Những đường bay đa chiều
Sương khuya Hồ Tây
Sâm cầm vụt cánh
Trăng lay
Bài thơ của tác giả Đinh Nhật Hạnh có hình thức gần với
hai-kư truyền thống. Ông sử dụng danh từ làm chất liệu, giản lược các quan hệ từ,
và đặc biệt, kiềm chế cảm xúc cá nhân. Tính biệt lập giữa các hình ảnh, sương
khuya, sâm cầm và trăng cho thấy, ông cố ý dùng nghệ thuật
tương phản đối lập các cặp phạm trù, giữa tĩnh và động, sáng và tối, mơ hồ và
hiện tiền… Trên nền tĩnh mịch sương khuya phủ kín, bỗng xuất hiện Sâm
cầm vụt cánh, bay ngang như một mảnh thiên thạch, làm người đọc như nghe rõ tiếng
con chim vụt bay lên tựa mũi tên bật khỏi dây cung xuyên qua đêm tối. Sâm
cầm và sương khuya ở đây được biến thái, va đập trong một bầu không
thanh vắng, làm nên sự sống sinh biến, đa dạng. Những hình ảnh trong bài thơ nếu
tách biệt nhau sẽ không còn thần vía, hương sắc, nhưng khi tác giả xếp chúng cạnh
nhau, thậm chí có thể đảo vị trí thứ tự của câu thơ trong bài, chúng bỗng tỏa
ra những sóng từ. Chỉ có duy nhất Hồ Tây nhiễm sương khuya đứng yên làm nền,
còn các hình ảnh khác đều biến ảo sống động, khó đoán định. Tự chim sâm cầm
vụt cánh làm trăng lay hay trăng lay và sương khuya làm sâm
cầm chuyển động? Cả ba hình ảnh này đều là những nhân duyên, khởi duyên của
nhau, mở ra không gian rộng lớn với mọi biến thái trong đó, làm bạn đọc khó
phân định rạch ròi một hay cả ba hữu thể ấy cùng tương tác, hoán chuyển để tạo
nên những động rộn mơ hồ trong một bầu không vừa yên tĩnh. Đọc bài thơ của Đinh
Nhật Hạnh, tôi bỗng nhớ một bài hai-kư của Kobayashi Issa (Nhật Bản, 1763 -
1827) viết khi con gái nhà thơ qua đời:
の世は
tsuyu no yo wa
Thế giới giọt sương
露の世ながら
tsuyu no yo nagara
Trong thế giới giọt sương
さりながら
sari nagara
Lìa xa!
tsuyu no yo wa
Thế giới giọt sương
露の世ながら
tsuyu no yo nagara
Trong thế giới giọt sương
さりながら
sari nagara
Lìa xa!
(Nguyễn Vũ Quỳnh Như dịch)
The world of dew --
A world of dew it is indeed,
And yet, and yet . . .
A world of dew it is indeed,
And yet, and yet . . .
Thế giới sương giá
Thế giới sương giá, quả vậy
thế nhưng, thế nhưng...
Thế giới sương giá, quả vậy
thế nhưng, thế nhưng...
(Thi ca dịch)
Cả thế giới đầy sương
Một thế giới đầy sương, đúng thế
Tuy nhiên, tuy nhiên...
(Thái Bá Tân dịch)
Một thế giới đầy sương, đúng thế
Tuy nhiên, tuy nhiên...
(Thái Bá Tân dịch)
Nỗi đau đớn mất mát của Kobayashi được tan hòa vào hình ảnh
giọt sương giá lạnh, mong manh. Giọt sương là những giọt nước mắt của nhà thơ
bao bọc lấy con gái đang lìa xa những nẻo đường trần thế, và, cũng là hình
bóng, vong hồn người vừa từ giã cõi đời đang len qua biển người để ra đi vĩnh
viễn. Hình bóng thi sĩ không xuất hiện cụ thể trong bài, nhưng bạn đọc cảm nhận
Kobayashi đã hóa thân thành vạn hữu, để vạn hữu mang nỗi đau tột cùng của ông.
Trong bài thơ của Đinh Nhật Hạnh, dù tác giả không hiện thân
trong câu chữ, chi phối cảm xúc, hay dẫn dắt ý tưởng, nhưng người đọc vẫn thấy
được thần thái ung dung tự tại của tác giả, thấy được lẽ sống, niềm tin yêu của
ông vào cuộc đời luôn tràn đầy cảm xúc và hy vọng. Bài thơ như một bức tranh
đêm, cho bạn đọc được chiêm ngưỡng bóng trăng, chim sâm cầm vụt sáng, tạo những
đường bay đa chiều trên nền sương khuya dày đặc, mờ ảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét