Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Làng nghề trên bến đò xưa

Làng nghề trên bến đò xưa 
Ba trăm năm đã trôi qua kể từ lúc Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh và những cư dân vùng Ngũ Quảng đặt chân đến Cù Lao Phố này. Một cái chớp mắt của lịch sử nhưng là một quãng thời gian quá dài đối với con người. Bây giờ khó có thể hình dung được cảnh những đoàn di dân ngày ấy hành phương Nam ra sao chỉ thấy dấu vết lưu truyền lại trong lời người xưa:
Tới đây xứ sở lạ lùng
Dưới sông sấu lội trên giồng cọp um.
Đồng Nai theo các nhà sử học ngay tên gọi này đã nói lên tính hoang sơ của nó. Đó là những cánh đồng hươu nai ăn cỏ từng bầy thiên nhiên hiền hòa trải rộng ngút tầm mắt. Cư dân Việt đến đây được đất mẹ giang tay đón nhận. Họ làm ăn sinh sống phát triển dần dần. Từ Cù Lao Phố họ tiến dần ra các vùng lân cận.  
Chúng tôi rời Cù Lao Phố ngược dòng sông Đồng Nai cố gắng tìm lại chút dấu tích xưa. May chăng hai bên bờ sông còn lưu lại điều gì liên quan đến những nét sinh hoạt làm ăn của tiền nhân.  
Đặt chân lên bến đò Trạm chúng tôi xao xuyến bởi khung cảnh quê mùa nằm ngay bên cạnh thành phố công nghiệp ồn ào náo nhiệt ở đây như thể lùi sâu vào quá khứ xa lạ với cuộc sống hiện đại. Một bến đò vắng. Một ngõ nhỏ buồn tênh. Một con đò nhỏ sắp sửa cập bờ. Dòng sông hiền hòa. Lắp ghép những lời kể của các cụ cao niên chúng tôi lần trở lại nguồn gốc của bến đò này.   
Ngày xưa trên con đường từ Bắc vào Nam nhiều đoạn đường chỉ là rừng núi hoang vu không có người ở. Vì vậy phải lập ra những trạm nghỉ chân dùng cho ngựa đưa thư hoặc cho quan quân di chuyển đến đó mà nghỉ. Cứ mỗi đoạn đường dài bằng một ngày ngựa chạy thì có một trạm nghỉ chân như vậy. Bến đò này cũng là một nơi người ta nghỉ chân trước khi vượt dòng Đồng Nai nên có tên là bến đò Trạm và giữa hai trạm có đồn lính gọi là Thủ ngày này còn tên gọi xưa như: Thủ Đức Thủ Thiêm Thủ Dầu Một nhưng có lẽ bến đò Trạm chỉ còn là điểm duy nhất giữa Thành phố Biên Hòa.
Bến đò trong văn hóa Việt Nam là một biểu tượng quen thuộc và thân thương. Ở bến đò này ngoài ý nghĩa đó ra nó còn làm gợi nhớ đến những nỗi niềm khác.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo.
Một buổi chiều nào của mấy trăm năm trước ai đã bước xuống bến đò này ngoảnh nhìn trở lại cố hương mịt mờ phía sau. Công chúa Ngọc Vạn hay Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh từng bước chân đến bến đò này? Đâu là dấu chân họ đã đặt lên trên bến đò? 
Chúng tôi hôm nay những hậu duệ của bậc tiền nhân mở cõi tìm về quá vãng để lưu giữ lại chút hồn cổ xưa. Những con đò có lẽ ngàn năm qua không thay đổi hình dáng. Lặng lẽ qua sông lặng lẽ trở về. Một khoảng cách ngắn ngủi đôi bờ nhưng dài đến mấy trăm năm rồi. Còn lòng người thì sao? Có thể nào giữ mãi như buổi nguyên sơ? 
Ngoài bến đò văn hóa Việt cũng gắn liền với những vật dụng bếp núc bằng đất nung. Nó đã đi cùng dân tộc Việt từ thuở xa xưa rồi theo chân đoàn người di dân vào phương Nam. Chắc chắn rằng trên lưng ngựa vào những ngày đầu cũng có mặt những chiếc nồi đất. Dần dà người ta phải tìm cách sản xuất tại chỗ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. 
Chúng tôi tìm đến một nơi mà xưa kia gọi là làng nồi đất. Nó nằm ngay trong lòng thành phố Biên Hòa cách bến đò Trạm không xa.
Ở đây chuyên sản xuất những chiếc nồi đất và những vật dụng bếp núc khác. Bà Năm Thừa một nghệ nhân lâu đời của nghề làm nồi đất tại đây cho biết ngày xưa làng nghề này cung cấp những vật dụng thiết yếu bằng đất nung cho cư dân cả miền Nam. Hồi ấy mỗi ngày hàng chục chiếc thuyền cập bến đò Trạm để chở nồi đi khắp miền Đồng Nai Gia Định.
Vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi cho thứ đất sét đặc biệt dễ khai thác dễ nhào nặn thành hình. Những cái nồi được nặn từ đất này ra sau khi nung lên có màu đỏ tươi gõ vào phát ra âm thanh rổn rảng. Nồi đất nấu cơm làm hạt gạo thơm hơn kho cá làm con cá ngon hơn. Vì thế mà trở nên nổi tiếng.   
Nhưng làng nồi đất qua bao thăng trầm giờ sắp sửa lụi tàn. Từ một làng nghề đông đúc hàng trăm gia đình ngày nay chỉ còn duy nhất một gia đình giữ lại nghề truyền thống này. Đó là gia đình bà Năm Thừa. Trên đường tới đây chúng tôi lo rằng gia đình cuối cùng này có thể đã chuyển nghề khác. Nhưng may mắn thay họ vẫn còn giữ nghề.
Nguyễn Một
Theo http://nguyenmot.vnweblogs.com/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tiêu Sơn tráng sĩ 2XXXX

Tiêu Sơn tráng sĩ 2 Hồi 20 Vua Chiêu Thống Năm hôm sau, bốn người đến Lạng Sơn và theo Phạm Thái đi thẳng đến Kỳ Lừa thăm sư cự chùa T...