|
|||||
Hiếm có dòng sông nào lại đẹp và duyên dáng như sông Hương, xứ Huế. Một dòng
chảy lững lờ mà sâu lắng, nước xanh mênh mang mà mát rượi lòng ta. Từ xa xưa
chắc hẳn ai cũng từng ít nhất một lần nghe nói đến vẻ đẹp hữu tình của sông
Hương núi Ngự, bên vẻ đẹp thơ mộng của cầu Tràng Tiền và những tiếng hò Huế
trên sông. Nghe đâu đó trong hồn ta đã thấp thoáng ẩn hiện bóng dáng của những
người con gái Huế với chiếc nón Bài Thơ và tà áo dài màu tím mộng mơ năm nào:
"Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ
Ngàn thông núi Ngự đứng như mơ Gió chiều vương áo nàng tôn nữ Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ" (Trong đôi mắt Huế - Đông Hồ 1939)
Với thời gian bảy trăm năm lịch sử, Hương Giang thơ mộng ngày nay đã mang
trong mình những lắng đọng với bao trầm tích phù sa của dòng chảy lịch sử có
tự bao đời. Từ thuở xa xưa sông Hương đã mang những cái tên linh nhiệm là
Linh Giang, Lô Dung rồi Kim Trà. Với những cái tên gọi dịu dàng ấy, sông
Hương vẫn mềm mại uốn lượn để ôm ấp và nâng niu vóc dáng xứ Huế và làm nên
nét đẹp hồn cốt trong tâm hồn Huế như một tất yếu của dòng chảy lịch sử bên đời.
"Đất Thừa Thiên trai hiền, gái lịch
Non xanh nước biếc, điện ngọc, đền rồng Tháp Bảy Tầng, Thánh Miếu, Chúa Ông Chuông khua Diệu Đế, trống rung Tam Tòa Cầu Trường Tiền sáu nhịp bắc qua Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, còn đợi khúc âu ca thái bình." (Ca dao Huế)
Được Hương Giang yêu thương chảy vào lòng và Xứ Huế thì cứ ấp iu dải lụa mềm
mại ấy và dùng dằng mãi để rồi tới lúc dòng chảy cũng phải ùa ra biển lớn Thuận
An:
"Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu…"
Đó là những câu thơ đặc tả dòng sông Hương vô cùng ấn tượng của Nhà thơ Thu Bồn
với cốt cách con người Xứ Huế. Còn với nhà thơ Bích Khê thì Huế còn lúng liếng
và đa tình hơn nhiều:
“Dòng Hương in gái nguyên lành
Lá thuyền du khách thanh thanh tiếng đờn Vỹ Dạ thôn, Vỹ Dạ thôn Biếc che cần trúc không buồn mà say Non xa trăng đã tròn đầy Em ơi để mặc lòng ngây lên mùa”.
Nơi đây là vùng đất truyền thống cố đô xưa và chốn lưu giữ nhưng di tích lịch
sử, những nét kiến trúc của đền đài và Kinh đô Huế tự xa xưa để tạo nên những
nét trầm mặc, kiêu sa và đài các. Cao Bá Quát khi xưa đã có sự ví von dòng
sông một cách độc đáo và giàu sức liên tưởng đầy hào khí của kẻ sỹ trước non
sông gấm gấm vóc:
“Muôn dãy non xanh ngát cánh đồng
Sông dài như kiếm dựng trời xanh”
Xứ Huế còn là dòng chảy bất tận và giao thoa của văn hóa
làng xã với văn hóa chốn cung đình với từng vùng miền, mang đậm đà sắc thái
Phú Xuân và non nước Hương Bình. Sông Hương chảy qua Kim Long và Vỹ Dạ, bồi đắp
nên những thôn làng đất đai trù phú và cây lá xanh tươi. Bài thơ “Đây thôn Vỹ
Dạ” của Hàn Mạc Tử còn ghi dấu ấn trong thi ca Việt Nam:
“Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Sông Hương xứ Huế đã bao đời miệt mài làm nên những nét tinh tế và độc đáo của
văn hóa Việt Nam. Đó là dòng chảy giao hòa và dung hợp của nét văn hóa truyền
thống dân gian với văn hóa cung đình với những con người Huế với những nét đặc
trưng không lẫn với bất cứ nơi nào về giọng nói, tiếng cười, điệu hò và những
món ăn Huế hấp dẫn.
Nhắc đến Sông Hương là nhắc đến dòng chảy giao hòa và đậm đặc của những hồn thơ lai láng và bền bỉ của bao thế hệ. Con người Huế với nét văn hóa “đặc sệt” từ giọng nói, dáng đi, điệu ca …và cả những nét trầm tư cũng riêng biệt đã làm nên sự độc đáo mà vẫn giữ nét truyền thống. Nơi đây đã nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn cho biết bao văn nhân, thi sỹ và những tao nhân mặc khách dẫu chỉ đôi lần đặt chân đến Huế.
“Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ
Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư…” (Trương Tuyết Mai - Huế tình yêu của tôi)
Đã có biết bao nhạc sỹ, họa sỹ, nhà văn, nhà thơ tên tuổi đã sinh trưởng và
thành danh từ mảnh đất này và những kiệt tác của họ đã làm nên một bản hòa tấu
đậm đà hương sắc riêng có của Xứ Huế trong tâm hồn Việt. Sông Hương mãi là
nguồn cảm hứng và dòng chảy bền bỉ của thi ca nhạc họa. Cố nhạc sỹ Trịnh Công
Sơn đã gắn bó với xứ Huế nhiều năm và hình ảnh cô nữ sinh Đồng Khánh năm xưa
mãi còn bâng khuâng và da diết với ca khúc “Diễm Xưa” khá nổi tiếng trong
lòng công chúng yêu nhạc Trịnh. Ông đã để lại cho đời nhiều ca khúc mang đậm
dấu ấn Huế và cả miền tâm linh. Huế chính là “Một cõi đi về” của ông, những
ca khúc mang tính triết lý cao về thân phận con người với nhiều hương vị lãng
mạn và lãng đãng cả màu khói sương cùng những cơn mưa Huế khi xưa .
Có lẽ không ở đâu mà tâm hồn thơ ca lại nở rộ và đậm đặc theo dòng chảy lịch
sử như nơi đây. Cả những người con không sinh ra và lớn lên ở Huế nhưng cũng
không khỏi đắm đuối với vẻ mơ màng đầy ám ảnh chỉ với một sắc áo xanh khi “Một
đêm đàn lạnh trên sông Huế” như cố nhạc sỹ, thi sỹ, họa sỹ Văn Cao năm nào:
“Em cạn lời thôi, anh dứt nhạc
Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh Một đêm đàn lạnh trên sông Huế Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh”. (Văn Cao)
Hình ảnh dòng sông với những con đò xưa như những “con mắt
của sông Hương” còn lưu dấu trong thi ca qua những vần thơ của Nguyễn Xuân
Sanh:
“Ơi con đò, con mắt yêu thương
Nhìn chúng, ta say đắm lạ thường Ai đến bên lòng ta khẽ bảo Con đò, con mắt của sông Hương”
Thuở nhỏ, chắc hẳn mỗi chúng ta đều biết sông Hương qua bài thơ “Cô gái sông
Hương” của nhà thơ Tố Hữu với những câu thơ rất gợi từ xa xưa với trong veo
trời và nước sông Hương:
“Trời trong veo
Nước trong veo Em buông mái chèo Trên dòng Hương Giang…”
Hay những câu thơ của ông như những lời thủ thỉ và tâm tình đậm đặc giọng Huế
của một nhà thơ cách mạng vẫn còn vang vọng bên tai năm nào:
“Tiếng hát ai mà nghe nhớ thương
Mái nhì man mác nước sông Hương Hà ơi…tiếng mẹ ru nhè nhẹ Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường”.
Đó là âm hưởng cuộc sống vất vả của không ít những con người cần lao khi xưa
trên mảnh đất cố cung Huế với cả nối nhọc nhằn và cay đắng:
“Bên chợ Đông Ba tiếng gà gáy sáng
Bên làng Thọ Lộc tiếng trống sang canh Giữa sông Hương tiếngsóng khuynh thành Đêm khuya một chiếc thuyền tình ngửa nghiêng” (ca dao Huế)
Còn bây giờ khi đêm xuống, dưới ánh trăng lung linh sóng nước, bạn bước xuống
thuyền Rồng và thả hồn nghe ca Huế và nhạc cung đình thì còn gì hạnh phúc và
lãng mạn hơn. Những điệu hò Huế năm xưa lúc này cũng được tái hiện lại qua tiếng
ca ngọt ngào của những chàng trai, cô gái Huế trên những chiếc thuyền Rồng chở
khách du sông và những làn điệu “Mười Thương” đậm chất Huế vẫn làm say đắm
lòng biết bao du khách từ khắp nơi đến thăm Huế qua tiếng hò mái nhì, mái đẩy
khoan nhặt.
Bạn còn thưởng thức làn điệu sông nước khoan nhặt qua tiếng đàn tranh và giọng Huế ngâm thơ đầy nỗi niềm cứ man mác trên sông:
“Chiều chiều trước bến Vân Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông Thuyền ai thấp thoáng bên sông Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non”
Sông Hương còn là nơi ta gửi gắm hồn mình và lòng sông soi gương bóng nước,
biết vỗ về, che chở ta trong những kỷ niệm khó quên nhất:
“Sông vẫn tần ngần thao thiết lặng câm
Chở gió về cánh đồng mơ ước Chở mơ ước về chân trời Chở chân trời tới mắt em buồn như dấu hỏi Nghe cọng cỏ già ướt dưới chân đê” (Bài Trong mưa của Văn Công Hùng)
Nhà thơ Phạm Bá Nhơn lại có những câu thơ khác trong bài “Về Huế” với từng
cơn mưa dầm và rét đậm như:
“Yêu thương Huế cơn mưa dầm rét đậm
Để bốn mùa hoa trái kết thành thơ Huế đẹp mãi với người đi kẻ đến Chung thủy, chân tình, ấp ủ trong mơ”.
Dòng chảy cuồn cuộn ấy lan tỏa đến các thế hệ không chỉ ở Huế và sông Hương.
Ngay cả với chúng tôi, dòng chảy Sông Hương cũng luôn vẫy gọi và tưới mát tâm
hồn mỗi người. Đối với các thi sỹ thì Hương Giang sẽ là cái duyên mặn mà, cái
tình khó quên và là nguồn cảm hứng vô tận về con ngươi, về cuộc sống và những
vỉa tầng văn hóa Huế ấy đã được kết tinh và lưu giữ lâu dài:
“Nếu như chẳng có dòng Hương
Câu thơ Xứ Huế giữa đường đánh rơi” (Nhà thơ Huy Tập)
Chúng tôi chợt nhớ đến các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng gắn bó với dòng Hương
giang như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc phê, Nguyễn Khắc
Thạch, Hồ Đăng Thanh Ngọc…những người con tài hoa của Xứ Huế, những người giữ
vai trò Tổng biên tập của Tạp chí Sông Hương từ những ngày đầu thành lập cho
đến tận bây giờ. Tạp chí Sông Hương đã bước sang tuổi ba mươi với một vóc
dáng và tâm thế đáng nể. Với một chặng đường dài đã qua, Tạp chí Sông Hương
đã trở thành người bạn thân thiết của những người yêu thích văn chương và độc
giả trong và ngoài nước. Dòng chảy Sông Hương mang đậm bản sắc Huế ấy đang
giao hòa và lan tỏa đi khắp mọi miền và thu hút được đông đảo giới văn chương.
Chúng tôi gặp nhà văn, nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc trong dịp lễ kỷ niệm ba mươi năm Tạp chí Sông Hương. Hiện nay anh đang giữ vai trò Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương, một con người trẻ trung, năng động và đầy nhiệt huyết. Không phải ngẫu nhiên mà Tạp chí văn học của Huế lại mang tên dòng “Sông Hương” thơ mộng, nơi mà lịch sử và dòng chảy thời gian làm dày thêm những vỉa tầng văn hóa và trầm tích thêm những lớp phù sa của dòng chảy thi ca Huế qua bao thế hệ. Hương Giang làm say lòng biết bao đấng tài hoa là những họa sỹ, nhạc sỹ, thi sỹ tài danh và tên tuổi, giúp họ nuôi dưỡng đam mê và khát khao sáng tạo từng ngày. Hương Giang cũng gắn bó và làm say lòng bao con người yêu thương và nặng lòng với Huế ở khắp nơi:
"Vốc tay say với dòng Hương
Nhón chân, ngược bước nẻo đường tìm thơ". (Đêm Hương Giang - Nguyễn Trọng Liên)
Các thi sỹ đều trở nên đa tình trước Sông Hương:
"Ta thành lữ khách đa tình
Vắng em ,mây núi Ngự Bình bơ vơ Vớt lên một nửa câu thơ Đợi em…mòn cỏ đôi bờ Hương Giang" (Huế đã sang thu - Đào Trọng)
Sông Hương cũng đang dâng đời và tặng bạn từng giọt say như ruợu nồng. Sông
Hương mang đến dòng chảy đam mê và ngọt ngào. Cả những nỗi buồn về nhân tình
thế thái và những nỗi trầm luân kiếp người với từng giọt sông và giọt đời
cũng đang trôi chảy không ngừng:
“Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh đền đài ngả nghiê ng say…” (Nhà thơ, nhạc sỹ, họa sỹ Nguyễn Trọng Tạo)
Ngay lúc này những câu thơ về Xứ Huế của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo năm nào,
con người bao năm đã nặng lòng với Huế lại được những người bạn văn thơ của
chúng tôi ngân nga đọc lên cùng với anh và bè bạn bởi những tâm hồn yêu thơ,
yêu đời và tình yêu tha thiết với Sông Hương và Xứ Huế mộng mơ.
Phương Thảo rất vinh dự được là khách mời của Tạp chí Sông Hương và được tặng một áo thơ có in những câu thơ của mình:
"Ru đêm mật ngọt
Tròn căng giữa đời Thương về trăng khuyết Mỏng cong kiếp người" (Trăng khuyết) |
|||||
Nguồn: Tạp chí Sông Hương
|
Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017
Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Nghiên cứu và giảng dạy văn học Nhật Bản ở Việt Nam trong hai mươi năm đầu thế kỷ XXI Trong 20 năm đầu thế kỷ XXI, văn học Nhật Bản vẫn ...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét