“Bài học nông thôn” và “Huyền thoại
Nguyễn Huy Thiệp là một bóng ma ám ảnh văn đàn Việt Nam suốt
mấy mươi năm qua. Nghệ thuật ngôn từ độc đáo của ông hình thành trên cơ sở tư
duy phức hợp thấm đẫm trải nghiệm riêng của người sinh ra, học tập ở thủ đô Hà
Nội, làm giáo viên quèn dạy sử ở miền Tây Bắc hoang vu, trở thành nhà văn nổi
tiếng/tai tiếng ở đất Thăng Long văn hiến. Thông qua các đối lập nhị nguyên và
sự giải hoặc chính nó như thành thị/nông thôn, mặt đất/bầu trời, lên
cao/xuống thấp, tiểu luận này bước đầu tìm hiểu tư duy tự sự của Nguyễn Huy Thiệp
bằng cách đặt ra và trả lời câu hỏi: đằng sau sự vận động thú vị của nhân vật
trong không - thời gian, nhà văn gợi cho chúng ta suy ngẫm những điều gì?
1. Thành thị và nông thôn
Nhân vật nhà quê/nông thôn và nhân vật phố phường là hai kiểu
nhân vật hiện diện thường xuyên trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Người nhà
quê/nông thôn lam lũ, ít học, hồn nhiên, chất phác, giàu lòng yêu thương. Họ có
lúc bình thản, tự tin vì gốc gác của mình: “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở
nông thôn” (Những bài học nông thôn), “Tôi là Nhâm. Tôi sinh ở làng quê, lớn
lên ở làng quê”. Đa số họ sống trong không gian “tĩnh tại”, “khép kín” vì chưa
từng bao giờ rời bỏ làng quê. Đối với họ, “Ở đâu chẳng thế, chỗ nào cũng toàn
là người”. Ngược lại, với những người nhà quê thuộc về “không gian mở”, nhiều
trải nghiệm như Phụng thì “trong thiên hạ không phải chỉ có người đâu, có các
thánh nhân, có yêu quái” (Thương nhớ đồng quê). Đối diện với chất đô thị, người
nhà quê nhiều tự ti, mặc cảm, ngộ nhận (Thương nhớ đồng quê, Con gái thủy thần).
Nguyễn Huy Thiệp khác biệt với Phạm Thị Hoài ở chỗ, nhân vật thành thị của ông
có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với thôn quê. Họ vốn “từ nhà quê ra Thủ đô” (Nhà
Ôsin), hoặc mặc cảm người thành phố, kẻ đã góp phần phá tan phá nát nông thôn bằng
“lạc thú vật chất”, “giáo dục lẫn khoa học giả cầy, hành hạ bằng luật lệ, lừa bịp
bằng tình cảm, bóc lột tận xương tủy, (…) đè dí nông thôn bởi thượng tầng kiến
trúc” (Chảy đi sông ơi, Những bài học nông thôn, Đến bờ bên kia). Ông cũng như
Phạm Thị Hoài cùng thời và Nguyễn Việt Hà sau này khao khát xây dựng một hệ
hình văn hóa mới. Nhân vật thị dân hoặc trí thức thị dân của Phạm Thị Hoài hầu
hết đều bị nhà văn bóc mẽ không khoan nhượng lối sống dung tục, bầy đàn, đồng
phục hóa, công thức hóa, phi cá tính, sách vở và ảo tưởng (Thực đơn chủ nhật, Truyện
thày A.K., kẻ sĩ Hà Thành,… ). Nguyễn Việt Hà phân tích sâu sắc tâm lí của
một lớp người Hà Nội mới tuy có vẻ văn minh, sành điệu nhưng không sao gột sạch
được nét “nhà quê” trong tâm hồn và lối sống. Qua kiểu nhân vật nhà quê đô
thị, anh cho thấy một Hà Nội trống rỗng, dung tục, đạo đức giả. Lớp tinh
hoa phố cổ mà anh khao khát cho Hà Nội tương lai đang dần hư hao, mất mát
không sao cứu vãn được (Ba ngôi của người). Nguyễn Huy Thiệp không tìm kiếm mẫu
hình lí tưởng trong giới trí thức tinh hoa đô thị. Với ông, ở đấy không có hi vọng.
Nhân vật phố phường trong truyện của ông hầu hết chỉ là thị dân, công chức hoặc
trí thức bậc thấp. Họ không có ước mơ, thiếu hẳn niềm tin huyền thoại. Bị hiện
thực cầm tù, con người phố phường chỉ có thể có giấc mơ “ngập trong bể cứt” hoặc
“mơ một cái ước mơ”, “ước không có dòi” mà thôi (Không có vua, Quỷ ở với người).
Với nhân vật nông thôn thì khác. Họ nhiều ước mơ, lắm khát khao, nhiều mộng mị,
ảo tưởng. Không phải không có lúc họ bị giấc mơ đô thị lôi cuốn, bị cuộc sống
văn minh “nhúng chàm” (Thương nhớ đồng quê, Những bài học nông thôn, Con gái thủy
thần, Những người muôn năm cũ). Thành thị là một kiểu “huyền thoại ngày nay”
(theo ngôn từ của Barthes) mà Nguyễn Huy Thiệp muốn giải hoặc (hoặc 惑:
mê hoặc).
Tuy nhiên, nhà văn không cưu mang chất quê mùa, mộc mạc, dân dã. Ông khác với Nguyễn Bính, không van xin cũng không cố cứu vớt nó (Nguyễn Bính:Van em em hãy giữ nguyên quê mùa - Chân quê). Ông cũng khác với Bảo Ninh, người gần như đồng nhất Hà Nội với cái đẹp/văn minh/văn hóa/tiến bộ (Nỗi buồn chiến tranh). Hà Nội những năm 1930 trong mắt Nguyễn Huy Thiệp “nghèo xác và dị mọ” (Bài học tiếng Việt). Hà Nội đầu thế kỉ XXI cũng thế: “dị mọ, nhăn nhó, hẹp hòi, bần tiện, dối trá, càng ngày càng tệ hại” (Nhà Ôsin). Cũng như Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Huy Thiệp tin rằng Hà Nội đã trở thành “nhà Ôsin” như ông đã biểu tượng trong vở kịch cùng tên. Chia sẻ với bạn thơ Đồng Đức Bốn, nhà văn vững tâm tin rằng làng quê nông thôn có những giá trị rất riêng (Đồng Đức Bốn: Bao nhiêu là thứ bùa mê/Cũng không bằng được nhà quê của mình – Nhà quê). Nó là truyền thống. Ông e dè với việc đám đông vẫn tin rằng văn minh, hiện đại tức là tiến bộ (Đến bờ bên kia). Với Nguyễn Huy Thiệp, thiên nhiên, thôn dã là nơi duy nhất có khả năng bảo dưỡng tính thiện trong mỗi con người.
Tuy nhiên, nhà văn không cưu mang chất quê mùa, mộc mạc, dân dã. Ông khác với Nguyễn Bính, không van xin cũng không cố cứu vớt nó (Nguyễn Bính:Van em em hãy giữ nguyên quê mùa - Chân quê). Ông cũng khác với Bảo Ninh, người gần như đồng nhất Hà Nội với cái đẹp/văn minh/văn hóa/tiến bộ (Nỗi buồn chiến tranh). Hà Nội những năm 1930 trong mắt Nguyễn Huy Thiệp “nghèo xác và dị mọ” (Bài học tiếng Việt). Hà Nội đầu thế kỉ XXI cũng thế: “dị mọ, nhăn nhó, hẹp hòi, bần tiện, dối trá, càng ngày càng tệ hại” (Nhà Ôsin). Cũng như Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Huy Thiệp tin rằng Hà Nội đã trở thành “nhà Ôsin” như ông đã biểu tượng trong vở kịch cùng tên. Chia sẻ với bạn thơ Đồng Đức Bốn, nhà văn vững tâm tin rằng làng quê nông thôn có những giá trị rất riêng (Đồng Đức Bốn: Bao nhiêu là thứ bùa mê/Cũng không bằng được nhà quê của mình – Nhà quê). Nó là truyền thống. Ông e dè với việc đám đông vẫn tin rằng văn minh, hiện đại tức là tiến bộ (Đến bờ bên kia). Với Nguyễn Huy Thiệp, thiên nhiên, thôn dã là nơi duy nhất có khả năng bảo dưỡng tính thiện trong mỗi con người.
Gắn liền với hai kiểu nhân vật nêu trên là hai bối cảnh đặc
biệt: nông thôn và phố phường. Nông thôn trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp có những căn nhà nhỏ thấp bé, cũ kỹ, tù đọng, u ám, buồn tẻ.
Trong Những bài học nông thôn, căn nhà của gia đình Lâm tiêu biểu cho
hầu hết các ngôi nhà nông thôn Việt Nam những năm 1980 - 1990: “Nhà Lâm ở cuối
xóm, sâu trong ngõ nhỏ có hàng rào trồng cây khúc tần. Nhà lợp rạ, tường đất,
ba gian hai chái. Đồ đạc trong nhà chẳng có gì. Giữa nhà kê một hòm gian dựng
thóc, hai bên bốn cái giường tre, quần áo vắt trên sào buộc dọc tường. Trang trí
duy nhất trong nhà là bức tranh lụa cổ vẽ hình ba ông Phúc, Lộc, Thọ với dăm đứa
trẻ dâng đào. Tranh lồng trong khung kính chăng đầy mạng nhện. Lâu ngày mặt
kính mờ đi, đầy vết cứt ruồi”. Vẻ sơ sài, tạm bợ của ngôi nhà này còn thấy qua
hình ảnh ngôi nhà của mẹ anh Thế chị Thời (Con gái thủy thần), đặc biệt là hình
ảnh ngôi nhà nhỏ đơn độc, lẻ loi trên đồi trong truyện Đời thế mà vui:
“Ngôi nhà làm theo kiểu nhà ở tạm, cột bương, mái gianh, tường đất”, “Trong
nhà, đồ đạc lèo tèo. Đáng kể chỉ là cái giường rẻ quạt gỗ mít đã sứt sẹo cả”,
“Chính giữa nhà là chiếc bàn thờ làm bằng miếng tôn đóng nẹp treo lên tường.
Bát hương là loại bát tô đựng miến. Xế bên trái ban thờ là chiếc gương với ảnh
nữ tài tử Mai Diễm Phương người Hồng Kông trên tờ quảng cáo phim”, “Trong góc
nhà đặt chiếc kiềng sắt, tro than nguội lạnh. Cạnh đấy là xô nước, nồi xoong, rổ
đựng bát đĩa”. Bằng một vài đặc tả, vẻ tiêu điều, xơ xác, thiếu thốn của làng
quê Việt Nam những năm 80 hiện ra chân thực. Chúng ta có thể bắt gặp điều ấy
qua những trang viết khốc liệt của Phùng Gia Lộc (Cái đêm hôm ấy đêm gì?), bạo
liệt của Nguyễn Bình Phương (Thoạt kì thủy), hoài nhớ của Lê Lựu (Thời
xa vắng)…
Trong bối cảnh làng quê, có sự đối lập giữa không gian trong
nhàvà ngoài đồng. Trong nhà chật hẹp, tù túng, ngột ngạt; ngoài đồng
thoáng rộng bát ngát mênh mông. Cánh đồng quê ngang dọc, chằng chịt những bờ ruộng,
con mương, xa tít tắp tới tận chân trời. Nguyễn Huy Thiệp ít miêu tả những cánh
đồng phì nhiêu, yên ả (Chăn trâu cắt cỏ). Đồng quê trong nhiều truyện của ông
thường hiện ra cằn cỗi, hoang vắng, xơ xác, chất chứa sự lam lũ, nghèo đói, lạc
hậu, tăm tối của cuộc sống nông thôn (Con gái thuỷ thần, Thương nhớ đồng
quê,Những bài học nông thôn). Cảm nhận của Chương về nông thôn cũng là cảm nhận
của Hiếu, Quyên, Nhâm, chân thực và đáng tin cậy: “Tôi đi qua rất nhiều làng mạc,
vừa đi vừa làm thuê kiếm ăn. Những làng quê mà tôi đi qua đều buồn tẻ, tiêu điều.
Quanh quẩn chỉ từng ấy cây: cây lúa, cây ngô, cây khoai lang, vài thứ cây rau
quen thuộc. Quanh quẩn từng ấy công việc: cày ruộng, cấy hái, vun trồng” (Con
gái thủy thần). Có sự đối lập giữa trong nhà/ngoài đồng nhưng thực ra về mặt phẩm
tính, trong nhà/ngoài đồng cùng chung sự đơn điệu, nhàm chán, buồn tẻ, trống vắng,
tiêu điều, xơ xác, ngột ngạt, dự phóng một năng lượng bùng nổ, những đòi hỏi đổi
thay. Bởi thế, ra đồng, ra phố, ra biển lớn, lên núi cao rừng hoang là sự vận động
không gian rất đáng chú ý của các nhân vật nhà quê trong sáng tác
Nguyễn Huy Thiệp.
Không gian miền núi cùng với không gian đồng quê tạo nên
bối cảnh làng quê nông thôn đơn điệu, buồn tẻ đặc trưng trong các truyện
nông thôn - miền núi của nhà văn. Hầu hết các truyện như Những ngọn
gió Hua Tát, Những người thợ xẻ, Muối của rừng, Chuyện tình kể trong đêm mưa,
Những người muôn năm cũ, Tội ác và trừng phạt..., đều phảng phất vẻ đìu hiu, cô
quạnh như cảm nhận sau đây của nhân vật tôi: “Cuộc sống ở xóm núi
trôi đi đơn điệu, buồn tẻ. Khi chiều về, tiếng mõ trâu lốc cốc khua vang ở dưới
chân núi xa xôi, lẫn lộn với khói lam chiều, rồi lịm đi ở cuối vực sâu cùng với
bóng tối lúc đầu còn rón rén ở những bụi cây lúp xúp với màu tím nhạt, rồi lãng
vãng chuyển sang màu xám tro viền trên các ngọn cây cao, rồi cùng phủ phàng đen
kịt trùm lên toàn bộ núi rừng. Tiếng chim xao xác gọi đàn. Con đười ươi lại hú
lên thê thảm, cứ ba tiếng một, ba tiếng một cho đến lúc chẳng có tiếng nào” (Những
người muôn năm cũ). Núi rừng là một không gian thân thiện nếu con người “vô sự
với tạo hoá”. Nàng Bua đã đào được rất nhiều củ mài và cả một hũ vàng nơi rừng
sâu (Những ngọn gió Hua Tát). Nhưng trước vẻ hoang sơ của núi rừng, con người
muốn chế ngự và thống trị thiên nhiên. Đó là hành vi của ông Diểu khi ông đi
săn khỉ (Muối của rừng), hành vi của Bường muốn giành giật kéo cưa lừa xẻnơi
rừng hoang (Những người thợ xẻ). Họ đã thất bại trong những cuồng vọng của
mình, nhận lại bài học từ núi rừng, trở nên có nhân nghĩa hơn, sống có tình hơn
bởi một lẽ: “Thiên nhiên muôn đời là thế: vô tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh
lùng, tàn nhẫn. Tất cả đều đẩy con người về nơi tận cùng ý thức cá nhân chính
nó” (Mưa Nhã Nam). Ông Diểu đi giữa cánh rừng kết muối trần truồng nguyên thuỷ
trong sự bừng ngộ về một tương lai tràn trề hi vọng: “Người nào gặp hoa tử huyền
sẽ gặp may mắn. (…). Đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc”.
Với Ngọc, giữa rừng bạt ngàn anh đã được trải nghiệm, trưởng thành, bay bổng
tâm hồn qua một giấc mơ tuyệt đẹp: “Chúng tôi cứ đi trên cái cầu vồng bảy sắc
(…). Tôi biết chắc chắn ở trước mặt tôi đấy là cổng Trời, là cổng Thiên đường…”
(Những người thợ xẻ).
Đối lập với không gian thôn quê là không gian phố phường.
Sự co lại của các chiều rộng và dài, thu mình trong chiều sâu và sự chật hẹp,
những ngôi nhà phố xa lạ, thù nghịch với sự hồn nhiên nhi nhiên vô tư lự, thù
nghịch với sự rộng mở của lòng người, với bản chất lương thiện của con người. Không
gian phố phường trong truyện Nguyễn Huy Thiệp là không gian khép kín,
tĩnh tại. Nó không có những ngõ ngách, cũng chẳng có những sân tennis, nhà thổ,
những tiệm nhảy và những chốn ăn chơi như trong tác phẩm của nhà văn hiện thực
Vũ Trọng Phụng. Nó cũng không có những khu tập thể, máy nước công cộng, cơ
quan, xí nghiệp như ở các tác giả đồng thời khác sau 1975. Là người Hà Nội
nhưng Nguyễn Huy Thiệp không tạo ra những nhân vật yêu Hà Nội như Thạch Lam,
Nguyễn Khải, Tô Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà… Ngoại trừ Cà phê Hàng
Hành, các biểu tượng của Hà Nội như Hồ Tây, Hồ Gươm, cầu Thê Húc, đền Ngọc
Sơn,… gần như vắng bóng trong sáng tác của ông. Phố phường co lại trong những
căn nhà nhỏ hẹp, chật chội (Không có vua, Huyền thoại phố phường), hoặc những
biệt thự kiên cố, hiện đại, tiện nghi mà lạnh lẽo, trần trụi, đầy những
toan tính thực dụng (Con gái thuỷ thần, Giọt máu, Đưa sáo sang sông,
Bài học tiếng Việt, Chú Hoạt tôi, Nhà Ôsin…). Nhìn chung, nếu bối cảnh làng quê
là những không gian mở thì phố phường là không gian khép. Những ngôi
nhà làng quê mở ra cánh đồng, dòng sông, bờ bãi và bầu trời. Những ngôi nhà
thành thị khép lại trước hàng phố và người thân. Ngôi nhà của lão Kiền ở mặt đường
nhưng toàn bộ đời sống của nó hướng vào trong, xa lạ ngay với cả hàng phố (Không
có vua).
Người viết kịch trong lời chỉ dẫn vở Nhà Ôsin viết: “Nhà Ôsin với không gian mở có sự lịch lãm đáng kể vì nó ở Thủ đô”, vậy nhưng trong diễn biến kịch, khi bị nhà hàng xóm vứt rác sang cổng, Đại tá trả đũa: “Mày vào ra lệnh tất cả 20 đứa ôsin nhà mình ra đây, tất cả đồng loạt vứt rác sang nhà chúng nó… Chúng nó vứt một thì ta vứt mười”! Trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, bản chất của ngôi nhà là chốn tù đày, giam hãm, cho dù đấy là căn nhà phố hay nhà quê. Căn nhà ngang của tướng Thuấn (Tướng về hưu), căn phòng cạnh nhà xí nhà lão Kiền (Không có vua), căn nhà của hai mẹ con trên đồi (Đời thế mà vui), biệt thự của cô Phượng và căn nhà tạm bên cạnh (Con gái thủy thần), căn nhà trọ của Hạnh (Huyền thoại phố phường), ngôi nhà biệt lập trên đồi (Tội ác và trừng phạt)… đều là những không gian tù đày, giam hãm, chết chóc, lạnh lẽo tình thân, tình người.
Người viết kịch trong lời chỉ dẫn vở Nhà Ôsin viết: “Nhà Ôsin với không gian mở có sự lịch lãm đáng kể vì nó ở Thủ đô”, vậy nhưng trong diễn biến kịch, khi bị nhà hàng xóm vứt rác sang cổng, Đại tá trả đũa: “Mày vào ra lệnh tất cả 20 đứa ôsin nhà mình ra đây, tất cả đồng loạt vứt rác sang nhà chúng nó… Chúng nó vứt một thì ta vứt mười”! Trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, bản chất của ngôi nhà là chốn tù đày, giam hãm, cho dù đấy là căn nhà phố hay nhà quê. Căn nhà ngang của tướng Thuấn (Tướng về hưu), căn phòng cạnh nhà xí nhà lão Kiền (Không có vua), căn nhà của hai mẹ con trên đồi (Đời thế mà vui), biệt thự của cô Phượng và căn nhà tạm bên cạnh (Con gái thủy thần), căn nhà trọ của Hạnh (Huyền thoại phố phường), ngôi nhà biệt lập trên đồi (Tội ác và trừng phạt)… đều là những không gian tù đày, giam hãm, chết chóc, lạnh lẽo tình thân, tình người.
Để biểu thị sự ngưng đọng, tù túng của không gian, ngoài miêu
tả, tự sự, trữ tình, Nguyễn Huy Thiệp thường phối kết không gian điểmtrong
những khoảng thời gian đặc biệt. Đó là thời gian đêm. Đêm là âm tính, dục
vọng, bản năng, lương tri. Chính người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung
đã thể hiện được nhân tính của con người đời thường giàu trắc ẩn khi “đang đêm
xõa tóc, đi chân đất, vừa đi vừa vấp, chạy vào báo cho Vinh Hoa việc Khải mất”
(Phẩm tiết). Đêm là thời điểm Nguyễn Ánh cầm thanh kiếm báu của Lân không nỡ rời
tay, báo trước cái chết phi lý của Lân sau này (Kiếm sắc). Đêm cũng là thời điểm
Gia Long muốn làm “vua gà, vua vịt” trước ca nữ Vinh Hoa (Phẩm tiết). Đêm cũng
là lúc nhân vật tôi, bất chấp sự tàn nhẫn của những kẻ đánh cá, khao khát
một lần được gặp con trâu đen của tuổi thơ: “Nó lao vút trên mặt nước…” (Chảy đi
sông ơi). Đêm cũng là mốc thời gian mà nhiều nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp thức
tỉnh, ý thức về lẽ sống của mình và đồng loại. Cái đêm lão Hạ chết là lúc Cún
ngộ ra bao điều về đời sống, về cái cộng đồng lành lặn, đi thẳng trên mặt đất ở
xung quanh mình…(Cún). Cái đêm Mây phải bán mình cho ông chủ bởi “món tiền ông
ta cho tôi lớn quá” cũng là lúc Chương bất lực ê chề (Con gái thuỷ thần). Cái
đêm mênh mang sông nước là thời điểm chứng kiến một Trương Chi bất cần, khinh bạc
(Trương Chi). Trong màn đêm, họ Vũ thấy đau nhói trong tim vì một Hà Nội “nghèo
xác và dị mọ” (Bài học tiếng Việt).
Thường thì đêm tối trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là
những đêm mưa. Đó là cơn mưa ở vùng rừng núi Tây Bắc hoang vắng, chỉ có ba
con người, một nhân chứng và hai trái tim yêu đang hát ca bài ca buồn, cô đơn
trong trải nghiệm tình yêu, trải nghiệm làm người (Chuyện tình kể trong đêm mưa).
Đó là cơn mưa trong rừng đêm chứng kiến một Đề Thám anh hùng, “cũng là một người
nhu nhược” (Mưa Nhã Nam). Cũng đêm mưa phùn, lạnh đến tê buốt “cô Diệu đẻ”, Cún
trút hơi thở cuối cùng, kết thúc cuộc đời một kẻ ăn mày bất thành nhân dạng
luôn khao khát là người (Cún). Đêm trăng cũng là mốc thời gian thường
thấy trong nhiều truyện ngắn của ông. Trong đêm trăng rất sáng, Chương lần đầu
chứng kiến tận mắt hình bóng nguyên thuỷ của mẹ Cả (Con gái thủy thần). Cũng
trong đêm trăng, các nhân vật sửng sốt, ngây ngất, sung sướng bởi nụ
hôn đầu đời (Chương và cô giáo Phượng (Con gái thuỷ thần), tôi và cô
gái Mường (Thổ Cẩm)). Trong một đêm trăng, Ngọc và Bường sau khi đánh nhau
chí chết đã hiểu thêm về nhau, những minh triết và đời thực, những chân lý: “chỉ
có nhẹ nhàng, mềm mỏng lịch thiệp, tình thương, hòa hợp, yên ổn… mới khép kín
được quan hệ giữa những con người và quan hệ giữa từng con người với toàn thế
giới” (Những người thợ xẻ). Dưới “ánh trăng vằng vặc lộng lẫy lạ lùng”, huyện
Thặng đã “tiên tri cho cả cuộc thế thời nay”: “tất cả mọi sự thanh cao hoang tưởng
vẫn chết trong cõi dung tục như thường!” (Chút thoáng Xuân Hương).
Thực chất của sự tĩnh tại, ngưng đọng không phải là đứng im.
Đó là sự dồn nén, tích trữ năng lượng, là sự vận động bên trong, sự sôi sục của
những ý nghĩ, tình cảm, khao khát giải phóng những ẩn ức, dục vọng. Ở các sáng
tác hiện đại, sự phiêu lưu không phải ở các biến động không gian mà ở những biến
động nội tâm, ở sự tiến hóa tâm lí của nhân vật. Trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp,
không gian tĩnh tại, đứng im là bước chuẩn bị cho sự vận động, vượt thoát của
nhân vật: bỏ nhà ra đi, bỏ làng ra phố, bỏ phố về làng. Tôi bỏ nhà ra
bến Cốc theo bọn đánh cá đêm, rồi bỏ bến Cốc lên thành phố, rời xa chị Thắm và
bến sông quê (Chảy đi sông ơi). Chương từ biệt mẹ mà đi như chạy, đuổi theo bao
điều phù du hư ảo (Con gái thủy thần). Hiếu về nông thôn, giáo Triệu bỏ nhà bỏ
phố về quê làm anh giáo làng (Những bài học nông thôn), Bường và cánh thợ xẻ rời
làng, từ biệt người thân lên rừng Tây Bắc “kéo cưa lừa xẻ” (Những người thợ xẻ),
nhà họ Phạm theo đòi chữ nghĩa, rời Kẻ Noi ra làm quan, đi buôn ở kinh kì (Giọt
máu), anh diễn viên đi “thực tế” ở làng quê (Chút thoáng Xuân Hương), chú Hoạt
bỏ nhà ra tỉnh làm nhà thơ “sâu bọ”… Ra phố - về quê là sự vận động
không gian theo chiều ngang xuất hiện trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp
nhằm thể hiện những trải nghiệm về sự tha hóa của con người, về những hư hao mất
mát không sao tránh khỏi trong quá trình người nhà quê từ nơi thôn dã đến chốn
thị thành văn minh.
2. Mặt đất và bầu trời
Tư duy tự sự của Nguyễn Huy Thiệp tạo ra những đối lập không
gian. Không gian cao viễn (bầu trời, đỉnh núi, gác chuông nhà thờ, đường chân
trời, cuối con đường, phía cuối cánh đồng…) gắn với tính chất tinh thần. Đó là
nơi chứa đựng những hoài bão, những mơ ước, ham muốn, hi vọng, khát vọng…
trong đời sống tinh thần của nhân vật: “Đêm xuống. Những ngôi sao mọc lên rất
nhanh trên nền trời trong vắt. Kìa là chòm sao Thần Nông chăm chú nhìn về
phương Nam, lưng rất thẳng. Đấy là dấu hiệu thiên văn báo rằng năm tới được
mùa, làm ăn không vất vả” (Thiên văn), “Tôi đứng trên vai bức tượng mắt nhìn về
xa (...) Những tia hào quang lấp loáng ở một góc biển và không hiểu sao tôi
nghĩ đấy là nơi con gái thuỷ thần trú ẩn” (Con gái thuỷ thần). Không gian đó có
cánh diều tuổi thơ thoả sức tung hoành, nơi ấy không có những thứ gió quẩn khốn
nạn, đầy bất trắc, chỉ còn lại một sự tự do tuyệt đối; nơi ấy có cánh đồng quê
nắng lên rực rỡ, có vầng mặt trời bừng sáng niềm tin, hi vọng: “Cánh đồng
đã gặt hết, còn trơ gốc rạ. Phía chân trời, mây cuồn cuộn rực hồng một màu lửa.
Mặt ruộng nứt nẻ. Cả cánh đồng hực lên mùi hương đất nồng nàn”, “Tôi cứ
đi, đi mãi. Tôi băng qua cánh đồng, qua dòng sông. Mặt trời bao giờ cũng ở phía
trước mặt tôi” (Những bài học nông thôn). Nơi ấy lấp lánh những vì sao đêm lung
linh hư ảo huyền bí, chứa đựng toàn bộ bí mật của đời sống: “Tôi tin chắc ở lực
lượng siêu việt bên trên tôi kia, đang chuyển vận rầm rộ kia, thấu hiểu tất cả,
phân minh lắm, rạch ròi, chắc chắn bảo dưỡng tính thiện trong tâm linh con người,
có khả năng an ủi, âu yếm đến từng số phận” (Thương nhớ đồng quê). Đối lập với
không gian cao viễn là không gian mặt đất trần trụi, đầy bất trắc, thù hằn
với con người. Đó là những căn nhà - tổ quỷ gia đình, những căn buồng nhục thể,
lạc thú huỷ hoại con người cả về thể chất lẫn tinh thần (Con gái thuỷ thần,
Không có vua…). Không gian mặt đất bao giờ cũng chật hẹp. Đó làphòng khách và phòng
ngủ của thị dân, nơi đó vang lên những âm thanh bản năng trung thực nhất
cũng như những phù phiếm loè loẹt giả tạo nhất. Người ta thấy tiếng nói bản
năng vô đạo đức lộ ra trong gia đình lão Kiền sau hành vi lão nhìn trộm con dâu
tắm bị Đoài bắt quả tang: “Đoài bảo: “Tôi không tha thứ đâu”. Lão Kiền bảo:
“Tao chẳng cần. Đàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con b…” (Không có vua). Nơi cửa
hàng vàng bạc chật chội của bà Thiều, những con người phàm tục lao vào nhau mà
thiếu hẳn tình yêu, tình người (Huyền thoại phố phường). Trong căn nhà của Diệu,
Cún và Diệu toan tính mặc cả với nhau một cách trơ trẽn (Cún).
Trong căn bếp nhà lão Kiền, em chồng đòi ngủ với chị dâu (Không có vua). Trong căn nhà ngang tối tăm, chị Hiên thủ thỉ bao chuyện nhà quê buồn chán, bao ẩn ức không lối thoát (Những bài học nông thôn)… Những không gian chật hẹp như thế cũng là nơi con người không thể lẫn tránh nhau, mặt đối mặt, tất cả những gì u tối, ô trọc, bản năng, thiên lương đều bị thử thách, bị cọ xát. Về điểm này, Nguyễn Huy Thiệp thích đem cả thế giới ta bà này nhét vào lòng thuyền. Đó là thế giới trên chuyến đò Sang sông đầy sắc màu Phật giáo, chuyến đò nơi bến Tầm Xuân có chị Hương và chàng thi sỹ - diễn viên “trai điếm” (Chút thoáng Xuân Hương). Đó còn là mảnh đất chật chội nơi Ngọc và Bường đánh nhau để nhận ra “Con người - sự cao cả hình như chính ở giới hạn của nó”… Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp không thích những không gian khép kín, bị giới hạn. Những căn nhà hiếu khách như nhà anh Chỉnh - chị Thục ở nông trường Bình Minh không được miêu tả các giới hạn. Muôn và Bạc Kỳ Sinh khao khát “Anh yêu ơi, về đây với em/Ta xây ngôi nhà nhỏ với cửa sổ rộng” (Chuyện tình kể trong đêm mưa). Chương thích làm việc ngoài đồng, thích phòng khách có cửa ra vào nhỏ, cửa sổ lớn. Với Gianna Đoàn Thị Phượng, tình yêu là dám hi sinh, dám vượt qua các giới hạn: “Nếu tôi yêu anh… Anh có dám phá tan cái hàng rào kia hay không?” (Con gái thuỷ thần). Tuy nhiên, sự đối lập ấy là tương đối. Không phải mặt đất không có những khung cảnh thiên đường, không ngầm biểu đạt mơ ước, khát vọng của nhân vật. Người đọc có thể nhận ra điều ấy qua biểu tượng rừng kết muối, hoa tử huyền nở bạt ngàn trong Muối của rừng, qua khung cảnh bến Cốc thơ mộng trong Chảy đi sông ơi, qua khung cảnh ven đường đi xa khiến ông Bổng phải thốt lên: “Nước mình đẹp như tranh. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao phải yêu đất nước” (Tướng về hưu), qua cảm nhận của Ngọc về núi cao rừng hoang Tây Bắc (Những người thợ xẻ). Không gian cao viễn không phải không có lúc mờ ảo biến thành “chó xồm”: “Trời rất xanh. Giữa trời có đám mây trắng trông hệt dáng điệu một nhà hiền triết. Thoắt cái, gió xua mây đi, nhà hiền triết biến thành con chó xồm lớn” (Nguyễn Thị Lộ). Sự ngưỡng vọng không gian cao viễn của con người không phải không có lúc tầm thường, không phải không có lúc chỉ nhằm thể hiện “quyền đê tiện” của con người (Những người muôn năm cũ). Do tính chất tự giải cấu trúc, do đặc tính phiêu lưu của nhân vật, sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, mặt đất và bầu trời, không gian vật chất và tinh thần trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp mang tính tương đối và liên thuộc.
Trong căn bếp nhà lão Kiền, em chồng đòi ngủ với chị dâu (Không có vua). Trong căn nhà ngang tối tăm, chị Hiên thủ thỉ bao chuyện nhà quê buồn chán, bao ẩn ức không lối thoát (Những bài học nông thôn)… Những không gian chật hẹp như thế cũng là nơi con người không thể lẫn tránh nhau, mặt đối mặt, tất cả những gì u tối, ô trọc, bản năng, thiên lương đều bị thử thách, bị cọ xát. Về điểm này, Nguyễn Huy Thiệp thích đem cả thế giới ta bà này nhét vào lòng thuyền. Đó là thế giới trên chuyến đò Sang sông đầy sắc màu Phật giáo, chuyến đò nơi bến Tầm Xuân có chị Hương và chàng thi sỹ - diễn viên “trai điếm” (Chút thoáng Xuân Hương). Đó còn là mảnh đất chật chội nơi Ngọc và Bường đánh nhau để nhận ra “Con người - sự cao cả hình như chính ở giới hạn của nó”… Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp không thích những không gian khép kín, bị giới hạn. Những căn nhà hiếu khách như nhà anh Chỉnh - chị Thục ở nông trường Bình Minh không được miêu tả các giới hạn. Muôn và Bạc Kỳ Sinh khao khát “Anh yêu ơi, về đây với em/Ta xây ngôi nhà nhỏ với cửa sổ rộng” (Chuyện tình kể trong đêm mưa). Chương thích làm việc ngoài đồng, thích phòng khách có cửa ra vào nhỏ, cửa sổ lớn. Với Gianna Đoàn Thị Phượng, tình yêu là dám hi sinh, dám vượt qua các giới hạn: “Nếu tôi yêu anh… Anh có dám phá tan cái hàng rào kia hay không?” (Con gái thuỷ thần). Tuy nhiên, sự đối lập ấy là tương đối. Không phải mặt đất không có những khung cảnh thiên đường, không ngầm biểu đạt mơ ước, khát vọng của nhân vật. Người đọc có thể nhận ra điều ấy qua biểu tượng rừng kết muối, hoa tử huyền nở bạt ngàn trong Muối của rừng, qua khung cảnh bến Cốc thơ mộng trong Chảy đi sông ơi, qua khung cảnh ven đường đi xa khiến ông Bổng phải thốt lên: “Nước mình đẹp như tranh. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao phải yêu đất nước” (Tướng về hưu), qua cảm nhận của Ngọc về núi cao rừng hoang Tây Bắc (Những người thợ xẻ). Không gian cao viễn không phải không có lúc mờ ảo biến thành “chó xồm”: “Trời rất xanh. Giữa trời có đám mây trắng trông hệt dáng điệu một nhà hiền triết. Thoắt cái, gió xua mây đi, nhà hiền triết biến thành con chó xồm lớn” (Nguyễn Thị Lộ). Sự ngưỡng vọng không gian cao viễn của con người không phải không có lúc tầm thường, không phải không có lúc chỉ nhằm thể hiện “quyền đê tiện” của con người (Những người muôn năm cũ). Do tính chất tự giải cấu trúc, do đặc tính phiêu lưu của nhân vật, sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, mặt đất và bầu trời, không gian vật chất và tinh thần trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp mang tính tương đối và liên thuộc.
3. Lên cao và xuống thấp
IU.M.Lotman khi bàn về không gian nghệ thuật đã nói rất kỹ về
“trường hợp không gian văn bản được phân chia thành hai phần, mỗi nhân vật thuộc
về một trong hai phần đó”. Trường hợp phức tạp hơn đã được ông chỉ ra nhưng
chưa được chú ý, “Đó là việc các nhân vật khác nhau không chỉ thuộc về những
không gian khác nhau mà còn liên hệ với những kiểu không gian không đồng loại
khác”. Ông gọi hiện tượng này là “sự phức điệu không gian”. Ở đây, nhân vật
“thuộc về cả hai thế giới” (1). Trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, hầu hết nhân vật
chính yếu thường thuộc về cả hai thế giới: trên cao và dưới thấp, thành thị và
làng quê, mặt đất và bầu trời, tinh thần và vật chất. Không gian của anh chàng
Chương là cánh đồng, chân ruộng gò Mã nguỵ, là bến sông, bãi mía, biển cả mênh
mông, “con gái thủy thần”… Tóm lại môi trường vùng vẫy của anh ta là không gian
thoáng đãng bao la và hễ khi nào anh rời bỏ không gian này thì đồng nghĩa với
những trải nghiệm đau đớn ê chề. Anh nhảy vào xới vật thì bị những đòn thù đê
tiện của bọn Đô Thi, Đô Tiến, Đô Nhiêu. Anh nhảy vào trường học thì bị coi là lố
bịch, anh quẩn quanh nơi mảnh vườn nghèo xác của người mẹ anh Thế chị Thời (thời
thế?) thì đói khát không còn là người, anh bước vào phòng ngủ của cô Phượng thì
cạn sức kiệt lực, tâm hồn bị tiêm nhiễm đầy những điều đắng ngắt…
Anh càng gần phố phường văn minh lại càng lạc lối trong những không gian khép kín, thù hằn, thú vật. Tướng Thuấn (Tướng về hưu) chỉ có thể gắn bó với không gian doanh trại, nơi chiến trường trận địa, với những chuyến đi xa biền biệt. Lọt vào không gian căn nhà lô cốt ngoại ô với lối sống thực dụng của cô con dâu, sự bàng quan, nhu nhược của anh con trai, những ô hợp láo nháo của sân khấu đời với đám cưới, đám tang… ông sẽ lạc lõng, bơ vơ đến mức cảm thấy “lạc loài”. Tương tự, Đề Thám sẽ trở nên lố bịch trong không gian dinh công sứ Bắc Giang (Mưa Nhã Nam), Trương Chi thì bị cợt nhạo trong dinh công chúa (Trương Chi), nhà văn họ Vũ sẽ trở nên lố bịch trong phòng khách sang trọng của Hoàng (Bài học tiếng Việt)…
Anh càng gần phố phường văn minh lại càng lạc lối trong những không gian khép kín, thù hằn, thú vật. Tướng Thuấn (Tướng về hưu) chỉ có thể gắn bó với không gian doanh trại, nơi chiến trường trận địa, với những chuyến đi xa biền biệt. Lọt vào không gian căn nhà lô cốt ngoại ô với lối sống thực dụng của cô con dâu, sự bàng quan, nhu nhược của anh con trai, những ô hợp láo nháo của sân khấu đời với đám cưới, đám tang… ông sẽ lạc lõng, bơ vơ đến mức cảm thấy “lạc loài”. Tương tự, Đề Thám sẽ trở nên lố bịch trong không gian dinh công sứ Bắc Giang (Mưa Nhã Nam), Trương Chi thì bị cợt nhạo trong dinh công chúa (Trương Chi), nhà văn họ Vũ sẽ trở nên lố bịch trong phòng khách sang trọng của Hoàng (Bài học tiếng Việt)…
Mỗi nhân vật gắn bó với một không gian nhất định, đó là môi
trường sống quen thuộc của anh/cô ta. Ra khỏi không gian đó anh/cô ta sẽ lạ lẫm,
ngơ ngác. Nàng Sinh ngỡ ngàng khi lạc vào nhà lão Kiền, cô thấy cái
gì cũng lạ: “Ăn cơm chẳng ai mời ai…” (Không có vua). Hiếu - cậu trai thành phố,
học được những bài học nông thôn: “Các cụ toàn chim to…” Đối
với người nông thôn như chị Hiên, chú Phụng,… không gian thành phố đầy những cạm
bẫy, hiểm ác: “người Hà Nội ai trông cũng ác” (Những bài học nông thôn). Ngược
lại, đối với Quyên, cô gái thị thành, du học ở Mỹ về thì không thể nào chịu được
đời sống thôn dã. Quyên nhớ và tính toán vanh vách các chỉ số giá cả lên xuống
nhưng thờ ơ đến nỗi chẳng thể nhớ tên người bạn đường nhà quê của mình (Thương
nhớ đồng quê)... Tuy nhiên, sẵn sàng ngụp lặn, trải nghiệm và trả giá cho những
trải nghiệm của mình là đặc tính nhiều nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp. Khao khát
biển lớn, Chương sẵn sàng trải nghiệm và ngụp lặn cả hai thế giới: hiện thực và
huyền thoại, thành thị và nông thôn. Tướng Thuấn tìm về nhà sau khi xác định
“việc lớn trong đời cha làm xong rồi”. Ông về nơi chôn rau cắt rốn, bị động đối
diện với những việc nhỏ nhặt, với cái đời thường vụn vặt hàng ngày và nếm nỗi
đau thua trận. Đề Thám và nhà văn họ Vũ cũng vậy, luôn sẵn sàng trải nghiệm, trả
giá, ngụp lặn giữa hai thế giới: rừng rú và dinh thự, cái anh hùng và cái yếu
hèn của lòng người, cá nhân riêng tư phóng túng tự do và chỗ cộng đồng quan
phương lễ tiết. Sự trả giá có thể là cái chết. Cái chết thường không diễn
ra trong không gian quen thuộc của nhân vật mà ở những chỗ tiếp giáp, ở những
ranh giới. Cún chết bên ngoài cửa nhà cô Diệu hệt như khi sinh ra ở lằn
ranh “hứng gió cả ở bên phía bờ sông, cả ở bên phía cánh đồng” (Cún). Cái Minh,
cái Mị…chết trên đường ô tô ở giữa cánh đồng (Thương nhớ đồng quê), giáo Triệu
chết dưới chân đê (Những bài học nông thôn), ông Pành chết dưới gốc cây lim to
nhất trên đỉnh Pa Luông - điểm giới hạn của khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Ngôi
nhà chết chóc của vợ chồng tay thợ săn hiện thân của thần chết dựng ở nơi lằn
ranh, rìa bản: “Ngày ấy, ở Hua Tát có một gia đình ngụ cư không biết ở mường
nào chuyển đến. Họ dựng nhà ở ngoài rìa bản, chỗ gần rừng ma. (…). Người chồng
là tay thợ săn cự phách. Khẩu súng kíp trong tay lão như có mắt. Mỗi khi khẩu
súng giơ lên, ít khi có chim chóc hoặc thú rừng nào thoát chết. Đằng sau nhà
lão, lông chim, xương thú chất đầy thành đống. Những đống lông chim xơ xác đen
xỉn như màu mực tàu, còn những đống xương thú màu đá vôi thì lốm đốm những vệt
nước tủy vàng khè, hôi hám. Những đống ấy to như những cái mả” (Những ngọn gió
Hua Tát). Gắn với các sự kiện bi kịch, cái chết và sự bất hạnh thường là
thời gian buổi trưa. Đây là điểm mốc thời gian có tính chuyển tiếp, ở
lằn ranh giữa sáng và chiều. Buổi trưa chứng kiến những sự kiện huyền thoại (Thiên
văn), tội ác (Tội ác và trừng phạt), bạo lực điên rồ (Đưa sáo sang sông). Buổi
trưa là thời điểm mặc cả bán mua thân xác: Cún và Diệu (Cún), Chương với cô Phượng
học thức và giầu có (Con gái thuỷ thần). Buổi trưa cũng là thời khắc cánh thợ xẻ
gặp anh công nhân Trần Quang Hạnh để tính chuyện “kéo cưa lừa xẻ”. Buổi trưa
cũng là lúc Minh và Mị - những thiếu nữ trắng trong và ngây thơ “bị chiếc ô tô
chở cột điện cán chết” (Thương nhớ đồng quê).
Ngoài buổi trưa, chập tối cũng là vùng “đèn vàng” lưỡng giá, nơi các giá trị giao thoa, xâm nhập vào nhau. Với lão Hạ, chập tối được xem là “thời khắc xuất hiện ma quỷ” (Cún). Chập tối cũng là điểm mốc cho sự thê thảm của con người ưa bạo lực: “Chập tối, Cấn với Khảm về. Cả hai trông như hai thằng móc dưới cống lên, nhếch nhác bẩn thỉu” (Không có vua). “Chập choạng tối” cũng là thời khắc Chương bị trận đòn thù đê tiện của bọn đô Thi, đô Tiến, đô Nhiêu (Con gái thuỷ thần), cũng là cái thời khắc Quy bị lột truồng, xuýt nữa thì bị hãm hiếp (Những người thợ xẻ). Tuy nhiên, chập tối cũng là thời điểm gặp gỡ may mắn. Đó là cuộc gặp gỡ giữa những người thợ xẻ và vợ chồng cô Thục, những người thợ xẻ và Quy - cô gái mười bảy tuổi có nước da trắng hồng trông rất dễ ưa (Những người thợ xẻ), là thời khắc bé Thu chứng minh được nó có tâm hồn mẹ(Tâm hồn mẹ).
Ngoài buổi trưa, chập tối cũng là vùng “đèn vàng” lưỡng giá, nơi các giá trị giao thoa, xâm nhập vào nhau. Với lão Hạ, chập tối được xem là “thời khắc xuất hiện ma quỷ” (Cún). Chập tối cũng là điểm mốc cho sự thê thảm của con người ưa bạo lực: “Chập tối, Cấn với Khảm về. Cả hai trông như hai thằng móc dưới cống lên, nhếch nhác bẩn thỉu” (Không có vua). “Chập choạng tối” cũng là thời khắc Chương bị trận đòn thù đê tiện của bọn đô Thi, đô Tiến, đô Nhiêu (Con gái thuỷ thần), cũng là cái thời khắc Quy bị lột truồng, xuýt nữa thì bị hãm hiếp (Những người thợ xẻ). Tuy nhiên, chập tối cũng là thời điểm gặp gỡ may mắn. Đó là cuộc gặp gỡ giữa những người thợ xẻ và vợ chồng cô Thục, những người thợ xẻ và Quy - cô gái mười bảy tuổi có nước da trắng hồng trông rất dễ ưa (Những người thợ xẻ), là thời khắc bé Thu chứng minh được nó có tâm hồn mẹ(Tâm hồn mẹ).
Sẵn sàng ngụp lặn, trải nghiệm và trả giá cho những trải nghiệm
của mình là đạo đức tự sự của Nguyễn Huy Thiệp. Truyện ngắn Chảy đi sông
ơi là một ví dụ. Quá trình vận động trong không gian (đi xuống) đồng thời
là quá trình nhận thức. Trở về bến Cốc khi đã trưởng thành, “tôi bước
xuống đò”, “tôi òa lên khóc nức nở”, “tôi muốn gào lên chua xót”… trước một
nghịch lý phi lý của số phận: “Nhà Thắm cứu được không biết bao nhiêu người ở
khúc sông này… Thế mà cuối cùng lại chết đuối mà không ai cứu…”. Sự thật nhiều
khi trắng trợn không sao giải thích được. Ở truyện khác, Muối của rừng,
hành trình đi săn của ông Diểu cũng là một hành trình nhận thức. Toạ độ không
gian xuất phát là trạng thái cân bằng hài hoà, tuyệt đẹp với “rừng xanh ngắt và
ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm”. Trạng thái cân bằng bị vi
phạm khi ông Diểu vượt qua ranh giới, đi vào rừng. Ông gây điều ác tại đáy của
không gian: thung lũng Hõm Chết. Đồng thời chính ở mốc đáy tận cùng
này ông nhận thức được những điều kì diệu về trách nhiệm, bổn phận, sự tận tuỵ,
hi sinh, lòng trắc ẩn… Khi đó không gian lại trở về trạng thái cân bằng: bạt
ngàn hoa tử huyền. Không gian mở ra là cánh đồng mưa xuân. Trạng thái cân bằng
của không gian được tái lập, vượt gộp sau cuộc hành trình nhận thức của nhân vật.
Nhiều nhân vật phải “lặn xuống” mới tìm thấy chân lý. Trong khi kiếm tìm sự thật
về mẹ Cả, anh chàng Chương phải đào xuống lớp đất sâu hơn một mét để thấy hình
mẹ Cả là “một khúc gỗ mục chẳng hình thù gì” (Con gái thủy thần). Chuyện những
cái đít chum dưới đáy ao trongTướng về hưu ẩn chứa tư duy không gian và đạo
đức tự sự của Nguyễn Huy Thiệp: “Số là ông Cơ cùng với ông Bổng vớt bùn dưới
ao (vợ tôi trả ông Bổng hai trăm đồng một ngày công, cơm nuôi), bỗng thấy một
cái đít chum nổi lên. Hai ông hì hục đào, lại thấy một đít chum nữa, ông Bổng
đoán chắc các cụ ngày xưa chôn của. Hai ông báo với vợ tôi. Thủy đến xem, cũng
lội xuống đào. Rồi cả cô Lài, cả cái Mi, cái Vi. Cả nhà bê bết bùn đất. Vợ tôi
bắt phải ngăn ao, lại đi thuê máy bơm Côle về tát nước. Không khí thật nghiêm
trang. Ông Bổng thích lắm: “Công tao thấy trước, cứ phải chia cho tao một
chum”. Hì hục một ngày đào được hai cái chum sứt trong chẳng có gì. Ông Bổng bảo:
“Chắc còn nữa”. Lại đào. Được thêm một cái chum nữa, cũng vỡ. Cả nhà mệt lả, bụng
đói cồn cào. Vợ tôi sai mua bánh mì về ăn lấy sức đào tiếp. Đào gần chục mét
thì vớ được cái lọ sành. Cả nhà mừng rỡ, ai cũng đoán vàng. Mở ra trong thấy
toàn một chuỗi “Bảo Đại thông báo” bằng đồng đã han rỉ cả. Lại thấy một cái mề
đay mủn nát. Ông Bổng bảo: “Thôi chết, tao nhớ ra rồi. Ngày xưa tao với
trùm Nhân ăn trộm ở nhà Hàn Tín, bị đuổi, trùm Nhân vứt cái lọ này xuống ao”. Cả
nhà được một mẻ cười nôn ruột. Trùm Nhân là tên ăn trộm khét tiếng ở vùng ngoại
ô. Hàn Tín trước kia là lính thuộc địa cho Tây, tham gia phong trào “Rồng Nam
phun bạc, đánh đuổi Đức tặc”. Cả hai đã chết mục xác từ thuở nảo thuở nào. Ông
Bổng bảo: “Không sao, bây giờ cả làng này chết tao cũng đủ tiền đi đò nhét vào
miệng họ” (Tướng về hưu)
Đằng sau “mẻ cười nôn ruột” ấy, phải chăng không ẩn dấu cái
nhìn tê tái về lẽ đời và tình người, về những giấc mơ ban ngày và ảo tưởng phù
du vốn có trong nội tâm của những người tưởng chừng như tỉnh táo nhất? Như thế,
có một chiều kích vận động khác, theo chiều đứng trong cấu trúc không gian
nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp: đó là sự vươn cao và ngụp sâu. Ra tỉnh – về
quê, vươn cao – ngụp sâu là sự vận động không gian, vận động tự sự và vận động
đạo đức mang đặc trưng riêng của tác giả Những bài học nông thôn, Huyền
thoại phố phường…
Trong sự vận động ra tỉnh – về quê, vươn cao – ngụp sâu, biểu
tượng con đường và dòng sông bến nước có ý nghĩa đặc biệt. Dòng sông bến nước
trong truyện ngắn của ông không hung tợn, dữ dằn, thác lũ. Nó đầy nữ tính,
mang vẻ đẹp thật mượt mà. Đó bến Tầm Xuân giản dị mà thanh bình êm ả (Chút
thoáng Xuân Hương), là bến Cốc trữ tình thơ mộng với vẻ đẹp lạ lùng, hồn nhiên,
vô tư lự, mang mang vô tận như cuộc sống được thức ngộ: “Chảy đi sông ơi – băn
khoăn làm gì…” (Chảy đi sông ơi). Dòng sông, bến nước là những không gian
điểm, những toạ độ gốc. Đối với nhân vật tôi, con sông và bến Cốc “gắn với
đời tôi những năm thơ ấu”, “có sức lôi cuốn lạ kỳ”. Nó là nơi nuôi dưỡng, giữ
cho kí ức về quá khứ ấu thơ của nhân vật tôi sự trong suốt, tinh khiết,
thanh sạch. Dòng sông là nơi nhân vật thức nhận chân lý, lẽ sống, là
nơi con người nhận ra vẻ đẹp tự nhiên đằng sau những súng sính áo quần đầy giả
tạo (Những bài học nông thôn). Dòng sông còn là nơi mang chứa bao khát vọng.
Đó là khát vọng của tuổi thơ săn đuổi những điều phù du (Chảy đi sông ơi). Đó còn là dòng sông của huyền thoại, dòng sông của mẹ Cả, dòng sông của tình yêu, cũng là dòng sông của hiện thực, của chân lý (Con gái thuỷ thần). Đằng sau tất cả những kiếm tìm hư ảo, phù du, nhân vật trải nghiệm đã tìm thấy những hạt thiện, những tấm lòng lành. Đó là chị Thắm, chị Hương, mẹ Cả và giáo Triệu… Dòng sông chảy trôi không ngừng nghỉ, là biểu tượng về sự vận động bất diệt của cuộc sống con người. Nhưng vận động của nhân vật trong không gian cũng thường rất nhọc nhằn, chông chênh, đầy suy tư, trăn trở (Thương nhớ đồng quê, Con gái thủy thần). Không có những “đường lớn đã mở đi tới tương lai” (Nhất Sinh - Hát về cây lúa hôm nay). Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp vừa đi vừa dò dẫm lối đi, sục sôi những ý nghĩ, cảm tưởng và thường phải đi men, đi mé: “Chúng tôi đi men ở dưới chân núi, vừa bé nhỏ, vừa cô đơn, lại liều lĩnh, mà bất lực, thậm chí vô nghĩa nữa” (Những người thợ xẻ), “Ông đi men theo suối cạn” (Muối của rừng), đôi khi thảng thốt, phấp phỏng (Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt)… Từ quan điểm của Lotman thì thấy rằng, con đường trong truyện Nguyễn Huy Thiệp biểu tượng cho sự trốn chạy, tìm thấy, gặp gỡ, khắc phục những khoảng cách xã hội giữa thành thị và nông thôn, tinh hoa và bình dân(2). Nó có thiên hướng phục vụ cho việc thể hiện chủ đề đạo đức, thế sự, đời tư, khác với biểu tượng con đường cách mạng trong văn nghệ trước 1975. Có thể khẳng định, con đường nhận thức – trải nghiệm là hình tượng không gian quan trọng nhất trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Hành trình nhận thức - trải nghiệm không thuộc về “hành trình lớn” mang tính quốc gia - dân tộc - lịch sử mà là hành trình nhỏ, gắn với cái cá nhân, cá thể, gắn với định hướng đạo đức riêng tư. Nguyễn Huy Thiệp đã mượn lời nhân vật ngang tàng là Tổng Cóc để phát biểu định hướng đạo đức ấy: “Ông khinh những kẻ không dám sống thực, không dám lặn sâu xuống đáy cuộc đời. Ông cũng khinh cả những kẻ lặn mình xuống đáy rồi ngập ở đấy không sao lên được”? (Chút thoáng Xuân Hương).
Đó là khát vọng của tuổi thơ săn đuổi những điều phù du (Chảy đi sông ơi). Đó còn là dòng sông của huyền thoại, dòng sông của mẹ Cả, dòng sông của tình yêu, cũng là dòng sông của hiện thực, của chân lý (Con gái thuỷ thần). Đằng sau tất cả những kiếm tìm hư ảo, phù du, nhân vật trải nghiệm đã tìm thấy những hạt thiện, những tấm lòng lành. Đó là chị Thắm, chị Hương, mẹ Cả và giáo Triệu… Dòng sông chảy trôi không ngừng nghỉ, là biểu tượng về sự vận động bất diệt của cuộc sống con người. Nhưng vận động của nhân vật trong không gian cũng thường rất nhọc nhằn, chông chênh, đầy suy tư, trăn trở (Thương nhớ đồng quê, Con gái thủy thần). Không có những “đường lớn đã mở đi tới tương lai” (Nhất Sinh - Hát về cây lúa hôm nay). Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp vừa đi vừa dò dẫm lối đi, sục sôi những ý nghĩ, cảm tưởng và thường phải đi men, đi mé: “Chúng tôi đi men ở dưới chân núi, vừa bé nhỏ, vừa cô đơn, lại liều lĩnh, mà bất lực, thậm chí vô nghĩa nữa” (Những người thợ xẻ), “Ông đi men theo suối cạn” (Muối của rừng), đôi khi thảng thốt, phấp phỏng (Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt)… Từ quan điểm của Lotman thì thấy rằng, con đường trong truyện Nguyễn Huy Thiệp biểu tượng cho sự trốn chạy, tìm thấy, gặp gỡ, khắc phục những khoảng cách xã hội giữa thành thị và nông thôn, tinh hoa và bình dân(2). Nó có thiên hướng phục vụ cho việc thể hiện chủ đề đạo đức, thế sự, đời tư, khác với biểu tượng con đường cách mạng trong văn nghệ trước 1975. Có thể khẳng định, con đường nhận thức – trải nghiệm là hình tượng không gian quan trọng nhất trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Hành trình nhận thức - trải nghiệm không thuộc về “hành trình lớn” mang tính quốc gia - dân tộc - lịch sử mà là hành trình nhỏ, gắn với cái cá nhân, cá thể, gắn với định hướng đạo đức riêng tư. Nguyễn Huy Thiệp đã mượn lời nhân vật ngang tàng là Tổng Cóc để phát biểu định hướng đạo đức ấy: “Ông khinh những kẻ không dám sống thực, không dám lặn sâu xuống đáy cuộc đời. Ông cũng khinh cả những kẻ lặn mình xuống đáy rồi ngập ở đấy không sao lên được”? (Chút thoáng Xuân Hương).
Sự dịch chuyển không gian của các nhân vật thần thoại, cổ
tích và truyện cổ - trung đại nhằm mục đích xác tín phẩm chất vốn có của
nhân vật vốn còn bị nghi hoặc cần được thử thách; xác tín sự đối lập giữa không
gian vật chất và tinh thần, không gian lòng đất/mặt đất và không gian núi
cao/trên trời, không gian con người và không gian thần linh… thì trong sáng tác
Nguyễn Huy Thiệp, sự vượt thoát không gian chủ yếu có mục đích tự thân nhằm nhận
thức, tự vấn, trải nghiệm. Ông là người đặt ra nhiều câu hỏi, tra vấn mình và
tra vấn người đọc, nhưng câu hỏi ám ảnh, cũng là câu hỏi sau cùng, đích đến của
các cuộc phiêu lưu, của mọi vận động tự sự, chẳng ở nơi nông thôn hay phố phường,
trời cao hay âm phủ mà là mặt đất này: “Đến bao giờ, hỏi đến bao giờ mặt đất
này xuất hiện tiến bộ?” (Vàng lửa). Nói cách khác, “bài học nông thôn” và “huyền
thoại phố phường” chia cắt, đối lập trong một thể thống nhất phức hợp, nhằm hướng
đến một nhận thức thẩm mỹ vượt gộp, vì tiến bộ và hạnh phúc tự thân cho mỗi con
người.
Chú thích:
Chú thích:
(1) Lotman Iu.M (2007), Kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn
từ (Trịnh Bá Đĩnh dịch), trong Lí luận - phê bình văn học thế giới thế
kỉ XX (tập 2), Lộc Phương Thủy (chủ biên), Nxb Giáo Dục, Hà Nội,
tr.263.
(2) Trịnh Bá Đĩnh (2016), Biểu tượng nhìn từ kí hiệu học
văn hóa, Tạp chíNCVH, số 5, tr 10; Lotman Iu.M (2015), Kí hiệu học
văn hóa (Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử dịch), Nxb ĐHQG Hà Nội,
tr.381-569.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét