Khi những lá mùa thu đổi màu, chúng ta thường có những cái
nhìn và cảm xúc khác nhau trước cảnh vật thiên nhiên. Đối với nhà khoa học, sự
thay đổi màu sắc của lá chỉ là phản ứng hóa học của cây khi thời tiết thay đổi. Đối với những người hướng về nội tâm và có nhiều tình cảm thì những màu sắc
kia là những nét chấm phá trong một bức tranh thật đẹp, đôi khi mang lại nổi buồn
nào đó chôn sâu tận đáy lòng, những kỷ niệm của một mối tình thơ mộng đã tàn
phai. Nhưng cũng có một số người không có thì giờ ngắm sự thay màu đổi sắc của
thiên nhiên và họ cũng chẳng thích lá vàng rơi rụng đầy sân, quét hoài không hết...
Những nhà khoa học đã mất nhiều thì giờ nghiên cứu tìm hiểu
vì sao lá mùa thu đổi màu, những kết luận mà họ đạt được vẫn còn là giả thuyết. Chất màu xanh của lá hay diệp lục tố (chlorophyll) là màu chúng ta thường thấy
vào mùa xuân và mùa hạ. Hai màu vàng và cam vẫn có sẵn trong lá quanh năm,
nhưng chúng chỉ hiện ra khi màu xanh của lá biến đi.
Vào mùa thu, khi thời tiết trở nên lạnh hơn và khoảng thời gian có ánh nắng mặt trời rút ngắn lại, lá cây ngừng sản xuất chất diệp lục tố, vì chất này không còn cần để thu hút ánh nắng mặt trời để tạo sức sống cho cây. Chúng ta cũng tìm thấy lá màu đỏ thắm trong mùa thu, nhất là ở loại cây phong (maple). Sự sản xuất màu đỏ vào mùa thu vẫn còn là một bí ẩn. Màu này hình như chỉ xuất hiện để chống sự đông lạnh. Nhưng tại sao màu này lại cần thiết khi lá sắp rụng? Có thể đây là sự cố gắng thu hút sinh lực cuối cùng của cây trước khi chìm đắm vào giấc ngủ thật dài của mùa đông.
Vào mùa thu, khi thời tiết trở nên lạnh hơn và khoảng thời gian có ánh nắng mặt trời rút ngắn lại, lá cây ngừng sản xuất chất diệp lục tố, vì chất này không còn cần để thu hút ánh nắng mặt trời để tạo sức sống cho cây. Chúng ta cũng tìm thấy lá màu đỏ thắm trong mùa thu, nhất là ở loại cây phong (maple). Sự sản xuất màu đỏ vào mùa thu vẫn còn là một bí ẩn. Màu này hình như chỉ xuất hiện để chống sự đông lạnh. Nhưng tại sao màu này lại cần thiết khi lá sắp rụng? Có thể đây là sự cố gắng thu hút sinh lực cuối cùng của cây trước khi chìm đắm vào giấc ngủ thật dài của mùa đông.
Luật sinh tồn của tạo hóa thật là kỳ diệu. Sự biến đổi của
thiên nhiên không phải là tình cờ. Cây cỏ cũng biết chuẩn bị khi phải trải
qua mùa đông dài lạnh buốt, giống như người nông dân chuẩn bị thóc gạo để
sống qua mùa đông và những ngày mưa lụt.
Đa số chúng ta ai cũng thích nhìn lá đổi màu vào mùa thu, nhất
là trên những con đường có nhiều cây, hay ven những khu rừng. Tại Mỹ, một trong
những nơi du khách thường thích ngắm cảnh đẹp của mùa thu, đó là Skyline Drive,
con đường dài 105 miles chạy xuyên qua Shenandoah National Park và dài theo những
đỉnh cao của dãy núi Blue Ridge. Những hàng cây trùng điệp trên những sườn đồi,
với màu sắc rực rở của lá mùa thu, trông giống như những tấm lụa mềm trải dài đến
tận thung lũng Shenandoah.
Skyline Drive - Shenandoah National Park
Khi tại đất khách chúng ta bước vào mùa thu thì cơn mưa lạnh
đã thấm sâu vào mảnh đất miền Trung của quê hương Việt Nam. Huế có những
cảnh đẹp và vô cùng thơ mộng nhưng buồn vì những ngày dài mưa không dứt. Nhưng chúng ta vẫn có những mùa thu Hà Nội tươi sáng hơn trong ánh nắng dịu, những
đường phố xào xạc lá rơi, và những bờ hồ thơm nồng hương hoa sữa.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng ghi lại trong bài
"Nhớ Mùa Thu Hà Nội":
Hà Nội mùa thu,
mùa thu Hà Nội,
Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió
Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió
hay:
Hồ Tây chiều thu,
mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi
Màu sương thương nhớ,
Màu sương thương nhớ,
bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời
Bên hồ Gươm tại Hà Nội, có hai cây lộc vừng rất đặc biệt.
Hoa màu đỏ thật rực rỡ của hai cây này rũ xuống mặt hồ và thường nở vào mùa
thu. Hoa lộc vừng thường nở về đêm nên không khí về đêm quanh hồ Gươm tỏa mùi
thơm thật dịu. Nhiều bậc cao niên sống gần hồ kể rằng cứ mùa hoa lộc vừng
nở là rùa thường nổi lên nhiều lần, chập chờn dưới những thảm hoa đỏ.
Cây Lộc Vừng bên hồ Gươm - Hà Nội
Và cũng có những mùa thu thật buồn, không phải vì lá vàng rơi
ngập đầy dòng sông mà chỉ vì lòng ai tan nát vì "em ra đi mùa
thu":
"Em ra đi mùa thu
Mùa thu không trở lại
Em ra đi mùa thu
Sương mờ giăng âm u
Em ra đi mùa thu
Mùa lá rơi ngập ngừng
Ðếm lá úa sầu lên
Bao giờ cho tôi quên".
(Mùa Thu Không Trở Lại, Phạm Trọng Cầu).
Rồi khi tình yêu tan vỡ, mùa thu cũng chết:
Ðó là ý của bài thơ L'adieu của Guillaume
Apollinaire qua bản dịch của Bùi Giáng và đã được Phạm Duy phổ nhạc trong bản Mùa Thu
Chết.
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó...
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó...
(Lời Vĩnh Biệt - Bùi Giáng dịch)
Nhưng thôi, buồn làm chi khi mùa thu không trở lại, đợi chờ
làm chi khi biết sẽ không được tao phùng.
Nhớ xưa em rũ tóc thề
Nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay
Thôi thì thôi để mặc mây trôi
Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Thôi thì thôi chỉ là phù vân
Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi
Nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay
Thôi thì thôi để mặc mây trôi
Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Thôi thì thôi chỉ là phù vân
Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi
(Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy).
Thu Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét