Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2024

Những âm mưu từ đảo Jekyll - 4

Những âm mưu từ đảo Jekyll - 4

Phần 4- CÂU CHUYỆN VỀ BA NGÂN HÀNG - Chương 15
Bản đồ châu báu đã bị mất
Người ta cho rằng, những ai phớt lờ lịch sử đều buộc nhắc lại sai lầm của mình. Người ta có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang chính là ngân hàng trung ương thứ tư của Hoa Kỳ chứ không phải là ngân hàng thứ nhất. Chúng ta đã nghĩ nhiều về điều này trước đó và kết quả của mỗi một lần phân tích cũng giống như nhau. Bạn có muốn biết những điều đã diễn ra không? Hãy thử quay ngược cỗ máy thời gian về thời thuộc địa Massachusetts và năm 1690. Hãy xem tiếp trang sau để hiểu rõ vấn đề.
Chương 15
BẢN ĐỒ CHÂU BÁU ĐÃ BỊ MẤT
Kinh nghiệm cay đắng của thực dân Mỹ với đồng tiền pháp định; giải pháp của đám Cha Đẻ nhằm cấm một dân tộc mới khôi phục tiền giấy không được đảm bảo bằng vàng bạc; dự thảo Hiến pháp; việc chế tạo đồng đô-la Mỹ thực thụ; sự thịnh vượng tiếp sau đó.
Trong những ngày hoàng kim của radio, trong chương trình Edgar Bergen show, một người có tài nói tiếng bụng, đã hỏi nhân vật đần độn do ông tạo dựng có tên là Mortimer Snerd “Vì sao anh lại ngốc như vậy?” Và câu trả lời luôn rập khuôn, muôn lần như một. Sau một hồi lâu suy nghĩ, Mortimer trả lời “Ùi, điều này không dễ dàng!”
Khi nhìn lại sự hỗn loạn về tiền tệ xung quanh chúng ta ngày nay - giá trị tan biến của đồng đô-la và sự sụp đổ của các thể chế tài chính - chúng ta buộc phải đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để sắp xếp vấn đề này? Và, thật đáng tiếc, câu trả lời của Mortimer đã có thể trở nên phù hợp.
Để tìm ra cách thức xác định vị trí của chúng ta, cần phải biết được nơi chúng ta khởi hành và vị trí tốt đẹp để bắt đầu yêu cầu này là Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Điều I, Khoản 8 và 10 của Hiến pháp có nói:
Quốc hội là đơn vị nắm quyền:
Vay tiền… đúc tiền kim loại, điều chỉnh giá trị pháp lý của việc đó và xác định chuẩn mực trọng lượng và đơn vị đo lường; … nhằm quy định các hình thức xử phạt đối với tôi làm giả tiền bạc…
Nhà nước không có quyền đúc tiền; phát hành giấy bạc hoặc tạo ra bất cứ thứ gì ngoài đồng tiền vàng và bạc nhằm phục vụ cho việc trả nợ.
Những người được ủy thác đã đúng khi sử dụng những từ ngữ này. Quốc hội được trao quyền đúc tiền kim loại chứ không được in. Cuốn Nguyên tắc của Luật Hiến pháp (Principles of Constitutional Law) của Thomas M. Cooley đã giải thích rằng “đúc tiền là in dấu lên các mảnh kim loại để sử dụng như là phương tiện trao đổi trong thương mại tính theo chuẩn mực được thiết lập của giá trị.”
Những gì bị cấm là “phát hành giấy bạc” - điều mà theo những lời phát biểu và các văn bản của những người soạn thảo ra tài liệu có nghĩa là in các phiếu nợ dự kiến sẽ được đưa vào lưu hành như tiền tệ - hoặc nói một cách khác là việc in ấn tiền pháp định nhưng không được bảo đảm bằng bạc hoặc vàng.
Trước hết, có vẻ như không có gì có thể rõ ràng hơn. Cả hai điều khoản đơn giản này đều trở thành nền tảng cho hàng nghìn trang diễn giải đầy mâu thuẫn. Điểm then chốt của vấn đề là trong khi rõ ràng Hiến pháp cấm các bang phát hành tiền pháp định thì điều này không hẳn là ngăn cản chính phủ liên bang làm như vậy. Đó thực sự là một sự bỏ sót đáng tiếc đối với một phần cơ cấu tài liệu, nhưng có lẽ họ không bao giờ mơ tưởng trong những cơn ác mộng man rợ nhất của mình rằng hậu duệ của họ “có thể trở nên ngu đần” vì không hiểu được dự định của họ.
Hơn nữa, làm mất mục đích của họ “quả là không dễ dàng” Tất cả những gì cần làm là xem xét lại lịch sử tiền tệ - điều dẫn chúng ta tới Hội nghị Hiến pháp và để đọc những lá thư được công bố và những trận chiến giữa các nhân vật đã ký tên vào hồ sơ sáng lập.
Khi đọc về các trận chiến trong hội nghị, người ta dễ bị ấn tượng bởi cảm giác rằng những người được ủy quyền giao phó này đang nắm giữ chủ thể tiền bạc. Mỗi một người trong số họ có thể nhớ từ trải nghiệm của bản thân về sự hỗn loạn tại các thuộc địa -sự hỗn loạn được gây nên bởi việc phát hành tiền pháp định. Họ nói ra miệng rằng họ phản đối điều này và cương quyết rằng không nên dung thứ cho điều này một lần nữa dù là ở mức độ nào.
TIỀN GIẤY TẠI CÁC THUỘC ĐỊA
Kinh nghiệm đầu tiên với tiền pháp định diễn ra trong thời gian từ 1690 đến 1764. Massachusetts là địa phương đầu tiên sử dụng tiền pháp định như một phương tiện tài trợ cho các cuộc tấn công quân sự chống lại thực dân Pháp tại Quebec. Các thuộc địa khác cũng nhanh chóng theo gương thực dân Pháp và chỉ trong vòng mấy năm đã đắm chìm vào việc in tiền mà không cần có sự hiện diện của ngân hàng trung ương. Một chuyên gia pháp lý của xứ thuộc địa đã giải thích:
Các quý vị có hình dung được rằng tôi sẽ bằng lòng đổ dồn thuế má lên đầu người ủy thác của mình khi chúng ta có thể in được cả núi tiền, một thếp giấy có thể chi trả cho tất cả mọi thứ?[1]
Hậu quả của tài kỹ trị là rất kinh. Giá cả tăng vùn vụt, pháp lệnh tiền tệ được ban hành nhằm buộc các quốc gia thực dân chấp nhận mớ giấy lộn và một người bình thường chịu đựng những tổn thất cá nhân và thử thách nặng nề. Cuối năm 1750, Connecticut (một tiểu bang thuộc miền đông bắc Hoa Kỳ) đã rơi vào cảnh lạm phát tiền tệ với mức 800%, Carolinas lạm phát ở mức 900%, Massachusetts 1000%, Rhode Island 2300%.[2]
Tình hình đã tuột ra khỏi tầm kiểm soát và đầu năm 1751, Thượng nghị viện Anh đã can thiệp vào và trong một trong những ví dụ hiếm hoi như vậy, nơi mà sự can thiệp từ nước mẹ thực chất tạo ra lợi nhuận cho các thuộc địa, và Thượng viện buộc họ dừng sản xuất tiền pháp định. Kể từ đây, Ngân hàng Anh có thể là nguồn lực duy nhất.
Những gì theo sau đó quả thực là không nhận biết trước được bởi những người ủng hộ tiền pháp định. Giữa vẻ u ám về “đồng tiền bất lực”, sự bùng nổ thần diệu của sự thịnh vượng đã diễn ra. Việc sử dụng áp buộc đối với đồng tiền pháp định đã buộc mỗi người phải tích trữ tiền thực thay vì sử dụng đồng tiền giấy vô giá trị. Giờ đây, đồng tiền giấy rơi vào tình trạng bị thất sủng, đám thực dân bắt đầu sử dụng đồng tiền kim loại vàng của Anh, Pháp hoặc Hà Lan, giá cả nhanh chóng được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, và thương mại đã trở thành nền tảng cơ bản. Ngành thương mại được duy trì ngay cả trong tình trạng căng thẳng về kinh tế do hậu quả của cuộc chiến tranh bảy năm (1756-1763) và trong giai đoạn tiền cách mạng. Ở đây xuất hiện một ví dụ điển hình về cảnh khôn cùng của nền kinh tế có thể hồi phục nếu chính phủ không can thiệp bằng quy trình hàn gắn vết thương.[3]
LẠM PHÁT THỜI CHIẾN
Nhưng tất cả vấn đề này đều chỉ là sự tạm ngưng của một cuộc công kích nổi loạn ở thuộc địa. Sự khai chiến đã ném nước Anh vào bánh răng của hệ thống ngân hàng trung ương, và đó chính là động cơ thuyết phục đối với các thuộc địa nhằm trở lại với các nhà máy in tiền của họ. Các con số dưới đây sẽ cho thấy thực chất của vấn đề:
• Vào đầu cuộc chiến năm 1775, tổng nguồn cung tiền cho các thuộc địa của liên bang là 12 triệu đô-la.
• Vào tháng 6 cùng năm đó, Quốc hội thuộc địa đã phát hành thêm hai triệu đô-la Mỹ. Trước khi những đồng tiền này được in, đã có 1 triệu đô-la được phép chờ in.
• Cuối năm 1775, đã có 3 triệu đô-la được in ra.
• Năm 1776 có 19 triệu đô-la được in
• Năm 1777 - 13 triệu
• Năm 1778 - 64 triệu
• Năm 1779 - 125 triệu.
• Tổng cộng có 227 triệu đô-la đã được in trong vòng 5 năm, và so với nguồn cung ban đầu là 12 triệu đô-la thì tổng số tiền này đã tăng 2000%.
• Quân đội thuộc địa, đơn vị không có khả năng lấy tiền từ Quốc hội, đã phát hành “chứng chỉ” cho việc mua bán nguồn cung ứng trị giá 1.200 triệu đô-la.
• 650 triệu đô-la được tạo ra trong vòng 5 năm dựa trên nguồn cung ban đầu 12 triệu đô-la, và như vậy, tổng số nguồn tiền này đã tăng 5000%.[4]
Mặc dù nền kinh tế đã bị phá hủy bởi cơn lũ của đồng tiền pháp định, đa số nạn nhân đều không biết rõ nguyên nhân. Năm 1777, cảm nghĩ của phần lớn dân chúng được thể hiện bằng những lời của một phụ nữ yêu nước như sau: “Thật tội lỗi rằng Quốc hội đã khiến binh lính quèn phải chịu đựng trong khi họ có quyền lực để chế tạo ra bao nhiêu tiền tùy thích.”[5]
Kết quả tức thời của sự điều chế tiền bạc này là sự thịnh vượng xuất hiện. Sau tất cả, bất cứ ai cũng có nhiều tiền hơn và điều này được coi là một điểm tốt. Nhưng nó cũng nhanh chóng bị nhấn chìm bởi nạn lạm phát và cơ chế tự phá hủy. Năm 1775, đơn vị tiền tệ thuộc địa vốn được gọi là đồng tiền thuộc địa, được định giá ở mức một đô-la bảo đảm bằng vàng. Năm 1778, nó chỉ còn đổi được 25 cent. Năm 1779, chỉ 4 năm sau khi phát hành, đồng tiền thuộc địa đã mất giá khủng khiếp và chỉ còn tương đương như một đồng penny và liên tục đưa vào lưu hành như đồng tiền chính thống. Cũng trong năm đó, George Washington viết: “Một goòng xe đầy tiền sẽ đổi được một goòng xe lương thực.”[6]
Câu nói “Vô giá trị” (Not worth a Continental) vốn là câu cửa miệng lúc bấy giờ cũng có nguồn gốc từ giai đoạn u ám này.
Bản chất thực của hiệu ứng lạm phát không bao giờ được nhận thức một cách cặn kẽ hoặc được mô tả một cách sống động hơn thế bởi Thomas Jefferson:
Người ta sẽ hỏi tôi về cách thức mà cả hai hệ thống tiền tệ thuộc địa và tiền tệ liên bang yêu cầu người dân Mỹ chi 72 triệu đô-la trong khi họ được hứa chỉ 6 triệu đô-la. Tôi trả lời rằng, nếu con số là 66 triệu đô-la thì sự khác biệt đã không còn trên đồng tiền giấy và đã bị tách biệt bởi những người sở hữu tiền bạc. Mỗi một người trong số họ đều đã chịu thiệt vì tiền mất giá. Đó là khoản thuế thực đối với họ; và bằng cách này, người dân Mỹ đã đóng góp 66 triệu đô-la trong thời gian diễn ra chiến tranh.[7]
KIỂM SOÁT GIÁ VÀ LUẬT ĐẤU THẦU HỢP PHÁP
Sẽ là bình thường nếu người dân cố gắng tìm cách tránh được sự mất mát thua thiệt đối với các khoản tiền tiết kiệm, và hai phương pháp rành mạch, hiển nhiên nhất là:
1. Thường xuyên điều chỉnh giá cả theo hướng đi lên vì giá trị của tiền bạc đi xuống;
2. Trao đổi hàng hóa và dịch vụ của mình để lấy những đồng tiền vàng.
Kết quả là, hệ thống cơ quan lập pháp thuộc địa và Quốc hội thuộc địa đã thực hiện đúng những gì mà chính phủ thường làm nhằm ngăn chặn khả năng như vậy. Họ phải viện đến việc kiểm soát tiền lương và giá cả cũng như pháp lệnh tiền tệ với các điều khoản trừng phạt nghiêm khắc đối với những hành vi khước từ. Với hiệu lực của luật này, những ai từ chối tiếp nhận đồng tiền vô giá trị cũng sẽ bị coi như kẻ phản bội. Luật này nêu rõ:
Nếu kẻ nào đánh mất đức hạnh và lòng tôn kính của mình đối với Tổ quốc khi từ chối tiếp nhận những đồng tiền của đất nước mình, kẻ đó sẽ được coi là kẻ thù của dân tộc.[8]
Rhodes Island không chỉ đánh thuế những kẻ cứng đầu dám từ chối tiếp nhận đồng tiền giấy thuộc địa mà còn đánh vào cá nhân không quốc tịch. Khi điều này được tuyên bố một cách bất chính bởi ban hội thẩm, cơ quan lập pháp đã phản ứng bằng việc giải tán các thẩm phán.[9]
Như vậy, những ai chịu đứng được mọi điều do đồng tiền pháp định gây nên thì đó chính là những kẻ giữ được niềm tin vào chính phủ. Vào năm 1777, những người như vậy thường là đảng viên của Đảng Whigs, những người giữ tiền giấy với lòng yêu nước và đã lâm vào cảnh khuynh gia bại sản. Mặt khác, các thành viên Đảng bảo thủ Anh lại không tin vào cả chính phủ lẫn hệ thống tiền giấy và nhanh chóng đem đồng tiền giấy ra mua bán bất động sản, đặc biệt là vàng. Hậu quả là họ đã nhanh chóng trở nên giàu có. Nhưng họ thường bị đám hàng xóm kém thận trọng hơn chế nhạo là “những kẻ bảo thủ đầu cơ tích trữ”, “kẻ tích trữ” và thậm chí là “kẻ phản bội”.
Tất cả những điều này được thể hiện trong các cuốn hồi ký của những người được Hiến pháp Thuộc địa ủy quyền và theo một phiên họp tổ chức tại Philadenphia vào năm 1787, đã có nhiều nhóm người giận dữ tụ tập trên phố đe dọa các cơ quan lập pháp. Nạn cướp bóc xảy ra tràn lan không ngăn cản nổi. Các doanh nghiệp lâm vào cảnh phá sản. Tình trạng hỗn loạn diễn ra khắp nơi. Trái cây của đồng tiền pháp định đã chín, và những người được ủy quyền đã không được thưởng thức hương vị của trái cây này.
Tháng Mười năm 1785, George Washington viết rằng: “Bánh xe của chính phủ đã bị kìm lại, và …chúng ta đang tiến đến sự hỗn loạn và tăm tối.” Một năm sau, trong một lá thư gửi James Madison, ông ta nói: “Chưa có lúc nào u ám như lúc này. chúng ta đang cận kề với tình trạng vô chính phủ.”[10]
Tháng Mười năm 1787, Washington viết cho Henry Knox: “Nếu bất cứ người nào nói với tôi rằng ở đây diễn ra cuộc nổi loạn kinh khủng thì tôi sẽ tống cổ anh ta vào trại tâm thần.”[11]
Chỉ ba tháng trước khi phiên họp khai mạc, Washington đã biểu lộ lí do từ chối khái niệm tiền pháp định. Đáp lại lý do bất mãn rằng không đủ đồng tiền vàng để thỏa mãn nhu cầu thương mại, ông ta trả lời:
Sự cần thiết trong nhu cầu đối với tiền đồng được thể hiện quá mức so với thực tế. Tôi dám chắc rằng điều này là có thực, chúng ta phải có lợi. Theo cách nhìn khiêm tốn của tôi, sự uyên thâm của loài người không thể tạo ra một kế hoạch mà theo đó, việc cho vay tiền giấy sẽ diễn ra dài hạn; hậu quả là, sự suy giảm sẽ làm giảm tốc độ phát xạ, và các điều khoản mà theo đó, điều này được trao đổi, sẽ làm tạo ta một tỉ suất lớn hơn nhiều so với giá trị bị đánh thấp của tiền bạc. Như vậy, người nông dân, thợ thủ công… sẽ thu lợi ở đâu?
HIỆP ĐỊNH HIẾN PHÁP
Đây là một cách nhìn rất phổ biến của phần lớn những người được ủy quyền đối với Hiệp định. Họ là những người cứng rắn trong việc cương quyết tạo ra một thể chế có thể ngăn cản bất cứ bang nào, đặc biệt là chính phủ liên bang, trong việc phát hành tiền pháp định.
Oliver Ellsworth từ Connecticut - người sau này trở thành Chánh án tối cao thứ ba của Tòa án tối cao - nói rằng:
Đây là thời điểm lý tưởng để chống lại tiền pháp định. Mối nguy hại của các cuộc thử nghiệm đã được thực hiện giờ đây lại trở nên tươi mới trong tư duy công chúng và kích thích sự căm phẫn của tất cả mọi người dân Mỹ.[12]
George Mason từ Virginia nói với những người được ủy quyền rằng ông ta “căm thù tiền giấy đến tận xương tủy.” Trước đó, ông ta đã viết thư cho George Washington: “Họ có thể thông qua luật để phát hành tiền giấy, nhưng hai mươi bộ luật cũng chẳng thể khiến cho mọi người có được điều đó. Tiền giấy có được là từ trò gian manh và hành động bất lương.”
James Washington từ Pennsylvania nói: “Điều này có tác động ghê gớm đến việc cho vay tiền của Hoa Kỳ nhằm loại bỏ khả năng của tiền giấy.”
John Langdon từ New Hamsphire cảnh báo rằng ông ta có thể từ chối cả kế hoạch của liên bang hơn là cho phép chính phủ mới in tiền pháp định.
George Reed từ Delaware nói rằng điều khoản trong Hiến pháp cho phép chính phủ mới in tiền pháp định “sẽ có thể là tín hiệu báo nguy về thú tính trong sách Hải huyền (cuốn sách cuối cùng trong bộ kinh Tân Ước)”.
Mặc dù không phải là thành viên được ủy nhiệm đối với việc soạn thảo Hiến pháp song Thomas Paine cũng đã viết trong những năm trước đó rằng ông ta phản đối kịch liệt tiền tệ pháp định - thứ tiền mà ông ta coi là tiền bất hợp pháp của nhà nước, và đặc biệt ông ta ghét cay ghét đắng pháp lệnh tiền tệ - thứ luật buộc mọi người chấp nhận đồng tiền bất hợp pháp. Ông ta nói: “Sự trừng phạt của thành viên [cơ quan lập pháp], những kẻ kích thích cho thứ luật này - là đáng tội chết.”
Một ý nghĩ thật thú vị.
Nếu bất cứ chứng cứ nào khác được coi là cần thiết rằng đám cha đẻ dự định cấm chính phủ liên bang in “tiền tín dụng” thì chúng ta phải cân nhắc lại. Bản thảo đầu tiên của Hiến pháp được sao lại từ các điều khoản của Liên bang. Khi được các thành viên ủy quyền đưa ra xem xét, nó chứa một điều khoản cũ “Cơ quan lập pháp Hoa Kỳ có quyền vay tiền và phát hành tiền tệ” và điều này đã gây ra nhiều xáo trộn. Nhưng sau nhiều cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề này, điều khoản gây ra sự khó chịu đã được thông qua nhằm loại bỏ lợi nhuận vượt trội từ Hiến pháp.[13]
Tạp chí của Hiệp định ngày 16/8 đã đăng những dòng như thế này:
Điều khoản này được kích thích và tán thành nhằm xóa bỏ những từ “in ấn tiền tệ”, và sự vận động đã được thông qua trong sự quả quyết.[14]
Bản sửa đổi lần thứ mười chỉ ra rằng: “Hiến pháp - vốn không trao quyền lực và cũng không cấm đoán Hoa Kỳ - được dành cho chính quyền theo thứ tự tách biệt chứ không phải dành cho dân chúng. “Quyền in ấn và phát hành tiền tệ hoàn toàn không được trao cho Hoa Kỳ, và quyền này cũng bị cấm đối với các bang. Như vậy, nếu bất cứ thế lực nào phát hành tiền pháp định, thế lực đó sẽ được duy trì cho dân chúng. Nói cách khác, các cá nhân hay tổ chức tư nhân như ngân hàng có quyền phát hành phiếu nợ và hy vọng rằng người dân sẽ sử dụng chúng như là một loại tiền tệ, nhưng chính phủ - bất luận ở cấp độ nào - đều bị Hiến pháp cấm thực hiện những việc tương tự.
LỜI ĐỀ XUẤT CHO NGHỊ SĨ (MỸ)
Một cách ngẫu nhiên, Hiến pháp không bao giờ được sửa đổi ở điểm này, và điều khoản cho rằng chỉ có vàng hoặc bạc mới có thể được sử dụng như một loại đơn vị tiền tệ cũng không hề được sửa đổi. Thật thú vị nếu mỗi độc giả của cuốn sách này gửi bản sao Hiến pháp cho các đại diện của mình tại Washington, và bạn có thể đính kèm một lưu ý nhỏ với yêu cầu lúc nào thì họ dự định bắt đầu.
Xin đừng thất vọng nếu câu trả lời của bạn không được thỏa mãn lắm. Các chính trị gia có vấn đề tương tự với những vấn đề của các thẩm phán. Có thể làm con tàu lúc lắc liên tục nhưng họ không có ý định đánh chìm con tàu. Các vụ kiện tụng chống chính phủ vốn thách thức sự hợp hiến của hệ thống tiền tệ hiếm khi được xem xét tại tòa. Sẽ là an toàn hơn cho các thẩm phán trong việc từ chối chấp nhận các trường hợp này hoặc bác bỏ chúng. Ngược lại, họ có thể đương đầu với một sự lựa chọn khó khăn. Hoặc họ sẽ phải cắt bỏ tính lô gíc nhằm bảo vệ sự mâu thuẫn hiện tại, hoặc là họ sẽ phải tuyên bố sự thiện cảm đối với Hiến pháp và gây ra sự sụp đổ của chính sách vay tiền nước ngoài nhằm khuyến khích và chống thất nghiệp, cơ chế ngân hàng trung ương. Hành động như vậy có thể cần đến một dũng khí. Không chỉ họ có thể chịu đựng sự phẫn nộ của Giới quyền uy - giới đã được cơ cấu này nuôi dưỡng - mà họ còn phải đối mặt với dân chúng - những người đang hoang mang vì thiếu kiến thức về Hiến pháp hoặc bản chất tiền tệ có thể dễ dàng bị thuyết phục rằng các thẩm phán đã mất trí. Tương tự như vậy, thật an toàn hơn cho các chính trị gia trong việc đáp lại các yêu cầu hình thức này đơn giản chỉ bằng việc trích dẫn một số tài liệu của chính phủ - tài liệu đang làm cho hệ thống tiền tệ pháp định của chúng ta trở nên hợp pháp và hợp hiến hơn.
Thật đáng tiếc rằng đó là sự thật, cho đến khi công chúng được biết rõ hơn những gì hiện đang tồn tại, chúng ta không thể mong đợi nhiều từ các tòa án hoặc từ Quốc hội. Tuy nhiên, việc đem chuyện này để thu hút sự quan tâm của các đại diện được lựa chọn của bạn sẽ xứng đáng với nỗ lực vì quy trình giáo dục đào tạo phải bắt đầu đâu đó và Washington chính là một nơi lý tưởng để bắt đầu.
Tuy nhiên, khi quay trở lại với điểm ngoài lề, quan trọng là phải hiểu được rằng chính phủ liên bang đã được trao chức năng “đúc tiền” và “điều chỉnh giá trị đồng tiền”. Đúc tiền có nghĩa là tạo ra đồng tiền kim loại quý.
Cả trong Hiến pháp và trong các cuộc thảo luận giữa các thành viên được ủy quyền, quyền điều chỉnh giá trị của đồng tiền vàng và bạc gắn liền với quyền xác định trọng lượng và đơn vị đo lường của các đồng tiền này. Trên thực tế, chúng chỉ là một. Điều chỉnh giá trị đồng tiền cũng hệt như việc thiết lập giá trị của dặm, đồng bảng Anh hay lít Anh được xã hội chấp nhận. Đó là việc tạo ra chuẩn mực mà một sự việc có thể được đo lường đề chống lại chuẩn mực đó. Cách diễn đạt về Hiến pháp trong phần này có thể được tìm thấy trong các điều khoản’ của Liên bang với việc làm rõ ý nghĩa được hiểu tại thời điểm này:
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có thể có toàn quyền và thế lực để điều chỉnh và định giá việc đúc tiền bằng thẩm quyền của mình - thiết lập chuẩn mực về trọng lượng và đơn vị đo lường trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
Như vậy, đối với Quốc hội, mục đích của họ cũng đơn giản nhằm xác định chính xác trọng lượng của kim loại quý - kim loại có thể tạo thành đơn vị tiền tệ quốc gia.
NGUỒN GỐC ĐỒNG ĐÔ-LA
Trong khi diễn ra những cuộc bàn luận như thế này, đồng tiền xu bằng bạc của Tây Ban Nha - đồng tiền được gọi là “tám mảnh” - đã trở thành đơn vị tiền tệ thực tế. Một ủy ban chính thức đã được thành lập bởi Quốc hội thuộc địa nhằm đơn giản hóa việc lưu hành tiền kim loại trong nước và xác định giá trị bình quân của chúng bằng việc xem xét trọng lượng cũng như độ tinh khiết của các đồng tiền này. Các biểu đồ được xuất bản và tất cả các đồng tiền từ nhiều nguồn gốc khác nhau được ghi vào danh sách bằng giá trị so sánh. Quốc hội đã “điều chỉnh giá trị” của đồng tiền quốc gia ngay khi Hiến pháp được soạn thảo. Những đồng tiền này đã trở thành đồng đô-la như thế nào vẫn là một câu chuyện thú vị. Edwin Vieira nói rằng:
Các nhà sử học chuyên nghiên cứu về tiền tệ gắn đồng đô-la với Count Schlick - người bắt đầu đúc tiền bằng bạc từ năm 1519 ở mỏ khai thác bạc Joachim Thai, Bavaria (Thai, hay Taler, theo tiếng Đức có nghĩa là thung lũng). Nam 1519, người ta cho in dập hình Joachims lên một mặt của đồng tiền xu. Kể từ đó, đồng tiền có tên là “Schlicktenhalers” hoặc “Joachimsthalef” hay được biết đến với từ “thalers” - từ sau này đọc chệch thành đô-la. Thật thú vị là các thuộc địa của Mỹ không chấp nhận đồng đô-la từ Anh mà lại từ Tây Ban Nha. Với việc cải cách tiền tệ trong năm 1497, đồng tiền thực thụ bằng bạc đã trở thành đơn vị tiền tệ của Tây Ban Nha. Đồng tiền kim loại mới bao gồm 8 đồng real đã xuất hiện. Được biết đến với các tên gọi khác nhau như peso, duro, piezas de ocho (nghĩa là các mảnh của con số 8), hoặc đô-la Tây Ban Nha (do có sự tương đồng về trọng lượng và nét tinh tế như đồng thaler), đồng tiền kim loại đã nhanh chóng chiếm được ưu thế trên thị trường tài chính của Tân Thế giới do vị thế quan trọng về chính trị và thương mại của Tây Ban Nha.[15]
Năm 1785, Thomas Jeffer nhấn mạnh sự thông qua đồng đô-la Tây Ban Nha như một đơn vị tiền tệ chính thức của quốc gia. Trong một cuốn sách mỏng đệ trình cho các thành viên được ủy quyền cho Quốc hội thuộc địa, ông ta đã nói:
Xem xét các giao dịch tiền tệ của chúng ta, cả giao dịch nhỏ lẫn giao dịch lớn, tôi đặt ra câu hỏi rằng tiêu chuẩn đánh giá thông thường về kích cỡ tiện lợi hơn so với đồng đô-la có thể được đề xuất hay không… Đồng đô-la là đồng tiền kim loại được biết đến và phổ biến trong nhận thức của người dân.[16]
Ngày 6/7/1785, Quốc hội nhất trí thông qua quyết định sử dụng đồng đô-la Tây Ban Nha như một đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Jefferson nhận ra rằng, điều này là không đủ. Mặc dù được coi là đồng tiền độc lập nhất về trọng lượng và chất lượng song đồng tiền kim loại vẫn có những thay đổi về hình thức giữa các lần phát hành. Suy cho cùng, đó là việc mà Quốc hội được yêu cầu phải tiến hành khi được trao quyền “điều chỉnh giá trị” của tiền bạc. Jefferson đã huỵch toẹt: “Nếu xác định rằng đồng đô-la sẽ là đơn vị tiền tệ của mình, chúng ta cần phải nói một cách chính xác đồng đô-la đó là đồng nào. Đồng tiền kim loại này được đúc tại nhiều thời điểm khác nhau với các trọng lượng và hình thức khác nhau cũng sẽ có giá trị khác nhau.”[17]
Lô gíc được thể hiện bởi Jefferson không thể bị bỏ qua. Hai năm sau, Quốc hội đã định rõ đồng đô-la sau việc thẩm định kỹ càng trọng lượng thực tế và hình thức của đồng đô-la Tây Ban Nha đang lưu hành. Sau khi được Quốc hội phê chuẩn, đồng đô-la sẽ chứa 371,25 hạt bạc nguyên chất, và tất cả các khoản trong thương mại, kể cả các đồng tiền kim loại khác, được đo lường về giá trị chiểu theo chuẩn mực này.
Vì người Tây Ban Nha tiếp tục giảm lượng bạc trong đồng tiền kim loại của mình nên áp lực để đúc đồng đô-la Mỹ với giá trị dự báo bắt đầu tăng lên. Trong một báo cáo gửi Quốc hội vào năm 1791, Bộ trưởng Bộ Tài chính Alexander Hamilton nhấn mạnh việc thành lập một sở đúc tiền liên bang đồng thời đệ trình một tình huống có tác động mạnh cho việc duy trì tiêu chuẩn bất khả xâm phạm đối với đồng tiền kim loại sẽ được sản xuất bởi sở đúc tiền này. Ông ta nói:
Đồng đô-la vốn được dự tính trong các giao dịch tiền tệ của đất nước chúng ta bằng việc giảm trọng lượng và hình dáng, đã duy trì được khả năng sụt mất 5% và đồng đô-la mới đã phổ biến trong tất cả các khoản thanh toán với một mức quan tâm vừa phải đôi với sự khác biệt của chúng. Phép tính của vấn đề này trong việc đánh sụt giá tài sản vốn phụ thuộc vào các giao kèo, khế ước trước đó cũng như tất cả các tài sản được coi là hiển nhiên, và nó cũng không thể đòi hỏi lý lẽ để chứng minh rằng dân tộc không nên kiên nhãn chịu đựng giá trị tài sản của công dân mình nhằm dao động cùng với khả năng thay đổi tổ chức đúc tiền nước ngoài hoặc thay đổi các luật lệ của đồng tiền vàng Anh ngoại quốc…
Số lượng vàng và bạc trong đồng tiền kim loại quốc gia, tương ứng với trọng lượng của nó, không thể ít hơn so với ngày nay nếu không có sự xáo trộn tính cân bằng của giá trị bên trong…[18]
CHẾ ĐỘ LƯỠNG BẢN VỊ
Đồng tiền trong bản dự kê giá cả trước đây - Hamilton đã từng nhắc đến đồng tiền vàng và bạc - không đơn giản chỉ là bạc. Đó là bởi vào lúc này, Quốc hội bắt đầu cân nhắc chế độ lưỡng bản vị. Điều đó là một sai lầm, và suốt chiều dài lịch sử, chế độ lưỡng bản vị không hề hiệu quả. Điều này thường dẫn đến một nhầm lẫn và rút cục đã dẫn đến sự biến mất của một trong những kim loại vốn được coi như một thứ tiền tệ. sở dĩ như vậy là bởi luôn có sự thay đổi tinh vi về giá trị tương ứng giữa vàng và bạc - hoặc bất cứ vàng hay bạc - phụ thuộc vào nguồn cung cầu luôn thay đổi. Chúng ta có thể định ra tỉ giá của một đơn vị này so với đơn vị khác như những gì đang được chấp nhận ngày nay, tuy nhiên, rốt cuộc là tỉ suất này sẽ không còn phản ánh được thực tế. Kim loại nào có giá trị tăng lên so với các kim loại khác sẽ được tích trữ hoặc thậm chí có thể bị nấu chảy vì điều đó sẽ mang lại giá trị cao hơn với tư cách là kim loại hơn là tiền bạc.
Đó là những gì đã diễn ra trong những ngày đầu tiên của nước cộng hòa Mỹ. Điều đó được xác định sau khi có sự phân tích cẩn thận về thị trường tự do rằng giá trị của vàng tại thời điểm này là tương đương 15 lần giá trị của bạc. Dự luật đúc tiền năm 1792 đã định giá tương ứng của vàng so với bạc là 15:1. Sau đó, dự luật này đã ủy quyền cho chính phủ liên bang đúc tiền vàng với tên gọi là Đại bàng (Eagles) và điều đó định rõ rằng giá trị của chúng là 10 đô-la. Nói cách khác, đồng tiền vàng sẽ tương đương về giá trị với 10 đồng tiền bạc. Mười đồng tiền bạc, mỗi đồng tiền chứa 371,25 hạt bạc nguyên chất, sẽ chứa tổng cộng 3.712,5 hạt. Như vậy, lượng vàng chứa trong đồng tiền Đại bàng là 1-15 trên tổng này, hay là 247 hạt vàng nguyên chất.
Đối lập với quan niệm sai lầm phổ biến, Quốc hội không tạo ra “đồng đô-la vàng” (Quốc hội đã không làm như vậy cho tới 57 năm sau khi Đạo luật tiền đúc 1849 ra đời). Trên thực tế, điều này tái xác nhận rằng “tiền của Hoa Kỳ phải được thể hiện bằng đồng đô-la hoặc bằng các đơn vị” và một lần nữa xác định các đơn vị này như là tiền kim loại chứa 371,25 hạt bạc nguyên chất. Những gì mà Quốc hội đã làm là ủy quyền việc đúc tiền vàng và thiết lập giá trị của vàng trong đồng tiền kim loại đó cao hơn 15 lần so với giá trị của đồng đô-la. Và Quốc hội cũng đã chỉ ra rằng tất cả các đồng tiền vàng và bạc được sản xuất từ sở đúc tiền liên bang sẽ phải được đấu thầu hợp pháp theo giá trị của chúng, dựa trên trọng lượng và độ thuần khiết cũng như chuẩn mực của đồng đô-la bằng bạc.
Điều này đã tạo ra một tình thế bất lợi chết người cho những ai hạ thấp giá trị của đồng tiền kim loại quốc gia; nếu vẫn còn hiệu lực ngày nay, luật pháp sẽ xóa sạch Hạ nghị viện, Quốc hội, cấp quản lý của Bộ tài chính và thậm chí cả chức Tổng thống.
ĐÚC TIỀN TỰ DO
Tuy nhiên, có lẽ điều khoản quan trọng nhất của Đạo luật này là việc thành lập của cái gọi là đúc tiền tự do. Với sự kiện này, bất cứ công dân nào cũng có thể lấy nguyên liệu bạc hoặc vàng thô để đúc tiền và với một khoản phí danh nghĩa, họ sẽ biến chúng thành đồng tiền vàng để sử dụng, chính phủ đã đưa ra chức năng kỹ thuật cho việc tạo đồng tiền kim loại và đóng dấu biểu hiệu nhằm chứng nhận trọng lượng và độ nguyên chất chính xác. Vai trò của chính phủ trong việc này cũng giống hệt như việc kiểm tra những chiếc cân trong cửa hàng thực phẩm hoặc những cây xăng của trạm xăng. Điều này thực thi yêu cầu của Hiến pháp nhằm thiết lập các chuẩn mực và kiểm tra độ cẩn trọng trong trọng lượng và đo lường.
Đúc tiền tự do trở thành một phần quan trọng trong câu chuyện của người Mỹ và nó kéo dài cho đến khi Đạo luật dự trữ Vàng ra đời năm 1934 - đạo luật không chỉ hủy bỏ việc đúc tiền tự do mà thậm chí còn khiến cho điều này trở nên bất hợp pháp cho các công dân nếu họ muốn giữ vàng, về giai đoạn ảm đạm này, chúng ta sẽ xem xét trong phần sau, còn bây giờ, điều quan trọng là nhằm lấy lại tầm quan trọng của hệ thống tiền tệ. Elgin Groseclose giải thích:
Nguyên tắc của việc đúc tiền tự do đã chứng minh giá trị thực tế của nó như là một công cụ ngăn chặn sự giảm giá. Khi mà việc đúc tiền là cho mục đích cá nhân, chính phủ sẽ không thu được lợi nhuận trong việc can thiệp vào chuẩn mực, và cá nhân cũng không có cơ hội cho việc đó. Việc lưu hành tiền kim loại với hình dáng tương tự nhưng với chuẩn mực không rõ ràng và không đáng tin cậy, sự tùy hứng và sự thay đổi không dự đoán trước được trong chuẩn mực do sự độc đoán của chính phủ, sức hấp dẫn đối với lợi nhuận - đó là những điều sai trái tạo ra sự phức tạp và quấy rối xã hội đồng thời gây trở ngại cho sự tăng trưởng tự nhiên của nền kinh tế kể từ những ngày đầu xuất hiện đồng tiền kim loại. Bằng một hành động tức khắc, nó đã bị quét sạch. Cũng lúc đó, bằng việc đưa ra sự ổn định và danh tiếng cho một trong những công cụ chính yếu của nền kinh tế có tổ chức, sự hình thành việc đúc tiền tự do đã khiến cho đời sông thương mại trở nên khả thi hơn, đầy sinh khí hơn và mạnh mẽ hơn đồng thời mang lại uy tín và thanh thế cũng như nguồn tài sản không ngừng tăng lên cho chính phủ.[19]
ĐỒNG TIỀN MẠNH VÀ SỰ THỊNH VƯỢNG VỀ KINH TẾ
Điều này quả thực là một sự khởi đầu có triển vọng cho một quốc gia mới, và kết quả là đáng kể trong sự thịnh vượng không ngừng tăng lên. Tờ Pennsylvania Gazette ra ngày 16/12/1789 đã nhận định: “Kể từ khi hiến pháp liên bang xóa bỏ tất cả mọi nguy hiểm của việc duy trì pháp lệnh tiền giấy, nền thương nghiệp của chúng ta đã tăng lên 50%.”[20] Nhưng đó chỉ là sự khởi đầu. Nhà sử học Douglash North nói rằng “những năm 1793-1808 là giai đoạn thịnh vượng vô song.”[21] Louis Hacker mô tả giai đoạn này như là một trong những “sự phát triển và mở rộng kinh doanh vô tiền khọáng hậu, một trong những giai đoạn vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ… Xuất khẩu của Hoa Kỳ tăng từ 19 triệu đô-la vào năm 1791 lên 93 triệu đô-la vào năm 1801.”[22] Hơn thế nữa, sự thiếu hụt nguồn tài chính của liên bang - lên tới mức 28% trên tổng chi phí vào năm 1792 - đã giảm xuống còn 21% vào năm 1795. Vào năm 1802, sự thiếu hụt tài chính đã biến mất. Và được thay thế bằng sự thặng dư với con số tương đương với tổng chi phí của chính phủ.
George Washington đã xem xét phép màu kinh tế này với sự phấn khích cực độ và trong một bức thư gửi LaFayette, một người bạn, một chính khách người Pháp đồng thời từng là vị tướng trong quân đội thuộc địa, ông đã viết: “Thưa Ngài, đất nước chúng ta đang phát triển rất nhanh cả về khía cạnh chính trị lẫn xã hội.” Trong một bức thư gửi Catherine Macaulay Graham, ông viết: “Hoa Kỳ thưởng thức cảm giác thịnh vượng và thanh bình dưới sự lãnh đạo của chính phủ mới.” và trong một bức thư gửi David Humphreys -nhà thơ, nhà ngoại giao Mỹ - Washington bày tỏ: “Hệ thống tín dụng công của chúng ta đang có một nền tảng vững chãi mà ba năm trước đây bị coi là một sự ngu xuẩn.”[23]
Trong một đề tài đặc biệt về tiền giấy không có sự hỗ trợ của vàng hay bạc, Washington viết:
Vào một ngày nào đó, chúng ta có thể trở thành một dân tộc thương mại hưng thịnh. Nhưng nếu trong việc tìm kiếm các cách thức, chúng ta sai lầm một cách đáng tiếc đối với đồng tiền giấy không có nguồn vốn bảo đảm, có thể chúng ta sẽ kết liệu hệ thống tín dụng của quốc gia ngay trong giai đoạn trứng nước.[24]
Điều này là kế hoạch tiền tệ chi tiết được sắp đặt bởi những người soạn thảo ra Hiến pháp, chỉ có một sai sót có thể tìm thấy là nỗ lực thiết lập ra một tỉ suất cố định giữa giá trị của vàng và của bạc. Thay vì đặt giá trị của đô-la vào đồng tiền vàng, sở đúc tiền lại đóng giá trị của vàng vào phần có liên quan đến trọng lượng và hình dáng. Thị trường tự do đã ấn định giá trị trao đổi cho nó trong mối liên quan với hàng hóa và dịch vụ, và thị trường này tự động xác định giá trị tiền tệ chính xác như là tỷ suất đối với đồng đô la bằng bạc - đồng tiền được dùng để mua bán các món hàng như nhau. Như vậy, đây là điều chắc chắn rằng sau khi đồng tiền Đại bàng mười đô-la được tạo ra, giá trị của vàng đối với bạc đã bắt đầu tăng cao hơn so với tỉ suất quy định là 15:1, và đồng Đại bàng liên tục được đưa vào lưu hành. Trong những năm sau đó, với sự khám phá ra các mỏ vàng tại California và Úc, quy trình đã đảo lộn lại, và đồng đô-la bằng bạc đã biến mất khỏi thị trường. Nhưng, thậm chí chế độ lưỡng bản vị dẫn đến sự trái ngược nhau giữa tỉ suất chuyển đổi thực tế và tỉ suất mà chính phủ đã quy định, ngược lại, chế độ lưỡng bản vị này đã diễn ra trên thị trường mở và chẳng ai bị tổn hại bởi sự phiền phức. Chỉ có một chuẩn mực: lượng bạc được xác định rõ trong đồng đô-la. Hơn nữa, cả đồng tiền vàng và bạc đều là giá trị bên trong và hoàn toàn chính xác trong đo lường. Không một dân tộc nào có thể mang lại sự thịnh vượng cho công dân của mình hơn chế độ lưỡng bản vị này.
TỔNG KẾT
Hiến pháp nghiêm cấm cả liên bang và chính phủ liên bang phát hành tiền pháp định. Đây là mục đích có tính toán của đám Cha Đẻ - những kẻ có nhiều trải nghiệm đắng cay với đồng tiền pháp định trước và trong khi diễn ra cuộc chiến tranh Cách mạng. Để đáp ứng nhu cầu có một đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định rõ, Quốc hội đã thông qua việc sử dụng đồng đô-la Tây Ban Nha và xác định rõ hàm lượng bạc trong đồng đô-la là 371,25 hạt bạc nguyên chất. Với sự thành lập của sở đúc tiền liên bang, đồng đô-la Mỹ được bảo đảm bằng bạc được phát hành theo chuẩn mực này, và đồng tiền vàng Đại bàng cũng được đúc và có giá trị tương đương 10 đô-la. Điều quan trọng nhất là việc đúc tiền tự do đã được chấp nhận, theo đó, người dân Mỹ có khả năng biến các nguyên liệu vàng và bạc thô thành đồng tiền quốc gia và được chính phủ chứng nhận chính thức. Kết quả của các phép đo lường này là giai đoạn của đồng tiền mạnh và sự hưng thịnh về kinh tế, một giai đoạn có thể mở ra và kết thúc chỉ khi thế hệ kế tiếp của người dân Mỹ quên mất môn lịch sử và trở về sử dụng đồng tiền giấy như một loại tiền tệ tín dụng.
Kế hoạch tiền tệ được sắp đặt bởi đám cha Đẻ là sản phẩm của thiên tài tập thể. chúng ta có thể tìm thấy trong lịch sử chân dung của nhiều nhân vật - những kẻ hiểu được trò gian lận cố hữu trong đồng tiền pháp định và bản chất đánh thuế ngầm của nạn lạm phát. Cũng chẳng bao giờ mà sự kết hợp giữa các học giả và nghị sĩ được xác định nhằm tạo ra một con đường an toàn cho sự hình thành một dân tộc. Nói một cách chính xác, họ chính là những người trao cho chúng tạ tấm bản đồ châu báu. Tất cả những gì chúng ta cần làm là đi theo nó để có được an ninh kinh tế và thịnh vượng dân tộc. Nhưng, như chúng ta sẽ thấy trong các chương sau, tấm bản đồ này đã bị loại bỏ khi các bài học lịch sử đã biến mất với những người đã sống cùng những bài học lịch sử đó.
Chú thích:
[1] Xem William M. Gouge, Lược sử tiền giấy và ngân hàng tại Hoa Kỳ (A Short History of Paper Money and Banking in the United States) -Philadenphia: T.W. Ustick, 1833, Phần II, trang 27.
[3] Roger W. Weiss, “Chuẩn mực tiền tệ thuộc địa của Massachusetts” (The Colonial Monetary Standard of Massachusetts), Economic History Review 27 (Tháng 11/1974), trang 589.
[3] Xem Paul và Lehrman, trang 26-27.
[4] Gouge, trang 28. Sự cả tin của người phụ nữ này có thể mang tính nhân văn, nhưng giờ đây, người dân Mỹ có được khai sáng hay không?
[5] Trích dẫn bởi Bolles, tập I, trang 132.
[6] Thomas Jefferson, Những quan sát từ bài báo Etats-Unis được chuẩn bị cho từ điển bách khoa (Observatiobs on the Article Etats - Unis Prepared for the Encyclopedia),22/6/1786, Writings, Tập IV, trang 165.
[7] F.Tupper Saussy, Ảo ảnh về Mainstreet (The Miracle on Mainstreet) Swanee, Tennessee: Spencer Judd. 1980, trang 12. Cũng nên xem cuốn Cuộc chiến vàng (The War on Gold) của Anthony Sutton (Seal Beach, Calif.: 76 Press. 1977), trang 47,48.
[8] Jensenm trang 324.
[9] Trích dẫn bởi Atwodd, trang 3.
[10] Sách đã dẫn, trang 4.
[11] Sách đã dẫn, trang 4.
[12] Xem Bancroft, trang 30, 43-44 và Paul & Lehrman, trang 168.
[13] Xem Pieces of Eight: The Monetary Powers and Disabilities of the United States Constitution của Edwin Vieira (New Jersey: Sound Dollar Committee, 1983) trang 71-76.
[14] Trích dẫn bởi Bancroft, trang 39.40.
[15] Vieira, trang 66.
[16] Propositions Respecting the Coinage of Gold, silver and Coper (đệ trình cho Quốc hội thuộc địa ngày 13/5/1758), trang 9-10. Trích dẫn bởi Vieita, trang 68.
[17] Sách đã dẫn, trang 11.
[18] Tranh luận và khởi kiện trong Quốc bội Hoa Kỳ (The Debates and Proceedings in the Congress of the United States) - J.Gales sưu tập, 1834, Phụ lục. tr.2059, 2071-73, trích dẫn bởi Viera, trang 95, 97.
[19] Groseclose, Tiền tệ và con người (Money and Man), tr. 167.
[20] Trích dẫn bởi Saussy, tr. 36.
[21] Douglass C. North, Tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ (The Economic Groivth of the United States) New York: W.W. Norton, 1966, trang 53.
[22] Louis M. Hacker, Chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ (American Capitalism ) New York: Anvil, 1957, trang 39.
[23] Những bức thư này được viết vào năm 1790-1791, được trích dẫn bởi Atwood, trang 5-6.
[24] Viết trong năm 1789, được trích dẫn bởi Louis Basso: A Treatise on Monetary Reforn (St. Louis, Missouri: Monetary Realist Society, 1982), trang 5.
Chương 16
Hành trình tới đảo jekyli
Câu chuyện về Ngân hàng Bắc Mỹ - ngân hàng quốc gia trung lững đầu tiên được thành lập trước khi Hiến pháp được soạn thảo; câu chuyện về Ngân hàng Thứ nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, ngân hàng quốc gia trung ương thứ hai được thành lập năm 1791; nạn lạm phát siêu cấp gây nên bởi các ngân hàng; nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các ngân hàng.
Thật ngạc nhiên là Hoa Kỳ có ngân hàng trung ương đầu tiên trước cả khi Hiến pháp được soạn thảo. Nó được Quốc hội thuộc địa ban đặc quyền vào mùa xuân năm 1781 và mở cửa cho những năm sau. Đã có những kỳ vọng lớn vào lúc này rằng một tỉnh của Canada sẽ tham gia vào các thuộc địa của quân nổi loạn để tạo ra một liên minh mở rộng dọc lục địa Bắc Mỹ. Trong trạng thái đề phòng khả năng này, một thể chế tài chính mới có tên là Ngân hàng Bắc Mỹ (The Bank of North America) đã được hình thành.
Ngân hàng này được tổ chức bởi Robert Morris, thành viên Quốc hội, thủ lĩnh của nhóm các chính trị gia và thương gia, người muốn quốc gia mới noi gương chủ nghĩa trọng thương kiểu Anh. Họ muốn thuế cao nhằm hỗ trợ chính phủ hùng mạnh và tập trung, muốn biểu thuế cao nhằm bao cấp cho ngành công nghiệp nội địa, muốn có quân đội và hải quân hùng mạnh đồng thời muốn thâu tóm các đơn vị tiền đồn thuộc địa nhằm mở rộng thị trường và đất đai ở nước ngoài. Robert Morris là một thương gia giàu có người Philadenphia, người đã thu được nhiều lợi nhuận từ các hợp đồng béo bở thời chiến trong cuộc Cách mạng. Ông ta cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng khoa học bí mật về tiền bạc và vào năm 1781 đã được cân nhắc cho vị trí pháp sư tài chính của Quốc hội.
Ngân hàng Bắc Mỹ là bản sao của Ngân hàng Anh. Theo thực tế dự trữ cục bộ, ngân hàng này được phép phát hành tiền giấy hứa nợ nhiều hơn là số tiền ký quỹ thực tế, nhưng kể từ khi một số vàng và bạc được cất trữ thì đã có những giới hạn xác định ranh giới của quá trình. Giấy bạc ngân hàng không cưỡng ép mọi người như pháp lệnh tiền tệ cho tất cả các khoản nợ công cộng hoặc cá nhân, nhưng chính phủ đã đồng ý chấp nhận chúng ở giá trị danh nghĩa trong việc thanh toán tất cả các khoản thuế - những khoản đã làm cho chúng có giá trị như vàng cho mục đích cụ thể. Hơn nữa, không giống với các ngân hàng trung ương thời nay, Ngân hàng Bắc Mỹ không có quyền trực tiếp phát hành đồng tiền quốc gia.
HOẠT ĐỘNG NHƯ MỘT NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Mặt khác, Ngân hàng Bắc Mỹ độc quyền trong lĩnh vực của mình, điều này có nghĩa là không còn tờ giấy bạc ngân hàng nào khác được phép lưu hành để cạnh tranh. Cộng với sự kiện rằng những tờ giấy bạc này được tiếp nhận với giá trị danh nghĩa trong việc thanh toán tất cả các khoản thuế của bang và liên bang cũng như sự kiện khác rằng trong thời điểm đó, chính phủ liên bang không có đồng tiền chức năng của mình, điều này đã khiến cho những tờ giấy bạc ngân hàng này trở nên hấp dẫn trong sử dụng như một phương tiện trang gian trong trao đổi. Kết quả dự tính, là tờ giấy bạc ngân hàng có thể được chấp nhận như tiền tệ. Hơn nữa, ngân hàng Bắc Mỹ đã được cấp một khoản tiền gửi chính thức cho tất cả các nguồn vốn liên bang và gần như ngay lập tức nó đã cho chính phủ vay 1,2 triệu đô-la, phần lớn trong đó được tạo ra từ không khí cho mục đích này. Như vậy, bất chấp những giới hạn thiết lập cho Ngân hàng Bắc Mỹ, và bất chấp sự thật rằng ngân hàng này cơ bản chỉ là một tổ chức tư nhân, trên thực tế, tổ chức này đã thực hiện chức năng như một ngân hàng trung ương.
Ngân hàng Bắc Mỹ đã không trung thực ngay từ đầu. Hiến chương ngân hàng quy định rằng các nhà đầu tư tư nhân phải “cúng” 400.000 đô la Mỹ cho việc trở thành hội viên ngân hàng. Khi buộc phải tăng số tiền này, Morris đã sử dụng tầm ảnh hưởng chính trị của mình nhằm tạo ra sự thâm hụt đối với các nguồn vốn chính phủ. Điều này chẳng khác gì một trò biển thủ hợp pháp, và ông ta đã chiếm số vàng mà Pháp cho Mỹ vay và mang vào gửi ở Ngân hàng Bắc Mỹ. Sau đó, sử dụng cơ sở dự trữ cục bộ này, ông ta đã tạo ra tiền bạc một cách đơn giản - điều cần thiết để ông ta có thể đăng ký hội viên và cho chính bản thân mình cũng như các đối tác của mình vay. Và đó chính là quyền lực của khoa học bí mật về tiền tệ.[1]
Thật khó mà nhất trí rằng cũng những nhân vật này - những người đã thông qua sự kiềm chế tiền tệ của Hiến pháp trong vài năm sau đó - lại có thể cho phép Ngân hàng Bắc Mỹ hiện diện. Tuy nhiên, điều này chắc hẳn được ghi nhớ rằng chiến tranh vẫn còn tiếp diễn khi hiến chương của Ngân hàng này được công bố, thậm chí những chính khách thông minh nhất cũng thường buộc phải tuân theo động cơ cá nhân trong những giai đoạn như vậy. Một chính khách rút ra kết luận rằng, trong khi đám cha đẻ có nhiều kinh nghiệm về bản chất của đồng tiền pháp định do cỗ máy in tiền của chính phủ tạo ra thì họ vẫn không có kinh nghiệm với cơ cấu tương tự ẩn ngầm sau sự mù mờ của ngân hàng dự trữ cục bộ.
Trong bất cứ sự kiện nào thì Quốc hội cũng không thay đổi lại
Hiến chương của Ngân hàng Bắc Mỹ và ngân hàng này cũng chẳng tổn tại được cho đến khi kết thúc chiến tranh. Murray Rothbard đã chi tiết hóa chúc thư của ngân hàng này:
Bất chấp các đặc quyền được trao cho Ngân hàng Bắc Mỹ và khả năng danh nghĩa trong việc cứu đồng tiền kim loại, sự thiếu tin tưởng đối với đồng tiền lạm phát đã dẫn đến sự mất giá của chúng. Thậm chí Ngân hàng đã cố gắng ủng hộ giá trị tiền tệ của mình bằng cách tuyển nhân viên thuyết phục những người đến chuộc tiền đừng khăng khăng đòi tiền kim loại - một nước cờ được tính vừa vặn nhằm câi thiện uy tín dài hạn của ngân hàng.
Sau một năm hoạt động, thế lực chính trị của Morris giảm xuống và ông ta liền đề nghị biến Ngân hàng Bắc Mỹ từ một ngân hàng trung ương thành ngân hàng thương mại thuần túy với hiến chương được chấp thuận bởi bang Pennsylvania. Cuối năm 1783, … cuộc thử nghiêm đáu tiên với ngân hàng trung ương tại Mỹ đã kết thúc.[2]
Phần kết phù hợp cho câu chuyện này được viết hai trăm năm sau, khi mà vào năm 1980, Ngân hàng đầu tiên của Pennsylvania - Bank of Philadelphia, “ngân hàng lâu năm nhất của nước Mỹ” - đã bị loại ra khỏi cuộc chơi bởi Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC).
NHỮNG MƯU ĐỒ XUNG QUANH HIẾN PHÁP
Sau khi Ngân hàng Bắc Mỹ bị giải thể và sau khi Hiến pháp Thuộc địa “đóng cửa đối với tiền giấy”, Hoa Kỳ đã hưởng một thời kỳ tăng trưởng và thịnh vượng về kinh tế. Nhưng, trong khi cánh cửa chính có thể bị khép lại thì cửa sổ vẫn được mở ra. Quyền lực của Quốc hội trong việc in tiền đã bị bác bỏ, trong khi quyền vay tiền thì không.
Trong từ vựng của một người bình thường, việc vay tiền có nghĩa là chấp nhận một khoản vay nào đó tồn tại trên thực tế. Như vậy, khi ngân hàng phát hành tiền tệ từ không khí và sau đó nói rằng họ cho vay khoản tiền này thì cũng có nghĩa rằng, hóa ra ngân hàng có thể cho vay nhưng trên thực tế, ngân hàng là cơ quan tạo ra tiền bạc.
Như vậy, các bí mật của từ vựng ngân hàng không biểu lộ cho người bình thường hiểu và rất khó để nắm bắt cách thức mà những tờ bạc do ngân hàng tự phát hành có thể phục vụ chính mục tiêu như máy in tiền - với cùng các kết quả thảm hại. Các nhà nghiên cứu tiền tệ và chính trị quyết định kết thúc vận hành Hiến pháp. Kế hoạch của họ là thành lập ngân hàng, trao cho ngân hàng đó quyền in tiền, cho chính phủ vay phần lớn số tiền đổ và sau đó đảm bảo rằng những tờ phiếu nợ được dân chúng chấp nhận như một loại tiền tệ. Như vậy, Quốc hội không thể phát hành tiền tệ mà ngân hàng mới chính là tổ chức đảm nhận trọng trách này.
Và Ngân hàng thứ nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã quan niệm như vậy.
Vào năm 1790, đề xuất này được Alexander Hamilton đệ trình lên Quốc hội. Lúc này, Hamilton đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Ông ta đã từng là phụ tá cho Robert Morris - người sáng lập ra Ngân hàng Bắc Mỹ, và như vậy, vai trò của ông ta trong việc này không có gì đáng ngạc nhiên cả. Điều ngạc nhiên là Hamilton đã từng trung thành ủng hộ đồng tiền mạnh trong thời gian Hiến pháp Thuộc địa có hiệu lực. Điều này thật khó mà phù hợp và một điều hẳn phải bị hoài nghi là, ngay cả những nhân vật có ý tốt đều có thể trở nên đồi bại bởi sự cám dỗ về vật chất và quyền lực. Có khả năng là Hamilton, Morris và các vị lãnh đạo khác của Liên bang đã hi vọng giữ chính phủ độc lập khỏi hoạt động in tiền, không chỉ bởi đó là điều luật hiến pháp phải thực hiện mà còn bởi điều đó có thể khiến mọi việc rõ ràng cho cơ chế ngân hàng trung ương, cơ chế có thể trở thành công cụ tư nhân của riêng họ trong việc tạo ra lợi nhuận. Dường như chỉ có cách giải thích khác là những nhân vật này không kiên định trong cách nhìn nhận của mình và đã không thực sự hiểu được hàm ý trong các hành động của họ. Tuy nhiên, xét về sự tài giỏi của họ trong tật cả các việc khác, thật khó để tập hợp nhiệt huyết cho sự diễn giải này.
MỐI XUNG ĐỘT GIỮA HAMILTON VÀ JEFFERSON
Đề xuất của Hamilton đã bị Thomas Jefferson - người sau này là Bộ trưởng Ngoại giao - phản đối kịch liệt. Và điều đó chỉ là sự khởi đầu của một trận chiến chính trị đối đầu khiến Quốc hội phải bận tâm trong nhiều thập kỷ. Trên thực tế, mối xung đột này chỉ là một trong những vấn đề trọng tâm có thể dẫn đến việc tạo ra các đảng phái chính trị đầu tiên. Những người chủ trương chế độ liên bang ủng hộ quan điểm của Hamilton, trong khi những người chống đối chế độ liên bang - sau này được gọi là những người theo đảng Cộng hòa - đã bị thu hút bởi quan điểm của Jefferson.
Jefferson chỉ ra rằng, Hiến pháp không trao cho Quốc hội quyền thành lập ngân hàng hoặc bất cứ một quyền hạn nào tương tự. Điều này có nghĩa, quyền lực đó được duy trì cho chính phủ và nhân dân. Trong phúc đáp từ chối đề nghị của Hamilton, ông ta viết rằng: “Để tiếp nhận một bước riêng lẻ vượt ra ngoài ranh giới đã được phác thảo xung quanh quyền lực của Quốc hội, cần phải chiếm hữu quyền lực.”[3] Hơn nữa, ông ta nói, thậm chí nếu Hiến pháp trao cho Quốc hội quyền lực như vậy thì đây quả là một việc quá ngu xuẩn để thực hiện, vì việc cho phép tạo ra tiền bạc có thể dẫn đến sự phá hủy của cả quốc gia.
Mặt khác, Hamilton tranh luận rằng nợ là một điều tốt, nếu được kiềm chế theo lý trí, và dân tộc cần nhiều tiền hơn trong lưu hành nhằm theo kịp với tốc độ mở rộng của thương mại. Ông ta cho rằng, chỉ có Ngân hàng Bắc Mỹ mới có khả năng mang lại điều đó. Hơn nữa, trong khi Hiến pháp không cho phép Quốc hội lập ngân hàng thì điều này chính là một quyền lực gián tiếp, bởi vì nó cần thiết nhằm hoàn thành các chức năng khác - những chức năng được phê chuẩn trong Hiến pháp.
Và điều đó chính là mưu đồ xung quanh Hiến pháp.
Không gì có thể bị phân cực hơn những quan điểm chống đối của hai nhân vật này:
JEFFERSON: Ngân hàng trung ương tư nhân phát hành tiền tệ ra công chúng chính là mối đe dọa lớn đối với các đặc quyền của người dân hơn là quân đội hiện hành.”[4] “Chúng ta không cho phép các nhà kỹ trị bắt chúng ta phải sống chung với nợ.”[5]
HAMILTON: “Không xã hội nào có thể thịnh vượng nếu không hợp nhất quyền lợi và lòng tin của những cá nhân giàu có với quyền lợi và lòng tin của đất nước.”[6] “Đối với chúng ta, nợ quốc gia - nếu đó không phải là quá đáng - sẽ là phúc lành của đất nước.”[7]
NGÂN HÀNG THỨ HAI CỦA HOA KỲ ĐƯỢC THÀNH LẬP
Sau một năm mâu thuẫn căng thẳng, quan điểm của Hamilton đã trở nên thuyết phục và vào năm 1791, Quốc hội đã trao hiến chương cho Ngân hàng Hoa Kỳ (the Bank of the United States) với thời hạn hiệu lực 22 năm. Ngân hàng này gần như là bản sao của Ngân hàng Anh (Bank of England), điều này có nghĩa nó là bản sao chính xác của Ngân hàng Bắc Mỹ trước đó. Trên thực tế, với tư cách là bằng chứng kết nối với quá khứ, vị chủ tịch của ngân hàng mới chính là Thomas Willing, nhân vật đã từng là đối tác của Robert Morris và đồng thời là chủ tịch của ngân hàng cũ.[8]
Trước đó, Ngân hàng mới độc quyền trong việc phát hành tiền tệ. Nhưng lại một lần nữa, những đồng tiền này đã không bị ép buộc như Pháp lệnh tiền tệ cho các món nợ và các hợp đồng cá nhân mà là Pháp lệnh tiền tệ theo danh nghĩa của các khoản nợ đối với chính phủ dưới hình thức thuế - những điều đã khiến đồng tiền này trở nên hấp dẫn trong sử dụng như một loại tiền tệ thông thường. Và lại một lần nữa, Ngân hàng được nhận khoản tiền ký quỹ chính thức của tất cả các nguồn vốn liên bang.
Hiến chương chỉ rõ rằng, Ngân hàng được yêu cầu luôn phải bù đắp tiền của mình bằng tiền kim loại vàng hoặc bạc dựa trên nhu cầu của người gửi. Đây là một điều khoản tuyệt vời nhưng vì Ngân hàng không còn được yêu cầu giữ tiền kim loại như một hình thức dự trữ nên điều khoản này chỉ là điều không tưởng về mặt toán học để duy trì.
Với Ngân hàng Bắc Mỹ, Ngân hàng mới của Hoa Kỳ có 8% vốn do các nhà đầu tư tư nhân góp, trong khi chính phủ liên bang góp 20%. Tuy nhiên, đây đơn thuần chỉ là trò ảo thuật về kế toán vì nó đã được thu xếp trước cho Ngân hàng nhằm ngay lập tức quay trở lại cho chính phủ liên bang vay đúng khoản tiền họ thu được. Khi nhớ lại sơ đồ của Morris trong việc vốn hóa ngân hàng Bắc Mỹ, chúng ta có thể thấy rằng, vụ “đầu tư” của chính phủ liên bang chỉ là cách thức che mắt thiên hạ, khi mà nguồn vốn của liên bang có thể được sử dụng nhằm thu vén khoản thiếu hụt của các nhà đầu tư tư nhân. “Cứ gọi điều đó bằng bất cứ tên gì mà bạn muốn”, Jefferson đã nói như vậy và điều này không phải là khoản tiền cho vay hoặc khoản đầu tư mà rõ ràng là một món hời, một đặc quyền mà không phải ai củng có được. Ông ta đã nói rất đúng. Ngân hàng có khả năng mở cửa với mức không dưới 9% vốn tư nhân theo yêu cầu của Hiến chương. Tổng vốn hóa được chỉ định là 10 triệu đô-la, có nghĩa rằng 8 triệu đô- la trong số đó là do các cổ đông đóng góp. Tuy nhiên, như John Kenneth Galbraith nhận thấy: “Nhiều chính trị gia tằn tiện tự giới hạn mình với khoản đóng góp gây thất vọng, và ngân hàng bắt đầu hoạt động kinh doanh với khoản tiền mặt 675 nghìn đô-la Mỹ.”[9]
ÂM MƯU TỪ CHÂU ÂU
Vậy những nhà đầu tư tư nhân này là ai? Tên tuổi của họ không xuất hiện trên các tài liệu, báo chí nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng họ chính là những nghị sĩ và thượng nghị sĩ - và các đối tác liên minh của họ - những người soạn thảo và khởi động hiến chương ngân hàng. Nhưng có một dòng thật thú vị trong nội dung bài viết của Galbraith với ám chỉ bóng gió về cơ cấu của nhóm này. Ở trang 72 của cuốn Money: When It Came, Where It Went (tạm dịch: Tiền xuất hiện khi nào và nó lưu hành ra sao), ông ta chỉ ra thực tế rằng: “Những người ngoại quốc có thể sở hữu cổ phần của mình mà không cần biểu quyết.”
Thực chất của câu chuyện lại ẩn phía sau lời phát biểu tẻ nhạt này. Thực tế rõ ràng là đế chế ngân hàng của Rothschild ở châu Âu chính là thế lực thống soái xét về mặt chính trị lẫn tài chính trong việc thành lập Ngân hàng Hoa Kỳ. Derek Wilson - một chuyên gia viết tiểu sử, đã giải thích rằng:
Qua nhiều năm kể từ khi N.M Rothschild & Company - một hãng dệt ở Manchester - mua vải cotton từ các bang miền Nam, Rothschild đã phát triển các cam kết gắn bó của Mỹ. Nathan… đã cung cấp các khoản vay cho các bang của Liên minh và là một nhà ngân hàng chính thức của châu Ấu làm việc cho chính phủ Mỹ đồng thời là người ủng hộ Ngân hàng Hoa Kỳ.[10]
Trong cuốn History of the Great American Fortunes (tạm dịch: Lịch sử những khối gia sản vĩ đại của Hoa Kỳ),Gustavus Myers đã viết:
Dưới lớp vỏ bề ngoài, gia tộc Rothschild đã có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc điều khiển luật lệ tài chính của Mỹ. Các tài liệu về luật cho thấy rằng gia tộc này chính là thế lực nắm quyề trong Ngân hàng cũ của Hoa Kỳ.[11]
Như vậy, những thành viên trong gia tộc Rothschild không chỉ là những nhà đầu tư và cũng không chỉ là thế lực có tầm ảnh hưởng quan trọng mà còn là thế lực đứng sau Ngân hàng Hoa Kỳ! Tầm quan trọng của thế lực Rothschild trong lĩnh vực tài chính và chính trị Hoa Kỳ chính là chủ đề của lời bình luận trong phần trước, vì thế chẳng cần thiết để nói thêm về điều này. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là, kẻ đến từ đảo Jekyll có nguồn gốc từ nơi không phải là quê hương của đồng tiền kim loại.
LẠM PHÁT CHÓNG MẶT
Ngay từ đầu, mục tiêu cốt yếu của Ngân hàng là nhằm tạo ra tiền bạc cho chính phủ liên bang. Tiền cho bộ phận tư nhân chỉ đóng vai trò thứ yếu. Điều này trở nên rõ ràng hơn nhờ yếu tố rằng lãi suất cao nhất mà Ngân hàng được phép tính là 6%. Điều này đã trở nên phi thực tế đối với ngân hàng khi cho bất cứ một tổ chức cá nhân nào vay tiền, ngoại trừ chính phủ hoặc một vài tổ chức lớn. Và chính phủ đã không phí thời gian để khởi động cơ chế ngân hàng trung ương mới hình thành của mình. Được đầu tư 2 triệu đô-la ở thời điểm ban đầu, cơ chế này đã biến nguồn vốn đó thành 8,2 triệu đô-la cho vay trong vòng năm năm sau đó. Điều này có nghĩa là 6,2 triệu đô-la đã được tạo ra theo cách đặc biệt cho việc sử dụng của cơ chế này.
Bất cứ ai nắm rõ lịch sử tiền tệ đã được trình bày trong chương trước cũng có thể dễ dàng viết ra đoạn văn sau đây.
Việc tạo ra hàng triệu đô-la mới dự trữ cục bộ - những đồng đô-la mà chính phủ đã đưa vào lưu hành trong nền kinh tế thông qua các chương trình chi tiêu - đã gây ra một sự mất cân đối giữa nguồn cung tiền tệ và nguồn cung hàng hóa hay dịch vụ. Giá cả tăng lên vì giá tương ứng của đồng đô-la giảm xuống. Trong khoảng thời gian năm năm, giá bán sỉ đã tăng lên 72% - có nghĩa rằng 42% những gì mà người dân tích lũy được dưới hình thức tiền bạc đã bị chính phủ sung công thông qua hình thức đánh thuế ngầm hay còn gọi là lạm phát.
Hiệu ứng của lạm phát - điều mà trước đó gây tác hại cho các thuộc địa - giờ đây tiếp tục gây tác hại cho thế hệ mới. Nếu trước đây lạm phát là do đồng tiền in ấn vô tội vạ gây nên thì giờ đây nó lại do đồng tiền dự trữ cục bộ gây nên. Bánh răng kết nối hai cơ cấu với nhau và khiến chúng hoạt động như một cỗ máy chính là nợ liên bang. Nợ liên bang cho phép các nhà nghiên cứu chính trị và tiền tệ can thiệp vào mục đích của đám cha đẻ, và nợ liên bang cũng chính là thứ đã khiến Jefferson phải thốt lên:
Tôi mong rằng có thể tạo ra được sự sửa đổi bổ sung cho Hiến pháp của chúng ta. Ý tôi là một điều khoản bổ sung nhằm tước quyền vay tiền bạc từ chính phủ liên bang.[12]
Cũng giống như nhiều thứ khác trong thế giới thực, Ngân hàng Hoa Kỳ chính là một thứ hỗn hợp của ác quỷ lẫn một chút thiên thần. Điều này không có nghĩa rằng tất cả đều là ác quỷ. Trong thời thuộc địa, chính quyền của các bang đã in tiền giấy vô tội vạ, và trong nhiều trường hợp, sự thiệt hại trong quyền mua bán là toàn diện. Mặt khác, Ngân hàng được yêu cầu duy trì một số vàng và tiền kim loại như là nền tảng của hệ thống kim tự tháp tiền tệ. Thậm chí nó còn là kim tự tháp đảo nghịch với nguồn dự trữ nhỏ hơn so với số lượng tiền giấy ngân hàng, và nó vẫn tượng trưng cho ranh giới để xác định nguồn cung tiền tệ có thể được mở rộng đến đâu. Và điều đó thật là tốt.
Hơn thế nữa, rõ ràng là các vị giám đốc ngân hàng đã thấm nhuần tầm quan trọng của điều mà họ thực sự muốn - tạo ra nguồn tiền bạc mới trong khi vẫn có thể kiểm soát được. Họ có thể có được lợi nhuận lâu dài từ cơ cấu ngân hàng trung ương. Họ không cần phải giết chết con gà đang ấp trứng vàng. Như vậy, cũng giống các đối tác của mình trong hệ thống Cục Dự trữ Liên bang của xã hội hiện đại ngày nay, họ đã nói bằng thứ ngôn ngữ của sự chừng mực và trong một vài trường hợp, thậm chí họ đã hành động một cách chừng mực và khôn khéo.
NHỮNG NGÂN HÀNG KHÔNG ỔN ĐỊNH (WILDCAT BANKS)
Trong giai đoạn này, nhiều ngân hàng không ổn định đã bắt đầu ăn nên làm ra và trở nên thịnh vượng. Những ngân hàng này được coi là không ổn định không chỉ bởi họ không được chế ngự - mặc dù có thể có nguyên nhân khả quan khác để thực hiện - mà còn bởi họ đóng đô trong những khu vực xa xôi hẻo lánh ở khu biên giới, nơi khách hàng của họ được gọi là “mèo rừng” (wildcat).
Những ngân hàng này không nổi danh vì nghiệp vụ kế toán tỉ mỉ hay thực tế kinh doanh. Cũng giống như tất cả các ngân hàng thời bấy giờ, họ được yêu cầu giữ một phần tiền ký quỹ nhất định của mình dưới dạng tiền vàng hoặc bạc. Nhằm đem lại sự tin tưởng cho dân chúng đối với sự trung thực trong nghĩa vụ của mình, các ngân hàng phải giữ vòm cửa mở sao cho mọi người có thể nhìn thấy một hay hai két tiền vàng trong giờ làm việc. Tuy nhiên, những ngân hàng này đã không sẵn sàng rắc những đồng tiền kim loại quý để ai ai cũng có thể truyền miệng nhau như một chức năng PR. Trong một vài trường hợp, do các thanh tra bang đi kiểm tra nguồn dự trữ ở các ngân hàng nên vàng nguồn vàng có thể đã hiện diện tại ngân hàng trước khi các thanh tra viên kịp đến.
Điều đáng nói là Ngân hàng Hoa Kỳ có khả năng áp đặt sự kiềm chế đáng kể đối với các thực tế kinh doanh của tất cả các ngân hàng, kể cả các ngân hàng không ổn định và ổn định. Ngân hàng Hoa Kỳ đã thực hiện như vậy đơn giản bằng việc từ chối tiếp nhận tiền giấy của bất cứ ngân hàng nào khác trừ phi ngân hàng đó có tiếng trong việc đền bù những đồng tiền giấy này bằng tiền kim loại theo nhu cầu. Vì vậy mà dân chúng đã phản ứng. Nếu không có lợi cho Ngân hàng Hoa Kỳ, những đồng tiền giấy này cũng sẽ không có lợi cho chính họ. Điều này được coi như một nguồn lực gián tiếp của việc tiết chế tác động lên tất cả các ngân hàng thời bây giờ. và điều đó cũng thật sự có lợi.
Một số nhà sử học đã nói rằng Ngân hàng Hoa Kỳ chính là nguồn lực tích cực theo một cách thức khác. Galbraith đã viết thế này:
Trong một sự kiện đặc biệt, Ngân hàng Hoa Kỳ đã hỗ trợ các ngân hàng của các bang - những ngân hàng đã bị chất vấn bởi những người nắm giữ tiền bạc hoặc các chủ nợ. Và, bên cạnh sự gò bó bắt buộc, nó được coi như tổ chức cho vay cuối cùng (lender of last resort: tổ chức hay hãng tài chính đồng ý cho vay tiền trong lúc không còn hãng nào khác muốn cho vay - ND). Như vây, trong quãng đời ngắn ngủi của mình, Ngân hàng này đã tiến xa nhằm lĩnh hội và phát triển các chức năng điều chỉnh cơ bản của một ngân hàng trung ương.[13]
Một người ít say mê ý tưởng của ngân hàng trung ương sẽ có thể bị kích thích để đặt ra câu hỏi: Nếu “tử tế” như vậy thì tại sao các ngân hàng này lại cần đến sự hỗ trợ trong việc giữ cam kết với các chủ nợ? Ý tưởng về “người cho vay cuối cùng” - vốn được chấp nhận như một đức tin thiêng liêng ngày nay - được dựa trên giả định rằng ý tưởng này được chấp nhận triệt để cho cả hệ thống ngân hàng. Giả định rằng, bất cứ ngân hàng đơn lẻ nào hay một nhóm các ngân hàng cũng có thể “bị chất vấn bởi những người nắm giữ tiền bạc hoặc chủ nợ” bất cứ lúc nào. Như vậy, thật khôn ngoan để khiến ngân hàng trung ương có những nguồn dự trữ nho nhỏ trong phạm vi hệ thống và quay vòng khoản dự trữ đó từ ngân hàng này tới ngân hàng khác nếu không trừ đi trước khi thanh tra đến, ít nhất là trước khi khách hàng thực hiện.
Chúng ta đã nói nhiều về sự chừng mực của các ngân hàng, vì thế chẳng hề vô lý để nghĩ rằng hiệu quả tương tự sẽ được phát triển thậm chí không có sự hiện diện của ngân hàng chính phủ. Nếu thị trường tự do được phép kinh doanh, chắc chắn rằng, chẳng bao lâu, một trong nhiều ngân hàng sẽ có được danh tiếng xứng đáng cho sự trung thực, lương thiện với các chủ nợ của mình. Những ngân hàng này có thể trở thành các ngân hàng nổi tiếng và thịnh vượng nhất. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, các ngân hàng đó phải từ chối những đồng tiền không có giá trị của các ngân hàng khác. Dân chúng sẽ phản ứng theo đúng dự đoán, và ngay cả các ngân hàng làm việc tùy tiện, cẩu thả cũng có thể phục tùng nếu họ muốn tồn tại. Sự tiết chế sẽ bị ép buộc trong cả hệ thống ngân hàng như kết quả của việc cạnh tranh trong phạm vi thị trường tự do. Giả định chỉ có ngân hàng trung ương với hiến chương được liên bang phê chuẩn mới có thể tạo ra sự tiết chế đối với hệ thống tiền tệ chính là tin tưởng rằng chỉ có các chính trị gia, đám quan chức quan liêu và các đại diện của chính phủ mới có thể hành động với sự trung thực, một khái niệm hết sức mơ hồ.
CÔNG CỤ CỦA ĐÁM TÀI PHIỆT
Trong bất cứ sự kiện nào cũng không thể phủ nhận rằng Ngân hàng Hoa Kỳ đã mang lại nguồn kìm hãm đối với các xu hướng dễ dàng của nhiều ngân hàng tư nhân quốc gia. Như vậy, ngân hàng này có thể trở nên tồi tệ hơn. Nạn lạm phát gây nên bởi các hoạt động của ngân hàng có thể lây lan ra xa hơn do các hoạt động của các ngân hàng khác. Ngân hàng là công cụ mà người dân Mỹ đã mất 42% giá trị của tất cả tiền bạc mà họ kiếm ra được hoặc chiếm hữu được trong vòng năm năm. chúng ta không được quên rằng, sự tước đoạt tài sản này mang tính lựa chọn cẩn thận. Nó không chống lại các giai cấp giàu có - giai cấp có khả năng điều khiển làn sóng lạm phát theo tài sản hữu hình mà họ có được. Và đặc biệt điều này không chống lại một số phần tử ưu tú của xã hội, các nhà nghiên cứu chính trị và tiền tệ, những người kiếm được nguồn lợi nhuận khổng lồ từ doanh nghiệp. Ngân hàng Hoa Kỳ đã thực hiện chính xác những gì mà Hamilton đã biện hộ: “…hợp nhất quyền lợi và uy tín của các cá nhân giàu có với quyền lợi và uy tín của chính quyền.”
Sự phát triển của đám tài phiệt này đã được Governeur Morris - một nhân vật từng được New York ủy quyền trong việc soạn thảo ra Hiến pháp - mô tả một cách sống động. Ông ta là trợ lý của Robert Morris và là người bảo vệ khái niệm giai cấp quý tộc bẩm sinh. Và ông ta biết rõ thần dân của mình khi cảnh báo:
Những người giàu có sẽ đấu tranh để thiết lập quyền thống trị của mình và biến tất cả mọi người còn lại thành nô lệ. Họ vẫn thường làm và sẽ làm như vậy… Họ sẽ có được hiệu ứng tương tự khắp nơi, nếu chúng ta không giữ được họ trong tầm ảnh hưởng thích hợp. Chúng ta phải nhớ rằng mọi người không bao giờ hành động chỉ vì nguyên nhân nào đó. Những kẻ giàu có sẽ có được lợi thế từ nhiệt huyết của mình và biến những nhiệt huyết đó thành các công cụ đàn áp. Cuộc đấu tranh này sẽ làm sản sinh ra tầng lớp quý tộc hung tợn hoặc một chế độ chuyên quyền hung bạo.[14]
Dòng áp lực chính trị chống lại Ngân hàng Hoa Kỳ đã tăng lên đều đặn trong khoảng thời gian này. Đối với các nhà phê bình cơ chế ngân hàng trung ương, thật là thú vị để quy vấn đề này cho ý thức thông thường của người dân Mỹ. Thật đáng tiếc, bức tranh không thật dễ chịu. Đúng là những người theo đảng cộng hòa của Jefferson đã hò hét diễn thuyết chống lại tổ tiên của những kẻ đến từ đảo Jekyll, và tầm ảnh hưởng của họ là đáng kể. Nhưng ở đây có một nhóm khác tham gia cùng họ - nhóm gần như chống đối các quan điểm và mục tiêu. Những người ủng hộ Jefferson chống đối lại Ngân hàng Hoa Kỳ vì họ tin rằng ngân hàng này là bất hợp pháp và bởi họ cần hệ thống tiền tệ được xây dựng trên cơ sở đồng tiền vàng và bạc. Nhóm khác được cấu tạo nên bởi những “con mèo rừng”, những kẻ đầu cơ tích trữ đất đai và các nhà tư bản công nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Họ chống đối lại Ngân hàng Hoa Kỳ vì họ cần một chế độ tiền tệ không có sự tiết chế, không chỉ những ai kết giao với nguồn dự trữ cục bộ. Họ muốn mỗi một ngân hàng địa phương được tự do trong việc tạo ra càng nhiều tiền giấy càng tốt, vì sau đó họ sẽ sử dụng đồng tiền này cho các dự án và lợi nhuận của mình. Quả thực, hoạt động chính trị tạo ra những kẻ đồng sàng lạ lùng.
Do thời gian cho việc thay đổi hiến chương ngân hàng đã đến gần, đường nét của trận chiến đã dần dần hiện rõ. Chúng cân bằng nhau về nguồn lực. Các đại sảnh của Quốc hội vang dội âm thanh ồn ã của các cuộc khẩu chiến. Việc bỏ phiếu bị đình lại. Cuộc tấn công khác diễn ra và cứ thế tiếp tục. Việc bỏ phiếu lại tiếp tục bị đình lại. Khi màn đêm buông xuống là lúc các thế lực trỗ nên xung đột khốc liệt.
Khi khói súng của cuộc chiến tạm lắng xuống thì dự luật của bản sửa đổi hiến chương đã thất bại bởi một lá phiếu trong Quốc hội và một lá phiếu của Phó chủ tịch George Clinton nhằm xác định ai là kẻ thắng cuộc trong Thượng nghị viện. Và như vậy, vào ngày 24 tháng Giêng năm 1811, Ngân hàng Hoa Kỳ đã đóng cửa.
Trận chiến có thể đã được quyết định, nhưng cuộc chiến tranh vẫn còn lâu mới kết thúc. Những kẻ bại trận nhục nhã với sự thất bại, đơn giản hợp lực lại và bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chạm trán mới. Thật đáng tiếc, các sự kiện theo sau đó rất phù hợp với các kế hoạch của họ.
Tác dụng tiết chế của ngân hàng giờ đã bị loại bỏ khỏi vũ đài, hệ thống ngân hàng quốc gia đã hoàn toàn chuyển vào tay các tập đoàn với hiến chương được nhà nước phê duyệt, nhiều tập đoàn trong số đó thấm nhuần tâm tính của các “ngân hàng không ổn định”. Con số các ngân hàng này tăng nhanh và cung cấp tiền bạc do chính họ tạo ra. Nạn lạm phát diễn ra sau dấu chân của họ. Sự bất đồng của dân chúng bắt đầu tăng lên.
Nếu thị trường tự do được phép kinh doanh thì có vẻ như cuộc cạnh tranh sắp loại trừ các ngân hàng không ổn định và khôi phục lại sự cân bằng đối với hệ thống, nhưng điều này không bao giờ có được cơ hội. Cuộc chiến tranh 1812 đã thực sự bắt đầu.
CUỘC CHIẾN TRANH 1812
Cuộc chiến tranh 1812 chính là một trong những cuộc chiến tranh vô nghĩa và rồ dại nhất trong lịch sử. Nguyên nhân chủ yếu mà chúng ta đã biết là do Anh đã thực hiện chế độ bắt các thủy thủ Hoa Kỳ phục vụ trong ngành hải quân Anh nhằm hỗ trợ cuộc chiến tranh chống Napoleon. Nhưng người Pháp đã không thực hiện chính xác điều tương tự nhằm hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại Anh, và hành động của họ đã bị phớt lờ. Hơn nữa, người Anh đã bãi bỏ chính sách của mình liên quan đến các thủy thủ Mỹ trước khi cuộc chiến tranh diễn ra, điều này có nghĩa rằng nguyên nhân của cuộc chiến tranh đã bị loại bỏ, và hòa bình có thể được lập lại nhằm tỏ lòng tôn trọng nếu Quốc hội muốn như vậy. Một điều có thể được rút ra là các quyền lợi ngân hàng tại Mỹ thực sự cần sự xung đột chỉ vì lợi nhuận, chứng cớ của việc này là các bang của Tân Anh Cát Lợi - nơi được coi là quê hương của các thủy thủ, những người đã bị bắt lính phục vụ hải quân Anh - đã kiên quyết chống lại chiến tranh, trong khi các bang miền Tây và miền Nam - những nơi được coi là xứ sở của vô số ngân hàng không ổn định - lại hăm hở, sẵn sàng cho chiến tranh.
Trong bất cứ trường hợp nào, chiến tranh cũng là điều mà chẳng ai ưa thích và Quốc hội không thể nào giành được quyền tài trợ cho các lực lượng vũ trang thông qua việc tăng thuế. Vì thế chính phủ cần ngân hàng các bang tạo ra tiền bạc bên ngoài cơ cấu thuế và giúp bảo vệ họ khỏi nguyên tắc của thị trường tự do. Đây là tình huống kinh điển của một liên minh tội lỗi - một mưu đồ (cabal) - mưu đồ luôn được phát huy giữa các nhà nghiên cứu chính trị và tiền tệ. Giáo sư Rothbard đã chỉ ra một cách cụ thể:
Chính phủ Mỹ đã khuyến khích việc mở rộng số lượng các ngân hàng cũng như số lượng tiền giấy và tiền ký quỹ nhằm mua bán các khoản nợ chiến tranh đang không ngừng tăng lên. Những ngân hàng mới liều lĩnh do lạm phát gây ra tại khu vực Trung Đại Tây Dương, các bang miền Nam và miền Tây, đã in một lượng lớn tiền mới để mua trái phiêu chính phủ. Chính phủ liên bang đã sử dụng những đồng tiền này để mua vũ khí và hàng hóa sản xuất tại Tân Anh Cát Lợi…
Vào tháng Tám năm 1814, rõ ràng là các ngân hàng ở xa Tân Anh Cát Lợi đã không thể thanh toán bằng tiền kim loại, rằng họ đã lâm vào cảnh vỡ nợ. Tháng Tám năm 1814, thay vì cho phép các ngân hàng phá sản, chính phủ, bang và liên bang đã quyết định cho phép các ngân hàng tiếp tục kinh doanh trong khi từ chối thực hiển nghĩa vụ thanh toán của mình bằng tiền kim loại. Nói cách khác, các ngân hàng được phép từ chối các nghĩa vụ thanh toán khế ước chính thức…
Sự đình chỉ chung này không chỉ do lạm phát gây ra vào thời điểm này mà còn tạo ra tiền lệ cho tất cả các cuộc khủng hoảng tài chính kể từ đó. Dù Hoa Kỳ có ngân hàng trung ương hay không thì các ngân hàng cũng được đảm bảo rằng nếu như họ được bơm tiền vào khiến cho giá cả tăng vọt và sau đó gặp rắc rối thì chính phủ cũng sẽ cứu họ ra khỏi cảnh túng quẫn.[15]
Các ngân hàng bang đã tạo ra nguồn tiền khẩn cấp cho chính phủ liên bang nhằm tăng khoản nợ từ 45 triệu đô-la lên 127 triệu đô-la, một khoản tiền chóng mặt cho một quốc gia non trẻ. Nguồn cung tiền tăng gấp ba lần trong khi không tăng hàng hóa tương ứng có nghĩa rằng giá trị của đồng đô-la đã rút lại khoảng 1/3 sức mua cũ. Vào năm 1814, khi các chủ nợ bắt đầu nhận thức được mưu đồ bất lương và yêu cầu nhận vàng của mình thay vì tiền giấy, các ngân hàng đã đóng cửa và thuê thêm bảo vệ nhằm giữ cho các nhân viên ngân hàng khỏi bị hành hung bởi các đám đông giận dữ. Một lần nữa, các nhà nghiên cứu tiền tệ và chính trị đã thành công trong việc lừa đảo người dân Mỹ với khoảng 66% nguồn tiền bạc chắt chiu của họ trong giai đoạn này.
NHỮNG TRÒ GIAN TRÁ VÀ GIẤC MƠ NGÂN HÀNG
Thomas Jefferson - người từng là Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - thể hiện khuynh hướng chống cơn giông tố tiền giấy trong giai đoạn này cố gắng giúp dân tộc hiểu được lẽ phải, ông ta không bao giờ ngừng chống đối mặt xấu xa của đồng tiền bất lương và các khoản nợ:
Mặc dù tất cả các dân tộc ở châu Âu đã cố gắng và bước qua mỗi chặng đường trong sự kiếm tìm vô ích mục tiêu tương tự, chúng ta vẫn kỳ vọng để tìm ra những trò gian trá và giấc mơ ngân hàng - những điều mà nhờ đó, tiền bạc có thể được tạo ra từ không khí, và tìm ra số lượng tiền bạc đủ để đáp ứng các nhu cầu chi phí tốn kém của chiến tranh.[16]
Sự dung thứ của các ngân hàng đối với việc chiết khâu tiền giấy khiến Hoa Kỳ tốn ½ nguồn thuế chiến tranh, nói cách khác, tăng gấp đôi chi phí của mỗi cuộc chiến.[17]
Cuộc khủng hoảng về sự bất lương của hệ thống ngân hàng đã đến. Các ngân hàng đã tự kết liễu đời mình. Giữa hai hoặc ba triệu đô-la phiếu nợ trong tay người dân, họ [các ngân hàng] đã tuyên bố một cách chính thức rằng sẽ không trả lại bất cứ khoản tiền nào cho người dân…[18]
Một nguyên tắc thông minh là không bao giờ cho vay mượn đồng đô-la mà không đánh thuế ngay đối với việc thanh toán lãi suất hàng năm và tiền gốc trong phạm vi thời hạn đã cho.[19] Chúng ta sẽ phải coi mình như những kẻ không được phép dồn trách nhiệm trả nợ cho thế hệ con cháu mình và có trách nhiệm phải thanh toán hết các khoản nợ.[20]
…Trái đất sinh ra là để dành cho sự sống chứ không phải cái chết… Chúng ta có thể xem xét mỗi một thế hệ như một dân tộc riêng biệt với quyền được chấp nhận mình chứ không phải là thế hệ kế vị.[21]
Lý thuyết hiện đại của nguồn nợ vĩnh cửu đã khiến trái đất này đẫm máu, và dồn cư dân của địa cầu vào dưới gánh nặng đã từng tích tụ trong một khoảng thời gian dài.[22]
Và Quốc hội đã không lắng nghe những lời như vậy.
TỔNG KẾT
Mỹ đã có ngân hàng trung ương đầu tiên của mình thậm chí trước cả khi Hiến pháp được soạn thảo. Đó là Ngân hàng Bắc Mỹ và được Quốc hội thuộc địa phê duyệt hiến chương vào năm 1781. Bắt chước mô hình của Ngân hàng Anh, Ngân hàng Bắc Mỹ được trao quyền phát hành nhiều tờ giấy hứa nợ hơn là chức năng giữ tiền ký quỹ. Ban đầu, những tờ phiếu hứa nợ này được lưu hành rộng rãi và được coi như một loại tiền tệ quốc gia. Mặc dù về cơ bản chỉ là một tổ chức tư nhân song ngân hàng này đã được thiết kế cho mục đích tạo tiền bạc nhằm cho chính phủ liên bang vay khoản tiền đã tạo ra đó.
Ngân hàng Bắc Mỹ đã thực hiện những hành vi gian lận khó hiểu, mờ ám và nhanh chóng trở thành đối tượng khiến dân chúng căm ghét xét từ khía cạnh chính trị. Những tờ phiếu hứa nợ của ngân hàng này thậm chí bị người dân bình thường từ chối. Hiến chương của ngân hàng được gia hạn và vào năm 1783, ngân hàng này đã biến thành ngân hàng thương mại thuần túy với sự phê duyệt hiến chương của chính quyền bang Pennsylvania.
Những người ủng hộ tiền pháp định đã không chịu đầu hàng hoàn cảnh. Năm 1791, Ngân hàng đầu tiên của Hoa Kỳ (nghĩa là Ngân hàng trung ương thứ hai của Hoa Kỳ) đã được Quốc hội thành lập. Ngân hàng mới này chính là bản sao của ngân hàng thứ nhất, kể cả các trò gian lận. Các nhà đầu tư tư nhân trong Ngân hàng chính là những công dân giàu có nhất và có tầm ảnh hưởng nhất nước Mỹ, bao gồm một số nghị sĩ và thượng nghị sĩ. Nhưng nguồn đầu tư lớn nhất và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong Ngân hàng mới này lại do gia tộc Rothschild ở châu Âu chi phối.
Ngân hàng được thành lập để phục vụ chức năng tạo tiền bạc cho chính phủ. Điều này đã gây ra nạn lạm phát trong nguồn cung tiền bạc đồng thời làm tăng giá cả. Trong năm năm đầu tiên, 42% nguồn tiền bạc mà người dân tích lũy được đã bị sung công dưới hình thức thuế ngầm hay còn gọi là lạm phát. Đây là hiện tượng tương tự như hiện tượng đã từng xảy ra với các thuộc địa hai thập kỷ trước đó nhưng lúc đó, lạm phát xảy ra là do hệ thống in tiền gây ra, còn lần này, lạm phát lại do những phiếu hứa nợ ngân hàng dự trữ cục bộ - sản phẩm của ngân hàng trung ương - gây nên.
Khi thời hạn thay đổi hiến chương ngân hàng đã đến, hai nhóm chính trị gia mà trước đó từng đối lập quan điểm đã biến thành một liên minh chính trị dị hợm chống lại việc thay đổi hiến chương: nhóm ủng hộ Jefferson - những kẻ muốn duy trì đồng tiền mạnh; và các nhà tài phiệt ngân hàng - những kẻ được gọi là “mèo hoang” (wildcats - chỉ những kẻ liều lĩnh) và luôn khao khát giành được mục tiêu bằng nhiều trò gian trá. Ngày 24 tháng Giêng năm 1811, hiến chương đã bị thất bại do một lá phiếu của Thượng nghị viện và một lá phiếu của Quốc hội ngân hàng trung ương bị loại bỏ nhưng những ngân hàng liều lĩnh kiểu “mèo hoang” thì vẫn hiện diện khắp nơi.
Cuộc chiến tranh 1812 không được người dân Mỹ ủng hộ, và việc tài trợ đã trở nên bất khả thi nếu chỉ thông qua hình thức đánh thuế. Chính phủ đã chọn cách tài trợ chiến tranh bằng việc khuyến khích các ngân hàng “mèo hoang” mua bán trái phiếu nợ thời chiến của mình và biến chúng thành giấy bạc ngân hàng - thứ mà sau đó chính phủ sẽ sử dụng, nhằm mua bán vật tư chiến tranh. Trong vòng hai năm, nguồn cung tiền bạc của quốc gia đã tăng lên ba lần, và giá cả cũng tăng lên với mức tương tự. Một lần nữa, các nhà nghiên cứu tiền tệ và chính trị đã thành công trong việc “xén lông cừu” người dân Mỹ với mức 66% tiền bạc mà họ nắm giữ trong giai đoạn đó.
Chú thích:
[1] Xem Murray N. Rothbard, Conceived in Liberty: The Revolutionary War, 1775-1784 (New Rochelle, New York: Arlington House, 1979), T-p IV, trang 392.
[2] Rothbard, Mystery, trang 194-95.
[3] “Quan điểm của Thomas Jefferson, Bộ trưởng ngoại giao” (“Opinion of Thomas Jefferson, Secretary of State”) 15/2/1791, trích dẫn bởi Krooss, trang 147-48.
[4] Sự so sánh giữa các ngân hàng tư nhân và quân đội hiện hành có thể được tìm thấy trong nhiều lá thư của Jefferson và những lời phát biểu trước công chúng. Ví dụ. xem Các tác phẩm của Thomas Jefferson (The Writings of Thomas Jefferson) - New York: G.P. Putnam & Sons, 1899, T-p 10, trang 31.
[5] Các tác phẩm chính của Thomas Jefferson (The Basic Writings of Thomas Jefferson) - Wiley Book Company, 1944, trang 749.
[6] Được trích dẫn bởi Arthur M. Schilesinger-con trong cuốn Thời đại của Jackson (The Age of Jackson) - New York: Mentor Books, 1945, trang 6-7.
[7] Được viết vào 30/4/1781 cho người thầy của mình - Robert Morris. Được trích dẫn bởi John H. Makin, Khủng hoảng nợ toàn cầu (The Global Debt Crisis: America’s Growing Involvement) - New York: Basic Books, 1984), trang 246.
[8] Kể cũng thú vị khi lưu ý rằng, với tư cách thành viên của Quốc hội Thuộc địa, Willing đã trở thành một trong những người chống lại việc tuyên bố Độc lập.
[9] Galbraith, trang 72.
[10] Derek Wilson, trang 178.
[11] Gustavus Myers, Lịch sử những khối gia sản vĩ đại của Hoa Kỳ (History: of the Great American Fortunes) - New York: Random House, 1936, trang 556.
[12] Thư gửi John Taylor, 26/11/1789, được trích dẫn bởi Martin A. Larson, The Continuing Tax Rebellion (Old Greenwich, Connecticut: Devin-Adair, 1979), trang Xii.
[13] Galbraith, trang 73.
[14] Được viết ngày 2/7/1787 trong một lá thư gửi James Madison. Được trích dẫn trong “Prosperity Economics,” của W. Cleon Skousen, Freeman Digest, 2/1985, trang 9.
[15] Rothbard, Bí ẩn (Mystery), trang 198-199.
[16] Các tác phẩm (Writings), Bản của thư viện, Tập XIV, trang 227.
[17] Các tác phẩm (Writings), Bản của thư viện, Tập XIII, trang 364.
[18] Thư gửi Tiến sĩ Thomas Cooper, 10/9/1814, Các tác phẩm (Writings), Bản của thư viện, Tập XIV, trang 187-89.
[19] Các tác phẩm (Writings), Bản của thư viện, Tập trang 269.
[20] Sách đã dẫn, trang 358.
[21] Sách đã dẫn, trang 270.
[22] Sách đã dẫn, trang 272.
Chương 17
Hang ổ của loài rắn độc châu phi viper
Câu chuyện về Ngân hàng thứ Hai của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - ngân hàng trung ương thứ ba của quốc gia này; sự đắc cử tổng thống của Andrew Jackson với bản tuyên ngôn phản đối ngân hàng; trận chiến giữa Tổng thống Jackson và Nicholas Biddle - người đứng đầu ngân hàng; việc tạo ra cuộc suy thoái có chủ tâm buộc dân chúng lên tiếng bảo vệ ngân hàng; chiến thắng độc nhất vô nhị của Jackson.
Sự hỗn loạn về tiền tệ xảy ra vào cuối cuộc chiến tranh 1812, được nêu ra trong chương trước, là do những âm mưu gian trá trong lĩnh vực ngân hàng gây ra. Các chủ nợ đã cam kết gửi vàng bạc của mình vào ngân hàng với hi vọng đó là nơi trú ẩn an toàn cho nguồn tài sản của mình đồng thời là nơi tiện lợi cho việc sử dụng tiền giấy trong các giao dịch hàng ngày. Đến lượt mình, các ngân hàng hứa với những chủ nợ này rằng họ có thể đổi tiền giấy lấy tiền kim loại bất cứ khi nào mình muốn. Tuy nhiên, vào chính lúc này, qua cơ chế ngân hàng dự trữ cục bộ, tiền giấy được tạo ra với số lượng nhiều hơn so với giá trị của tiền kim loại hiện diện trong nguồn dự trữ. Các nhà tài phiệt ngân hàng biết rằng, nếu một tỉ lệ đáng kể các khách hàng của họ yêu cầu rút tiền kim loại ra khỏi ngân hàng, lời cam kết chính thức của họ đơn giản sẽ không còn hiệu nghiệm. Như vậy, trên thực tế, điều này chính xác là những gì đã liên tiếp xảy ra trong giai đoạn đó.
Năm 1814, Thomas Jefferson đã về hưu và nghỉ ngơi ở Monticello đồng thời từ bỏ ý định thủ tiêu việc phát hành tiền tệ. Trong một bức thư gửi John Adams, ông nói:
Tôi đã từng là kẻ thù của các ngân hàng; kẻ thù không chỉ của những ai coi thường tiền mặt mà còn là kẻ thù của những ai gian lận đưa tiền giấy vào lưu thông và loại bỏ tiền mặt. Nhiệt huyết của chúng ta trong việc chống lại các thể chế này thật nồng hậu và cởi mở ngay cả khi Ngân hàng Hoa Kỳ được thành lập, đến nỗi đám lái buôn ngân hàng - những kẻ đầu trộm đuôi cướp đã chôm chỉa được nguồn lợi từ dân chúng bằng những mánh khóe gian lận của mình - đã cười nhạo tôi như một thằng điên, chúng ta có nên dựng một bệ thờ cho đồng tiền giấy cũ của cuộc cách mạng - thứ đã hủy hoại từng cá nhân nhưng lại cứu được nước cộng hòa, và nhắc nhở về tất cả những gì mà các ngân hàng ban đặc ân cho hiện tại và tương lai cũng như những đồng tiền giấy với họ? Để làm được như vậy, cần phải phá hủy cả nước cộng hòa lẫn các cá thể. Nhưng điều này không thể thực hiện được. Sự kỳ quặc đó thật là khủng khiếp. Nó đã bị chiếm giữ bởi sự bịp bợm hoang đường và sự mục nát thối rữa của tất cả các thành viên của chính phủ chúng ta.[1]
Jefferson đã đúng. Quốc hội không có đủ sự uyên thâm lẫn dũng khí để khiến thị trường tự do xóa sạch tình trạng hỗn độn - tàn dư của ngân hàng thứ nhất Hoa Kỳ để lại. Nếu có đủ uyên thâm và dũng khí, trò gian trá sẽ nhanh chóng trở nên dễ hiểu đối với dân chúng, và các ngân hàng bất lương có thể phải đóng cửa, còn các khoản thua lỗ có thể bị loại bỏ, đồng thời nỗi đau khổ vì chịu đựng có thể được kết thúc vĩnh viễn. Thay vì thế, Quốc hội lại đứng ra bảo vệ các ngân hàng và tổ chức trò gian trá đồng thời duy trì các nguồn thua lỗ đó. Tất cả những điều này được thực hiện vào năm 1816 khi hiến chương với thời hạn 20 năm được trao cho Ngân hàng Thứ Hai của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
NGÂN HÀNG THỨ HAI CỦA HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
Trong từng khía cạnh, ngân hàng mới chính là bản sao của ngân hàng cũ với một ngoại lệ nhỏ. Quốc hội đã bòn rút một cách vô liêm sỉ khoản tiền 1,5 tỷ đô-la từ các nhà đầu tư tư nhân dưới hình thức tiền hối lộ “nhằm đáp lại các đặc quyền và lợi ích mà Đạo luật này mang lại.”[2] Các nhà tài phiệt ngân hàng vui mừng trả phí, không phải vì đó là giá phải chăng cho một công việc kinh doanh béo bở như vậy mà còn bởi họ nhận được khoản tiền ký quỹ tức thì của chính phủ trị giá 1/5 tổng nguồn vốn hóa được sử dụng như nền tảng cho việc tạo ra nhiều nguồn vốn cho việc khởi sự. Hiến chương yêu cầu Ngân hàng tăng ít nhất 7 triệu đô-la tiền kim loại, nhưng ngay cả trong năm hoạt động thứ hai, tiền kim loại của ngân hàng này cũng không bao giờ tăng lên 25 triệu đô-la.[3] Một lần nữa, các nhà nghiên cứu tiền tệ và chính trị đã khoét được một lỗ lợi nhuận thích hợp và người đóng thuế cả tin khờ khạo với cách nhìn ngọt ngào về cuộc “cải tổ ngân hàng”, cuối cùng cũng đã buộc phải móc hầu bao.
Tính liên tục quan trọng giữa ngân hàng mới và ngân hàng cũ chính là sự tập trung vào nguồn vốn nước ngoài. Trên thực tế, một lượng lớn cổ phần trong ngân hàng mới trị giá khoảng 1/3 tổng số cổ phần đã bị nhóm này nắm giữ.[4] Không hề cường điệu để nói rằng Ngân hàng thứ hai của Hoa Kỳ có gốc rễ từ Anh dù nó hiện diện ở Mỹ.
Ngân hàng thứ ba của Hoa Kỳ đã lâm vào tình trạng nợ nần ngay từ lúc mới thành lập. Ngân hàng này đã cam kết tiếp tục truyền thống tiết chế các ngân hàng khác bằng cách từ chối tiếp nhận bất cứ loại tiền nào của các ngân hàng đó trừ khi chúng được đền bù bằng tiền kim loại theo nhu cầu. Nhưng khi đáp lại với yêu cầu rằng Ngân hàng mới cũng phải trả tiền kim loại theo yêu cầu của họ thì các ngân hàng khác đã mất đi quyết tâm của mình. Đây chỉ là một vấn đề nhỏ của sự mục nát. Như các nhà sử học của Ngân hàng này đã viết: “Nhiều nhân vật có ảnh hưởng đã tỏ rõ sự quan tâm [trong các ngân hàng của chính phủ] như các cổ đông rằng không nên tấn công bằng nhu cầu thanh toán bằng tiền kim loại, và người vay thì nóng lòng bảo vệ các ngân hàng cho vay.”[5]
Trong kinh tế học, mỗi chính sách đưa ra sẽ tạo ra một hậu quả nào đó, và hậu quả của việc buông lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng thứ hai của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là nước này đã được khai tâm với cái mà giờ đây chúng ta gọi là chu kỳ hưng vong (boom-bust cycle). Galbraith đã chỉ rõ: “Năm 1816, sự bùng nổ thời hậu chiến đã diễn ra sôi nổi; người ta đổ xô vào đầu cơ tích trữ đất đai khu vực miền Tây. Ngân hàng mới hăm hở tham gia vào những phi vụ như thế này.”[6]
Ngân hàng thứ hai của Hoa Kỳ có được lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình nhờ hiến chương cộng với thỏa thuận của chính phủ nhằm chấp thuận tiền giấy của họ trong việc thanh toán các khoản thuế. Nhưng các ngân hàng của chính phủ không hiểu vì lý do gì lại bị đẩy ra khỏi cuộc chơi. Có vẻ như việc tạo ra tiền thông qua hệ thống ngân hàng dự trữ cục bộ vẫn còn nằm trong tầm tay của họ nhằm bơm phồng khoản tiền tệ đang lưu hành của quốc gia. Nóng lòng muốn biến điều này thành hiện thực, chính quyền bang Pennsylvania đã phê duyệt hiến chương cho 37 ngân hàng mới vào năm 1817. Cũng trong năm đó, Kentucky đã chấp nhận phê duyệt hiến chương cho 40 ngân hàng mới. Mức tăng trưởng về số lượng các ngân hàng là 46% chỉ trong hai năm đầu sau khi ngân hàng trung ương được thành lập. Bất cứ một điểm nào trên phố[7] mà có “nhà thờ, quán rượu hay cửa hiệu thợ rèn đều được cho là địa điểm thích hợp cho việc mở nhà băng.” Trong phạm vi thời gian này, nguồn cung tiền tệ đã được mở rộng thêm 27,4 triệu đô-la; việc “xén lông cừu” đối với người trả thuế khác lên đến mức 40%.
CHU KỲ BÙNG NỔ - PHÁ SẢN ĐẦU TIÊN
Trong quá khứ, hiệu ứng của quy trình do lạm phát gây nên này thường được coi là quá trình bay hơi từ từ của quyền lực mua bán và sự chuyển nhượng tài sản từ những người tạo ra nó sang những người nắm quyền kiểm soát chính phủ và điều hành các ngân hàng. Tuy nhiên, lúc này, quy trình đã mang một bản tính mới khác. Tiệm tiến được thay thế bằng thuyết tai biến. Việc mở rộng và sau đó là việc co hẹp lại nguồn cung tiền đã đẩy quốc gia lâm vào cảnh rối loạn về kinh tế. Việc gì phải nằm chờ sung rụng khi mùa trái chín đang đến và chỉ bằng một động thái rung cây, ta đã có thể có được thứ trái chín ngon lành?
Năm 1818, Ngân hàng bất thình lình bắt đầu siết chặt các yêu cầu của mình đối với các khoản cho vay mới và thu về càng nhiều khoản cho vay cũ càng tốt. Việc co hẹp nguồn cung tiền tệ này đã được điều chỉnh đối với người dân đúng như những gì mà chúng ta điều chỉnh ngày nay. Họ cho rằng đó là điều cần thiết để kiềm chế lạm phát.
Chắc chắn rằng nhiều nhà tài phiệt ngân hàng cũng như các chính trị gia đã cố gắng tỏ ra tử tế khi kiềm chế lạm phát - thứ mà chính họ là những kẻ tạo ra. Không phải ai cũng thu được lợi ích từ việc nắm bắt rõ cơ chế ngân hàng trung ương. Giống như ma cà rồng Frankenstein, họ tạo ra một yêu quái mà không nhận thức được rằng mình không kiểm soát được nó. Tội ác của họ là một trong những điều ngớ ngẩn chứ không phải ác ý. Nhưng sự ngớ ngẩn không phải là đặc điểm của một nhà tài phiệt ngân hàng trung bình, đặc biệt là nhà tài phiệt ngân hàng trung ương và chúng ta cần phải kết luận rằng nhiều nhà nghiên cứu tiền tệ đã nhận thức rõ về quyền uy phá hủy của quái vật này. Họ không quan tâm đến sự an toàn của mình kéo dài bao lâu mà chỉ nhận thức được rằng họ đang hớn hở với mùa thu hoạch đang đến. Họ khiêu khích một cách chủ ý và kích động quái vật nhằm lường trước được cơn thịnh nộ của nó qua vườn cây ăn quả. Đương nhiên, trong một phân tích cuối cùng, hành động rung cây cho trái rụng là vô hại hoặc ác ý không quan trọng lắm. Kết quả cuối cùng cũng tương tự. Chao ôi, làm thế nào để sung rụng đây!
Kinh nghiệm đầu tiên của quốc gia với việc co hẹp tiền tệ đã được tạo ra đã bắt đầu hiện diện vào năm 1818 khi Ngân hàng thứ hai của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tỏ ý quan tâm đến khả năng tồn tại của mình. Giáo sư Rothbard nói:
Vào đầu tháng 7 năm 1818, chính phủ và Ngân hàng Hoa Kỳ (BUS) bắt đầu nhìn nhận tình cảnh khó khăn của mình; nạn lạm phát tiền bạc và tín dụng lan tràn do trò gian trá gây nên đã khiến Ngân hàng Hoa Kỳ lâm vào tình cảnh nguy hiểm khi thất bại trong việc duy trì chế độ thanh toán bằng tiền kim loại. Trong năm tiếp theo, Ngân hàng Hoa Kỳ bắt đầu một chiến dịch thu hẹp các khoản cho vay, thu hẹp cho vay tín dụng ở khu vực phía nam và phía tây… Việc thu hẹp tiền tệ và tín dụng ngay lập tức tạo ra sự trì trệ về kinh tế và tài chính cho Hoa Kỳ. Chu kỳ bùng nổ-phá sản đầu tiên đã hiện diện trên đất Mỹ. Việc thu hẹp này đã dẫn đến tình trạng vỡ nợ và phá sản của nhiều doanh nghiệp, nhà máy cũng như sự đầu tư không lương thiện trong giai đoạn bùng phát này.[8]
CHU KỲ BÙNG NỔ - PHÁ SẢN TRỞ NÊN TỒI TỆ HƠN DO CÓ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ
Khắp nơi tin rằng tình trạng hỗn loạn, các chu kỳ bùng nổ-phá sản và suy thoái là kết quả của sự cạnh tranh thả lỏng giữa các ngân hàng; vì thế chính phủ cần phải điều chỉnh. Trên thực tế, sự thật chỉ là điều trái ngược. Sự đổ vỡ trên thị trường tự do chính là kết quả của sự ngăn cản từ chính phủ đối với việc cạnh tranh trong vấn đề cho phép ngân hàng trung ương kinh doanh độc quyền. Khi không có sự độc quyền, các ngân hàng cá nhân có thể hoạt động một cách thiếu trung thực trong khuôn khổ nhất định với một khoảng thời gian nào đó. Chắc chắn, họ sẽ dễ bị đặt vào tình thế nguy hiểm bởi các đối thủ cạnh tranh trung thực hơn và sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. Đúng, các chủ nợ của họ sẽ bị thiệt hại vì phá sản, nhưng sự thiệt hại sẽ bị hạn chế và thỉnh thoảng mới xảy ra. Thậm chí các khu vực địa lý có thể khó mà bị ảnh hưởng nặng nề nhưng điều này sẽ không phải là bi kịch quốc gia mà theo đó, mọi người dân buộc phải quỳ gối. Nền kinh tế nói chung sẽ hấp thu các khoản thua lỗ, và thương mại sẽ tiếp tục trở nên thịnh vượng. Trong môi trường thịnh vượng, ngay cả những ai đã từng bị thiệt hại bởi trò gian trá của ngân hàng cũng sẽ có cơ hội để mau chóng phục hồi. Nhưng, khi ngân hàng trung ương được phép bảo vệ các đơn vị kinh doanh gian trá và buộc tất cả các ngân hàng thực hiện đúng như vậy, các nguồn lực cạnh tranh sẽ không làm hỏng hiệu lực của việc này. Việc mở rộng nguồn cung tiền tệ và tín dụng sẽ quy mô hơn. Và đương nhiên, việc thu hẹp nguồn cung tiền tệ và tín dụng cũng vậy. Trừ các nhà tài phiệt ngân hàng và các chính trị gia, cùng lúc, tất cả đều bị thiệt hại; sự suy thoái hiện diện khắp nơi, và sự hồi phục bị trì hoãn trong dài hạn.
Điều này chính xác là những gì xảy ra trong cuộc khủng hoảng năm 1819. Trong cuốn Documentary History of Banking and Currency (Tạm dịch: Lịch sử hệ thống ngân hàng và tiền tệ), Herman Kross viết:
Với tư cách là một đơn vị cho vay tín dụng lớn nhất Hoa Kỳ, Ngân hàng thứ hai Hoa Kỳ có hai giải pháp: nó có thể viết phiếu nợ - thứ có thể thanh toán tài sản của cổ đông và dẫn đến phá sản hoặc có thể buộc các ngân hàng nhà nước đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán - điều này có nghĩa là sự phá sản với quy mô lớn giữa hệ thống các ngân hàng nhà nước. Chúng ta chẳng còn hoài nghi về sự lựa chọn… Áp lực đè nặng lên các ngân hàng nhà nước đã làm giảm phát nền kinh tế một cách quyết liệt, và do nguồn cung tiền tệ suy yếu nên đất nước đã chìm đắm trong một cuộc suy thoái trầm trọng.[9]
Như nhà sử học William Gouge đã quan sát: “Ngân hàng thứ hai Hoa Kỳ đã được cứu, trong khi người dân thì lâm vào cảnh phá sản.”[10]
Cuộc cạnh tranh giữa Ngân hàng quốc gia và các ngân hàng nhà nước trong giai đoạn này đã được chuyển từ lĩnh vực mở cửa thị trường tự do sang vũ đài chính trị khép kín. Cuộc cạnh tranh của thị trường tự do đã được thay thế bằng sự thiên vị của chính phủ dưới hình thức hiến chương, theo đó, chính phủ cho phép các ngân hàng này độc quyền trong lĩnh vực của mình. Hiến chương liên bang rõ ràng là tốt hơn hiến chương của bang, nhưng các bang đã hung hãn chống trả bằng những vũ khí mà họ sở hữu, và một trong những vũ khí đó là quyền đánh thuế. Nhiều bang bắt đầu đánh thuế vào tiền giấy do bất cứ ngân hàng nào hoạt động trong khuôn khổ của mình phát hành - những ngân hàng chưa được địa phương phê duyệt hiến chương. Mục đích của việc đánh thuế này, mặc dù dưới vỏ bọc là tăng thêm nguồn thu cho bang, cũng nhằm loại bỏ Ngân hàng liên bang ra khỏi cuộc chơi.
TÒA ÁN TỐI CAO ỦNG HỘ NGÂN HÀNG
Khi Ngân hàng thứ hai Hoa Kỳ từ chối trả thuế cho bang Maryland, vấn đề này đã được đưa ra Tòa án Tối cao vào năm 1819 - vụ kiện nổi tiếng McCulloch chống lại Maryland. Thẩm phán Tòa án tối cao lúc này là John Marshall, một thủ lĩnh theo chủ trương chế độ liên bang đồng thời là người ủng hộ một chính phủ liên bang hùng mạnh với quyền lực tập trung. Đúng như mong đợi, Tòa án tối cao của Marshall đã thay đổi quyết định của mình cho phù hợp nhằm ủng hộ ngân hàng trung ương của chính phủ liên bang.
Vấn đề nhỏ nằm trong khuôn khổ của việc này mà theo đó, tính hợp hiến của Ngân hàng thứ hai Hoa Kỳ được quyết định không phải là Quốc hội có quyền lực hay không trong việc phát hành tiền tệ hoặc tín dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp hoặc ngược lại, có thể biến đổi nợ thành tiền. Nếu đúng là như vậy thì Tòa án tối cao đã bị thúc ép phải ủng hộ Ngân hàng, bởi vì điều đó không chỉ bị ngăn cấm bởi Hiến pháp mà còn là những gì mà Ngân hàng đã và đang làm - những điều mà ai ai cũng biết. Thay vào đó, Tòa án Tối cao tập trung vào vấn đề hẹp liệu Ngân hàng có phải là phương tiện “cần thiết và thích hợp” cho Quốc hội nhằm thực thi bất cứ quyền lực hợp hiến nào khác mà nó có hay không. Từ quan điểm này, chúng ta có thể nhất trí rằng Ngân hàng chính là một tổ chức hợp hiến.
Vậy có phải tiền giấy của Ngân hàng cũng tương tự như Tín phiếu? Không, bởi chúng đều được bảo đảm bằng tín dụng của ngân hàng chứ không phải của chính phủ liên bang. Sự thực là chính Ngân hàng đã tạo ra tiền, còn chính phủ sử dụng hầu hết số tiền đó. Do đó chẳng phải bận tâm gì về việc Bộ Tài chính đã không in tiền cũng như tiền đó cũng không phải là tiền của chính phủ.
Vậy Ngân hàng có giống như một cơ quan của chính phủ không? Không, đơn giản vì việc trao sự độc quyền cho Ngân hàng này và việc ép sự độc quyền đó bằng quyền lực của bang sẽ chẳng khiến cho điều này trở thành “vụ tố tụng của bang”.
Hơn nữa, các bang không thể đánh thuế chính phủ hoặc bất cứ các công cụ nào trong cơ cấu của nó, kể cả Ngân hàng Hoa Kỳ, vì như Marshall đã chỉ ra: “Quyền đánh thuế chính là quyền hủy diệt.”
Đây cũng chính là một mưu đồ khác xung quanh Hiến pháp và được thực thi bởi bất cứ nhân vật nào - những kẻ được giả định là một trong những kẻ bảo vệ Hiến pháp trung thành nhất.
Tòa án tối cao đã lên tiếng, nhưng Tòa công luận đã không bố trí vụ kiện này. Vào năm 1820, quan điểm phổ biến lúc này là tự do kinh doanh và các nguyên tắc của đồng tiền mạnh được tán thành bởi những người theo đảng Cộng hòa ủng hộ Jefferson. Nhưng kể từ khi Đảng Cộng hòa từ bỏ các nguyên tắc này thì một liên minh mới đã được thành lập với sự lãnh đạo của Martin Van Buren và Andrew Jackson nhằm khôi phục lại những nguyên tắc này. Liên minh đó có tên là Đảng Dân chủ, và một trong những vấn đề trọng tâm của đảng này là xóa bỏ Ngân hàng thứ hai của Hoa Kỳ. Sau khi trúng cử Tổng thống Mỹ vào năm 1828, Jackson đã không phí thì giờ cho nỗ lực thiết lập sự ủng hộ của Quốc hội cho mục đích này.
NICHOLAS BIDDLE
Lúc này, Ngân hàng Hoa Kỳ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Nicholas Biddle - một đối thủ đáng gờm của Jackson không chỉ bởi quyền lực vô song của ông ta mà còn bởi khao khát mạnh mẽ và quan điểm về số phận cá nhân của bản thân. Ông ta là nguyên mẫu của Eastern Establishment (các trường đại học và thể chế tài chính tinh tú nhất tại các thành phố lớn thuộc Bắc Mỹ có ảnh hưởng lớn đến xã hội - ND): giàu có, kiêu ngạo, tàn nhẫn và thông minh. Biddle tốt nghiệp Đại học Pennsylvania khi chỉ mười ba tuổi, và, giống như một doanh nhân trẻ mới khởi nghiệp, chàng trai này đã nắm bắt được khoa học huyền bí của đồng tiền.
Với khả năng kiểm soát dòng tín dụng quốc gia, Biddle đã nhanh chóng trở thành một trong những người đàn ông giàu có nhất nước Mỹ lúc bấy giờ. Điều này lộ rõ ra khi ủy ban quốc hội chất vấn Biddle rằng liệu ngân hàng của ông ta có lợi dụng vị trí vượt trội so với các ngân hàng khác hay không. Ông ta trả lời: “Không bao giờ. Chỉ có vài ngân hàng có thể không bị tiêu diệt bởi sự nỗ lực của các thế lực Ngân hàng. Không có ngân hàng nào bị thiệt hại cả.”[11] Như Jackson đã bộc lộ mấy tháng sau đó, điều này là sự thừa nhận rằng phần lớn các ngân hàng quốc doanh tồn tại được là do có sự chấp thuận và ưu ái của Ngân hàng Hoa Kỳ, và đương nhiên là sự chấp thuận của Biddle.
Lúc này là năm 1832. Hiến chương ngân hàng được coi là ổn cho bốn năm kế tiếp. Nhưng Biddle quyết định không chờ Jackson xây dựng được nguồn lực của mình. Ông ta biết rằng Tổng thống sẽ tham gia tái tranh cử, và suy luận rằng, với tư cách là một ứng viên, Tổng thống sẽ do dự nếu trở thành đối tượng cho các cuộc tranh cãi. Biddle đã yêu cầu Quốc hội thông qua việc sửa đổi hiến chương như là một phương tiện làm suy yếu chiến dịch tranh cử của Jackson. Dự luật đã được hỗ trợ bởi những thành viên của Đảng cộng hòa dưới sự chủ trì của Nghị sĩ Henry Clay và được thông qua vào ngày 3/7, nghĩa là trước khi các chiến dịch bầu cử bắt đầu chạy nước rút.
JACKSON TIẾM QUYỀN QUỐC HỘI
Đây là một chiến lược xuất sắc từ phía Biddle nhưng chiến lược này lại không hiệu quả. Jackson quyết định hướng con đường sự nghiệp của mình vào vấn đề này, và với thông điệp thống thiết gửi tới Quốc hội cũng như Tổng thống, ông ta đã cương quyết bác bỏ cách thức đó. Robert Remini - chuyên gia viết sử của Tổng thống - đã nói: “Thông điệp phủ quyết đạo luật đã chạm vào công chúng hệt như một quả ngư lôi vậy. Đối với điều này thì không chỉ có các luận cứ hợp hiến được trích dẫn lại chống lại việc thay đổi hiến chương - giả sử chỉ có một lý do cho việc phải viện đến chuyện bác bỏ đạo luật - mà còn các lý do chính trị, xã hội, kinh tế và quốc gia.”[12]
Jackson đã dành phần lớn thông điệp bác bỏ đạo luật của mình cho ba đề tài chung sau:
1. Sự bất công do Chính phủ gây nên bằng việc trao độc quyền cho Ngân hàng Hoa Kỳ.
2. Sự vi phạm hiến pháp của Ngân hàng Hoa Kỳ ngay cả khi Ngân hàng này không bị thiệt hại.
3. Mối nguy hiểm đối với quốc gia nếu để các nhà đầu tư nước ngoài thống trị Ngân hàng Hoa Kỳ.
Liên quan đến sự bất công trong vấn đề độc quyền được hậu thuẫn bởi chính phủ, ông ta chỉ ra rằng cổ phần của Ngân hàng Hoa Kỳ được sở hữu chỉ bởi những công dân giàu có của đất nước và kể từ khi việc bán cổ phần bị giới hạn cho một số nhân vật được lựa chọn với tầm ảnh hưởng chính trị, người bình thường, không chỉ bị ngăn cấm một cách bất công nếu muốn tham gia, mà còn buộc phải trả tiền cho các dịch vụ ngân hàng nhiều hơn so với quy định. Những khoản lợi nhuận không dưng mà có cũng chẳng hay ho gì khi chúng được lấy từ tay giai cấp này chuyển sang tay giai cấp khác, nhưng điều này còn tồi tệ hơn khi người dân nhận những lợi ích này lại không phải là công dân của quốc gia mình mà là người nước ngoài. Jackson nói:
Đây không phải là công dân của chúng ta - những người phải nhận được tiền thưởng của chính phủ chúng ta. Hơn tám triệu đô-la cổ phần của ngân hàng này được nắm giữ bởi các cổ đông nước ngoài. Bằng hành động này, nước Mỹ gần như đang đặt ra mục đích biến chúng thành quà tặng của nhiều triệu đô-la… Có vẻ như hơn một phần tư cổ phần ngân hàng được nắm giữ bởi các nhà đầu tư ngoại quốc và phần tài sản còn lại được nắm giữ bởi vài trăm công dân Mỹ, chủ yếu là những thành phần giàu có trong xã hội.[13]
Liên quan đến vấn đề hợp hiến, ông ta nói rằng mình không ngạc nhiên bởi quyết định trước đó của Tòa án Tối cao, vì Tổng thống và Quốc hội đã có nhiều quyền lực để quyết định cho chính họ dù luật thực tế có hợp hiến hay không. Vào lúc này, quan điểm trên không có gì là mới lạ. Trong những thập kỷ gần đây, mọi người bắt đầu nghĩ về Tòa án Tối cao như một tổ chức được quyền tiếp tục theo đuổi vấn đề này. Trên thực tế, như Jackson đã chỉ ra trong thông điệp phản bác lại quyết định của tòa rằng, đám cha Đẻ đã tạo ra chính phủ với quyền lực được chia đều cho các chi nhánh hành pháp, lập pháp và tòa án, và rằng mục tiêu của bộ phận này không đơn thuần là dọn dẹp chuyện vặt vãnh mà làm cân bằng các chi nhánh. Mục tiêu không chỉ khiến chính phủ hoạt động hiệu quả mà còn biến nó trở thành không hiệu quả một cách có chủ ý. Mỗi một vị Chủ tịch và các thành viên cơ quan lập pháp đều phải làm một điều gì đó, thậm chí là cam kết nhằm ủng hộ Hiến pháp. Nếu mỗi một người trong số họ không có quyền lực để quyết định một cách chắc chắn điều gì là hợp hiến thì việc cam kết, thề bồi cũng chẳng mấy ý nghĩa.
NGÂN HÀNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT BỞI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Liên quan đến mối đe dọa đối với nền an ninh của dân tộc, Jackson cho rằng đại đa số cổ đông là các nhà đầu tư ngoại. Thậm chí, xét về mặt kỹ thuật, ngay cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng không được phép biểu quyết cho các cổ phần của mình, quyền lực tài chính của họ mạnh đến nỗi các nhà đầu tư Mỹ mang ơn họ và muốn tuân theo các chỉ dẫn của họ. Jackson kết luận:
Không có mối đe dọa nào đối với sự tự do và độc lập của chúng ta trong ngân hàng - điều mà về bản chất có ít sự ràng buộc đối với đất nước chúng ta?… Có phải không có lí do để đe dọa cuộc bầu cử của chúng ta diễn ra trong hòa bình và vì sự độc lập của đất nước chúng ta trong chiến tranh?… Ngoài chiều hướng mà ngân hàng theo đuổi - ngân hàng gần như được nắm giữ bởi các thần dân ngoại quốc và được quản lý bởi những kẻ mà quyền lợi của họ cũng đi theo hướng tương tự thì có lẽ chẳng còn hoài nghi gì… Kiểm soát tiền tệ của chúng ta, nhận của cải tài sản của dân chúng và cột chặt hàng nghìn công dân trong sự phụ thuộc, điều này sẽ thật khủng khiếp và nguy hiểm hơn cả thế lực hải quân và quân đội của kẻ thù.[14]
Jackson đã giữ được cảm xúc mạnh mẽ trong luận cứ của mình không chỉ với Quốc hội mà với các cử tri. Ông ta nói:
Thật đáng tiếc rằng những kẻ giàu có và quyền lực lại thường bẻ cong đạo luật của chính phủ chỉ vì mục tiêu cá nhân ích kỷ. Nét độc đáo đặc biệt trong xã hội sẽ thường tồn tại dưới từng chế độ, chính phủ. Sự bình đẳng về tài năng, học vấn hoặc sức khỏe không thể được tạo ra bởi các thể chế con người. Trong sự thưởng ngoạn món quà tặng của Thượng đế và trái ngọt của ngành công nghiệp, nền kinh tế vượt trội, mỗi một cá nhân đều có quyền được luật pháp bảo vệ như nhau; nhưng khi luật pháp đảm bảo bổ sung vào các lợi thế tự nhiên này những đặc tính giả tạo nhằm tạo ra các đặc quyền đặc lợi để khiến cho những kẻ giàu càng giàu hơn, những kẻ có uy lực càng mạnh mẽ hơn thì những thành viên khiêm nhường của xã hội - nông dân, thợ cơ khí và công nhân - những người không có thời gian và phương tiện cho việc đảm bảo đặc ân cho mình - sẽ có quyền than phiền về sự bất công của chính phủ. Mà trong bộ máy chính phủ không tồn tại sự xấu xa. Sự xấu xa chỉ tồn tại trong những hành động bất lương. Nếu tiếp giáp với sự bảo vệ bình đẳng và vì Thượng đế tạo ra mưa và ban đặc ân cho tất cả kẻ sang trọng người thấp hèn thì sự xấu xa đó có thể là sự giáng phúc không xứng đáng.[15]
Quyền phủ quyết đã không đánh bại được Ngân hàng. Đó đơn thuần chỉ là sự tuyên bố chiến tranh. Những trận đánh chủ chốt vẫn sẽ còn tiếp diễn.
BIDDLE KIỂM SOÁT QUỐC HỘI
Với tư cách là Tướng chỉ huy của lực lượng ủng hộ ngân hàng, Biddle đã có được lợi thế khủng khiếp đối với các đối thủ của mình. Để thực hiện tất cả các mục tiêu thực tế, ông ta đã thao túng cả Quốc hội. Hoặc, nói một cách chính xác hơn, sản phẩm của sự rộng lượng của ông ta đã nằm trong túi của các đại biểu quốc hội. Theo kế hoạch của Rothschild, Biddle đã trở nên thận trọng hơn trong việc dành cho các chính trị gia phục tùng mệnh lệnh sự thành công trong thế giới kinh doanh. Một vài người trong số họ là những kẻ ăn cháo đá bát. Thậm chí Danield Webster - một nghị sĩ thứ thiệt - đã từng quỳ gối trước Biddle. Galbraith nói:
Biddle không thiếu nguồn lực. Để giữ được niềm tin rằng ngân hàng là nguồn lực duy nhất thể hiện quyền lực, ông ta đã tổ chức các nguồn quỹ công trái nhà nước thường xuyên cho các thành viên Quốc hội. Trong nhiều giai đoạn, Daniel Webster giữ chức giám đốc Ngân hàng thứ hai Hoa Kỳ. Rất nhiều nhân vật khác đã được giúp đỡ, kể cả các thành viên trong giới báo chí.[16]
Webster là một học giả nghiên cứu cách thức mà những nhân vật được gọi là “vĩ đại” có thể thỏa hiệp bằng cơn nghiện tiền bạc, giàu sang. Ông ta luôn luôn ủng hộ đồng tiền mạnh trong Quốc hội, và với tư cách là một luật sư hưởng lương của Biddle, ông ta mô tả vị thế của Ngân hàng trước Tòa án Tối cao trong vụ phán quyết McCulloch kiện bang Maryland. Nhiều lô-gíc gắn kết nhau cho phép Tòa án lại bỏ Hiến pháp và phá hủy đồng tiền mạnh do nó vẽ ra.
Sau khi Jackson phủ quyết hiến chương Ngân hàng, Biddle yêu cầu Webster thực hiện bài phát biểu với mục đích để Ngân hàng tái bản hiến chương nhằm phân bổ rộng rãi trong dân chúng. Trong một bài phát biểu, Webster lặp lại điệp khúc cũ rằng ngân hàng hoạt động với việc tạo ra ảnh hưởng ôn hòa đối với các ngân hàng khác của quốc gia và sau đó giả lả tuyên bố: “Quốc hội có thể tự đúc tiền;… Nhà nước và Quốc hội không cần phải đưa ra bất cứ đệ trình nào cho việc thanh toán nợ ngoại trừ vàng và bạc.”[17] Trong một hành động đạo đức giả gây sửng sốt, bài phát biểu này được truyền bá rộng rãi bởi chính tổ chức này - tổ chức được thiết kế cho việc tạo ra đồng tiền pháp định dự trữ cục bộ không có sự bảo đảm của vàng và bạc nhằm thực hiện chức năng đệ trình trong việc thanh toán các khoản nợ. Giờ đây, nhiều người không phân biệt được sự khác nhau giữa từ ngữ và hành động và tin tưởng vào bài phát biểu này - bài phát biểu được truyền đạt bởi một nhân vật “vĩ đại” và là bằng chứng thể hiện sự đáng kính của Ngân hàng. Biddle thậm chí đã chuyển tải 300.000 bản thông điệp phủ quyết của Jackson dường như với niềm tin rằng nhiều người sẽ không đọc nó. Rõ ràng là, nếu Ngân hàng nghĩ rằng điều này là tồi tệ để truyền bá thì điều đó đúng ra phải tồi tệ[18].

Sức mạnh của đồng tiền do Ngân hàng tạo ra hiện diện khắp nơi. Như John Randolph - một đảng viên tâm huyết của Đảng Cộng hòa đã từng nói rằng: “Chỉ trừ một vài ngoại lệ chứng tỏ nguyên tắc của chính phủ, mỗi một người mà bạn gặp trong hay ngoài Ngân hàng này đều hoặc là cổ đông, chủ tịch, thủ quỹ, nhân viên văn phòng hoặc bảo vệ, người đưa tin hay thợ cơ khí.”[19]
JACKSON THU HÚT CỬ TRI
Quốc hội, các ngân hàng, những kẻ đầu cơ tích trữ, các nhà công nghiệp và mảng báo chí - tất cả những thành phần này là nguồn lực chịu sự chỉ huy của Biddle. Nhưng Jackson lại có một vũ khí bí mật khác - thứ vũ khí chưa từng được sử dụng trước đó trong lĩnh vực chính trị Hoa Kỳ. Thứ vũ khí này chính là khả năng thu hút cử tri một cách trực tiếp. Jackson đã đưa ra thông điệp của mình trong chiến dịch thử nghiệm và truyền bá nó tới công chúng dưới hình thức từ ngữ chọn lọc trau chuốt nhằm tạo ra ấn tượng khó phai trong lòng cử tri. Ông ta nói về sự phản đối của mình đối với chế độ chuyên chế - chế độ được xây dựng bằng tiền và đề cao đồng tiền, chế độ đã độc chiếm Quốc hội, làm băng hoại đạo đức con người, đe dọa sự tự do của họ và phá hoại tiến trình bầu cử. Ông ta nói rằng, Ngân hàng chính là một con bạch tuộc nhiều vòi ăn tươi nuốt sống người thường. Ông ta thề sẽ quyết chiến với con bạch tuộc này để giết chết nó nếu không muốn làm mồi cho nó. Ông ta gầm lên rằng: Có ngân hàng thì không có Jackson, có Jackson thì không có ngân hàng![20]
Liên quan đến vấn đề tiền giấy, Tổng thống Jackson tỏ ra dứt khoát. Nhà viết sử của ông ta đã mô tả chiến dịch này như sau:
Trong cuộc hành trình trở về Tổ quốc, có tin là ông ta đã chi trả tất cả các khoản phí tổn của mình bằng vàng. Ông ta nhấn mạnh khi môi lần thanh toán bằng vàng: “Các bạn sẽ thấy rằng tiền giấy chẳng còn tồn tại nếu tôi tước được quyền của gã Nicholas Biddle và hạ bệ ngân hàng bạch tuộc của hắn ta.” Vàng chỉ là một phương tiện trao đổi phổ biến và được mọi người cất giữ như một thứ tiền tệ mạnh và an toàn - thứ tiền tệ mà Jackson và nội các của ông ta hy vọng khôi phục lại việc sử dụng thường xuyên. Không giống tiền giấy, vàng thể hiện giá trị thực. Đó là đồng tiền của người dân trung thực. Mặt khác, tiền giẻ rách (rag money - một cách gọi chế nhạo tiền giấy được làm từ sợi lanh và cotton vào thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng Mỹ 1775-1783 - ND) chính là công cụ của các ngân hàng và những kẻ bịp bợm nhằm làm băng hoại dân chúng đoan chính.[21]
Jackson đã kích hoạt sự phẫn nộ của người dân Mỹ. Trong cuộc bỏ phiếu kín tháng Mười Một, ông ta nhận được một lượng phiếu bầu phổ thông khổng lồ, chiếm 55% tổng số phiếu bầu (Clay chiếm 37%, Wirt - 8%) và 80% số phiếu bầu đại cử tri. Nhưng cuộc chiến tranh vẫn chưa kết thúc. Jackson thắng cử, nhưng Ngân hàng đã có bốn năm hoạt động và có kế hoạch sử dụng khoảng thời gian này nhằm tác động tới tâm tư tình cảm người dân để tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng. Những cuộc chiến gay go nhất đang sắp phải xảy ra.
JACKSON XÓA BỎ HỆ THỐNG TIỀN GỬI LIÊN BANG
Jackson không chờ đợi mà hành động ngay. Ông ta biết rằng thời gian sẽ được sử dụng như một vũ khí chống lại bản thân mình. “Con bạch tuộc tham nhũng chỉ bị sát thương chứ chưa bị giết chết,” - ông ta nhận định.[22] Ngay sau cuộc bầu cử, ông ta ra lệnh cho William Duane - Bộ trưởng Tài chính - đưa tất cả các khoản tiền gửi mới của chính phủ liên bang vào các ngân hàng quốc doanh trên cả nước và trả các khoản chi phí ngoài ngân quỹ mà Ngân hàng Hoa Kỳ giữ cho đến khi tài khoản đó bị rút hết sạch. Khi đồng tiền liên bang không được sử dụng, con bạch tuộc chắc chắn sẽ chết dần chết mòn. Tuy nhiên, Duane đã ngần ngại trước mệnh lệnh của Jackson với sự thuyết phục chân thành rằng việc làm đó sẽ phá vỡ nền kinh tế.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự bất đồng quan điểm giữa Tổng thống và Bộ trưởng Tài chính. Tuy nhiên, trước đó, tình thế bế tắc luôn được giải quyết bằng việc từ chức của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Lần này, mọi việc đã khác. Duane không chấp nhận từ chức và điều đó đã khiến cho vấn đề trở nên xấu hơn. Tổng thống chỉ có thể bổ nhiệm một thành viên của bộ máy hành pháp với sự ưng thuận của Thượng Nghị viện. Tuy nhiên, Hiến pháp không lên tiếng về vấn đề sa thải Bộ trưởng. Không lẽ nó còn cần có sự chấp thuận của Thượng Nghị viện? Có lẽ là như vậy, nhưng vấn đề đã không bao giờ được thử nghiệm.
Jackson không thể kiên nhẫn hơn được nữa đối với các vấn đề mang tính lý thuyết như vậy. Một lá thư được gửi tức tốc đến Duane: “Những công việc sắp tới của anh với tư cách là Bộ trưởng tài chính sẽ không còn được tiếp tục nữa.”[23] Ngày 1/10/1833, các khoản tiền gửi liên bang đã bắt đầu được chuyển ra khỏi Ngân hàng.
Jackson có cảm giác rằng, cuối cùng thì ông ta cũng đã tóm chặt được con bạch tuộc. “Tôi đã trói buộc được nó,” - ông ta nói.[24] Với sự quả quyết hân hoan, ông ta nói thêm: ‘‘Tôi sẵn sàng nhổ từng chiếc răng và bẻ cẳng nó. Nếu không nhầm, chúng ta sẽ buộc “ngài Biddle và Ngân hàng của ông ta trở nên ngoan ngoãn như một chú cừu non trong sáu tuần.”[25]
BIDDLE CHỦ TÂM TẠO RA SỰ HỖN LOẠN VỀ TIỀN TỆ
Quan điểm của Tổng thống đối với tình trạng câu thúc ngoan ngoãn của Ngân hàng chỉ là sự hấp tấp, vội vã. Biddle phản pháo lại rằng, ông ta không giống con cừu non mà dữ dằn như một chú sư tử bị thương. Kế hoạch của ông ta là nhanh chóng thu hẹp nguồn cung tiền tệ của quốc gia và tạo ra một đợt suy thoái tương tự như đợt suy thoái mà Ngân hàng Hoa Kỳ đã tạo ra mười ba năm trước. Điều này có thể được đổ lỗi cho việc Jackson rút các khoản tiền gửi liên bang và gây ra phản ứng dữ dội khiến Quốc hội không đồng tình với phủ quyết của Tổng thống. Remini nói rằng:
Biddle đã phân công. Ông ta đã đề xướng việc cắt xén các khoản cho vay trong cả hệ thống ngân hàng… Nó đánh dấu sự khởi đầu của một trận chiến đau thương giữa một nhà tài phiệt quyền uy và một chính trị gia quả quyết và quyền lực không kém. Biddle hiểu những gì mà ông ta sắp làm. Ông ta biết rằng nếu tạo ra đủ áp lực và sự bi thảm cho thị trường tiền tệ, ông ta có thể buộc Tổng thống khôi phục lại chế độ tiền gửi liên bang. Ông ta gần như hả hê. “Tổng thống đáng kính nghĩ rằng, vì đã lột được da đầu người da đỏ và tống giam các quan tòa thì ông ta cũng có cách đối phó với Ngân hàng. Ông ta đã nhầm…”[26]
“Mối ràng buộc lòng trung thành với đảng có thể bị phá vỡ bởi sự thuyết phục thực tế về tình cảnh khốn cùng hiện hữu trong cộng đồng.” - Ông ta tuyên bố. Và tình cảnh này đương nhiên sẽ đặt mọi thứ vào thực trạng. “Chỉ có sự thống khổ hiện diện khắp nơi mới có thể tạo ra bất cứ tác động nào lên Quốc hội… Sự an toàn duy nhất của chúng ta là theo đuổi một con đường kiên định đối với sự hạn chế kiên định - và tôi không nghi ngờ rằng rốt cuộc thì con đường đó sẽ dẫn tới sự khôi phục tiền tệ và ban đặc quyền lần nữa cho Ngân hàng…[27] Con đường của riêng tôi đã được quyết định. Tất cả các ngân hàng khác và tất cả các thương gia có thể phá sản, nhưng Ngân hàng Hoa Kỳ thì không.”[28]
Như vậy, Biddle đã quyết định sử dụng người dân Mỹ như những con tốt thí trong một ván cờ lớn vì sự tồn tại của Ngân hàng Hoa Kỳ. Không khó để hình dung về sự hỗn loạn kinh tế do thực trạng này gây nên. Chính sách thu hẹp nguồn cung tiền tệ của Biddle được thực thi trong thời điểm nhạy cảm. Việc kinh doanh được mở rộng như kết quả của khoản tín dụng ưu tiên dễ dàng của Ngân hàng trước đó và giờ đây đang phụ thuộc vào nó. Biểu giá thuế suất cũng đến hạn đúng lúc tạo ra nhiều nhu cầu đối với tiền mặt và tín dụng. Sự thiệt hại hiện diện khắp nơi, lương bổng và giá cả thấp, người dân thất nghiệp, các công ty lâm vào cảnh phá sản. Khi cuộc họp của Quốc hội - cuộc họp có tên gọi “kỳ họp về khủng hoảng” được tổ chức vào tháng Chạp - cả dân tộc đang trong tình cảnh náo động. Báo chí đưa ra các cảnh báo, còn thư tín thể hiện sự phẫn nộ của dân chúng tới tấp bay đến Washington.
Vì áp lực vẫn tiếp tục đè lên Quốc hội nên kế hoạch của Biddle sẽ có hiệu lực. Trong mắt dân chúng, Jackson là người chịu trách nhiệm đối với nỗi thống khổ của dân tộc. Và cũng chính ông ta là người cách chức Bộ trưởng Tài chính Duane; cũng chính ông ta khăng khăng một cách ngu xuẩn trong việc loại bỏ hệ thống tiền gửi liên bang; và cũng chính ông ta là kẻ ngoan cố chống lại Quốc hội.
JACKSON BỊ THƯỢNG NGHỊ VIỆN KHIỂN TRÁCH
Trong một trăm ngày, “một đoàn các nhà hùng biện” ra rả chỉ trích Tổng thống vì sự thực thi ngạo mạn và gây hại của ông ta. Rốt cuộc, một nghị quyết khiển trách đã được đệ trình cho Thượng Nghị viện và vào ngày 28/3/1834, nghị quyết này đã được thông qua bởi 26 phiếu thuận trên 20 phiếu chống. Đây là lần đầu tiên Tổng thống bị Quốc hội khiển trách, và điều này chính là một tai họa khủng khiếp đối với lòng tự trọng của Jackson. Cuối cùng, Biddle đã chiếm được thế thượng phong.
Trong cơn thịnh nộ, Tổng thống đã quát tháo ầm ĩ. “Các người là một lũ rắn độc.” - Ông ta nói với những người ủng hộ Ngân hàng. “Tôi sẽ đánh tan các người và thề có Chúa chứng giám, tôi sẽ tiêu diệt các người.”[29]
Sự chỉ trích không biểu lộ tâm tư tình cảm của dân chúng một chút nào. Thậm chí trong Quốc hội - hang ổ của những kẻ ủng hộ Ngân hàng - mức thay đổi từ ý kiến này sang ý kiến khác của ba cử tri đã làm tiêu tan kế sách này.
Trong suốt thời gian này, dân chúng đã nhận ra sự thật một cách nhanh chóng dù điều đó là khó nhận ra. Đương nhiên, Jackson đảm đương tất cả mọi việc trong phạm vi quyền lực của mình nhằm thúc đẩy quy trình, nhưng các yếu tố khác cũng đang hiện diện và có hiệu lực. Nhưng vì cái tôi của bản thân quá lớn nên ông ta đã phun ra những lời huênh hoang trước dân chúng về kế hoạch của mình nhằm phá vỡ nền kinh tế. Người dân lại tin vào những lời ba hoa khoác lác này của ông ta. Bước ngoặt đã đến khi George Wolf - Thống đốc Ngân hàng khu vực Pennsylvania, nơi đặt trụ sở của Ngân hàng - xuất hiện trước công chúng và lên án kịch liệt cả Ngân hàng lẫn Biddle. Điều này giống như việc bắt đầu rung chuông trong trận đua ngựa. Với việc chính bang nhà quay lại chống mình, Ngân hàng chẳng còn được ai đứng ra bảo vệ và trong vòng mấy ngày, tâm trạng của đất nước và Quốc hội đã thay đổi.
Những thành viên của Đảng Dân chủ đã không tốn thời gian cho việc củng cố những lợi lộc bất ngờ này. Để kiểm tra thế mạnh của họ đối với vấn đề này, ngày 4/4/1834, họ đã kêu gọi bỏ phiếu trong Quốc hội đối với một loạt nghị quyết được đưa ra nhằm vô hiệu hóa sự chỉ trích trong Thượng nghị viện, về bản chất, các nghị quyết chỉ ra rằng Quốc hội đã hoàn toàn nhất trí với chính sách của Tổng thống về ngân hàng. Nghị quyết thứ nhất được thông qua bởi 134 phiếu thuận trên 82 phiếu chống cho thấy rằng Ngân hàng Hoa Kỳ “không được hưởng các chế độ đặc quyền một lần nữa.” Nghị quyết thứ hai được thông qua bởi 118 phiếu thuận trên 103 phiếu chống đã nhất trí rằng các khoản tiền gửi “không được khôi phục lại.” Và nghị quyết thứ ba được thông qua bởi số phiếu thuận áp đảo 175 trên 42 phiếu chống đã kêu gọi việc thành lập một ủy ban đặc biệt trực thuộc Quốc hội nhằm điều tra liệu Ngân hàng Hoa Kỳ có phải là kẻ chủ mưu gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại hay không. Đó là chiến thắng vang dội của Jackson - chiến thắng tột đỉnh diễn ra vài năm sau đó với việc thông qua nghị quyết tại Thượng Nghị viện. Và nghị quyết này đã chính thức rút lại nghị quyết chỉ trích trước đó.
BIDDLE COI THƯỜNG QUỐC HỘI
Khi ủy ban điều tra có mặt tại Ngân hàng ở Philadelphia với trát hầu tòa nhằm mục đích kiểm tra sổ sách, Biddle đã thẳng thừng từ chối. Và ông ta cũng không cho phép việc kiểm tra thư tín gửi cho các thượng nghị sĩ liên quan đến các khoản vay cá nhân hoặc các khoản ứng trước. Và ông ta kiên quyết từ chối điều trần trước ủy ban ở Washington. Hành động như thế này có thể dẫn đến khả năng bị Quốc hội tống đạt trát hầu tòa với khoản tiền phạt nặng nề hoặc thậm chí là tống giam. Nhưng đối với Biddle thì khả năng này sẽ không diễn ra. Remini giải thích:
Các ủy viên hội đồng yêu cầu tống đạt trát hầu tòa, nhưng nhiều thành viên Đảng Dân chủ ở miền Nam lại phản đối hành động quá khích này và từ chối hợp tác. Như Biddle quan sát, điều này có thể mang tính châm biếm nếu ông ta bị tông vào tù “bởi số phiếu bầu của các thành viên Quốc hội vì tôi sẽ không nhượng bộ kẻ thù của mình.” Mặc dù Biddle thoát được việc hầu tòa nhưng hành động bất chấp yêu cầu của Quốc hội của ông ta chỉ làm tình trạng thêm tồi tệ trong mắt dân chúng.[30]
Ngân hàng vẫn chưa tắc tử mà trong tình trạng ngắc ngoải vì thương tật. Lúc này, Jackson đã trả hết nợ quốc gia do cuộc chiến tranh 1812 gây nên. Trên thực tế, ông ta ra lệnh cho Bộ Tài chính nhằm hoàn trả lại cho nhà nước hơn 35 triệu đô-la và khoản tiền này được sử dụng cho việc xây dựng nhiều hạng mục công trình của dân chúng.
Với các thành tựu gần tiến đến vinh quang của mình trong cuộc chiến với Ngân hàng, Tổng thống đã khiến cho các nhà nghiên cứu tiền tệ ở Mỹ và nước ngoài căm tức. Như vậy, chẳng có gì là ngạc nhiên khi vào ngày 30/1/1835, một cuộc mưu sát đã được thực hiện nhằm loại bỏ Tổng thống ra khỏi cuộc chơi. Tuy nhiên, một điều kỳ diệu đã xảy ra, cả hai khẩu súng lục của kẻ tấn công đều bị tịt ngòi, và Jackson đã thoát chết một cách ngẫu nhiên. Và đó là cuộc mưu sát đầu tiên được thực hiện nhằm loại bỏ Tổng thống Hoa Kỳ. Kẻ ám sát là Richard Lawrence - một gã mất trí hoặc giả đò bị mất trí đã thoát được sự trừng phạt hà khắc. Dù sao đi nữa thì Lawrence cũng đã không bị kết tội vì chứng mất trí.[31] Sau đó, gã này huyênh hoang với bạn bè rằng mình có ô dù là những thế lực máu mặt ở châu Âu - những kẻ đã hứa bảo vệ hắn khỏi sự trừng phạt nếu chẳng may bị bắt.[32]
Đoạn kết của thiên tiểu thuyết này chứa đựng nhiều điều bất ngờ. Hiến chương Ngân hàng đã hết hạn vào năm 1836 và được tái tổ chức như một ngân hàng quốc gia do Khối thịnh vượng chung ở Pennsylvania lập nên. Sau vụ tích trữ hàng cotton, những khoản ứng trước hậu hĩ cho các quan chức Ngân hàng và việc đình chỉ thanh toán bằng tiền kim loại, Biddle đã bị bắt với tội gian lận. Mặc dù không bị kết tội nhưng ông ta vẫn bị kiện ra tòa dân sự khi đã chết. Trong vòng năm năm, việc kiến lập ngân hàng đã bị chấm dứt vĩnh viễn, và cuộc trải nghiệm lần thứ ba của Mỹ với hệ thống ngân hàng trung ương đã coi như chấm dứt.
VÀNG THAU LẪN LỘN
Hãy thử để câu chuyện kết thúc có hậu ở đây và cho phép Jackson mãi mãi đội trên đầu chiếc vương miện của người anh hùng hay một kỵ sĩ giết rồng. Nhưng một cách nhìn nhận công bằng hơn đối với các sự kiện này dẫn đến một kết luận rằng đức hạnh không phải là không bị hoen ố. Jackson đại diện cho vị thế của những kẻ muốn sử dụng vàng và bạc như một loại tiền tệ quốc gia. Nhưng nhóm người này lại không đủ lớn để đối chọi được với thế lực của Ngân hàng. Ông ta bị đẩy vào trận chiến này bởi nhiều nhóm khác - những kẻ căm ghét Ngân hàng vì những nguyên nhân khác không mấy được ca tụng. Các ngân hàng nhà nước và các lợi ích kinh doanh chí ít không quan tâm đến tiền tệ do hiến pháp quy định. Họ cần thứ ngược lại. Họ coi sự kiềm chế ở mức vừa phải của Ngân hàng là quá đáng. Với việc loại bỏ Ngân hàng Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chơi, họ lường trước khả năng không diễn ra sự kiềm chế. Như những gì chúng ta chứng kiến trong phần tiếp theo, thật mỉa mai rằng đó chính là nhóm người có thể đạt được bất cứ điều gì mà họ muốn.
Người ta không thể đổ lỗi cho Jackson vì đã chấp thuận sự ủng hộ các nhóm người này trong nỗ lực của mình nhằm giết rồng. Xét về khía cạnh chính trị, điều cần thiết là xác lập mối liên minh tạm thời với các đối thủ để đạt được những mục tiêu chung mang tính đặc biệt. Nhưng Jackson đã tiến xa hơn vấn đề này. Hơn bất cứ vị tổng thống nào trước đó, ông ta đã thay đổi tính chất trong quan điểm chính trị Hoa Kỳ. Ông ta đã dẫn dắt dân tộc bước ra khỏi khái niệm mới của các thế lực phổ biến vốn được đám bố già thiết kế cẩn thận nhằm quay trở về với truyền thống tập trung quân chủ của Thế giới Cũ. Bằng việc không chấp nhận quyền ly khai của các bang ra khỏi Liên bang, ông ta đã thiết lập một khái niệm - khái niệm không chỉ dẫn đến một cuộc nội chiến mà còn đặt dấu chấm hết vĩnh viễn cho khả năng chính quyền các bang kiểm soát quyền lực mở rộng của chính phủ liên bang. Liên bang sẽ không còn được dựa trên nguyên tắc đồng thuận của bên chi phối nữa. Giờ đây, nguyên tắc là các lực lượng vũ trang. Và thông qua sự vận động việc chấp thuận của cử tri đối với vấn đề Ngân hàng, ông ta thay đổi nhận thức về vai trò của Tổng thống từ người phụng sự dân chúng sang người lãnh đạo dân tộc.
Tại cao trào của cuộc chiến chống lại Ngân hàng, khi trực tiếp kêu gọi các cử tri ủng hộ, Jackson đã tuyên bố: “Tổng thống là người đại diện trực tiếp cho nhân dân mình.” Để lĩnh hội một cách thấu đáo tầm quan trọng của tuyên bố này, cần lưu ý rằng kế hoạch Hiến pháp là Tổng thống phải được bầu chọn một cách gián tiếp bởi các cơ quan lập pháp chính phủ chứ không phải là cử tri.
Sau khi tham chiến nhằm lật đổ ngai vàng của vua George III, đám bố già không cần bất cứ việc gì liên quan đến các vị vua nữa và họ đã làm theo cách của mình nhằm đảm bảo rằng Tổng thống Hoa Kỳ sẽ không bao giờ được coi như vậy. Họ nhận ra rằng, quyền lực của tổng thống phải bị hạn chế và khuyếch tán, nếu không, người đứng đầu đất nước có thể trở thành kẻ chuyên quyền. Điều 2, khoản 1 của Hiến pháp đã chính thức thiết lập cử tri đoàn để bầu chọn Tổng thống.
Các thành viên của cử tri đoàn được bổ nhiệm bởi chính phủ. Các nghị sỹ, thượng nghị sĩ và các quan chức của chính phủ liên bang cũng góp mặt vào danh sách này. Hội đồng có bổn phận chọn lựa người đứng đầu đất nước một cách nghiêm khắc dựa trên tính chính trực và khả năng điều hành của tổng thống chứ không phải danh nghĩa đảng phái, các mối quan hệ chính trị, diện mạo, uy tín hay những bài diễn văn ồn ào. Người dân có thể bầu chọn nghị sỹ của mình, nhưng hội đồng bầu cử sẽ chọn ra Tổng thống. Như vậy, điều này có nghĩa rằng, Tổng thống sẽ có được các cử tri khác nhau từ Quốc hội, và sự khác biệt này là quan trọng để bảo đảm sự cân bằng về quyền lực mà cơ cấu Hiến pháp đã tốn sức để tạo dựng. Như một phương pháp để kiểm soát chính phủ, nó là một phần xuất sắc trong việc thiết kế các kế hoạch chính trị.
Tất cả mọi việc này đã được thay đổi trong cuộc bầu cử vào năm 1832. Một trong những sự kiện buồn bã trong lịch sử là những nguyên nhân tốt thường là cơ hội cho việc tạo ra các tiền lệ xấu. Cuộc chiến của Jackson chống lại Ngân hàng Hoa Kỳ chỉ là một trong những sự kiện này.
TỔNG KẾT
Chính phủ đã khuyến khích nạn gian lận ngân hàng diễn ra phổ biến trong cuộc chiến tranh 1812 như một thủ đoạn để chi trả các hối phiếu của mình, và điều này đã đẩy cả dân tộc vào tình trạng hỗn loạn tiền tệ. Khi cuộc chiến tranh kết thúc, thay vì cho phép các ngân hàng gian lận phá sản và thị trường tự do hàn gắn thiệt hại, thì Quốc hội quyết định đứng về phía các ngân hàng và tổ chức những trò gian lận đồng thời duy trì các khoản thua lỗ. Quốc hội thực hiện điều này bằng việc tạo ra ngân hàng thứ ba có tên gọi Ngân hàng Thứ hai của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Ngân hàng mới thực ra chỉ là một bản sao của ngân hàng trước đó. Nó được phép tạo ra tiền cho chính phủ liên bang và điều chỉnh các ngân hàng nhà nước. Nó tác động tới một lượng lớn nguồn vốn và được tổ chức một cách quy củ hơn so với ngân hàng cũ. Các chính sách của Ngân hàng này đã có một tác động lớn hơn đối với việc tạo ra và hủy bỏ nguồn cung tiền tệ quốc gia. Lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, của cải đã trải đều khắp đất nước thay vì bị hạn chế trong phạm vi các khu vực địa lý. Thời kỳ bùng nổ-phá sản cuối cùng cũng đã diễn ra tại Hoa Kỳ.
Năm 1820, ý kiến công chúng bắt đầu chuyển sang hướng ủng hộ các nguyên tắc về đồng tiền mạnh được tán thành bởi các thành viên Đảng Cộng hòa của Jefferson. Nhưng kể từ khi Đảng Cộng hòa cấm các nguyên tắc này, một liên minh mới có tên gọi Đảng Dân chủ đã được thành lập dưới sự điều hành của Martin Van Buren và Andrew Jackson. Một trong những cương lĩnh chính của Đảng này là việc loại bỏ Ngân hàng thứ hai Hoa Kỳ. Sau khi trúng cử Tổng thống vào năm 1828, Jackson bắt đầu nghiêm túc thực thi kế hoạch này.
Người đứng đầu Ngân hàng lúc này là Nicholas Biddle - một đối thủ nặng ký của Jackson. Biddle không chỉ có các khả năng cá nhân xuất sắc mà còn là người được nhiều thành viên Quốc hội mang ơn vì sự ủng hộ của ông ta đối với việc kinh doanh. Vì thế, Ngân hàng đã có thêm nhiều bạn hữu là các chính trị gia.
Khi Jackson sắp mãn nhiệm, Biddle đề nghị Quốc hội ký lại Hiến chương Ngân hàng với hi vọng rằng Jackson sẽ không muốn mạo hiểm với cuộc chiến lật đổ ngân hàng trong cuộc tái bầu cử. Dự luật đã được thông qua một cách dễ dàng, nhưng Jackson đã chấp nhận thách thức và phủ quyết cách thức này. Như vậy, trận chiến chống lại tương lai của Ngân hàng đã trở thành vấn đề chính của chiến dịch vận động tranh cử tổng thống.
Jackson đã tái đắc cử với đa số phiếu thuận, và một trong những hành động đầu tiên của ông ta là loại bỏ chế độ tiền gửi liên bang khỏi Ngân hàng và chuyển nó vào các ngân hàng tư nhân khu vực. Biddle phản pháo bằng việc thu hẹp tín dụng và thu lại các khoản cho vay. Điều này đã được dự tính để làm co hẹp nguồn cung tiền tệ và châm ngòi cho một cuộc suy thoái trên cả nước. Biddle đã đổ lỗi cho chính sách loại bỏ chế độ tiền gửi liên bang của Jackson và cho rằng, đó chính là nguyên nhân gây ra cuộc suy thoái kinh tế trên diện rộng.
Kế hoạch đã gần như có hiệu lực. Các đồng minh chính trị của Biddle đã thành công trong việc buộc Jackson chính thức bị Thượng Nghị viện chỉ trích. Tuy nhiên, khi bị hé lộ, sự thật về chiến lược của Biddle đã không mang lại kết quả như mong đợi. Ông ta được yêu cầu ra điều trần trước ủy ban điều tra của Quốc hội để giải thích các hành động của mình, sự chỉ trích đối với Jackson đã được bãi bỏ, và ngân hàng thứ ba của Hoa Kỳ đã đi vào lãng quên.
Chú thích:
[1] Thư từ của Adams-Jefferson (The Adams-Jefferson Letters) J. Cappon hiệu đính; New York: Simon and Schuster, 1971, tập II, trang 424.
[2] Đạo luật 1816, Khoản 20, Điều 3, trang 191
[3] Rothbard, Bí ẩn (Mystery), trang 203.
[4] Krooss, trang 25.
[5] Ralph C.H. Catterall, Ngân hàng thứ hai Hoa Kỳ (The Second Bank of the United States) - Chicago: University of Chicago Press, 1902, trang 36.
[6] Galbraith, trang 77.
[7] Norman Angell, Câu chuyện tiền tệ (The Story of Money), New York: Frederick A. Stockes Co., 1929; trang 279.
[8] Rothbard, Bí ẩn (Mystery), trang 204-05. Xem thêm Galbraith, trang 77.
[9] Krooss, tập I, trang 190-91.
[10] William M. Gouge, Lược sử tiền giấy và hệ thống ngân hàng ở Hoa Kỳ (A Short History of Paper Money and banking in the United States) - New York: Augustus M. Kelly, 1968, trang 110.
[11] J.D. Richardson, Biên soạn thư từ, tài liệu của các tổng thống 1789-1908) (A Compilation of the Message and Paper of the Presidents, 1789-1908) - Washington: Bureau of National Literature and Art, 1908, Tập II, trang 581.
[12] Robert V. Remini, Cuộc đời của Andrew Jackson (The Life of Andrew Jackson) - New York: Harper & Row, 1988, trang 227-28.
[13] Krooss, trang 22-23.
[14] Krooss, trang 26-27.
[15] Sách đã dẫn, trang 36-37.
[16] Galbraith, trang 80.
[17] Kross, trang 2.
[18] Remini, Cuộc đời (Life), trang 234.
[19] Biên niên sử của Quốc hội, Annals of Congress, trang 1066, 1110.
[20] Roert Remini, Andrew Jackson và diễn biến của nền tự do Mỹ (Andrew Jackson and the Course of American Freedom), 1822-1832 (New York: Harper & Row, 1981), trang 373.
[21] Remini, Cuộc đời (Life), trang 234 -35.
[22] Remini, Diễn biến (Course), trang 52.
[23] William Duane, Narrative and Correspondence Concerning the Removal of the Deposits and Occurences Connected Therewith (Philadenphia: n.p., 1838), tr. 101-03. Được trích dẫn bởi Remini, Life, trang 264.
[24] Được trích dẫn bởi Herman J. Viola, Andrew Jackson, (New York: Chelsea House, 1986), trang 88.
[25] Thư từ của Jackson gửi Van Buren, 19/11/1833, Tài liệu của Van Buren (Van Buren Papers), Thư viện Quốc hội, trích dẫn bởi Remini, Cuộc đời (Life), trang 264.
[26] Remini, Cuộc đời (Life), trang 265.
[27] Remini, Nền dân chủ (Democracy), trang 111.
[28] Biddle gửi William Appleton, 27/1/1834, và gửi J.G. Watmough, 8/2/1834. Nicholas Biddle, Correspondence, 1807-1844, Reginald C. McGrane (New York: Houghton Mifflin, 1919), trang 219, 221.
[29] Trích dẫn bởi Viola, trang 86.
[30] Remini, Cuộc đời (Life), trang 274.
[31] Remini, Nền dân chủ (Democracy), trang 228-29.
[32] Robert J. Donovan, Kẻ ám sát (The Assassins) - New York: Harper & Brothers, 1952, trang 83.
Chương 18
Bổng lộc và cuộc nội chiến
Những nỗ lực nhằm bình ổn hệ thống ngân hàng bằng các biện pháp chính trị, bao gồm việc điều chỉnh tỉ suất dự trữ cục bộ và thiết lập các quỹ bảo hiểm ngân hàng phá sản; sự thất bại của tất cả hệ thống; các điều kiện kinh tế gây nên cuộc nội chiến tại Mỹ.
Như đã trình bày chi tiết trong chương trước, vào năm 1836, con quái vật khổng lồ có nhiều chi đã bị giết chết một cách hung bạo và, thật phù hợp với lời cam kết trong chiến dịch bầu cử Tổng thống, dân tộc đã có Jackson mà không cần có ngân hàng.
Vào tháng Tư năm đó, Nội các chính phủ đã hành động nhằm củng cố chiến thắng của mình và ban bố nhiều chính sách cải tổ tiền tệ thông qua Quốc hội. Một trong những chính sách đó đòi hỏi tất cả các ngân hàng ngừng phát hành tiền giấy dưới dạng tờ 5 đô-la, sau đó là tờ 20 đô-la và mục đích của việc này là nhằm thúc ép dân tộc quay trở lại sử dụng đồng tiền vàng và bạc trong sinh hoạt hàng ngày và chỉ sử dụng đồng tiền giấy của ngân hàng khi cần thanh toán các giao dịch thương mại lớn. Nhà Trắng cũng thông báo rằng, trong tương lai, các giao dịch buôn bán đất đai của liên bang sẽ đòi hỏi mọi người phải thanh toán đầy đủ bằng “tiền pháp định” - điều hiển nhiên ám chỉ đến đồng tiền kim loại quý giá.[1]
Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, dù Ngân hàng thứ hai Hoa Kỳ có tắc tử thì hệ thống ngân hàng vẫn tồn tại, và các đối thủ của Jackson cũng vậy. Những người ủng hộ đồng tiền kim loại tỏ rõ sự thất vọng, các phương pháp này được coi là không đủ cho việc đánh dấu sự khởi đầu trong thiên niên kỷ mới. Không chỉ bởi chúng không phù hợp mà còn bị phá hỏng bởi sự phát triển của các kỹ thuật ngân hàng tân tiến và rốt cuộc bị phá hủy hoàn toàn bởi sự thiếu kiên định của Quốc hội.
Việc ngăn cấm chống lại đồng tiền giấy do ngân hàng phát hành với mệnh giá thấp xứng đáng được đặc biệt lưu ý. Đó là một khái niệm xuất sắc, nhưng những gì mà các thành viên cơ quan lập pháp không có khả năng hiểu được hoặc tỏ ra vẻ không hiểu - là các ngân hàng lúc này đang làm quen với tiền séc - loại tiền tệ mà theo thuật ngữ chuyên môn được gọi là tài khoản ký quỹ vô thời hạn. Vì mọi người dần dần trở nên quen thuộc với phương pháp chuyển nguồn vốn này nên tầm quan trọng của những đồng tiền giấy do ngân hàng phát hàng đã bị giảm xuống. Việc đặt ra giới hạn trong việc bảo hiểm tiền giấy mà không có bất cứ giới hạn nào đối với việc tạo ra các tài khoản ký quỹ vô thời hạn này chính là một sự tập dượt không hiệu quả.
Năm 1837, Ngân hàng Hoa Kỳ đã đặt dấu ấn của mình vào lịch sử, dân tộc lúc này nằm ở đoạn cuối của sự bùng nổ về kinh tế. Giáo sư Rothbard cho biết rằng sự mở rộng này và nạn lạm phát kèm theo đã “cung cấp nhiên liệu cho ngân hàng trung ương”.[2] Tổng lượng tiền lưu hành đã tăng lên 84% chỉ trong vòng 4 năm. Như vậy, lượng cung tiền này - lượng tiền được tạo ra bởi hệ thống dự trữ cục bộ hay nói cách khác là phần được bảo trợ bởi không khí - bắt đầu thu hẹp lại. 16% lượng tiền quốc gia đã hoàn toàn biến mất khỏi thị trường chỉ trong năm đầu tiên. Một lần nữa, nạn thất nghiệp lại bắt đầu hoành hành, các doanh nghiệp lần lượt rơi vào cảnh phá sản, các khoản tiết kiệm của dân chúng nhanh chóng bốc hơi. Nhiều ngân hàng cũng rơi vào cảnh khốn khó. Chỉ có các chủ nợ là đành phải ra về trắng tay vì khó có khả năng rút tiền về.
Có khá nhiều đề xuất liên quan đến cách thức tạo lập sự ổn định cho hệ thống ngân hàng. Như Groseclose quan sát, các đề xuất này chỉ là những kế hoạch mà theo đó, “mỗi một ngân hàng chiểu theo lý thuyết cụ thể để tăng nguồn bổng lộc.”[3] Vì các vấn đề xuất được ra vào thời điểm đó giống hệt các đề xuất ngày nay, và vì mỗi đề xuất đều đã từng được thử nghiệm nên tìm hiểu kết quả thực sự của các đề xuất này quả là một việc làm phù hợp.
ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI TIỀN PHA TRONG TÀI SẢN NGÂN HÀNG
Có bốn môn phái liên quan đến việc làm gia tăng các nguồn bổng lộc. Môn phái đầu tiên - việc tạo ra tiền bạc nên được hạn chế với tỉ suất của tài sản ngân hàng. Đây là công thức đã được thử nghiệm tại các bang Tân Anh Cát lợi. Ví dụ, tại Massachusetts, việc phát hành tiền giấy ngân hàng bị giới hạn gấp đôi số vốn ngân hàng dự trữ thực tế. Hơn thế nữa, điều này không thể được thể hiện dưới dạng tiền giấy, trái phiếu, chứng khoán hoặc các công cụ nợ khác mà phải được thể hiện dưới dạng tiền kim loại (vàng hoặc bạc). Các ngân hàng bị giới hạn về số lượng tiền tệ mệnh giá thấp mà họ có thể phát hành và trong vấn đề này, Massachusetts được coi như mô hình của cuộc cải tổ mà Tổng thống Jackson đã thực hiện ở quy mô liên bang. Theo các chuẩn mực trước đó cũng như các chuẩn mực vẫn còn hiệu lực ngày nay, điều này chính là một chính sách thận trọng khác thường. Trên thực tế, thậm chí trong giai đoạn căng thẳng của cuộc chiến tranh 1812, khi hàng trăm ngân hàng trên cả nước lâm vào cảnh vỡ nợ thì các ngân hàng ở Massachusetts cũng như nhiều ngân hàng khác ở Tân Anh Cát Lợi vẫn có khả năng duy trì việc thanh toán bằng tiền kim loại.
Tuy nhiên, cùng với thời gian, giới hạn của đồng tiền giấy ngân hàng trở nên kém quan trọng vì các ngân hàng này giờ đây đang sử dụng tiền séc thay vì tiền giấy. Những đồng tiền giấy của họ có thể bị hạn chế tới mức 200% so với nguồn vốn của mình, nhưng không có sự giới hạn hiệu quả đối với các con số mà họ có thể đánh dấu vào sổ ghi nợ của người dân. Như vậy, phần “dự trữ” trong hệ thống dự trữ cục bộ bắt đầu co lại lần nữa. Hậu quả là, việc thu hẹp tiền tệ vào năm 1837 “giống như việc cắt cỏ đối với vụ mùa thu hoạch” (Groseclose) và 32 ngân hàng tại Massachusetts đã sụp đổ trong giai đoạn từ 1837 đến 1844.[4]
Chính quyền bang đã nỗ lực dàn xếp hệ thống này bằng việc xây dựng một hệ thống các đơn vị thanh tra ngân hàng và bằng việc tăng trách nhiệm pháp lý của các cổ đông ngân hàng đối với các nguồn tài chính thua lỗ của các chủ nợ, nhưng vấn đề ở đây vẫn bị bỏ qua. Một vụ mùa mới của các ngân hàng như vậy đã hiện hữu và làn sóng mới của nạn đầu cơ tích trữ đã dâng tràn khắp cả nước. Vào năm 1862, cho dù luật pháp cũng giới hạn tiền giấy ngân hàng tới mức hai lần so với vốn, các ngân hàng vẫn tạo ra $73.685.000 trong tổng nguồn tiền, bao gồm cả tiền séc. Điều này được hỗ trợ bởi việc pha tiền kim loại trị giá $9.595.000, một nguồn dự trữ chỉ 13%. Massachusetts đã không giải quyết được vấn đề.
ĐỀ XUẤT NHẰM BẢO VỆ CÁC KHOẢN TIỀN GỬI VỚI NGUỒN VỐN AN TOÀN
Lý thuyết thứ hai liên quan đến cách thức có được hệ thống ngân hàng ổn định đồng thời cho phép các ngân hàng tạo ra tiền từ không khí chính là việc tạo ra “nguồn tiền tệ an toàn”. Nguồn tiền này - vốn được hỗ trợ bởi tất cả các ngân hàng - sẽ trở thành nguồn hỗ trợ của bất cứ thành viên nào cần đến khoản vay khẩn cấp nhằm trang trải các chi phí trong trường hợp bị thiếu hụt nguồn dự trữ. Đó chính là nguyên mẫu đầu tiên của Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang và các tổ chức đại diện có liên quan.
Nguồn tiền tệ an toàn đầu tiên được thiết lập tại New York vào năm 1829. Luật pháp yêu cầu mỗi ngân hàng phải đóng góp một nửa trong 1% nguồn vốn cho tới khi tổng đạt mức 3%. Nguồn tiền trước hết được thử nghiệm trong cuộc khủng hoảng 1837, và gần như không có tác dụng, chỉ có một thứ có thể cứu được điều này: chính quyền bang đồng ý chấp nhận những đồng tiền giấy không có giá trị của tất cả các ngân hàng phá sản như các khoản thanh toán cho sự thiệt hại. Nói cách khác, những người trả thuế buộc phải tạo ra sự khác biệt. Khi nguồn tiền đã được sử dụng hết, các ngân hàng có khả năng thanh toán thường bị trừng phạt bằng cách bị ép chi trả cho sự thiếu hụt tài chính của các ngân hàng không có khả năng thanh toán. Một cách tự nhiên, điều này bắt buộc tất cả ngân hàng hành động một cách liều lĩnh. Tại sao không? Bởi phần bề mặt là lợi nhuận cao hơn và phần dưới là, nếu sự liều lĩnh khiến họ gặp rắc rối thì nguồn tiền an toàn sẽ cứu trợ họ. Kết quả là hệ thống tạo ra hình phạt đối với tính cẩn trọng và sự khích lệ đối với tính liều lĩnh; một tình huống được so sánh hoàn hảo với thực tế trong hệ thống ngân hàng ngày nay. Groseclose nói:
Các thể chế được quản lý một cách dè dặt trong việc cho vay đối với các rủi ro an toàn hơn - theo đó, lợi nhuận biên thường thấp hơn - được xác minh là đang lâm vào cảnh khó khăn và buộc phải dấn thân vào các mảng kinh doanh đầu cơ nhằm trang trải được các khoản chi phí.[5]
Dần dần, tất cả các ngân hàng đều rơi vào tình trạng sa lầy và, vào năm 1857, nguồn tiền tệ an toàn của ngân hàng Massachusetts đã bị cấm.
Kinh nghiệm của ngân hàng Michigan với nguồn tiền an toàn có lẽ còn điển hình hơn trong giai đoạn này. Ngân hàng này được thành lập năm 1836 và đã bị bốc hơi một năm sau đó, nghĩa là trong giai đoạn khủng hoảng 1837.
ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI TIỀN PHA CHO CHỨNG KHOÁN
Đề xuất thứ ba nhằm duy trì hệ thống tiền tệ ổn định cho phép các ngân hàng kinh doanh theo kiểu gian lận là pha nguồn cung tiền cho chứng khoán chính phủ; nói cách khác, cho các chứng chỉ tiền giấy đối với các khoản nợ của chính phủ. Đây là sơ đồ được các bang Illinois, Indiana và Wisconsin cũng như các bang khác của vùng Trung Tây Hoa Kỳ chấp thuận vào năm 1850. Sơ đồ này cũng tạo ra tiền lệ cho Hệ thống cục Dự trữ Liên bang 60 năm sau đó. Groseclose tiếp tục:
Sự điên cuồng trong việc phát hành tiền giấy đã lan tràn khắp nơi khiến cho đồng tiền giấy này được gọi bằng một cái tên phù hợp là tiền “chó đỏ” (chỉ đồng tiền do các ngân hàng làm ăn thận trọng phát hành) hoặc tiền “mèo hoang” (chỉ đồng tiền do các ngân hàng làm ăn liều lĩnh phát hành)… Vụ mùa của các ngân hàng đã tạo ra nhu cầu ảo và làm xuất hiện thị trường chứng khoán và tác nhân kích thích hợp lý nhằm tạo ra nợ trong dân chúng bằng việc phát hành chứng khoán. Tiếp theo, nhiều đồng tiền giấy ngân hàng được phát hành dựa trên chứng khoán, sự tăng lên về nhu cầu và thị trường - thêm chứng khoán được phát hành, thêm tiền giấy ngân hàng và cứ thế, vòng quay không dứt tạo ra nợ và lạm phát. Quá trình này cuối cùng cũng bị ngừng lại bởi cuộc khủng hoảng năm 1857.[6]
ĐỀ XUẤT ỦNG HỘ TIỀN TỆ VỚI NGUỒN TÍN DỤNG CỦA BANG
Đề xuất thứ tư cho việc tạo ra một thứ gì đó từ không khí chính là ủng hộ các bang phát hành tiền tệ bằng đầy đủ cả lòng trung thành lẫn nguồn tín dụng của bang. Đây là phương pháp được các bang miền Nam thử nghiệm và trở thành viên đá tảng của hệ thống tiền tệ hiện đại của chúng ta.
Ví dụ, vào năm 1835, tiểu bang Alabama đã thành lập ngân hàng bang được hỗ trợ bởi việc phát hành trái phiếu ra công chúng trị giá $13.800.000. Đồng tiền khẩn cấp đã tràn ngập nền kinh tế và người dân hân hoan hớn hở với sự thịnh vượng giả tạo. Các nhà lập pháp say sưa với sơ đồ mà họ đã xóa bỏ việc đánh thuế trực tiếp và quyết định điều hành chính phủ đối với tiền do ngân hàng phát hành. Nói cách khác, thay vì tăng lợi nhuận của bang thông qua thuế, họ lại tăng lợi nhuận thông qua lạm phát.
Cũng như những thứ khác, bong bóng đã nổ trong cuộc khủng hoảng năm 1837. Một cuộc kiểm tra Ngân hàng sau đó đã cho thấy rằng nguồn tài sản trị giá $6.000.000 không còn giá trị. Người dân - những ai đã mạo hiểm mang đồng tiền hiện hữu của mình cho vay và được hỗ trợ bởi nguồn tín dụng của bang - đã mất gần hết tất cả nguồn đầu tư của mình - và điều đáng nói là sự thiệt hại này lại là kết quả của lạm phát. Mississipi đã hỗ trợ ngân hàng bang bằng nguồn tín dụng vào năm 1838 và phát hành $15.000.000 đô-la trái phiếu như là nguồn bảo đảm cho đồng tiền giấy do ngân hàng phát hành. Ngân hàng đã bị phá sản trong vòng bốn năm và chính quyền bang đã thoái thác nghĩa vụ của mình đối với trái phiếu. Điều này đã khiến những người nắm giữ trái phiếu điên tiết, cụ thể là các nhà tài phiệt Anh - những người đã mua một lượng lớn trái phiếu phát hành. Tác động tàn phá đối với chính quyền bang và người dân đã được Henry Poor mô tả như sau:
Khoản cho vay của ngân hàng trị giá $48.000.000 chẳng bao giờ được hoàn trả; khoản $23.000.000 tiền giấy và tiền ký quỹ chẳng bao giờ được đền bù. Cả hệ thống đã sụp đổ - sự sụp đổ khủng khiếp và kỳ quái đã khiến người dân Hoa Kỳ lâm vào tình cảnh khốn đốn vì nợ nần mà không có khả năng và phương tiện trả nợ. Đất đai thì chẳng còn giá trị, và cũng không ai còn tiền để thanh toán nợ nần… Con số người dân Mỹ rời bỏ quê hương bản quán để trốn nợ đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong giai đoạn này, và xu hướng này được viết tắt là G.T.T (gone to Texas: một xu hướng di dân từ khu vực miền Nam và Trung Tây Hoa Kỳ đến Texas để trốn nợ - ND).[7]
Đồng tiền được dựa trên nguồn tín dụng của chính quyền bang cũng có một số phận tương tự tại các bang Illinois, Kentucky, Florida, Tennessee và Louisiana. Khi ngân hàng bang bị sụp đổ vào năm 1825 tại Illinois, tất cả đồng tiền giấy “trung thực” do ngân hàng phát hành đã bị đem ra đốt trước bàn dân thiên hạ. Một ngân hàng khác được thành lập năm 1835 đã chấm dứt hoạt động vào năm 1842. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng đã khiến Hiến pháp bang Illinois phải được sửa đổi vào năm 1848 với điều khoản rằng, kể từ đây, chính quyền bang không bao giờ được phép thành lập ngân hàng hoặc sở hữu cổ phần trong ngân hàng.
Tại Ankansas, ngay cả bất động sản cũng lâm vào tình trạng bế tắc trên quy mô lớn. Thay vì đóng tiền mặt, những người góp tiền vào ngân hàng bang được phép thế chấp bất động sản như một hình thức ký quỹ. Tiền giấy do ngân hàng phát hành đã nhanh chóng mất giá tới 25% mệnh giá, và trong vòng bốn năm, ngân hàng đã hoàn toàn phá sản.
ẢO TƯỞNG VỀ NGÂN HÀNG TỰ DO
Lúc bấy giờ có một trào lưu song hành với tên gọi “ngân hàng tự do”. Tên gọi này chính là sự sỉ nhục đối với sự thật. Những gì được gọi là ngân hàng tự do đơn thuần chỉ là sự hoán đổi của các ngân hàng từ tập đoàn thành liên hiệp tư nhân. Ngoại trừ việc không còn được chính quyền bang thông qua hiến chương, mỗi một khía cạnh khác của hệ thống vẫn được duy trì như cũ, bao gồm các quy định giám sát cũng như sự hỗ trợ của chính phủ và các nhóm khác chống đối quan điểm về một thị trường tự do. George Selgin nhắc nhở chúng ta rằng “các cam kết nhằm thành lập ngân hàng thường song hành với nhiều hạn chế, kể cả các khoản cho chính quyền bang vay theo yêu cầu.”[8]
Các ngân hàng tự do cũng ma mãnh chẳng kém các ngân hàng do chính quyền bang quản lý. Một thói quen cũ đã được hồi sinh trở lại là lưu hành đồng tiền vàng trong các ngân hàng trước khi có thanh tra đến. Khi một trong các ngân hàng tự do này sụp đổ ở Massachusets, người ta mới vỡ lẽ rằng, việc lưu hành khoản tiền giấy trị giá $500.000 của ngân hàng này đã được bảo đảm một cách chính xác bằng $86.48.[9]
Giáo sư Hans Sennholz viết:
Mặc dù các nhà kinh tế không nhất trí trong nhiều vấn đề, song phần lớn họ đồng ý về sự chấp thuận của mình đối với việc kiểm soát về chính trị… Các nhà kinh tế này chỉ ra một cách kiên định về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng Hoa Kỳ trước cuộc Nội chiến - cuộc chiến mà theo họ phán xét đã xác định niềm tin của họ. Cụ thể, họ đã viện dẫn “Kỷ nguyên ngân hàng tự do” (Free Banking Era) từ 1838-1860 như một ví dụ kinh khủng về hệ thống ngân hàng thời tao loạn và như vậy, họ tán thành pháp chế đối với việc củng cố vai trò của chính phủ.
Trên thực tế, tính bất ổn định diễn ra trong Kỷ nguyên Ngân hàng Tự do không phải là do bất cứ thứ gì tồn tại trong hệ thống ngân hàng gây nên mà lại là kết quả của sự can thiệp với quy mô rộng về chính trị… Đạo luật “Ngân hàng tự do” đã không loại bỏ được các điều khoản pháp luật phiền toái và các chỉ thị mang tính pháp lý. Trên thực tế, đạo luật này còn bổ sung thêm nhiều điều khoản khác.[10]
Để hệ thống ngân hàng thực sự được trở nên tự do, các bang buộc phải thực hiện những việc sau đây:
1. Buộc các khế ước ngân hàng phải được thể hiện như các giao kèo khế ước khác,
2. Thoát ra khỏi tình trạng hiện tại.
Bằng việc ép buộc các khế ước ngân hàng, các nhà quản lý điều hành của bất cứ ngân hàng nào - những ngân hàng thất bại trong việc đền bù tiền kim loại của mình - sẽ bị tống giam, điều có thể khiến cho nạn lạm phát tạm dừng lại. Bằng việc thoát ra khỏi tình trạng hiện tại và đòi hỏi việc bảo vệ dân chúng với hàng rào các luật lệ, quy định, quỹ an toàn…, người dân có thể nhận thấy rằng đó là nghĩa vụ của họ và nghĩa vụ đó cần phải thận trọng và rõ ràng. Nhưng, thay vì vậy, các ngân hàng tiếp tục hưởng quyền ưu tiên đặc biệt trong việc đình chỉ các khoản thanh toán mà không bị phạt, và các chính trị gia hò hét để thuyết phục cử tri rằng họ đang kiểm soát mọi việc.
Nói ngắn gọn, suốt cả giai đoạn phá sản của các ngân hàng cũng như sự hỗn loạn về kinh tế, nước Mỹ đã cố gắng thực hiện mọi thứ ngoại trừ việc trả được hết bằng vàng và bạc. Cái tên của Andrew Jackson đã trở nên lu mờ trong lịch sử và giấc mơ về một hệ thống ngân hàng trung thực cũng chẳng bao giờ trở thành hiện thực.
Không phải tất cả các ngân hàng đều tham nhũng, và chắc chắn không phải tất cả các nhà tài phiệt ngân hàng đều là những kẻ âm mưu chống lại nhân dân. Có nhiều ví dụ về những nhân vật trung thực cố gắng cư xử theo cách phù hợp với luân thường đạo lý. Nhưng họ bị cản trở bởi cả hệ thống mà họ đang nỗ lực trong đó, một hệ thống trừng phạt những hành động khôn ngoan, cẩn trọng và khuyến khích những hành động liều lĩnh.
VIỆC MỞ RỘNG KỸ NGHỆ BẤT CHẤP HỆ THỐNG NGÂN HÀNG MÁNH LỚI
Một khía cạnh tích cực khác đối với bức tranh này là vào đúng lúc này, nhiều doanh nghiệp đã phất lên, mặc dù chẳng có lợi cho những kẻ không có mong muốn đóng góp. Các kênh lớn được đào đường ray xe lửa chạy tới tận biên giới, phát triển đô thị, biến thảo nguyên thành đất nông nghiệp hay các lĩnh vực khác. Phần lớn việc mở rộng này được tạo ra bởi dòng tiền lừa lọc do ngân hàng tạo ra. Những kẻ biện hộ cho hệ thống dự trữ ngân hàng cục bộ nghiêng về quan điểm của sự phát triển này và kết luận rằng, rốt cuộc thì đó là một điều rất tốt. Nước Mỹ sẽ không trở nên phát triển và thịnh vượng mà không có những đồng tiền khôi hài. Galbraith đã nói:
Nền văn minh nhân loại đã du nhập vào các bang Indiana và Michigan vào khoảng những năm 1830-1840 và lĩnh vực ngân hàng cũng vậy. Khi đồng tiền giấy do ngân hàng phát hành được sử dụng và cho nông dân vay để mua đất đai, gia cầm, thực phẩm hay công cụ thiết bị đơn giản thì cũng là lúc mà người nông dân đã bị kéo vào cuộc. Nếu anh ta và những người khác ăn nên làm ra và trả được các khoản vay thì ngân hàng sẽ tồn tại. Nhưng nếu họ làm ăn thua lỗ và không có khả năng thanh toán thì ngân hàng sẽ có khả năng phá sản, và bất kỳ một ai đó - có thể là một người cho vay tín dụng địa phương hay nhà cung ứng miền Đông - sẽ là những người sở hữu đồng tiền mất giá.”
William Greider tiếp tục phân tích:
Nói chung, tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng đã tạo ra một sự tiến triển cơ bản. Đó không phải là một hệ thống ổn định mà nó bị thiệt hại bởi sự phá sản của ngân hàng và sự đổ bể của các dự án kinh doanh mạo hiểm, vấn đề đầu cơ tích trữ thái quá và các khoản cho vay không có khả năng thu hồi được.[12]
Đương nhiên, đây là một ví dụ kinh điển về sự thất bại của nền kinh tế tự do. Khi đánh giá chính sách, nó chỉ tập trung vào một kết quả có lợi cho một nhóm người nạo đó và phớt lờ vô số tác động bất lợi mà chúng xảy ra đối với tất cả các nhóm khác. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào người dân vùng biên giới - những người yêu cầu có các trại chăn nuôi mới và gây dựng dự án kinh doanh mới, hệ thống dự trữ cục bộ sẽ được coi là có vẻ tốt đẹp. Nhưng, nếu chúng ta bổ sung tất cả các thất bại tài chính vào sự đánh đồng này đối với tất cả mọi người - những ai bị trù dập bởi hệ thống này - những gì mà Galbraith gọi là “sự đóng góp không chủ tâm” và những gì mà Greider bàn luận qua như “một điều vô ích” - thì sau đó sản phẩm chỉ là con số 0 to tướng và xét về khía cạnh đạo đức, nó hoàn toàn tiêu cực.
LIÊN MINH TRONG CƠN HIỂM NGHÈO
Như đã đề cập đến trong phần trước, xung đột kinh tế luôn đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra những bất hòa, hiềm khích. Không có giai đoạn nào mà xảy ra nhiều xung đột kinh tế giữa các tầng lớp dân chúng hơn giai đoạn trước khi cuộc nội chiến xảy ra. Như vậy, chẳng có gì ngạc nhiên rằng giai đoạn này đã trực tiếp gây ra cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử dân tộc, một cuộc chiến khiến tất cả lâm vào cảnh đau khổ, bi kịch vì cảnh nồi da nấu thịt.
Có nhiều giai thoại nói về nguyên nhân của cuộc nội chiến này. Vì cuộc Cách mạng Bôn-sê-vích nổ ra là do sự nổi dậy của quần chúng cách mạng chống lại tầng lớp quý tộc hung tàn nên cũng dễ hiểu rằng Cuộc Nội chiến diễn ra là nhằm chống lại chế độ nô lệ. Nhưng đó chỉ là một nửa sự thật, chế độ chiếm hữu nô lệ là một vấn đề, nhưng nguồn lực chủ yếu cho cuộc chiến lại là sự bất đồng về quyền lợi kinh tế giữa miền Nam và miền Bắc. Thậm chí vấn đề chiếm hữu nô lệ lại được dựa vào kinh tế học. Đó là một vấn đề mang tính đạo đức ở miền Bắc - nơi sự thịnh vượng được tạo ra bởi các cỗ máy của ngành công nghiệp nặng, nhưng ở khu vực nông nghiệp miền Nam - nơi những cánh đồng được chăm sóc bởi nhiều nguồn lực lao động - vấn đề đó chỉ là câu chuyện của kinh tế học.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Lincoln đã phát biểu về tính chất không quan trọng của chế độ chiếm hữu lao động như là một nguyên nhân dẫn đến cuộc nội chiến Nam-Bắc:
Sự e sợ dường như hiện diện giữa cộng đồng dân chúng của các bang miền Nam mà với sự nhậm chức của các thành viên nội các của Đảng Cộng hòa, sự thịnh vượng và hòa bình, an toàn cá nhân đều có thể bị nguy hiểm… Tôi không có mục đích nào, dù trực tiếp hay gián tiếp, nhằm can thiệp vào việc thiết lập chế độ chiếm hữu nô lệ tại các bang - nơi mà chế độ chiếm hữu nô lệ đang hiện hữu. Tôi tin rằng mình không có quyền hạn về khía cạnh luật pháp để làm như vậy, và tôi cũng chẳng có khuynh hướng làm như vậy.[13]
Ngay cả sau khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1861, Lincoln đã xác nhận quan điểm trước đó của mình. Ông tuyên bố:
Mục đích tối cao của tôi trong cuộc đấu tranh này là nhằm cứu lấy Liên bang. Nếu có thể cứu được Liên bang mà không giải phóng nô lệ, tôi sẽ làm như vậy; và nếu có thể cứu được Liên bang bằng việc giải phóng tất cả nô lệ, tôi sẽ không làm; và nếu có thể làm như vây bằng việc giải phóng người này nhưng lại bỏ mặc kẻ khác, tôi cũng sẽ thực hiện như vậy.[14]
Có thể ngạc nhiên khi biết rằng, nói một cách chính xác thì Abraham Lincoln chính là một người da trắng phân biệt chủng tộc. Trong cuộc tranh luận thứ tư của mình với Nghị sĩ Stephen Douglas, ông ta đã nói huỵch toẹt:
Tôi chưa và không bao giờ có thiện cảm với quan điểm bình đẳng xã hội hay bình đẳng chính trị giữa các chủng tộc da đen và da trắng. Tôi cũng chưa và không bao giờ có thiện cảm với việc lựa chọn cử tri hay thành viên hội thẩm là những người da đen; và tôi xin bổ sung rằng, ở đây có sự khác biệt tự nhiên giữa các chủng tộc da trắng và da đen - theo đó, tôi tin rằng, sự khác biệt đó sẽ không cho phép hai chủng tộc sống cùng nhau nếu xét ở khía cạnh bình đẳng chính trị và bình đẳng xã hội. Vì các chủng tộc không thể tồn tại cùng nhau trong khi họ vẫn cùng nhau giữ nguyên vị trí nên cần phải có các địa vị xã hội cao và địa vị xã hội thấp, và cũng như nhiều người khác, tôi ủng hộ việc xuất hiện lớp người có địa vị xã hội cao và đó không ai khác chính là người da trắng.
Điều này không phải để nói rằng Lincoln là người bàng quan với việc thiết lập chế độ chiếm hữu nô lệ vì ông ta cảm giác rằng điều này vi phạm đạo đức cá nhân và quốc gia, nhưng ông ta cũng biết rằng chế độ chiếm hữu nô lệ dần dần sẽ bị xóa bỏ trên toàn thế giới - ngoại trừ châu Phi - và ông ta tin rằng điều đó sẽ nhanh chóng bị xóa bỏ tại Mỹ đơn thuần bằng việc cho phép các lực lượng khai sáng làm theo cách của mình thông qua hệ thống chính trị. Ông ta lo ngại - và sự lo ngại đó cũng đúng thôi - rằng, cải cách toàn diện, không những phải loại bỏ liên minh mà điều này còn dẫn đến sự đổ máu ở quy mô lớn. Ông ta nói:
Tôi không cho phép mình quên được rằng, việc Vương quốc Anh hủy bỏ chế độ mua bán nô lệ đã được cổ động hàng trăm năm trước khi việc mua bán này được hoàn toàn chấm dứt, rằng cách hành xử này đã tạo ra những kẻ thù hiếu chiến công khai hay những kẻ thù giấu mặt. Tất cả những đối thủ này đều có chức vụ, trong khi đối thủ của họ thì không. Nhưng tôi cũng nhớ rằng mặc dù cháy sáng như những ngọn đèn cầy trong cả thế kỷ song cuối cùng họ cũng chỉ lập lòe trong đui đèn rồi tắt ngấm mà chẳng ma nào nhớ đến, cho dù là mùi vị. Các cậu bé học sinh biết rằng Wilbeforce và Granville Sharpe đã giúp cho sự nghiệp này phát triển; nhưng ai có thể gọi tên nhân vật được thuê mướn để làm chậm lại sự nghiệp này?[15]
Nếu mục tiêu chủ yếu của Lincoln trong cuộc nội chiến Bắc - Nam này không phải nhằm loại bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ mà đơn giản chỉ là bảo toàn Liên minh thì một câu hỏi được đặt ra là: Vì sao Liên minh lại cần được bảo toàn? Hay chính xác hơn, vì sao các bang miền Nam lại muốn ly khai?
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CUỘC NỘI CHIẾN BẮC - NAM LÀ DO ĐÁM CƯỚP NGÀY CHỨ KHÔNG PHẢI CHẾ ĐỘ CHIẾM HỮU NÔ LỆ
Là một vùng chủ yếu chuyên về nghề nông nghiệp, miền Nam buộc phải nhập khẩu gần như tất cả các hàng hóa sản xuất từ các bang miền Bắc hoặc từ châu Âu. Đổi lại, miền Nam cung cấp vải bông cho các bang miền Bắc. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm hàng dệt và các mặt hàng sản xuất khác lại có giá rẻ hơn so với sản phẩm nhập từ châu Âu. Như vậy, các bang miền Nam vẫn thích mua bán các mặt hàng từ châu Âu hơn là từ các bang miền Bắc. Điều này đã tạo ra một áp lực cạnh tranh đáng kể đối với các nhà sản xuất Hoa Kỳ trong việc làm giảm giá thành và kinh doanh hiệu quả hơn.
Những người theo Đảng Cộng hòa không hài lòng với việc này. Họ quyết định sử dụng quyền lực của chính phủ liên bang nhằm lật ngược cán cân cạnh tranh với ưu thế nghiêng sang phía mình. Tuyên bố rằng đó là “quyền lợi quốc gia”, họ đánh thuế nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng từ châu Âu. Chẳng có gì ngạc nhiên khi đó chẳng phải là thuế áp dụng cho bông - thứ chẳng phải là hàng hóa trong lợi ích quốc gia. Kết quả là các quốc gia châu Âu đã phản đối lại việc này bằng cách chấm dứt mua bán bông của Mỹ - điều gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế của các bang miền Nam. Hậu quả khác là các nhà sản xuất của các bang miền Bắc đã buộc phải tính giá cao mà không ngại cạnh tranh, trong khi các bang miền Nam buộc phải chi trả nhiều hơn cho các mặt hàng thiết yếu. Đây là tình huống kinh điển của nạn cướp ngày, trong đó luật pháp được sử dụng nhằm làm giàu cho một nhóm người bằng chi phí của những kẻ khác.
Áp lực từ miền Bắc đối với chế độ chiếm hữu nô lệ ở miền Nam đã khiến mọi việc trở nên bất ổn định hơn. Chi phí mua một nô lệ rất cao, khoảng $1.500/người. Như vậy, một khu đồn điền vừa phải với chỉ 40-50 nô lệ phải cần một khoản đầu tư lớn mà nếu xét ở điều kiện mua bán ngày nay, nó có thể tốn nhiều triệu đô-la. Đối với miền Nam, việc bãi bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ không chỉ đồng nghĩa với việc mất khả năng sản xuất cây trồng để thu hoa lợi mà còn phá hủy cả nguồn vốn khổng lồ.
Nhiều chủ trang trại miền Nam làm việc để đón chờ thời điểm khi mà họ có thể biến đổi nguồn đầu tư của mình thành ngành sản xuất công nghiệp có lợi nhuận như dân chúng miền Bắc. Đối với họ, việc một công dân tự do được trả lương vẫn hiệu quả hơn so với một nô lệ chẳng được khuyến khích làm việc. Tuy nhiên, họ bị ám ảnh bởi hệ thống mà họ được thừa hưởng. Họ có cảm giác rằng việc bãi bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ một cách triệt để và đột ngột mà không có giai đoạn chuyển đổi sẽ phá hủy nền kinh tế và khiến nhiều nô lệ lâm vào cảnh đói khát.[16]
Đó là tình huống đã xảy ra trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Lincoln với lời giải thích vì sao trong bài phát biểu của mình, ông ta lại cố giảm bớt nỗi e sợ của các bang miền Nam về những mục đích của bản thân. Nhưng những lời phát biểu của ông ta lại mang âm hưởng chính trị rõ rệt. Lincoln là một đảng viên Đảng Cộng hòa và ông ta hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà tư bản công nghiệp miền Bắc - những nhân vật kiểm soát Đảng này.
MEXICO VÀ HỌC THUYẾT MONROE
Ngoài xung đột quyền lợi giữa miền Bắc và miền Nam còn có các nguồn lực khác hoạt động nhằm chia tách đất nước thành hai. Những nguồn lực này được gây dựng ở châu Âu và tập trung xung quanh đề nghị của Pháp, Tây Ban Nha và Anh nhằm kiểm soát các thị trường Mỹ La tinh, trong đó Mê-hi-cô là mục tiêu chính. Đó là lí do mà Học thuyết Monroe được lập ra 38 năm trước. Tổng thống James Monroe đã thông báo cho quốc gia châu Âu rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào công việc của họ và rằng bất cứ sự can thiệp nào của họ vào các công việc của Hoa Kỳ cũng sẽ không được tha thứ. Trong trường hợp này, lời tuyên bố rằng châu Mỹ sẽ không còn có giá trị đối với quá trình thực dân hóa.
Không một thể chế châu Âu nào muốn thử nghiệm vấn đề này, nhưng họ biết rằng nếu bị lôi kéo vào cuộc nội chiến thì Hoa Kỳ không thể nhảy vào Mỹ Latin. Như vậy, để kích động chiến tranh giữa các bang, cần phải mở đường cho sự bành trướng thuộc địa tại Mê-hi-cô. Mỹ đã trở thành bàn cờ khổng lồ cho cuộc chơi của các hoạt động chính trị toàn cầu.
Trong cuốn American Heritage Picture History of the Civil War (tạm dịch: Lịch sử cuộc nội chiến bằng tranh), chúng ta thấy:
Cuộc chiến tranh đã không tiến triển nhanh trước khi vấn đề được làm rõ rằng các giai cấp thống trị trong từng quốc gia [Anh và Pháp] thông cảm sâu sắc với Liên minh - sâu sắc với một chút kích động mà họ có thể chuyển sang can thiệp và tạo ra sự độc lập cho miền Nam bằng lực lượng vũ trang… Tầng lớp quý tộc châu Âu không bao giờ tỏ ra vui mừng về thành công tột độ của nền dân chủ Yankee. Nếu đất nước bị chia cắt làm đôi để chứng minh rằng nền dân chủ không bao gồm chất liệu dành cho sự tồn tại, những kẻ cai trị châu Âu sẽ có thể thấy mãn nguyện.
Bàn cờ khổng lồ giữa một bên là Lincoln và một bên là Anh và Pháp đã được các nhà lãnh đạo khác của châu Âu mục sở thị. Một trong những nhà quan sát bộc trực lúc bây giờ là Otto von Bismarck - Thủ tướng Đức. Vì Bismarck gắn chặt với thế lực tài chính quốc tế, sự quan sát của ông ta thể hiện tính hai mặt. Ông ta nói:
Việc chia cắt Hoa Kỳ thành các liên bang với các nguồn lực như nhau đã được các nhà tài phiệt châu Âu quyết định từ lâu trước cuộc Nội chiến Bắc-Nam. Các ông chủ ngân hàng sợ rằng Hoa Kỳ sẽ giành được sự độc lập về kinh tế và tài chính nếu nước này được duy trì như một thực thể thống nhất. Điều này có thể đe dọa sự thống trị của họ khắp châu Âu và trên toàn thế giới. Đương nhiên, trong “vòng tròn nội bộ” của giới tài chính, tiếng nói của Rothschilds có trọng lượng hơn cả. Họ nhìn thấy cơ hội giành được món chiến lợi phẩm khổng lồ nếu có thể thay thế hai nền dân chủ yếu kém mà các nhà tài phiệt đang phải è cổ gánh nợ, … Như vậy, họ phái sứ thần của mình đến nhằm khai thác vấn đề nô lệ và nhằm chèn một cái nêm giữa hai miền đất nước… Sự chia cắt giữa hai miền Nam-Bắc là không thể tránh khỏi; các bậc thầy tài chính của châu Âu đã sử dụng tất cả nguồn lực của mình nhằm gây ra sự chia cắt này và biến chúng thành lợi thế cho bản thân.[17]
Chiến lược này thật đơn giản mà hiệu quả. Trong vòng mấy tháng sau khi cuộc xung đột vũ trang đầu tiên nổ ra giữa hai miền Nam-Bắc, Pháp đã đưa quân đến Mê-hi-cô. Vào năm 1864, người dân Mê-hi-cô đã bị đánh bại, và Ferdinand Maximilian đã được quốc vương Pháp đặt vào vị trí hoàng đế bù nhìn. Phe miền Nam đã nhận ra Maximilian là một đồng minh bẩm sinh và điều đó đã được cả hai nhóm lường trước rằng, sau khi tiến hành cuộc nội chiến Bắc-Nam một cách xuất sắc, họ có thể kết nối thành một dân tộc mới - và đương nhiên là được thống trị bởi thế lực tài chính của gia tộc Rothschild. Cũng lúc này, Anh đã đưa mười một nghìn quân sang Canada, bố trí họ dọc sườn núi phía Bắc của Liên minh và đặt hải quân Anh vào tình thế báo động chiến tranh.[18]
TỔNG KẾT
Ngân hàng thứ hai Hoa Kỳ đã bị khai tử, nhưng hệ thống ngân hàng thì vẫn tồn tại dai dẳng. Nhiều vấn đề cũ vẫn tiếp tục diễn ra trong khi các vấn đề mới đang tiếp diễn. Việc phát hành tiền giấy ngân hàng đã bị giới hạn một cách khắt khe, nhưng điều này đã được bù đắp bằng việc tăng khả năng sử dụng của tiền séc vì không có giới hạn nào trong việc phát hành tiền séc.
Khi Ngân hàng thứ hai Hoa Kỳ xuất hiện, cả dân tộc đang trong giai đoạn cuối của chu kỳ bùng nổ-phá sản. Khi việc thu hẹp nguồn cung tiền tệ là điều chắc chắn phải xảy ra, các chính trị gia bắt đầu đưa ra đề xuất về cách thức tạo ra sự ổn định trong hệ thống ngân hàng. Không có một đề xuất nào dính dáng đến vấn đề thực tế mà chỉ là hệ thống dự trữ ngân hàng cục bộ. Họ quan tâm tới các đề xuất liên quan đến cách thức làm thế nào để hệ thống dự trữ ngân hàng cục bộ hoạt động. Tất cả các đề xuất này đã được thử nghiệm nhưng rốt cuộc đã thất bại.
Những năm này được mô tả như một giai đoạn phát triển ngân hàng tự do. Tất cả những gì diễn ra là các ngân hàng đã được chuyển đổi từ hình thức tập đoàn thành các hiệp hội tư nhân, một sự thay đổi về hình thức chứ không phải nội dung. Các ngân hàng này tiếp tục bị sức ép từ việc giám sát của chính phủ, các luật lệ, quy định, hỗ trợ cùng các thế lực phản đối thị trường tự do.
Sự hỗn loạn và xung đột kinh tế trong giai đoạn này chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc Nội chiến Bắc-Nam. Trong các bài phát biểu trước công chúng, Lincoln đã huỵch toẹt rằng chế độ chiếm hữu nô lệ không phải là vấn đề lúc này. Vấn đề cơ bản chính là hai miền Nam-Bắc phụ thuộc vào nhau trong thương mại. Miền Bắc phát triển với ngành công nghiệp và bán các sản phẩm của mình cho miền Nam trong khi miền Nam bán vải bông cho miền Bắc. Do hàng hóa châu Âu có giá thấp hơn nên miền Nam đã chuyển sang mua sản phẩm của khu vực này thay vì mua từ miền Bắc. Điều này đã khiến miền Bắc mất đi thị phần lớn trong kinh doanh. Các chính trị gia miền Bắc đã thông qua pháp chế phản đối bằng việc ban hành cơ chế đánh thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm công nghiệp. Pháp chế này đã chấm dứt việc nhập khẩu hàng hóa từ châu Âu và buộc miền Nam phải mua hàng từ miền Bắc với giá cao hơn. Châu Âu trả đũa bằng bằng việc cắt giảm các giao dịch mua bán vải bông với Hoa Kỳ khiến cho miền Nam bị thiệt hại vô kể. Và đó chính là tình huống kinh điển minh họa cho cảnh cướp ngày mà miền Nam không muốn dính líu sâu hơn nữa.
Đồng thời, lúc này ở châu Âu xuất hiện các thế lực hùng mạnh muốn kéo Mỹ vào cuộc nội chiến. Nếu Hoa Kỳ bị chia cắt thành hai miền thù địch thì châu Âu chẳng còn rào cản nào để bành trướng sang phần lục địa Bắc Mỹ. Pháp háo hức muốn chiếm Mê-hi-cô và ghép quốc gia này vào đế chế mới - đế chế bao gồm nhiều bang của miền Nam. Mặt khác, với lực lượng quân sự trải dài khắp biên giới Canada, Anh sẵn sàng hành động. Những kẻ kích động phiến loạn chính trị được châu Âu hà hơi tiếp sức đang rất tích cực trên cả hai phần lãnh thổ của đường chia đôi biên giới giữa miền Nam và miền Bắc (Mason-Dixon line), vấn đề chiếm hữu nô lệ chỉ là một thủ đoạn. Mỹ đã trở thành mục tiêu trong một trò chơi tàn nhẫn của thế giới kinh tế và chính trị.
Chú thích:
[1] Otto Scott, The Secret Six: The Fool as Martyr, Tập III hoặc The Sacret Fool Quarte (Columbia, South Carolina: Foundation for American Education, 1979), trang 115.
[2] Rothbard, Bí mật (Mystery), trang 211.
[3] Groseclose, Tiền tệ và con người (Money and Man), trang 184.
[4] Groseclose, Tiền tệ và con người (Money and Man), trang 185.
[5] Groseclose, Tiền tệ và con người (Money and Man), trang 186.
[6] Groseclose, Tiền tệ và con người (Money and Man), trang 188-89.
[7] Henry V. Poor, Tiền tệ và luật pháp (Money and Its Laws) -London: Henry S. King and Co., 1877, trang 540.
[8] George Selgin, Lý thuyết về hệ thống ngân hàng tự do (The theory of Free Banking: Money Supply under Competitive Note Issue) - Totowa, New Jersey: Rowman & Littlefield, 1988, trang 13.
[9] Charles Beard, Sự trỗi dậy của nền văn minh Hoa Kỳ (The Rise of American Civilization) - New York: Macmillan, 1930, Tập I, trang 429-30.
[10] “Những câu chuyện hoang đường về hệ thống ngân hàng cũ” (Old Banking Myths), - Hans F. Sennholz, The Freeman (Irvington-on-Hudson, New York), Tháng Năm 1989, trang 175-76.
[12] Greider, trang 259.
[13] Don E. Fehrenbacher, Abraham Lincoln: Diễn văn và tác phẩm 1859-1865 (Abraham Lincoln: Speeches and Writings, 1859-1865) - New York: Thư viện Hoa Kỳ, 1989, trang 215.
[14] Trích dẫn bởi Robert L. Polley, Lincoln: Những bài diễn văn của ông ta và thế giới của ông ta (Lincoln: His Words and His World) - Waukesha Wisconsin: Country Beaiful Foundation, 1965, trang 54.
[15] Sách đã dẫn, trang 438.
[16] Xem “Không có nội chiến nào hết” - Phần I (No Civil War at All) của William Mcllhany, Journal of Individualist Studies, Mùa đông 1992, trang 41.
[17] Câu này được trích dẫn bởi Conrad Siem, một người Đức sau này trở thành công dân Hoa Kỳ và viết về cuộc đời cũng như quan điểm của Bismark. Cuốn sách được xuất bản tại La Vieille France, số 216, 17-24/3/ 1921, trang 13-16.
[18] Catton và Ketchum, trang 250. Xem thêm Otto Eisenschiml, The Hidden Face of the Civil War (New York: Bobbs-Merril, 1961), trang 25.
Chương 19
Đồng tiền xanh lincoln và các tội ác khác
Các nguyên nhân gây ra cuộc nội chiến Bắc-Nam cho thấy tính chất chính trị và kinh tế, không chỉ là vấn đề tự do và chiếm hữu nô lệ; cung cách mà theo đó, cả hai bên sử dụng đồng tiền pháp định nhằm tài trợ cho cuộc nội chiến; vai trò quan trọng của các thế lực nước ngoài.
Trong chương trước, chúng ta đã thấy được cách thức châu Mỹ trở thành bàn cờ khổng lồ trong cuộc chơi chính trị thế giới. Các thế lực châu Âu nóng lòng muốn xem Hoa Kỳ bị cuốn vào cuộc nội chiến ra sao và rốt cuộc đã bị chia cắt thành hai miền nhỏ hơn và suy yếu hơn. Điều này đã mở đường cho việc thực dân hóa Mỹ Latin mà không sợ người Mỹ thực thi Học thuyết Monroe, và trong vòng vài tháng sau khi cuộc nội chiến Nam-Bắc bùng nổ, Pháp đã đưa quân vào Mexico và vào năm 1864, Maximilian đã trở thành ông vua bù nhìn do Pháp giật dây. Các cuộc thảo luận ngay lập tức được bắt đầu nhằm kéo Mê-hi-cô vào cuộc chiến tranh với tư cách là đồng minh của Phe miền Nam. Anh đưa quân đội đến biên giới Canada nhằm phô trương lực lượng. Mỹ đối mặt với khả năng bị chiếu tướng với các thế lực châu Âu.
NGA ĐỨNG VỀ PHE MIỀN BẮC
Đây là một nước cờ oai phong có thể thắng được trò chơi nếu không có sự kiện bất ngờ làm nghiêng lệch cán cân. Sa hoàng Alexander Đệ nhị - người không bao giờ cho phép ngân hàng trung ương được thành lập tại Nga[1] - thông báo cho Lincoln biết rằng ông ta đứng về phía liên minh quân sự với phe miền Bắc. Mặc dù Sa hoàng đã giải phóng nông nô trên đất nước mình song động cơ thúc đẩy chủ yếu của ông ta đối với việc hỗ trợ Liên bang chắc chắn là việc giải phóng chế độ nô lệ ở miền Nam. Anh và Pháp đang dùng thủ đoạn nhằm đập nát đế quốc Nga bằng việc chia cắt Phần Lan, Estonia, Latvia, Ba Lan, Crưm và Grudia. Napoleon III của Pháp đã đề xuất với Vương quốc Anh và Áo rằng ba quốc gia này phải ngay lập tức tuyên chiến với Nga nhằm thúc đẩy sự chia cắt này.
Biết rằng cuộc chiến tranh đã được kẻ thù của mình tính đến, Nga hoàng Alexander quyết định chơi một ván cờ của riêng mình. Tháng Chín năm 1863, ông đã phái hạm đội châu Á của mình tới San Francisco. Ý nghĩa của nước cờ này được Carl Wrangell Eokassowsky - một công dân gốc Nga giải thích như sau:
Không có một thỏa thuận nào được ký giữa Nga và Mỹ, nhưng mối quan tâm lẫn nhau của họ cũng như sự đe dọa chiến tranh đối với cả hai quốc gia đã hợp nhất hai dân tộc trong thời điểm nước sôi lửa bỏng này. Bằng việc cử hạm đội Baltic của mình tới các cảng Bắc Mỹ, Nga hoàng đã thay đổi được vị trí của mình từ thế phòng vệ sang thế tấn công. Mục 3 của bản hướng dẫn ngày 14/7/1863 do Đô đốc Krabbe - người giữ chức Bộ trưởng Bộ Hải quân lúc này - trao cho Đô đốc Lessovsky đã chỉ thị cho Hải quân Nga tấn công tàu vận tải thương mại của kẻ thù cũng như tàu của các thuộc địa trong trường hợp xảy ra chiến tranh nhằm gây cho đối thủ những thiệt hại nặng nề nhất. Những bản hướng dẫn tương tự như vậy cũng được trao cho Đô đốc Popov, sĩ quan hải quân của Hạm đội châu Á của Nga.[2]
Sự hiện diện của Hải quân Nga đã giúp Liên bang tuân theo lệnh phong tỏa đường biển chống lại các bang miền Nam để ngăn chặn việc cung ứng hàng hóa từ châu Âu vào. Đó không phải là những con tàu biển đơn thượng độc mã lo giữ các con tàu của Anh và Pháp ngoài vịnh. Thực tế, không có tài liệu nào về những con tàu này. Sự kiện cho rằng vào lúc này, cả Anh và Pháp không muốn rủi ro để dính líu vào cuộc chiến với Mỹ và Nga đã khiến hai nước này trở nên vô cùng thận trọng với sự hỗ trợ quân sự công khai đối với phe miền Nam. Suốt cuộc xung đột này, họ nhận ra đó là thủ đoạn nhằm duy trì vị thế trung lập của mình. Nếu sự hiện diện của hải quân Nga không tạo ra tác động thì diễn biến chiến tranh có thể đã trở nên khác biệt đáng kể.
Việc bắt đầu cuộc chiến đã không diễn ra suôn sẻ cho phe miền Bắc. Không chỉ quân đội Liên bang phải đối mặt với những thất bại liên tiếp trên chiến trường mà nhiệt huyết của những người ở hậu phương cũng đã chùng xuống. Như đã đề cập trước đó, ban đầu, đó không phải là một cuộc chiến tranh nhân dân dựa trên nguyên tắc nhân đạo mà là cuộc chiến về quyền lợi kinh doanh. Điều này đã bộc lộ hai vấn đề nghiêm trọng đối với phe miền Bắc. Thứ nhất, làm thế nào để khiến mọi người cầm súng chiến đấu và thứ hai là làm sao để buộc họ trả tiền, cả hai vấn đề đã được giải quyết bằng thủ đoạn đơn giản là vi phạm Hiến pháp.
BẢN TUYÊN CÁO BÃI BỎ CHẾ ĐỘ CHIẾM HỮU NÔ LỆ
Để buộc người dân cầm súng cần phải biến cuộc chiến tranh thành một chiến dịch chống chế độ chiếm hữu nô lệ. Việc tuyên bố bãi bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ chính là một nước cờ chủ chốt của Lincoln nhằm thổi bùng ngọn lửa đang tắt lịm trong lò than có tên “cuộc chiến của người giàu và trận đánh của người nghèo” theo như cách gọi phổ biến ở miền Bắc. Hơn nữa, đó không phải là sự bổ sung đối với Hiến pháp và cũng chẳng phải là dự luật của Quốc hội. Nó được ban hành mà không được Hiến pháp thông qua, như là một sắc lệnh đơn lẻ của Lincoln - vị Tổng tư lệnh của các lực lượng vũ trang.
Sự duy trì Liên bang không đủ để thổi bùng nhiệt huyết của mọi người cho cuộc chiến, chỉ có vấn đề cấp cao hơn về tự do có thể làm được như vậy. Để biến động cơ của tự do trở nên đồng nghĩa với động cơ của quân miền Bắc, không còn giải pháp nào khác ngoài việc chính thức bãi bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ. Sau khi nhấn mạnh nhiều lần rằng chế độ chiếm hữu nô lệ không phải là nguyên nhân gây ra chiến tranh, Lincoln đã giải thích vì sao ông ta thay đổi cách tư duy và ban hành Tuyên cáo bãi bỏ chế độ chiếm hữu nộ lệ:
Mọi việc đã tồi tệ càng trở nên tồi tệ hơn khi tôi cảm nhận được rằng chúng ta đã không còn lối thoát trong kế hoạch mà chúng ta theo đuổi; rằng chúng ta đã chơi đến con bài cuối cùng, và cần phải thay đổi các chiến thuật nếu không muốn thua cuộc. Giờ đây tôi quyết định thông qua chính sách bãi bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ.[3]
Lối nói hoa mỹ của Bản tuyên cáo thật oai hùng, nhưng khái niệm lại có nhiều điều cần bàn. Trong cuốn Lịch sử Di sản Hoa Kỳ trong cuộc Nội chiến bằng tranh (American Heritage Pictorial History of the Civil War), Bruce Catton giải thích:
Xét về khía cạnh kỹ thuật, bản tuyên cáo thật ngớ ngẩn. Nó tuyên bố tình trạng tự do cho tất cả nô lệ chính xác trong những vùng nơi Hoa Kỳ không thể khiến quyền lực của họ trở nên hiệu quả, và cho phép chế độ chiếm hữu nô lệ tiếp tục tồn tại ở các bang có nô lệ với sự giám sát của Liên bang… Nhưng cuối cùng thì Bản tuyên cáo này đã thay đổi đặc điểm của cuộc chiến và hạ lệnh cho phe miền Nam đánh bại.[4]
Bản Tuyên cáo đã có tác động mạnh mẽ đối với các thế lực châu Âu. Chừng nào mà cuộc chiến tranh còn được xem xét như một nỗ lực của chính phủ nhằm dẹp yên nạn phiến loạn thì chẳng điều gì được coi là quan trọng và cũng chẳng có điều sỉ nhục nào được gán cho việc hỗ trợ phía bên kia. Nhưng giờ đây, sự tự do như vậy là một vấn đề hiển nhiên, và không một chính phủ nào ở châu Âu - ít nhất là ở Anh và Pháp - lại dám nổi giận đối với các thần dân của mình bằng việc chống lại cả dân tộc đang mong muốn loại bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ. Sau năm 1862, cơ hội mà châu Âu có thể can thiệp quân sự với tư cách là liên minh của Phe miền Nam đã nhanh chóng tan biến. Trên mặt trận tuyên truyền, miền Nam đã được vận động cho vị trí không thể phòng ngự trong thế giới hiện đại.
Việc biến chiến tranh thành cuộc vận động chống chế độ chiếm hữu nô lệ chính là một nước cờ xuất sắc của Lincoln, và điều này đã làm dấy lên phong trào tuyển quân tình nguyện cho quân đội Hoa Kỳ. Nhưng điều này đã không thể tiếp tục kéo dài được. Phe miền Bắc có thể không tán thành chế độ chiếm hữu nô lệ ở miền Nam, nhưng một khi máu đã đổ thì mong muốn của họ cũng tiêu tan. Ngay từ thời khắc ban đầu của cuộc chiến, việc tuyển quân chỉ diễn ra trong ba tháng và khi giai đoạn này kết thúc, nhiều binh lính đã từ chối gia hạn ở lại quân ngũ. Lincoln đã phải đương đầu với một thực tế khó xử rằng sắp tới, có thể ông ta chẳng gây dựng được quân đội nhằm thực thi cuộc vận động chống chế độ chiếm hữu nô lệ này.
CỦNG CỐ QUÂN ĐỘI Ở CẢ HAI PHÍA
Xét về khía cạnh lịch sử, đàn ông thường mong muốn cầm súng chiến đấu để bảo vệ gia đình, họ tộc và quốc gia khi bị kẻ thù đe dọa. Nhưng chỉ có một cách để kéo họ vào cuộc chiến mà trong đó, họ không quan tâm nhu cầu cá nhân là bằng cách hoặc cho họ nhận khoản đãi ngộ/tiền thưởng nhập ngũ hấp dẫn hoặc buộc họ phải bị cưỡng bách tòng quân. Như vậy, không hề ngạc nhiên rằng cả hai phương pháp được sử dụng là nhằm giữ cho quân đội Hoa Kỳ hiện diện trên chiến trường. Hiến pháp định rõ rằng chỉ có Quốc hội mới có thể tuyên bố chiến tranh và củng cố quân đội, Lincoln thực hiện trọn vẹn quyền lực của riêng mình.[5]
Các bang miền Bắc có được cơ hội đáp ứng chỉ tiêu với các binh lính tình nguyện trước khi đợt tuyển quân bắt đầu. Để đáp ứng được các chỉ tiêu này và nhằm tránh chế độ quân dịch, mỗi một bang bay thành phố nhỏ đều xây dựng hệ thống thưởng chi tiết cho các tân binh nhập ngũ. Vào năm 1864 đã có nhiều khu vực, nơi đàn ông có thể nhận khoản tiền trên $1000 - tương đương với $50.000 ngày nay - với điều kiện đồng ý nhập ngũ. Một người giàu có thể tránh được chế độ bắt lính đơn giản bằng việc trả một khoản phí để tìm kiếm người khác thay thế vị trí của anh ta.
Tại miền Nam, chính phủ tỏ ra liều lĩnh hơn trong cách thức bắt lính. Bất chấp các quan điểm về quyền hạn của bang, phe miền Nam đã ngay lập tức triệu tập nhiều thế lực của chính phủ ở Richmond. Năm 1862, chính phủ đã phê duyệt luật cưỡng bách nghĩa vụ quân sự đối với bất cứ công dân nam giới nào từ 18-35 tuổi tham gia cầm súng. Còn ở miền Bắc luôn có những nhập nhằng. Ví dụ, người sở hữu khoảng 20 nô lệ có thể không bị gọi đi nghĩa vụ quân sự.[6] Tuy nhiên, nhiều người đã không biết tận dụng lợi thế này. Ngược lại với miền Bắc, binh lính nhận thức rằng họ cầm súng là để bảo vệ gia đình, quê hương và tài sản của mình hơn bất cứ một lý do trừu tượng nào khác hay lý do tiền thưởng.
CUỘC NỔI DẬY Ở MIỀN BẮC
Khi Lincoln lần đầu tiên nghỉ ra chế độ cưỡng bắt lính vào năm 1863, người dân miền Bắc cảm thấy bị xúc phạm. Tại Quảng trường Madison ở New York, hàng nghìn người chống đối đã tham gia vào cuộc tuần hành và mít tinh chống lại Lincoln. Nhà sử học James Horan mô tả đám đông này như sau: “Khi những bức biếm họa chân dung Tổng thống được chuyển đến bục của thuyết trình viên, những tiếng huýt gió vang lên cùng sự huyên náo của hàng triệu con người đang nổi giận.”[7] Binh lính Liên bang rốt cuộc cũng được triệu đến để đàn áp cuộc nổi loạn chống chế độ quân dịch tại Ohio và Illinois. Tại New York, khi những tên gọi đầu tiên của chế độ quân dịch được đưa lên báo vào ngày 12/7, đám đông đã bao vây và đốt cháy văn phòng tuyển quân. Cuộc nổi loạn kéo dài bốn ngày và bị ngăn cấm chỉ khi Quân đoàn Potomac được lệnh tấn công đám đông bằng hỏa lực. Hàng nghìn dân thường đã bị giết hoặc bị thương.[8]
Nhiều năm trôi qua, thật dễ dàng để quên rằng Lincoln đã từng kiểm soát cuộc nổi loạn cả ở miền Nam lẫn miền Bắc. Việc binh lính nã đạn vào dân thường - công dân của chính phủ mình - chính là một bi kịch của quy mô khổng lồ và nó cho ta thấy rõ về trạng thái kinh khủng của Liên bang vào lúc này. Để kiểm soát được cuộc khởi nghĩa này, Lincoln đã phớt lờ Hiến pháp một lần nữa bằng việc hoãn quyền giam giữ công dân, và hành động này đã khiến cho việc kiểm soát trở nên khả thi hơn đối với chính phủ nhằm bỏ tù những người chỉ trích, phê phán mà không cần phải có chỉ thị hoặc xét xử. Như vậy, dưới chiêu bài chống lại chế độ chiếm hữu nô lệ, các công dân Hoa Kỳ ở miền Bắc - không chỉ những người đã bị giết chết trên các con phố của quê hương mình - đã bị cưỡng bức ra trận và bị tống vào tù mà không cần các thủ tục pháp lý. Nói cách khác, những người đàn ông tự do đã bị bắt làm nô lệ và như vậy, nô lệ cũng cần được giải phóng, cho dù là xác thực đi nữa thì chiến dịch ngụy tạo này quả là một trò đổi chác quá tệ.
Việc làm thế nào để bắt mọi người đóng tiền cho cuộc chiến đã được thực thi theo cách tương tự. Nếu đã bị gạt qua bên về vấn đề quyền hạn cá nhân và cuộc chiến tranh thì Hiến pháp sẽ không cản lối việc tài trợ đơn thuần.
Người ta thường cho rằng sự thật chính là tổn thất đầu tiên trong chiến tranh. Và chúng ta nên bổ sung thêm rằng tiền bạc sẽ là tổn thất thứ hai. Kết thúc năm tài khóa 1861, chính phủ liên bang đã chi tới 67 triệu đô-la. Trong mục thu nhập của sổ cái, các khoản thuế thu được chỉ đủ trang trải khoảng 11% mức chi phí này, cho đến khi kết thúc chiến tranh, mức thâm hụt tài chính đã lên tới 2.61 tỉ đô-la. Và như vậy, chắc chắn đồng tiền phải được tạo ra từ đâu đó.
THUẾ THU NHẬP VÀ TRÁI PHIẾU CHIẾN TRANH
Thử nghiệm đầu tiên của quốc gia với việc đánh thuế thu nhập đã được tiến hành vào thời gian này và đó chính là một sự vi phạm Hiến pháp. Theo chuẩn mực ngày nay thì đó có vẻ chỉ là một việc nhỏ, nhưng vẫn là một cách thức không được lòng dân cho lắm, và Quốc hội biết rằng bất cứ khoản thuế bổ sung nào cũng sẽ làm bùng lên ngọn lửa của sự nổi loạn.
Trước đó, nguồn tài chính truyền thống thời chiến chính là ngân hàng - đơn vị tạo ra tiền tệ dưới hình thức giả bộ cho vay. Nhưng cách thức này đã bị cản trở bởi sự khai tử của Ngân hàng Hoa Kỳ. Các ngân hàng bang nóng lòng muốn nhập cuộc với vai trò tạo ra tiền tệ, nhưng lúc này, phần lớn các ngân hàng đang lâm vào cảnh vỡ nợ vì không thể trả được các khoản vay bằng tiền kim loại và không có quyền tạo ra bất cứ loại tiền nào khác, ít nhất là loại tiền mà dân chúng mong muốn tiếp nhận.
Các ngân hàng Hoa Kỳ không có khả năng cung ứng các khoản cho vay phù hợp, nhưng tổ hợp Rothschild ở Anh lại là tổ chức có khả năng này và mong muốn thực hiện điều này. Vào thời điểm này, gia tộc Rothschild đang củng cố cổ phần công nghiệp tại Mỹ thông qua đại diện của mình là August Belmont. Derek Wilson nói với chúng tôi: “Họ sở hữu và nắm giữ các cổ phần chủ chốt tại các xí nghiệp đúc gang, sắt vùng Trung Mỹ, các công ty xây dựng đường thủy Bắc Mỹ và nhiều lĩnh vực khác. Họ trở thành những nhà nhập khẩu chủ chốt trong lĩnh vực vàng nén từ các bãi khai thác vàng mới được phát hiện.”[9]
Belmont đã đổ nhiều tiền bạc của Rothschild vào trái phiếu của các ngân hàng được chính quyền bang tài trợ ở miền Nam. Đương nhiên, các trái phiếu này đã mất giá và gần như không còn giá trị gì. Tuy nhiên, khi chiến tranh chuyển sang hướng có lợi cho phe miền Bắc, ông ta bắt đầu mua vào nhiều loại trái phiếu bổ sung với giá rẻ như bèo. Kế hoạch của Rothschild là sao cho Liên bang ép được các bang miền Nam thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ trước chiến tranh. Đương nhiên, điều này có thể là nguồn lợi nhuận đầu cơ khủng khiếp của gia tộc Rothschild. Đồng thời, bên lãnh thổ phía bắc bên kia vùng ranh giới Mason-Dixon, Belmont trở thành đại diện chính cho việc buôn bán trái phiếu Liên bang ở Anh và Pháp. Theo đồn đại thì khi ghé qua thăm Tổng thống Lincoln và đích thân đề xuất Rothschild khoản tiền với mức lãi suất 27,5%, Belmont đã bị đuổi ra khỏi cửa một cách sống sượng. Câu chuyện còn đáng hoài nghi nhưng lại thể hiện một sự thật đáng sợ. Việc thu lợi từ chiến tranh và đầu tư tiền bạc cho cả hai bên tham chiến chính là những mánh lới mà nhờ đó, gia tộc Rothschild trở nên nổi tiếng không chỉ khắp châu Âu mà còn khắp nước Mỹ.
Ở miền Bắc, việc buôn bán trái phiếu chính phủ là một cách nhằm tăng nguồn tài chính. Tuy nhiên, ngay cả với sự hấp dẫn của lãi suất kép cần phải trả sau bằng vàng thì điều này cũng chỉ làm tăng nguồn tài chính lên một nửa so với nhu cầu. Vì thế, Liên bang đã phải đối mặt với một vấn đề nan giải, chỉ có hai phương án là: (1) chấm dứt chiến tranh hoặc (2) in tiền pháp định. Đối với Lincoln và các thành viên Đảng Cộng hòa - những người nắm quyền kiểm soát Quốc hội - sự lựa chọn bao giờ cũng rõ ràng.
Tiền lệ này đã từng được đặt ra trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh 1812. Lúc đó, Albert Gallatin - Bộ trưởng tài chính - đã bãi bỏ lệnh cấm của Hiến pháp đối với “tiền tín dụng” bằng việc in tiền của Bộ Tài chính với mức lãi suất 5,4%. Tiền đã không bao giờ được công bố như pháp lệnh tiền tệ và có lẽ đó là nền tảng mà trên đó đồng tiền được bảo vệ một cách hợp hiến.
ĐỒNG TIỀN XANH LINCOLN
Tuy nhiên, trong khi diễn ra cuộc nội chiến Nam-Bắc, tất cả những điều vờ vịt nhân danh Hiến pháp đã bị loại bỏ. Năm 1862, Quốc hội đã ủy quyền cho Bộ Tài chính in 150 triệu đô-la Mỹ và đưa vào lưu thông như một loại tiền tệ nhằm trang trải các khoản chi phí của chính phủ. Những đồng tiền này được cồng bố là đồng tiền hợp pháp có thể dùng để chi trả tất cả các khoản nợ cá nhân nhưng không thể được sử dụng cho các khoản thuế của chính phủ. Những đồng tiền này được in bằng mực màu xanh và được lưu danh muôn thuở như những “đồng tiền xanh” (greenback). Các cử tri được đảm bảo rằng đây là phương pháp cấp bách nhất thời, một lời hứa hẹn sau đó đã không được thực hiện. Khi chiến tranh kết thúc, tổng cộng đã có tất cả 432 triệu đồng tiền xanh được đưa vào sử dụng.
Lối thực dụng ở Washington được thể hiện ở chỗ: hiến pháp có vẻ ổn trong thời bình nhưng lại là một sự xa xỉ trong chiến tranh. Ví dụ, Salmon P. Chase - Bộ trưởng Tài chính - đã hết sức tán thành đồng tiền xanh được phát hành dưới sự chỉ đạo của bản thân ông. Theo cách nói của ông ta thì những đồng tiền này là “sự cần thiết không thể thiếu được.” Tám năm sau, với tư cách là Thẩm phán Tòa án tối cao, ông ta tuyên bố rằng những đồng tiền này là không hợp hiến. Ông ta đã thay đổi cách tư duy của mình chăng? Hoàn toàn không. Khi ông ta tán thành đồng tiền này thì cả dân tộc đang oằn mình trong cuộc chiến. Đặc điểm này được thể hiện trong phần trước bằng lời hứa của Kế hoạch Rothschild: “Sự linh thiêng của luật pháp quốc gia, sự thịnh vượng của các công dân và khả năng thanh toán của Bộ tài chính sẽ bị hy sinh bởi bất cứ chính phủ nào vì sự sinh tồn của chính bản thân họ.”
Sự cấp bách của việc phát hành đồng tiền xanh được Quốc hội phát động, và Lincoln là một người ủng hộ nhiệt tình quá trình này. Quan điểm của ông ta được thể hiện như sau:
Chính phủ - tổ chức có quyền lực tạo ra và phát hành tiền tệ/tín dụng như một loại tiền tệ và hưởng quyền rút tiền tệ/tín dụng ra khỏi dòng lưu thông bằng việc đánh thuế và ngược lại - không nên vay vốn với lãi suất… Đặc quyền của việc tạo ra và phát hành tiền tệ không chỉ là quyền tối thượng của chính phủ mà còn là thời cơ sáng tạo vĩ đại nhất của chính phủ.[10]
Có vẻ như Lincoln phản đối việc chính phủ trả lãi suất cho các ngân hàng đối với khoản tiền mà họ tạo ra từ không khí trong khi chính phủ có thể tạo ra tiền từ không khí một cách dễ dàng và không phải trả lãi suất cho số tiền đó. Nếu một người bỏ qua sự thật rằng cả hai sơ đồ trên đều bị Hiến pháp cấm đoán và muốn dung thứ cho nạn cướp bóc thông qua lạm phát - hậu quả của cả hai sơ đồ trên, thì sẽ có một sự hợp lý hấp dẫn đối với luận cứ đó. Các chính trị gia tiếp tục có được tiền pháp định, nhưng các ngân hàng lại bị ngăn cản tự do hoạt động.
QUAN ĐIỂM LẪN LỘN CỦA LINCOLN VỀ NGÂN HÀNG
Rõ ràng là Lincoln đã trải qua một sự thay đổi trong thâm tâm về ngân hàng. Trong bước đường sự nghiệp của mình trước đây, ông ta đã từng là “bạn chí cốt” của nền công nghiệp ngân hàng và đồng thời là người ủng hộ chế độ tín dụng thoải mái. Là thành viên của Đảng Whig vào thập niên 1830 - trước khi trở thành đảng viên Đảng Cộng hòa trong chiến dịch tranh cử Tổng thống - ông ta từng là người cổ súy cho Ngân hàng thứ hai Hoa Kỳ của Biddle.[11]
Trong các cuộc tranh luận của mình với Thượng nghị sĩ Stephen Douglas, một trong những luận điểm tranh cãi giữa hai người là Lincoln bảo vệ ngân hàng và ủng hộ việc tái thành lập ngân hàng. Hơn nữa, sau khi đắc cử Tổng thống, ông ta đưa ra ý tưởng yêu cầu Quốc hội tái thành lập hệ thống ngân hàng trung ương.[12]
Hóa ra, Lincoln là người mâu thuẫn, và trong nỗ lực của ông ta nhằm tài trợ cho cuộc chiến tranh không được dân chúng ủng hộ, cũng giống Salmon Chase và các chính trị gia khác, đôi khi ông ta cũng thấy cần thiết phải gạt bỏ những suy nghĩ của cá nhân mình và làm bất cứ điều gì được yêu cầu để đáp ứng tình trạng cấp bách về sự sống còn của chính phủ.
Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là bất chấp các quan điểm cá nhân của Lincoln về tiền tệ, đồng tiền xanh vẫn không làm vui lòng các ông chủ ngân hàng - những người đã từ chối quyền phủ quyết đã có từ trước của họ đối với khoản nợ của chính phủ. Họ nóng lòng muốn thay thế tiền pháp định liên bang bằng tiền pháp định ngân hàng. Cần thiết để tạo ra một hệ thống tiền tệ mới với trái phiếu chính phủ được sử dụng như một thứ bảo chứng cho việc phát hành tiền giấy ngân hàng hay nói cách khác là lợi nhuận của ngân hàng trung ương, và đó chính là những gì mà Bộ trưởng tài chính Chase dự tính thành lập.
Năm 1862, vị trí cơ bản của các chủ ngân hàng được chỉ ra trong một bản ghi nhớ có tên gọi Thông tư nguy hiểm (The Hazard Circular) được soạn thảo bởi đại diện của các nhà tài phiệt Anh tại Mỹ và được lưu hành trong cộng đồng các doanh nhân giàu có của đất nước. Bản ghi nhớ ghi rõ:
Món nợ lớn nhất mà các nhà tư bản sẽ thấy được tạo ra từ chiến tranh phải được sử dụng như một phương tiện nhằm kiểm soát số lượng tiền. Để đạt được điều này, trái phiếu phải được sử dụng như nền tảng của ngân hàng. Giờ đây, chúng ta chờ đợi Bộ trưởng Tài chính đưa ra kiến nghị cho Quốc hội. Nhưng Quôc hội sẽ không thực hiện điều này nhằm cho phép đồng tiền xanh được lưu hành như một loại tiền tệ vì chúng ta không thể kiểm soát được. Nhưng chúng ta có thể kiểm soát trái phiếu.[13]
ĐẠO LUẬT NGÂN HÀNG QUỐC GIA
Ngày 25/2/I863, Quốc hội thông qua Đạo luật Ngân hàng Quốc gia (với sự sửa đổi cơ bản trong năm sau). Đạo luật này đã thiết lập một hệ thống ngân hàng mới theo hiến chương quốc gia. Cơ cấu của hệ thống này tương tự như Ngân hàng Hoa Kỳ với một ngoại lệ rằng, thay vì là ngân hàng trung ương có quyền ảnh hưởng tới các hoạt động của các ngân hàng thì giờ đây là nhiều ngân hàng quốc gia mà quyền kiểm soát tất cả các ngân hàng này tập trung ở Washington. Hầu hết hệ thống pháp chế ngân hàng được nhượng cho dân chúng dưới cái vỏ sửa đổi hấp dẫn. Đạo luật Ngân hàng Quốc gia là một trong những ngoại lệ hiếm hoi. Nó được xúc tiến khá trung thực như một kế hoạch cấp bách thời chiến nhằm tăng lượng tiền cho các chi phí quân sự bằng việc tạo ra thị trường cho trái phiếu chính phủ và sau đó chuyển đổi các trái phiếu này thành tiền lưu hành. Đây là cách mà quy trình này được thực hiện:
Khi mua bán trái phiếu chính phủ, ngân hàng quốc gia không giữ chúng mà hoàn trả lại cho Bộ Tài chính - đơn vị trao đổi chúng để lấy một lượng “tiền giấy ngân hàng Hoa Kỳ” tương đương với tên ngân hàng được chạm trổ trên đó. Chính phủ công bố rằng số tiền này là hợp hiến và có thể được sử dụng cho mục đích đóng thuế hay các nghĩa vụ khác và tình trạng này đã khiến loại tiền đó được công chúng chấp nhận rộng rãi như một loại tiền tệ. Chi phí thuần của ngân hàng trong việc tạo ra những loại trái phiếu này là 0. Xét về khía cạnh kỹ thuật thì ngân hàng vẫn còn sở hữu trái phiếu và lãi suất dồn tích đối với chúng, nhưng ngân hàng cũng sử dụng lượng tiền tương đương với lượng tiền giấy mới được tạo ra và có thể được cho vay với mức lãi suất nào đó. Khi tất cả ảo ảnh đã qua đi, sẽ xuất hiện sự biến đổi trong kế hoạch. Các nhà nghiên cứu chính trị và tiền tệ đã chuyển đổi nợ chính phủ thành tiền tệ và các ông chủ ngân hàng chỉ việc ngồi rung đùi nhặt tiền lãi từ các dịch vụ của mình.
Theo quan điểm của các nhân vật đứng ra vận động quá trình chuyển đổi nợ chính phủ thành tiền, khiếm khuyết của hệ thống nằm ở chỗ, ngay cả khi được lưu thông rộng rãi, tiền giấy ngân hàng vẫn không được coi là tiền “hợp pháp”. Nói cách khác, chúng không được sử dụng một cách hợp hiến cho việc thanh toán tất cả các khoản nợ mà chỉ được dùng để đóng thuế hoặc các nghĩa vụ khác. Những đồng tiền làm bằng kim loại quý và đồng tiền xanh vẫn được coi là đồng tiền chính thức của quốc gia. Không cần phải đợi đến khi có sự hiện diện của Cục Dự trữ Liên bang năm mươi năm sau thì nợ chính phủ dưới dạng tiền giấy mới được áp đặt như loại tiền tệ chính thức của quốc gia cho tất cả các giao dịch.
Đạo luật Ngân hàng Quốc gia năm 1863 yêu cầu các ngân hàng giữ tỉ lệ phần trăm của đồng tiền giấy cũng như các khoản tiền ký quỹ dưới dạng tiền hợp pháp (đồng tiền vàng) như nguồn dự trữ nhằm che đậy khả năng sụp đổ. Tỉ lệ phần trăm này biến đổi tùy thuộc vào quy mô và vị trí của ngân hàng nhưng tính trung bình là 12%. Điều này có nghĩa là một ngân hàng với một triệu đô-la tiền kim loại sẽ có thể sử dụng khoảng 880.000 đô-la trong số tiền đó (1 triệu trừ đi 12%) nhằm mua bán trái phiếu chính phủ, trao đổi trái phiếu để lấy giấy bạc ngân hàng, cho vay giấy bạc ngân hàng và thu lãi suất trên cả hai thứ là trái phiếu và tiền cho vay. Ngân hàng giờ đây có thể kiếm được lãi suất từ khoản 880.000 đô-la cho chính phủ vay dưới dạng tiền kim loại công thêm lãi suất từ khoản 880.000 đô-la cho khách hàng của mình vay dưới dạng tiền giấy ngân hàng.[14] Điều này đã làm tăng gẩp đôi thu nhập của ngân hàng mà không có một phiền phức nào nhằm tăng nguồn vốn của mình. Khỏi cần phải nói, các trái phiếu được tiêu thụ nhanh chóng như khi chúng được in ra, và vấn đề tài trợ cho cuộc chiến đã được giải quyết.
Hậu quả khác của hệ thống ngân hàng quốc gia là khiến cho nó trở nên bất khả thi trong vấn đề tránh được nợ nần kể từ nay trở đi đối với chính phủ liên bang. Hãy đọc những dòng sau. Đó không phải là sự cường điệu. Thậm chí những kẻ thân tín với hệ thống ngân hàng trung ương cũng buộc phải chấp nhận thực tế này. Galbraith nói:
Hiếm khi nào mà tình hình kinh tế được quản lý thành công hơn thế nhằm làm xáo trộn dự báo kinh tế cẩn trọng nhất. Trong nhiều năm sau chiến tranh, chính phủ liên bang đã có nguồn thặng dư mạnh mẽ. Chính phủ không thể trả nợ, rút lại chứng khoán vì làm như vậy có nghĩa là sẽ không còn trái phiếu để hỗ trợ tiền giấy ngân hàng quốc gia. Để trả nợ, chính phủ phải phá hủy nguồn cung tiền tệ.[15]
Như đã chỉ ra trong phần trước, những gì xảy ra lúc đó cũng y hệt như tình huống đang hiện diện ngày nay. Mỗi một đồng đô-la trong hệ thống tiền tệ của chúng ta và tiền séc được tạo ra bởi đạo luật cho vay. Nếu tất cả các khoản nợ đều được hoàn trả thì toàn bộ nguồn cung tiền tệ sẽ bị tiêu tan và quay trở về với lọ mực và bàn phím. Nợ quốc gia là nguồn quỹ tài trợ chủ yếu mà theo đó, tiền tệ được tạo ra cho các khoản nợ tư nhân.[16]Việc thanh toán và giảm nợ quốc gia sẽ làm tê liệt hệ thống tiền tệ. Không một chính trị gia nào dám ủng hộ điều này, ngay cả nếu các nguồn quỹ thặng dư luôn sẵn có cho Bộ tài chính. Như vậy, hệ thống dự trữ Liên bang đã ghì chặt quốc gia của chúng ta vào vòng tròn nợ nần vĩnh viễn.
CHI PHÍ NGẦM CỦA CHIẾN TRANH
Hậu quả thứ ba của Đạo luật Ngân hàng Quốc gia sẽ diễn ra vì không còn nghi ngờ gì đối với bất cứ ai - những người đã đọc qua những trang trước của cuốn sách này. Trong thời chiến, sức mua của đồng tiền xanh giảm xuống tới 65%. Nguồn cung tiền tệ tăng lên 138%. Giá cả tăng lên gấp hai lần trong khi tiền lương chỉ tăng có một nửa. Với cơ chế đó, người dân Mỹ đã cúng cho chính phủ và các ngân hàng hơn một nửa nguồn tiền tệ mà họ tích góp được hoặc giữ được trong giai đoạn đó.[17]
Các điều kiện tài chính ở miền Nam còn tồi tệ hơn. Ngoại trừ sự chiếm đoạt 400 nghìn đô-la tính bằng vàng từ mỏ khai thác vàng liên bang ở New Orleans, hầu như tất cả mọi thứ của cuộc chiến đều được tài trợ bởi việc in tiền pháp định. Giấy bạc của các bang ly khai với chính phủ Hoa Kỳ trong cuộc nội chiến những năm 1860 tăng lên 214% mỗi năm, trong khi khối lượng của tất cả tiền tệ, bao gồm cả giấy bạc ngân hàng và tiền séc, tăng lên trên 300% mỗi năm. Ngoài giấy bạc của các bang ly khai, mỗi một bang miền Nam lại phát hành đồng tiền pháp định của riêng mình và đến khi chiến tranh kết thúc, tổng số tiền giấy đã là hàng tỷ đô-la. Trong vòng bốn năm, giá cả đã tăng lên 9.100%. Sau trận Appomattox, đương nhiên, đồng giấy bạc và trái phiếu của các bang ly khai cũng mất giá theo.[18]
Như thường lệ, một công dân bình thường không hiểu được rằng tiền tệ mới được tạo ra đều đại diện cho khoản thuế ngầm mà sắp tới anh ta sẽ phải trả dưới hình thức giá cả tăng cao. Các cử tri của các bang miền Bắc đương nhiên là không dung thứ cho việc gia tăng thuế ở cường độ như vậy. Thậm chí ở miền Nam, nơi lý lẽ được nhận thức như một trong những hình thức tự vệ, có khả năng là họ đã không làm như vậy nếu biết trước được quy mô thực của số tiền ấn định phải trả. Nhưng đặc biệt ở phía Bắc, do không hiểu được khoa học bí mật của tiền tệ mà người dân Mỹ không chỉ trả khoản thuế ngầm mà còn tán thành việc phát hành tiền tệ của Quốc hội.
Ngày 25/9/1863, chính xác là bốn tháng sau khi Đạo luật Ngân hàng Quốc gia được phê chuẩn thành luật, một bản thông cáo mật được gửi từ gia tộc Rothschild ở London tới Hiệp hội ngân hàng New York với phần tóm lược thẳng thắn và khoác lác sau:
Chỉ một số những ai hiểu được hệ thống [lãi suất cho vay ngân hàng và được coi như tiền] sẽ quan tâm tới lợi nhuận hoặc phụ thuộc vào đặc ân rằng sẽ không có địch thủ nào từ giai cấp đó, trong khi mặt khác, nhiều người dân không có khả năng khác lại phải oằn lưng gánh nợ mà không một lời than van.[19]
MỐI QUAN TÂM CỦA LINCOLN ĐỐI VỚI TƯƠNG LAI
Lincoln e sợ về Đạo luật Ngân hàng, nhưng sự trung thành của ông ta đối với Đảng và nhu cầu duy trì sự thống nhất trong thời chiến đã buộc ông ta rút lại lời tuyên bố nghiêm cấm đạo luật này. Tuy nhiên, quan điểm cá nhân của ông ta là dứt khoát. Trong một bức thư gửi William Elkins trong năm sau đó, ông ta viết:
Quyền lực đồng tiền giày vò cả dân tộc trong thời bình và hiệp lực chống lại dân tộc trong thời bất lợi. Nó chuyên chế hơn cả chế độ quân chủ, xấc láo hơn cả chế độ chuyên quyền, ích kỷ hơn cả chế độ quan liêu. Trong một tương lai gần, tôi nhận thấy sự xuất hiện khủng hoảng khiến cho tôi mất tự tin và khiến tôi lo sợ về sự an toàn của quốc gia. Các tập đoàn được tôn lên, và kỷ nguyên mục nát sẽ xuất hiện theo sau, và quyền lực đồng tiền của quốc gia sẽ cố gắng kéo dài thế lực bằng hoạt động chống lại thành kiến của con người, cho đến khi của cải được tập trung vào tay một số kẻ, và quốc gia thì bị phá hủy.[20]
Trong việc xem xét vai trò của Lincoln trong suốt cả chương chán ngắt về lịch sử, quả là không thể nào không có cảm giác vừa yêu vừa ghét được. Một mặt, ông ta tuyên bố chiến tranh mà không thông qua Quốc hội, đình chỉ lệnh đình quyền giam giữ, và ban hành Tuyên cáo bãi bỏ chế độ nô lệ không phải với tư cách một nhân viên hành pháp của chính quyền thực thi mong muốn của Quốc hội mà là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Hơn thế nữa, bản tuyên bố không chỉ được ban hành do động cơ nhân đạo như lịch sử đã vẽ nên mà là thủ đoạn nhằm tích lũy sự hỗ trợ cho cuộc chiến. Bằng việc tham gia phát hành đồng tiền xanh, ông ta đã vi phạm một trong những phần quan trọng nhất của Hiến pháp. Và bằng sự thất bại trong việc nghiêm cấm Đạo luật Ngân hàng Quốc gia, ông ta đã mặc nhiên đẩy dân chúng vào tay Bè đảng quốc tế, một hành động tương tự như hình thức quay trở lại của nô lệ.
Xét về mặt tích cực, ở đây không có thắc mắc nào về lòng yêu nước của Lincoln. Mối quan tâm của ông ta là phục vụ Liên minh chứ không phải phục vụ Hiến pháp và ông ta từ chối để cho các thế lực châu Âu tham gia chia cắt nước Mỹ thành các bang gây chiến với nhau chính là một sự khôn ngoan. Lincoln tin rằng ông ta buộc phải vi phạm một phần Hiến pháp là nhằm cứu cả tổng thể. Nhưng đó là một lí do nguy hiểm. Nó có thể được sử dụng trong hầu hết các tình huống khủng hoảng quốc gia như một nguyên cớ cho việc mở rộng thế lực chuyên chế. Cũng không có lí do gì để tin rằng cách duy nhất để cứu Liên minh là phá hủy Hiến pháp. Trên thực tế, nếu Hiến pháp được quan sát một cách tỉ mỉ, kỹ càng từ lúc bắt đầu thì thiểu số miền Nam có thể không bao giờ bị đa số miền Bắc cưỡng đoạt một cách hợp pháp và sẽ có thể xuất hiện cuộc vận động cho sự ly khai, và thậm chí nếu điều đó có xảy ra thì việc thấu hiểu Hiến pháp một cách nghiêm túc xét từ quan điểm này có thể dẫn chúng ta tới một sự dàn xếp hòa bình xứng đáng giữa các sự khác biệt. Kết quả xảy ra là, không những duy trì Liên minh mà không cần chiến tranh, mà người dân Mỹ còn thấy hài lòng với cách thức can thiệp của chính phủ vào cuộc sống hàng ngày của họ.
ÁC Ý KHÔNG NHẰM VÀO AI
Ở đây có một điểm rõ ràng về phía Lincoln. Trong khi đồng minh chính trị đang la ó dữ dội về sự dốc sức về mặt kinh tế trong nỗ lực chống lại miền Nam thì Tổng thống đứng lên phản đối mạnh mẽ. “Với ác ý không nhằm vào ai” chính là một điều gì đó hơn cả câu khẩu hiệu và ông ta mong muốn mạo hiểm sự tồn tại về chính trị của mình đối với một vấn đề này. Nguyên nhân mà ông ta phản bác đạo luật Wade-Davis là bởi đạo luật này cho phép chủ nợ nắm giữ vật thế chấp cho đến khi con nợ thanh toán hết nợ đối với mặt hàng vải cotton của miền Nam khi chiến tranh kết thúc để mang lại lợi nhuận cho các nhà máy dệt của Tân Anh Cát Lợi. Vải cotton cũng có thể được sử dụng để thanh toán nợ trước chiến tranh của miền Nam, và như vậy, tạo ra nguồn tài chính để mua lại tất cả trái phiếu theo mệnh giá - những trái phiếu được mua bán với giá chiết khấu của August Belmont - đại diện gia tộc Rothschild. Sự công khai kháng cự của các nhà tài phiệt và đám đầu cơ tích trữ đương nhiên đòi hỏi một dũng khí can trường.
Nhưng vấn đề đã tiến sâu hơn như vậy. Lincoln ban lệnh ân xá cho bất cứ công dân nào ở miền Nam nếu anh ta đồng ý tuyên thệ trung thành với Liên minh. Khi 10% số cử tri đồng ý tuyên thệ, Lincoln đề xuất rằng họ có thể chọn lựa ra các đại biểu Quốc hội, thượng nghị sĩ và chính phủ bang - những thành phần của Liên minh. Mặt khác, các đảng viên Đảng Cộng hòa cũng đã đưa các điều khoản khác vào đạo luật Wade-Davis, theo đó, mỗi bang ly khai được đối xử như những quốc gia chế ngự. Tính đại diện về chính trị sẽ bị phủ quyết cho đến khi 51% chứ không phải 10% thành viên tuyên thệ. Những người từng là nô lệ trước đó cũng có quyền bầu cử - mặc dù ở miền Bắc, phụ nữ không có quyền bầu cử - nhưng, vì thất học và không có hiểu biết về chính trị nên chẳng một ai mong đợi họ đóng vai trò ý nghĩa trong chính phủ. Hơn nữa, những ai tuyên thệ cũng buộc phải thề rằng họ không bao giờ cầm súng chống lại Liên minh. Vì gần như mỗi một nam nhi da trắng tráng kiện đều thề như vậy, nên hiệu ứng phủ nhận tính đại diện về chính trị của miền Nam sẽ kéo dài ít nhất là hai thế hệ.
Với chính sách ân xá của Lincoln, chẳng bao lâu các thành viên Đảng Cộng hòa đã bị đa số các thành viên Đảng Dân chủ áp đảo tại Quốc hội. Các đảng viên Đảng Dân chủ ở miền Bắc đã lấy lại sức mạnh của mình và một khi nhóm hùng hậu các đảng viên Đảng Dân chủ tham gia vào từ miền Nam hòa hợp, sức mạnh chính trị và kinh tế của các đảng viên Đảng Cộng hòa sẽ bị mất. Như vậy, khi Lincoln nghiêm cấm đạo luật, Đảng của ông ta đã gần như quay lưng lại chống đối ông ta.
Có hai nhóm tìm cách hất cẳng Lincoln ra khỏi cuộc chơi. Một nhóm bao gồm các nhà tài phiệt, các nhà công nghiệp miền Bắc và các đảng viên Đảng cộng hòa cấp tiến - những kẻ muốn cưỡng đoạt miền Nam một cách hợp pháp khi chiến tranh kết thúc. Các chính trị gia trong nhóm này cũng tìm cách củng cố thế lực của mình và thiết lập chế độ độc tài quân sự chuyên chính.[21]
Nhóm khác nhỏ hơn về quy mô nhưng lại nguy hiểm không kém, bao gồm những kẻ ủng hộ chế độ ly khai - từ cả miền Nam và miền Bắc - nói chung là những kẻ tìm kiếm sự trả thù. Các sự kiện sau đó cho thấy cả hai nhóm đều có dính dáng đến sự liên lạc bí ẩn với tổ chức có tên gọi Những Hiệp sĩ của Vành đai Vàng. (The Knights of Golden Circle).
NHỮNG HIỆP SĨ CỦA VÀNH ĐAI VÀNG
Nhóm những Hiệp sĩ của Vành đai Vàng là một tổ chức bí mật chuyên thực hiện các cuộc cách mạng và xâm chiếm. Hai thành viên nổi tiếng của nhóm này là Jesse James và John Wilker Booth. Tổ chức này được sáng lập bởi George W.L. Bickley - người đã từng dựng nên “thành trì” đầu tiên ở Cincinnati vào năm 1854, thu hút các thành viên chủ yếu từ Hội Tam điểm. Nó có mối quan hệ mật thiết với The Seasons - một hội kín ở Pháp đồng thời là chi nhánh của Illuminati.[22] Sau khi chiến tranh nổ ra, Bickley được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc cơ quan tình báo của quân đội ly khai, và tổ chức của ông ta nhanh chóng được mở rộng tới biên giới cũng như các bang miền Nam.
Tại miền Bắc, những kẻ âm mưu tìm kiếm cách thức nhằm “gia tăng thế lực chính trị và lật đổ chính phủ Lincoln.[23]Trên thực tế, cuộc nổi dậy của những người chống đối dự luật ở miền Bắc được nhắc đến trước đó chính là kết quả của việc lập kế hoạch và lãnh đạo nhóm này.[24] Ở miền Nam, “họ định xúc tiến sự mở rộng tình trạng chiếm hữu nô lệ bằng cuộc chinh phục Mê-hi-cô.”[25] Với sự hợp tác của Maximilian, nhóm Những hiệp sĩ này hy vọng xây dựng một đế chế Mê-hi-cô/Hoa Kỳ nhằm liên minh chống lại miền Bắc. Trên thực tế, tên gọi của tổ chức này được xây dựng trên mục tiêu thiết lập một đế chế ngoài Bắc Mỹ với biên giới địa lý để tạo ra một vòng tròn với trung tâm tại Cu ba, và chu vi của vòng tròn này kéo từ hướng Bắc tới Pennsylvania, phía Nam tới Panama.
Năm 1863, nhóm này được tái tổ chức thành Nhóm các hiệp sĩ Hoa Kỳ và một lần nữa, vào năm sau đó, đổi tên thành Nhóm Những người con của Tự do (the Order of the Sons of Liberty). Thành viên của tổ chức này dự tính khoảng 200.000 đến 300.000 người. Sau chiến tranh, tổ chức này đi vào hoạt động ngầm và dấu vết cuối cùng còn sót lại chính là Ku Klux Klan.
JOHN WILKES BOOTH
Một trong những huyền thoại dai dẳng nhất của giai đoạn này cho rằng, John Wilkes Booth đã không bị giết ở trạm xe điện Garrett như người đời vẫn nghĩ mà đã được phép trốn thoát; rằng xác chết trên thực tế là của một kẻ đồng lõa chứ không phải xác ông ta; rằng dưới sự kiểm soát kiên quyết của Edwin M. Stanton - Bộ trưởng Chiến tranh - chính phủ đã xoay xở đủ trò để che đậy sự thật, về danh nghĩa, đó chỉ là một câu chuyện ngớ ngẩn. Nhưng khi các hồ sơ đồ sộ của Cục chiến tranh rốt cuộc được tiết lộ và được công bố rộng rãi giữa thập niên 30 thì các nhà sử học thực sự sốc khi khám phá ra rằng có nhiều sự kiện trong những hồ sơ này tạo ra lòng tin cho dân chúng đối với huyền thoại đó. Sự kiện đầu tiên trong việc khảo sát kỹ lưỡng các tài liệu gây sửng sốt đó chính là Otto Eisenschiml với tác phẩm Vì sao Lincoln bị giết? (Why Was Lincoln Murdered?) được Nhà xuất bản Little, Brown and Company phát hành năm 1937. Tuy nhiên, việc biên soạn một cách xuất sắc các sự kiện được Theodore Roscoe thực hiện hai mươi năm sau đó. Trong lời tựa của cuốn sách này, Theodore Roscoe đã chỉ ra các kết luận nổi lên từ các hồ sơ mật:
Từ một lượng tài liệu đồ sộ của thế kỷ 19 viết về vụ ám sát Lincoln, có nhiều tài liệu viết rằng Lincoln bị ám sát tại Nhà hát Ford… Chỉ một số nhân chứng coi việc này như một vụ án mạng: Lincoln chết bởi một kẻ giết người đần độn có họ là Booth - một tay bắn lén đồng thời là thủ lĩnh của một băng đảng tay sai, cốt truyện của vụ án chứa đựng nhiều chi tiết cho thấy động cơ là vì lợi nhuận. Bảy mươi năm sau khi vụ ám sát diễn ra, các văn sĩ đã bóp méo sự thật với phẩm giá không xứng đáng: Lincoln, một hình ảnh khuôn mẫu của kẻ chết vì nghĩa, Booth - một hình mẫu nhân vật hung ác; vụ ám sát được rửa hận bằng công lý kinh điển; âm mưu bị bóp nghẹt; phẩm chất đã chiến thắng, và Lincoln trở nên “bất tử”.
Nhưng các sự kiện của vụ án không thuyết phục được và cũng chẳng làm công chúng hài lòng.[26]
Izola Forrester là cháu gái của John Wilkes Booth. Trong cuốn sách của mình có tên gọi Hành động điên rồ (This One Mad Act), bà nói rằng các tài liệu mật của Nhóm những Hiệp sĩ Vành đai vàng đã được cất giấu cẩn mật trong hầm lưu trữ của chính phủ từ nhiều thập kỷ trước và được coi là những tài liệu mật. Kể từ khi vụ ám sát Lincoln xảy ra, không một ai được phép điều tra đống tài liệu này. Vì là cháu chắt dòng dõi của Botth và đồng thời là một nhà văn uy tín nên rốt cuộc Izola là người đầu tiên được phép điều tra nội dung mớ tài liệu này. Bà đã kể lại những trải nghiệm của mình:
Lúc đó là 5 năm trước khi tôi được phép điều tra nội dung mớ tài liệu bí ẩn giấu trong tủ căn phòng - nơi lưu giữ những di vật được sử dụng trong Phiên tòa xét xử những kẻ âm mưu… Tôi không bao giờ nhìn thấy chúng, cũng không từng quỳ gối dưới sàn nhà năm năm trước để ngó lại chiếc tủ cũ kỹ chứa đống tài liệu mật này. Đó là tất cả mọi phần của điều bí ẩn kỳ cục - hành động che giấu các tài liệu này và giấu nhẹm hai mảnh xương với viên đạn súng lục. Ý nghĩ nào nhóm họp những di vật không phù hợp và kinh khủng như thế này?… Rốt cuộc, ở đây cũng có mối liên hệ với ông tôi. Tôi biết rằng ông là thành viên của một nhóm hội kín do Bickley sáng lập, nhóm Các hiệp sĩ của Vành đai vàng. Tôi có một tấm ảnh cũ chụp ông ngoại cùng với nhóm huynh đệ của ông trong bộ đồng phục, một tấm ảnh mà con gái của Harry đã phát hiện ra từ cuốn Kinh thánh của bà ngoại. Tôi biết rằng, sau vụ ám sát Tổng thông Lincoln, báo chí đã lên án kịch liệt nhóm hội kín này và cho rằng họ chính là thủ phạm gây ra cái chết của Tổng thống đồng thời chỉ ra rằng Booth chính là thành viên và là công cụ thực hiện mưu đồ này. và tôi không thể quên những lời mà tôi đã nghe từ miệng bà ngoại, rằng chồng bà chính là “công cụ của kẻ khác.”[27]
Một lời bình phẩm thú vị. Nhưng vấn đề đặt ra là: công cụ của những kẻ nào? Liệu bà ngoại của Forrester có quy các nhân vật chủ chốt của nhóm Các Hiệp sĩ của Vòng tròn vàng? Hay đại diện của các nhà tài phiệt châu Âu? Hay là những kẻ âm mưu trong chính Đảng của Lincoln? Có lẽ chúng ta không bao giờ biết chính xác quy mô mà bất cứ ai trong nhóm này có thể có dính dáng đến vụ ám sát Lincoln, nhưng chúng ta biết rằng có những thế lực hùng mạnh nằm trong bộ máy chính phủ liên bang mà hạt nhân chính là Bộ trưởng chiến tranh Stanton, kẻ đã tích cực che giấu bằng chứng và vội vàng hủy bỏ cuộc điều tra và rốt cuộc sẽ có một ai đó bị bắt.
TỔNG KẾT
Cuộc chiến tranh đẫm máu nhất và hủy diệt nhất của Mỹ chính là cuộc chiến tranh giành quyền lợi kinh tế chứ không phải để giải quyết vấn đề giải phóng nô lệ. Trung tâm của cuộc chiến là các vấn đề cưỡng đoạt hợp pháp, độc quyền ngân hàng và mở rộng lãnh thổ châu Âu sang tận châu Mỹ La tinh.
Tại miền Bắc, đồng tiền xanh, thuế má, trái phiếu chẳng đủ để tài trợ cho chiến tranh. Vì thế, hệ thống ngân hàng được tạo ra để biến trái phiếu chính phủ thành tiền pháp định, và người dân đã mất hơn một nửa tài sản dưới dạng tiền tệ của mình cho các khoản thuế ngầm dưới hình thức lạm phát. Tại miền Nam, các nhà máy in tiền hoạt động hết công suất, dẫn đến việc mất giá của tiền tệ.
Việc ban hành Tuyên cáo Giải phóng chế độ nô lệ của Lincoln và sự hỗ trợ về hải quân của Sa hoàng Alexander Đệ nhị đã giữ cho Anh và Pháp khỏi can thiệp vào cuộc chiến tranh về phía quân Ly khai. Lincoln đã bị ám sát bởi một thành viên của Nhóm các Hiệp sĩ của Vòng tròn vàng, một hội kín có mối quan hệ chặt chẽ với các chính trị gia Hoa Kỳ và các nhà tài phiệt Anh. Sa hoàng Alexander Đệ Nhị cũng đã bị ám sát vài năm sau đó bởi một thành viên của nhóm Mong ước của người dân (People’s Will), một hội kín của những người theo chủ nghĩa vô chính phủ tại Nga nhưng có mối quan hệ mật thiết với các nhà tài phiệt của New York, đặc biệt là Jacob Schiff và hang Kuhn, Loeb & Company.
Về âm mưu của hệ thống ngân hàng trung ương cũng có nhiều vinh nhục. Đồng tiền xanh đã tước đi một phần nhỏ nợ chính phủ từ các chủ ngân hàng, nhưng Đạo luật Ngân hàng Quốc gia đã nhanh chóng đặt dấu chấm hết cho vấn đề đó. Hơn nữa, bằng việc sử dụng trái phiếu chính phủ như một thứ bảo đảm cho nguồn cung tiền tệ, đạo luật này đã trói chặt quốc gia với vòng tròn nợ nần vĩnh viễn. Nền móng thật vững chãi, nhưng cấu trúc cơ bản thì phải cần được điều chỉnh. Hệ thống tiền tệ được tập trung vào một cơ cấu ngân hàng trung ương, sự kiểm soát được tách ra khỏi các chính trị gia và được đặt vào tay các nhà tài phiệt ngân hàng.
Đó chính là thời gian mà Âm mưu len lỏi vào Quốc hội.
Chú thích:
[1] Cháu trai của ông ta, Sa hoàng Nhicolai Đệ nhị đã chấp thuận khoản vay từ J.P. Morgan. Trong một động thái cổ điển áp dụng Công thức Rothschild, Morgan cũng đã cấp vốn cho những người theo chủ nghĩa Men-sê-vích và Bôn-sê-vích. Những người theo chủ nghĩa Men-sê-vích đã buộc Nhicolai thoái vị, và những người theo chủ nghĩa Bôn-sê-vích đã hành quyết ông ta. Xem Chernow, trang 195, 211.
[2] Carl Wrangell-Rokassowsky, Trước cuộc tấn công (Before the Storm) - Ventimiglia, Italy: Tipo Litografia Ligure, 1972, trang 57.
[3] Được trích dẫn bởi Charler Adam trong cuốn Đấu tranh, đấu tranh và gian lận (Fight, Flight, Fraud: The Story of Taxation) - Curacao, The Netherlands: Euro-Dutch Publishers, 1982, trang 229.
[4] Catton và Ketchum, trang 252.
[5] Sau này, Quốc hội đã phê duyệt các hành động của Lincoln nhưng vào thời điểm đó thì Quốc hội đã không có sự lựa chọn nào. Chiến tranh vẫn tiếp diễn.
[6] Catton và Ketchum, trang 484-85.
[7] James D. Horan, Đại diện ly khai: Khám phá trong lịch sử (Confederate Agent: A Discovery in History) - New York: Crown, 1959, trang 209.
[8] Catton và Ketchum, trang 486,511
[9] Xem Derek Wilson, trang 178.
[10] Câu này được lấy từ đoạn trích dẫn trong chính sách tiền tệ của Lincoln do Bộ phận tham khảo tài liệu pháp luật thuộc Thư viện Quốc hội soạn thảo. Được trích dẫn bởi Owen, trang 91.
[11] Xem bài phát biểu của Lincoln về Bộ Tài chính, Fehrenbacher, trang 56-57.
[12] Xem thông điệp thường niên gửi cho Quốc hội, 1/12/1862, Fehrenbacher, trang 398.
[13] The Hon. Charles A. Lindburgh, Ngân hàng và tiền tệ và Tổ hợp tiền tệ (Banking and Currency and the Money Trust) - Washington, D.C.: National Capital Press, 1913, trang 102.
[14] Con số này thể hiện khoản tối đa về lý thuyết. Con số thực có thể ít hơn một chút do các ngân hàng ít khi có khả năng giữ 100% tiền giấy cho việc lưu hành dưới dạng các khoản cho vay.
[15] Galbraith, trang 90.
[16] Xem Chương 10, Cơ chế Mandrake.
[17] Xem Paul và Lehrman, tr. 80-81, Tiền bạc và con người (Money and Man), trang 193; Galbraith, trang 93-94; Rothbard, Mystery, trang 22.
[18] Xem Galbraith, trang 94. Xem thêm Paul và Lehrman, trang 81.
[19] Trích dẫn bởi Owen, trang 99-100.
[20] Thư gửi William F. Elkins, 21/11/1864. Archer H. Shaw hiệu đính, Từ điển bách khoa Lincoln (The Lincoln Encyclopendia: The Spoken and Written Words of A. Lincoln); New York: Macmillan Co., 1950; trang 40.
[21] Xem Theodore Roscoe, Mạng lưới âm mưu: Chuyện kể về những kẻ ám sát Abraham Lincoln (The Web of Conspiracy: The Complete Story of the Men Who Murdered Abraham Lincoln) - Englewood Cliffs, Newjarsey: Prentice Hall, 1959.
[22] “Không Nội chiến, Phần 2” (No Civil War, Part Two) của William Mcllhany, Journal of Individualist Studies, Mùa thu 1992, trang 18-20.
[23] Horan, trang 15.
[24] Sách đã dẫn, trang 208-23.
[25] Sách đã dẫn, trang 16.
[26] Roscoe, trang vii.
[27] Izola Forrester, Hành động điên rồ (This One Mad Act) - Boston: Hale, Cushman & Flint, 1937, trang 359.
G. Edward Griffin
Nhật An - Minh Hà - Ngọc Thúy dịch
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

XXXXNhà thơ lãng tử

Nhà thơ lãng tử Chương 1 Một chuyến du lịch. Tâm Sứt huýt gió một hơi dài, trao trả bé Thơ tấm hình: - Trời ơi! Công viên đẹp vô cùn...