Do nhầm lẫn, lúc chặp tối, người ta để anh xuống một bến xe cũ, đã bỏ hoang. Trên nền đất khô khốc, ngôi nhà lớn lợp tôn đứng trơ vơ. Quanh nhà, cây dại mọc lùm sùm, chen chúc, chồm lên cả thềm đất. Anh chưa kịp quay lại để cầu cứu, chiếc xe anh đi nhờ từ QB đã biến khỏi tầm mắt. Đành vậy, anh nhủ thầm, nhìn quanh bãi xe. Không hiểu vì lẽ gì, khi di chuyển xe cộ, đồ đạc, vật dụng… người ta lại để lại nơi đây một cột trụ cao ngất ngưỡng với những ngọn đèn quảng cáo xanh đỏ tím vàng không ngừng quay, không ngừng nhấp nháy sáng. Có thể, chính ngọn đèn quảng cáo này khiến nhiều ngưới nhầm tưởng bến xe vẫn đang hoạt động. Anh loay hoay mất một lúc, không biết phải bắt đầu bằng việc gì, rồi đành vất ba-lô, ngồi xuống nền đất, khoanh tay bó gối, nhìn đăm đăm lên những ngọn đèn, làm như chúng có thể giúp anh tìm ra một lối thoát. Chỉ đến khi mọi thứ nhòe đi thành một quầng sáng hỗn loạn anh mới rời mắt, ngoảnh nhìn vạt cỏ xơ xác trước nhà.
Trong lúc cố tìm ra một cách khả dĩ để sống qua đêm ở nơi chốn xa lạ không một bóng người, chẳng hiểu do đâu mà trong mớ ý nghĩ hỗn độn bỗng hiện lên mấy câu thơ của người bạn học cũ. Có lẽ, trừ câu đầu tiên, chúng liên quan trực tiếp đến cảnh ngộ của anh chăng: Chẳng thà làm một cơn mưa/ trên bãi xe không bóng người/ với chiếc đèn quảng cáo quay những vòng ngũ sắc lên trời/ không ngớt.* Bữa đó, không biết vội vàng thế nào mà thay vì mang cuốn vở toán hắn lại đem theo cuốn vở ghi chép ở nhà. Những câu thơ ghi trong cuốn vở học trò có bìa màu vàng nhạt, vẽ hai đứa nhỏ cầm tay nhau đến trường, tình cờ rơi vào tay cô giáo chủ nhiệm khi hắn lên trả bài. Có thể, khi vừa trao cuốn vở hắn đã nhận biết một tai họa sắp đổ ập xuống cuộc đời hắn. Hắn vốn giỏi toán vậy mà bỗng lắp bắp không ra lời, tay cầm phấn run run, phấn rơi lên rớt xuống mấy lần. Cô giáo lần giở các trang vở, mặt cũng tái dần đi. Cả lớp nín thở, không biết đang xảy ra chuyện gì. Hóa ra, cô đọc thấy mấy câu thơ trong vở của hắn. Ở trang đầu tiên hắn còn nắn nót ghi lại thơ của ai đó, kèm với hình vẽ một người gầy nhẵng, hai tay giơ lên trời, miệng há to: Bỗng nhiên tôi chán làm người…Sẽ rất tuyệt vời/ đi ngoài đường với con dao màu xanh lá cây/ rống cho tới khi chết cóng. Cả trường nhốn nháo truyền tai nhau mấy câu thơ kỳ quặc, vô nghĩa, phi hiện thực của hắn. Bấy giờ, các thi sĩ chỉ một mực làm thơ về nhà máy, về công trường, về tăng năng xuất lúa, về hy vọng, về niềm tin mà thôi. Người ta bảo, nếu làm to chuyện, hắn có thể bị bắt, bị truy cứu, bị giam cầm. Ban giám hiệu, nhất là thầy hiệu trưởng, thương đứa học trò giỏi, bàn tính với gia đình làm đơn cho hắn nghỉ bệnh, đợi mọi việc nguôi ngoai rồi học tiếp. Anh thi vào Mỏ-Địa chất. Anh đinh ninh hắn sẽ thi vào một trường nào đó có liên quan đến văn chương nhưng hắn lại thi vào ngành kinh tế. Anh nghĩ vẩn vơ, không hiểu thằng bạn ngồi cùng bàn, mắt lúc nào cũng dài dại sau cặp kính tròn, cả đời chưa ra khỏi ngôi làng nhỏ, làm sao lại có được cái ngọn đèn quảng cáo, cái bến xe vắng khách, làm sao lại muốn làm một cơn mưa, làm sao lại yêu thích những câu thơ lạ lùng của ai đó.…
Anh không hỏi, hắn cũng im lặng, coi đó như chuyện cấm kỵ. Nhưng ngay cả khi đã khôn lớn, khi P.Neruda được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam, anh cũng không có điều kiện để hỏi han thêm vì hắn đã rẽ sang một con đường khác, trở thành chuyên gia phân tích kinh tế. Thỉnh thoảng anh nhìn thấy hắn trên TV, trong các chương trình về tài chính, ngân hàng, vẫn đôi mắt dài dại sau cặp mắt kính tròn, vẫn giọng nói nhỏ, điềm đạm như ngày trước. Các lập luận của hắn chắc chắn, các kiến giải của hắn sáng sủa. Hắn có lối nói thẳng, mạch lạc. Chỉ có điều, trông hắn mệt mỏi, lúc nào cũng mệt mỏi, giống như kiểu một người đang gắng sức làm cho xong phần việc được giao. Đôi lúc, anh nghĩ, có thể, sự cố hồi tuổi nhỏ đã vùi lấp tình yêu dành cho văn chương của hắn. Ấy vậy rồi, anh tình cờ nghe thấy những bài thơ của hắn được giới văn chương nhắc nhở, khen ngợi. Hắn dùng chính tên khai sinh làm bút danh nhưng chỉ in đi in lại một dessin của hắn do họa sĩ H vẽ, không khi nào in ảnh. Anh lại nghĩ, hóa ra, giết chết một tình yêu không phải là chuyện dễ dàng. Chúng ở đâu đó, bị đè nén, khuất lấp bởi cuộc sống thường nhật nhưng rồi sẽ đến lúc, chúng bùng cháy. Và khi ấy, khó mà lường được sức nóng, sức lan tỏa của chúng.
Anh không hỏi, hắn cũng im lặng, coi đó như chuyện cấm kỵ. Nhưng ngay cả khi đã khôn lớn, khi P.Neruda được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam, anh cũng không có điều kiện để hỏi han thêm vì hắn đã rẽ sang một con đường khác, trở thành chuyên gia phân tích kinh tế. Thỉnh thoảng anh nhìn thấy hắn trên TV, trong các chương trình về tài chính, ngân hàng, vẫn đôi mắt dài dại sau cặp mắt kính tròn, vẫn giọng nói nhỏ, điềm đạm như ngày trước. Các lập luận của hắn chắc chắn, các kiến giải của hắn sáng sủa. Hắn có lối nói thẳng, mạch lạc. Chỉ có điều, trông hắn mệt mỏi, lúc nào cũng mệt mỏi, giống như kiểu một người đang gắng sức làm cho xong phần việc được giao. Đôi lúc, anh nghĩ, có thể, sự cố hồi tuổi nhỏ đã vùi lấp tình yêu dành cho văn chương của hắn. Ấy vậy rồi, anh tình cờ nghe thấy những bài thơ của hắn được giới văn chương nhắc nhở, khen ngợi. Hắn dùng chính tên khai sinh làm bút danh nhưng chỉ in đi in lại một dessin của hắn do họa sĩ H vẽ, không khi nào in ảnh. Anh lại nghĩ, hóa ra, giết chết một tình yêu không phải là chuyện dễ dàng. Chúng ở đâu đó, bị đè nén, khuất lấp bởi cuộc sống thường nhật nhưng rồi sẽ đến lúc, chúng bùng cháy. Và khi ấy, khó mà lường được sức nóng, sức lan tỏa của chúng.
Anh vốn ghét các chương trình quảng cáo. Cầm một tờ báo trên tay, bao giờ anh cũng ném mấy chục trang quảng cáo sang bên cạnh. Xem phim, đến lúc quảng cáo là anh chuyển kênh. Vợ anh bảo, anh lạ quá, không quảng cáo làm sao mình biết thứ này thứ nọ để mua sắm. Anh xem, TV, tủ lạnh, máy giặt, máy tập thể dục, cây lau nhà, nồi cơm điện…chẳng nhờ quảng cáo đó sao. Anh hầm hừ, nhưng ít nhất 50% là sai sự thật. Em kiểm chứng đi. Anh ghét kiểu cái gì cũng nhất, cũng tuyệt hảo, cái gì cũng không thể thiếu, không thể thay thế của bọn họ. Vợ anh không cãi, chăm chú nhìn lên màn hình, dõi theo người phụ nữ tóc vàng đang hướng dẫn cách sử dụng máy mat xa cầm tay giúp tan mỡ bụng. Vợ anh là người tốt nhịn. Chị không bao giờ đẩy những tranh cãi đến cùng.Ví như việc anh thích lang thang trên vùng núi này. Chị bảo, anh lăn lộn mãi rồi, giờ là lúc có thể làm việc ở phòng thí nghiệm. Anh đến bên vợ, nhẹ nhàng, sức khỏe anh thế nào, sở thích anh thế nào, hiệu quả công việc của anh đến đâu, chỉ có tự anh biết. Chị lại lẳng lặng thu xếp quần áo, thuốc men, thức ăn dự trữ …cho chồng. Anh lôi từ ba lô ra một thỏi lương khô. Kẹt nỗi, ăn thứ này mà không có nước là chết nghẹn. Ý nghĩ về cơn khát đã kéo theo một cơn khát thực sự. Cổ họng anh chợt khô rát, tay chân chợt mỏi mê, rời rã. Anh treo ba-lô lên chiếc đinh người ta đóng sẵn trên cột nhà, vặn mình mấy cái rồi bắt đầu cuộc tìm kiếm nước.
Anh đã nhiều lần lạc đường, nhiều ngày lang thang một mình trong những cánh rừng thâm u, những đèo dốc, những lũng sâu…nên việc bất ngờ rơi vào bến xe không người giữa đêm hôm khuya khoắt không phải là chuyện chi to tát. Chỉ có cơn khát đang hành hạ anh là điều đáng ngại. Căn nhà khá rộng, sực lên mùi ẩm mốc, chỉ còn lại một khung gỗ cũ, trổ hai ô cửa nhỏ, hình chữ U ngược, chắc vốn là quầy vé. Anh vừa chạm tay vào, khung gỗ đã sụm xuống như thể chỉ chờ có vậy để kết thúc sự tồn tại vô bổ của mình. Anh quét đèn pin dọc theo chân tường, cố tìm một dụng cụ chứa nước nhưng vô hiệu. Anh bỏ ra ngoài, đi vòng quanh ngôi nhà dưới ánh sáng nhấp nháy của ngọn đèn quảng cáo. Lần đầu tiên trong đời anh có thiện cảm với một vật dụng quảng cáo. Không có mày, hẳn chỗ này buồn lắm, anh vừa lẩm bẩm vừa dò dẫm bước trên những mô đất, những búi cỏ. Anh vấp phải một vật cứng. Hóa ra là một cái vòi nước cũ. Anh ngồi thụp xuống, nhận thấy tay mình run run khi chạm vào nó. Cái vòi đã han rỉ. Anh vặn đi vặn lại nhưng chỉ nghe tiếng rào rạo khô khốc. Nhìn kỹ thì nó chỉ đứng trơ trỏng một mình, không nối với ống dẫn. Anh thở dài, với tay bứt một cọng cỏ, nhấm nhấm lấy nước, tình cờ lại chạm vào một đoạn ống sắt lạnh ngắt. Anh phấp phỏng lần theo đường ống lẫn trong vạt cỏ, lúc đứt lúc nối rồi đột ngột gãy vụn, chỉ còn những mảnh kim loại nhỏ lạnh lẽo trong lòng tay. Nỗi lo không thể tìm thấy nước xâm chiếm cả đầu óc lẫn thân thể, khiến anh có cảm giác mình cũng vừa gãy vụn ra trên nền đất xa lạ. Anh chuồi mình xuống cỏ, chìm vào giấc ngủ nặng nề. Anh thấy người bạn học cũ đến bên anh, vẻ mệt mỏi, cậu biết không, điều khác biệt giữa tôi và cậu là ở chỗ, một thằng thì mơ làm một cơn mưa, thằng kia thì mong có một cơn mưa. Anh hỏi, anh nghe thấy giọng mình thều thào, vậy đằng nào khó hơn. Hắn cười, bây giờ thì tôi hiểu, đằng nào cũng khó. Tôi chẳng thể làm một cơn mưa mà cậu cũng chẳng có một cơn mưa. Tôi vẫn không thể rời xa những GDP, CPI, FDI, VN Index, HNK-Index…còn cậu thì sắp chết khát ở nơi này. Anh đang định hỏi hắn về mấy bài thơ tân hình thức, hậu hiện đại gì gì đó thì hắn đã đứng dậy, đưa tay về phía anh, nhân tiện, báo với cậu một tin liên quan, người ta cho biết hiện trên mặt trăng có khoảng 5 triệu tấn Halium-3.** Các cậu chuẩn bị lên đó mà khai thác, trái đất cạn kiệt rồi. Vừa dứt lời, hắn lặng lẽ bỏ đi, khuất dạng sau những thân cây lớn của cánh rừng trước mặt. Anh nhổm lên rồi lại ngã vật xuống. Anh thấy mình bước hụt, rơi tõm vào một hố nước trong vắt. Quá sung sướng, anh lặn sâu xuống đáy để thỏa cơn khát, để nước có thể thấm đẫm vào từng đường gân, thớ thịt. Chỉ đến khi sắp ngạt thở anh mới ngoi lên nhưng vừa ngoi lên thì cơn khát lại ập đến. Anh tính ngụp lặn một lần nữa thì nhận ra cái hố đã khô khốc, trơ ra mấy bụi cỏ xơ xác. Anh bật khóc. Anh nghĩ là anh đã khóc rất to.
Anh đã nhiều lần lạc đường, nhiều ngày lang thang một mình trong những cánh rừng thâm u, những đèo dốc, những lũng sâu…nên việc bất ngờ rơi vào bến xe không người giữa đêm hôm khuya khoắt không phải là chuyện chi to tát. Chỉ có cơn khát đang hành hạ anh là điều đáng ngại. Căn nhà khá rộng, sực lên mùi ẩm mốc, chỉ còn lại một khung gỗ cũ, trổ hai ô cửa nhỏ, hình chữ U ngược, chắc vốn là quầy vé. Anh vừa chạm tay vào, khung gỗ đã sụm xuống như thể chỉ chờ có vậy để kết thúc sự tồn tại vô bổ của mình. Anh quét đèn pin dọc theo chân tường, cố tìm một dụng cụ chứa nước nhưng vô hiệu. Anh bỏ ra ngoài, đi vòng quanh ngôi nhà dưới ánh sáng nhấp nháy của ngọn đèn quảng cáo. Lần đầu tiên trong đời anh có thiện cảm với một vật dụng quảng cáo. Không có mày, hẳn chỗ này buồn lắm, anh vừa lẩm bẩm vừa dò dẫm bước trên những mô đất, những búi cỏ. Anh vấp phải một vật cứng. Hóa ra là một cái vòi nước cũ. Anh ngồi thụp xuống, nhận thấy tay mình run run khi chạm vào nó. Cái vòi đã han rỉ. Anh vặn đi vặn lại nhưng chỉ nghe tiếng rào rạo khô khốc. Nhìn kỹ thì nó chỉ đứng trơ trỏng một mình, không nối với ống dẫn. Anh thở dài, với tay bứt một cọng cỏ, nhấm nhấm lấy nước, tình cờ lại chạm vào một đoạn ống sắt lạnh ngắt. Anh phấp phỏng lần theo đường ống lẫn trong vạt cỏ, lúc đứt lúc nối rồi đột ngột gãy vụn, chỉ còn những mảnh kim loại nhỏ lạnh lẽo trong lòng tay. Nỗi lo không thể tìm thấy nước xâm chiếm cả đầu óc lẫn thân thể, khiến anh có cảm giác mình cũng vừa gãy vụn ra trên nền đất xa lạ. Anh chuồi mình xuống cỏ, chìm vào giấc ngủ nặng nề. Anh thấy người bạn học cũ đến bên anh, vẻ mệt mỏi, cậu biết không, điều khác biệt giữa tôi và cậu là ở chỗ, một thằng thì mơ làm một cơn mưa, thằng kia thì mong có một cơn mưa. Anh hỏi, anh nghe thấy giọng mình thều thào, vậy đằng nào khó hơn. Hắn cười, bây giờ thì tôi hiểu, đằng nào cũng khó. Tôi chẳng thể làm một cơn mưa mà cậu cũng chẳng có một cơn mưa. Tôi vẫn không thể rời xa những GDP, CPI, FDI, VN Index, HNK-Index…còn cậu thì sắp chết khát ở nơi này. Anh đang định hỏi hắn về mấy bài thơ tân hình thức, hậu hiện đại gì gì đó thì hắn đã đứng dậy, đưa tay về phía anh, nhân tiện, báo với cậu một tin liên quan, người ta cho biết hiện trên mặt trăng có khoảng 5 triệu tấn Halium-3.** Các cậu chuẩn bị lên đó mà khai thác, trái đất cạn kiệt rồi. Vừa dứt lời, hắn lặng lẽ bỏ đi, khuất dạng sau những thân cây lớn của cánh rừng trước mặt. Anh nhổm lên rồi lại ngã vật xuống. Anh thấy mình bước hụt, rơi tõm vào một hố nước trong vắt. Quá sung sướng, anh lặn sâu xuống đáy để thỏa cơn khát, để nước có thể thấm đẫm vào từng đường gân, thớ thịt. Chỉ đến khi sắp ngạt thở anh mới ngoi lên nhưng vừa ngoi lên thì cơn khát lại ập đến. Anh tính ngụp lặn một lần nữa thì nhận ra cái hố đã khô khốc, trơ ra mấy bụi cỏ xơ xác. Anh bật khóc. Anh nghĩ là anh đã khóc rất to.
Giữa khuya, khi sương xuống ướt đẫm quần áo, tóc tai, anh mới tỉnh lại. Ánh đèn quảng cáo giúp anh nhớ đến tình cảnh của mình. Hóa ra, anh chỉ cách nhà xe một đoạn rất ngắn. Bíu vào bụi cây dại ven đường, anh ngồi dậy. Anh hoảng kinh khi nhận thấy một khối đen sát ngay bên mạn sườn. Nhìn kỹ, đó là một con chó gầy nhom, hai chân sau duỗi dài, đầu đặt trên hai chân trước bắt chéo nhau, hơi thở đứt quãng. Thảo nào hồi chặp tối anh có cảm giác như có ai đó quanh quất, dõi theo bước chân của mình. Anh đã cầm sẵn con dao đa dụng ra tay để phòng thân. Anh hỏi nó, giọng rời rạc, sao vậy. Người ta bỏ quên mày giữa chốn hoang tàn, không cơm ăn, không nước uống này sao. Nó ngước nhìn anh, khẽ rung rung đôi tai, rên ư ử, thừa nhận sự thật cay đắng. Anh vỗ nhè nhẹ vào đầu nó, thôi, cùng hội cùng thuyền, cùng chiến đấu nhé. Đứng lên xem nào. Nó cố đứng lên, chân run lẩy bẩy, trông rất tội nghiệp. Anh cởi chiếc khăn quàng cổ, ủ ấm cho nó, vấn đề sinh tử của chúng ta lúc này là nước, mày hiểu không. Nó cúi đầu, cố hiểu thông điệp của người bạn bất ngờ. Mày là dân bản địa, hẳn mày biết chỗ ngày trước người ta lấy nước. Anh nhấn mạnh chữ nước. Nó loạng choạng bước đi, anh theo sau. Anh tin chắc rằng con Mực (anh vừa đặt tên cho nó) sẽ giúp anh.
Hai cái bóng liêu xiêu đi giữa đêm vắng như hai kẻ say. Anh không biết đi như thế bao lâu thì anh nghe thấy hơi nước từ đâu đó phả vào mặt, như kiểu sắp sửa có một cơn mưa giông. Anh ngồi xuống, ghé sát mặt vào tai con Mực, mày siêu quá. Mày có máu của dân địa chất, ở đâu có quặng là ngửi thấy liền. Con chó lây nỗi vui của anh, tai dựng thẳng, mũi khịt khịt, bước đi có phần nhanh nhẹn hơn. Cuối cùng, nó chạy lên trước, dẫn anh đến bờ một con suối nhỏ. Anh ôm con Mực, lăn mấy vòng rồi nhảy ùm xuống nước. Con Mực vùng vẫy trong tay anh, miệng rít lên khoan khoái.
Khi quay trở lại, anh tìm thấy một lối mòn. Rõ ràng, ống nước chạy dọc theo con đường này và suối cũng không xa lắm. Vậy mà hồi chặp tối anh đã mò mẫm chật vật, khốn khổ biết bao.
Anh soạn ba-lô. Ngoài lương khô, vợ anh còn gói theo một bọc ruốc, một ít thịt sấy. Con Mực ngồi bên cạnh, chờ đợi bữa ăn, mắt ươn ướt nhưng không có vẻ chi vồ vập, nôn nóng. Anh bảo nó, sẽ có một bữa hoành tráng đây. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của loài người, lúc đói quá, chớ ăn vội, chớ ăn no, phòng bị bội thực. Có người chết vì bội thực đấy. Con chó ra chiều hiểu ý, ăn nhỏ nhẹ, từ tốn, liếm cho bằng hết chỗ thức ăn rơi vãi. Anh vừa bẻ lương khô vừa hỏi nó, thế lâu nay mày sống bằng cách nào, chẳng lẽ chỉ uống nước suối rồi nằm khoèo nhìn mấy cái đèn xanh đỏ tím vàng đang quay tít trên kia. Nhận ra âm điệu cảm thương của giọng nói, con Mực nằm lăn bên chân anh, khoe mấy cái khoeo chân xinh xắn. Anh ồ lên, hóa ra mày cũng không thường đâu. Rõ là một chú khuyển thông mình. Nó đập đập cái đuôi xuống nền đất, ra dấu đồng tình.Trước khi rời bãi xe để ra đường lớn, anh cẩn thận chia thức ăn thành nhiều phần rồi dặn nó, đừng có ăn hết một lần đấy nhé. Đợi tao ở đây.
Anh về nhà muộn một ngày. Nghe anh nói lý do của việc chậm trễ, vợ anh bảo, em có phải trẻ con đâu mà tin vào câu chuyện của anh. Anh cứ đi kể hết cho bàn dân thiên hạ xem có ai tin nổi không. Cái bến xe chứ đâu phải quán chè chén mà dời đi chỗ khác cũng không ai hay biết. Lại còn con chó nhịn đói được mấy tháng mà vẫn nhanh nhẹn, lại còn giấc mơ, lại còn cái ngọn đèn quảng cáo quay không ngừng giữa chốn không người, rồi thì mấy câu thơ kỳ quặc, mấy lời nói bí hiểm, thật không sao tin nổi. Chị nói một thôi một hồi rồi thở hắt ra. Anh đến bên vợ, em không tin cũng phải nhưng tất cả là sự thật mà.Vợ anh dài giọng, vâng, sự thật của một mình anh, kẻ thích trèo đèo lội suối, thích chốn rừng thiêng nước độc. Anh cố tìm cách giải thích, nhưng anh là người muốn có một cơn mưa chứ không phải là kẻ mong làm một cơn mưa. Anh nhấn mạnh hai chữ có và làm.Vừa dứt lời anh đã nhận thấy mình đang tự dấn thân vào chốn hiểm nguy.Vợ anh mở to mắt nhìn anh, nói rành rẽ từng tiếng một, anh ơi, anh có làm sao không, anh mơ màng kiểu gì vậy. Bị thất thế, anh liều lĩnh, đáp lại cùng một cách, nhưng em ơi, mơ là một phần của đời sống, một phần của sự thật. Người ta chẳng tìm hiểu con người qua những giấc mơ đó sao. Anh chờ đợi một phản ứng dữ dội hơn nhưng vợ anh bước tới, nhẹ nhàng đặt tay lên trán anh, anh có mệt mỏi quá không, anh gặp trục trặc ở chỗ làm ư, dự đoán của anh sai số quá lớn phải không. Anh mỉm cười, không đáp, tránh sa vào một cuộc tranh cãi mới.Vợ anh lắc đầu như để xua đi một ý nghĩ tồi tệ, rồi nói, giọng mệt mỏi, thôi, đến lúc anh phải đi thì đi đi. Anh không dám nói với vợ việc mình sẽ ghé lại bến xe để tìm con Mực.
Suốt chuyến xe trở lên nơi làm việc, đầu óc anh cứ luẩn quẩn câu chuyện giữa hai vợ chồng. Vốn là một phụ nữ thuần phát, vợ anh chỉ tin vào những gì có thể nhìn thấy, có thể dẫm dưới chân, có thể cầm trên tay. Lẽ ra, anh nên chọn một lý do đơn giản như xe hỏng, xe hết xăng, nước suối bất ngờ lên cao, núi lở, cây đổ, thậm chí, gặp hổ, gặp báo giữa đường…hẳn vợ anh sẽ dễ chấp nhận hơn rất nhiều. Đằng này, anh đã vô tình kéo vợ vào một câu chuyện rắc rối, không đầu không cuối, nửa hư nửa thực, nhất là mấy câu thơ và câu nói vẩn vơ về năng lượng trên mặt trăng của người bạn học cũ.
Tựa người vào thành xe, anh dõi mắt theo những mảng sương trắng đục chập chờn ngoài ô cửa, đầu óc quẩn quanh những câu hỏi, những ý nghĩ không liền mạch, không rõ ràng. Tại sao sau bao nhiêu ngày tháng, mấy câu thơ lạ lùng đó lại trở về trong trí nhớ của anh, giữa một đêm lạc đường. Tại sao người bạn cũ lại hiện ra trong giấc mơ. Câu nói của hắn có ý nghĩa như thế nào. Mối liên hệ giữa một nhà kinh tế sáng suốt, rành rẽ và một người làm thơ mơ mộng nằm ở đâu. Vì sao hắn bỗng công bố thơ sau mấy mươi năm im lặng…Cảm thấy váng vất, khó chịu, anh lắc lắc đầu, đưa mười ngón tay xới tung đám tóc rồi chồm tới xin cậu lái xe một điếu thuốc. Cậu ta đáp, em chỉ có thuốc lào thôi. Anh đáp, gì cũng được. Cậu ta vừa đưa điếu đóm cho anh vừa hỏi, hôm nay anh sao vậy. Bình thường anh có hút xách gì đâu. Anh vê thuốc, cho tỉnh táo ấy mà. Cậu lái xe cười, em thấy anh khang khác thế nào ấy.
Anh vừa nhả khói vừa nghĩ, sao mình không làm một cái test với cậu ta nhỉ. Anh kể câu chuyện xảy ra mấy ngày trước cho cậu lái xe, rồi hỏi, cậu có tin không. Cậu ta cười, có gì lạ đâu ạ. Anh ơi, thằng em ba chìm bảy nổi, làm đủ thứ nghề, sống khắp hang cùng ngỏ hẹp, sướng khổ đủ rồi, chẳng thấy cái gì là lạ, là không thể. Anh biết không, những lúc kiếm không nổi bữa cơm, nằm khan trong xó nhà, em mơ đủ thứ. Gì chứ cái kiểu mơ làm thứ này thứ nọ thì em rành lắm. Lúc đói thì mơ làm chủ quán phở, lúc rách thì mơ làm chủ tiệm quần áo, lúc hết tiền thì mơ làm chủ ngân hàng, lúc cửa nhà chật chội nóng bức thì mơ làm chủ khách sạn, rồi thì mơ làm ông nọ ông kia, đủ cả. Cứ nằm khểnh mà mơ làm cũng được an ủi đôi chút. Thấy anh chăm chú lắng nghe, cậu ta khoái chí, nhưng thú thật, gì chứ mơ làm cơn mưa thì chưa hề, lại còn mưa trên bãi xe vắng người thì chán lắm. Em nhớ hồi học cấp hai ở làng, cô giáo dạy em bài thơ của một ông quan, làm quan chả thiết lại mơ làm cây thông. Rõ chán. Em đếch mơ dại thế. Ông quan nọ, cũng như cái bác bạn anh, chắc lúc đó buồn quá mới mơ rồ mơ dại như thế. Thú thật với anh, cánh xế như em, thấy mấy vị đó cứ hâm hi thế nào ấy. Anh bật cười, thâm thúy lắm. Thế bây giờ cậu có mơ làm cái gì nữa không. Cậu ta cười to, có ăn, có mặc, chẳng ai bức hại mình, vi vu nơi này chốn nọ, bằng lòng rồi thì còn mơ gì nữa. Người ta chỉ mơ khi thiếu thốn, cùng quẫn thôi, kiểu như anh mơ thấy nước khi khát cháy cổ ấy. Rồi hắn chợt quay lại, thế còn anh, anh mơ làm cái gì. Anh cười giả lả, cũng như cậu thôi, mơ màng gì nữa. Anh ngâm nga, suốt ngày dài lại đêm thâu. Cậu ta tiếp luôn, chúng ta đi trên đất Phi châu. Cả hai cười phá lên vì sự ăn ý.
Anh vừa nhả khói vừa nghĩ, sao mình không làm một cái test với cậu ta nhỉ. Anh kể câu chuyện xảy ra mấy ngày trước cho cậu lái xe, rồi hỏi, cậu có tin không. Cậu ta cười, có gì lạ đâu ạ. Anh ơi, thằng em ba chìm bảy nổi, làm đủ thứ nghề, sống khắp hang cùng ngỏ hẹp, sướng khổ đủ rồi, chẳng thấy cái gì là lạ, là không thể. Anh biết không, những lúc kiếm không nổi bữa cơm, nằm khan trong xó nhà, em mơ đủ thứ. Gì chứ cái kiểu mơ làm thứ này thứ nọ thì em rành lắm. Lúc đói thì mơ làm chủ quán phở, lúc rách thì mơ làm chủ tiệm quần áo, lúc hết tiền thì mơ làm chủ ngân hàng, lúc cửa nhà chật chội nóng bức thì mơ làm chủ khách sạn, rồi thì mơ làm ông nọ ông kia, đủ cả. Cứ nằm khểnh mà mơ làm cũng được an ủi đôi chút. Thấy anh chăm chú lắng nghe, cậu ta khoái chí, nhưng thú thật, gì chứ mơ làm cơn mưa thì chưa hề, lại còn mưa trên bãi xe vắng người thì chán lắm. Em nhớ hồi học cấp hai ở làng, cô giáo dạy em bài thơ của một ông quan, làm quan chả thiết lại mơ làm cây thông. Rõ chán. Em đếch mơ dại thế. Ông quan nọ, cũng như cái bác bạn anh, chắc lúc đó buồn quá mới mơ rồ mơ dại như thế. Thú thật với anh, cánh xế như em, thấy mấy vị đó cứ hâm hi thế nào ấy. Anh bật cười, thâm thúy lắm. Thế bây giờ cậu có mơ làm cái gì nữa không. Cậu ta cười to, có ăn, có mặc, chẳng ai bức hại mình, vi vu nơi này chốn nọ, bằng lòng rồi thì còn mơ gì nữa. Người ta chỉ mơ khi thiếu thốn, cùng quẫn thôi, kiểu như anh mơ thấy nước khi khát cháy cổ ấy. Rồi hắn chợt quay lại, thế còn anh, anh mơ làm cái gì. Anh cười giả lả, cũng như cậu thôi, mơ màng gì nữa. Anh ngâm nga, suốt ngày dài lại đêm thâu. Cậu ta tiếp luôn, chúng ta đi trên đất Phi châu. Cả hai cười phá lên vì sự ăn ý.
Bằng lòng với sự kiểm nghiệm của mình, anh ngả người trên ghế, ngủ thiếp đi với ý nghĩ, thế nào cũng phải kể cho bạn anh nghe câu chuyện thú vị với tay lái xe. Anh giật mình vì một tia sáng lóa mắt táp vào ô cửa và tiếp ngay sau đó là một tiếng nổ dữ dội. Thoạt tiên, anh nghĩ là mìn phá đá ở chỗ đang khai quặng. Tỉnh hẳn, nhìn thấy cậu lái xe đang kéo cửa kính lên, anh mới nhớ mình đang đi trên xe.
Cơn mưa dữ dội, tối tăm trời đất. Cậu lái xe bảo, phải đợi dứt cơn thôi. Đi kiểu này nguy hiểm quá. Chẳng hiểu sao lại mưa giữa mùa này. Anh đáp, ông trời mà.Trời cho sao ta được vậy. Tay lái xe nén lại một cái ngáp, mình cắm trại ở đây nhé. Anh đáp, ừ, thì cắm, rồi khoanh tay, tựa đầu vào thành ghế. Cậu ta gãi đầu, buồn quá, hay mình đánh phỏm giải khuây. Anh xua tay, tôi dốt mấy trò này lắm. Thỉnh thoảng thấy người ta chơi say sưa cũng ghé mắt nhìn nhưng chẳng hiểu gì cả. Cậu ta tròn mắt, thế lúc rỗi anh chơi trò gì. Đọc sách. Cha mẹ tôi là nhà giáo, nhà rất nhiều sách nên anh em tôi đọc sách từ tấm bé. Mãi đến bây giờ tôi cũng không bỏ được thói quen vừa ăn cơm vừa đọc sách. Vợ tôi bực lắm, nói đi nói lại một câu, ăn vậy còn gì là ngon. Tôi cãi, có vậy anh mới thấy ngon. Thế là huề. Cậu lái xe chậc lưỡi, chị ấy hiền nhỉ.
Phải tay vợ em thì…Hắn bỏ lửng câu nói, quay sang lấy chiếc túi vải, không bài bạc thì nhậu nhẹt. Em thì chỉ biết hai món này thôi. Anh cũng lấy túi của mình, tớ đem theo đủ cho cả tháng lạc đường. Lần này vợ tớ bắt vác một can nước lớn. Không tin câu chuyện của tớ nhưng vẫn sợ tớ chết khát ở đâu đó. Nhậu nhẹt thì nhậu nhẹt. Tay lái xe bỗng cười vang, anh có biết chuyện hai ông xứ nọ rủ nhau nhậu nhẹt không. Hai bố vào quán chè chén bên đường, ngồi nghênh ngang, gọi thật to, bà chủ, hai nước, hai kẹo lạc, hai Tam Thanh***. Chủ quán đem ra các món họ gọi. Hai ông xắn tay áo, cầm hai cốc nước hô to, zo. Một ông quát lên, uống đi mi, ăn đi mi, hút đi mi, đời là cái chó chi. Ông kia cũng la theo, xả láng cuộc đời đi mi. Một đám người hiếu kỳ vây lấy quán. Bà chủ quán sợ quá, van lạy, thưa hai ông, quán nhà cháu nhỏ lắm, chả bõ, hai ông vào cái nhà hàng to đùng kia mà xả láng cuộc đời. Anh cười, cũng giống bọn ta nhỉ, chỉ vài cốc nước lã mà cũng làm cho to chuyện. Tay lái xe cãi, ý em không phải thế, cái chính là cảm hứng anh ơi. Mình cao hứng thì ngồi đâu, ăn gì cũng ra vấn đề.
Phải tay vợ em thì…Hắn bỏ lửng câu nói, quay sang lấy chiếc túi vải, không bài bạc thì nhậu nhẹt. Em thì chỉ biết hai món này thôi. Anh cũng lấy túi của mình, tớ đem theo đủ cho cả tháng lạc đường. Lần này vợ tớ bắt vác một can nước lớn. Không tin câu chuyện của tớ nhưng vẫn sợ tớ chết khát ở đâu đó. Nhậu nhẹt thì nhậu nhẹt. Tay lái xe bỗng cười vang, anh có biết chuyện hai ông xứ nọ rủ nhau nhậu nhẹt không. Hai bố vào quán chè chén bên đường, ngồi nghênh ngang, gọi thật to, bà chủ, hai nước, hai kẹo lạc, hai Tam Thanh***. Chủ quán đem ra các món họ gọi. Hai ông xắn tay áo, cầm hai cốc nước hô to, zo. Một ông quát lên, uống đi mi, ăn đi mi, hút đi mi, đời là cái chó chi. Ông kia cũng la theo, xả láng cuộc đời đi mi. Một đám người hiếu kỳ vây lấy quán. Bà chủ quán sợ quá, van lạy, thưa hai ông, quán nhà cháu nhỏ lắm, chả bõ, hai ông vào cái nhà hàng to đùng kia mà xả láng cuộc đời. Anh cười, cũng giống bọn ta nhỉ, chỉ vài cốc nước lã mà cũng làm cho to chuyện. Tay lái xe cãi, ý em không phải thế, cái chính là cảm hứng anh ơi. Mình cao hứng thì ngồi đâu, ăn gì cũng ra vấn đề.
Từ khá xa anh đã nhìn thấy ngọn đèn quảng cáo. Trong buổi chạng vạng, giữa cảnh thâm u, vắng lặng, trông nó thật cô đơn, lạc lõng. Tự nhiên anh thấy bồn chồn trong lòng. Anh hỏi cậu lái xe, cậu bảo con Mực có đợi mình không. Tay lái xe quả quyết, đợi, nhất định nó đợi. Nói anh bỏ quá, trên trái đất này không có giống gì chung thủy bằng giống chó. Ông bà nội em nuôi một con chó ta. Ông bà em toàn gọi nó là con, cho nó ăn uống tử tế, trò chuyện, la mắng nó như với người vậy. Ông em đi đâu xa về, mới tới đầu xóm nó đã phi ra mừng rối rít. Lúc ông em mất, nó chạy ra mộ, nằm ngoài đó, ai gọi cũng không về. Bà em sai đem cơm cho nó, nó không ăn. Ngày mở cửa mả, mọi người ra mộ, thấy nó đã tắt thở. Đấy, anh thấy có giống gì như vậy chưa. Bố em còn kể, chính cụ Phan Bội Châu đã xây mộ, viết văn bia tưởng nhớ hai con chó dũng cảm, tình nghĩa của mình nữa kia.
Hình dung con Mực sẽ chạy tung tăng trên lối vào bãi xe hoặc nằm trên hiên nhà để chờ mình nhưng khi xe dừng lại, anh mở cửa bước xuống, chẳng thấy bóng dáng nó đâu. Anh lấy tay làm loa, gọi thật to, Mực, Mực cũng không nghe động tĩnh. Có phần hoang mang, anh hỏi cậu lái xe, hay nó làm sao. Anh tránh dùng từ chết vừa hiện lên trong đầu. Cậu ta vẫn quả quyết, nó có thể làm sao được. Bao lâu nay nó vẫn tự lo liệu mọi thứ để sống, giờ lại có thức ăn anh để lại nữa. Chắc nó ra suối. Anh quày quả chạy ra suối, bỏ cậu lái xe to béo ì ạch phía sau. Con suối nhỏ hơn anh nghĩ rất nhiều, nó gần giống như một lạch nước, len lỏi giữa những khóm cây có hoa màu trắng. Anh lại lấy tay làm loa, Mực, Mực nhưng không có tiếng đáp lại. Cậu lái xe chạy tới, hổn hển, chắc nó bị con vật khác tấn công rồi. Anh nổi cáu, con vật khác là con gì. Cậu ta phân bua, thì những con lớn hơn nó, hổ, báo gì gì đó. Anh gắt, cậu nhìn đi, hổ báo nào ở mấy ngọn đồi lúp xúp sim mua này. Cậu lái xe lúng túng, thế thì chắc nó bị người ta bắt. Hắn đã kịp dừng lại nhưng anh đoán ra những lời sau cùng. Anh thấy buồn nôn khi nhớ tới lần ăn thịt chó trên phố đê với mấy tay cùng phòng.
Anh quay về nhà xe. Không còn chút lương khô hay đồ nguội nào trên sàn nhà. Nghĩa là nó không bị đói, không bị khát, anh nghĩ, cảm thấy được an ủi đôi phần.
Khi xe trở ra đường lớn, anh không nói không rằng. Tay lái xe cũng im lặng, chăm chú nhìn xuống mặt đường. Nhưng có vẻ như hắn nghĩ lung lắm. Thỉnh thoảng hắn lại hắng giọng, dợm cất lời rồi lại thôi. Anh chồm người tới, cho tớ xin điếu nữa. Hắn đưa điếu cho anh rồi bất thần nói, hay là chẳng có con Mực nào sất. Anh giật mình, cậu bảo sao. Hắn lúng búng, ý em là, chắc bữa đó anh mệt quá, buồn quá, như cái ông nhà thơ bạn anh ấy, nên tưởng tượng ra một con Mực cho có bạn. Anh đáp, nhưng cậu ơi, tớ là thằng dân địa chất, thằng lăn lộn với đất đá, thằng tính toán chi li từng centimet, từng gram, tớ không phải là thi sĩ. Tay lái xe có vẻ như đang quyết tâm tấn công người bạn đường, dân địa chất các bác thực sự là những nhà lãng mạn. Em còn biết có mấy bác kỹ sư là nhà thơ nổi tiếng cả nước nữa kìa. Hắn dừng lại, như chờ phản ứng của anh rồi ngập ngừng, với lại, em tuy văn dốt vũ dát nhưng cũng hiểu, đâu phải cứ làm thơ mới là lãng mạn. Tóm lại, cha mẹ sinh ra đã lãng mạn, lãng mạn là lãng mạn, thế thôi. Anh không đáp, nhớ lại cuộc chiến không cân sức giữa mẹ và anh khi anh chọn nghề địa chất. Hồi đó, trong sổ tay của anh cũng có vô số các câu thơ viết về nghề địa chất. Có thể, chính các câu thơ về những cánh rừng hùng vĩ, những núi đá cheo leo, những mạch quặng bí ẩn, những ước vọng đẹp đẽ… đã góp phần không nhỏ vào sự lựa chọn của anh.
Khi xe rẽ sang trái để về trạm, anh ngoảnh nhìn ngọn đèn quảng cáo kiên nhẫn quay trong đêm tối, tưởng nhìn thấy con Mực, không có trò gì để chơi, đang chạy quanh trụ đèn. Những mảng hồng, xanh, tím, đỏ…loang loáng dưới bước chân nó, tạo nên một vòng sáng khác. Mải ngắm cái vòng sáng tưởng tượng đó, anh giật mình vì xe bỗng đứng sựng lại. Cậu lái xe nhảy xuống đất, hình như bánh sau hơi non, để em kiểm tra kỹ chứ đoạn sắp tới dồi dập lắm. Đúng lúc ấy, anh nghe thấy tiếng chạm khẽ vào thành xe. Nghĩ là một cành cây bị gãy, anh nhắc cậu lái xe cẩn thận. Thế rồi anh nghe thấy tiếng rít khe khẽ, mỗi lúc một gấp gáp, khẩn thiết. Con Mực, anh kêu lên. Cậu lái xe quay lại, ngơ ngác, anh bảo sao. Anh mở cửa xe, nhìn thấy con Mực đang chồm lên, vẻ căng thẳng. Anh vỗ vỗ vào đầu nó, mày đây rồi, mày thật rồi. Cậu lái xe cũng nhảy vội tới, đấy, em đã bảo mà. Về cái khoản chung thủy thì không ai bằng được giống này. Chắc nó không thực sự tin vào lòng chung thủy của anh, sợ anh quên lời hứa, không ghé bãi xe, nên mới ra tận đây để chờ. Cũng phải có điều kiện mới chung thủy được chứ, phải không Mực. Anh cười nhẹ nhõm, cậu lúc nào cũng đúng.
Anh nhấc con Mực lên xe. Xe rộng, nó thoải mái nằm dưới chân anh, hai chân sau duỗi dọc theo thân, đầu đặt trên hai chân trước bắt chéo, hệt như lần đầu anh nhìn thấy nó nhưng thần thái thì đã khác, mắt khép hờ, hơi thở đều đặn, thanh thản. Anh vỗ vỗ vào đầu nó, mày có nhớ nơi này không. Dù cực nhọc, khốn khổ, cũng là nơi mày đã sống mà. Con chó rên khe khẽ, không rõ đồng tình hay phản bác.
Anh quay nhìn ngọn đèn một lần nữa, lòng bùi ngùi, rồi đột nhiên nảy ra ý muốn đặt tên cho nó, này cậu, mình gọi nó là Ngọn đèn rừng nhé. Có đèn biển thì cũng có thể có đèn rừng chứ. Cậu lái xe bị bất ngờ, đặt tên à, để làm gì. Anh đáp, ừ, thì để nhớ một nơi chốn, coi như một bí mật nhỏ của tôi và cậu. Cậu lái xe quay lại. Trong ánh nhập nhoạng của ngày vừa hết, trông anh có vẻ chi là lạ, hồn vía còn để tận nơi nào.
* Thơ của Vũ Thành Sơn
** Loại nguyên liệu dùng sản xuất điện hạt nhân sạch và an toàn.
*** Tên một loại thuốc lá hạng xoàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét