Ngọn Kung Pô cao chót vót thế mà lão Hạp đã nhiều lần leo lên
tới đỉnh. Bên trái ngọn núi có con đường mòn dốc thoải hơn chỗ khác. Đá chồng từng
lớp như một bãi trứng vài bụi le cố lách mình qua các khe đá chòi lên run rẩy.
Cây rừng đã bị chặt gần hết chỉ còn mỗi gốc đa hai chân chơi vơi giữa đỉnh núi
từ xa nhìn như một người đàn ông đứng chạng chân ngửa mặt lên trời. Lão Hạp đến
được bên gốc cây đa vào tầm bốn giờ chiều. Nắng còn gay gắt lắm mồ hôi chảy như
tắm ướt đẫm thân hình đen sạm cái khố nâu dính chặt vào người. Lão thở hắt
phóng mắt nhìn xuống chân núi. Nắng vàng trùm lên khu rừng tràm và cánh đồng
tất cả trở nên xa tít tắp.
Tại sao lão Điểu Hạp lại lên đây nhỉ? Điều này thì những người
dân ở buôn Gô Cha biết rõ. Hàng năm trước ngày lễ cúng Nhang lão lại lặn lội
lên đỉnh núi để giao thoa với thần linh và xin một lễ cúng Nhang cho dân làng.
Những người Châu Ro dưới chân núi kính trọng lão như vị thầy họ kính cẩn gọi
lão là ông Kô (ông trưởng làng).
Tôi quý lão Điểu Hạp bởi lão đã giúp tôi khỏi phải bỏ mất cả
tháng giặt quần áo cho người sanh nở như bạn bè tôi. Khi còn dạy học ở buôn Gô
Cha tôi thường lân la đến nhà dân làng để chơi. Tôi thấy các thiếu phụ ở đây
thường chỉ nằm ổ độ ba ngày thì địu con lên nương và ra suối tắm. Tôi tò mò hỏi
họ nghi ngại nhìn tôi và bảo: "Đi mà hỏi ông Kô". Tôi nhiều lần được
ngồi uống rượu cần với lão Hạp nhưng cứ quên bẵng chuyện ấy nên không hỏi. Sau
này tôi chuyển về dạy ở vùng xuôi lấy vợ. Lúc sắp sanh nàng dạy tôi giặt quần
áo nàng nói:
•- Anh phải vò bằng
tay như thế này chứ không được tống cả vào thau rồi leo lên đạp bằng chân như hồi
còn độc thân.
Tôi tròn mắt vặc lại:
•- Tại sao anh phải
giặt hồi cưới nhau mình đã thỏa thuận rồi kia mà.
•- Đồ ngốc. Anh chỉ
giỏi "hành" người ta thôi.
Rồi cầm bàn tay tôi đặt lên bụng mình nàng hỏi:
•- Cái này là của ai?
•- Tất nhiên là của
anh.
Nàng cười:
•- Thế thì phải
"hè đẩu" hiểu chưa?
"À". Tôi thốt lên và tái mặt khi nghĩ đến đống tã
lót và quần áo dơ bẩn trẻ con. Trong lúc ấy tôi chợt nhớ lão Điểu Hạp đây là lần
đầu tôi nhớ đến lão từ lúc xa buôn Gô Cha đến nay.
Sáng hôm sau tôi lên đường về chốn cũ tìm lão Hạp để cầu cứu
và lần ấy lão đã để lại trong tôi một ấn tượng không bao giờ quên. Lão vồ lấy
tôi như con mèo rừng và mắng "Mày rõ là cái đồ bạc tình". Nói vậy
thôi chứ lão vẫn quý tôi như ngày xưa. Lão bày rượu cần và thịt nai khô ân cần
đãi tôi. Nghe tôi trình bày lão gật gù lẩm bẩm: "Giơ-ru-Grô".
Giơ-ru-Grô là bài thuốc bí truyền của dân tộc Châu Ro dành cho phụ nữ uống khi
sanh. Cả buôn làng này chỉ còn mình lão biết tìm lá cây để bào chế
"Giơ-ru-Grô". Nhấc cái tẩu ra khỏi chòm râu lão bảo tôi:
•- Ngày mai thầy
giáo có đủ sức thì đi theo tao.
•- Sẵn sàng tôi đáp.
Chuyến đi đã giúp tôi may mắn chứng kiến một bức tranh đẹp và
huyền bí giữa thiên nhiên hùng vĩ trên đỉnh Kung Pô.
Tôi vừa đi vừa tìm những lá cỏ theo hướng dẫn của lão Hạp. Đến
tối chúng tôi lên tới đỉnh. Tôi nói với lão Hạp:
•- Ở đây trăng sáng
như ban ngày
Lão Hạp bảo:
•- Gần trời hơn.
Nghỉ ngơi một lát lão đi về phía hang đá gạt cành cây che miệng
hang lấy ra sáu cái chiêng từ nhỏ đến lớn. đặt cái chiêng nhỏ nhất bên cạnh gốc
đa số còn lại lão lần lượt treo lên các cành cây xung quanh đó. Lão làm công việc
ấy một cách nhẹ nhàng như thể những cái chiêng được đúc bằng thủy tinh. Đến khi
mặt trăng lên đến đỉnh núi lão khoát tay bảo tôi lui ra và trịnh trọng bày lễ vật
gồm những ống nứa đựng gạo một con gà trên tảng đá dưới gốc. Tôi chăm chú quan
sát hành động của lão Hạp và khẽ rùng mình. Trong bàng bạc của ánh trăng giữa
núi rừng cô tịch cái bóng to lớn của lão in sừng sững lên nền trời giống như vị
thần trong chuyện cổ tích.
Lão Hạp rùng mình khụy hai gối xuống tay trái đưa chiêng ra
trước mặt tay phải nắm lại và đấm nhẹ vào chỗ gồ lên chính giữa. Tiếng chiêng
ngân nga nhẹ nhàng vọng vào vách núi tạo nên chuỗi âm thanh u...u rất du dương
mê lịm. Lão bắt đầu nhảy hai chân nhún theo nhịp chiêng. Lão lần lượt đấm vào tất
cả những quả chiêng được treo trên cành. Một bản hòa tấu rộn rã cả núi rừng.
Tôi trố mắt và mụ người giữa hình ảnh chập chờn của lão Hạp và những âm thanh
hoang dã man dại phát ra từ bàn tay của lão. Quả thật tôi đã từng biết về lễ hội
cồng chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên nhưng tôi chưa bao giờ chứng kiến một
buổi lễ chỉ có một người mà lại sử dụng được cả một bộ chiêng như thế này. Còn
nhớ trước đây có lần tôi hỏi về lễ hội cồng chiêng của người Châu Ro lão Hạp lắc
đầu buồn bã. Lão chỉ cho tôi xem những chàng trai những cô gái trong buôn mặt
quần jean áo thun. Lão bảo : "Bây giờ chúng nó thế cả còn đứa nào biết
đánh chiêng còn những người già thì đã chết cả ở trong đồn điền Cuốc Tơ -
nây".
Tiếng chiêng càng lúc càng hùng tráng đôi chân lão Hạp nhún
càng lúc càng nhanh thoáng chỗ này thoáng chỗ kia khi đến mõm đá chìa ra bờ vực
lão búng hai chân lên cao và xòe ra khi đáp xuống như đại bàng hạ cánh. Trong
niềm phấn khích tột cùng lão ngửa mặt lên Trời và gọi lớn:
•- Ơ... Trô! Ơ...
Trô!
Vũ điều kết thúc lúc trăng ngả về phía vực thẳm mồ hôi ướt đẫm
cả người nhưng lão Hạp không hề tỏ ra mệt mỏi. Thu dọn bộ chiêng cất vào hang
đá chúng tôi xuống núi lão đi như bay khiến tôi chạy bở hơi tai.
Tôi trở về mang theo ba gói Giơ-ru-Giô do chính lão Hạp bào
chế và những hình ảnh tuyệt đẹp về buổi hành lễ kỳ lạ trên đỉnh núi.
Thuyết phục mãi vợ tôi mới chịu uống thuốc của lão Hạp. Cô ấy
không ngờ những gói thuốc của ông già Thượng lại thần diệu đến vậy chỉ một tuần
sau khi sanh vợ tôi ngồi dậy và làm việc như chưa có lần "vượt cạn"
khổ sở ấy. Còn tôi thoát nạn "hè đẩu". Thật muôn vàn cám ơn lão Hạp!
Cố gắng lắm lão Hạp mới leo lên được đỉnh núi không phải Điểu
Hạp đã già mà lần này lên núi lão cõng trên lưng mình nổi buồn nặng như tảng
đá. Lão bần thần nhìn vào cái hang trống hốc. Chỗ cất bộ chiêng bây giờ cây
dương xỉ mọc kín. Bọn dơi móc chân vào vách núi và ỉa đầy nền đá. Lão ngồi như
thế cho đến lúc mặt trăng lên cao lão lại bày lễ vật dưới gốc đa già đưa hai
tay lên trời như bắt đầu nghỉ lễ. Bỗng dưng lão nghe như có tiếng chiêng từ đâu
vẳng lại lúc đầu nhỏ sau to dần và vang lên rộn rã lão bắt đầu nhún chân. Càng
lúc càng say vũ điệu cuồng nhiệt đưa lão dần về mỏm đá bên bờ vực. Lão ngửa mặt
lên trời: "Ơ... Trô! Ơ... Trô!" Tiếng kêu thống thiết vọng mãi xuống
tận buôn làng. Cùng với tiếng kêu trời lão thực hiện động tác đại bàng của vũ
điệu và bay lên bay lên mất hút vào thẳm sâu của đất trời...
Khi tôi trở lại buôn Gô Cha lần thứ hai những người dân buôn
kể cho tôi nghe về sự mất tích kỳ lạ của ông Kô Điểu Hạp. Mỗi người kể mỗi khác
tuy vậy ai cũng khẳng định rằng ông Kô của họ đã về với trời xanh.
Chuyện Điểu Hạp về trời có thể chỉ là huyền thoại được dân
buôn thêu dệt để bày tỏ lòng kính trọng của họ với ông Kô cuối cùng trong buôn
làng của người Châu Ro. Nhưng điều này thì có thật:
Đó là việc Điểu Bường con trai của ông đã lén lên đỉnh núi lấy
bộ chiêng duy nhất còn lại của dòng họ đổi cho bọn lái buôn đồ cổ để lấy chiếc
xe gắn máy anh ta là người thứ hai trong buôn Gô Cha có xe gắn máy.
Nghe nói bộ chiêng ấy đã được truyền lại từ nhiều đời. Qua
bao lần loạn lạc từ thời Pháp thuộc đến nay lão Hạp vẫn ráng cất giữ cho đến
lúc dân làng tụ tập lại định cư dưới chân núi. Biết chuyện lão Hạp đã vác chà gạc
đuổi thằng con trai chạy khắp làng rồi lặn lội khắp nơi để tìm lại bộ chiêng
nhưng đã muộn.
Tôi gặp Điểu Bường phóng xe qua mặt tôi anh đưa tay chào quần
jean áo thun kính râm và một nụ cười xã giao rất thời thượng. Tôi ngửa mặt lên
đỉnh Kung Pô chưa bao giờ tôi thấy cái cây đa hai chân lại trông giống dáng dấp
của lão Hạp đến vậy và hình như tôi khẽ thốt lên: "Ơ... Trô!...".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét