Đạp xe trên phố khi những đợt rét đậm, rét hại đầu tiên về,
lòng tôi trào dâng bao cảm xúc về những mùa đông của tuổi thơ.
Là vùng thuần nông, quê tôi nghèo hơn nhiều miền quê khác. Cái đói cứ bám riết lấy người dân lam lũ, tảo tần, cả đời một nắng hai sương. Đói tháng tám chưa qua, đã đến tháng ba đói dài. Đói quanh năm! Ai cũng luôn thèm một bữa cơm no nê. Mà hình như mùa đông rét mướt khiến cái đói cứ dày vò người ta nhiều hơn. Gương mặt mùa đông hiện hữu qua cảnh vật làng quê, qua cả thời gian và không gian. Bụi tre bên bờ ao, rặng xoan dọc con mương thi nhau trút hết lá, chỉ còn trơ cành khẳng khiu giơ lên trời với vẻ khổ đau hay ngóng đợi điều đổi thay diệu kỳ.
Những ngày mưa phùn gió bấc, con đường “sống trâu” lầy lội. Người ta hay buộc trâu bên đường khiến bùn lẫn với phân trâu nhớp nhúa, hôi hám. Rét như kim châm vào da thịt, nhà nhà vẫn đổ ra đồng cấy cày cho kịp thời vụ, để mơ về một ngày ấm no. Ai cũng khoác trên lưng tấm áo tơi cho đỡ rét. Thỉnh thoảng, mấy người đàn ông lại “họ” trâu giải lao để lên bờ hút thuốc lào cho ấm, nói dăm ba câu chuyện. Tội nghiệp lũ trâu! Con nào con ấy sởn gai ốc, lông dựng đứng. Thế mà chúng vẫn cần mẫn từng đường cày, đường bừa.
Lũ trẻ lau nhau thì chả quan tâm đến rét mướt, túm tụm chơi đùa cùng những que chuyền hay nhặt những quả xoan trong vườn chơi ô ăn quan rồi chí chóe cãi nhau bên con ngõ nhỏ ngoằn ngoèo. Đứa nào cũng mặc đụp hai bộ quần áo vá cho đỡ rét. Có đứa được người họ hàng ở phố cho chiếc áo bông cũ mặc, không giấu nổi sự sung sướng. Những đứa khác nhìn ngắm với vẻ thèm khát. Giờ nghĩ lại vẫn thấy bùi ngùi.
Bản giao hưởng của mùa đông thật đặc biệt. Nó vừa có gì rền rĩ, heo hắt, tiếc nuối của mùa đông, vừa có những háo hức, xốn xang khi mùa xuân sắp về. Trước hiên nhà, những tàu cau phần phật át đi tiếng xào xạc liên hồi trong khóm mía đầu nhà. Tiếng mưa rơi tý tách vào lá chuối sau vườn. Tiếng lũ vạc ăn đêm về run rẩy, thảng thốt trên ngọn tre bờ ao. Tiếng chó sủa bóng phá tan sự im ắng của đêm đông. Tiếng gió rít luồn lách qua tấm phên mỏng bên thềm. Tiếng kể chuyện cổ tích của bà đưa chị em tôi vào giấc ngủ ngon lành. Khi xa quê, tôi mới nhận ra những âm thanh ấy thật gần gũi, thiêng liêng để rồi tiếc nuối ngẩn ngơ! Bầu trời mùa đông xám ngoét. Cảnh vật, con người như bị chìm trong cái không gian âm u rét buốt, tái tê.
Tôi đã từng có lúc ghẻ lạnh mùa đông, mong cho nó qua nhanh. Nhưng rồi, khi trưởng thành, đã trải nghiệm trên đường đời, mới chợt nhận ra: Thời gian là trường tồn, nhưng nó vẫn có quy luật, có vòng quay riêng không ai thay đổi được.
Là vùng thuần nông, quê tôi nghèo hơn nhiều miền quê khác. Cái đói cứ bám riết lấy người dân lam lũ, tảo tần, cả đời một nắng hai sương. Đói tháng tám chưa qua, đã đến tháng ba đói dài. Đói quanh năm! Ai cũng luôn thèm một bữa cơm no nê. Mà hình như mùa đông rét mướt khiến cái đói cứ dày vò người ta nhiều hơn. Gương mặt mùa đông hiện hữu qua cảnh vật làng quê, qua cả thời gian và không gian. Bụi tre bên bờ ao, rặng xoan dọc con mương thi nhau trút hết lá, chỉ còn trơ cành khẳng khiu giơ lên trời với vẻ khổ đau hay ngóng đợi điều đổi thay diệu kỳ.
