Đôi điều về thơ cổ điển và thơ hiện đại
Thơ cổ điển nước ta, có từ thời Lý - Trần, cách đây hơn nghìn
năm. Nó trải dài cho đến giữa thế kỷ XIX thì khép lại, mà tác giả cuối cùng là
Cao Bá Quát (1808-1855).
Nửa sau thế kỷ XIX, từ 1850 đến 1920, thì thơ nước ta chuyển
sang dòng cận đại.
Sang đầu thế kỷ XX, từ 1920 trở lại tới hôm nay, thơ Việt được
tiếp nối bằng dòng hiện đại; bắt nguồn từ nhà thơ Tản Đà (1889-1939).
Tuy một số nhà nghiên cứu văn học xếp Tản Đà vào dòng thơ cận
đại, theo tôi điều đó chưa hợp lý, vì thơ ông đã mở ra trang mới trong lịch sử
thi ca, mang đầy tính “hiện đại” về cách cảm, uyển chuyển cả về giọng điệu lẫn
thể cách. Có thể nói Tản Đà là người đi đầu trong dòng thơ hiện đại của nước
ta.
Thơ cổ điển và thơ hiện đại, mỗi thứ có cái hay riêng, khó mà
so sánh với nhau vì có nhiều cách biệt. Nhưng đại thể ta có thể nhận xét rằng:
Thơ cổ điển - tinh tế, sâu sắc, giàu ý tưởng, hướng đến cái
“ta” là chính, càng trải thời gian thì càng sáng đẹp.
Thơ hiện đại - uyển chuyển, sinh động, cuốn hút dễ hiểu nên
người ta có nhiều cảm tình, thơ hướng đến cái “tôi” là chính, nhưng trải thời
gian thì vẻ đẹp của nó dần giảm sút.
Người sâu sắc và tinh tế thì thích thơ cổ điển hơn thơ hiện đại.
Càng có tuổi, người ta càng quý thơ cổ điển, dòng thơ đã sản
sinh ra 3 thi hào: Nguyễn Trãi - Nguyễn Du - Cao Bá Quát, mà đời sau chưa ai đã
vươn tới!.
Vĩnh Yên, 5-2018
Đinh Hồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét