niên của Liên minh các nhà tài phiệt ngân hàng Mỹ được tổ chức một vài tháng sau đó, và nghị quyết tán thành dự luật Aldrich đã bắt đầu vang lên trong tất cả các phiên họp, làm mất hết tinh thần của những ai tham dự cuộc họp này. Andrew Frame là một trong số đó. Đại diện cho nhóm các ngân hàng miền Tây nước Mỹ, ông ta đã chứng thực tại phiên điều trần của phân ban Glass và mô tả trò gian lận này như sau:
Dự luật tiền tệ được trao cho quốc gia một vài ngày trước khi diễn ra cuộc họp của Liên minh/Hiệp hội các nhà tài phiệt ngân hàng Mỹ của bang New Orlean vào năm 1911. Không hề có một ai trong số hàng trăm chủ ngân hàng được đọc dự luật này trong khi chúng ta có tới 12 địa chỉ để gửi dự luật đó. General Hamby thuộc thành phố Austin, Texas, đã viết một lá thư gửi Chủ tịch Watts yêu cầu tổ chức một phiên tòa chống lại dự luật nhưng đã không nhận được một câu trả lời lịch sự. Tôi từ chối bỏ phiếu cho dự luật này, và phần lớn các chủ ngân hàng khác cũng đồng quan điểm như vậy… Họ loại thẳng thừng những kẻ không tán thành dự luật ra khỏi cuộc chơi.[25]
Có một điều thú vị là, trong cuộc điều trần của Frame, thượng nghị sĩ Glass đã cố nhẫn nhịn không bình luận gì về sự bất công trong việc cho phép dân chúng tiếp nhận thông tin một chiều về dự luật. Ông ta khó có thể chấp nhận điều này. Đó chính xác là những gì ông ta sắp sửa thực hiện theo lộ trình của riêng mình.
Khi Pháp lệnh Dự trữ Liên bang sắp sửa ra đời dưới dạng thức của Dự luật Glass - Owen (Owen là nhà đồng tài trợ trong Thượng viện), cả Aldrich và Vanderlip đã tự đối đầu với phần đông dân chúng. Không một cơ hội nào bị bỏ sót nhằm tạo ấn tượng đối với báo chí - hay một ai khác đại diện cho sự lỗi lạc của dân chúng - biểu lộ thái độ thù nghịch công khai đối với nền pháp chế ghê tởm này. Vanderlip đã cảnh báo phản đối tiền pháp định và nạn lạm phát tràn lan. Aldrich buộc tội dự luật Glass - Owen là một dự luật thù nghịch với hệ thống ngân hàng lành mạnh và chính phủ trong sạch. Vanderlip dự báo trước về nạn đầu cơ tích trữ và bất ổn định của thị trường cổ phiếu. Aldrich tỏ ra cáu gắt khi phàn nàn về việc dự luật được xem là “cuộc cách mạng về đặc tính” (ám chỉ chủ nghĩa Bôn-sê-vích) và “sẽ là bước tiến đầu tiên và quan trọng nhất hướng đến việc thay đổi hình thức chính quyền từ nền dân chủ sang chế độ chuyên quyền.”[26]
LỘT MẶT NẠ GIẢ TẠO
Tất cả những điều này đơn thuần chỉ là một buổi trình diễn cao cấp được thực hiện trọn vẹn khi Vanderlip chấp thuận tranh luận với Nghị sỹ Glass trước khi Hiệp hội Kinh tế New York diễn ra vào ngày 13/11. Có 1,100 chủ ngân hàng và các doanh nhân tiêu biểu, và Vanderlip phải chịu một áp lực để tạo nên một sự hoàn hảo trước nhóm thành viên ấn tượng này. Cuộc tranh luận diễn ra bất lợi cho ông ta và trong một phút tuyệt vọng, ông ta đã “đánh rơi” mặt nạ giả tạo của mình. Ông ta nói, “Trong nhiều năm, các chủ ngân hàng hầu như là những người ủng hộ duy nhất cho riêng loại pháp chế này mà hiện nay chúng ta hy vọng sẽ có, và thật bất công khi kết án họ thù địch với một nền pháp chế lành mạnh.”[27] Hai mươi hai năm sau, khi nhu cầu “vờ vịt” qua đi, Vanderlip thậm chí còn thẳng thắn hơn nữa. Trên tờ Saturday Evening Post, ông ta nêu rõ: “Mặc dù Kế hoạch Dự trữ Liên bang của Aldrich bị thất bại dưới cái tên Aldrich, tuy nhiên, các điểm thiết yếu đều được trình bày trong bản kế hoạch được thông qua.”[28]
Trong cuốn tiểu sử của mình, Bộ trưởng Tài chính William McAdoo đã đưa ra quan điểm:
Các chủ ngân hàng đấu tranh với nền pháp chế Dự trữ Liên bang - và mọi điều khoản của Pháp lệnh Dự trữ Liên bang - với nguồn năng lượng không mệt mỏi của những người đang cố dập tắt ngọn lửa cháy rừng. Họ nói rằng, nó thực sự bình dân, xã hội chủ nghĩa, non nớt, tiêu cực, ấu trĩ, một tư tưởng kém cỏi và không khả thi…
Những cuộc phỏng vấn với các chủ ngân hàng thường đưa tôi đến một kết luận thú vị. Qua mọi khói bụi của cuộc luận chiến, tôi dần dần lĩnh hội được rằng, giới ngân hàng không thực sự đối lập với dự luật như nó từng vờ vịt.[29]
Đây là điểm cốt lõi của toàn bộ chương này: tâm lý quần chúng. Một khi Aldrich bị phát hiện có liên minh với quyền lợi của gia tộc Morgan và Vanderlip là chủ tịch Ngân hàng Đô thị Quốc gia thuộc quyền sở hữu của Rockefeller thì dân chúng được hướng dẫn một cách khéo léo để tin tưởng rằng Tổ hợp Tiền tệ đang cực kỳ e ngại Pháp lệnh Dự trữ Liên bang. National là tờ báo nổi tiếng duy nhất dám chỉ ra rằng, sự căm phẫn của mọi người mà Aldrich và Vanderlip từng mô tả có thể được quy cho dự luật Aldrich. Nhưng tiếng nói đơn độc này dễ dàng bị át đi bởi dàn tạp âm vĩ đại của trò gian lận và tuyên truyền.
Dự luật Glass là một tài liệu linh hoạt được thiết kế từ đầu để thay đổi các vấn đề không cần thiết nhằm xuất hiện như một sự thỏa hiệp được thực hiện hòng đáp ứng cho các bè phái chính trị khác nhau. Vì rất ít người nắm bắt được các kiến thức chuyên môn về ngân hàng trung ương, thủ đoạn dễ được thực thi hơn. Chiến lược cơ bản là tập trung vào cuộc tranh luận về các vấn đề không mấy quan trọng như số lượng các ngân hàng khu vực, cơ cấu hội đồng giám đốc và quy trình mà hội đồng này được tuyển chọn. Khi các vấn đề chính yếu thực sự không được nhắc đến, câu trả lời là sự nhất trí trong hầu hết mọi thứ ngoại trừ việc viết ra các điều khoản theo ngôn ngữ khó hiểu. Với cách này, cánh cửa sau được khép hờ cho việc thực hiện mục đích chính sau đó. Mục tiêu là làm cho dự luật được thông qua và hoàn thiện nó.
Đại tá House và Warburg sợ rằng, nếu chờ cho đến khi có tất cả mọi thứ mong muốn thì họ sẽ chẳng đạt được gì, hay còn tệ hơn thế, các đối thủ của ngân hàng trung ương có thể tập trung lực lượng và thông qua dự luật cải cách của riêng họ - một dự luật cải cách thực thụ. Willis nhanh chóng đồng ý. Trong một bức thư gửi vị cựu giáo sư của mình, ông ta viết: “Việc nhặt một nửa ổ bánh tốt hơn nhiều so với việc mất đi cơ hội có được bất cứ ổ bánh nào… Cái được gọi là yếu tố “tiến bộ” - theo Lindbergh và những người ủng hộ ông ta - sẽ được khuyến khích nhằm thực thi một nền pháp chế nguy hiểm.”[30] Hướng nhận xét của mình vào các ngân hàng nhỏ hơn - những ngân hàng cưỡng lại sự cai trị của các ngân hàng New York, ông ta nói: “Trừ phi các chủ ngân hàng bảo thủ của quốc gia này sẵn sàng chịu thua và đứng sau dự luật thì chúng ta sẽ có một nền pháp chế ít ai mong muốn và không cần thiết phải làm gì cả.”[31]
BRYAN RA TỐI HẬU THƯ
Vào lúc này, William Jennings Bryan - người theo chủ nghĩa dân kiểm - được xem là nhân vật của Đảng Dân chủ có ảnh hưởng nhiều nhất trong Quốc hội, và rõ ràng là ngay từ đầu, Pháp lệnh Dự trữ Liên bang sẽ không bao giờ được thông qua nếu không có sự chấp thuận và ủng hộ của ông ta. Theo Charles Seymour chứng kiến: “Lòng trung thành đối với Đảng Dân chủ đã kéo ông ta ra khỏi cuộc tấn công chống lại Pháp lệnh Dự trữ Liên bang mà ông ta hoàn toàn không biết… Cùng với ảnh hưởng của mình trong Đảng, ông ta có thể hủy diệt phương thức mà theo ông ta là không phù hợp với học thuyết cá nhân của bản thân.”[32]
Bryan nói rằng ông ta không ủng hộ bất cứ dự luật nào dẫn đến việc đồng tiền riêng được phát hành bởi các ngân hàng tư nhân. Ông ta nhấn mạnh rằng, nguồn cung ứng tiền tệ phải được chính phủ quản lý. Cuối cùng, vào giữa hè năm 1913, khi nhìn thấy bản phác thảo dự luật, ông ta mất hết can đảm khi phát hiện ra rằng không chỉ đồng tiền được phát hành theo kiểu tư nhân, mà toàn thể hội đồng giám đốc của ngân hàng trung ương đều bị các ông chủ ngân hàng tư nhân sắp đặt. Và chúng ta không phải chờ tối hậu thư của ông ta lâu. Ông ta kịch liệt yêu cầu rằng tiền giấy của Cục Dự trữ Liên bang phải là tiền tệ của Bộ Tài chính, được ban hành và bảo đảm bởi chính phủ; và hội đồng giám đốc phải được Tổng thống bổ nhiệm và được Thượng viện thông qua.
Đại tá House và các chuyên gia nghiên cứu tiền tệ khác đã chắc chắn rằng những điều khoản rốt cuộc cũng sẽ được yêu cầu cho việc thông qua dự luật lần cuối cùng một cách hợp lý, nhưng với tư cách là những chiến lược gia siêu phàm, họ thận trọng từ chối các bản dự luật ngay từ những ngày đầu, vì thế các bản dự luật này có thể được sử dụng như những điểm thương lượng và sau đó bổ sung vào như những nhượng bộ trong cuộc thỏa hiệp. Ngoài ra, vì hầu như không ai thực sự hiểu khía cạnh chuyên môn của phương thức này, họ biết rằng rất dễ dàng để lừa các đối thủ của mình bằng cách tạo ra sự thỏa hiệp trong khi trong hoạt động thực tế vẫn còn mang nhiều nét của mục đích cũ.
MỘT SỰ KHÁM PHÁ BẤT NGỜ
Bản chất của mánh khóe này được Carter Glass giải thích rõ ràng nhiều năm sau đó trong cuốn sách của mình -Adventures in Constructive Finance, (Tạm dịch: Mạo hiểm trong nền Tài chính ngầm). Từ nguồn tư liệu này, chúng ta nhận ra rằng, sau khi Bryan đưa ra tối hậu thư, Glass được triệu tập đến Nhà Trắng và được Wilson thông báo rằng quyết định đã được đưa ra nhằm biến tiền giấy của Cục Dự trữ Liên bang trở thành trái phiếu của chính phủ. “Tôi không thốt lên được lời nào!” - Glass viết như vậy và sau đó giải thích cách ông ta nhắc nhở Tổng thống rằng hậu thuẫn duy nhất cho nguồn tiền tệ mới chỉ là một số ít vàng, một lượng lớn tiền từ chính phủ và nợ thương mại cùng tài sản riêng của các ngân hàng riêng lẻ. “Nó là một bộ mặt giả tạo” - ông ta nói, “có bao giờ tiền giấy của chính phủ lại dựa trên tài sản của các tổ chức ngân hàng chưa? Có bao giờ một chính phủ phát hành không phải một đô-la để đầu tư theo yêu cầu của ngân hàng chưa? Trái phiếu của chính phủ quá xa lạ với những gì mà người ta biết tới.”
Tổng thống đáp lại: “Chính xác là như vậy, thưa ông Glass! Mỗi một từ ông nói đều đúng; tiền nợ của chính phủ chỉ là ý nghĩ. Và do đó, nếu chúng ta có thể nắm vững cốt lõi của vấn đề và trao cho các cộng sự khác cái bóng của vấn đề đó thì tại sao lại không làm như vậy nhỉ, nếu nhờ đó mà chúng ta có thể cứu vãn được dự luật của mình?”[33]
Nhiều năm sau đó, Paul Warburg đã giải thích rõ ràng hơn:
Trong khi tiền giấy của Cục Dự trữ Liên bang xét về mặt kỹ thuật và luật pháp là trái phiếu của chính phủ Hoa Kỳ, thì trên thực tế, nó chính là trái phiếu, trách nhiệm thực tế và duy nhất mà tất cả của các ngân hàng dự trữ… Chính phủ chỉ được gọi đến tiếp quản sau khi các ngân hàng dự trữ hoàn toàn thất bại.[34]
Sự giải thích của Warburg cần được phân tích một cách tỉ mỉ. Đây là một tuyên bố rất quan trọng. Người vạch kế hoạch và điều khiển Hệ thống Dự trữ Liên bang nói rằng, tiền giấy của Cục Dự trữ Liên bang tạo nên tiền tệ được tư nhân phát hành với sự ủng hộ của người đóng thuế nhằm trang trải các kboản thua lỗ của các ngân hàng phát hành ra nó. Một trong những điều khẳng định gây ra nhiều tranh cãi của cuốn sách này chính là mục tiêu được đề ra tại cuộc họp Đảo Jekyll bao gồm việc đẩy các khoản thua lỗ của các nhà tài phiệt sở hữu ngân hàng sang vai người đóng thuế, chính Warburg đã xác nhận lại điều này.
Nhưng chúng ta hãy quay trở lại với trò gian lận vĩ đại của năm 1913. Yêu cầu thứ hai được thực hiện bởi Bryan - quyền điều hành chính trị xuyên suốt toàn bộ Hệ thống chứ không phải là quyền kiểm soát của các chủ ngân hàng - đã đương đầu với một “sự thỏa hiệp” hấp dẫn tương ứng. Bổ sung vào hội đồng giám đốc của các chủ ngân hàng khu vực đã từng được đề nghị trước đó, giờ đây sẽ có thêm ủy ban điều tiết trung ương, còn được gọi là Hội đồng Dự trữ Liên bang, được chỉ định bởi Tổng thống với sự tư vấn và chấp thuận của các thành viên trong Thượng viện.[35] Do đó, lợi ích của dân chúng sẽ được bảo vệ qua việc chia sẻ quyền lực, thông báo quyền lợi, một hệ thống séc và các bảng cân đối. Với cách này, Wilson phát biểu, “các ngân hàng có thể trở thành công cụ chứ không phải là những bậc thầy của các doanh nghiệp hay các công ty tư nhân.”[36]
Việc sắp đạt được báo trước như một thử nghiệm mới, nổi bật trong chính phủ đại diện. Trên thực tế, mối “thâm tình” giữa tiền tệ với các chính trị gia đã quay trở lại. Điều duy nhất mới mẻ là quyền lực đó hiện được chia sẻ một cách cởi mở trong cái nhìn ngây thơ của dân chúng. Nhưng tất nhiên, cũng không có gì nhiều để nhìn nhận. Tất cả mọi cân nhắc và hầu hết các quyết định đều được thực hiện một cách kín đáo. Ngoài ra, sự phân chia quyền lực và trách nhiệm giữa các nhóm lại rất khó hiểu. Không có các mệnh lệnh cụ thể hay thậm chí là một khái niệm rõ ràng về chức năng hoạt động, chắc chắn là quyền lực thực tế vẫn được hút về phía những ai có kiến thức chuyên môn và đám người thân tín của Phố Wall. Đối với các chuyên gia tiền tệ soạn thảo ra dự luật và sắp đặt các cam kết, sự tập trung việc kiểm soát hiệu quả vào tay họ sẽ không bao giờ bị ngờ vực nữa. Và, như chúng ta sẽ biết trong chương kế tiếp, các sự kiện tiếp sau đó đã chứng minh sự hoàn hảo của chiến lược này.
BRYAN TÁN THÀNH DỰ LUẬT
Bryan không phải là đối thủ của các chiến lược gia Đảo Jekyll và ông ta chấp thuận “sự thỏa hiệp” theo đúng danh nghĩa của nó. Nếu có bất cứ ngờ vực nào còn sót lại trong đầu Bryan, chúng liền bị quét sạch bằng sự nhớ ơn cho việc bổ nhiệm ông ta vào chức Thư ký riêng của Wilson. Bây giờ khi đã trở thành cộng sự thân tín của Tổng thống, ông ta tuyên bố:
Tôi đánh giá cao một cách sâu sắc nhiệm vụ mà Tổng thống đã giao phó cho những người đang thực hiện cuộc cải cách tiền tệ dựa trên các nguyên tắc nền tảng, và tôi cũng đồng ý kiến với ông ta trong mọi chi tiết của vấn đề… Quyền hạn của chính phủ trong việc phát hành tiền tệ không được nhượng bộ trước các ngân hàng; chính phủ sẽ không từ bỏ quyền kiểm soát đối với tiền tệ được phát hành… Tôi rất vui khi nói rằng mình nghiêm túc và cởi mở khi tán thành dự luật tiền tệ như một phương thức tốt hơn trong việc cứu vớt nền tiền tệ vào lúc này… Các ý kiến trái ngược nhau cũng được thống nhất lại với một sự thành công vượt ngoài sức tưởng tượng.[37]
Cùng với sự thay đổi quan điểm của Bryan, không còn nghi ngờ gì nữa về kết quả cuối cùng. Pháp lệnh Dự trữ Liên bang được công bố trong cuộc họp của Hạ viện và Thượng viện vào ngày 22/ 12/1913, đúng lúc Quốc hội đang bận tâm cho kỳ nghỉ Giáng Sinh và không có tinh thần cho cuộc tranh luận. Pháp lệnh sau đó nhanh chóng được thông qua với số phiếu bầu 282/60 tại Hạ viện và 43/23 tại Thượng viện. Tổng thống đã thông qua Pháp lệnh này vào ngay ngày sau đó.
Như vậy, Âm mưu đã nuốt chửng được Quốc hội.
TÓM TẮT
Mặc dù là người đại diện cho Đảng Cộng hòa phụ trách mảng doanh nghiệp lớn song Tổng thống Taft đã từ chối việc dẫn dắt dự luật Aldrich cho kế hoạch ngân hàng trung ương. Điều này đánh dấu ngày tàn trong sự nghiệp chính trị của ông ta. Tổ hợp Tiền tệ muốn có một vị Tổng thống xông xáo thúc đẩy dự luật, và người được chọn là Woodrow Wilson - một nhân vật đã tuyên bố công khai về liên minh của mình. Việc đề cử Wilson tại cuộc họp Quốc gia của Đảng Dân chủ được Đại tá House - một cộng sự thân tín của Morgan và Warburg - bảo đảm. Để chắc chắn rằng Taft không thắng trong cuộc tái bầu cử, Tổ hợp Tiền tệ đã khuyến khích Teddy Roosevelt - cựu chủ tịch Đảng Cộng hòa - tham gia tranh cử theo sự giới thiệu của Đảng cấp tiến. Kết quả là, theo kế hoạch, Roosevelt sẽ kéo sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa ra khỏi tay Taft, và Wilson đã thắng cuộc bầu cử với số phiếu bầu đáng kể. Wilson và Roosevelt đã tham gia vận động và kịch liệt chống đối đám đầu trâu mặt ngựa của Tổ hợp Tiền tệ trong khi trở nên độc lập với Tổ hợp này trong vấn đề tài trợ cho chiến dịch.
Khi Wilson đắc cử, Đại tá House chuyển vào Nhà Trắng và trở thành một Tổng thống “sau hậu trường” của Hoa Kỳ. Dưới sự dẫn dắt của ông ta, Dự luật Aldrich được đưa vào phẫu thuật thẩm mỹ và sau những thủ thuật chuyên môn đã biến thành dự luật Glass-Owen. Mặc dù được sự bảo trợ của đảng Dân chủ nhưng nó vẫn chính là kế hoạch đảo Jekyll. Aldrich, Vanderlip và những người khác nhận ra được điều đó đã cùng với Phố Wall giả vờ đối nghịch với dự luật Glass-Owen nhằm thuyết phục Quốc hội và dân chúng rằng các chủ ngân hàng lớn đều e sợ điều này. Dự luật cuối cùng được soạn thảo với nhiều điểm hợp lý kể cả việc làm cho nó có thể chấp nhận được trong suốt cuộc tranh luận với Quốc hội nhưng cuối cùng đã để lộ bộ mặt giả tạo của mình. Để chiếm được sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa dân kiểm dưới tài lãnh đạo của William Jenings Bryan, nhóm thực hiện kế hoạch đảo Jekyll cũng sắp đặt cái gọi là “sự cam kết” nhưng theo cách gọi của Wilson thì trên thực tế đó lại chính là những “cái bóng” trong khi “thực thể” thì vẫn còn được giữ nguyên. Tóm lại, Quốc hội “láu cá” hơn, “tinh ranh” hơn và vượt xa hơn nhờ vào cuộc tấn công tuy bịp bợm nhưng xuất sắc và mang đầy màu sắc tâm lý chiến. Kết quả là, vào ngày 23/12/1913, một lần nữa, Hoa Kỳ lại có một ngân hàng trung ương mới.
(*) Bull Moose: Thành viên của Đảng cấp tiến tham gia ủng hộ cuộc bầu cử Tổng thống Theodore Roosevelt vào năm 1912.
Chú thích:
[1] Chernow, trang 254.
[2] Lundberg, trang 106-12.
[3] Kolko, Niềm vui chiến thắng (Triumph), trang 205-11.
[4] McAdoo, trang 117.
[5] Lundberg, trang 109, 113-
[6] Được Lundberg trích dẫn, trang 120.
[7] McAdoo, trang 165-66.
[8] Chernow, trang 106-12.
[9] Warburg, Tập I, trang 78.
[10] Henry S. Commager biên tập, Các tài liệu về lịch sử nước Mỹ (Documents of American History) - New York: F.S. Cofts & Co., 1940, trang 77-79.
[11] Viereck, trang 34.
[12] Arthur Smith, Ngài Đại tá House thực sự (The Real Colonel House), (New York: George H. Doran Company, 1981), trang 14.
[13] Viereck, trang 4.
[14] Viereck, trang 4, 35, 37.
[15] Seymour, Tập I, trang 161-68.
[16] Seymour, Tập I, trang 160.
[17] Sách đã dẫn. William McAdoo, Bộ trưởng Tài chính dưới thời Wilson, đã phẫn nộ về uy tín thường dành cho vai trò của Paul Warburg trong việc tạo lập Cục Dự trữ Liên bang vì cảm thấy rằng chính mình nên được sự công nhận đó. Sau này, chúng ta đều biết Carter Glass cũng nổi giận như vậy về sự giải thích của Seymour đối với tầm quan trọng của đại tá House. Cuốn sách của Glass, Những cuộc phiêu lưu trong thế giới tài chính ngầm (Adventures in Constructive Finance), chủ yếu được viết để chỉ ra rằng điều đó phải dành cho ông chứ không phải đại tá House, người được công nhận xứng đáng với vầng hào quang như vậy. Nhưng cả McAdoo lẫn Glass đều không có phần trong thế lực ngầm mà chương này đang bàn đến và cả hai đều không hay biết ai mới là người chủ mưu.
[18] Được Kolko trích dẫn, Niềm vui chiến thắng (Triumph), trang 222.
[19] Kolko, Niềm vui chiến thắng (Triumph), trang 219-28.
[20] Warburg, Tập I, trang 98.
[21] Sách đã dẫn, trang 412.
[22] Lindbergh, trang 129.
[23] Kolko, Niềm vui chiến thắng (Triumph), trang 225.
[24] Rothbard, Cơn khủng hoảng (Crisis), trang 1001. Xem thêm Kolko, Niềm vui chiến thắng (Triumph), trang 186.
[25] Được Mullins trích dẫn, trang 13.
[26] Aldrich to John A. Sleicher, ngày 16 tháng 7 năm 1913; Aldrich to William Howard Taft, ngày 3 tháng 10 năm 1913, Nelson Aldrich Papers, Library of Congress.
[27] Frank A. Vanderlip, Bài diễn văn trước Câu lạc bộ Kinh tế của New York, ngày 13 tháng 11 năm. 1913 (Address Before the Economics Club of New York, November 13, (New York: 1913), trang 6, 11. Xem them Glass, trang 125, 168-76.
[28] “Từ chàng nông dân tới nhà tài chính” của Frank A. Vanderlip, Saturday Evening Post, ngày 9 tháng 2 năm 1935, trang 72.
[29] McAdoo, trang 213, 225-26.
[30] Những bức thư Willis gửi Laughlin, các số báo về J. Laurence Laughlin, thư viện Quốc hội, ngày 14 và 18 tháng 7 năm 1912.
[31] From a letter to Festus Wade. Được Kolko trích dẫn, Niềm vui chiến thắng (Triumph), trang 234.
[32] Seymour, Tập I, trang 173.
[33] Glass, trang 124-25.
[34] Warburg, Tập I, trang 409.
[35] Kế hoạch ban đầu được dành cho Bộ trưởng Tài chính và Tổng nha kiểm toán tiền tệ để nhằm mở rộng hơn nhưng sau đó đã bị bỏ qua.
[36] Được Greider trích dẫn, trang 277.
[37] Glass, trang 139-42.
Chương 23
Bữa tối với món vịt tuyệt hảo
Các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang dẫn đến cuộc sụp đổ năm 1929; việc mở rộng nguồn tiền cung ứng được xem như phương thức trợ giúp cho nền kinh tế Anh; làn sóng đầu cơ tích trữ bất động sản và cổ phiếu; bằng chứng cho thấy ủy ban Dự trữ Liên bang đã biết trước và thậm chí dẫn dắt các sự kiện được đặt ra hòng gây ra cuộc sụp đổ.
Chuyện kể rằng, một nông dân thành phố New England có một cái ao nhỏ trong đồng cỏ của mình. Cứ vào dịp hè, một đàn vịt trời lại đến cư ngụ nơi cái ao nhỏ đó, và cho dù có bỏ ra công sức bao nhiêu thì anh ta cũng không tài nào bắt được dù chỉ là một con. Bất kể anh ta có thức dậy sớm đến thế nào, cố gắng không gây ra tiếng động ra sao hay loại vịt mà anh ta muốn bắt là loại nào, thì bằng cách nào đó, những con vịt láu cá này cũng thoát khỏi tầm tay anh dù đang cận kề nguy hiểm hay đã được chắc mẩm không thể nào thoát được. Tất nhiên, khi mùa thu đến và cũng là lúc đám vịt trời bay thẳng về phương Nam, sự thèm muốn món vịt của người nông dân lại càng thêm mãnh liệt.
Sau đó, anh ta nảy ra một ý tưởng. Vào đầu xuân, anh ta bắt đầu rải bắp dọc theo bờ ao. Đám vịt thì lại thích bắp, và kể từ khi bắt đầu cư ngụ nơi đây, chúng đã nhanh chóng bỏ ngay ý định ngụp lặn và tự tìm kiếm thức ăn. Sau một thời gian, chúng bắt đầu quen với người nông dân và tin tưởng anh ta. Chúng nhận ra rằng anh ta là người hảo tâm và giờ thì chúng có thể đến gần anh ta mà không e sợ điều gì hết. Cuộc sống đối với chúng quá dễ dàng và chúng dần quên mất cách phải vỗ cánh bay ra sao. Nhưng điều đó đối với chúng đã không còn quan trọng, vì chúng đã được “vỗ béo” kỹ đến nỗi chúng không thể nào bước xuống nước cho dù đã hết sức cố gắng.
Mùa thu lại đến, và những con vịt đã ở lại. Rồi đến mùa đông, khi cái ao đóng băng lạnh lẽo thì người nông dân đã xây một cái chòi cho chúng có nơi để trú ẩn và sưởi ấm. Những con vịt vô cùng thích thú vì chúng không phải mất công bay cả quãng đường dài di cư đến nơi khác. Người nông dân thì đặc biệt hạnh phúc, vì cứ mỗĩ tuần trong suốt mùa đông, anh ta đều được “chén” một bữa vịt ngon lành.
Đó cũng chính là câu chuyện về cuộc Đại Suy thoái năm 1930 của Mỹ.
CỦNG CỐ QUYỀN LỰC
Khi Pháp lệnh Dự trữ Liên bang được Quốc hội chấp thuận, nhiều đặc điểm quan trọng của Pháp lệnh này được soạn ra với cách sử dụng ngôn ngữ khó hiểu và mơ hồ. Một vài chi tiết đã bị bỏ qua hoàn toàn. Đó là một bước chuyển “dậm chân tại chỗ” nhằm tránh xảy ra sự tranh cãi về các điểm khả quan và cho phép sự linh động đối với việc diễn giải trong tương lai. Mục đích là làm cách nào để dự luật được thông qua và hoàn thiện sau đó. Kể từ đó, Pháp lệnh được sửa đổi 195 lần, bành trướng quyền lực và là cơ hội khiến cho ngày nay nó không thể bị nhận diện trước các đại biểu Quốc hội và các Thượng nghị sĩ - những người đã bỏ phiếu cho nó.
Vào năm 1913, vì chán ghét việc tập trung quyền lực tài chính vào tay của một số ngân hàng Phố Wall nên người dân đã đổ thêm dầu vào lửa để thông qua Pháp lệnh Dự trữ Liên bang. Để tạo ra được điều này, Hệ thống mới phải kết thúc “Tổ hợp Tiền tệ” New York như tên gọi của nó, dân chúng được mớm rằng Cục Dự trữ Liên bang không đại diện cho một nhóm hay bất cứ một khu vực nào. Thay vào đó, Pháp lệnh này có hiệu lực trong 12 ngân hàng thuộc Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang khu vực, và không một ngân hàng nào có khả năng chi phối nó. Tuy nhiên, Gailbraith đã chỉ ra rằng, bản thiết kế khu vực “thật sự đáng khâm phục cho niềm tự hào địa phương và tham vọng kiến trúc đồng thời là cách để xoa dịu sự ngờ vực về các vấn đề ruộng đất.”[1] Nhưng đó không phải là những gì mà những nhà hoạch định dự tính trong đầu cho một mê lưới lâu dài.
Ban đầu, các chi nhánh khu vực đã tiếp nhận quyền tự trị của họ một cách nghiêm túc, và dẫn đến sự xung đột giữa các thành viên trong hội đồng quốc gia. Hội đồng các thống đốc ngân hàng bao gồm các chính trị gia được bổ nhiệm đại diện cho các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Họ đã bị các nhà lãnh đạo của những chi nhánh khu vực thuộc Cục Dự trữ Liên bang - những nhà tài phiệt ngân hàng đầy kinh nghiệm - khai trừ.
SỰ TRỞ LẠI CỦA "TỔ HỢP TIỀN TỆ" NEW YORK
Cuộc đấu tranh giành quyền lực lớn nhất nảy sinh trong Ngân hàng Dự trữ New York với người đứng đầu là Benjamin Strong. Strong là người đầy kinh nghiệm và có các mối quan hệ ngoại giao phong phú. Nên nhớ rằng, ông ta là một trong bảy người phác thảo nên cơ cấu tập đoàn kinh tế tại đảo Jekyll. Ông ta trở thành người đứng đầu của Banker Trust Company trực thuộc quyền sở hữu của J.P. Morgan và có quan hệ mật thiết với Đại tá Edward Mandell. Ông ta cũng là bạn chí cốt của Montagu Norman, chủ tịch Ngân hàng Anh và Charles Rist, chủ tịch Ngân hàng Pháp. Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, ông là chủ tịch chi nhánh New York thuộc Cục Dự trữ Liên bang - một trong những ngân hàng lớn nhất nước mà bản chất chính là một tổ hợp tiền tệ. Ban đầu, hội đồng quốc gia và các chi nhánh khu vực được cai quản bởi chi nhánh New York. Strong thường chỉ huy như một kẻ chuyên quyền, quyết định chính sách Liên bang mà không cần hội ý với Hội đồng Dự trữ Liên bang tại Washington.
Việc tham gia của Hoa Kỳ vào Cuộc chiến tranh thế giới Thứ Nhất đã tạo ra sự thúc đẩy trong việc gia tăng quyền lực của Liên bang. Cục Dự trữ Liên Bang đã trở thành đại diện tài chính duy nhất của Bộ Tài chính, tiền giấy của Cục Dự trữ Liên bang được phát hành, hầu như tất cả nguồn vàng dự trữ của các ngân hàng thương mại quốc gia đã được tập hợp lại trong cái hầm vàng của Cục Dự trữ Liên bang, và một số sự gò bó mang tính pháp lý được đưa vào Pháp lệnh cũ đã bị hủy bỏ. Các cử tri cũng chẳng mấy thắc mắc khi đất nước rơi vào tình trạnh chiến tranh.
Việc tập trung quyền lực vào tay “tổ hợp tiền tệ” mà Cục Dự trữ Liên bang có ý định đánh bại được Ferdinand Lundberg - tác giả của cuốn America’s Sixty Families:
Trên thực tế, Cục Dự trữ Liên bang New York là nguồn gốc của hệ thống gồm 12 ngân hàng khu vực, và New York là thị trường tiền tệ của quốc gia. 11 ngân hàng khác trở thành những lăng tẩm xa xỉ được dựng nên nhằm giữ gìn cho niềm tự hào địa phương và dập tắt sự sợ hãi người da đen nội địa. Benjamin Strong, … chủ tịch của Bankers Trust Company [J.P. Morgan] được chọn làm Thống đốc đầu tiên của Ngân hàng Dự trữ New York. Là người tinh thông các vấn đề tài chính cấp cao, trong nhiều năm, Strong đã thao túng hệ thống tiền tệ quốc gia với sự thận trọng của các giám đốc đại diện cho các ngân hàng hàng đầu New York. Dưới bàn tay của Strong, Cục Dự trữ Liên bang đã được đưa vào các mối quan hệ mắt xích với Ngân hàng Anh và Ngân hàng Pháp.[2]
CỨU TRỢ CHÂU ÂU
Chương 12 và Chương 20 cho thấy rằng, trong suốt thời gian diễn ra Thế chiến I, việc sung công hàng tỷ đô-la từ những người đóng thuế vào các ngân hàng trung ương của Anh và Pháp đã diễn ra. Phần lớn số tiền đó được tìm thấy trong Tập đoàn của Morgan như là khoản thanh toán lãi suất đối với các trái phiếu chiến tranh và được xem như khoản phí cho việc cung cấp đạn dược và các thiết bị chiến tranh khác.
70% chi phí cho cuộc chiến tranh thế giới Thứ nhất được chi trả bởi nạn lạm phát chứ không phải tiền đóng thuế, một quy trình được sắp đặt bởi Cục Dự trữ Liên bang. Nó được những người ủng hộ Cục Dự trữ Liên bang xem như bài học thực tế đầu tiên, và được thông qua một cách mỹ mãn. Sự lạm phát của Mỹ trong suốt giai đoạn này chỉ là một phần không đáng kể so với lạm phát ở Anh, có liên quan mật thiết đến chiến tranh và trong một khoảng thời gian lâu dài hơn. Điều này cũng không đáng ngạc nhiên vì phần chia lớn chi phí chiến tranh của châu Âu đã chuyển sang cho những người đóng thuế Mỹ.
Sau khi chiến tranh đi qua, việc chuyển đổi đồng đô-la Mỹ được tiếp tục thực hiện như một phần trong kế hoạch kéo nước Anh ra khỏi sự suy thoái. Các phương pháp chọn lọc cho sự chuyển đổi này là mức lãi suất thấp giả tạo và sự lạm phát tự do trong nguồn cung ứng tiền tệ của Mỹ. Nó được tính toán để làm suy yếu giá trị đồng đô-la tương ứng với đồng bảng Anh và gây ra việc dự trữ vàng để chuyển từ Mỹ sang Anh. Cả hai hoạt động này đều do Benjamin Strong hướng dẫn và được Cục Dự trữ Liên bang thực hiện. Thật không khoa trương khi Strong được chủ tịch Herbert Hoover mô tả như một “phần bổ sung tinh thần của châu Âu”.[3]
Trước khi được Tổng thống Reegan bổ nhiệm làm Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang năm 1987, Alan Greenspan đã làm việc trong Ban Lãnh đạo của J.P. Morgan Company. Tuy nhiên, trước đó, ông ta là người thẳng thắn khi nói về bản vị vàng và phê bình sự phụ thuộc của Cục Dự trữ Liên bang đối với tập đoàn kinh tế ngân hàng. Vào năm 1966, ông đã bày tỏ quan điểm như sau:
Khi các doanh nghiệp Hoa Kỳ trải qua đợt co hẹp nhẹ vào năm 1927, Cục Dự trữ Liên bang đã tạo ra nhiều nguồn dự trữ tiền giấy với hy vọng đầu cơ tích trữ nhằm đối phó với khả năng thiếu hụt nguồn dự trữ ngân hàng. Tuy nhiên, tai hại hơn là nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang nhằm hỗ trợ Anh - quốc gia đã để mất vàng vào tay chúng ta… Cục Dự trữ Liên bang đã thành công với việc chấm dứt sự thua lỗ vàng, nhưng quá trình này đã gần như đã phá hủy nền kinh tế thế giới. Khoản tín dụng vượt trội mà Cục Dự trữ Liên bang “bơm” vào nền kinh tế đã tràn ra thị trường chứng khoán và gây ra một cuộc bùng nổ đầu cơ tích trữ nằm ngoài sức tưởng tượng… Kết quả là, nền kinh tế Mỹ đã sụp đổ.[4]
Sau khi được bổ nhiệm vào Cục Dự trữ Liên bang, Greenspan trở nên im hơi lặng tiếng đối với các vấn đề này và không tỏ ra giận dữ đối với Âm Mưu mà bản thân đang thừa lệnh.
NHỮNG ĐẠI DIỆN VỚI QUYỀN LỰC LỚN HƠN
Khi ôn lại các khía cạnh trong lịch sử Cục Dự trữ Liên bang, các câu hỏi được đặt ra về lòng trung thành yêu nước của những người như Benjamin Strong. Làm thế nào một người được hưởng tất cả những điều tốt nhất mà đất nước dành cho bản thân ông ta - sự an toàn, của cải, uy thế - lại âm mưu cướp bóc những người anh em của mình nhằm hỗ trợ cho các chính trị gia của dân tộc khác tiếp tục tước đoạt của cải của họ? Phần đầu tiên trong câu trả lời được minh họa trong những phần đầu của cuốn sách. Các nhà quản lý tiền tệ quốc tế có thể là công dân của một quốc gia nào đó, nhưng đối với nhiều người trong số họ, đó là một sự ra đời rủi ro vô lý. Họ là những người tự xem mình trước hết là những công dân của thế giới. Họ lên tiếng yêu mến toàn thể nhân loại, nhưng lòng trung thành tuyệt đối của họ được dành cho chính bản thân họ và cho sự nghiệp của cá nhân mình.
Đó chỉ là phân nửa câu trả lời. Cần nhớ lại rằng, những kẻ đã cố ghìm các đòn bẩy tài chính trên cỗ máy tận thế này - các thống đốc Ngân hàng Anh và Cục Dự trữ Liên bang - đã tự trói mình vào những chiếc dây và để mặc cho người khác giật kéo mình. Tư duy của họ không bị ám ảnh bởi các khái niệm chủ nghĩa dân tộc hay thậm chí là chủ nghĩa quốc tế. Lòng trung thành của họ hướng đến cá nhân con người. Giáo sư Quigley nhắc lại:
Không cần phải cảm thấy rằng những người đứng đầu các ngân hàng trung ương tên tuổi trên thế giới chính là những thế lực trọng yếu của nền tài chính thế giới. Không phải vậy. Hơn nữa, họ chính là những nhà chuyên môn và là đại diện của các nhà tài phiệt ngân hàng đầu tư chi phối quốc gia của riêng họ - những nhân vật tai to mặt lớn đã nuôi dưỡng họ và hoàn toàn có khả năng ném họ ra ngoài lề xã hội. Các thế lực tài chính trọng yếu của thế giới đang nằm trong tay các chủ ngân hàng đầu tư (còn được gọi là các chủ ngân hàng “quốc tế” hay “thương gia”), những người duy trì một hậu trường rộng lớn tại các ngân hàng tư nhân không liên kết. Những điều này đã tạo nên một hệ thống hợp tác quốc tế và thống trị quốc gia mang tính tư nhân với nhiều quyền lực và bí mật hơn so với hệ thống hợp tác của các đại diện trực thuộc họ trong các ngân hàng trung ương.[5]
Vì thế, chúng ta không chấp nhận hành vi của những người tự ý phản bội lại đất nước, ngoại trừ những nhà chuyên môn trung thành với các chuyên gia tiền tệ và các chính trị gia đã nuôi dưỡng họ. Các nhà tài phiệt đều có ảnh hưởng lớn đối với cả hai nhóm này. Các chính trị gia đến và đi, nhưng những người thi hành quyền lực tiền bạc vẫn còn tiếp tục chọn lựa người kế vị.
NÔNG DÂN BIẾN THÀNH MÓN VỊT CHO BỮA TỐI
Trong suốt chiến tranh, giá cả các mặt hàng nông sản tăng đột biến và lợi nhuận cũng vì thế mà tăng lên. Những người nông dân đã cúng một phần tiền vào trái phiếu chiến tranh, nhưng phần lớn số tiền đó đã được cho vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng trong cộng đồng những người bán lưng cho trời, bán mặt cho đất ở miền Trung tây và miền Nam. Đối với các ngân hàng New York thì khó mà chấp nhận được điều này khi họ thấy cổ phần từ các khoản tiền gửi quốc gia của mình bắt đầu suy yếu. Cần phải có cách nào đó để giành lại số tiền này. Sau khi trở thành tù nhân của các ngân hàng New York, Cục Dự trữ Liên bang đã bị trưng dụng để hoàn tất việc làm này.
Rất ít ngân hàng nông nghiệp trong số đó chọn con đường làm thành viên của Cục Dự trữ Liên bang. Điều này đã gây thêm chấn thương đồng thời cũng tạo ra cái cớ để Cục Dự trữ tiến hành một cuộc chiến tranh kinh tế chống lại họ. Kế hoạch này không phức tạp nhưng cũng không độc đáo và đã được các ngân hàng trung ương sử dụng nhiều lần trước đó. Nó chính là (1) việc gia hạn tín dụng một cách dễ dàng đối với người nông dân để nhử họ đến với các khoản nợ lớn hơn, và sau đó (2) tạo ra cuộc suy thoái làm giảm mức thu nhập xuống mức mà họ không thể nào hoàn trả nổi. Sau đó, ngân hàng nông nghiệp sẽ tự nhận ra rằng mình đang nắm giữ các khoản vay không có khả năng chi trả và tịch thu phần tài sản mà họ có thể bán mà không gặp những rủi ro thua lỗ lớn. Cuối cùng, cả người nông dân lẫn ngân hàng đều phải bị xóa sổ. Các ngân hàng là mục tiêu, còn người nông dân thấp cổ bé họng thì khỏi phải nói.
Đại biểu Quốc hội Charles Lindberg - cha, thân phụ của nhân vật dám một mình vượt biển Đại Tây Dương, giải thích theo cách này: “Với Pháp lệnh Dự trữ Liên bang, các cuộc khủng hoảng được tạo ra một cách khoa học và được vạch ra tỉ mỉ như chúng ta đang suy nghĩ một vấn đề toán học vậy.”[6]
Các chi tiết gây ra cuộc khủng hoảng này được Thượng nghị sĩ Robert Owen, chủ tịch của ủy ban Tiền tệ và Ngân hàng thuộc Thượng viện giải thích vào năm 1939. Robert Owen là một nhà tài phiệt ngân hàng, đồng tác giả của Pháp lệnh Dự trữ Liên bang, một vai trò mà sau đó ông ta đã hối tiếc khi đảm nhận nó. Owen nói rằng:
Vào tháng 5/1920… những người nông dân thời kỳ này cực kỳ giàu có… Họ chi trả tiền thế chấp và mua nhiều đất đai mới, và theo gợi ý của chính phủ - đã vay tiền để thực hiện việc này - nhưng sau đó đã bị phá sản bởi một cuộc thu hẹp tín dụng và tiền tệ đột ngột diễn ra vào năm 1920…
Hội đồng Dự trữ Liên bang đã tổ chức một cuộc họp kín vào ngày 18/5/1920. Đây là cuộc họp kín diễn ra cả ngày; biên bản cuộc họp gồm 60 trang giấy in và được đưa vào Tài liệu số 310 của Thượng viện ngày 10/2/1923… Hành động mà Hội đồng Dự trữ Liên bang đưa ra vào ngày 18/5/1920 đã dẫn đến một cuộc thu hẹp tín dụng ở mức độ nghiêm trọng… Việc thu hẹp tín dụng và tiền tệ đã làm giảm sản lượng quốc gia trị giá $15,000,000,000 khiến hàng triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp; làm giảm $20,000,000,000 giá trị đất và trại chăn nuôi gia súc.[7]
Việc thu hẹp tín dụng đã gây tác động kinh hoàng đối với toàn bộ quốc gia chứ không riêng gì người nông dân. Nhưng nông dân là những người bị ảnh hưởng sâu sắc, vì Hội đồng cho vay Nông trại Liên bang được lập ra gần đây đã thu hút họ bằng những khoản vay tín dụng dễ dàng - giống như vịt trong ao - với tỷ suất nợ cao nhất. Ngoài ra, các ngân hàng thành phố lớn là thành viên của Cục Dự trữ được Cục Dự trữ ủng hộ trong suốt mùa hè năm 1920 nhằm cho phép họ gia hạn tín dụng cho các nhà máy sản xuất và thương nhân. Điều đó cho phép phần lớn họ vượt qua thời kỳ khủng hoảng. Không có bất cứ sự ủng hộ nào cho người nông dân hay các ngân hàng nông thôn - những tổ chức đã rơi vào cảnh tán gia bại sản theo hiệu ứng đô-mi-nô vào năm 1921. Những cuốn sách lịch sử đã ám chỉ sự kiện này như Cuộc Suy thoái Nông nghiệp năm 1920-1921. Một cái tên hay hơn cho cuốn sách này nên được thể hiện như sau: Bữa tối với Vịt Quê ở New York.
GÂY DỰNG CƠ CHẾ MANDRAKE
Trong Chương 10, chúng ta đã tìm hiểu ba phương thức mà theo đó, Cục Dự trữ Liên bang có khả năng tạo ra hay tiêu hủy đồng tiền. Một trong ba phương thức này - phương thức mua bán cổ phiếu liên quan đến nợ trên thị trường tự do là phương thức tạo ra hiệu quả lớn nhất trong việc cung ứng tiền tệ. Việc Cục Dự trữ Liên bang thu mua cổ phiếu chứng khoán (với những tờ séc không được đảm bảo bằng tiền) đã tạo ra tiền tệ; việc bán các cổ phiếu chứng khoán này lại có tác dụng tiêu hủy đồng tiền. Mặc dù được ủy quyền mua bán hầu hết mọi loại cổ phiếu hiện hữu trên thế giới, nhưng Cục Dự trữ Liên bang cũng có trách nhiệm thể hiện sự ưu tiên đối với trái phiếu và tiền giấy của chính phủ liên bang. Đó là cách mà các chuyên gia tiền tệ hoàn thành lời cam kết tạo ra tiền tệ cho các đối tác của họ - các chính trị gia. Nếu không có việc làm này, mối quan hệ hợp tác sẽ tan rã, và Quốc hội sẽ thủ tiêu Cục Dự trữ Liên bang.
Khi Hệ thống Cục Dự trữ này được thành lập vào năm 1913, người ta tiên đoán rằng cách thức chủ yếu để thao túng nguồn cung ứng tiền tệ là việc kiểm soát “tỷ suất dự trữ” và “chính sách cho vay khẩn cấp”. Đó là ngôn ngữ mà các chủ ngân hàng đặt ra để thiết lập cấp bậc cho ngân hàng dự trữ bắt buộc (như phần trăm các khoản ký gửi) và cũng lập nên tỉ lệ lãi suất trên các khoản cho vay do Cục Dự trữ Liên bang thực hiện đối với chính các ngân hàng của họ. Tỷ lệ dự trữ theo Đạo luật Ngân hàng Quốc gia cũ là 25%. Theo Đạo luật Ngân hàng năm 1913, tỷ lệ này đã giảm xuống mức 18% đối với các ngân hàng lớn ở New York, một “cú rớt giá” từ 28%. Vào năm 1917, nghĩa là chỉ bốn năm sau đó, các yêu cầu dự trữ cho các ngân hàng dự trữ trung ương đã rớt từ 18% xuống 13% (mức rớt giá sẽ thấp hơn đối với các ngân hàng nhỏ hơn). Đó là một sự cắt giảm bổ sung 28%.[8]
Cũng không quá lâu để nhận thấy rõ ràng rằng việc lập ra các tỷ suất dự trữ là một công cụ không hiệu quả. Phạm vi kiểm soát lại quá nhỏ trong khi lượng quan tâm của công chúng lại quá lớn. Phương thức thứ hai gây ảnh hưởng cho lãi suất đối với các khoản vay thương mại lại tỏ ra hữu ích hơn. Đây là cách làm của các ngân hàng:
Với hệ thống ngân hàng dự trữ cục bộ, một ngân hàng có thể tạo ra đồng tiền mới bằng cách tung ra các khoản vay. Số lượng khoản vay ngân hàng tạo ra bị giới hạn bởi tỷ suất dự trữ hay “cục bộ” mà ngân hàng yêu cầu duy trì để trang trải các nhu cầu về tiền mặt. Nếu tỷ suất dự trữ là 10%, sau đó cứ mỗi 10 đô-la mà ngân hàng cho vay sẽ bao gồm 9 đô-la không hề tồn tại trước đó. Do vậy, một ngân hàng thương mại có thể tạo ra lượng tiền khá lớn chỉ đơn giản bằng cách tạo ra các khoản vay. Nhưng một khi đã cho vay 9 đô-la trên mỗi một đô-la dự trữ, ngân hàng phải ngừng ngay các hoạt động cho vay và chờ cho đến khi các khoản vay cũ được hoàn trả trước khi phát hành các khoản vay mới. Cách duy nhất để mở rộng quá trình này là tạo ra mức dự trữ lớn hơn. Nó có thể được thực hiện theo một trong bốn cách sau:
(1) lôi cuốn thêm nhiều người gửi tiền
(2) sử dụng một số lợi nhuận ngân hàng
(3) bán các cố phiếu bổ sung cho các nhà đầu tư
(4) vay tiền từ Cục Dự trữ Liên bang.
KHI NGÂN HÀNG VAY T1ỀN TỪ CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG
Giải pháp thứ tư là giải pháp phổ biến nhất và được gọi là “chính sách cho vay khẩn cấp”. Khi tiếp cận chính sách cho vay khẩn cấp của Cục Dự trữ Liên bang để vay tiền, ngân hàng được mong đợi sẽ đóng tiền ký quỹ. Đó có thể là các hợp đồng nợ do ngân hàng nắm giữ, kể cả trái phiếu chính phủ, nhưng thông thường thì gồm các khoản vay thương mại. Cục Dự trữ Liên bang sau đó chuyển khoản tín dụng đó sang ngân hàng với một số tiền tương ứng với số nợ ghi trên hợp đồng. Với cách này, nó cho phép ngân hàng chuyển đổi các khoản vay cũ sang “nguồn dự trữ” mới. Mỗi một đồng đô-la của nguồn “dự trữ” mới này sau đó được dùng làm cơ sở cho việc vay thêm chín đồng nữa trong nguồn tiền séc.
Quy trình không dừng lại ở đó. Một khi được thành hình, các khoản vay mới cũng được sử dụng như tài khoản ký quỹ tại Cục Dự trữ Liên bang cho nhiều khoản dự trữ hơn. Bản nhạc này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, với mỗi một mức độ mới của khoản nợ sẽ trở thành “nguồn dự trữ” cho một mức vay còn cao hơn, cho đến khi bản nhạc cho vay ấy lặp đi lặp lại khoảng 28 lần cho đến phút cuối cùng.[9] Quy trình đó thường được gọi là “chiết khấu thương phiếu”. Nó là một trong các phương thức mà Cục Dự trữ Liên bang có thể nhấn chìm đất nước trong cơn lũ đồng tiền mới trước khi diễn ra Cuộc Vỡ Đê Vĩ Đại năm 1929.
Nhưng lại có một vấn đề với phương thức đó, ít nhất cho đến khi Cục Dự trữ Liên bang được để ý đến. Mặc dù mức lãi suất của chính sách cho vay khẩn cấp có thể được tạo ra thấp hơn, theo đó, hầu hết các chủ ngân hàng đều xếp hàng ngỏng cổ chờ chực hệt như đàn vịt đói đang tìm những hạt bắp miễn phí, nhưng vẫn có một vài người trong số họ - đặc biệt là đám “vĩ nhân tỉnh lẻ” của các ngân hàng nông thôn - muốn chống cự lại cám dỗ này. Không có cách nào để ép buộc các ngân hàng tham gia vào chương trình này. Ngoài ra, chính các ngân hàng đều bị lệ thuộc vào tính thất thường của khách hàng, mà vì một lý do cá nhân nào đó không muốn vay đúng số tiền mà ngân hàng muốn cho vay. Nếu khách hàng ngừng vay thì ngân hàng không có các khoản vay mới nào để chuyển đổi thành nguồn dự trữ trong tương lai.
Điều đó lại làm cho cơ chế thứ ba trở thành giải pháp tốt hơn: việc mua bán trái phiếu và các trái phiếu nợ khác trên thị trường tự do. Với chính sách cho vay khẩn cấp, các ngân hàng phải nhử được người vay tiền đến vay và khoản vay đó phải được hoàn trả, và đôi khi họ miễn cưỡng làm điều đó. Nhưng đối với thị trường tự do, tất cả những gì mà Cục Dự trữ Liên bang cần làm là viết một tờ séc pháp định để chi trả cho các cổ phiếu chứng khoán. Khi tờ séc này được trả bằng tiền mặt thì đồng tiền mới mà ngân hàng vừa tạo ra sẽ được đưa thẳng vào nền kinh tế mà không cần có sự đồng tình của các ngân hàng cứng đầu.
Nhưng, cũng có một vấn đề xảy ra với phương thức này. Trước Thế Chiến I xuất hiện một số trái phiếu chính phủ có sẵn trên thị trường tự do. Thậm chí là sau chiến tranh, việc cung ứng cũng trở nên hạn chế. Điều đó có nghĩa là nạn lạm phát lớn xảy ra trước Cuộc suy thoái kinh tế năm 1929 không phải là kết quả của việc chi tiêu thâm hụt. Trong mỗi năm từ 1920 đến 1930 nguồn doanh thu của chính phủ cao hơn nguồn chi tiêu. Điều ngạc nhiên là, trong thời gian trước khi diễn ra cuộc suy thoái, Mỹ đã nhanh chóng trả hết nợ.[10] Như một hệ quả tất yếu, Cục Dự trữ Liên bang mua một số trái phiếu chính phủ. Nếu không có trái phiếu chính phủ thì động cơ của thị trường tự do sẽ chạy hệt như đang trong tình trạng hết xăng.
Giải pháp cho tất cả các vấn đề này là tạo ra một thị trường mới được “đo ni đóng giày” cho nhu cầu của Cục Dự trữ Liên bang, một kiểu “trạm dừng chân” giữa chính sách cho vay khẩn cấp và thị trường tự do. Nó còn được gọi là “chính sách thanh toán”, và nó được hiểu rằng, Hệ thống mua bán một loại chứng khoán độc đáo liên quan đến nợ được gọi là chấp phiếu ngân hàng.
CHẤP PHIÊU NGÂN HÀNG
Chấp phiếu ngân hàng là các hợp đồng cam kết thanh toán cho các mặt hàng thương mại được lên lịch cho việc giao sau. Các chấp phiếu này thường liên quan đến thương mại quốc tế, theo đó, sự chậm trễ từ ba đến sáu tháng được coi là chuyện thường. Đó là phương thức mà bên bán của một quốc gia có thể vận chuyển hàng hóa cho một bên mua nào đó ở một quốc gia khác với niềm tin rằng anh ta sẽ hoàn trả vào đúng ngày giao hàng. Giao dịch đó được thực hiện thông qua sự bảo đảm của ngân hàng cả bên bán lẫn bên mua. Đầu tiên, ngân hàng bên mua sẽ đưa ra tín dụng thư bảo đảm việc thanh toán cho hàng hóa, thậm chí cả khi xảy ra trường hợp bên mua phá sản. Khi nhận được tín dụng thư này, một trong các đại diện của ngân hàng bên bán sẽ viết dòng chữ “chấp thuận” trên hợp đồng và trả cho bên bán số tiền đã thỏa thuận giao dịch trước đó. Do đó, ngân hàng bảo đảm chấp thuận sẽ trả trước tiền cho bên bán với hy vọng nhận lại tiền thanh toán trong tương lai từ ngân hàng bên mua. Với dịch vụ này, cả hai ngân hàng đều tính phí dịch vụ được trình bày như tỉ lệ phần trăm trên hợp đồng. Do đó, bên mua trả ít hơn số tiền đã ghi trên hợp đồng buôn bán, và bên bán nhận được ít tiền hơn.
Về phương diện lịch sử, những hợp đồng này đều an toàn, vì các ngân hàng rất thận trọng nhằm đảm bảo việc thanh toán cho các công ty thương mại lớn. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, cho dù lớn đến mấy thì các công ty này cũng khó có khả năng hoàn thành được hợp đồng. Nó bảo hiểm cho loại hình kinh doanh này - loại hình gần như đẩy George Peabody và J.P. Morgan vào tình cảnh phá sản trong cuộc suy thoái năm 1857, và lẽ ra đã phá sản nếu họ không được Ngân hàng Anh cứu ra khỏi cơn túng quẫn.
Giống như các hợp đồng cho vay thương mại, các chấp phiếu ngân hàng đều là những công cụ đàm phán có thể được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Các ngân hàng phát hành chấp phiếu có quyền chọn lựa đối với việc giữ các chấp phiếu này cho đến khi đáo hạn hoặc bán chúng. Nếu họ đồng ý giữ chúng, lợi nhuận của họ sẽ được thực hiện khi hợp đồng cơ bản cuối cùng được hoàn trả và nó sẽ trở nên tương đương với số tiền “chiết khấu”, thứ mà theo ngôn ngữ ngân hàng là phí. Các chấp phiếu còn được “chiết khấu lại” khi được bán bởi người đưa ra mức chiết khấu ban đầu - hãng bảo hiểm. Ưu điểm của hoạt động này là họ không phải chờ lợi nhuận trong vòng ba đến sáu tháng mà có thể yêu cầu tiền vốn ngay lập tức để đầu tư kiếm lợi.
Giá bán chấp phiếu luôn luôn thấp hơn giá trị của các hợp đồng cơ bản; nếu không sẽ không có ai muốn mua chúng. Sự chênh lệch này là lợi nhuận tiềm năng của bên mua. Nó được thể hiện dưới dạng phần trăm và được gọi là “lãi suất” chiết khấu - hoặc, trong trường hợp này, là chiết khấu lại. Nhưng lãi suất được bên bán đưa ra phải thấp hơn mức lãi suất mà anh ta muốn có từ số tiền nhận được, mặt khác, có thể anh ta khấm khá hơn nếu không bán chúng.
Mặc dù thường được giao dịch ở châu Âu nhưng chấp phiếu của ngân hàng lại không phổ biến ở Mỹ. Trước khi Pháp lệnh Dự trữ Liên bang được thông qua, các ngân hàng quốc gia bị cấm không được mua bán chúng. Do đó, thị trường này phải được tạo lập. Cục Dự trữ Liên bang thực hiện điều này bằng cách tạo ra mức chiết khấu đối với các chấp phiếu thấp đến mức hãng bảo hiểm sẽ trở nên dại dột nếu không tận dụng ưu thế này. Với mức chiết khấu “sát đất”, họ có thể có được nguồn tài chính ngắn hạn và sau đó đầu tư vào với mức lãi suất doanh thu cao hơn. Vì thế, các chấp phiếu nhanh chóng nở rộ trên thị trường tự do Hoa Kỳ.
Nhưng ai là người muốn mua chúng với giá “rẻ mạt”? Tất nhiên chẳng có ai cả. Vì vậy, để tạo ra được thị trường này, Cục Dự trữ Liên bang không chỉ thiết lập nên mức chiết khấu thấp giả tạo mà còn cam kết sẽ mua hết tất cả chấp phiếu được đưa ra thị trường. Do đó, Cục Dự trữ Liên bang trở thành khách hàng chính trong việc mua bán các loại cổ phiếu chứng khoán này. Các ngân hàng cũng gia nhập thị trường này với tư cách là bên mua, không chỉ vì biết rằng, Cục Dự trữ Liên bang sẽ cam kết mua lại bất cứ lúc nào các ngân hàng muốn bán.
Khi đồng tiền được tạo ra từ không khí thì chi phí đã không còn là một vấn đề nữa, tiềm năng lợi nhuận thấp cũng vậy. Mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang không phải là tạo ra lợi nhuận qua đầu tư mà là làm tăng thêm nguồn cung ứng tiền tệ của quốc gia.
WARBURG VÀ CỘNG SỰ TẠO RA ÍT LỢI NHUẬN
Người được hưởng lợi nhiều nhất từ thị trường thiết lập giả tạo này không ai khác hơn chính là Paul Warburg, một đối tác của Kuhn, Loeb & Co. Warburg đã tham dự vào cuộc họp tại đảo Jekyll - nơi mà ý tưởng về Cục Dự trữ Liên bang được thành hình. Ông ta được mọi người biết đến như một học giả bậc thầy trong việc dẫn dắt những người khác trong sự cân nhắc của mình. Ông ta là một trong những thế lực có ảnh hưởng nhất trong các tranh luận công khai đã diễn ra sau đó. Ông ta được bổ nhiệm với tư cách một trong các thành viên đầu tiên của Hội đồng Dự trữ Liên bang và sau đó trở thành Phó chủ tịch Hội đồng cho đến khi bị giải thể do chiến tranh, thời điểm ông ta từ chức do áp lực công chúng về mối quan hệ của ông ta với Ngân hàng Đức. Ông ta là giám đốc của I.G. Chemical Corp của Mỹ và Agfa Ansco, Inc. - những công ty hoạt động trong tầm kiểm soát của LG. Farben, một tập đoàn kinh tế vô danh của Đức mà chỉ một vài năm sau đó đã tài trợ cho sự bành trướng quyền lực của Adolph Hitler.[11] Ông ta cũng là giám đốc của CFR (Hội đồng Quan hệ Quốc tế). Vì thế, cũng không mấy ngạc nhiên khi biết rằng ông ta có thể đặt mình vào vị trí trung tâm của dòng tiền khổng lồ kiếm được từ các vụ mua bán chấp phiếu của Cục Dự trữ Liên bang.
Warburg là người sáng lập và là chủ tịch của International Acceptance-Bank tại New York - ngân hàng nhận trả lớn nhất thế giới. Ông ta cũng là giám đốc của nhiều công ty “đối thủ” nhỏ hơn, kể cả Westinghouse Acceptance Bank danh tiếng. Là người sáng lập và Chủ tịch của Hội đồng Nhận trả Mỹ (American Acceptance Council), Warburg chính là thị trường bảo đảm của Mỹ. Nhưng ông ta không chỉ một mình bơi lội trên dòng sông tiền của đó. Những người kiểm soát các công ty tài chính lớn nhất nước Mỹ đều trở thành giám đốc hay quan chức của các ngân hàng chấp thuận nhận trả khác nhau. Danh sách các công ty này trở thành một bộ phận trong ban quản trị phối hợp bao gồm Kuhn, Loeb & Co.; New York Trust Co.; Bank of Mahattan Trust Co.; American Trust Co; New York Title & Mortage Co.; Chase National Bank; Metropolitan Life Insurance; American Express Co.; The Carnegie Corp.; Guaranty Trust Co.; Mutual Life Insurance Co.; Equitable Life Assurance Society New York; First National Banks of Boston; St. Louis & Los Angeles… Thế giới của các ngân hàng chấp thuận nhận trả chính là phạm vi lĩnh vực tư nhân của giới tinh anh tài chính Phố Wall.
Tuy nhiên, đằng sau hình ảnh của Mỹ là mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà đầu tư châu Âu. Tổng số vốn của các cổ đông Mỹ trong IAB là 276 triệu đô-la so với 271 triệu đô-la đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Phần quan trọng trong số tiền đó được phân chia giữa gia tộc Warburg ở Đức và gia tộc Rothchild ở Anh.[12]
Vậy dòng chảy mà con sông của nguồn tiền thu từ chấp phiếu đó tự do và rộng lớn tới mức nào? Năm 1929, dòng sông đó có chiều rộng đo bằng 1.7 nghìn tỷ đô-la. Trong suốt thập niên 20 đã có trên một nửa lượng tiền mới do Cục Dự trữ Liên bang tạo ra - lớn hơn tất cả các vụ mua bán khác trên thị trường tự do cộng với tất cả các khoản vay cho tất cả các ngân hàng trong hàng tham gia chính sách cho vay khẩn cấp.[13]
Các chuyên gia tiền tệ tạo ra Cục Dự trữ Liên bang và các cộng sự kinh doanh mật thiết của họ đã được đền bù xứng đáng cho những nỗ lực của bản thân. Tuy nhiên, việc nắm giữ lợi nhuận của những người trong cuộc không phải là vấn đề mà điều quan trọng hơn là sự thật về hậu quả của cơ chế tự phục vụ là sự mở rộng ở qui mô lớn nguồn cung ứng tiền tệ - điều đã tạo nên cuộc Đại Suy Thoái không thể tránh được, và đó chính là vấn đề đã thúc đẩy chúng ta nhìn nhận chấp phiếu như một giải pháp hàng đầu.
QUỐC HỘI HOÀI NGHI NHƯNG E NGẠI PHẢI CHẮP VÁ
Vào năm 1920, sự ngờ vực và oán giận đã dần dần tăng lên trong nội bộ Quốc hội. Các chính trị gia không được chia lợi lộc. Có nhiều khả năng là nhiều người không nhận ra được rằng, với tư cách là các đối tác trong hệ thống, họ được quyền hưởng lợi lộc. Tuy nhiên, họ đã bị lóa mắt trước những lời hoa mỹ của đám tài phiệt ngân hàng cùng các trò gian lận kế toán và e ngại phải chắp vá lại Hệ thống vì sợ ấn nhầm nút một cách bất thình lình.
John Maynard Keynes, một thành viên theo chủ nghĩa xã hội thuộc nhóm Pha-Biên của Anh, đã quan sát từng bước đi của Quốc hội với vẻ thích thú. Nói về trò thao túng giá trị đồng đô-la của Cục Dự trữ Liên bang, ông ta viết:
Đây là cách mà các quốc gia vững mạnh về tài chính có thể kết hợp sự suy xét đúng đắn mới lạ với các định kiến cũ. Nó có thể có được các cải tiến khoa học mới nhất, được “luyện” trong lò luyện kinh tế của Harvard, trong khi để Quốc hội tin rằng không có sự chuyển hướng đột ngột nào được chấp thuận… Nhưng trong tất cả những điều hư cấu này đã xuất hiện một sự bất ổn… Sự hoài nghi của các đại biểu Quốc hội có thể sẽ bị đánh thức. Người ta không thể chắc chắn rằng có một vài Thượng nghị sĩ không thể đọc và hiểu cuốn sách này.[14]
Điều đó cũng không đến nỗi đáng sợ như vậy! Từ lúc đó, các chính trị gia Mỹ đã nếm được hương vị của loại rượu mạnh của nguồn quỹ chiến tranh và ngừng mọi thắc mắc. Thế chiến I đã tạo ra một nhu cầu tiền của khổng lồ, và Cục Dự trữ Liên bang chính là nguồn cung cấp đó. Và đến khi chiến tranh kết thúc thì thái độ thù địch của Quốc hội đối với Cục Dự trữ Liên bang đã trở thành câu chuyện lịch sử.
CHI TRẢ CHO THẾ CHIẾN I
Phần lớn nợ chiến tranh được hấp thu bởi công chúng như là sự hưởng ứng tinh thần yêu nước bằng hành động mua bán các trái phiếu chiến tranh. Bộ Tài chính đã tiến hành hàng loạt chiến dịch công khai cho các “Khoản vay Tự do” nhằm củng cố thêm quan điểm đó. Những loại trái phiếu nhỏ này không mở rộng thêm nguồn cung ứng tiền tệ và không gây ra lạm phát vì đồng tiền là do tiết kiệm mà có. Điều đó đã từng tồn tại. Tuy nhiên, nhiều người - những kẻ nghĩ rằng đó là nghĩa vụ yêu nước của họ đối với việc ủng hộ chiến tranh - đã gõ cửa các ngân hàng và vay mượn tiền để mua trái phiếu. Ngân hàng tạo ra phần lớn tiền từ không khí, rút tín dụng và các bút toán kế toán từ Cục Dự trữ Liên bang, vì thế, các vụ mua bán đó đã bơm phồng nguồn cung ứng tiền. Kết quả tương tự có thể đạt được một cách đơn giản hơn và ít tốn kém hơn bằng cách lấy tiền trực tiếp từ Cục Dự trữ Liên bang, nhưng chính phủ cũng đã khuyến khích xu hướng này do giá trị tâm lý của nó trong việc tạo ra sự ủng hộ rộng rãi cho cuộc chiến. Khi mọi người hy sinh cho sự gắng sức này, điều đó củng cố thêm niềm tin của họ rằng nó phải có giá trị.
Mặc dù chiến tranh được hỗ trợ một phần bằng các khoản thuế và một phần bằng các Trái Phiếu Tự Do được công chúng mua bán song một lượng đáng kể được trang trải bởi việc bán các trái phiếu Tài chính cho Cục Dự trữ Liên bang trên thị trường tự do. Lester Chandler, chuyên gia viết tiểu sử của Benjamin Strong đã giải thích:
Hệ thống Dự trữ Liên bang trở thành phần tổng thể cho bộ máy viện trợ tài chính cho chiến tranh. Với tư cách là tổ chức tạo ra tiền tệ và đại diện tài chính, Hệ thống hoạt động với mục tiêu nhằm đảm bảo rằng Bộ Tài chính được cung cấp tất cả các nguồn tiền tệ mà nó cần đến, theo các điều khoản được ấn định bởi Bộ Tài chính và Quốc hội… Một quốc gia biết ơn giờ đây có thể chào đón Hệ thống này với tư cách là đơn vị đóng góp chính cho sự vẻ vang trong cuộc chiến, một đại diện công khố có năng lực của Bộ Tài chính, một nguồn tiền tệ và quỹ dự trữ lớn đồng thời là một phần không thể thiếu được và thường trực của hệ thống ngân hàng.[15]
NỢ CHÍNH PHỦ XUẤT HIỆN
Những năm chiến tranh chủ yếu là giai đoạn thử nghiệm chiến lược mới và củng cố quyền lực. Trớ trêu thay, điều đó không tồn tại cho đến thời hậu chiến - khi không còn sự điều chỉnh nào cho việc chi tiêu thâm hụt - vì thế mà các khoản nợ của chính phủ đã chất đống. Cho đến Thế chiến I, các chi phí thường niên của liên bang đã lên đến khoảng 750 triệu đô-la. Khi chiến tranh kết thúc, khoản chiến phí đó cũng lên đến 18 tỷ rưỡi đô-la - một mức gia tăng 2,466%. Khoảng 70% chiến phí đã được viện trợ bằng các khoản nợ. Murray Rothbard đã nhắc nhở chúng ta rằng, vào thời gian trước khi diễn ra cuộc suy thoái năm 1928 - tức là 10 năm sau khi chiến tranh kết thúc - hệ thống ngân hàng đã nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ hơn so với thời kỳ chiến tranh.[16] Điều đó có nghĩa là chính phủ không chi trả cho các trái phiếu khi đáo hạn. Thay vào đó, nó quay vòng bằng cách đưa ra các loại trái phiếu mới để thay thế cho các loại cũ. Tại sao? Có phải vì Quốc hội đang rất cần tiền? Không phải như vậy. Các trái phiếu trở thành nền tảng của đồng tiền trong vòng quay tài chính và, nếu chúng được trả hết thì nguồn cung ứng tiền tệ sẽ giảm xuống. Việc sút giảm nguồn cung ứng tiền tệ được các chính trị gia và các chủ ngân hàng trung ương xem là mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế. Do đó, chính phủ nhận ra rằng, bản thân họ không có khả năng thoát khỏi nợ nần thậm chí khi có đủ tiền để trang trải - một tình trạng tiến thoái lưỡng nan kéo dài cho đến tận ngày nay.
Có một mâu thuẫn rõ ràng ở đây. Trong cuốn sách The Great Boom and Panic (Cuộc Đại Bùng Nổ và Khủng Hoảng), Robert Patterson đã viết rằng, vào giai đoạn trước khi cuộc suy thoái diễn ra, Hoa Kỳ đã trả hết nợ.[17] Tuy nhiên, Robarth kể lại rằng, hệ thống ngân hàng đã nắm giữ một lượng lớn trái phiếu chính phủ và con số này lớn hơn rất nhiều so với thời kỳ diễn ra chiến tranh! Cách duy nhất mà cả hai lời nhận định này đều có thể được coi là xác thực là liệu trên thực tế lượng trái phiếu có tồn tại nhiều như vậy trong suốt thời kỳ chiến tranh hay không và chúng được nắm giữ bởi dân chúng chứ không phải là hệ thống ngân hàng. Điều đó có thể xảy ra nếu tổng số trái phiếu của năm 1928 là ít hơn và cho đến lúc đó, Cục Dự trữ Liên bang có thể vẫn còn giữ nhiều trái phiếu hơn trước đây. Đó có thể là kết quả mong đợi đối với vai trò phát triển của Cục Dự trữ Liên bang trên thị trường tự do. Khi lượng trái phiếu do dân chúng nắm giữ ngày càng lớn mạnh, Bộ Tài chính sẽ quay vòng các loại trái phiếu này và Cục Dự trữ Liên bang sẽ tiếp quản toàn bộ trái phiếu đó. Các trái phiếu do dân chúng thu mua không làm gia tăng nguồn cung ứng tiền tệ, ngược lại với các loại trái phiếu do các ngân hàng thu mua. Do đó, năm 1928 mức lạm phát cao hơn rất nhiều so với thời kỳ chiến tranh - mặc dù chính phủ vừa thoát khỏi tình trạng nợ nần.
Trước năm 1922, Cục Dự trữ Liên bang đã mua các trái phiếu kho bạc chủ yếu nhằm ba mục đích: (1) có được thu nhập để điều hành hệ thống, (2) chi trả cho các loại tiền giấy mới được Cục Dự trữ Liên bang phát hành thay thế cho các chứng chỉ bạc, và (3) làm giảm mức lãi suất. Động cơ cho việc thao túng mức lãi suất là nhằm khuyến khích việc vay tiền nước ngoài ở Mỹ (nơi có mức lãi suất thấp). Cục Dự trữ Liên bang cũng khuyến khích Hoa Kỳ đầu tư vào châu Âu (nơi có mức lãi suất cao hơn).[18] Bằng cách làm cho kế hoạch trở nên khả thi nhằm vay đô-la Mỹ ở mức lãi suất này và đầu tư vào đâu đó có mức lãi suất cao hơn, Cục Dự trữ Liên bang đã tự do chuyển tiền ra khỏi Hoa Kỳ và như vậy, các khoản dự trữ vàng cũng hiển nhiên theo đó mà “xuất ngoại”. Vào năm 1963, trong bài diễn văn của mình tại IMF, Tổng thống Kenedy nói rằng, dòng chảy ra của nguồn vàng Mỹ “đã không đến một cách tình cờ.”[19]
SỰ "KHÁM PHÁ" THỊ TRƯỜNG TỰ DO
Điều này thông thường được các nhà văn quả quyết khi nói rằng thế lực của cơ chế thị trường tự do - thế lực thao túng nguồn cung ứng tiền tệ - được Cục Dự trữ Liên bang “khám phá” ra vào những năm đầu của thập kỷ 20. Ví dụ, trong cuốn sách của mình có tên The Bankers (Các ông chủ ngân hàng), Martin Mayer đã viết:
Ngày nay, nhờ sự tình cờ mà đã có người khám phá ra tia Rơ-gen hay thuốc Penicillin, các ngân hàng trung ương đã nhận ra rằng “các hoạt động của thị trường tự do” có tác động đáng kể trên các hành vi của các ngân hàng.[20]
Điều này làm cho câu chuyện trở nên thú vị, nhưng thật khó mà tin rằng Benjamin Strong, Paul Warburg, Montagu Norman và các chuyên gia tiền tệ khác - những kẻ đang kéo chiếc đòn bẩy vào lúc này - đã tỏ ra ngạc nhiên thực sự. Những nhân vật này không thể không biết tác động của việc tạo ra tiền tệ từ không khí và đưa chúng vào lưu thông trong nền kinh tế. Thị trường tự do đơn thuần chỉ là một cái phễu khác. Nếu có bất cứ yếu tố bất ngờ nào xảy đến thì nó chỉ giống như tình trạng mà theo đó, cơ chế hoạt động có thể được kích hoạt. Phần câu chuyện đó là sự thật hay hoang đường cũng không quan trọng ngoại trừ việc điều đó duy trì quan điểm “ngẫu nhiên” của lịch sử, một câu chuyện tưởng tượng rằng không ai chịu trách nhiệm về sự hỗn độn chính trị hay kinh tế: Mọi việc ngẫu nhiên xảy ra. Không có bất kỳ một kế hoạch tổng thể nào. Chẳng ai có lỗi. Mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát. Hãy cứ thư giãn đi, hãy trả các khoản thuế của bạn đi và trở về giường an tâm ngủ một giấc đẫy vào!
Trong bất kỳ trường hợp nào, khi chiến tranh kết thúc, Quốc hội đã tỉnh thức với một sự thật là cơ quan này có thể sử dụng Hệ thống Dự trữ Liên bang để đạt được lợi nhuận mà không cần các khoản thuế. Từ điểm này, các khoản chi tiêu thâm hụt đã được thể chế hóa. Chiều hướng gia tăng trong việc phát hành các trái phiếu tài chính đã khuyến khích Cục Dự trữ Liên bang vì nó vẫn đưa ra thêm một nguồn nợ để chuyển đổi thành tiền, một nguồn nợ mà cuối cùng cũng chắc chắn hơn so với các khoản vay ngân hàng hay các chấp phiếu ngân hàng. Giờ đây, Quốc hội đang trở nên phụ thuộc vào những hạt bắp trên bờ ao, và giống như chú vịt thỏa thuê với món bắp miễn phí, nó có rất ít cơ hội tìm lại đôi cánh của mình và bay đi. Quốc hội càng phụ thuộc bao nhiêu, bản thân Cục Dự trữ Liên bang càng được bảo đảm bấy nhiêu. Vào năm 1921, 12 ngân hàng khu vực trong hệ thống Cục Dự trữ Liên bang đã thực hiện việc buôn bán độc lập trong thị trường tự do, nhưng động cơ của từng ngân hàng lại hoàn toàn khác nhau. Một vài ngân hàng chỉ đơn thuần cần thêm doanh thu nhằm trang trải cho các hoạt động trước mắt, trong khi những ngân hàng khác - đặc biệt là chi nhánh New York dưới quyền điều hành của Benjamin Strong - lại quan tâm nhiều hơn đến việc gửi vàng từ Mỹ đến Anh. Strong ngay lập tức bắt đầu tập hợp quyền kiểm soát tất cả các hoạt động của thị trường tự do vào tay ngân hàng của cá nhân mình. Vào tháng Sáu năm 1922, “ủy ban Thị trường Tự do” được hình thành để điều phối các hoạt động giữa Thống đốc các bang trong khu vực. Tuy nhiên, vào tháng Tư năm sau đó, ủy ban quốc gia tại Washing ton đã được thay thế bằng một nhóm bao gồm các Thống đốc với một tổ chức do nhóm này thành lập có tên gọi “ủy ban Đầu tư Thị trường Tự do” - một tổ chức hoạt động dưới sự lãnh đạo của Benjamin Strong. Quyền lực của nhóm tài phiệt này ngày càng được tăng cường qua 10 năm sau đó bằng hệ thống pháp chế được lập ra chủ yếu cho các chi nhánh ngân hàng khu vực tuân theo sự điều hành của ủy ban Thị trường Tự do, nhưng đó chỉ là thủ tục, cái chết của nó đã được dự đoán sớm hơn rất nhiều. Từ năm 1923 trở đi, các hoạt động thị trường tự do của Cục Dự trữ Liên bang đều được tiến hành bởi Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York. Tổ hợp tiền tệ luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát.
NGẬP TRONG NỢ NẦN
Mọi hoạt động đều có hậu quả của nó, và một trong những hậu quả của việc thu mua các loại trái phiếu Tài chính và các loại chứng chỉ khác có liên quan đến nợ trên thị trường tự do chính là: đồng tiền được tạo ra để thu mua các loại trái phiếu này cuối cùng sẽ kết thúc trong các ngân hàng thương mại - nơi các loại trái phiếu này được sử dụng cho việc mở rộng các khoản nợ tín dụng. “Tín dụng” là một từ ngữ khác trong số các từ ngữ cố ý làm giảm đi cái ý nghĩa đích thực với các nghĩa khác nhau áp dụng cho từng người khác nhau. Theo ngôn ngữ ngân hàng, việc mở rộng các khoản tín dụng đồng nghĩa với việc các ngân hàng có “nguồn dự trữ vượt mức” (các bút toán kế toán) có thể được nhân lên với 9 và thu được lợi nhuận cho mình - nếu chỉ có một người nào đó đủ tốt bụng để vay mượn. Người ta gọi đó là đồng tiền chờ đợi để được tạo ra. Thông điệp ở đây là: “Hãy đến với ngân hàng đi nào, các bạn! Đừng e ngại hay rụt rè. Chúng tôi có rất nhiều tiền cho các bạn vay. Bạn hiện có các khoản tín dụng mà bạn thậm chí không biết đến đấy thôi!”
Vào những năm 20, một lượng cổ phần lớn hơn của các khoản tín dụng ngân hàng được dành cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư giàu có và các nhà tài phiệt khác, nhưng cũng không ngoại trừ những người đầu tư nhỏ. Vào năm 1910, các khoản tín dụng dành cho người tiêu dùng được tính chỉ ở mức 10% doanh thu bán lẻ của quốc gia. Vào năm 1929, các giao dịch tín dụng đạt chỉ tiêu 30 tỷ đô-la trên thị trường bán lẻ. Trong cuốn sách Money and Man (Tạm dịch: Tiền bạc và Con người) của mình, Elgin Grosecllose đã nói: “Năm 1929, Hoa Kỳ đã bị chôn vùi bởi một cơn lũ tín dụng. Nó bao trùm lên cả một vùng đất. Nó được rót vào mọi ngóc ngách và xó xỉnh của nền kinh tế quốc gia.”[21]
Sự tác động của việc mở rộng tín dụng được ghép với các mức lãi suất thấp giả tạo - mặt khác của cùng một đồng xu - với mục đích giúp đỡ chính phủ châu Âu. Nhưng họ cũng kích thích việc vay mượn tiền tại quê nhà. Vì hình thức vay mượn là nguyên nhân dẫn đến việc đồng tiền được tạo ra dưới hệ thống ngân hàng dự trữ cục bộ, nguồn tiền cung ứng ở Mỹ lại bắt đầu được mở rộng. Từ năm 1921 đến tháng 6 năm 1929, lượng đô-la tăng lên 61,8%, về thực chất còn tăng hơn trong sản phẩm quốc gia. Cùng thời điểm đó, lượng tiền tệ trong vòng quay tài chính vẫn không thay đổi. Điều đó có nghĩa là việc mở rộng bao gồm toàn bộ các phương thức thay thế tiền như trái phiếu hay các hợp đồng cho vay.
THỜI KỲ BÙNG NỔ VÀ SUY THOÁI KHIẾN NỀN KINH TẾ TRỞ NÊN TỒI TỆ
Tác động của thị trường tự do linh hoạt đến không ngờ. Giống như “chợ đen”, sự tác động đó tự áp dụng theo những cách thức không mong đợi bất chấp nghị định chính trị. Tình trạng này kéo dài xuyên suốt trong lịch sử Mỹ. Trước khi thành lập Cục Dự trữ Liên bang, ngành ngân hàng chỉ đang tập tễnh từng bước và nằm trong vòng tay nâng niu của chính phủ. Các ngân hàng được chính phủ ban đặc quyền, bảo vệ, và tất nhiên là do chính phủ ban hành các quy định. Họ buộc phải phục vụ cho những người nằm trong hệ thống chính trị có thế lực. Bởi vậy, trên một vùng đất tươi đẹp đã mọc lên những ngôi mộ của những xác chết ngân hàng - những xác chết đã mang theo vào quan tài cả một lượng các khoản tiết kiệm của những chủ nợ/khách hàng xấu số của họ. Nhưng những thảm kịch của lĩnh vực này đã trở nên bi đát khi được bù đắp bởi sự tăng trưởng và sung túc của các khu vực khác. Thậm chí, trong những cộng đồng bị ảnh hưởng dữ dội nhất, việc khôi phục lại cũng diễn ra nhanh chóng.
Hiện nay, tập đoàn kinh tế ngân hàng có được sự kiểm soát vững chắc đối với nguồn cung ứng tiền tệ của quốc gia, mô hình đã bắt đầu thay đổi. Các nguồn lực sửa đổi thị trường tự do đang trở nên kìm hãm hơn bao giờ hết. Tất cả các ngân hàng trên toàn quốc đều đóng cửa quay lưng lại với nhau. Điều gì xảy ra cho một khu vực thì cũng xảy ra cho toàn bộ tổng thể các khu vực còn lại. Các ngân hàng không có quyền khai tử, vì thế cũng không có các điều chỉnh sau khi nó “qua đời”. Tình trạng bệnh hoạn của nó vẫn tiếp tục kéo dài và truyền vi-rút gây chết người cho các thực thể khác.
Việc mở rộng nguồn cung ứng tiền tệ vào những năm 20 đã cho thấy rõ ràng hiệu quả của nó. Nó không phải là một bước tiến vững chắc nhưng lại gây ra hàng loạt các cơn chấn động. Mỗi một guồng quay tiếp nối của nó đều ở mức độ cao hơn những guồng quay cũ. Đó là do sự suy thoái diễn ra sau sự bùng nổ không được phép dạo lên điệu nhạc đưa tiễn họ ra khỏi cuộc chơi này. Các chuyên gia tiền tệ hiện có quá nhiều cơ chế trong quyền điều khiển của mình và họ khả năng khởi động cho các đợt mở rộng nguồn cung tiền tệ nhằm hủy bỏ những điều chỉnh đã không còn thích hợp. Nó giống như việc ra lệnh gia tăng những liều thuốc gây mê để trì hoãn sự hoạt động/tỉnh thức của một mầm bệnh đang phát triển. Nó cũng làm gia tăng uy tín của bác sĩ điều trị, nhưng lại không báo trước điều may mắn cho bệnh nhân.
TÀU LƯỢN SIÊU TỐC
Giai đoạn giữa năm 1920 và 1929 xuất hiện ba chu kỳ kinh doanh riêng biệt với nhiều vòng quay nhỏ trong đó. Đối với tầng lớp trung lưu Mỹ, nó gây ra sự hoang mang và hủy diệt. Đối với các nhà đầu tư, nó là một cú lượn tàu siêu tốc đưa họ thẳng đến sự lãng quên:
LÊN! Cục Dự trữ Liên bang đã gây lạm phát nguồn cung ứng tiền tệ nhằm chi trả các khoản chiến phí trong Thế chiến I. Sự bùng nổ là nguyên nhân gây ra việc giá cả tăng nhanh.
XUỐNG! Vào năm 1920, Cục Dự trữ Liên bang đẩy mức lãi suất lên cao để làm dịu đi cơn sốt lạm phát. Điều này gây ra tình trạng suy thoái và bất ổn về giá cả. Người nông dân phải đối mặt với tình trạng khó khăn nhất, và hàng trăm ngân hàng quốc gia đã buộc phải đóng cửa.
LÊN! Vào năm 1921, Cục Dự trữ Liên bang hạ mức lãi suất xuống thấp để chấm dứt tình trạng suy thoái và nhằm giúp đỡ chính phủ châu Âu. Kết quả là nạn lạm phát cùng các khoản nợ tăng lên.
XUỐNG! Vào năm 1923, Cục Dự trữ Liên bang thắt chặt các khoản tín dụng nhằm chấm dứt tình trạng lạm phát.
LÊN! Nhưng điều đó đã được bù đắp bằng chính sách hạ mức lãi suất vay khẩn cấp diễn ra đồng thời và như vậy khuyến khích các ngân hàng vay mượn thêm các nguồn dự trữ mới để mở rộng thêm nguồn cung ứng tiền tệ.
XUỐNG! Vào năm 1924, Cục Dự trữ Liên bang bất ngờ tạo ra 500 triệu đô-la trong đồng tiền mới. Trong vòng một năm, các ngân hàng thương mại đã đánh cược vào đó hơn 4 tỷ đô-la. Sự bùng nổ tiếp sau đó mang tính chất đầu cơ tích trữ hơn là đầu tư. Giá cả trên thị trường cổ phiếu đã tăng lên mạnh mẽ.
XUỐNG! Vào năm 1926, sự bùng nổ về đất đai tại miền Florida xẹp xuống, và nền kinh tế một lần nữa lại bắt đầu co hẹp lại.
LÊN! Vào năm 1927, Montagu Norman của Ngân hàng Anh đã đến Hoa Kỳ để hội ý với Benjamin Strong, chỉ một thời gian ngắn sau chuyến viếng thăm của Montagu Norman, Cục Dự trữ Liên bang đã bơm tiền vào hệ thống và thời kỳ phát đạt lại quay trở lại.
XUỐNG! Vào mùa xuân năm 1928, Cục Dự trữ Liên bang đã co hẹp lại các khoản tín dụng nhằm tạm thời ngăn chặn thời kỳ bùng nổ này.
LÊN! Nhưng các ngân hàng đã chuyển nguồn dự trữ của họ vào các khoản tiền gửi có kỳ hạn của mình (nơi các khách hàng đồng ý chờ đợi một khoảng thời gian trước khi rút tiền). Khi các khoản tiền gửi có kỳ hạn đòi hỏi một tỷ lệ dự trữ nhỏ hơn so với nhu cầu ký gửi, các ngân hàng có khả năng phát hành ra nhiều khoản cho vay hơn trước đây. Điều đó đã bù đắp cho việc thu hẹp các khoản tín dụng của Cục Dự trữ.
XUỐNG! Cùng lúc đó, chính phủ Anh đã dùng khoản tiền trợ cấp trước đây của mình với mục đích sử dụng để duy trì phúc lợi xã hội của bang. Vào mùa xuân năm 1928, đồng bảng Anh một lần nữa sụt giá trên thị trường quốc tế, và vàng bắt đầu chảy ngược vào Hoa Kỳ. Một lần nữa, Âm Mưu non nớt ấy lại xuất hiện để cứu Ngân hàng Anh - vị phụ huynh ốm yếu của nó. Cục Dự trữ Liên bang đã mua một lượng lớn chấp phiếu ngân hàng nhằm hạ mức lãi suất xuống và tạm thời ngăn chặn dòng chảy của vàng. Nguồn cung ứng tiền tệ đột ngột tăng lên đến gần 2 tỷ đô-la.
LÊN! Vào tháng Tám, Cục Dự trữ Liên bang duy trì chính sách mở rộng nguồn cung tiền tệ của mình bằng cách bán các trái phiếu Tài chính ra thị trường tự do và làm tăng mức lãi suất. Nguồn cung ứng tiền tệ bắt đầu co hẹp lại.
Đây là bong bóng ảo tưởng cuối cùng.
LÝ DO THỨ SÁU ĐỂ XÓA BỎ CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG
Một trong những câu chuyện hoang đường về Cục Dự trữ Liên bang là tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định nền kinh tế. Dù thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ thể hiện điều ngược lại. Việc làm mất ổn định đột ngột trở nên rõ ràng trong những năm trước khi xảy ra Cuộc Suy Thoái, nhưng nguyên nhân và hậu quả tương tự đã tiếp diễn cho đến tận ngày hôm nay. Chừng nào được trao quyền để “chắp vá” với nguồn cung ứng tiền tệ thì con người sẽ còn gắng sức dùng mưu để phá hủy luật tự nhiên về cung cầu. Bất kể mục đích của họ có cao thượng đến đâu hay động cơ của họ có trong sáng đến thế nào, thì họ cũng sẽ gây ra tình trạng “chia năm xẻ bảy” trong luồng chảy tự nhiên. Khi sự xâu xé này bị mọi người phát hiện, họ sẽ cố gắng bồi thường thiệt hại bằng cách tạo ra tình trạng chia rẽ ngược lại. Nhưng, trong một thời gian dài trước khi họ hành động đã xuất hiện những nguồn lực mới ở những khâu hoạt động mà họ không thể nhận thức được cho đến khi họ có thể chứng minh được. Đó là đỉnh cao nhất của suy nghĩ điên rồ tự cao tự đại đặc trưng của các “chuyên gia” khi họ nghĩ rằng họ quá thông minh hay có thể tự mình làm tốt hơn so với những quyết định được bàn bạc của hàng trăm triệu con người hành động chỉ với mục đích đáp trả lại ý kiến tốt nhất của riêng họ. Do đó, Cục Dự trữ Liên bang đã bị thất bại về bản chất và nhiệm vụ của nó. Đó là lý do thứ sáu mà tổ chức này cần phải bị loại bỏ: Nó làm cho nền kinh tế trở nên mất ổn định.
HỘI CHỨNG TULIP
Các khoản tín dụng dễ dàng cho vay không chỉ là vấn đề duy nhất trong giai đoạn này. Điều quan trọng tương tự là tác động đối với các kiểu hành vi của công chúng. Hưởng ứng lại bản năng “bầy đàn” và niềm tin trong khả năng có thể đạt được điều gì đó không vì một lý do gì cả, con người đã bị hướng đến hình thức kỳ quái nhất của sự đầu cơ tích trữ đầu tư.
Đây không phải lần đầu tiên chứng kích động này lại chộp lấy đối tượng là dân chúng. Một trong những ví dụ sinh động nhất đã xảy ra tại Hà Lan vào giữa những năm từ 1634 đến 1636. Một loại hoa hiếm và mới lạ, được gọi là uất kim hương (tulip), được phát hiện trong vườn nhà của một vài cư dân giàu có vùng Constantinople, hiện nay được biết đến với tên gọi Istanbul. Khi du nhập vào Hà Lan, những thân cây của loại hoa lai này nhanh chóng trở thành một biểu tượng thể hiện địa vị thân thế của những tầng lớp giàu có và tầng lớp rủng rỉnh tiền bạc này đã phát hiện rằng việc đầu tư vào loại hoa tulip sẽ mang lại cho họ sự công nhận quan trọng trong xã hội.
Giá cả của những cây tulip đã tăng lên một cách đều đặn cho đến khi nó trở thành một việc đầu tư mang tính tích trữ chứ không còn là biểu tượng địa vị đơn thuần nữa. Giá loại cây này đã tăng lên từng ngày, và những kẻ đầu cơ xuất hiện nhan nhản trong nỗ lực hốt bạc mà không cần tốn công sức lao động. Tuy nhiên, có nhiều người thận trọng đã tự nhận thấy bản thân mình đang chịu sự chi phối của sự kích động này. Họ vay tiền bằng cách thế chấp nhà cửa và đầu tư khoản tiết kiệm sinh hoạt của mình để đi tìm vận may bất ngờ. Chính điều này đã nâng giá hoa lên thậm chí cao hơn và có ý định tạo ra sự hưởng ứng cho lời tiên đoán của riêng họ. Các hợp đồng cho việc giao nhận hoa tulip trong tương lai - là hình thức của thị trường sản phẩm thương mại ngày nay - trở thành một đặc trưng chi phối thị trường cổ phiếu của Hà Lan.
Những cây hoa tulip cuối cùng trở nên quý giá hơn cả đá quý. Khi các chủng loại hoa mới ra đời và tăng trưởng, thị trường trở nên phức tạp, đòi hỏi các chuyên gia phải chứng nhận được nguồn gốc và chủng loại hoa. Giá cả tăng vọt, và dân chúng trở nên điên cuồng. Một cây hoa chủng loại Admiral Liefken có giá 4,400 florin; chủng loại Semper Augustus có giá 5,500 florin - số tiền như vậy có thể mua được một chiếc xe ngựa, hai con ngựa xám và một bộ yên cương đầy đủ. Sử sách ghi lại rằng, trong một vụ buôn bán, một cây hoa chủng loại Viceroy đơn có giá trị tương đương hai tấn bột mì, bốn tấn lúa mạch đen, bốn con bò mập, tám con lợn béo, mười hai con cừu to, hai thùng rượu lớn, bốn thùng bơ, 1000 pao phô-mai, một cái giường và một cái nệm, một bộ quần áo, và một chiếc ly uống rượu bằng bạc.
Sau đó, vào một ngày đẹp trời, hiện thực đã quay trở lại sau hai năm vắng bóng. Tại thời điểm đó, sâu thẳm trong cõi lòng, mọi người đều biết rằng giá cả theo vòng xoắn ốc này đã khoan vào giá trị của hoa tulip một mối quan hệ sâu sắc và không sớm thì muộn, một ai đó rồi cũng sẽ bị đau đớn. Nhưng họ vẫn cứ tiếp tục tích trữ với nỗi sợ hãi là thời gian không còn nhiều và có thể họ sẽ đánh mất luôn cả khoản lợi nhuận chưa thu hồi lại được. Mọi người đều tin rằng họ sẽ bán ra vào đúng thời điểm mà giá thị trường đạt mức cao nhất. Tuy nhiên, trong mỗi nhóm người luôn có một vài người đóng vai trò dẫn đầu và vào năm 1636, tất cả những gì xảy ra là có một hoặc hai thương nhân nổi tiếng đã bán ra cổ phiếu của mình. Qua một đêm, không một ai mua bán với bất cứ một giá nào cả. Thị trường hoa tulip đã tiêu tan, và hàng ngàn nhà đầu cơ đã nhìn giấc mơ làm giàu dễ dàng của mình - và trong nhiều trường hợp là cả khoản tiết kiệm sinh hoạt của bản thân - cũng đã tan biến như bọt xà phòng. Hội chứng tulip, đúng như tên gọi của nó vào thời điểm đó, đã đến hồi kết thúc.[22]
Có có thật như thế không? Như chúng ta đã thấy, Cục Dự trữ Liên bang có thể tạo ra số lượng tiền lớn một cách đơn giản bằng cách bước vào thị trường tự do và mua các hợp đồng nợ. Nhưng, từ khi nó nằm trong dòng chảy chính của nền kinh tế thì các ngân hàng thương mại có thể nhân đồng tiền đó lên đến hệ số 9, và đó là chính là nơi trú ngụ thực sự của hành vi lạm phát. Bảo vệ đặc quyền là một trong nhiều lý do quan trọng để các ngân hàng tạo nên tập đoàn kinh tế của mình. Tuy nhiên, dân chúng vẫn có được tiếng nói cuối cùng. Nếu không ai muốn vay tiền của họ, thì trò chơi được coi là kết thúc.
Khả năng này mang đậm tính lý thuyết hơn là thực tế. Mặc dù có thể do dự không muốn bị mắc nợ vì các khoản kinh doanh mạo hiểm hợp pháp trong giai đoạn kinh tế bất ổn định, song mọi người có thể bị cám dỗ bởi các khoản tín dụng cho vay dễ dàng để có được một bước kinh doanh lâu dài. Giấc mơ làm giàu nhanh chóng là động cơ mạnh mẽ. Những tay cá cược trong sòng bài, sòng bạc xì phé tại nhà, những đường đua, những ô cửa xổ số và các hình thức hội chứng tulip khác là những bằng chứng thuyết phục rằng lòng tham trong các vụ cá cược đã được đóng mã số di truyền. Dân chúng chỉ luôn quan tâm đến những hạt bắp miễn phí.
TULIP TRONG THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU
Trong suốt giai đoạn cuối cùng của việc mở rộng các khoản vay tín dụng của Mỹ vào những năm 20, việc tăng giá trên thị trường cổ phiếu hoàn toàn mang tính chất đầu cơ. Những người mua không quan tâm rằng phiếu của họ có giá quá cao so với những cổ tức mà họ trả hay không. Các cổ phiếu buôn bán thông thường được bán ra với giá gấp 20 đến 50 lần lợi nhuận của họ; một vài cổ phiếu còn được bán với mức giá gấp 100. Những nhà đầu cơ tích trữ chỉ đơn thuần đòi hỏi cổ phiếu của mình sẽ giữ được giá trong một lúc và sau đó sẽ bán ra khi có lợi nhuận. Đây được gọi là chiến lược “Thằng Khờ”. Bất chấp ngày hôm nay giá cổ phiếu tăng cao bao nhiêu, thì ngày mai luôn có một gã khờ thậm chí sẽ mua vào với mức giá cao hơn. Trong một khoảng thời gian, chiến lược đó có vẻ hữu dụng.
Để khiến cho trò chơi thêm phần thú vị, các nhà đầu tư sẽ thu mua cổ phiếu bằng việc ký quỹ. Điều đó có nghĩa người mua sẽ đặt một khoản tiền nhỏ như một khoản ký gửi (khoản dự trữ) và vay phần còn lại từ các trung gian môi giới cổ phiếu - những người lấy cổ phiếu từ ngân hàng, và các ngân hàng lấy từ Cục Dự trữ Liên bang. Vào những năm 20, mức lãi gộp cho các nhà đầu tư nhỏ chỉ ở mức thấp 10%. Mặc dù cổ phiếu trung bình sẽ cho một mức cổ tức thường niên vừa phải là 3%, các nhà đầu cơ sẵn sàng trả hơn 12% lãi suất trên các khoản vay của họ, đồng nghĩa với việc cổ tức của họ phải được đánh giá cao ở mức 9% mỗi năm thậm chí chỉ để hòa vốn.
Các tài khoản dự trữ này đôi khi ám chỉ đến cái mà người ta gọi là các “khoản vay nóng” vì người môi giới có quyền “đòi về” trong một khoảng thời gian ngắn, thường thì chỉ trong vòng 24 giờ. Nếu người môi giới đòi chúng thì những nhà đầu tư phải tạo ra đồng tiền ngay lập tức. Nếu anh ta không làm được, nhà môi giới sẽ lấy tiền từ việc bán cổ phiếu. Trên lý thuyết, việc buôn bán cổ phiếu sẽ đủ cho việc trang trải khoản vay. Nhưng trên thực tế, chỉ khi người môi giới đòi vốn về thì thị trường mới hỗn loạn. Trước những tình hình đó, cổ phiếu không thể bán ra ngoại trừ đã bị lỗ: toàn bộ thua lỗ trong lợi nhuận thu được của nhà đầu tư; và các thua lỗ khác nhau đối với người môi giới tùy thuộc vào sự khốc liệt của việc rớt giá. Để có được nhiều tác dụng đòn bẩy, đôi khi các nhà đầu tư phải sử dụng các loại cổ phiếu mà họ có như một tài khoản ký gửi cho khoản vay của người môi giới đối với nhà đầu tư cho các giao dịch chứng khoán mới. Do đó, nếu không thể trang trải khoản vay này, họ sẽ mất hết số cổ phiếu cũ.
Trong bất kỳ trường hợp nào, những mối quan tâm ngớ ngẩn này đều không được hoan nghênh vào những năm 20. Từ tháng Tám năm 1921 đến tháng chín năm 1929, chỉ số cổ phiếu công nghiệp Dow-Jones đã tăng từ 63.9 lên 381.17, tăng đến 597%. Các khoản tín dụng dồi dào, các khoản vay thì thấp và lợi nhuận thì lại lớn.
CÁC NGÂN HÀNG TRỞ THÀNH NHỮNG KẺ ĐẦU CƠ
Các ngân hàng thương mại là những tổ chức trung gian trong trò chơi phù phiếm này. Vào cuối thập niên, chức năng của họ giống như những kẻ đầu cơ hơn là ngân hàng. Thay vì cung cấp dịch vụ như một ngân hàng hối đoái tiền có uy tín, họ đã trở thành những tay chơi trong thị trường. Các khoản vay đối với các công ty thương mại cho sản lượng hàng hóa và dịch vụ - thường được xem là xương sống của thực tế ngân hàng vững mạnh - là cơ sở thua cuộc đối với các khoản vay đầu cơ tích trữ trong thị trường cổ phiếu và trong hệ thống bất động sản ngoại ô. Giữa năm 1921 và 1929, trong khi các khoản vay thương mại vẫn duy trì không thay đổi, toàn bộ các khoản vay ngân hàng tăng từ 24,121 triệu đô-la đến 35,711 triệu đô-la. Các khoản vay chứng khoán và bất động sản tăng lên gần 8 tỷ đô-la. Do đó, khoảng 70% lượng gia tăng trong suốt giai đoạn nằm trong các vụ đầu tư có tính đầu cơ tích trữ. Và đó là đồng tiền do ngân hàng tạo ra.
Các ngân hàng New York và các công ty ủy thác có hơn 7 tỷ đô-la trên khoản vay đối với những người môi giới tại Sở Chứng khoán New York cho việc sử dụng trong các tài khoản thế chấp. Trước chiến tranh, có 250 nhà môi giới chứng khoán, nhưng vào năm 1929, con số đó đã bắt đầu lên đến 6,500.
Các ngân hàng không chỉ tạo ra tiền cho việc đầu cơ tích trữ mà còn trở thành các nhà đầu cơ tích trữ bằng cách thu mua phần lớn trái phiếu lãi suất cao, trong đó có nhiều trái phiếu đáng ngờ. Đó là những loại chứng khoán khó thanh lý trên thị trường đang xuống dốc. Với việc vay tiền ngắn hạn và đầu tư dài hạn, các ngân hàng đã tự đưa mình vào vị trí bấp bênh.
Có phải Cục Dự trữ Liên bang gây ra nạn đầu cơ trên thị trường cổ phiếu? Tất nhiên là không. Những kẻ đầu cơ đã làm điều đó. Cục Dự trữ Liên bang chắc chắn có các mục đích khác trong đầu, nhưng điều đó không bỏ qua trách nhiệm của nó. Đó là sự nhận thức sâu sắc về tác động tâm lý của các khoản tín dụng có được dễ dàng và có ý thức sử dụng kiến thức đó để lôi kéo hành vi quần chúng trong nhiều trường hợp. Tâm lý hành vi là công cụ cần thiết cho việc buôn bán. Vì thế, có thể quả quyết rằng đó không phải là sự ngu dốt hay sự ngây thơ. Khi tấn bi kịch này được bộc lộ, nó ngây thơ như một con nhện tình cờ “vớ” phải một con ruồi trong mạng của mình.
BONG BÓNG CUỐI CÙNG
Vào mùa xuân năm 1928, Cục Dự trữ Liên bang đã bày tỏ mối quan tâm đối với nạn đầu cơ trên thị trường cổ phiếu và quyết định tăng lãi suất đối với việc hạn chế sự mở rộng tín dụng. Việc tăng trưởng nguồn cung ứng tiền tệ bắt đầu giảm xuống, đồng thời giá cổ phiếu cũng tăng lên. Có thể hiểu được rằng, nền kinh tế nhảy vọt có thể có được cho việc “hạ cánh nhẹ nhàng” - ngoại trừ khi các vấn đề khác đã được cân nhắc kỹ. Giáo sư Quigley cho rằng, tự bản thân các chủ ngân hàng trung ương không phải là những thế lực trọng yếu mà là những con rối được giật dây bởi kẻ khác. Chỉ khi nạn đầu cơ tích trữ hiện diện dưới sự kiểm soát thì những sợi dây đó mới bị giật mạnh, và Cục Dự trữ Liên bang một lần nữa lại đổi ý.
Những sợi dây đó bắt nguồn từ Luân Đôn. Thậm chí sau bảy năm, khi Cục Dự trữ Liên bang chi tiền trợ cấp, nền kinh tế Anh đã tụt dốc, và nguồn vàng đã được chuyển ngược về Hoa Kỳ. Mặc dù bị dân chúng chỉ trích về nạn đầu cơ tích trữ quá mức song Cục Dự trữ Liên bang cũng đã hủy bỏ được nạn này và thu mua trên 300 triệu chấp phiếu ngân hàng trong nửa cuối năm 1928, tạo nên sự gia tăng nguồn cung ứng tiền tệ gần 2 tỷ đô-la. Giáo sư Rothbard nói:
Như chúng ta đã thấy, châu Âu đã tìm được ích lợi từ cuộc lạm phát năm 1927, và châu Âu giờ đây cương quyết phản đối bất cứ đồng tiền khan hiếm nào ở Mỹ. Sự lắng dịu vào cuối năm 1928 đã ngăn chặn được nạn “chảy máu” vàng vào Mỹ với số lượng lớn. Nước Anh một lần nữa bị mất vàng, và đồng bảng Anh một lần nữa bị suy yếu. Hoa Kỳ một lần nữa lại gồng mình với mong muốn nhìn thấy châu Âu tránh được hậu quả do các chính sách chống lạm phát của mình gây nên.[23]
Trước các chính sách hủy bỏ của Cục Dự trữ Liên bang, giá cổ phiếu thực sự đã giảm xuống 5%. Giờ đây, chúng đã vượt qua giá trần, tăng lên 20% từ tháng Sáu đến tháng Mười Hai. Thời kỳ bùng nổ lại quay về con át bích.
Sau đó, vào tháng Hai năm 1929, một sự kiện đáng chú ý đã xảy ra. Montagu Norman một lần nữa đã đến Hoa Kỳ để hội ý riêng với các quan chức trong Cục Dự trữ Liên bang. Ông ta cũng tiếp xúc với Andrew Mellon, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ. Không có bất kỳ bản ghi nhận chi tiết công khai nào được tiết lộ tại những cuộc họp kín này, nhưng chúng ta có thể chắc chắn ba điều: nó quan trọng; nó liên quan đến nền kinh tế Mỹ và Anh; và tốt nhất là không nên nói cho dân chúng điều gì đang xảy ra. Thật vô lý để giả định rằng kết luận mà các chủ ngân hàng trung ương đưa ra là bong bóng ảo tưởng - không chỉ ở Mỹ, mà còn ở châu Âu - gần như sắp nổ trong thời gian sớm nhất. Hơn là đấu tranh với nó như trong quá khứ, đây là lúc mà họ phải lùi lại và để cho mọi chuyện diễn ra, dọn sạch những kẻ đầu cơ, và đem thị trường quay trở lại hiện trạng thực tế ban đầu. Như Galbraith đã nói: “Như những gì nhìn nhận được về Cục Dự trữ Liên bang, sẽ tốt hơn nhiều nếu cho phép tạo hóa đi theo con đường của nó và chịu trách nhiệm trên lộ trình đó.”[24]
Mellon thậm chí còn nhấn mạnh hơn. Herbert Hoover đã mô tả quan điểm của Mellon như sau:
Ngài Mellon chỉ có một công thức duy nhất: “Thanh lý lao động, thanh lý cổ phiếu, thanh lý nông dân, thanh lý bất động sản.” Ông ta khăng khăng rằng, khi tâm trí mọi người rối bời với tình trạng lạm phát thì cách duy nhất để gạt nó ra khỏi đầu óc họ là làm cho nó sụp đổ. Ông ta giữ vững quan điểm sự sụp đổ không hoàn toàn là một điều xấu. Ông ta nói rằng:
“Nó sẽ gột rửa sự thối nát ra khỏi hệ thống. Giá sinh hoạt cao, và mức sinh hoạt cao sẽ giảm xuống. Mọi người sẽ làm việc chăm chỉ hơn và sống đạo đức hơn. Các giá trị được điều chỉnh, và mọi người sẽ nhặt nhạnh đống hoang tàn từ những kẻ ít cạnh tranh hơn”.[25]
Nếu đó là hệ tư tưởng giữa Mellon và Norman cùng Hội đồng Dự trữ Liên bang, thì mục đích cuộc họp của họ phải được bảo đảm rằng, khi sự tự hủy xảy ra thì các ngân hàng trung ương có thể điều phối các chính sách của mình. Thay vì bị hệ tư tưởng đó áp đảo, họ nên chỉ huy nó theo cách tốt nhất và cuối cùng biến nó thành lợi thế của mình. Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết được rằng khi viễn cảnh đó là chính xác thì các sự kiện đi theo sẽ cổ vũ mạnh mẽ cho quan điểm trên.
LỜI CẢNH BÁO TRƯỚC CHỈ DÀNH CHO CÁC THÀNH VIÊN
Ngay sau cuộc họp, các chuyên gia tiền tệ bắt đầu đưa ra cảnh báo cho các đồng nghiệp của mình trong nhóm tài chính nhằm thoát ra khỏi thị trường. Vào ngày 6/2, Cục Dự trữ Liên bang đã tư vấn cho các ngân hàng thành viên trong việc thanh lý các cổ phiếu đang nắm giữ trên thị trường cổ phiếu. Một tháng sau đó, Paul Warburg đã đưa ra lời khuyên tương tự trong báo cáo thường niên của mình cho các cổ đông trong Ngân hàng Bảo đảm Quốc tế của mình. Ông ta giải thích lý do khi đưa ra lời khuyên là:
Nếu sự điên cuồng của nạn đầu cơ tích trữ tràn lan được phép lan rộng ra thì cuộc sụp đổ cuối cùng không chỉ ảnh hưởng đến chính các nhà đầu cơ mà còn tạo ra một cuộc tổng suy thoái trên toàn quốc.[26]
Paul Warburg là đối tác của Kuhn, Loeb & Co - đơn vị giữ bản danh sách khách hàng ưu tiên. Những người này đều là các chủ ngân hàng thân thiết, những nhà công nghiệp giàu có, các chính trị gia lỗi lạc và các quan chức cấp cao trong chính phủ nước ngoài. Một bản danh sách tương tự được lưu giữ tại công ty J.P. Morgan. Điều này là thông lệ nhằm thông báo cho các nhân vật tai to mặt lớn này về việc phát hành các cổ phiếu quan trọng và một cơ hội thu mua chúng tại mức từ hai đến mười lăm điểm - nghĩa là dưới mức dành cho mọi người. Đây là một trong những cách thức mà các chủ ngân hàng đầu tư duy trì sức ảnh hưởng đối với các thương vụ làm ăn trên thế giới. Những người trong bản danh sách này được thông báo về cuộc sụp đổ sắp tới.
John D. Rockefeller, J.P. Morgan, Joseph Kenedy, Barnard Baruch, Henry Mongathau, Doughlas Dillon - những nhà viết tiểu sử của tất cả các ông trùm Phố Wall vào thời điểm đó đã khoác lác rằng những nhân vật này có đủ “sự uyên thâm” để thoát khỏi thị trường cổ phiếu trước khi Cuộc Suy thoái xảy ra. Và điều đó đúng. Hầu như tất cả các câu lạc bộ trong nước đều được cứu thoát, và điều ngạc nhiên là không có bất cứ ghi chép nào về các thành viên trong ban quản trị phối hợp giữa Cục Dự trữ Liên bang, các ngân hàng lớn ở New York và các khách hàng hàng đầu của họ - những người bị vướng vào sự sụp đổ này. Sự khôn ngoan hình như bị tác động mạnh mẽ bởi những kẻ có trong tay bản danh sách đó.
THÔNG ĐIỆP AN ỦI DÀNH CHO DÂN CHÚNG
Trong khi các thủy thủ đang cố bỏ rơi con tàu thì các hành khách trên đoàn tàu đó được thông báo rằng đây là một cuộc du ngoạn biển tuyệt vời. Chủ tịch Coollidge và Bộ trưởng Tài chính Mellon đã một mực khăng khăng nói trước dân chúng rằng nền kinh tế đang ở trong tình trạng tốt hơn bao giờ hết. Với địa vị đảng viên xã hội tại Luân Đôn, John Maynard Keynes đã kêu lên rằng việc quản lý đồng đô-la của Hội đồng Dự trữ Liên bang là một “thắng lợi” của loài người đối với tiền tệ. Và, từ những văn phòng sang trọng của ông ta tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, Benjamin Strong đã huênh hoang rằng:
Sự tồn tại vững chắc của Hệ thống Dự trữ Liên bang là thành trì bảo vệ nhằm chống lại bất cứ thứ gì được xem như tại họa phát sinh bên ngoài tỉ suất tiền tệ… Trong quá khứ, tâm lý diễn ra hoàn toàn khác hẳn, vì các sự việc trong tình huống của các ngân hàng đều khác nhau. Sự sụp đổ ồ ạt kéo theo các thảm họa khác, có vẻ như không mấy xảy ra.[27]
Dân chúng được trấn an, và quả bong bóng lại tiếp tục phình to ra. Đây là lúc để mài lại đinh ghim. Vào ngày 19/4, Cục Dự trữ Liên bang đã tổ chức một cuộc họp tối mật. Ngày hôm sau, tờ New York Times đã báo cáo lại như sau:
HỘI ĐỒNG DỰ TRỮ HỘI Ý TRONG VỘI VÀNG
Bầu Không Khí Bí Mật Bao Trùm Cuộc Họp Tại Washington
Bầu không khí bí mật được cả hội đồng lẫn ban điều hành tạo ra cho cuộc họp. Không có sự báo trước nào được thực hiện về phiên họp bất thường của hội đồng theo dự tính, và sự thật là các thành viên chỉ được biết đến khi phóng viên báo chí nhìn thấy một vài người trong số họ bước vào tòa nhà của Bộ Tài chính. Thậm chí, những câu trả lời sau đó đều là tránh né… Trong khi cuộc họp chung đang diễn ra tại Bộ Tài chính, mọi nỗ lực đều được thực hiện để bảo vệ biên bản lưu, và một nhóm các phóng viên báo chí bị yêu cầu phải rời khỏi hành lang tòa nhà.[28]
Chúng ta hãy quay lại một chút với Montagu Norman. Người viết tiểu sử cho ông ta kể rằng, sau khi trở thành người đứng đầu Ngân hàng Anh, ông ta có thói quen du lịch đến Hoa Kỳ nhiều lần trong năm, mặc dù những chuyến đi của ông ta ít khi được báo chí nhắc đến. Trong những chuyến đi đó, ông ta cải trang với chiếc áo choàng đen dài cùng một chiếc mũ rộng vành lớn, và ông ta sử dụng biệt hiệu giáo sư Skinner.[29] Một trong những chuyến đi bí mật của ông ta là chuyến đi dưới cái tên của một thanh niên Úc W.C. Wentworth. Sáu mươi năm sau đó, Wentworth đã viết một lá thư đến tờ The Australian, một tờ báo được phát hành tại Sydney, và kể về việc “chạm trán” của mình:
Vào năm 1929, tôi là một thành viên trong nhóm vận động viên điền kinh Oxford và Cambridge, đến Mỹ để tham gia vào một cuộc thi đấu với trường đại học Mỹ. Vào cuối tháng Bảy, chúng tôi chia nhau thành nhóm để trở về nhà, và tôi cùng với một số các vận động viên khác lên một con tàu chở khách loại nhỏ tại New York (tất nhiên, vào thời đó không có máy bay).
Một vị hành khách đi cùng là “Ngài Skinner”, và một thành viên trong nhóm của chúng tôi nhận ra ông ta. Ông ta chính là Montagu Norman và đang quay trở về Luân Đôn sau chuyến đi bí mật đến Ngân hàng Trung ương Mỹ mà không để lộ lai lịch của mình.
Khi vỡ lẽ ra rằng chúng tôi biết ông ta là ai, ông ta yêu cầu chúng tôi không đồn thổi về vỏ bọc của ông ta, vì nếu như các chi tiết về chuyến đi của ông ta bị tiết lộ công khai, hậu quả tài chính nghiêm trọng chắc chắn sẽ xảy ra. Đương nhiên, chúng tôi đã đồng ý, và vào những ngày sau đó khi chúng tôi vượt biển Đại Tây Dương, ông ta đã nói chuyện với chúng tôi một cách thẳng thắn.
Ông ta nói: “Một vài tháng tới sẽ diễn ra một sự cải tổ. Nhưng đừng lo - nó sẽ không kéo dài lâu đâu.”[30]
Vào ngày 9/8, chỉ một vài tuần sau cuộc “chạm trán” trên tàu diễn ra, ủy ban Dự trữ Liên bang đã đảo ngược chính sách tín dụng vay dễ dàng của mình và tăng mức chiết khấu lên đến 6%. Một vài ngày sau đó, Ngân hàng Anh cũng tăng mức lãi suất lên. Hệ thống dự trữ ngân hàng ở cả hai quốc gia bắt đầu co hẹp lại, và tương tự, nguồn cung ứng tiền tệ cũng nằm trong tình trạng đó. Đồng thời, hệ thống này bắt đầu bán các loại chứng khoán ra thị trường tự do, một thủ đoạn đã khiến cho nguồn cung ứng tiền tệ co hẹp lại. Mức lãi suất vay nóng đối với các khoản vay thế chấp nhảy lên mức 15%, sau đó là 20%. Mọi việc đã được an bài.
BỮA TIỆC TỐI VỚI MÓN VỊT ĐƯỢC DỌN LÊN
Thị trường chứng khoán đã đạt được mức điểm cao nhất vào ngày 19/9 - sau đó nó bắt đầu trượt dốc. Dân chúng vẫn chưa nhận ra rằng đã đến hồi kết thúc. Trò lượn cao tốc đã bị hạ xuống trước đó. Chắc chắn rằng nó sẽ chao lên một lần nữa. Trong năm tuần kế tiếp, dân chúng phải trả giá đắt trên chặng đường tuột dốc. Có hơn một triệu cổ phiếu được giao dịch trong giai đoạn này. Sau đó, vào thứ Năm, 24/10, giống như một đàn cá khổng lồ đột ngột rẽ hướng bơi về phía tín hiệu mịt mờ, hàng ngàn nhà đầu tư tán loạn bán đổ bán tháo cổ phiếu. Cuộn băng giấy của máy điện báo đã quá tải một cách vô vọng. Giá cả rơi vào tình trạng mất ổn định. Ba mươi triệu cổ phiếu đã được sang tay. Mọi người cho rằng thị trường đã thủng đáy. Họ đã sai. Năm ngày sau, điều đó mới thực sự xảy ra.
Vào thứ Ba ngày 29/10, các giao dịch đã bị gián đoạn bởi một loạt vụ bán ra ồ ạt. Vào thời điểm đó, không có bất cứ người mua nào. Vào cuối phiên giao dịch, hơn 16 triệu cổ phiếu đã bị bán tống bán tháo với bất kỳ giá nào. Trong vòng một ngày, hàng triệu nhà đầu tư đã lâm vào cảnh phá sản. Trong vòng một vài tuần sau khi sụt giá, 3 tỷ đô-la tài sản đã bốc hơi nhanh chóng. Trong vòng 12 tháng, 40 tỷ đô-la đã biến mất. Những kẻ ngồi “đếm cua trong hang” với mộng tưởng sẽ hốt tiền thiên hạ nhanh chóng nhận ra rằng, giờ đây họ đang lâm vào cảnh không xu dính túi.
Mặt kia của đồng xu chính là, cứ có người bán thì sẽ ắt có người mua. Người trong cuộc đã chuyển các khoản đầu tư của mình thành tiền mặt và vàng chính là người mua. Phải nhớ rằng cổ phiếu rớt giá không nhất thiết đồng nghĩa với việc có một điều gì đó thiếu minh bạch trong các cổ phiếu này. Những công ty “hoành tráng” này vẫn chi trả cho các khoản cổ tức và là những nhà đầu tư tốt - với mức giá thực tế. Trong cuộc sụp đổ, giá cả đã rơi xuống dưới mức tự nhiên. Những kẻ nắm tiền mặt trong tay đã nhanh chóng ôm vào. Các công ty khổng lồ được thành lập cho nhiệm vụ này, ví dụ như Tập đoàn Marine Midland, Lehman Corporation và Equity Corporation. J.P. Morgan đã dọn sẵn “tổ hợp thực phẩm” với tên gọi Standard Brands. Cũng giống như con cá mập đang nuốt một con cá thu, các nhà đầu cơ tầm cỡ đang ngấu nghiến những con mồi - nhà đầu tư nhỏ.
Không có bằng chứng cho thấy Cuộc Suy thoái được hoạch định cho mục đích kiếm lợi nhuận. Thật ra, có nhiều chứng cứ cho thấy các chuyên gia tiền tệ cố gắng hết sức để ngăn chặn nó và có thể đã làm được điều đó, nếu các chương trình nghị sự với tính ưu tiên cao hơn của họ đã không chen chân vào giữa đường. Tuy nhiên, một khi nhận ra rằng thị trường chắc chắn sẽ sụp đổ thì họ không rụt rè trong việc sử dụng vị trí ưu tiên của mình để giành phần hơn. Với ý nghĩa đó, Curtis Dall - con rể của Franklin Delano Roosevelt - đã đúng khi viết rằng: “Đó là hiện tượng ‘xén lông cừu’ dân chúng một cách chủ tâm của các Thế lực Tiền tệ Thế giới.”[31]
ĐIỀU LUẬT TỰ NHIÊN SỐ 5
Đây là một điều luật khác trong “bộ luật tự nhiên” của nền kinh tế cần được bổ sung vào danh sách của chúng ta.
BÀI HỌC: Bản chất của con người là đặt quyền ưu tiên cá nhân lên trên hết tất cả mọi thứ. Thậm chí phần tốt đẹp nhất của con người cũng không thể cưỡng lại được sự cám dỗ lâu dài nhằm trục lợi với khoản chi phí của hàng xóm nếu dịp may trực tiếp “hiện ra” trước mắt họ. Điều này đặc biệt đúng khi các cách thức mà họ kiếm lợi trở nên mơ hồ và không giống như những gì đã nhận thức được. Có thể có những trường hợp ngoại lệ cưỡng lại được cám dỗ đó nhưng con số đó lại quá ít ỏi. Quy luật chung sẽ chiếm ưu thế trong một cuộc chạy đua dài.
Nền kinh tế sai khiến đã mang lại cho con người cơ hội đó một cách chính xác. Sức mạnh thiết lập và tiêu hủy nguồn cung ứng tiền tệ quốc gia đã tạo ra khả năng không giới hạn của con người trong việc đạt được lợi ích cá nhân. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, việc cho phép sức mạnh đó hiện diện đã được biện minh là cần thiết trong việc bảo vệ lợi ích dân chúng, nhưng kết quả thì hoàn toàn ngược lại. Nó được sử dụng nhằm chống lại họ và phục vụ cho lợi ích cá nhân của những kẻ nắm trong tay quyền điều hành. Do đó,
LUẬT: Khi được giao phó quyền kiểm soát nguồn cung ứng tiền tệ thì cuối cùng người ta cũng sẽ sử dụng quyền hạn đó để sung công tài sản của những người hàng xóm của mình.
Không có sự minh họa nào sống động và cụ thể hơn về điều luật này bằng Cuộc Sụp Đổ năm 1929 và cuộc suy thoái kéo dài tiếp sau đó.
TỪ SỤP ĐỔ ĐẾN SUY THOÁI
Cuộc suy thoái kéo dài là một phần quan trọng của câu chuyện. Những kẻ đầu cơ tích trữ đã bị hủy diệt, nhưng những gì mà họ đánh mất là những đồng tiền được kiếm ra không mất một chút công sức nào. Có một vài linh hồn thiếu may mắn cũng mất cả các khoản tiết kiệm sinh hoạt của mình, nhưng chỉ vì họ đã đặt cược các khoản tiết kiệm đó vào các khoản vay nóng. Những người mua cổ phiếu bằng tiền thực sự của mình không phải bán ra, và họ đã chơi thật sự tốt trong cuộc đua dài này. Hơn hết, hội chứng “không thành có” lại được biến đổi thành không. Giá cổ phiếu đã rớt xuống đáy, nhưng các công ty hậu thuẫn phía sau lại vẫn tiếp tục cho ra sản phẩm, vẫn tiếp tục thuê nhân công, vẫn tiếp tục chi trả cổ tức. Không một ai mất việc làm chỉ thị trường bị rớt giá thảm hại. Thời kỳ những bông hoa tulip đã qua rồi, nhưng vụ mùa lúa mì thì vẫn còn đó.
Vậy thì, vấn đề nằm ở đâu? Sự thật thì không có vấn đề nào cả - hay nói đúng hơn là chưa có. Cuộc sụp đổ đã phá hủy gia sản của những kẻ đầu cơ nhưng lại ít tác động đến tầng lớp trung lưu Mỹ. Nạn thất nghiệp không diễn ra lan tràn cho đến khi diễn ra tình trạng suy thoái - tình trạng diễn ra ngay sau đó do chính phủ tiếp tục kìm hãm thị trường tự do. Việc rớt giá trong thị trường cổ phiếu quả thực là một sự điều chỉnh đúng đắn và đã quá hạn đối với nền kinh tế. Vũ đài giờ đây được dựng lên nhằm khôi phục và tăng trưởng kinh tế vững mạnh, như nó đã từng xảy ra trong quá khứ.
Điều đó không xảy ra đúng lúc này. Các chuyên gia chính trị và tiền tệ - những kẻ gây nên mọi chuyện hiện đang gánh vác toàn bộ trách nhiệm khôi phục. Họ xem cuộc sụp đổ diễn ra như một cơ hội vàng đế biện minh cho sự thắt chặt kiểm soát còn hơn cả trước đây. Herbert Hoover đã ban bố nhiều chương trình mang tầm vóc chính phủ nhằm ủng hộ mức lương, ngăn sự sụt giảm giá, hỗ trợ các công ty thua lỗ, kích thích xây dựng, bảo đảm các khoản vay gia đình, bảo vệ khách hàng gửi tiền, cứu vớt ngân hàng, viện trợ cho nông dân, đưa ra các công trình công cộng. Franklin Delano Roosevelt đã bị triệu đến văn phòng với những cam kết mới. và Cục Dự trữ Liên bang đã đưa ra hàng loạt chính sách “cải cách ngân hàng” - những phương pháp cần thiết để mở rộng quyền lực của mình đối với nguồn cung ứng tiền tệ.
Vào năm 1931, nguồn tiền tươi được bơm vào nền kinh tế nhằm bắt đầu chu kỳ, nhưng thời gian này, quả tên lửa đã không được bắn lên. Trọng lượng tê liệt của chế độ quan liêu mới và các quy định của chính phủ cũng như các khoản viện trợ, thuế và phúc lợi xã hội, các chi phí trượt giá và việc “chắp vá” lại giá cả đã giữ nó lại trên bệ phóng.
Cuối cùng, nền tảng sản xuất của một quốc gia cũng bắt đầu tan thành mây khói dưới trọng lượng này. Các cơ quan thuế và điều chỉnh luật đã buộc các công ty phải ngừng kinh doanh. Những thứ còn tồn đọng đó đã cướp đi sản lượng của quốc gia. Nạn thất nghiệp bắt đầu tràn lan. Bằng mọi phương thức kinh tế, nền kinh tế năm 1939 cũng hơn không kém gì năm 1930 khi các hành động cứu vớt nền kinh tế bắt đầu được áp dụng. Đến khi Thế chiến II bùng nổ, và việc trang bị công cụ cho nền sản xuất thời chiến diễn ra sau đó, cuộc suy thoái cuối cùng đạt được dấu chấm hết.
Đây là một hành động cứu trợ đầy hoài nghi. Hầu hết trong mọi cách, nó là sự lặp lại vở kịch đã được công diễn cùng Thế Chiến I, thậm chí đối với hai diễn viên quan trọng nhất là Franklin Delano Roosevelt và Churchill - những nhân vật đứng sau hậu trường để đưa Mỹ vào cuộc xung đột. Churchill muốn có sự giúp đỡ của Mỹ trong cuộc chiến, nước Anh thua cuộc và không đủ sức, còn Franklin Delano Roosevelt lại muốn bật ra khỏi nền kinh tế chạy theo các mục đích chính trị, trong khi các nhà tài phiệt tập hợp lại sau lưng J.P. Morgan muốn có lợi nhuận từ chiến tranh. Nhưng điều đó thuộc về chương sau, và cuốn sách này cũng đủ dài để kể tiếp câu chuyện này.
Điều xảy ra sau Thế chiến II là trọng tâm của sáu chương đầu. Nó sẽ đưa chúng ta đến phần kết của các bản văn lịch sử. Giờ là thời điểm khởi động lại sự phối hợp trong cỗ máy thời gian của chúng ta và quay trở về hiện tại.
TÓM TẮT
Quốc hội bảo đảm rằng Pháp lệnh Dự trữ Liên bang đã phân quyền hạn của hệ thống ngân hàng ra khỏi Phố Wall. Tuy nhiên, trong vòng một vài năm đầu, Hệ thống này chịu sự kiểm soát của Ngân hàng Dự trữ New York dưới sự điều hành của Benjamin Strong - người có tên trùng nghĩa với tổ hợp tiền tệ ở Phố Wall.
Trong suốt chín năm trước khi xảy ra cuộc sụp đổ năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang có trách nhiệm trong việc mở rộng hàng loạt nguồn cung ứng tiền tệ. Động cơ chính cho chính sách này là viện trợ chính phủ Anh chi trả cho các chương trình xã hội mà sau đó đã bòn rút tiền trong ngân khố. Bằng cách làm giảm giá trị đồng đô-la và hạ mức lãi suất tại Mỹ xuống, các nhà đầu tư đã chuyển tiền đến Anh - nơi có lãi suất và giá trị cao hơn. Sách lược đó đã thành công trong việc giúp đỡ Anh trong một khoảng thời gian, nhưng nó được thiết lập trong sự vận động các nguồn lực dẫn đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi của thị trường cổ phiếu.
Nguồn cung ứng tiền tệ được mở rộng trong suốt giai đoạn này, nhưng khuynh hướng thì được thể hiện rải rác với các cơn bộc phát co hẹp được xem là kết quả của nỗ lực kìm hãm sự mở rộng nguồn cung. Mỗi một quyết tâm sử dụng sự câu thúc đều bị phá vỡ bởi các chương trình nghị sự chính trị cấp cao trong việc giúp đỡ chính phủ châu Âu. Với tầm nhìn xa, kết quả của nguồn tiền sung sức và các khoản vay tín dụng dễ dàng chính là làn sóng đầu cơ tích trữ trong thị trường cổ phiếu và bất động sản - làn sóng đang càng ngày càng cuồn cuộn thêm.
Có một bằng chứng chi tiết cho thấy rằng, tại một buổi họp kín vào tháng Hai năm 1929, Ngân hàng Anh và Cục Dự trữ Liên bang đã đưa ra kết luận rằng việc thị trường sụp đổ chắc chắn phải xảy ra và đó chính là hành động tốt nhất để mọi chuyện diễn ra theo đúng tự nhiên. Ngay lập tức sau buổi họp đó, các nhà tài phiệt đã gửi lời cảnh báo đến các khách hàng ưu tiên - các nhà công nghiệp giàu có, các chính trị gia lỗi lạc và các quan chức cấp cao trong chính phủ nước ngoài - nhằm giúp họ rút chân ra khỏi thị trường đang trên bờ vực thẳm. Trong khi đó, người dân Mỹ vẫn còn đang được bảo đảm rằng nền kinh tế đang ở trong tình trạng tốt đẹp.
Vào ngày 9/8, Cục Dự trữ Liên bang đã dí đinh ghim vào “bong bóng” ảo tưởng này. Tổ chức này làm tăng lãi suất cho vay của ngân hàng và bắt đầu bán ra các cổ phiếu chứng khoán - trên thị trường tự do. Cả hai hành động này đều có tác dụng làm giảm sự chi phối của nguồn cung ứng tiền tệ. Lãi suất đối với các khoản vay của nhân viên môi giới nhảy lên mức 20%. Vào ngày 29/10, thị trường cổ phiếu sụp đổ. Hàng nghìn nhà đầu tư bị xóa sổ chỉ trong vòng một ngày. Những người trong cuộc được báo trước đã chuyển cổ phiếu của mình thành tiền mặt trong khi giá cả vẫn tăng cao. Hiện giờ họ trở thành những người mua. Một số nguồn tài sản lớn nhất nước Mỹ đã ra đời theo cách này.
Chú thích:
[1] Galbraith, trang 130.
[2] Lundberg, trang 122.
[3] Galbraith, trang 180.
[4] Greenspan, trang 99-100.
[5] Quigley, Tấn thảm kịch (Tragedy), trang 326-27.
[6] Charles A. Lindbergh-cha Cơn túng quẫn của nền kinh tế (The Ecomomic Pinch), bản in lại năm 1923. Hawthorne, California: Ommi Publications, 1968), trang 95.
[7] Quốc hội Mỹ, Thượng nghị viện, ủy ban Đặc biệt về Điều tra Bạc, Bạc, Phần 5, Cuộc họp Quốc hội lần thứ 76, phiên thứ nhất. (Washington, DC: GPO, 1939), ngày 7 tháng 4 năm 1939, trang 196-97.
[8] Năm 1980, những hạn chế do luật pháp quy định về các tỷ lệ dự trữ đều bị loại bỏ. Giờ đây, Hội đồng Dự trữ Liên bang có được lựa chọn để hạ thấp tỷ lệ đó xuống bằng không, đồng nghĩa với sức mạnh tạo nên những con số không giới hạn về tiền. Đó chính là ước mơ tột đỉnh của các chủ ngân hàng trung ương.
[9] Xem Chương 10 để biết thêm chi tiết.
[10] Xem Robert T. Patterson, Cuộc đại bùng nổ và hỗn loạn; 1921-1929 - (The Great Boom and Panic; 1921-1929), Chicago: Henry Regnery Company, 1965, trang 223.
[11] Để biết cụ thể hơn về tình tiết này, xem Phần hai cuốn sách của chính tác giả, Thế giới không có bệnh ung thư: Câu chuyện về Vitamin B17 (World without Cancer: The Story of Vitamin B17) - Westlake Village, California: American Media, 1974.
[12] Larry Schweikart biên tập, Bách khoa Lịch sử và Tiểu sử nước Mỹ (The Encyclopedia of American History and Biography) - New York: Facts on File, 1990, trang 448.
[13] Sách đã dẫn, trang 448; xem thêm Murray N. Rothbard, Cuộc đại suy thoái của nước Mỹ (America’s Great Depression) - Kansas City: Sheed and Ward, 1963, trang 117.
[14] Keynes, Bàn về cải tổ tiền tệ (A Tract on Monetary Reform), trang 198-99.
[15] Chandler, trang 101-102.
[16] Tình trạng suy thoái (Depression), trang 125.
[17] Trang 223.
[18] Chandler, trang 211; xem thêm Rothbard, Tình trạng suy thoái (Depression), trang 127.
[19] Xem chương 6.
[20] Mayer, trang 401.
[21] Groseclose, Cơ chế Tiền tệ của nước Mỹ (America’s Money Machine), trang 154.
[22] Xem Charles Mackay, LL.D., Những ảo giác phổ biến lạ thường và sự điên loạn của đám đông (Extraordinary Popular Delusions and the Madness of Crowds), bản in lại năm 1841. New York: L.C. Page & Company, 1932, trang 89-97.
[23] Rothbard, Tình trạng suy thoái (Depression), trang 147.
[24] Galbraith, trang 181.
[25] Được Burton Hersh trích dẫn, Gia đình Mellon: Số phận theo lịch sử (The Mellon Family: A Fortune In History) - New York: William Morrow and Co., 1978, trang 290.
[26] Lời khuyên này được in lại trong cuốn Biên niên sử về Tài chính và Thương mại (Commercial and Financial Chronicle), ngày 9 tháng 3 năm 1929, trang 1444.
[27] Được Greider trích dẫn, trang 298.
[28] “Những cuộc hội nghị của Hội đồng Dự trữ ở Haste,” New York Times, ngày 20 tháng 4 năm 1929, trang 89.
[29] Hargrave, trang 1.
[30] “Những bức thư gửi ban biên tập”, The Australian (GPO Box 4162, Sydney, NSW. 2001), ngày 7 tháng 2 năm 1989.
[31] Curtis B. Dall, FDR: Bố vợ tôi đã bị lợi dụng (FDR: My Exploited Father-in-Law) - Tulsa, Oklahoma: Christian Crusade Publications, 1967, trang 49.
G. Edward Griffin
Nhật An - Minh Hà - Ngọc Thúy dịch
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

XXXXNhà thơ lãng tử

Nhà thơ lãng tử Chương 1 Một chuyến du lịch. Tâm Sứt huýt gió một hơi dài, trao trả bé Thơ tấm hình: - Trời ơi! Công viên đẹp vô cùn...