Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Con đường nào ở Huế trong "Mưa hồng" của Trịnh Công Sơn

Con đường nào ở Huế trong "Mưa hồng" 
của Trịnh Công Sơn?
Vừa rời khỏi núi rừng Bạch Mã sau chuyến vi hành mỏi mệt và nhiều thú vị. Chợt nhớ đã hơn 10 năm về trước một nhạc sĩ tài hoa của xứ Huế đã đi vào cõi xa khuất. Tôi không khỏi bùi ngùi thương cảm tiếc thương, cho một nhạc sĩ đã đi vào miền đất lạnh. Mười năm không phải là dài mà cũng đâu phải là quá ngắn cho một cảm xúc trong tâm hồn yêu nhạc như tôi. Để rồi những cánh phượng hồng tung bay theo gió về nơi cuối trời mênh mông sâu thẳm.
Đường Đoàn Thị Điểm có phải là đường Phượng bay?
Huế muôn đời vẫn đẹp. Huế một thành phố có nhiều cây xanh bóng mát tỏa bóng soi mình xuống dòng sông Hương dịu dàng xanh thắm. Huế một thành phố bình yên, một bức tranh nên thơ hữu tình và ngọt ngào, đã làm say đắm bao tâm hồn yêu thơ yêu nhạc yêu cả những gì có ở nơi đây.
Kể cả những người con xứ Huế với tâm hồn sâu lắng thiết tha trầm ấm với tiếng Dạ tiếng Thưa làm nao lòng người. Nếu là một người yêu nhạc đam mê sự lãng mạn.Hãy lắng nghe một cảm xúc đang dâng trào trong lòng.... Một cảm giác khác lạ miên man như lá như hoa bay, qua từng ca từ của tình khúc Phượng Hồng của Trịnh Công Sơn bạn nhé.
Trời ươm nắng cho mây hồng
Mây qua mau em nghiêng sầu
Còn mưa xuống như hôm nào
Em đến thăm mây âm thầm mang gió lên
Hay như…
Này em đã khóc trời mưa đỉnh cao
Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu
Em đi về cầu mưa ướt áo
Đường phượng bay mù không lối vào
Hàng cây lá xanh gần với nhau…
Từng ca từ như rót mật vào tim, lời trong bài hát như ru hồn vào cõi miên man lá mênh mang hoa bay. Bài hát này được Trịnh Công Sơn sáng tác vào năm 1964. Đã nhanh chóng đi vào lòng người, nhất là với những người còn rất trẻ, những người đang yêu. Cũng xuất phát từ nhạc phẩm này mà giới trẻ ở Huế hay nói với nhau về con đường có tên là đường Phượng bay và đều nhất trí với nhau rằng đó là con đường đẹp nhất, con đường lãng mạn nhất của Huế, cho dù nhiều người… chưa hề biết chính xác con đường ấy nằm ở chỗ mô (chỗ nào) nơi thành phố Huế này?.
"Đường phượng bay mù không lối vào
Hàng cây lá xanh gần với nhau…"
Không ai biết không hay khi mà cảm xúc dâng đầy để nhạc sĩ viết lên tình khúc hay này. Tất cả chỉ là sự hoài nghi trong mơ hồ khi ở Huế có nhiều con đường bình yên rất đẹp rất thơ đều có những hàng Phượng vĩ.
Có người nói là đó là con đường Lê Duẩn lãng mạn nhất, từ ngã ba An Hòa ngoài quê nội tôi đi vào chạy tới đằng cầu Tràng Tiền. Người thì nói đó là con đường Đoàn Thị Điểm. Đoàn Thị Điểm nối đường 23 tháng 8 đến đường Mai Thúc Loan, cũng có nhiều cây Phượng vĩ và có nhiều kỷ niệm của Trịnh Công Sơn hơn.
Đường Lê Duẩn có phải là cảm hứng của Phượng Hồng?
Trong Huế - Tên đường phố xưa & nay của Dương Phước Thu khi nói về đường Lê Duẩn (trang 174-NXB Thuận Hóa, 2004) có đoạn: Đoạn đường từ cầu Trường Tiền lên cầu Bạch Hổ, người cao niên ở Huế vẫn thường quen gọi là đường phượng bay.
Nhà thơ Anh Phan năm nay đã quá tuổi cổ lai hy minh chứng cho điều này từ năm 1966 qua bài thơ Con đường phượng bay…
"Con đường phượng bay nằm dọc bờ bắc sông Hương
Từ cầu Trường Tiền lên cầu Bạch Hổ
Đi trên con đường phượng bay nắng hoa vàng rơi lỗ chỗ…”
Phải chăng, đây cũng là một dữ liệu nữa góp phần khẳng định đường Lê Duẫn chính là đường phượng bay? Tuy nhiên, cũng trong Huế - Tên đưòng phố xưa và nay, khi nói về đường Đoàn Thị Điểm, Dương Phước Thu lại cũng cho rằng “Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gọi đó là con đường phượng bay”.
Đường Phan Đình Phùng cũng từng 
được ngỡ là đường Phượng Bay.
“Đường phượng bay” của nhạc sĩ họ Trịnh đó có thể là con đường đặc biệt nào đó theo tâm thức của ông. Riêng đối với tôi, tôi luôn giữ cho mình một “đường phượng bay” theo cảm nhận chủ quan của bản thân. Và ắt hẳn cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chắc cũng mong muốn mỗi người yêu Huế hãy dành riêng cho mình một “đường phượng bay”
Tất cả đã chìm sâu và đã đi vào cõi lặng thiên thu bất tận. Để lại lời nhạc trầm ấm tình tứ ngọt ngào bay bổng trong nhân gian. Tất cả chỉ là hoài niệm của quá khứ với bao nỗi niềm hoài nghi. Nhưng người dân Huế thì vẫn mong ngày sẽ có thêm nhiều những con đường thật đẹp thật lãng mạn xanh lá, để Huế mãi là nguồn cảm hứng cho văn nhân thi sỹ làm nên những tuyệt phẩm dâng tặng cho đời…
Nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn 
Theo Yume
Theo http://tintuc.hues.vn/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Văn chương Bình Nguyên Lộc - Từ góc nhìn văn hoá Một đặc điểm tương đối phổ biến của các tác giả sáng tác ở miền Nam trước đây là hầu hế...