Những ngày mưa phùn gió bấc, con đường “sống trâu” lầy lội. Người ta hay buộc trâu bên đường khiến bùn lẫn với phân trâu nhớp nhúa, hôi hám. Rét như kim châm vào da thịt, nhà nhà vẫn đổ ra đồng cấy cày cho kịp thời vụ, để mơ về một ngày ấm no. Ai cũng khoác trên lưng tấm áo tơi cho đỡ rét. Thỉnh thoảng, mấy người đàn ông lại “họ” trâu giải lao để lên bờ hút thuốc lào cho ấm, nói dăm ba câu chuyện. Tội nghiệp lũ trâu! Con nào con ấy sởn gai ốc, lông dựng đứng. Thế mà chúng vẫn cần mẫn từng đường cày, đường bừa.
Lũ trẻ lau nhau thì chả quan tâm đến rét mướt, túm tụm chơi đùa cùng những que chuyền hay nhặt những quả xoan trong vườn chơi ô ăn quan rồi chí chóe cãi nhau bên con ngõ nhỏ ngoằn ngoèo. Đứa nào cũng mặc đụp hai bộ quần áo vá cho đỡ rét. Có đứa được người họ hàng ở phố cho chiếc áo bông cũ mặc, không giấu nổi sự sung sướng. Những đứa khác nhìn ngắm với vẻ thèm khát. Giờ nghĩ lại vẫn thấy bùi ngùi.
Bản giao hưởng của mùa đông thật đặc biệt. Nó vừa có gì rền rĩ, heo hắt, tiếc nuối của mùa đông, vừa có những háo hức, xốn xang khi mùa xuân sắp về. Trước hiên nhà, những tàu cau phần phật át đi tiếng xào xạc liên hồi trong khóm mía đầu nhà. Tiếng mưa rơi tý tách vào lá chuối sau vườn. Tiếng lũ vạc ăn đêm về run rẩy, thảng thốt trên ngọn tre bờ ao. Tiếng chó sủa bóng phá tan sự im ắng của đêm đông. Tiếng gió rít luồn lách qua tấm phên mỏng bên thềm. Tiếng kể chuyện cổ tích của bà đưa chị em tôi vào giấc ngủ ngon lành. Khi xa quê, tôi mới nhận ra những âm thanh ấy thật gần gũi, thiêng liêng để rồi tiếc nuối ngẩn ngơ! Bầu trời mùa đông xám ngoét. Cảnh vật, con người như bị chìm trong cái không gian âm u rét buốt, tái tê.
Tôi đã từng có lúc ghẻ lạnh mùa đông, mong cho nó qua nhanh. Nhưng rồi, khi trưởng thành, đã trải nghiệm trên đường đời, mới chợt nhận ra: Thời gian là trường tồn, nhưng nó vẫn có quy luật, có vòng quay riêng không ai thay đổi được.
Thời gian
được sinh hạ từ mùa xuân; trẻ trung, sôi nổi vào mùa hạ; đứng tuổi, chín chắn
giữa mùa thu; và khi vào mùa đông, ắt sẽ già nua. Sinh lực, khí huyết đã chắt
chiu dâng hết chồi non, lộc biếc cho mùa xuân, dồn sự tráng kiện cho mùa hạ,
dành dụm sự đằm thắm, duyên dáng cho mùa thu, chỉ còn lại cho mình sự héo hắt,
úa tàn. Mới thấy sự hy sinh cao cả của mùa đông. Mùa đông đáng trân trọng và
nâng niu biết bao. Tôi càng thấm thía: “Nếu không
có cảnh đông tàn/ Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân” (Tự khuyên mình).
Trong vòng quay diệu kỳ của vũ trụ, bốn mùa giống như gương mặt mỗi người có những nét rất riêng, nhưng đều thân thương và đáng yêu. Bởi vậy, trong "kho" ký ức thiêng liêng của mình, tôi luôn nâng niu, thương về những mùa đông đã qua.
Trong vòng quay diệu kỳ của vũ trụ, bốn mùa giống như gương mặt mỗi người có những nét rất riêng, nhưng đều thân thương và đáng yêu. Bởi vậy, trong "kho" ký ức thiêng liêng của mình, tôi luôn nâng niu, thương về những mùa đông đã qua.
Trịnh Thị Thuận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét