I) Dòng dõi và Gia Đình
Nguyễn Du (1766 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên
sinh buổi sáng ngày 3/1/1766 tính theo Âm Lịch là Giờ Mão ngày 23 tháng 11 năm Ất
Dậu tại Phường Bích Câu, Thăng Long. Quê Nội ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân,
tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du xuất thân trong một Gia Đình Đại Qúy Tộc nhiều Đời có
người làm Quan to (Công Hầu Khanh Tướng) đồng thời là Danh Sĩ một Thời - dưới
Triều Vua Lê Chúa Trịnh. Cha của Thi Hào là Cụ Nguyễn Nghiễm sinh tại làng Tiên
Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đậu Nhị Giáp Tiến Sĩ làm quan đến chức Đại
Tư Đồ (Tể Tướng). Mẹ là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái thứ 3 của một vị
quan nhỏ coi việc sổ sách Kế Toán (Câu Kế) dưới trướng Nguyễn Nghiễm, người
Xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Xã Hương Mạc, huyện
Từ Sơn). Bà Trần thị Tần thuộc dòng dõi Trần Phi Chiêu (1549-1623), ông đậu Tiến
Sĩ năm Kỷ Sửu 1589 làm quan đến chức Thượng Thư bộ Hộ, kiêm Đô Ngự Sử, tước
Diên Quận Công. Bà là 1 phụ nữ nết na, xinh đẹp nổi tiếng, có tài hát xướng,
năng khiếu Nghệ Thuật cao, lại sinh ra ở vùng Kinh Bắc – nôi của Vùng Quê Hát
Quan Họ nổi danh - điều đó đều ảnh hưởng tốt đến Hồn Thơ Nguyễn Du từ những
ngày còn bé!.
Đền thờ Xuân quận công Nguyễn Nghiễm
(Tiên Điền - Nghi Xuân -
Hà Tĩnh)
Nguyễn Nghiễm sinh ngày 14 tháng 3 năm Mậu Tý (14/4/1708) tại
làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu
là Hồng Ngư Cư Sĩ.. Quê Tổ ở làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam
(nay thuộc Hanoi). Vào đầu Thế Kỷ 17, Tổ 6 đời của ông là Nguyễn Nhiệm (cháu
Nguyễn Thiến đời Nhà Mạc) lánh nạn đem Gia Đình vào sinh cơ lập Nghiệp ở Tiên
Điền!. Năm Giáp Thìn 1724 đời Vua Lê Dụ Tông – Chúa Trịnh Cương đỗ
Thi Hương (Tú Tài) khi mới 16t. Năm Tân Hợi 1731 đời Lê Duy Phương – Chúa Trịnh
Giang, ông đỗ Hoàng Giáp (Nhị giáp Tiến Sĩ). Ngoài ra anh em Họ (Nguyễn Huệ,
Nguyễn Trương) cùng đỗ Tiến Sĩ.
a) Tướng Võ
Lúc đầu vào Triều làm Quan giữ chức Đốc Suất quân Nhung, Hiệp
đồng tán nhiệm với các Tướng Võ khác có công lao. Năm Tân Dậu 1741 nhờ phế bỏ
Trịnh Giang vì chơi bời làm hỏng Chính Sự, lập Trịnh Doanh nên được thăng làm
Tham Chính Sơn Nam, ít lâu sau đổi làm Tế Tửu Quốc Tử Giám. Năm Qúy Hợi 1743
ông được thăng làm Thừa Chi Viện Hàn Lâm, tước Xuân Lĩnh Bá.. Ba năm sau nhờ có
công lao được thăng làm Hữu Thị Lang Bộ Công, thăng lên tước Hầu và được đặc
cách dự chức Bồi Tụng trong Tướng Phủ!. Năm Mậu Thìn 1748 được làm Tuyên Phủ Sứ
Tán Lý Quân Vụ, quản cơ Trấn Nội, chức Tam Lĩnh, tước Lệ Quận Công vào Nghệ
An dẹp loạn. Thắng Trận trở về ông được thăng làm Thị Lang Bộ Hình. Ít
lâu sau, quân nổi dậy ở vùng núi Thanh Hóa lại ra, ông được sai làm Hiệp Đồng đến
đánh thành lũy quân địch. Ông đánh đâu thắng đó. Quân nổi dậy bèn đi theo đường
tắt đánh vào trị Sở Thanh Hóa, quân Triều Đình thua chạy; ông lại mang quân về
cứu, chiếm lại được Dinh. Đầu năm Canh Ngọ 1750, Triều Đình quy cho ông trách
nhiệm để thất thủ Thanh Hóa, nên ông bị giáng làm Đại Học Sĩ Đông Các (Hạn Kế
Đô 43t+Kình Đà). Cuối năm đó Trịnh Doanh đem quân đi dẹp quân khởi nghĩa của Thủ
Lĩnh Tương ở Sơn Tây sai ông làm Tán Lý giữ trách nhiệm hộ giá. Ông cùng tham
gia dẹp được quân của Tương, nên được thăng làm Thiêm Đô Ngự Sử. Đầu năm Nhâm
Thân 1752, ông được lệnh ra 4 đạo Sơn Tây, Hưng Hóa đánh hòang thân Lê Duy Mật.
Thắng trận trở về, ông được khôi phục lại chức cũ (Vận Thái Tuế). Sang năm Qúy
Dậu 1753 có công trạng, ông lại được thăng làm Phó Đô Ngự Sử, đến cuối năm Trịnh
Doanh giao cho ông làm Đốc Lĩnh ở Thanh Hóa để dẹp các lực lượng nổi dậy trong
vùng Núi. Năm Ất Hợi 1755 ông được cử làm Hiệp Trấn Nghệ An. Năm Bính Tý 1756
ông được gọi về Triều thăng Vực Quận Công đi dẹp quân nổi dậy ở Kinh Bắc, ông
thắng trận!.
Trước đó giữa năm Giáp Tuất 1754, Triều Đình mở Khoa Thi Hội,
Trịnh Doanh đã cử ông làm Tả Giám Thị. Cuối năm Đinh Sửu 1757, ông được thăng
làm Tả Thị Lang bộ Hình. Đầu năm Tân Tỵ 1761, Triều Đình xét công lao đánh thắng
quân nổi dậy, ông được thăng làm Ngự Sử, rồi Thượng Thư bộ Công vào Phủ làm
Tham Tụng (Tể Tướng); từ đó thôi không giữ việc quân mà phụ trách đội Nghiêm Hữu
thuộc Vệ Quan Thị Hậu. Mùa Hạ năm Giáp Thân 1764 ông được thăng hàm Thiếu Phó.
Năm Đinh Hợi 1767 Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm lên thay, thăng ông làm Thái Tử
Thái Bảo, tước Xuân Quận Công, Đại Tư Không. Cuối năm Tân Mão 1771 ở lứa tuổi
64t, ông xin về hưu ở làng Tiên Điền, được thăng Đại Tư Đồ. Nhưng tháng 3 năm
sau (1772) Trịnh Sâm lại mời ông ra làm Tể Tướng, rồi Thượng Thư bộ Hộ.
c) Tham dự Nam Tiến
Năm Giáp Ngọ 1774, trấn thủ Nghệ An là Bùi Thế Đạt được biết
Đàng Trong có nội biến do anh em Tây Sơn nổi dậy, bèn viết thư trình báo về Triều,
thời cơ có thể đánh chiếm Thuận Hóa. Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm bèn quyết định ra
quân sai Quận Việp Hoàng Ngũ Phúc làm Đại Tướng và Nguyễn Nghiễm được sung chức
Tả Tướng cùng Bùi Thế Đạt thống lãnh 36000 quân với nhiều Tướng tài như Quận
Huy Hoàng Đình Bảo, Hoàng đình Thể, thêm tùy tướng của Quận Việp là Nguyễn Hữu
Chỉnh đi đánh Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Quân Trịnh liên tiếp thắng trận vì nhiều
quan lại trong Nam bỏ thành hoặc ra hàng vì chán ghét Trương Phúc Loan chuyên
quyền làm bậy! . Ngày Mồng 3 Tết năm Ất Mùi (3/2/1775) Quận Việp chiếm xong Phú
Xuân, giao Bùi Thế Đạt ở lại trấn thủ Phú Xuân còn các tướng trong đó có Nguyễn
Nghiễm theo Hoàng Ngũ Phúc tiếp tục đuổi theo Chúa Nguyễn vào Quảng Nam. Chúa
Nguyễn Định Vương bỏ chạy vào Gia Định. Quân Trịnh tiếp tục giao tranh với quân
Tây Sơn của Nguyễn Nhạc và đánh bại Tây Sơn ở Cẩm Sa khiến Nguyễn Nhạc phải xin
hàng!. Tuy nhiên sau trận Cẩm Sa từ tháng 7 năm 1775 quân Trịnh bị bệnh Dịch
lan tràn bản thân ông và Quận Việp đều nhiễm bệnh nặng. Tiến đến đóng ở Chu Ô
thuộc địa đầu của Quảng Ngãi thì dừng lại vì bệnh Dịch càng ngày càng nhiều –
tình cảnh rất thê thảm (hơn 3000 nhiễm bệnh trong đó 600 người chết). Hoàng Ngũ
Phúc và Nguyễn Nghiễm đều trở về Bắc dưỡng bệnh!.
Tháng 11 âm lịch năm Ất Mùi 1775 Nguyễn Nghiễm về Quê Nhà ở Tiên
Điền trong tình trạnh gầy yếu, không lâu ông mất ngày 17 tháng 11 nhuận năm Ất
Mùi (07/1/1776) khi Vận Số đi vào Hạn Thái Bạch 67t+Kình Đà+Thiên khắc Địa
xung.
d) Tác Phẩm
Ông cùng Ngô Thì Sĩ có làm lời chú và lời bàn trong Bộ Đại Việt
Sử Ký bản kí tục biên, ngoài ra, ông còn soạn các tác phẩm sau: Xuân Trung liên
vịnh - Xuân Đình tạp vinh- Việt Sử bị lãm - Lạng Sơn đoàn thành đồ chí - Cổ Lễ nhạc
chương thi văn tập - Khổng Tử mộng Chu Công.
Nguyễn Nghiễm có tất cả 8 người vợ trong đó có 6 bà quê ở
Kinh Bắc và 21 người con, trong đó nổi danh nhất (về Quan Chức và Văn Thi Nghiệp)
có 3 người:
- Con Trưởng Nguyễn Khản làm đến Tham Tụng Triều Lê - Trịnh.
Đương thời 2 bố con đều làm Đại quan cùng Triều,đều được Vua Lê và Chúa Trịnh
tín nhiệm trọng dụng với nhiều đặc ân!.
- Nguyễn Đề cùng mẹ với Nguyễn Du làm quan dưới Triều Tây Sơn
giữ chức Tả đồng nghị Trung Thư sảnh, đã từng đi Sứ sang Yên Kinh dự lễ nhường
ngôi của Vua Càn Long nhà Thanh, xướng họa thơ cùng với các Sứ Thần Triều
Tiên.
- Đại Thi Hào Nguyễn Du là con thứ 7 của ông và bà vợ Ba (Trần
Thị Tần), riêng Bà Tần sinh được 4 trai 1 gái (Nguyễn Trụ, Nguyễn Đề, Nguyễn
thị Diên “vợ Vũ Trinh”, Nguyễn Du, Nguyễn Ức).
a) Thân Thế và Sự Nghiệp của Nguyễn Khản (1734-1787)
Sinh ngày mồng 3 tháng 3 năm Giáp Dần (16/4/1734) tại Tiên Điền
(Hà Tĩnh) là con Trưởng của Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm với Bà Chính Thất Đặng
Thị Dương (bà là con gái thứ 2 của Tri Phủ Đặng Sỹ Vinh, thông minh, xinh đẹp,
nết na, lầu thông Kinh Sử, lấy chồng năm 16t). Năm Qúy Dậu 1753 Nguyễn Khản đỗ
đầu Bảng Thi Hương. Nhân có lệ bổ dụng các con quan nên ông nhận được chức Viên
Ngoại bộ Lại, sau đó vì có tiếng học giỏi được sung chức Thị Giảng ở Phủ Chúa dạy
học cho Thế Tử Trịnh Sâm. Năm Canh Thìn 1760 vào tuổi 27 ông thi đỗ Tiến Sĩ Nho
Học. Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm lên nối ngôi, vì có công dạy Chúa lúc còn là Thế
Tử nên ông được thăng chức Đại Học Sĩ kiêm Quốc Tử Giám Tế Tửu. Năm Mậu Tý 1768
ông được kiêm luôn chức Nghiêm Hữu Đội. Với cương vị đó Nguyễn Khản vừa là Quan
văn kiêm cả Võ trong Phủ Chúa + hai cha con đều là Đại Quan cùng Triều nên các
quan trong Triều Đình hết sức trọng vọng. Năm Mậu Tuất 1778 (Vận Thái Tuế) ông
được gia thăng Hình Bộ Tả Thị Lang và làm Hiệp Trấn xứ Sơn Tây – Hưng Hóa kiêm
chức Thống Lĩnh các Đạo quân dẹp loạn ở ngoài vùng Biên Ải. Chính sự được yên ổn
đem lại bình yên cho dân bản xứ làm uy thế của ông ngày càng một lớn, nên
được Trịnh Sâm giao nhiều trọng trách của Triều Đình. Ngoài quan hệ Chúa Thượng
- Bề Tôi giữa Trịnh Sâm và Nguyễn Khản còn có mối quan hệ bạn bè thân thiết.
Ông thường được Chúa ban ân theo Ngự giá đi săn, đi câu, tắm sông, thưởng nguyệt,
ngồi cùng mâm với Vợ Chồng Chúa. Mỗi khi Chúa làm thơ đều đọc cho ông nghe để
góp ý sửa chữa, nếu thấy ông chưa góp ý sửa chữa thì Chúa coi bài thơ đó chưa
hoàn chỉnh. Ông là bậc Thầy về thơ Quốc Âm, đã dịch Chinh Phụ Ngâm của Đặng
Trần Côn ra chữ Nôm – là Danh Sĩ trong nhóm Cúc Lâm Cư Sĩ; rất tiếc ngày nay, hầu
hết tác phẩm của ông đều bị thất lạc!.
Trịnh Sâm rất sủng ái tuyên phi Đặng Thị Huệ - khi Huệ sinh
con trai, Trịnh Sâm có ý dành ngôi Thế Tử của Trịnh Khải cho Trịnh Cán!. Được
tin Nguyễn Khản âm mưu đảo chính giúp Thế Tử Trịnh Khải (biến cố năm Canh Tý
1780). Việc bại lộ những người chủ mưu đều bị hành hình, riêng ông được Trịnh
Sâm tha tội chết!. Năm Nhâm Dần 1782 Trịnh Sâm mất, quân lính nổi dậy rước Trịnh
Khải lên Ngôi Chúa, Trịnh Khải cho gọi Nguyễn Khản về Triều phong chức Thượng
Thư Bộ Lại, tước Toán Quận Công. Năm sau được phong chức Thiếu Bảo, cùng năm được
thăng Nhập Thị Tham Tụng (Tể Tướng). Sau 2 năm Trịnh Khải lên ngôi các quân
lính cậy thế có công phù lập Trịnh Sâm, nên rất kiêu hãnh kéo nhau vào Phủ Chúa
đòi phong chức. Nguyễn Khản cùng dự mưu xin Chúa chém 7 tên cầm đầu nên bị Kiêu
Binh đến đốt phá Dinh Thự tại Phường Bích Câu. Nguyễn Khản cùng em Nguyễn Điều
trốn lên Sơn Tây gửi mật thư cho Trịnh Khải xin hội binh các Trấn để trừ họa
Kiêu Binh, nhưng việc bị tiết lộ, ông cùng Nguyễn Điều xin nghỉ trở về Quê nhà.
Trịnh Sâm thường viết thư thăm hỏi và ban thuốc men cùng tiền bạc lại cho phép
thu Thuế 2 chiếc Tàu buôn để chi dùng. Năm Đinh Mùi 1787 quân Tây Sơn tiến ra Bắc,
ông trở về Kinh Đô tập hợp Triều Thần bàn chuyện chống lại quân Tây Sơn, nhưng
việc chưa thành thì ông bị cảm Bệnh và mất tại Thăng Long (Vận Số đi vào Hạn
Thái Âm 53t+Kình Đà sau Hạn Kế Đô 52t vài tháng. Thái Âm chủ về Tim Mạch)...
b) Thân Thế và Sự Nghiệp của Nguyễn Đề (1761-1805)
Nguyễn Đề tự Tiến Phú, hiệu Tinh Kiên, biệt hiệu Văn Thôn Cư
Sĩ là nhà Thơ Việt Nam ở cuối Thế Kỷ 18 - đầu Thế Kỷ 19. Sinh ngày 13 tháng 2
năm Tân Tỵ (1761) tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con
thứ 6 của Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm và bà Trần Thị Tần và là anh cùng Mẹ với
Thi Hào Nguyễn Du - cả 2 đều hưởng dòng máu Thi Ca của Song Thân từ hồi còn nhỏ!.
Nhờ cha làm Tể Tướng nên những năm tháng thiếu thời, ông sống khá yên vui cùng
các anh em trong Dinh Thự bề thế ở phường Bích Câu trong Kinh Thành Thăng Long.
Năm Mậu Tý 1768 mới 7 tuổi ông đã được Tập Ấm: Hoằng Tín đại
Phu, Trung Thành Môn Vệ Úy, Khuê Nhạc Bá. Năm Canh Tý 1780 nhờ thông minh và
chăm chỉ, ông đỗ đầu Kỳ khảo Khóa ở Quốc Tử Giám. Năm Qúy Mão 1783 ông đỗ đầu kỳ
thi ở huyện Thọ Xương và huyện Đông Ngàn. Tháng 10 cùng năm ông đỗ Giải Nguyên
lúc 23 tuổi khoa Thi Hương ở trường thi Phụng Thiên. Năm Bính Ngọ 1786
ông được bổ làm Thị Nội Văn Chức, giữ việc thường trực tại nhà học của con Chúa
Trịnh; rồi kiêm Phó Trí Thị Nội Tả Lại phiên ở Phủ Chúa. Sau nữa ông được thăng
Xu Mật Viện sự Đức Phái Hầu. Cùng năm Tây Sơn ra Bắc, ông được giao chức Hiệp
Tán Quân Cơ ở đạo quân Sơn Tây. Năm Kỷ Dậu 1789 Vua Lê Chiêu Thống chạy sang
Tàu, không theo kịp, ông phải lánh về Quê Mẹ ở Bắc Ninh (Hạn La Hầu 28t+Kình
Đà). Năm Canh Tuất 1790 ông được nhà Tây Sơn mời ra giúp - từ Hàn Lâm Viện Thị
Thư rồi được cử làm Phó Sứ (do Nguyễn Quang Hiển dẫn đầu) đi Sứ đến Yên Kinh
triều cống nhà Thanh. Về nước ông được thăng Đông Các Đại Học Sĩ, gia tăng Thái
Sử, Thự Tả Thị Lang Nghi Thành Hầu. Năm Giáp Dần 1794 triều Cảnh Thịnh, ông được
thăng Tả Phụng Nghi bộ Binh, vào Quy Nhơn giữ chức Hiệp Tán Nhung Vụ cai quản
tinh binh. Năm Ất Mão 1795, ông được cử sang Tàu lần 2 để chúc mừng Vua
Càn Long làm Lễ nhường ngôi cho con là Gia Khánh. Tháng 2 năm sau về nước ông
được phong chức Tả Đồng Nghị Trung Thư Sảnh. Năm Nhâm Tuất 1802 nhà Tây Sơn sụp
đổ, Vua Gia Long lệnh cho ông theo Xe Vua ra Bắc và làm việc tại Bắc Thành dưới
quyền quan Tổng Trấn. Năm Ất Sửu 1805 trong lần chịu tang người Thiếp, ông bị một
Viên Tri Phủ truy bức nhân có 1 vụ việc tại làng; rồi vì qúa uất ức, ông đã qua
đời khi Vận Số đi vào Hạn Thái Âm 44t+Tam Tai + Kình Đà.
Gia Cảnh
Ông có 2 người Vợ: Vợ chính thất họ Trịnh không có con. Vợ thứ
sinh 3 con trai tên Giai, Lịch và Vĩ.
Tác Phẩm
Ông để lại 2 Tập Thơ chữ Hán: Quế Hiên Giáp Ất tập và Hoa
trình tiêu khiển Tập.
Có người nhận xét về Ông: Ông làm quan thời Vua Lê Chúa Trịnh
(Cha và Anh cùng là Đại Quan); khi Triều Lê sụp đổ, Ông ra làm quan với Nhà Tây
Sơn và nhà Nguyễn với lòng tự nguyện, không mặc cảm, ít vướng bận nghĩa “Trung
quân”, thậm chí có lúc ông còn chỉ trích những người bảo thủ, lánh Đời. Vì chuyện
này ông đã phải hứng chịu không ít lời dèm pha!. Trên 300 bài thơ của ông đều
là những bài thơ Vịnh Cảnh, Ngụ Hứng, Cảm Hoài, Thù Tạc… Trong số đó có gần chục
Bài Thơ viết cho Em Trai là Tố Như Nguyễn Du. Tuy viết bằng chữ Hán, nhưng thơ
của Ông đều có giọng bình dị, ít Triết Lý và được thể hiện bằng thứ Ngôn Ngữ
tinh tế mà không cầu kỳ và kiểu cách. Nguyễn Đề là nhà Thơ có tấm lòng nhân
nghĩa, vị tha, có tâm hồn sâu lắng và nhiều trăn trở. Ngòi bút của ông bình dị,
nhưng có nhiều bài hay, câu hay. Đặc biệt Ông có hàng chục bài thơ viết cho
Nguyễn Du với tất cả tình cảm yêu thương của một người anh dành cho một đứa em
trai có Số Phận khá vất vả, long đong. Lần Nguyễn Du nuôi chí chống Tây Sơn, việc
bị bại lộ bị bắt giam. Nhờ ông thân quen với tướng Tây Sơn là Nguyễn Thận nên
Nguyễn Du được thả. Tuy 2 anh em sống xa cách nhau và mỗi người một số phận;
song họ luôn nhớ nhau, đặc biệt là Tình Cảm của Ông đối với Nguyễn Du (và ngược
lại) vô cùng sâu sắc. Đây chính là thứ Tình anh Em hiếm thấy trong Lịch sử Văn
Học Việt Nam!.
II) Thân Thế và Sự Nghiệp của Đại Thi Hào Nguyễn Du
1) Lá số Tử Vi
MỆNH đóng Cung Dậu (Kim) với Thái Tuế, Thái Dương, Thiên
Lương, Hóa Quyền - Thái Âm, Long Phượng hội chiếu. Tam giác (Mệnh, Quan, Tài)
được Vòng Thái Tuế (Danh Vọng và Quyền Thế) . THÂN cư Thiên Di nằm trong Tam
Giác (Di, Phúc Đức, Thê) ở Thế Tuế Phá, nhưng được Vòng Lộc Tồn (Lộc Trời cho,
dù không giầu cũng hưởng mọi sự may mắn khác, hóa giải mọi bế tắc, rủi ro và tật
bệnh). Cung Huynh Đệ nằm trong Tam Giác (Huynh Đệ, Điền Trạch, Tật Ách)
được Vòng Tràng Sinh (hình bóng của 2 Vòng Thái Tuế và Vòng Lộc Tồn kết hợp).
Cung Phụ Mẫu với Sát Phá Tham hội Thiếu Dương, Tứ Đức, Ân Qúy, Văn Tinh + Đào Hồng:
Cha lúc nhỏ thông minh học giỏi, lớn lên tài thao lược Văn Võ song toàn (từ Võ
“Sát Phá Tham+Địa Kiếp đắc địa” ra Văn: ở ngôi Tể Tướng 15 năm) ở vị trí nào
cũng có tài ứng biến, sắp đặt gọn ghẽ mọi việc bề bộn; được cả Vua lẫn Chúa
khen là người Nhân Đức và Tài Trí. Với Văn Tinh + Đào Hồng: nổi danh về thơ
phú, ca hát cả Cha lẫn Mẹ. Cung Phúc Đức với Cơ Âm Cự Đồng hội Song Lộc, Xương
Khúc, Tướng Ấn, Mã Khốc Khách được Vòng Lộc Tồn: dòng Họ Nội Ngoại nhiều Đời
Danh Vọng, Giàu có (Công Hầu Khanh Tướng) - một Thời Vang Bóng!. Cung Huynh Đệ
đóng tại Thân (Kim hợp Mệnh Thủy) đưọc Vòng Tràng Sinh với Tử Phủ Vũ Tướng hội
Hóa Khoa, Tả Hữu, Khôi Việt, Thai Toạ (anh em xuất thân từ các Dòng Họ Đại Qúy
Tộc, Công Danh “ thành đạt + nổi danh về Văn Thi Nghiệp” điển hình Anh Cả Nguyễn
Khản tuổi Giáp Dần 1734 hành Thủy và Nguyễn Đề tuổi Tân Tỵ 1761 hành Kim đều hợp
với Thủy Mệnh của Nguyễn Du – nên thời trẻ anh em có nhiều gắn bó liên hệ chặt
chẽ với nhau, nhưng với Bộ Hung Sát Tinh: Không Kiếp, Kình Đà, Hỏa Tinh cũng
gây cho Anh Chị Em nhiều sóng gió trong cuộc Đời - kể cả Đương Số!).
Tuổi Ất Dậu với Can Ất đứng vào hàng đầu hàng Can với Thái Tuế
tại Mệnh là người thông minh hơn người trong bất cứ Lãnh Vực nào, lúc trẻ cũng
vượt trội bạn đồng trang lứa, mẫu người nhiều tham vọng, nặng lòng với Quê
Hương, Đất nước, có tình nghĩa với Đồng Bào và bà con Dòng Họ. Nhật Nguyệt + Tứ
Linh “Long Phượng Hổ Cái”: sống lý tưởng, có tài về Văn Chương Nghệ Thuật. Mệnh
ứng với thời trẻ trước 30t ở Đại Vận (2-11t) khi sinh ra Cha đang làm Tể
Tướng nên sống trong giàu sang Phú Qúy, lên 3 tuổi được Tập Ấm (Hoàng Tín Đại
Phu, xuất thân Thành Môn Vệ Úy, tước Thu Nhạc Bá). Với hàm ấy Nguyễn Du đã đứng
vào hàng Sĩ Tịch của Triều Đình của Triều Đình Lê - Trịnh, mặc dù chưa phải là
một Vị Quan tại chức!. Tướng Mạo khôi ngô, thông minh (Nhật Nguyệt+Tứ Linh),
lên 6t bắt đầu học chữ Hán, sách vở chỉ xem qua 1 lần là nhớ. Có lần Quận Việp
Hoàng Ngũ Phúc đến nhà chơi thấy Nguyễn Du có tướng mạo phi thường bèn tặng ông
1 thanh Bảo Kiếm. Dù Mệnh được Vòng Thái Tuế + THÂN cư Thiên Di được Vòng Lộc Tồn
nhưng Nhật (tượng Cha), Nguyệt (tượng Mẹ) gặp Hóa Kỵ, Phục Binh, THÂN (ứng với
thời gian từ Trung Vân đến Hậu Vận) nằm ở Vòng Tuế Phá (gặp nhiều ngang trái, bất
mãn, có tinh thần cách mạng, nhưng nhờ Lộc Tồn +Mã Khốc Khách “Nghị Lực cao” đã
vượt qua nhiều Sóng Gió của Cuộc Đời).
Từ năm Ất Mùi 1775 khi đi vào Hạn La Hầu 10t+Triệt, Ông đã chịu
nhiều mất mát: anh trai Nguyễn Trụ cùng Mẹ tuổi Đinh Sửu 1757 qua đời vào Hạn
La Hầu 19t+Kình Đà, cũng vào cuối năm đó Cha đau bệnh mất vào Hạn Thái Bạch
67t+Kình Đà. Hai năm sau Mẹ tuổi Canh Thân 1740 mất năm Mậu Tuất 1778 vào lúc Vận
Số của Ông đi vào Năm Tuổi 13t+Hạn Thái Bạch+Kình Đà (nên nhớ Mệnh của ông ở Dậu
với Mệnh của Phụ Mẫu ở Tuất: Dậu và Tuất ở Thế Nhị Phá và Thế Hỏa khắc Thế Kim
+ Cha Mệnh Hỏa, con Mệnh Thủy). Mồ côi cả Cha lẫn Mẹ cuộc sống trở nên khó khăn
vào Thời Điểm này nằm trong Đại Vận (12t-21t) tại Cung Huynh Đệ, ông phải về sống
với Anh Cả Nguyễn Khản, người Anh cùng Cha khác Mẹ hơn Ông 31t rất tài hoa, làm
Quan to tại Triều được Chúa ưu đãi. Đời sống của người Anh Cả đã có ảnh hưởng
nhiều đến ông trên đường Sự Nghiệp!.
Năm Canh Tý 1780 Nguyễn Khản đang làm Trấn Thủ Sơn Tây bị
khép vào tội mưu lọan trong Vụ án năm Canh Tý (phò Thế Tử Trịnh Khải âm mưu phế
bỏ Trịnh Cán) bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận Công. Lúc này Nguyễn Du được
người bạn thân của Anh Cả là Đoàn Nguyễn Tuấn (là Anh Vợ sau này) đón về Sơn
Nam Hạ (Nam Định) nuôi ăn học. Năm Nhâm Dần 1782 Trịnh Sâm mất, Kiêu Binh phế
Trịnh Cán tôn Trịnh Khải lên ngôi Chúa. Nghĩ tình Thầy Trò, Trịnh Khải đón Nguyễn
Khản về Triều với chức Thượng Thư Bộ Lại còn Nguyễn Điều làm Trấn Thủ Sơn Tây.
Năm Qúy Mão 1783 Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam đậu Tam
Trường (Tú Tài) vào năm 18t. Cũng trong năm này Nguyễn Đề (anh cùng Mẹ tuổi Tân
Tỵ 1761) đỗ Giải Nguyên khoa Thi Hương ở Điện Phụng Thiên và Anh Cả Nguyễn Khản
đầu năm thăng chức Thiếu Bảo cuối năm thăng chức Tham Tụng (Tể Tướng).
Sau sự kiện Kiêu Binh đốt cháy Dinh Thự của Anh Cả ở Phường
Bích Câu (Thăng Long). Hòan cảnh khó khăn nên Anh Cả đành xin cho ông làm chức
Chánh Phủ Hiệu tỉnh Thái Nguyên năm Bính Ngọ 1786 – đó là năm đầu của Đại Vận
(22t-31t) tại Cung Thê gặp Tuần+Triệt. Tiểu Vận năm Bính Ngọ 1786 đi vào Vận
Đào Hồng Hỉ, Ông lập gia đình với bà Đoàn Thị Huệ, con gái Tiến Sĩ Đòan Nguyễn
Thục đang làm Ngự Sử tại Triều, người xã An Hải, huyện Quỳnh Côi, Trấn Sơn Nam
(nay là tỉnh Thái Bình). Năm Đinh Mùi 1787, Tây Sơn tiến quân ra Bắc, Lê Chiêu
Thống chạy sang Tàu, Nguyễn Khản trở về Kinh Đô tập hợp Triều Thần bàn chuyện
chống Tây Sơn, nhưng việc chưa thành thì ông bị bệnh mất tại Thăng Long. Nguyễn
Du theo Vua không kịp, phải chạy trốn về Quê Vợ ở nhờ nhà anh vợ Đòan Nguyễn Tuấn
tại Thái Bình (Vận Số đi vào Hạn Thái Bạch 22t+Kình Đà +Vận Triệt).
Đại Vận (22t-31t) tại Cung Thê nằm trong Tam Giác (THÂN cư
Di, Thê, Phúc) tuy gặp Vòng Lộc Tồn, nhưng ở Thế Tuế Phá, Ông có tập hợp Hào Mục
để tính chuyện Phục Quốc, nhưng chí không thành!. Mười năm lưu lạc ăn nhờ ở đậu
Quê Vợ là những năm tháng cô đơn cùng cực của Ông, đói không cơm ăn, rét không
có áo mặc. Ông gọi quãng Thời Gian này là Mười năm gió bụi ”Thập tải Phong Trần
“. Hàng ngày Ông làm thơ than thở cho cảnh ngộ của mình, chưa làm nên danh vọng
gì mà đã rơi vào cảnh cùng khổ!. Thời gian này nhà Vợ, bố vợ và anh vợ đều mất,
ông đành trở về Quê Cha đất Tổ ở Tiên Điền. Trở lại Quê nhà, thấy nhà cửa tan
hoang, anh em lưu lạc khắp nơi, Ông đã phải thốt lên “ Hồng Lĩnh vô Gia, Huynh
Đệ tán”. Tuy vậy ở Tiên Điền vẫn còn bà con thân thuộc – nên Ông được bà
con chia cho mảnh đất ở thôn Thuận Mỹ làm nhà ở. Do được sinh ra và sống trong
nhung lụa của một Gia Đình Đại Qúy Tộc nên về Quê, Ông chẳng biết làm gì ngoài
đống sách vở Thánh Hiền!. Đêm nằm nghe tiếng gió Bắc thổi qua liếp cửa, tiếng
chuột rúc chạy trên đống sách khiến tâm trạng lại càng thêm buồn tủi. Để khuây
khỏa Ông thường cùng trai làng Tiên Điền lên núi Hồng Lĩnh săn hươu nai hay xuống
sông Lam bắt cá.
Năm Kỷ Dậu 1789 Vua Quang Trung đại phá quân Thanh, Đoàn Nguyễn
Tuấn ra hợp tác với nhà Tây Sơn giữ chức Thị Lang bộ Lại. Lúc này Nguyễn Du về ở
Quê Vợ (Quỳnh Côi, Thái Bình). Tháng 10 năm Tân Hợi (1791), Nguyễn Quýnh, người
anh thứ 4 cùng cha khác mẹ của Ông do chống Tây Sơn nên bị bắt và bị giết, Dinh
Cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền, Hà Tĩnh bị phá hủy!.
Năm Qúy Sửu 1793 Ông về thăm Quê ở Tiên Điền, cuối năm Ông
vào Kinh thăm anh ruột Nguyễn Đề đang làm Thái Sử ở Viện Cơ Mật và anh rể Đoàn Nguyễn Tuấn.
Mùa Đông năm Bính Thìn (1796), ở năm đầu của Đại Vận
(32t-41t) tại Cung Tử Tức gặp Tuần +Triệt, Nguyễn Du trốn vào Gia Định theo
Chúa Nguyễn Ánh, nhưng bị Quận Công Nguyễn Thận bắt giam 3 tháng ở Nghệ An, may
nhờ anh ruột Nguyễn Đề quen với Thận nên được tha (Hạn Thái Bạch 31t+Kình Đà).
Trong thời gian ở Tù, Ông có làm bài Thơ My trung mạn hứng «Cảm hứng trong Tù».
2) Thời Kỳ tham chính
Đại Vận (32t-41t) nằm trong Thế Thiếu Dương +Sát Phá Tham+Đào
Hồng Hỉ + Tuần Triệt: 10 năm nhiều sóng gió, sau bế tắc, nhờ Triệt tháo gỡ, vào
các năm cuối của Đại Vận, cuộc đời đã đi vào trang Sử mới.
Năm Nhâm Tuất 1802 Vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn; khi ra Bắc
Hà có xuống chiếu mời các Quan Chức cũ của nhà Lê phải ra yết kiến. Nguyễn Du
được truyền lệnh theo xa giá ra Bắc Thành và được làm quan. Tháng 8 cùng năm được
bổ làm Tri Huyện Phù Dung (thuộc Khóai Châu, Sơn Nam). Tháng 11 được thăng Tri
Phủ Thường Tín. Mùa Đông năm Qúy Hợi 1803 để tiếp Sứ Thần nhà Thanh sang phong
sắc cho Vua Gia Long, Ông được cử cùng các Tri Phủ Thượng Hồng là Lý Trần
Chuyên; Tri Phủ Thiên Trường là Ngô Nguyễn Viên; Tri Phủ Tiên Hưng là Trần Lân
ra Cửa Nam Quan nghênh tiếp Sứ Thần.
Mùa Thu năm Giáp Tý 1804 lấy cớ bị bệnh (Hạn Thái Bạch
40t+Tam Tai+Kình Đà) Ông xin từ chức về Quê. Con đường Hoạn Lộ với nhà Nguyễn
đang hanh thông, nhưng ông vẫn thấy không mặn mà với Triều Đại này!. Về Quê
chưa được bao lâu thì Vua Gia Long có chỉ triệu vào Kinh Đô. Mùa Xuân năm Ất Sửu
1805, Tiểu Vận vào Quan Lộc (+Hạn Thái Dương 41t+Tướng Ấn, Song Lộc, Mã Khốc
Khách) được thăng Đông Các Đại Học Sĩ, tước Du Đức Hầu. Đây là ân sủng lớn mà
Triều Đình dành riêng cho Ông; vì Ông chỉ đỗ Tam Trường (Tú Tài) mà thời đó phải
đỗ Hương Cống (Cử Nhân) thì mới được bổ làm quan. Sở dĩ Triều Đình đặc cách
phong cho Ông vì thấy Ông là người có tài; hơn nữa Ông lại xuất thân trong 1 Đại
Gia Đình Khoa Bảng lỗi lạc một thời gian dài là Giường Cột của Triều Lê. Hơn nữa
với mục đích trọng dụng những người như Ông có thể thu phục được nhâm tâm của
Sĩ Phu Bắc Hà khi còn luyến tiếc Triều Lê!.
Tuy làm quan to với nhà Nguyễn, nhưng Ông chẳng lấy thế làm
vui, mà lại thêm buồn vì thời thế đã đổi thay, lại thương cho Số Phận của mình.
Những đêm mưa rả rích ở Xứ Huế, một mình nhìn về Phía Bắc Đèo Ngang, lòng càng
thêm đau sót. Nhà nghèo lại đông con, phải chịu cảnh đói rách (Thập khẩu đề cơ
Hoành Lĩnh bắc ”Mười miệng đói đang kêu ở Đèo Ngang”).
Năm Đinh Mão (1807), năm đầu của Đại Vận (42t-51t) tại Cung
Tài Bạch tuy là Đại Vận Thái Tuế +Tứ Linh, nhưng Nhật Nguyệt gặp Hóa Kị, Phục
Binh+THÂN Tuế Phá: 10 năm được vài năm đầu ưng ý, thỏa mãn với vài ước vọng thủa
thiếu thời, nhưng nhìn cảnh Quan Trường còn đầy rẫy kẻ xu thời trục lợi chỉ
thích vơ vét cho đầy túi tham, hơn nữa lòng còn vọng tưởng Cố Quốc một thời
Danh Vọng của Đại Gia Đình. Ông càng cám cảnh cho thân phận cá chậu chim lồng của
mình!.
Tháng 9 năm Đinh Mão (1807) được bổ làm Giám Khảo trường Thi
Hương ở Hải Dương. Xong việc Ông xin về Quê được Vua chấp thuận. Đến mùa Hạ năm
Kỷ Tỵ (1809) Vua lại có chỉ bổ Ông giữ chức Cai Bạ tỉnh Qủang Bình. Trong 4 năm
giữ chức Cai Bạ mọi việc trong Hạt như: lính tráng, dân sự, kiện thưa, tiền
nong, lương thực và các hạng Thuế, Ông đều bàn bạc thương thuyết với các quan
lưu thư ký mục để thi hành. Chính sự giản dị không cần tiếng tăm nên được Sĩ
Phu và nhân dân yêu mến.
Tháng 9 năm Nhâm Thân (1812) Ông xin tạm nghỉ 2 tháng về Quê
xây mộ cho anh Nguyễn Đề. Tháng 2 năm Qúy Dậu (1813) có chỉ triệu về Kinh thăng
hàm Cần Chánh Đại Học Sĩ (Vận Thái Tuế), sau đó được cử đi Sứ Trung Quốc với tư
cách Tuế Cống Chánh Sứ cùng 2 Phó Sứ giúp việc là Thiêm Sự Bộ Lại Trần văn Đại
và Nguyễn văn Phong.
Trong dịp đi Sứ sang Tàu, có dịp trở lại Thăng Long; bạn bè mở
tiệc tiễn đưa ở Dinh Tuyên Phủ có gọi mấy chục Nữ Nhạc đến giúp vui. Trong đám
Nữ Nhạc, Ông có nhận ra 1 người mà 20 năm trước, khi Ông từ Thái Bình lên thăm
anh là Nguyễn Đề đã hát cho quân Tây Sơn nghe. Nhìn dung nhan tiều tụy, chạnh
lòng nghĩ đến Thế Sự đổi thay, Ông buồn bã thốt lên: “Than ôi! Sao người ấy
lại đến nỗi này. Tôi bồi hồi không yên, ngẩng lên, cúi xuống ngậm ngùi cho cảnh
xưa nay”. Lòng cảm thương vô hạn, Ông đã gửi vào bài thơ Long Thành cẩm giả ca.
Trong thời gian đi Sứ, ngoài sứ mệnh bang giao, mỗi khi qua đền chùa, các Danh
Lam Thắng Cảnh nổi tiếng của Trung Quốc, Ông thường ghé thăm và làm thơ.. Ông
ca ngợi Hạng Võ, Văn Thiên Trường, Tỷ Can…qua sông Mịch La nơi Khuất Nguyên trầm
mình, Ông làm bài thơ Phản Chiêu Hồn khuyên Khuất Nguyên đừng trở về Dương Gian
xấu xa, đầy tội ác. Qua tượng vợ chồng Tần Cối, Ông chê trách Tần Cối nghe vợ
giết Trung Thần làm Hán gian cho ngoại bang. Đến thăm đền thờ Tiểu Thanh ở Hàng
Châu, tỉnh Triết Giang, người con gái tài sắc vẹn toàn, nhưng bạc mệnh, Ông làm
thơ khóc Tiểu Thanh, ngậm ngùi nghĩ đến thân phận Mình “Bất tri tam bách dư
niên hậu – Thiên Hạ hà nhân khấp Tố Như ”.
Tháng 4 năm Giáp Tuất (1814) trở về nước, Ông có làm tập thơ
Bắc hành tạp lục. Mùa Hạ năm Ất Hợi (1815) Ông được phong chức Hữu Tam Tri bộ Lễ
tước Du Đức Hầu. Năm Kỷ Mão 1819 Ông được cử làm Đề Điệu trường Thi Quảng Nam,
Ông dâng biểu xin nghỉ được nhà Vua chuẩn y. Thời Điểm này là năm đầu của Đại Vận
(52t-61t) tại Cung Tật Ách ở Thìn (Thổ khắc Mệnh) có Kình Dương (Kim) rất độc với
Can Ất (Mộc), lại Nhị Hợp với Mệnh (Nhật Nguyệt gặp Hỏa Linh, Hóa Kỵ: Tinh Thần
mệt mỏi luôn luôn lo lắng đến sức khỏe). Năm Canh Thìn 1820 Vua Gia Long băng
hà, Minh Mệnh lên ngôi, có lệnh sai Ông đi làm Chánh Sứ sang Tàu cầu phong,
nhưng chưa kịp đi thì Ông mất vì bệnh Dịch Tả ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn
(16/9/1820) tại Kinh Thành Huế khi Tiểu Vận vào Tật Ách gặp Kình, Vận Số đi vào
Hạn La Hầu 55t+Kình Đà, Không Kiếp.
Bệnh Dịch Tả này là trận Dịch lớn xuất phát từ Xiêm La, Chân
Lạp rồi lây sang nước ta, phát sinh từ các tỉnh Hà Tiên, Định Tường rồi lan ra
Bắc, người chết không biết bao nhiêu mà kể, cả thành thị lẫn thôn quê đều náo
loạn!.
Hiện nay Nhà Thờ của Đại Thi Hào Nguyễn Du ở Tiên Điền có gắn
4 chữ (Địa Linh Nhân Kiệt) và Nhà Lưu Niệm trong đó có Tượng Đài của Ông được
xây tại tỉnh Hà Tĩnh.
3) Tác Phẩm
a) Chữ Hán
- Thanh Hiên Thi tập gồm 78 bài viết chủ yếu trong những năm
tháng trước khi làm quan Triều Nguyễn.
- Nam Trung tạp ngâm gồm 40 bài ngâm nga lặt vặt lúc làm quan
ở Huế, Quảng Bình và các địa phương phía Nam Hà Tĩnh.
- Bắc Hành tạp lục gồm 131 bài Thơ ghi chép các sự kiện khi
đi Sứ sang Tàu.
- Đoạn Trường Tân Thanh (truyện KIỀU) gồm 3254 câu Thơ theo
thể Lục Bát viết bằng chữ Nôm có nội dung dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều của
Thanh Tâm Tài Nhân (người Tàu) xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình
chuộc cha của Thúy Kiều, nhân vật chính- một cô gái có Tài Sắc nhưng Hồng nhan
bạc phận.
- Văn Chiêu Hồn: Văn Tế 10 loại chúng sinh theo thể Thơ Song
Thất Lục Bát.
- Thác lời Trai phường Nón: 48 câu Thơ thể Lục Bát với nội
dung thay lời anh con Trai Phường Nón làm thơ tỏ tình với Cô Gái phường Vải.
- Độc Tiểu Thanh ký viết về nàng Tiểu Thanh tài sắc vẹn toàn
của Trung Quốc, 16t bị gả làm vợ lẽ của nhân vật thuộc nhà quyền qúy. Vì Vợ Cả
hay ghen nên đuổi nàng ra sống một mình ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ, không bao lâu bị
bệnh chết ở tuổi 18t. Trước khi chết, nàng có để lại nhiều bài Thơ và Họa,
nhưng hầu hết bị người vợ cả đốt!. Bài thơ viết theo thể Thất ngôn Bát cú Đường
Luật.
- Văn Tế sống Trường Lưu nhị Nữ: gồm 98 câu viết theo lối Văn
Tế để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với 2 cô gái Phường Vải.
Sáng tác của Nguyễn Du không nhiều về số lượng, nhưng có Vị
Trí đặc biệt quan trọng trong Di Sản Văn Hóa Dân Tộc. Từ Kiệt Tác Truyện Kiều
đã nảy sinh biết bao những hình thức Sáng Tạo Văn Học và Văn Hóa khác nhau: thơ
ca về Kiều, các phóng tác Truyện Kiều bằng văn học, sân khấu, điện ảnh; rồi vô
số dạng thức của Nghệ Thuật Dân Gian: đố Kiều, giảng Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều…
Đặc biệt là số lượng rất lớn những bài Bình Luận, những Công Trình Phê bình (từ
xưa đến nay), kể cả Nghiên Cứu.
Dưới mắt người ở nước ngoài: Nguyễn Du là Nhà Thơ lớn của Thế
Giới lúc bấy giờ, họ coi Ông là Vị Thánh của nền Thi Ca Việt Nam. Họ qúy trọng
Ông vì đã đóng góp công vào nền Thi Ca Thế giới. Ông là nhân vật kiệt xuất của
thơ ca Việt Nam. Năm 1965 Ông được Hội Đồng Hòa Bình Thế Giới của UNESCO công
nhận là Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới và quyết định Kỷ Niệm trọng thể nhân dịp Kỷ
Niệm 200 năm, năm sinh của Ông.
Mùa Xuân năm Mậu Tuất 2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét